Bài giảng Bán hàng trong siêu thị (Chương trình khung trình độ trung cấp nghề)

doc 198 trang phuongnguyen 7801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bán hàng trong siêu thị (Chương trình khung trình độ trung cấp nghề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_ban_hang_trong_sieu_thi_chuong_trinh_khung_trinh_d.doc

Nội dung text: Bài giảng Bán hàng trong siêu thị (Chương trình khung trình độ trung cấp nghề)

  1. BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ: BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ) Hà Nội, năm 2013 Hà Nội, năm 2013
  2. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ (Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề Tên nghề: Bán hàng trong siêu thị Mã nghề: 40340118 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 31 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Xác định được nội dung cơ bản về quy trình và phương thức thực hiện bán hàng trong siêu thị; + Trình bày được kiến thức cơ bản về khoa học hàng hóa; + Trình bày được những kiến thức cơ bản về giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng; + Trình bày được những kiến thức cơ bản về quảng cáo, tiếp thị hàng hóa trong siêu thị; + Xác định được quy trình cơ bản về trưng bày, bảo quản hàng hóa trong siêu thị; + Xác định được nội dung cơ bản về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ trong siêu thị; + Xác định được nội dung cơ bản về quy trình kiểm kê hàng hóa trong siêu thị; + Nhận biết được các quy trình sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị. - Kỹ năng: + Giao tiếp, tư vấn, chăm sóc được khách hàng; 1
  3. + Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong nghiệp vụ bán hàng; + Thiết kế và tổ chức được chương trình quảng cáo hàng hóa; + Làm được công việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị; + Lựa chọn phương pháp hợp lý để bố trí các gian hàng, các loại hàng hóa theo không gian được thiết kế trong siêu thị; + Sử dụng được các biện pháp và quy trình bảo quản hàng hóa trong siêu thị; + Xuất và nhập được hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại; + Xây dựng được trình tự kiểm kê bàn giao ca bán hàng; + Lập và quản lý được chứng từ, báo cáo bán hàng; + Tổ chức thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng, quy trình của nghiệp vụ thu ngân; + Làm được nội dung công việc của một ca bán hàng; + Làm được công việc vận chuyển hàng hóa trong siêu thị và cho khách hàng; + Làm được công việc vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ tại nơi làm việc; + Sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị; + Sử dụng được các công cụ, phần mềm trong bán hàng trực tuyến; + Hướng dẫn được những người có trình độ sơ cấp nghề; + Biết tổ chức làm việc nhóm trong hoạt động bán hàng. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng: - Chính trị, đạo đức: + Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; + Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; + Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí; + Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước; + Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp; + Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác; 2
  4. + Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao; + Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; + Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, + Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ; + Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an; + Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm: Tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Bán hàng trong siêu thị”, học sinh sẽ làm việc tại: - Tổ thị trường; tổ bán hàng; tổ thu ngân; tổ trưng bày hàng hóa, tổ quảng cáo; tổ giám sát; tổ thu mua; tổ lễ tân - quan hệ chăm sóc khách hàng; tổ nhập liệu, tổ giao nhận; tổ kho trong các siêu thị, trung tâm thương mại. - Mở các cửa hàng tiện lợi; mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn do bản thân đăng ký hoạt động kinh doanh; - Làm việc tại các doanh nghiệp thương mại. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 1,5 năm - Thời gian học tập: 70 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ; (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ + Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ + Thời gian học lý thuyết: 514 giờ; Thời gian học thực hành: 1286 giờ 3
