Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

doc 33 trang phuongnguyen 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và thuật toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_cau_truc_du_lieu_va_thuat_toan.doc

Nội dung text: Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

  1. LỜI NÓI ĐẦU “Alorithms + Data Structures = Programs” N. Wirth “Computing is an art form. Some programs are elegant, some are exquisite, some are sparkling. My claim is it is possible to write grand programs, noble programs, truly magnifient programs” D.E.Knuth Cuốn sách này trình bày các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của Cấu trúc dữ liệu (CTDL) và thuật toán đã được đề xuất trong IEEE/ACM computing curricula, theo quan điểm hiện đại. Khi thiết kế thuật toán để giải quyết một vấn đề, chúng ta cần phải sử dụng các đối tượng dữ liệu và các phép toán trên các đối tượng dữ liệu ở mức độ trừu tượng. Một trong các nội dung chính của sách này là nghiên cứu các kiểu dữ liệu trừu tượng (KDLTT) và các CTDL để cài đặt các KDLTT. KDLTT quan trọng nhất là tập động (một tập đối tượng dữ liệu với các phép toán tìm kiếm, xen, loại, ), KDLTT này được sử dụng rộng rãi nhất trong các chương trình ứng dụng. Các KDLTT cơ bản khác sẽ được nghiên cứu là : danh sách, ngăn xếp, hàng đợi, hàng ưu tiên, từ điển, Chúng ta sẽ cài đặt các KDLTT bởi các lớp C + +. Sự cài đặt các KDLTT bởi các lớp C + + cho phép ta có thể biểu diễn các đối tượng dữ liệu và các phép toán trên các đối tượng dữ liệu trong các chương trình ứng dụng một cách toán học, ngắn gọn và dễ hiểu, tương tự như khi ta sử dụng các số nguyên, số thực trong chương trình. Một ưu điểm quan trọng khác là, nó cho 1
  2. phép khi thiết kế và cài đặt phần mềm, chúng ta có thể làm việc ở mức độ quan niệm cao, có thể thực hành được các nguyên lý lập trình. Với mỗi KDLTT, chúng ta sẽ nghiên cứu các cách cài đặt bởi các CTDL khác nhau. Hiệu quả của các phép toán trong mỗi cách cài đặt sẽ được đánh giá. Sự đánh giá so sánh các cách cài đặt sẽ giúp cho người sử dụng có sự lựa chọn thích hợp cho từng chương trình ứng dụng. Thông qua sự cài đặt các lớp C + + cho mỗi KDLTT và các chương trình ứng dụng chúng, độc giả sẽ được cung cấp thêm nhiều kỹ thuật lập trình hữu ích. Sự nghiên cứu mỗi KDLTT sẽ được tiến hành qua các bước sau đây. Đặc tả KDLTT. Chúng ta sẽ mô tả các đối tượng dữ liệu bằng cách sử dụng các ký hiệu, các khái niệm toán học và logic. Các phép toán trên các đối tượng dữ liệu sẽ được mô tả bởi các hàm toán học. Lựa chọn CTDL thích hợp để cài đặt đối tượng dữ liệu Thiết kế và cài đặt lớp C + +. Phân tích hiệu quả của các phép toán. Các ví dụ ứng dụng. Tổ chức sách Nội dung của cuốn sách được tổ chức thành ba phần. Phần 1 sẽ nghiên cứu các CTDL cơ bản được sử dụng để cài đặt các KDLTT, đó là danh sách liên kết (DSLK), cây tìm kiếm nhị phân (TKNP), cây thứ tự bộ phận (heap), bảng băm. Danh sách, ngăn xếp, hàng đợi sẽ được cài đặt bởi mảng hoặc bởi DSLK. Cây TKNP được sử dụng để cài đặt tập động. Hàng ưu tiên được cài đặt hiệu quả bởi heap. Bảng băm là CTDL rất thích hợp để cài đặt từ điển. Trong phần 2 chúng ta sẽ nghiên cứu các CTDL cao cấp. Các CTDL này có đặc điểm chung là sự tổ chức dữ liệu và các phép toán trên các CTDL này là khá phức tạp, song bù lại thời gian thực hiện các phép toán lại hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu các loại cây tìm kiếm cân bằng, các CTDL tự điều chỉnh, các CTDL đa chiều, Đặc biệt, chúng ta sẽ đưa vào kỹ thuật 2
  3. phân tích trả góp, đây là kỹ thuật phân tích hoàn toàn mới, được sử dụng để đánh giá thời gian chạy của một dãy phép toán trên các CTDL tự điều chỉnh. Phần 3 dành để nói về thuật toán. Chúng ta sẽ trình bày phương pháp đánh giá thời gian chạy của thuật toán bằng ký hiệu ô lớn, và các kỹ thuật để phân tích, đánh giá thời gian chạy của thuật toán. Một nội dung quan trọng của phần này là nghiên cứu các chiến lược thiết kế thuật toán. Chúng ta sẽ trình bày các chiến lược thiết kế thuật toán hay được sử dụng là : chia - để - trị, quy hoạch động, quay lui, Các thuật toán sắp xếp, các thuật toán đồ thị cũng sẽ được nghiên cứu. Cuối cùng chúng ta trình bày một vấn đề có tính chất lý thuyết, đó là các bài toán NP – khó và NP - đầy đủ. Sử dụng sách Để đọc cuốn sách này, độc giả cần phải biết lập trình định hứơng đối tượng với C + +. Tuy nhiên, chúng tôi đã đưa vào các chương 2 và 3 để trình bày một số vấn đề quan trọng liên quan tới thiết kế lớp C + +, giúp cho độc giả chưa biết C + + cũng có thể hiểu được các chương tiếp theo. Nội dung của sách này đề cập tới nhiều vấn đề hơn là nội dung của giáo trình Cấu trúc dữ liệu và thuật toán cho sinh viên công nghệ thông tin. Theo quan điểm của chúng tôi, trong giáo trình Cấu trúc dữ liệu và thuật toán cho sinh viên công nghệ thông tin, chỉ nên đưa vào các chương 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 của phần I và các chương 15, 16, 17, 18 của phần II. Nếu sinh viên chưa được làm quen với sự đánh giá thời gian chạy của thuật toán, thì nội dung chương 15 cần được dạy trước. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở bộ môn Khoa học máy tính, Khoa công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, vì những trao đổi bổ ích về các vấn đề được đề cập trong sách, đặc biệt TS. Phạm Hồng Thái, ThS Trần Quốc Long và ThS Ma Thị Châu đã cùng chúng tôi giảng dạy giáo trình Cấu trúc dữ liệu và thuật toán. 3
