Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống - Chương 1: Các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin

ppt 71 trang phuongnguyen 4661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống - Chương 1: Các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phan_tich_va_thiet_ke_he_thong_chuong_1_cac_khai_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống - Chương 1: Các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin

  1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
  2. CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
  3. 1. Hệ thống thông tin: o Hệ thống - Là tập hợp các phần tử có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể theo quy luật nhất định - Cùng hoạt động chung cho một mục tiêu - Trong quá trình hoạt động có trao đổi vào ra với môi trường bên ngoài
  4. 1. Hệ thống thông tin : o Tính chất của hệ thống - Mối quan hệ giữa các phần tử có tính tác động qua lại ảnh hưởng với nhau.
  5. 1. Hệ thống thông tin : o Tính chất của hệ thống - Mọi sự thay đổi về lượng hay về chất của một phần tử đều làm ảnh hưởng tới các phần tử khác của hệ thống
  6. 1. Hệ thống thông tin : o Tính chất của hệ thống - Các phần tử hợp thành một thể thống nhất, tạo ra tính ưu việt hơn hẳn mà từng phần tử tồn tại riêng lẻ không thể tạo ra được
  7. 1. Hệ thống thông tin : o Các thành phần cơ bản của hệ thống Môi trường Phần tử Đầu Đầu M ụ vào ra c tiêu Quá trình biến đổi
  8. 1. Hệ thống thông tin : o Các thành phần cơ bản của hệ thống Môi trường Môi trường của hệ thống là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài hệ thống
  9. 1. Hệ thống thông tin : o Các thành phần cơ bản của hệ thống Phần tử Là những tế bào có tính độc lập tương đối tạo nên hệ thống. Mỗi một phần tử có những tính chất riêng
  10. 1. Hệ thống thông tin : o Các thành phần cơ bản của hệ thống Đầu vào Là tất cả những gì mà môi trường tác động vào hệ thống. Đầu ra Là những gì mà hệ thống tác động vào môi trường
  11. 1. Hệ thống thông tin : o Các thành phần cơ bản của hệ thống Mục tiêu Biến đầu vào thành đầu ra Là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống
  12. 1. Hệ thống thông tin : o Hệ thống thông tin - Là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình cho một mục tiêu xác định
  13. 1. Hệ thống thông tin : o Dữ liệu ( data ) - Sự biểu diễn của thông tin được thể hiện bằng các tín hiệu vật lý - Có cấu trúc và ý nghĩa khi được tổ chức và xử lý
  14. 2. Đặt vấn đề: → Tại sao phải phân tích và thiết kế hệ thống thông tin ???
  15. 2. Đặt vấn đề: o Theo thống kê của IBM - Phân tích về sai sót Ý niệm /quan niệm : 45% Mã hóa : 25% Soạn thảo : 7% Các sai sót khác : 23%
  16. 2. Đặt vấn đề: o Theo thống kê của IBM - Phân tích về chi phí Bảo trì : 54% Phát triển : 46%
  17. 2. Đặt vấn đề: o Theo thống kê của IBM - Phân tích phân bổ hoạt động Sản xuất mã : 15% Phát hiện và sửa chữa sai sót: 50% Cài đặt : 35%
  18. 2. Đặt vấn đề: → Tại sao phải phân tích và thiết kế hệ thống thông tin ??? o Hệ thống thông tin tin học hoá là một trong những ứng dụng đầy đủ và toàn diện nhất các thành tựu của công nghệ thông tin vào một tổ chức.
