Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 3: Trung gian tài chính

pdf 9 trang phuongnguyen 6500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 3: Trung gian tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_chuong_3_trung_gian_ta.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 3: Trung gian tài chính

  1. Chương 3: Trung gian tài chính Nội dung 1. Những rào cản của Tài chính trực tiếp 2. Vai trò của Trung gian tài chính 3. Khái niệm và đặc điểm của TGTC 4. Các tổ chức trung gian tài chính 1
  2. 3.1. Những rào cản của tài chính trực tiếp Cả người đi vay và người cho vay đều phải trả phí giao dịch lớn - Chi phí trả cho nhà môi giới Chi phí phát hành chứng khoán. chứng khoán - Chi phí do phải tương đối lớn, sẽ quản lý danh mục không hiệu quả đầu tư nhằm đối với việc huy phân tán rủi ro. động những - Sẽ không hiệu nguồn vốn nhỏ. quả đối với những khoản vốn đầu tư nhỏ Chi phí giao dịch (information cost) Lựa chọn Rủi ro Giao dịch đối nghịch đạo đức
  3. 3.2. Vai trò của Trung gian tài chính Giảm bớt chi phí giao dịch:  Dựa vào tính kinh tế do quy mô hoạt động lớn và tính chuyên nghiệp cao: Nguồn vốn huy động lớn nên giảm được chi phí giao dịch/đồng vốn.  Hoạt động như những quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán: mua bán chứng khoán với khối lượng lớn nên chi phí môi giới/đồng vốn đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với đầu tư riêng lẻ.  Có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro mà không làm tăng nhiều chi phí.  Tính chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên có kinh nghiệm quản lý hiệu quả, giảm chi phí giao dịch.  Đầu tư hệ thống máy tính hiện đại có thể thực hiện được hàng triệu giao dịch mà vẫn đảm bảo chi phí/giao dịch ở mức thấp.
  4. 3.2. Vai trò của Trung gian tài chính Giảm bớt chi phí thông tin:  Có tính chuyên nghiệp, kinh nghiêm, kiến thức trong việc phân tích rủi ro của các dự án cho vay.  Giám sát được quá trình sử dụng vốn vay của người vay nên giảm được rủi ro đạo đức sau khi cho vay.  Đối với trường hợp góp vốn đầu tư, để ngăn ngừa rủi ro đạo đức, các tổ chức này có thể cử người tham gia vào bộ máy điều hành DN để kiểm soát tình hình thu nhập của DN.
  5. 3.2. Vai trò của Trung gian tài chính Kích thích và tập trung nguồn vốn: Cung cấp và phân phối Tập trung các nguồn vốn vốn hài hòa giữa các nhỏ lẻ trong dân. ngành, các vùng tạo sự phát triển đồng bộ và cân đối. Cung cấp tín dụng thông qua cho các doanh nghiệp Là phương tiện để nhà thiếu vốn vay một cách kịp nước thực hiện chính thời đảm bảo sản xuất kd sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế khi có liên tục. dấu hiệu bất ổn.
  6. 3.2. Vai trò của Trung gian tài chính Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Đáp ứng vốn Mở rộng quan hệ quốc tê Đáp ứng nhu cầu vốn cho các nước đang phát triển: nhập Phát triển quan khẩu máy móc, công nghệ, hệ ngoại thương, trình độ quản lý mở rộng thị trường Đầu tư trực tiếp tăng Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp tăng.
  7. 3.3. Khái niệm và đặc điểm của Tài chính trung gian Tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng. Phát hành các công cụ tài chính để thu hút vốn sau đó dùng vốn để đầu tư, cho vay Đặc Cầu nối giữa người cần vốn và người điểm có vốn Là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cung cấp dịch vụ tài chính nhằm mục đích lợi nhuận và mục tiêu xã hội.
  8. 3.4. Các tổ chức Trung gian tài chính Các tổ chức nhận tiền gửi Là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho các chủ thể cần vốn chủ yếu thông qua hình thức các khoản vay trực tiếp. NHTM: là DN kinh doanh trong lĩnh Ngân hàng chính sách: là NH của vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động nhà nước, hoạt động không vì mục thường xuyên là nhận tiền gửi, cho tiêu lợi nhuận, mà phục vụ cho các vay và cung cấp các dịch vụ NH đối tượng theo chính sách ưu tiên cho nền kinh tế. của Nhà nước. Ngân hàng đầu tư phát triển: là Các quỹ tín dụng: là tổ chức kinh ngân hàng mà đối tượng đầu tư doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân chủ yếu là các lĩnh vực chứng hàng do các cá nhân, tổ chức, hộ khoán và các dịch vụ liên quan đến gia đình tự nguyện thành lập để phát hành, bảo lãnh chứng khoán. tương trợ nhau phát triển SXKD.
  9. 3.4. Các tổ chức Trung gian tài chính Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Là các tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm các dịch vụ thanh toán. Công ty tài chính • Có thể là công ty quốc doanh hoặc cổ phần • Hoạt động: cho vay để mua bán hàng hóa, dv bằng nguồn vốn của mình, nhận tiền gửi, phát hành tín phiếu, trái phiếu, hoặc vạy của các tổ chức tín dụng. Công ty cho thuê tài chính • Cung cấp tín dụng trung và dài hạn thông qua các hợp đồng cho thuê tài sản • Kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được mua lại với giá ưu đãi hoặc tiếp tục thuê theo điều kiện thỏa thuận. Các công ty bảo hiểm • Là tổ chức tín dụng đứng ra huy động tiền của những người mua bảo hiểm • Bù đắp thiệt hại cho ngườ tham gia khi họ gặp rủi ro tùy theo loại bảo hiểm. • Công ty bảo hiểm sử dụng phí bảo hiểm để đầu tư vào tài sản khác: trái khoán, cổ phiếu, vay thế chấp