  4. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi viết cuốn sách này. Tháng Giêng, 2007 Đinh Mạnh Tường 4
  5. MỤC LỤC Phần 1. Các cấu trúc dữ liệu cơ bản 12 Chương 1. Sự trừu tượng hoá dữ liệu 13 1.1. Biểu diễn dữ liệu trong các ngôn ngữ lập trình 13 1.2. Sự trừu tượng hoá dữ liệu 17 1.3. Kiểu dữ liệu trừu tượng 21 1.3.1. Đặc tả kiểu dữ liệu trừu tượng 21 1.3.2. Cài đặt kiểu dữ liệu trừu tượng 23 1.4. Cài đặt kiểu dữ liệu trừu tượng trong C 26 1.5. Triết lý cài đặt 30 Chương 2. Kiểu dữ liệu trừu tượng và các lớp C ++ 34 2.1. Lớp và các thành phần của lớp 34 2.2. Các hàm thành phần 36 2.2.1. Hàm kiến tạo và hàm huỷ 36 2.2.2. Các tham biến của hàm 38 2.2.3. Định nghĩa lại các phép toán 41 2.3. Phát triển lớp cài đặt kiểu dữ liệu trừu tượng 45 2.4. Lớp khuôn 55 2.4.1. Lớp côngtơnơ 55 2.4.2. Hàm khuôn 65 2.4.3. Lớp khuôn 67 2.5. Các kiểu dữ liệu trừu tượng quan trọng 74 Chương 3. Sự thừa kế 77 3.1. Các lớp dẫn xuất 77 3.2. Hàm ảo và tính đa hình 84 3.3. Lớp cơ sở trừu tượng 88 Chương 4. Danh sách 98 5
  6. 4.1. Kiểu dữ liệu trừu tượng danh sách 98 4.2. Cài đặt danh sách bởi mảng 101 4.3. Cài đặt danh sách bởi mảng động 109 4.4. Cài đặt tập động bởi danh sách. Tìm kiếm tuần tự và tìm kiếm nhị phân 117 4.4.1. Cài đặt bởi danh sách không được sắp. Tìm kiếm tuần tự 117 4.4.2. Cài đặt bởi danh sách được sắp. Tìm kiếm nhị phân 120 4.5. Ứng dụng 126 Chương 5. Danh sách liên kết 137 5.1. Con trỏ và cấp phát động bộ nhớ 137 5.2. Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết 141 5.3. Các dạng danh sách liên kết khác 148 5.3.1. Danh sách liên kết vòng tròn 148 5.3.2. Danh sách liên kết có đầu giả 150 5.3.3. Danh sách liên kết kép 151 5.4. Cài đặt danh sách bởi danh sách liên kết 154 5.5. So sánh hai phương pháp cài đặt danh sách 162 5.6. Cài đặt tập động bởi danh sách liên kết 164 Chương 6. Ngăn xếp 168 6.1. Kiểu dữ liệu trừu tượng ngăn xếp 168 6.2. Cài đặt ngăn xếp bởi mảng 169 6.3. Cài đặt ngăn xếp bởi danh sách liên kết 172 6.4. Biểu thức dấu ngoặc cân xứng 176 6.5. Đánh giá biểu thức số học 178 6.5.1. Đánh giá biểu thức postfix 178 6.5.2. Chuyển biểu thức infix thành postfix 180 6.6. Ngăn xếp và đệ quy 183 Chương 7. Hàng đợi 187 7.1. Kiểu dữ liệu trừu tượng hàng đợi 187 7.2. Cài đặt hàng đợi bởi mảng 188 6
  7. 7.3. Cài đặt hàng đợi bởi danh sách liên kết 194 7.4. Mô phỏng hệ sắp hàng 298 Chương 8. Cây 203 8.1. Các khái niệm cơ bản 204 8.2. Duyệt cây 209 8.3. Cây nhị phân 213 8.4. Cây tìm kiếm nhị phân 220 8.4.1. Cây tìm kiếm nhị phân 220 8.4.2. Các phép toán tập động trên cây tìm kiếm nhị phân 223 8.5. Cài đặt tập động bởi cây tìm kiếm nhị phân 231 8.6. Thời gian thực hiện các phép toán tập động trên cây tìm kiếm nhị phân 237 Chương 9. Bảng băm 242 9.1. Phương pháp băm 242 9.2. Các hàm băm 245 9.2.1. Phương pháp chia 245 9.2.2. Phương pháp nhân 246 9.2.3. Hàm băm cho các giá trị khoá là xâu ký tự 246 9.3. Các phương pháp giải quyết va chạm 248 9.3.1. Phương pháp định địa chỉ mở 248 9.3.2. Phương pháp tạo dây chuyền 253 9.4. Cài đặt bảng băm địa chỉ mở 254 9.5. Cài đặt bảng băm dây chuyền 260 9.6. Hiệu quả của phương pháp băm 265 Chương 10. Hàng ưu tiên 269 10.1. Kiểu dữ liệu trừu tượng hàng ưu tiên 269 10.2. Các phương pháp đơn giản cài đặt hàng ưu tiên 270 10.2.1. Cài đặt hàng ưu tiên bởi danh sách 270 10.2.2. Cài đặt hàng ưu tiên bởi cây tìm kiếm nhị phân 271 10.3. Cây thứ tự bộ phận 272 10.3.1.Các phép toán hàng ưu tiên trên cây thứ tự bộ phận 273 7
  8. 10.3.2. Xây dựng cây thứ tự bộ phận 278 10.4. Cài đặt hàng ưu tiên bởi cây thứ tự bộ phận 282 10.5. Nén dữ liệu và mã Huffman 287 Phần 2. Các cấu trúc dữ liệu cao cấp 296 Chương 11. Các cây tìm kiếm cân bằng 297 11.1. Các phép quay 297 11.2. Cây AVL 298 11.2.1.Các phép toán tập động trên cây AVL 301 11.2.2.Cài đặt tập động bởi cây AVL 309 11.3. Cây đỏ - đen 315 11.4. Cấu trúc dữ liệu tự điều chỉnh 327 11.5. Phân tích trả góp 328 11.6. Cây tán loe 330 11.6.1.Các phép toán tập động trên cây tán loe 336 11.6.2.Phân tích trả góp 338 Chương 12. Hàng ưu tiên với phép toán hợp nhất 341 12.1. Hàng ưu tiên với phép toán hợp nhất 341 12.2. Các phép toán hợp nhất và giảm khoá trên cây thứ tự bộ phận 342 12.3. Cây nghiêng 342 12.3.1.Các phép toán hàng ưu tiên trên cây nghiêng 343 12.3.2.Phân tích trả góp 348 Chương 13. Họ các tập không cắt nhau 352 13.1. Kiểu dữ liệu trừu tượng họ các tập không cắt nhau 352 13.2. Cài đặt đơn giản 353 13.3. Cài đặt bởi cây 354 13.3.1.Phép hợp theo trọng số 357 13.3.2.Phép tìm với nén đường 360 13.4. Ứng dụng 362 8
  9. 13.4.1.Vấn đề tương đương 363 13.4.2.Tạo ra mê lộ 364 Chương 14. Các cấu trúc dữ liệu đa chiều 367 14.1. Các phép toán trên các dữ liệu đa chiều 367 14.2. Cây k - chiều 368 14.2.1.Cây 2 - chiều 369 14.2.2.Cây k - chiều 377 14.3. Cây tứ phân 378 14.4. Cây tứ phân MX 382 Phần 3. Thuật toán 388 Chương 15. Phân tích thuật toán 389 15.1. Thuật toán và các vấn đề liên quan 389 15.2. Tính hiệu quả của thuật toán 391 15.3. Ký hiệu ô lớn và biểu diễn thời gian chạy bởi ký hiệu ô lớn 394 15.3.1.Định nghĩa ký hiệu ô lớn 394 15.3.2.Biểu diễn thời gian chạy của thuật toán 395 15.4. Đánh giá thời gian chạy của thuật toán 398 15.4.1.Luật tổng 398 15.4.2.Thời gian chạy của các lệnh 399 15.5. Phân tích các hàm đệ quy 402 Chương 16. Các chiến lược thiết kế thuật toán 409 16.1. Chia - để - trị 409 16.1.1.Phương pháp chung 409 16.1.1.Tìm max và min 411 16.2. Thuật toán đệ quy 413 16.3. Quy hoạch động 418 16.3.1.Phương pháp chung 418 16.3.2.Bài toán sắp xếp các đồ vật vào balô 419 16.3.3.Tìm dãy con chung của hai dãy số 421 9
