Báo cáo bài tập lớn Lập trình nhúng cơ bản - Đề tài: "Tìm hiểu giao diện SPI" - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Năm 2014 - Phạm Văn Hà

docx 35 trang phuongnguyen 6530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo bài tập lớn Lập trình nhúng cơ bản - Đề tài: "Tìm hiểu giao diện SPI" - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Năm 2014 - Phạm Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bai_tap_lon_lap_trinh_nhung_co_ban_de_tai_tim_hieu_g.docx

Nội dung text: Báo cáo bài tập lớn Lập trình nhúng cơ bản - Đề tài: "Tìm hiểu giao diện SPI" - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Năm 2014 - Phạm Văn Hà

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN Lập trình nhúng cơ bản Đề tài: Tìm hiểu giao diện SPI Giảng viên hướng dẫn: T.S Phạm Văn Hà Sinh viên thực hiện: Nhóm 21 Tăng Quang Khải Nguyễn Tuấn Anh Hà Nội 2014
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 6 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 7 1. Tên đề tài 7 2. Lý do chọn đề tài 7 3. Mục tiêu nghiên cứu 7 4. Bố cục đề tài 7 PHẦN 2: NỘI DUNG 8 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU GIAO DIỆN SPI 8 1.1. Giới thiệu 8 1.2. Chuẩn truyền thông SPI 8 1.2.1. Cấu trúc SPI 8 1.2.2. SPI truyền thông như thế nào? 10 1.2.3. SPI là giao thức đồng bộ 11 1.2.4. SPI là giao thức trao đổi dữ liệu 12 1.3. Các kiểu kết nối SPI 14 1.3.1. Kết nối điểm – điểm ( point-to-point ) 14 1.3.2. Kết nối Multi-slave 15 1.3.3. Kết nối Multi-master 16 CHƯƠNG II: GIAO DIỆN SPI TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN STM32F4 VỚI LÕI ARM CORTEX-M4 19 1.1. Tổng quan về ARM và Cortex-M 19 1.2. Tổng quan về bộ vi xử lý Cortex-M4 22 1.3. Lõi Cortex-M4 (CPU Cortex) 22 1.4 SPI trên STM32 24 1.5 Thiết lập SPI trên STM32 25 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ GIAO DIỆN SPI 33 3.1. Những ưu điểm của SPI 33 3.2. Những nhược điểm của SPI 33 KẾT LUẬN 34 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 3
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Giao diện SPI 9 Hình 2: Truyền dữ liệu SPI 10 Hình 3: Giản đồ timing của giao tiếp SPI theo Motorola 11 Hình 4: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 0 13 Hình 5: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 1 13 Hình 6: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 2 14 Hình 7: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 3 14 Hình 8: Kết nối point-to-point, một master nối với một slave 15 Hình 9: Kết nối nhiều slave song song 16 Hình 11: Kết nối hai master song song đến một slave 17 Hình 12: Kết nối hai master với nhau 18 Hình 13: Vi mạch tích hợp của một vi điều khiển 20 Hình 14: Các sản phẩm trong dòng vi xử lý Cortex 21 Hình 15: Các thế hệ dòng vi xử lý Cortex-M 21 Hình 16: Kiến trúc bộ vi xử lý ARM Cortex-M4 22 Hình 17: Lõi ARM7TDMI của Cortex-M4 23 Hình 18: Kiến trúc đường ống của ARM Cortex-M4 23 Hình 19: Sơ đồ khối SPI 24 Hình 20: Kết nối giữa SPI và MMC/SD card 25 4
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các tín hiệu của giao diện SPI 10 Bảng 2: Các chế độ truyền thông trong giao thức SPI 13 Bảng 3: Danh sách các kiến trúc và lõi vi xử lý mà ARM đã thiết kế 19 5
  6. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, các vi xử lý hay vi điều khiển đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: điều khiển, tự động hóa, đo đạc, truyền thông So với các phương pháp điều khiển, đo đạc truyền thống (cơ khí, điện tử tương tự ) thì sử dụng vi xử lý có các ưu điểm như: nhỏ gọn, ít tốn năng lượng, thời gian đáp ứng nhanh, có thể lập trình được Cùng với đó giao diện SPI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cơ điện tử. Nhận thức được tầm quan trọng của giao diện SPI trong việc ứng dụng vào lập trình vi điều khiển là cơ sở để chúng em chọn đề tài bài tập lớn “Tìm hiểu giao diện SPI”. Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Phạm Văn Hà cùng với sự cố gắng nỗ lực của các thành viên trong nhóm chúng em đã hoàn thành đề tài đúng thời gian cho phép. Tuy nhiên do thời gian hạn chế, cũng như với tầm hiểu biết có hạn nên chúng em không tránh khỏi sai sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được nhiều ý kiến đánh giá, góp ý của thầy giáo và các bạn để chúng em có thể hoàn thiện thêm đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 6
