Bài giảng Vật lý đại cương 2: Điện-quang - Hoàng Văn Trọng

pdf 136 trang phuongnguyen 5631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý đại cương 2: Điện-quang - Hoàng Văn Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_vat_ly_dai_cuong_2_dien_quang_hoang_van_trong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Vật lý đại cương 2: Điện-quang - Hoàng Văn Trọng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2 ĐIỆN – QUANG Hà Nội 12/03/2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2 ĐIỆN – QUANG SINH VIÊN : HOÀNG VĂN TRỌNG LỚP : K54 Địa lý QUÊ QUÁN : Giao Thủy – Nam Định ĐIỆN THOẠI : 0974 971 149 EMAIL : hoangtronghus@gmail.com Hà Nội 12/03/2014
  3. Lời chia sẻ Điện – Quang là môn học thuộc "Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành" và các ngành đào tạo của trường ĐHKHTN, ĐHQGHN đều học môn học này. Nội dung của Điện – Quang gồm 2 phần chính có liên quan chặt chẽ với nhau: + Điện học (bao gồm Điện và Từ) + Quang học (tính chất sóng và tính chất hạt của ánh sáng) Trong phần Điện học là những nội dung cơ bản về trường điện và trường từ. Trước hết, cần nắm được các khái niệm, hiểu và nhớ các định luật để giải quyết các bài tập liên quan – đây là điều kiện cần. Để tiếp thu kiến thức của môn học bớt khó khăn thì cần phải xem lại những kiến thức liên quan tới môn Toán như: đạo hàm – vi phân, tích phân hàm một biến (môn Giải tích 1 – giáo trình Toán học cao cấp tập 2), tích phân hàm nhiều biến (môn Giải tích 2 – giáo trình Toán học cao cấp tập 3), lý thuyết trường về toán tử rot, toán tử div, Các định luật phát biểu cho điện tích điểm, hạt cơ bản, yếu tố dòng, .nhưng bài toán lại cần tìm giá trị tổng hợp. Vì thế, trong quá trình vận dụng lý thuyết vào bài tập thì thường gặp khó khăn do liên quan đến phép tính tích phân mà cụ thể là đi tìm biểu thức dưới dấu tích phân. Bản chất của phép lấy tích phân chỉ là phép cộng: cộng vô số các số hạng trong b n b a đó mỗi số hạng có giá trị vô cùng nhỏ: f(x) dx lim f(x i ) n  a i 1 n Ta sử dụng tích phân khi có một hoặc nhiều yếu tố biến đổi, ví dụ điện trường do các điện tích ở vị trí khác nhau là khác nhau, các điện tích phân bố liên tục. Muốn tìm biểu thức dưới dấu tích phân thì phải xác định giá trị (ví dụ điện trường) do một yếu tố vi phân vô cùng nhỏ gây nên sau đó lấy tích phân để cộng các giá trị đó lại với nhau. Ngoài ra, biểu thức dưới dấu tích phân có thể xuất hiện véctơ tức là chiều của các véctơ thay đổi theo từng yếu tố vi phân. Nếu có 1 yếu tố biến đổi thì ta có tích phân của hàm 1 biến, nếu có 2 yếu tố biến đổi thì ta có tích phân mặt, nếu có 2 yếu tố biến đổi mà biến số này là hàm của biến số kia thì có thể đưa về tích phân đường, Ngoài ra, một số định lý và định luật còn được thể hiện dưới dạng vi phân và liên quan tới toán tử rot, toán tử div: định lý O – G trong điện trường, từ trường; định luật Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Ampere về dòng toàn phần, các phương trình của Maxwell. Vì vậy cần phải hiểu được rot và div: Edl rot E lim L S 0 S (trong đó S là diện tích giới hạn bởi đường cong kín L) EdS divE lim S V 0 V (trong đó V là thể tích giới hạn bởi mặt kín S)
  4. Một vấn đề khó khăn nữa là khi xác định chiều theo quy tắc bàn tay phải thì thường bị gượng tay. Các bạn có thể thay bằng quy tắc vặn đinh ốc cho dễ tưởng tượng, với quy ước: vặn đinh ốc xoay theo chiều kim đồng hồ thì đinh ốc sẽ chuyển động tịnh tiến về phía trước và ngược lại. Phần Quang học cũng chứa nhiều nội dung tương ứng với lịch sử phát triển của nó. Trong khuôn khổ của môn học và cũng để phục vụ cho thi kết thúc môn, chúng ta nên tập trung vào bản chất sóng của ánh sáng (giao thoa, nhiễu xạ, phân cực) và lượng tử ánh sáng (các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối, hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton). Nhìn chung, bài tập trong phần này dễ hơn phần Điện nhưng lý thuyết cần phải nhớ thì khá nhiều. File này được cấu trúc như sau: đối với mỗi phần thì đầu tiên là tóm tắt lý thuyết với các công thức hay sử dụng được bao quanh bởi viền màu đỏ, sau đó là áp dụng lý thuyết vào giải một số bài toán liên quan. Cuối file là một số đề thi và đề kiểm tra. Cần hiểu và ghi nhớ những nội dung lý thuyết cơ bản, cách xây dựng công thức, vì chúng sẽ xuất hiện trong bài thi kết thúc môn học.  Trên đây là chút kiến thức ít ỏi mà mình muốn chia sẻ cùng các bạn. Do hạn chế nhận thức về môn học nên chắc chắn còn nội dung nào đó viết chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, rất mong các bạn thông cảm và góp ý để mình chỉnh sửa thêm. Các bạn có điều gì thắc mắc xin gửi về địa chỉ: hoangtronghus@gmail.com Hoặc đăng ý kiến lên page: ĐỀ THI HUS – KHTN HÀ NỘI của trang web facebook.com để cùng trao đổi và thảo luận. Hoàng Văn Trọng
  5. Cập nhật 12/03/2014 MỤC LỤC PHẦN I: ĐIỆN HỌC 8 A. LÝ THUYẾT 8 1. Điện trường 8 a. Điện tích 8 b. Định luật Coulomb 8 c. Điện trường 9 d. Đường sức điện trường 9 e. Nguyên lý chồng chất điện trường 9 2. Định lý Ostrogradski – Gauss (O – G) 10 a. Thông lượng điện trường 10 b. Định lý O – G 10 3. Điện thế 10 a. Công của lực tĩnh điện 10 b. Tính chất thế của trường tĩnh điện 11 c. Thế năng của một điện tích trong điện trường 11 d. Điện thế - Hiệu điện thế 11 e. Mặt đẳng thế 12 g. Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường 12 4. Năng lượng điện trường 13 a. Năng lượng tĩnh điện của vật dẫn 13 b. Năng lượng của tụ điện 13 c. Năng lượng và mật độ năng lượng điện trường 14 5. Dòng điện 14 a. Dòng điện. Mật độ dòng điện 14 b. Phương trình liên tục 15 c. Lực lạ 15 6. Từ trường 15 a. Định luật Ampere về tương tác từ giữa hai yếu tố dòng cơ bản 15 b. Từ trường 16 c. Định luật Biot – Savart – Laplace 16 d. Lực tác dụng của từ trường lên dòng điện 16 7. Định luật Ampere về dòng toàn phần và ứng dụng 17 a. Định luật Ampere về dòng toàn phần 17 b. Ứng dụng của định luật Ampere về dòng toàn phần 17 c. Định lý Ostrogradski – Gauss trong từ trường 18 8. Lực Lorentz – Hiệu ứng Hall 18 a. Lực Lorentz 18 b. Hiệu ứng Hall 18 9. Các định luật về cảm ứng điện từ 19 a. Định luật Faraday 19 b. Định luật Lenz 19 10. Hiện tượng hỗ cảm và hiện tượng tự cảm 19 a. Hiện tượng hỗ cảm 19 b. Hiện tượng tự cảm 20 11. Năng lượng từ trường 20 a. Năng lượng từ trường 20 b. Mật độ năng lượng từ trường 20 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 1
  6. Cập nhật 12/03/2014 12. Hệ phương trình Maxwell và hệ quả 20 B. BÀI TẬP 22 Bài 1: Điện trường của điện tích điểm 22 Bài 2: Điện thế của điện tích điểm 23 Bài 3: Điện trường của lưỡng cực điện 23 Bài 4: Điện thế của lưỡng cực điện 25 Bài 5: Điện trường và điện thế của dây dẫn thẳng dài tích điện 25 Trường hợp 1: M nằm trên đường trung trực của sợi dây và cách trung điểm của sợi dây một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi a 25 Trường hợp 2: M nằm trên đường thẳng AB và cách trung điểm O một khoảng là z 28 Trường hợp 3: M nằm trên đường thẳng vuông góc với một đầu của sợi dây và cách đầu sợi dây một khoảng là z 30 Trường hợp 4: M nằm trên đường thẳng vuông góc với sợi dây tại điểm cách đầu sợi dây một khoảng là h, M cách sợi dây một khoảng là z. Đây là trường hợp tổng quát cho 3 trường hợp ở trên 32 Bài 6: Điện trường và điện thế của vòng dây tròn tích điện 34 Trường hợp 1: Vòng dây tròn tâm O bán kính R, tích điện q, mật độ điện dài là . Điểm M nằm trên trục của vòng dây và cách O một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi z bằng 0. 34 Trường hợp 2: Một ống hình trụ rất mỏng có chiều cao h, tích điện dương với mật độ điện mặt là . Điểm M nằm trên trục của hình trụ và cách tâm của mặt đáy một khoảng là z 36 Trường hợp 3: Bán cầu rỗng có bán kính R, tích điện dương với mật độ điện mặt . Điểm M nằm tại tâm của bán cầu 37 Bài 7: Điện trường và điện thế của đĩa tròn tích điện 40 Trường hợp 1: Đĩa tròn tâm O bán kính R, tích điện dương với mật độ điện mặt . Điểm M nằm trên trục của đĩa và cách O một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi z >> R và khi R . 40 Trường hợp 2: Hình trụ đặc bán kính R, tích điện dương với mật độ điện khối là . Điểm M nằm trên trục của khối trụ và cách tâm của mặt đáy một khoảng là z. 42 Bài 8: Xác định véc tơ cảm ứng từ B do một dây dẫn thẳng dài có dòng I chạy qua tại điểm M cách dây một khoảng là z. 45 Bài 9: Xác định véctơ cảm ứng từ do một dòng điện tròn tâm O bán kính R, cường độ I gây ra tại điểm M nằm trên trục của vòng dây tròn và cách O một khoảng là z. Tìm cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây tròn. 47 Bài 10: Nửa vòng dây dẫn điện bán kính R = 0,49m và khối lượng m = 250g, có dòng điện I = 25A chạy qua (hình vẽ). Hỏi cần một từ trường B có hướng và độ lớn như thế nào để nửa vòng dây trên lơ lửng trong không gian. 48 Bài 11: Một dây cáp đồng trục có đường kính trong d1 = 2mm vỏ ngoài bọc chì đường kính d2 = 8 cm, ở giữa lõi và vỏ bọc là chất điện môi có hằng số điện môi  = 3. Trong lõi và vỏ bọc tích điện trái dấu nhau với mật độ điện dài  = 3,14.10-4 C/m. Hãy xác định cường độ điện trường tại các điểm cách trục một khoảng: 49 (a) r1 = 3 cm. 49 (b) r2 = 10 cm. 49 Bài 12: Cho quả cầu không dẫn điện tâm O, bán kính R = 15 cm được tích điện đều với mật độ điện tích khối = 1,699.10-7 C/m3, được đặt trong chân không. 51 (1) Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách tâm O một đoạn: (a) r1 = 10 cm; (b) r2 = 30 cm. 51 (2) Lấy điện thế tại vô cùng bằng 0. Xác định điện thế tại P cách tâm 20 cm. 51 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 2
  7. Cập nhật 12/03/2014 Bài 13: Một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R = 15 cm. Lấy điện thế tại vô cùng bằng 0, tích điện cho quả cầu đến hiệu điện thế 1500V. Hãy xác định: 54 (a) Điện tích và mật độ điện tích trên mặt quả cầu. 54 (b) Cường độ điện trường, hiệu điện thế tại các điểm M và N lần lượt cách tâm O một khoảng là 5 cm và 45 cm. 54 (c) Mật độ điện trường tại các điểm M, N. 54 Bài 14: Một dòng điện thẳng dài vô hạn có dòng điện không đổi 1A chạy qua. Một khung dây hình chữ nhật ABCD đặt trong mặt phẳng đi qua dòng điện. Cho cạnh AB = 30cm, BC = 20cm. Đoạn AB song song với dòng điện, cách dòng điện 10cm. Hãy xác định từ thông đi qua cuôn dây. Cho hằng số từ thẩm của môi trường bằng 1. 55 Bài 15: Một dây tích điện liên tục nằm dọc theo trục Ox từ điểm x = x0 đến + . Mật độ điện tích dài trên dây là 0. Tính cường độ điện trường và điện thế tại gốc tọa độ O. 56 Bài 16: Một thanh dẫn hình trụ, khối lượng 0.72 kg, bán kính tiết diện 6 cm, có dòng điện I = 48A chạy qua theo chiều mũi tên, nằm trên hai thanh ray có độ dài L = 45 cm đặt song song và cách nhau một khoảng d = 12 cm. Toàn bộ hệ được đặt trong một từ trường đều có độ lớn 0.24 T, hướng vuông góc với mặt phẳng chứa thanh dẫn và thanh ray. Thanh dẫn đứng yên ở một đầu của ray và bắt đầu lăn không trượt theo ray. Tính tốc độ của thanh dẫn tại thời điểm rời khỏi đầu kia của ray. 58 Bài 17: Một dây dẫn được uốn như hình vẽ, có dòng I = 5A chạy qua. Bán kính cung tròn là R = 3 cm. Xác định độ lớn và hướng của cảm ứng từ tại tâm của cung tròn. 59 Bài 18: Một solenoid với n = 400 vòng/m có dòng điện biến thiên I = 30(1 – e-1.6t) A chạy qua. Một cuộn dây có tổng cộng N = 250 vòng, bán kính 6cm được đặt đồng trục vào trong lòng của solenoid. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. 60 Bài 19: Một thanh dài 14 cm được tích điện đều, có diện tích tổng cộng là –22 µC. Xác định cường độ điện trường và điện thế tại điểm nằm trên trục thanh, cách trung điểm của thanh một khoảng là 36 cm 61 Bài 20: Một thanh dẫn điện có mật độ khối lượng là 0.04 kg/m, được treo bằng hai sợi dây dẫn mềm cho dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường Bin = 3,6 T, hướng vuông góc vào trong mặt phẳng. Dòng điện I phải có hướng và độ lớn như thế nào để không có sức căng trên các dây treo. 63 Bài 21: Một dây dẫn gồm vòng dây tròn có bán kính R và hai đoạn dây thẳng, dài, nằm trong cùng một mặt phẳng. Dây dẫn có dòng điện I = 7A chạy qua theo chiều mũi tên (hình vẽ). Tìm biểu thức của véctơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây. 64 Bài 22: Một cuộn có 15 vòng dây, bán kính R = 10 cm, được cuốn quanh một solenoid có bán kính 2 cm và n = 1000 vòng/m. Dòng điện chạy trong solenoid theo chiều mũi tên (hình vẽ) và biến thiên theo quy luật I = 5sin(120t) A. Tìm biểu thức của suất điện động cảm ứng trong cuộn có 15 vòng dây. 65 Bài 23: Một quả cầu đặc, bán kính 40 cm, tích điện đều trong toàn bộ thể tích với điện tích tổng cộng là +26C. Tìm độ lớn và hướng của cường độ điện trường tại những vị trí cách tâm quả cầu một khoảng: 66 (a) 0 cm. 66 (b) 10 cm. 66 (c) 40 cm. 66 (d) 60 cm. 66 Bài 24: Một thanh có độ dài L nằm dọc theo trục x (hình vẽ). Đầu bên trái của thanh được đặt tại gốc tọa độ. Thanh được tích điện không đều với mật độ điện tích dài là  = .x ( là một hằng số dương). 68 (a) Đơn vị của là gì. 68 (b) Tìm điện thế tại điểm M cách gốc tọa độ một khoảng d 68 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 3