  10. 16.4. Quay lui 422 16.4.1.Tìm kiếm vét can 422 16.4.2.Quay lui 424 16.4.3.Kỹ thuật quay lui để giải bài toán tối ưu 430 16.5. Chiến lược tham ăn 432 16.5.1.Phương pháp chung 432 16.5.2.Thuật toán tham ăn cho bài toán người bán hàng 433 16.5.3.Thuật toán tham ăn cho bài toán balô 434 16.6. Thuật toán ngẫu nhiên 435 Chương 17. Sắp xếp 443 17.1. Các thuật toán sắp xếp đơn giản 444 17.1.1.Sắp xếp lựa chọn 444 17.1.2.Sắp xếp xen vào 446 17.1.3.Sắp xếp nổi bọt 447 17.2. Sắp xếp hoà nhập 448 17.3. Sắp xếp nhanh 452 17.4. Sắp xếp sử dụng cây thứ tự bộ phận 459 Chương 18. Các thuật toán đồ thị 464 18.1. Một số khái niệm cơ bản 464 18.2. Biểu diễn đồ thị 466 18.2.1.Biểu diễn đồ thị bởi ma trận kề 466 18.2.2.Biểu diễn đồ thị bởi danh sách kề 468 18.3. Đi qua đồ thị 469 18.3.1.Đi qua đồ thị theo bề rộng 469 18.3.2. Đi qu đồ thị theo độ sâu 472 18.4. Đồ thị định hướng không có chu trình và sắp xếp topo 477 18.5. Đường đi ngắn nhất 480 18.5.1.Đường đi ngắn nhất từ một đỉnh nguồn 480 18.5.2. Đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp đỉnh 485 18.6. Cây bao trùm ngắn nhất 488 18.6.1.Thuật toán Prim 489 10
  11. 18.6.2.Thuật toán Kruskal 493 Chương 19. Các bài toán NP – khó và NP - đầy đủ 501 19.1. Thuật toán không đơn định 502 19.2. Các bài toán NP – khó và NP - đầy đủ 506 19.3. Một số bài toán NP – khó 509 11
  12. PHẦN I CÁC CẤU TRÚC DỮ LIỆU CƠ BẢN CHƯƠNG 1 SỰ TRỪU TƯỢNG HOÁ DỮ LIỆU Khi thiết kế thuật giải cho một vấn đề, chúng ta cần sử dụng sự trừu tượng hoá dữ liệu. Sự trừu tượng hoá dữ liệu được hiểu là chúng ta chỉ quan tâm tới một tập các đối tượng dữ liệu (ở mức độ trừu tượng) và các phép toán (các hành động) có thể thực hiện được trên các đối tượng dữ liệu đó. Với mỗi phép toán chúng ta cũng chỉ quan tâm tới điều kiện có thể sử dụng nó và hiệu quả mà nó mang lại, không cần biết nó được thực hiện như thế nào. Sự trừu tượng hoá dữ liệu được thực hiện bằng cách tạo ra các kiểu dữ liệu trừu tượng. Trong chương này chúng ta sẽ trình bày khái niệm kiểu dữ liệu trừu tượng, các phương pháp đặc tả và cài đặt kiểu dữ liệu trừu tượng. 1.1 BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG CÁC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Trong khoa học máy tính, dữ liệu được hiểu là bất kỳ thông tin nào được xử lý bởi máy tính. Dữ liệu có thể là số nguyên, số thực, ký tự, Dữ liệu có thể có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều thành phần dữ liệu được liên kết với nhau theo một cách nào đó. Trong bộ nhớ của máy tính, mọi dữ liệu đều được biểu diễn dưới dạng nhị phân (một dãy các ký hiệu 0 và 1 ). Đó là dạng biểu diễn cụ thể nhất của dữ liệu (dạng biểu diễn vật lý của dữ liệu). 12
  13. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao (Pascal, C, C+ + ), dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trừu tượng, tức là dạng biểu diễn của dữ liệu xuất phát từ dạng biểu diễn toán học của dữ liệu (sử dụng các khái niệm toán học, các mô hình toán học để biểu diễn dữ liệu). Chẳng hạn, nếu dữ liệu là các điểm trong mặt phẳng, thì chúng ta có thể biểu diễn nó như một cặp số thực (x, y), trong đó số thực x là hoành độ, còn số thực y là tung độ của điểm. Do đó, trong ngôn ngữ C + +, một điểm được biểu diễn bởi cấu trúc: struct point { double x; double y; }; Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao, các dữ liệu được phân thành các lớp dữ liệu (kiểu dữ liệu ). Kiểu dữ liệu của một biến được xác định bởi một tập các giá trị mà biến đó có thể nhận và các phép toán có thể thực hiện trên các giá trị đó. Ví dụ, có lẽ kiểu dữ liệu đơn giản nhất và có trong nhiều ngôn ngữ lập trình là kiểu boolean, miền giá trị của kiểu này chỉ gồm hai giá trị false và true, các phép toán có thể thực hiện trên các giá trị này là các phép toán logic mà chúng ta đã quen biết. Mỗi ngôn ngữ lập trình cung cấp cho chúng ta một số kiểu dữ liệu cơ bản (basic data types). Trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau, các kiểu dữ liệu cơ bản có thể khác nhau. Ngôn ngữ lập trình Lisp chỉ có một kiểu cơ bản, đó là các S-biểu thức. Song trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác (chẳng hạn Pascal, C / C + +, Ada, ), các kiểu dữ liệu cơ bản rất phong phú. Ví dụ, ngôn ngữ C + + có các kiểu dữ liệu cơ bản sau: Các kiểu ký tự ( char, signed char, unsigned char ) Các kiểu nguyên (int, short int, long int, unsigned) Các kiểu thực (float, double, long double) Các kiểu liệt kê (enum) Kiểu boolean (bool) Gọi là các kiểu dữ liệu cơ bản, vì các dữ liệu của các kiểu này sẽ được sử dụng như các thành phần cơ sở để kiến tạo nên các dữ liệu có cấu trúc 13
