Bài giảng Nuôi trồng nấm mỡ (Agaricus bisporus)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nuôi trồng nấm mỡ (Agaricus bisporus)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nuoi_trong_nam_mo_agaricus_bisporus.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nuôi trồng nấm mỡ (Agaricus bisporus)
- Phần 4 Nuôi trồng nấm mỡ Agaricus bisporus
- Một số đặc điểm sinh học của nấm MỠ (Agaricus bisporus) • Là nấm đồng tản, Đảm có thể hình thành từ 0 – 7 bào tử,tuy nhiên thường chứa 2 bào tử mỗi bào tử chứa 2 nhân • Hệ sợi nấm phát triển trong dải pH từ 3.5 -9 nhưng tốt nhất ở pH 6.8 – 7 • Nhiệt độ cho sợi phát triển 3 – 30 độ C, nhiệt độ tối thích 24-25 độ C • CO2> 2% (V/v) sẽ ức chế sự phát triển của hệ sợi • O2 từ 0.6 -21% không ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sợi khi nuôi trông trong điều kiện thí nghiệm
- Điều kiện tối ưu cho việc hình thành và phát triển quả thể nấm • Tỉ lệ C:N=30:1 và pH=7,1 là tối ưu cho sự hình thành nấm kim • Nhiệt độ cơ chất (compost) 18-21oC; nhiệt độ không khí: 16-18oC • CO2<1000 ppm • Ánh sáng không cần thiết
- Quy trình trồng nấm mỡ Compost Lên giàn Cấy giống Nuôi sợi Phủ đất Chăm sóc Tưới nấm Thu hoạch
- Compost • Tại sao lại cần phải chế tạo compost? – Tạo nên một nguồn cơ chất đồng đều về các tính chất vật lí cũng như hóa học cho nuôi trồng nấm – Tạo nên một nguồn cơ chất có các đặc tính tối thích cho hệ sợi của loài nấm được nuôi trồng mà không phù hợp cho các đối tượng cạnh tranh khác – Tạo ra tối đa các chất dinh dưỡng dùng cho loài nấm được nuôi trồng, đồng thời làm cạn kiệt nguồn thức ăn của các đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng khác – Tiêu tốn phần lớn nguồn nhiệt tiềm tàng của cơ chất
- Quy trình sản xuất compost Nguyên liệu Lên men phụ (Kiểm tra độ ẩm) Nội tuần hoàn Làm ẩm 10 h Điều chỉnh pH (Vôi) Chất đống ủ Thanh trùng compost o Chất bổ sung 60 C, 6-8 h Đảo lần 1 Lên men xạ khuẩn Chất bổ sung 5-6 ngày Đảo lần 2 Làm nguội Chất bổ sung Đảo lần 3 Đảo lần 4 Chất bổ sung Chất bổ sung
- Nguyên liệu • Nguồn Nito - Cacbon – Rơm lúa nước 0.5 – 0.7% N – Rơm lúa mì 0.5 – 0.7% N – Bã mía 0.7% N – Phân ngựa 0.9-1.2% N – Phân bò 0.5% N – Phân gà 3-6% N – Cám gạo 1.5% – Urea 46%N; Sulphat amon(SA) 21% N; Nitrat amon (NH4NO3)
- Thành phần cacbon – ni tơ của một số nguyên liệu nuôi trồng nấm
- Một số tính chất cần chú ý khi làm compost • Tỉ lệ C/N – Thời điểm phối trộn compost 30:1 – Thời điểm bắt đầu lên men phụ 20:1 – Thời điểm cấy giống 17:1 • Nito chiếm 1,5 -1,7% • Amoniac: – Cung cấp nito cho hệ vi sinh vật – Được sản xuất ra bởi sự hoạt động của vsv, sử dụng nguồn protein chứa trong các chất bổ sung Phức hợp lignin-mùn giàu ni-tơ • Ẩm độ và không khí – Quá nhiều nước = quá ít không khí (>75%) – Quá ít nước = quá nhiều không khí (<67%)
- Một số công thức compost • Công thức 1 (cho 2500 kg compost) – 1000 kg rơm khô – 200 kg chất hữu cơ (cám hoặc bột hạt bông vải hoặc bột đậu nành) – 50 kg thạch cao ( ) – 30 kg super phosphat – 2500 lít nước • Công thức 2 (cho 2500 kg compost) – 800 kg rơm khô + 200 kg bã mía – 200 kg chất hữu cơ (cám hoặc bột hạt bông vải hoặc bột đậu nành) – 50 kg thạch cao ( ) – 30 kg super phosphat – 2500 lít nước
- • Công thức 3 (cho 2,5 tấn compost) – 800 kg rơm khô + 200 kg bã mía – 20 kg urea – 200 kg phân gà – 50 kg thạch cao ( ) – 35 kg super phosphat – 2500 lít nước • Công thức 4 (cho 3,2 tấn compost) – 1000 kg rơm khô – 800 kg phân gà (ẩm độ 35-40%) – 65 kg thạch cao – 4500 lít nước Dùng vôi để diều chỉnh pH tới 8,2 – 8,3; ẩm độ 70 -72%
- Đống ủ
- Phân vùng trong đống ủ compost
- Lỗ thông khí
- Thành phần vi sinh vật ưa nhiệt tham gia trong quá trình lên men
