Bài giảng Phương pháp số - ThS. Phan Thị Hà

pdf 122 trang phuongnguyen 3850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp số - ThS. Phan Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_so_ths_phan_thi_ha.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phương pháp số - ThS. Phan Thị Hà

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - - - - - - - - - - - - - - BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP SỐ Biên soạn : Ths. PHAN THỊ HÀ Ts. PHAN ĐĂNG CẦU Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006
  2. Giới thiệu môn học GIỚI THIỆU MÔN HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG Phương pháp số là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các phương pháp giải các bài toán (chủ yếu là gần đúng) bằng cách dựa trên những dữ liệu số cụ thể và cho kết quả cũng dưới dạng số. Nói gọn hơn, phương pháp số như bản thân tên gọi của nó, có nghĩa là phương pháp giải các bài toán bằng những con số cụ thể. Ngày nay phần lớn các công việc tính toán đều được thực hiện trên máy tính. Tuy vậy thực tế chứng tỏ rằng, việc áp dụng các thuật toán và phương pháp tính toán khác nhau có thể cho tốc độ tính toán và độ chính xác rất khác nhau. Lấy ví dụ đơn giản như tính định thức của ma trận chẳng hạn, nếu tính trực tiếp theo định nghĩa thì việc tính định thức của một ma trận vuông cấp 25 cũng mất hàng triệu năm (ngay cả với máy tính hiện đại nhất hiện nay); trong khi đó nếu sử dụng phương pháp khử Gauss thì kết quả nhận được gần như tức thời. Như vậy, phương pháp số là công cụ không thể thiếu trong các công việc cần thực hiện nhiều tính toán với tốc độ tính toán nhanh và độ chính xác cao như vật lý, điện tử viễn thông, và dĩ nhiên là tất cả các ngành và mọt lĩnh vực đều cần đến là công nghệ thông tin. Phương pháp số được nghiên cứu từ rất lâu và cho đến nay những thành tựu đạt được là một khối lượng kiến thức đồ sộ được in trong nhiều tài liệu sách, báo Tuy nhiên, môn học "Phương pháp số" chỉ nhằm cung cấp những kiến thức căn bản nhất về phương pháp số. Với lượng kiến thức này sinh viên có thể áp dụng vào giải quyết những bài toán thông thường trong thực tế và có khả năng tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức cho mình khi gặp các vấn đề phức tạp hơn. II. MỤC ĐÍCH Môn học phương pháp số cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản nhất về một số phương pháp giải gần đúng trên dữ liệu số . Tạo cơ sở để học tốt và nghiên cứu các nghành khoa học kỹ thuật nói chung và Công nghệ thông tin nói riêng. Góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và tác phong khoa học cần thiết cho người kỹ sư tương lai. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số phương pháp cơ bản nhất của phương pháp số, được ứng dụng nhiều trong thực tế như các phương pháp số trong đại số tuyến tính, bài toán nội suy, tìm nghiệm gần đúng các phương trình phi tuyến, tính gần đúng đạo hàm và tích phân, giải gần đúng một số dạng của phương trình vi phân Tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng của các phương pháp trong thực tế. Nghiên cứu cách cài đặt các thuật toán trên máy tính. 3
  3. Giới thiệu môn học IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau: 1. Kiến thức cần trước: - Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về toán học cao cấp. - Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Đặc biệt trong cuốn sách này đã sử dụng ngôn ngữ lập trình C để mô tả thuật toán, vì vậy sinh viên phải nắm được ngôn ngữ lập trình C. 2. Thu thập đầy đủ các tài liệu: Giáo trình Phương pháp số. Phan Đăng Cầu, Phan Thị Hà, Học viện Công nghệ BCVT, 2002. Nếu cần sinh viên nên tham khảo thêm: - Giải tích số. Phạm Kỳ Anh, nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội, 1966. - Phương pháp tính. Tạ Văn Đỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục - 1995. - Phương Pháp tính. Dương Thuỳ Vỹ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001. 3. Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân: Đặt ra các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân và cố gắng thực hiện chúng Xây dựng mục tiêu trong chương trình nghiên cứu. 4 Nghiên cứu và nắm những kiến thức cốt lõi: Sinh viên nên đọc qua sách hướng dẫn học tập trước khi nghiên cứu bài giảng môn học và các tài liệu tham khảo khác. 5. Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập: Thông qua các buổi hướng dẫn học tập, giảng viên sẽ giúp sinh viên nắm được nội dung tổng thể của môn học và giải đáp thắc mắc, đồng thời sinh viên cũng có thể trao đổi, thảo luận với những sinh viên khác về nội dung bài học. 6. Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên: Cách đơn giản nhất là tham dự các diễn dàn học tập trên mạng Internet, qua đó có thể trao đổi trực tiếp các vấn đề vướng mắc với giảng viên hoặc các bạn học khác đang online. 7. Tự ghi chép lại những ý chính: Việc ghi chép lại những ý chính là một hoạt động tái hiện kiến thức, kinh nghiệm cho thấy nó giúp ích rất nhiều cho việc hình thành thói quen tự học và tư duy nghiên cứu. 8. Học đi đôi với hành Học lý thuyết đến đâu thực hành làm bài tập ngay đến đó để hiểu và nắm chắc lý thuyết. Nói chung cuối mỗi chương, sinh viên cần tự trả lời các câu hỏi, bài tập. Hãy cố gắng vạch ra những ý trả lời chính, từng bước phát triển thành câu trả lời hoàn thiện. Liên hệ với các môn học khác và các vấn đề thực tế có liên quan để hiểu sâu hơn ý nghĩa của các phương pháp. Cài đặt các thuật toán bằng nhiều cách khác nhau, có sử dụng đồ họa để làm nổi bật các đặc trưng và kết quả của các thuật toán. Dùng đồ thị so sánh các phương pháp khác nhau cùng giải quyết một bài toán, phân tích những điểm yếu điểm mạnh của các thuật toán. Khi cài đặt thuật toán nếu có gì vướng mắc thì sinh viên có thể tham khảo thêm phần code của toàn bộ chương trình tương ứng đã được viết bằng ngôn ngữ lập trình C trong tài liệu: “Phương pháp số. Phan Đăng Cầu, Phan Thị Hà, Học viện Công nghệ BCVT, 2002”. 4
  4. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số CHƯƠNG 1 SỐ XẤP XỈ VÀ SAI SỐ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau khi nghiên cứu chương 1, yêu cầu sinh viên: 1. Hiểu được Phương Pháp Số là gì, vai trò và tầm quan trọng của Phương pháp số. 2. Hiểu được sai số tuyệt đối và sai số tương đối. 3. Nắm được cách viết số xấp xỉ. 4. Nắm được các qui tắc tính sai số. 5. Hiểu và biết cách đánh giá sai số tính toán và sai số phương pháp . 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SỐ 1.1.1. Phương pháp số là gì? Phương pháp số (numerical method) hay đôi khi còn được gọi là Phương pháp tính (Computational method), Toán học tính toán (Computational mathematics) hoặc Giải tích số (Numerical analysis) là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các phương pháp giải gần đúng các bài toán bằng cách dựa trên những dữ liệu số cụ thể và cho kết quả cũng dưới dạng số. Nói gọn hơn, phương pháp số như bản thân tên gọi của nó, có nghĩa là phương pháp giải các bài toán bằng những con số cụ thể. Trong phương pháp số chúng ta thường quan tâm đến hai vấn đề: • Phương pháp để giải bài toán. • Mối liên hệ giữa lời giải số gần đúng và lời giải đúng, hay vấn đề sai số của lời giải. 1.1.2. Những dạng sai số thường gặp Khi thực hiện một bài toán bằng phương pháp số ta thường gặp những loại sai số sau đây: • Sai số trong việc mô hình hóa bài toán • Sai số phương pháp • Sai số của số liệu • Sai số tính toán Những sai số trên đây tổng hợp lại nhiều khi dẫn đến những lời giải quá cách xa so với lời giải đúng và vì vậy không thể dùng được. Chính vì vậy việc tìm ra những thuật toán hữu hiệu để giải các bài toán thực tế là điều rất cần thiết. 5
  5. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 1.2. SAI SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ SAI SỐ TƯƠNG ĐỐI 1.2.1. Sai số tuyệt đối Trong tính gần đúng ta làm việc với các giá trị gần đúng của các đại lượng. Cho nên vấn đề đầu tiên cần nghiên cứu là vần đề sai số.Xét đại lượng đúng A và đại lượng gần đúng của nó là a. Ta nói a xấp xỉ A và viết a ≈ A. Trị tuyệt đối Δ a = | a-A | (1.1) được gọi là sai số tuyệt đối của a (khi dùng a để xấp xỉ A). Trong thực tế ta không biết được số đúng A, do đó nói chung sai số tuyệt đối không tính được. Vì vậy ta tìm cách ước lượng sai số tuyệt đối của a bằng số Ea>0 sao cho | a - A | ≤ Ea (1.2) Số dương Ea được gọi là sai số tuyệt đối giới hạn của a. Rõ ràng nếu Ea là sai số tuyệt đối giới hạn của a thì mọi E > Ea đều là sai số tuyệt đối giới hạn của a. Nếu sai số tuyệt đối giới hạn quá lớn so với sai số tuyệt đối thì nó không còn có ý nghĩa về phương diện sai số nữa. Trong những điều kiện cụ thể người ta cố gắng chọn Ea là số dương bé nhất có thể được thoã mãn (1.1). Nếu Ea là sai số tuyệt đối giới hạn của a khi xấp xỉ A thì ta quy ước viết: A = a ± Ea (1.3) với ý nghĩa của (1.1), tức là a - Ea ≤ A ≤ a + Ea (1.4) 1.2.2. Sai số tương đối Gọi Δa là sai số tuyệt đối của a khi dùng a để xấp xỉ A, khi đó đại lượng Δ a δa = (1.5) |a | được gọi là sai số tương đối của a. Tuy nhiên một lần nữa ta thấy rằng A thường không biết, vì vậy người ta định nghĩa đại lượng Ea εa = (1.6) |a | là sai số tương đối giới hạn của a. Từ đây ta có Ea = | a| εa (1.7) Từ đây người ta thường viết A = a(1 ± εa) (1.8) Vì trong thực tế chúng ta chỉ có thể thao tác với các sai số giới hạn, do đó người ta thường gọi một cách đơn giản Ea là sai số tuyệt đối, εa là sai số tương đối. Đôi khi người ta biểu diễn sai số tương đối dưới dạng %. Ví dụ với a =10, Ea = 0.05, khi đó ta có εa = 0.05/10 = 0.5 %. 1.2.3. Chú thích: Sai số tuyệt đối không nói lên đầy đủ "chất lượng" của một số xấp xỉ, “chất lượng” ấy còn được phản ánh qua sai số tương đối. 6
  6. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 1.3. CÁCH VIẾT SỐ XẤP XỈ 1.3.1. Chữ số có nghĩa Một số viết dưới dạng thập phân có thể gồm nhiều chữ số, nhưng ta chỉ kể các chữ số từ chữ số khác không đầu tiên tính từ trái đến chữ số cuối cùng khác không phía bên phải là các chữ số có nghĩa. Chẳng hạn số 2.740 có 3 chữ số có nghĩa, số 0.02078 có 4 chữ số có nghĩa. 1.3.2. Chữ số đáng tin Mọi số thập phân đều có dạng s a = ± αn α n−1 α 1 α 0 . α− 1 α − 2 α −m = ± Σ αs10 Trong đó αs là những số nguyên từ 0 đến 9. Giả sử a là xấp xỉ của số A với sai số tuyệt đối s là Δa. Nếu Δa ≤ 0.5*10 thì ta nói rằng chữ số αs là đáng tin (và như vậy các chữ số có nghĩa bên s trái αs đều là đáng tin). Nếu Δa > 0.5*10 thì ta nói rằng chữ số αs là đáng nghi (và như vậy các chữ số bên phải αs đều là đáng nghi). Ví dụ. Số xấp xỉ a = 4.67329 -2 với Δa = 0.004726. Ta có | Δa | ≤ 0.5 *10 do đó các chữ số đáng tin là: 4,6,7; các chữ số đáng ngờ là 3,2, 9. -1 -2 với Δa = 0.005726. Ta có | Δa | ≤ 0.5 *10 (nhưng | Δa | > 0.5 *10 ) do đó các chữ số đáng tin là: 4,6; các chữ số đáng ngờ là 7, 3, 2, 9. 1.3.3. Cách viết số xấp xỉ a. Kèm theo sai số Cách thứ nhất là viết kèm theo sai số như công thức (1.3) A = a ± Ea b. Mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin Cách thứ hai là viết theo quy ước: mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin; có nghĩa là sai số tuyệt đối giới hạn không lớn hơn một nửa đơn vị ở hàng cuối cùng. 1.3.4. Sai số quy tròn Trong tính toán với các con số ta thường làm tròn các số theo quy ước sau: nếu chữ số bỏ đi đầu tiên ≥ 5 thì thêm vào chữ số giữ lại cuối cùng một đơn vị, còn nếu chữ số bỏ đi đầu tiên < 5 thì để nguyên chữ số giữ lại cuối cùng. Giả sử a là xấp xỉ của A với sai số tuyệt đối giới hạn là E . Giả sử ta quy tròn a thành a' với sai số quy tròn tuyệt đối giới hạn là θ, tức là: | a' - a| ≤ θ. Ta có | a' - A| = | a' - a + a -A| ≤ | a' - a| + | a -A| ≤ θ + E Vậy có thể lấy θ +E làm sai số tuyệt đối giới hạn của a'. Như vậy việc quy tròn làm tăng sai số tuyệt đối giới hạn. 7
  7. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 1.4. CÁC QUY TẮC TÍNH SAI SỐ 1.4.1. Mở đầu Ta xét bài toán tổng quát hơn như sau: Xét hàm số u của 2 biến số x và y: u = f(x,y) Giả sử x là xấp xỉ của giá trị đúng X, y là xấp xỉ của giá trị đúng Y và ta coi u là xấp xỉ của giá trị đúng U = f (X,Y). Cho biết sai số về x và y, hãy lập công thức tính sai số về u. Cho biến x ta sẽ ký hiệu Δx = x - X là số gia của x, còn dx là vi phân của x. Theo định nghĩa về sai số tuyệt đối, ta có | Δx | ≤ Δ x Theo công thức vi phân của hàm nhiều biến ta có: ∂u ∂u du = dx + dy ∂x ∂y Từ đây ∂u ∂u Δu ≈ Δx + Δy ∂x ∂y Suy ra ∂u ∂u Δ u = | | Δ x + | | Δ y (1.9) ∂x ∂y 1.4.2. Sai số của tổng Cho u = x + y Ta có ∂u ∂u = = 1 ∂x ∂y Từ (1.9) suy ra Δ u = Δ x + Δ y (1.10) Ta có quy tắc sau: Sai số tuyệt đối giới hạn của một tổng bằng tổng các sai số tuyệt đối giới hạn của các số hạng. Ghi chú. Xét trường hợp u = x - y và x, y cùng dấu. Lúc đó ta có δu = Δ u/|u| = ( Δ x + Δ y)/ |x-y| Ta thấy rằng nếu | x -y | rất bé thì sai số tương đối giới hạn rất lớn. Do đó trong tính toán người ta tìm cách tránh trừ những số gần nhau. 1.4.3. Sai số của tích Cho u = xy 8