  8. Cập nhật 12/03/2014 Bài 25: Bốn dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có cùng dòng điện I = 5A (hình vẽ). Các dòng điện A và B hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. Các dòng C và D hướng vuông góc ra bên ngoài mặt phẳng hình vẽ. Tìm độ lớn và hướng của cảm ứng từ B tại điểm M nằm ở tâm hình vuông có cạnh 0,2m. 69 Bài 26: Thanh dẫn có thể trượt không ma sát trên hai ray song song, đặt cách nhau một khoảng l = 1,2m. Toàn bộ hệ được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 2,5T hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. 70 (a) Tính lực lực không đổi Fapp cần thiết để trượt thanh dẫn sang phải với tốc độ 2 m/s. 70 (b) Tính công suất tỏa ra trên điện trở R = 6. 70 Bài 27: Một quả cầu không dẫn điện đường kính 8 cm, tích điện đều trong toàn bộ thể tích với điện tích tổng cộng là +5,7C. Tính điện tích chứa trong các mặt cầu đồng tâm với quả cầu có bán kính. 71 (a) r1 = 2 cm. 71 (b) r2 = 6 cm. 71 Tìm độ lớn và hướng của cường độ điện trường tại các mặt cầu đồng tâm đó. 71 Bài 28: Tính cường độ điện trường và điện thế tại điểm P nằm trên trục của bản vành khăn tích điện đều với mật độ điện tích mặt  (hình vẽ). 72 Bài 29: Một vật dẫn hình trụ dài vô hạn, bán kính R, có dòng điện I chạy qua (hình vẽ) với mật độ dòng J không đều trên tiết diện vật dẫn, J = br (với b là hằng số và r là khoảng cách tính từ trục của hình trụ). Tìm độ lớn cảm ứng từ tại những điểm nằm cách trục hình trụ một khoảng: 74 (a) r1 R. 74 Bài 30: Thanh dẫn có thể trượt không ma sát trên hai thanh ray song song, đặt cách nhau một khoảng l. Toàn bộ hệ được đặt trong từ trường đều hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. Một lực không đổi có độ lớn Fapp 1N làm thanh dẫn trượt đều sang phải với tốc độ 2m/s. Bỏ qua lực ma sát. 76 (a) Tính cường độ dòng điện chạy trong điện trở R = 8. 76 (b) Tính công suất tỏa ra trên điện trở R. 76 Bài 31: Một electrôn chuyển động trên quỹ đạo tròn (hình vẽ) có động năng Eđ = 22,5 eV (1eV = 1,6.10-19 J), cảm ứng từ B = 4,55.10-4 T. 77 (a) Tính bán kính quỹ đạo điện tử, biết khối lượng electrôn m = 9,1.10-31 kg và điện tích q = 1,6.10-19 C. 77 (b) Chu kỳ chuyển động của electrôn. 77 Bài 32: Một sợi dây thẳng đặt nằm ngang có dòng I = 28A. Hỏi chiều và độ lớn của từ trường bằng bao nhiêu để nó gây ra một lực cân bằng với trọng lượng của sợi dây. Cho biết khối lượng trên một đơn vị chiều dài của sợi dây là: m/L = 46,6 g/m. 78 Bài 33: Một dây dẫn thẳng được tách thành hai nửa vòng tròn như nhau, có dòng I chạy qua. Xác định cường độ từ trường tại tâm O của vòng tròn. 79 Bài 34: Tính véctơ cảm ứng từ tại tâm C của hình có dạng dưới đây (hình vẽ) khi có dòng I chạy qua. 79 Bài 35: Hai vòng dây dẫn một lớn một nhỏ đặt song song với nhau (hình vẽ). Trong vòng lớn có dòng I đang tăng. Hỏi: 80 (a) Chiều của dòng điện cảm ứng trong cuộn nhỏ. 80 (b) Chiều của lực tác dụng lên cuộn nhỏ. 80 Bài 36: Một dây dẫn thẳng AB, chiều dài l = 1,2m được nối với một nguồn điện có suất điện động  = 24V bằng một sợi dây mềm (hình vẽ). Điện trở trong của nguồn điện là r Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 4
  9. Cập nhật 12/03/2014 = 0,5 . Dây dẫn AB đặt trong từ trường có véctơ cảm ứng từ B = 0,8T vuông góc với dây dẫn. Điện trở mạch ngoài là R = 2,5. 81 (a) Tìm dòng chạy trong mạch nếu dây chuyển động với vận tốc v = 12,5 m/s. 81 (b) Dòng thay đổi bao nhiêu lần nếu dây dẫn dừng lại. Bỏ qua từ trường do dòng điện gây nên. 81 PHẦN II: QUANG HỌC 82 A. LÝ THUYẾT 82 1. Cơ sở quang hình học 82 2. Giao thoa ánh sáng 83 a. Ánh sáng là một sóng 83 b. Cường độ sáng 83 c. Giao thoa vân không định xứ 84 d. Giao thoa vân định xứ 86 e. Các giao thoa kế 89 3. Nhiễu xạ ánh sáng 90 a. Nguyên lý Hugen – Fresnel 90 b. Nhiễu xạ Fresnel 91 c. Nhiễu xạ Fraunhofer 92 4. Phân cực ánh sáng 96 5. Lượng tử ánh sáng 98 a. Bức xạ nhiệt 98 b. Các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối 98 c. Thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein 99 d. Hiện tượng quang điện 100 e. Hiệu ứng Compton 100 B. BÀI TẬP 101 Bài 1: Chiếu chùm ánh sáng trắng xuống bản mỏng có chiết suất n = 1,33 trong không khí với góc tới 60o, ánh sáng có bước sóng 550nm phản xạ cho cường độ cực đại với bậc giao thoa bằng 2. Hãy xác định bề dày của bản mỏng. Ngoài ánh sáng trên còn ánh sáng đơn sắc nào khi phản xạ cũng cho cường độ cực đại. 101 Bài 2: Trên bề mặt của một quang cụ làm bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,7 người ta phủ một lớp trong suốt có chiết suất n1 = 1,7 . Hãy xác định bề dày tối thiểu của lớp trong suốt để ánh sáng có bước sóng 550nm không bị phản xạ. Coi ánh sáng chiếu vuông góc.102 Bài 3: Mặt cầu của thấu kính phẳng lồi tiếp xúc với bản thủy tinh. Bán kính cong của thấu kính là R = 100cm. Chiếu chùm sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,5µm tới vuông góc với bản thủy tính sao cho vân Newton xuất hiện ở mặt trên mặt cong của thấu kính. Cho biết chiết suất của vật liệu làm thấu kính là n1 = 1,5 và chiết suất của thủy tinh là n3 = 1,7. 103 a) Hãy xác định bán kính của vân tối thứ 5. 103 b) Không gian giữa thấu kính và bản chứa đầy sulphua cacbon có chiết suất n2 = 1,63. Hãy xác định bán kính của vân tối thứ 5. 103 Bài 4: Hai tấm thủy tinh dài 120 mm có một đầu chạm nhau còn đầu kia cách nhau 48 µm tạo thành nêm không khí. Chiếu chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,48 µm xuống vuông góc với mặt dưới của nêm. Hãy xác định: 104 a) Khoảng vân. 104 b) Số vân giao thoa quan sát được. 104 Bài 6: Một nguồn sáng điểm phát ánh sáng đơn sắc bước sóng  = 0,5µm được đặt trên trục vuông góc đi qua tâm của lỗ tròn truyền sáng, bán kính r = 1 mm, cách lỗ tròn một khoảng a = 1m. Hãy xác định khoảng cách b từ màn đến điểm quan sát để đối với điểm đó lỗ tròn chứa đúng 3 đới Fresnel. 107 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 5
  10. Cập nhật 12/03/2014 Bài 7: Chiếu chùm ánh sáng đơn sắc bước sóng  = 0,44 µm tới vuông góc với khe hẹp bề rộng a. Trên màn quan sát đặt cách khe hẹp 1m người ta đo được khoảng cách từ cực tiểu nhiễu xạ thứ 2 đến cực đại chính giữa là 50cm. Hãy xác định: 107 a) Góc nhiễu xạ ứng với cực tiểu thứ 2. 107 b) Bề rộng a của khe hẹp. 107 Bài 8: Trong một thí nghiệm nhiễu xạ của sóng phẳng qua một khe hẹp dài vô hạn, bề rộng khe là a = 1200nm, khoảng cách từ màn đến khe hẹp là 1m, ánh sáng có bước sóng 600nm. Lấy chính giữa màn làm gốc, hãy xác định vị trí góc và vị trí trên màn của cực đại phụ và cực tiểu thứ nhất (về phía góc âm) trong các trường hợp khi chùm sáng tới:109 a) Vuông góc với khe hẹp. 109 b) Tạo với pháp tuyến của khe hẹp một góc 30o. 109 Bài 9: Chiếu chùm sáng đơn sắc song song bước sóng  = 0,55 µm tới hai khe hẹp giống nhau có bề rộng a = 0,25mm; khoảng cách hai khe là d = 1,55mm. Màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe đoạn D = 1m 110 a) Xác định khoảng cách giữa các cực đại giao thoa. 110 b) Có bao nhiêu vân sáng quan sát được trong cực đại trung tâm của bao hình nhiễu xạ. 110 Bài 10: Chiếu một chùm sáng đơn sắc bước sóng 600nm tới vuông góc với một cách tử có hằng số (chu kỳ) là d = 1900nm và số khe là N = 104. Sau cách tử đặt một thấu kính hội tụ, màn quan sát đặt ở mặt phẳng tiêu diện của thấu kính. Hãy xác định: 112 a) Vị trí và bề rộng góc của vạch quang phổ bậc 2. 112 b) Trên màn quan sát được bao nhiêu vạch quang phổ. 112 Bài 11: Chiếu chùm ánh sáng phát ra từ nguồn Natri tới vuông góc với cách tử có các thông số như sau: hằng số d = 1900 nm và số khe N = 104. Natri có hai ánh sáng đơn sắc bước sóng 589 nm và 589,59 nm. Hãy xác định: 114 a) Khoảng cách góc giữa hai vạch quang phổ bậc 2 của hai ánh sáng trên. 114 b) Cách tử có phân biệt được hai vạch quang phổ bậc 1 của hai ánh sáng trên không. Tại sao? 114 Bài 12: Chiếu chùm ánh sáng tự nhiên có cường độ Io tới hệ gồm kính phân tích A và kính phân cực P. Hãy xác định góc giữa hai quang trục của hai kính P và A để ánh sáng đi qua hệ I = Io/8. Bỏ qua hiện tượng hấp thụ ánh sáng khi qua hai kính. 115 Bài 13: Mắt người thông thường nhạy cảm nhất đối với ánh sáng có bước sóng  = 550 nm. Hãy xác định nhiệt độ của một hốc đen tuyệt đối để mắt người nhìn rõ nhất ánh sáng do nó phát ra. 115 Bài 14: Phổ bức xạ của mặt trời cực đại ở bước sóng max = 480 nm. Coi bề mặt của mặt trời như vật đen tuyệt đối. Hãy xác định nhiệt độ bề mặt và năng suất bức xạ toàn phần của mặt trời. Cho hệ số Stefan – Boltzmann  = 5,67.10-8 W/m2K4. Hệ số dịch chuyển Wien b = 2898 µm.K 116 Bài 15: Một nguồn sáng điểm công suất 3W phát ánh sáng đơn sắc bước sóng 589 nm. Hãy xác định số photon đi qua tiết diện 1cm2 theo phương vuông góc với phương truyền, cách nguồn 1,75 m. 116 Bài 16: Một photon năng lượng 150 keV tán xạ đàn hồi trên electron tự do đứng yên dưới góc tán xạ 90o. Cho bước sóng Compton  = 2,42.10-12 m, h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Hãy xác định: 117 a) Năng lượng photon tán xạ. 117 b) Động năng và vận tốc của electron Compton (sau tán xạ). 117 Bài 17: Một photon năng lượng 58 keV tán xạ đàn hồi trên electron tự do đứng yên, sau tán xạ bước sóng photon tăng lên 25%. Hãy xác định: 118 a) Góc tán xạ. 118 b) Bước sóng và năng lượng photon tán xạ. 118 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 6
  11. Cập nhật 12/03/2014 Cho h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s, k = 2,43.10-12 m và lấy 1eV = 1,6.10-19J. 118 MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA 120 1. Đề thi cuối kỳ hè năm 2013 120 2. Đề thi cuối kỳ II năm học 2012 – 2013 122 3. Đề thi cuối kỳ hè năm 2012 124 4. Đề thi cuối kỳ I năm học 2013 – 2014 126 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 7
  12. Cập nhật 12/03/2014 PHẦN I: ĐIỆN HỌC A. LÝ THUYẾT 1. Điện trường a. Điện tích - Là một trong những thuộc tính vật lý cơ bản của vật chất. - Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập, điện tích được bảo toàn. - Điện tích nguyên tố: Là điện tích nhỏ nhất được biết trong tự nhiên. Độ lớn: e = 1,6.10-19 C (điện tích của electrôn) - Phân loại vật chất theo tính chất dẫn điện: + Vật dẫn điện: là vật chất mà các điện tích có thể chuyển động tự do trong toàn bộ thể tích của vật. + Vật cách điện: là vật chất trong đó các điện tích không thể chuyển động tự do. + Vật bán dẫn: là vật chất chỉ dẫn điện được ở một điều kiện xác định. b. Định luật Coulomb - Thể hiện mối quan hệ tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên. - Nội dung: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên đường thẳng nối hai điện tích, có chiều là lực hút nếu hai điện tích trái dấu và là lực đẩy nếu hai điện tích cùng dấu, có độ lớn tỷ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Biểu thức: q q r F k 1 2 . N (I.1) r2 r Trong đó: F là lực tương tác giữa hai điện tích điểm, có đơn vị N. q1, q2 có đơn vị C. r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, có đơn vị m. Véctơ r có hướng từ điện tích gây nên tác dụng đến điện tích bị tác dụng. k là hằng số tĩnh điện,0 là hằng số điện: C2 1 Nm2 ε 8,85.10 12 ; k 8,99.109 0 2 2 Nm 4π0 C n - Lực Coulomb tuân theo nguyên lý chồng chất: F Fi i 1 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 8
