Bài giảng Phân tích kỹ thuật sóng Elliott & chuỗi Fibonacci

pdf 71 trang phuongnguyen 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích kỹ thuật sóng Elliott & chuỗi Fibonacci", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_ky_thuat_song_elliott_chuoi_fibonacci.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích kỹ thuật sóng Elliott & chuỗi Fibonacci

  1. PHÂNPHÂN TTÍÍCHCH KKỸỸ THUTHUẬẬTT SÓNG ELLIOTT & CHUỖI FIBONACCI
  2. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT • Sơ lược nguồn gốc • Triết lý về sóng và chu kỳ • Các khái niệm quan trọng về sóng Elliott • Các dạng sóng cơ bản • Ứng dụng kết hợp với hệ thống Fibonacci
  3. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (tt) • Ralph Nelson (R.N.) Elliott (1871-1948) • The Wave Principle – Nguyên tắc sóng • Elliott Wave Theory – Lý thuyết sóng Elliott
  4. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (tt) • Xuất phát từ những nghiên cứu trên chỉ số DJIA (chỉ số công nghiệp Dow Jones) • Khái quát hóa • Ý tưởng chính: Lý thuyết sóng là một cách biểu diễn các trạng thái tâm lý khác nhau của con người bằng đồ thị.
  5. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (tt) • Triết lý: – Chaos theory (lý thuyết hỗn loạn) • Những chu trình biến động tưởng như là ngẫu nhiên thật ra lại tuân theo những qui luật (có thể là chưa được phát hiện) •Một số dạng biến động tưởng như có qui luật thật ra lại không có qui luật, nhất là trong dài hạn
  6. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (tt) – Lý thuyết về tính tỷ lệ của tăng giảm • Những cấu trúc không có dạng thức nhất định hoàn toàn có thể được chia nhỏ ra thành những cấu trúc nhỏ hơn theo những tỷ lệ cụ thể. Ví dụ: một sóng lớn có thể chia thành 3 hay 5 sóng nhỏ. • Các tỷ lệ Fibonacci
  7. BỨC TRANH TỔNG THỂ • Phân tích kỹ thuật theo nguyên tắc nhìn từ bức tranh lớn nhất đến nhỏ nhất (từ đồ thị năm đến đồ thị ngày). •Bức tranh lớn nhất: các chu kỳ
  8. CHU KỲ • Chu kỳ của TTCK đi theo những dạng có thể biết trước được (lên rồi sẽ xuống) •Mỗi chu kỳ lại được cấu tạo bởi những chu kỳ nhỏ hơn
  9. THẬT SỰ CÓ THỂ DỰ BÁO ĐƯỢC? ???
  10. VẤN ĐỀ • Chúng ta hiểu về dự báo như thế nào? • Và chúng ta dùng kết quả dự báo như thế nào? • Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này trong phần về quản trị tài khoản và tâm lý giao dịch
  11. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT: NGUYÊN TẮC CỐT LÕI • Phân chu kỳ lớn thành chu kỳ nhỏ hơn – Chu kỳ lớn nhất: chia làm 2 chu kỳ nhỏ hơn • Chu kỳ tăng giá • Chu kỳ giảm giá – Các chu kỳ nhỏ lại chia nhỏ ra • Chu kỳ tăng giá 5 sóng • Chu kỳ giảm giá 3 sóng
  12. Minh họa
  13. MỘT CHÚT BÊN LỀ • Đó là vì sao người ta bảo mua vào là long, bán ra là short • Chu kỳ khủng hoảng/suy thoái thường ngắn hơn chu kỳ tăng trưởng. • Nguyên nhân cơ bản: xã hội tiến về phía trước, tạo ra những giá trị mới • Tâm lý tự phát triển của con người
  14. Sóng chính và sóng hiệu chỉnh • Sóng chính (impulsive wave) • Sóng hiệu chỉnh (corrective wave)
  15. Sóng chính • Có chiều hướng (trend) giống với chiều hướng của thị trường hiện tại (bull/bear market) • Chia làm 5 sóng nhỏ
  16. Sóng hiệu chỉnh • Đi ngược xu thế thị trường hiện tại • Chia làm 3 sóng nhỏ
  17. MỘT CHÚT PHỨC TẠP •Tại sao vừa nói thị trường xuống có 3 sóng, sao giờ lại nói sóng chính có 5 sóng? •Nếu xu hướng thị trường là hướng xuống, thì sóng chính hướng xuống lại có 5 sóng?? • Hãy xem đồ thị
  18. Minh họa
  19. Rút ra nguyên tắc • Thị trường xuống vẫn có 3 sóng: 2 chính và 1 phụ •Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ • Sóng phụ thì chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ
  20. • Thị trường lên có 5 sóng: 3 chính và 2 phụ •Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5 sóng nhỏ • Sóng phụ thì chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ
  21. Ấn tượng •Về lý thuyết, một thị trường hoàn chỉnh có thể có 144 sóng tất cả!