  8. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số Ta có ∂u ∂u = y, = x ∂x ∂y Từ (1.9) suy ra Δ u = |y| Δ x + |x| Δ y Do đó δu = Δ u/|u| = Δ x/|x| + Δ y/|y| = δx + δy Vậy δu = δx + δy (1.11) Ta có quy tắc sau: Sai số tương đối giới hạn của một tích bằng tổng các sai số tương đối giới hạn của các số hạng của tích. Xét trường hợp đặc biệt u = xn ta có δxn = n δx (1.12) 1.4.4. Sai số của thương Cho u = x/y Ta có ∂u 1 ∂u x = , = − ∂x y ∂y y 2 Từ (1.9) suy ra 1 x Δ u = | | Δ x + | | Δ y y y 2 Ta có y y 1 x 1 1 Δ u / |u| = Δ u . | | = | | ( | | Δ x + | | Δ y) = | | Δ x + | | Δ y = x x y y 2 x y Suy ra: δxy = δx + δy (1.13) Ta có quy tắc sau: Sai số tương đối giới hạn của một thương bằng tổng các sai số tương đối giới hạn của các số hạng của thương. 1.4.5. Sai số của hàm bất kỳ Cho u = f(x1, x2, , xn) Theo công thức vi phân của hàm nhiều biến ta có: ∂u ∂u ∂u du = dx1 + dx2 + + dxn ∂x1 ∂x2 ∂xn 9
  9. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số Từ đây ta có ∂u ∂u ∂u Δu ≈ Δx1 + Δx2 + + Δxn ∂x1 ∂x2 ∂xn Suy ra ∂u ∂u ∂u Δ u = | | Δ + | | Δ + + | | Δ (1.14) x1 x2 xn ∂x1 ∂x2 ∂xn Ví dụ. Tính sai số tuyệt đối giới hạn và sai số tương đối giới hạn của thể tích hình cầu: V = (1/6)πd3 nếu cho đường kính d = 3.7 ± 0.05 cm và π = 3.14 ± 0.0016. Giải. Xem π và d là đối số của hàm V, áp dụng (1.12) và (1.13) ta có δV = δπ + 3δd (Hệ số 1/6 không ảnh hương đến sai số tương đối) δπ = 0.0016/3.14 = 0.0005 δd = 0.05/3.7 = 0.0135 Suy ra δV = 0.0005 + 3 * 0.0135 = 0.04 Mặt khác V = (1/6)πd3 = 26.5 cm3 3 Ta có Δ V = |V|*δV = 26.5*0.04 = 1.06 ≈ 1.1 cm V = 26.5 ± 1.1 cm3 1.5. SAI SỐ TÍNH TOÁN VÀ SAI SỐ PHƯƠNG PHÁP Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, khi giải một bài toán phức tạp ta phải thay bài toán đó bằng bài toán đơn giản hơn để có thể tính toán bằng tay hoặc bằng máy. Phương pháp thay bài toán phức tạp bằng một phương pháp đơn giản tính được như vậy gọi là phương pháp gần đúng. Sai số do phương pháp gần đúng tạo ra gọi là sai số phương pháp. Mặc dầu bài toán đã ở dạng đơn giản, có thể tính toán được bằng tay hoặc trên máy tính, nhưng trong quá trình tính toán ta thường xuyên phải làm tròn các kết quả trung gian. Sai số tạo ra bởi tất cả những lần quy tròn như vậy được gọi là sai số tính toán. Trong thực tế việc đánh giá các loại sai số, nhất là sai số tính toán nhiều khi là bài toán rất khó thực hiện. Để hiểu rõ hơn bản chất của sai số phương pháp và sai số tính toán ta xét ví dụ sau: Ta biết rằng với số x bất kỳ ta có x x 2 x n ex = 1+ + + + + !1 !2 n! Công thức này có thể dùng để tính giá trị ex . Tuy nhiên đây là tổng vô hạn, nên trong thực x x 2 x n tế ta chỉ tính được tổng Sn = 1+ + + + , nghĩa là chúng ta đã dùng phương pháp gần !1 !2 n! đúng. Khi tính tổng Sn ta lại thường xuyên phải làm tròn, do đó ta lại gặp sai số khi tính toán Sn . Việc đưa ra một đánh giá về sai số tổng hợp của cả hai loại sai số trên là bài toán rất phức tạp. 10
  10. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số 1.6. SỰ ỔN ĐỊNH CỦA MỘT QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN Xét một quá trình tính toán về lý thuyết có vô hạn bước để tính ra một đại lượng nào đó. Ta nói rằng quá trình tính là ổn định nếu sai số tính toán tức là sai số quy tròn tích lũy lại không tăng vô hạn. Nếu sai số đó tăng vô hạn thì ta nói quá trình tính là không ổn định. Rõ ràng nếu quá trình tính không ổn định thì không có hy vọng tính được đại lượng cần tính với sai số nhỏ hơn sai số cho phép. Để kiểm tra tính ổn định của một quá trình tính toán thường người ta giả sử sai số chỉ xảy ra tại một bước, các bước sau đó coi như không có sai số khác phát sinh. Nếu cuối cùng sai số tính toán không tăng vô hạn thì coi như quá trình tính là ổn định. 1.7. MỘT VÀI ĐIỀU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TẾ VÀ MÔ HÌNH Theo những điều vừa nói trên đây thì chúng ta luôn hiểu thực tế là tuyệt đối đúng, sai số chỉ xảy ra khi ta muốn mô hình hóa thực tế và tiến hành tính toán mô hình đó. Thực vậy, chúng ta có cảm giác rằng giới tự nhiên đang hoạt động một cách chính xác: hệ mặt trời đã có khoảng 5 tỷ năm tuổi, nhưng sự vận hành của nó có vẻ vẫn hoàn hảo: hàng ngày mặt trời mọc, mặt trời lặn đều theo quy luật. Cứ sau 365 ngày + 1/4 ngày thì quả đất quay đủ một vòng quanh mặt trời và hầu hết các vùng trên trái đất đều trải qua bốn mùa. Chúng ta có thể hình dung rằng chỉ cần mỗi năm sự vận hành của các hành tinh sai lệch đi chút ít thì trong hàng tỷ năm sai số tích lũy có thể sẽ gây nên những biến cố khôn lường! Tuy nhiên theo các nhà thiên văn thì sự vận hành của các hành tinh không tuyệt đối hoàn hảo như ta tưởng. Xét vị trí của mặt trời và trái đất chẳng hạn, theo lý thuyết thì nếu ngày hôm nay mặt trời đứng ở vị trí giữa bầu trời tính từ đông sang tây thì sau 24 giờ nữa nó cũng ở vị trí giữa bầu trời (tất nhiên là có thể chếch về phía nam nếu ta đang ở Việt nam). Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Các nhà thiên văn đã không thể xây dựng được múi giờ một cách chính xác và nhất quán nếu dựa vào vị trí của mặt trời. Nói cụ thể hơn, nếu dựa vào vị trí mặt trời của năm nay làm múi giờ cho các vùng trên trái đất thì năm sau thời gian đó không còn thích hợp cho quỹ đạo của mặt trời nữa, mà có khác đi chút ít. Chính vì sự "đỏng đảnh" của mặt trời như vậy nên các nhà thiên văn đã đưa ra khái niệm mặt trời trung bình và thời gian trung bình. So với mặt trời trung bình và thời gian trung bình thì hàng năm mặt trời thật đi lệch trong khoảng thời gian từ -14,3 đến +16,3 phút. Tuy nhiên sở dĩ các sai số này không tích lũy từ năm này sang năm khác là vì các sai số giao động quanh vị trí trung bình và triệt tiêu lẫn nhau theo thời gian. Nghĩa là, không chỉ mô hình của chúng ta, mà ngay cả giới tự nhiên cũng có những sai số. Tuy nhiên các sai số trong giới tự nhiên đều có quy luật và thường triệt tiêu lẫn nhau, do đó không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của các vật thể. BÀI TẬP Bài 1. Khi đo 1 số góc ta được các giá trị sau: a= 21o37’3”; b=1o10’ Hãy xác định sai số tương đối của các số xấp xỉ đó biết rằng sai số tuyệt đối trong phép đo là 1”. 11
  11. Chương 1: Số xấp xỉ và sai số Bài 2. Hãy xác định sai số tuyệt đối của các số xấp xỉ sau đây cho biết sai số tương đối của chúng: a) a= 13267 ; δa=0,1% b) b=2,32; δb=0,7% Bài 3. Hãy xác định số các chữ số đáng tin trong các số a,b với sai số như sau: -2 a) a= 0,3941; Δ a=0,25.10 -2 b) b=38,2543; Δ a= 0,27.10 Bài 4. Hãy xác định số những chữ số đáng tin trong các số a với sai số tương đối như sau: -2 a) a=1,8921; δa=0,1.10 b) a=22,351; δa=0,1 Bài 5. Hãy qui tròn các số dưới đây( xem là đúng) với 3 chữ số có nghĩa đáng tin và xác định sai số tuyệt đối Δ và sai số tương đối δ của chúng: a) a= 2,514; b) 0,16152 c) 0,01204; d) –0,0015281 Bài 6. Hãy xác định giá trị của các hàm số dưới đây cùng với sai số tuyệt đối và sai số tương đối ứng với những giá trị của các đối số cho với mọi chữ số có nghĩa đều đáng tin. a) u=ln(x+y2); x=0,97; y=1,132 b) u=(x+y)2z; x=3,28; y=0,932; z=1,132 12
  12. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP SỐ TRONG ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Sau khi nghiên cứu chương 1, yêu cầu sinh viên: 1. Hiểu và nắm được các phương pháp tìm nghiệm đúng, nghiệm xấp xỉ của hệ phương trình tuyến tính. 2. Biết cách ứng dụng các phương pháp trên vào việc tính định thức của ma trận, tìm ma trận nghịch đảo, giải quyết các bài toán thực tế. 3. Biết cách đánh giá sai số của từng phương pháp 2.1. MA TRẬN VÀ ĐỊNH THỨC 2.1.1. Ma trận Cho ma trận chữ nhật A cấp m x n: a11 a12 a1n a21 a22 a2n A = . . . am1 am2 amn ở đây aij là các số thực. Ma trận này có m hàng và n cột. Khi m = n ta có ma trận cấp nxn và được gọi tắt là ma trận vuông cấp n. Ma trận vuông cấp n mà mọi phần tử nằm ngoài đường chéo chính bằng 0, tức là aij = aji = 0 với i ≠ j, được gọi là ma trận đường chéo. Nếu ma trận đường chéo có aii = 1 thì ta gọi A là ma trận đơn vị và ta thường ký hiệu là E hoặc I. Ma trận vuông A được gọi là ma trận tam giác trên, nếu A có dạng a11 a12 a1n 0 a22 a2n A = . . . 0 0 ann 13
  13. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Tương tự, ma trận vuông A được gọi là ma trận tam giác dưới, nếu A có dạng: a11 0 0 a21 a22 0 A = . . . an1 an2 ann Ma trận chữ nhật AT cấp n x m được gọi là ma trận chuyển vị của ma trận A cấp m x n nếu: a11 a21 am1 a12 a22 am2 AT = . . . a1n a2n amn 2.1.2. Định thức của ma trận Trước khi đưa ra định nghĩa định thức của ma trận, chúng tôi giới thiệu khái niệm hoán vị chẵn, hoán vị lẻ của một tập hợp n số nguyên {1, 2, , n}. Cho α = (i1, i2, , in) là một hoán vị của tập {1,2, ,n}. Ta xét tất cả các cặp (ik, ih), trong đó k ih thì ta gọi cặp (ik, ih) là cặp ngược, tức là các giá trị ik, ih được sắp xếp ngược với k,h. Nếu trong α số cặp ngược là chẵn thì ta gọi α là hoán vị chẵn, ngược lại thì ta gọi α là hoán vị lẻ. Với mỗi ma trận vuông A cấp n: a11 a12 a1n a21 a22 a2n A = . . . an1 an2 ann tồn tại một số thực được gọi là định thức của ma trận A, ký hiệu là det A, được xác định bởi công thức: det A = s(i1, i2, , in) a a a (2.0) ∑ 1i1 2 i 2 nin α với α = (i1, i2, , in) chạy trong tập tất cả các hoán vị của tập {1,2, ,n}, và 1 nếu α là hoán vị chẵn s(i1, i2, , in) = -1 nếu α là hoán vị lẻ 14
  14. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Định thức của ma trận còn được ký hiệu là a11 a12 a1n a21 a22 a2n A = . . . an1 an2 ann Với mỗi ma trận chữ nhật A cấp m x n bất kỳ ta có thể tính định thức của tất cả các ma trận con vuông cấp k, với k ≤ min (m, n). Nếu tồn tại một số r sao cho có một ma trận con cấp r có định thức khác 0, còn mọi ma trận con vuông cấp lớn hơn r đều bằng 0 thì ta nói rằng r là hạng của ma trận A. Các phép biến đổi sơ cấp sau đây không làm biến đổi hạng của ma trận: • Đổi chỗ 2 hàng hoặc 2 cột bất kỳ. • Nhân một hàng hay một cột bất kỳ với một số khác không. • Cộng các thành phần tương ứng của 2 hàng hoặc hai cột bất kỳ. Các phép biến đổi sơ cấp sẽ được sử dụng để tính định thức của ma trận và tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính. Ma trận E được gọi là ma trận đơn vị cấp n nếu E là ma trận vuông cấp n và E có dạng 1 0 0 0 1 0 E = . . . 0 0 1 2.1.3. Các phương pháp tính định thức a. Tính định thức dựa trực tiếp vào định nghĩa Ta có thể dùng (2.0) để tính định thức của một ma trận trên máy tính. Tuy nhiên cách tính này đòi hỏi khoảng c*n! phép tính. Đây là con số khổng lồ với n không lớn lắm. Ví dụ với máy tính hiện đại nhất hiện nay cũng cần hàng triệu năm để tính định thức của ma trận cấp n = 25. b. Tính định thức dựa vào công thức khai triển theo hàng Cho A là ma trận vuông cấp n và aij là một phần tử bất kỳ của nó. Định thức của ma trận con cấp n-1 sau khi “xóa” hàng thứ i và cột thứ j đi và không thay đổi vị trí các thành phần còn i+j lại, được gọi là minor của phần tử aij , và được ký hiệu là Mij. Giá trị Aij = (-1) Mij được gọi là phần bù đại số của phần tử aij. Ta có các công thức sau để tính định thức ma trận vuông cấp n thông qua việc tính định thức của các ma trận con cấp bé hơn: Khai triển định thức theo hàng thứ i: n det A = ∑ aij Aij j=1 15
  15. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Khai triển định thức theo cột thứ j: n det A = ∑ aij Aij i=1 Áp dụng các công thức trên đây ta có thể dùng thuật toán đệ quy sau đây để tính định thức của ma trận vuông cấp n : Nếu n = 1 : A11 = 1; det A = a11 A11 n n > 1: det A = ∑ a1j A1j j=1 Tuy nhiên, cũng như cách tính trực tiếp, cách tính này cần khoảng c*n! phép tính, và như vậy không thể thực hiện được trên máy tính hiện đại nhất hiện nay dù chỉ với n không lớn lắm. Rõ ràng việc phân tính thuật toán giúp chúng ta đánh giá được thời gian tính toán trên máy tính và nếu thời gian đó là quá lớn thì chúng ta khỏi phải tốn công vô ích viết chương trình và chạy thử. c. Tính định thức bằng cách chuyển ma trận về dạng tam giác trên Ta sẽ biến đổi để đưa ma trận A về dạng ma trận tam giác trên b11 b12 b1n 0 b22 B2nB B = . . . 0 0 bmn Vậy det A=det B = b11 b22 bnn 2.1.4. Ma trận nghịch đảo Ma trận nghịch đảo của một ma trận vuông A cấp n là ma trận được ký hiệu là A-1, thoả mãn điều kiện A-1A = A A-1 = E Trong đó E là ma trận đơn vị. Có thể chứng minh rằng để thỏa mãn điều kiện trên thì bắt buộc A-1 phải là ma trận vuông, và ma trận đảo nếu tồn tại là duy nhất. Điều kiện tồn tại của ma trận nghịch đảo: Ma trận vuông A cấp n có ma trận nghịch đảo khi và chỉ khi det A ≠ 0. Cách tính ma trận nghịch đảo: Gọi Aij là phần bù đại số của phần tử aij , khi đó ta có: A11 A21 An1 A12 A22 An2 1 A-1 = det A . . . A1n A2n Ann 16
