Bài giảng Marketing quốc tế - Chương 8: Chiến lược xúc tiến quốc tế - ThS. Trần Thu Trang

pdf 44 trang phuongnguyen 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing quốc tế - Chương 8: Chiến lược xúc tiến quốc tế - ThS. Trần Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_marketing_quoc_te_chuong_8_chien_luoc_xuc_tien_quo.pdf

Nội dung text: Bài giảng Marketing quốc tế - Chương 8: Chiến lược xúc tiến quốc tế - ThS. Trần Thu Trang

  1. Chương 8. Chiến lược xúc tiến quốc tế ThS. Trần Thu Trang Bộ môn marketing quốc tế Khoa Kinh tế & kinh doanh quốc tế
  2. Nội dung I. Khái quát chung về chiến lược xúc tiến 1. Khái niệm 2. Mục tiêu 3. Các chiến lược xúc tiến II. Các hoạt động xúc tiến quốc tế Quảng cáo Quan hệ công chúng Hội chợ triển lãm Bán hàng cá nhân Văn minh thương mại Xúc tiến bán hàng Marketing trực tiếp
  3. I/ Khái quát về chiến lược xúc tiến 1. Khái niệm Theo P. Kotler: Xúc tiến hỗn hợp – promotion mix (truyền thông marketing hỗn hợp – marketing communications mix) là sự kết hợp cụ thể các công cụ như quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại (xúc tiến bán hàng – sales promotion) và quan hệ công chúng (P.R) mà một công ty sử dụng.
  4. I/ Khái quát về chiến lược xúc tiến 1. Khái niệm Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: Xúc tiến hỗn hợp là sự kết hợp nhiều kỹ thuật truyền thông (communication techniques) như quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng nhằm đạt những mục tiêu cụ thể.
  5. 1. Khái niệm Xúc tiến hỗn hợp bao gồm nhiều hoạt động: - Quảng cáo (Advertising) - Khuyến mại (Sales promotion) - Quan hệ công chúng (Public Relations – P.R) - Bán hàng cá nhân (Personal selling) - Marketing trực tiếp (Direct marketing) sự kết hợp các hoạt động xúc tiến phải dựa theo quan điểm truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications - IMC) Truyền thông marketing tích hợp là quan điểm theo đó một công ty cần phải biết phối hợp một cách thận trọng các kênh truyền thông khác nhau nhằm phát đi thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về công ty và về sản phẩm.
  6. Quá trình truyền thông Nguồn: Principles of marketing – P.Kotler & G.Armstrong, 11th edition, Prentice Hall, 2006
  7. Các bước truyền thông hiệu quả Nhận diện khách hàng mục tiêu (target audience) Thiết kế thông điệp (hình thức và nội dung) Lựa chọn phương tiện truyền thông (kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp) Lựa chọn nguồn (người) phát thông điệp Thu thập thông tin phản hồi
  8. 2. Mục tiêu Truyền đạt thông tin Đẩy mạnh bán hàng Mở rộng thị trường Tạo lợi thế cạnh tranh
  9. 3/ Các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 3.1. Chiến lược đẩy (Push strategy) 3.2. Chiến lược kéo (Pull strategy)
  10. 3.1. Chiến lược đẩy (Push strategy) tác động đến trung gian phân phối nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa Công cụ: Quảng cáo, tài trợ lực lượng bán hàng, tài trợ quảng cáo tại điểm bán, hội nghị bạn hàng, hội chợ triển lãm, giảm giá Producer marketing Reseller marketing activities activities Retailers and Producer Consumers wholesalers
  11. 3.2. Chiến lược kéo (Pull strategy) tác động đến NTD cuối cùng nhằm gia tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ Công cụ: quảng cáo, quan hệ công chúng, hội chợ triển lãm, xúc tiến bán hàng, giảm giá Demand Demand Retailers and Producer Consumers Wholesalers Producer marketing activities (consumer advertising, sales promotion, others)
  12. II/ Các hoạt động xúc tiến 1. Quảng cáo 1.1 Khái niệm: P.Kotler: Quảng cáo là bất kỳ hình thức giới thiệu và xúc tiến gián tiếp hàng hóa, dịch vụ hoặc ý tưởng mà người ta phải trả tiền để được nhận biết.
