Bài thu hoạch phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Các nguyên lý sáng tạo và vận dụng vào sự phát triển của phần mềm OpenOffice" - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 - Phan Thị Kim Ngân

pdf 20 trang phuongnguyen 3860
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Các nguyên lý sáng tạo và vận dụng vào sự phát triển của phần mềm OpenOffice" - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 - Phan Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_thu_hoach_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_tin_hoc.pdf

Nội dung text: Bài thu hoạch phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Các nguyên lý sáng tạo và vận dụng vào sự phát triển của phần mềm OpenOffice" - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 - Phan Thị Kim Ngân

  1. Đi Hc Quc Gia TP.HCM Trng Đi Hc Khoa Hc T Nhiên ______ BÀI THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Đề tài CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀVẬN DỤNG VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẦN MỀM OPENOFFICE Giảng viên hướng dẫn : GS-TSKH. Hoàng Văn Kiếm Học viên thực hiện :Phan Thị Kim Ngân Mã số : 12.12.024 Lp: Cao hc khóa 22
  2. TP.HCM – 2012 Lời Mở Đầu Ba năm trở lại đây, hầu hết các trường Trung học phổ thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh đều triển khai giảng dạy chương trình OpenOffice Writer thuộc phần mềm OpenOffice thay cho chương trình Microsoft Word Của Microsoft trong học kỳ 2 của môn Tin Học lớp 10. OpenOffice là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XM L. Trước đây, sự thành công của bộ phần mềm Office của tập đoàn Microsoft đã làm lu mờ tất cảphần mềm văn phòng khác. Tuy nhiên, cùng với thời gian, và sự phát triển mạnh mẽ của cácchương trình mã nguồn mở, rất nhiều chương trình miễn phí với chức năng tương đương, (thậm chívượt trội so với các phần mềm cùng loại của Microsoft) đã được ra đời. Đơn cử là trình duyệt webMozilla FireFox có nhiều tính năng và ổn định hơn so với Internet Explorer và đặc biệt là bộ phầnmềm OpenOffice, có chức năng giống với bộ phần mềm MicrosoftOffice. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, việc phải tuân thủ các luật bản quyền và sở hữu trí tuệ làđiều tất yếu. Chính vì lẽ đó, vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị các đơn vị sửdụng bộ phần mềm mã nguồn mở, miễn phí OpenOffice thay cho Microsoft Office là một điều dễhiểu nhằm thực thi luật bản quyền và sở hữu trí tuệ của WTO. Trong bài tiểu thu hoạch này em xin được trình bày về 40 nguyên lý sáng tạo và vận dụng các nguyên lý đó vào sự phát triển của phần mềm OpenOffice. Tiếp đến em xin đưa ra những dự đoán về sự phát triển của phần mềm OpenOffice trong tương lai. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo sư - Tiến sĩ Khoa Học Hoàng Kiếm, người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”. Trong khoảng thời gian ngắn thực hiện, chắc chắn bài thu hoạch của em sẽ có một vài điểm thiếu sót mong Thầy thông cảm bỏ qua và tận tình chỉ bảo. - Trang 1 -
  3. MỤC LỤC  PHẦN I : KHOA HC VÀ NGHIÊN CU KHOA HC 3 1. Khoa học là gì: 3 2. Nghiên cứu khoa học là gì 3 3. 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO: 5 PHẦN 2: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG T ẠO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM OPEN OFFICE 12 1. Giới thiệu O penOffice: 12 2. Các tính năng bao gồm: 13 3. Lịch sử phát triển của OpenOffice 15 4. Các nguyên lý đã được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm open office: 15 5. Những dự đoán về sự phát triển của phần mềm OpenOffice trong tương lai 17 a) 10 Lý do tại sao nên chọn OpenOffice thay vì Microsoft Office 17 b) Nhược điểm lớn nhất của OO 3.0, cũng như các phiên bản trước: 18 c) Dự đoán trong tương lai: 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 - Trang 2 -