  14. phức tạp. Các kiểu dữ liệu đã cài đặt sẵn (build-in types) mà ngôn ngữ lập trình cung cấp là không đủ cho người sử dụng. Trong nhiều áp dụng, người lập trình cần phải tiến hành các thao tác trên các dữ liệu phức hợp. Vì vậy, mỗi ngôn ngữ lập trình cung cấp cho người sử dụng một số quy tắc cú pháp để tạo ra các kiểu dữ liệu mới từ các kiểu cơ bản hoặc các kiểu khác đã được xây dựng. Chẳng hạn, C + + cung cấp cho người lập trình các luật để xác định các kiểu mới: kiểu mảng (array), kiểu cấu trúc (struct), kiểu con trỏ, Ví dụ. Từ các kiểu đã có T1, T2, , Tn (có thể khác nhau), khai báo sau struct S { T1 M1 ; T2 M2 ; . Tn Mn ; } xác định một kiểu cấu trúc với tên là S, mỗi dữ liệu của kiểu này gồm n thành phần, thành phần thứ i có tên là M i và có giá trị thuộc kiểu T i (i = 1, , n). Các kiểu dữ liệu được tạo thành từ nhiều kiểu dữ liệu khác (các kiểu này có thể là kiểu cơ bản hoặc kiểu dữ liệu đã được xây dựng) được gọi là kiểu dữ liệu có cấu trúc. Các dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu có cấu trúc được gọi là các cấu trúc dữ liệu (data structure). Ví dụ, các mảng, các cấu trúc, các danh sách liên kết, là các cấu trúc dữ liệu (CTDL). Từ các kiểu cơ bản, bằng cách sử dụng các qui tắc cú pháp kiến tạo các kiểu dữ liệu, người lập trình có thể xây dựng nên các kiểu dữ liệu mới thích hợp cho từng vấn đề. Các kiểu dữ liệu mà người lập trình xây dựng nên được gọi là các kiểu dữ liệu được xác định bởi người sử dụng (user- defined data types). Như vậy, một CTDL là một dữ liệu phức hợp, gồm nhiều thành phần dữ liệu, mỗi thành phần hoặc là dữ liệu cơ sở (số nguyên, số thực, ký tự, ) hoặc là một CTDL đã được xây dựng. Các thành phần dữ liệu tạo nên một CTDL được liên kết với nhau theo một cách nào đó. Trong các ngôn ngữ lập 14
  15. trình thông dụng (Pascal, C/ C+ +), có ba phương pháp để liên kết các dữ liệu: 1. Liên kết các dữ liệu cùng kiểu tạo thành mảng dữ liệu. 2. Liên kết các dữ liệu (không nhất thiết cùng kiểu) tạo thành cấu trúc trong C/ C+ +, hoặc bản ghi trong Pascal. 3. Sử dụng con trỏ để liên kết dữ liệu. Chẳng hạn, sử dụng con trỏ chúng ta có thể tạo nên các danh sách liên kết, hoăc các CTDL để biểu diễn cây. (Chúng ta sẽ nghiên cứu các CTDL này trong các chương sau) Ví dụ. Giả sử chúng ta cần xác định CTDL biểu diễn các lớp học. Giả sử mỗi lớp học cần được mô tả bởi các thông tin sau: tên lớp, số tổ của lớp, danh sách sinh viên của mỗi tổ; mỗi sinh viên được mô tả bởi 3 thuộc tính: tên sinh viên, tuổi và giới tính. Việc xây dựng một CTDL cho một đối tượng dữ liệu được tiến hành theo nguyên tắc sau: từ các dữ liệu có kiểu cơ sở tạo ra kiểu dữ liệu mới, rồi từ các kiểu dữ liệu đã xây dựng tạo ra kiểu dữ liệu phức tạp hơn, cho tới khi nhận được kiểu dữ liệu cho đối tượng dữ liệu mong muốn. Trong ví dụ trên, đầu tiên ta xác định cấu trúc Student struct Student { string StName; int Age; bool Sex; } Danh sách sinh viên của mỗi tổ có thể lưu trong mảng, hoặc biểu diễn bởi danh sách liên kết. Ở đây chúng ta dùng danh sách liên kết, mỗi tế bào của nó là cấu trúc sau: struct Cell { 15
  16. Student Infor; Cell* Next; } Chúng ta sử dụng một mảng để biểu diễn các tổ, mỗi thành phần của mảng lưu con trỏ trỏ tới đầu một danh sách liên kết biểu diễn danh sách các sinh viên của một tổ. Giả sử mỗi lớp có nhiều nhất 10 tổ, kiểu mảng GroupArray được xác định như sau: typedef Cell* GroupArray[10]; Cuối cùng, ta có thể biểu diễn lớp học bởi cấu trúc sau: struct StudentClass { string ClassName; int GroupNumber; GroupArray Group; } 1.2 SỰ TRỪU TƯỢNG HOÁ DỮ LIỆU Thiết kế và phát triển một chương trình để giải quyết một vấn đề là một quá trình phức tạp. Thông thường quá trình này cần phải qua các giai đoạn chính sau: 1. Đặc tả vấn đề. 2. Thiết kế thuật toán và cấu trúc dữ liệu. 3. Cài đặt (chuyển dịch thuật toán thành các câu lệnh trong một ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn C+ +) 4. Thử nghiệm và sửa lỗi. 16
  17. Liên quan tới nội dung của sách này, chúng ta chỉ đề cập tới hai giai đoạn đầu. Chúng ta muốn làm sang tỏ vai trò quan trọng của sự trừu tượng hoá (abstraction) trong đặc tả một vấn đề, đặc biệt là sự trừu tương hoá dữ liệu (data abstraction) trong thiết kế thuật toán. Vấn đề được đặt ra bởi người sử dụng thường được phát biểu không rõ ràng, thiếu chính xác. Do đó, điều đầu tiên chúng ta phải làm là chính xác hoá vấn đề cần giải quyết, hay nói một cách khác là mô tả chính xác vấn đề. Điều đó được gọi là đặc tả vấn đề. Trong giai đoạn này, chúng ta phải trả lời chính xác các câu hỏi sau. Chúng ta được cho trước những gì? Chúng ta cần tìm những gì? Những cái đã biết và những cái cần tìm có quan hệ với nhau như thế nào? Như vậy, trong giai đoạn đặc tả, chúng ta cần mô tả chính xác các dữ liệu vào (inputs) và các dữ liệu ra (outputs) của chương trình. Toán học là một ngành khoa học trừu tượng, chính xác, các khái niệm toán học, các mô hình toán học là sự trừu tượng hoá từ thế giới hiện thực. Sử dụng trừu tượng hoá trong đặc tả một vấn đề đồng nghĩa với việc chúng ta sử dụng các khái niệm toán học, các mô hình toán học và logic để biểu diễn chính xác một vấn đề. Ví dụ. Giả sử chúng ta cần viết chương trình lập lịch thi. Vấn đề như sau. Mỗi người dự thi đăng kí thi một số môn trong số các môn tổ chức thi. Chúng ta cần xếp lịch thi, mỗi ngày thi một số môn trong cùng một thời gian, sao cho mỗi người dự thi có thể thi tất cả các môn họ đã đăng kí. Chúng ta có thể đặc tả inputs và outputs của chương trình như sau: Inputs: danh sách các người dự thi, mỗi người dự thi được biểu diễn bởi danh sách các môn mà anh ta đăng kí. Outputs: danh sách các ngày thi, mỗi ngày thi được biểu diễn bởi danh sách các môn thi trong ngày đó sao cho hai môn thi bất kì trong danh sách này không thuộc cùng một danh sách các môn đăng kí của một người dự thi. Trong mô tả trên, chúng ta đã sử dụng khái niệm danh sách (khái niệm dãy trong toán học). Các khái niệm toán học, các mô hình toán học hoặc logic được sử dụng để mô tả các đối tượng dữ liệu tạo thành các mô hình dữ liệu (data models). Danh sách là một mô hình dữ liệu. Chú ý rằng, lịch thi 17