  7. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài Tìm hiểu giao diện SPI 2. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Hệ thống thiết bị điện tử, mạch điện tử, điện tử kỹ thuật số đã làm thay đổi sâu sắc toàn bộ hoạt động sản xuất của con người. Kỹ thuật điện tử số đã và đang thay thế dần các kỹ thuật tương tự và còn đóng vai trò then chốt trong cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ. Song song với sự phát triển thần kì của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, kỹ thuật số đã dần dần có mặt trong hầu hết tất cả các thiết bị từ dân dụng đến thiết bị công nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, điều khiển tự động Nó giải quyết khối lượng công việc lớn, giảm kích thước của các mạch điện tử đồng thời chúng có nhiều tính năng và độ chính xác cao. Có thể nói rằng kỹ thuật số ra đời là cuộc cách mạng trong ngành kỹ thuật điện tử. Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển với tốc độ chóng mặt của khoa học công nghệ, nó đóng vai trò then chốt trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống vì vậy trong mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, sinh viên ngành kỹ thuật cần phải hiểu rõ và nắm bắt được các kiến thức về công nghệ kỹ thuật số. Do đó chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu giao diện SPI” làm đề bài tập lớn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Sinh viên bước đầu tìm hiểu về nghiên cứu khoa học. - Hiểu được chuẩn nối tiếp truyền thông. - Nắm được kiến thức về chuẩn giao tiếp SPI. - Phân tích được ưu, được điểm của giao tiếp SPI. 4. Bố cục đề tài Nội dung chính của đề tài gồm ba chương:  Chương I: Giới thiệu giao diện SPI  Chương II: Ứng dụng giao diện SPI trên vi điều khiển AVR  Chương III: Nhận xét về giao diện SPI 7
  8. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU GIAO DIỆN SPI 1.1. Giới thiệu SPI (Serial Peripheral Interface – Giao diện Ngoại vi Nối tiếp) là một chuẩn đồng bộ nối tiếp để truyền dữ liệu ở chế độ song công toàn phần (full- duplex), do công ty Motorola thiết kế nhắm đảm bảo sự liên hợp giữa các vi điều khiền và thiết bị ngoại vi một cách đơn giản. Đây là kiểu truyền thông Master-Slave, trong đó có 1 chip Master điều phối quá trình truyền thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa Master và Slave. SPI cung cấp một giao diện nối tiếp đơn giản giữa vi xử lý và thiết bị ngoại vi. Giống với các Bus nối tiếp khác như I2C, CAN hoặc USB. Chuẩn giao tiếp SPI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là trong giao tiếp trao đổi dữ liệu với các thiết bị ngoại vi. Giao diện SPI được sử dụng tích hợp trong một số loại thiết bị như: Các bộ chuyển đổi (ADC và DAC) Các loại bộ nhớ (EEPROM và FLASH) Các loại IC thời gian thực Các loại cảm biến (nhiệt độ, áp suất ) Và một số loại thiết bị khác như: bộ trộn tín hiệu analog, LCD, Graphic LCD 1.2. Chuẩn truyền thông SPI 1.2.1. Cấu trúc SPI Giao diện SPI được thực hiện thông qua Bus 4 dây MISO, MOSI, SCK và SS nên đôi khi SPI còn được gọi là “giao diện 4 dây”. a. MISO – Master Input/ Slave Output Chân MISO dùng để truyền dữ liệu ra khỏi SPI khi đặt cấu hình là Slave và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là Master. MISO của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau. b. MOSI – Master Output/ Slave Input 8
  9. Chân MOSI dùng để truyền dữ liệu ra khỏi SPI khi đặt cấu hình là Master và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là Slave. MISO của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau. c. SCK – Serial Clock Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền thông đồng bộ nên cần một đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Sự tồn tại của chân SCK giúp quá trình truyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền của SPI có thể đạt hiệu quả cao. Xung nhịp chỉ được tạo ra bởi chip Master. d. SS – Slave Select SS là đường chọn Slave cần giao tiếp, trên các chip Slave đường SS sẽ ở mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS của một Slave nào đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master và Slave đó. Chỉ có một đường SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường điều khiển trên Master tùy thuộc vào thiết kế của người dùng. Hình 1: Giao diện SPI 9