  5. 3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ (Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả). III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN: Thời gian đào tạo (giờ) Mã Trong đó Tên mô đun, môn học Tổng MĐ/MH Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra I Các môn học chung 210 106 87 17 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 10 4 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 45 28 13 4 MH 05 Tin học 30 13 15 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 60 30 25 5 II Các mô đun, môn học đào tạo nghề bắt 1400 402 929 69 buộc II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 435 227 182 26 Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương MH 07 30 20 8 2 mại MH 08 Kinh tế thương mại cơ bản 45 25 17 3 MH 09 Tâm lý học kinh doanh 45 22 21 2 MH 10 Marketing thương mại 60 40 16 4 MH 11 Tổng quan về siêu thị 45 25 17 3 MH 12 Thương phẩm học 75 40 32 3 MĐ 13 Tin học văn phòng 75 15 55 5 MH 14 Thương mại điện tử căn bản 30 20 8 2 MH 15 An toàn vệ sinh lao động 30 20 8 2 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn 965 175 747 43 nghề MĐ 16 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh 75 15 55 5 MĐ 17 Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị 60 15 42 3 MĐ 18 Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị 60 15 42 3 MĐ 19 Kỹ thuật trưng bày hàng hóa 75 20 50 5 MĐ 20 Kỹ thuật bảo quản hàng hóa 60 15 42 3 MĐ 21 Nghiệp vụ xuất và nhập hàng hóa trong 75 20 50 5 4
  6. siêu thị MĐ 22 Nghiệp vụ bán hàng trong siêu thị 135 35 91 9 MĐ 23 Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng 75 20 50 5 Sử dụng phần mềm và thiết bị bán MĐ 24 90 20 65 5 hàng MĐ 25 Thực tập tốt nghiệp 260 0 260 0 Tổng cộng 1610 508 1016 86 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương; - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình; - Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau: + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề; + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể; + Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định; + Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH/ Trong đó Tên môn học, mô đun tự chọn Tổng MĐ Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra MH 26 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 30 15 13 2 MĐ 27 Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên 135 40 90 5 bán hàng MĐ 28 Hành vi người tiêu dùng 45 10 33 2 MĐ 29 Khởi sự doanh nghiệp 45 15 27 3 MĐ 30 Nghiệp vụ bán hàng điện máy 70 17 50 3 MĐ 31 Siêu thị trực tuyến 75 15 55 5 5
  7. MH 32 Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong 60 30 27 3 các doanh nghiệp thương mại MH 33 Quản trị mua hàng và lưu kho 60 30 27 3 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: - Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định; - Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền; - Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình. Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như danh mục sau: Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH/ Tên môn học, mô đun tự chọn Trong đó MĐ Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH 26 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 30 15 13 2 MĐ 27 Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán 135 40 90 5 hàng MĐ 28 Hành vi người tiêu dùng 45 10 33 2 MĐ 29 Khởi sự doanh nghiệp 45 15 27 3 MĐ 30 Nghiệp vụ bán hàng điện máy 70 17 50 3 MĐ 31 Siêu thị trực tuyến 75 15 55 5 Cộng 400 112 268 20 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Số Môn thi Hình thức thi Thời gian thi TT 1 Chính trị Viết 120 phút 2 Văn hóa Trung học phổ Viết, trắc nghiệm Theo quy định của Bộ Giáo thông đối với hệ tuyển dục và Đào tạo sinh Trung học cơ sở 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: 6
  8. - Lý thuyết nghề Viết Không quá 120 phút hoặc Trắc nghiệm Không quá 120 phút Vấn đáp Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh) - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 4 giờ * Mô đun tốt nghiệp Bài thi tích hợp lý Không quá 6 giờ (tích hợp lý thuyết với thuyết và thực thực hành) hành 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: - Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp; - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Số Nội dung Thời gian TT 1 Văn hóa, văn nghệ: Ngoài giờ học hàng ngày Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể 2 Hoạt động thư viện Tất cả các ngày làm việc trong Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư tuần viện đọc sách và tham khảo tài liệu 3 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn Đoàn thanh niên tổ chức các thể buổi giao lưu 4 Tham quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần 5 Giáo dục định hướng nghề “Bán hàng Trước, trong và sau đào tạo trong siêu thị” nghề 4. Các chú ý khác: - Nếu sử dụng chương trình khung này để xây dựng chương trình giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trung cấp nghề; - Khi các cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý./. 7
