Bài giảng Sâu hại khoai lang

ppt 86 trang phuongnguyen 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sâu hại khoai lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sau_hai_khoai_lang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sâu hại khoai lang

  1. ◼ GV hướng dẫn: ◼ PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh ◼ Danh sách nhóm: ◼ 1. Nguyễn Thị Tân ◼ 2. Phạm Thị Thu Trang ◼ 3. Nông Thị Quỳnh Anh
  2. Mục lục I. Giới thiệu chung về cây khoai lang II. Bọ hà khoai lang III. Đục dây khoai lang IV. Sâu sa khoai lang V. Kết luận
  3. I. Giới thiệu chung về cây khoai lang • Khoai lang là cây lương thực quan trọng đối với một số vùng ở nước ta. • Diện tích chung của cả nước là 254,3ngàn ha, năng suất trung bình 63,4 tạ/ha ( theo TCTK,2002). ◼ Với ưu thế tạo ra sinh khối lớn trong thời gian ngắn và các bộ phận của cây đều được sử dụng, cây khoai lang đã và đang được chú ý sử dụng trong thâm canh.
  4. ◼ Cũng như các cây trồng khác khi thâm canh quá mức, tình hình sâu bệnh hại trở nên ngày một quan trọng và quản lý được chúng là chìa khóa thúc đẩy sản xuất phát triển và có sản phẩm an toàn. ◼ Trong sản xuất khoai lang nhìn chung vấn đề sâu bệnh không lớn. Mặc dù vậy, ở một số nơi người dân đã phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 2 - 4 lần trong 1 vụ khoai lang.
  5. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa 2009 (theo tổng cục thống kê TW, 2009) Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Thán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 g 12 Nhiệt độ 16.0 22.5 21.0 24.7 27.1 30.3 29.6 29.9 29.1 26.8 21.9 19.9 Độ ẩm 72 84 82 82 81 74 79 78 76 75 66 73 Lượng mưa 4.9 8.0 49.1 74.3 229.0 242.4 550.5 215.7 154.6 78.8 1.2 3.6 Sinh 1. Giai đoạn mọc mầm, ra rễ : khoảng 20 ngày trưởng -Đặc điểm: mầm xuất hiện, rễ con hình thành và phát triển, một số rễ con bắt đầu phân hóa, của cây bộ phận trên mặt đất phát triển chậm. trồng -Độ ẩm đất thích hợp: 70 – 80 %, nhiệt độ thích hợp: 20 -25 0C 2. Giai đoạn phân cành, kết củ: khoảng 30 ngày -Đặc điểm: rễ con phát triển đạt kích thước lớn nhất, từ thân xuất hiện cành. Cuối giai đoạn này số lượng rễ phân hóa hình thành củ đã ổn định (số củ hữu hiệu đã được xác định). -Đât: tơi xốp, nhiệt độ : 25 – 280C; độ ẩm: 65 – 75%. 3. Giai đoạn phát triển thân lá: 35 – 40 ngày -Đặc điểm: thân lá phát triển rất nhanh, chí số diện tích lá đạt lớn nhất cuối giai đoạn này -Nhiệt độ thích hợp: 25 – 280C, độ ẩm: 60 – 70% 4. Giai đoạn phát triển củ: khoảng 20 – 30 ngày -Đặc điểm: trọng lượng củ tăng nhanh, thân lá ngừng phát triển, chỉ số diện tích lá giảm. -Yêu cầu không có mưa lớn, số giờ nắng cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, ẩm độ 70%.
  6. II. Bọ hà khoai lang ◼ Tên Việt Nam: Bọ hà khoai lang. ◼ Tên khoa học: Cylas formicarius. ◼ Họ vòi voi: Curculionidae ◼ Bộ cánh cứng: Coleoptera
  7. Bọ hà khoai lang
  8. ◼ Phân bố: có 3 loài (C. formicarius, C.puncticollis, C. bruneus), có ở châu Á, châu Đại Dương, một số vùng cribe, châu Mỹ. ◼ Ở Việt Nam bọ hà khoai lang Cylas formicarius sâu hại quan trọng nhất ở vùng trồng khoai khô hạn như: các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. ◼ Ký chủ: Ngoài khoai lang là ký chủ chính loài sâu này còn phá hoại trên các cây thuộc họ bìm bìm.
  9. ◼ Triệu chứng & tác hại: ◼ Cả sâu non và trưởng thành đều đục phá củ,nhưng chủ yếu là sâu non. Sâu đục phá trong dây và củ, cản trở sự phình to củ, ảnh hưởng đến sản lượng. Nguy hại nhất là sản phẩm bài tiết trong đường đục tạo điều kiện nấm xanh đen phát triển làm củ thối khô. Củ tiết ra chất terpenes gây mùi hắc khó chịu. Tạo vị đắng và ngăn cản các loài khác phát triển. ◼ Giảm năng suất, chất lượng củ.
  10. ◼ Sự phá hoại của bọ hà không chỉ xảy ra trên đồng ruộng mà còn diễn ra suốt trong thời kỳ bảo quản.