  13. Cập nhật 12/03/2014 c. Điện trường - Khái niệm: Điện trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. - Véctơ cường độ điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm là một đại lượng véctơ, được đo bằng lực tác dụng của điện trường lên một đơn vị điện tích dương tại điểm đó. F q r N E 2 . (I.2) q0 4π0r r C + Hướng của E trùng với hướng của lực tác dụng F lên q0 E hướng ra ngoài điện tích điểm nếu q > 0. hướng vào trong điện tích điểm nếu q < 0. + Độ lớn: F q E 2 q0 4π ε0r Véc tơ r hướng từ điện tích q đến điểm cần khảo sát điện trường. d. Đường sức điện trường - Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó trùng với phương của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Chiều của đường sức là chiều của véctơ cường độ điện trường . - Quy ước: Số đường sức đi qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với đường sức thì bằng độ lớn của véctơ cường độ điện trường . - Tập hợp các đường sức điện trường gọi là điện phổ. Tính chất: + Số đường sức đi qua một đơn vị diện tích vuông góc với chúng thì tỷ lệ với độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại đó. + Hai đường sức bất kỳ không thể cắt nhau. + Đường sức bị gián đoạn tại nơi có điện tích. Các đường sức đi ra từ điện tích dương và đi vào điện tích âm. + Các đường sức đến vuông góc với bề mặt của vật dẫn trong điều kiện tĩnh điện. e. Nguyên lý chồng chất điện trường - Cường độ điện trường do hệ các điện tích điểm gây ra tại một điểm bằng tổng véctơ cường độ điện trường do từng điện tích điểm gây ra tại điểm đó. n N E Ei (I.3) i 1 C Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 9
  14. Cập nhật 12/03/2014 2. Định lý Ostrogradski – Gauss (O – G) a. Thông lượng điện trường Nội dung: Thông lượng điện trường gửi qua yếu tố diện tích dS là tích vô hướng giữa E và dS. d E.dS E.dS.cosα Trong đó: + là góc giữa và dS. + dSlà véctơ pháp tuyến của yếu tố diện tích dS. + Độ lớn của véctơ bằng độ lớn diện tích của yếu tố dS. - Thông lượng điện trường gửi qua mặt kín S là:  E.dS E (I.4) S Trong trường hợp này, là hướng của pháp tuyến ngoài của mặt S tại yếu tố dS. b. Định lý O – G Thiết lập mối quan hệ giữa điện tích và điện trường. - Nội dung: Thông lượng điện trường gửi qua mặt kín S bằng tổng đại số các điện tích chứa trong mặt kín đó chia cho hằng số điện 0. - Biểu thức: 1 n  E.dS q E  i (I.5) S 0 i 1 - Dạng vi phân của định lý (nếu điện tích phân bố liên tục trong thể tích của vật): ρ(x, y,z) divE(x, y,z) ε0 ( là mật độ điện tích khối tại điểm có tọa độ (x, y, z)) 3. Điện thế a. Công của lực tĩnh điện - Công cần thiết để đưa điện tích thử q0 từ M đến N là: N qq 1 1 A q Edl 0 MN 0 (I.6) M 4πε0 rM rN rM và rN lần lượt là khoảng cách từ điện tích q tới M và N. - Công này không phụ thuộc vào dạng đường cong dịch chuyển mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 10
  15. Cập nhật 12/03/2014 - Nếu có n điện tích thì công dịch chuyển sẽ là: n q q 1 1 i 0 A MN  (I.7) i 1 4πε0 riM riN b. Tính chất thế của trường tĩnh điện - Nếu một môi trường có công dịch chuyển điện tích trên một đường cong khép kín bằng 0 thì môi trường đó có tính chất thế. A F.dl q E.dl 0 0 E.dl 0 (I.8) - Giá trị E.dlgọi là lưu số của véctơ cường độ điện trường. Lưu số của véctơ cường độ điện trường dọc theo đường cong kín thì bằng 0. r o t E 0 Điện trường tĩnh là một trường thế. Ở dạng tổng quát thì điện trường không phải là trường thế vì ngoài điện trường tĩnh nó còn bao gồm điện xoáy do từ trường biến thiên sinh ra (thuyết trường điện từ của Maxwell). Trong trường hợp này thì: B rot E t c. Thế năng của một điện tích trong điện trường - Thế năng của một điện tích q0 tại một điểm trong điện trường là một giá trị bằng công của lực tĩnh điện để dịch chuyển điện tích đó từ điểm đang xét ra xa vô cùng. - Thế năng của một điện tích điểm q0 trong điện trường do q gây ra: qq0 W (I.9) 4πε0 r - Nếu hệ có n điện tích thì: n n qiq0 W Wi  (I.10) i 1 i 1 4πε0 ri d. Điện thế - Hiệu điện thế - Điện thế tại một điểm được tính bằng công của lực tĩnh điện để dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm đó ra xa vô cùng. - Điện thế tại một điểm cách điện tích q một khoảng r, điện tích thử q0 là: W q V E.dl (I.11) M q0 4πε0 r Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 11
  16. Cập nhật 12/03/2014 - Nếu có nhiều điện tích qi thì: n n 1 qi V Vi  (I.12) i 1 4π ε0 i 1 ri - Do đó công dịch chuyển điện tích q0 từ M đến N: AMN q0(VM VN ) - Hiệu điện thế: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là một đại lượng về trị số bằng công của lực tĩnh điện để dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M đến N. AMN UMN VM VN (I.13) q0 VM AM V 0 e. Mặt đẳng thế - Mặt đẳng thế là tập hợp những điểm có cùng một điện thế. - Mặt đẳng thế của điện trường do điện tích điểm gây ra là các mặt cầu có tâm nằm tại nơi có điện tích. - Tính chất: + Các mặt đẳng thế không cắt nhau. + Công của lực tĩnh điện để dịch chuyển một điện tích trên mặt đẳng thế bằng 0. + Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên mặt đẳng thế thì vuông góc với mặt đẳng thế tại điểm đó. g. Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường - Tính điện thế từ cường độ điện trường: V E.dl M (I.14) M Trong đó dl là vi phân của yếu tố chiều dài theo đường dịch chuyển. - Tính cường độ điện trường từ điện thế: Véc tơ cường độ điện trường tại một điểm bất kỳ trong điện trường bằng và ngược dấu với gradient của điện thế tại điểm đó. E grad V (I.15) Ex = –V’x ; Ey = –V’y ; Ez = –V’z Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 12
  17. Cập nhật 12/03/2014 4. Năng lượng điện trường a. Năng lượng tĩnh điện của vật dẫn - Tính chất của vật dẫn: + Véctơ cường độ điện trường Ei tại mọi điểm bên trong vật dẫn bằng 0. + Thành phần tiếp tuyến Et của véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm trên bề mặt vật dẫn bằng 0. + Điện trường E chỉ còn lại thành phần vuông góc: E En + Mặt vật dẫn là một mặt đẳng thế. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế. + Một vật dẫn khác nằm trong một vật dẫn rỗng sẽ không bị ảnh hưởng của điện trường ngoài. + Sự phân bố điện tích trên bề mặt vật dẫn chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật dẫn đó. Điện tích q chỉ phân bố trên bề mặt của vật dẫn. - Năng lượng của vật dẫn tích điện; 2 1 1 q 1 2 W qV CV (I.16) 2 2 C 2 Trong đó C là điện dung của vật dẫn. Điện dung của vật dẫn bằng số điện tích cần truyền cho vật dẫn để điện thế của nó tăng lên 1V. + Nếu vật dẫn là mặt cầu bán kính R thì: C 4πεε0R εε S + Tụ điện phẳng: C 0 (S – diện tích một mặt tụ, d – khoảng cách) d 2πεε l C 0 + Tụ điện trụ: R (l – chiều dài tụ trụ; R1, R2 – bán kính trong và ngoài) ln 2 R1 εε S + Tụ điện cầu: C 0 (S – diện tích một mặt cầu, d – khoảng cách giữa hai d bản tụ) b. Năng lượng của tụ điện - Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn được đặt rất gần nhau. Các vật dẫn tạo nên tụ được gọi là các bản tụ. - Điện dung của tụ: q C (I.17) U Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 13
  18. Cập nhật 12/03/2014 Trong đó, q là điện tích trên một bản tụ và U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ. - Ghép tụ: 1 n 1 + Ghép nối tiếp:  C i 1 Ci n + Ghép song song: C Ci i 1 - Năng lượng của tụ tích điện: 2 1 1 q 1 2 W qU CU (I.18) 2 2 C 2 c. Năng lượng và mật độ năng lượng điện trường - Năng lượng điện trường: 1 2 W εε E .V (I.19) 2 0 Trong đó, V là thể tích phần không gian có điện trường. - Mật độ năng lượng điện trường: W 1 2 w εε E (I.20) V 2 0 5. Dòng điện a. Dòng điện. Mật độ dòng điện - Dòng điện: là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích cùng loại. - Cường độ dòng điện là lượng điện tích chuyển qua trong một đơn vị thời gian. dq I (A) dt - Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương. - Véctơ mật độ dòng điện: Véctơ mật độ dòng điện tại mỗi điểm có độ lớn bằng cường độ dòng dI chuyển qua yếu tố mặt dS đặt vuông góc với hướng chuyển động của các hạt mang điện tại đó chia cho dS: dI j (A/m2) (I.21) dS Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 14
  19. Cập nhật 12/03/2014 + Chiều của véctơ j trùng với chiều dòng điện, dI chỉ chiều dòng điện. - Do đó, cường độ dòng qua một mặt có tiết diện S là: I j.dS (I.22) s b. Phương trình liên tục Mặt kín S nằm trong môi trường có dòng điện chạy qua thì: dq ρ j.dS div j dV dV S dt V V t ρ d i v j (I.23) t - Đối với dòng dừng thì: d i v j 0 c. Lực lạ Lực lạ được đặc trưng bằng công mà nó thực hiện được để đưa một đơn vị điện tích dương đi đọc theo mạch điện. A ε V (I.24) q 6. Từ trường a. Định luật Ampere về tương tác từ giữa hai yếu tố dòng cơ bản - Yếu tố dòng cơ bản: là một đoạn vô cùng ngắn của dây dẫn có dòng chạy qua (ký hiệu là Idl) trong đó dlcó chiều trùng với chiều dòng điện. - Định luật Ampere: lực từ do yếu tố dòng I1dl1 tác dụng lên yếu tố dòng I2 dl2 cùng đặt trong chân không là một đại lượng véctơ dF12 có: + Phương vuông góc với mặt phẳng chứa yếu tố và pháp tuyến n ( có chiều sao cho dl1 , r , tạo thành một tam diện thuận). + Có chiều sao cho dl2 , , tạo thành một tam diện thuận. + Độ lớn: I dl sinθ .I dl sinθ dF k 2 2 2 1 1 1 12 r2 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 15
  20. Cập nhật 12/03/2014 θ1 I1dl1;r μ Trong đó: ; k là hệ số tỷ lệ: k 0 4π θ2 I2dl2;n μ I dl [I dl  r] Tổng quát: dF 0 . 2 2 1 1 (I.25) 12 4π r3 b. Từ trường - Định nghĩa: Từ trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích chuyển động và tác dụng lực từ lên điện tích khác chuyển động trong nó. - Cảm ứng từ do một điện tích q chuyển động với vận tốc v là: μ q[v  r] B 0 . (I.26) 4π r3 Trong đó, r là khoảng cách từ q đến điểm cần xác định cảm ứng từ. c. Định luật Biot – Savart – Laplace Véctơ cảm ứng từ dB do yếu tố dòng Idl gây ra tại điểm P, cách yếu tố dòng một khoảng r là một đại lượng véctơ có: + Gốc tại P. + Phương vuông góc với mặt phẳng chứa phần tử dòng điện và P. + Chiều sao cho dl, r , dB tạo thành một tam diện thuận. + Độ lớn: μ Idlsinθ dB 0 . với θ Idl, r 4π r2 Tổng quát: μ [Idl  r] dB 0 . (I.27) 4π r3 d. Lực tác dụng của từ trường lên dòng điện - Lực Ampere: lực từ tác dụng lên dòng điện I bằng lực tác dụng lên các hạt e chuyển động có hướng trong dây dẫn. - Định luật Ampere về lực tác dụng lên yếu tố dòng Idl: dF I[dl  B] (I.28) Vậy lực tác dụng lên cả dòng điện là: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 16
  21. Cập nhật 12/03/2014 F dF dòng 7. Định luật Ampere về dòng toàn phần và ứng dụng a. Định luật Ampere về dòng toàn phần - Lưu số của véc tơ cảm ứng từ theo đường cong kín L: L Bdl (I.29) L - Nội dung định luật: lưu số của véctơ cảm ứng từ theo đường cong kín bằng tích 0 với tổng đại số các dòng điện xuyên qua mặt S giới hạn bởi đường cong kín đó. n Bdl μ I 0  k (I.30) L k 1 + Nếu trong diện tích giới hạn bởi đường cong kín L có mật độ dòng là j thì: I jdS S rot B μ0 j (I.31) b. Ứng dụng của định luật Ampere về dòng toàn phần - Từ trường do một dây điện thẳng có kích thước ngang đáng kể, bán kính tiết diện là R. + Tại điểm cách trục ống dây một khoảng r R: Chiều được xác định theo quy tắc vặn đinh ốc. μ0I Độ lớn: B (I.33) 2πR - Từ trường của một ống dây điện thẳng (Solenoid) có phương song song với trục của ống dây. có chiều được xác định theo quy tắc vặn đinh ốc. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 17