  9. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã ký Nguyễn Ngọc Phi 8
  10. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại Mã môn học: MH 07 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 9
  11. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số môn học: MH 07 Thời gian môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 10 giờ) 2. Chương trình môn học Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: môn học Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại được bố trí giảng dạy sau khi học các môn học chung và bố trí học trước các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở khác. - Tính chất: Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại thuộc nhóm môn học kỹ thuật cơ sở nghề, được giảng dạy kết hợp lý thuyết với thảo luận nhóm. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Trình bày được những nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh; + Nắm được các chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp, về hợp đồng kinh tế; + Nắm được những nội dung cơ bản về pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. - Kỹ năng: + Soạn thảo được hợp đồng mua, bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa đúng quy định pháp luật; + Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; + Nhận diện được những vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; + Lập được quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. - Thái độ: + Tuân thủ pháp luật kinh tế trong thực hiện hành vi kinh doanh; + Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; + Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 10
  12. Thời gian Số Thực Kiểm tra* Tên chương, mục Tổng Lý TT hành (LT hoặc số thuyết Bài tập TH) I Chương 1: Pháp luật kinh doanh 10 5 4 1 1. Khái niệm 0.5 0.5 2. Chủ thể của luật kinh doanh 1.5 1.5 3. Chế định pháp lý về loại hình 8 3 4 1 doanh nghiệp II Chương 2: Pháp luật về hợp đồng thương mại và xúc tiến thương 10 6 4 mại 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa 5 2 3 2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa 2 1 1 3. Xúc tiến thương mại 3 3 III Chương 3: Pháp luật bảo vệ 10 9 1 quyền lợi người tiêu dùng 1. Khái niệm 1 1 2. Nội dung chủ yếu của Luật bảo 6 6 vệ quyền lợi người tiêu dùng 3. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh 3 2 1 doanh hàng hóa, dịch vụ Cộng 30 20 8 2 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Pháp luật kinh doanh Mục tiêu: - Trình bày được những vấn đề lý luận chung về pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh; - Nắm được đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp luật kinh tế, pháp luật kinh doanh với các mối quan hệ kinh tế; - Nắm được chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp bao gồm khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý; - Vận dụng và phân tích được các chế định về loại hình doanh nghiệp trong thực tế của nền kinh tế; 11
  13. - Có thái độ tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp trong quá trình học tập và hoạt động kinh doanh. Nội dung: 1. Khái niệm chung Thời gian: 0.5 giờ 1.1. Khái niệm 1.2. Đối tượng 1.3. Phạm vi điều chỉnh 2. Chủ thể của luật kinh doanh Thời gian: 1.5 giờ 2.1. Điều kiện để trở thành chủ thể của luật kinh doanh 2.2. Phân loại chủ thể của luật kinh doanh 2.3. Vai trò của luật kinh doanh trong nền kinh tế 3. Chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp Thời gian: 8 giờ 3.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 3.2. Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp 3.3. Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 3.4. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 2: Pháp luật về hợp đồng thương mại và xúc tiến thương mại Mục tiêu: - Nắm được các loại hợp đồng thông dụng trong thương mại; - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nội dung, quyền và nghĩa vụ mỗi bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Soạn được các loại hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa trong thương mại; - Tuân thủ các quy định về trình tự, điều kiện trong quá trình biên soạn hợp đồng thương mại. 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa Thời gian: 5 giờ 1.1. Khái niệm, đặc điểm. 1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 1.5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 1.6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa Thời gian: 2 giờ 12