  16. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Tuy nhiên công thức này chỉ có ý nghĩa lý thuyết, không thể áp dụng để tính trực tiếp ma trận đảo trên máy tính được vì số phép tính đòi hỏi quá lớn. Trong phần sau ta sẽ áp dụng phương pháp khử Gauss-Jordan để tính ma trận nghịch đảo với số phép tính nhỏ hơn nhiều (khoảng n3) 2.2. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH Xét một hệ phương trình gồm n phương trình tuyến tính với n ẩn số x1, x2, ,xn như sau: a11x1 + a12x2 + . . . + a1nxn = b1 a21x1 + a22x2 + . . . + a2nxn = b2 . . . . . . . . . . . . . . . . (2.1) an1x1 + an2x2 + . . . + annxn = bn Hệ phương trình này có thể viết dưới dạng ma trận Ax = b, trong đó ⎡a11 a 12 a1n ⎤ ⎛ x1 ⎞ ⎛ b1 ⎞ ⎢ ⎥ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ a21 a 22 a2n ⎜ x2 ⎟ ⎜b2 ⎟ A = ⎢ ⎥ , x = , b = ⎢ . . . ⎥ ⎜ . ⎟ ⎜ . ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎣an1 a n 2 ann ⎦ ⎝ xn ⎠ ⎝bn ⎠ Nếu det A ≠ 0 thì nghiệm của hệ (2.1) có thể tính theo công thức x = A-1b. Áp dụng công thức tính ma trận đảo ta có thể biến đổi và dẫn đến lời giải được diễn tả bằng định lý Cramer như sau: Định lý Cramer. Gọi Aj là ma trận nhận được từ ma trận A bằng cách thay cột thứ j bằng cột b, khi đó hệ (2.1) có nghiệm duy nhất và xj được tính bởi công thức det A j xj = det A Tuy nhiên trong thực hành người ta không dùng công thức này để tính nghiệm vì số phép tính quá lớn. Người ta dùng những phương pháp hữu hiệu hơn mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây. 2.2.1. Phương pháp trực tiếp giải hệ phương trình tuyến tính Giả sử ta giải hệ phương trình(2.1) a. Phương pháp khử Gauss Phương pháp khử Gauss dùng cách khử dần các ẩn để đưa hệ phương trình đã cho về một dạng tam giác trên rồi giải hệ tam giác này từ giới lên trên, không phải tính một định thức nào Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau: Quá trình xuôi: - Bước 0: Dùng phương trình đầu tiên để khử x1 trong n-1 phương trình còn lại. Giả sử a11≠0. (Để cho công thức đơn giản , trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ nhất cho a11 ). Cụ thể để khử x1 ở hàng thứ k( k=2,3, n) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=1,2, n+1) như sau: akj=akj-a1j*ak1/a11 . . . 17
  17. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính - Bước 1: Dùng phương trình thứ 2 để khử x2 trong n-2 phương trình còn lại phía sau. Giả sử a22≠0. (Để cho công thức đơn giản, trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ hai cho a22). Cụ thể để khử x2 ở hàng thứ k (k=3,4, n) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=2, n+1) như sau: akj=akj-a2j*ak2/a22 . - Bước i: Dùng phương trình i để khử xi trong các phương trình thứ i+1,i+2, , n. Giả sử aii≠0. Để cho công thức đơn giản, trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ i cho aii). Cụ thể để khử xi ở hàng thứ k (k=i+1, n) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=i, n+1) như sau: akj=akj-aij*aki/aii - Bước n-1: Dùng phương trình thứ n-1 để khử xn-1 trong phương trình thứ n.Giả sử an-1 n-1≠0. (Để cho công thức đơn giản, trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ n-1 cho an-1 n-1) Cụ thể để khử xn-1 ở hàng thứ n ta phải tính lại các hệ số anj ở hàng thứ n (j=n-1,n,n+1) như sau: anj=anj-an-1j*an-1i/an-1n-1 Kết thúc quá trình khử. Chú ý: Trong quá trình giải xuôi ta giả thiết a11≠0, a22≠0,a33≠0, ,an-1 n-1≠0. Nếu 1 trong các hệ số đó bằng không thì quá trình không tiếp tục được. Lúc đó ta phải thay đổi cách tính. Giả sử khi khử x1 ta gặp a11=0 thì ta nhìn các hệ số a21, a31 an1 của x1 ở các phương trình phía dưói, nếu có hệ số nào khác không ta có thể lấy nó thay cho vai trò của a11 bằng cách hoán vị hai phương trình. Nếu tất cả các hệ số số a11, a21, a31 ,an1 đều bằng không thì hệ đã cho suy biến. Vậy tốt nhất là trước khi khử x1 ta chọn trong các hệ số a11, a21, a31 ,an1 hệ số có giá trị tuyệt đối lớn nhất làm trụ thứ nhất( gọi là trụ tối đại thứ nhất) rồi hoán vị hàng thứ nhất cho hàng có giá trị tuyệt đối lớn nhất). Tức là ta chọn hàng r sao cho: | ar1 | = max {| ak1 | / k=1,2, ,n} Sau đó ta đổi hàng r cho hàng 1. Tương tự trong các bước khử x2, xn-1 , trước khi khử ta cũng tìm trụ tối đại: | ari | = max {| aki | / k=i,i+1, ,n} ( với i=2,3, ,n-1) Sau đó ta đổi hàng r cho hàng i. Sau khi thực hiện xong quá trình giải xuôi hệ phương trình (2.1) có dạng: Dạng1: Tại các bước (bước i) ta không chia cho hệ số aii a11x1 + a12x2 + . . . + a1nxn = b1 a22x2 + . . . + a2nxn = b2 . . . . . . . . . . . ann xn = bn 18
  18. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính hoặc: Dạng 2: Tại các bước (bước i) ta chia cho hệ số aii: x1 + a12x2 + . . . + a1nxn = b1 x2 + . . . + a2nxn = b2 . . . . . . . . . . . xn = bn Xuất phát từ phương trình thứ n ta lần lượt tính được các giá trị xi bằng các công thức của quá trình giải ngược sau: Quá trình giải ngược xn = bn/ann hoặc ( xn=bn) . . . n n xi = (bi -( ∑ aijxj) )/aii ) hoặc (bi -( ∑ aijxj) ), i =n-1, n-2, , 1 j= i +1 j= i +1 Để việc viết chương trình được đơn giản, khi cài đặt trên máy tính ta dùng một mảng a thay cho cả ma trận a và vec tơ b. Tức là ⎡a11 a 12 a1n a 1,(n+ 1) ⎤ ⎡a11 a 12 a1n b 1 ⎤ ⎢ ⎥ a a a a ⎢a a a b ⎥ ⎢ 21 22 2n 2,(n+ 1) ⎥ = ⎢ 21 22 2n 2 ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎢ ⎥ a a a a ⎣⎢ n1 n 2 nn n,( n+ 1) ⎦⎥ ⎣an1 a n 2 ann b n ⎦ Ta áp dụng các phép biến đổi sơ cấp như vừa trình bày để biến đổi ma trận chữ nhật cấp nx(n+1) trên đây về dạng ⎡1a '12 a '1n a ' 1,(n+ 1) ⎤ ⎢0 1 a ' a ' ⎥ ⎢ 2n 2,(n+ 1) ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣⎢0 0 1a 'n,( n+ 1) ⎦⎥ Ví dụ:Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp khử Gauss: 2x1 + 3x2 +x3 = 11 -x1 + 2x2 -x3 = 0 3x1 + 2x3 =9 Bước1: Hệ phương trình trên tương đương với: h1=h3 3x1 + 2x3 = 9 h2=h2 -x1 + 2x2 -x3 = 0 h3=h1 2x1 + 3x2 +x3 = 11 19
  19. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính h1=h1 3x1 + 0 + 2x3 = 9 h2=h2+h1/3 2x2 - x3/3 = 3 h3=h3-2*h1/3 Bước 2: 3x2 - x3/3 = 5 3x + 0 + 2x = 9 h1=h1 1 3 3x - x /3 = 5 h2=h3 2 3 2x - x /3 = 3 h3=h2 2 3 h1=h1 3x1 + 0 + 2x3 = 9 h2=h2 x2 - x3 /3 = 5 h3=h3-2*h2/3 -x3/9 = -1/3 Vậy x3=3 x2=2 x1=1 Chương trình minh họa. Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện (mô tả) thuật toán khử Gauss. /*Giai he phuong trinh tuyen tinh dung khu Gauss, ma tran vuong n, cac phan tu cot thu n+1 la vecto b*/ /*Dua ma tran a ve dang tam giac tren Giai he phuong trinh tuyen tinh. Tra ve gia tri true neu co nghiem */ int khugauss(kmatran a,double *x,int n) { int i,j,k,h;double tmp,p;kmatran aa; int n1=n+1; for(i=1;i fabs(a[h][i]) {h=k;} if(a[h][i])==0) {cout<<"Ma tran suy bien";delay(1000);return false;} 20
  20. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính if(h!=i) //Doi hang i va hang h vi a[h][i] > a[i][i] {int j;double tmp; for(j=i;j =1;i ) {double xx=0; for(j=i+1;j<=n;j++) xx=xx+a[i][j]*x[j]; x[i]=a[i][n+1]-xx;//b[i]-xx } //Dat cac gia tri phi duoi duong cheo chinh bang 0(phan nay khong can) for(i=2;i<=n;i++) for(j=1;j<i;j++) a[i][j]=0; //Thu lai kvecto bb; for(i=1;i<=n;i++) {bb[i]=aa[i][1]*x[1]; for(j=2;j<=n;j++) bb[i]+=aa[i][j]*x[j]; } //Dua ket qua vao tep ketqua return true; } 21
  21. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính b. Phương pháp khử Gauss-Jordan Phương pháp khử Gauss-Jordan dùng cách khử dần các ẩn để đưa hệ phương trình đã cho về một dạng ma trận đường chéo rồi giải hệ phương trình này, không phải tính một định thức nào Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau: - Bước 1: Dùng phương trình đầu tiên để khử x1 trong n-1 phương trình còn lại, cách làm tương tự như phương pháp khử để tính định thức (Để cho công thức đơn giản, trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ nhất cho a11). Cụ thể để khử x1 ở hàng thứ k( k=2,3, n) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=1,2, n+1) như sau: akj=akj-a1j*ak1/a11 . . . - Bước i: Dùng phương trình i để khử xi trong các phương trình thứ 1,2, i-1,i+1,i+2, ,n (Để cho công thức đơn giản , trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ i cho aii) Cụ thể để khử xi ở hàng thứ k (k=1,2, i-1,i+1,i+2, ,n.) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=i, n+1) như sau: akj=akj-aij*aki/aii . . . - Bước n: Dùng phương trình thứ n để khử xn trong phương trình thứ 1,2, , n-1 (Để cho công thức đơn giản, trước khi khử ta có thể chia phương trình thứ n cho ann) Cụ thể để khử xn ở hàng thứ k( k=1,2, ,n-1.) ta phải tính lại các hệ số akj ở hàng thứ k (j=n,n+1) như sau: akj=akj-anj*akn/ann Tương tự phép khử Gauss tại mỗi bước, trước khi khử ta phải chọn trụ tối đại. Cụ thể tại bước i ta luôn chọn hàng có phần tử ari có giá trị tuyệt đối lớn nhất rồi đổi cho hàng thứ i cho hàng thứ r. Hệ phương trình sau khi khử có dạng: a11 x1 = b1 a22 x2 = b2 . . . . . . . . . . ann xn = bn Hoặc (Nếu tại các bước (bước i) ta chia cho hệ số aii): x1 = b1 x2 = b2 . . . . . . . . . . xn = bn Tức là ta đã có các nghiệm mà không cần phải tính toán thêm. Cũng như trong phương pháp khử Gauss, khi cài đặt trên máy tính ta dùng một mảng a thay cho cả ma trận A và vec tơ b. Tức là 22
  22. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính ⎡a11 a 12 a1n a 1,(n+ 1) ⎤ ⎡a11 a 12 a1n b 1 ⎤ ⎢ ⎥ a a a a ⎢a a a b ⎥ ⎢ 21 22 2n 2,(n+ 1) ⎥ = ⎢ 21 22 2n 2 ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎢ ⎥ a a a a ⎣⎢ n1 n 2 nn n,( n+ 1) ⎦⎥ ⎣an1 a n 2 ann b n ⎦ Ta áp dụng các phép biến đổi sơ cấp như vừa trình bày để biến đổi ma trận chữ nhật cấp n x (n+1) trên đây về dạng ⎡1 0 0a '1,(n+ 1) ⎤ ⎢0 1 0a ' ⎥ ⎢ 2,(n+ 1) ⎥ ⎢ . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣⎢0 0 1a 'n,( n+ 1) ⎦⎥ Vậy ta có xi = a'i,(n+1) Ví dụ:Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp khử Gauss-Jordan: 2 x1 + 3x2 +x3 = 11 - x1 + 2x2 -x3 = 0 3 x1 + 2x3 =9 Bước1: Hệ phương trình trên tương đương với: h1=h3 3x1 + 2x3=9 h2=h2 -x1 + 2x2 -x3 = 0 h3=h1 2x1 + 3x2 +x3 = 11 Bước 1: 3x1 + 0 + 2x3 =9 h1=h1 2x2 -x3/3 = 3 h2=h2+h1/3 3x2 -x3//3 = 5 h3=h3-2*h1/3 Bước 2: h1=h1 3x1 + 0 + 2x3 = 9 h2=h3 3x2 - x3/3 = 5 h3=h2 2x2 - x3/3 = 3 23
  23. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính 3x1 + 0 + 2x3 = 9 h1=h1 3x2 - x3/3 = 5 h2=h2 -x3/9 = -1/3 h3=h3-2*h2/3 Bước 3: 3x1 + 0 + 0 = 3 h1=h1-2*h3/(-1/9) 3x2 -0 = 6 h2=h2-(1/3)*h3/(-1/9) -x3/9 =-1/3 h3=h3/(-1/9) Vậy x1=1 x2=2 x3=3 Chương trình minh họa. Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện (mô tả) thuật toán khử Gauss-Jordan. int gjordan(kmatran a,double *x,int n) {int i,j,k,h;double tmp,p;kmatran aa; int n1=n+1; for(i=1;i fabs(a[h][i]) {h=k;} if(a[h][i]==0) {cout a[i][i] {int j;double tmp; for(j=i;j<=n1;j++) {tmp=a[i][j];a[i][j]=a[h][j];a[h][j]=tmp;} } //chuyen he so a[i][i] = 1 24
  24. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính tmp=a[i][i]; for(j=i;j<=n1;j++) a[i][j] = a[i][j]/tmp; //Bat tinh lai cac hang for(k=1;k<=n;k++) {if(k==i) continue; p=a[k][i]; /*Vi ta biet a[k][i] =0 sau bien doi, chi tinh tu a[k][i+1]*/ for(j=i+1;j<=n1;j++) a[k][j]=a[k][j] - p*a[i][j]; } } for(i=1;i<=n;i++) x[i]=a[i][n+1]; /*Dat cac gia tri khong o tren duong cheo chinh bang 0 (phan nay khong can)*/ for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) {if(i!=j) a[i][j]=0;} //Thu lai kvecto bb; for(i=1;i<=n;i++) {bb[i]=aa[i][1]*x[1]; for(j=2;j<=n;j++) bb[i]+=aa[i][j]*x[j]; } //Dua ket qua vao tep ketqua return true; 2.2.2. Áp dụng phương pháp khử Gauss-Jordan để tính ma trận nghịch đảo Để giải hệ n phương trình n ẩn Ax = b, trong phương pháp khử Gauss-Jordan ta đã dùng các phép biến đổi sơ cấp để đưa phương trình này về dạng Ex = b' Vì Ex = x, do đó ta có x=b'. Nếu B là một ma trận chữ nhật cấp n x k tùy ý, ta có thể áp dụng phương pháp khử Gauss-Jordan để giải đồng thời k hệ n phương trình n ẩn: AX = B (2.2) trong đó 25
  25. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính ⎡x11 x 12 x1k ⎤ ⎢x x x ⎥ X = ⎢ 21 22 2k ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣xn1 x n 2 xnk ⎦ ⎡b11 b 12 b1k ⎤ ⎢b b b ⎥ B = ⎢ 21 22 2k ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣bn1 b n 2 bnk ⎦ Ta viết ma trận B bên phải ma trận A như sau: ⎡a11 a 12 a1n b 11 b 12 b1k ⎤ ⎢a a a b b b ⎥ ⎢ 21 21 2n 21 22 2k ⎥ ⎢ . . . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣an1 a n 2 ann b n1 b n 2 bnk ⎦ Nếu ma trận A không suy biến, ta có thể áp dụng các phép biến đổi sơ cấp để đưa ma trận này về dạng: ⎡1 0 0b '11 b '12 b '1k ⎤ ⎢0 1 0b ' b ' b ' ⎥ ⎢ 21 22 2k ⎥ ⎢ . . . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣0 0 1b 'n1 b ' n 2 b 'nk ⎦ Khi đó ta có ⎡x11 x 12 x1k ⎤ ⎡b'11 b '12 b '1k ⎤ ⎢x x x ⎥ ⎢b' b ' b ' ⎥ X = ⎢ 21 22 2k ⎥ = ⎢ 21 22 2k ⎥ ; ⎢ . . . ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎢ ⎥ ⎣xn1 x n 2 xnk ⎦ ⎣b'n1 b ' n 2 b 'nk ⎦ ⎡b'11 b '12 b '1k ⎤ ⎢b' b ' b ' ⎥ Đặt B’ = ⎢ 21 22 2k ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣b'n1 b ' n 2 b 'nk ⎦ Xét trường hợp đặc biệt B = E, ta có ma trận B' chính là ma trận nghịch đảo của ma trận A. Thật vậy, nếu X là nghiệm của (2.2) thì X = A-1B Nếu B = E thì X = A-1. Do đó việc tìm ma trận nghịch đảo của ma trận A tương đương với việc giải phương trình AX = E 26