  22. Cập nhật 12/03/2014 Độ lớn: B μ0n.I (I.34) (với n – số vòng dây trên một đơn vị độ dài) - Từ trường trong cuộn dây hình xuyến (Toroid) B có phương tiếp tuyến với trục của lõi. có chiều được xác định theo quy tắc vặn đinh ốc. Độ lớn: (I.35) (với n – số vòng dây trên một đơn vị độ dài) c. Định lý Ostrogradski – Gauss trong từ trường Thông lượng từ trường qua mặt kín bất kỳ thì bằng 0.  BdS 0 B (I.36) S d i vB 0 (I.37) 8. Lực Lorentz – Hiệu ứng Hall a. Lực Lorentz - Lực từ tác dụng lên điện tích q chuyển động với vận tốc v: F q[v  B] (I.38) Độ lớn: F qvBsinα + Lực Lorentz không sinh công do F  v + Không thể thay đổi năng lượng của các hạt điện tích bằng cách tác dụng lên nó một từ trường cố định. + Nếu có đồng thời E và B tác động thì: F qE q[v  B] (I.39) b. Hiệu ứng Hall - Một bản kim loại có dòng một chiều chạy qua được đặt trong từ trường B vuông góc với mặt bên của bản. Quan sát thấy có hiệu điện thế giữa mặt trên và dưới của bản. UH RHbjB (I.40) Trong đó: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 18
  23. Cập nhật 12/03/2014 1 + R là hệ số Hall: R H H ne + j là độ lớn mật độ dòng điện + B là độ lớn của cảm ứng từ. + b là độ rộng của bản. 9. Các định luật về cảm ứng điện từ a. Định luật Faraday Suất điện động cảm ứng trong một vòng dây dẫn bằng và trái dấu với tốc độ biến thiên theo thời gian của từ thông gửi qua vòng dây đó. d ε B (V) (I.41) dt Nếu có N vòng dây thì: d ε N B (V) (I.42) dt b. Định luật Lenz - Nội dung: Suất điện động cảm ứng luôn tạo ra dòng cảm ứng sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại sự biến thiên của thông lượng từ trường sinh ra nó. - Các cách có thể tạo ra suất điện động cảm ứng như sau, dựa vào (I.43): + Thay đổi cảm ứng từ B + Thay đổi diện tích A của vòng dây + Thay đổi góc giữa vòng dây và từ trường. d ε BdScosθ (V) (I.43) dt S 10. Hiện tượng hỗ cảm và hiện tượng tự cảm a. Hiện tượng hỗ cảm Khi đặt hai ống dây gần nhau thì dòng điện trong cuộn thứ nhất biến thiên sẽ tạo nên suất điện động cảm ứng ở cuộn thứ 2. Suất điện động này tỷ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn 2 do dòng trong cuộn 1 gây ra. M21 N221 gọi là hệ số hỗ cảm, có đơn vị Henri - Suất điện động cảm ứng trong cuộn 2 là: d ε N 21 2 2 dt Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 19
  24. Cập nhật 12/03/2014 dI ε M 1 (I.44) 2 21 dt b. Hiện tượng tự cảm - Là hiện tượng cảm ứng xảy ra trong chính cuộn dây cô lập có dòng xoay chiều. - Dòng điện qua cuộn dây biến thiên, từ thông do dòng đó sinh ra cũng biến thiên và sinh ra suất điện động cảm ứng có chiều chống lại nguyên nhân sinh ra nó. N L.I L: hệ số tự cảm có đơn vị Henri, phụ thuộc vào thông số hình học của sợi dây và lõi vật liệu từ trong lòng cuộn dây. dI ε L (I.45) dt 11. Năng lượng từ trường a. Năng lượng từ trường 1 2 W LI (I.46) B 2 b. Mật độ năng lượng từ trường 2 WB 1 B wB (I.47) V 2 μμ0 Với V là thể tích trong lòng cuộn cảm. 12. Hệ phương trình Maxwell và hệ quả a. Sự tạo thành điện trường do từ trường biến thiên. Phương trình Maxwell – Faraday - Bất kỳ một từ trường nào biến đổi theo thời gian cũng sinh ra một điện trường xoáy EB . Suất điện động bằng lưu số của véctơ đó theo vòng dây dẫn kín: ε EBdl Theo định luật cảm ứng điện từ của Faraday: d EB dl BdS dt S Lưu số của véctơ cường độ điện trường xoáy dọc theo vòng dây kín bất kỳ bằng và trái dấu với tốc độ biến thiên theo thời gian của từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi vòng dây kín đó. - Biểu thức điện trường trong trường hợp tổng quát: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 20
  25. Cập nhật 12/03/2014  B r o t E  t b. Sự tạo thành từ trường do điện trường biến thiên - Dòng điện dịch là dòng điện ứng với điện trường biến đổi theo thời gian về phương diện sinh ra từ trường. - Định lý dòng toàn phần trong trường hợp tổng quát: Bdl μ I I 0 D Trong đó, I và ID lần lượt là cường độ dòng điện dẫn, cường độ dòng điện dịch. Dạng vi phân của định lý:  E rot B μ j  0 0  t  E Trong đó, j và j  lần lượt là mật độ dòng điện dẫn và mật độ dòng điện dịch. D 0  t c. Các phương trình Maxwell - Điện trường và từ trường đồng thời tồn tại trong không gian tạo thành một trường thống nhất gọi là điện từ trường. Hệ quả chính của lý thuyết Maxwell là kết luận về bản chất sóng điện từ của ánh sáng. - Các phương trình Maxwell: + Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy: (I.48) (phương trình Maxwell – Faraday) + Từ thông gửi qua mặt kín bất kỳ bằng 0: divB 0 (I.49) (định lý O – G trong từ trường) + Điện trường xoáy sinh ra dòng điện dịch và từ đó sinh ra từ trường biến đổi:  E rot B μ j  0 0 (I.50) (phương trình Maxwell – Ampere)  t + Điện tích ngoài là nguồn gốc của điện trường: ρ div E (I.51) (định lý O – G trong điện trường) ε0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 21
  26. Cập nhật 12/03/2014 d. Sóng điện từ - Từ trường biến thiên sinh ra điện trường biến thiên và điện trường biến thiên này lại sinh ra từ trường biến thiên. Kết quả là có một hệ trường điện từ biến đổi lan truyền trong không gian. Đó là sóng điện từ. - Vận tốc truyền sóng điện từ trong môi trường: c v (I.52) εμ Trong đó:  và  lần lượt là hằng số điện môi và hằng số từ thẩm của môi trường, 1 c 299 792 458 (m/s) là vận tốc sóng điện từ trong chân không. ε0 μ0 - Năng lượng của sóng điện từ. Véctơ Pointing (không cần học) + Mật độ năng lượng của sóng điện từ: 2 2 1 2 1 B 2 B ω ε0 E ε0 E 2 2 μ0 μ0 + Véctơ Pointing biểu thị năng lượng sóng điện từ truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian: 1 S E  B (I.53) μ0 Độ lớn trung bình của S : 2 1 2 1 cB0 1 E0B0 S cε0E0 (I.54) 2 2 μ0 2 μ0 Trong đó, E0 và B0 lần lượt là giá trị cực đại của điện trường và từ trường. B. BÀI TẬP Bài 1: Điện trường của điện tích điểm - Khi có 1 điện tích điểm q: thì cường độ điện trường E tại điểm P cách điện tích q một khoảng là r được xác định như sau: + có điểm đặt tại điểm P. + có phương nằm trên đường thẳng nối điện tích q với điểm P. + có chiều từ điện tích q tới P nếu q > 0 và có chiều ngược lại nếu q < 0. + Độ lớn của được xác định theo công thức (với  là hằng số điện môi của môi trường): Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 22
  27. Cập nhật 12/03/2014 q N E 2 4π ε0r C Vậy: q r E 2 (I.50) 4π ε0r r - Khi có n điện tích điểm: Điện trường tổng cộng ở vị trí đang xét được xác định theo nguyên lý chồng chất. E E1 E2 En Bài 2: Điện thế của điện tích điểm - Khi có 1 điện tích điểm q: thì điện thế V tại điểm P cách điện tích q một khoảng là r được xác định như sau: - Điện thế tại một điểm được tính bằng công của lực tĩnh điện để dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm đó ra xa vô cùng. Điện thế tại một điểm là đại lượng vô hướng. V Eds P với ds là vi phân của quãng đường dịch chuyển. P q V ds P 2 với s là khoảng cách từ yếu tố ds tới điện tích p. r 4π ε0.s q 1 q 1 1 VP 4π ε0 s r 4π ε0 r q June VP Vol (I.51) 4π ε0.r Coulomb - Thế tại điểm P quanh một điện tích dương thì có giá trị dương, quanh một điện tích âm thì có giá trị âm. - Khi có n điện tích điểm: Ta có thể tính thế tổng cộng ở một điểm gây ra bởi một nhóm điện tích điểm nhờ nguyên lý chồng chất. Với n điện tích, thế tổng cộng là: n n qi V Vi  Vol (I.52) i 1 i 1 4πε0 ri Bài 3: Điện trường của lưỡng cực điện - Lưỡng cực điện là một hệ gồm 2 điện tích điểm có độ lớn bằng nhau và ngược nhau về dấu, đặt cách nhau một khoảng là d. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 23
  28. Cập nhật 12/03/2014 q q E( ) M E( ) - + d z - Tính điện trường của lưỡng cực điện tại điểm M nằm trên trục của lưỡng cực (đường thẳng nối hai điện tích điểm) và cách trung điểm của nó một khoảng là z: Điện trường gây ra tại M do điện tích dương và điện tích âm của lưỡng cực gây ra. Áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường ta có: E E( ) E( ) + E có phương nằm trên đường thẳng nối hai điện tích. + E có chiều từ điện tích âm đến điện tích dương. + Về độ lớn (với trường hợp trên hình vẽ): E E( ) E( ) 1 q 1 q . 2 . 2 4π ε0 d 4π ε0 d z z 2 2 2 2 q d d 2 1 1 4π ε0z 2z 2z d Khi điểm M cách rất xa trung điểm của lưỡng cực (z >> d) thì 1. Khai 2z triển biểu thức trên theo công thức Taylor – Maclaurin ta được: 2 2 d d d d 1 1 ; 1 1 2z z 2z z Do đó: q d d E 2 1 1 4π ε0z z z q 2d 2 . 4π ε0z z 1 qd N E . 3 (I.53) 2π ε0 z C - Tích qd được gọi là mômen của lưỡng cực điện. Mômen của lưỡng cực điện là một đại lượng vectơ, có độ lớn bằng tích qd, có chiều hướng dọc theo trục của lưỡng cực từ điện tích âm đến điện tích dương. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 24
  29. Cập nhật 12/03/2014 - Điện trường gây ra bởi lưỡng cực điện tỷ lệ nghịch với lập phương khoảng cách từ điểm cần xác định đến trung điểm của lưỡng cực. Bài 4: Điện thế của lưỡng cực điện d q – q  + z z z (+) (–) M Xét điện thế tại điểm M cách trung điểm của lưỡng cực một đoạn là z và cách điện tích dương và âm một khoảng là z+ và z- Theo nguyên lý chồng chất, điện thế tại M là tổng điện thế do điện tích dương và điện tích âm gây ra: 2 1 q q V V V V  i ( ) ( ) i 1 4π ε0 z( ) z( ) 1 z( ) z( ) V 4π ε0 z( ).z( ) Nếu z >> d (d là khoảng cách giữa hai điện tích) thì ta có một cách gần đúng: z( ) z( ) d.cosθ 2 z( ).z( ) z Do đó: cosθ V 2 qd V ol (I.54) 4π ε0z - Tích qd gọi là mô men của lưỡng cực điện. - Điện thế ở M sẽ không thay đổi nếu quay M quanh trục của lưỡng cực sao cho z và  không thay đổi. - Điện thế bằng 0 tại mọi điểm nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục của lưỡng cực tại trung điểm của nó. Bài 5: Điện trườngvà điện thế của dây dẫn thẳng dài tích điện Sợi dây AB có độ dài 2a, tích điện dương với mật độ diện dài .Tính điện trường tại điểm M. Trường hợp 1: M nằm trên đường trung trực của sợi dây và cách trung điểm của sợi dây một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi a Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 25
  30. Cập nhật 12/03/2014 B a dx r x M dEx  O z dE y dE -a A Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm có trong sợi dây. - Chia sợi dây tích điện thành những yếu tố có độ dài dx vô cùng nhỏ (nhỏ tới mức coi như là một điện tích điểm) và cách trung điểm O của sợi dây một đoạn là x. Để tính điện trường tại M do sợi dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. Một số bạn thắc mắc: sao không đặt vi phân là dx và khoảng cách từ dx tới tâm là d hoặc đặt vi phân là dl và khoảng cách từ dl tới tâm là x. Lý do là trong khái niệm chỉ có điện trường do các điện tích điểm gây ra, vì thế ta phải chia sợi dây thành vô số các điện tích điểm và dx có chiều dài rất nhỏ, nhỏ tới mức coi điện tích trên nó giống như điện tích điểm. Đoạn vi phân đó có chiều dài rất nhỏ thì có thể đặt là dx, dl, dk, nhưng biến khi lấy tích phân phải đặt tương ứng với nó: đặt đoạn vi phân là dx thì khoảng cách từ dx tới O là x, đặt đoạn vi phân là dl thì khoảng cách từ nó tới O là l. Chú ý: nếu y là một hàm của x thì dx và dy là hoàn toàn khác nhau vì: dy = y’dx. - Tính điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có gốc đặt tại M. + Điện tích của yếu tố dx là: dq = .dx + Điện trườngdE có chiều như hình vẽ, có phương hợp với đường trung trực của AB một góc . + Độ lớn của là: 1 dq dE 2 4π ε0 r 1 λdx 2 2 4π ε0 x z - Điện trường do cả đoạn dây gây ra tại M: a a a E dE dEx dEy a a a Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 26
  31. Cập nhật 12/03/2014 a a E dEx Do tính chất đối xứng của sợi dây nên dEy 0. Suy ra: a a + E có phương và chiều trùng với dEx + Về độ lớn: a E dE x a z 1 λdx z dE x dEcosθ dE 2 2 2 2 2 2 z x 4π ε0 z x z x zλ dx 2 2 3/2 4π ε0 z x a zλ a dx E dE x 2 2 3/2 a 4π ε0 a z x z Ta có: x z.tanθ dx dθ cos2θ Do đó: zλ a dx zλ z dθ E 2 2 3/2 2 2 2 2 3/2 4π ε0 a z x 4π ε0 cos θ z z .tan θ zλ z dθ zλ z dθ 2 3 2 3/2 2 3/2 4π ε0 cos θ z 1 tan θ 4π ε0 cos θ 3 1 z cos2θ zλ z cos3θ.dθ λ cosθdθ 2 3 4π ε0 cos θ z 4π ε0z - λ λ 1 λ 2 cosθdθ sinθ .sin 0 4π ε0z 0 2π ε0z 2π ε0 z λ a N E . 2 2 (I.55) 2π ε0z a z C a lim 1 - Khi a thì a >> z, sin = 1 hoặc 2 2 và điện trường tại a a z M là: λ E 2π ε0z Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 27