  14. 2.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hóa 2.2. Quyền và nghĩa vụ các bên 3. Xúc tiến thương mại Thời gian: 3 giờ 3.1. Khuyến mại 3.2. Quảng cáo thương mại 3.3. Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ Chương 3: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Mục tiêu: - Trình bày được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; - Trình bày được những nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại không đăng ký kinh doanh; trong các giao dịch điện tử; - Thực hiện được quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; - Có thái độ và trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 1. Khái niệm Thời gian: 1 giờ 1.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi điều chỉnh 1.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng 2. Nội dung cơ bản của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thời gian: 6 giờ 2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng 2.2. Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh 2.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử 3. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Thời gian: 3 giờ 3.1. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 3.2. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu 3.3. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 13
  15. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Lớp học/ phòng thực hành: - Phòng học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu Projector, màn chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo (Luật và các văn bản dưới luật); - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Các chế định pháp lý của loại hình doanh nghiệp; + Hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa; + Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Về kỹ năng: + Phân biệt các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp; + Soạn thảo các hợp đồng, mua, bán, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ; + Giải quyết khiếu nại tố cáo của người tiêu dùng. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng làm bài tập; - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chương trình: môn học Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thảo luận, bài tập tình huống; 14
  16. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Các bài tập thực hành tình huống được xây dựng cụ thể phù hợp theo nội dung của từng chương. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo [1]. Giáo trình Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006. [2]. Giáo trình luật kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008. [3]. ThS. Trần Đoàn Hạnh, Giáo trình luật kinh doanh, Học viện bưu chính viễn thông, 2007. [4]. Luật Doanh nghiệp, 2005. [5]. Luật Thương mại, 2005. [6]. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật số: 59/2010/QH12. [7]. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2011. 15
  17. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Kinh tế thương mại cơ bản Mã môn học: MH 08 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 16
  18. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KINH TẾ THƯƠNG MẠI CƠ BẢN Mã số môn học: MH 08 Thời gian của môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 20 giờ) 3. Chương trình môn học Kinh tế thương mại cơ bản I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: môn học Kinh tế thương mại cơ bản được bố trí học sau những môn học chung và môn Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại, có thể học cùng với các môn Tâm lý học kinh doanh; Thương phẩm học; Marketing thương mại. - Tính chất: môn học Kinh tế thương mại cơ bản thuộc nhóm mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở của nghề bán hàng trong siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Trình bày được kiến thức cơ bản về bản chất kinh tế của thương mại; + Hiểu biết các nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh thương mại. - Kỹ năng: + Nhận biết được các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại; + Vận dụng để tính toán những định mức kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại: mức dự trữ hàng hóa, mức chi phí lưu thông và lợi nhuận. - Thái độ: + Có ý thức học tập, có ý thức tự rèn luyện, có ý thức đoàn kết, có tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, chính xác, kiên trì, cẩn thận. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tên chương/mục Kiểm tra* TT Tổng Lý TH/ số thuyết BT (LT hoặc TH) I Chương 1: Bản chất kinh tế của 10 5 4 1 thương mại 1. Sự ra đời của thương mại 2 2 2. Chức năng, nhiệm vụ của thương 5 2 3 mại 3. Bản chất và vai trò của thương mại 3 1 1 1 17