  11. ◼ Pha trứng:Trứng nhỏ, hình cầu, bóng Ban đầu màu trắng sữa, trước nở màu vàng, dài 0.65mm. Mỗi ngày trưởng thành cái đẻ từ 5 đến 7 trứng. Mỗi con cái có thể đẻ tới 200 trứng một kỳ ( vì vậy không tạo thành chu kỳ cao điểm và thấp điểm như rầy nâu nên việc phòng trị rất khó khăn).
  12. ◼ Pha sâu non: Đẫy sức dài 5 – 8.5mm, dạng ống thon dài, hai đầu thon nhỏ, màu trắng sữa, đầu màu nâu nhạt. Đẫy sức có thể hóa nhộng ngay trong củ hoặc thân khoai. Thời kỳ khoai cất giữ thuận lợi nhất cho pha này phát triển, tăng nhanh, mạnh về số lượng làm cho khoai có thể phải hủy bỏ hoàn toàn.
  13. ◼ Pha nhộng: dài 4.7 – 5.8mm, màu trắng sữa vòi cúi gập về phía mặt bụng. ở mút bụng có 1 đôi gai lồi, hơi cong. Hóa trưởng thành rải rác trong ngày. Không hoạt động ở giai đoạn này.
  14. ◼ Pha trưởng thành: Thời kỳ đẻ trứng có thể kéo dài từ 15 – 115 ngày, số trứng dao động từ 30 -200 trứng. Thời kỳ đẻ trứng con cái tiết feremon dẫn dụ con đực đến giao phối. Con cái đẻ trứng rải rác trong các hốc (do chúng đục) ở gần gốc của dây khoai, hoặc lần theo kẽ nứt của đất chui xuống đẻ trứng trên củ.
  15. Đặc tính sinh học Tiêu chí Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Vòng đời đánh giá Thời gian 7 ngày 15 ngày 5 ngày 10 ngày 37 ngày sinh trưởng Vị trí sống Trong mô biểu bì Trong dây và củ Đất, trong củ khoai Trong củ, trong thân của củ khoai lang khoai dây khoai. hoặc phần gốc khoai lang. Đặc điểm Trứng rời, thông Có 5 tuổi. Nhộng trần, không Ban đầu mềm yếu, sinh học thường một lỗ có kén, nằm trong đường khác chỉ đẻ một trứng. đục, sau vũ hóa 7 – 8 ngày có thể bắt đầu giao phối Ban đêm có xu tính yếu với ánh sáng, ban ngày sâu lẩn trốn tia trực xạ.
  16. Điều kiện sinh thái ◼ Bọ hà phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt nhiệt độ từ 250c – 300c. ◼ Ẩm độ thích hợp từ 65 -75% ◼ Theo kết quả nghiên cứu ở nước ta và một số nước Đông Nam Á cho thấy tình hình phát sinh phát triển của bọ hà phụ thuộc chặt chẽ với khí hậu, thời tiết, đất đai và chế độ canh tác: ◼ + Thời tiết khô nóng là điều kiện thuận lợi cho loài sâu này phát sinh phát triển.
  17. ◼ + Bọ hà sinh trưởng phát triển quanh năm, khi nhiệt độ thấp khoảng 10 – 150c bọ hà trưởng thành nằm yên trong đường đục. Nhiệt độ cao khoảng trên dưới 300c bọ hà hoạt động mạnh nhất. ◼ Có phản ứng giả chết khi gặp điều kiện bất lợi hoặc kẻ thù. ◼ Trưởng thành di chuyển chủ yếu bằng hình thức bò, thời tiết nóng nực có thể bay một đoạn ngắn.
  18. ◼ Sâu có thể xâm nhập vào dây, củ trong suốt thời kỳ sinh trưởng, thậm chí khi thu hoạch củ. Trừ một số bộ phận quá non như mầm thì bọ hà không xâm nhiễm. ◼ Với điều kiện thời tiết thích hợp thì trung bình một năm bọ hà có khoảng 9 -10 lứa. Thời gian rộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Nhưng giai đoạn gây hại nhiều nhất là sâu non.
  19. ◼ Cây khoai lang do đặc thù là cây không chịu lạnh, thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp ở cả 3 giai đoạn phân cành, kết củ; phát triển thân lá; sinh trưởng củ. ◼ Đây lại là điều kiện thích hợp cho các giai đoạn phát triển của sâu, nên cần có biện pháp tổng hợp phòng trừ đối với từng giai đoạn.
  20. ◼ Thiên địch:nhiều loại động vật ăn thịt, ký sinh trùng và mầm bệnh. ◼ Một số động vật ăn thịt dễ dàng quan sát thấy bao gồm các loài kiến, bọ cánh cứng trong đất và nhện. Tổ kiến sống trong đất có thể di chuyển đến đất trồng khoai để ăn thịt. ◼ Một loại nấm (Beauveria bassiana) sống trong đất có thể lây nhiễm và giết bọ hà khá hiệu quả. Nấm này dễ nhân nhân tạo trên môi trường vỏ cà phê, lúa mì và rơm rạ, hiện nay đã được thương mại ở một số nước.