  10. Có thể mô tả tóm tắt các tín hiệu của giao diện SPI bằng bảng sau: Tên tín hiệu Chiều Mô tả Master: đầu ra Clock đồng bộ truyền/nhận dữ liệu SCK Slave: đầu vào luôn được cung cấp bởi Master Tín hiệu kết nối với Slave. Master Master: đầu ra SS kích hoạt tín hiệu này nếu muốn Slave: đầu vào truyền/nhận dữ liệu với Slave. Đầu ra dữ liệu nối tiếp - Với Master tín hiệu có tên Master Master: MOSI Đầu ra Out Slave In Slave: SDO hoặc SO - Với Slave tín hiệu có tên Slave Data Out Đầu vào dữ liệu nối tiếp - Với Master tín hiệu có tên Master Master: MISO Đầu vào In Slave Out Slave: SDI hoặc SI - Với Slave tín hiệu có tên Slave Data In Bảng 1: Các tín hiệu của giao diện SPI 1.2.2. SPI truyền thông như thế nào? Mô tả cơ chế Hình dưới đây mô tả quá trình truyền một gói dữ liệu thực hiện bởi module SPI trong AVR, bên trái là chip Master và bên phải là Slave. Hình 2: Truyền dữ liệu SPI 10
  11. Giản đồ định thời giao tiếp SPI – Motorola Khi Master muốn truyền/nhận dữ liệu, nó kéo tín hiệu chọn chip SS xuống mức thấp. Sau đó, Master cung cấp Clock đồng bộ việc truyền/nhận dữ liệu trên đường SCK. Vị trí lấy mẫu dữ liệu và dịch dữ liệu theo xung SCK phụ thuộc vào hai thông số cấu hình được quy định bởi chuẩn SPI là pha của Clock (CPHS – Clock Phase) và cực của Clock (CPOL – Clock Polarity) Hình 3: Giản đồ timing của giao tiếp SPI theo Motorola Cực của Clock quyết định trạng thái rảnh (idle) của tín hiệu SCK. Nếu CPOL = 0 thì mức logic khi idle của SCK là mức 0. Nếu CPOL = 1 thì ngược lại. Dựa vào pha của Clock chúng ta sẽ biết lấy điểm mẫu ở đâu: Nếu pha Clock bằng 0 thì dữ liệu được lấy mẫu khi SCK chuyển từ trạng thái idle sang active, có thể là cạnh lên hoặc cạnh xuống tùy vào giá trị CPOL. Nếu pha Clock bằng 1 thì dữ liệu được lấy mẫu khi SCK chuyển từ trạng thái active sang idle. 1.2.3. SPI là giao thức đồng bộ Module SPI cho phép giao tiếp nối tiếp đồng bộ kép giữa vi xử lý với thiết bị ngoại vi: - Tín hiệu SCK được cung cấp bởi Master nhằm tạo xung đồng bộ cho phép dữ liệu được truyền đi hoặc khi đọc dữ liệu nhận được. 11
  12. - Khi tín hiệu SCK được phát ra thì tín hiệu này có thể thay đổi nhưng không làm hỏng dữ liệu. Lí do là trong giao thức SPI, tốc độ của dữ liệu truyền đi sẽ thay đổi theo sự thay đổi của SCK. Điều này rất có lợi nếu như vi xử lý bị cấp xung đồng hồ không chính xác (VD: bộ dao động RC). 1.2.4. SPI là giao thức trao đổi dữ liệu Dữ liệu lúc nào cũng được truyền qua lại giữa các thiết bị SPI. Thật ra, không có khái niệm thiết bị phát hay thiết bị nhận trong giao thức SPI mà mỗi thiết bị có 2 đường dữ liệu, một đường dữ liệu vào và một đường dữ liệu ra. Dữ liệu truyền đi được điều khiển bởi xung SCK từ Master. Khi được truyền đi, dữ liệu vào cần phải được đọc ngay nếu không sẽ bị mất đi và khi đó, giao thức SPI có thể sẽ ngưng hoạt động. Để tránh tình trạng này, lúc nào ta cũng phải đọc dữ liệu về ngay sau khi truyền đi cho dù dữ liệu đó không thực sự cần thiết. Thường thì một tín hiệu chọn Slave sẽ tác động mức thấp để chỉ ra Slave nào được truy cập. Tín hiệu này phải được sử dụng khi có nhiều hơn một Slave trong cùng hệ thống và thường không sử dụng đến khi trong mạch chỉ có một Slave. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì ta nên sử dụng tín hiệu này trong cả hai trường hợp trên. Tín hiệu SS sẽ chỉ ra Slave nào mà Master muốn bắt đầu một quá trình trao đổi dữ liệu bằng giao thức SPI giữa thiết bị Slave đó và chính nó. Nếu tín hiệu trên đường SS là 0 thì chứng tỏ giao thức SPI đang hoạt động. Ngược lại là mức 1 thì giao thức SPI sẽ không hoạt động. Một đặc điểm khá quan trọng của tín hiệu SS là nó có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn nhiễm cho hệ thống. Lí do là SS sẽ Reset Slave để nó có thể nhận Byte dữ liệu tiếp theo. SPI có 4 mode hoạt động, phụ thuộc vào cực tính và pha của xung đồng hồ. Trong trường hợp cực âm của xung đồng hồ, tín hiệu SCK sẽ ở mức thấp trong quá trình nghỉ và chuyển sang mức cao trong quá trình truyền dữ liệu. Ngược lại, đối với trường hợp cực dương của xung đồng hồ, tín hiệu SCK ở mức cao trong quá trình nghỉ và chuyển sang mức thấp khi truyền dữ liệu: 12