  19. II Chương 2: Các hoạt động cơ bản của 30 15 13 2 kinh doanh thương mại 1. Khái niệm kinh doanh thương mại. 2 2 2. Mua hàng và vai trò của nguồn hàng 5 3 2 3. Bán hàng và kênh bán hàng 5 2 2 1 4. Dự trữ hàng hóa 5 2 3 5. Chi phí lưu thông 6 3 3 6. Lợi nhuận kinh doanh thương mại 7 3 3 1 III Chương 3: Dịch vụ thương mại 5 5 1. Khái quát về dịch vụ thương mại 2 2 2. Một số loại hình dịch vụ thương mại 3 3 Cộng 45 25 17 3 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Bản chất kinh tế của thương mại Mục tiêu: - Trình bày được sự ra đời của thương mại; - Trình bày được các chức năng và nhiệm, vai trò của thương mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế; - Phân tích được chức năng, nhiệm vụ và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận nhóm theo nội dung giao viên nêu ra. Nội dung: 1. Sự ra đời của thương mại: Thời gian: 2 giờ 2. Chức năng, nhiệm vụ của thương mại Thời gian: 5 giờ 2.1. Khái niệm thương mại 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thương mại 3. Bản chất và vai trò của thương mại Thời gian: 3 giờ 3.1. Bản chất kinh tế của thương mại 3.2. Vai trò của thương mại 18
  20. 4. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 2: Các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại Mục tiêu: - Trình bày được nội dung hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại bao gồm các nghiệp vụ: mua, bán, dự trữ và có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh thương mại; - Xác định được vị trí của nhân viên bán hàng trong siêu thị nằm trong hoạt động nghiệp vụ nào của thương mại; - Có thái độ học tập tích cực, thảo luận các bài tập tình huống gắn với thực tế hoạt động kinh doanh của nước ta. Nội dung: 1. Khái niệm kinh doanh thương mại Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thương mại 1.2. Một số loại hình kinh doanh 2. Mua hàng và tạo lập nguồn hàng Thời gian: 5 giờ 2.1. Khái niệm mua hàng và tạo lập nguồn hàng 2.2. Nội dung nghiệp vụ mua hàng 2.3. Hình thức tạo nguồn và mua hàng 3. Bán hàng và kênh bán hàng Thời gian: 5 giờ 3.1. Khái niệm bán hàng và đặc điểm của bán hàng 3.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng 3.2.1. Nghiên cứu thị trường 3.2.2. Kênh bán hàng 3.2.3. Các hình thức bán hàng 3.2.4. Phân phối hàng hóa 3.2.5. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng 3.2.6. Kỹ thuật bán hàng 4. Dự trữ hàng hóa Thời gian: 5 giờ 4.1. Khái niệm và phân loại dự trữ hàng hóa 4.2. Dự trữ hàng hóa ở các doanh nghiệp thương mại và các nhân tố ảnh hưởng 5. Chi phí lưu thông Thời gian: 6 giờ 5.1. Khái niệm và phân loại chi phí lưu thông 5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lưu thông 19
  21. 5.3. Các chỉ tiêu đánh giá 6. Lợi nhuận thương mại Thời gian: 7 giờ 6.1. Khái niệm lợi nhuận thương mại 6.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thương mại 6.3. Cách tính lợi nhuận thương mại Chương 3: Dịch vụ thương mại Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm dịch vụ thương mại, vai trò của dịch vụ thương mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế; - Phân biệt được các hoạt động dịch vụ thương mại với hoạt động thương mại dịch vụ và các dịch vụ không phải là dịch vụ thương mại; - Nhận biết được một số loại hình dịch vụ thương mại; - Có thái độ học tập tích cực, thảo luận các bài tập tình huống gắn với thực tế hoạt động kinh doanh của nước ta. Nội dung: 1. Khái niệm dịch vụ thương mại Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ thương mại 1.2. Vai trò của dịch vụ thương mại 2. Các loại hình dịch vụ thương mại Thời gian: 3 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/phòng thực hành: - Phòng học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Bảng mềm, máy tính, máy chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Đề cương, giáo án, bài giảng, tài liệu phát tay, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; - Giấy bìa, bút dạ, ghim cài, câu hỏi và bài tập thực hành thảo luận. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Chức năng và nhiệm vụ của thương mại; 20