  18. cần thoả mãn đòi hỏi: người dự thi có thể thi tất cả các môn mà họ đăng kí. Để dễ dàng đưa ra thuật toán lập lịch, chúng ta sử dụng một mô hình dữ liệu khác: đồ thị. Mỗi môn tổ chức thi là một đỉnh của đồ thị. Hai đỉnh có cạnh nối, nếu có một người dự thi đăng kí thi cả hai môn ứng với hai đỉnh đó. Từ mô hình dữ liệu đồ thị này, chúng ta có thể đưa ra thuật toán lập lịch như sau: Bước 1: Chọn một đỉnh bất kì, đưa môn thi ứng với đỉnh này vào danh sách các môn thi trong một ngày thi (danh sách này ban đầu rỗng). Đánh dấu đỉnh đã chọn và tất cả các đỉnh kề nó. Trong các đỉnh chưa đánh dấu, lại chọn một đỉnh bất kì và đưa môn thi ứng với đỉnh này vào danh sách các môn thi trong ngày thi. Lại đánh dấu đỉnh vừa chọn và các đỉnh kề nó. Tiếp tục quá trình trên cho tới khi tất cả các đỉnh của đồ thị được đánh dấu, chúng ta nhận được danh sách các môn thi trong một ngày thi. Bước 2: Loại khỏi đồ thị tất cả các đỉnh đã xếp vào danh sách các môn thi trong một ngày thi ở bước 1 và loại tất cả các cạnh kề các đỉnh đó. Các đỉnh và các cạnh còn lại tạo thành đồ thị mới. Bước 3: Lặp lại bước 1 và bước 2 cho tới khi đồ thị trở thành rỗng. Chẳng hạn, giả sử các môn tổ chức thi là A, B, C, D, E, F và đồ thị xây dựng nên từ các dữ liệu vào được cho trong hình sau: A B D C E F Khi đó lịch thi có thể như sau: Ngày thi 1: A, F. Ngày thi 2: D, E, B. 18
  19. Ngày thi 3: C. Sau khi đặc tả vấn đề, chúng ta chuyển sang giai đoạn thiết kế thuật toán để giải quyết vấn đề. Ở mức độ cao nhất của sự trừu tượng hoá, thuật toán được thiết kế như là một dãy các hành động trên các đối tượng dữ liệu được thực hiện theo một trình tự logic nào đó. Thuật toán lập lịch thi ở trên là một ví dụ. Các đối tượng dữ liệu có thể là số nguyên, số thực, ký tự; có thể là các điểm trên mặt phẳng; có thể là các hình hình học; có thể là con người, có thể là danh sách các đối tượng (chẳng hạn, danh sách các môn thi trong ví dụ lập lịch thi); có thể là đồ thị, cây, Các hành động trên các đối tượng dữ liệu cũng rất đa dạng và tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng dữ liệu. Chẳng hạn, nếu đối tượng dữ liệu là điểm trên mặt phẳng, thì các hành động có thể là: quay điểm đi một góc nào đó, tịnh tiến điểm theo một hướng, tính khoảng cách giữa hai điểm, Khi đối tượng dữ liệu là danh sách, thì các hành động có thể là: loại một đối tượng khỏi danh sách, xen một đối tượng mới vào danh sách, tìm xem một đối tượng đã cho có trong danh sách hay không, Khi thiết kế thuật toán như là một dãy các hành động trên các đối tượng dữ liệu, chúng ta cần sử dụng sự trừu tượng hoá dữ liệu (data abstraction). Sự trừu tượng hoá dữ liệu có nghĩa là chúng ta chỉ quan tâm tới một tập các đối tượng dữ liệu (ở mức độ trừu tượng) và các hành động (các phép toán) có thể thực hiện trên các đối tượng dữ liệu đó (với các điều kiện nào thì hành động có thể được thực hiện và sau khi thực hiện hành động cho kết quả gì), chúng ta không quan tâm tới các đối tượng dữ liệu đó được lưu trữ như thế nào trong bộ nhớ của máy tính, chúng ta không quan tâm tới các hành động được thực hiện như thế nào. Sử dụng sự trừu tượng hoá dữ liệu trong thiết kế thuật toán là phương pháp luận thiết kế rất quan trọng. Nó có các ưu điểm sau: Đơn giản hoá quá trình thiết kế, giúp ta tránh được sự phức tạp liên quan tới biểu diễn cụ thể của dữ liệu . 19
  20. Chưong trình sẽ có tính mođun (modularity). Chẳng hạn, một hành động trên đối tượng dữ liệu phức tạp được cài đặt thành một mođun (một hàm). Chương trình có tính mođun sẽ dễ đọc, dễ phát hiện lỗi, dễ sửa, Sự trừu tượng hoá dữ liệu được thực hiện bằng cách xác định các kiểu dữ liệu trừu tượng ( Abstract Data Type). Kiểu dữ liệu trừu tượng (KDLTT) là một tập các đối tượng dữ liệu cùng với các phép toán có thể thực hiện trên các đối tượng dữ liệu đó. Ví dụ, tập các điểm trên mặt phẳng với các phép toán trên các điểm mà chúng ta đã xác định tạo thành KDLTT điểm. Chúng ta có thể sử dụng các phép toán của các KDLTT trong thiết kế thuật toán khi chúng ta biết rõ các điều kiện để phép toán có thể thực hiện và hiệu quả mà phép toán mang lại. Trong nhiều trường hợp, các KDLTT mà chúng ta đã biết sẽ gợi cho ta ý tưởng thiết kế thuật toán . Đồng thời trong quá trình thiết kế, khi thuật toán cần đến các hành động trên các loại đối tượng dữ liệu mới chúng ta có thể thiết kế KDLTT mới để sử dụng không chỉ trong chương trình mà ta đang thiết kế mà còn trong các chương trình khác. Phần lớn nội dung trong sách này là nói về các KDLTT. Chúng ta sẽ nghiên cứu sự thiết kế và cài đặt một số KDLTT quan trọng nhất được sử dụng thường xuyên trong thiết kế thuật toán . 1.3 KIỂU DỮ LIỆU TRỪU TƯỢNG Mục này trình bày phương pháp đặc tả và cài đặt một KDLTT. 1.3.1 Đặc tả kiểu dữ liệu trừu tượng 20