  26. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Ta có thể tóm tắt các bước cần thực hiện để tính ma trận đảo như sau: • Viết thêm ma trận đơn vị E bên cạnh ma trận A ⎡a11 a 12 a1n 1 0 0⎤ ⎢a a a 0 1 0⎥ ⎢ 21 21 2n ⎥ (2.3) ⎢ . . . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣an1 a n 2 ann 0 0 1⎦ • Áp dụng phép biến đổi sơ cấp lên các hàng của ma trận (2.3) cho đến khi ma trận có dạng ⎡1 0 0 c11 c 12 c1n ⎤ ⎢0 1 0 c c c ⎥ ⎢ 21 22 2n ⎥ ⎢ . . . . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣0 0 1 cn1 c n 2 cnn ⎦ Khi đó ta có ⎡c11 c 12 c1n ⎤ ⎢c c c ⎥ A-1 = ⎢ 21 22 2n ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ ⎥ ⎣cn1 c n 2 cnn ⎦ Chú ý. Trong quá trình biến đổi ta có thể đổi các hàng của ma trận. Điều này không ảnh hưởng đến kết quả thu được: Ma trận C vẫn là ma trận nghịch đảo của ma trận A ban đầu. Lý do là vì để tìm ma trận nghịch đảo ta chỉ cần xác định ma trận nghiệm. Ma trận nghiệm không bị thay đổi nếu ta đổi chỗ các hàng. Chương trình minh họa. Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện ( mô tả) thuật toán tìm ma trận nghịch đảo int daomtran(kmatran a,kmatran &ad,int n) {int i,j,k,h;double tmp,p; int n2=n*2; kmatran aa; for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) aa[i][j]=a[i][j]; //Them phan sau cua ma tran a de co dang ma tran don vi for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) a[i][n+j]=0;//Cho phan ma tran vuong phia sau bang 0 for(i=1;i<=n;i++) a[i][n+i]=1; //Duong cheo chinh phan phia sau bang 1 //Vong lap cac buoc khu for(i=1;i<=n;i++) {//Tim hang co phan tu dau lon nhat h=i; 27
  27. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính for(k=i+1;k fabs(a[h][i])) h=k; if(a[h][i])==0) {cout a[i][i] {int j;double tmp; for(j=i;j<=n2;j++) {tmp=a[i][j];a[i][j]=a[h][j];a[h][j]=tmp;} } //chuyen he so a[i][i] = 1 tmp=a[i][i]; for(j=i;j<=n2;j++) a[i][j] = a[i][j]/tmp; //Bat tinh lai cac hang for(k=1;k<=n;k++) {if(k==i) continue; p=a[k][i]; /*Vi ta biet a[k][i] =0 sau bien doi, chi tinh tu a[k][i+1]*/ for(j=i+1;j<=n2;j++) a[k][j]=a[k][j] - p*a[i][j]; } } /*Dat cac gia tri khong o tren duong cheo chinh bang 0 (phan nay khong can)*/ for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) {if(i!=j) a[i][j]=0;} //Ma tran dao la phan phia sau cua mang a for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) ad[i][j]=a[i][n+j]; //Thu lai A x AD = C kmatran c; for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n;j++) {c[i][j]=aa[i][1]*ad[1][j]; for(k=2;k<=n;k++) c[i][j]+=aa[i][k]*ad[k][j]; } return true; } 28
  28. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính 2.2.3. Sự không ổn định của hệ phương trình đại số tuyến tính a. Chuẩn của ma trận và vec tơ Chuẩn của ma trận chữ nhật cấp m x n A = ( aij ) là một số thực không âm được ký hiệu là ||A|| thỏa mãn các điều kiện sau (1) ||A|| ≥ 0 (với ||A|| =0 ⇔ A = 0) (2) || α A|| = |α| ||A||, α là số thực bất kỳ. (3) ||A + B|| ≤ ||A|| + ||B|| (4) ||A.B|| = ||A||.||B|| Người ta thường dùng ba chuẩn sau: m Chuẩn cột: ||A||1 = max | aij | j ∑ i=1 m n 2 1/2 Chuẩn Ơclit: ||A||2 = (∑ ∑ aij ) i=1 j=1 n Chuẩn hàng: ||A||∞ = max | aij | i ∑ j=1 Ví dụ. Cho ⎡5− 2 1⎤ ⎢ ⎥ A = ⎢1 4 3⎥ ⎣⎢2− 1 7⎦⎥ Ta tính được các chuẩn của A theo định nghĩa trên như sau: ||A||1 = max(5+1+2, 2+4+1, 1+3+7) = max(8, 7, 11) = 11 2 2 2 2 2 2 1/2 1/2 ||A||2 = (5 + 2 + 1+ 1+ 4 + 3 + 2 + 1+ 7 ) = 110 = 10.5 ||A||∞ = max(5+2+1, 1+4+3, 2+1+7) = max (8, 8, 10) = 10 Vec tơ là ma trận chỉ có một cột, do đó đối với vec tơ ⎛ x ⎞ ⎜ 1 ⎟ ⎜ x2 ⎟ x = ⎜ . ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ xn ⎠ ta có 3 chuẩn sau n ||x||1 = ∑ | xi | i=1 n 2 1/2 ||x||2 = (∑ xi ) i=1 ||x||∞ = max | xi | i 29
  29. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Ví dụ. Cho ⎛ 2 ⎞ ⎜ ⎟ ⎜− 3⎟ x = ⎜ 4 ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ 4 ⎠ Ta có ||x||1 = 2 +3 +4 +1 +4 = 14 2 2 2 2 1/2 ||x||2 = (2 + 3 + 4 + 1 +4 ) = 46 ||x||∞ = max(2,3,4,1,4) = 4 Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ ký hiệu đơn giản là ||A|| hoặc ||x|| để chỉ chuẩn của ma trận và vec tơ. Nếu không có gì giải thích thêm thì cách ký hiệu này được hiểu là một trong ba chuẩn trên đây. b. Sự không ổn định của hệ phương trình đại số tuyến tính Trên đây ta đã tìm hiểu các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính một cách trực tiếp. Nếu như mọi tính toán của ta là chính xác thì các phương pháp trên cho kết quả hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên trong thực tế khi tính toán ta phải thường xuyên làm tròn các số, nghĩa là ta thường chỉ tính toán trên các số gần đúng mà thôi. Liệu cách làm tròn trong tính toán có làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng không? Ví dụ sau đây cho thấy rằng có những hệ phương trình đại số tuyến tính rất "nhạy cảm" với sai số, nghĩa là sai số nhỏ khi tính toán có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng. Nói một cách hình tượng thì ta gặp tình huống "sai một li đi một dặm". Những hệ thống phương trình kiểu này được gọi là hệ phương trình không ổn định. Ví dụ . Ta xét hệ phương trình sau: 2x1 + x2 = 2 2x1 + 1.01x2 = 2.01 Hệ này có nghiệm x1 =0.5, x2 = 1. Tuy nhiên hệ phương trình sau đây nhận được với chút ít thay đổi hệ số trong hệ trên 2x1 + x2 = 2 2.01x1 + 1x2 = 2.05 lại có nghiệm x1 =5, x2 = -8, khác xa so với nghiệm trên đây. 2.2.4. Phương pháp lặp giải hệ phương trình tuyến tính Các phương pháp trực tiếp giải hệ phương trình tuyến tính nói chung cần khoảng cn3 phép tính, trong đó c là một hằng số và người ta ước lượng c ≈ 2/3. Phương pháp khử Gauss như chúng ta vừa tìm hiểu chẳng hạn, là một phương pháp đúng, nghĩa là nếu các phép tính sơ cấp được thực hiện đúng hoàn toàn thì cuối cùng ta được nghiệm đúng của hệ. Tuy nhiên trong thực tế ta phải luôn luôn làm tròn khi thực hiện các phép tính, và như ta đã thấy ở trên, sai số tổng hợp đôi khi có thể sẽ khá lớn. Và chúng ta gặp một nghịch lý: về lý thuyết phương pháp cho kết quả chính xác 30
  30. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính 100%, nhưng khi thực hiện để áp dụng thực tế thì đôi khi kết quả lại khác xa so với kết quả lý thuyết. Vì những lý do trên đây, người ta đã tìm kiếm những phương pháp gần đúng để giải các bài toán, tức là ngay từ đầu người ta chấp nhận kết quả xấp xỉ, hay sự xấp xỉ đã nằm ngay trong mô hình. Khi thực hiện tính toán cụ thể chúng ta lại gặp sai số một lần nữa. Như vậy trong các phương pháp gần đúng thì sai số sẽ là tổng hợp của sai số mô hình và sai số tính toán. Một điều đáng ngạc nhiên là trong nhiều trường hợp phương pháp gần đúng lại cho kết quả tốt hơn phương pháp đúng. Thực ra điều này cũng không có gì khó hiểu, vì trong thực tế chúng ta cũng rất hay gặp những trường hợp một lần sai còn nặng nề trầm trọng hơn 2 lần hay thậm chí một số lần sai cộng lại. a. Các bước chung trong phương pháp lặp Giả sử ta cần giải phương trình F(x) = 0, trong đó F(x) là một hàm trên không gian định chuẩn nào đó và 0 được hiểu là phần tử 0 của không gian này. Ví dụ nếu không gian định chuẩn là Rn thì 0 là vectơ (0,0, ,0)T. Ta biến đổi phương trình này về dạng tương đương x = G(x). Ta có thể phát biểu định lý sau: Định lý. Giả sử y = G(x) là một hàm liên tục trên không gian định chuẩn nào đó và phép * * lặp xn=G(xn-1) n=1,2, hội tụ tới x với xuất phát ban đầu x0. Khi đó x là nghiệm của phương trình x = G(x), tức là ta có x* = G(x*). Chứng minh. Từ xn=G(xn-1), với lưu ý là hàm G(x) liên tục, ta có * * lim xn = lim G(xn-1) = G( lim xn-1) ⇒ x = G(x ) n−>+∞ n−>+∞ n−>+∞ b. Phương pháp lặp đơn Trở lại bài toán giải hệ phương trình tuyến tính Ax =b (2.4) Ta đưa (2.4) về dạng x = Cx + d (2.5) Trong đó ma trận C và vec tơ d được xây dựng từ A và b. Để thực hiện phép lặp ta chọn một vec tơ ban đầu x(0), sau đó tính các x(i), i =1,2, theo công thức lặp sau: x(1) = Cx(0) + d x(2) = Cx(1) + d . . . (2.6) x(k) = Cx(k-1) + d . . . Véc tơ x(k) được gọi là vec tơ lặp thứ k. Ta có định lý sau: Định lý. (Sự hội tụ của phương pháp) a. Nếu phép lặp (2.6) hội tụ, tức là tồn tại x* sao cho x* = lim x(k) k −>+∞ thì khi đó x* là nghiệm của (2.5) (và như vậy cũng là nghiệm của (2.4)) 31
  31. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính b. Nếu ||C|| ∑ | aij |, i = 1, 2, . . ., n. (2.9) j−,1 j ≠ i Sau đây sẽ giới thiệu 2 phương pháp lặp đơn Jacobi và Gaus-Seidel c. Phương pháp lặp Jacobi Với giả thiết ma trận A có tính chéo trội, khi đó các hệ số aii ≠ 0, i = 1,2, ,n do đó ta có thể chia phương trình thứ i của hệ (2.1) cho aii và nhận được hệ tương tương a12 a13 a1n b1 x1 + x2 + x3 +. . . + xn = a11 a11 a11 a11 a21 a23 a2n b2 x1 + x2 + x3+. . . + xn = a22 a22 a22 a22 . . . ai1 ai2 a ,ii − 1 a ,ii + 1 ain bi x1 + x2 + + xi-1+ xi + xi+1. . . + xn = aii aii aii aii aii aii . . . an1 an2 an, n− 1 bn x1 + x2 + + xn-1+ xn = ann ann ann ann Từ đây ta có a12 a13 a1n b1 x1 = - (0.x1 + x2 + x3 +. . . + xn ) + a11 a11 a11 a11 a21 a23 a2n b2 x2 = - ( x1 + 0.x2 + x3+. . . + xn ) + a22 a22 a22 a22 . . . 32
  32. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính ai1 ai2 a ,ii − 1 a ,ii + 1 ain bi xi = - ( x1 + x2 + + xi-1+ 0.xi + xi+1. . . + xn ) + aii aii aii aii aii aii . . . an1 an2 an, n− 1 bn xn = - ( x1 + x2 + + xn-1+ 0.xn ) + ann ann ann ann Khi đó ma trận C, vectơ d là: ⎡ a a ⎤ ⎛ b ⎞ 0 12 1n ⎜ 1 ⎟ ⎢ a a ⎥ a ⎢ 11 11 ⎥ ⎜ 11 ⎟ a a ⎜ b ⎟ ⎢ 21 0 2n ⎥ 2 C = - ⎢a a ⎥ , d = ⎜ a ⎟ 22 22 ⎜ 22 ⎟ ⎢ . . . ⎥ . ⎢ ⎥ ⎜ ⎟ an1an 2 ⎜ bn ⎟ ⎢ 0 ⎥ ⎜ ⎟ ⎣⎢ann ann ⎦⎥ ⎝ ann ⎠ (Đến đây ta đã đưa hệ (2.4) về dạng (2.5) và dễ thấy rằng ma trận C thỏa mãn điều kiện lặp đơn, tức là ||C||∞ < 1.). Vậy đến đây ta tiếp tục áp dụng phương pháp lặp (2.6) để tính nghiệm ở các bước lặp như sau: Với vec tơ x(0) cho trước bất kỳ, ví dụ x(0) = θ (vec tơ 0) ta có thể tính các vec tơ x(k) tại bước lặp k bằng công thức x(k) = C x(k-1) + d , k =1, 2, (k) (k) (k) (k) Cụ thể hơn, nếu x = (x1 , x2 , . . ., xn ) thì ta có ⎡ a a ⎤ ⎛ b ⎞ 0 12 1n ⎜ 1 ⎟ ()k ⎢ ⎥ (k− 1) ⎛ x ⎞ a11 a11 ⎛ x ⎞ ⎜ a11 ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ 1 ⎟ ()k a a (k− 1) ⎜ b ⎟ x ⎢ 21 2n ⎥ x 2 ⎜ 2 ⎟ 0 ⎜ 2 ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ = - ⎢a a ⎥ ⎜ ⎟ + a . 22 22 . ⎜ 22 ⎟ ⎜ ⎟ ⎢ . . . ⎥ ⎜ ⎟ . ⎜ ()k ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ (k− 1) ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ xn ⎠ an1an 2 ⎝ xn ⎠ ⎜ bn ⎟ ⎢ 0 ⎥ ⎜ ⎟ ⎣⎢ann ann ⎦⎥ ⎝ ann ⎠ (k) Với từng thành phần xi ta có n n (k) aij (k-1) bi 1 (k-1) xi = - ∑ xj + = (bi -∑ aij xj ) (2.10) j−,1 j ≠ i aii aii aii j−,1 j ≠ i i = 1, 2, . . ., n, k = 1,2, Điều kiện hội tụ, đánh gái sai số của phương pháp lặp Jacobi cũng giống với phương pháp lặp đơn. Ví dụ. Dùng phương pháp lặp Jacobi tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình: 4x1 + 0.24x2 - 0.08x3 = 8 0.09x1 + 3x2 - 0.15x3 = 9 0.04x1 - 0.08x2 + 4x3 = 20 33
  33. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Giải. (1).Có thể thấy rằng ma trận các hệ số của hệ phương trình trên đây thỏa mãn tính chéo trội, do đó ta có thể biến đổi hệ này để áp dụng phương pháp lặp Jacobi. Chia hai vế phương trình đầu tiên cho 4, hai vế phương trình thứ hai cho 3 và hai vế của phương trình thứ ba cho 4 rồi biến đổi thích hợp ta nhận được: x1 = 2 - 0.06x2 +0.02x3 x2 = 3 - 0.03x1 + 0.05x3 x3 = 5 - 0.01x1 + 0.02x2 hay ⎛ x ⎞ ⎡ 0− 0.06 0.02⎤ ⎛ x ⎞ ⎛2⎞ ⎜ 1 ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎜ ⎟ x = ⎢− 0.03 0 0.05⎥ x + 3 = Cx + d ⎜ 2 ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ 2 ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ x3 ⎠ ⎣⎢− 0.01 0.02 0 ⎦⎥ ⎝ x3 ⎠ ⎝5⎠ ||C||∞ = max(0 + 0.06 + 0.02, 0.03 + 0 + 0.05, 0.01 + 0.02 + 0) = = max(0.08,0.08,0.03) = 0.08 <1 (0) T (1) (2) (2) Chọn x = (2,3,5) , rồi tính x , x , theo công thức (2.10) với lưu ý aii =1 ta được bảng kết quả sau: (k) (k) (k) k x1 x2 x3 0 2 3 5 1 1.92 3.19 5.04 2 1.9094 3.1944 5.0446 3 1.909228 3.194948 5.044794 (3) Xem x(3) là nghiệm gần đúng cần tìm, ta có thể đánh giá sai x(3) với nghiệm đúng x* ||C || theo (2.10) như sau: ||x(3) - x*|| ≤ ||x(3) - x(2)|| 1− ||C || (3) (2) (3) (2) ||x - x ||∞ = max |xi - xi | = max(0.000172, 0.000548, 0.000194) = 0.000548 i Như vậy (3) * 0.08 ||x - x ||∞ ≤ 0.000548 = 0.0000476 ≈ 0.00005 1− 0.08 d. Phương pháp lặp Gauss - Seidel Với giả thiết ma trận A có tính chéo trội. Từ công thức (2.10) ta thấy rằng phần tử thứ i của vec tơ nghiệm tại bước k được tính qua các phần tử ở các vị trí khác i trong bước k-1. Phương pháp Gauss-Seidel cải tiến phương pháp Jacobi bằng cách dùng ngay những kết quả vừa tính được cho các thành phần của nghiệm tại bước k để tính các thành phần khác của bước k, chỉ có những thành phần nào chưa được tính thì mới lấy ở bước k-1. Cụ thể hơn ta có tại các bước: (1) (0) (0) (0) (1) Giá trị x1 được tính qua các giá trị x2 , x3 , xn 34