  22. + Vai trò của thương mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế; + Hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại. - Về kỹ năng: + Nhận biết các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại; + Xác định vị trí của nhân viên bán hàng trong siêu thị nằm trong hoạt động nghiệp vụ nào của thương mại; + Tính toán những định mức kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm. - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng thảo luận nhóm - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng chương để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Trường Đại học Thương mại, 2006 [2]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Hà Nội, 2005 [3]. Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Giáo trình Thương mại, Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, 2002 [4]. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê, 2001. 21
  23. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Tâm lý học kinh doanh Mã môn học: MH 09 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 22
  24. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC KINH DOANH 4. Chương trình môn học Tâm lý học kinh doanh Mã số môn học: MH 09 Thời gian của môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 22 giờ; Thực hành: 23 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: Tâm lý học kinh doanh được bố trí sau các môn học chung trong chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. - Tính chất: Tâm lý học kinh doanh là môn học thuộc nhóm kiến thức kỹ thuật cơ sở của nghề bán hàng trong siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về tâm lý, trạng thái tâm lý người tiêu dùng; + Phân tích được quy luật tâm lý trong công tác kinh doanh, hoạt động thương mại. - Kỹ năng: + Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong cuộc sống và trong công việc kinh doanh; + Phân loại được các nhóm khách hàng; + Linh hoạt, nhạy bén trong giao tiếp và giải quyết các yêu cầu của khách hàng. - Thái độ: + Có thái độ nghiêm túc, có ý thức học tập theo phương pháp suy luận và kết hợp giữa lý luận với thực tiễn; + Tự tin, chủ động và hợp tác trong quá trình phục vụ khách hàng. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Kiểm tra* Tên chương/mục Tổng Lý TH/ TT (LT hoặc số thuyết BT TH) I Chương 1: Một số vấn đề cơ bản 15 9 5 1 của tâm lý học. 23
  25. 1. Khái quát về tâm lý học 2 2 2. Các hiện tượng tâm lý cơ bản 13 7 5 1 II Chương 2: Tâm lý khách hàng 20 7 12 1 1. Đặc điểm, nhu cầu và thị hiếu 5 3 2 khách hàng 2. Tâm lý khách hàng 7 2 5 3. Phân nhóm khách hàng theo các 8 2 5 1 thuộc tính tâm lý III Chương 3: Tâm lý người bán hàng 10 6 4 1. Khái niệm và vai trò của người bán hàng trong hoạt động kinh doanh siêu 2 3 thị 2. Những yêu cầu về mặt tâm lý đối 4 3 với người bán hàng 3. Một số sai lầm thường gặp của 4 4 người bán hàng Cộng 45 22 21 2 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học Mục tiêu: - Trình bày được một số kiến thức cơ bản về: khái niệm, bản chất và các hiện tượng tâm lý cơ bản; - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong cuộc sống và trong công việc kinh doanh; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Khái quát về tâm lý học Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm về tâm lý 1.2. Bản chất của hiện tượng tâm lý 1.3. Phân loại hiện tượng tâm lý 2. Các hiện tượng tâm lý cơ bản Thời gian: 13 giờ 2.1. Hoạt động nhận thức 24
  26. 2.1.1 Cảm giác 2.1.2 Tri giác 2.1.3 Trí nhớ 2.1.4 Tư duy 2.1.5 Tưởng tượng 2.1.6 Tình cảm 2.1.7 Ý chí 2.1.8 Chú ý 2.2 Các thuộc tính tâm lý điển hình 2.2.1 Xu hướng 2.2.2 Tính cách 2.2.3 Khí chất 2.2.4 Năng lực Chương 2: Tâm lý khách hàng Mục tiêu: - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng; - Phân tích được đặc điểm tâm lý của khách hàng từ đó vận dụng vào hoạt động kinh doanh thương mại; - Phân loại được các nhóm khách hàng; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Thời gian: 5 giờ 1.1. Đặc điểm tâm lý chung của khách hàng 1.2. Mục đích mua của khách hàng 1.3. Nhu cầu của khách hàng 1.4. Thị hiếu của khách hàng 2. Tâm lý khách hàng Thời gian: 7 giờ 2.1 Khái niệm tâm lý khách hàng 2.2 Phân đoạn thị trường trên cơ sở phân chia khách hàng 2.3 Tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn xử lý nhu cầu sản phẩm 2.4 Tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn mua phẩm 25