  21. Nhớ lại rằng, một KDLTT được định nghĩa là một tập các đối tượng dữ liệu và một tập các phép toán trên các đối tượng dữ liệu đó. Do đó, đặc tả một KDLTT gồm hai phần: đặc tả đối tượng dữ liệu và đặc tả các phép toán. Đặc tả đối tượng dữ liệu. Mô tả bằng toán học các đối tượng dữ liệu. Thông thường các đối tượng dữ liệu là các đối tượng trong thế giới hiện thực, chúng là các thực thể phức hợp, có cấu trúc nào đó. Để mô tả chúng, chúng ta cần sử dụng sự trừu tượng hoá (chỉ quan tâm tới các đặc tính quan trọng, bỏ qua các chi tiết thứ yếu). Nói cụ thể hơn, để mô tả chính xác các đối tượng dữ liệu , chúng ta cần sử dụng các khái niệm toán học, các mô hình toán học như tập hợp, dãy, đồ thị, cây, Chẳng hạn, đối tượng dữ liệu là sinh viên, thì có thể biểu diễn nó bởi một tập các thuộc tính quan trọng như tên, ngày sinh, giới tính, Đặc tả các phép toán. Việc mô tả các phép toán phải đủ chặt chẽ, chính xác nhằm xác định đầy đủ kết quả mà các phép toán mang lại, nhưng không cần phải mô tả các phép toán được thực hiện như thế nào để cho kết quả như thế. Cách tiếp cận chính xác để đạt được mục tiêu trên là khi mô tả các phép toán, chúng ta xác định một tập các tiên đề mô tả đầy đủ các tính chất của các phép toán. Chẳng hạn, các phép toán cộng và nhân các số nguyên phải thoả mãn các tiên đề: giao hoán, kết hợp, phân phối, Tuy nhiên, việc xác định một tập đầy đủ các tiên đề mô tả đầy đủ bản chất của các phép toán là cực kỳ khó khăn, do đó chúng ta mô tả các phép toán một cách không hình thức. Chúng ta sẽ mô tả mỗi phép toán bởi một hàm (hoặc thủ tục), tên hàm là tên của phép toán, theo sau là danh sách các biến. Sau đó chỉ rõ nhiệm vụ mà hàm cần phải thực hiện. Ví dụ. Sau đây là đặc tả KDLTT số phức. Trong sách này, chúng ta sẽ đặc tả các KDLTT khác theo khuôn mẫu của ví dụ này. Mỗi số phức là một cặp số thực (x, y), trong đó x được gọi là phần thực (real), y được gọi là phần ảo (image) của số phức. Trên các số phức, có thể thực hiện các phép toán sau: 21
  22. 1. Create (a, b). Trả về số phức có phần thực là a, phần ảo là b. 2. GetReal (c). Trả về phần thực của số phức c. 3. GetImage (c). Trả về phần ảo của số phức c. 4. Abs (c). Trả về giá trị tuyệt đối (mođun) của số phức c. 5. Add (c1,c2). Trả về tổng của số phức c1 và số phức c2 . 6. Multiply (c1 , c2 ). Trả về tích của số phức c1 và số phức c2 . 7. Print (c). Viết ra số phức c dưới dạng a + i b trong đó a là phần thực, b là phần ảo của số phức c. Trên đây chỉ là một số ít các phép toán số phức. Còn nhiều các phép toán khác trên số phức, chẳng hạn các phép toán so sánh, các phép toán lượng giác, , để cho ngắn ngọn chúng ta không liệt kê ra hết. 1.3.2 Cài đặt kiểu dữ liệu trừu tượng Trong giai đoạn đặc tả, chúng ta chỉ mới mô tả các phép toán trên các đối tượng dữ liệu, chúng ta chưa xác định các phép toán đó thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào. Trong chương trình, để sử dụng được các phép toán của một KDLTT đã đặc tả, chúng ta cần phải cài đặt KDLTT đó trong một ngôn ngữ lập trình. Công việc đầu tiên phải làm khi cài đặt một KDLTT là chọn một CTDL để biểu diễn các đối tượng dữ liệu. Cần lưu ý rằng, một CTDL là một dữ liệu phức hợp được tạo nên từ nhiều dữ liệu thành phần bằng các liên kết nào đó. Chúng ta có thể mô tả các CTDL trong một ngôn ngữ lập trình (chẳng hạn, C/ C + +) bằng cách sử dụng các phương tiện có sẵn trong ngôn ngữ lập trình đó, chẳng hạn sử dụng các qui tắc cú pháp mô tả mảng, cấu trúc, Một CTDL cũng xác định cho ta cách lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính. Ví dụ. Chúng ta có thể biểu diễn một số phức bởi cấu trúc trong C + + struct complex { 22
  23. float real; float imag; } Cần chú ý rằng, một đối tượng dữ liệu có thể cài đặt bởi các CTDL khác nhau. Chẳng hạn, một danh sách (a1, a2, , an) có thể cài đặt bởi mảng A, các thành phần của danh sách lần lượt được lưu trong các thành phần liên tiếp của mảng A[0], A[1], , A[n-1]. Nhưng chúng ta cũng có thể cài đặt danh sách bởi CTDL danh sách liên kết sau: a a a . 1 2 n . . Sau khi đã chọn CTDL biểu diễn đối tượng dữ liệu, bước tiếp theo chúng ta phải thiết kế và cài đặt các hàm thực hiện các phép toán của KDLTT. Trong giai đoạn thiết kế một hàm thực hiện nhiệm vụ của một phép toán, chúng ta cần sử dụng sự trừu tượng hoá hàm (functional abstraction). Sự trừu tượng hoá hàm có nghĩa là cần mô tả hàm sao cho người sử dụng biết được hàm thực hiện công việc gì, và sao cho họ có thể sử dụng được hàm trong chương trình của mình mà không cần biết đến các chi tiết cài đặt, tức là không cần biết hàm thực hiện công việc đó như thế nào. Sự trừu tượng hoá hàm được thực hiện bằng cách viết ra mẫu hàm (function prototype) kèm theo các chú thích. Mẫu hàm gồm tên hàm và theo sau là danh sách các tham biến. Tên hàm cần ngắn ngọn, nói lên được nhiệm vụ của hàm. Các tham biến cần phải đầy đủ: các dữ liệu vào cần thiết để hàm có thể thực hiện được công việc của mình và các dữ liệu ra sau khi hàm hoàn thành công việc. Chú thích đưa ra sau đầu hàm là rất cần thiết (đặc biệt trong các đề án lập trình theo đội). Trong chú thích này, chúng ta cần mô tả đầy đủ, chính xác nhiệm vụ của hàm. Sau đó là hai phần: Preconditions (các điều kiện trước) và Postconditions (các điều kiện sau). 23
