Bài giảng Chiến lược marketing - TS. Trần Đình Hiền

ppt 38 trang phuongnguyen 3631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chiến lược marketing - TS. Trần Đình Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_chien_luoc_marketing_ts_tran_dinh_hien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chiến lược marketing - TS. Trần Đình Hiền

  1. CHIẾN LƯỢC MARKETING Một số vấn đề cần quan tâm đối với CEO TS. TRẦN ĐÌNH HIỀN
  2. Chiến Lược Marketing Chiến lược Marketing là cách mà DN thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P: • product: các CS chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v. • place: CS chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng. • price: CS chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. • promotion (hay còn được gọi là communication): CS chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v. Cần chú ý rằng, tất cả mọi CL marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận
  3. Qui trình xây dựng KH Marketing Qui trình xây dựng Chiến lược kinh doanh tổng thể CLKD tổng thể được xây dựng dựa trên phát biểu tầm nhìn của DN, mang tính định hướng cho toàn bộ hoạt động của DN và do đó mang tính CL lâu dài. Bao gồm các bước: • Xây dựng Phát Biểu Sứ Mệnh và Tầm Nhìn (Mission, Vision Statement) • Mục tiêu kinh doanh của DN/tập đoàn • Phân tích tình hình • Chiến lược kinh doanh • Kế hoạch triển khai thực hiện
  4. Qui trình xây dựng KH Marketing Qui trình xây dựng Kế hoạch marketing cấp điều hành (cấp cao) . KH marketing cấp cao được xem như là bản KH của đơn vị tham mưu, là bản KH mang tính CL, được cụ thể hoá từ mục tiêu KD của CLKD của DN nhằm: xác định và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho DN,đảm bảo tính nhất quán, sự phối hợp hài hoà giữa các đơn vị chức năng và đơn vị kinh doanh. Bao gồm các bước: • Xác định mục tiêu marketing • Phân tích tình hình thị trường • Phân khúc thị trường • Xác định thị trường mục tiêu • Chiến lược marketing định hướng • Kế hoạch triển khai thực hiện • Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh
  5. Qui trình xây dựng KH Marketing Qui trình xây dựng Kế hoạch marketing của cấp thừa hành (đơn vị kinh doanh). Kế hoạch marketing của đơn vị kinh doanh được xem như là bản kế hoạch marketing của đơn vị tác chiến. Nó được cụ thể hoá từ bảng kế hoạch của cấp chuyên nghành, hoặc cấp vùng, với một hay nhiều sản phẩm cụ thể, một thị trường cụ thể và những đối thủ cạnh tranh cụ thể. Bao gồm các bước sau: • Xác định mục tiêu marketing • Phân tích tình hình thị trường • Phân khúc thị trường • Xác định thị trường mục tiêu • Chiến lược marketing • Kế hoạch triển khai thực hiện • Kế hoạch theo dỏi và điều chỉnh
  6. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Trong marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình marketing. Tại sao cần nghiên cứu thị trường? ✓Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một SP là sự chấp nhận của người mua SP hoặc sự hài lòng của người sử dụng dv. ➢Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin khách hàng, thị trường.
  7. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ➢Bài học đầu tiên của bạn trước khi mở cánh cửa bước vào thế giới kinh doanh là tránh mắc sai lầm ngay từ khi lập kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. ➢Khởi đầu cho một kế hoạch kinh doanh, cũng có một chút gì đó giống như khi mua một chiếc ô-tô: bạn cần phải tiến hành một vài nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định dứt khoát.
  8. Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng vậy? Bởi vì: ✓ Thông tin là chìa khoá để am hiểu thị trường! ✓ Bạn cần phải hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh! ✓ Bạn cần phải dự báo được những sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng! ✓ Bạn cần phải biết làm thế nào để ứng phó với những sự thay đổi đó! ✓ Bạn cần phải có phương pháp hệ thống hoá việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường!
