Bài giảng Cây đặc sản vùng - ThS. Đinh Xuân Đức

pdf 49 trang phuongnguyen 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cây đặc sản vùng - ThS. Đinh Xuân Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cay_dac_san_vung_ths_dinh_xuan_duc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cây đặc sản vùng - ThS. Đinh Xuân Đức

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG Người biên soạn: ThS. Đinh Xuân Đức Huế, 08/2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG (Cây hồ tiêu) NGƯỜI BIÊN SOẠN: Ths. Đinh Xuân Đức Huế, 2008 1
  3. Bài 1 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU 1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU. 1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI - Nguồn gốc: Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. Tiêu Piper nigrum là một trong những loài cây gia vị cổ nhất và quan trọng nhất. Tiêu đen là loại tiêu mà hạt tiêu với toàn bộ quả được làm khô; tiêu trắng thì quả đã bị loại bỏ mất lớp vỏ mềm. Ba nước sản xuất tiêu chính là Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Việc sản xuất tiêu tại Brazil đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tiêu là một trong những mặt hàng được trao đổi buôn bán sớm nhất giữa các nước Phương Đông và châu Âu. Nó có một lịch sử lâu đời hơn là các cây gia vị khác và những lợi nhuận khổng lồ có thể kiếm được. Ngoài ra, tiêu còn có một vị trí nhất định trong lịch sử của thế giới vì nó là cây gia vị được dùng để cống nạp đối với các triều đại phong kiến trước đây. Piper nigrum có nguồn gốc từ vùng Tây Ghats tại Ấn Độ nơi mà nó chỉ là cây hoang dại trong những vùng đồi của vùng Atxam và Bắc Burma, nhưng cũng có thể là nó phát triển một cách tự nhiên đến vùng này từ bờ biển Malaba. Người Hy Lạp gọi là Piperi, các nước nói tiếng Latin gọi là Piper và người Anh gọi là Pepper tất cả những tên này đều có nguồn gốc từ Sanskrit người dân bản xứ gọi nó là Pippali, chính là tên của loại "tiêu dài” mà cho đến nay không còn được nhìn thấy ở châu Âu nữa. Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ từ thời xa xưa và là loại gia vị đưa đến châu Âu trong thời Hy Lạp và Rom cổ. Theo Theophrastus, những nhà triết học Hy Lạp thỉnh thoảng gọi nó là “cha của những loài thực vật” và đã được một học trò của Alexandơ dưới thời Aristot phân biệt là hai loại tiêu có tên là tiêu đen và loại thứ 2 gọi là tiêu dài vì cả hai trong chúng đều được sử dụng tại Roma và Hy Lạp thời bấy giờ. Tiêu Piper nigrum hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong các vùng nhiệt đới. Từ bờ biển Malaba thuộc Ấn Độ, tiêu đã được vận chuyển qua những con đường mòn trên lục địa cũng như trên biển bằng những con tàu được xây dựng bởi Rom và Ấn Độ đã giúp cho việc buôn bán thứ gia vị này trở nên thuận lợi và độc quyền. Tiêu trắng được đề cập đến đầu tiên bởi Dioscoridơ và trong thời kỳ đó người ta nghĩ rằng nó đến từ những cây tiêu khác hơn là cây tiêu đã tạo ra tiêu đen. Theo Ridley (1912) khoảng năm 77 sau công nguyên tuyên bố rằng: Tiêu dài có giá trị bằng 15 Dinơ cho 1 pau, còn tiêu trắng có giá là 7 Dinơ, tiêu đen là 4 Dinơ. Tiêu có thể được mang đến Java, Indonexia bởi những người thuộc địa Hindu trong khoảng giữa năm 100 trước công nguyên và năm 600 sau công nguyên, vì việc trồng trọt nó tại Archipelago, Indonexia, ít nhất cũng đã bắt đầu trong khoảng thời gian đó. - Phân loại: Cây tiêu: Piper nigrum L là một chi lớn có hơn 1000 loài hầu hết là cây dược liệu thân thảo, thân leo hoặc thân bụi mọc trong vùng nhiệt đới thuộc cả 2 bán cầu.Thuộc họ: Piperaceae; Có số nhiễm sắc thể 2n = 52. 2
  4. 1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG - Giá trị kinh tế: Tiêu là một gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Ngày xưa tiêu được sử dụng để làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh. Ngày nay là một mặt hàng quan trọng thương mại trên thị trường quốc tế. Trong suốt thế kỷ thứ XIII sự tăng trưởng kinh tế của Viên và Genoa cổ xưa một phần lớn là do việc buôn bán gia vị. Trong một khoảng thời gian dài suốt thế kỷ thứ XV để dành độc quyền việc buôn bán gia vị người Bồ Đào Nha đã chiếm lĩnh toàn bộ con đường thuỷ vận chuyển buôn bán Đông-Tây và sau đó là người Hà Lan, tuy nhiên Lisbon - thủ đô Bồ Đào Nha đã trở thành Trung tâm buôn bán gia vị lớn nhất thế giới. Vào đầu thế kỷ thứ XIX người Anh đã tổ chức trồng tiêu tại Malaysia mà chủ yếu được thực hiện bởi người Trung Quốc, và sau đó là tại Sarawat. Tại đó, tiêu thường được trồng kết hợp với Gambier (Uncaria gambir Hunt. Roxb). Tiêu đã được mang đến hầu hết các nước nhiệt đới. Những nhà sản xuất tiêu chủ yếu là Ấn Độ, Indonexia và Sarawat mà nay thuộc Malaysia, hằng năm sản xuất trên 20.000 tấn trong khoảng đầu thế kỷ XX. Trong những năm của thập niên 70 Brazil xuất hiện như là một nước đầy tiềm năng với sản lượng bình quân 10.000 tấn mỗi năm. Những nước khác có sản lượng ít hơn như Srilanka, Campuchia, Việt Nam và Singapor lại là Trung tâm buôn bán tiêu quan trọng hiện nay của thế giới. Hiện nay nhờ sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến đồ hộp sản phẩm hạt tiêu trở nên có một giá trị khá ổn định (Phan Quốc Sũng, 2000). Giá hồ tiêu bình quân giao động từ 2000-6000 USD/tấn tiêu đen trên thị trường thế giới. Giá hồ tiêu thường ở mức cao so với nhiều loại nông sản khác có cùng khối lượng, ngay cả khi giá tiêu xuống thấp nhất. Sự giao động về giá thường có liên quan đến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát (Phạm Văn Biên, 1989) và việc mở rộng diện tích trồng tiêu nhanh chóng trên thế giới. Có thể tham khảo vài thông tin về giá tiêu đen diễn biến trong hơn 20 năm qua như sau: 1979: 2300 USD; 1985: 3555 USD; 1986 (đầu năm): 5.500 USD; 1986 (cuối năm): 6700 USD; 2000: 3500 USD cho một tấn tiêu đen (Vũ Triệu Mân, 2000). - Giá trị dinh dưỡng và công dụng: Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hoà quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hoá học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12-14% nước và 86-88% chất khô, các chất khô trong hạt tiêu gồm có: Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ + 4,19 % là chất khoáng; Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ + 1,62% là chất khoáng. Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hoá tiết ra nhiều nước bọt và dịch vị hơn. Tiêu được dùng rất nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn trong thịt, hoặc tiêu cũng được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưa muối, nước sốt cà chua hay nấm v.v. Tiêu cũng được dùng trong y học để điều chế các loại thuốc để 3
  5. điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ít thấy được sử dụng trong các loại thuốc Tây. 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI 2.1. SẢN XUẤT: Tiêu bắt đầu sản xuất nhiều từ thế kỷ XX. Trong thời kỳ 1935-1939, sản lượng hạt tiêu bình quân hằng năm trên thế giới là 83.600 tấn, sau đó giảm chút ít còn 64.600 tấn năm 1954. Từ năm 1960 mức sản xuất không ngừng tăng lên, đạt Trung bình 160.000 tấn/năm trong thờì kỳ 1977-1979; 180.500 tấn trong năm 1980 và 181.900 tấn trong năm 1981, sau đó giảm xuống vì thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh. Trước những năm 1990, một số nước có sản lượng tiêu lớn trên thế giới có thể kể đến Brazil chiếm 27,35%, Indonexia và Malaysia mỗi nước chiếm 25,6% và Ấn Độ chiếm 18,3%. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới Quốc gia Diện tích (1.000ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Brazil 25,63 26,64 31,83 2.662,00 2.470,40 2.485,00 67,20 65,80 79,10 China 14,12 15,12 15,12 1.536,00 1.467,00 1.500,50 21,68 22,18 22,68 Ghana 4,0 4,48 4,78 625,00 629,50 631,90 2,50 2,82 3,02 India 215 220,25 224,02 237,20 260,60 269,00 51,00 57,39 60,26 Indonesia 90,00 93,00 90,00 1.008,20 1.014,70 1.055,60 90,74 94,37 95,00 Madagascar 3,99 4,02 10,39 401,00 1.120,30 266,60 1,60 4,50 2,77 Malaysia 13,80 13,50 13,40 1.521,70 1.481,50 1.417,90 21,00 20,00 19,00 Sri Lanka 30,03 31,33 31,15 594,70 592,40 587,20 17,86 18,56 18,29 Viet Nam 30,60 50,80 49,10 2.241,80 1.444,90 1.635,40 68,60 73,40 80,30 Africa 20,33 21,50 28,78 563,45 703,10 487,09 11,46 15,12 14,02 America 34,43 36,31 40,53 2.235,06 2.217,04 2.181,23 80,51 88,41 Asia 397,59 428,13 427,07 732,16 717,69 745,43 291,1 307,26 318,33 Oceania 1,82 1,84 1,86 92,01 92,39 92,62 0,17 0,17 0,17 World 454,17 487,78 498,21 843,56 826,30 844,89 383,1 403,06 420,93 Các nước sản xuất nhiều nhất thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Madagasca và Srilanka. Tổng sản lượng hồ tiêu trên thế giới đạt 351.000 tấn trong năm 2004, giảm 3% so với năm 2003, dự kiến trong năm 2005 của Việt Nam và Brazin sẻ giảm 12-15% do hạn hán và giá tiêu dùng đang ở mức thấp, trong khi sản lượng của Ấn Độ và Inđônêsia sẽ tăng chút ít. Sau năm 2003 thì Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, với sản lượng 85.000tấn, vượt cả Ấn Độ. Năng suất tiêu rất biến động theo từng vùng trên thế giới và theo trình độ thâm canh. 4
  6. 2.2. XUẤT KHẨU: Sản lượng xuất khẩu tiêu trên toàn thế giới trong năm 1999 khoảng 154 ngàn tấn, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 14% và trong năm 2000 khoảng 160 ngàn tấn Bảng 1.2: Lượng tiêu xuất khẩu của một số nước Sri Việt Năm Brazin India Indinesia Malaysia Lanka Nam Tổng 1995 21,259 24,541 56,129 13,991 2,278 17,900 139,201 1996 23,418 41,138 36,560 19,128 2,987 25,300 151,865 1997 13,961 37,816 33,011 24,808 3,279 23,500 141,767 1998 17,250 32,154 38,311 18,699 5,493 22,000 135,729 1999 19,615 45,156 35,227 21,534 3,754 28,000 158,267 2000 20,385 21,108 63,938 22,730 4,855 36,465 171,742 2001 36,585 21,459 53,291 24,929 3,161 56,506 198,075 2002 37,531 24,900 53,210 22,642 8,225 78,155 233,272 2003 37,940 17,787 60,596 18,530 8,240 74,600 226,290 2004 40,529 14,049 45,760 18,206 4,853 98,494 230,512 Nguồn: International pepper community Bảng 1.3. Số lượng xuất khẩu tiêu đen của 1 số quốc gia 1985-2004 Năm Brazin Ấn Độ Indonesia Malaysia Srilanka Việt Nam Khác Tổng 1995 19,401 24,324 36,094 9,829 2,278 17,900 2,110 111,936 1996 20,710 40,940 19,150 13,946 2,987 25,300 1,926 124,959 1997 12,961 37,513 11,388 19,054 3,279 23,500 1,403 109,098 1998 16,070 31,984 21,161 14,043 5,493 22,300 834 111,585 1999 17,735 45,004 11,657 16,057 3,754 28,000 1,520 123,727 2000 19,385 21,039 29,682 20,978 4,855 36,465 1,285 133,689 2001 34,785 21,312 23,654 23,117 3,161 56,506 1,538 164,073 2002 35,531 24,661 21,020 20,453 8,225 78,155 3,839 191,884 2003 35,940 17,475 36,000 14,567 8,240 70,100 4,837 187,159 2004 35,260 13,860 32,000 15,655 4,853 90,614 5,205 197,447 Nguồn: International pepper community 5
  7. Hiện nay, sản lượng tiêu xuất khẩu của nước nhiều nhất là Việt Nam hơn 98 ngàn tấn, Indonexia hơn 45 ngàn tấn, Malaysia khoảng hơn 20 ngàn tấn trong năm 2004. Bảng 1.4. Số lượng xuất khẩu tiêu trắng của 1 số quốc gia 1985-2004 Năm Brazin Ấn Độ Indonesia Malaysia China Việt Nam Tổng 1995 1,858 217 20,035 4,162 993 27,265 1996 2,708 198 17,410 5,182 1,408 26,906 1997 1,000 303 21,623 5,754 3,989 32,669 1998 1,180 170 17,150 4,656 988 24,144 1999 1,880 152 23,570 5,477 3,461 34,540 2000 1,000 69 34,256 1,752 976 38,053 2001 1,800 147 29,637 1,812 606 34,002 2002 2,000 239 32,190 2,189 4,770 41,388 2003 3,000 312 24,596 3,963 3,760 4,500 39,131 2004 5,269 189 13,760 2,551 3,425 7,880 33,074 Nguồn: International pepper community Trong năm 2004, lượng hồ tiêu xuất khẩu từ các nước sản xuất chính đạt trên 232.000 tấn, tăng 2,2% so với năm 2003, trong đó hồ tiêu Việt Nam tăng gần 24.000 tấn (32%) so với năm 2003, chiếm gần 43% thị phần của thị trường tiêu đen trên thế giới. Theo các nước xuất khẩu chính thì lượng tiêu được xuất khẩu dưới dạng thực phẩm chế biến ngày càng tăng. Ấn Độ, Malaysia và Madagasca là 3 nước xuất khẩu nhiều tiêu xanh. Trong năm 2004, Ấn Độ xuất 1540 tấn tiêu xanh, Malaysia xuất 150 tấn, và Madagasca xuất 600- 700 tấn. Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều dầu tiêu và oleoresin (dầu nhựa tiêu). Theo ước tính, trong năm 2004 Ấn Độ xuất được 64 tấn dầu tiêu và 1200 tấn oleoresin, Sri Lanka xuất 1,5 –2 tấn dầu tiêu và oleoresin (Nguyễn Tăng Tôn, 2005) . Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, do vậy lượng tiêu xuất khẩu của chúng ta tăng liên tục trong 10 năm qua, đáng chú ý là trong giai đoạn 2000-2002 và năm 2004. 2.3. NHẬP KHẨU. Hiện nay nhập khẩu tiêu hằng năm trên thế giới vào khoảng 250-300 nghìn tấn tiêu đen hạt/năm, lượng này tăng thêm 4-5% mỗi năm. Hiện nay thế giới có khoảng 120 quốc gia nhập tiêu, đứng đầu là Mỹ, cộng hoà Liên Bang Đức, Pháp và các quốc gia Trung Đông, Arập. Về tiêu xanh tình hình tiêu thu nhập khẩu hạn chế hơn. Khối lượng tiêu xanh 6