  24. Preconditions gồm các phát biểu về các điều kiện cần phải thoả mãn trước khi hàm thực hiện. Postconditions gồm các phát biểu về các điều kiện cần phải thoả mãn sau khi hàm hoàn thành thực hiện. Hai phần Preconditions và Postconditions tạo thành hợp đồng giữa một bên là người sử dụng hàm và một bên là hàm. Preconditions là trách nhiệm của người sử dụng, còn Postconditions là trách nhiệm của hàm. Một khi sử dụng hàm (gọi hàm), người sử dụng phải có trách nhiệm cung cấp cho hàm các dữ liệu vào thoả mãn các điều kiện trong Preconditions. Sau khi hoàn thành thực hiện, hàm phải cho ra các kết quả thoả mãn các điều kiện trong Postconditions. Sau đây là ví dụ một mẫu hàm: void Sort (int A[ ], int n) // Sắp xếp mảng A theo thứ tự không giảm. // Preconditions: A là mảng số nguyên có cỡ Max ≥ n. // Postconditions: A[0] ≤ A[1] ≤ . ≤ A[n-1], // n không thay đổi. Bước tiếp theo, chúng ta phải thiết kế thuật toán thực hiện công việc của hàm khi mà đối tượng dữ liệu được biểu diễn bởi CTDL đã chọn. Việc cài đặt hàm bây giờ là chuyển dịch thuật toán thực hiện nhiệm vụ của hàm sang dãy các khai báo biến địa phương cần thiết và các câu lệnh. Tất cả các chi tiết mà hàm cần thực hiện này là công việc riêng tư của hàm, người sử dụng hàm không cần biết đến, và không được can thiệp vào. Làm được như vậy có nghĩa là chúng ta đã thực hành nguyên lý che dấu thông tin (the principle of information hiding) - một nguyên lý quan trọng trong phương pháp luận lập trình môđun. Trên đây chúng ta mới chỉ trình bày các kỹ thuật liên quan đến thiết kế CTDL cho đối tượng dữ liệu, thiết kế và cài đặt các hàm cho các phép toán của KDLTT. Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta phải tổ chức CTDL và các hàm đó như thế nào? Có hai cách: cách cài đặt cổ điển và cách cài đặt 24
  25. định hướng đối tượng. Mục sau sẽ trình bày phương pháp cài đặt KDLTT trong ngôn ngữ C. Cài đặt KDLTT bởi lớp trong C + + sẽ được trình bày trong chương 3. 1.4 CÀI ĐẶT KIỂỦ DỮ LIỆU TRỪU TƯỢNG TRONG C Trong mục này chúng ta sẽ trình bày phương pháp cài đặt KDLTT theo cách truyền thống (cài đặt không định hướng đối tượng) trong C. Trong cách cài đặt này, chúng ta sẽ xây dựng nên một thư viện các hàm thực hiện các phép toán của một KDLTT sao cho bạn có thể sử dụng các hàm này trong một chương trình bất kỳ giống như bạn sử dụng các hàm trong thư viện chuẩn. Sự xây dựng một thư viện điển hình được tổ chức thành hai file: file đầu (header file) và file cài đặt (implementation file). File đầu chứa các mệnh đề # include, các định nghĩa hằng, cần thiết và khai báo CTDL. Theo sau là các mẫu hàm cho mỗi phép toán của KDLTT. File cài đặt cũng chứa các mệnh đề # include cần thiết và chứa các định nghĩa của các hàm đã được đặc tả trong file đầu. Tên file đầu có đuôi là .h, file cài đặt có đuôi là .c (hoặc .cpp, .cxx). File cài đặt được dịch và được kết nối vào file thực hiện được mỗi khi cần thiết. Với cách tổ chức này, bạn có thể sử dụng các hàm của một KDLTT giống hệt như bạn sử dụng các hàm trong thư viện chuẩn. Chỉ có một việc bạn cần nhớ là bạn phải include file đầu vào trong chương trình của bạn bởi mệnh đề: # include “tên file đầu” Người sử dụng các hàm của một KDLTT chỉ cần biết các thông tin trong file đầu, không cần biết các hàm này được cài đặt như thế nào (các thông tin trong file cài đặt). Ví dụ. Cài đặt KDLTT số phức đã đặc tả trong mục 2.3. File đầu complex.h cho trong hình 2.1. Nội dung của file này nằm giữa các mệnh đề 25
  26. # ifndef # define và # endif. Đây là các chỉ định tiền xử lý cần thiết phải có nhằm đảm bảo file đầu chỉ có mặt một lần trong file nguồn chương trình của bạn. // File : complex.h # ifndef COMPLEX_H # define COMPLEX_H struct Complex { double real; double image; }; Complex CreateComplex (double a, double b) ; // Postcondition: Trả về số phức có phần thực là a, phần ảo là b. double GetReal (Complex c); // Postcondition: Trả về phần thực của số phức c. double GetImag (Complex c); // Postcondition: Trả về phần ảo của số phức c. double GetAbs (Complex c); // Postcondition: Trả về giá trị tuyệt đối (mođun) của số phức c. Complex Add (Complex c1, Complex c2); // Postcondition: Trả về số phức là tổng của số phức c1 và số phức c2. Complex Multiply (Complex c1, Complex c2); // Postcondition: Trả về số phức là tích của số phức c1 và số phức c2. 26
  27. void Print (Complex c); // Postcondition: số phức c được viết ra dưới dạng a + ib, trong đó a là // phần thực, b là phần ảo của số phức c. // Mẫu hàm của các phép toán khác. # endif Hình 1.1. File đầu của sự cài đặt không định hướng đối tượng của KDLTT số phức trong C/C + +. File cài đặt KDLTT số phức được cho trong hình 1.2. Trong file cài đặt, ngoài các mệnh đề # include cần thiết cho sự cài đặt các hàm, nhất thiết phải có mệnh đề # include “tên file đầu” // File: Complex.cxx # include “complex.h” # include // cung cấp hàm sqrt # include // cung cấp đối tượng cout Complex CreateComplex (double a, double b) { Complex c ; c.real = a ; c.imag = b ; return c ; } double GetReal (Complex c) { return c.real ; 27