  9. Hai dạng nghiên cứu thị trường • Nghiên cứu định tính ✓Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy ✓Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao? ✓Dựa trên số lượng nhỏ • Nghiên cứu định lượng ✓Đo lường ✓Phân khúc và so sánh ✓Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn được sắp xếp có chủ ý
  10. Cách nghiên cứu thị trường khi bắt tay vào kinh doanh • Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem liệu thị trường có nhu cầu cho SP hay DV của bạn không? • Trước khi đầu tư n/cứu thị trường, bạn nên dành thời gian để thu thập các thông tin có sẵn trên mạng Internet, trên trang web của các bộ, ngành hoặc cơ quan chính phủ, các hiệp hội DN hoặc các tổ chức phi chính phủ • Ngoài ra, bằng pp riêng như tiến hành những cuộc khảo sát sử dụng bảng hỏi hoặc những buổi phỏng vấn ngắn. Việc này sẽ giúp bạn hiểu biết chi tiết về lĩnh vực riêng biệt của thị trường mà bạn muốn tham gia vào. ➢ Nếu bạn làm tất cả những việc này với một sự cố gắng và cần cù, thì đó chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại và bạn không mất một đồng chi phí nào cả
  11. Một số câu hỏi nghiên cứu thị trường 1. Thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn đã bão hòa chưa? Có khoảng trống nào để thâm nhập vào thị trường này nữa không? 2. Những gì mà bạn sẽ đưa ra chào hàng có đáp ứng được nhu cầu của thị trường không? Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thật sự quan trọng và cần thiết đối với khách hàng không? Khách hàng sẽ như thế nào nếu không có sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  12. Một số câu hỏi nghiên cứu thị trường 3. Đối thủ cạnh tranh của bạn hiện đang làm gì? N/cứu đối thủ cạnh tranh có nghĩa là tìm hiểu xem họ là ai và sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của họ với ý tưởng kinh doanh của bạn. ➢ Từ đó tìm cách đưa ra các sản phẩm/dịch vụ nổi bật hơn và để làm được điều này, bạn cần phải lợi dụng các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của mình. Để có thể nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống từ những thông tin thu thập được, bạn phải sắp xếp chúng theo ba loại sau đây: - các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh so với bạn; - những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh; - những điểm giống nhau giữa bạn và họ.
  13. Một số câu hỏi nghiên cứu thị trường 4. Bạn có thể với tới các khách hàng mục tiêu hay không? Bạn cần biết những thông tin về khách hàng như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống, thái độ và tầng lớp xã hội của họ. Và khi đã xác định được đâu là khách hàng mục tiêu, bạn cần phải biết: - họ là những ai, điều gì sẽ thu hút và hấp dẫn họ; - số lượng người sẽ nằm trong nhóm này; - sở thích tiêu dùng của họ thế nào; - họ đi mua hàng lúc nào và ở đâu.
  14. Nguồn thông tin và thể loại thông tin phục vụ nghiên cứu thị trường • Thông tin thương mại: ví dụ các Hiệp hội kinh doanh thương mại có thể là kênh thông tin trực tiếp mà bạn đang tìm kiếm, cũng có thể được tìm thấy ở trong sách và báo chí đã xuất bản dưới dạng in hoặc trực tuyến; thậm chí, có thể thu nhận nhiều thông tin có ích khi đi thăm các gian hàng của một hội chợ thương mại. • Các dữ liệu về kinh tế hoặc nhân khẩu học: như phạm vi tuổi tác, thu nhập của các tầng lớp trong xã hội, số lượng các loại hình doanh doanh theo khu vực địa lý và tổng lượng bán hàng đối với chủng loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn định đưa vào kinh doanh
  15. Nguồn thông tin và thể loại thông tin phục vụ nghiên cứu thị trường • Thông tin từ các nhóm và hiệp hội kinh doanh: Phòng Công nghiệp và thương mại tại địa phương có thể giúp bạn tìm kiếm những thông tin mà bạn cần. Bạn cũng có thể thử tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung tâm phát triển kinh doanh vừa và nhỏ được chính phủ tài trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp và chủ kinh doanh nhỏ. • Thông tin từ các trường đại học tại địa phương: thỉnh thoảng, các giáo sư tại các trường kinh doanh cũng hay yêu cầu các sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường tiến hành các nghiên cứu có tính khả thi về thị trường để lấy các chứng chỉ tốt nghiệp khóa học. Vì vậy, rất có thể đó cũng là nguồn thông tin có ích cho bạn.