  22. Chú ý • Chúng ta không được làm mình hoảng sợ vì điều đó. • Quan trọng là nắm chắc nguyên tắc • Và KISS – KEEP IT SIMPLE, STUPID
  23. Lý thuyết Dow & Lý thuyết sóng Elliott • Có mối quan hệ giữa ý tưởng 5 sóng lên của Elliott và 3 giai đoạn tăng giá của thị trường giá lên của Dow. • Ý tưởng của Elliott về 3 sóng lên, với hai sóng hiệu chỉnh xen vào, thật phù hợp với lý thuyết Dow.
  24. Một số nguyên tắc của lý thuyết sóng Elliott • Nguyên tắc đối với sóng chính – 1. Cấu trúc sóng hoàn toàn đi theo xu thế chính – 2. Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong 3 sóng chính. – 3. Sóng 4 không bao giờ quay trở lại xa hơn điểm cuối của sóng 1
  25. Giải thích • Qui tắc 1: Cấu trúc sóng hoàn toàn đi theo xu thế chính – Sóng 2 không bao giờ quay lại hơn 100% chiều dài sóng 1 – Sóng 3 luôn luôn vượt qua điểm cuối của sóng 1 – Lưu ý: đôi khi sóng 5 được phép không vượt qua sóng 3. Điều này không vi phạm qui tắc và gọi là trường hợp “failed fifth”.
  26. Sóng chính: Lỗi sai của qui tắc 1 trên thị trường tăng giá 1 2 1 3 2
  27. Sóng chính: Lỗi sai qui tắc 1 trên thị trường giảm giá 3 1 2 2 4 3 1
  28. Sóng chính: Lỗi sai qui tắc 2 trên thị trường tăng giá 5 3 1 4 Sóng 3 ngắn nhất trong 3 sóng chính (tăng) trong 2 một thị trường tăng giá.
  29. Sóng chính: Lỗi sai qui tắc 2 trên thị trường giảm giá Sóng 3 ngắn nhất trong 3 sóng chính (giảm) trong một thị trường giảm giá. 2 4 1 3 5
  30. Sóng chính: Lỗi sai qui tắc 3 trên thị trường tăng giá 3 Sóng 4 đã giảm xuống dưới điểm cuối sóng 1 1 2 4
  31. Sóng chính: Lỗi sai qui tắc 3 trên thị trường giảm giá Sóng 4 đã tăng lên trên điểm cuối của sóng 1 2 4 1 3
  32. Trường hợp ngoại lệ • Failed Fifth • Tam giác chéo: trong trường hợp của sóng chính số 5 trên thị trường tăng giá và sóng chính C trên thị trường giảm giá, thì sóng 4 có thể vi phạm nguyên tắc 3.
  33. Trường hợp mở rộng (extension) •Mỗi sóng chính có thể tự mở rộng thành một cấu trúc 5 sóng ngay bên trong nó. • Đôi khi có trường hợp có cấu trúc 9 sóng nhưng không biết sóng nào mở rộng! 5 3 1 4 2
  34. Trường hợp mở rộng (tt) • Thường chỉ có 1 sóng mở rộng –Nếu sóng 3 đã mở rộng thì gần như chắc chắn là sóng 5 không mở rộng – Sóng 1 mà sóng 3 xấp xỉ nhau (sóng 3 dài hơn một chút) thì có thể kỳ vọng là sóng 5 mở rộng.