  28. } double GetImag (Complex c) { return c.imag ; } double GetAbs (Complex c) { double result ; result = sqrt ( c.real * c.real + c.imag * c.imag); return result ; } Complex Add (Complex c1, Complex c2) { Complex c ; c.real = c1.real + c2.real ; c.imag = c1.imag + c2.imag ; return c ; } Complex Multiply (Complex c1, Complex c2) { Complex c ; c.real = (c1.real * c2.real) – (c1.imag * c2.imag) ; c.imag = (c1.real *c2.imag) + (c1.imag * c2.real) ; return c ; } void Print (Complex c) 28
  29. { cout << c.real << “ +i ” << r.imag << “ \ n” ; } Hình 1.2. File cài đặt của KDLTT số phức. 1.5 TRIẾT LÝ CÀI ĐẶT KIỂU DỮ LIỆU TRỪU TƯỢNG Trong giai đoạn thiết kế chương trình, chúng ta cần xem xét dữ liệu dưới cách nhìn của sự trừu tượng hoá dữ liệu. Cụ thể hơn là, trong giai đoạn thiết kế chương trình, chúng ta chỉ cần quan tâm tới đặc tả của các KDLTT. Cài đặt KDLTT có nghĩa là biểu diễn các đối tượng dữ liệu bởi các CTDL và cài đặt các hàm thực hiện các phép toán trên dữ liệu. Cần nhấn mạnh rằng, chỉ có một cách nhìn logic đối với dữ liệu, nhưng có thể có nhiều cách tiếp cận để cài đặt nó. Nói một cách khác, ứng với mỗi KDLTT có thể có nhiều cách cài đặt. Một chương trình áp dụng cần phải sử dụng các phép toán trên dữ liệu dưới dạng biểu diễn trừu tượng, chứ không phải dưới dạng mà dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính (dạng cài đặt). Chẳng hạn, chúng ta đã sử dụng các số nguyên trong chương trình dưới dạng biểu diễn toán học của các số nguyên, và sử dụng các phép toán +, - , *, / các số nguyên với cách viết và ý nghĩa của chúng trong toán học mà không cần biết các số nguyên và các phép toán +, -, *, / được cài đặt như thế nào trong máy tính. (Cần biết rằng, các số nguyên cùng với các phép toán trên số nguyên: +, - , *, / tạo thành một KDLTT và KDLTT này đã được cài đặt sẵn, chúng ta chỉ việc sử dụng.) Do vậy, khi cài đặt KDLTT chúng ta cần tạo ra một giao diện (interface) giữa chương trình áp dụng và sự cài đặt KDLTT. Giao diện này bao gồm các phép toán đã xác định trong KDLTT. Người sử dụng chỉ được phép giao tiếp với sự cài đặt KDLTT thông qua giao diện này. Nói một cách hình ảnh thì cách cài đặt KDLTT cần phải sao cho tạo thành bức tường giữa 29
  30. chương trình áp dụng và sự cài đặt KDLTT. Bức tường này che chắn CTDL, chỉ có thể truy cập tới CTDL thông qua các phép toán đã đặc tả trong KDLTT (hình 1.3.a). Nếu thực hiện được sự cài đặt KDLTT như thế, thì khi ta thay đổi CTDL biểu diễn đối tượng dữ liệu và thay đổi cách cài đặt các hàm cũng không ảnh hưởng gì đến chương trình áp dụng sử dụng KDLTT này. Điều này tương tự như khi ta sử dụng máy bán nước giải khát tự động. Thiết kế bên ngoài và các chỉ dẫn sẽ cho phép người sử dụng mua được loại nước mà mình mong muốn. Chẳng hạn, có ba nút ấn: cam, côca, cà phê. Bỏ 5 xu vào lỗ dưới nút cam và ấn nút cam, người sử dụng sẽ nhận được cốc cam , Người sử dụng không cần biết đến cấu tạo bên trong của máy.Chúng ta có thể thay đổi cấu tạo bên trong của máy, miễn là nó vẫn đáp ứng được mong muốn của người sử dụng khi họ thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn. CTDL Chương trình áp dụng Các hàm a. Cài đặt định hướng đối tượng 30
  31. CTDL Chương trình áp dụng Các hàm b. Cài đặt không định hướng đối tượng Hình 1.3. Chương trình áp dụng và sự cài đặt KDLTT. Cách cài đặt truyền thống (cài đặt không định hướng đối tượng) đã tách biệt CTDL và các hàm. Người sử dụng vẫn có thể truy cập trực tiếp đến CTDL không cần thông qua các hàm (hình 1.3.b). Nói một cách khác, cách cài đặt truyền thống không tạo thành bức tường vững chắc che chắn CTDL. Điều này có thể dẫn tới các lỗi không kiểm soát được, khó phát hiện. Chỉ có cách cài đặt định hướng đối tượng mới đảm bảo yêu cầu tạo ra bức tường giữa chương trình áp dụng và sự cài đặt KDLTT. Trong cách cài đặt định hướng đối tượng sử dụng C + +, CTDL và các hàm thực hiện các phép toán trên dữ liệu được đóng gói (encapsulation) vào một thực thể được gọi là lớp. Lớp có cơ chế điều khiển sự truy cập đến 31
  32. CTDL. Mỗi lớp cung cấp cho người sử dụng một giao diện. Chương trình áp dụng chỉ có thể truy cập đến CTDL qua giao diện này (bao gồm các hàm trong mục public). Cài đặt KDLTT bởi lớp C + + cho phép ta khi viết các chương trình ứng dụng, có thể biểu diễn các phép toán trên các đối tượng dữ liệu dưới dạng các biểu thức toán học rất sáng sủa, dễ hiểu. Cách cài đặt KDLTT bởi lớp C + + còn cho phép thực hành sử dụng lại phần mềm (reusability). Chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp cài đặt KDLTT bởi lớp trong chương sau. BÀI TẬP Trong các bài tập sau đây, hãy đặc tả các KDLTT bằng cách thực hiện hai phần sau: Mô tả đối tương dữ liệu bằng cách sử dụng các ký hiệu và các khái niệm toán học. Mô tả các phép toán trên các đối tượng dữ liệu đó. Cần biểu diễn mỗi phép toán bởi hàm, nói rõ mục tiêu của hàm, các điều kiện để hàm thực hiện được mục tiêu đó, và hiệu quả mà hàm mang lại. 1. KDLTT tập hợp với các phép toán: hợp, giao, hiệu, kiểm tra một tập có rỗng không, kiểm tra một đối tượng có là phần tử của một tập, kiểm tra hai tập có bằng nhau không, kiểm tra một tập có là tập con của một tập khác không. 2. KDLTT điểm (điểm trên mặt phẳng). Các phép toán gồm: tịnh tiến điểm, quay điểm đi một góc, tính khoảng cách giữa hai điểm, xác định điểm giữa hai điểm. 3. KDLTT hình cầu. 4. KDLTT ma trận. 5. KDLTT phân số. 6. KDLTT xâu ký tự. 32
  33. Trong các bài tập 3 6, hãy tự xác định các phép toán (càng đầy đủ càng tốt), và hãy đặc tả các phép toán bởi các hàm. 33