  16. Nguồn thông tin và thể loại thông tin phục vụ nghiên cứu thị trường • Thông tin từ các đối thủ cạnh tranh tại địa phương: Nếu bạn đang định bắt đầu kinh doanh tại địa phương nào đó, hãy tìm các cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh và thử tìm kiếm các website bán hàng của họ, hoặc tìm hiểu một công việc kinh doanh tương tự trong một thành phố tương tự. Điều này sẽ giúp bạn biết lý do tại sao họ bán SP/DV đó và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng. • Thông tin từ các khách hàng tiềm năng: Đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn cần lấy thông tin không phải là bạn bè và những người thân trong gia đình bạn, vì có như thế bạn mới có cơ hội để nghe được sự thật từ họ. Đó là những thông tin giá trị về các mong muốn, sở thích của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  17. Nghệ thuật lắng nghe - Một công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả Tại sao nghiên cứu thị trường quan trọng? • Để mong nhận được những lời khuyên vô giá từ khách hàng. • Biết được định vị và mục tiêu của bạn là những doanh nghiệp đang phát triển và không có bộ phận marketing. • Biết được khách hàng muốn biết về làm cách nào bạn có thể giúp đỡ những tổ chức như họ. ➢ Từ nghiên cứu này, tin rằng công việc marketing của công ty bạn sẽ tập trung và hướng tới khách hàng mục tiêu hơn.
  18. Nghệ thuật lắng nghe - Một công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả Nghiên cứu thị trường có thể giúp làm sản phẩm hoàn hảo • Cho phép khám phá phản ứng của khách hàng, nhất là đối với các sản phẩm/dịch vụ mới của công ty bạn. • Từ phản ứng của khách hàng giúp công ty bạn có thêm thông tin để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ trước khi tung ra thị trường. ➢ Giúp công ty giảm thiểu tổn thất và khẳng định danh tiếng của mình trên thị trường.
  19. Nghệ thuật lắng nghe - Một công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả N/cứu thị trường làm các mối quan hệ sâu thêm. Cho dù công ty của bạn ở bất cứ quy mô nào, bạn sẽ thấy n/cứu thị trường giúp củng cố lời cam kết giữa công ty với người mua. Mọi người thích khi bạn hỏi ý kiến của họ; họ cảm thấy mình đang đóng góp vào thành công của công ty bạn và bạn sẽ biết nhiều hơn về cái nhìn của họ trước: - Đặc tính của công ty bạn - Đối thủ cạnh tranh của bạn - Thị trường mới và sản phẩm mới cho công ty bạn. Một nghiên cứu của TARP cho thấy rằng, cứ mỗi người phàn nàn thì 26 người khác lại không. ➢ Vì thế nếu có 10 khách hàng gần đây phàn nàn về công ty của bạn thì sẽ có 260 người khác sẽ không có lý do gì mà quay sang đối thủ cạnh tranh của bạn.
  20. Những khả năng quan trọng khác của nghiên cứu thị trường • Nghiên cứu có thể khôi phục lại cuộc đối thoại với khách hàng cũ. • Nghiên cứu cho mọi người cơ hội để bày tỏ. • Nghiên cứu có thể tìm ra cơ hội phát triển ở ngay dưới mũi của bạn. • Nghiên cứu thị trường gia tăng nhận biết sự phụ thuộc sản phẩm. • Thỉnh thoảng nghiên cứu có thể phục hồi những khách hàng cũ.