  13. SPI Mode CPOL CPHS 0 0 0 1 0 1 2 1 0 3 1 1 Bảng 2: Các chế độ truyền thông trong giao thức SPI SPI Mode 0: Mô tả: Xung dương, dữ liệu được chốt trước khi dịch Giản đồ thời gian: Hình 4: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 0 SPI Mode 1: Mô tả: Xung dương, dữ liệu được dịch đi trước khi chốt Giản đồ thời gian Hình 5: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 1 SPI Mode 2: 13
  14. Mô tả: Xung âm, dữ liệu được chốt lại trước khi dịch Giản đồ thời gian Hình 6: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 2 SPI Mode 3: Mô tả: Xung âm, dữ liệu bị dịch đi trước khi chốt lại Giản đồ thời gian Hình 7: Giản đồ thời gian của SPI ở Mode 3 1.3. Các kiểu kết nối SPI 1.3.1. Kết nối điểm – điểm ( point-to-point ) Đây là kiểu kết nối cơ bản nhất của giao thức SPI là một master kết nối với một slave. 14
  15. Hình 8: Kết nối point-to-point, một master nối với một slave Cả Master và Slave đều có thanh ghi dịch nối tiếp (thanh ghi dữ liệu 8 bits) ở bên trong. Thiết bị Master bắt đầu việc trao đổi dữ liệu bằng cách truyền đi một bit vào thanh ghi dịch của nó, sau đó bit dữ liệu sẽ được đưa sang Slave theo đường tín hiệu MOSI (SDI), Slave sẽ truyền dữ liệu nằm trong thanh ghi dịch của chính nó ngược trở về Master thông qua đường tín hiệu MISO (SDO). Bằng cách này, dữ liệu của hai thanh ghi sẽ được trao đổi với nhau. Việc đọc và ghi dữ liệu vào Slave diễn ra cùng một lúc nên tốc độ trao đổi dữ liệu diễn ra rất nhanh. Do đó, giao thức SPI là một giao thức rất có hiệu quả. Trong kiểu kết nối này, chỉ có thiết bị Master mới có thể điều khiển (phát ra) xung SCK. Dữ liệu sẽ không được truyền đi nếu như Master không cung cấp xung SCK và tất cả các thiết bị Slave đều được điều khiển bởi xung nhịp phát ra từ Master trong khi đó, Slave lại không có khả năng phát xung. 1.3.2. Kết nối Multi-slave Kết nối nhiều slave độc lập (Independent slaves) hay kết nối song song: Trong cách kết nối này, tín hiệu SCK và SDO từ Master được cung cấp đến từng Slave. Đường tín hiệu SDO của các Slave nối chung lại với nhau và truyền về Master. Lúc này, Master sẽ lựa chọn Slave nào để trao đổi dữ liệu thông qua các chân SS riêng lẻ. 15
  16. Hình 9: Kết nối nhiều slave song song Kết nối nối tiếp hay kết nối Daisy-Chained Trong kết nối này, chân SS và SCK của master nối song song đến tất cả các slave. Chân SDO của slave trước nối đến SDI của slave sau. Chân MOSI của master nối đến SDI của slave đầu tiên trong chuỗi và MISO được nối đến SDO của slave cuối cùng trong chuỗi. Việc truyền dữ liệu từ master đến các slave và dữ liệu master nhận từ slave cuối cùng được minh họa với các slave như sau: Hình 10: Kết nối nối tiếp (Daisy-Chained) 1.3.3. Kết nối Multi-master Kết nối nhiều master độc lập (Independent masters hay Multi-master). Đối với kiểu kết nối này có nhiều cách kết nối và nhiều vấn đề hơn. Kết nối nhiều master song song đến một slave 16
  17. Với cách kết nối này, phần cứng ngoại vi phải hỗ trợ thêm các tín hiệu điều khiển khác để tránh xung đột khi hai master cùng truy xuất đến slave. Ví dụ một trong các cách hỗ trợ multi-master như trong hình sau: Hình 11: Kết nối hai master song song đến một slave Giải pháp ở đây là ngoài các tín hiệu SPI thông thường, phần cứng của hai master SPI hỗ trợ thêm tín hiệu SS_IN để master này biết master kia có đang chọn slave hay không. Đồng thời tín hiệu SS nối đến slave được mắc qua một cổng XNOR để nếu hai master cùng chọn thì tín hiệu SS của slave vẫn không tích cực. Bên cạnh đó, trong mạch trên, ngoài txd (chính là tín hiệu MOSI) thì đường SCK cũng phải Hi-Z khi master không chọn slave. Kết nối hai master với nhau Đây là một dạng khác của multi-master. Trong đó hai master nối trực tiếp với nhau, giao tiếp qua 5 đường. 17