  8. tiêu thụ vào khoảng 2.000-3.000 tấn/năm, mỗi năm tăng khoảng 4%. Nước nhập khẩu nhiều tiêu xanh nhất là Đức, chiếm gần 70% lượng tiêu xanh nhập khẩu. Về dầu nhựa tiêu, mức tiêu thụ vào khoảng 500-1000 tấn/năm, mỗi năm tăng khoảng 6%, nước nhập dầu tiêu nhiều nhất là Mỹ, nước xuất khẩu dầu nhựa tiêu nhiều nhất là Ấn Độ. Thị trường chính của tiêu đen, tinh dầu tiêu, dầu nhựa tiêu là Bắc Mỹ, trong khi đó tiêu trắng là Châu Âu, trong năm 2004 thị trường này đã nhập 60% lượng tiêu tiêu thụ trên thế giới, tuy nhiên khoảng 30% lượng đó lại được tái xuất đi các nước khác. 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT: Cây tiêu được đưa vào nước ta trong khoảng thế kỷ thứ XVI, nhưng đến thế kỷ XVII mới được trồng (Chavalier; Phan Hữu Trinh và ctv 1987). Những vùng trồng tiêu đầu tiên là Hà tiên, Phú quốc sau đó mở rộng đến Phước Tuy, Bình Dương, Quảng Trị vào đầu thế kỷ thứ XIX. Hiện nay, Tây nguyên cũng chiếm một vị trí đáng kể tại hai tỉnh Đắklắk và Gia Lai gần 20.000 ha-năm 2004 (Nguyễn Tăng Tôn và ctv , 20005). Năng suất và chất lượng tiêu của nước ta đều đạt đến vị trí hàng đầu trong các nước sản xuất trên thế giới, khoảng 2-3 tấn/ha tại các vùng thâm canh cao (Phan Quốc Sũng, 2000). Sau năm 2003 thì Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, với sản lượng 85.000 tấn, vượt cả Ấn Độ. Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam từ 1994 – 2005 Năm D.tích 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (Ha) 7,500 9,800 12,800 17,600 27,900 36,100 47,900 50,500 51,300 52,50 N. suất 18,267 33,163 22,344 22,898 18,280 15,983 15,658 17,663 18,655 18,47 (kg/ha) S. lượng 13,70 32,500 28,600 40,300 51,000 57,700 75,000 89,200 95,700 97,00 (tấn) Nguồn: For information on the source of FAO statistical data Sản lượng hồ tiêu tăng nhanh là do tăng diện tích, từ 13.000 tấn năm 1997 tăng lên 97.000 tấn trong năm 2005. Tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu trong 2000-2005 không tăng, dao động từ 120-135 triệu USD/năm, chủ yếu là do giá tiêu giảm mạnh trong năm 2000. 3.2. XUẤT KHẨU: Xuất khẩu hồ tiêu theo tiêu chuẩn FAO (Fair Average Quality). Lượng xuất khẩu của hồ tiêu năm 2004 là 98.494 tấn, cao hơn so với dự kiến ban đầu (80-85 nghìn tấn) và cao hơn so với năm 2003 là 24.000 tấn. Trong đó xuất sang Châu Á là 40,9%, châu Âu 36,7%, Châu Mỹ và Châu Đại Dương là 149% và Châu Phi là 7,5%, phần còn lại là các nước khác (Nguyễn Tăng Tôn và ctv , 2005). Dự kiến trong năm 2005 lượng 7
  9. xuất khẩu khoảng 85-90 nghìn tấn. Giá hồ tiêu xuất khẩu trong năm 2004 là 1.352USD/tấn, giảm 67USD/tấn (4,7%) so với giá Trung bình năm 2003, mức này thấp hơn mức tiêu chuẩn của ASTA khoảng 300USD/tấn và thấp hơn so với tiêu chuẩn của Ấn Độ, Indonesia, Malaysia khoảng 900USD/tấn. Giá tiêu xuất khẩu trong năm 2004 tương đối ổn định, có xu hướng giảm nhẹ ngay sau khi thu hoạch, từ tháng 5 đến cuối năm. Do giá tiêu của Việt Nam thấp hơn so với năm 2003 nên giá trị xuất khẩu không tăng theo tỷ lệ xuất khẩu, chỉ tăng 26%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan 2005; đến 9-2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 81.818 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2004. Lưọng tiêu trắng đã xuất được 10.253 tấn, chiếm 12,5% tổng lượng xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 111,44 triệu USD, giảm 1,2% so với năm 2004 (112,73 Triệu USD). Bảng 1.6. Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam (2001-2004) Năm 2001 2002 2003 2004 Sản lượng (nghìn 56.509 78.155 74.638 98.494 tấn) Trị giá (triệu USD) 90,46 109,31 105,98 133,72 Nguồn: VAP, 20004; IPC, 1/2005 8
  10. Bài 2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TIÊU 2.1. RỄ TIÊU - Rễ cọc: Loại rễ này chỉ có khi chúng ta trồng tiêu bằng hạt, chỉ có một rễ duy nhất, hướng địa, có thể đâm sâu xuống đến 3-5m. Làm nhiệm vụ hút nước, dinh dưỡng ở tầng đất sâu, giữ vững cho cây. Tính chịu hạn của tiêu phần lớn phụ thuộc vào loại rễ này. - Rễ cái: Rễ này có nhiều hơn khi chúng ta trồng tiêu bằng cành giâm. Số lượng rễ cái có từ 3-6 cái với nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng ở tầng sâu. Các rễ này có thể đâm sâu đến 4m (Terada và Chiba, 1971). Có chiều hướng mọc theo chiều ngang. - Rễ phụ: Cả hai tác giả Blacklock (1954) và de Waard (1964) đã chú ý đến hệ thống những rễ cạn (rễ phụ). Terada và Chiba (1971) cho rằng 85-90% rễ hút tập Trung ở lớp đất mặt 30cm trên đất ở vùng Amazon và có từ 90-98% loại rễ này tập Trung ở lớp đất mặt 40 cm. Phan Hữu Trinh et al., (1987) cho rằng các rễ phụ thường mọc thành chùm theo chiều ngang tập Trung ở tầng đất 15-40cm, làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng ở tầng mặt. Các rễ phụ thường được tạo nên từ rễ khí sinh tại đốt thân hom, mọc theo chiều ngang và có khả năng phân nhánh tốt hơn rễ chính (Bộ môn cây công nghiệp-ĐHNN, 1967). Trong điều kiện canh tác tốt hệ thống rễ của tiêu thường tập Trung ở tầng 0- 30cm trong năm trồng đầu tiên và 0-50cm trong năm trồng thứ hai. - Rễ khí sinh: Ngoài hai loại rễ hút nước và dinh dưỡng chính, cây tiêu còn có rễ khí sinh thường mọc ra tại các đốt thân tại một số loại thân cành nhất định và làm nhiệm vụ bám giữ cho dây tiêu đứng vững trên trụ tiêu. Rễ khí sinh thường không có khả năng hút dinh dưỡng và nước. 2.2. THÂN: Tiêu Piper nigrum là một loại cây dây leo có gỗ, không có lông và sống lâu năm. Trong điều kiện canh tác tốt khi độ cao bị hạn chế, cây trưởng thành có dạng “cột bụi” và cao khoảng 4m, đường kính bụi hơn kém khoảng 0,5 m. Thân tiêu là loại thân thảo mềm dẻo, nhiều đốt, dạng hình cây leo. Thân tiêu được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ. Kích thước các mạch này khá lớn nên cây tiêu thường có phản ứng khá nhanh với nước và phân bón (Phan Hữu Trinh et al., 1986). Hệ thống bó mạch được rãi ra như trong cây một lá mầm. Mạch gỗ dưới dạng bó vòng nguyên thuỷ trong thân leo non, phát triển thành hai bản dẹt được tách đôi bởi mô mạch rây, như là phần ruột với những phần nhô ra của tế bào mô cứng. 2.3. CÀNH TIÊU: Theo Blacklock (1954) và de Waard (1964) cành tiêu có hai dạng, bao gồm cành leo dinh dưỡng mọc thẳng đứng mà sẽ tạo thành bộ khung thân chính của cây tiêu. Cành này có đường kính tối đa ở gốc từ 4-6cm, có thể có những lớp bần mỏng bao bọc bên ngoài, thường mọc lên ở phần dưới gốc ở những cây đã trưởng thành. Độ dài của 9
  11. các lóng từ 5-12cm, tại mỗi đốt phình to ra và mang 1 lá mọc cách, một chồi nách có thể cho ra một cành quả mọc nghiêng và rễ bất định ngắn có thể bám chặt vào trụ đỡ. Những cành quả thứ cấp thì không có rễ bám, khả năng phân cành quả cấp 2 và 3 còn tuỳ thuộc vào cách chăm sóc, giống và mật độ. Cành quả thường dài tối đa là 1m. Hình 2.1. Các loại cành trên cây tiêu 1.Cành tược(cành vượt), 2. Cành lươn (dây lươn), 3. Cành ác (cành mang quả) Cây tiêu mọc từ hom là cành quả thường cho quả rất sớm (sáu tháng sau trồng) nhưng không leo bám mà mọc thành bụi, cho năng suất rất thấp và tuổi thọ khoảng 6-7 năm (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Theo Blacklock (1954) và Waard (1964) cho rằng có hai loại cành thân, nhưng chỉ có loại chồi vươn thẳng mới có thể cho ra những loại chồi leo bám hơn và có thể dùng để nhân giống. Phan Hữu Trinh et al., (1987) đã bổ sung một cách chi tiết về đặc tính của các loại cành dinh dưỡng. Theo đó thì cành tiêu có thể chia làm ba loại gồm cành ngang cho quả như đã được mô tả bởi de Waard (1964), tuy nhiên cành dinh dưỡng có thể được phân ra làm hai loại cành đó là: Cành tược (vượt) và cành lươn. Cành lươn không có rễ khí sinh và cũng không có cành quả mọc ra từ nó trong một giai đoạn 1 đến vài năm đầu sau trồng. Loại cành này vì thế không thể leo bám được trong giai đoạn đầu (cây con). Cây con mọc từ hom lấy từ cành lươn thường cho 10
  12. quả muộn hơn là cây con lấy hom từ cành tược từ 1 đến hai năm. Tuy nhiên, cây tiêu xuất phát từ hom dây lươn thường có tuổi đời cao hơn và thời gian kinh doanh dài hơn. Nhóm tác giả này cũng cho rằng năng suất tiêu trong thời gian sau cũng cao hơn tiêu được trồng bằng cành tược 2.4. LÁ: Lá mọc cách trên cả thân và cành, cuống lá ngắn dài từ 1-2cm có đường rảnh phía bên trên, 5 đôi gân chính, hình trái tim. Hai lá kèm ở bên thì bao bọc cuốn lá và mầm non, thường quay ngược, khi mầm non phát triển và lá thật lớn lên thì hai tai lá này rụng đi (Bộ môn cây công nghiệp - ĐHNN, 1967). Phiến lá hình o-van, láng như da, không cân đối, đầu mủi phiến nhọn, phía cuối tù và phần giữa phình tròn. Phiến lá thường có màu xanh sẩm sáng ở phía trên và nhạt hơn ở phía dưới. Về cỡ lá thay đổi rất lớn tuỳ theo giống và có thể dài từ 8-20 cm hoặc hơn và 4-12 cm hoặc hơn về chiều rộng và thường có 5-7 gân chính. Trong bóng râm lá thường to hơn ngoài sáng và đời sống của một lá thường trong khoảng 1 năm. 2.5. HOA VÀ KIỂU PHÁT HOA - Đặc điể m hoa cây tiêu: Gié hoa như giá treo được mọc ra từ phía đối xứng của lá trên những cành quả, dài từ 3-15cm, mang từ 50-150 hoa nhỏ được sinh ra từ những trục có những lá bắc mập hình ô-van. Hoa tiêu là đơn tính đồng chu, dị chu hay lưỡng tính. Theo Krishnamurthi (1969) cho rằng tiêu leo ở tình trạng hoang dại phần lớn là đơn tính dị chu, nhưng hầu hết các loại được trồng là lưỡng tính, mà đây là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo và sự nhân giống vô tính của con người qua nhiều thế hệ. Ông cũng cho rằng những giống khác nhau cho thấy những khả năng biến động lớn về thành phần hoa lưỡng tính trên gié của chúng. Thành phần hoa lưỡng tính càng lớn thì khả năng thụ quả càng cao và hầu hết những giống phổ biến có năng suất cao có từ 70- 98% hoa lưỡng tính. Abraham đã cho rằng trong điều kiện che bóng dày đặc những loại tiêu lưỡng tính sẽ cho ra nhiều hoa cái hơn và ít hoa lưỡng tính hơn. - Cấu tạo hoa của cây tiêu: Hoa tiêu sắp xếp trên gié theo hình xoắn ốc. Khi hoa mới mọc có màu xanh nhạt và khi nở có màu vàng nhạt. Phía dưới mỗi hoa có một lá bắc sớm rụng. Hoa tiêu không có bao hoa và có 2-4 nhị đực nhỏ được sinh ra trên một phía của bầu nhụy trong hoa lưỡng tính và hoa dài khoảng 1mm với 2 bao phấn nhỏ có hai túi. Bầu nhụy hình cầu không có cuống, một noãn, có 3-5 núm nhụy mập mạp nổi lên cao hơn được bao phủ bằng chất nhầy có màu trắng khi có thể nhận phấn và sau đó thì hoá nâu. Nghiên cứu về mặt sinh hóa của hoa, giúp ta hiểu được cách thụ phấn của hoa, do đó hiểu được sự kết trái. Việc này rất quan trọng đối với tiêu vì hiện nay 1 số giống tiêu cho trái rất ít. Hơn nữa việc hiểu biết về cách thụ phấn của tiêu rất cần thiết để lai tạo giống nhằm tìm ra được các giống mới có khả năng chống sâu bệnh tốt hơn. Tạo điều kiện cho hoa ra nhiều, đậu trái tốt hơn đạt năng suất cao hơn. - Sự phân hoá hoa: Khi gặp điều kiện hạn trong vòng 15 ngày (khoảng tháng 3 hoặc tháng 7), thì làm cho Acid absisic tăng lên, acid giberilic và acid cytokinin giảm xuống là điều kiện tốt kích thích sự phân hoá mầm hoa phát triển hình thành hoa. Tức 11
  13. là làm giảm quá trình sinh trưởng dinh dưỡng tăng quá trình sinh thực. Nên trong thời gian này chúng ta không cần tưới nước cho tiêu cho đến lúc đạt ẩm độ cây héo. để ngăn cản việc tạo acid giberilic và acid cytokinin, làm tăng Acid absisic nhằm thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa. Nơi nào mà cây tiêu vào giai đoạn phân hoá mầm hoa gặp gặp thời tiết khô nóng thì thuận tiện cho quá trình này và hoa ra tập trung. Điều kiện ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì thời gian này đang là mùa khô (tháng 10) nên thích hợp cho sự phân hoá và hình thành hoa. - Quy luật hình thành hoa và nở hoa Tới mùa trổ hoa những búp non ở đốt cành quả bắt đầu nhú lên. Lá bắc bao bọc chung quanh rụng dần chỉ còn lại một lá bắc. Lúc đầu mầm gié hoa còn nằm dưới bẹ lá mọc lên trong sự che chở của lá bắc và hai phiến lá non. Sau đó do phiến lá non vươn mạnh hơn nên vượt ra khỏi lá bắc, vào lúc này gié hoa non chỉ còn được lá bắc che chở. Đến khi gié hoa dài khoảng 1cm, nó ló ra khỏi lá bắc và bắt đầu tiếp xúc với điều kiện khí hậu bên ngoài. Đồng thời lúc này lá bắc thường rụng đi. Trong thời điểm này gié hoa non rất nhạy cảm và dễ rụng khi điều kiện bên ngoài bất lợi. Tuy nhiên một mầm hoa thứ hai có thể được hình thành khi cây có đủ sức khoẻ. Gié hoa cong xuống (hướng địa) vài ngày sau khi xuất hiện. Các hoa lúc này vẫn chưa nhìn thấy được vì nó còn nằm trong các vảy bắc. Sự nở hoa bắt đầu từ cuống gié dần cho đến đầu gié trong một khoảng thời gian từ 7-8 ngày. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện gié cho đến khi các núm nhụy cái nở (thò ra) phá vỡ vảy bắc kéo dài 20-21 ngày trên toàn bộ gié hoa, gié lúc này trở thành một chùm hoa cái. Hoa tiêu lưỡng tính lúc bắt đầu phát triển, núm nhụy thò ra 3-8 ngày trước khi bao phấn mở ra. Theo Martin và Gregory (1962) đã cho thấy tại Puerto Rico rằng núm nhụy có thể nhận phấn kéo dài đến 10 ngày và khả năng nhận phấn có thể xảy ra 3-5 ngày sau khi núm nhụy thò ra. Người ta thấy rằng những giống lưỡng tính như Balamcotta, và Kalluvalli là giống tự thụ phấn. Sự tự thụ này có thể xảy ra mà không cần đến những tác động của gió và mưa. Mặc dù mưa không đóng một vai trò chính trong quá trình thụ phấn, nhưng ẩm độ không khí cao lại có một vai trò quan trọng. Trước hết nó tạo thuận lợi cho sự phân tán hạt phấn ra khỏi bao phấn và hơn nữa ẩm độ cao giúp vòi nhụy giữ sự cương được lâu để dễ dàng tiếp nhận hạt phấn (Phan Hữu Trinh et al., 1987; Phan Quốc Sũng, 2000). Hạt phấn mang nhiều chất dính, trong trường hợp mưa nhẹ sẽ làm vỡ những hạt chất dính của hạt phấn và làm cho hạt phấn bám vào chất nhầy của núm nhụy do đó đã gia tăng hiệu quả của sự phân bố hạt phấn. Đời sống của hạt phấn kéo dài 2-3 ngày. Hạt phấn cũng bị mất trong không khí. Kiến thường được nhìn thấy trên các hoa, nhưng việc côn trùng trợ giúp như thế nào cho việc thụ phấn đến nay vẫn chưa được biết. Sự thụ phấn dường như là được xác định cụ thể trong từng gié hoa riêng lẻ, vì thế sự tự thụ phấn nhìn chung là xảy ra trên hoa lưỡng tính. 2.6. QUẢ VÀ HẠT: Thuộc loại quả hạch tròn không có cuống, đường kính 4-7mm có một vỏ quả 12