  21. Ứng dụng ở đồng bằng sông Hồng ➢ Vụ xuân: từ tháng 1 đến tháng 4 - Đầu vụ nhiệt độ thấp, khô hạn không thuận lợi cho sâu phát triển. - Nhiệt độ tăng dần về cuối vụ làm củ giai đoạn này thuận lợi cho cả trưởng thành và sâu non phát triển. ➢ Vụ hè – thu: từ tháng 5 đến tháng 8 - Đây là vụ trồng thuận lợi nhất cho bọ hà phá hoại vì có nền nhiệt độ phù hợp nhất, đúng vào giai đoạn khoai phát triển củ.
  22. ➢ Vụ đông: từ tháng 9 đến tháng 12 - Đầu vụ nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp cho trứng sâu nở và là điều kiện tốt cho sâu non sinh trưởng. - Cuối vụ thời tiết chuyển nhiệt độ thấp độ ẩm không khí thấp nên vụ này khoai bị ít phá hoại nhất.
  23. Nhận xét năm 2009 Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Thán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 g 12 Nhiệt độ 16.0 22.5 21.0 24.7 27.1 30.3 29.6 29.9 29.1 26.8 21.9 19.9 Độ ẩm 72 84 82 82 81 74 79 78 76 75 66 73 Lượng mưa 4.9 8.0 49.1 74.3 229.0 242.4 550.5 215.7 154.6 78.8 1.2 3.6 Mùa vụ Vụ xuân Vụ hè thu Vụ đông Bọ hà Nhiệt Khoai độ ~ lang ngưỡng Thuận lợi cho tất thích Nhiệt độ cao, độ cả các giai đoạn Điều kiện này Nhiệt hợp sâu ẩm thích hợp phát triển, có thể bọ hà ít phát độ non và sâu trưởng bùng phát thành Thuận lợi cho triển nên vụ Giai đoạn này thấp trưởng thành thuận lợi dịc. Vì vậy cần trưởng thành đẻ này hầu như bọ hà ít phát bọ hà thành phát triển đẻ có biện pháp trứng sâu non không phát triển không gây ít phát hại củ trứng gây hại ở ngăn chặn ngay phát triển hại triển thành hại triển mạnh giai đoạn sau từ khi trồng dây. dịch
  24. Khuyến cáo phòng trừ ◼ 1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: ◼ Các chân đất trồng khoai lang cần thực hiện luôn canh với cây trồng nước. Đặc biệt là lúa. ◼ Không nên trồng 2 vụ khoai lang liên tiếp. ◼ Ở vùng trồng khoai lang cần tiêu diệt ký chủ phụ thuộc họ bìm bìm. ◼ Xử lý sạch tàn dư ruộng trồng bị hại. Nếu có điều kiện nên cho nước ngâm ruộng vài ngày để tiêu diệt ấu trùng, nhộng nằm trong đất. ◼ Ruộng trồng khoai lang cần tưới đủ ẩm, vun xới đúng lúc tráh để bị khô hạn nứt nẻ.
  25. ◼ 2. Biện pháp sử dụng giống chống chịu ◼ Sử dụng dây giống sạch: hom ngọn. ◼ 3. Biện pháp cơ giới, vật lý: ◼ Trước khi thu hoạch 20 ngày, cắt củ khoai thành nhiều mảnh rải trên mặt ruộng nhử bọ hà trưởng thành đến đẻ trứng rồi sáng hôm sau thu gom đem tiêu hủy. Kết hợp rải các loại thuốc như Basudin 10H, Regent 5G vào giữa luống (1kg/sào Bắc bộ) trước khi thu hoạch 15-20 ngày để diệt hết con trưởng thành, ngăn không cho chúng đẻ trứng gây hại
  26. ◼ 4. Biện pháp sinh học: ◼ Sử dụng thiên địch: - Bào tử nấm bauveria basiana, hoặc nấm xanh metarizhium. ◼ Sử dụng chất dẫn dụ hóa học: (bẫy pheromon kết hợp thủ công). - Người ta đã điều tra thử nghiệm: + Nếu đặt bẫy thử trong trại đang thu hoạch củ khoai lang thì chỉ trong 5 phút đã có bọ hà trưởng thành vào bẫy dù trong trại không nhìn thấy có củ khoai bị hại. + Nếu đem đặt bẫy thử dưới ruộng khoai gần thu hoạch. Sau một đêm ruộng nào ít cũng vào bẫy 2-3 con ruộng nhiều vào đến vài ngàn con trong 1 đêm.
  27. ◼ 5. Biện pháp hóa học: ◼ Trước khi trồng có thể xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch có chứa thuốc Vibasu 40ND hoặc 50ND trong vòng 30 phút để diệt sâu, nhộng bên trong dây giống, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng. Hoặc xử lý trước khi gieo trồng bằng cách nhúng vào dung dịch nấm Beauveria bassiana trong vòng 30 phút trước khi trồng. ◼ Nếu ruộng khoai thường bị bọ hà gây hại nặng hàng năm, nên điều khiển thời vụ sao cho thời kỳ có củ tránh rơi vào mùa khô, hạn. Từ khi hình thành củ trở đi có thể dùng thuốc Vicarp 95BHN hoặc Padan 95SP phun xịt định kỳ 10 ngày một lần.