  18. Hình 12: Kết nối hai master với nhau 18
  19. CHƯƠNG II: GIAO DIỆN SPI TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN STM32F4 VỚI LÕI ARM CORTEX-M4 1.1. Tổng quan về ARM và Cortex-M Kiến trúc ARM là một tập hợp các chỉ thị thiết lập kiến trúc (ISA) vi xử lý máy tính 32-bit kiểu RISC, được phát triển bởi công ty ARM Holdings. Bit Cores designed by ARM STT Architecture Cortex profile width Holdings 1 ARM1 32/26 ARM1 2 ARM2 32/26 ARM2, ARM3 3 ARM3 32/26 ARM6, ARM7 4 ARM4 32/26 ARM8 5 ARM4T 32 ARM7TDMI, ARM9TDMI ARM7EJ, ARM9E, 6 ARM5 32 ARM10E 7 ARM6 32 ARM11 ARM Cortex-M0, ARM 8 ARM6-M 32 Cortex-M0+, ARM Cortex- Microcontroller M1 9 ARM7-M 32 ARM Cortex-M3 Microcontroller ARM Cortex-M4, ARM 10 ARM7E-M 32 Microcontroller Cortex-M7 ARM Cortex-R4, ARM 11 ARM7-R 32 Real time Cortex-R5, ARM Cortex-R7 ARM Cortex-A5, ARM Cortex-A7, ARM Cortex- 12 ARM7-A 32 A8, ARM Cortex-A9, ARM Application Cortex-A12, ARM Cortex- A15, ARM Cortex-A17 ARM Cortex-A53, ARM 13 ARM8-A 64/32 Application Cortex-A57 14 ARM8-R 32 No announcements yet Real time Bảng 3: Danh sách các kiến trúc và lõi vi xử lý mà ARM đã thiết kế 19
  20. Vi xử lý (Processor hay Microprocessor) là một linh kiện điện tử được chế tạo từ các tranzito thu nhỏ tích hợp lên trên một vi mạch cùng với một số thiết bị giao tiếp cơ bản. CPU chính là một vi xử lý. Vi điều khiển (Microcontrller) là một vi mạch tích hợp bao gồm bộ vi xử lý kết hợp cùng các thiết bị ngoại vi (RAM, Timer, cổng I/O, bộ chuyển đổi, ). Vi điều khiển có thể hoạt động chỉ với vài vi mạch hỗ trợ bên ngoài. Hình 13: Vi mạch tích hợp của một vi điều khiển Cortex là một thế hệ lõi vi xử lý thuộc kiến trúc ARM, được thiết kế theo kiến trúc Harvard. Nó là một lõi hoàn chỉnh bao gồm bộ vi xử lý Cortex và một hệ thống các thiết bị ngoại vi được thiết kế theo giải pháp SoC. Cortex có nhiều bus, cho phép truy cập dữ liệu không thẳng hàng, hỗ trợ đặt xóa các bit bên trong hai vùng 1Mbyte của bộ nhớ mà không cần xử lý luận lý (Boolean processor). Cortex gồm 3 dòng: . ARM Cortex - A: bộ vi xử lý dành cho hệ điều hành và các ứng dụng của người dùng phức hợp. Cortex-A hỗ trợ các tập lệnh ARM, Thumb và Thumb-2. Cortex-A là sự cải tiến của ARM11. . ARM Cortex - R: bộ vi xử lý dành cho hệ thống đòi hỏi về tính thời gian thực (Real Time Control). Cortex-R hỗ trợ các tập lệnh ARM, Thumb và Thumb-2. Cortex-R là sự cải tiến của ARM9. 20
  21. . ARM Cortex - M: bộ vi xử lý được tối ưu dành cho các ứng dụng vi điều khiển (Microcontroller) với chi phí thấp mà vẫn đạt hiệu xuất cao. Dòng này chỉ hỗ trợ tập lệnh Thumb-2. Cortex-M là sự cải tiến của ARM7. Hình 14: Các sản phẩm trong dòng vi xử lý Cortex Dòng Cortex-M từ khi được giới thiệu đã cho ra đời 5 thế hệ vi xử lý được thế kế trên 2 kiến trúc là ARMv6-M và ARMv7-M (xem hình). Hình 15: Các thế hệ dòng vi xử lý Cortex-M 21
  22. 1.2. Tổng quan về bộ vi xử lý Cortex-M4 Bộ vi xử lý ARM Cortex-M4 là thế hệ vi xử lý thứ 2 của dòng Cortex-M dựa trên kiến trúc ARMv7-M, được giới thiệu vào năm 2010. Nó được mở rộng them về tập lệnh và kiến trúc mới. Corex-M4 gồm một lõi CPU 32-bit, các thanh ghi 32-bit, đường dẫn dữ liệu nội bộ 32-bit và giao diện bus 32-bit, cùng một số thành phần khác. Ngoài ra, Cortex-M4 cũng đã hỗ trợ một số hoạt động liên quan đến dữ liệu 64-bit. Hình 16: Kiến trúc bộ vi xử lý ARM Cortex-M4 1.3. Lõi Cortex-M4 (CPU Cortex) Lõi của Cortex-M4 là một CPU RISC 32-bit được thiết kế dựa trên kiến trúc Harvard (đặc trưng bằng sự tách biệt giữa vùng nhớ chứa dữ liệu và chương trình). Nó là phiên bản đơn giản hóa từ mô hình lập trình của ARM7/9 nhưng có một tập lệnh phong phú và tối ưu hơn, hỗ trợ tốt cho các phép toán số nguyên, khả năng thao tác với bit và đáp ứng thời gian thực tốt hơn. 22