  35. Trường hợp mở rộng (tt) •Mở rộng của mở rộng! – Sóng nhỏ thứ 3 của sóng 3 đã được mở rộng có thể tiếp tục mở rộng! – Sóng nhỏ thứ 5 của sóng 5 đã được mở rộng có thể tiếp tục mở rộng! – Quá phức tạp?! – Cách xử lý: cách đánh số sóng • i, ii, iii • 1,2, 3 • (1), (2), (3) • I, II, III
  36. Sóng hiệu chỉnh • Qui tắc: Sóng hiệu chỉnh không bao giờ có 5 sóng nhỏ. • Qui tắc khá rõ ràng nhưng vì các sóng nhỏ trong sóng hiệu chỉnh có thể chia làm nhiều sóng nhỏ hơn nữa, và có những sóng di chuyển theo cùng chiều sóng hiệu chỉnh, nghĩa là những sóng nhỏ hơn nữa này lại có thể có 5 sóng con. •Vấn đề trở nên phức tạp
  37. Các mẫu sóng hiệu chỉnh • Sóng hiệu chỉnh khó nhận biết và dự báo hơn • Các mẫu sóng hiệu chỉnh
  38. Các mẫu sóng hiệu chỉnh • Sóng hiệu chỉnh zig-zag • Sóng hiệu chỉnh phẳng • Sóng hiệu chỉnh hình tam giác
  39. Sóng hiệu chỉnh giá lên trên thị trường tăng giá (5-3-5)
  40. Sóng hiệu chỉnh giá lên trên thị trường giảm giá (5-3-5)
  41. Sóng hiệu chỉnh zig-zag nhân đôi: Sự phức tạp của phân tích kỹ thuật B (B) B A C A (A) C (C)
  42. Sóng hiệu chỉnh phẳng •Mẫu 3-3-5
  43. Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường trong thị trường giá lên
  44. Sóng hiệu chỉnh phẳng thông thường trong thị trường giá xuống
  45. Sóng hiệu chỉnh phẳng “bất thường” trong thị trường giá lên • Hãy tìm điểm bất thường trong hình trên
  46. Sóng hiệu chỉnh phẳng “bất thường” trong thị trường giá xuống • Hãy tìm điểm bất thường trong hình trên
  47. Sóng hiệu chỉnh phẳng “bất thường” được đảo ngược trong thị trường giá lên
  48. Sóng hiệu chỉnh hình tam giác • Sóng hiệu chỉnh hình tam giác thường xảy ra trong sóng thứ 4 •Cũng có thể xuất hiện trong sóng b của sóng hiệu chỉnh a-b-c • Thường nó không xuất hiện ở sóng 2
  49. Sóng hiệu chỉnh hình tam giác (tt) •Mặc dù sóng hiệu chỉnh hình tam giác có cấu trúc 5 sóng, nó đáp ứng vai trò sóng hiệu chỉnh ở chỗ mỗi sóng nhỏ của nó chia làm 3 sóng. Vì vậy, mô hình tam giác này là một cấu trúc 3-3-3-3-3 (một số tài liệu dùng ký hiệu A-B-C-D-E).