  4. PHẦN I : KHOA HC VÀ NGHIÊN CU KHOA HC 1. Khoa học là gì: - Là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre Auger UNESCO-PARIS). - Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác. - Các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học:  Có đối tượng nghiên cứu  Có hệ thống lý thuyết  Có hệ thống phương pháp luận  Có mục đích sử dụng  Sự phân công và tích hợp các khoa học  Sự phân loại các khoa học  Nguồn gốc (Lý thuyết, thực nghiệm, thực chứng )  Mục đích ứng dụng ( mô tả, phân tích, tổng hợp, sáng tạo )  Mức độ khái quát ( Cụ thể, trừu tượng, tổng quát )  Tính tương liên ( Liên ngành, đa ngành )  Cơ cấu hệ thống tri thức ( Cơ sở, cơ bản, chuyên ngành )  Đối tượng nghiên cứu ( Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ, nông nghiệp, y học ) 2. Nghiên cứu khoa học là gì  Nghiên cứu khoa học là nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới:  Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.  Phát hiện qui luật vận động của sự vật.  Vận dụng qui luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật.  Các chức năng cơ bản của Nghiên cứu khoa học: - Trang 3 -
  5.  Mô tả: là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Sự mô tả bao gồm định tính và định lượng.  Giải thích:là làm rõ nguyên nhân sự hình thành và qui luật chi phối quá trình vận động của sự vật nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật.  Dự đoán:nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong tương lai.  Sáng tạo: làm ra sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở ở chức năng mô tả, giải thích và dự đoán. Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.  Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học:  Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của sự vật mà con người chưa biết, hướng tới những phát hiện mới hoặc những sáng tạo. Đây là đặc điểm quan trọng nhất.  Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau. Do đó, một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của NCKH là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ điều kiện, những nhân tố và phương tiện thực hiện.  Tính thông tin: là những thông tin về qui luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, thông tin về qui trình công nghệ và các tham số đi kèm qui trình đó.  Tính khách quan: vừa là một đặc điểm của NCKH vừa là tiêu chuẩn của người NCKH. Để đảm bảo tínhj khách quan, người NCKH cần phải tự trắc nghiệm lại những kết luận tưởng như đã hoàn toàn được xác nhận.  Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Thất bại có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong khoa học thất bại cũng được xem là một kết quả và mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH và - Trang 4 -
  6. được lưu giữ, tổng kết lại như một tài liệu khoa học nghiêm túc để tránh cho người đi sau không dẫm chân lên lối mòn, tránh lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.  Tính thừa kế: Có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu. Ngày nay không có một NCKH nào bắt đầu từ chỗ hòan tòan trống không về kiến thức, phải kế thừa các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học khác nhau.  Tính cá nhân: vai trò của cá nhân trong sáng tạo mang tính quyết định, thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của các nhân.  Tính phi kinh tế: Lao động NCKH hầu như không thể định mức, thiết bị chuyên dụng dùng trong NCKH hầu như không thể khấu hao, hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định. 3. 40 NGUYÊN TẮC S ÁNG TẠO: 1. Nguyên tắc phân nhỏ  Chia đối tượng thành các phần độc lập.  Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.  Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng  Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại, tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc. 4. Nguyên tắc phản đối xứng  Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng). 5. Nguyên tắc kết hợp - Trang 5 -
  7. a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. 6. Nguyên tắc vạn năng  Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. 7. Nguyên tắc “chứa trong” a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. b) b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ  Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ). 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. 11. Nguyên tắc dự phòng  Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế  Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. 13. Nguyên tắc đảo ngược - Trang 6 -