  28. ◼ 6. Biện pháp kiểm dịch thực vật ◼ + Không nhập nội các giống khoai lang bị nhiễm sâu bệnh, các loại ký chủ phụ mang nguồn bệnh ◼ + Khi có dịch cần phải cách ly vùng trồng. ◼ + Không lưu thông buôn bán các sản phẩm bị bệnh ◼ 7. Điều khiển dịch hại tổng hợp (IPM): ◼ Bao gồm các quá trình: ◼ + trồng dây ngọn hoặc loại trừ trứng của chúng trên dây trồng bằng cách ngâm vào dung dich nước Tribon 0.1%.
  29. ◼ + Vun luống đủ lớn, vun gốc lấp các vết nứt trên luống, tưới nước đủ ẩm nhất là trong giai đoạn củ phình to. ◼ + Sử dụng nấm Beauveria bassiana nhân nuôi từ bọ hà bị bệnh rải trên ruộng để phòng trừ. ◼ + Một điểm quan trọng của biện pháp này là ngăn ngừa sự gây hại của bọ hà trong bảo quản khoai lang tươi: chọn các củ khoai lang sạch không xây sát, không bị bọ hà gây bệnh. Sử dụng đất bột vàng hoặc cát khô làm vật liệu bảo quản. ◼ Củ được quây thành đống xung quanh bao cót hoặc gạch, đặt nơi khô ráo thông thoáng.
  30. ◼ Mỗi lớp khoai có một lớp đất bột, xung quanh đống khoai và mặt trên của đống phủ một lớp đất dày 3 -5 cm. ◼ Bảo quản theo quy trình trên sau 1 -2 tháng khoai vỏ đẹp không bị hao hụt, hoàn toàn không bị bọ hà gây hại. ◼ Hiện nay đây đang là biện pháp được áp dụng ở nhiều vùng trồng khoai trên cả nước. Mang lại hiệu quả cao, an toàn.
  31. ◼ Riêng ở đồng bằng sông Hồng đất trồng khoai chủ yếu ở các chân đất thịt nhe, cát pha thì khâu bón thêm phân hữu cơ, giữ ẩm tốt là rất quan trọng để hạn chế bọ hà.
  32. III. SÂU ĐỤC DÂY KHOAI LANG
  33. SÂU ĐỤC DÂY KHOAI LANG Tên khoa học: Omphisa anastomosalis Họ ngài sáng: Pyralidae Bộ cánh vảy: Lepidoptera
  34. 1. Phân bố ◼ Sâu đục dây là một trong những loài sâu nguy hiểm nhất trên khoai lang vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương. ◼ Chúng phân bố rộng rãi ở Philipin, Indonesia, Ấn Độ,Srilanka, Malayxia, HaOai, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
  35. ◼ Trong nước sâu đục dây có mặt gây hại trên tất cả các vùng trồng khoai lang nhưng mật độ cao thường gặp là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. ◼ Ký chủ chính là khoai lang, ngoài ra còn có trên các cây dại thuộc họ bìm bìm A stemborer larva at feeding stage (banglapedia.org)
  36. 2. Phương thức gây hại, dấu hiệu và triệu chứng • Sau khi nở, sâu non tuổi 1 đục vào trong cuống lá gần nhất, lá chuyển màu vàng và chết. •Sâu non đục vào thân chính, gặm chỉ còn chừa Stemborer larva inside stem phần vỏ thân. (A. Braun). ◼ Xu hướng là đục xuống phía gốc, có thể đục vào cả cuống củ và trong củ.
  37. ◼ Thường có một đống phân sâu màu nâu đen xung quanh gốc cây bị hại. ◼ Trên thân cây cũng có các khoảng rỗng lấp Stem hole made by đầy phân. stemborer larva (A. Braun).
  38. ◼ Khi sâu tấn công làm cho thân cây phình to, thân bị giòn cứng ◼ Phần bị hại phía trên có thể bị héo và chết. Swelling and woodiness of the lower stem (J. O'Sullivan).
  39. ◼ 3. Đặc điểm sinh học Đặc Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Vòng điểm đời Thời 7 - 10 30 - 40 12 - 14 5 - 10 54 - 74 gian (ngày) Vị trí Ở mặt dưới Trong Trong Trên đồng ruộng sống lá, dọc theo cuống lá đường đục mép lá hoặc Trong dây trong thân trên dây Trong rễ Trong củ Đặc Màu xanh Có 6 tuổi Được phủ Sau khi vũ hóa được 2- điểm lục, hình cầu, bởi lớp 3 ngày thì bắt đầu đẻ khác hơi dẹt màng màu Hoạt động tích cực vào Nằm đơn lẻ nâu ban đêm Nằm thành ổ Con cái tiết ra chất dẫn trên lá dụ giới tính hấp dẫn con đực Có xu tính ánh sáng
  40. Sâu non Sâu non mới nở có đầu màu nâu, thân màu vàng đậm. Sâu non đẫy sức đầu màu nâu đỏ, thân nâu vàng hơi tím, dài tới 30 mm Stemborer larva inside stem (A. Braun). Trên lưng phân bố các đốm màu nâu hơi tối, rõ nhất là 4 dãy
  41. Nhộng Nhộng màu nâu đỏ, đầu nhô ra, mầm cánh dài tới đốt bụng thứ 4, cuối bụng có 8 sợi lông dạng móc câu Stemborer pupa in a stem cavity (A. Braun).