  32. Cập nhật 12/03/2014 Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λdx dV 4π ε .r 2 2 0 4π ε0 x z Điện thế tại M do cả đoạn dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: n a λdx V lim Vi dV n  2 2 i 1 a 4π ε0 x z a a λ dx λ 2 2 V 2 ln x x z  2 2 0 4π ε0 0 x z 2π ε0 λ 2 2 V ln a a z ln z 2π ε0 λ a a2 z2 V .ln V ol (I.56) 2π ε0 z a a2 z2 - Khi a thì a >> z và . Do đó, V z Trường hợp 2: M nằm trên đường thẳng AB và cách trung điểm O một khoảng là z B a dx x A -a z M dE Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên sợi dây. - Chia sợi dây tích điện thành những yếu tố có độ dài dx vô cùng nhỏ (nhỏ tới mức coi như là một điện tích điểm) và cách đầu A của sợi dây một đoạn là x. Để tính Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 28
  33. Cập nhật 12/03/2014 điện trường tại M do sợi dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có gốc đặt tại M. + Điện tích của yếu tố dx là: dq = .dx + Điện trường gây ra tại M là dE có phương trùng với đường thẳng AB và có chiều như hình vẽ. + Độ lớn của là: 1 dq λ dx dE 2 2 4π ε0 x 4π ε0 x - Điện trường do cả đoạn dây gây ra tại M: B E dE A + Độ lớn: z a B λ z a dx λ 1 E dE . 2 A 4π ε0 z a x 4π ε0 x z a λ 1 1 N E . (I.57) 4π ε0 z a z a C Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λ dx λ dx dV 4π ε0.x 4π ε0.x 4π ε0 x Điện thế tại M do cả đoạn dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: z a λ dx λ z a V dV ln x z a 4π ε0 z a x 4π ε0 λ z a V ln Vol (I.58) 4π ε0 z a Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 29
  34. Cập nhật 12/03/2014 Trường hợp 3: M nằm trên đường thẳng vuông góc với một đầu của sợi dây và cách đầu sợi dây một khoảng là z B 2a dx x r dEx 0 z  A M dE y Điện trường: dE - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên sợi dây. - Chia sợi dây thành những yếu tố vi phân dx vô cùng nhỏ, cách A một đoạn là x. Để tính điện trường tại M do sợi dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có gốc đặt tại M. + dE có chiều như hình vẽ, có phương hợp với đường thẳng AM một góc . + Độ lớn của là: 1 dq 1 λdx dE 2 2 2 (vì dq = .dx) 4π ε0 r 4π ε0 x z - Điện trường do cả đoạn dây gây ra tại M: 2a 2a 2a E dE dEx dEy 0 0 0 + Về độ lớn: 2a 2a 2a 1 λdx E dE dE.cosθ .cos x x 2 2 0 0 0 4π ε0 z x z Mà: x z.tanθ dx dθ cos2θ Do đó: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 30
  35. Cập nhật 12/03/2014 λ z.cosθdθ λ E cosθdθ x 2 2 2 2 4π ε0 0 cos θ z z tan θ 4π ε0z 0 λ λ λ 2a .sinθ sin 2 2 4π ε0z 0 4π ε0z 4π ε0 z 4a z 2a 2a 2a 1 λdx E dE dE.sinθ .sinθ y y 2 2 0 0 0 4π ε0 x z λ z.sinθdθ λ sinθdθ 2 2 2 2 4π ε0 0 cos θ z z tan θ 4π ε0z 0 λ λ λ z .cosθ cos 2 2 4π ε0z 0 4π ε0z 4π ε0 z 4a z Dấu " – " trong Ey thể hiện rằng véctơ E y có chiều hướng xuống dưới so với trục tung Oy. 2 2 E Ex Ey λ 4a 2 z2 E . 2 2 2 2 2 2 4π ε0 z (4a z ) z (4a z ) λ N E (I.59) 4π ε0z C E y + Chiều của E hợp với phương ngang một góc sao cho: tanα Ex Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λdx λ dx dV 2 2 4π ε0.r 4π ε0.r 4π ε0 x z Điện thế tại M do cả đoạn dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: λ 2a dx λ 2a V dV ln x x2 z2 2 2 4π ε0 0 x z 4π ε0 0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 31
  36. Cập nhật 12/03/2014 λ 2a 4a2 z2 V ln V ol (I.60) 4π ε0 z Trường hợp 4: M nằm trên đường thẳng vuông góc với sợi dây tại điểm cách đầu sợi dây một khoảng là h, M cách sợi dây một khoảng là z. Đây là trường hợp tổng quát cho 3 trường hợp ở trên. B 2 a dx x r 0 A h z dEx  M H dE y dE Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên sợi dây. Chia sợi dây thành những yếu tố vi phân dx vô cùng nhỏ, cách H một đoạn là x. Để tính điện trường tại M do sợi dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có điểm đặt tại M. + dE có chiều như hình vẽ, có phương hợp với đường thẳng HM một góc . + Độ lớn của là: 1 dq 1 λdx dE 2 2 2 (do dq = dx) 4π ε0 r 4π ε0 x z - Điện trường do cả đoạn dây gây ra tại M: B B B E dE dEx dEy A A A + Về độ lớn: B h 2a h 2a 1 λdx E dE dE.cosθ .cosθ x x 2 2 A h h 4π ε0 z x Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 32
  37. Cập nhật 12/03/2014 Mà: z x z.tanθ dx dθ cos2θ Do đó: λ zdθ λ E cosθ cosθdθ x 2 2 2 2 4π ε0 0 cos θ z z tan θ 4π ε0z 0 λ λ λ 2a h .sinθ sin 2 2 4π ε0z 0 4π ε0z 4π ε0z (2a h) z B h 2a 1 h 2a λdx E dE dE.sinθ .sinθ y y 2 2 A h 4π ε0 h x z λ zdθ λ sinθ sinθdθ 2 2 2 2 4π ε0 0 cos θ z z tan θ 4π ε0z 0 λ λ λ z .cosθ cos 2 2 4π ε0z 0 4π ε0z 4π ε0z (2a h) z 2 2 E Ex Ey λ 2 2 E sin θ cos θ 4π ε0z λ N E (I.61) 4π ε0z C E y + Chiều của E hợp với phương ngang một góc sao cho: tanα Ex Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λdx λ dx dV 2 2 4π ε0.r 4π ε0.r 4π ε0 x z Điện thế tại M do cả đoạn dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 33
  38. Cập nhật 12/03/2014 h 2a h 2a λ dx λ 2 2 V dV ln x x z 2 2 4π ε0 h x z 4π ε0 h λ (2a h) (2a h) 2 z2 V ln V ol 2 2 (I.62) 4π ε0 h h z Bài 6: Điện trườngvà điện thế của vòng dây tròn tích điện Tính điện trường và điện thế tại điểm M. Trường hợp 1: Vòng dây tròn tâm O bán kính R, tích điện q, mật độ điện dài là . Điểm M nằm trên trục của vòng dây và cách O một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi z bằng 0. dE y dE dEx M r z d dx O R q Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên vòng dây tròn. Chia vòng dây thành những yếu tố vi phân dx vô cùng nhỏ. Để tính điện trường tại M do vòng dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có điểm đặt tại điểm M. + Điện trường gây ra tại M là dE có phương và chiều như hình vẽ. + Độ lớn của : Điện tích của yếu tố dx là: dq = .dx = .Rd 1 dq 1 λRdθ dE 2 2 2 4π ε0 r 4π ε0 R z - Điện trường do cả vòng dây gây ra tại M: 2 2 2 E dE dEx dE y 0 0 0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 34
  39. Cập nhật 12/03/2014 2 2 E dEy Do tính chất đối xứng của vòng dây nên dEx 0 . Suy ra: 0 0 + E có phương và chiều trùng với dE y + Về độ lớn: 2 2 1 2 λRdθ E dE dE.cos .cos y 2 2 0 0 4π ε0 0 R z + Ta có: z cos R2 z2 1 2 λRdθ z E 2 2 2 2 4π ε0 0 R z R z 1 λRz N E 2 2 3/ 2 (I.63) 2 ε0 R z C Khi z = 0 thì ta có điện trường tại tâm của vòng dây tròn tích điện là: E = 0. Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λ Rdθ λR dθ dV 2 2 4π ε0.r 4π ε0.r 4π ε0 R z Điện thế tại M do cả đoạn dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: λR 2π dθ λR.2π V dV 4π ε 2 2 2 2 0 0 R z 4π ε0 R z λR V 2 2 Vol (I.64) 2 ε0 R z λ Khi z = 0 thì điện thế tại tâm của vòng dây tròn tích điện là: V 2 ε0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 35
  40. Cập nhật 12/03/2014 Trường hợp 2: Một ống hình trụ rất mỏng có chiều cao h, tích điện dương với mật độ điện mặt là . Điểm M nằm trên trục của hình trụ và cách tâm của mặt đáy một khoảng là z z dE M Hình trụ rỗng z h O y x Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên mặt xung quanh của hình trụ. Chia ống trụ thành các nhẫn tròn có độ rộng dx vô cùng nhỏ. Để tính điện trường tại M do ống trụ gây ra, ta phải tính điện trường do từng nhẫn tròn có độ rộng dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do nhẫn tròn có bề rộng dx gây ra tại M, tâm vòng tròn cách M một khoảng x là: + Có điểm đặt tại điểm M. + dE có phương và chiều như hình vẽ. + Độ lớn của : Điện tích của nhẫn tròn bề rộng dx là: dq = 2 R.dx (R là bán kính ống trụ) Do đó theo trường hợp 1 của bài này ta được: 1 σ2πR.x 1 σR.x dE dx dx 2 2 3/2 2 2 3/2 4π ε0 R x 2 ε0 R x - Điện trường do cả ống trụ gây ra tại M: z E dE dE z-h Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 36
  41. Cập nhật 12/03/2014 + E có phương và chiều trùng với dE + Về độ lớn: z σR z x σR z d(x2 R2 ) E dE dx 2 2 3/2 2 2 3/2 z-h 2εε0 z-h R x 4εε0 z-h R x z σR 1 E 2 2 2εε0 R x z h σR 1 1 N E (I.65) 2εε 2 2 2 2 0 R (z - h) R z C Điện thế: Điện thế tại M do vô số các nhẫn tròn có bề rộng vô cùng nhỏ dx gây ra. Điện thế tại M do một nhẫn tròn bề rộng dx gây ra là: theo trường hợp 1 bài này thì: σ.2πR σR dV dx dx 2 2 2 2 4π ε0 R x 2εε0 R x Điện thế tại M do cả ống trụ gây ra là: z z  R dx  R 2 2 V dV ln x R x 2 2 z h 2 ε0 z-h R x 2 ε0 σR z R2 z2 V ln 2 2 V ol (I.66) 2εε0 (z h) R (z- h) Trường hợp 3: Bán cầu rỗng có bán kính R, tích điện dương với mật độ điện mặt . Điểm M nằm tại tâm của bán cầu. dE M R z dx d Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm trên bề mặt của bán cầu. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 37
  42. Cập nhật 12/03/2014 Chia bán cầu thành các vòng nhẫn tròn có độ rộng dx vô cùng nhỏ. Để tính điện trường tại M do bán cầu rỗng gây ra, ta phải tính điện trường do từng vòng nhẫn tròn có độ rộng dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do vòng nhẫn tròn có bề rộng dx gây ra tại M, tâm vòng nhẫn tròn cách M một khoảng z và bán kính vòng nhẫn là r: + Có điểm đặt tại điểm M. + dE có phương và chiều như hình vẽ. + Độ lớn của : Điện tích của vòng nhẫn tròn bề rộng dx là: dq = 2 r.dx Do đó theo trường hợp 1 của bài trước về điện trường do vòng dây tròn tích điện gây ra, ta được: 1 σ2πr.z 1 σrz dE dx dx 2 2 3/2 2 2 3/2 4π ε0 r z 2 ε0 r z - Điện trường do cả bán cầu gây ra tại M: E dE + E có phương và chiều trùng với dE + Về độ lớn: E dE dx Rd Ta có: r Rsin (với d là góc ở tâm mà cung dx chắn) z Rcos Do đó: σ 2 Rsin .Rcos .R E dE d 2 2 2 2 3/2 2 ε0 0 R sin R cos σ 2 R3sin .cos σ 2 d sin .cos .d 2 2 2 3/2 2 ε0 0 R (sin cos ) 2 ε0 0 σ 2 σ sin2 2 sin .d(sin ) 2 ε0 0 2 ε0 2 0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 38
  43. Cập nhật 12/03/2014 σ N E (I.67) 4εε0 C Cách khác: Ta có thể không cần chia thành các vòng nhẫn tròn có bề rộng dx. Đầu tiên tính điện trường do yếu tố vi phân diện tích dS gây ra tại M, sau đó lấy tích phân theo mặt của bán cầu. - Điện trường do yếu tố vi phân diện tích dS gây ra có độ lớn: 1 dq dE 2 4π ε0 R Mà: dq σ .dx .rdα (với là góc mà dx chắn tâm đường tròn bán kính r) dq σ.Rd .Rsin dα σ.R2sin .d dα 1 dq σ Do đó: dE 2 .sin .d dα 4π ε0 R 4π ε0 Khi lấy tích phân trên toàn mặt bán trụ thì sẽ có cả d và d cùng biến thiên. Để tính tích phân 2 lớp này thì phải chuyển về tích phân 1 lớp bằng cách áp dụng hệ quả của định lý Fubini. Điện trường do cả bán cầu gây ra tại M là: σ E dE.cos sin .cos .d dα S 4π ε0 S π π σ 2 2π 2π 2 sin .cos .d dα sin .cos .d 4π ε0 0 0 4π ε0 0 σ 4 ε0 Điện thế: Điện thế tại M do vô số các vòng nhẫn tròn có bề rộng vô cùng nhỏ dx gây ra. Điện thế tại M do một vòng nhẫn tròn bề rộng dx gây ra là: theo trường hợp 1 về điện thế của vòng dây tròn tích điện thì: σ.2πr σr dV dx dx 2 2 2 2 4π ε0 r x 2εε0 r x dx Rd Mà: r Rsin nên ta có: z Rcos Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 39
  44. Cập nhật 12/03/2014 σRsin σR dV Rd sin d 2 2 2 2 2εε 2εε0 R sin R cos 0 Điện thế tại M do cả bán trụ rỗng gây ra là: σR 2 σR V dV sin d cos 2 0 2εε0 0 2εε0 σR V V ol (I.68) 2εε0 Bài 7: Điện trường và điện thế của đĩa tròn tích điện Tính điện trường và điện thế tại điểm M. Trường hợp 1: Đĩa tròn tâm O bán kính R, tích điện dương với mật độ điện mặt . Điểm M nằm trên trục của đĩa và cách O một khoảng là z. Xét trường hợp đặc biệt khi z >> R và khi R . dEy dE dEx M z R dr r d O q Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm nằm trên diện tích bề mặt của đĩa tròn. Chia đĩa tròn thành các yếu tố xuyến có độ rộng dr vô cùng nhỏ, bán kính r. Để tính điện trường tại M do đĩa gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố xuyến có bề rộng dr gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Điện trường do yếu tố xuyến có bề rộng dr gây ra tại M, tâm yếu tố xuyến cách M một khoảng z là: + Có điểm đặt tại điểm M. + dE có phương và chiều như hình vẽ. + Độ lớn của : Điện tích của yếu tố xuyến bề rộng dr là: dq = 2 r.dr (r là bán kính yếu tố xuyến tương ứng) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 40