  8.  Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).  Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.  Lật ngược đối tượng. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”  Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều). b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. c) Đặt đối tượng nằm nghiêng. d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (đến tầng số siêu âm). - Trang 7 -
  9. b) Sử dụng tầng số cộng hưởng. c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ. a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ. c) Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian. c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. 21. Nguyên tắc “vượt nhanh”. a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi a) Thiết lập quan hệ phản hồi. b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian  Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. 25. Nguyên tắc tự phục vụ a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) - Trang 8 -
  10. a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”  Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ). 28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng . c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. 29. Nguyên tắcsử dụng các kết cấu khí và lỏng  Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. 31. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu nhiều lỗ a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ ) b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài. b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài. - Trang 9 -
  11. c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang. d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất  Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng. b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Nguyên tắc thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng a) Thay đổi trạng thái đối tượng. b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. c) Thay đổi độ dẻo. d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Nguyên tắcsử dụng chuyển pha  Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng 37. Nguyên tắcsử dụng sự nở nhiệt a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. 38. Nguyên tắcsử dụng các chất ôxy hoá mạnh a) Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy. b) Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy. c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy. d) Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn. 39. Nguyên tắc thay đổi độ trơ - Trang 10 -
  12. a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà. b) Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hoà. c) Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)  Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới. - Trang 11 -
  13. PHẦN 2:VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠOTRONG SỰ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM OPEN OFFICE 1. Giới thiệu OpenOffice: OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở được xây dựng trên phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun Microsystems. Phần mềm văn phòng OpenOffice là một phần mềm đa hệ điều hành, có thể chạy được dưới Linux, Windows và cả Mac OS. Nó có đầy đủ các chức năng để làm việc trong văn phòng, giống như phần mềm Office của hãng Microsoft, thậm chí còn tốt hơn về nhiều mặt: OpenOffice dùng một định dạng tệp mở, dạng XM L, mang tên Open Document, được nhiều hãng tin học lớn công nhận, như IBM. OpenOffice còn có khả năng đọc được các tệp định dạng theo MS Office và có thể xuất các tài liệu sang định dạng PDF và Flash. OpenOffice có thêm một ưu điểm lớn, là được phân phối theo giấy phép bản quyền LGPL và lại là miễn phí, trong khi MS Office là một phần mềm thương mại, phải mua bản quyền sử dụng với một giá rất cao, so với mức thu nhập bình