  42. Trưởng thành Dài trung bình 15 mm, đầu ngực và bụng có màu trắng tro Cánh trước màu vàng nhạt, gốc cánh màu nâu, giữa cánh Stemborer moth on a leaf (A. Braun). có đốm vân dạng lưới Cánh sau màu vàng nhạt Gần mép ngoài cánh có 2 vân ngang dạng gợn sóng Dorsal view of a stemborer moth (A. Braun).
  43. ◼ 4. Đặc điểm sinh thái ◼ Sâu đục dây sinh trưởng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 300C. ◼ Sâu có thể xâm nhập vào cây khoai lang trong suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây. + Dây giống nhiễm trứng sâu đục dây có thể gây nhiễm cây mới trồng. + Ngài sâu đục dây có thể đến từ các ruộng xung quanh tạo ra sự lây nhiễm mới. + Sự gây hại mô thân ngăn cản sự lưu thông của nước, chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong cây.
  44. ◼ Cây bị sâu tấn công càng sớm thì thiệt hại càng cao. ◼ Khi bị sâu đục dây tấn công, số lượng củ có thể bị giảm khoảng 10% và năng suất giảm từ 40 – 56,2 %, tùy theo thời điểm gây hại. ◼ Nếu ruộng mới trồng cây bị sâu tấn công nhiều, sự hình thành củ bị cản trở, năng suất có thể giảm trên 50%. ◼ Tuy nhiên, năng suất khoai lang dường như không bị ảnh hưởng nhiều nếu sâu tấn công khi cây trồng được 1 tháng tuổi trong điều kiện phát triển thuận lợi. ◼ Sâu gây hại mạnh nhất là vào thời gian 60 – 90 ngày sau trồng (Trần Đăng Hòa, số liệu chưa công bố).
  45. ❖ Biện pháp phòng trừ Biện pháp canh tác Sử dụng các dây giống tốt, không có trứng và sâu non sâu đục dây. Có thể có được các dây giống sạch nhờ việc chọn đoạn dây ở phần ngọn (30cm) làm giống hoặc bằng cách trồng rế củ. Hủy bỏ tàn dư cây trồng bị nhiễm sâu đục dây sau khi thu hoạch. Luân canh cây khoai lang với các cây trồng khác để cắt đứt vòng chu chuyển của sâu đục dây. Việc này cần được làm với sự thống nhất của cả cộng đồng.
  46. Vun đất cho cây là một tập quán thông thường của nông dân ở nhiều vùng trồng khoai lang cũng góp phân vào phòng trừ sâu đục dây. Nếu đất phủ lấp lỗ thoát do sâu non tạo ra trước khi hóa nhộng, con trưởng thành không thể thoát ra để giao phối và đẻ trứng. Biện pháp cơ giới, vật lý Dùng bẫy đèn để bắt ngài trưởng thành khi chúng hoạt động vào ban đêm.
  47. Biện pháp hóa học Nhúng đoạn dây dùng làm hom giống vào dung dịch thuốc trừ sâu trong vòng 30 phút (thuốc Diazinnon 50EC pha 0.3 – 0.4%) Khi sâu đục dây đã tấn công cây trồng thì rất khó quản lý. Hầu hết các loại thuốc trừ dịch hại không tiêu diệt được sâu đục dây vì chúng được bảo vệ ở bên trong dây trong phần lớn vòng đời. Ngược lại thuốc trừ dịch hại sẽ tiêu diệt thiên địch của sâu đục dây, chẳng hạn như ký sinh và các loài bắt mồi. Việc tránh sử dụng thuốc trừ dịch hại lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những thiên địch này.
  48. Biện pháp sinh học Bọ rùa (sinhviennonglam.com) Bọ đuôi kìm (sinhviennonglam.com) Bọ đuôi kìm, bọ rùa, bọ cánh cứng ba khoang, kiến và nhện là các loài ăn trứng, sâu non, nhộng và ngài sâu Kiến ba khoang đục dây. (vnphoto.net)
  49. Biện pháp sinh học Kiến và bọ đuôi kìm xâm nhập vào thân qua lỗ thoát do sâu non đục trước khi hóa nhộng rồi tấn công sâu non và nhộng ở bên trong. Người ta còn xác định có 15 loài ký sinh sâu non và một loài ong ký sinh trứng sâu đục dây khoai lang.
  50. ❖ Thời vụ trồng khoai lang ở đồng bằng Sông Hồng ➢ Vụ xuân: từ tháng 1 đến tháng 4 - Đầu vụ nhiệt độ thấp, khô hạn trứng sâu không nở được. - Thời gian sau có thể có dấu hiệu nhiễm nhưng nếu cây được chăm sóc tốt, phát triển thuận lợi thì sẽ không bị ảnh hưởng tới năng suất. ➢ Vụ hè – thu: từ tháng 5 đến tháng 8 - Đây là vụ trồng có nhiệt độ và ẩm độ rất thích hợp cho sâu đục dây khoai lang sinh trưởng phát triển. - Cần có các biện pháp phòng trừ nghiêm ngặt đối với dây giống. - Do khoai lang trồng vụ này có điều kiện sinh trưởng tốt nên nếu tránh được nguồn lây nhiễm từ đầu vụ thì sẽ hạn chế được ảnh hưởng đến năng suất.