  19. 2. Đặt vấn đề: - Có một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và chính xác về hệ thống thông tin được xây dựng trong tương lai - Tránh sai lầm trong thiết kế và cài đặt - Tăng vòng đời hệ thống (life cycle) - Dễ sửa chữa, bổ sung và phát triển hệ thống trong quá trình sử dụng hoặc khi hệ thống yêu cầu
  20. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ xử lý dữ liệu (DPS-Data Processing System) o Hệ thông tin quản lý (MIS-Management Information System) o Hệ hỗ trợ quyết định (DSS- Decision Support System) o Hệ chuyên gia (ES-Expert System)
  21. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ xử lý dữ liệu Xử lý giao dịch và ghi lại những dữ liệu cho từng chức năng đặc thù. Dữ liệu đưa vào được thường xuyên cập nhật. Dữ liệu đầu ra định kỳ bao gồm các tài liệu hoạt động và báo cáo
  22. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ thông tin quản lý Hệ thông tin quản lý được sử dụng trong các tổ chức kinh tế, xã hội Hệ gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần là một hệ thống con hoàn chỉnh
  23. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ thông tin quản lý Chức năng của MIS: • Cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin theo thời gian của hệ thống. • Dùng chung 1 cơ sở dữ liệu và hỗ trợ nhiều chức năng
  24. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ thông tin quản lý Chức năng của MIS: • Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ. • Có cơ chế bảo mật thông tin theo từng cấp độ có thẩm quyền sử dụng
  25. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ hỗ trợ quyết định Giúp cho tổ chức những thông tin cần thiết để ra quyết định hợp lý và đủ độ tin cậy.
  26. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ hỗ trợ quyết định Cung cấp, sắp xếp các phương án theo tiêu chuẩn của người làm quyết định. Cung cấp và phân tích dữ liệu, biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị một cách tự động. Chọn lựa giúp một phương án tối ưu trên cơ sở các thông tin đưa vào
  27. 3. Các HTTT thông dụng: o Hệ chuyên gia Giúp các nhà quản lý giải quyết và thực hiện vấn đề ở mức cao hơn DSS. Hệ này liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, làm cho máy tính có khả năng lập luận, học tập, tự hoàn thiện như con người
  28. 3. Các thành phần của HTTT: o Gồm có 3 thành phần chính - Thành phần quyết định: thực hiện chức năng đưa ra quyết định - Thành phần thông tin: tiếp nhận, xử lý, truyền tin và lưu trữ thông tin. - Thành phần tác nghiệp: bảo đảm các hoạt động cơ sở của một tổ chức
  29. 3. Các thành phần của HTTT: o Gồm có 3 thành phần chính
  30. 3. Các thành phần của HTTT: o Định nghĩa mô tả các thành phần HTTT - Hệ thống thông tin của một tổ chức là tập hợp các phương tiện, nhân lực, thông tin và phương pháp xử lý tin nhằm cung cấp các thông tin cho quá trình ra quyết định đúng thời hạn và đủ độ tin cậy.
  31. 3. Các thành phần của HTTT: o Tổ chức
  32. 3. Các thành phần của HTTT: o Phương tiện
  33. 3. Các thành phần của HTTT: o Nhân lực
  34. 3. Các thành phần của HTTT: o Thông tin (dữ liệu)
  35. 3. Các thành phần của HTTT: o Phương pháp xử lý tin
  36. 4. Các tính năng của HTTT: • Thời gian trả lời: từ khi hệ thống tiếp nhận thông tin đến khi hệ thống đưa ra được quyết định tương ứng • Bản chất của quyết định thuộc loại tự động hóa được hay thủ công. • Kiểu sản phẩm của hệ thống tác nghiệp.
  37. 4. Các tính năng của HTTT: • Khối lượng thông tin được xử lý. • Độ phức tạp của dữ liệu. • Độ phức tạp của xử lý. • Độ phức tạp về cấu trúc của hệ thống. • Độ tin cậy của hệ thống.
  38. 5. Mục đích, yêu cầu đối với một phương pháp PTTK HTTT: o Mục đích: • HTTT có vòng đời dài (long life cycle) • Có chức năng hỗ trợ ra quyết định • Chương trình cài đặt dễ sửa chữa, bảo hành • Hệ thống dễ sử dụng, có độ chính xác cao.
