Bài thu hoạch môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Nghiên cứu phương pháp sáng tạo trên điện thoại di động" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Trần Mạnh Linh

pdf 64 trang phuongnguyen 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Nghiên cứu phương pháp sáng tạo trên điện thoại di động" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Trần Mạnh Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_thu_hoach_mon_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_tin.pdf

Nội dung text: Bài thu hoạch môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Nghiên cứu phương pháp sáng tạo trên điện thoại di động" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Trần Mạnh Linh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRẦN KIM HƢƠNG (CH K21- HTTT – 1112013) NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP SÁNG TẠO TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG BÀI THU HOẠCH PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC TP. HCM 2012
  2. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRẦN KIM HƢƠNG NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP SÁNG TẠO TRONG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 1112013 (CH K21) BÀI THU HOẠCH PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH. HOÀNG KIẾM TP. HCM 2012 2 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  3. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  4. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 6 PHẦN I 8 CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 8 Chƣơng I: Khoa học và Nghiên cứu khoa học 8 1. Khoa học 8 1.1 Khái niệm 8 1.2 Quy luật hình thành và phát triển khoa học 8 1.3 Tiêu chí nhận biết bộ môn khoa học 9 1.4 Phân loại khoa học 9 2. Nghiên cứu khoa học 9 2.1 Khái niệm 9 2.2 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học 10 2.3 Loại hình nghiên cứu khoa học 10 2.4 Tiến trình tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học 11 Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học 12 1. Phƣơng pháp chung trong nghiên cứu khoa học 12 1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết 12 1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm 12 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu phi thực nghiệm 12 2. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề - Bài toán phát minh, sáng chế 13 2.1 Một số khái niệm cơ bản 13 2.2 Mô hình biến đổi thông tin thành tri thức của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề 14 2.3 Lý thuyết giải bài toán sáng chế - TRIZ 16 2.4 Vấn đề khoa học: 19 2.5 Phƣơng pháp giải quyết bài toán phát minh – sáng chế 21 4 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  5. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM 2.6 Các nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo cơ bản 22 3. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề - Bài toán trên cơ sở tin học 29 3.1 Phƣơng pháp trực tiếp 29 3.2 Phƣơng pháp gián tiếp 31 PHẦN II 34 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 34 Chƣơng I: Quá trình phát triển của hệ điều hành Adroid trên điện thoại di động 34 1. Hệ điều hành 34 2. Đặc điểm của điện thoại di động 34 3. Hệ điều hành Android 35 3.1 Giới thiệu Android 35 3.2 Lịch sử ra đời 36 3.3 Đặc điểm của Android 38 3.4 Các phiên bản của Android 39 4. Phƣơng pháp sáng tạo trong Android qua từng phiên bản 46 Chƣơng II: Ứng dụng Game Tic-Tac-Toe Việt Nam trên hệ điều hành Android 48 1. Giới thiệu Game Tic-Tac-Toe Việt Nam 48 2. Ứng dụng Tic-Tac-Toe Việt Nam 49 Chƣơng III: Ý tƣởng sáng tạo trên điện thoại di động trong tƣơng lai 52 1. Điện thọai di động Luxury Palette 52 2. Điện thọai Sandwich 53 3. Ý tƣởng phát hình 3D trên iPhone 5 53 4. Độc đáo với concept điện thoại trong suốt 54 5. Thiết bị điện thoại di động của tƣơng lai 59 PHẦN III 63 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 5 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  6. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM LỜI NÓI ĐẦU Ngày xưa, người ta chỉ cần “ăn no mặc ấm”, nhưng khi đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất thì tìm cách sao cho “ăn ngon mặc đẹp”. Với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội con người phải không ngừng học tập, nghiên cứu và sáng tạo làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo tồn tại ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta. Nhà toán học vĩ đại Poincaré có nói: "Trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là những ánh chớp, nhưng ánh chớp đó là tất cả", hay lời của một nhà khoa học vĩ đại khác, Linus Pauling, khi trả lời câu hỏi làm thế nào người ta sáng tạo ra được các lý thuyết khoa học: "Người ta phải cố nắm bắt được nhiều ý tưởng" và "con đường để có được một ý tưởng tốt là có thật nhiều ý tưởng". Theo GS.TSKH PHAN DŨNG, giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc ĐHQG TP.HCM “ sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn ”. Trong thực tế nói chung và trong tin học nói riêng có rất nhiều bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết, việc áp dụng các thủ thuật các nguyên tắc sáng tạo sẽ giúp chúng ta có định hướng tốt để giải quyết vấn đề. Bài thu hoạch môn nghiên cứu khoa học của em trình bày các vấn đề:  Tìm hiều về khoa học và nghiên cứu khoa học.  Tư tưởng sáng tạo và phương pháp giải quyết vến đề.  Sáng tạo trong quá trình phát triển của hệ điều hành Android trên điện thoại di động.  Ứng dụng Game Tic-Tac-Toe Việt Nam trên hệ điều hành Android  Các ý tưởng sáng tạo trên điện thoại di động trong tương lai. 6 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  7. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Để hoàn thành bài thu hoạch này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy GS. TSKH. Hoàng Kiếm đã tận tình hướng dẫn và cho em nhiều tài liệu nghiên cứu môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài thu hoạch này nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô. Học viên thực hiện Trần Kim Hương 7 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  8. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chƣơng I: Khoa học và Nghiên cứu khoa học 1. Khoa học 1.1 Khái niệm Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre Auger – Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris, 1961). Khoa học là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về thế giới tự nhiên, do các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của thế giới thực bằng thực nghiệm. Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác. 1.2 Quy luật hình thành và phát triển khoa học Vào thời tiền sử và cổ đại, khoa học phát triển từ nhu cầu giải thích thế giới và những đòi hỏi thực tế của con người như đo đạc, tính toán, làm thủy lợi, dự báo thời tiết Khoa học thời kỳ này còn mang nặng tín ngưỡng, tôn giáo và sự thần bí. Những nền khoa học cổ đại sớm phát triển ở Ai Cập, Hy Lạp-La Mã, Ấn Độ vàTrung Quốc. Khoa học thời trung đại đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở thế giới Hồi giáo và trung cổ châu Âu. Những phát minh khoa học đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của châu Âu và góp phần hình thành Thời kỳ Khai sáng. 8 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  9. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Khoa học thời hiện đại phát triển ở rất nhiều lĩnh vực với nhiều thành tựu ở vật lý, hóa học, địa lý, thiên văn học, sinh học, y học, công nghệ gen, sinh thái học và các ngành khoa học xã hội. 1.3 Tiêu chí nhận biết bộ môn khoa học Các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học: + Có một đối tượng nghiên cứu + Có một hệ thống lý thuyết + Có một hệ thống phương pháp luận + Có mục đích sử dụng 1.4 Phân loại khoa học Phân loại theo Marx (1818 – 1883) Marx chia khoa học ra thành hai nhóm: Khoa học tự nhiên có đối tượng là các dạng vật chất và hình thức vận động của các dạng vật chất đó được thể hiện trong giới tự nhiên cũng như mối liên hệ và quy luật của chúng: cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, toán học, Khoa học xã hội hay khoa học về con người có đối tượng là những sinh hoạt của con người, những quan hệ xã hội, cùng các quy luật và những động lực của sự phát triển xã hội: sử học, kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, mỹ học, bao trùm tất cả các khoa học vừa kể chính là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Thế kỷ XIX, Engels đã đưa nguyên tắc phân loại khoa học theo biện chứng của quá trình phát triển của khách thể. Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta đưa ra những cách tiếp cận phân loại khác nhau. 2. Nghiên cứu khoa học 2.1 Khái niệm 9 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  10. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Nghiên cứu khoa học là phát hiện những hiện tượng, sự việc mới có tính chân lý trong hiện thực hoặc khám phá những quy luật, nguyên lý mới trong hiện thực đó. Nghiên cứu khoa học là một phương thức hoạt động trí tuệ nhằm khám phá, phát triển và kiểm chứng những kiến thức mới mẻ (Dương Thiệu Tống) 2.2 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của sự vật mà con người chưa biết, hướng tới những phát hiện mới hoặc những sáng tạo. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau. Do đó, một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của NCKH là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ điều kiện, những nhân tố và phương tiện thực hiện. Tính thông tin: là những thông tin về qui luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, thông tin về qui trình công nghệ và các tham số đi kèm qui trình đó. Tính khách quan: vừa là một đặc điểm của NCKH vừa là tiêu chuẩn của người NCKH. Để đảm bảo tính khách quan, người NCKH cần phải tự trắc nghiệm lại những kết luận tưởng như đã hoàn toàn được xác nhận. Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Thất bại có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong khoa học thất bại cũng được xem là một kết quả và mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH và được lưu giữ, tổng kết lại như một tài liệu khoa học nghiêm túc để tránh cho người đi sau không dẫm chân lên lối mòn, tránh lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. 2.3 Loại hình nghiên cứu khoa học 10 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  11. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Theo Vũ Cao Đàm, trong các lĩnh vực khoa học (tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và công nghệ) hiện đang tồn tại ba loại hình nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản (fundamental research): + Là những nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất và quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng trong tư nhiên, xã hội, con người. + Thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm, quan sát. Kết quả là những phân tích lý luận, những kết quả về quy luật, định luật, định lý, trên cơ sở những nghiên cứu này, người nghiên cứu đưa ra những phát hiện, phát kiến, phát minh, xây dựng nên những cơ sở lý thuyết có một giá trị tổng quát cho nhiều lĩnh vực hoạt động. + Phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu ứng dụng (applied research): là sự vận dụng các quy luật từ trong nghiên cứu cơ bản (thường là nghiên cứu cơ bản định hướng) để đưa ra các giải pháp, có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị. Nghiên cứu triển khai: là sự vận dụng các giải pháp thu được từ nghiên cứu ứng dụng trên một quy mô rộng lớn. 2.4 Tiến trình tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học Xác lập vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất sự vật hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Khi vấn đề nghiên cứu được chọn và cụ thể hóa thành 1 đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu cần xác định cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử vấn đề. Chuẩn bị nghiên cứu: Xây dựng đề cương nghiên cứu (lý do chọn đề tài, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên 11 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  12. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM cứu, đặt tên đề tài, ), xây dựng kế hoạch nghiên cứu (tiến độ, nhân lực, dự toán, ), chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, lập danh mục tư liệu, Lựa chọn và nghiên cứu thông tin: thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu tư liệu, thâm nhập thực tế, tiếp xúc cá nhân, xử lý thông tin, Nghiên cứu: xây dựng giả thuyết, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết. Hoàn tất nghiên cứu: đề xuất và xử lý thông tin, xây dựng kết luận và khuyến nghị, viết báo cáo hoàn tất, hoàn tất và áp dụng kết quả. Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học 1. Phƣơng pháp chung trong nghiên cứu khoa học 1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các khoa học khác, bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: nghiên cứu tư liệu, xây dựng khái niệm, phạm trù, thực hiện các phán đoán, suy luận,.v.v và không có bất cứ quan sát hoặc thực nghiệm nào được tiến hành. 1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu được thực hiện bởi những quan sát các sự vật hoặc hiện tượng diễn ra trong những điều kiện có gây biến đổi đối tượng nghiên cứu một cách có chủ định. Nghiên cứu thực hiện có thể được thực hiện trên đối tượng thực hoặc trên các mô hìnhdo người nghiên cứu tạo ra với những tham số do người nghiên cứu khống chế. Nghiên cứu thực nghiệm được áp dụng phổ biến không những trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, y học, mà cả trong khoa học xã hội và các lĩnh vực khoa học khác. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu phi thực nghiệm 12 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  13. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Là một phương pháp nghiên cứu dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, hoặc thu thập những số liệu thống kê đã tích lũy. trên cơ sở đó phát hiện qui luật của sự vật hoặc hiện tượng. Trong phương pháp này người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề - Bài toán phát minh, sáng chế 2.1 Một số khái niệm cơ bản Sáng tạo: là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. + Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước với đối tượng cùng loại ra đời trước về mặt thời gian (đối tượng tiền thân) + Tính ích lợi: chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động (làm việc) theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó. + Khái niệm “phạm vi áp dụng” có xuất xứ từ luận đểm triết học “chân lý là cụ thể”: một kết luận (hiểu theo nghĩa rộng) là đúng (chân lý) chỉ trong không gian, thời gian, hoàn cảnh, điều kiện, cụ thể (phạm vi áp dụng). Ở ngoài phạm vi áp dụng, kết luận đó không còn nữa. Tương tự với chân lý, tính lợi ích cũng có phạm vi áp dụng: đối tượng cho trước hoạt động ở ngoài phạm vi áp dụng, lợi có thể biến thành hại. + Để đánh giá một đối tượng cho trước có phải là sáng tạo hay không, có thể sử dụng chương trình gồm năm bước: . Chọn đối tượng tiền thân . So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân . Tìm “tính mới” của đối tượng cho trước . Trả lời “tính mới đó đem lại lợi ích gì? Trong phạm vi áp dụng nào?” Vấn đề - bài toán (problem): là tình huống, ở đó người giải biết mục đích cần đạt nhưng: 13 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  14. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM + Không biết cách đạt đến đích đó, hoặc + Không biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết. + Các bài toán có thể được phân loại theo các cách khác nhau và được đặt tên để phân biệt: . Bài toán cụ thể được phát biểu đúng hay gọi tắt là bài toán đúng: có phần giả thuyết và kết luận. . Tình huống vấn đề xuất phát: người giải tự phát biểu bài toán, phần giả thuyết không đủ và phần kết luận không rõ ràng. Tƣ duy sáng tạo (creative thinking): là quá trình suy nghĩ đưa người giải + Từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, hoặc + Từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết Phát minh: là hoạt động phát hiện của con người ra đối tượng tồn tại sẵn có trong hiện thực khách quan, độc lập với con người. Các phát minh liên quan đến khoa học, nhằm thỏa mãn, trước hết, các nhu cầu nhận thức của con người. 2.2 Mô hình biến đổi thông tin thành tri thức của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề Tri thức (knowledge): là thông tin có ý nghĩa hoặc có ích lợi đối với người có thông tin đó. Do vậy, tri thức mạng tính chủ quan, phụ thuộc vào người có thông tin. Cho đến nay, quá trình biến đổi thông tin thành tri thức, chủ yếu diễn ra bên trong bộ óc của con người, chứ không phải trong các thiết bị công nghệ thông tin. Tất cả các bài toán, cuối cùng đều có thể biến thành lời phát biểu bài toán chứa các thông tin về bài toán. Quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, nhìn theo góc độ này, chính là quá trình biến đổi thông tin: từ các thông tin của bài toán thành thông tin của lời giải hay quyết định. Đây là trường hợp đặc 14 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  15. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM biệt quan trọng của quá trình biến đổi thông tin thành tri thức hoặc biến tri thức đã có thành tri thức mới, vì lời giải hay quyết định chính là thông tin mang lại ích lợi cho người giải bài toán: giúp đạt được mục đích đề ra. Thời đại bùng nổ thông tin và các thành tựu của công nghệ thông tin tạo nên sự không tương hợp trên con đường phát triển trong mối quan hệ với quá trình biến đổi thông tin thành tri thức diễn ra trong bộ óc của con người. Mặc dù giữa máy tính và bộ óc, giữa các phần mềm của máy tính và quá trình biến đổi thông tin trong bộ óc có nhiều điểm tương đồng nhưng các yếu tố, quá trình tâm-sinh lý của bộ óc có những đặc thù riêng, rất khác với máy tính. Chúng cần được hiểu, tính đến, sử dụng và điều khiển để người giải thực sự suy nghĩ theo các quy luật sáng tạo (các quy luật về sự phát triển) 15 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  16. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM 2.3 Lý thuyết giải bài toán sáng chế - TRIZ Những ý tưởng chính dẫn đến việc xây dựng TRIZ: Khoa học có nhiệm vụ phát hiện các quy luật. Khoa học sáng tạo cũng không nằm ngoài quy tắc chung đó. Nếu như sáng tạo, tạo ra sự phát triển và trong mỗi sự phát triển đều có sự sáng tạo. Vậy, đi tìm các quy luật sáng tạo chính là đi tìm các quy luật phát triển. Sự tiến triển và phát triển xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực kể từ vụ nổ lớn, trong khá nhiều trường hợp, không có sự tham gia của con người và tâm-sinh lý con người nói riêng. Khi con người xuất hiện trên trái đất, tham gia vào quá trình sáng tạo, con người ngộ nhận rằng sáng tạo là độc quyền của con người và cái độc quyền ấy là tư duy sáng tạo. Điều này giải thích vì sao nhiều nhà nghiên cứu đi theo hướng: đi tìm các quy luật sáng tạo là đi tìm các quy luật tâm-sinh lý. Trong khi đó, nếu quan niệm rằng đi tìm các quy luật sáng tạo là đi tìm các quy luật phát triển sự vật nói chung, nhà nghiên cứu, về mặt nguyên tắc, phải xem xét tất cả các lĩnh vực mà ở đó có sự tiến hóa và phát triển, tức là, kể cả những nơi không có sự tham gia của con người. + Sáng tạo tạo ra sự thay đổi 16 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  17. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM + Sáng tạo tạo ra sự đa dạng + Sáng tạo  Phát triển + Đi tìm các quy luật sáng tạo tức là đi tìm các quy luật phát triển Các quy luật phát triển sự vật cần được phát hiện và sử dụng một cách có ý thức nhằm tạo ra cơ chế định hướng trong tư duy sáng tạo. Nhờ vậy, sự phát triển định hướng, điều khiển được với năng suất và hiệu quả cao sẽ thay thế sự phát triển dựa trên cơ chế “thử và sai”. Đây cũng chính là cơ chế định hướng giúp chuyển bài toán có mức khó cao xuống mức khó thấp hơn. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, nền văn minh được tạo ra, chủ yếu do con người làm việc môt cách phổ biến bằng những công cụ ngày càng hoàn thiện, chứ không phải do con người bình thường hiện nay có năng lực tâm- sinh lý hoàn thiện hơn tổ tiên mình. Các công cụ ngày càng hoàn thiện đó được sáng chế ra, chủ yếu dựa trên những phát minh khoa học liên quan đến các quy luật khách quan, chứ không phải các quy luật tâm-sinh lý của con người. Tương tự như vậy, việc nghiên cứu các quy luật khách quan về sự phát triển sự vật sẽ giúp sáng chế ra hệ thống các công cụ cho tư duy sáng tạo để, về mặt nguyên tắc, tất cả mọi người có thể sử dụng dễ dàng. Phương pháp luận sáng tạo đó sẽ có năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp luận sáng tạo được xây dựng dựa trên các quy luật tâm-sinh lý con người. Mặt khác, hệ thống công cụ đó phải đa dạng để phù hợp với các mức khó của bài toán. Nói như vậy, không có nghĩa các quy luật tâm-sinh lý bị bỏ qua. Trái lại, các quy luật tâm-sinh lý quan trọng ở chỗ, giúp các nhà nghiên cứu thiết kế, xây dựng Phương pháp luận sáng tạo thân thiện với người sử dụng, hiểu theo nghĩa phù hợp với những đặc thù của tâm-sinh lý con người. Mặt khác, các quy luật tâm-sinh lý còn giúp người sử dụng Phương pháp luận sáng tạo biết cơ sở tâm-sinh lý của tư duy để có thể điều khiển tư duy của mình, phát triển các ý tưởng sáng tạo và đổi 17 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  18. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM mới hướng theo các quy luật khách quan về sự phát triển sự vật, chứ không phải phát sinh các ý tưởng bị chi phối bởi các yếu tố tâm-sinh lý chủ quan. Đối với những bài toán có mức khó cao, Phương pháp luận sáng tạo phải giúp thay đổi tình hình hiện nay theo hướng: rút ngắn thời gian giải bài toán, giảm số lượng người và chi phí giải bài toán. Do vậy, tác giả của sáng tạo mức cao mới có thể nhận được lợi nhuận nhanh hơn, nhiều hơn so với hiện nay. Nói cách khác, mới có được sự công bằng hơn trong việc phân phối lợi nhuận cho các tác giả sáng tạo. Để các ý tưởng trên biến thành hiện thực, trước hết TRIZ kế thừa và sử dụng các nguồn kiến thức là thành tựu của nhiều bộ môn khoa học và kỹ thuật. Phép biện chứng duy vật cung cấp phương pháp luận nghiện cứu và các quy luật chung nhất về sự phát triển trong cả ba lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. 18 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  19. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Vì sự tiến hóa và phát triển xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực, nên cách tiếp cận và xử lý thông tin về sự phát triển cần mang tính khái quát cao và có phạm vi áp dụng rộng. Các lý thuyết hệ thống, thông tin, điều khiển học, ra quyết định và các phương pháp dự báo trở nên thích hợp với những yêu cầu này. Tuy sự tiến hóa và phát triển xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực nhưng với mục đích phát hiện ra các quy luật phát triển, người nghiên cứu cần có những thông tin, tin cậy về sự phát triển. Trong quá trình xây dựng TRIX, thông tin patent được chọn một cách ưu tiên. Sau đó, nhiều kết quả thu được có so sánh với sự tiến hóa và phát triển của các hệ thống sinh học trong tự nhiên và lịch sử phát triển các ngành khoa học-kỹ thuật. Những sáng chế mức cao là những sáng chế sử dụng nhiều các hiêu ứng khoa học, đặc biệt những hiệu ứng của các ngành khoa học cơ bản, có những tính chất độc đáo còn ít người biết đến. TRIZ còn đặt mục đích xây dựng cơ sở kiến thức, các phương tiện để giúp các nhà sáng chế tra cứu và sử dụng các hiệu ứng khoa học một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao trong quá trình sáng tạo và đổi mới của họ. Việc xây dựng TRIZ còn phải tính đến yếu tố tâm lý của người sử dụng. Điều này giải thích vì sao tâm lý học sáng tạo là một trong những nguồn kiến thức của TRIZ. Ngoài ra, TRIZ còn phê phán những phương pháp luận sáng tạo khác nhằm kế thừa các ưu điểm và tránh những hạn chế mà chúng mắc phải. 2.4 Vấn đề khoa học: Vấn đề khoa học hay còn gọi là vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. 19 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  20. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại 2 vấn đề: Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. Có 3 tình huống: có vấn đề, không có vấn đề và giả vấn đề như hình bên dưới: Có vấn đề Có nghiên cứu Không có Không có nghiên vấn đề cứu Không có nghiên Không có vấn đề cứu Giả vấn đề Nãy sinh vấn đề Nghiên cứu theo khác một hướng khác Tình huống thứ nhất: Có vấn đề nghiên cứu . Như vậy sẽ có nhu cầu trả lời vào vấn đề nghiên cứu, nghĩa là sẽ tồn tại hoạt động nghiên cứu Tình huống thứ hai: Không có vấn đề hoặc không còn vấn đề. Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu trả lời, nghĩa là không có nghiên cứu. Tình huống thứ ba:Tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc không có vấn đề khác. Gọi đó là “ giả vấn đề “. Phát hiện “ giả vấn đề “ vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những hậu quả bất ưng cho hoạt động thực tiễn. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: Có 6 phương pháp để phát hiện các vấn đề khoa học: Tìm những kẻ hở, phát hiện các vấn đề mới Tìm những bất đồng Nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường Quan sát những vướng mắc trong thực tiễn 20 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  21. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn Những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát một sự kiện nào đó. 2.5 Phƣơng pháp giải quyết bài toán phát minh – sáng chế  Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai thành phần vật chất tác động tương hỗ và một loại trường hay năng lượng” Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật. Vepol được quy ước đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật chất của hệ thống nhưng là chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao tốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm, tàu phá băng đóng vai trò cộng cụ và trường cơ lực đặt vào tàu để tác động tương hỗ với băng. Việc phân loại các chuẩn để giải quyết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích Vepol. Mô hình Vepol gồm 3 yếu tố: một Trường T và trong T có hai vật chất V1, V2. T V1 V2 Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ 3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên Vepol đó. Có 5 phương pháp: + Dựng Vepol đầy đủ + Chuyển sang Fepol + Phá vỡ Vepol + Xích Vepol + Liên trường 21 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  22. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM 2.6 Các nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo cơ bản Các thủ thuật có vai trò trong phương pháp luận sáng tạo như vai trò của chữ cái trong ngôn ngữ, các nguyên tố hóa học trong hóa học, hiểu theo nghĩa, từ đó các thủ thuật tổ hợp lại với nhau tạo nên những ý tưởng sáng tạo phức tạp hơn. Thực tế, cho thấy người ta thường dùng các tổ hợp của các thủ thuật, nhiều hơn là dùng các thủ thuật đơn lẻ một cách độc lập. Nhà khoa học Atshuler đã đưa ra một hệ thống các nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật; tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin; đưa ra và lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn đề. Dưới đây là 40 nguyên tắc sáng tạo :  Nguyên tắc phân nhỏ Chia đối tượng thành các phần độc lập. Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.  Nguyên tắc “tách khỏi” Tách phần gây “phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi đối tượng.  Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.  Nguyên tắc phản (bất) đối xứng Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm bậc đối xứng). 22 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  23. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM  Nguyên tắc kết hợp Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.  Nguyên tắc vạn năng Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác.  Nguyên tắc “chứa trong” Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.  Nguyên tắc phản trọng lượng Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động  Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng súât ngược lại).  Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Thực hiên trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.  Nguyên tắc dự phòng 23 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  24. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.  Nguyên tắc đẳng thế Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.  Nguyên tắc đảo ngược Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ : không làm nóng mà làm lạnh đối tượng). Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.  Nguyên tắc cầu (tròn) hoá Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.  Nguyên tắc linh động Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.  Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.  Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 24 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  25. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều). Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. Đặt đối tượng nằm nghiêng. Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước.  Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động. Sử dụng tần số cộng hưởng. Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện. Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.  Nguyên tắc tác động theo chu kỳ Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). Nếu đã có tác động theo chu kỳ , hãy thay đổi chu kỳ. Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.  Nguyên tắc liên tục tác động có ích Thực hiêṇ công viêc m ột cách liên tục (tất cả các phần của đối tượnng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). Khắc phục vận hành không tải và trung gian. Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.  Nguyên tắc “vượt nhanh” 25 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  26. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.  Nguyên tắc biến hại thành lợi Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.  Nguyên tắc quan hệ phản hồi Thiết lập quan hệ phản hồi. Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.  Nguyên tắc sử dụng trung gian Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp để mang, truyền tác động. Tạm thời gắn đối tượng cho trước với đối tượng khác, để tách rời sau đó.  Nguyên tắc tự phục vụ Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.  Nguyên tắc sao chép (copy) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học(ảnh, hình vẽ với các tỷ lệ cần thiết. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.  Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 26 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  27. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ như tuổi thọ).  Thay thế sơ đồ cơ học Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. Sử dụng diện trường, từ trừơng và điện từ trường trong tương tác với đối tượng. Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.  Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.  Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.  Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ, ). Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.  Nguyên tắc thay đổi màu sắc Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài. Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài. Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang. Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. 27 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  28. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.  Nguyên tắc đồng nhất Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.  Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi, ) hoặc phải biến dạng. Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hối trực tiếp trong quá trình làm việc.  Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng Thay đổi trạng thái đối tượng. Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. Thay đổi dộ dẻo. Thay đổi nhiệt độ, thể tích.  Sử dụng chuyển pha Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng  Sử dụng sự nở nhiệt Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.  Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy. Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy. 28 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  29. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy. Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị ion hóa) bằng chính ôxy.  Thay đổi độ trơ Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa. Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa. Thực hiện quá trình trong chân không.  Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới. 3. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề - Bài toán trên cơ sở tin học 3.1 Phƣơng pháp trực tiếp Đặc điểm của cách giải quyết vấn đề này là đều xác định được trực tiếp lời giải thông qua một thủ thục tính toán (cộng thức, hệ thức, định luật ) hoặc qua cách bước căn bản để có được lời giải. Đối với phương pháp này, việc giải quyết vấn đề trên máy tính chỉ là thao tác lập trình hay chỉ là sự chuyển đổi từ ngôn ngữ bên ngoài sang ngôn ngữ sử dụng trong máy tính. Tìm hiểu phương này chính là tìm hiểu phương pháp lập trình trên máy tính. Để thực hiện tốt phương pháp trực tiếp ta nên áp dụng các nguyên lý sau: + Nguyên lý 1: Chuyển đổi dữ liệu của bài toán thành dữ liệu của chương trình, có nghĩa là “Dữ liệu của bài toán sẽ đựoc biểu diển dưới dạng các biến của chương trình thông qua các quy tắc xác định của ngôn ngữ lập trình cụ thể”. Một số quy tắc cần tuân thủ: Ý nghĩa của biến chỉ được hiểu bởi con người. Mọi biến trong chương trình cần được khai báo trước khi sử dụng. 29 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  30. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Tên biến cần gợi nhớ và thống nhất như: Tên biến phải liên quan đến ý nghĩa, tên biến phải có tiền tố cho biết kiểu biến, viết hoa mỗi chữ cái đầu, viết tắt tên biến, đừng đặt tên biến quá dài + Nguyên lý 2: Chuyển đổi quá trình tính toán của bài toán thành các cấu trúc của chương trình, có nghĩa là “mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản: Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp”. Dùng biến trung gian cho hợp lý, đừng quá lạm dụng biến trung gian. + Nguyên lý 3: Biểu diễn các tính toán chính xác, nghĩa là “Chương trình tính toán theo các biểu thức chính xác không đồng nhất với quá trình tính toán chính xác về mặt hình thức”. Một số quy tắc cần tuân thủ: So sánh bằng nên dùng |a-b|< Quá trình tối ưu tính toán biểu thức của ngôn ngữ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán. + Nguyên lý 4: Biểu diễn các tính toán gần đúng bằng phương pháp lặp, có nghĩa là: ”Mọi quá trình tính toán gần đúng đều dựa trên cấu trúc lặp với tham số xác định”. Một số quy tắc cần lưu ý: Biểu thức lặp chưa chắc là công thức lặp tối ưu trong máy tính. Thay thế các cấu trúc lặp xác định không tường minh bằng cấu trúc lăp̣ không xác định. Đừng thay đổi biến đếm trong vòng lặp xác định. Tránh dùng các điều kiện rẽ nhánh không điều kiện (Goto) một cách không cần thiết. Đừng tính lại các hằng số trong một vòng lặp. 30 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  31. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM + Nguyên lý 5: Phân chia bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, có nghĩa là: ”Mọi vấn đề bài toán đều có thể giải quyết bằng cách phân chia thành những bài toán nhỏ hơn”. Một số quy tắc: Dùng chương trình con: Hàm, thủ tục để chia nhỏ chương trình. + Nguyên lý 6: Biểu diễn các bài toán không tường minh bằng phương pháp đệ quy, có nghĩa là: “Quá trình đệ quy trong máy tính không đơn giản như các biểu thức quy nạp của toán học”. Một số quy tắc: Khử đệ quy: Chuyển tham số đệ quy thành biến đếm của vòng lặp. Khử đệ quy: Chỉ đưa vào stack những tham số có ý nghĩa trong quá trình đệ quy. 3.2 Phƣơng pháp gián tiếp Phương pháp này được áp dụng khi chưa tìm ra lời giải chính xác của vấn đề. Đây cũng chính là cách tiếp cận chủ yếu của loài người từ xưa đến nay. Điều khác hôm nay là chúng ta đưa ra những giải pháp đặc trưng của máy tính, dựa vào sức mạnh tính toán của máy tính. Một lời giải trực tiếp bao giờ cũng tốt hơn, nhưng không phải lúc nào cũng có. 31 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  32. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Các phương pháp gián tiếp: Phƣơng pháp thử - sai: Khi xây dựng lời giải bài toán theo phương pháp thử – sai, người ta thường dựa vào 3 nguyên lý sau : + Nguyên lý vét cạn: Đây là nguyên lý đơn giản nhất, liệt kê tất cả các trường hợp có thể xảy ra. + Nguyên lý ngẫu nhiên: Dựa vào việc thử một số khả năng được chọn một cách ngẫu nhiên. Khả năng tìm ra lời giải đúng phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chọn ngẫu nhiên. + Nguyên lý mê cung: Nguyên lý này được áp dụng khi chúng ta không thể biết được chính xác “hình dạng” lời giải mà phải xây dựng dần lời giải qua từng bước một giống như tìm đường đi trong mê cung. Để thực hiện tốt phương pháp thử - sai, chúng ta nên áp dụng các nguyên lý sau : + Nguyên lý vét cạn toàn bộ: Muốn tìm được cây kim trong đống rơm, hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút được cây kim 32 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  33. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM + Nguyên lý mắt lưới: Lưới bắt cá chỉ bắt được những con cá có kích thước lớn hơn kích thước mắt lưới. + Nguyên lý giảm độ phức tạp của thử và sai: Thu hẹp trường hợp trước và trong khi duyệt, đồng thời đơn giản hóa tối đa điều kiện chấp nhận một trường hợp. + Nguyên lý thu gọn không gian tìm kiếm: Loại bỏ những trường hợp hoặc nhóm trường hợp chắc chắn không dẫn đến lời giải. + Nguyên lý đánh giá nhánh cận: Nhánh có chứa quả phải nặng hơn trọng lượng của quả. Phƣơng pháp Heuristic Phương pháp Heuristic có đặc điểm là đơn giản và gần gũi với cách suy nghĩ của con người, cho ra được những lời giải đúng trong đa số các trường hợp áp dụng. Các thuật giải Heuristic được xây dựng dựa trên một số nguyên lý rất đơn giản như : + Vét cạn thông minh + Tối ưu cục bộ (Greedy) + Hướng đích + Sắp thứ tự Để thực hiện tốt phương pháp Heuristic, chúng ta nên áp dụng các nguyên lý sau : + Nguyên lý leo núi: Muốn leo lên đến đỉnh thì bước sau phải “cao hơn” bước trước. + Nguyên lý chung: Chọn hướng đi triển vọng nhất trong số những hướng đi đã biết. Phƣơng pháp trí tuệ nhân tạo Phương pháp trí tuệ nhân tạo dựa trên trí thông minh của máy tính. Phương pháp này, người ta sẽ đưa vào máy trí thông minh nhân tạo giúp máy tính bắt chước một phần khả năng suy luận như con người, máy tính dựa trên những điều đã được “học“ để tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề. 33 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  34. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng I: Quá trình phát triển của hệ điều hành Adroid trên điện thoại di động 1. Hệ điều hành Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Nhiệm vụ của hệ điều hành: + Điều khiển và quản lý trực tiếp các thiết bị phần cứng + Thực hiện một số thao tác cơ bản như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu. + Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới. + Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command). + Ngoài ra, hệ điều hành, trong vài trường hợp cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt web, chương trình soạn thảo văn bản, 2. Đặc điểm của điện thoại di động Điện thoại di động hay còn gọi là thiết bị cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình, nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay, điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống. 34 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  35. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay, ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình, Có nhiều kiểu điện thoại di động khác nhau, nhưng chỉ có ít hệ điều hành dành cho điện thoại di động. Hệ điều hành là phần mềm chạy trên điện thoại và cho phép thực hiện những thao tác như xem bản đồ, truy cập danh sách việc cần làm, thực hiện cuộc gọi hoặc phát nhạc. Các hệ điều hành điện thoại di động phổ biến nhất bao gồm: + Android: là hệ điều hành điện thoại di động của Google + Apple (iOS): là hệ điều hành điện thoại di động của Apple, có trên iPhone, iPod Touch và iPad. + BlackBerry: là hệ điều hành điện thoại di động Research in Motion (RIM). + Nokia (Symbian): là hệ diều hành được sử dụng trên điện thoại di động Nokia mà không chạy hệ điều hành Windows Phone. + Windows Phone và Windows Mobile: là hệ điều hành di động của Microsoft. 3. Hệ điều hành Android 3.1 Giới thiệu Android Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005). Theo NPD, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành android bán được tại Mỹ trong quý II năm 2010 xếp vị trí đầu tiên với 33%, thứ 2 là BB os với 28% và iOS ở vị trí thứ 3 với 22%. Android có một cộng đồng những nhà phát triển rất lớn viết các ứng dụng cho hệ điều hành của mình. Hiện tại có khoảng 70,000 ứng dụng cho Android os 35 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  36. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM và vào khoảng 100,000 ứng dụng đã được đệ trình, điều này khiến Android trở thành hệ điều hành di động có môi trường phát triển lớn thứ 2. Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai. Google công bố hầu hết các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache. Hệ điều hành Android bao gồm 12 triệu dòng mã; 3 triệu dòng XML, 2.8 triệu dòng mã C, 2.1 triệu mã Java và 1.75 triệu dòng mã C++ 3.2 Lịch sử ra đời Tháng 7 năm 2005, Google mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ. Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T- Mobile), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV). 36 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  37. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động. Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động dựa trên hạt nhân Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp mở rộng cao. Một số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác phần mềm, đồng thời ra hiệu với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện truyền thông in và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn cho rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Và lại càng có nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định nghĩa các đặc tả công nghệ và trình diễn các mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng. Tháng 9 năm 2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của evalueserve cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động. Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng: Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open Handset Alliance), một côngxoocxiom bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola,Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mởcho thiết bị di động. Cùng với sự thành lập của OHA, họ cũng giới thiệu sản phẩm 37 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  38. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Android đầu tiên. Nó là một thiết bị di động có hệ điều hành dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6. Ngày 9 tháng 12 năm 2008, thêm 14 thành viên mới gia nhập dự án Android được công bố, gồm có ARM Holdings, Atheros Communication, Asustek, Asustek Computer Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp, và Vodafone Group Plc. Trừ những giai đoạn cập nhật ngắn, Android đã lưu hành với mã nguồn mở kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2008. Google đã mở toàn bộ mã nguồn (bao gồm cả các ngăn xếp mạng và điện thoại) under an Apache License. Với giấy phép Apache, các nhà cung cấp có thể thêm những mở rộng thương mại mà không cần chuyển chúng thành mã nguồn mở. 3.3 Đặc điểm của Android Tính năng mở của hệ điều hành Android: Android được xây dựng để cho phép các nhà phát triển, tạo ra các ứng dụng di động hấp dẫn, tận dụng tất cả chức năng một chiếc điện thoại đã cung cấp. Nó được xây dựng để được thực sự mở. Ví dụ, một ứng dụng có thể kêu gọi bất kỳ chức năng lõi của điện thoại như thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn văn bản, hoặc bằng cách sử dụng máy ảnh, cho phép các nhà phát triển để tạo ra phong phú hơn và nhiều hơn nữa những kinh nghiệm cố kết cho người dùng. Android được xây dựng trên mở Linux Kernel. Hơn nữa, nó sử dụng một máy ảo tuỳ chỉnh được thiết kế để tối ưu hóa bộ nhớ và tài nguyên phần cứng trong một môi trường di động. Android là mã nguồn mở, nó có thể được liberally mở rộng. Nền tảng này sẽ tiếp tục tiến triển như cộng đồng nhà phát triển công việc cùng nhau để xây dựng các ứng dụng di động sáng tạo. Tất cả các ứng dụng có thể đƣợc tạo ra cho Android: Android không phân biệt giữa các ứng dụng lõi của điện thoại và các ứng dụng của bên thứ ba. Họ tất cả có thể được xây dựng để có thể truy cập bằng khả năng của một người cung cấp cho người sử dụng điện thoại với một dải rộng các ứng dụng và dịch vụ. Với các thiết bị xây dựng trên Hệ điều hành Android, người dùng có thể hoàn toàn thích ứng với điện thoại đến lợi ích của họ. Họ có thể trao đổi trên màn hình của 38 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  39. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM điện thoại, những phong cách của dialer, hoặc bất kỳ ứng dụng. Họ thậm chí có thể hướng dẫn điện thoại của họ để sử dụng hình ảnh ưa thích của họ xem các ứng dụng để xử lý xem tất cả các hình ảnh. Phá bỏ rào cản ứng dụng của Android: Android phá bỏ rào cản để xây dựng các ứng dụng mới và sáng tạo. Ví dụ, một nhà phát triển có thể kết hợp thông tin từ các trang web với dữ liệu trên điện thoại di động của một cá nhân – ví dụ như địa chỉ liên hệ của người dùng, lịch, hoặc vị trí địa lý – để cung cấp một trải nghiệm người dùng có liên quan hơn. Với Android, một nhà phát triển có thể xây dựng một ứng dụng cho phép người dùng xem vị trí của bạn bè của họ và được cảnh báo khi họ đang có trong vùng phụ cận cho họ một cơ hội để kết nối. Với Android tốc độ nhanh và phát triển ứng dụng dễ dàng: Android cung cấp truy cập đến một loạt các thư viện công cụ hữu ích và có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phong phú. Ví dụ, Android cho phép các nhà phát triển để có được vị trí của điện thoại, và cho phép các thiết bị để giao tiếp với nhau tạo điều kiện cho đồng đẳng rich-to-peer ứng dụng xã hội. Ngoài ra, Android bao gồm một tập hợp đầy đủ công cụ đã được xây dựng từ mặt đất lên cùng với việc cung cấp nền tảng phát triển, với năng suất cao và cái nhìn sâu vào các ứng dụng của họ. Phần mềm điện thoại Android: Phải nói rằng Android ra đời đã mang lại cho người dùng điện thoại sự cảm nhận khác biệt về 1 chiếc Smartphone, chưa đầy 2 năm kho phần mềm cho Android đã lên đến còn số hơn 30 nghìn ứng dụng. 3.4 Các phiên bản của Android Hệ điều hành Android đã trải qua chặng đường năm năm phát triển, hàng loạt phiên bản mang nhiều cải tiến ra mắt. Sau đây là các tính năng chủ chốt trong các phiên bản Android từ khi ra mắt đến nay.  Android 1.0 Ra mắt: ngày 23-11-2008. 39 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  40. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM HTC Dream là dòng smartphone thương mại dùng Android đầu tiên với kiểu dáng trượt kèm bàn phím vật lý. Phiên bản Android 1.0 chưa được Google định hình tên mã, dù trước đó tên gọi Astro Boy hay Bender được gán cho thế hệ đầu tiên này. Android 1.0 rất nguyên sơ, tích hợp sẵn khả năng đồng bộ dữ liệu với các dịch vụ trực tuyến của Google như Gmail, Google Calendar và Contacts, một trình phát media, hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth, thanh trạng thái hiển thị các thông báo ứng dụng và một ứng dụng chụp ảnh (camera) tuy chưa cho phép thay đổi độ phân giải và chất lượng ảnh.  Android 1.1 Ra mắt: ngày 9-2-2009. Bên cạnh con số, Google rục rịch đưa hệ thống tên gọi (tên mã) vào các phiên bản Android. Tuy chưa chính thức áp dụng nhưng Android 1.1 đã có tên Petit Four. Không bao gồm nhiều tính năng, phiên bản này bổ sung một số chức năng mới cho Google Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo gọi điện thoại đã có thể hiển thị hoặc ẩn khi gọi, chương trình SMS cho phép người dùng lưu tập tin đính kèm. Android 1.1 sửa một số lỗi trong Android 1.0.  Android 1.5: Cupcake Ra mắt: ngày 30-4-2009. Cupcake, tên mã đầu tiên áp dụng cho phiên bản Android. Cupcake mang nhiều tính năng mới như bàn phím ảo có khả năng dự đoán từ đang gõ, từ điển từ ngữ do người dùng đặt ra, hỗ trợ widget trên giao diện chủ, quay phim và phát lại 40 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  41. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM video clip, lược sử thời gian cuộc gọi, chế độ tự động xoay màn hình theo hướng sử dụng (screen rotation). Trình duyệt web trong Cupcake có thêm khả năng sao chép/ dán (copy/paste). Ngoài ra, phiên bản này cho phép người dùng hiển thị hình ảnh trong danh bạ, một điểm thú vị mà hầu hết người dùng điện thoại di động muốn có. Màn hình chuyển đổi và hình ảnh khi khởi động máy được làm mới.  Android 1.6: Donut Ra mắt: ngày 30-9-2009. Donut khắc phục các chức năng "lỏng lẻo" trong Cupcake, mở rộng chức năng tìm kiếm bằng giọng nói và ký tự đến bookmark và danh bạ. Android Market trở thành "chợ đầu mối" để người dùng tìm kiếm và xem các ứng dụng Android. Ứng dụng chụp ảnh và quay phim trong Donut nhanh hơn. Hệ điều hành hỗ trợ màn hình có độ phân giải lớn hơn, hướng đến các thế hệ smartphone màn hình lớn.  Android 2.0: Eclair Ra mắt: ngày 26-10-2009. 41 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  42. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Chỉ sau gần một tháng ra mắt Donut (Android 1.6), Google tung ra Eclair, phiên bản được nhận định là "bước đi lớn" của hệ điều hành này. Eclair cải tiến rất nhiều, từ giao diện đến ứng dụng bên trong hệ thống. Ứng dụng chụp ảnh tăng cường thêm chức năng zoom số (phóng to), cân bằng trắng, hỗ trợ đèn flash và các hiệu ứng màu sắc. Hệ thống hoạt động ổn định hơn, cải thiện khả năng xử lý, hỗ trợ kết nối Bluetooth tốt hơn, đặc biệt tùy chọn đồng bộ nhiều tài khoản. Một điểm thuận tiện được đánh giá cao lúc bấy giờ là giao diện danh bạ cho phép nhấn chọn vào một ảnh danh bạ để gọi, nhắn tin hay email đến họ. Giao diện ứng dụng lịch biểu (Calendar) cũng thay đổi. Eclair là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ ảnh nền động (live wallpaper) dù tùy chọn này tiêu tốn khá nhiều pin.  Android 2.2: Froyo Ra mắt: ngày 20-5-2010. Từ phiên bản 2.0 trở đi, Android dần hoàn thiện hơn. Phiên bản 2.2 (Froyo) mang Adobe Flash đến Android, kéo theo hàng loạt ứng dụng và game trên nền Flash. Người dùng cũng có thể xem video clip nền Flash như YouTube và "ra lệnh" thực hiện cuộc gọi qua Bluetooth. 42 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  43. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Một chức năng mới trong Froyo được nhóm người dùng lưu động yêu thích là USB Tethering và Wi-Fi Hotspot, biến chiếc smartphone Android thành thiết bị phát sóng Wi-Fi từ kết nối 3G. Tính năng này được sử dụng rất phổ biến đến ngày nay. Lần đầu tiên Android cho phép cài đặt ứng dụng (app) lên thẻ nhớ SD thay vì mặc định cài ngay vào bộ nhớ trong của thiết bị. Điểm "đầu tiên" nữa trong Froyo bao gồm mật khẩu đã hỗ trợ số và chữ số. Thiết bị đầu tiên mang nhãn Froyo ra mắt thị trường là HTC Nexus One.  Android 2.3: Gingerbread Ra mắt ngày: 6-12-2010. Đến cuối năm 2012, Gingerbread vẫn đang "phủ sóng" trên rất nhiều thiết bị dùng Android, chiếm đến hơn phân nửa (54%). Google hợp tác Samsung trình làng dòng smartphone đầu tiên sử dụng Gingerbread mang tên Nexus S, hỗ trợ công nghệ giao tiếp tầm gần NFC. Gingerbread đưa vào hệ thống một công cụ quản lý tải tập tin, cho phép theo dõi và truy xuất đến các tập tin đã tải về máy. Hệ thống này hỗ trợ nhiều camera cho các thiết bị có camera mặt sau và trước, quản lý nguồn pin hiệu quả hơn, tiết kiệm thời lượng pin. Phiên bản này khắc phục khá nhiều lỗi từ Froyo, kèm theo một số điều chỉnh trong giao diện người dùng (UI).  Android 3.0: Honeycomb Ra mắt: ngày 22-2-2011. 43 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  44. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Đây không chỉ là một phiên bản, mà có thể xem là một thế hệ Android đầu tiên dành riêng cho máy tính bảng (tablet), ra mắt cùng tablet Motorola XOOM. Mang những tính năng từ thế hệ Android 2.x, Android 3.0 cải tiến giao diện phù hợp với cách sử dụng máy tính bảng, bàn phím ảo thân thiện hơn, hỗ trợ xử lý đa tác vụ (multi-tasking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng chạy. Không chỉ có bề mặt được trau chuốt, phần lõi hệ thống có các cải tiến tương thích với phần cứng như hỗ trợ chip xử lý (CPU) đa lõi, tăng tốc phần cứng Android 3.0 đặt nền móng quan trọng cho thế hệ Android 4.x hợp nhất, khắc phục sự phân mảng của Android (có các phiên bản riêng dành cho smartphone và tablet).  