  34. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính (1) (1) (0) (0) Giá trị x2 được tính qua các giá trị x1 , x3 , xn (1) (1) (1) (0) (0) Giá trị x3 được tính qua các giá trị x1 , x2 ,x4 , xn . . . (h) (h-1) (h-1) (h-1) (h) Giá trị x1 được tính qua các giá trị x2 , x3 , xn (h) (h) (h-1) (h-1) Giá trị x2 được tính qua các giá trị x1 , x3 , xn (h) (h) (h) (h-1) (h-1) Giá trị x3 được tính qua các giá trị x1 , x2 ,x4 , xn . . . Với vec tơ x(0) cho trước bất kỳ, ví dụ x(0) = θ (vec tơ 0) ta có thể tính các vec tơ x(k) tại bước lặp k bằng công thức i−1 n (k) 1 (k) (k-1) xi = (bi -(∑ aijxj + ∑aijxj )) (2.11) aii j−1 −+ij 1 i = 1, 2, . . ., n, k = 1,2, Trong công thức (2.11) chúng ta có thể không dùng chỉ số trên để chỉ ra rằng chúng ta chỉ dùng một mảng là vec tơ có n thành phần để lưu trữ nghiệm. Giá trị nào vừa được tính toán thì được lưu trữ ngay vào vị trí cũ và được dùng ngay trong công thức tính các giá trị khác. 1 n xi = (bi -∑ aij xj) aii j−,1 j ≠ i i = 1, 2, . . ., n, k = 1,2, Sự hội tụ của phương pháp Gause-Seidel Điều kiện hội tụ của phương pháp lặp Gause- Seidel cũng giống với phương pháp lặp đơn. Như ta sẽ thấy trong ví dụ trong phần sau, phương pháp Gause- Seidel nói chung hội tụ nhanh hơn phương pháp lặp đơn. Ta có thể sử dụng các công thức sau để đánh giá sai số của phương pháp lặp Gause-Seidel: Gọi x* là nghiệm đúng của hệ phương trình và gọi i−1 n qi pi = |cij|, qi = |cij| , μ = max ∑ ∑ i j=1 =ij 1− pi Khi đó ta có μ ||x(k) - x*|| ≤ ||x(k) - x(k-1)|| (2.12) 1 − μ hoặc μ k ||x(k) - x*|| ≤ ||x(1) - x(0)|| (2.13) 1 − μ Ví dụ. Dùng phương pháp lặp Gause-Seidel tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình: 4x1 + 0.24x2 - 0.08x3 = 8 0.09x1 + 3x2 - 0.15x3 = 9 0.04x1 - 0.08x2 + 4x3 = 20 35
  35. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Giải. (1).Có thể thấy rằng ma trận các hệ số của hệ phương trình trên đây thỏa mãn tính chéo trội, do đó ta có thể biến đổi hệ này để áp dụng phương pháp lặp Jacobi. Chia hai vế phương trình đầu tiên cho 4, hai vế phương trình thứ hai cho 3 và hai vế của phương trình thứ ba cho 4 rồi biến đổi thích hợp ta nhận được: x1 = 2 - 0.06x2 +0.02x3 x2 = 3 - 0.03x1 + 0.05x3 x3 = 5 - 0.01x1 + 0.02x2 hay ⎛ x ⎞ ⎡ 0− 0.06 0.02⎤ ⎛ x ⎞ ⎛2⎞ ⎜ 1 ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎜ ⎟ x = ⎢− 0.03 0 0.05⎥ x + 3 = Cx + d ⎜ 2 ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ 2 ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ x3 ⎠ ⎣⎢− 0.01 0.02 0 ⎦⎥ ⎝ x3 ⎠ ⎝5⎠ ||C||∞ = max(0 + 0.06 + 0.02, 0.03 + 0 + 0.05, 0.01 + 0.02 + 0) = = max(0.08,0.08,0.03) = 0.08 <1 (0) T (1) (2) (2) Chọn x = (2,3,5) , rồi tính x , x , theo công thức (2.11) với lưu ý aii =1 ta được bảng kết quả sau: (k) (k) (k) k x1 x2 x3 0 2 3 5 1 1.92 3.1924 5.044648 2 1.9093489 3.194952 5.0448056 3 1.909199 3.1949643 5.0448073 Xem x(3) là nghiệm gần đúng cần tìm, ta có thể đánh giá sai số phạm phải của x(3) μ theo(2.12): ||x(k) - x*|| ≤ ||x(k) - x(k-1)|| 1 − μ Trong đó: (3) (2) (3) (2) ||x - x ||∞ = max |xi - xi | = max(0.0001499,0.000123,0.0000017) = i 0.0001499 q μ = max i = max(0.08,0.0515463,0) = 0.08 i 1− pi Như vậy (3) * μ (k) (k-1) 0.08 ||x - x ||∞ ≤ ||x - x || ≤ 0.00001499 ≈ 0.000013 1 − μ 1− 0.08 Thuật toán Jacobi cũng tương tự như thuật toán Gauss-Seidel, nhưng thuật toán Gauss - Seidel có tốc độ hội tụ nhanh hơn. 36
  36. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Chương trình minh họa. Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện (mô tả) thuật toán lặp Gauss - Seidel /*Giai he phuong trinh tuyen tinh dung lap Gauss-Seidel, ma tran vuong n, cac phan tu cot thu n+1 la vecto b*/ //=== double kcach(double *x,double *y,int n) {double tmp=0; for(int i=1;i<=n;i++) tmp=tmp+fabs(x[i]-y[i]); return tmp; } //=== int cheotroi(kmatran a, int n) {double tmp;int i,j; for(i=1;i<=n;i++) {tmp=0; for(j=1;j<=n;j++) {if(j!=i) tmp=tmp+fabs(a[i][j]);} if(fabs(a[i][i])<=tmp) return false; } return true; } //=== /*Giai he phuong trinh tuyen tinh bang phep lap Gauss-Seidel. Tra ve true neu co nghiem */ int gseidel(kmatran aa,double *x,int n) {int h,i,j,k;double tmp;kvecto z;kmatran a; int n1=n+1; for(i=1;i<=n;i++) for(j=1;j<=n1;j++) a[i][j]=aa[i][j]; if(!cheotroi(a,n)) {cout<<endl<<"Khong phai cheo troi";delay(1000);return false;} for(i=1;i<=n;i++) //chuyen ve dang he so a[i][i] == 1 {tmp=a[i][i]; for(j=1;j<=n1;j++) a[i][j] = a[i][j]/tmp; } //Vong lap cac buoc khu 37
  37. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính for(i=1;i kmax) {cout<<endl<<"Phep lap chua hoi tu";delay(1000);return(false);} //Gan z = x va chuan bi sang vong lap tinh x for(i=1;i<=n;i++) z[i]=x[i]; } //Thu lai kvecto bb; for(i=1;i<=n;i++) {bb[i]=aa[i][1]*x[1]; for(j=2;j<=n;j++) bb[i]+=aa[i][j]*x[j]; } //Dua ket qua vao tep ketqua return true; ) 2.3. BÀI TẬP Bài 1. Tính và kiểm tra bằng chương trình định thức của ma trận ⎡1 3 1 ⎤ ⎢ ⎥ A = ⎢2 4 6 ⎥ ⎣⎢7 6 11⎦⎥ Bài 2. Tìm và kiểm tra bằng chương trình nghịch đảo của ma trận ⎡ 2 3 1 ⎤ ⎢ ⎥ A = ⎢−1 2 − 1⎥ ⎣⎢ 3 0 2 ⎦⎥ 38
  38. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính Bài 3. Tìm nghiệm hệ phương trình 2x1 + 3x2 +x3 = 11 -x1 + 2x2 - x3 = 0 3x1 +2x3 = 9 Bằng phương pháp khử Gauss và Jordan. Kiểm tra bằng chương trình. Bài 4. Giải bằng các phương pháp khử Gauss, khử Gauss-Jordan, phương lặp Jacobi và lặp Gauss-Seidel (nếu thỏa mãn điều kiện) hệ phương trình sau: ⎡17 65− 13 50 ⎤ ⎛ x1 ⎞ ⎛84⎞ ⎢ ⎥ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ 12 16 37 28 ⎜ x2 ⎟ ⎜25⎟ A = ⎢ ⎥ = ⎢56 23 11− 19.⎥ ⎜ x ⎟ ⎜36⎟ ⎜ 3 ⎟ ⎜ ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎣ 3− 5 47 10 ⎦ ⎝ x4 ⎠ ⎝18⎠ Kiểm tra trên máy tính và thông báo về khả năng giải được hay không các phương pháp trên. Bài 5. Giải bằng các phương pháp lặp hệ phương trình sau: 10x1 + 2x2 + x3 =9 2x1 + 20x2 - 2x3 = -44 -2x1 + 3x2 + 10x3 =22 39
  39. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 Trong chương này sinh viên cần nắm vững ít nhất là các vấn đề sau: 1. Phương pháp trực tiếp giải hệ phương trình tuyến tính a.Phương pháp khử Gauss Phương pháp khử Gauss dùng cách khử dần các ẩn để đưa hệ phương trình đã cho về một dạng tam giác trên rồi giải hệ tam giác này từ giới lên trên, không phải tính một định thức nào. b. Phương pháp khử Gauss-Jordan Phương pháp khử Gauss-Jordan dùng cách khử dần các ẩn để đưa hệ phương trình đã cho về một dạng ma trận đường chéo rồi giải hệ phương trình này, không phải tính một định thức nào. 2. Phương pháp lặp giải hệ phương trình tuyến tính a. Phương pháp lặp đơn - Giả sử phải tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình tuyến tính (2.1) có dạng Ax=b. Đối với phương pháp lặp đơn, nói chung chúng ta phải đưa hệ (2.1) về dạng x=Cx+d.Trong đó ma trận C và vec tơ d được xây dựng từ A và b. Ma trận phải thoả mãn điều kiện ||C||<1. Để thực hiện phép lặp ta chọn một vec tơ ban đầu x(0), sau đó tính các x(i), i =1,2, theo công thức lặp sau: x(i) = Cx(i-1) + d cho tới khi nào thảo mãn điều kiện dừng. - Sai số của phương pháp: ||C || ||x(k) - x*|| ≤ ||x(k) - x(k-1)|| 1− ||C || hoặc ||C ||k ||x(k) - x*|| ≤ ||x(1) - x(0)|| 1− ||C || b. Phương pháp lặp Jacobi - Giả thiết ma trận A có tính chéo trội. Phương pháp lặp Jacobi sẽ có các bước lặp như : Với vec tơ x(0) cho trước bất kỳ, ví dụ x(0) = θ (vec tơ 0) ta có thể tính các vec tơ x(k) tại bước lặp k bằng công thức x(k) = C x(k-1) + d , k =1, 2, (k) (k) (k) (k) Cụ thể hơn, nếu x = (x1 , x2 , . . ., xn ) thì ta có ⎡ a a ⎤ ⎛ b ⎞ 0 12 1n ⎜ 1 ⎟ ()k ⎢ ⎥ (k− 1) ⎛ x ⎞ a11 a11 ⎛ x ⎞ ⎜ a11 ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ 1 ⎟ ()k a a (k− 1) ⎜ b ⎟ x ⎢ 21 2n ⎥ x 2 ⎜ 2 ⎟ 0 ⎜ 2 ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ = - ⎢a a ⎥ ⎜ ⎟ + a . 22 22 . ⎜ 22 ⎟ ⎜ ⎟ ⎢ . . . ⎥ ⎜ ⎟ . ⎜ ()k ⎟ ⎢ ⎥ ⎜ (k− 1) ⎟ ⎜ ⎟ ⎝ xn ⎠ an1an 2 ⎝ xn ⎠ ⎜ bn ⎟ ⎢ 0 ⎥ ⎜ ⎟ ⎣⎢ann ann ⎦⎥ ⎝ ann ⎠ 40
  40. Chương 2: Các phương pháp số trong đại số tuyến tính (k) Với từng thành phần xi ta có n n (k) aij (k-1) bi 1 (k-1) xi = - ∑ xj + = (bi -∑ aij xj ) j−,1 j ≠ i aii aii aii j−,1 j ≠ i i = 1, 2, . . ., n, k = 1,2, - Điều kiện hội tụ, đánh gái sai số của phương pháp lặp Jacobi cũng giống với phương pháp lặp đơn. c.Phương pháp lặp Gauss – Seidel - Giả thiết ma trận A có tính chéo trội. Phương pháp lặp Gauss - Seidel sẽ có các bước lặp như sau: Với vec tơ x(0) cho trước bất kỳ, ví dụ x(0) = θ (vec tơ 0) ta có thể tính các vec tơ x(k) tại bước lặp k bằng công thức : i−1 n (k) 1 (k) (k-1) xi = (bi -(∑ aijxj + ∑aijxj )) aii j−1 −+ij 1 i = 1, 2, . . ., n, k = 1,2, - Đánh giá sai số: i−1 n qi pi = |cij|, qi = |cij| , μ = max ∑ ∑ i j=1 =ij 1− pi Khi đó ta có: μ ||x(k) - x*|| ≤ ||x(k) - x(k-1)|| 1 − μ hoặc μ k ||x(k) - x*|| ≤ ||x(1) - x(0)|| 1 − μ 41
  41. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy CHƯƠNG 3 PHÉP NỘI SUY VÀ HỒI QUY MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau khi học xong chương 3, yêu cầu sinh viên: 1. Hiểu được thế nào là bài toán nội suy và hồi quy. 2. Nắm được các phương pháp nội suy đa thức, biết cách tìm các đa thức nội suy theo các phương pháp đó. 3. Biết được khớp đường cong - Nội suy Spline là gì? 4. Nắm và giải được các bài toán bằng phương pháp bình phương tối thiểu 5. Biết cách đánh giá sai số của từng phương pháp. 3.1. MỞ ĐẦU Thông thường trong một số lĩnh vực như kinh tế chẳng hạn, các đại lượng khảo sát thường không được cho dưới dạng hàm liên tục, mà là bảng các giá trị rời rạc. Các phương pháp giải tích toán học thường tính toán với các hàm cho bởi các công thức, do đó không thể áp dụng trực tiếp để nghiên cứu các hàm cho dưới dạng rời rạc như thế này. Cũng có khi ta biết rằng đại lượng y là một hàm của đại lượng x, tức là y = f(x), nhưng ta không biết biểu thức hàm f(x) mà chỉ biết một số giá trị yi tương ứng với các giá trị của x tại các điểm xi như trong bảng sau: x x x x . x x 0 1 2 . . n-1 n y y y y . y y 0 1 2 . . n-1 n Thông thường thì x0 < x1 < x2 < . . . < xn và các điểm này có thể phân bố cách đều hoặc không. Mặc dầu ta chỉ biết các giá trị của y tại các điểm mốc xi, nhưng trong nhiều trường hợp ta cần tính toán với các giá trị y tại các vị trí khác của x. Một câu hỏi đặt ra là: cho một điểm x không thuộc các điểm xi cho ở trên, làm thế nào chúng ta có thể tính được giá trị y tương ứng với nó, sao cho chúng ta có thể tận dụng tối đa các thông tin đã có? Bài toán nội suy là bài toán tìm giá trị gần đúng của y tại các điểm nằm giữa các giá trị x không có trong bảng trên. Nếu cần tìm các giá trị gần đúng của y tại các điểm x nằm ngoài khoảng [x0,xn] thì bài toán được gọi là bài toán ngoại suy. Một bộ n+1 cặp các giá trị đã biết của x và y: (x0,y0), (x1,y1), . . . ,(xn,yn) được gọi là một mẫu quan sát, còn x0, x1, , xn được gọi là các điểm quan sát và y0, y1, , yn là các kết quả quan sát. 42