  13. 1.2. Đặc điểm của quảng cáo
  14. 1.3 Phân loại quảng cáo
  15. 1.4.Các quyết định trong quảng cáo 1.4.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của quảng cáo (Mission) 1.4.2 Ngân sách quảng cáo (Money) 1.4.3 Thông điệp quảng cáo (Message) 1.4.4 Phương tiện quảng cáo (Media) 1.4.5 Đánh giá, đo lường hiệu quả quảng cáo (Measurement) (P.Kotler, Marketing management, 2003)
  16. Mô hình thông tin phản hồi
  17. Bài tập tình huống: Quảng cáo giày
  18. Bài tập tình huống: Uống bia không hẳn vì sành điệu
  19. 2. Hội chợ triển lãm quốc tế Khái niệm Hội chợ thương mại Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian nhất định tại địa điểm nhất định, trong đó các cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán. Hội chợ quốc tế hàng tiêu dùng Hội chợ quốc tế hàng CN
  20. Đặc điểm hội chợ thương mại tuyên truyền, giới thiệu về sản phẩm quy tụ đông đảo khách hàng khách hàng có thể xem xét sản phẩm kỹ lưỡng trước khi giao dịch và ký kết hợp đồng hội chợ gắn liền với tiêu thụ sản phẩm hội chợ là nơi tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Dn
  21. 2. Hội chợ - triển lãm quốc tế Khái niệm Triển lãm thương mại Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ. Triển lãm hàng Thái Lan Hội chợ triển lãm Vietfood&Drink Triển lãm Y dược
  22. Đặc điểm của triển lãm tuyên truyền về thành tựu kinh tế, công nghệ của ngành, lĩnh vực cụ thể ít gắn với giao dịch và tiêu thụ sản phẩm
  23. Phân loại hội chợ - triển lãm: Căn cứ vào tính chất: Hội chợ triển lãm tổng hợp Hội chợ triển lãm chuyên ngành Căn cứ vào chu kỳ tổ chức: Hội chợ - triển lãm định kỳ Hội chợ - triển lãm không định kỳ
  24. Mục đích tham gia hội chợ - triển lãm nghiên cứu phản ứng của NTD thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng mở rộng thị phần trưng bày, giới thiệu, thử bán sản phẩm mới củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại nâng cao uy tín, hình ảnh DN nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  25. 2. Hội chợ triển lãm quốc tế Quy trình tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế B1:Xác định và đánh giá các hội chợ, triển lãm B2: Quyết định tham gia B3: Xác định mục tiêu B4: Nghiên cứu về khách tham quan B5: Nghiên cứu dữ liệu về hội chợ B6: Lập kế hoạch tham gia hội chợ
  26. 3. Bán hàng cá nhân (Personal Selling) Khái niệm: Bán hàng cá nhân là hình thức xúc tiến trực tiếp trong đó nhân viên bán hàng của DN tập trung nỗ lực vào việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
  27. 3. Bán hàng cá nhân Quy trình bán hàng cá nhân: B1: Điều tra và đánh giá B2: Chuẩn bị B3: Tiếp cận khách hàng B4: Trình bày và giới thiệu B5: Xử lý các ý kiến phản đối B6: Kết thúc B7: Kiểm tra và giám sát
  28. Mục tiêu của bán hàng cá nhân Trình bày đầy đủ thuộc tính của sản phẩm, phân biệt với sản phẩm cạnh tranh Giải thích các thắc mắc, xoa dịu sự bất mãn Hiểu rõ vấn đề của khách hàng hơn Tối đa hoá lượng bán trên các mối quan hệ xây dựng được Tạo hình ảnh tốt qua sự hiện diện của nhân viên bán hàng Tạo sự yên tâm cho khách hàng Thúc đẩy quyết định mua của khách hàng Phát triển quan hệ với khách hàng