  21. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Phỏng vấn một đối một Một số câu hỏi thường dùng trong buổi phỏng vấn: - Tại thời điểm đó tại sao bạn không trở thành khách hàng của công ty chúng tôi? - Với sự quan tâm đến (ngành của bạn) cái gì là thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt? - Làm sao bạn biết đến công ty của chúng tôi? - Công ty chúng tôi đã giúp bạn như thế nào trong những thách thức của bạn?
  22. Phỏng vấn một đối một - Ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng tôi mà bạn đang hợp tác? Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? - Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của chúng tôi? - Cái gì chúng tôi làm mà chưa có ai trong thị trường làm điều đó? - Những khả năng khác hay dịch vụ nào khác mà bạn muốn XYZ cung cấp? - Đối thủ cạnh tranh nào của chúng tôi làm tốt công việc marketing?
  23. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Cuộc khảo sát sau khi mua hàng. Để giữ đường dây trao đổi mở giữa bạn với khách hàng, bạn cần tiến hành ngay cuộc khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng ngay khi phân phối sản phẩm và dịch vụ. Nó giúp bạn biết được bạn làm việc tốt với khách hàng đến mức nào và biết được vấn đề cần hoàn thiện. Một số câu hỏi thường được dùng trong cuộc khảo sát: - Một điều gì bạn thích khi làm việc với chúng tôi? - Một điều gì bạn muốn thay đổi công ty chúng tôi? - Khi mua SP của chúng tôi bạn thật sự thích điều gì? - Từ 1 đến 10, hãy cho điểm điều chúng tôi đã làm cho bạn? - Điều gì khiến bạn sẽ tiếp tục ở lại với chúng tôi trong vòng 5 năm?
  24. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin như một công cụ nghiên cứu thị trường mà bạn muốn có: Nó có thể về đối thủ cạnh tranh chính của bạn (ví dụ: bạn biết gì về công ty XYZ?) hay vài điều về hành vi tiêu dùng của khách hàng? (Ví dụ: Dịch vụ cộng thêm nào bạn thấy khách hàng trên thị trường đang cần?). Tập hợp những thông tin nghiên cứu quan trọng đó lại, có lúc nó chỉ bằng giá một tách cà phê.
  25. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Blog Blog là cách tốt để thúc đẩy cuộc đối thoại với thị trường của bạn. Nhà marketing sử dụng blog để: - Nhận ra được phản hồi nhanh chóng từ khách hàng - Có cuộc đối thoại cùng lúc với nhiều khách hàng và khách hàng mới trong tương lai - Dễ dàng trải rộng thông tin về công ty.
  26. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Câu lạc bộ khách hàng. Hãy mời 5-10 khách hàng đến trụ sở chính, mở một cuộc đối thoại thân mật với họ về SP và chương trình marketing của công ty. • Cho họ xem mẫu sản phẩm mới, hay chia sẻ sơ bộ ý tưởng về quảng cáo. Tất cả những điều trên làm gia tăng giá trị trong việc phát triển sản phẩm mới và thông điệp marketing của công ty bạn. • Điều quan trọng là những khách hàng đó để lại trong cuộc gặp mặt là cảm giác mới của lòng trung thành. Bạn cần tranh thủ để hỏi những thông tin từ họ. Hầu hết mọi người đánh giá cao điều đó. Thực tế câu lạc bộ khách hàng là cách có giá trị và rẻ để thu thập được phản hồi của thị trường.
  27. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Mua hàng bí mật. Được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ. Người thực hiện nghiên cứu thuê người ngoài lĩnh vực đóng vai khách hàng mua sắm tại cửa hàng công ty. Cuộc nghiên cứu như thế giúp cho công ty xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình trong một số lĩnh vực: - Cách trình bày gian hàng - Chất lượng phục vụ - Kỹ năng bán hàng của nhân viên - Chọn lựa sản phẩm - Giá cả Để đạt được kết quả tốt từ loại nghiên cứu này, cần thuê người ngoài công ty, xác định rõ loại phản hồi nào bạn đang tìm kiếm.