  42. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Vì bài toán của chúng ta không chỉ giải quyết với một giá trị x cụ thể, mà là cả một miềm giá trị nào đó của x. Do đó câu hỏi trên cũng tương đương với vấn đề sau: hãy tìm một hàm g(x) sao cho miền giá trị của nó chứa các điểm (x0, x1, , xn) và hàm này xấp xỉ tốt nhất tập số liệu đã có là các cặp (x0,y0), (x1,y1), , (xn,yn) theo một nghĩa nào đó. Chúng ta thấy ngay là tập số liệu là hữu hạn, còn tập các giá trị cần ước lượng là vô hạn, nên sẽ có vô số hàm g(x) nếu chúng ta không đưa ra một số ràng buộc nào đó về g(x). Điều đầu tiên chúng ta quan tâm là nên chọn dạng hàm g(x) như thế nào. Một cách tự nhiên, ta có thể đặt điều kiện về hàm g(x) như sau: • g(xi) i =0,1,2, ,n gần các điểm yi nhất theo một nghĩa nào đó. • g(x) là duy nhất theo một số điều kiện nào đó. • Hàm g(x) liên tục, không có điểm gấp khúc và ít thay đổi trong từng đoạn [xi,xi+1]. Các định lý về xấp xỉ sau đây của Weierstrass sẽ cho chúng ta gợi ý về dạng hàm của g(x). Định lý Weierstrass 1 về xấp xỉ hàm. Cho f (x) là một hàm thực liên tục xác định trên khoảng [a,b]. Khi đó với mọi ε>0 tồn tại một đa thức p(x) bậc m với các hệ số thực sao cho với mọi giá trị x∈[a,b] ta có |f(x) - p(x)| 0 tồn tại một đa thức lượng giác m a0 qm(x) = + ∑ [aj cos(jx) + bj sin(jx)] 2 j=1 với các hệ số thực sao cho với mọi giá trị x∈[-π,π] ta có |f(x) - q(x)|<ε. Từ các định lý trên đây ta thấy rằng chọn đa thức là thích hợp cho dạng hàm g(x). Đa thức là hàm quen thuộc và ta đã biết nhiều tính chất của nó. Người ta thường dùng các phương pháp xấp xỉ sau để xác định đa thức p(x): 1. Nếu ta biết rằng các cặp giá trị (x0,y0), (x1,y1), , (xn,yn) là thể hiện của một hàm f(x) nào đó, tức là ta biết rằng y=f(x) và như vậy tại các điểm xi, i=0,1, ,n yi = f(xi). Trong trường hợp này ta đòi hỏi đa thức p(x) phải đi qua các điểm (xi,yi), i=0,1, ,n. Bài toán nội suy bây giờ có thể phát biểu cụ thể hơn như sau: Cho một mẫu quan sát gồm n+1 cặp các giá trị đã biết của x và y : (x0,y0), (x1,y1), . . . ,(xn,yn) . Hãy xây dựng một đa thức bậc m ≤ n 1 m-1 m pm(x) = a0 + a1x + . . . am-1x + amx (3.1) sao cho pm(xi) = yi , i = 0, 1, , n (3.2) Người ta gọi bài toán trên đây là bài toán nội suy đa thức, và đa thức pm(x) được gọi là đa thức nội suy. Trong một số ứng dụng vật lý ta gặp các hiện tượng có tính chất tuần hoàn. Khi đó đa thức lượng giác tỏ ra thích hợp hơn trong bài toán nội suy. Và trong bài toán trên đa thức pm(x) được thay bằng đa thức lượng giác 43
  43. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy m a0 qm(x) = + ∑ [aj cos(jx) + bj sin(jx)] 2 j=1 2. Nội suy trong trường hợp số đo không hoàn toàn chính xác: Trong thực tế các giá trị yi tại các điểm quan sát lại thường chỉ là các giá trị gần đúng của các giá trị thật. Nói cách khác thực ra ta chỉ có yi ≈ f(xi) mà thôi. Trong trường hợp này nếu ta áp đặt điều kiện về đa thức nội suy phải thỏa mãn pm(xi) = yi thì không hợp lý. Thay 1 m-1 vì tìm một đa thức thỏa mãn điều kiện này, ta tìm đa thức pm(x) = a0 + a1x + . . . am-1x m + amx , tức là xác định các hệ số a0, a1, . . ,am sao cho tổng bình phương sai số là bé nhất, tức là n m j 2 e = ∑ (yi -∑ aj xi ) i=0 j=0 là bé nhất. Phương pháp nội suy theo tiêu chuẩn này được gọi là phương pháp bình phương bé nhất hay là phương pháp bình phương cực tiểu. Ngoài hai phương pháp thông dụng trên, người ta còn dùng phương pháp xấp xỉ Csebisev dựa trên tiêu chuẩn: max |yi - p(xi)| 0≤i ≤ n cực tiểu. 3.2. NỘI SUY ĐA THỨC 3.2.1. Sự duy nhất của đa thức nội suy Ta có định lý sau đây: Định lý. Có duy nhất một đa thức có bậc không quá n và đi qua n+1 điểm cho trước (x0,y0), (x1,y1), . . . ,(xn,yn) . Chứng minh. Ta xét đa thức có dạng (3.1) trên đây và thỏa mãn (3.2). Kết hợp (3.1) và (3.2) ta có ⎛ y ⎞ ⎡1 x x2 x n ⎤ ⎛a ⎞ ⎜ 0 ⎟ 0 0 0 ⎜ 0 ⎟ ⎢ 2 n ⎥ ⎜ y1 ⎟ 1 x x x ⎜ a1 ⎟ = ⎢ 1 1 1 ⎥ (3.3) ⎜ . ⎟ ⎢. . . . ⎥ ⎜ . ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎢ 2 2 n ⎥ ⎜ ⎟ ⎝ yn ⎠ ⎣⎢1 xn x n x n x n ⎦⎥ ⎝an ⎠ Hay có thể biểu diễn gọn hơn dưới dạng ma trận Y = V a Trong đó 2 n ⎡1 x0 x 0 x0 ⎤ ⎢ ⎥ 1 x x2 x n V = ⎢ 1 1 1 ⎥ ⎢. . . . ⎥ ⎢ 2 2 n ⎥ ⎣⎢1 xn x n x n x n ⎦⎥ 44
  44. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy chính là ma trận Vandermon, ta có det V = ∏ (xj - xi) 0≤i < j ≤ n Vì ta đã giả thiết các điểm xi và xj khác nhau, do đó ma trận này khác 0 nên hệ phương trình (3.3) có nghiệm duy nhất cho các ai, và như vậy đa thức pn(x) được xác định duy nhất. (Nếu khi giải phương trình (3.3) mà ta nhận được an ≠ 0 thì đa thức này có bậc là n). 3.2.2. Tính giá trị đa thức bằng phương pháp Horner Trong bài toán nội suy đa thức ta sẽ phải thường xuyên tính giá trị của đa thức pm(x)= a0 + 1 m-1 m a1x + . . . am-1x + amx tại điểm x. Nếu tính trực tiếp ta phải thực hiện khá nhiều phép tính, và khi tính các giá trị mũ của x có thể ta gặp các giá trị lớn, cho dù trong thực tế các thành phần của đa thức triệt tiêu lẫn nhau và giá trị của đa thức không lớn. Horner đưa ra cách tính sau loại trừ được các nhược điểm trên. Ta viết lại đa thức pm(x) dưới một dạng khác: m m-1 1 pm(x) = amx + am-1x + . . . + a1x + a0 = ( ((amx + am-1)x + am-2)x+ +a1)x+a0 Từ đây ta có cách tính pm(x) trên máy tính như sau: Đặt Pm = am Pm-1 = Pmx+am-1 Pi = Pi-1x + ai Khi tính toán ta không cần lưu trữ tất c các giá trị của Pi, mà chỉ cần lưu trữ các giá trị của Pi trong một vị trí bộ nhớ. Thuật toán trên trở thành: Đặt P = am Cho i chạy từ m-1 đến 0, tức là i=m-1,m-2, ,0 Đặt P = Px + ai P cuối cùng tính được chính là giá trị của đa thức tại x. 3.2.3. Sai số của đa thức nội suy Định lý Rolle: Cho f(x) là hàm số thực liên tục trên khoảng đóng [a,b] và khả vi trên khoảng mở (a,b) và f(a) = f(b). Khi đó tồn tại điểm ξ∈ (a,b) sao cho f'(ξ) = 0. Định lý: Giả sử hàm f(x) có đạo hàm liên tục đến cấp n+1 trên đoạn [a,b] và pm(x) là đa thức nội suy, tức là:pm(xi) = f(xi) = yi , i = 0, 1, , n. Với các mốc nội suy là a = x0 < x1 < < xn = b. n Đặt ωn+1(x) = ∏ ()x− xi và R(x) = f(x) - pm(x) i=0 Khi đó với ∀ x ∈ [a,b] tồn tại η∈ [a,b] (phụ thuộc vào x) sao cho f (n+ 1) ()η R(x) = ωn+1(x) (3.4) (n + 1)! 45
  45. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Hệ quả. Gọi M = sup |f(n+1) (x)| khi đó ta có a≤ x ≤ b M |R(x)| ≤ | f(x) - pm(x)| ≤ | ωn+1(x) | (3.5) (n + 1)! đây là công thức đánh giá sai số của đa thức nội suy. Ta có thể áp dụng hệ quả (3.5) để đánh giá sai số đa thức nội suy. Ví dụ. Cho bảng giá trị của hàm số y = sinx x 0 π π 4 2 y 0 0.707 1 π Hãy đánh giá sai số khi dùng đa thức nội suy để tính gần đúng sin . 3 π Giải. Bài ra không đặt vấn đề tính xấp xỉ sin mà chỉ yêu cầu tính sai số. 3 Ta có n = 2 và như vậy M = sup |sin(n+1) (x)| =1, do đó a≤ x ≤ b π 1 π π π |R2( )| ≤ = 0.024 3 !3 3 12 6 Sau đây ta sẽ xét một số phương pháp tìm đa thức nội suy dựa vào các điểm mốc cách đều và không cách đều. 3.2.4. Phương pháp nội suy Lagrange Giả sử ta có các điểm quan sát x0, x1, xn với khoảng chia đều hoặc không đều và một dãy các giá trị quan sát y0, y1, yn . Ý tưởng đơn giản đầu tiên là tìm một đa thức nội suy có bậc n (chính xác hơn là có bậc không quá n) sao cho trong đó các cặp (xi,yi) i = 0,1, , n có vai trò bình đẳng. Thí dụ ta tìm pn(x) có dạng: pn(x) = H0(x) + H1(x) + . . . + Hn(x) Các hàm Hi(x) đều có bậc không quá n và Hi(xi) = yi, Hki(xj) = 0 khi j≠i. Để Hi(xj) = 0 khi j≠i thì Hi(x) có dạng: Hi(x) = K(x)(x-x0) (x-x1) (x-xi-1) (x-xi+1) (x-xn) Từ điều kiện Hi(xi) = yi ta có K(x)(x-x0) (x-x1) (x-xi-1) (x-xi+1) (x-xn) = yi Suy ra (x - x1 ) (x - x2 ) (x - x1-i )(x - xi+ 1 ) (x - xn ) K(x) =yi (xi1 - x ) (x i2 - x ) (x ii-1ii1 - x )(x - x+ ) (x in - x ) 46
  46. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy (x - x1 ) (x - x2 ) (x - x1-i )(x - xi+ 1 ) (x - xn ) Nếu ta ký hiệu Li(x) = (xi1 - x ) (x i2 - x ) (x ii-1ii1 - x )(x - x+ ) (x in - x ) Ta nhận thấy đa thức Li(x) có tính chất ⎧1 j= i Li(xj) = ⎨ ⎩0 j≠ i và đa thức pn(x) có dạng pn(x) = y0L0(x) + y1L1(x) + . . . + ynLn(x) (3.6) Như vậy ta có (x - x1 ) (x - x2 ) (x - xn ) L0(x) = (x0 - x 1 ) (x 0 - x 2 ) (x 0 - x n ) (x - x0 ) (x - x2 ) (x - xn ) L1(x) = (x1 - x 0 ) (x 1 - x 2 ) (x 1 - x n ) . . . (x - x1 ) (x - x2 ) (x - x1-i )(x - xi+ 1 ) (x - xn ) Li(x) = (xi1 - x ) (x i2 - x ) (x ii-1ii1 - x )(x - x+ ) (x in - x ) . . . (x - x0 ) (x - x1 ) (x - x1-n ) Ln(x) = (xn - x 0 ) (x n - x 2 ) (x n - x n-1 ) Đa thức nôi suy được xây dựng theo cách trên đây được gọi là đa thức nội suy Lagrange. Ví dụ1 :Với hàm số y=sin(x/2) tại các nút giá trị sau: I xi yi 0 0 0.000 1 1.5 0.682 2 2 0.841 Hãy xác định đa thức nội suy Lagrange đi qua các điểm trên? Hãy tính giá trị gần đúng của hàm số tại điểm x=1? Hãy đánh giá sai số lý thuyết tại x=1 Theo phần lý thuyết trên đa thức nội suy Lagrange đi qua các điểm (xi,yi) được xác định như sau n P(x)= ∑ yiLi i=0 n n Với Li=(∏ (x-xj))/(∏ (xi-xj)) j=0 j=0 j≠ i j≠ i 47
  47. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Ta có: L0(x)=(x-1.5)(x-2)/3 L1(x)=-4/3x(x-2) L2(x)=x(x-1.5) Vậy P(x)= y0L0(x)+y1L1(x)+y2L2(x)=0- 0.682*4/3x(x-2) + 0.841*x(x-1.5) Vậy P(1)=0- 0.682*4/3(1-2) + 0.841(1-1.5) P(1)=0.4888 * Đánh giá sai số lý thuyết: R(x)=(f(3)(η)/3!)*x(x-1.5)(x-2). f(x)=sin(x/2). vËy f(3)(x)=(-1/2(3))cos(x/2) Ta có |f(3)(x)|≤1/8 Vậy R(1)≤(f(3)(x)/3!)*(1-1.5)(1-2)≈0.01042. Ví dụ 2.Với hàm số y=sin(x/3) tại các nút giá trị sau: I xi yi 0 0 0.000 1 1.5 0.479 2 2 0.618 Hãy xác định đa thức nội suy Lagrange đi qua các điểm trên? Hãy tính giá trị gần đúng của hàm số tại điểm x=1? Hãy đánh giá sai số lý thuyết tại x=1 Theo phần lý thuyết trên đa thức nội suy Lagrange đi qua các điểm (xi,yi) được xác định như sau n P(x)= ∑ yiLi i=0 n n Với Li=(∏ (x-xj))/(∏ (xi-xj)) j=0 j=0 j≠ i j≠ i 48
  48. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Ta có: L0(x)=(x-1.5)(x-2)/3 L1(x)=-4/3x(x-2) L2(x)=x(x-1.5) Vậy P(x)= y0L0(x)+y1L1(x)+y2L2(x)=0- 0.479*4/3x(x-2) + 0.618*x(x-1.5) Vậy P(1)=0- 0.479*4/3(1-2) + 0.618(1-1.5) P(1)≈0.3297 * Đánh giá sai số lý thuyết: R(x)=(f(3)(η)/3!)*x(x-1.5)(x-2). f(x)=sin(x/3). vậy f(3)(x)=(-1/3(3))cos(x/3) Ta có |f(3)(x)|≤1/27 Vậy R(1)≤( |f(3)(x)|/3!)*(1-1.5)(1-2)≈((1/27)/6)*0.5=0.00386 3.2.5. Sai phân Cách xây dựng đa thức nội suy Lagrange khá đơn giản về mặt ý tưởng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là mỗi lần bổ sung thêm một số điểm quan sát mới ta lại phải tính lại từ đầu. Người ta tìm cách xây dựng một đa thức nội suy sao cho khi bổ sung các điểm quan sát thì ta không phải tính lại phần đa thức đã có. Thí dụ từ các điểm quan sát (x0,y0), (x1,y1), , (xk,yk) ta tính được đa thức pk(x). Khi bổ sung thêm các điểm (xk+1,yk+1), , (xn,yn) thì đa thức nội suy tương ứng với mẫu quan sát (x0,y0), , (xn,yn) sẽ có dạng pn(x) = pk(x) + u(x). Để thực hiện và trình bày điều này một cách rõ ràng, sáng sủa, trước hết ta cần đến khái niệm sai phân như sau: a. Định nghĩa: Cho f(x) là hàm của x và h = Δx là một hằng số không đổi biểu thị cho khoảng thay đổi trên biến x và được gọi là số gia của x. Khi đó số gia tương ứng trên f(x): Δf(x) = f(x+Δx) - f(x) (3.7) được gọi là sai phân tiến cấp một tại điểm x của f(x) tương ứng với h. Gia số được tính bởi ∇f(x) = f(x) - f(x-Δx) (3.8) được gọi là sai phân lùi cấp một tại điểm x của f(x) tương ứng với h. Vì sai phân tiến g(x) của một hàm lại là một hàm của x do đó ta lại có thể định nghĩa sai phân tiến của g(x). Khi đó ta gọi sai phân tiến cấp một của g(x) là sai phân tiến cấp 2 của f(x), và cứ như vậy ta có thể định nghĩa sai phân tiến cấp k của một hàm f(x). 49
  49. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Với sai phân lùi ta cũng có lập luận và định nghĩa tương tự. b. Sai phân tiến Giả sử các điểm x0, x1, xn thoả mãn điều kiện xi+1 - xi = h yi = f(xi), i = 0, 1, (3.9) Ta có thể thấy rằng sai phân tiến 2 Δ yi = Δ(Δyi) = Δyi+1 - Δyi = yi+2 - yi+1 - (yi+1 - yi) = yi+2 - 2yi+1 +yi Tổng quát ta có thể chứng minh rằng k k j j Δ yi = ∑ (-1) Ck yi+(k-j) (3.10) j=0 Bảng các sai phân tiến x y Δy Δ2y Δ3y Δ4y 2 3 4 x0 y0 Δy0 Δ y0 Δ y0 Δ y0 2 3 4 x1 y1 Δy1 Δ y1 Δ y1 Δ y1 2 3 4 x2 y2 Δy2 Δ y2 Δ y2 Δ y2 2 3 4 x3 y3 Δy3 Δ y3 Δ y3 Δ y3 2 3 4 x4 y4 Δy4 Δ y4 Δ y4 Δ y4 . . . . . . 4 Δ yn-5 3 4 Δ yn-4 Δ yn-4 2 3 Δ yn-3 Δ yn-3 2 . . Δyn-2 Δ yn-2 xn-1 yn-1 Δyn-1 xn yn c. Sai phân lùi Với sai phân lùi ta có 2 ∇ yi = ∇ (∇yi) = ∇yi - ∇yi-1 = yi - yi-1 - (yi-1 - yi-2) = yi - 2yi-1 +yi-2 Tổng quát ta có thể chứng minh rằng k k j j ∇ yi = ∑ (-1) Ck yi-j (3.11) j=0 Bảng các sai phân lùi: 50
  50. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy x y ∇y ∇2y ∇3y ∇4y x0 y0 x1 y1 ∇y1 2 . . ∇y2 ∇ y2 2 3 ∇ y3 ∇ y3 3 4 ∇ y4 ∇ y4 4 ∇ y5 . . . . . . 2 3 4 xn-4 yn-4 ∇yn-4 ∇ yn-4 ∇ yn-4 ∇ yn-4 2 3 4 xn-3 yn-3 ∇yn-3 ∇ yn-3 ∇ yn-3 ∇ yn-3 2 3 4 xn-2 yn-2 ∇yn-2 ∇ yn-2 ∇ yn-2 ∇ yn-2 2 3 4 xn-1 yn-1 ∇yn-1 ∇ yn-1 ∇ yn-1 ∇ yn-1 2 3 4 xn yn ∇yn ∇ yn ∇ yn ∇ yn 3.2.6. Phương pháp sai phân Newton a. Ý tưởng của phương pháp Ta sẽ tìm một đa thức nội suy có bậc n (chính xác hơn là có bậc không quá n) sao cho trong đó các cặp (xi,yi) i = 0,1, , n, sao cho mỗi lần bổ sung thêm số liệu (thí dụ về cuối của mẫu quan sát) thì ta vẫn tận dụng được đa thức nội suy đã tính trước đó. Chính xác hơn, ta sẽ tìm đa thức nội suy pn(x) có dạng pn(x) = D0(x) + D1(x) + . . . + Dn(x) sao cho đa thức pi(x) = D0(x) + D1(x) + . . . + Di(x) là đa thức nội suy của mẫu: (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xi,yi). (3.12) Từ những điều kiện trên đây ta thấy Di(x) là đa thức bậc cao nhất là i, và các hệ số của nó chỉ phụ thuộc vào mẫu con (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xi,yi). Vì D0(x) là đa thức nội suy đi qua một điểm duy nhất (x0,y0), do đó đây là đa thức bậc 0, D0(x)=a0, trong đó a0 là hằng số và ta có thể suy ra là a0 = y0. Với i không âm, do pi(x) là đa thức nội suy của mẫu (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xi,yi), ta có: pi(xj) = D0(xj) + D1(xj) + . . . + Di(xj) = yj j = 0,1, ,i Nhưng pn(x) là đa thức nội suy của mẫu (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xn,yn) nên ta cũng có pn(xj) = D0(xj) + D1(xj) + . . . + Di(xj) + Di+1(xj) + + Dn(xj) = yj j = 0,1, ,i Kết hợp hai đẳng thức trên ta suy ra: Dk(xj) = 0, với k = i+1, i+2, , n; j = 0,1,2, ,i 51