  45. Cập nhật 12/03/2014 Do đó theo trường hợp 1 của bài trước về vòng dây tròn tích điện ta được: 1 σ2πr.z 1 σr.z dE dE dr dr y 2 2 3/2 2 2 3/2 4π ε0 r z 2 ε0 r z - Điện trường do cả đĩa tròn gây ra tại M: E dE dEx dEy Do tính chất đối xứng của đĩa tròn mà: dEx 0 nên: E dEy + E có phương và chiều trùng với dEy + Về độ lớn: σz R r σz R d(r2 z2 ) E dE dr y 2 2 3/2 2 2 3/2 2 ε0 0 r z 4 ε0 0 r z R R σz 1 σz 1 E 1 2 2 4 ε0 2 2 2 ε0 r z r z 0 2 0 σz 1 1 E 2 2 2 ε0 z R z σ z N E 1 2 2 (I.69) 2 ε0 R z C 1 1 R2 σR2 1 E Khi z >> R thì 2 2 2 và điện trường tại M là: 2 R z z 2z 4εε0z Khi đó đĩa tròn tích điện coi như một điện tích điểm gây ra một điện trường ở cách xa vô cùng. z σ 0 E Khi R thì 2 2 và điện trường tại M là: . Khi đó đĩa R z 2 ε0 tròn tích điện coi như một mặt phẳng rộng vô hạn. Điện thế: Điện thế tại M do vô số các vòng xuyến có bề rộng vô cùng nhỏ dr gây ra. Điện thế tại M do một vòng xuyến bề rộng dr gây ra là: theo trường hợp 1 của bài trước về điện thế do vòng dây tròn tích điện gây ra thì: σ.2πr σ.r dV dr dr 2 2 2 2 4π ε0 r z 2εε0 r z Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 41
  46. Cập nhật 12/03/2014 Điện thế tại M do cả đĩa tròn gây ra là: σ R rdr σ R d(r 2 z2 ) V dV 2 2 2 2 2εε0 0 r z 4εε0 0 r z R 2 2 R σ r z σ 2 2 r z 4ε ε 1 2ε ε 0 0 0 2 0 σ 2 2 V R z z V ol (I.70) 2ε ε0 Khi R thì R 2 z2 và điện thế tại M là: V . Khi đó đĩa tròn tích điện coi như một mặt phẳng rộng vô hạn gây ra một điện thế ở điểm rất gần bề mặt của nó. Trường hợp 2: Hình trụ đặc bán kính R, tích điện dương với mật độ điện khối là . Điểm M nằm trên trục của khối trụ và cách tâm của mặt đáy một khoảng là z. z dE M z Hình trụ đặc h O y x Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm của khối trụ. Chia khối trụ thành các đĩa tròn rất mỏng, có độ rộng dx vô cùng nhỏ, khoảng cách từ M tới đĩa tròn là x. Để tính điện trường tại M do khối trụ gây ra, ta phải tính điện trường do từng đĩa tròn có bề rộng dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 42
  47. Cập nhật 12/03/2014 - Điện trường do đĩa tròn có bề rộng dx gây ra tại M: + Có điểm đặt tại điểm M. + dE có phương và chiều như hình vẽ. + Độ lớn của : Điện tích của đĩa tròn bề rộng dx là: dq = . R2.dx Do đó theo trường hợp 1 của bài này ta được: ρ.dx x dE dE 1 y 2 2 2 ε0 R x - Điện trường do cả khối trụ gây ra tại M: E dE dEx dEy Do tính chất đối xứng trục của khối trụ mà: dEx 0 nên: E dEy + E có phương và chiều trùng với dE + Về độ lớn: ρ z x E dE 1 dx 2 2 2 ε0 z h R x ρ z z x ρ z 1 z d(R 2 x2 ) dx dx dx 2 2 2 2 2 ε0 z h z h R x 2 ε0 z h 2 z h R x z ρ z x R2 x2 z h 2εε0 z h ρ z z h R2 z2 R2 (z - h) 2 2εε0 ρ 2 2 2 2 N E h R z R (z - h) (I.71) 2εε0 C Điện thế: Điện thế tại M do vô số các đĩa tròn có bề rộng vô cùng nhỏ dx gây ra. Điện thế tại M do một đĩa tròn bề rộng dx gây ra là: theo trường hợp 1 của bài này thì ta có: ρ.dx 2 2 dV R x x 2ε ε0 Điện thế tại M do cả khối trụ gây ra là: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 43
  48. Cập nhật 12/03/2014 z ρ 2 2 V dV R x x dx 2ε ε0 z-h z z z ρ ρ 1 z R2 x2 dx x dx R2 x2 dx x z h 2εε0 z-h z-h 2εε0 z-h 2 ρ z 1 2 2 R x dx h 2εε0 z-h 2 z 2 2 Tính: I R x dx z-h 2 2 x u R x du Đặt: R2 x2 dv dx v x Suy ra: z z x2 I x R2 x2 dx z h 2 2 z-h R x z z x2 R2 R2 x R 2 x2 dx z h 2 2 z-h R x z z z R2 x R 2 x2 R2 x2 dx dx z h 2 2 z-h z-h R x z z R2 2I x R2 x2 dx z h 2 2 z-h R x z z 2I x R2 x2 R2ln x R2 x2 z h z h 2 2 1 2 2 2 2 2 z R z I z R z (z h) R (z - h) R ln 2 2 2 (z h) R (z - h) ρ z R 2 z2 V z R 2 z2 (z h) R 2 (z - h) 2 R 2 ln h 4εε 2 2 0 (z h) R (z - h) Vol (I.72) (kết quả lằng nhằng quá, không biết tính toán có đúng không) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 44
  49. Cập nhật 12/03/2014 Bài 8: Xác định véc tơ cảm ứng từ B do một dây dẫn thẳng dài có dòng I chạy qua tại điểm M cách dây một khoảng là z.  B 2 I dB z  M r  Idl E 1 A Cảm ứng từ tại điểm M gây ra bởi dòng điện thẳng AB được xác định bằng cảm ứng từ tổng hợp gây ra bởi các yếu tố dòng điện Idl trên dòng điện thẳng đó. - Cảm ứng từ tại M do yếu tố dòng điện Idl gây ra là một đại lượng véctơ dB được xác định theo định luật Biot – Savart – Laplace: + Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa và EM + Có chiều sao cho , EM và tạo thành một tam diện thuận. Muốn xác định chiều của ta sử dụng quy tắc vặn đinh ốc (dễ sử dụng hơn quy tắc bàn tay phải). Đặt đầu nhọn của đinh ốc tại điểm M sao cho đinh ốc vuông góc với mặt phẳng chứa và EM (hãy tưởng tượng theo hình học không gian). Xoay đinh ốc sao cho chiều quay của đinh ốc từ véctơ đến véctơ EM thì chiều chuyển động tịnh tiến của đinh ốc sẽ là chiều của véc tơ . Khi ta xoay đinh ốc mà muốn biết đinh ốc sẽ chuyển động tịnh tiến theo hướng nào thì dựa vào quy ước: nếu đinh ốc quay cùng chiều kim đồng hồ (nhìn từ đầu to đến đầu nhọn của đinh) thì đinh ốc sẽ chuyển động tịnh tiến về phía trước và ngược lại. Như vậy, ở trường hợp trên ta đã xoay đinh ốc cùng chiều kim đồng hồ nên đinh ốc sẽ chuyển động tịnh tiến theo hướng từ ngoài xuyên vào trong trang giấy. Để dễ hình dung chiều chuyển động của đinh ốc các bạn làm thử nghiệm sau: dùng tô vít xoáy đinh ốc vào một cánh cửa bằng gỗ. Khi ta xoay tô vít theo chiều kim đồng hồ thì đinh ốc sẽ đi sâu vào cánh cửa. Muốn lấy đinh ốc ra ta phải xoay tô vít ngược chiều kim đồng hồ. Lưu ý: Trong thực tế có một vài đinh ốc khi xoay ngược chiều kim đồng hồ thì nó sẽ chuyển động tịnh tiến về phía trước và ngược lại: van bình gas, ốc giữ cánh quạt khi quay, . Nhưng quy tắc vặn đinh ốc mà chúng ta sử dụng chỉ tuân theo quy ước ở trên. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 45
  50. Cập nhật 12/03/2014 + Độ lớn: μ Idlsinθ dB 0 . với θ Idl, EM 4π EM2 Độ dài của yếu tố vi phân dl tính theo góc  là: M   P d r Idl Q K Do độ dài dl vô cùng nhỏ nên có thể coi góc PK Q θ. Khi đó dl là cạnh huyền PQ của tam giác PKQ nên: dl si nθ Do góc d vô cùng nhỏ nên có thể coi PQ là cung tròn của đường tròn tâm M bán kính r. Khi đó: PQ = r.d rdθ zdθ z Suy ra: dl . Mà EM si nθ si n2θ si nθ μ Idlsinθ Izdθsinθ μ I dB 0 0 sinθdθ Vậy: 4π EM2 z2 4π z sin2θ sin2θ - Cảm ứng từ tại M do dòng điện thẳng gây ra là B : B dB + có điểm đặt tại M. + có phương và chiều trùng với phương và chiều của dB + Độ lớn: θ2 μ I μ I θ B dB 0 sinθdθ 0 cosθ 2 4πz 4πz θ1 θ1 μ0I B cosθ1 cosθ2 (Tesla) (I.73) 4πz 0 0 Khi dây dẫn dài vô hạn thì 1 0 và 2 180 . Khi đó, cảm ứng từ do dây dẫn dài vô hạn gây ra tại M cách dây một khoảng z là: μ I B 0 (Tesla) (I.74) 2πz Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 46
  51. Cập nhật 12/03/2014 Bài 9: Xác định véctơ cảm ứng từ B do một dòng điện tròn tâm O bán kính R, cường độ I gây ra tại điểm M nằm trên trục của vòng dây tròn và cách O một khoảng là z. Tìm cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây tròn. M dBx dB dBy Idl R z A O Cảm ứng từ tại điểm M gây ra bởi dòng điện tròn được xác định bằng cảm ứng từ tổng hợp gây ra bởi các yếu tố dòng điện Idl trên dòng điện tròn đó. - Cảm ứng từ tại M do yếu tố dòng điện Idl gây ra là một đại lượng véctơ dB được xác định theo định luật Biot – Savart – Laplace: + Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa và AM + Có chiều sao cho , AM và tạo thành một tam diện thuận. + Độ lớn: μ0 Idlsinθ 0 dB . 2 với θ Idl, AM 90 4π AM μ Idl dB 0 . 4π R 2 z2 - Cảm ứng từ tại M do dòng điện tròn gây ra là B : B dB dBx dBy Do tính chất đối xứng của dòng điện tròn mà dBx 0 nên: B dBy + có điểm đặt tại M. + có phương vuông góc với vòng điện tròn tại tâm O. + có chiều trùng với chiều của dBy từ M tới O. + Độ lớn: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 47
  52. Cập nhật 12/03/2014 μ 2π R Idl B dB dB.sin 0 sin y 2 2 4π 0 R z 2π R 2π R μ0 Idl R μ0RI 2 2 3 dl 4π R z 2 2 2 2 2 0 R z 4π R z 0 μ0RI 3 .2π R 4π R2 z2 2 2 μ0R I B 3 (Tesla) (I.75) 2 R2 z2 2 3 Khi z 0 thì R2 z2 2 R3 và cảm ứng từ tại tâm O của dòng điện tròn là: μ I B 0 (Tesla) (I.76) 2R Bài 10: Nửa vòng dây dẫn điện bán kính R = 0,49m và khối lượng m = 250g, có dòng điện I = 25A chạy qua (hình vẽ). Hỏi cần một từ trường B có hướng và độ lớn như thế nào để nửa vòng dây trên lơ lửng trong không gian. O F I I  B M Idl P - Nửa vòng dây lơ lửng trong không gian thì nó phải cân bằng về lực, hay tổng các véctơ lực tác dụng vào nó bằng 0. Nửa vòng dây có khối lượng m nên nó chịu tác dụng của trọng lực: P mg (với g là gia tốc trọng trường) Độ lớn: P = mg = 10m (lấy g 10 m/s2) - Nửa vòng dây lơ lửng khi từ trường tác dụng lực từ lên nửa vòng dây và lực này có độ lớn bằng trọng lực P, có phương trùng với phương của trọng lực và có chiều hướng lên trên. Tức là F có phương và chiều như hình vẽ: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 48
  53. Cập nhật 12/03/2014 Giả sử rằng từ trường ngoài là từ trường đều. Tại điểm M, để cho Idl , B , F tạo thành một tam diện thuận thì B phải có phương vuông góc với mặt phẳng giấy và chiều đi từ ngoài xuyên vào trong tờ giấy. - Khi có từ trường thì từ trường sẽ tác dụng lực từ lên nửa vòng dây, lực từ có độ lớn là: πR F dF IdlB.sinθ với θ dl,B 900 0 IB .πR - Vậy khi nửa vòng dây lơ lửng thì: F - P + Độ lớn: F P mg IB.πR mg B (I.77) I.πR 0,25.10 B 0,065 (T) 25. 3,14159. 0,49 Bài 11: Một dây cáp đồng trục có đường kính trong d1 = 2mm vỏ ngoài bọc chì đường kính d2 = 8 cm, ở giữa lõi và vỏ bọc là chất điện môi có hằng số điện môi  = 3. Trong lõi và vỏ bọc tích điện trái dấu nhau với mật độ điện dài  = 3,14.10-4 C/m. Hãy xác định cường độ điện trường tại các điểm cách trục một khoảng: (a) r1 = 3 cm. S2 (b) r2 = 10 cm. r2 d1 S1 d2 O r1  = 3 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 49
  54. Cập nhật 12/03/2014 Giả sử dây cáp đồng trục rất dài, lõi giữa tích điện dương và vỏ bọc tích điện âm. Phần (a): Xác định cường độ điện trường tại điểm M1 cách trục của dây cáp một khoảng là r1 = 3cm. Do cả lõi giữa và vỏ bọc đều là các vật dẫn nên cường độ điện trường trong lòng vật dẫn rỗng bằng 0. Vì vậy, điểm M1 nằm giữa hai vật dẫn nhưng chỉ chịu tác dụng của điện trường do lõi gây ra. Do tính chất đối xứng trục của dây cáp nên cường độ điện trường tại các điểm nằm trên mặt trụ có trục là trục của dây cáp thì có độ lớn bằng nhau: - Cường độ điện trường E1 tại điểm M1: + Có phương nằm trên đường nối M1 với tâm O. + Có chiều từ O tới M1 (do lõi tích điện dương). + Độ lớn: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S1, có trục là trục của dây cáp và chứa điểm M1. Áp dụng định lý O – G trong điện trường ta có: Thông lượng điện trường gửi qua mặt kín S1 bằng tổng đại số các điện tích nằm trong mặt kín S1 chia cho hằng số điện môi. Biểu thức: Q1  E1dS (Q là tổng đại số điện tích trong mặt kín S ) 1  ε 1 1 S1 0 Q E dS 1 (vì không có điện thông qua hai mặt đáy) 1  ε xung quanhS 1 0 Q E dS 1 (vì E bằng nhau tại mọi điểm trên mặt 1  ε 1 xung quanhS 1 0 xung quanh) .h E12πr1h (với h là chiều dài cáp điện)  ε0  E1 (I.78) 2πr1 ε0 -4 3,14.10 7 N E1 6,28.10 2.3,14.0,03.3.8,85.10-12 C Phần (b): Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 50
  55. Cập nhật 12/03/2014 Xác định cường độ điện trường tại điểm M2 cách trục của dây cáp một khoảng là r1 = 10 cm. Do cả lõi giữa và vỏ bọc đều là các vật dẫn nên cường độ điện trường trong lòng vật dẫn rỗng bằng 0. Vì vậy, điểm M2 nằm ngoài vỏ bọc nên không chịu tác dụng của điện trường do lõi giữa gây ra. (đường sức bị gián đoạn tại nơi có điện tích) Do tính chất đối xứng trục của dây cáp nên cường độ điện trường tại các điểm nằm trên cùng mặt trụ có trục là trục của dây cáp thì có độ lớn bằng nhau: - Cường độ điện trường E2 tại điểm M2: + Có phương nằm trên đường nối M2 với tâm O. + Có chiều từ M2 tới O (do vỏ tích điện âm). + Độ lớn: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S2, có trục là trục của dây cáp và chứa điểm M2. Áp dụng định lý O – G trong điện trường ta có: Thông lượng điện trường gửi qua mặt kín S2 bằng tổng đại số các điện tích nằm trong mặt kín S2 chia cho hằng số điện môi. Biểu thức: Q2  E2 dS (Q là tổng đại số điện tích trong mặt 2  ε 2 S2 0 kín S2) Q E dS 2 (vì không có điện thông qua hai mặt đáy) 2  ε xung quanhS 2 0 Q E dS 2 (vì E bằng nhau tại mọi điểm trên mặt 2  ε 2 xung quanhS 2 0 xung quanh) .h E2 2πr2h (với h là chiều dài cáp điện)  ε0  E2 (I.79) 2πr2 ε0 -4 3,14.10 7 N E2 1,88.10 2.3,14.0,1.3.8,85.10-12 C Bài 12: Cho quả cầu không dẫn điện tâm O, bán kính R = 15 cm được tích điện đều với mật độ điện tích khối = 1,699.10-7 C/m3, được đặt trong chân không. (1) Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách tâm O một đoạn: (a) r1 = 10 cm; (b) r2 = 30 cm. (2) Lấy điện thế tại vô cùng bằng 0.Xác định điện thế tại P cách tâm 20 cm. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 51