  28. Công cụ nghiên cứu thị trường tốt nhất với chi phí thấp Kiểm tra khả năng sử dụng Nếu trang web của công ty bạn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính cách công ty, bạn nên dùng kiểm tra khả năng sử dụng. Việc kiểm tra này cho biết người sử dụng có thể tiếp cận với trang web của công ty như thế nào. Trong một cuộc kiểm tra cụ thể, một hoặc hai người sử dụng được đặt trong phòng sử dụng trang web, trong khi đó nhân viên marketing của công ty, quan sát, lắng nghe băng thu và ghi chú.
  29. Một vài mẹo khác trong nghiên cứu thị trường • Luôn luôn cám ơn những câu trả lời sau buổi nghiên cứu. Gửi hoa hay lời cám ơn hoặc cách nào đó để ghi nhận thời gian và công sức họ dành cho cty của bạn • Bất cứ khi nào có thể, cố xác định số lượng kết quả nghiên cứu. Diễn đạt câu hỏi theo mức độ quan trọng từ 1-5, để tạo ra dữ liệu được thoả mãn và là cách dễ dàng hơn để rút ra kết luận. • Nếu sản phẩm của bạn được phân phối rộng khắp, hãy chú ý đến phản hồi của khách hàng trên web. Một vài trong những sự hiểu biết nhất về sản phẩm của bạn sẽ đến từ lĩnh vực này vì người tiêu dùng cảm thấy tự do khi trút cảm xúc thật của mình bằng ngôn ngữ của chính họ.
  30. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 1. Tổ chức sự kiện. Tài trợ hoặc tổ chức cho những sự kiện có ảnh hưởng xã hội lớn. Gắn liền nhãn hiệu của bạn với sự kiện này, sản phẩm sẽ nhanh chóng trở nên nổi tiếng. 2. Đưa bản tin. Bản tin là một công cụ đặc biệt hiệu quả. Nhất là đối với các ngân hàng, phòng tư vấn, các văn phòng đại lý. Bằng cách đưa bản tin, doanh nghiệp đã chứng tỏ họ làm chủ về lĩnh vực của mình. Bản tin cũng có thể cho phép doanh nghiệp đưa tin về những sản phẩm mới, giá cả và những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, đặc biệt là những hoạt động xã hội-điểm tạo nên cái nhìn thiện cảm của công chúng đối với doanh nghiệp.
  31. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 3. Hội nghị giới thiệu hàng mới. Giới thiệu hàng mới cho phép doanh nghiệp lôi kéo công chúng tới nơi bán hàng. Đây là một dịp rất tốt để bạn có thể hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tạo lập niềm tin của khách đối với doanh nghiệp. 4. Hội thảo. Hội thảo được coi như khía cạnh thương mại của các cuộc giới thiệu sản phẩm. Hội thảo được tổ chức cho các khách hàng thường là những doanh nghiệp. Khi tổ chức hội thảo cần chú ý: - Thời gian phải phù hợp với phần lớn những người tham dự. - Trong giấy mời phải ghi rõ ràng giờ bắt đầu và kết thúc, thành phần tham gia cũng như diễn biến chương trình. - Trao đổi qua điện thoại với những khách mời quan trọng sau khi đã gửi giấy mời. - Đối với những vị cố vấn và các chuyên gia, nên áp phí tham dự cao nhất có thể để nâng cao giá trị của hội thảo. - Thu thập phản ứng cửa người tham dự sau hội thảo.
  32. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 5. Quà tặng. Quà tặng có thể là bất cứ là một vật phẩm nào đó bạn dành cho khách hàng để họ nhớ tới sản phẩm của bạn. Có nhiều đồ vật để bạn có thể lựa chọn: tách cà phê, bút bi, mũ và tất cả những gì mà bạn có thể in tên, lôgô hoặc số điện thoại của công ty lên đó. 6. Diễn văn. Bài phát biểu trước công chúng là một dịp giới thiệu công ty của bạn. Dù vô thức hoặc ý thức thì một bài phát biểu hay sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sâu đậm về bản thân bạn và về công ty mà bạn đang điều hành.