  39. 5. Mục đích, yêu cầu đối với phương pháp PTTK HTTT: o Yêu cầu • Quan điểm tiếp cận tổng thể: xem xét mọi bộ phận, dữ liệu, chức năng của tất cả các phần tử trong hệ thống → hiểu biết tất cả là việc cần thiết cho việc phát triển hệ thống
  40. 5. Mục đích, yêu cầu đối với phương pháp PTTK HTTT: o Yêu cầu • Quan điểm top-down: phân tích từ trên xuống theo hướng tiếp cận tổng thể đến từng phần tử riêng biệt
  41. 5. Mục đích, yêu cầu đối với phương pháp PTTK HTTT: o Yêu cầu • Nhận dạng được các thành phần dữ liệu và xử lý của hệ thống. • Định ra được các kết quả cần đạt được cho từng giai đoạn phát triển hệ thống và các thủ tục cần thiết trong mỗi giai đoạn.
  42. 6. Xây dựng thành công HTTT: o Đánh giá • Một hệ thống thông tin được xem là có giá trị nếu nó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý tổng thể của một tổ chức
  43. 6. Xây dựng thành công HTTT: o Thể hiện cụ thể trên các mặt: • Phù hợp với chiến lược hoạt động • Đạt được mục tiêu thiết kế đề ra • Chi phí vận hành là chấp nhận được • Có độ tin cậy cao, đáp ứng được các chuẩn mực của một hệ thống thông tin hiện hành
  44. 6. Xây dựng thành công HTTT: o Thể hiện cụ thể trên các mặt: • Sản phẩm có giá trị xác đáng: thông tin đưa ra là đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa đối với hoạt động của tổ chức. • Dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng. • Mềm dẻo, hướng mở, dễ bảo trì
  45. 6. Xây dựng thành công HTTT: o Quản lý và phát triển một dự án CNTT: • Mục tiêu của việc quản lý dự án là đảm bảo cho các dự án phát triển đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và được thực hiện trong phạm vi giới hạn cho phép
  46. 6. Xây dựng thành công HTTT: o Quản lý và phát triển một dự án CNTT: Bao gồm 4 pha: • Khởi tạo dự án • Lập kế hoạch dự án • Thực hiện dự án • Kết thúc dự án
  47. 6. Xây dựng thành công HTTT: ➢ Khởi tạo dự án • Thiết lập đội dự án ban đầu • Thiết lập mối quan hệ với khách hàng • Thiết lập dự án sơ bộ • Thiết lập các thủ tục quản lý • Thiết lập môi trường quản lý dự án và lập nhật ký công việc dự án.
  48. 6. Xây dựng thành công HTTT: ➢ Lập kế hoạch dự án • Phác hoạ một kế hoạch • Xác định các chuẩn và các thủ tục dự án • Mô tả phạm vi dự án, các phương án có thể và đánh giá khả thi • Phân chia dự án thành các nhiệm vụ có thể quản lý được
  49. 6. Xây dựng thành công HTTT: ➢ Lập kế hoạch dự án • Phát triển một lịch trình sơ bộ • Xác định và đánh giá các rủi ro • Lập kế hoạch và ngân sách ban đầu • Thiết lập mô tả công việc • Lập kế hoạch dự án cơ sở
  50. 6. Xây dựng thành công HTTT: ➢ Thực hiện dự án • Triển khai kế hoạch dự án cơ sở • Thúc đẩy tiến trình thực hiện theo kế hoạch • Quản lý sự thay đổi đối với kế hoạch • Bổ sung nhật ký công việc của dự án • Thông báo về tình trạng dự án
  51. 6. Xây dựng thành công HTTT: ➢ Kết thúc dự án • Đóng dự án lại • Tổng kết sau dự án • Kết thúc mọi hợp đồng
  52. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: ➢ Phương pháp phi cấu trúc ➢ Phương pháp bán cấu trúc ➢ Phương pháp có cấu trúc
  53. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp phi cấu trúc: Đặc điểm: - Gồm 7 pha: Khảo sát, thiết kế, viết lệnh, kiểm thử đơn lẻ, kiểm thử trong hệ con, kiểm thử trong toàn hệ thống.
  54. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp phi cấu trúc: Đặc điểm: - Việc hoàn thiện hệ thống được thực hiện theo hướng “bottom-up” và theo nguyên tắc tiến hành tuần tự từ pha này tới pha khác.