  51. ➢ Vụ đông: từ tháng 9 đến tháng 12 - Đầu vụ nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp cho trứng sâu nở và là điều kiện tốt cho sâu non sinh trưởng. - Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ ban đầu, không để dây giống bị nhiễm
  52. Nhận xét năm 2009 Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Thán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 g 12 Nhiệt độ 16.0 22.5 21.0 24.7 27.1 30.3 29.6 29.9 29.1 26.8 21.9 19.9 Độ ẩm 72 84 82 82 81 74 79 78 76 75 66 73 Lượng mưa 4.9 8.0 49.1 74.3 229.0 242.4 550.5 215.7 154.6 78.8 1.2 3.6 Mùa vụ Vụ xuân Vụ hè thu Vụ đông Sâu đục Ngưỡn dây g nhiệt khoai độ thích lang hợp cho sâu non phát Thuận lợi cho tất triển cả các giai đoạn nhưng phát triển, có thể ít ảnh Nhiệt độ cao, độ bùng phát thành Thuận lợi cho hưởng ẩm thích hợp dịch. Vì vậy cần trưởng thành đẻ Nhiệt độ xuống Giai đoạn này nhiệt độ đến sâu non phát có biện pháp trứng sâu non quá thấp nên thấp sâu đục dây ít phát năng triển thuận lợi ngăn chặn ngay phát triển hại sâu đục dây ít triển suất gây hại từ khi trồng dây. phát triển.
  53. IV. Sâu sa ăn lá hại khoai lang ◼ Tên khoa học: Cylas formicarius Fabricius ◼ Họ Vòi Voi (Curculionidae), ◼ Bộ Cánh Cứng (Coleoptera) ◼ Bao gồm có hai loài Loài 1: Herse convolvuli (Lin.), còn có tên là Agrius convolvuli (Lin.) Loài 2: Acherontia lachesis (Fabricius)
  54. Loài 1: Herse convolvuli (Lin.), còn có tên là Agrius convolvuli (Lin.) Nguồn: au/sphi/convol.html Nguồn: butterflies.org.uk/2008news.html
  55. Loài 2: Acherontia lachesis (Fabricius) Nguồn: sea.unibas.ch/SphinSEA/s pecies%20pages/Ach_lac pdate010144/Moth- hesis.htm Sphingidae%20Acherontia%20lachesis.h tm
  56. 1. Phân bố: ◼ Phân bố rất rộng, đã phát hiện tại nhiều nước Đông Nam Á và nhiều nước thuộc châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. ◼ Ở Việt Nam đây là loài gây hại phổ biến trên khoai lang và xuất Nguồn: hiện ở hầu hết các vùng sea.unibas.ch/SphinSEA/species% trồng khoai lang. 20pages/Ach_lachesis.htm
  57. 2. Phạm vi kí chủ ◼ Sâu có phổ ký chủ rất rộng. Ngoài khoai lang, sâu còn gây hại các loại đậu, cà chua, thuốc lá, đậu bắp, mè, trên một số loại cây thuộc họ Bìm Bìm Nguồn: a&hs=J3I&rlz=1R1GGLL_en___VN398&q=h%E1%BB%8D%20bim%20b%C3 %ACm&um=1&ie=UTF-8&source=og&sa=N&tab=wi&biw=1300&bih=477
  58. 3. Mức độ và triệu chứng gây hại ◼ Sâu non ăn phiến lá tạo ra nhiều lỗ thủng không đều và có thể ăn cả phiến lá, chỉ để trơ lại cuống lá. Một con sâu tuổi lớn có thể làm trụi lá một cây và một quần thể sâu đẫy sức có thể làm trụi lá cả ruộng trong thời gian một đêm. ◼ Thiệt hại năng suất xảy ra nếu mất lá nhiều khi cây còn non. Hoặc sâu gây hại trong thời gian hình thành củ thì năng suất có thể bị giảm nghiêm trọng.
  59. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học Nguồn: www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/ /5.%20Khoai.pdf
  60. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Trưởng thành là ngài to toàn thân màu nâu tro, đỉnh cánh trước có vệt đen phía ngoài có nhiều vân dạng mây chi tiết trên cánh, thân dài 4.7- 5cm, sải cánh từ 8- 12cm . ◼ Ngài hoạt động ban đêm, bay khỏe và nhanh.
  61. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Ngài cái và đực của H. convovuli.