  56. S 2 Cập nhật 12/03/2014 S 1 E1 M1 r1 O R r2 M 2 E2 Phần (1a): Xác định cường độ điện trường E1 tại điểm M1 cách O một khoảng 10 cm: Do tính chất đối xứng của quả cầu tích điện nên cường độ điện trường tại các điểm nằm trên cùng một mặt cầu tâm O bán kính bất kỳ thì có độ lớn bằng nhau. + có phương nằm trên đường thẳng M1O. + có chiều từ O tới M1. + Độ lớn: - Chọn mặt Gauss là mặt cầu S1 tâm O bán kính r1. Áp dụng định lý O – G (đối với điện trường) ta có: Từ thông gửi qua mặt cầu kín S1 bằng tổng đại số điện tích nằm trong mặt kín đó chia cho hằng số điện môi 0. - Biểu thức: Q1  E1dS 1 ε S1 0 (với Q1 là tổng điện tích nằm trong khối cầu bán kính r1) Q E dS 1 1 ε S1 0 Q E dS 1 (do E bằng nhau tại mọi điểm trên mặt cầu S ) 1 ε 1 1 S1 0 4 3 ρ. πr1 2 3 E14πr1 ε0 ρ.πr1 E1 (I.80) 3ε0 1,699.10-7.3,14.0,1 N E 2010,38 1 3.8,85.10-12 C Phần (1b): Xác định cường độ điện trường E2 tại điểm M2 cách O một khoảng 30 cm: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 52
  57. Cập nhật 12/03/2014 Do tính chất đối xứng của quả cầu tích điện nên cường độ điện trường tại các điểm nằm trên cùng một mặt cầu tâm O bán kính bất kỳ thì có độ lớn bằng nhau. + E2 có phương nằm trên đường thẳng M2O. + E2 có chiều từ O tới M2. + Độ lớn: - Chọn mặt Gauss là mặt cầu S2 tâm O bán kính r2. Áp dụng định lý O – G (đối với điện trường) ta có: Từ thông gửi qua mặt cầu kín S2 bằng tổng đại số điện tích nằm trong mặt kín đó chia cho hằng số điện môi 0. - Biểu thức: Q2  E2 dS 1 ε S2 0 (với Q2 là tổng điện tích nằm trong khối cầu bán kính r2) Q E dS 2 2 ε S2 0 Q E dS 2 (do E bằng nhau tại mọi điểm trên mặt cầu S ) 2 ε 2 2 S2 0 4 ρ. πR3 2 3 E2 4πr2 ε0 ρ.πR3 E2 2 (I.81) 3ε0r2 1,699.10-7.3,14.0,153 N E2 753,89 3.8,85.10-12.0,32 C Phần (2): Điện thế gây ra tại P cách O một khoảng là 20 cm. Điện thế tại P bằng công mà lực điện trường làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm P ra xa vô cùng. Theo phần (1b) thì điện trường tại một điểm ngoài quả cầu và cách O một khoảng x có độ lớn là: ρ.πR3 E 2 3ε0x Do đó, điện thế tại P là: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 53
  58. Cập nhật 12/03/2014 V Edx E.dx (trong đó dx là vi phân quãng đường dịch 0,2 0,2 chuyển). ρ.πR3 dx ρ.πR3 1 V 2 3ε0 0,2 x 3ε0 0,2 1,699.10-7.3,14.0,153 V 339,25 (V) 3.8,85.10-12.0,2 Bài 13: Một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R = 15 cm. Lấy điện thế tại vô cùng bằng 0, tích điện cho quả cầu đến hiệu điện thế 1500V. Hãy xác định: (a) Điện tích và mật độ điện tích trên mặt quả cầu. (b) Cường độ điện trường, hiệu điện thế tại các điểm M và N lần lượt cách tâm O một khoảng là 5 cm và 45 cm. (c) Mật độ điện trường tại các điểm M, N. R M N O Phần (a): - Điện dung của quả cầu tích điện bán kính R là: 12 C 4πεε 0R 4π.8,85.10 .0,15 - Điện dung của vật dẫn bằng số điện tích cần truyền cho vật để vật dẫn tăng lên 1V. Do đó ta có: Q V C 12 Q C.V 4π.8,85.10 .0,15.1500 2,5.10 8 (Coulumb) - Mật độ điện tích trên quả cầu là: Q (với S là diện tích mặt cầu) S 8 Q 2,5.10 8 8,84.10 (C/m2) 4π.R2 4π.0,152 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 54
  59. Cập nhật 12/03/2014 Phần (b): - Điện trường, điện thế tại M nằm trong quả cầu, bán kính rM = 5cm: + Vì quả cầu là vật dẫn nên điện trường tại mọi điểm trong lòng vật dẫn bằng 0. EM 0 + Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế nên điện thế tại M bằng với điện thế tại điểm nằm ngay sát mặt cầu. Q 2,5.10 8 VM 12 1498,6 (Vol) 4πεε0R 4π.8,85.10 .0,15 - Điện trường, điện thế tại N nằm ngoài quả cầu, bán kính rN = 45cm: + Cường độ điện trường và điện thế do một quả cầu mang điện gây ra tại một điểm nằm ngoài quả cầu bằng cường độ điện trường và điện thế gây bởi một điện tích điểm có điện tích bằng điện tích của quả cầu và đặt tại tâm quả cầu đó. Cường độ điện trường tại N: Q 2,5.10 8 N EN 2 12 2 1110,1 4πεε 0rN 4π.8,85.10 .0,45 C Điện thế tại N: Q 2,5.10 8 VN 12 499,5 Vol 4πεε0rN 4π.8,85.10 .0,45 Phần (c): - Mật độ điện trường tại M, bán kính rM = 5cm: Do không có năng lượng điện trường trong lòng vật dẫn rỗng nên mật độ năng lượng điện trường tại M bằng 0. - Mật độ điện trường tại N, bán kính rN = 45cm: 1 1 w εε E2 .8,85.10 12.1110,12 N 2 0 N 2 J 5,45.10 6 m3 Bài 14: Một dòng điện thẳng dài vô hạn có dòng điện không đổi 1A chạy qua. Một khung dây hình chữ nhật ABCD đặt trong mặt phẳng đi qua dòng điện. Cho cạnh AB = 30cm, BC = 20cm. Đoạn AB song song với dòng điện, cách dòng điện 10cm. Hãy xác định từ thông đi qua cuôn dây. Cho hằng số từ thẩm của môi trường bằng 1. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 55
  60. B 20cm C Cập nhật 12/03/2014 x dS I 30 cm dB  10cm A dx D Cảm ứng từ do dòng điện dài vô hạn gây ra tại một điểm cách dây một khoảng x là B có phương vuông góc với mặt phẳng giấy và có chiều đi từ ngoài vào trong trang giấy (được xác định dựa vào định luật Biot – Savart – Laplace cho từng yếu tố Idl ). Từ thông (thông lượng từ trường) đi qua khung dây là:  B.dS ABCD Ta có: tại các điểm nằm trên đường thẳng song song với dây dẫn thì cảm ứng từ có độ lớn bằng nhau. Và ta chọn chiều của véctơ pháp tuyến dS đi từ ngoài xuyên vào trong trang giấy. (có thể chọn theo chiều ngược lại, vì mặt S là mặt hở. Nếu mặt S là mặt kín thì nhất định phải chọn chiều véctơ pháp tuyến từ trong ra ngoài) Chọn yếu tố diện tích dS có bề rộng dx vô cùng nhỏ, nhỏ tới mức cảm ứng từ tại mọi điểm trên yếu tố dS đó có độ lớn bằng nhau. Khoảng cách từ dS tới dây dẫn là x. Do đó:  B.dS (vì góc giữa B và dS bằng 0) S 0,3 0,3μμ I μμ I.AB 0,3 dx μμ I.AB  0 .ABdx 0 0 .ln x 2π x 2π x 2π 0,1 0,1 0,1 -6 1.1.1,26.10 .0,3 0,3 8  ln 3,15.10 2π 0,1 Bài 15: Một dây tích điện liên tục nằm dọc theo trục Ox từ điểm x = x0 đến + . Mật độ điện tích dài trên dây là 0. Tính cường độ điện trường và điện thế tại gốc tọa độ O. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 56
  61. Cập nhật 12/03/2014 0 dE O x0 Điện trường tại O: Điện trường tại O do tất cả các điện tích nằm trên dây tích điện gây ra. Giả sử dây tích điện dương. Chia sợi dây thành những yếu tố vi phân vô cùng nhỏ có độ dài dx và cách gốc tọa độ một khoảng là x. - Điện trường do yếu tố dx gây ra tại O: + dE có phương theo trục Ox. + dE có chiều ngược với tia Ox. + Độ lớn: dq 0dx dE 2 2 4πε0x 4πε0x - Điện trường do cả đoạn dây dài gây ra tại O.  dx  1 E dE 0 0 2 4πε0 x x 4πε0 x x 0 0  0 4πε0x0 Điện thế tại O: Điện thế tại O là công mà lực điện trường thực hiện để chuyển một đơn vị điện tích dương từ O ra xa vô cùng. - Điện thế tại O do một yếu tố dx gây ra là: dq  dx dV 0 4πε0x 4πε0x - Điện thế tại O do cả dây dẫn gây ra là: λ dx V dV 0 4πε x 0 x0 V (vì tích phân trên là phân kỳ) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 57
  62. Cập nhật 12/03/2014 Bài 16: Một thanh dẫn hình trụ, khối lượng 0.72 kg, bán kính tiết diện 6 cm, có dòng điện I = 48A chạy qua theo chiều mũi tên, nằm trên hai thanh ray có độ dài L = 45 cm đặt song song và cách nhau một khoảng d = 12 cm. Toàn bộ hệ được đặt trong một từ trường đều có độ lớn 0.24 T, hướng vuông góc với mặt phẳng chứa thanh dẫn và thanh ray. Thanh dẫn đứng yên ở một đầu của ray và bắt đầu lăn không trượt theo ray. Tính tốc độ của thanh dẫn tại thời điểm rời khỏi đầu kia của ray. R m  B d I F L A B - Khi thanh dẫn hình trụ được đặt trong từ trường B thì từ trường sẽ tác dụng lực từ F lên thanh. Lực từ được xác định như sau (tính theo định luật Ampere): + có phương vuông góc với mặt phẳng chứa Idl và B . + có chiều sao cho Idl, B và tạo thành tam diện thuận như hình vẽ (quy tắc vặn đinh ốc hoặc quy tắc bàn tay phải). + Độ lớn: F I dl.B.sinα I B.dl (do góc giữa và bằng /2) F IBd - Dưới tác dụng của lực F thì thanh dẫn hình trụ lăn không trượt từ đầu A đến đầu B của thanh ray. Giả sử ma sát lăn không đáng kể và toàn bộ hệ được đặt trong chân không. Áp dụng định lý về động năng ta có: Độ tăng động năng của vật trong một khoảng thời gian bằng công của lực đặt vào vật trong khoảng thời gian đó. Do đó: Công của lực F = Độ tăng động năng của chuyển động tịnh tiến + Độ tăng động năng chuyển động quay của thanh trụ. mv2 1 FL Iω2 2 2 (với I là mô men quán tính của thanh trụ đối với trục quay,  là vận tốc góc) mv2 1 FL m r22 2  2 i i (trong đó mi và ri là khối lượng và bán kính quay của chất điểm thứ i trong thanh trụ) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 58
  63. Cập nhật 12/03/2014 mv2 2 FL m r2 2 2  i i R m m r2 .2πrd.r2.dr Mà:  i i (Mật độ khối lượng x Vi phân thể tích) 0 2πRd R m R m r4 mR3 m r2 r3.dr  i i R 0 R 4 0 4 v Ta lại có: ω R 2 2 3 2 2 mv v mR mv mv R 2 m mR Suy ra: FL v 2 2R 2 4 2 8 2 8 Vậy: FL 8FL v m mR m 4 R 2 8 8.I.B.d.L 8.48.0,24.0,12.0,45 v m 4 R 0,72 4 0,06 v 1,3 (m/s) Bài 17: Một dây dẫn được uốn như hình vẽ, có dòng I = 5A chạy qua. Bán kính cung tròn là R = 3 cm. Xác định độ lớn và hướng của cảm ứng từ tại tâm của cung tròn. A I B R B  O C I D Cảm ứng từ (cường độ từ trường) B do cả dây dẫn ABCD gây ra tại điểm O. Áp dụng định luật B – S – L để tính từ trường do một phần tử dòng Idl gây ra và lấy tích phân trên toàn bộ dây dẫn ta được: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 59
  64. Cập nhật 12/03/2014 D B C D B dB dB dB dB A A B C C B dB (vì trên đoạn AB và CD thì Idl cùng phương với r , r là khoảng B cách từ Idl tới O) + B có phương nằm trên đường thằng vuông góc với mặt phẳng giấy. + có chiều đi từ ngoài vào trong trang giấy (quy tắc vặn đinh ốc). + Độ lớn: πR μ 2 Idl B 0 2 (do Idl  R ) 4π 0 R πR μ I 2 μ I 1,26.10 6.5 B 0 dl 0 2,625.10 5 T 2 4πR 0 8R 8.0,03 Bài 18: Một solenoid với n = 400 vòng/m có dòng điện biến thiên I = 30(1– e-1.6t) A chạy qua. Một cuộn dây có tổng cộng N = 250 vòng, bán kính 6cm được đặt đồng trục vào trong lòng của solenoid. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.                                    R Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có 250 vòng dây là: Áp dụng định luật Faraday: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một vòng dây bằng và trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông theo thời gian qua vòng dây dẫn đó. Ta có: d ε N B dt Trong đó, N là tổng số vòng dây và B là từ thông gửi qua vòng dây. Mà: B μ0.n.I Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 60
  65. Cập nhật 12/03/2014 (với n là số vòng dây/m của solenoid và I là cường độ dòng điện chạy trong solenoid. Kết quả này có được là do áp dụng định luật Ampere về dòng toàn phần để tính cảm ứng từ trong solenoid)  BdS B (với S là diện tích vòng dây tròn bán kính R) S 2 B μ0.n.I.πR Do đó: 2 d μ .n.I.πR 6 2 1,6t ' ε N 0 250.1,26.10 .400.πR 30. 1 e dt (độ biến thiên này chính là đạo hàm của từ thông theo thời gian) ε 19R2.e 1,6t Suất điện động cảm ứng có giá trị tuyệt đối giảm dần theo thời gian chứng tỏ độ biến thiên của từ thông gửi qua các vòng dây là giảm dần theo thời gian. Bài 19: Một thanh dài 14 cm được tích điện đều, có diện tích tổng cộng là–22 µC. Xác định cường độ điện trường và điện thế tại điểm nằm trên trục thanh, cách trung điểm của thanh một khoảng là 36 cm. M dEx  dE dEy z r dx q A x B d = 14cm Điện trường: - Điện trường gây ra tại M là điện trường tổng cộng gây ra bởi tất cả các điện tích điểm có trong thanh dây. - Chia thanh dây thành những yếu tố có độ dài dx vô cùng nhỏ (nhỏ tới mức coi như là một điện tích điểm hoặc điện trường do những điện tích điểm trên đó gây ra tại điểm M là bằng nhau) và cách trung điểm của sợi dây một đoạn là x. Để tính điện trường tại M do sợi dây gây ra, ta phải tính điện trường do từng yếu tố dx gây ra tại M là các dE sau đó cộng các dE lại với nhau theo nguyên lý chồng chất. - Tính điện trường do yếu tố dx gây ra tại M: + Có gốc đặt tại M. + Điện tích của yếu tố dx là: dq = .dx (với  = – q/AB là mật độ điện dài) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 61