  55. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp phi cấu trúc: Nhược điểm: - Gỡ rối, sửa chữa rất khó khăn và phức tạp - Kết quả khó được như ý với một thời gian quy định
  56. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp bán cấu trúc: Đặc điểm: - Các bước “bottom-up” viết lệnh và kiểm thử được thay thế bằng giai đoạn hoàn thiện “top-down”. - Các modun mức cao được viết lệnh và kiểm thử trước
  57. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp bán cấu trúc: Nhược điểm: - Quá trình phân tích và thiết kế gần như tách ra thành hai pha độc lập và không có sự liên hệ với nhau.
  58. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp có cấu trúc: Đặc điểm: - Gồm các hoạt động: Khảo sát, phân tích, thiết kế, bổ sung, kiểm thử xác nhận, bảo đảm chất lượng, mô tả thủ tục, biến đổi cơ sở dữ liệu, cài đặt.
  59. 7. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phương pháp có cấu trúc: Đặc điểm: - Các hoạt động có thể thực hiện song song. - Mỗi hoạt động có thể sửa đổi bổ sung cho một hoặc nhiều hoạt động trước đó.
  60. 8. Các sai lầm trong PTTK: a. Thiếu sự tiếp cận tổng thể trong phát triển hệ thống b. Người phân tích bị ảnh hưởng đến nhu cầu trực tiếp của chủ đầu tư và người sử dụng. c. Thu thập nhiều lần cùng một thông tin
  61. 8. Các sai lầm trong PTTK: d. Dùng các thuật ngữ khác nhau đối với cùng một quan niệm e. Sự phiến diện, không đầy đủ của hồ sơ f. Sự bất hợp tác của người sử dụng. g. Thiếu một chuẩn thống nhất
  62. 9. Các giai đoạn xây dựng HTTT:
  63. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mức quan niệm: • Là sự mô tả mục đích hệ thống thông tin đó và những ràng buộc phải tôn trọng trong mối quan hệ với mục đích của hệ thống.
  64. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mức quan niệm: • Các đối tượng được sử dụng trong hệ thống. • Thứ tự công việc được thực hiện • Các qui tắ c biến đổi, công thức , thuật toán. • Các nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện • Các ràng buộc mà hệ thống phải tôn trọng
  65. 10. Các mức bất biến của HTTT: Có 3 loại quy tắc: • Qui tắc quản ly:́ qui định mục tiêu và ràng buộc của hệ thống • Qui tắc tổ chức:đến giải pháp họat động của hệ thống • Qui tắc kỹ thuật: đảm bảo hệ thống có thể họat động được.
  66. 10. Các mức bất biến của HTTT: Có 3 loại quy tắc: • Qui tắc quản ly:́ qui định mục tiêu và ràng buộc của hệ thống • Qui tắc tổ chức:đến giải pháp họat động của hệ thống • Qui tắc kỹ thuật: đảm bảo hệ thống có thể họat động được.
  67. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mức tổ chức: • Xác định các phương tiện, nhân lực, máy móc, cách tổ chức để cung cấp các thông tin cho người sử dụng đúng thời hạn và đủ độ tin cậy.
  68. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mức tổ chức: • Thông tin ở mức tổ chức được mô tả theo giải pháp cơ sở dữ liệu và thực chất là quan hệ logic của chúng. Do đó, đối với dữ liệu mức tổ chức còn gọi là mức logic.
  69. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mức vật lý: • Đây là hệ thống có thể họat động và vận hành. • Thông tin ở đây được mô tả với các cấu trúc, giá mang và phương thức truy nhập.
  70. 10. Các mức bất biến của HTTT: ❖ Mô hình của không gian phát triển hệ thống
  71. 11. Tổng kết 1. Khái niệm về thông tin và hệ thống thông tin 2. Các thành phần của hệ thống 3. Các giai đoạn xây dựng HTTT 4. Các sai sót thường gặp trong giai đoạn PTTK