thường của người Việt Nam. Vậy việc sử dụng OpenOffice (OOo), thay mà phải dùng MS Office (MSO), sẽ cho phép tiết kiệm một số tiền rất lớn nếu như phải mua các giấy phép sử dụng phần mềm MSO. Việc này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, việc thói quen sử dụng các phần mềm thương mại đã chép lậu và bất hợp pháp là lý do tại sao đại đa số người ở Việt Nam có thói quen dùng phần mềm Word để soạn thảo văn bản, Excel để tính bảng và Powerpoint để làm các trình bày. Vì thế, việc chuyển đổi phần mềm, từ MSO sang OpenOffice, không hề đơn giản và trước mắt còn phụ thuộc nhiều vào ý thức của từng cá nhân và tập thể. - Trang 12 -
  14. Nhận thức được những khó khăn trên, cuối năm 2005, dự án C3LD đã hỗ trợ việc dịch sang tiếng Việt các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm OpenOffice, có rất nhiều bằng tiếng Anh và bằng tiếng Pháp, để giúp những người Việt Nam có mong muốn tự học sử dụng OpenOffice. OpenOffice gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này. OpenOffice tương thích hoàn toàn các định dạng của bộ MS Office, do đó bạn có thể chuyển đỗi việc sử dụng rất dể dàng. OpenOffice hiện đang được khuyến khích dùng ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp để dần thay thế cho bộ văn phòng nặng nề đắt đỏ của MS. 2. Các tính năng bao gồm:  Writer:Xử lí văn bản, tương ứng với MS Word Chức năng zoom mới cho phép hiển thị nhiều trang khi soạn thảo Cách thức hỗ trợ đa ngôn ngữ mới Tăng cường khả năng ghi chú trong tài liệu Cho phép tạo các tài liệu Wiki  Calc (Bảng tính, tương ứng với MS Excel) Hỗ trợ đến 1024 cột/bảng tính Công cụ giải phương trình mới, mạnh mẽ Tính năng soạn thảo cộng tác - Trang 13 -
  15.  Draw (Đồ hoạ): Cho phép tạo các đồ hoạ cỡ lớn đến 3x3 m  Impress (Trình diễn, tương ứng với MS Power Point) Hỗ trợ chèn bảng nguyên thuỷ (trước đây phải dùng đối tượng Calc)  Ngoài ra, như đã nói, người dùng có thể cài thêm các tính năng phụ trợ, như các công cụ phân tích kinh doanh, nhập PDF, tạo các tài liệu PDF, hỗ trợ người thuyết trình. Người dùng còn có thể xâm nhập thế giới Web bằng cách tạo các trang Web và tài liệu Wiki ngay trong Writer. - Trang 14 -
  16. 3. Lịch sử phát triển của OpenOffice OpenOffice là bản nguồn mở của bộ ứng dụng văn phòng StarOffice, được phát triển vào thập niên 1980 bởi StarDivision (Đức), công ty sau này bị mua lại vào năm 1999 bởi SUN. Sau đó StarOffice 5.2 được phát hành miễn phí (theo chuẩnLGPL/SISSL). 13/10/2000, source code của OpenOffice chính thức có thể download. Điều đặc biệt của StartOffice 6.0 là vai trò của dự án mã nguồn OpenOffice. Trong dự án này, Sun đã mở mã nguồn của StarOffice (ngoại trừ một số module được phát triển bởi một số hãng thứ 3, những modul này sẽ vẫn nằm ngoài dự án mã nguồn mở) và xây dựng dự án OpenOffice.org. Điều đó không có nghĩa là Sun đẩy những phát triển tiếp theo cho những tình nguyện viên, phần lớn các công việc sẽ vẫn được phát triển bởi các lập trình viên của Sun, đồng thời Sun cũng trang trải các chi phí hoạt động của dự án OpenOffice.org. 1/5/2002 OpenOffice 1.0 cho các hệ điều hành MS Windows, Linux and Solaris, và cho MaxOS năm 2003. OpenOffice có thể tích hợp với 3rdparty add-ons và hỗ trợ export ra file .pdf và .swf OpenOffice 2.0 bắt đầu được phát triển từ năm 2003 với ý tưởng tăng tính tương tác với MS Office, tăng performance, khả năng integration cao (đặc biệt với GNOME) và thêm rất nhiều các tính năng khác. OpenOffice 2.0 chính thức sử dụng format chuẩnOASIS OpenDocument XM L cho việc lưu document. 9/2005 SUN ra tuyên bố bỏ chuẩn SISSL và sẽ chỉ sử dụng LGPL. Cùng với bản release 2.0.3, SUN chuyển chu kì release của mình từ 18 tháng/lần xuống 3 tháng/lần. 10/2008 release OpenOffice 3.0, hỗ trợ ODF và đưa ra bản native cho MacOS Hiện nay OpenOffice đã được Việt hóa 100% (trang cộng đồng Việt hóa OpenOffice OpenOffice hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (Bản OpenOffice 3.4 Beta hiện tại hỗ trợ Tiếng Anh cũng như 69 ngôn ngữ khác). Nó lưu data theo format chuẩn mở chung, cũng có thể read/write files từ những ứng dụng office khác. Mặc dù mã nguồn ban đầu được viết bằng C++, nhưng nó cung cấp API cho nhiều ngôn ngữ lập trình scriptable, JAVA 4. Các nguyên lý đã được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm open office: Trong quá trình phát triển phần mềm Open Office, một số nguyên lý sau đã được áp dụng để cải tiến sản phẩm: - Trang 15 -