- Một số lưu ý khi chất đống ủ • pH 8.5 • Ẩm độ 71 – 73% • Kích thước đống ủ – Cấu trúc của vật liệu – Nhiệt độ môi trường – ẩm độ cơ chất
- Nguyên liệu Quy trình lên men chính Làm ẩm Điều chỉnh pH (Vôi) Chất đống ủ Chất bổ sung Đảo lần 1 Chất bổ sung Đảo lần 2 Chất bổ sung Đảo lần 3 Đảo lần 4 Chất bổ sung Chất bổ sung
- Quy trình đảo compost • Gồm 4 lần đảo; thời gian cách nhau 3 -5 ngày/ lần (Đặc biệt chú ý tới nhiệt độ đống ủ)
- Chất compost Quy trình lên (Kiểm tra độ ẩm) men phụ Nội tuần hoàn 10 h Thanh trùng compost 60oC, 6-8 h Lên men xạ khuẩn 5-6 ngày Làm nguội
- Diễn biến nhiệt trong quá trình lên men phụ
- Một số lưu ý trong quá trình lên men phụ • Kiểm tra ẩm độ trước khi lên men – Compost rơm: 74% khi bắt đầu lên men; 69% khi kết thúc – Compost phân ngựa: 71% khi bắt đầu lên men; 65% khi kết thúc • Xác định khối lượng compost/m2 giàn dựa vào cấu trúc nhà hay hầm lên men và trang thiết bị • Theo dõi chặt chẽ diễn biến nhiệt của quá trình lên men • Cung cấp đầy đủ Oxy cho khối compost (5-7 m3/tấn/h) • Kiểm tra nồng độ NH3 trước khi quyết định kết thúc quá trình lên men phụ ( 5-10 ppm)
- Lên giàn • Năng suất nấm, khối lượng và độ dày compost • Bao nhiêu kg compost/m2 giàn là hợp lí? • Độ nén compost sau khi cấy giống?
- Cấy giống và nuôi sợi
- Cấy giống và nuôi sợi • Số lượng giống • Phương pháp cấy giống – Cấy trộn – Cấy phóng xạ • Nuôi sợi – Phủ mặt giàn – Nhiệt độ trong quá trình nuôi sợi – Thông thoáng
- Đất phủ • Cung cấp nước cho sự phát triển của hệ sợi và quả thể • Tạo ẩm độ không khí trong nhà nuôi trồng nấm • Chống mất ẩm độ cho compost, duy trì sự tồn tại của một số sản phẩm trao đổi chất sinh ra từ compost • Tạo nên một môi trường thuận lợi cho cả sợi nấm lẫn vi khuẩn có ích cho việc hình thành nấm phát triển • Tạo nên một môi trường có tính thẩm thấu thấp, thuận lợi cho việc hình thành nấm (Compost có tính thẩm thấu quá cao để có thể hình thành được quả thể, cho dù có sự khuếch tán CO2 từ compost vào không khí nhờ thông gió)
- Các tính chất cần thiết của đất phủ • Khả năng giữ nước • pH 6,7 -7,7 (tuy nhiên pH<7 thuận lợi cho các loài Trichoderma phát triển) • Tình trạng dinh dưỡng (Nồng độ các muối vô cơ trong đất cao – tăng tính thẩm thấu của đất= không thuận lợi cho việc hình thành nấm) • Cấu trúc vật lý – Cấu trúc mở – Cấu trúc đóng
- Đặc điểm của một số loại đất, nguyên liệu dùng làm đất phủ • Đất mùn có thể chứa 80-90% nước; pH 3,5 - 4 • Đất rêu có thể chứa 200-250% nước • Đất sét chứa 30 -40% nước • Compost thải
- Xử lý đất phủ • Các loại mầm bệnh thường có trong đất phủ – Các loài nấm mốc Mycogone perniciosa, Verticilium malthousei gây bệnh dry và wet bubble – Nấm mốc Dactylium dendroides gây bệnh Cobweb – Vi khuẩn Pseudomonas tolaasi gây bệnh đốm nâu nấm – Tuyến trùng và nhện • Xử lý – Phương pháp dùng hóa chất – Phương pháp dùng hơi nước
- Phủ đất • Độ dày đất phủ? ( thông thường 3,5 – 4 cm) • Sự cần thiết của tính đồng đều
- Phủ đất (PP thủ công)
- Chăm sóc nhà nấm sau khi phủ đất • Tưới nước – 6-8 lít/m2 trong 3 -4 ngày đầu; 2-3 lít/m2 trong mỗi lần tưới – ¾ - 1 lít/m2 cho 1 lần tưới khi đất đã chứa tối đa lượng nước • Điều chỉnh nhiệt độ – Nhiệt độ giàn 25 -27oC – Nhiệt độ không khí 22 – 23oC • Thông gió • Cào sợi • Tạo sốc kích thích sự hình thành quả thể – CO2 0,03 – 0,1% – Nhiệt độ 16 – 18 oC – Lưu lượng gió 4 – 5 m3/m2/h – Ẩm độ không khí 90 -95% • Tưới nước < 2 lít /m2 trong mỗi lần tưới khi kích thước nấm khoảng bằng hạt đậu
- Quá trình hình thành và phát triển quả thể
- Chăm sóc và thu hái • Chế độ tưới nước – Tưới đón nấm – Tưới trong quá trình thu hoạch nấm • Thông thoáng • Kỹ thuật hái nấm – Thời gian hái nấm trong ngày – Kỹ thuật hái • Vệ sinh giàn sau lứa hái
- Bảo quản sau thu hoạch?
- Bệnh nấm và các biện pháp phòng trừ