  23. Hình 17: Lõi ARM7TDMI của Cortex-M4 CPU Cortex-M4 có cấu trúc đường ống 3 đoạn (three-stage pipeline). Với kiến trúc này thời giản rỗi của một chu kỳ sẽ được hạn chế tối đa nên hiệu xuất tổng thể của nó được cải thiện rõ rệt. Hình 18: Kiến trúc đường ống của ARM Cortex-M4 Bình thường Cortex-M4 có thể thực thi hầu hết lệnh trong một chu trình đơn, nhưng với cấu trúc pipeline này Cortex-M4 có thêm khả năng dự đoán rẽ nhánh nên lệnh có thể được thực thi nhanh hơn. Tức là nếu với một lệnh thường A đang được thực thi thì một lệnh B khác sẽ được giải mã và một lệnh 23
  24. C khác nữa sẽ được lấy về bộ nhớ. Còn đối với lệnh rẽ nhánh (if else chẳng hạn), trong khi lệnh điều kiện được giải mã ở tầng decode thì bộ xử lý sẽ nạp lệnh dự định rẽ nhánh trong else, khi lệnh rẽ được thực thi, bộ xử lý sẽ phân tích xem đâu là lệnh tiếp theo. Nếu lệnh rẽ nhánh được chọn thì nó sẽ được thực thi ngay (vì nó đang ở tầng decode), còn nếu không thì bộ vi xử lý sẽ thực hiện tiếp lệnh tiếp theo (đã được lấy ở tầng fetch). Lõi Cortex-M4 chỉ hỗ trợ tập lệnh Thumb-2. So với kiến trúc tập lệnh ARM hoặc Thumb thì Thumb-2 tối ưu hơn về hiệu suất và kích thước mã, bao gồm cả bộ phận phần cứng, nhân chu trình đơn, và thao tác bit-lĩnh vực. Ngoài ra, Cortex-M4 còn được tích hợp chế độ ngủ (sleep mode) và tùy chọn khả năng duy trì trạng thái (optional state retention capabilities) cho phép đạt hiệu suất cao với mức tiêu thụ điện năng thấp. 1.4 SPI trên STM32 STM32 hỗ trợ 5 loại giao tiếp ngoại vi khác nhau. STM32 có giao diện SPI và I2C để giao tiếp với các mạch tích hợp khác. Hỗ trợ giao tiếp CAN cho các module, USB cho giao tiếp với các mạch tích hợp khác, STM cung cấp 2 khối điều khiển SPI có khả năng chạy ở chế độ song công (full duplex) với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 18MHz. Khối SPI tốc độ cao nằm trên APB2, khối SPI tốc độ thấp nằm trên APB1. Mỗi khối SPI có hệ thống thanh ghi cấu hình độc lập, dữ liệu truyền có thể dưới dạng 8-bit hoặc 16-bit, thứ tự hỗ trợ MSB hay LSB. Chúng ta có thể cấu hình mỗi khối SPI đóng vai trò master hay slave. Hình 19: Sơ đồ khối SPI 24
  25. Để hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao, mỗi khối SPI có 2 kênh DMA dành cho gửi và nhận dữ liệu. Thêm vào đó là khối CRC dành cho cả truyền và nhận dữ liệu. Khối CRC đều có thể hỗ trợ kiểm tra CRC8 và CRC16. Các đặc tính này rất cần thiết khi sử dụng SPI để giao tiếp với MMC/SD card. Hình 20: Kết nối giữa SPI và MMC/SD card 1.5 Thiết lập SPI trên STM32 Đầu tiên các module SPI được khởi tạo bằng cách xác định một kiểu biến “HardwareSPI” được sử dụng để điều khiển cách cổng SPI. Để làm được điều này hãy bổ sung dãy mã sau: Song song với đó, xác định một biến toàn cục với tên SRM là một con trỏ đến cấu trúc spi_reg_map trong đó với các giá trị của nó để thiết lập địa chỉ bắt đầu của module SPI trong các bản đồ bộ nhớ chụp màn hình từ trước. 25
  26. Trong Reference Manual ta có thể thấy rằng SPI_CR1 đăng ký tại địa chỉ offset 0x00, đăng ký SPI_CR2 tại offset 0x04, SPI_SR tại offset 0x08 và như vậy, mộ cái khác sau đó. Điều này phù hợp với cấu trúc và sau khi xác định các SRM biến toàn cầu trong đoạn code ta có thể truy cập vào đăng ký SPI như thế này: srm-> SR, srm-> CR1 Dưới đây là cách bố trí của các thanh ghi: bit 15 – BIDIMODE: cho phép chế độ dữ liệu hai chiều o 0 : 2 – dòng chế độ dữ liệu theo một hướng lựa chọn o 1 : 1 – chế độ dòng dữ liệu hai chiều được chọn bit 14 – BIDIOE: Output cho phép trong chế độ hai chiều (bit này kết hợp với các bit BIDImode chọn hướng chuyển trong chế độ hai chiều) o 0 : Output được vô hiệu hóa (chế độ chỉ nhận) o 1 : Output được kích hoạt (chế độ chỉ truyền) bit 13 – CRCEN: Phần cứng CRC cho phép việc tính toán (bit này chỉ nên được viết khi SPI không hoạt động, SPE = 0 cho sự vận hành chính xác) o 0 : vô hiệu hóa việc tính toán CRC o 1 : kích hoạt việc tính toán CRC bit 12 – CRCNEXT: CRC chuyển tiếp (khi SPI được cấu hình trong chế độ Full duplex CRCNEXT phải được viết ngay sau khi dữ liệu cuối cùng được ghi vào SPI_DR đăng ký) o 0 : pha dữ liệu (không phải pha CRC) o 1 : chuyển tiếp là CRC (pha CRC) bit 11 – DFF: định dạng khung dữ liệu o 0 : 8 bit khung dữ liệu o 1 : 16 bit khung dữ liệu bit 10 – RXONLY: chỉ nhận o 0 : Full duplex o 1 : Output được vô hiệu hóa bit 9 – SSM: phần mềm quản lý Slave 26