  51. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Hay x0, x1, , xi là nghiệm của các đa thức Dk(x), k = i+1, i+2, , n. Nghĩa là các đa thức Dk(x) có dạng Dk(x) = R(x)(x-x0)(x-x1) (x-xi), k = i+1,i+2, ,n Với k = i+1 thì đa thức Dk(x) có bậc không cao hơn i+1, do đó nó có dạng Di+1(x) = ai+1(x-x0)(x-x1) (x-xi) trong đó ai+1 là hằng số phụ thuộc vào mẫu (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xi+1,yi+1). Như vậy đa thức nội suy được xây dựng thỏa mãn (3.12) có dạng pn(x) = a0 + a1(x-x0) + a2(x-x0)(x-x1) + . . . + ai(x-x0)(x-x1) (x-xi-1)+ . . . + an(x-x0) (x-x1) (x-xn-1) (3.13) Trong đó ai là hằng số phụ thuộc vào mẫu quan sát (x0,y0), (x1,y1), . . ., (xi,yi). b. Phương pháp sai phân tiến Newton với khoảng chia đều Giả sử các điểm x0, x1, xn thoả mãn điều kiện xi+1 - xi = h yi = f(xi), i = 0, 1, Ta giả thiết rằng: k Δ yi ≠ 0, k =1,2, ,m; m ≤ n k Δ yi = 0, k > m Khi đó ta có thể chọn đa thức nội suy có bậc m pm(x) theo phương pháp Newton tiến như sau: pm(x) = a0 + a1(x-x0) + a2(x-x0)(x-x1) + . . . + ai(x-x0)(x-x1) (x-xi-1)+ . . . + am(x-x0) (x-x1) (x-xm-1) (3.14) Và ta có thể dùng đa thức này để nội suy các giá trị trong khoảng [x0,xm]. Xác định các hệ số ai Thay lần lượt các giá trị x = xi , i =0,1,2, ,m vào (3.14) ta được pm(x0) = y0 = a0 Vậy a0 = y0 pm(x1) = y1 = a0 + a1(x1 - x0) = y0 + a1h y1− y 0 Δy0 Vậy a1 = = h h pm(x2) = y2 = a0 + a1(x2 - x0) + a2(x2 - x0)(x2 - x1) = y0 + a1h = 2 = y0 + 2(y1 - y0) + a2 2h 2 2 Do đó a2 2h = y2 - 2y1 + y0 = Δ y0 2 Δ y0 Vậy a2 = 2h 2 Tương tự với trường hợp tổng quát ta có i Δ y0 ai = , i ≤ m i! hi 52
  52. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Thay các ai vào (3.14) ta có 2 i Δy0 Δ y0 Δ y0 pm(x) = y0 + (x-x0) + (x-x0)(x-x1) + . . .+ (x-x0) (x-x1) h 2h 2 i! hi m Δ y0 + (x-xi-1) + . . . + (x-x0) (x-x1) (x-xm-1) (3.15) m! h m Ta có thể biểu diễn (3.15) dưới một dạng khác bằng phép biến đổi x− x0 t = -> x = x0 + th h 2 Δy0 Δ y0 pm(x) = y0 + (x-x0) + (x-x0)(x-x1) + . . . h 2h 2 i m Δ y0 Δ y0 + (x-x0) (x-x1) (x-xi-1) + . . . + (x-x0) (x-x1) (x-xm-1) i! hi m! h m 2 Δ y0 pm(x) = pm(x0 + th) = y0 + (Δy0)t + t(t-1) + . . . 2 Δi y Δm y + 0 t(t-1) (t-i+1) + . . . + 0 t (t-1) (t-m+1) (3.15b) i! m! Ví dụ. Cho bảng sai phân sau: x y Δy Δ2y Δ3y 2 23 70 96 48 4 93 166 144 48 6 259 310 192 48 8 569 502 240 48 10 1071 742 288 12 1813 1030 14 2843 Ta thấy các sai phân bậc nhỏ hơn 4 khác không nhưng sai phân bậc bốn đều bằng không, do đó chúng ta chỉ xây dựng được đa thức bậc cao nhất là 3. Chọn x0=4, x1=6, x2 = 8, ta được đa thức bậc ba là p3(x) = 93 + 83(x-4) + 18(x-4)(x-6) + (x-4)(x-6)(x-8) Muốn tính giá trị của hàm f(x) tại các điểm x thuộc khoảng [4,8] ta chỉ cần thay giá trị x vào đa thức vừa lập được và tính giá trị của đa thức. Chẳng hạn với x = 4.2 ta có: p3(4.2) = 93 + 83(4.2-4) + 18(4.2-4)(4.2-6) + (4.2-4)(4.2-6)(4.2-8) = 104.48 53
  53. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Nhận xét về phương pháp sai phân tiến Newton: Công thức nội suy Newton tiến thường được dùng để nội suy các giá trị của hàm f(x) ở vùng đầu bảng. Để nội suy các giá trị ở cuối bảng người ta thường dùng phương pháp sai phân lùi. c. Phương pháp Newton với khoảng chia không đều Trong thực tế các điểm x0, x1, xn có thể không cách đều. Lúc này khoảng cách xi+1 - xi = hi không phải là hằng số. Trong trường hợp này ta cũng xây dựng được đa thức nội suy Newton có dạng như (3.14) như trường hợp cách đều, nhưng cách tính toán các hệ số có khác. Ta đưa ra các ký hiệu sau, có thể xem là dạng tổng quát hóa của sai phân tiến. Với số số nguyên p ≥ 0 bất kỳ ta định nghĩa tỷ sai phân cấp 1 là đại lượng yp+1 − y p y[xp+1,xp] = xp+1 − x p y1− y 0 Ví dụ: y[x1,x0] = x1− x 0 Tỷ sai phân cấp 2 y[,][,] xp+2 x p + 1 − y xp+1 x p y[xp+2,xp+1,xp] = xp+2 − x p y[,][,] x2 x 1 − y x1 x 0 Ví dụ: y[x2,x1,x0] = x2− x 0 . . . Tỷ sai phân cấp k: y[ xp+ k , , x p+2 , x p + 1 ]− y [ xp+ k −1 , , xp+1 , x p ] y[xp+k, , xp+1, xp] = xp+ k− x p y[ xk , , x2 , x 1 ]− y [ xk −1 , , x 1 , x 0 ] Ví dụ: y[xk, , x1, x0] = xk − x0 Bây giờ ta xét đa thức nội suy pm(x) = a0 + a1(x-x0) + a2(x-x0)(x-x1) + . . . + ai(x-x0)(x-x1) (x-xi-1)+ . . . + am(x-x0) (x-x1) (x-xm-1) (3.16) Thay lần lượt cácgiá trị x = xi , i=0,1, ,n vào (3.16) Ta có: a0 = y0 y1− y 0 y1 - y0 = a1(x1 -x0) ⇒ a1 = = y[x1,x0]. x1− x 0 y1− y 0 y2 - y0 = a1(x2-x0)+ a2(x2-x0)(x2-x1) = (x2 - x0) + a2(x2-x0)(x2-x1) x1− x 0 54
  54. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy y1− y 0 a2(x2-x0)(x2-x1) = (y2 - y0) - (x2 - x0) x1− x 0 y2− y 0 y1− y 0 a2 = - = (x2− x 0 )( x 2 − x 1 ) (x1− x 0 )( x 2 − x 1 ) (y− y+ y − y)( x− x )− ( y− y )( x− x ) = 2 1 1 0 1 0 1 0 2 0 (3.17) (x2− x 0 )( x 1 − x 0 )( x 2 − x 1 ) Xét tử số ta có (y2 - y1 + y1 - y0)(x1 - x0) - (y1 - y0)( x2 - x1 + x1 -x0) = (y2 - y1) (x1 - x0) + (y1 - y0) (x1 - x0) - (y1 - y0)( x2 - x1) -(y1 - y0)( x1 - x0) = = (y2 - y1) (x1 - x0) - (y1 - y0)( x2 - x1) Thay vào (3.17) và giản ước ta có y[,][,] x2 x 1 − y x1 x 0 a2 = = y[x2, x1, x0] ()x2− x 0 Tổng quát ta có thể chứng minh rằng ak = y[xk, , x1, x0] Tương tự như phương pháp sai phân chia đều, ta có bảng tính tỷ sai phân (t.s.p) Newton tổng quát như sau: X y t.s.p bậc 1 t.s.p bậc 2 t.s.p bậc 3 t.s.p bậc 4 X0 y0 y[x1,x0] y[x2,x1,x0] y[x3,x2,x1,x0] y[x4,x3,x2,x1,x0] X1 y1 y[x2,x1] y[x3,x2,x1] y[x4,x3,x2,x1] X2 y2 y[x3,x2] y[x4,x3,x2] X3 y3 y[x4,x3] X4 y4 Ví dụ.Cho bảng giá trị (xi,yi) (i=0,2 ,4)tương ứng như sau x -4 -1 0 2 5 y 1245 33 5 9 1335 Hãy thiết lập đa thức nội suy Newton qua các điểm trên? Vậy ta có bảng tỷ sai phân như sau: x y t.s.p bậc 1 t.s.p bậc 2 t.s.p bậc 3 t.s.p bậc 4 -4 1245 -404 94 -14 3 -1 33 -28 10 13 0 5 2 88 2 9 442 5 1335 55
  55. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Chọn x0 = -4 ta được đa thức nội suy p4(x) = 1245 -404(x+4) + 94(x+4)(x+1) - 14(x+4)(x+1)x + 3(x+4)x(x-2) = = 5 -14x +6x2 -5x3 + 3x4 d. Cài đặt phương pháp sai phân Newton tổng quát Ta có thể thấy rằng thuật toán trong trường hợp khoảng chia không cách đều hoàn toàn có thể áp dụng cho trường hợp cách đều. Do vậy ta chỉ cài đặt cho trường hợp tổng quát. Ta sẽ lưu trữ các điểm quan sát và các kết quả quan sát trong các vectơ x,y; các hệ số ai trong vectơ a. Để tính toán và lưu trữ các tỷ sai phân ta sẽ viết lại bảng tỷ sai phân dưới dạng sau x y s.p bậc 1 s.p bậc 2 s.p bậc 3 s.p bậc 4 x0 y0 y[x1,x0] y[x2,x1,x0] y[x3,x2,x1,x0] y[x4,x3,x2,x1,x0] x1 y1 y[x2,x1] y[x3,x2,x1] y[x4,x3,x2,x1] x2 y2 y[x3,x2] y[x4,x3,x2] x3 y3 y[x4,x3] x4 y4 Các tỷ sai phân bậc k được tính bởi công thức sau: y[ xi+ k , x i + k −1 , , xi+1 ]− y [ xi+ k −1 , , xi+1 , x i ] y[xi+k,xi+k-1, ,xi] = (3.18) ()xi+ k− x i Ta có nhận xét sau: Ta đánh số các sai phân bậc k căn cứ vào vị trí xuất phát i của nó và lưu trữ trong vectơ sp[i], i =0,1,2, ,n-1. Tỷ sai phân bậc k có vị trí xuất phát là i sẽ được lưu trữ trong phần tử sp[i] như bảng sau: x y sp[i] s.p bậc 1 s.p bậc 3 s.p bậc 4 x0 y0 sp[0] y[x1,x0] y[x3,x2,x1,x0] y[x4,x3,x2,x1,x0] x1 y1 sp[1] y[x2,x1] y[x4,x3,x2,x1] x2 y2 sp[2] y[x3,x2] x3 y3 sp[3] y[x4,x3] x4 y4 Khi k thay đổi thì ta có cảm giác như cần một mảng 2 chiều để lưu trữ các tỷ sai phân vì ở đây ta có 2 chỉ số là i và k. Tuy nhiên mục đích chúng ta không phải là tính các tỷ sai phân mà là tính các hệ số ai, do đó ta sẽ thấy rằng chỉ cần lưu trữ sai phân trong một mảng vectơ là đủ. Các bước được tiến hành như sau: - Bước 0: Đặt a[0] = y[0] 56
  56. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy - Bước 1: Ta tính các sai phân bậc nhất và lưu vào vectơ sp, y[xi+1,xi] được lưu trữ vào sp[i], i = 0,1,2, , n-1 Đặt a[1] = sp[0] - Bước 2: Ta tính các sai phân bậc hai y[xi+2,xi] bắt đầu từ i=0,1, ,n-2 và lưu trữ vào sp[i], i = 0,1,2, , n-2. Để tính y[x0+2,x0] chẳng hạn, ta đặt y[,][,] x x− y x x sp[1]− sp [0] sp[0] = 2 1 1 0 = x2− x 0 x2− x 0 Tương tự ta có y[,][,] x x− y x x sp[2]− sp [1] sp[1] = 3 2 2 1 = x3− x 1 x3− x 1 . . . Như vậy ta thấy khi tính lại sp[0] ta cần đến sp[0] và sp[1], khi tính sp[1] ta cần đến sp[1] và sp[2], như vậy quá trình tính toán sp[i] chỉ cần đến các phần tử từ vị trí i trở về sau mà không cần đến các vị trí trước i. Như vậy sau khi tính tỷ sai phân bậc 2 thứ i ta có thể dùng ngay vị trí i để lưu trữ không sợ rằng vị trí này bị những tính toán tiếp theo làm thay đổi, vì khi tính tỷ sai phân thứ i+1 ta chỉ cần giá trị sp[i+1] và sp[i+2]. Đặt a[2] = sp[0]. - Bước k: Ta tính các tỷ sai phân bậc k y[xi+k,xi] bắt đầu từ i=0,1, ,n-k và lưu trữ vào sp[i], i = 0,1,2, , n -k. Để tính y[x0+k,x0] chẳng hạn, ta đặt y[,][,] x x− y x x sp[1]− sp [0] sp[0] = k 1 k −1 0 = xk − x0 xk − x0 Thực hiện tương tự với i =1,2, , n-k. Đặt a[k] = sp[0] . . . - Bước n: Ở bước cuối cùng ta tính sp[1]− sp [0] x− x sp[0] = n 0 Đặt a[n] = sp[0] (Đoạn chương trình mô tả phương pháp được thể hiện ở phần sau) 3.2.7. Phép nội suy ngược Trong các phần trước ta xét bài toán cho giá trị hàm y = f(x) tại các điểm quan sát x0, x1, xn và cần xác định giá trị y = f(x) tại những điểm x không có trong các điểm quan sát. Bây giờ ta xét bài toán ngược lại: vẫn là các giả thiết trên, tức là cho bảng các giá trị yi của hàm y = f(x) tại các điểm xi, i=0,1, ,n. Cho biết giá trị y', ta hãy tính x' tương ứng. Bài toán này được gọi là bài toán nội suy ngược. Một trong những ứng dụng của nội suy ngược là tìm nghiệm xấp xỉ của phương trình f(x)=0. 57
  57. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Cách giải quyết bằng đa thức nội suy Lagrange. Ta xem x = ϕ(y) là hàm ngược của hàm y = f(x) và xem các giá trị y0, y1, , yn là các mốc nội suy (nói chung các mốc yi không đều). Từ đó từ đó biết y' ta sẽ tính được x' = ϕ(y'). Chương trình cài đặt các đa thức nội suy Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện (mô tả) phương pháp Newton và phương pháp Lagrange: /*Tra ve gia tri da thuc noi suy tai x; anew[i] la cac he so da thuc noi suy Newton, xqs[i] la cac diem quan sat*/ double polinew(double x) {int i;double mx,s; s=anew[0]; mx=1; for(i=0;i<nqs;i++) {mx*=(x-xqs[i]); s+=anew[i+1]*mx; } return s; } //=== /*Tra ve gia tri da thuc noi suy tai x; alag[i] la cac he so cua da thuc noi suy Lagrange , xqs[i] la cac diem quan sat*/ double polilag(double x) {int i,j;double mx,s; s=0; for(i=0;i<=nqs;i++) {mx=1; for(j=0;j<=nqs;j++) if(j!=i) mx*=(x-xqs[j]); s+=alag[i]*mx; } return s; } //=== /*Noi suy Newton voi khoang chia khong can deu */ void nsnewton(double *a) 58
  58. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy { int h,i,j,k;double tmp;kvecto sp; a[0]=yqs[0]; for(i=0;i<=nqs-1;i++) //Tinh sai phan bac 1; sp[i]=(yqs[i+1]-yqs[i])/(xqs[i+1]-xqs[i]); a[1]=sp[0]; for(k=2;k<=nqs;k++)//Tinh cac sai phan bac k va cac he so a[i] { for(i=0;i<=nqs-k;i++) sp[i]=(sp[i+1]-sp[i])/(xqs[i+k]-xqs[i]); a[k]=sp[0]; } } //=== /*Noi suy Lagrange voi khoang chia khong can deu Tinh cac he so*/ a[i] = 1/((x[i]-x[0])(x[i]-x[1]) (x[i]-x[i-1])(x[i]-x[i+1]) x[m])*/ void nslagrange(double *a) { int h,i,j,k;double tmp; for(i=0;i<=nqs;i++) //Tinh cac he so a[i]; { tmp=1; for(j=0;j<=nqs;j++) if(j!=i) tmp=tmp*(xqs[i]-xqs[j]); a[i]=yqs[i]/tmp; } } 3.3. KHỚP ĐƯỜNG CONG - NỘI SUY SPLINE Trong phần trước ta đã xét bài toán nội suy dùng đa thức và như ta đã thấy, các đa thức nội suy thường có bậc là n, trong đó n+1 là số điểm quan sát. Ta có thể nội suy bằng đa thức bậc m nhỏ hơn n, nhưng như vậy thì ta cũng chỉ dùng đến mẫu quan sát dựa trên m+1 điểm là (x0,y0), (x1,y1), . . . ,(xm,ym) và như thế chỉ nội suy được giá trị của hàm tại các điểm x ∈ [x0,xm] . Điều này tỏ ra không được phù hợp với thực tế cho lắm. Thật vậy, giả sử trong thực tế hàm f(x) là một đa thức bậc 3 nhưng vì ta không biết điều này nên phải dùng đa thức nội suy. Theo một cách tự nhiên, ta nghĩ rằng nếu có càng nhiều thông tin thì ta càng giải quyết bài toán tốt hơn. Nghĩa là nếu có càng nhiều điểm quan sát thì kết quả của chúng ta càng gần với thực tế hơn. Tuy nhiên nếu dùng đa thức nội suy như kiểu chúng ta vừa khảo sát thì không có được như điều chúng ta mong đợi. Mặc dầu dạng thật của đa thức là bậc 3, nhưng nếu dùng 5 điểm quan sát thì ta phải tính các hệ số đa thức bậc 4, 10 điểm thì ta phải tính toán với đa thức bậc 9, nghĩa là càng dùng nhiều điểm thì ta càng đi xa thực tế hơn. Phép nội suy đa thức còn có một nhược điểm nữa là số lượng 59