  14. mềm có nhiều thịt sinh ra từ gié dài 5-15cm. Mỗi một gié có thể cho ra từ 50-60 quả (hạt). Quả mang 1 hạt duy nhất. Quả chưa chín thì có màu xanh sau đó vỏ quả ngoài sẽ chuyển đỏ khi chín và đen khi khô. Hạt có đường kính 3-4mm, có một phôi nhỏ, một nội nhũ nhỏ và một ngoại nhũ lớn. Trọng lượng 100 hạt thay đổi từ 3-8g, trung bình khoảng 4,5g. Từ tiêu tươi sau khi phơi sấy thành sản phẩm thương mại, trọng lượng bình quân giảm 65%. Quả tiêu gồm có hai phần vỏ quả và hạt. Phần vỏ quả được chia thành vỏ quả ngoài nằm ở ngoài cùng được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào màu sẫm còn gọi là biểu bì. Sau đó là phần trung quả bì, có nhiều tế bào vỏ dày, vỏ mỏng và tế bào chứa tinh dầu cùng những bó mạch. Vỏ trong (nội quả bì) chứa những tế bào hình móng ngựa. Phần hạt bao gồm có vỏ hạt, ngoại phôi nhủ, khoang lá mầm, phôi nhủ, phôi và bó mạch (Phan Hữu Trinh et al., 1987). 13
  15. Bài 3 SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY TIÊU 3.1. SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN 3.1.1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TIÊU Trong sản xuất cây tiêu thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính (cành hom), chúng không có biểu hiện rõ rệt về phát dục giai đoạn. Căn cứ đặc điểm sinh trưởng phát dục và kỹ thuật trồng trọt có thể chia đời sống cây hồ tiêu làm bốn thời kỳ gồm: Thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ sinh trưởng phát quả, thời kỳ sản lượng cao và thời kỳ già cỗi. - Thời kỳ sinh trưởng Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Trong thời kỳ này phần trên và phần dưới mặt đất đều sinh trưởng rất nhanh. Cây tăng trưởng nhanh về chiều cao, số nhánh, thân mới và hình thành tán. Thời kỳ này dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào giống, thời tiết khí hậu, phương pháp tạo hình tỉa cành. Các giống tiêu lá to thường lâu cho quả hơn những giống tiêu lá nhỏ. Cành hom là cành lươn sẽ lâu cho quả hơn hom là cành tược hay cành quả. Biện pháp đôn dây bấm ngọn có thể thúc đẩy nhanh khả năng ra hoa sớm của cây tiêu trồng bằng dây lươn. Đối với tiêu trồng bằng phương pháp vô tính (hom) thời kỳ này khoảng từ 2-4 năm, trồng bằng hạt là 5 năm. Trong thời kỳ này cần tăng cường chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hệ rễ phát triển để làm cơ sở xúc tiến sự tăng trưởng của toàn bộ cây. Đồng thời chú ý giải quyết cây trụ (choái) và ngắt ngọn kịp thời, tỉa cành để nhanh chóng hình thành tán và ra hoa kết quả sớm. - Thời kỳ sinh trưởng, phát triển quả Thời kỳ này kéo dài từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho tới trước thời kỳ sản lượng cao, nói chung kéo dài khoảng 1-2 năm. Thời gian dài ngắn khác nhau tuỳ theo giống. Giống lá tothời gian sing trưởng ngắn hơn giống lá nhỏ. Trong thời kỳ này cả hai phần trên mặt đất và dưới mặt đất vẫn đang phát triển mạnh, đồng thời cây vẫn ra hoa kết quả, tán cây không ngừng phát triển về bề rộng. Cần chú ý cung cấp nước phân kịp thời, điều tiết giữa sinh trưởng và sản lượng sao cho cành và thân vẫn tiếp tục sinh trưởng để hình thành số lượng cành quả được nhiều hơn làm cơ sở cho giai đoạn sản lượng cao. - Thời kỳ sản lượng cao Là lúc cây ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao nhất trong chu trình sống của cây tiêu. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng giảm, sinh trưởng sinh thực chiếm ưu thế. Đỉnh ngọn các cành chết khô từng phần, tán cây ở thế ổn định về sinh trưởng đồng thời sản sinh một lượng lớn các loại cành quả cấp 3 và 4 và sản lượng lúc này đạt cao nhất. Thời kỳ này nếu quản lý chăm sóc không tốt, rất dễ làm cho cây chóng suy yếu, có thể sinh ra hiện tượng ra quả cách năm. Do vậy nước và phân cần được cung cấp 14
  16. đầy đủ, chú ý cắt tỉa hợp lý giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, xúc tiến cho cành nhánh phát triển một lượng nhất định để có cơ sở kéo dài thời kỳ sản lượng cao và ổn định. - Thời kỳ già cỗi Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng cho đến khi cây hết khả năng cho quả. Thời gian đầu cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành quả bị chết khô tăng lên, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kỳ này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và chăm sóc. Nước và phân bón cần cung cấp đầy đủ, cắt tỉa kịp thời những cành khô có thể chọn để giữ lại một số thân mới và vun gốc. Nếu chăm sóc tốt thời kỳ này có thể kéo dài 7-8 năm. 3.1.2. CHU KỲ PHÁT DỤC CỦA TIÊU TRONG MỘT NĂM Khi cây tiêu bước vào giai đoạn kết quả thì chu kỳ phát dục của cây tiêu được chia làm 4 giai đoạn trong một năm bao gồm thời kỳ nảy chồi, thời kỳ sinh trưởng nở hoa, thời kỳ sinh trưởng phát dục của quả, thời kỳ quả chín. - Thời kỳ nảy chồi Thời kỳ này bắt đầu từ lúc chồi phình to và lá vẩy bắc bị nứt ra. Nẩy chồi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và sức khoẻ của cây. Ngoài ra, mức độ sinh trưởng phát dục của cây cũng có những liên quan đến thời kỳ nảy chồi. Tại khu vực Bắc Miền Trung thời kỳ này thường rơi vào tháng 8-9 và tháng 2-3 là giai đoạn đầu và cuối mùa mưa tiết trời ấm và ẩm độ đủ. Nhiệt độ trong giai đoạn này thường lớn hơn 180C. Cây còn non thì khả năng nẩy chồi mỗi năm có thể lên đến 2-3 lần, cây trong thời kỳ ra quả sự nảy chồi chỉ xảy ra một lần, cây ra quả ít có thể xảy ra hai lần nảy chồi trong năm. Trên một cây chồi thường nẩy từ trên ngọn xuống gốc. Đặc điểm của thời kỳ này là phân hoá tổ chức mầm hoa cho nên phải bón phân hợp lý, cắt bỏ những cành yếu, cành dinh dưỡng không theo định hướng, để tập Trung dinh dưỡng xúc tiến gié hoa, tăng số lượng hoa và tỷ lệ kết quả. - Thời kỳ sinh trưởng nở hoa Bắt đầu từ sau khi nẩy chồi (hoa và cành) khoảng 10-12 ngày, cành sinh trưởng lớn lên, cho đến khi hoa nở xong. Giai đoạn này kéo dài từ 40-60 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống và sức khoẻ của cây. Tại Malaysia do mùa mưa phân bố khá đều trong năm nên có đến hai thời kỳ ra hoa trong năm là tháng 11-1 và tháng 8-9. Tại Ấn Độ mùa ra hoa chính là tháng 5-6. Tại Miền Nam và Tây Nguyên có mùa khô rõ rệt, mùa ra hoa vào đầu mùa mưa là tháng 5-6 và tại Bình Trị Thiên mùa ra hoa là tháng 8-9 hay tháng 9-10. Nếu mưa đủ thì thời kỳ sinh trưởng và ra hoa sẽ sớm và kéo dài, nếu nhiệt độ thấp và hạn thì thời kỳ ra hoa ngắn và muộn. Trong thời kỳ này quá trình thụ phấn diễn ra nên rất cần ẩm độ không khí cao (>90%), ẩm độ đất đủ và ít gió (<1m/s). - Thời kỳ sinh trưởng phát triển quả Thời kỳ phát triển quả thường kéo dài 5-6 tháng kể từ khi quả vừa được hình thành. Sau khi hoa thụ tinh 10 ngày thì tử phòng bắt đầu phình to và thời kỳ hình 15
  17. thành quả bắt đầu. Sau khi quả hình thành trong vòng 30-120 ngày tốc độ sinh trưởng của quả lớn dần, sau đó giảm dần cho tới lúc ngừng hẳn. Nếu không đủ dinh dưỡng hay gặp hạn thì một số quả và gié sẽ rụng. Đạm, lân và nước là ba yếu tố cần thiết trong thời kỳ này để thúc đẩy quả phát triển nhanh, hạn chế rụng quả. - Thời kỳ quả chín Tính từ lúc quả ngừng sinh trưởng đến lúc quả chín. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tháng. Đây là giai đoạn phát triển hạt, hạt tích luỹ dinh dưỡng, hương vị. Tại Miền Nam và Tây Nguyên quả chín thường rơi vào tháng 1-2. Có khí kéo dài đến tháng 4-5 cho những lứa hoa trễ. Tại Bình Trị Thiên quả chín vào tháng 5-6-7. Phân kaly rất cần trong giai đoạn này để tăng phẩm chất hạt, trọng lượng hạt và chín đều. Sau khi thu hoạch nên bón một lượng phân để bồi bổ cho cây làm cơ sở cho năm sau. Điều kiện khô ráo là cần thiết để thu hoạch tiêu có chất lượng. 3.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY TIÊU 3.2.1. YẾU TỐ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Cây tiêu nguyên gốc ở vùng nhiệt đới ẩm có phạm vi phân bố trong vòng 200 vĩ bắc và nam, với điều kiện tiểu khí hậu tốt cây tiêu có thể trồng trên những vùng có vĩ độ cao hơn như tại Hà Khẩu, Vân Nam (22027). Tuy nhiên cây tiêu có đặc tính chung là sợ gió, sợ úng, sợ lạnh và cần đất tốt, ẩm độ không khí cao. Cây tiêu thích hợp với vùng nhiệt đới ẩm. Nó đòi hỏi một lượng mưa phân bố đều và nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao. Nó được canh tác một cách có hiệu quả trong khoảng vỉ độ 200 Bắc và Nam. Nhưng hầu hết những vùng tiêu trồng với mục đích buôn bán thường ở vùng gần xích đạo hơn (nhỏ hơn 150 Bắc - Nam). Tiêu cũng được trồng ở cao trình 1500m, nhưng sẽ thích hợp nhất ở mức độ 500m trở xuống. - Nhiệt độ Cây tiêu thích hợp với điều kiện nhiệt độ cao và nhiệt độ là yếu tố phân bố giới hạn vùng trồng tiêu trên thế giới. Tại vùng tiêu nguyên sản Ấn Độ nhiệt độ bình quân từ 25-270C. Biên độ nhiệt chênh lệch các tháng là 30C-70 C. Nhiệt độ cao nhất không vượt quá 400C và thấp nhất không dưới 100C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của cây tiêu. Tuỳ theo mức độ nhiệt thấp khác nhau và thời gian chịu nhiệt độ ấy mà những thiệt hại sẽ khác nhau. Ở mức nhiệt 150C kéo dài cây tiêu sẽ ngưng sinh trưởng. Dưới 100C kéo dài trong 5 ngày hoặc dưới 60 C kéo dài trong 3 ngày cây tiêu bắt đầu bị hại, tại các lá ngọn bị thâm đen, héo và rụng dần, các đốt non cũng bị hại nếu bị sương giá và có thể gây chết và rụng đốt. Nhiệt độ quá cao cũng không có lợi cho sinh trưởng của cây tiêu. Kết quả một thí nghiệm của Trung Quốc cho thấy ở nhiệt độ 390C lá non của cây non thường bị hại. Trong điều kiện không tủ gốc của mùa hè, nhiệt độ mặt đất có thể lên đến 52,50C vì thế thân cành cây non cũng bị cháy khô. Tại những độ tuổi khác nhau tiêu cũng thường có phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Cây còn non thường nhạy cảm hơn đối với những điều kiện nhiệt độ bất thường (cao quá hay thấp quá). Làm giàn che là biện pháp tốt không những để giảm cường độ 16
  18. ánh sáng mà còn giảm được sự gia tăng của nhiệt độ vào ban ngày hoặc cây choái sống cũng là một cách tốt trong mục đích trên. Nhiệt độ bình quân ở Miền trung Việt Nam dao động từ 24,7-270C vì thế khá thích hợp cho cây tiêu phát triển. Paulose (1973) cho rằng những vùng trồng tiêu chủ yếu của Kerelar có lượng mưa bình quân hằng năm hơn 3000mm được phân bố trong 8-10 tháng với nhiệt độ hằng ngày trãi trong khoảng 280 C-350C. Tại Kuching nhiệt độ bình quân tối đa trong khoảng 260C, tối thiểu có thể rơi xuống 180C.Về mặt nhiệt độ, một số kết quả nghiên cứu đã kết luận là cây tiêu có thể trồng được ở khu vực 200 bắc và nam vĩ tuyến, nơi có nhiệt độ bình quân từ 18-350 (Phan Hữu Trinh và ctv-1988). - Nước: Nhìn chung yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm là rất cần thiết cho sinh trưởng của cây tiêu. Lượng mưa Trung bình hằng năm tại vùng nguyên sản là 2900 mm/năm với một mùa hạn không rõ rệt. Nhiều vùng trồng tiêu trên thế giới và trong nước có lượng mưa giao động từ 1900-3000mm/năm. Cũng có những nơi có lượng mưa rất thấp như Madagasca lượng mưa chỉ là 1038mm/năm cây tiêu vẫn có thể sinh trưởng phát triển được. Lượng mưa từ 2500mm trở lên được xem là thích hợp nhưng trong một phần của Ấn Độ cây tiêu sinh trưởng tốt ở lượng mưa ít hơn con số Bảng 3.1. Lượng mưa tại những trạm ở Ấn Độ và Sarawat Ấn Độ Semangok (Sarawat) Tháng Negumanga Todupuzda Tổng lượng Số ngày d (mm) (mm) mưa (mm) mưa 1 25 20 818 25 2 26 33 539 19 3 59 71 280 20 4 186 208 331 22 5 241 300 256 22 6 447 772 229 18 7 274 767 184 18 8 165 549 328 22 9 180 328 310 15 10 363 432 398 27 11 246 218 341 25 12 74 51 350 23 Tổng số 2286 3749 4364 256 17