  27. o 0 : vô hiệu hóa phần mềm quản lý Slave o 1 : kích hoạt phần mềm quản lý Slave bit 8 – SSI: chọn Slave nội bộ (bit này có hiệu lực chỉ khi bit SSM được thiết lập. Giá trị của bit này được gắn lên chân NSS và giá trị IO của chân NSS bị từ chối) bit 7 – LSBFIRST: địng dạng khung (không nên thay đổi bit này khi việc truyền thông đang được diễn ra) o 0 : MSB truyền đầu tiên o 1 : LSB truyền đầu tiên bit 6 – SPE: kích hoạt SPI o 0 : vô hiệu hóa thiết bị ngoại vi o 1 : kích hoạt thiết bị ngoại vi bit 5, 4, 3 – BR[2:0]: kiểm soát tốc độ Baud (không nên thay đổi các bit này khi việc truyền thông đang được diễn ra) o 000 : Fpclk/2 o 001 : Fpclk/4 o 010 : Fpclk/8 o 011 : Fpclk/16 o 100 : Fpclk/32 o 101 : Fpclk/64 o 110 : Fpclk/128 o 111 : Fpclk/256 bit 2 – MSTR: lựa chọn Master (những bit không nên thay đổi khi việc truyền thông đang diễn ra ) o 0 : cấu hình Slave o 1 : cấu hình Master bit 1 – CPOL: cực Clock (những bit không nên thay đổi khi việc truyền thông đang diễn ra ) o 0 : CLK chuyển thành 0 khi ở trạng thái rảnh o 1 : CLK chuyển thành 1 khi ở trạng thái rảnh bit 0 – CPHA: pha Clock (những bit không nên thay đổi khi việc truyền thông đang diễn ra ) o 0 : tín hiệu clock đầu tiên là điểm lấy dữ liệu lần đầu o 1 : tín hiệu clock thứ hai là điểm lấy dữ liệu lần đầu 27
  28. bit 7 – TXEIE: Tx vùng đệm trống cho phép ngắt o 0 : TXE gắn mặt nạ ngắt o 1 : TXE không gắn mặt nạ ngắt; sử dụng để tạo ra một yêu cầu ngắt khi bước TXE được thiết lập bit 6 – RXNEIE: Rx vùng đệm không trống cho phép ngắt o 0 : RXNE gắn mặt nạ ngắt o 1 : TXE không gắn mặt nạ ngắt; sử dụng để tạo ra một yêu cầu ngắt khi bước RXNE được thiết lập bit 5 – ERRIE: lỗi cho phép ngắt (bit này điều khiển hệ ngắt khi có điều kiện lỗi xảy ra [CRCERR, OVR, MODF]) o 0 : Lỗi được gắn mặt nạ ngắt o 1 : Lỗi ngắt được kích hoạt bit 2 – SSOE: kích hoạt đầu ra SS o 0 : vô hiệu hoá đầu ra SS trong chế độ Master và các pin có thể làm việc trong cấu hình đa Master o 1 : kích hoạt đầu ra SS trong chế độ Master và các pin bị vô hiệu hóa; các pin không thể làm việc trong môi trường đa master bit 1 – TXDMAEN: Tx vùng đệm DMA được kích hoạt o 0 : Tx vùng đệm DMA được vô hiệu hóa o 1 : Tx vùng đệm DMA được kích hoạt bit 0 – RXDMAEN: Rx vùng đệm DMA được kích hoạt o 0 : Rx vùng đệm DMA được vô hiệu hóa o 1 : Rx vùng đệm DMA được kích hoạt 28
  29. bit 7 – BSY: bước Busy (bước này được thiết lập và xóa bởi phần cứng) o 0 : SPI không hoạt động o 1 : SPI đang truyền thông hoặc vùng đệm Tx là rỗng bit 6 – OVR: bước Overrun (bước này được thiết lập bởi phần cứng và được thiết lập lại bởi chuỗi các phần mềm) o 0 : không xảy ra Overrun o 1 : xảy ra Overrun bit 5 – MODF: chế độ lỗi (bước này được thiết lập bởi phần cứng và được thiết lập lại bởi chuỗi các phần mềm) o 0 : không xảy ra chế độ lỗi o 1 : xảy ra chế độ lỗi bit 4 – CRCERR: bước CRC lỗi (bước này được thiết lập bởi phần cứng và được xóa bởi phần mềm bằng cách viết 0) o 0 : giá trị CRC nhận được phù hợp với giá trị SPI_RXCRCR o 1 : giá trị CRC nhận được không khớp với giá trị SPI_RXCRCR bit 3 – URD: bước Underrun (bước này được thiết lập bởi phần cứng và được thiết lập lại bởi chuỗi các phần mềm) o 0 : không xảy ra Underrun o 1 : xảy ra Underrun bit 1 – TXE: truyền vùng đệm rỗng o 0 : Tx vùng đệm khác rỗng o 1 : Tx vùng đệm rỗng bit 0 – RXNE: nhận vùng đệm khác rỗng o 0 : Rx vùng đệm rỗng o 1 : Rx vùng đệm khác rỗng Tiếp đó ta có module SPI đã được khởi tạo trong các code và đó cũng là một phương pháp tiếp cận của các thanh ghi cấu hình. Bây giờ ta chỉ việc cấu hình module được sử dụng với bộ điều khiển ethernet ENC28J60. 29
  30. Trong ENC28J60 thông số kỹ thuật được đề cập rằng nó có một giao diện SPI với tốc độ clock lên tới 20MHz vì thế với khởi tạo giá trị SPI_18MHz có thể cung cấp hiệu suất tối đa. Tham số thứ hai của phương thức begin() là bitOder. Nó có thể lấy một trong hai giá trị sau: LSBFIRST : little-endian MSBFIRST : big-endian Hai giá trị này được xác định trong “wirish.h” như sau: Từ sơ đồ trong datasheet ENC28J60 ta có thể nhìn thấy dữ liệu phải được gửi ra từ MSB trước để lựa chọn đây là MSBFIRST. Tham số thứ 3 của phương thức begin() là Mode. Điều này được định nghĩa trong “spi.h”: Các chip chỉ hỗ trợ chế độ 0,0 nên các thông số của phương thức begin() chỉ có thể ở SPI_MODE_0 30