  33. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 7. Báo chí. Hãy tìm cách đưa công ty của bạn lên báo. Khi đã được xuất bản hãy phô tô làm nhiều bản để cho bạn bè, khách hàng và cả người cung cấp cùng đọc. Đây là một kênh thông tin rất quan trọng, có độ tin cậy cao và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi. 8. Khuyến mại. Giả sử bạn kinh doanh một cửa hàng internet, bạn có thể tặng khách hàng thêm 5 hay 10 phút truy cập và hãy ghi nó vào phiếu thanh toán (tuy nhiên không lấy tiền mấy phút tặng thêm này). Thường thì hiệu quả của mấy phút thêm này rất lớn, đặc biệt là khi khách hàng không muốn chỉ vì đóng hộp thư mà họ phải bỏ thêm tiền.
  34. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 9. Tham gia từ thiện, tài trợ. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, tật nguyền. Ngoài ra bạn có thể tài trợ cho các hoạt động thể thao, đỡ đầu một đội bóng. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của công ty, tạo nên ấn tượng tốt đẹp đối với công chúng. 10. Tặng phiếu mua hàng hoặc phiếu giảm giá. Nên tặng phiếu có giá trị 15% giá hàng trở lên. Đây là cách ít tốn kém nhất để bạn quảng bá sản phẩm mới đồng thời có thể đo được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Tuy vậy, cần chú ý có những khách hàng chỉ đến mua khi giảm giá, sau đó nhanh chóng quên công ty của bạn. Vì thế bạn phải có những biện pháp đảm bảo lần sau họ sẽ quay trở lại.
  35. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 11. Hàng mẫu. Nếu SP của bạn không thể tặng hàng mẫu, hãy mời khách hàng đến dùng thử miễn phí. Rất nhiều khách hàng muốn mua SP song vẫn còn nhiều e ngại và chưa tin chắc lắm vào công dụng của nó. Vì thế việc dùng thử là cách tốt nhất để xoá tan nghi ngại của khách hàng. 12. Phát hành thẻ chăm sóc đặc biệt. Hãy cho khách hàng thấy rằng bạn đánh giá họ rất cao. Cung cấp cho khách những dịch vụ miễn phí. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp phần mềm áp dụng. Khi bạn dành cho khách những ưu đãi về điều kiện mua hàng, cho phép đổi sản phẩm, bạn đã tạo nên một mối liên hệ vững chắc vởi họ, biến họ thành một khách hàng trung thành.
  36. Những phương pháp marketing được ứng dụng rộng rãi nhất 13. Luôn nói lời cảm ơn. Để khách hàng cảm thấy mình được coi trọng, để họ tiếp tục mua sản phẩm của bạn, cách hay nhất là hãy nói lời cảm ơn đúng lúc. Bạn có thể cảm ơn sau khi họ mua hàng, sau một cuộc nói chuyện điện thoại, sau khi bạn tư vấn cho khách về sản phẩm. Lời cảm ơn có thể được viết trong thư, trên hoá đơn hoặc giấy biên nhận. Công ty của bạn đã áp dụng phương pháp marketing nào? Theo bạn các công ty của Việt Nam nên áp dụng những phương pháp nào là phù hợp?
  37. Giải pháp giá trị khách hàng Giải pháp giá trị khách hàng được đưa ra để: ✓ giải quyết các nhu cầu bức thiết, các vấn đề mà khách hàng gặp phải, ✓ nó chuyển tải những lợi ích nhằm thúc đẩy nhóm khách hàng trọng tâm ứng xử theo hướng tích cực.
  38. Giải pháp giá trị khách hàng Những nguyên tắc cơ bản của marketing dựa trên nền tảng giá trị khách hàng bao hàm trong ba vấn đề: • Giải pháp giá trị khách hàng của bạn có tạo ra giá trị thật sự cho khách hàng hay không? • Giải pháp giá trị khách hàng của bạn có vượt trội so với giải pháp của đối thủ cạnh tranh? • Giải pháp giá trị khách hàng của bạn có mang lại lợi nhuận cho bạn hay không?