  62. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Ngài cái và đực của Acherontia lachesis •Ngài có thân chủ yếu màu nâu, ngực màu xám đậm có một hình giống như sọ người. Cánh sau màu vàng với những băng màu vàng ngang dọc. Kích thước con cái lớn hơn con đực. Nguồn:
  63. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Thành trùng có bụng rất to, nhiều lông, mỗi đốt có một hàng lông màu xám đen xen hồng, vàng. ◼ Cuối bụng nhọn. Chiều ngang cả hai cánh đều rất hẹp so với chiều dài thân mình. ◼ Cánh trước căng dài từ 8 - 11 cm, màu xám, trên có nhiều vân và sọc màu
  64. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Thời gian vũ hóa
  65. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Trứng hầu như hình cầu, và rất nhỏ ◼ Trứng kích thước (1,30 x 1.15mm). Tươi sáng, bóng màu xanh-màu xanh lá cây, có thể thay đổi màu vàng xanh, vàng da cam . Trứng đẻ chủ yếu đơn lẻ trên trên và dưới của lá, với số lượng lớn và trên một diện tích rộng. Thời gian ủ trứng từ 5 - 7 ngày. ◼ Mỗi 1 con cái có thể đẻ trứng lên đến 200 quả trứng, nở trong vòng 10 đến 15 ngày. Nguồn:
  66. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Sâu non Có 5 tuổi: khi mới nở màu vàng nhạt, sau dần thành màu xanh nhạt hay xanh xám và có sọc rất khác biệt. Khi đẫy sức thân dài 50-70mm, có gai thịt trông như sừng nổi bật ở mảnh lưng và các đốt bụng phía cuối giống như cái sừng nên còn có tên khác là sâu sừng. Hai bên đầu có hai vệt hình lưỡi màu đen. Thân sâu từ đốt thứ tư về phía sau có vân xiên rõ rệt. lỗ thở ở dưới vân xiên. ◼ Sâu ăn lá non, tạo thành những lỗ thủng hoặc khuyết lá, một con sâu có thể ăn hết lá của cây. Sâu đẫy sức có thể dài 100-130mm. Thời gian sâu non 25-30 ngày. ◼ Sâu hóa nhộng trong đất
  67. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học Sâu các tuổi Sự khác biệt giữa hai loài ➔ Sự khác biệt ở phần đuôi. Ở VN chủ yếu là loài 1 Nguồn:
  68. 4. Đặc điểm hình thái và sinh học ◼ Nhộng kích thước 50 60mm. màu nâu đỏ, đầu nhộng có một vòi cong xuống phía đuôi nên còn có tên gọi là "Ngài nhộng vòi". Nhộng được hình thành dưới đất cách mặt đất 8-10cm và phát triển từ 14-26 ngày. Ở vùng khí hậu lạnh có thể kéo dài 4-6 tháng tùy thuộc vào nhiệt độ.
  69. Biến thái từ nhộng thành ngài
  70. 5. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại Tiêu chí Trứng Sâu non Nhộng Trưởng đánh giá thành Thời gian sinh Thời gian ủ Thời gian sâu 14-26 ngàykéo Bắt đầu từ trưởng trứng từ 5 - 7 non 25-30 ngày dài 4-6 tháng khoảng t4- t11 ngày tùy thuộc vào nở trong vòng nhiệt độ 10 đến 15 ngày. Vị trí sống Đẻ trên bất kỳ Trên lá khoai Đất cách mặt trong thân ,lá bộ phận nào lang đất 8-10cm khoai. của cây chủ yếu ở 2 mặt lá Đặc điểm sinh Trứng rời, rải Có 5 tuổi. Sau Nhộng màng có Hoạt động vào học khác rác khi nở ấu trung vòi ban đêm, có xu tuổi 1 ăn hết vỏ tính với ánh trứng. sáng
  71. 5. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại ◼ Ở nước ta sâu sa gây hại trong vụ khoai lang Đông xuân hơn vụ khoai lang đông. Trong vụ khoai lang Đông xuân thường xuất hiện và gây hại khá sớm ( khoảng tháng2). Tuy mật độ lúc này càng thấp 0,1-0,2 con/ m2 song thời kì nay thân lá khoai lang còn nhỏ, trời rét nên số lượng thân lá chưa phát triển mạnh. ◼ Vào khoảng giữa đến cuối tháng 3 sâu gây hại mạnh nhất. Đây cũng là giai đoạn cây khoai phát triển thân lá mạnh. Ở những vùng hại nặng, cả ruộng khoai bị xơ xác ◼ Tới khoảng cuối tháng 4 thì mật độ sâu sa giảm xuống rất thấp gây hại không đáng kể. ◼ Ở vụ Đông, sâu sa xuất hiện khoảng giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 nhưng mật độ không cao.
  72. 5. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng Tháng Tháng 4 Tháng Tháng Tháng Tháng 8 Tháng Tháng Thán Tháng 12 2 3h 5 6 7 9 10 g 11 Nhiệt độ 16.0 22.5 21.0 24.7 27.1 30.3 29.6 29.9 29.1 26.8 21.9 19.9 Độ ẩm 72 84 82 82 81 74 79 78 76 75 66 73 Lượng mưa 4.9 8.0 49.1 74.3 229.0 242.4 550.5 215.7 154.6 78.8 1.2 3.6
  73. 5. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại ◼ Ngài này rất thu hút các đèn, do đó, nó thường lao tới và đập vào những chiếc xe trên đường cao tốc. ◼ Thông thường tìm thấy ở độ cao từ 0 đến 2.500 mét (0 đến 8.202 feet). Có ở khắp nơi, trên đồng cỏ cũng như trong vườn. ◼ Sâu non đầy sức dài 7-8cm, hóa nhộng dưới đất, nhộng màu nâu đỏ và có vòi uốn cong. Sống dưới đất. ◼ sau đó bắt đầu ăn phá trên lá. Sau khi nở, ấu trùng tuổi 1 ăn hết vỏ trứng
  74. 5. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại ◼ Từ tuổi 4 trở lên, sâu thường ẩn nấp vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Bướm lớn thân dài 40-50mm màu nâu và nhiều vân đen. ◼ Bướm thích hoạt động vào ban đêm, thích vị chua ngọt. Sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá non. Thời gian yêu thích của nó là khoảng hoàng hôn và trong hoàng hôn, khi nó được nhìn thấy trong vườn lơ lửng trên những bông hoa.