  50. Vấn đề xen kẽ • Thị trường thường không bao giờ hành động giống nhau hai lần liên tục. • Chúng ta không biết những gì sẽ xảy ra • Nhưng chúng ta biết những khả năng không xảy ra
  51. Vấn đề xen kẽ (tt) • Những mẫu hình hiệu chỉnh có khuynh hướng luân phiên nhau. • Ví dụ, nếu sóng hiệu chỉnh 2 là một mẫu hình đơn giản a-b-c, sóng 4 sẽ có khả năng là một mẫu hình phức tạp, chẳng hạn như một hình tam giác. Ngược lại, nếu sóng 2 là sóng phức tạp thì sóng 4 sẽ có khả năng là sóng đơn giản
  52. Vấn đề xen kẽ (tt)
  53. Kênh biên độ giá (channeling) •Một cách xác định giá mục tiêu và số lượng sóng đã hoàn thành
  54. Kênh biên độ giá (tt)
  55. Kênh biên độ giá (tt)
  56. CHUỖI FIBONACCI • Leonardo Fibonacci • Dãy số này là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, v.v đến vô cực
  57. MỘT SỐ THÔNG TIN VUI • Tổng của hai số liền kề bất kỳ bằng số cao hơn kế tiếp. Chẳng hạn, 3 và 5 bằng 8, 5 và 8 bằng 13, và v.v. • Sau 4 số đầu tiên, tỷ lệ của một số bất kỳ với số lớn hơn kế tiếp gần bằng 0,618. • Tỷ số của một số bất kỳ với số thấp hơn kế tiếp là gần bằng 1,618 • Một tỷ số đáng chú ý khác là 0,382 (2 số cách nhau 1 con số, ví dụ 13 và 34)
  58. Fibonacci thoái lùi (Fibonacci Retracement) • Mục tiêu tối thiểu đối với đỉnh của sóng 3 có thể có được bằng cách nhân chiều dài của sóng 1 với 1,618 và cộng số đó với đáy của sóng 2. • Đỉnh của sóng 5 có thể xấp xỉ bằng cách nhân sóng 1 với 3,236 (2x1,618) và cộng giá trị đó với đỉnh hoặc đáy của sóng 1 cho những mục tiêu tối đa và tối thiểu.
  59. Fibonacci thoái lùi (tt) • Sóng 1 và sóng 3 gần bằng nhau thì sóng 5 thường sẽ mở rộng. Giá mục tiêu có thể đạt được bằng cách đo lường khoảng cách từ đáy của sóng 1 đến đỉnh của sóng 3, nhân với 1,618, và cộng kết quả đó với đáy của sóng 4.
  60. Fibonacci thoái lùi (tt) • Đối với những sóng hiệu chỉnh, một sóng hiệu chỉnh zig-zag 5-3-5 thông thường, sóng c thường gần bằng chiều dài của sóng a. •Một cách khác để đo lường chiều dài hợp lý của sóng c là chiều dài của sóng a trừ 0,618 a.
  61. Fibonacci thoái lùi (tt) • Trong trường hợp của một sóng hiệu chỉnh phẳng 3-3-5, sóng b tiến tới hoặc vượt quá đỉnh của sóng a, sóng c sẽ gần bằng 1,618 chiều dài của sóng a. • Trong một tam giác đối xứng, mỗi sóng liền kề có liên quan đến sóng trước đó với tỷ số 0,618.
  62. Minh họa
  63. Minh họa (tt)
  64. Những mục tiêu thời gian Fibonacci (Fibonacci time zone) • Cảnh báo: lý thuyết sóng và chuỗi Fibonacci ít đang tin cậy trong vấn đề về thời gian • Tuy nhiên vẫn tồn tại quan hệ tỷ lệ Fibonacci về thời gian, nhưng nó khó dự báo hơn và Elliott không xem trọng vấn đề này. • Những mục tiêu thời gian Fibonacci: đếm lùi về những đỉnh và đáy quan trọng trước để dự báo
  65. Một minh họa hoàn hảo?
  66. Dự báo chỉ số DJIA (quá hoàn hảo?)
  67. Việt Nam Tháng 5
  68. Lưu ý • Trường hợp back-testing
  69. Sự kết hợp cả ba khía cạnh của lý thuyết sóng •Mẫu hình sóng •Tỷ lệ Fibonacci • Thời gian
  70. Ý TƯỞNG CUỐI BÀI •Một hệ thống kết hợp mẫu hình và toán học •Dựa vào khái niệm chu kỳ và tâm lý •Cũng nên chú ý khối lượng, ý chung là khối lượng nên tăng lên để ủng hộ xu thế (tăng/giảm) • Hệ thống này đề cập đến khả năng xảy ra, không phải những gì sẽ xảy ra