  59. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy phép tính cần thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào cỡ của mẫu quan sát. Trong kỹ thuật truyền thông chẳng hạn, việc chuyển đổi một tín hiệu số có hàng ngàn điểm quan sát sang dạng tương tự là vấn đề thường gặp. Thế nhưng chỉ cần nội suy đa thức cho 101 điểm quan sát ta đã phải dùng đến đa thức bậc 100, và việc dùng đa thức bậc 100 để tính toán cho các điểm còn lại là một việc tiêu tốn tài nguyên máy một cách quá lãng phí. Vì vậy có thể nói rằng phép nội suy đa thức chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà thôi, trong thực tế hầu như người ta không dùng đến. Để tìm kiếm một cách nội suy gần với thực tế hơn, chúng ta hãy bắt đầu bằng một thao tác đơn giản mà chúng ta hay thực hiện hồi còn học phổ thông. Khi vẽ một đồ thị hàm số nào đó, đầu tiên ta vẽ các điểm rời rạc, và vẽ được càng nhiều điểm càng tốt. Sau đó ta dùng bút nối các điểm đó với nhau, nhưng ta không nối bằng thước kẻ, mà nối bằng bút và sự quan sát bằng mắt sao cho các đoạn nối các điểm thành một đường mịn, không bị gãy khúc. Những người chuyên vẽ sơ đồ thiết kế dùng một thiết bị cơ học gọi là spline để vẽ các đường cong đẹp, có thẩm mỹ: người vẽ xác định tập hợp các điểm (nút) rồi bẻ cong một giải plastic hay thanh gỗ linh hoạt (spline) quanh chúng và lấy vết chúng để tạo thành một đường cong. Nội suy spline về mặt toán học tương đương với tiến trình này và cho ra cùng một kết quả. 3.4. PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU Trong phương pháp nội suy đa thức đã xét, ta đòi hỏi đa thức phải đi qua các điểm quan sát. Điều này đôi khi là điều kiện quá chặt trong thực tế. Sau đây ta sẽ xác định tham số của một hàm f(x) có dạng đã biết, sao cho các giá trị f(xi) xấp xỉ tốt nhất các giá trị yi theo một tiêu chuẩn gọi là bình phương cực tiểu. Trong bài toán ước lượng bình phương cực tiểu ta phải giả thiết là dạng hàm f(x) đã biết và ta chỉ cần ước lượng các tham số. Nói chung đối với dạng bài toán này thì ta không thể đặt ra yêu cầu là đồ thị hàm số y = f(x) phải đi qua các điểm quan sát, mà chỉ có thể đặt ra yêu cầu là đồ thị gần các điểm quan sát nhất trong tập hợp các dạng hàm đã cho. 3.4.1. Trường hợp hàm nội suy là đa thức hay y phụ thuộc các tham số một cách tuyến tính Bây giờ ta xét một trường hợp hay được áp dụng nhất là hàm f(x) có dạng đa thức bậc m, tức là: 1 m-1 m f(x) = a0 + a1x + . . . am-1x + amx Vì giá trị f(xi) nói chung khác giá trị yi, giả sử sai số là ei, ta có 1 m-1 m yi = a0 + a1xi + . . . am-1 xi + am xi + ei i=0,1,2, ,n Như vậy ta có: m j ei = yi - ∑ aj xi j=0 Và tổng bình phương các sai số bằng n n m 2 j 2 S = ∑ ei = ∑ (yi - ∑ aj xi ) i=0 i=0 j=0 Để S đạt giá trị nhỏ nhất thì điều kiện sau phải thỏa mãn 60
  60. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy ∂ S /∂ak =0, với k=0,1, ,m Thực hiện phép lấy đạo hàm riêng từng thành phần của tổng theo ak ta có m m m j 2 j k k j+k ∂ (yi - ∑ aj xi ) /∂ak = 2(yi - ∑ aj xi )(- xi ) = 2(-yi xi + ∑ aj xi ) j=0 j=0 j=0 Như vậy n m k j+k ∂ S /∂ak = 2∑ (-yi xi + ∑ aj xi ) = 0, k=0,1,2, ,m i=0 j=0 Từ đây m n n j+k k ∑ aj ∑ xi = ∑ yi xi , k = 0,1,2, ,m j=0 i=0 i=0 Với k = 0,1,2, ,m n n n n 2 m (n+1)a0 + a1 ∑ xi + a2 ∑ xi + . . . + am ∑ xi = ∑ yi i=0 i=0 i=0 i=0 n n n n n 2 3 m+1 a0 ∑ xi + a1 ∑ xi + a2 ∑ xi + . . . + am ∑ xi = ∑ yi xi i=0 i=0 i=0 i=0 i=0 n n n n n 2 3 4 m+2 2 a0 ∑ xi + a1 ∑ xi + a2 ∑ xi + . . . + am ∑ xi = ∑ yi xi i=0 i=0 i=0 i=0 i=0 . . . n n n n n m m+1 m+2 m+m m a0 ∑ xi + a1 ∑ xi + a2 ∑ xi + . . . + am ∑ xi = ∑ yi xi i=0 i=0 i=0 i=0 i=0 Đặt n n n n n 0 2 3 m ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi i=0 i=0 i=0 i=0 . . . i=0 n n n n n 2 3 4 m+1 ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi i=0 i=0 i=0 i=0 . . . i=0 n n n n n C = 2 3 4 5 m+1 ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi i=0 i=0 i=0 i=0 . . . i=0 . . . n n n n n m m+1 m+2 m+3 2m ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi ∑ xi i=0 i=0 i=0 i=0 . . . i=0 61
  61. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy n n n 0 1 m d = (∑ yi xi , ∑ yi xi ,. . ., ∑ yi xi ) i=0 i=0 i=0 Ta có hệ phương trình C a = d Tuy nhiên, để tiện cho việc tính toán, ta có nhận xét sau đây: T T T Đặt y = (y0, y1, , yn) , e = (e0, e1, , en) , a = (a0, a1, , an) 2 m 1 x0 x0 x0 2 m 1 x1 x1 x1 F = . . . 2 m 1 xn xn xn Hệ phương trình C a = d có thể viết dưới dạng sau: FT F a = FTy Ta có thể áp dụng phương pháp Gauss-Jordan để giải hệ phương trình này. Ta có thể thấy rằng nếu m ≤ n thì định thức của ma trận C khác không và vì vậy đa thức nội suy bình phương cực tiểu được xác định duy nhất. Thật vậy, viết chi tiết ma trận C ta có m m m ⎡ 1+ 1 + + 1 x0+ x 1 + + xn x0+ x 1 + + xn ⎤ ⎢ ⎥ x+ x + + x x2 + x2 + + x 2 xm+1 + xm+1 + + x m+1 C = ⎢ 0 1 n 0 1 n 0 1 n ⎥ ⎢ . . . ⎥ ⎢ m m m m+1 m+1 m+1 2m 2m 2m ⎥ ⎣⎢x0+ x 1 + + xn x0 + x1 + + xn x0 + x1 + + xn ⎦⎥ m+1 Bằng cách tách ra các cột ta thu được (n+1) ma trận con C1, C2, , mỗi cột của ma trận con chỉ phụ thuộc các số 1, x0, x1, , xn. Sau khi đã tách được như vậy, bằng cách đặt thừa số chung ra ngoài ta lại thu được các ma trận mà mỗi ma trận có m+1 cột, các cột này được lấy từ tổ hợp của (n+1) các cột có dạng ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ x0 ⎟ ⎜ x1 ⎟ ⎜ xn ⎟ ⎜ x 2 ⎟ , ⎜ x 2 ⎟ , , ⎜ x 2 ⎟ ⎜ 0 ⎟ ⎜ 1 ⎟ ⎜ n ⎟ ⎜ . ⎟ ⎜ . ⎟ ⎜ . ⎟ ⎜ m ⎟ ⎜ m ⎟ ⎜ m ⎟ ⎝ x0 ⎠ ⎝ x1 ⎠ ⎝ xn ⎠ Dễ thấy rằng: - Nếu m>n thì các ma trận con luôn có 2 cột nào đó trùng nhau nên định thức bằng 0 và do đó det C = Σ det Ci = 0. - Nếu n ≥ m: ma trận C được tách thành hai loại ma trận: 62
  62. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy Loại 1: Các ma trận có 2 cột nào đó cùng phụ thuộc một thành phần trong x0,x1, ,xn nên có định thức bằng 0. Loại 2: Các ma trận có m+1 cột khác nhau lấy từ (n+1) cột có dạng trên. Các ma trận này có dạng Vandermond nên khác không. Do đó det C ≠ 0. 3.4.2. Trường hợp y phụ thuộc các tham số một cách phi tuyến a. y = aebx, a>0 (3.19) Lấy logarit hai vế, ta có lny = lna + bx Đặt Y = lny, A = lna, B = B, X = x (3.18) trở thành Y = A + BX (3.20) Như vậy bằng cách lấy logarit hai vế, ta đã đưa quan hệ phi tuyến (3.19) thành dạng tuyến tính (3.20). Ta tính được A và B, từ đây tính được a, b. b. y = axb, a>0 (3.21) Lấy logarit hai vế, ta có lny = lna + blnx Đặt Y = lny, A = lnA, B = b, X = lnx (3.21) trở thành Y = A + BX (3.22) Từ đây ta tính được A và B, và suy ra a, b. Chương trình cài đặt các đa thức nội suy Sau đây là đoạn chương trình chính thể hiện (mô tả) thuật toán hồi qui bằng bình phương cực tiểu /*Hoi quy dung da thuc uoc luong theo phuong phap binh phuong cuc tieu*/ /*Cho truoc bac m, xac dinh cac he so da thuc thuc nghiem , tra ve tong binh phuong cac sai so*/ double regresspoli(double *a,int m) {int i,j,k; kmatran aa; double f, ft; f = new double* [nqs+1]; for(I=0;i<=nqs;i++) f[i] = new double [m+1]; ft = new double* [m+1]; for(I=0;i<=m;i++) ft[i] = new double [nqs+1]; /*Tinh ma tran f la ma tran co kieu nhu Vandermon nhung co n hang m cot, ft la ma tran chuyen vi cua f. Nhu vay ft x f se la ma tran aa cua he phuong trinh tuyen tinh */ 63
  63. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy for(i=0;i<=nqs;i++) {f[i][0]=1; for(j=1;j<=m;j++) f[i][j]=f[i][j-1]*xqs[i]; } //Tinh ma tran chuyen vi for(i=0;i<=m;i++) for(j=0;j<=nqs;j++) ft[i][j]=f[j][i]; /*Tinh ma tran vuong aa cap m, chi can tinh tinh nua tren roi gan cho nua duoi, vi ma tran aa la doi xung */ for(i=0;i<=m;i++) for(j=i;j<=m;j++) {aa[i][j]=ft[i][0]*f[0][j]; for(k=1;k<=nqs;k++) aa[i][j]+=ft[i][k]*f[k][j]; } //Gan nua duoi for(i=0;i<=m;i++) for(j=0;j<i;j++) aa[i][j]=aa[j][i]; //Tinh ve phai cua he phuong trinh for(i=0;i<=m;i++) {aa[i][m+1]=ft[i][0]*yqs[0]; for(k=1;k<=nqs;k++) aa[i][m+1]+=ft[i][k]*yqs[k]; } for(i=0;i<=nqs;i++) delete [] f[i]; for(i=0;i<=m;i++) delete [] ft[i]; gjordan(aa,a,m); //Tinh tong binh phuong cac sai so double ss,fa,xx; ss=0; for(i=0;i<=nqs;i++) {fa=1;xx=1; for(j=1;j<=m;j++) {xx=xx*xqs[i];fa+=a[j]*xx;} ss+=(yqs[i]-fa)*(yqs[i]-fa); } return ss; } 64
  64. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy 3.5. BÀI TẬP x Bài 1. Cho hàm số y = 2 với các giá trị tại xi = 3,50 +0,05i, i=0,1,2,3,4 tuần tự là 33,115;34,813; 36,598; 38,475; 40,477. Hãy lập đa thức nội suy Newton tiến xuất phát từ nút 3,50. Bài 2. Tích phân xác suất x φ(x) = (2/sqrt(π))∫ exp(-t2) dt 0 Không tính được bằng nguyên hàm. Người ta tính gần đúng nó tại xi =1 +0,1i, i=0,1,2, ,10 được các giá trị xấp xỉ tuần tự là 0,8427; 0,8802; 0,9103; 0,9523; 0,9661; 0,9763; 0,9838; 0,9891; 0,9928; 0,9953. Hãy tính φ(1,43) Bài 3. Cho hàm số y = ex tại x = 0,65 + 0,1i i=0,1, ,5 tuần tự là 1,91554; 2,11700; 2,33965; 2,58571; 2,85765; 3,15819. Hãy tính ln2. Bài 4. Biết rằng đại lượng y là một tam thức bậc hai của x và tại x =0,78; 1,56; 2,34; 3,12; 3,81 các giá trị của y tuần tự là 2,5; 1,20; 1,12; 4,28. Hãy lập công thức y biểu diễn qua x. Bài 5. Hãy đánh giá sai số nhận được khi xấp xỉ hàm số y = sinx bằng đa thức nội suy Lagrange 0 0 0 bậc 5 L5(x), biết rằng đa thức này trùng với hàm số đã cho tại các giá trị x bằng: 0 , 5 , 10 , 150, 200, 250. Xác định gía trị của sai số khi x = 12030'. Bài 6. Cho bảng các giá trị: 2 4 6 8 10 12 x 7 8 9 10 11 12 .32 .24 .20 .19 .01 .05 Hãy áp dụng phương pháp bình phương cực tiểu xác định các đa thức xấp xỉ có các dạng: y = a + bx, y = a+bx +cx2, y = axb và so sánh các sai số để kết luận dạng nào thích hợp nhất. Bài 7. Thử lại hoặc viết mới các chương trình cài đặt các thuật toán rồi chạy thử để kiểm tra các kết quả trên đây. 65
  65. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 Trong chương này chúng ta cần chú ý nhất là các vấn đề sau: 1. Sai số của đa thức nội suy (n+1) M Với M = sup |f (x)| khi đó ta có: |R(x)| ≤ | f(x) - pm(x)| ≤ | ωn+1(x) | a≤ x ≤ b (n + 1)! đây là công thức đánh giá sai số của đa thức nội suy. 2. Phương pháp nội suy Lagrange Đa thức pn(x) có dạng như sau, được gọi là đa thức nội suy Lagrange: pn(x) = y0L0(x) + y1L1(x) + . . . + ynLn(x) (3.6) Với: (x - x1 ) (x - x2 ) (x - xn ) L0(x) = (x0 - x 1 ) (x 0 - x 2 ) (x 0 - x n ) (x - x0 ) (x - x2 ) (x - xn ) L1(x) = (x1 - x 0 ) (x 1 - x 2 ) (x 1 - x n ) . . . (x - x1 ) (x - x2 ) (x - x1-i )(x - xi+ 1 ) (x - xn ) Li(x) = (xi1 - x ) (x i2 - x ) (x ii-1ii1 - x )(x - x+ ) (x in - x ) . . . (x - x0 ) (x - x1 ) (x - x1-n ) Ln(x) = (xn - x 0 ) (x n - x 2 ) (x n - x n-1 ) 3. Phương pháp sai phân Newton Phương pháp sai phân tiến Newton với khoảng chia đều Theo phương pháp Newton tiến thì đa thức nội suy có bậc m là pm(x) với khoảng chia đều như sau: 2 i Δy0 Δ y0 Δ y0 pm(x) = y0 + (x-x0) + (x-x0)(x-x1) + . . .+ (x-x0) (x-x1) (x-xi-1) + . + h 2h 2 i! hi m Δ y0 (x-x0) (x-x1) (x-xm-1) m! h m x− x Hoặc có thể biểu diễn công thức trên dưới một dạng khác bằng phép biến đổi t = 0 h -> x=x0 + th: 66
  66. Chương 3: Phép nội suy và hồi quy 2 Δ y0 pm(x) = pm(x0 + th) = y0 + (Δy0)t + t(t-1) + . . . 2 Δi y Δm y + 0 t(t-1) (t-i+1) + . . . + 0 t (t-1) (t-m+1) i! m! Phương pháp sai phân tiến Newton với khoảng chia không đều Theo phương pháp Newton tiến thì đa thức nội suy có bậc m là pm(x) với khoảng chia không đều như sau: pm(x) = a0 + a1(x-x0) + a2(x-x0)(x-x1) + . . . + ai(x-x0)(x-x1) (x-xi-1)+ . . . + am(x-x0) (x-x1) (x-xm-1) (3.16) Trong đó: a0 = y0 y1− y 0 a1 = = y[x1,x0]. x1− x 0 y[,][,] x2 x 1 − y x1 x 0 a2 = = y[x2, x1, x0] ()x2− x 0 am = y[xm, , x1, x0] 67
  67. Chương 4: Tính gần đúng nghiệm của phương trình phi tuyến CHƯƠNG 4 TÍNH GẦN ĐÚNG NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH PHI TUYẾN MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau khi học xong chương 4, yêu cầu sinh viên: 1. Hiểu được thế nào là nghiệm và khoảng phân ly nghiệm 2. Nắm được một số phương pháp lặp để tìm nghiệm gần đúng của phương trình phi tuyến. 3. Biết vận dụng các phương pháp trên vào các bài toán thực tế. 4.1. NGHIỆM VÀ KHOẢNG PHÂN LY NGHIỆM 4.1.1. Nghiệm của phương trình một ẩn Xét phương trình một ẩn f(x) = 0 (4.1) trong đó f(x) là một hàm số cho trước của đối số x. Giá trị x0 được gọi là nghiệm của (4.1) nếu f(x0) = 0 Nghiệm của phương trình (4.1) có thể là số thực hoặc số phức, nhưng ở đây ta chỉ khảo sát các nghiệm thực. 4.1.2. Sự tồn tại nghiệm của phương trình Định lý. Nếu hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a,b] và f(a) và f(b) trái dấu, tức là f(a)f(b)<0 (4.2) Thì phương trình (4.1) có ít nhất một nghiệm trong khoảng [a,b]. 4.1.3. Khoảng phân ly nghiệm Định nghĩa. Khoảng [a,b] được gọi là khoảng phân ly nghiệm của phương trình (4.1) nếu nó chứa một và chỉ một nghiệm của phương trình đó. Định lý. Nếu hàm số f(x) liên tục, đơn điệu trên đoạn [a,b] và f(a)f(b)<0 thì đoạn [a,b] là một khoảng phân ly nghiệm của phương trình (4.1). Ví dụ. Xét phương trình f(x) = x2 - 2 =0 Ta thấy hàm số f(x) liên tục, và f'(x) = 2x. 68