  31. Tiếp sau là dòng khởi động cho module SPI: CSS là viết tắt của “Chip Slave Select” và trên ENC28J60 được dùng để định tuyến chân số 7 của kết nối UEXT của các module điều khiển ethernet mà sau đó được chuyển đến chân kỹ thuật số D4 trên bảng Leaf là STM32 chân #57 Sử dụng cùng một phương pháp, ta có thể dẫn đường cho tất cả các chân SPI: CSS -> D4 > Pin 57 = PB5 - I2C1_SMBAI SCK -> D13 > Pin 21 = PA5 - SPI1_SCK / ADC12_IN5 MISO -> D12 > Pin 22 = PA6 - SPI1_MISO / ADC12_IN6 / TIM3_CH1 MOSI -> D11 > Pin 23 = PA7 - SPI1_MOSI / ADC12_IN7 / TIM3_CH2 Vấn đề ở đây là thư viện Maple SPI yêu cầu (và sử dung) pin D10 giống như chip chọn. Chúng ta có thể kiểm tra điều này bằng cách đọc các giá trị sử dụng các phương pháp như thế này "nssPin ()" : Vì Olimex này đã đặt một jumper trên bảng phát triển để chuyển tín hiệu đến D10 nhưng ta cũng có thể thiết lập pin bằng cách chuyển nó từ vị trí mặc định của D4: Để kiểm tra xem các chân đã được thiết lập một cách chính xác bằng cách khởi tạo của cổng SPI ta phải đọc hai thanh ghi: GPIOA_CRL (cho SCK, MISO và MOSI) và GPIOB_CRL (CSS). Các giá trị là: Px7 Px6 Px5 Px4 Px3 Px2 Px1 Px0 CRLA - 1011 0100 1011 1011 0100 0100 0100 0100 ===> 0xB4BB4444 CRLB - 0100 0100 0011 1000 0100 0100 0100 0100 ===> 0x44384444 31
  32. Ta cũng phải liên kết các bit trong nhóm 4-bit để phù hợp với các chân 7 đến 0. Hai bit đầu tiên của nhóm thiết lập phần CNF và hai bit cuối cùng của nhóm thiết lập MODE được thiết lập giá trị dịch theo thiết lập sau: SCK: PA5: 1011: chức năng thay thế Push-pull MOSI: PA7: 1011: chức năng thay thế Push-pull MISO: PA6: 0100: Input nổi / Input Pull-up CSS: PB5: 0011: Mục đích chung đầu ra Push-pull 32
  33. CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ GIAO DIỆN SPI 3.1. Những ưu điểm của SPI - Truyền thông song công. - Lượng dữ liệu đưa vào cao hơn giao thức I2C. - Không giới hạn ở 8-bit word trong trường hợp truyền bit. - Tùy ý lựa chọn size thông tin nội dung và mục đích. - Giao tiếp phần cứng đơn giản. - Yêu cầu nguồn tiêu chuẩn thấp hơn I2C mạch ít cồng kềnh. - Không có sự điều chỉnh hay các chế độ truyền thất bại liên quan. - Slave sử dụng clock của master và không cần độ chính xác của bộ dạo động (oscillator). - Không cần thiết bộ truyền nhận. - Nhiều nhất là một dây tín hiệu bus duy nhất trên thiết bị (CS), tất cả dây khác được chia sẻ. 3.2. Những nhược điểm của SPI - Yêu cầu nhiều dây trên IC hơn I2C. - Không ấn định địa chỉ, tín hiệu chip select được yêu cầu trên bus được chia sẻ. - Không có luồng điều khiển phần cứng. - Không có chế độ nhận biết slave. - Các bus multi-master thì ít và bất tiện, thường sử dụng giới hạn slave đơn. - Không có một tiêu chuẩn chính thức, không có sự phê duyệt phù hợp. - Chỉ làm việc ở khoảng cách ngắn hơn so với Rs232, Rs485 hay CAN. 33
  34. KẾT LUẬN Qua việc hoàn thành bài tập lớn này đã giúp nhóm chúng em hiểu rõ thêm về:  Thế nào là chuẩn giao tiếp SPI  Cấu trúc, các chức năng và hoạt động của giao tiếp SPI  Ứng dụng giao tiếp SPI để giải quyết các vấn đề mắc phải trong Lập trình nhúng  Phân tích ưu, nhược điểm của giao tiếp SPI Vận dụng kiến thức đồ họa cơ sở được học ở trường, kết hợp với những tài liệu tham khảo trên mạng và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Phạm Văn Hà nhóm chúng em đã hoàn thành bài tập được giao. Với tầm hiểu biết có hạn nên trong quá trình hoàn thiện không tránh khỏi thiếu sót nên nhóm chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, bổ sung, góp ý và sự cảm thông sâu sắc của thầy để bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.!! Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014 34
  35. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lập trình nhúng cơ bản – TS. Phạm Văn Hà Các tài liệu tổng hợp trên Internet: o o o o o o o 35