  75. 6. Các biện pháp phòng chống sâu hại ◼ BP. Canh tác kỹ thuật ◼ BP. Cơ giới, vật lý ◼ BP. Hoá học ◼ BP. Sinh học ◼ BP. Kiểm dịch thực vật ◼ BP. Điều khiển dịch hại tổng hợp (IPM)
  76. Biện pháp Canh tác kỹ thuật ◼ Cày và xới xáo đất giữa các cây làm nhộng bị phơi ra làm giảm đáng kể khả năng sống sót của chúng. ◼ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư cây trồng ◼ Điều chỉnh thời vụ, tránh cao điểm gây hại của sâu. Tránh sao cho giai đoạn phát triển thân lá vào thời ký sâu non gây hại mạnh nhất. ◼ Bón phân, tưới tiêu hợp lý để cây P.triển tốt ◼ Luân canh, xen canh với những cây trồng không thuộc họ Bìm Bìm là ký chủ của sâu. ◼ Đảm bảo mật độ gieo trồng hợp lý hạn chế sự di chuyển gây hại của sâu.
  77. Biện pháp vật lý, cơ giới ◼ Khi quần thể sâu non còn thấp dung tay bắt sâu non trên lá. ◼ Có thể dung bẫy đèn để điều tra mật độ trưởng thành. Nếu mật độ trưởng thành cao cần dự báo thời gian sâu non tuôit nhỏ bắt đầu nở để tổ chức bắt sâu bằng tay có thể ngăn ngừa sự bùng nổ của quần thể sâu non tuổi đẫy sức.
  78. Biện pháp phòng trừ hóa học Khi sâu xuất hiện nhiều dùng thuốc phun trừ + Lannate 40 SP : 12-24 g/bình 8 lít nước + Sumi Alpha 5 EC ; Cyper 25 EC : 5-10 ml/bình 8 lít nước + Fastac 5 EC : 10-15 ml/bình 8 lít nước + Oncol 20 EC; Nurelle D 25/2.5 EC; Ofunack 40 EC; Hopsan 75 ND : 25-30 m/bình 8 lít nước.
  79. Nguồn:
  80. Biện pháp Sinh học ◼ Sâu non và trứng sâu sa có rất nhiều thiên địch trong đó có ong kí sinh và ruồi kí sinh. Do vậy tùy vào điều kiện, mục đích và tinh hình dịch hại mà: ◼ Bảo vệ, khích lệ thiên địch sẵn có trong hệ sinh thái đồng ruộng ◼ Nhân nuôi, thả thêm thiên địch vào ◼ Nhập nội, thuần hoá, nhân nuôi, thả thêm
  81. Biện pháp kiểm dịch thực vật ◼ Khi có bệnh phải cách li các vùng bị bệnh không để sâu hại lan sang các khu vực trồng khoai lang khác ◼ Không nhập, lưu thông những giống có mang trứng sâu, cần kiểm dịch chặt chẽ tránh sự lây lan.
  82. Biện pháp IPM Phối hợp hài hoà các BP riêng lẻ dựa trên cơ sở hiểu biết nền sinh thái 1 cách hợp lý: bắt sâu bằng tay, cày bùa xới xáo, sử dụng bẫy giữ cho quần thể SH phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế (EIL). Vì đây là loại sâu gây hại tới sự phát triển thân lá nên quan trọng đối với những giống khoai lang trồng lấy lá.
  83. V. KẾT LUẬN ◼ Qua phần trình bày trên ta thấy: sâu hại khoai lang có nhiều loại nhưng quan trọng nhất là 3 nhóm: bọ hà, sâu đục dây và sâu sa. Áp dụng ở miền Bắc nước ta nhìn chung vụ hè thu chỉ nên trồng luân canh với đất trồng lúa. ◼ Cần có biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, an toàn hiệu quả.
  84. Tài liệu tham khảo ◼ 1. Giáo trình côn trùng nông nghiệp.PGS. TS. Nguyễn Đức Khiêm, NXB NN Hà Nội, 2006 ◼ 2. Giáo trình côn trùng học đại cương. GS.TS Nguyễn Viết Tùng, NXB NN Hà Nội, 2006 ◼ 3. hoind.tayninh.gov.vn ◼ 4. INSECT PEST COMPOSITION ON SWEET POTATO AND NEW TECHNOLOGY PREVENTING SWEET POTATO WEEVIL (CYLAS FORMICARIUS F.) . Nguyễn Văn Đĩnh, NXB NN HN.
  85. THANK YOU!