  19. nói trên. Theo Maistre (1964) lượng mưa trong hai vùng trồng tiêu tại Ấn Độ là 2286mm tại Negumangat và 3749mm tại Todupuzha. những chi tiết về vấn đề này được diển tả trong bảng 3.1. Lượng mưa cao nhất thường đến vào mùa hè tại những vùng trồng tiêu tại Ấn Độ. Lượng mưa tại Trung Tâm Nghiên cứu Nông Nghiệp Semangok vào năm 1970 được dựa trên tường thuật hằng năm của Bộ Nông Lâm Nghiệp Sarawat (bảng 3.1) với tổng lượng mưa là 4364mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 1 (818mm), lượng mưa cao nhất trong một ngày là 178mm. Mưa rơi trong khoảng 256 ngày/năm. Số giờ chiếu sáng bình quân là 4,2 giờ và độ ẩm tương đối Trung bình là 86,2%, nhiệt độ Trung bình là 250C. Tại Bangka lượng mưa hằng năm biến động trong khoảng 2286 mm đến 3048 mm, mưa rơi trong khoảng 136 ngày đến 176 ngày. Tại nước ta, nhiều vùng trồng tiêu nổi tiếng năng suất cao và chất lượng tốt nhưng lại có chế độ mưa và lượng mưa khá khác nhau. Theo bộ môn cây công nghiệp ĐHNN Hà Nội (1967), nếu mưa tập Trung với một lượng lớn 300mm trong tháng 5 và 6 hoặc mưa trên 500 mm kéo dài trong ba tháng có thể gây bất lợi trong sinh trưởng của cây tiêu (bảng 3.2). Theo Phan Quốc Sũng (2000) và Phan Hữu Trinh et al., (1987) để cây tiêu sinh trưởng tốt cho năng suất cao thì cần lượng nước đầy đủ quanh năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn phân hoá mầm hoa nó yêu cầu có tiểu hạn để có thể ra hoa sai và tập Trung. Bảng 3.2: Sự phân bố mưa ở một số vùng trồng tiêu trụyền thống tại Việt Nam (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Địa danh Hà tiên 12 14 49 136 231 240 311 260 241 237 129 47 1907 Quảng trị 171 57 68 51 99 75 88 77 397 565 566 305 2519 Vỉnh Linh 133 69 46 38 67 82 95 208 421 872 357 253 2641 Đồng Hới 42 37 43 48 99 74 107 113 439 509 343 137 2015 Nguồn: Số liệu khí tượng VN (số liệu bình quân từ 6-46 năm) Trong thời kỳ tiêu chín nó cũng cần một mùa khô ít gay gắt và không kéo dài. Ẩm độ không khí trong vườn tiêu luôn giữ ở 75-90% sẽ thuận lợi cho tiêu sinh trưởng phát triển, đặc biệt vào thời kỳ hoa nở cây tiêu cần ẩm độ không khí cao để kéo dài thời gian thụ phấn. - Ánh sáng và gió: Nguồn gốc cây tiêu leo dưới bóng của một cây khác nên bản chất là ưa râm (bóng). Tuy nhiên mức độ bóng râm còn tuỳ thuộc vào giống và tuổi cây. Giống 18
  20. tiêu Quảng Trị đòi hỏi bóng râm nhiều hơn các giống khác. Khi tiêu đã phủ trụ nó có nhu cầu về cường độ ánh sáng lớn nhất so với trước đó. Trong thời kỳ này nếu bị che bóng quá nhiều lá tiêu sẽ lớn và xanh đậm, tỉ lệ hoa cái nhiều trong những gié hoa lưỡng tính. Một thí nghiệm tại Jamaica đã cho thấy sự cần thiết của bóng râm trong giai đoạn mới lập vườn tiêu và khi tiêu đã lớn thì không cần bóng rợp nữa. Nhìn chung, bóng rợp cho tiêu sẽ giảm dần từ 40% xuống 20% mức độ che phủ từ khi cây nhỏ đến khi cây lớn. Gió có thể làm cho việc bốc thoát hơi gia tăng làm bất lợi cho sinh trưởng và quá trình thụ phấn của cây tiêu. Tốc độ gió lớn sẽ làm cho vườn tiêu bị gãy đổ hoặc xơ xác, hoa tiêu không đậu quả. Mức độ gió nhỏ hơn 2m/s, không khô nóng là điều kiện lý tưởng cho việc trồng tiêu. Những vùng phía đông Trường Sơn thuộc Bắc Trung Bộ nước ta thường có gió Lào khô và nóng đã gây hạn chế đến sinh trưởng của tiêu rất lớn, tuy nhiên thời kỳ gió xuất hiện không rơi vào giai đoạn tiêu ra hoa nên ít gây thiệt hại lớn về năng suất. Việc trồng tiêu vào tháng 9-10 hằng năm tại vùng Bình Trị Thiên cây thường gặp bất lợi về nhiệt độ thấp và gió bão nên tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn này thường kém hơn các vùng khác trong nước. 3.2.2. YẾU TỐ ĐẤT ĐAI Theo Blacklock (1954) đất lý tưởng cho việc trồng tiêu là đất bồi, đất phù sa (alluvium) thoát nước tốt có hàm lượng mùn cao nhưng những đất như thế là tương đối hiếm. Một cách tương tự, Krishnamuthi (1969) cho rằng tiêu được trồng tốt trên những đất mới khai hoang, những loại đất lateritic có hàm lượng mùn cao và có bản chất thoát nước tốt. Theo de Waard (1964) mức độ thành công cho một loại đất trồng tiêu nào đó phụ thuộc vào những đặc tính theo sau của đất: (1) Thoát nước tốt; (2) Khả năng giữ nước thích hợp; (3) Cấu trúc đất tơi xốp; (4) pH cao;(5) Giàu dinh dưỡng dự trữ trong đất. Có khá ít vùng có thể đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt này, nhưng cây tiêu vẫn có thể trồng trên nhiều loại đất, bằng những phương pháp truyền thống như tại Sarawat nơi mà đất nung được un trên khắp bề mặt của gốc rễ và đã cải thiện được kết cấu đất và giảm được độ chua. Hầu hết những vườn tiêu tại Sarawat được trồng trong những cánh đồng gợn sóng hoặc trên những đồi dốc với những độ dốc khác nhau, đất thường có hàm lượng sét nâu đỏ nhạt cao với nhiều thành phần oxýt sắt. Ở vùng gần biển đất có thể có hàm lượng cát (silic) cao và tương đối dễ canh tác. Những cố gắng trồng trên đất than bùn (Peat soil) tại Sarawat đã tỏ ra không thành công, có thể là do những khó khăn trong việc đáp ứng hệ thống thoát nước thích hợp. Trên những lô đất dốc sự xói mòn đất thường là vấn đề lớn trừ khi phải làm ruộng bậc thang hay có những biện pháp bảo toàn đất thích hợp được thực hiện. Theo Paulose (1973) tiêu được trồng tại Ấn Độ trên nhiều loại đất khác nhau chẳng hạn như đất mùn đỏ (red loams soil), đất mùn cát (sandy loams soil), đất mùn sét (clay loam soil) hay đất đỏ đá ong (lateritic soil). Tuy nhiên trong những đồn điền tốt nhất cây tiêu thường được trồng trên những đất mới khai hoang giàu mùn ở những đồi dốc của vùng Ghats tây, ở cao trình từ 1000-1200m. Tại Kerala, việc canh tác tiêu thường được tiến hành trên đất đá ong hay đất cát mùn dọc theo những bờ sông phù sa 19
  21. được bồi. Phần lớn đất trồng tiêu tại Indonexia thì đất có nguồn gốc núi lửa. Những vùng trồng tiêu tại Việt Nam cũng có sự đa dạng về nguồn gốc đất đai. Đất sét pha cát thường thấy ở Hà Tiên - Phú Quốc đây là loại đất dễ canh tác, thoát nước tốt tuy nhiên không được màu mỡ như đất đỏ Bazal tại vùng Lộc Ninh, Đồng Nai và Bình Phước. Đất đỏ Bazalt thường có kết cấu tơi xốp, có tầng đất dày (vài chục mét), có độ màu mở cao đặc biệt là những vùng mới khai phá. Đất xám miền Đông Nam Bộ hay còn gọi là đất Podzonlic có kết cấu rời rạc do hàm lượng cát cao (>70% cát), thường nghèo dinh dưỡng cũng được trồng tiêu nhưng cần phải đầu tư phân bón và các biện pháp bảo vệ đất. Đất sa phiến thạch ở vùng đồi núi trung bộ với độ dày tầng đất biến động và cạn, kết cấu chặt, khó thoát nước, dinh dưỡng thấp cũng được trồng tiêu. Tóm lại cây tiêu có thể được trồng thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau. Tuy nhiên, có sự khác nhau lớn trong việc đầu tư thâm canh và bảo vệ những loại đất khác nhau. Do càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp, tốc độ gió càng lớn nên việc trồng tiêu cũng thường được giới hạn ở độ cao dưới 500m. Độ dày của tầng đất phải sâu hơn 1m để rễ tiêu có thể phát triển tốt, thêm vào đó là độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 2m để tránh làm rễ tiêu bị úng. Theo Phan Hữu Trinh et al., (1987) đất trồng tiêu nên có hàm lượng mùn cao (>2%), giàu đạm (>1,5%), hàm lượng Kali và Ma-nhê khá, khả năng trao đổi ở mức 20-30 meq/100g đất, tỉ lệ C/N ở tầng mặt cao (15-20) và pH từ 5,5-7. 20
  22. Bài 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU 4.1. GIỐNG TIÊU - Những giống nổi tiếng trên thế giới: Piper nigrum hoang dại có sự biến động đáng kể về kích thước của các lóng, lá, phát hoa, quả và hầu như là đơn tính dị chu. Con người đã chọn lọc những giống mà chủ yếu mang hoa lưỡng tính và chúng được nhân giống bằng cành. Một số lượng lớn nhất về giống đã xuất hiện tại Ấn Độ “Balamcotta” là một trong những loài tiêu Malabar được trồng rộng rãi nhất, tiếp theo sau là “Kalluvalli”, “Balamcotta” sinh trưởng mạnh, đầy sức sống, lá lớn, có màu xanh sáng, gié hoa dài và thẳng, đóng quả thưa với những quả màu xanh nhạt, hoa lưỡng tính, giống này đã nổi tiếng ở Ấn Độ về việc cho năng suất cao và ổn định. “Kalluvalli” được biết như là cây chịu rét và mạnh, cho quả đều đặn, kháng được bệnh héo cũng như hạn, lá hẹp hơn và xanh tối hơn, hoa cũng lưỡng tính và có gié hoa dài. Những giống Ấn Độ khác bao gồm“Cheriacaniakadan” là loại phổ biến thường được trồng tại Travancore, lá nhỏ hình elip và gié hoa dài. Nó được biết như là cây sai quả có chất lượng cao, kháng được bệnh héo, nhưng nó không được nổi tiếng tại Sarawat. Gentry cho rằng nó là hoàn toàn đơn tính dị chu tại Malaysia. Hai giống được nhận ra tại Sarawat là “Kuching” có năng suất cao, lá lớn và rất mẫn cảm đối với bệnh thối rễ được gây ra bởi nấm Phytophtora palmivora (xem phần bệnh) và giống “Sarikei” có lá nhỏ hơn. Những dòng vô tính được trồng hiện nay tại Lampong ở vùng phía nam Sumatra là “Belantung” có lá lớn và quả nhỏ cho năng suất trung bình nhưng đề kháng với thối rễ. Nó được mang đến từ “Djambi” nhưng lại rất nhạy cảm với thối rễ tại Lampong. “Bangka” hay còn có tên khác là “Muntok” giống như “Sarikei” của Sarawat là dòng vô tính chính cho việc sản xuất ra tiêu trắng của người Trung Quốc trên đảo Bangka. “Phnom-pon” là một giống lá lớn của Campuchia, “Kamchay” là một giống lá nhỏ cũng ở đó. Ngoài ra còn có các giống khác như Nam Vang mà bao gồm hỗn hợp các giống Srechéa, Kep và Kampot mang nhiều đặc điểm trung gian giữa giống lá lớn và lá nhỏ, chiều dài lá trung bình 18-20cm, rộng 10 cm, chùm quả dài khoảng 10- 12cm, đóng quả dày, ra hoa hơi muộn (năm thứ 2-3 sau khi trồng hom), lâu cỗi (thời gian sinh trưởng có thể kéo dài hơn 30 năm). Về năng suất tiêu đen trên trụ gỗ ở năm thứ 4 sau trồng, giao động từ 0,38-0,52 kg/trụ, năm thứ 6 là 1-1,9 kg/trụ và năm thứ 8 là 1,9-2,9 kg/trụ (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Bộ Nông Ngư Nghiệp Sarawat. (1969,1970) đã tường thuật về giống thí nghiệm được trồng tại Taras vào năm 1959. Tất cả các giống đều cho thấy sự dao động về năng suất, nhưng ít hơn đối với những giống của Sarawat. “Kuching” và giống Indonexia “Djambi” và “Belantung” so với các giống “Uthirincotta” và “Cheriakaniakadan”. Những giống Ấn Độ mặc dù có gié hoa dài, quả lớn cho thấy khả năng sinh trưởng kém hơn những giống Sarawat trong điều kiện thâm canh tại Sarawat và 21
  23. dường như là thích hợp hơn cho việc trồng trên những trụ sống. Chúng có hàm lượng chất khô lớn khi được làm tiêu trắng hay tiêu đen. Những giống có phần trăm cao nhất về hoa lưỡng tính thường cho năng suất cao nhất. Những giống Indonexia “Bangka” cũng được bao gồm trong cả thí nghiệm, nhưng bị chết trước khi chấm dứt thí nghiệm. Nó đã cho năng suất là 14.990 lb (450 gam/lb) quả tươi trên 1 acre (0,4 ha) tương đương với 18.600kg/ha/năm. Những giống Ân Độ và Belantung cho thấy một ít tính đề kháng đối với bệnh thối rễ và đang được dùng như là cây gốc ghép với mục đích ghép chồi. Kết quả cho thấy năng suất trung bình của 7 năm từ 1962-1969 trong bảng 4.1, sau khi thí nghiệm được kết luận hầu hết tiêu đã bị chết có thể do bệnh hoặc già cỗi. Bảng 4.1: Năng suất tiêu và các yếu tố cấu thành năng suất một số giống tiêu nổi tiếng trên thế giới Năng suất tươi Trọng Trọng Hoa bình quân từ lượng lượng lưỡng 1962-1969 Chiều 100 hạt tính Giống dài gié quả tiêu khô (kg/năm) trên gié (cm) tươi/gié đen Trên Trên (%) (g) (g) trụ ha Djambi 11,80 19957 8,27 9,35 95,7 4,54 Belangtung 9,95 16708 7,94 7,65 Kuching 12,06 Kalluvalli 8,57 14388 10,20 12,20 87,7 5,95 Balamcotta 8,53 14310 10,05 10,80 94,0 5,95 Uthirincotta 7,86 13200 9,47 10,50 76,4 3,40 Cheriaka 5,28 8852 10,43 7,90 18,2 5,39 niakadan - Những giống đang được trồng tại Việt Nam: Các giống tiêu hiện trồng tại Việt Nam thường được phân thành hai nhóm lá lớn và lá nhỏ để dễ nhận diện, hơn nữa chúng cũng có những đặc tính khá phân biệt. Loại hình tiêu lá lớn có lá dài 20-25cm, rộng 10-12cm, cây mọc khoẻ, cành tán rộng, thân to dễ gãy, ra hoa lần đầu muộn (3 năm), chùm hoa chụm, gié hoa dài (15cm) nhưng quả nhỏ, mau cỗi, rất kén đất, chỉ cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh và dễ nhiễm bệnh. Loại hình tiêu lá nhỏ có chiều dài lá trưởng thành 10-12cm, rộng 5-10cm, hầu hết lá có màu xanh đậm, cành quả nhỏ và mọc hơi rủ, thân nhỏ nhưng dẻo dai, bắt đầu ra hoa sớm (2 năm), chùm hoa xoè, gié ngắn và quả lớn, lâu cỗi, ít kén đất, năng suất ổn 22