  17. - Nguyên lý rẻ thay cho đắt: Thay vì sử dụng các hệ phần mềm khác thì ta phải trả một số tiền lớn cho bản quyền nên khi chuyển qua sử dụng OpenOffice ta sẽ giảm bớt chi phí bỏ ra. - Nguyên lý quan hệ phản hồi: Phần mềm OpenOffice trong nhiều trường hợp phải tương tác với người dùng. Khi người dùng phát sinh ra một yêu cầu nào đó thông qua giao diện, thiết bị phần cứng, . . . thì phần mềmphải căn cứ vào đó mà có phản hồi tương ứng cho người dùng. - Nguyên tắc phân nhỏ:Phầm mềm được chia nhỏ thành nhiều chức năng như: Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word), Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel), Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio), Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint), Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access), Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor), Bộ văn phòng StarOffice Cơ Bản - Nguyên tắctáchkhỏiđốitượng: Tách phần mềm ra nhiều chức năng, khi cần sử dụng một vài chức năng của phần mềm thì không cần cài đặt hết chỉ cần chọn những chức năng cần thiết. Ví dụ: Chỉ sử dụng phần mềm để soạn thảo văn bản và bảng tính thì không cần cài đặt Draw, Base, Impress - Nguyên lý đảo ngược: Trước khi OpenOffice ra đời thì các phần mềm văn phòng thường có mã nguồn đóng, OpenOffice lại đi theo hướng ngược lại bằng cách cho mọi người xem và phát triển mã nguồn của mình. - Nguyên lý đổi màu: Từ phiên bản đầu tiên cho đến nay, những phiên bản mới nhất với giao diện đầy màu sắc được bố trí hợp lý đã giúp cho OpenOffice rất thân thiện, dể sử dụng với người dùng. - Nguyên lý sao chép: Tất cả phiên bản sau này của phần mềm OpenOffice cũng xuất phát từ lõi của phiên bản đầu tiên mà phát triển thêm. - Nguyên lý chứa trong: Bên cạnh các chức năng, phần mềm còn chứa rất nhiều ứng dụng khác đi kèm để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. V í dụ: tạo các trang Web và tài liệu Wiki ngay trong Writer. - Nguyên lý vạn năng: OpenOffice còn có khả năng đọc được các tệp định dạng theo MS Office và có thể xuất các tài liệu sang định dạng PDF và Flash. - Nguyên lý linh động: OpenOffice là một phần mềm đa hệ điều hành, có thể chạy được dưới Linux, Windows và cả Mac OS. - Trang 16 -
  18. - Nguyên lý kết hợp: Người dùng có thể cài thêm các tính năng phụ trợ, như các công cụ phân tích kinh doanh, nhập PDF, tạo các tài liệu PDF, hỗ trợ người thuyết trình. 5. Những dự đoán về sự phát triển của phần mềm OpenOffice trong tương lai a) 10 Lý do tại sao nên chọn OpenOffice thay vì Microsoft Office  Miễn phí OpenOffice được phân phối hoàn toàn miễn phí. Chi phí không phải là số không, tất nhiên, ví dụ như bạn phải trả tiền để nó tải về, nhưng nó không thể so sánh với các sản phẩm của Microsoft. Tất cả các bản cập nhật mới của OpenOffice cũng hoàn toàn miễn phí.  Mã nguồn mở OpenOffice là phần mềm mã nguồn mở. Điều đó có nghĩa là rất nhiều người trên thế giới đang liên tục phát triển nó ngày một tốt hơn. Các phiên bản mới xuất hiện khi một số lượng các cải tiến quan trọng được hoàn thành, trong khi bộ phận tiếp thị của Microsoft là người cuối cùng quyết định việc cung cấp các bản nâng cấp tới người dùng.  Nền tảng tương thích cao OpenOffice chạy trên cả hai hệ điều hành Windows và Linux. Chỉ cần tải về phiên bản cần thiết và tận hưởng cùng một tính năng phong phú trên nền tảng nào bạn muốn. Bất kể hoạt động hệ thống bạn sử dụng cùng một giao diện, cùng một định dạng tệp tin hay cùng một tài liệu. Nó không phải là thuận lợi rất lớn sao? Điều đó là chắc chắn!  Linh động và tiện dụng Một tính năng có tính cách mạng của OpenOffice là cơ hội để tải về phiên bản đóng gói (portable), lưu trữ chúng xuống các thiết bị lưu trữ nhỏ gọn, từ đó chúng ta có thể mang nó theo để sử dụng trên bất kỳ máy tính nào mà bạn muốn. Bạn thử hình dung xem nếu làm việc tương tự với Microsoft Office?  