  29. 3. Bán hàng cá nhân Ưu điểm: giới thiệu và thao tác sản phẩm tự do thay đổi nội dung quảng cáo có thể giải thích và tranh luận trực tiếp với khách hàng Biện pháp tốt để bán hàng khi quảng cáo đã bão hoà, số khách hàng tiềm năng giảm
  30. 4. Văn minh thương mại Trụ sở làm việc Phong cách và thái độ của nhân viên Quan hệ giao dịch thư tín, nghệ thuật đám phán, hình thức tặng quà khách hàng Nghệ thuật trưng bày tại điểm bán, bầu không khí trong cửa hàng Chât lượng, mẫu mã sản phẩm và dịch vụ đi kèm
  31. 5. Xúc tiến bán hàng (Khuyến mại – Sales promotion) Khái niệm: Khuyến mại là tập hợp các công cụ ngắn hạn nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn và nhanh chóng hơn.
  32. Mục tiêu của khuyến mại Khuyến khích mua nhiều sản phẩm Gia tăng sự nhận biết nhãn hiệu sản phẩm Khuyến khích mua lại sản phẩm Thôi thúc mua sắm không có chủ định Động viên dùng thử sản phẩm Lôi kéo khách hàng từ nhãn hiệu cạnh tranh
  33. Công cụ khuyến mại đối với người tiêu dùng Giảm giá Cuộc thi, trò chơi Phiếu giảm giá Các công cụ Mua hàng có thưởng khuyến mại đối với người tiêu dùng Dùng thử sản phẩm Hàng mẫu phát không Chương trình KH trung thành
  34. Công cụ khuyến mại đối với trung gian phân phối Giảm giá bán trong khoảng thời gian cụ thể (price-off) Trợ cấp quảng cáo và trưng bày sản phẩm (advertising allowance, display allowance)
  35. Công cụ khuyến mại đối với trung gian phân phối Multifaceted promotional program encourage retail participation and support for a brand Tặng hàng miễn phí khi đạt khối lượng mua nhất định (Free goods)
  36. Các bước tiến hành khuyến mại Thiết lập mục tiêu Lựa chọn công cụ khuyến mại Phát triển kế hoạch Thử nghiệm trước Tiến hành và kiểm tra Đánh giá kết quả
  37. 6. Quan hệ công chúng Khái niệm PR là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng để thiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp / tổ chức và công chúng (Viện nghiên cứu ý kiến cộng đồng của Anh) PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. (Frank Jefkins, Public Relations -Frameworks)
  38. Công chúng của doanh nghiệp Công chúng có thể thúc đẩy hay cản trở khả năng đạt mục tiêu của tổ chức.
  39. Mục tiêu ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu cụ thể xây dựng hình ảnh bảo vệ uy tín trợ giúp việc tung sản phẩm mới Chú ý: Trong PR, mục tiêu kinh doanh thường bị che dấu bởi các mục tiêu khác.
  40. Các bước trong PR Thiết lập mục tiêu Xác định nhóm công chúng mục tiêu Lựa chọn thông điệp và phương tiện Tiến hành và kiểm tra Đánh giá hiệu quả
  41. Công cụ quan hệ công chúng - Tổ chức sự kiện - Tài trợ thương mại - Tài trợ phi thương mại (hoạt động cộng đồng) - Quan hệ báo chí - Vận động hành lang
  42. Bài tập tình huống: Chân kiềng thứ ba
  43. Bài tập tình huống: Cẩn thận dùng ngôi sao để quảng cáo sản phẩm Hạn chế? Điều kiện sử dụng?
  44. Tóm lại?