  24. định, ít nhiễm bệnh (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Tuy nhiên sự phân nhóm trên cũng có tính tương đối vì cũng có nhiều giống mang những đặc tính trung gian giữa giống lá lớn và lá nhỏ. Giống tiêu “Sẻ đất đỏ” là giống nổi tiếng cho năng suất khá và ổn định trên địa bàn Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là giống lá nhỏ, không kén đất, chiều dài lá từ 10-12cm, chùm quả trung bình và đóng quả dày. “Tiêu Quảng Trị” cũng là giống lá nhỏ có thể là giống được nhập nội từ lâu có thể được mang tên khác là “Trung Quốc lá nhỏ”. Ngoài ra, còn có những giống tiêu Trung quốc lá lớn thường được trồng tại Quảng Bình và Quảng Trị nhưng với một tỷ lệ thấp vì năng suất không cao. “Tiêu trâu” có lá lớn năng suất thấp, cành nhánh rất phát triển. Một số giống khác như tiêu “Tiên sơn”, “Tiêu Lộc Ninh”, “Tiêu Phú quốc” hầu hết là những giống lá nhỏ tuy nhiên có nhiều đặc tính chưa thể phân biệt được một cách dễ dàng. Những giống tiêu ngoại hiện đang được lưu hành tại Việt Nam có giống “Lada” và nhiều giống “Cam pu chia” như đã được giới thiệu ở phần trên. Các giống tiêu ‘Cam pu chia” thường có phẩm chất tốt, và năng suất cao hơn “Sẽ đất đỏ” trong điều kiện Việt Nam. Những giống này thường được trồng phổ biến tại Hà Tiên, Phú Quốc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhìn chung trong điều kiện canh tác lâu đời và nhân giống vô tính tự phát tại các địa phương khác nhau đã hình thành nên những giống đặc trưng của mình. Những giống này rất là thích hợp với vùng sinh thái mà nó được trồng. Tuy nhiên, nếu có sự di chuyển đến vùng mới khả năng thay đổi nhiều đặc tính sinh học của nó có thể có những biến động nhất định. 4.2. NHÂN GIỐNG - Nhân giống bằng hạt: Trừ một phần nhỏ từ những công việc lai tạo, cây tiêu hầu như luôn được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Cây con trồng bằng hạt thường lâu cho quả hơn là cây cắt cành, chúng cũng rất là biến động về các đặc tính sinh trưởng và năng suất và cây có thể là đơn tính dị chu. Khi việc nhân giống bằng hạt là cần thiết, quả được chọn phải là những quả chín đầy đủ. Chúng được ngâm vào trong nước trong 2 đến 3 ngày, vỏ quả ngoài sẽ bị loại đi và hạt được làm khô trong bóng râm. Sau đó chúng được gieo vào những luống của vườn ươm hoặc trong những cái hộp hay bầu. Hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5-6 tuần sau gieo và có thể được đưa vào những túi lớn hơn cho dễ chăm sóc. Để hạt tiêu có tỉ lệ nảy mầm cao (75-85%) cần chọn những hạt tiêu có kích thước lớn hơn 4mm đường kính (1kg hạt tiêu loại này có thể mọc được từ 6000-8000 cây con). Khoảng 4 tháng sau khi gieo cây con có thể đạt được chiều cao là 20cm có 6-8 lá. - Nhân giống bằng cành hom: Có 2 cách ươm hom tiêu là: Ươm hom tiêu trên luống và ươm hom tiêu trong bầu. Cụ thể như sau + Kỹ thuật nhân: * Chọn đất để làm vườn ươm: Vườn ươm tiêu được lập ở nơi đất tốt, giàu dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu, thoát và giữ nước tốt, có cây chắn gió, cây che bóng, bằng phẳng, gần nơi sản xuất. 23
  25. * Làm đất lên luống: Công đoạn này được làm trước khi ươm hom tiêu 3-4 tháng. Đất được cày bừa kỹ 2-3 lần để bảo đảm đất được tơi xốp. Cày sâu 15-20cm, phơi ải 20 ngày, dọn sạch cỏ dại, rễ cây gỗ lớn, gạch đá. Sau đó lên luống Đông Tây cao 30-40cm, rộng 1,2m. Sau khi lên luống xong ta bón 500-700 kg super lân/ha + phân chuồng hoai mục 15-20 tấn/ha (tương đương 250-350g super lân/m2 + 1,5–2,0kg phân chuồng/m2). Phun thuốc ngừa bệnh bằng cách dùng 20-30g Dithane M45 hay Ridomil pha trong bình 8 lít tưới đều trên mặt luống. * Bầu ươm: Dùng túi nilon có đường kính 12-15cm có đục 6-8 lỗ hoặc giỏ tre. * Đất bỏ bầu: Cần được trộn kỹ, hỗn hợp đất bầu là: 5 phần đất mặt tốt + 2 phần mùn cưa hay vỏ trấu + 3 phần phân chuồng hoai mục + 5-7g lân/bầu. * Chọn vườn cây lấy hom tiêu: Hom tiêu được lấy từ cây 1-1,5 tuổi, cành khoẻ mạnh, năng suất phẩm chất tốt, đốt ngắn, không bị sâu bệnh. Được lấy từ vườn tiêu gia đình hay là vườn tiêu hom giống. * Thời điểm cắt hom: Hom tiêu được cắt vào tờ mờ sáng để hom tiêu không bị mất sức vì nóng bức và đem ươm hay trồng vào ngay buổi chiều cùng ngày. * Tiêu chuẩn hom tiêu tốt: Độ dài khoảng 2 gang tay (30 – 40cm), gồm 3-4 đốt, ngắn quá hay dài quá đều không tốt vì cây sẽ yếu sức. Hom tiêu phải mập mạnh, suôn sẽ không gãy không giập, lá tươi tốt và nhất là các rễ lộ thiên ở các mắt đốt phải đầy đủ, không bị gãy hay giập nát. * Bảo quản hom: Sau khi cắt hom xong ta tiến hành cắt gọt cẩn thận, cắt 2/3 diện tích mỗi lá, chừa lại 1-2 cành ở phía trên đầu hom. Sau đó ta bó các hom lại thành từng bó nhỏ, chừng 50-70 hom, cuộn chúng lại trong một tấm đệm, tưới nước rồi đem vào nhà tạm cất ở góc nhà chỗ mát trước khi đem trồng hay đem ươm. Hoặc là vùi tạm tiêu trong đất ở vị trí đất tơi xốp có dàn che bóng, sau đó tưới nước giữ tươi. * Xử lý hom: Hom cắt xong đem ngâm ngay 2,4D, nồng độ 20 phần triệu trong 20 phút để giúp hom ra rễ rồi đem trồng vào hố. Hoặc là dùng NAA 700-1000mg/lít nước trong 5-10 giây, hay nồng độ 200mg trong 1 giờ * Giâm hom: Thời gian giâm hom vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt nữa. Mỗi hom cắm mỗi bầu, nếu trồng ở vườn ươm thì hom được cắm cách nhau 20cm. Có thể giâm hom trong bể giâm cho ra rễ đầy đủ rồi cho hom vào trong bầu. Hom cắm 2 mắt dưới mặt đất và chừa 1-2 mắt trên mặt đất, mặt đất gần sát với mắt thứ nhất trên không. * Làm giàn che: Nguyên vật liệu làm giàn che là tranh, tre, nứa, cột bê tông, lưới. Giàn che phải bảo đảm che mát, giữ được độ ẩm, dễ dàng điều chỉnh ánh sáng cho vườn ươm, không bị gãy sập khi mưa lớn gió bảo. Các cọc cách nhau 3m và nằm ở giữa luống để thuận tiện cho đi lại chăm sóc. Chú ý: Ươm hom cắt cùng một đợt thì ươm cùng một lần và trồng cùng một nơi để bảo đảm độ đồng đều quần thể. + Chăm sóc: Khi ươm hom tiêu xong thì tưới nước cho ẩm, sau đó một ngày tưới 2 lần. 24
  26. Khi hom được 5-10cm (2 tháng sau trồng) thì ta tiến hành tưới phân sulfat đạm (pha loãng 5%) để tăng sức sống cho cây, hoặc rãi phân hữu cơ hoai mục hay phân rác quanh gốc tiêu. Đất vườn ươm phải luôn giữ sạch cỏ và đủ độ ẩm cần thiết nhưng tuyệt đối tránh đọng nước, nếu không hom tiêu sẽ thối chết. * Điều chỉnh ánh sáng: Che bóng 70-80% cường độ chiếu sáng khi mới trồng, sau đó giảm xuống 50% khi ươm được 2-3 tháng và 20-30% khi cây được 5-6 tháng. Sau 3 tháng hom tiêu cao được khoảng 25-30cm, 6 tháng trở đi hom đủ tiêu chuẩn đem đi trồng được. Trước khi trồng ta loại bỏ các cây con mọc yếu, có dị tật hoặc bị sâu bệnh. Khi đem trồng ta bứng nguyên bầu đất đường kính 12-15cm hoặc xé bao nilong hay giở bỏ giỏ tre ra, nhẹ tay đặt nguyên bầu đất vào hố trồng. Sau đó nén đất chặt lại kết hợp tưới nước đủ ẩm. Chú ý: Không nên nhổ cây lên trồng làm cho cây chết nhiều và yếu - Chiết cành - Ghép áp - Ghép chồi: Tiêu cũng có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép áp hoặc ghép chồi. Theo Bộ Nông Lâm Sarawat (1969) đã tiến hành ghép chồi những giống như Kuching lên gốc ghép kháng bệnh của những dòng vô tính Ấn Độ, đặc biệt là Balamcotta, mà tương đối đề kháng với bệnh thối rễ, nhưng những cây ghép như thế đã không sống đến giai đoạn cho quả. Gốc ghép là loài Piper colubrinum, có đề kháng cao với bệnh thối gốc (foot root) đã được sử dụng, cành hom hai đốt của loài này đã ra rễ một cách dễ dàng để cung cấp gốc ghép. Những gốc ghép khác được thử nghiệm bao gồm P. cubeba, mà không kháng hoàn toàn đối với bệnh thối rễ, và P. hisdidum và P. scabrum đã có chút ít thành công. Theo Albuquerque (1968) cho rằng P.colubrinum mà là xuất xứ từ vùng Amazon, Brazil có khả năng đề kháng với bệnh thối rễ (Phytophtora palmivora) và Fusarium solani var piperi, nó đã được dùng để làm gốc ghép cho tiêu trồng tại Brazil. Tuy nhiên, theo Alconero et al., (1972) lại cho rằng gốc ghép P. colubrinum đã bị thoái hoá trong việc đề kháng bệnh sau bốn năm trồng. 4.3. TRỤ TIÊU 4.3.1. TÁC DỤNG CỦA CÂY CHOÁI ĐỐI VỚI CÂY TIÊU Vì cây tiêu là cây dây leo, trụ để tiêu bám nhất thiết phải được làm. Hình thức cổ xưa và đơn giản nhất của canh tác tiêu được tìm thấy ở Ấn Độ, Nơi mà hom được trồng dưới gốc của những cây lâu năm, gần nhà. Chúng thường rất ít được chăm sóc, năng suất tiêu vì thế cũng rất thấp. Càng về sau trụ tiêu được điều chỉnh sửa đổi nhằm đạt những mục tiêu năng suất cao trên đơn vị diện tích. Trụ càng tiết kiệm được nhiều vốn càng tốt vì trụ tiêu là yếu tố chi phí đầu tư cho việc trồng trọt lớn nhất. Ngày nay có nhiều loại cây và vật liệu đã được sử dụng để làm trụ, có 2 loại trụ: Trụ sống và Trụ chết - Trụ sống: 25
  27. Là loại trụ có lịch sử canh tác lâu đời nhất, được sử dụng nhiều tại Ấn Độ. Tại nước ta trụ sống được dùng nhiều ở khu vực Bắc Miền Trung. Trụ sống thường được trồng trước khi trồng tiêu một thời gian từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ theo đường kính của cây trụ và tốc độ tăng trưởng đường kính thân. + Ưu - nhược điểm của cây Trụ sống * Ưu điểm Tuổi thọ lớn hơn 40 năm nên bảo đảm cho tiêu leo bám suốt chu kỳ kinh doanh. Cây trụ sống rẻ tiền, đôi khi chỉ tốn tiền công ươm cây Trong mùa khô, cây trụ sống có thể che cho tiêu một phần ánh sáng (nhất là đối với tiêu non) góp phần giữ ẩm cho tiêu. Nếu chọn những cây trụ sống có bộ rễ chính ăn sâu, không những không cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu mà còn tạo ẩm cho tiêu bằng cách: Cây trụ hút nước ở các tầng đất sâu, phát tán nước qua bộ khung tán của mình tạo ẩm cho vườn tiêu vào mùa khô, đồng thời các rễ bám của tiêu có thể tận dụng được một ít hơi nước và nhựa luyện từ vỏ cây trụ. * Nhược điể m Cây trụ cạnh tranh một phần dinh dưỡng và ánh sáng với tiêu làm hạn chế năng suất tiêu. Cây tiêu leo trên trụ sống thường có lá nhiều, chùm quả thưa, năng suất < 2kg/trụ. Trồng tiêu leo trên trụ sống thường khó chủ động trong việc tổ chức trồng và mở rộng quy mô canh tác. Do vậy, phải trồng trụ sống trước tiêu 1-2 năm (trồng cành) và 3-4 năm (trồng hạt). Độ đồng đều vườn tiêu kém, khó có khả năng thâm canh cao. Tốn công xén tỉa, tạo hình hàng năm, nếu xén tỉa chậm cây trụ có thể phát sinh nhiều cành lá rậm rạp nên che mất ánh sáng của cây tiêu, đồng thời tạo ẩm độ cục bộ trong vườn tiêu vào mùa mưa dễ làm cho tiêu nhiễm bệnh. Như vậy kỹ thuật trồng cây trụ sống thích hợp với điều kiện canh tác phân tán quanh thổ cư, ít vốn đầu tư (tưới nước – bón phân), tiến độ trồng mới ít khẩn trương và nhằm đạt năng suất vừa phải, ổn định. + Điều kiện chọn trụ sống: Đối với trụ sống thì cây tiêu và trụ sống cùng sinh trưởng và phát triển song song với nhau. Để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng với cây tiêu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cây tiêu leo bám cây Trụ sống cần đạt một số tiêu chuẩn sau đây. Tốc độ tăng trưởng chiều cao và đường kính nhanh, mọc khoẻ, thân cứng. Bộ rễ chính phải ăn sâu xuống khỏi vùng rễ tiêu phân bố. Có bộ tán lá thưa, ít che sáng, chịu xén tỉa nhiều lần mà không chết. Ít bị sâu bệnh phá hoại hoặc không cùng loại sâu bệnh với cây tiêu. 26
  28. Vỏ thân không bị tróc khi hoá bần, tương đối nhám. Dễ nhân giống và ít có sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. Đường kính trụ khoảng 10cm có thể được xem là trụ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. + Các loại Trụ sống: Tại nước ta có nhiều loại trụ sống được sử dụng như: Lồng Mứt (Wrightia annamensis), Mít (Artocarpus intergrifolia-A. Heterophilus Lam.), Dâu Tằm (Morus alba), Gạo (Bombax malabarinum), Gòn (Eriodendron anfractuosum), Vông (Erythrina inerma), Keo giậu (Leucaena glauca), Muồng đen (Cassia siamea), Keo lá nhỏ (Derris microphylla), Cau, Hoa Sửa, Nục Nác, Ươi, Cóc Rừng (Spondias mangifera) Khó có thể có những cây trụ có đầy đủ những phẩm chất như đã nêu trên. Vì thế việc đưa ra những thứ tự ưu tiên về phẩm chất cần chọn là hết sức cần thiết. Cây Lồng Mức là cây mang nhiều ưu điểm nhất mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm so với Vông, Nục Nác, Ươi , vì thế nó là cây trụ lâu dài và chủ lực của người trồng tiêu trong vùng bắc miền Trung. Cây Mít cũng là cây được sử dụng phổ biến mặc dù nó có bộ rễ ăn cạn, tăng trưởng chậm và bộ tán rất phát triển. Lý do của điều này là nó đã tồn tại sẵn có trong các vườn tạp tại khu vực Bắc Miền Trung, việc tận dụng nó để làm trụ là cách đầu tư khá kinh tế. Gần đây nhiều cây sống được sử dụng như là trụ tạm như cây ươi, nục nác, hoa sửa Tại vùng Quảng Bình, Quảng Trị đã tháo gỡ được những nhược điểm của cây trụ sống (đường kính thân nhỏ trong thời gian đầu, tán lá thưa không thể che bóng cho cây còn nhỏ, thời gian trồng cây trụ chính kéo dài trước lúc trồng tiêu). Ba loại cây sống trên đều có khả năng nhân giống bằng cành và hạt một cách dễ dàng, tốc độ tăng chu vi thân và đường kính rất nhanh. Tuy nhiên, chúng thường có bộ tán quá lớn, cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây tiêu nên không được sử dụng như là cây trụ chính. + Kỹ thuật trồng cây trụ sống: Mật độ khoảng cách, thời điểm trồng trụ sống, chế độ phân bón và kỹ thuật xén tỉa cho cây trụ tuỳ thuộc nhiều vào cách nhân giống (vô tính hay hữu tính), loài cây trụ sống, khả năng sinh trưởng phát triển của cây trụ và điều kiện đất đai trong vùng. Thông thường cây trụ sống trồng bằng cách dâm cành với khoảng cách gần (vông, cóc rừng, dâu tằm, lồng mức). * Chuẩn bị đất trồng: Trên các đất trồng tiêu đào hố với kích thước 30cm x 30cm x 30cm. Khoảng cách biến động từ 2m x 2m, 2,5m x 2,5m tuỳ thuộc vào loại mật độ trồng. Bón lót 5-7kg phân hữu cơ + 100g phân lân (hoặc lân văn điển)/hố. * Chuẩn bị cây trụ: Cây trụ sau khi chặt xong buộc lộn ngược đầu trở lại, bảo quản chỗ râm mát trong vòng 1-2 ngày. Mục đích để rễ phát triển mạnh ở đầu cành. * Trồng và chăm sóc cây trụ: Sau 3-4 tuần mầm cành bắt đầu phát động, bón thúc 20-30g urê/hố để thúc cành phát triển nhanh. Sau khi mầm cành phát triển nhanh chọn để lại 1 mầm cành khoẻ mạnh nhất có góc phân cành nhỏ, sẽ phát triển thành thân chính của cây mẹ. 27