  66. Cập nhật 12/03/2014 + Điện trườngdE có chiều như hình vẽ, có phương hợp với đường trung trực của AB một góc . + Độ lớn của là: 1 dq dE 2 4π ε0 r 1 λdx 2 2 4π ε0 x z - Điện trường do cả đoạn dây gây ra tại M: 0,07 0,07 0,07 E dE dEx dEy 0,07 0,07 0,07 0,07 0,07 E dEy Do tính chất đối xứng của sợi dây nên dEx 0 . Suy ra: 0,07 0,07 + E có phương và chiều trùng với dEy + Về độ lớn: 0,07 E dE y 0,07 1 λdx dEy dEcosθ 2 2 cosθ 4π ε0 z x 0,07 λ 0,07 dx E dE cosθ x 2 2 0,07 4π ε0 0,07 z x z Ta có: x z.tanθ dx dθ cos2θ Do đó: λ z dθ.cosθ E 2 2 4π ε0 cos θ z cos2θ λ λ 1 λ 2 cosθdθ sinθ .sin 0 4π ε0z 0 2π ε0z 2π ε0 z λ 0,07 E . 2 2 2π ε0z 0,07 z Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 62
  67. Cập nhật 12/03/2014 -6 - 22.10 0,07 6 N E . 1,5.10 14.10-2.2π8,85.10-12.0,36 0,072 0,362 C Điện thế: Điện thế tại M do yếu tố vi phân dx gây ra được tính bằng công mà lực điện trường của dx dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. Điện thế tại M do dx gây ra là: dq λdx dV 4π ε .r 2 2 0 4π ε0 x z Điện thế tại M do cả thanh dây gây ra là: áp dụng nguyên lý chồng chất (đối với đại lượng vô hướng) ta được: n 0,07 λdx V lim Vi dV n  2 2 i 1 0,07 4π ε0 x z 0,07 0,07 λ dx λ 2 2 V 2 ln x x z  2 2 0 4π ε0 0 x z 2π ε0 λ 2 2 V ln 0,07 0,07 z ln z 2π ε0 λ 0,07 0,072 z2 V .ln 2π ε0 z -6 2 2 - 22.10 0,07 0,07 0,36 6 V .ln 2,29.10 V ol 14.10-2.2π8,85.10-12 0,36 Bài 20: Một thanh dẫn điện có mật độ khối lượng là 0.04 kg/m, được treo bằng hai sợi dây dẫn mềm cho dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường Bin = 3,6 T, hướng vuông góc vào trong mặt phẳng. Dòng điện I phải có hướng và độ lớn như thế nào để không có sức căng trên các dây treo.  B F m L I P Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 63
  68. Cập nhật 12/03/2014 Để không có sức căng trên dây treo thì lực từ do từ trường tác dụng lên thanh dẫn phải có độ lớn bằng với độ lớn của trọng lực và ngược chiều với chiều trọng lực: F P Mà cảm ứng từ B có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây, có chiều đi từ ngoài vào trong. Áp dụng định luật Ampere về lực từ tác dụng lên dòng điện ta có Idl , , F phải tạo thành một tam diện thuận. Do đó, dòng I phải có chiều từ trái sang phải (hình vẽ). Ta có về độ lớn: F P IB dl mg IBL 0,04.L.g L 0,04.g 0,4 1 I A B 3,6 9 Bài 21: Một dây dẫn gồm vòng dây tròn có bán kính R và hai đoạn dây thẳng, dài, nằm trong cùng một mặt phẳng. Dây dẫn có dòng điện I = 7A chạy qua theo chiều mũi tên (hình vẽ). Tìm biểu thức của véctơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây. I = 7A B  O Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn là cảm ứng từ tổng hợp do vòng dây tròn và đoạn dây dẫn thẳng dài gây ra. - Cảm ứng từ do đoạn dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm O cách đoạn dây một khoảng bằng R là véctơ B1 : + Có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây. + Có chiều đi vào trong (xác định theo quy tắc vặn đinh ốc hoặc bàn tay phải) - Cảm ứng từ do vòng dây tròn gây ra tại tâm O bán kính R là véctơ B2 : Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 64
  69. Cập nhật 12/03/2014 + Có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây. + Có chiều đi vào trong (xác định theo quy tắc vặn đinh ốc hoặc bàn tay phải) Do B1 và B2 cùng phương, cùng chiều nên véctơ cảm ứng từ tổng hợp B cũng cùng chiều với và . Về độ lớn: B B1 B2 μ I μ I μ I 0 0 0 1 π 2π R 2R 2π R 1,26.10-6.7 5,81.10-6 B 1 π T 2π R R Bài 22: Một cuộn có 15 vòng dây, bán kính R = 10 cm, được cuốn quanh một solenoid có bán kính 2 cm và n = 1000 vòng/m. Dòng điện chạy trong solenoid theo chiều mũi tên (hình vẽ) và biến thiên theo quy luật I = 5sin(120t) A. Tìm biểu thức của suất điện động cảm ứng trong cuộn có 15 vòng dây. R I ~ Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có 15 vòng dây là: Áp dụng định luật Faraday: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một vòng dây bằng và trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông theo thời gian qua vòng dây dẫn đó. Ta có: d ε N B dt Trong đó, N là tổng số vòng dây và B là từ thông gửi qua vòng dây. Mà: B μ0.n.I (với n là số vòng dây/m của solenoid và I là cường độ dòng điện chạy trong solenoid. Kết quả này có được là do áp dụng định luật Ampere về dòng toàn phần để tính cảm ứng từ trong solenoid) Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 65
  70. Cập nhật 12/03/2014  BdS B (với S là diện tích tiết diện của solenoid) S 2 B μ0.n.I.π.2 Do đó: d μ .n.I.4π ε N 0 15.1,26.10 6.1000.4π.5. sin(120t) ' dt (độ biến thiên này chính là đạo hàm của từ thông theo thời gian) ε 142,5.cos(120t) Suất điện động cảm ứng có giá trị tuyệt đối biến thiên tuần hoàn theo hàm cosin. Bài 23: Một quả cầu đặc, bán kính 40 cm, tích điện đều trong toàn bộ thể tích với điện tích tổng cộng là +26C. Tìm độ lớn và hướng của cường độ điện trường tại những vị trí cách tâm quả cầu một khoảng: (a) 0 cm. (b) 10 cm. (c) 40 cm. (d) 60 cm. R M1 M M3 2 O M2 Mật độ điện tích khối của quả cầu đặc là: 26.10-6 39.10-6 ρ 4 3 πR3 2πR 3 Cường độ điện trường tại các điểm O, M1, M2 và M3 tương ứng cách tâm quả cầu là 0cm, 10cm, 40cm và 60cm đều có điểm đặt tại điểm tương ứng và có chiều từ tâm ra ngoài (do quả cầu tích điện dương). Về độ lớn: Do tính chất đối xứng của quả cầu nên độ lớn của điện trường tại những điểm cách tâm một khoảng bằng nhau thì bằng nhau. Áp dụng định luật O – G trong điện trường ta được: Điện thông gửi qua mặt kín chứa từng điểm tương ứng thì bằng tổng đại số điện tích nằm trong mặt kín đó chia cho hằng số điện 0. Phần (a): Điện trường tại tâm quả cầu bằng 0. Phần (b): Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 66
  71. Cập nhật 12/03/2014 Tính độ lớn điện trường tại điểm M1 cách tâm một khoảng 10 cm: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S1 tâm O bán kính OM1. Áp dụng định luật O – G ta được: Q E dS 1 (Q là tổng đại số điện tích nằm trong mặt cầu S ) 1 1 ε 1 1 S1 0 4 3 ρ πOM1 -6 3 3 2 39.10 .4.πOM1 E .dS E .4πOM 1 1 ε 1 1 3.2πR3ε S1 0 0 -6 3 -6 39.10 .4πOM1 39.10 .OM1 E1 3 2 3 3.2πR ε0.4πOM1 6πε0 R 39.0,1.10-6 N E1 2,57 6π.1,26.10-6.0,43 C Phần (c): Tính độ lớn điện trường tại điểm M2 nằm trên mặt quả cầu bán kính 40 cm: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S tâm O bán kính R. Áp dụng định luật O – G ta được: Q E dS 2 (Q là tổng đại số điện tích của quả cầu) S ε0 Q Q E .dS E .4πR2 2 2 S ε0 ε0 Q Q E2 2 2 4πR ε0 4πε0 R 26.10-6 N E2 10,26 4π.1,26.10-6.0,42 C Phần (d): Tính độ lớn điện trường tại điểm M3 cách tâm một khoảng 60 cm: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S3 tâm O bán kính OM3. Áp dụng định luật O – G ta được: Q E dS 3 (Q = Q là tổng đại số điện tích nằm trong mặt cầu S ) 3 3 ε 3 3 S3 0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 67
  72. Cập nhật 12/03/2014 Q 2 Q E .dS E .4πOM 3 3 ε 3 3 ε S3 0 0 Q 26.10-6 E3 2 -6 2 ε0.4πOM3 1,26.10 .4π.0,6 N E3 4,56 C Bài 24: Một thanh có độ dài L nằm dọc theo trục x (hình vẽ). Đầu bên trái của thanh được đặt tại gốc tọa độ. Thanh được tích điện không đều với mật độ điện tích dài là  = .x ( là một hằng số dương). (a) Đơn vị của là gì. (b) Tìm điện thế tại điểm M cách gốc tọa độ một khoảng d. y d x M L Phần (a): Mật độ điện dài  có đơn vị là C/m. Mà  = .x = /x (x có đơn vị là m) Vậy có đơn vị là C/m2. Phần (b): Tìm điện thế tại điểm M do thanh tích điện gây ra. Do thanh tích điện dương nên điện thế tại M mang dấu dương. Điện thế tại M là công mà lực điện trường thực hiện để chuyển một đơn vị điện tích dương từ M ra xa vô cùng. - Điện thế tại M do yếu tố dx cách gốc tọa độ một đoạn x là: dq dx x.dx dV 4πε0x 4πε0 (x d) 4πε0 (x d) - Điện thế tại M do cả thanh tích điện gây ra là: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 68
  73. Cập nhật 12/03/2014 α L x α L d V dV dx 1 dx 4πε0 0 x d 4πε0 0 x d α L V x d.ln x d 0 4πε0 α V L d.ln(L d) dln(d) 4πε0 α d V L d.ln (Vol) 4πε0 L d Bài 25: Bốn dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có cùng dòng điện I = 5A (hình vẽ). Các dòng điện A và B hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. Các dòng C và D hướng vuông góc ra bên ngoài mặt phẳng hình vẽ. Tìm độ lớn và hướng của cảm ứng từ B tại điểm M nằm ở tâm hình vuông có cạnh 0,2m. B C O 0,2m BB BA BD BC A D BBD BAC B Cảm ứng từ tại tâm O của hình vuông là cảm ứng từ tổng hợp do 4 dây dẫn song song dài vô hạn gây ra: B BA BB BC BD - Cảm ứng từ tại tâm O do dây dài vô hạn đi qua A gây ra là: μ0 BA Idl.AO 4π LA + BA có phương và chiều như hình vẽ. Chiều được xác định theo quy tắc vặn đinh ốc. μ I + Độ lớn: B 0 A 2π.OA Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 69
  74. Cập nhật 12/03/2014 (công thức này được chứng minh ở bài tìm cảm ứng do dây dẫn thẳng dài vô hạn gây ra tại một điểm cách dây một khoảng là z) - Tương tự, ta có cảm ứng từ tại tâm O do dây dài vô hạn đi qua B, C, D gây ra là: + Có phương và chiều được xác định theo quy tắc vặn đinh ốc (hình vẽ). + Có cùng độ lớn: μ I B B B 0 (do OA = OB = OC = OD) B C D 2π.OA Do BA cùng phương và cùng chiều với BC ; BB cùng phương và cùng chiều với BD nên ta có: BAC BA BC ; BBD BB BD 2.μ0I 2.μ0I BAC BA BC BBD 2 π.AB. 2 2π.AB. 2 Vậy: B BAC BBD + B có phương nằm trên mặt phẳng vuông góc với các dây dẫn dài vô hạn. + B có chiều hướng xuống dưới như hình vẽ. + Độ lớn: μ I.2 2 2μ I B B B 2.B 0 0 AC BD AC π.AB. 2 π.AB -6 1,26.10 .2.5 5 B 2.10 T π.0,2 Bài 26: Thanh dẫn có thể trượt không ma sát trên hai ray song song, đặt cách nhau một khoảng l = 1,2m. Toàn bộ hệ được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 2,5T hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. (a) Tính lực lực không đổi Fapp cần thiết để trượt thanh dẫn sang phải với tốc độ 2 m/s. (b) Tính công suất tỏa ra trên điện trở R = 6. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 70
  75. Cập nhật 12/03/2014 Bài 27: Một quả cầu không dẫn điện đường kính 8 cm, tích điện đều trong toàn bộ thể tích với điện tích tổng cộng là +5,7C. Tính điện tích chứa trong các mặt cầu đồng tâm với quả cầu có bán kính. (a) r1 = 2 cm. (b) r2 = 6 cm. Tìm độ lớn và hướng của cường độ điện trường tại các mặt cầu đồng tâm đó. R M1 M2 O Mật độ điện tích khối của quả cầu đặc là: Q 3Q ρ 4 3 (Q là điện tích của quả cầu) πR3 4πR 3 Cường độ điện trường tại các điểm M1, M2 tương ứng cách tâm quả cầu là 2cm, và 6cm đều có điểm đặt tại điểm tương ứng và có chiều từ tâm ra ngoài (do quả cầu tích điện dương). Về độ lớn: Do tính chất đối xứng của quả cầu nên độ lớn của điện trường tại những điểm cách tâm một khoảng bằng nhau thì bằng nhau. Áp dụng định luật O – G trong điện trường ta được: Điện thông gửi qua mặt kín chứa từng điểm tương ứng thì bằng tổng đại số điện tích nằm trong mặt kín đó chia cho hằng số điện 0. Phần (a): Điện tích chứa trong mặt cầu S1 tâm O bán kính OM1 = 2cm là: 3 3Q 4πOM Q 3 Q ρV 1 OM 1 1 4πR3 3 R3 1 Điện trường tại mặt cầu S1: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S1 tâm O bán kính OM1. Áp dụng định luật O – G ta được: Q1 E1dS1 ε S1 0 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 71
  76. Cập nhật 12/03/2014 Q 3 2 Q 3 E .dS OM E .4πOM OM 1 1 ε R3 1 1 1 ε R3 1 S1 0 0 Q E1 3 OM1 4πε0R 0,02.5,7.10-6 N E1 14,06 4π.1,26.10-6.0,083 C Phần (b): Tương tự Điện tích chứa trong mặt cầu S2 tâm O bán kính OM2 = 6cm là: 3 3Q 4πOM Q 3 Q ρV 2 OM 2 2 4πR3 3 R3 2 Điện trường tại mặt cầu S2: Chọn mặt Gauss là mặt cầu S2 tâm O bán kính OM2. Áp dụng định luật O – G ta được: Q E dS 2 2 2 ε S2 0 Q 3 2 Q 3 E .dS OM E .4πOM OM 2 2 ε R3 2 2 2 ε R3 2 S2 0 0 Q E2 3 OM2 4πε0R 0,06.5,7.10-6 N E2 42,19 4π.1,26.10-6.0,083 C Bài 28: Tính cường độ điện trường và điện thế tại điểm P nằm trên trục của bản vành khăn tích điện đều với mật độ điện tích mặt  (hình vẽ). b a O z P dE dEy Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 72