Miễn phí nâng cấp các ứng dụng mã nguồn mở đi kèm Bạn không phải trả tiền để nâng cấp OpenOffice. Bạn chỉ cần tải về chúng về máy và sử dụng. Tất cả các phiên bản mới được phát hành cũng miễn phí. Phiên bản mới của OpenOffice được cập nhật một lần trong khoảng thời gian là vài ba tháng, trong khi các cập nhật của Microsoft được phát hành một lần trong hai hoặc ba năm.  Hỗ trợ định dạng OpenDocument. OpenOffice sử dụng định dạng OpenDocument, đó là định dạng đang ngày càng phổ biến. Dung lượng file của nó nhỏ hơn so với Microsoft Office. Hỗ trợ các định dạng dựa trên nền tảng xml, điều đó cũng có nghĩa là nó tồn tại rất nhiều trong kỷ nguyên Internet hiện nay.  Hiệu suất hoạt động nhanh hơn. OpenOffice hết sức đơn giản và thân thiện, thêm vào đó là một giao diện menu hết sức tiện lợi cho người sử dụng. Bạn không cần chờ lâu để mở một tài liệu đa ngôn ngữ hoặc tập tin kích thước lớn. OpenOffice cũng tiêu - Trang 17 -
  19. thụ ít tài nguyên máy tính, đó là lý do tại sao tất cả các ứng dụng chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn.  Thuận tiện hơn cho người dùng OpenOffice Writer, có tất cả các tính năng đặc trưng của trình xử lý chữ và ký tự mạnh mẽ, đó là đơn giản và dễ hiểu. Nó sẽ không chiếm nhiều thời gian khi bắt đầu làm việc với nó và tất cả các chức năng cần thiết đều có sẵn. Thư từ, tờ rơi, các bản memo và các loại tài liệu khác được tạo và chỉnh sửa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nó thậm chí còn tốt hơn Microsoft Word về mặt đồ họa, đó là sự liện lợi và khả năng có thể đoán trước (predictable): nó không có cái bảng canvasses bất tiện và gây khó chịu như Microsoft Office, nó có thể giúp người dùng tránh được thao tác bất hợp lý, tránh đi lan man.  Giao diện thân thiện và dễ hiểu OpenOffice tập hợp tất cả mọi thứ được cho là hay nhất của Microsoft, nhưng nó cũng gạt bỏ tất cả những điều bất hợp lý mà chúng ta phải mất một thời gian dài sử dụng để nhận ra. Mặc dù mang nhiều tính cổ điển, giao diện của OpenOffice được sánh ngang với Microsoft Office, và trong một số khía cạnh, nó vẫn nhỉnh hơn trong việc sử dụng.  Tính toán hiệu quả hơn Ứng dụng Calc của OpenOffice tính toán nhanh hơn, đơn giản hơn, yêu cầu về bộ nhớ và dung lượng đĩa cũng ít hơn. Ứng dụng Excels với đầy đủ các chức năng tính toán, nó thực sự linh hoạt và nổi bật trong việc tinh chỉnh các biểu đồ. Calc cũng là một trong số các tính năng rất hữu ích và thuận tiện cho việc lọc dữ liệu, nó là một sự lựa chọn tốt cho những ai cần có một công cụ tin cậy cho việc xử lý bảng tính. b) Nhược điểm lớn nhất của OO 3.0, cũng như các phiên bản trước:  Là giao diện: khá đơn điệu, không đẹp mắt như Office 2007.  OpenOffice cũng thiếu vài chức năng cao cấp của đối thủ, như QuickParts (tận dụng các đoạn văn được sử dụng nhiều trong email và văn bản), cũng như không có sẵn nhiều biểu mẫu để lựa chọn.  Menu của Open Office: được thiết kế dạng truyền thống, có thể khiến người dùng quen với Word 2007 không hài lòng do thiếu "ribbon" tự thay đổi menu công cụ tuỳ theo ngữ cảnh sử dụng. c) Dự đoán trong tương lai:  Open Office sẽ là lựa chọn đầu tiên nếu bạn là người dùng Windows muốn thay thế Microsoft Office. Bộ phần mềm văn phòng này tương thích với văn bản của Microsoft Office, đủ sức thoả mãn các tác vụ văn phòng từ cơ bản đến trung cấp, và tất nhiên, hoàn toàn miễn phí.  Trong tương lai hầu hết mọi người trên toàn thế giới sẽ dần dần sử dụng chương trình OpenOffice thay cho Microsoft Office. Và rất nhiều người trên thế giới sẽ liên tục phát triển nó ngày một tốt hơn. Các phiên bản mới xuất hiện với những cải tiến quan trọng. - Trang 18 -
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO  (1) Hoàng Kiếm, Bài giảng PPNCKH, Trường ĐH CNTT, 2012. (2) Hoàng Kiếm, Giải một bài toán trên máy tính như thế nào – Tập 1- 2 - 3, NXB Giáo dục, 2005. (3) Một số bài viết trên website Wikipedia (vi.wikipedia.org) (4) Một số bài viết trên website OpenOffice.org (5) Và một số tài liệu tổng hợp trên Internet. - Trang 19 -