  29. Trong quá trình phát triển trụ cần tỉa bỏ các cành ngang nhằm duy trì một thân chính duy nhất. Khi cây trụ cao khoảng 1,8-2m thì bấm ngọn trụ, nuôi 2-3 chồi mới phát sinh để gia tăng diện tích leo bám của tiêu. Sau khi bấm ngọn, bón thúc 40g urê + 20g K2 O/hố và duy trì cây trụ ở độ cao 3,5-4m. Biện pháp xén tỉa hàng năm có thể chia làm 2 thời kỳ Thời kỳ 1: Thời kỳ cây tiêu non. Tiêu < 2năm tuổi: Xén tỉa 2 lần trong mùa mưa nhằm duy trì độ che bóng nhất định cho cây tiêu non, còn vào mùa khô thì không xén tỉa. Thời kỳ 2: Thời kỳ cây tiêu trưởng thành Xén tỉa 4 lần trong mùa mưa, mùa khô không xén tỉa. Khi xén tỉa cắt bỏ các đoạn cành mới phát sinh trên bộ khung thân chính. Phần cành lá trên có thể được dùng để tủ giữ ẩm cho tiêu trong mùa khô. + Trồng cây trụ tạm thời: Đối với một số trường hợp sau: *Cây trụ quá nhỏ. Đường kính < 3-4cm, để bảo đảm sức sống cho trụ cần giâm trong vườn ươm để tập Trung chăm sóc sau đó mới đem giâm ở ngoài vườn sản xuất. *Cây trụ trồng bằng hạt. Cũng phải gieo trong vườn ươm 1 năm mới đem trồng ra ngoài. Trong cả hai trường hợp trên để bảo đảm tiến độ sản xuất cần dùng tới cây Trụ tạm thời. Cây trụ tạm thời được lấy từ cây tạp, dài khoảng 2-2,5m, đường kính 5-6cm, để tiêu leo bám trong khoảng từ 1-1,5năm, trong thời gian chờ đợi cây trụ sống phát triển. Trong quá trình tiêu leo lên cây Trụ tạm thời, cây tiêu sẽ được xén tỉa tạo hình sau đó chuyển cho cây tiêu leo sang trụ chính. Ngoài ra còn có 1 phương thức trồng tiêu leo Trụ sống được áp dụng tại một số vùng ĐNB –Tây Nguyên là: Trên các rừng chồi, tiến hành khai hoang, chừa lại một số cây có đường kính <15cm, với khoảng cách từ 2-3m. Tiến hành tỉa ngọn cây và trồng tiêu bên gốc cây. Thân lá sau khi khai hoang được gom đốt sau đó lấy tro với đất nung bón cho tiêu. Phương pháp này rẻ tiền vì đã tận dụng được. Cây trụ sống sẵn có; đất rừng khai hoang có nhiều mùn; tro rừng; vốn có được do khai hoang rừng - Trụ chết: Sử dụng cây gỗ chết Loại trụ này có ưu điểm: Không bị cạnh tranh ánh sáng dinh dưỡng nên có thể gia tăng mật độ trồng và áp dụng các biện pháp thâm canh tối ưu để đạt năng suất cao. Việc dùng cây gỗ tốt làm cây trụ đã cải thiện khả năng thâm canh vườn tiêu hơn là việc trồng bằng trụ sống nhờ vào sự đồng đều của các trụ tiêu và khả năng đứng vững của nó trong giai đoạn đầu. Do vậy, vườn tiêu leo trên trụ chết thường có độ đồng 28
  30. đều quần thể cao hơn so với vườn tiêu leo trên trụ sống. Nếu chủ động được nguồn cây trụ, có thể trồng tiêu trên quy mô tập Trung, không phải qua thời gian chờ đợi như đối với trụ sống. Không tốn công xén tỉa hàng năm. Khi dùng trụ này củng có những nhược điểm: Tuy nhiên, đầu tư cho loại cây trụ này thật sự cao hơn rất nhiều so với trụ sống. Thời gian tồn tại khoảng 20 năm so với chu kỳ kinh doanh là 20-30 năm. Do đó, để bảo đảm cho tiêu qua hết chu kỳ kinh doanh thì phải thay trụ và tái tạo hình cho tiêu sau khi thay trụ, làm mất sức cây tiêu khoảng 1-2năm. Cây tiêu leo trên trụ chết, nếu không có biện pháp thâm canh hợp lý (chủ yếu là bón phân cân đối), thì dẫn đến hiện tượng mất cân bằng sinh trưởng, cây ra hoa, ra quả quá nhiều so với thân lá. Năm sau kiệt sức nên ra hoa rất ít gây ra hiện tượng “sai trái cách năm” và cây tiêu nhanh già cỗi. Mặt khác, việc dùng trụ gỗ để trồng tiêu thường được xem là một trong những nguyên nhân phá rừng nghiêm trọng tại những vùng trồng tiêu. Dù cây trụ tốt như thế nào nó cũng chỉ tồn tại không quá 15-20 năm do phần chân trụ bị mục theo thời gian và mưa gió. Vì thế để kéo dài thời gian thu quả tiêu cần phải nắm bắt kỹ thuật thay trụ khi trụ cũ đã mục chân. Những nghiên cứu trên cây trụ gỗ của viện Nông Học Nhiệt Đới Tiệp và Phan Hữu Trinh (1986) đã cho thấy trụ gỗ còn có thêm một nhược điểm nữa đó là mẫn cảm với bệnh chết héo hơn là trồng trên trụ sống. Nguyên nhân của vấn đề này là sự mục của lớp gỗ ngoài của trụ là môi trường thuận lợi cho nấm bán ký sinh phát triển. Như vậy, biện pháp trồng tiêu trên trụ chết là phương pháp thâm canh thích ứng trên quy mô tập trung. Để gia tăng ổn định năng suất trên vườn tiêu, trụ chết phải cân đối việc quy hoạch khai thác rừng. Sử dụng trụ gỗ cần đạt các tiêu chuẩn sau đây: Chống chịu tốt với côn trùng, nấm hoại sinh, trụ gỗ nhất thiết phải là những cây gỗ tốt, không bị mối mọt, có khả năng tồn tại lâu dài ngoài trời. Cây không phải là cây gỗ quý, không thuộc đối tượng cấm khai thác của ngành Lâm Nghiệp. Tiêu chuẩn dài 4-4,5m, đường kính 10-15cm. Trụ gỗ được sử dụng nhiều tại Indonexia và Malaysia. Nước ta, trụ gỗ được dùng nhiều tại Tây Nguyên và miền Nam. Trụ gỗ có thể được chôn cùng lúc với việc trồng tiêu hoặc sau đó 6 tháng đến 1 năm (nếu có dùng cây trụ tạm). * Giới thiệu một số cây làm trụ chết: Căm xe (Xylia dolabriformis), Cà Chít (Shorea obtusa), Cà Đuối (Cyadonaphne cuneata), Tại Tây nguyên Cà Chít, Viết (Payena elliptica) và Làu Táu (Vatica astrotricha) thường được dùng làm choái. 29
  31. Ở vùng Nghệ An, Quảng Bình lại dùng cây Lim Xẹt (Peltophorum dasyrachis), Sầu Đông (Aglaia bailonii), Kiền Kiền (Hopea pierrei), Chiêu Liêu (Terminalia chebuda).V.V. Các loại cây này có giá trị cao nhưng chống chịu côn trùng - nấm mốc không cao, do đó không nên sử dụng làm trụ cho tiêu. * Kỹ thuật cắm và thay trụ chết: Cách cắm trụ chết: Trụ gỗ được chôn sâu 50-60cm dưới mặt đất với một khoảng cách 2x2m (2500 trụ/ha). Người ta thường căng dây thép ở độ cao 2-2,5m trên các trụ để đặt các tấm phên che nắng cho tiêu con (tiêu kiến thiết cơ bản). Phên che và dây thép cũng được dùng để căng và che những hướng gió chính gây hại cho vườn tiêu. Thay trụ chết: Trong thực tế sản xuất, một cây trụ chết tồn tại được 15–20 năm do cây trụ chết một phần dưới và đỗ ngã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh trưởng của cây tiêu. Nên cần phải theo dõi và thay trụ kịp thời. Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa nắng sau khi thu hoạch xong tiêu, theo các bước tuần tự sau. - Tỉa bỏ các cành gié, chỉ duy trì bộ khung thân chính và từ 8-12 cành gié. - Tưới nước lên cây trụ, nhẹ tay tháo gỡ bộ khung thân chính của tiêu ra khỏi trụ. - Nhổ bỏ cây trụ cũ, thay trụ mới vào. - Dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây trụ mới, bảo đảm bộ khung thân chính phải được phân bố đều trên trụ. Thời gian thay trụ chỉ được kéo dài trong khoảng từ 15-20 ngày. Phải bảo đảm sau khi thay trụ 1 tháng thì mùa mưa bắt đầu, nhằm duy trì khả năng sống của tiêu. Trong trường hợp chủ động về nguồn nước cần tưới cho tiêu 2 lần/tuần cho đến khi đón trận mưa đầu tiên. Trong năm đầu sau khi thay trụ, bón phân cho tiêu theo công thức áp dụng cho năm 2. Các cành gié sẽ phát sinh và ra hoa, tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây tiêu sẽ tỉa bỏ ½ đến toàn bộ chùm hoa, dành sức cho mùa hoa các năm sau. Các cành tược phát sinh trong năm cần tỉa bỏ hết. Trong trường hợp số lượng cành gié mới phát sinh quá thưa, không phân bố đều hết cây trụ, thì sẽ duy trì 1-3 cành tược tăng cường khung thân chính trên trụ cho năm sau. - Trụ xây bằng gạch: Do những khan hiếm về trụ gỗ và nhu cầu hạt tiêu cao trên thị trường thế giới người ta đã làm trụ tiêu từ vật liệu gạch, đá. Các rễ bám có khả năng bám vào gạch đá một cách chắc chắn như bám vào gỗ. * Ưu - nhược điể m Ưu điểm Có thể chủ động xây các trụ với kích thước tương ứng nhằm bảo đảm đảm bảo điều kiện ánh sáng tối ưu cho tiêu. Diện tích leo bám trên trụ xây bằng gạch thường lớn hơn trên trụ sống 3-4 lần. Trên một trụ xây có từ 10-12 dây tiêu (đường kính từ 1-1,2m) tương đương 30
  32. 11.000-13.000 dây tiêu/ha do đó vườn tiêu nhanh định hình, năng suất các năm đầu cao và ổn định, đồng thời có đủ cơ sở để tăng năng suất. Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về các loại trụ chết Loại Trụ Trụ chết bằng gỗ Trụ xây bằng gạch Chỉ tiêu Chiều cao (m) 3,5 3,5 Đường kính (m) 0,15 1,0-1,2 Mật độ (trụ/ha) 2500 1100 Diện tích cây leo 3000-3500 11.000-12.000 bám trên trụ (m2 /ha) Chi phí cho 1 ha thường cao hơn 1,5-1,6 lần so với mua trụ chết, nhưng do trụ xây tồn tại suốt chu kỳ kinh doanh của cây tiêu, còn trụ chết phải thay. Do vậy, chí phí khấu hao hàng năm của trụ xây chỉ bằng 75-80% trụ chết. Xây Trụ bằng gạch có thể chủ động nguồn nguyên liệu tại địa phương như gạch, đá hộc hạn chế được việc phá rừng. Nhược điểm Trụ xây do chi phí lớn ban đầu nên ít được sử dụng một cách phổ biến. Hơn nữa, trụ thường nóng trong những ngày mùa hè (nhiệt độ có thể lên đến 50- 60o C) nên có thể làm cháy dây tiêu khi đang bám trên trụ, nếu không được che chắn tốt khi cây tiêu còn nhỏ. Khi cây tiêu đã phủ trụ tác hại này thường rất hiếm khi xảy ra. Như vậy, Trụ xây bằng gạch là một biện pháp kỹ thuật đòi hỏi quá trình thâm canh tương ứng phải nghiêm ngặt, đồng bộ, vốn đầu tư ban đầu lớn. Để bảo đảm sinh trưởng cho tiêu trên trụ gạch phải chú ý đến việc che chắn cho cây tiêu non và tưới nước đầy đủ cho tiêu vào mùa khô. * Kỹ thuật xây trụ bằng gạch: Nguyên liệu: Vật liệu xây trụ phổ biến là gạch nung 4 lỗ (20cm x 10cm x 10cm), đá vôi được kết dính bằng hồ xi- măng mác P300,400, có thể đá hộc – đá ong. Kỹ thuật xây: Cách sắp xếp vật liệu cho tiết kiệm nhất là cách sắp có khoảng hở giữa các viên gạch trong cùng hàng gạch, các viên gạch có thể cách nhau 5-6cm và gạch đặt đứng. Trụ có thể xây theo hình khối vuông hay hình chóp cụt, khối lăng trụ tứ diện Kích thước phổ biến hiện nay là cao 3,5-4m, đường kính đáy 0,8-1,2m, đường kính đỉnh 0,6-0,8m. Việc mở rộng hơn nữa đường kính trụ thường không đem lại năng suất cao trên một đơn vị diện tích do sự che khuất giữa trụ này với trụ khác. Năng suất tiêu vì thế sẽ không đồng đều giữa các trụ và thậm chí giữa các vị trí khác nhau trên cùng một trụ. Mật độ trụ trên 1 ha có giảm lại so với trụ gỗ nếu xây trụ với kích thước như trên (3x3m = 1100 trụ/ha). 31
  33. * Trụ đúc: Trụ đúc bằng bê tông đã được dùng nhiều tại Thailand, Malaysia và hiện nay tại nước ta đang được ưa chuộng tại miền Nam và Tây Nguyên. Tại Tây Nguyên chi phí để đúc một trụ có thể đắt hơn giá mua một trụ gỗ chừng 15-20% (Phan Quốc Sũng, 2000). Để dễ dàng cho việc đúc trụ hình dáng trụ thường là trụ vuông với các cạnh bằng nhau (chiều dài mỗi cạnh 10-20cm), lỏi sắt 6mm gồm 2-3 thanh, đôi khi người ta thay lỏi sắt bằng lỏi tre để tiết kiệm chi phí được tìm thấy tại Quảng Nam. Những nghi ngờ về khả năng bám của tiêu cũng như sức nóng của trụ trong những ngày nắng nóng đã bị bác bỏ bởi những thực tế của việc trồng trụ này tại nhiều nơi trong nước ta và đã cho ra những trụ tiêu tốt, đều, năng suất cao (Chư Sê-Gia Lai, Phúc Trạch-Quảng Bình.V.V). Trụ đúc bê tông như là một thay thế tốt cho trụ xây và trụ gỗ hiện hành do giá thành không quá cao, tuổi thọ lâu bền, khả năng thâm canh cao. 4.4. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 4.4.1. THỜI VỤ TRỒNG Thời vụ trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của từng nơi, chủ yếu là mùa mưa và nhiệt độ. Tiêu thường được trồng vào đầu hay cuối mùa mưa. Tuỳ theo từng địa phương mà thời vụ có khác nhau do mùa mưa bắt đầu khác nhau. Tại đồng bằng sông Cửu Long thường trồng từ tháng 5-8 Đông Nam Bộ từ tháng 6-8 Tây Nguyên từ tháng 5-7 Bình Trị Thiên tháng 8-9-10 hoặc tháng 2-3. Tại vùng Bắc miền Trung nên trồng sớm vào tháng 8. Tuy nhiên nếu kiểm soát được ẩm độ một cách chủ động thời vụ trồng có thể rãi ra ở nhiều tháng có nhiệt độ cao trong năm. Nếu có vườn ươm cây con trong túi bầu thời vụ trồng sẽ chủ động hơn rất nhiều. 4.4.2. CÁC KHÂU CHUẨN BỊ. - Thiết kế vườn tiêu: Yêu cầu thiết kế vườn tiêu cần bảo đảm những điều kiện sau: Chống xói mòn bảo vệ đất, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển, có đầy dủ các phương tiện phòng hộ, tưới và tiêu nước (đặc biệt chú ý hệ thống thoát nước), tỷ lệ sử dụng đất cao >95%. - Chuẩn bị đất cho vườn tiêu: Yêu cầu chuẩn bị đất cần làm sạch dư thừa thực vật trên mặt ruộng, và gốc rễ dưới 40cm cách mặt đất và cày sâu ở độ sâu 40cm. Vôi, thuốc trừ sâu và trừ nấm cần được xử lý trước lúc trồng tiêu ở lớp đất mặt để cải tạo kết cấu đất, độ pH đất và bảo vệ cây con vừa mới trồng là điều cần thiết. Nhiều nơi trên thế giới như tại Sarawat hay Bangka đất nung và đất mặt từ nơi khác đã được bổ sung vào vườn tiêu để làm tăng kết cấu, dinh dưỡng cho đất. Việc này thường được thực hiện 2-3 lần trong khoảng thời gian trước trồng đến sau trồng 18 tháng. Khi điều này không được thoả mãn, cấu trúc đất và dinh dưỡng trong đất thường giảm nhanh. 32