Android 4.0: Ice Cream Sandwich Ra mắt: ngày 19-10-2011. "Bánh kem sandwich" (ICS) là thế hệ Android được mong đợi nhất đến nay, ra đời cùng dòng smartphone "bom tấn" Samsung Galaxy Nexus, thế hệ smartphone đầu tiên trang bị ICS. 44 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  45. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh các ứng dụng thường dùng vào phần bên dưới giao diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh sách ứng dụng hơn. Các ứng dụng đã có thể truy xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị (Lock screen), hiện các hãng sản xuất thiết bị chỉ mới cho phép Camera có thể chọn nhanh từ Lock screen. Ice Cream Sandwich hoạt động mượt mà, nhanh và đẹp hơn.  Android 4.1: Jelly Bean Ra mắt: 9-7-2012. Máy tính bảng Nexus 7, sản phẩm hợp tác giữa Google và Asus, là thiết bị dùng Jelly Bean đầu tiên ra mắt. Android 4.1 nâng tầm hoạt động cho hệ điều hành của Google, trở thành hệ điều hành cho thiết bị di động hàng đầu hiện nay, đe dọa cả "ông lớn" Windows. Khả năng sắp xếp giao diện chủ và widget trong Jelly Bean rất tùy biến và linh hoạt. Hệ thống hỗ trợ dịch vụ ví điện tử Google Wallet, đặc biệt trình duyệt web mặc định trong Android được thay thế bởi đại diện tên tuổi: Chrome, với khả năng đồng bộ dữ liệu theo tài khoản với bản Chrome trên máy tính. Jelly Bean giới thiệu Google Now, dịch vụ trực tuyến mới hiện chỉ dành cho Android, một phụ tá ảo đắc lực cho công việc sắp xếp lịch trình, tìm kiếm thông tin, xác định vị trí Rất đa năng và được xem như lời đáp trả của Google với "phụ tá ảo" Apple Siri trong iOS.  Android 4.2: vẫn là Jelly Bean Ra mắt: tháng 11-2012. 45 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  46. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Chỉ sau gần năm tháng ra mắt Android 4.1, Google tiếp tục bồi thêm sức nặng cho Android với phiên bản 4.2 và vẫn mang tên mã Jelly Bean. Android 4.2 tiếp tục mang đến những cải tiến hấp dẫn cho ứng dụng chụp ảnh (Camera) như HDR, Photo Sphere, hiệu ứng ảnh, Google Now, đưa tính năng lướt chọn từ rất hay trong bàn phím ảo. Chức năng "bom tấn" hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng (multi-user profile) lần đầu tiên được áp dụng trong Android 4.2 nhưng chỉ có người dùng máy tính bảng thừa hưởng chức năng này.  Tương lai Android X Nhiều dự đoán cho rằng thế hệ Android 5.0 kế tiếp sẽ có tên mã "Key Lime Pie" và thế hệ thiết bị Nexus mới của Google sẽ một lần nữa trở thành "đại diện đầu tiên" sở hữu nền tảng mới này. Android sẽ dần xóa nhòa lằn ranh giữa hệ điều hành cho thiết bị di động và hệ điều hành cho máy tính cá nhân, giảm khác biệt phân mảnh, đem đến những chức năng thú vị hơn nữa. 4. Phƣơng pháp sáng tạo trong Android qua từng phiên bản - Nguyên tắc kết hợp: Android ngay từ phiên bản đầu tiên đã có sự kết hợp linh hoạt các tính năng như google, nghe nhac, chụp ảnh và bàn phím ảo giúp tăng chức năng cho chiếc điện thoại. - Nguyên tắc cục bộ: Chức năng "bom tấn" hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng (multi-user profile) lần đầu tiên được áp dụng trong Android 4.2, mỗi tài khoản chỉ được thực hiện một số chức năng cho phép. - Nguyên tắc vạn năng: với hệ điều hành Android giúp cho chiếc điện thoại trở nên hữu ích hơn, nhờ tích hợp khả năng đồng bộ dữ liệu với các dịch vụ trực tuyến đã giúp điện thoại giống như một bản đồ (có thể tìm đường bất kỳ lúc nào); máy chụp ảnh, camera, máy laptop siêu nhỏ (check mail, soạn thảo văn bản, lướt web, facebook, ), Một chức năng mới trong Android 2.2 Froyo được nhóm người dùng lưu động yêu thích là USB Tethering và Wi-Fi Hotspot, biến chiếc smartphone Android thành thiết bị phát sóng Wi-Fi từ kết nối 3G 46 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  47. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM - Nguyên tắc chứa trong: Android hỗ trợ bàn phím ảo, khi cần thì hiện ra và ẩn bên trong ứng dụng khi không sử dụng. - Nguyên tắc dự phòng: Gingerbread đưa vào hệ thống một công cụ quản lý tải tập tin, cho phép theo dõi và truy xuất đến các tập tin đã tải về máy. Hệ thống này hỗ trợ nhiều camera cho các thiết bị có camera mặt sau và trước, quản lý nguồn pin hiệu quả hơn, tiết kiệm thời lượng pin. - Nguyên tắc đảo ngƣợc: thay vì bắt buộc phải sử dụng bàn phím trên điện thoại khi thao tác thì Android hỗ trợ sự dụng bàn phím ngay trên màn hình (bàn phím ảo) - Nguyên tắc linh động: . Android 1.1 có một số chức năng mới cho Google Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo gọi điện thoại đã có thể hiển thị hoặc ẩn khi gọi, chương trình SMS cho phép người dùng lưu tập tin đính kèm. . Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh các ứng dụng thường dùng vào phần bên dưới giao diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh sách ứng dụng hơn. Các ứng dụng đã có thể truy xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị, cho phép camera có thể chọn nhanh từ Lock Screen. . Khả năng sắp xếp giao diện chủ và widget trong Android 4.1 Jelly Bean rất tùy biến và linh hoạt . Android 3.0 hỗ trợ xử lý đa tác vụ (multi-tasking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng chạy. - Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: Gingerbread hỗ trợ nhiều camera cho các thiết bị có camera mặt sau và trước. - Nguyên tắc tự phục vụ: Android hỗ trợ khả năng tự lưu lại các địa chỉ trang web khi người dùng truy cập - Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Android 1.0 đã hỗ trợ thanh trạng thái hiển thị các thông báo ứng dụng thay đổi màu ứng với từng thông báo; khi truy cập hay xóa những file hệ thống của điện thoại thì xuất hiện báo lỗi màu đỏ, 47 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  48. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM khi truy cập vào vùng nguy hiểm thì xuất hiện cảnh bào màu vàng, ngoài ra còn cho phép người dùng đổi màu nền cho mỗi ứng dụng để tăng thêm tính thẩm mỹ, - Nguyên tắc đồng nhất: . Android 1.0 rất nguyên sơ, tích hợp sẵn khả năng đồng bộ dữ liệu với các dịch vụ trực tuyến của Google như Gmail, Google Calendar và Contacts. . Android 3.0 hỗ trợ xử lý đa tác vụ (multi-tasking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng chạy. Không chỉ có bề mặt được trau chuốt, phần lõi hệ thống có các cải tiến tương thích với phần cứng như hỗ trợ chip xử lý (CPU) đa lõi, tăng tốc phần cứng - Nguyên tắc vƣợt nhanh: Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh các ứng dụng thường dùng vào phần bên dưới giao diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh sách ứng dụng hơn. Các ứng dụng đã có thể truy xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị (Lock screen). Chƣơng II: Ứng dụng Game Tic-Tac-Toe Việt Nam trên hệ điều hành Android 1. Giới thiệu Game Tic-Tac-Toe Việt Nam Tic-tac-toe là một trò chơi phổ biến dùng viết trên bàn cờ giấy có chín ô, 3x3. Hai người chơi, người dùng ký hiệu O, người kia dùng ký hiệu X, lần lượt điền ký hiệu của mình vào các ô. Người thắng là người thể tạo được đầu tiên một dãy ba ký hiệu của mình, ngang dọc hay chéo đều được. 48 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  49. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Ứng dụng Tic-tac-toe Việt Nam được phát triển dựa trên ứng dụng mẫu Tic Tac Toe trong Android Sample Project. 2. Ứng dụng Tic-Tac-Toe Việt Nam Ứng dụng sau khi cài đặt: Màn hình chào mừng: 49 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  50. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Màn hình chơi: Menu thông báo (khi ấn vào nút menu) 50 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  51. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM + Tạo bàn chơi mới: Xóa bàn chơi hiện tại và khởi tạo lại bàn chơi + Độ khó: Dễ - Trung bình – Khó + Lịch sử: Xem lịch sử các bàn đã chơi: 51 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  52. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Mỗi cấp độ chơi sẽ có những hàm xử lí riêng. Chƣơng III: Ý tƣởng sáng tạo trên điện thoại di động trong tƣơng lai 1. Điện thọai di động Luxury Palette Luxury Palette là một dạng điện thoại di động có màn hình kép và sử dụng kết hợp với bút styplus. Sản phẩm sẽ rất thuận tiện và phù hợp với những vị khách hàng muốn sử dụng trên bàn, họ không cần phải mua thêm một thiết bị phụ kiện nào khác. Có đôi khi người dùng có thể sử dụng như một cuốn lịch hay một khung ảnh. 52 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  53. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM 2. Điện thọai Sandwich Khác với ý tưởng ở trên, điện thoại Sandwich có đến 3 màn hình riêng biệt để sử dụng cho 3 mục đích, điện thoại, nghe nhạc MP3 và màn hình còn lại để chụp hình. Với thiết kế nhỏ gọn như một quyển sổ ghi chú, sản phẩm này rất phù hợp với sinh viên và các doanh nhân. 3. Ý tƣởng phát hình 3D trên iPhone 5 Thành viên Whoisthebaldguy chia sẻ trên YouTube một video độc đáo. Trong đó, smartphone thế hệ mới của Apple có khả năng phát ảnh 3 chiều như phim viễn tưởng. Nhân vật chính trong clip sử dụng camera của iPhone để lấy thông tin ở nhiều góc khác nhau. Sau đó vài giây, hình ảnh về anh này với nổi lên ngay trên mặt smartphone. 53 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  54. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM 4. Độc đáo với concept điện thoại trong suốt Đa phần những mẫu điện thoại tuyệt vời ngày hôm nay đã có ý tưởng thiết kế từ nhiều năm trước. Ý tưởng không ngừng phát sinh và công nghệ thì xác định đánh giá lại giá trị của ý tưởng. Môt thời đại di động mới đã bắt đầu và ý tưởng về những chiếc điện thoại trong suốt cũng xuất hiện nhiều lần. Và liệu rằng trong tương lai không xa, những ý tưởng này có thể trở thành hiện thực không ?  Điện thoại trong suốt 54 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  55. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Một mẫu thiết kế đơn giản với màn hình hiển thị LCD căn bản, có kích thước nhỏ và có thể nhìn xuyên suốt mọi vật xuyên qua thân điện thoại. Nhưng chức năng của nó cũng chỉ dừng ở mức căn bản như nghe, gọi , nhắn tin  Mẫu thiết kế của Nokia Chúng ta sẽ không thể bỏ qua ý tưởng của một nhà sản xuất lớn như Nokia. Thông qua bức ảnh ta có thể thấy được một mẫu điện thoại được thiết kế dành riêng cho giới trẻ với các tính năng phức tạp. Có thể kể đến như camera 5Mp, màn hình cảm ứng, đèn LED hỗ trợ được tích hợp trên chiếc điện thoại này.  Samsung “Aqua” 55 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  56. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Aqua của Samsung cũng là một trong những ý tưởng về điện thoại trong suốt gây được nhiều sự chú ý. Mẫu điện thoại này lấy cảm hứng từ nước và sử dụng giao diện đồ họa rất ấn tượng mang lại thích thú cho người dùng. Một tính năng cũng rất ấn tượng khác là người dùng có thể dễ dàng xóa bỏ các biểu tượng chỉ bằng cách xoa các ngón tay với nhau.  Điện thoại thời tiết Sử dụng hệ điều hành Windows Phone, mẫu điện thoại này sẽ giúp bạn cập nhật mọi thông tin về thời tiết theo một cách đặc biệt, chiếc điện thoại sẽ thay đổi giao diện tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Ví dụ khi có mưa lớn, thân điện thoại sẽ hiển thị hình mưa rơi; vào một ngày có sương mù, chiếc điện thoại trở nên mờ ảo như có hơi nước đọng lại vậy. 56 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  57. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM  Điện thoại “Thru” Một chiếc điện thoại ấn tượng với thiết kế độc đáo, sự pha trộn giữa thiết kế trượt và tính năng trong suốt. Một mặt sẽ hiển thị nội dung còn mặt khác là bàn phím ảo.  Màn hình đôi Pane Được đề xuất bởi Mc Funamuzu, đồng tác giả của mẫu thiết kế điện thoại “thru”. Như tên gọi của mình, mẫu thiết kế này sử dụng kỹ thuật phân lớp đem đến hiệu ứng ba chiều cho các đối tượng hình ảnh hiển thị trên màn hình. Nếu concept này được hiện thực hóa thì công nghệ 3D sẽ được tích hợp cùng sản phẩm này. 57 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  58. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM  Sự kết hợp giữa Mobiado và Aston Martin Hãng sản xuất xe hơi Aston martin và nhà sản xuất điện thoại Mobiado đã kết hợp cùng nhau để xây dựng nên ý tưởng về chiếc điện thoại này. Được gọi là CPT002, sản phẩm có thân máy trong suốt với màn hình cảm ứng điện dung cùng 2 biểu tượng nổi bật trên thân. Khe cắm thẻ nhớ SIM sẽ được bố trí ở bên cạnh của chiếc điện thoại.  “Second Life” Giống như tên gọi của mình, mẫu điện thoại này hướng tới mục đích giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng trong cuộc sống, thân thiện với môi trường. Ý tưởng thiết kế được xây dựng dựa trên việc sử dụng một vật liệu trong suốt làm điện 58 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  59. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM thoại, mọi thông số và các tính năng đều giống như một chiếc điện thoại bình thường.  Điện thoại dẻo Concept này còn cao hơn cả một chiếc điện thoại trong suốt thông thường, mẫu điện thoại này của Nokia còn có thể “uốn dẻo” thoải mái tùy theo các tính năng được sử dụng bởi người dùng. 5. Thiết bị điện thoại di động của tƣơng lai Điện thoại di động ngày nay khác xa so với những chiếc điện thoại thông thường vì các tính năng của nó vượi trội hơn rất nhiều chứ không đơn thuần là thực hiện cuộc gọi nữa. Mac Funamizu giới thiệu với công chúng thiết kế điện thoại di động mới mà mọi người thường đùa là lấy từ trong bộ phim kinh điển của James Bond ra! Có thể đeo chiếc điện thoại này quanh cổ tay mặc dù nó trong suốt. Tuy nhiên, giao diện có thể được điều chỉnh với những thay đổi màu sẵn có, hoặc có thể cài đặt bất kì bức hình ưa thích nào của mình làm hình giao diện. Chiếc điện thoại này có thể dễ dàng gập lại được. Vì vậy tha hồ đút túi nó di chuyển khắp mọi nơi. Đi kèm với thiết bị điện thoại đi động tương lai này là một bộ tai nghe với nhiều tính năng vượt trội nhằm đảm bảo hiệu ứng âm thanh tuyệt vời. 59 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  60. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Có thể đeo nó quanh cổ tay như một chiếc đồng hồ thông thường. Nó cũng có thể hoạt động như một chiếc đồng hồ. Theo mặc định thì chiếc điện thoại này là trong suốt, nhưng khi muốn tạo nên sự khác biệt, có thể thay đổi màu sắc hoặc sử dụng chính những bức ảnh yêu thích của mình làm hình nền. 60 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  61. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Màn hình trong suốt có thể dễ dàng thay đổi trạng thái, biến thành những dạng phẳng mà bạn đễ dàng đút túi để lưu trữ và di chuyển. Phụ kiện tai nghe đi kèm sẽ biến đôi tai của bạn trở thành một phòng hòa nhạc hoành tráng. Microphone đi kèm sẽ phát hiện mệnh lệnh bằng giọng nói của bạn để bắt đầu tìm kiếm tên bài hát. Khi hứng khởi bạn ngân nga giai điệu của bài hát, chiếc điện thoại này sẽ tự động tìm chính xác bản nhạc để giúp bạn “thăng hoa”. 61 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  62. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Nhịp tim cũng là một yếu tố được kiểm tra thường xuyên để dựa vào đó tìm kiếm bài hát phù hợp Ngoài ra, chiếc điện thoại đời mới này còn có khả năng tìm bài hát tương thích với địa điểm bạn đang đứng. Hãy lưu những bài hát ưa thích lên bản đồ, và chiếc điện thoại sẽ tự động chơi những bản nhạc này khi bạn đứng trong khu vực đã cài đặt. 62 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  63. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM PHẦN III KẾT LUẬN Qua bài thu hoạch này, giúp em nắm rõ hơn được quá trình giải quyết các vấn đề sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin, giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu sau này. Thật vậy, muốn phát triển cần phải có sáng tạo, sáng tạo được xem là cốt lõi của sự phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ, ta thấy điện thoại di động ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều tính năng mà kiểu dạng tiện lợi. Đồng thời với sự phát triển đó thì hệ điều hành thiết kế dành riêng của điện thoại di động cũng được ra đời để khai thác hết được sức mạnh của thiết bị thông minh này, trong đó ta thấy hệ điều hành Android được sử dụng phổ biến hiện nay, đó là kết quả quá trình nghiên cứu sáng tạo không ngừng các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều phiên bản với nhiều tính năng mới linh hoạt tiện lợi và có khả năng tích hợp rất nhiều ứng dụng rất hữu dụng cho người sử dụng. từ đây ta thấy tầm quan trọng của việc sáng tạo và nghiên cứu khoa học trong đời sống công nghệ. Các ý tưởng sáng tạo rất đột phá trong thế giới di động nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung không ngừng được đưa ra cho tương lai. 63 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21
  64. TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NCKH TRONG TIN HỌC – GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Kiếm, Slide bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học. ĐH Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM 2. Hoàng Kiếm, Giải một bài toán trên máy tính như thế nào tập ,2, NXBGD 2008. 3. Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ thuật Giải quyết vấn đề và ra quyết định, Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH QG TPHCM. 4. Ngô Đình Qua, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM 5. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật – 1999 6. Google.com 7. Wikipedia 8. Các nguồn internet khác 64 HVTH: TRẦN KIM HƯƠNG – 1112013 – HTTT K21