  34. Kết quả là độ chua trong đất tăng thái quá, độc tố nhôm gia tăng (de Waard và Sutton, 1960). Tại những vùng trồng tiêu thâm canh trong nước vôi được dùng với lượng từ 1- 3 tấn/ha tùy theo độ chua của đất, nhiều loại thuốc trị nấm và sâu được sử dụng như Furadan, Padan 4G, Diaphos 10H, Mexyl-MZ72WP. Thời điểm xử lý đất xảy ra trước lúc trồng ít nhất là 20 ngày ở độ sâu 15cm (Bùi Cách Tuyến và Ngô Xuân Trung, 2000). 4.4.3. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC - Kỹ thuật trồng: Việc trồng cây trụ trước hay sau khi trồng tiêu phụ thuộc vào loại trụ gì, và có sử dụng trụ tạm hay không. Nếu trồng cây trụ sống bằng hạt, trụ có thể được trồng trước khi trồng mới cây tiêu con 2-4 năm, tuỳ theo sức sinh trưởng của từng loại cây trụ con. Nếu trồng bằng trụ xây thì nhất thiết phải xây trước khi trồng cây tiêu con ít nhất là 1 tháng, nếu là trụ gỗ hay trụ sống bằng cành có kích thước lớn có thể trồng sau khi đã trồng cây con từ 6 tháng đến 1 năm khi mà có trụ tạm trong suốt thời gian chưa có trụ chính. Khoảng cách giữa các trụ tiêu phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ. Khi sử dụng các loại trụ chết (gỗ và đúc) có kích thước nhỏ hơn 20cm đường kính hay trụ sống của những cây có bộ tán hẹp và thưa thì khoảng cách thông thường là 2 x 2m. Khoảng cách sẽ gia tăng lên 3 x 3m cho trụ xây có đường kính 0,8-1,2m và cuối cùng là 2 x 2,5m cho những trụ sống có thân cành phát triển mạnh. Theo đó mật độ trụ sẽ giao động trong khoảng từ 1100-2500 trụ/ha. Qui cách đào hố trồng cũng phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ, nếu là trụ gỗ hay trụ sống và trụ đúc hai hố được đào có kích thước tối thiểu 40 x 40 x 40cm đối diện hai bên trụ và cách xa trụ 30cm. Nếu là trụ xây thì đào hố hình vành khăn rộng 40cm và sâu 40cm cách thành trụ 15cm. Phân bón lót được thực hiện sau khi đào hố xong (Xem liều lượng ở phần phân bón cho tiêu). Số cây con trên mỗi trụ tuỳ thuộc vào kích thước trụ. Khi trụ có đường kính nhỏ hơn 20cm số lương cây con hay hom giống được trồng từ 2-4 cây/trụ. Nếu là trụ xây có đường kính lớn cây tiêu con được trồng trên hố hình vành khăn cách nhau 30cm trồng một cây. Ngoài ra số lượng cây con tuỳ thuộc vào cách xén tỉa, tạo hình. Khi tiến hành xén tỉa (cắt thân chính) vào năm thứ hai nhiều lần để tạo ra nhiều thân trên một gốc thì số lượng cây con đem trồng cần duy trì ở mức tối thiểu. Nhiều nơi tại Quảng Bình (Việt Trung), Quảng Trị (Tân Lâm) và Nghệ An (Thanh Chương) không thực hiện mô hình một gốc đa thân mà để gia tăng số lượng thân chính trên một trụ tiêu người ta hoặc là dùng biện pháp đôn dây tiêu hoặc trồng nhiều cây con lên gấp bội trên một trụ tiêu. - Phân bón cho tiêu: + Các loại phân bón: * Phân hữu cơ: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tiêu do nó có thể điều hòa cơ cấu của đất, làm cho đất bớt rời rạc và tơi xốp, gia tăng khả năng giữ nước và hút dinh dưỡng cho cây, gia tăng những vi sinh vật có lợi trong đất, cung cấp dinh dưỡng 33
  35. khoáng đặt biệt là các nguyên tố vi lượng giúp nâng cao phẩm chất của cây và hạt tiêu. Tuy nhiên phân hữu cơ nên sử dụng ở dạng hoai mục để giảm sự gia tăng những vi sinh có hại (chủ yếu là nấm và tuyến trùng) vào vườn tiêu. Các loại phân hữu cơ hiện đang sử dụng như phân chuồng, phân dơi, phân rác, phân xanh, bánh dầu phụng, xác tôm cá. Trong suốt thế kỷ thứ XIX, tại Malaysia cây tiêu được trồng trong sự kết hợp với cây Gambier Uncaria gambir Roxb., và những phế thải từ cây này được lấy ra để sử dụng cho việc bón phân và tủ gốc cho tiêu. Khi cây Gambier không còn được canh tác nữa có một sự gia tăng ngày càng nhiều tro củi và đất nung trong việc bón phân cho tiêu. Phân hữu cơ được dùng nhiều và phổ biến tại Sarawat bao gồm phân chim, tôm, xác cá, bánh dầu đậu tương. Gần đây hơn, hỗn hợp phân hữu cơ gồm thịt và xương có khử trùng và có bổ sung ka-li được sản xuất có tính thương mại cao, đã được bán và sử dụng khá phổ biến. Kết quả thí nghiệm tại Malaysia đã cho thấy rằng giá của phân hoá học thường rẻ hơn giá của các loại phân hữu cơ được chế biến nếu so với cùng một lượng dinh dưỡng nguyên chất được bón và thường đắt gấp đôi để thu được một lượng tiêu hạt gia tăng giống nhau. Ngày nay do quan niệm về sử dụng đất nung là lảng phí nên phân hữu cơ và vô cơ đã được sử dụng ngày càng nhiều. * Phân hóa học: Phân đạm thường dùng cho đất ở nhiều mức độ pH khác nhau, nhưng đạm sun phát chỉ nên dùng cho đất ít chua. Phân lân Văn Điển vẩn được ưa chuộng hơn vì có hàm lượng Mg và Ca cao kết hợp trong loại phân lân này. Cả hai loại phân KCl và K2SO4 đều có thể dùng được cho tiêu. Dạng phân hoá học hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến tại Malaysia gồm hỗn hợp của 1 Urea: 2 Supephosphat: 1 clo-rua ka-li (muriat potas) và khoáng chất (kieserite) mà chủ yếu là ma-nhê (tỉ lệ nguyên chất 7:10:5 tương ứng với N:P2O5:K2O). Những nguyên tố vi lượng được cung cấp là Fe, Cu, Cu, Bo, Mo, Mn. + Lượng phân và cách bón: Sim (1971) đã ước lượng tổng sản lượng chất khô là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mất dinh dưỡng ước tính là 233 kg N, 39kg P2O5, 207kg K2O, 30kg MgO và 105kg CaO. Những con số này là rất tương đồng với những con số được đưa ra bởi de Waard (1964). Theo đó việc bón phân cho tiêu trong mọi trường hợp là hết sức cần thiết để duy trì năng suất vườn cao và ổn định. Kết quả của thí nghiệm bón phân vô cơ của Bộ Nông Lâm Sarawat từ năm 1959- 1970 trên nhiều loại đất khác nhau đã cho ra những khuyến cáo về tỉ lệ phân bón như sau: 11-13% N : 5-7% P2O5 : 16-18% P2 O5 : 4-5% MgO được bón với số lượng 4,5 lb (2kg)/trụ tiêu trưởng thành/năm cùng với 1 oz (28g) phân vi lượng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy không có phản ứng có ý nghĩa về năng suất trong việc bón vôi so với không bón (dạng vôi bón là đá vôi nghiền). Những triệu chứng thiếu dinh dưỡng sau cũng đã được quan sát thấy: Thiếu đạm với triệu chứng lá màu vàng nhạt hay vàng cam nhạt đồng nhất. Triệu chứng thiếu ka-li biểu hiện ở đầu rìa ngoài của phiến lá trưởng thành bị chết dần, giòn và có màu xám 34
  36. sáng. Triệu chứng thiếu ma-nhê thể hiện đặc biệt trên các lá già do sự mất màu vàng trên các gân mạch nhỏ ở phiến lá và lá có dạng hình ô-van; (de Geus, 1973). Theo tác giả này thì đây là căn cứ để xây dựng việc bón phân. Tuy nhiên, theo de Waard cho rằng thành phần phần trăm trong lá nếu dưới mức này sẽ xảy ra sự thiếu dinh dưỡng: Nhỏ hơn 2,7% N; 0,1% P; 2% K; 1% Ca; 0,2% Mg. De Geus (1973) đã khuyến cáo rằng: Nhịp độ bón phân khoảng từ 2-3 lần trong năm đối với tiêu kinh doanh. Lần bón đầu tiên trong năm có thể xảy ra vào đầu mùa mưa và khoảng cách giữa hai lần bón là 30-40 ngày. Phân bón nên được đặt trong băng ở độ sâu 10-15cm, gần với vị trí đầu rễ và nên phủ phía trên nó một lớp đất. Phân bón không nên đặt trên phần thân ngầm hoặc tiếp xúc trực tiếp với rễ, đặc biệt là các rễ chính vì điều này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở vùng rễ, thân ngầm và có thể gây chết dây. Những đề nghị bón của Phan Hữu Trinh và ctv (1987) như sau: Trong năm thứ nhất gồm 4 đợt: đợt 1 (bón lót) toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân lân, đợt 2 bón sau trồng 20-30 ngày gồm 1/3 N và 1/3K; đợt 3 bón sau trồng 2-3 tháng gồm 1/3 N và 1/3 K, đợt 4 bón vào cuối mùa mưa số phân còn lại. Trong năm thứ hai gồm 3 đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa) với tỷ lệ bón trong đợi 1 là 1/3N + 2/3P + 1/3K; đợt 2: 1/3N + 1/3K, và đợt 3: 1/3N + 1/3K + 1/3P. Từ năm thứ 3 trở đi bón đợt 1 sau khi hái gồm toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4K + 1/4P; đợt 2 khi có mầm hoa bón 1/3N + 1/4P + 1/4K; đợt 3: lúc trái hình thành bón 1/3N + 1/4P + 1/4K số còn lại bón vào đợt nuôi trái lớn và chín. Tuy nhiên, những khuyến cáo này tương đối hợp lý cho việc thâm canh tiêu, thông thường người làm vườn trong vùng bón với cùng lượng phân trên hay ít hơn chỉ 1 đến 2 lần trong năm vào cuối vụ thu hoạch và đầu mùa mưa. Liều lượng phân bón phụ thuộc vào tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu, kỷ thuật canh tác và tình trạng sinh trưởng của cây. Tại các nước tiên tiến liều lượng này phụ thuộc vào việc chẩn đoán dinh dưỡng lá hai lần trong năm ở thời kỳ tiêu kiến thiết cơ bản và 5 lần trong năm ở tiêu kinh doanh (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Bảng 4.3. Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm Loại phân Phân HC Lân Văn Clorua Kali Urê(g) (kg) Điển (g) (g) Tuổi cây Năm 1 10-15 150 250 80 Năm 2 15 200 300 120 Năm 3, 4, 5 15-20 300-400 450-600 200-250 Tại Việt Nam, do thiếu phương tiện thử nghiệm, liều lượng phân bón cho 1 gốc tiêu thường được ước lượng để giảm chi phí chẩn đoán. Bảng 4.3 trên đây là liều lượng tham khảo mà đã được áp dụng nhiều nơi tại vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Chăm sóc: 35
  37. + Trồng dặm: Việc trồng dặm được thực hiện sau trồng 20 ngày và đầu mùa mưa năm sau với lượng phân bón nhiều hơn bình thường 20%. Cây trong bầu có từ 6-8 lá thường được dùng để dặm. + Che bóng: Nói chung nhu cầu che bóng cho tiêu càng giảm dần khi cây càng trưởng thành. Đối với cây trụ sống việc che bóng thường thuận lợi nhờ có tán của cây che bóng. Tuy nhiên cũng cần cắt tỉa tán của cây che bóng trong mùa mưa 2 đến 4 lần tuỳ thuộc vào mức độ sinh trưởng của tán để ánh sáng có thể lọt vào từ 70-80%. Trong mùa khô thì chỉ cần tỉa nhẹ hoặc không tỉa để duy trì ánh sáng ở mức 60-65%. Đối với các loại trụ khác cần làm phên che nắng và giàn che nắng để duy trì với nhu cầu ánh sáng như trên. Khi cây con mới trồng cần có những mành che ở độ cao 2-2,5m, hay làm túp bằng loại cây vọt, dương xỉ để che cho từng cây tiêu trong suốt mùa khô đầu tiên. + Làm cỏ - xới xáo: Cần làm sạch cỏ trên vườn tiêu trong suốt mùa mưa. Yêu cầu làm cỏ cơ giới hay bằng cuốc nên cách gốc 40-60cm để tránh làm đứt rễ tiêu. Cỏ dại gần gốc tiêu nên được làm bằng tay hay thuốc diệt cỏ đặc hiệu. Cũng cần kết hợp cày xới xáo giữa hai hàng tiêu để tạo điều kiện tơi xốp cho vườn tiêu. Nên kết hợp việc làm cỏ, xới xáo và bón phân một cách đồng thời. Vườn tiêu thường nằm trên đất dốc và được làm sạch cỏ nên khả năng bị xói mòn mạnh có thể xảy ra. Những biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất như trồng cây theo đường đồng mức hay làm ruộng bậc thang là hết sức cần thiết. Bất kỳ lúc nào vị trí trồng cũng nên được làm đầy và bổ sung đất mặt từ nơi khác, hay đất nung. - Xén tỉa- tạo hình - tỉa hoa và lá: + M ục đích của xén tỉa tạo hình: Tạo nên bộ khung thân chính có nhiều thân ôm trọn đều cây trụ. Theo đó, bộ khung thân chính sẽ cho ra nhiều cành quả nhất, các cành quả được phân bố đều và dày đặc để tạo cho cây tiêu có đường kính lớn, có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt, tập Trung dinh dưỡng cho những cành quả phát triển đầy đủ và cuối cùng là có năng suất cao. Ngoài ra việc xén tỉa tạo hình còn cung cấp một lượng lớn hom giống cho việc trồng mới tiếp theo. Thực chất thì việc xén tỉa tạo hình đã làm cho các cành quả có khả năng sinh trưởng mạnh hơn, độ thành thục tăng dần sau mỗi lần bấm ngọn hoặc xén tỉa. + Cách xén tỉa tạo hình trên cây trồng bằng cành tược: Đối với cây con được trồng bằng cành tược việc xén tỉa sẽ được thực hiện trong mùa mưa của năm sau. Tại Malaysia, Indonexia, số lần xén tỉa thay đổi từ 3-7 lần trong suốt mùa mưa năm đó. Tại Nam Bộ và Tây Nguyên có cách xén tỉa tương tự nhưng số lần ít hơn, chỉ từ 1-2 lần trong năm thứ 2 sau trồng để tạo nên mỗi gốc tiêu có 4 thân. Với cách xén như thế trên mỗi trụ xây người ta thường tạo nên 60-65 thân và 8-12 thân cho các loại trụ khác. Tại khu vực Bắc Miền Trung để tạo nên nhiều thân trên trụ tiêu người ta thường trồng nhiều hom hoặc cây con trong bầu trên một trụ thay vì cắt tạo hình trong năm sau. Khi cây đã đạt được 1 năm tuổi, mọc khỏe, cao chừng 2m, cắt bỏ phần thân tược trên cách gốc 25cm. Đoạn cành được cắt ra được dùng để làm cành hom cho việc phát triển diện tích mới. Tại phần gốc đã cắt cành tược cấp 1 sẽ mọc ra, chừa lại nuôi 2-3 36
  38. cành tược. Khi chúng đạt được 8-10 lóng lại tiến hành cắt đợt 2 cách chỗ phân cành 25cm (khoảng 3-4 lóng còn lại trên tược cấp 1), và cứ như thế tiến hành đợt 3 và 4 Cách tạo hình này sẽ tạo nên 1 gốc tiêu có 4 thân với các cành quả to khỏe và nhiều, ngay ở những vị trí gần mặt đất. + Đôn dây tiêu trên cây tiêu trồ ng bằ ng cành lươn: Khoảng 1 năm. Đối với cây con trồng bằng cành lươn vì cành quả phát sinh chậm và ở vị trí khá cao so với mặt đất nên nếu không thực hiện biện pháp đôn dây tiêu trụ tiêu thì sẽ không có hoặc cành quả mọc thưa thớt ở phần dưới trụ (khoảng 1-2m từ mặt đất). Trụ tiêu như thế còn được gọi là “tiêu ở trụồng” và sẽ không cho năng suất cao. Đôn dây tiêu là biện pháp hạ thân lươn đã được buộc trên trụ xuống đất và cuốn thành nhiều vòng quanh trụ tiêu, chỉ chừa lại chừng 15cm phần ngọn có mang cành quả trên mặt đất và được buộc lại vào trụ. Phần dây tiêu được cuốn quanh gốc (đôn) sẽ được lấp một lớp đất dày 5cm. Vào mùa mưa năm sau mới thực hiện xén tỉa tạo hình như đối với cây con mọc trên hom tược để tạo nên mô hình một gốc đa thân. Vì vậy, cây tiêu trồng bằng dây lươn thường cho quả chậm hơn cây trồng bằng cành tược + Các loại cắt tỉa khác: Ngoài cắt tỉa tạo hình, còn cần tỉa các cành lươn và các cành tược mọc ra không đúng yêu cầu một cách thường xuyên để tránh sự tiêu hao dinh dưỡng. Biện pháp cắt tỉa này được tiến hành thường xuyên hằng năm. Việc tỉa hoa được thực hiện khi cây có hoa bói. Có thể tỉa bỏ 50% hay 100% số hoa trong năm ra hoa đầu tiên tùy theo mức độ sinh trưởng của cây tiêu để tập Trung dinh dưỡng nuôi cành quả trước khi thu hoạch chính thức trong những năm sau. Hằng năm nên tỉa các đợt hoa ra muộn để tạo điều kiện ra hoa tập Trung cho mùa hoa năm sau. Khi cây tiêu đã phủ trụ (trụ) cần bấm ngọn của các thân chính để tập Trung dinh dưỡng nuôi cành quả. Cách hãm ngọn khác thấy có hiệu quả hơn đó là tách phần ngọn khoảng 10-15cm tính từ đỉnh sinh trưởng ra khỏi thân trụ. Làm như thế ngọn tiêu sẽ ngưng sinh trưởng dần, không tái sinh ra nhiều chồi mới ở gần chỗ tách ra. Vì thế, đỡ tốn công cắt ngọn nhiều lần như cách bấm ngọn. Cách tách ngọn như thế thường thấy ứng dụng nhiều tại Cùa - Tân lâm - Quảng trị. Vào cuối mùa thu hoạch tiến hành tỉa lá già và các cành tăm (cành quả nhỏ), các cành này thường xuất hiện nhiều trong năm thứ 10 trở đi, để phục hồi khả năng cho quả tại các vị trí bị tỉa. Khi dây tiêu trong quá trình vươn lên trụ cần đều đặn tiến hành buộc dây để dây tiêu dễ dàng bám vào trụ (khoảng 7-10 ngày buộc 1 lần). - Tủ gốc giữ ẩm Mục đích của tủ gốc là để hạn chế sự bốc thoát hơi nước trong suốt mùa khô, tiết kiệm được lượng nước tưới. Người ta thường tủ một lớp cỏ dày từ 12-15cm và cách gốc tiêu từ 15-20cm vào cuối mùa mưa. Một thí nghiệm nhằm so sánh các biện pháp canh tác được trồng từ năm 1960, kết quả về năng suất bình quân quả xanh từ năm 1963 cho đến nay cũng được cho như bảng dưới đây. Tất cả những trụ tiêu đều nhận được 6 lb (2,7 kg) phân bón hỗn hợp. Vật liệu tủ gốc được dùng là cỏ tranh (lalang), 37
  39. Imperata cylindrica, và cỏ làm thảm phủ Axonopus compressus. Bảng 4.4: Kết quả năng suất tiêu tươi giữa các nghiệ m thức chuẩn bị đấ khác nhau tại Malaysia (đơn vị: kg tiêu khô) Có chuẩn bị hố 14.930 Không tủ gốc 13.840 Không chuẩn bị hố 15.190 Phân vi lượng 15.220 2oz/trụ Có un bổ sung đất nung và đất 15.720 Phân vi lượng 14.900 mặt 1oz/trụ Không bổ sung đất nung và đất 14.400 Có cỏ thảm phủ 14.810 mặt Có tủ gốc 19.270 Không cỏ thảm phủ 15.310 Năng suất cao hơn một cách có ý nghĩa từ những nghiệm thức có un đất mặt và đất nung và có tủ gốc. Việc un bổ sung đất (nói chung) đã cải tiến sinh trưởng và năng suất của tiêu nhờ vào sự kích thích ra rễ mới tại vùng đất vừa được bổ sung. Việc tủ gốc với thảm phủ là cỏ tranh khô quanh điểm trồng (trên ụ đã un) đã làm gia tăng lượng chất hữu cơ và làm giảm lượng nước bị mất trong suốt mùa khô. - Tưới nước: Nhiều kết quả nghiên cứu ngoài nước cho thấy trên các vườn tiêu không có tưới tỷ lệ trái tươi/khô là 4/1 thay vì 3/1 như ở các vườn có tưới đầy đủ nước. Theo đó thì tỷ lệ quả lép và cở hạt tiêu cũng bị nhỏ lại. Tại Tây nguyên và miền Nam mùa mưa thường kết thúc vào cuối năm (tháng 11-12) đây cũng là thời kỳ hạt tiêu bắt đầu hình thành và phát triển vì thế thiếu nước trong giai đoạn này có thể làm cho tỷ lệ hạt lép cao. Tại khu vực miền Trung mùa hạn nặng thường rơi vào tháng 6-7 ít có ảnh hưởng đến năng suất quả, tuy nhiên cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây do hạn. Hạn trong tháng 3-4 cũng có thể gây trở ngại cho quá trình hình thành và phát triển hạt tiêu tại khu vực miền Trung. Nước được tưới cho tiêu trong mùa khô để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây. Tuy nhiên, cần hạn chế tưới trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và duy trì độ ẩm cao trong thời kỳ hoa rộ để hoa ra được tập Trung và thụ phấn tốt. Lượng nước tưới mỗi lần dao động từ 20-60lít/trụ gỗ. Tiến hành tạo bồn quanh gốc tiêu để giữ nước khi tưới. Khoảng cách giữa hai lần tưới dao động từ 5-10 ngày trong suốt mùa khô hạn và tuỳ theo mức độ khô hạn. - Thay trụ tiêu: Trong thực tế cây trụ chết (gỗ) chỉ tồn tại không quá 15-17 năm trong khi chu kỳ kinh doanh của cây tiêu thường dài hơn ít nhất 10 năm. Cây trụ gỗ thường bị mục phần nằm trong đất và sẽ bị đổ ngã, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự sinh trưởng của cây tiêu. Do đó cần phải thay trụ nhằm duy trì thời gian kinh doanh của cây tiêu. 38
  40. Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa khô, sau khi thu hoạch tiêu xong, theo các bước tuần tự như sau: Tỉa bỏ các cành quả nhỏ, chỉ duy trì bộ khung thân chính và 8-12 cành quả chính (thường là các cành quả cấp 1). Kế đến, tưới nước lên cây trụ, nhẹ tay tháo bộ khung thân chính cây tiêu ra khỏi cây trụ. Sau đó nhổ bỏ cây trụ, đào hố và cắm cây trụ mới. Cuối cùng dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây trụ mới, các cành quả phải được phân bố đều trên thân trụ mới. 4.4.4. THU HOẠCH- CHẾ BIẾN VÀ NĂNG SUẤT TIÊU - Thu hoạch và chế biến: Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 đến 10 tháng tuỳ theo giống, loại sản phẩm hạt tiêu trắng, đen hay xanh và điều kiện khí hậu tại địa phương. Tại những nơi có lượng mưa nhiều, phân bố khá đều trong năm thường có hai giai đoạn ra hoa và hai giai đoạn thu hoạch, điều này xảy ra ở Ấn Độ thường có hai vụ thu hoạch, một vào khoảng tháng 8-9 và vụ kia vào tháng 3-4 (Krishnamuthi, 1969). Ở những nơi có mùa khô rõ rệt, chủ yếu chỉ có một mùa ra hoa và thu hoạch mà thôi như tại Miền Nam và Tây Nguyên mùa thu hoạch vào giữa tháng 1-3, tại Bình Trị Thiên vào tháng 5-6 hay tháng 5-8 tại Malaysia, tập Trung mạnh trong khoảng tháng 7- 8. Việc thu hoạch cũng tiến hành khác nhau tùy theo ta muốn có tiêu đen hay tiêu trắng sau này. Thu hoạch khi trái chín đầy đủ, tức là trái đã chín đỏ hoặc ít ra cũng ngã màu vàng để chế biến thành tiêu trắng (tiêu sọ). Khi gié quả có 1-2 quả chuyển màu vàng thì gié có thể được hái để chế biến tiêu đen hoặc ngay cả quả được hái khi gié quả vẫn còn xanh như tại Malaysia hay Bắc Trung Bộ Việt Nam. Những chùm quả bị thiệt hại và rụng cũng được thu thập để tạo ra tiêu đen. Vào cuối của thời kỳ thu hoạch tất cả các chùm quả đều được thu hoạch, quả chín và chưa chín đều được dùng để sản xuất ra tiêu đen. Điều này được thực hiện để bảo đảm rằng cây tiêu sẽ cho hoa và mang quả đồng loạt trong năm sau đó. Ngoài ra, cây tiêu sau khi được thu hoạch hết nên được loại bỏ tất cả các lá của nó ngoại trừ 2-3 lá cuối cùng của cành bên (Blacklock, 1954). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến hoặc chưa được tán thành bởi những nhà khoa học khác. Để chế biến tiêu đen, sau khi hái các gié được chất thành đống ủ trong 5 giờ, sau đó đem ra phơi nắng. Ba bốn ngày sau tiêu héo đi và hạt tiêu trở nên đen, đem đập hay chà bằng chân để lấy hạt, sàng sẩy lại và đem hạt phơi cho thật khô, giữ độ ẩm còn 11- 12%. Để cho hạt tiêu thật đen bóng, người ta thường nhúng các gié hạt vào nước sôi có pha thêm một ít muối trong vài phút trước khi đem phơi (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Để chế biến tiêu sọ việc ngâm nước và chà xác nhằm loại bỏ lớp ngoại bì và phần ngoài của lớp trung bì. Những bó mạch còn giữ lại sau khi chế biến, có thể quan sát được ở mặt ngoài của hạt tiêu trắng. Việc chế biến này khó ở chỗ là làm sao đánh giá được đúng lúc thích hợp, để không loại bỏ mất phần bó mạch và phần trong của lớp Trung quả bì có chứa nhiều tinh dầu. Nếu không thực hiện được như vậy, tiêu sẽ sẩm màu, ngay cả khi nội quả bì bị lộ ra ngoài, lúc đó hạt tiêu trở nên đen chứ không trắng. Có khoảng 25-28kg tiêu trắng và 33-37 kg tiêu đen sẽ được tạo ra từ 100kg tiêu vừa 39
  41. mới thu hoạch. Có một ít khác nhau về cách chế biến tiêu trắng hay tiêu sọ tại các vùng khác nhau trong các nước trồng tiêu. Tại đảo Bangka sau khi thu hoạch gié quả các chùm gié quả được đưa vào túi và nén chặt, sau đó túi được may kín và ngâm trong ao hồ hoặc những nơi nước chảy chậm để bảo đảm tiêu có màu sắc đẹp. Khoảng 6-10 ngày ngâm, khi mà lớp biểu bì có thể tách ra một cách dễ dàng người ta trút tiêu ra và rửa sạch và gạn bỏ vỏ quả ngoài, cọng gié và quả lép. Cuối cùng hạt tiêu được đem phơi để giảm ẩm độ trong hạt còn 11-15%. Hạt tiêu lúc chưa phơi thường có màu xám và sẽ chuyển trắng dần khi ẩm độ giảm dần. Tại Ấn Độ tiêu sọ thường được chế biến từ tiêu đen bằng cách ngâm tiêu đen trong nước 2-3 ngày sau đó chà tiêu giữa hai tấm thảm làm bằng sợi dừa để loại bỏ phần ngoài của trái tiêu. Tại Kampuchia và Việt Nam tiêu đen cũng là nguyên liệu để chế biến tiêu sọ. Công việc này bắt đầu bằng việc loại bỏ các hạt tiêu lép và hạt nhỏ bằng các sàng lọc, sau đó ngâm vào nước lợ trong 10-15 ngày cho đến khi vỏ quả đã trở nên phồng rộp và mục nát mới lấy ra để đải vỏ và phơi sấy. Tỷ lệ 285 kg tiêu gié sẽ cho 100kg tiêu đen và sẽ thành 70kg sọ nếu chế biến theo cách này. - Năng suất tiêu: Năng suất thường biến động rất lớn giữa các nước phụ thuộc vào phương pháp canh tác và chế độ thâm canh. Trong điều kiện thâm canh như được thực hiện tại Malaysia, Blacklock (1954) đã cho năng suất của vụ đầu tiên vào năm thứ 3 sau khi trồng là 1-1,8kg tiêu tươi (tiêu vừa thu hoạch)/trụ (đường kính 20cm) và tăng từ 3,6 đến 7kg tiêu tươi từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 và sau đó giảm xuống còn 2 kg từ năm thứ 8 đến năm thứ 15, và có thể sau đó năng suất sẽ giảm mạnh, vườn tiêu lúc này cần được trồng lại. Theo Holiday và Mowat (1963) cho rằng đời sống phổ biến của 1 cây tiêu tại Sarawat là 12-15 năm và năng suất hằng năm đạt tối đa là 10-15lb (4,5-6,8kg) tiêu đen thương mại cho một trụ tiêu ở năm thứ năm, ước tính khoảng 3 ton/acre (7,5 tấn/ha). Những con số được cho bởi de Waard tại Sarawat, năng suất tiêu có thể đạt được, trong điều kiện thâm canh cao tại vùng, từ 7.000-8.000lb tiêu tươi/acre (8-9 tấn/ha) trong vụ thu hoạch đầu tiên và 12.000-16.000 lb tiêu tươi/acre (13,5-18 tấn/ha) trong năm thu hoạch thứ 6-7. Ông ta còn cho rằng năng suất có thể được duy trì cao trong vòng 10 năm rồi sau đó mới giảm dần. Trong điều kiện sản xuất ít thâm canh tại Ấn Độ, Krinamurthi (1969) cho rằng cây tiêu ở Ấn Độ sung mãn có thể cho năng suất là 0,5 kg tiêu khô/cây và khả năng sản xuất có thể kéo dài Trung bình 25 năm hoặc có thể lâu hơn. Năng suất bình quân tiêu đen trong cả nước tại Ấn Độ có thể thay đổi từ 110-335kg/ha. Ông ta còn cho rằng năng suất tiêu tươi bình quân tại Srilanka khoảng 2,5 tấn/ha, tại Indonexia (Sumatra) là 1,35 tấn/ha và Campuchia là 1,45 tấn/ha. Ở trình độ thâm canh Trung bình năng suất tiêu đen tại Việt Nam là 0,4-0,5kg/trụ trong năm thứ 3 và 1kg ở năm thứ 4 và tăng dần đến năm thứ 8 để đạt đến trên 2kg hoặc nhiều hơn (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Nhìn chung có hai khuynh hướng về năng suất và tuổi thọ của cây tiêu. Khuynh hướng thâm canh cao để thu được năng suất cao ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh cây tiêu. Theo đó đời sống kinh tế của trụ tiêu sẽ bị rút ngắn như tại Sarawat, hay Đông Nam Bộ ở Việt Nam. Khuynh hướng quảng canh mà năng suất 40
  42. thường bấp bênh và thấp (ít nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên. Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ 5.1. SÂU: Có nhiều loại sâu hại trên cây tiêu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại sâu hại chính có mặt tại nhiều vùng trong nước ta. - Mối (Coptotermes sp): Mối tiêu là loại mối nhỏ, có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, cơ thể mềm, có thể có cánh hoặc không. Mối thợ nhỏ nhất, cơ thể dài 4mm, đầu tròn màu vàng xám, hàm nhỏ. Mối lính lớn hơn, dài khoảng 5mm, đầu màu nâu, hàm phát triển có màu nâu đen, trên trán có vết lỏm. Mối có cánh kích thước lớn hơn có thể dài đến 8mm, màu vàng cam. Mối thường tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất và dưới mặt đất. Mối thường tạo ra những đường hầm trên dây tiêu và di chuyển trong đường hầm này. Mối gặm dây tiêu làm cây tiêu suy kiệt không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. Dưới đất mối cũng tạo nên những đường hầm trên dây tiêu, chúng cũng tạo ra những cửa ngỏ thuận lợi cho cho nhiều loài nấm và tuyến trùng tấn công. - Rệp sáp giả có một cặp đuôi ngắn (Pseudococcus sp): Rệp có hình ovan hơi tròn, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 mm, rộng 1,8-2mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt cơ thể, xung quanh có nhiều cặp tua ngắn, phía cuối bụng có một cặp dài hơn. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cở thể rệp sáp giả mềm và có màu nâu nhạt hay màu nâu hồng. Rệp giả trưởng thành cái gần như nằm tại chỗ để chích hút và đẻ trứng. Trong điều kiện nước ta rệp phần lớn sinh sản vô tính. Con cái không cần con đực củng có thể đẻ ra trứng có thể nở được và thậm chí có thể đẻ ra con. Con đực thường hiếm khi xuất hiện và có hình dáng khác nhiều so với con cái. Rệp sống thành từng đám bám chặt vào gié bông, gié trái, cành hoặc mặt dưới lá hút nhựa cây làm lá và trái héo khô, cây tiêu trở nên cằn cỗi. Khi rệp hại thường thấy nấm mồ hóng đen phát triển. Rệp còn hút nhựa ở bộ phận gốc thân và rễ làm cho cây cằn cỗi, cây ra hoa đậu trái rất kém. Hiện tượng rệp di chuyển hút nhựa tại phần gốc thân thường xảy ra trong thời kỳ khô hạn, vì rệp thích hợp sống trong điều kiện ẩm và nóng. Thường thấy có kiến xuất hiện để di chuyển rệp đi khắp các bộ phận của rễ và gốc thân. Bệnh thường xảy ra trong mùa khô. - Rệp giả vằn (Ferrisia virgata CKll.): Rệp giả vằn có nhiều hơn rệp giả ngắn, có hình ovan dài, chiều dài cơ thể khoảng 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn những vằn ngang theo ngấn đốt cơ thể. Giữa lưng có một vệt bột sáp dày hơn hai bên sườn do đó được gọi là rệp giả vằn. Xung quanh cơ thể rệp giả vằn không có tua sáp, riêng phía 41