  27. 3. Phân nhóm khách hàng theo các thuộc tính tâm lý Thời gian: 8 giờ 3.1. Phân nhóm khách hàng theo lứa tuổi 3.2. Phân nhóm khách hàng theo giới tính 3.3. Phân nhóm khách hàng theo khí chất Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 3: Tâm lý người bán hàng Mục tiêu: - Xác định rõ vị trí, vai trò của người bán hàng; - Làm được các các yêu cầu và nhiệm vụ về nghề nghiệp của người làm công tác bán hàng; - Rèn được phương pháp học tư duy và nghiêm túc trong công việc; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Khái niệm và vai trò của người bán hàng trong hoạt động kinh doanh siêu thị Thời gian: 2 giờ 1.1 Khái niệm 1.2 Vai trò và đặc điểm của người bán hàng 1.2.1 Vai trò của người bán hàng 1.2.2 Đặc điểm của người bán hàng 2. Những yêu cầu về mặt tâm lý đối với người bán hàng Thời gian: 4 giờ 2.1 Xác định đúng đắn mục đích, động cơ, nhiệm vụ của nghề nghiệp. 2.1.1 Mục đích 2.2.2 Động cơ 2.2.3 Nhiệm vụ 2.2 Yêu cầu về phẩm chất cá nhân 2.3 Yêu cầu về khả năng nghề nghiệp 2.4. Yêu cầu về thể chất. 3. Một số sai lầm thường gặp của người bán hàng Thời gian: 4 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/phòng thực hành: - Lớp học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: 26
  28. - Máy tính, máy chiếu, bảng, màn chiếu; 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Băng, đĩa CD. - Giáo trình, đề cương, giáo án; - Tài liệu phát tay và các tài liệu khác; - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Kiến thức cơ bản về tâm lý; + Tâm lý khách hàng; những yếu tố cơ bản của tâm lý khách hàng; + Những phẩm chất tâm lý cần thiết đối với người bán hàng; + Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người mua hàng và người bán hàng - Về kỹ năng: + Phân loại các nhóm khách hàng; + Thực hiện nghiệp vụ bán hàng đúng yêu cầu chuyên môn. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm. - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng thảo luận nhóm - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học dùng cho đào tạo trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]. TS. Trịnh Xuân Dũng, Nghề bán hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005. 27
  29. [2]. TS. Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB Thống kê, 2007. [3]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học kinh doanh thương mại, NXB Hà Nội, 2005. [4]. Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, 2012. [5]. GS. Trần Trọng Thủy, Bài tập thực hành tâm lý học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. 28
  30. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Marketing thương mại Mã môn học: MH 10 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 29
  31. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC MARKETING THƯƠNG MẠI Mã số môn học: MH 10 Thời gian của môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành: 20 giờ) 5. Chương trình môn học Marketing thương mại I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC - Vị trí: môn học Marketing thương mại được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học: Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại và Kinh tế thương mại cơ bản. - Tính chất: Marketing thương mại là môn học thuộc nhóm các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở của nghề bán hàng trong siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức: + Nắm được những kiến thức cơ bản về marketing thương mại; + Nắm được những công cụ marketing trong hoạt động thương mại; - Kỹ năng: + Phân tích được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; + Giải thích được hành vi mua sắm của khách hàng; + Giải thích được các vấn đề về chính sách marketing của các tổ chức thương mại. - Thái độ: + Chủ động tìm hiểu hoạt động thực tiễn; + Thái độ học tập nghiêm túc, sáng tạo và tiếp cận vấn đề có hệ thống. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Thực Kiểm tra* Tên chương/mục Tổng Lý TT hành/ số thuyết (LT hoặc Bài tập TH) I Chương 1: Tổng quan về Marketing 5 5 1 thương mại 1. Khái quát về marketing 1 1 1.1. Khái niệm về marketing 0,5 0,5 30
  32. 1.2. Vai trò của marketing 0,5 0,5 2. Tổng quan về marketing thương 4 3 1 mại 2.1. Bản chất của Marketing thương 1 1 mại 2.2. Vị trí và vai trò của marketing 3 2 1 thương mại trong doanh nghiệp II Chương 2: Cơ hội hấp dẫn và thị trường của doanh nghiệp thương 10 6 3 1 mại 1. Cơ hội hấp dẫn trong hoạt động 3 2 kinh doanh thương mại 2. Thị trường của doanh nghiệp 7 4 3 1 thương mại III Chương 3: Hành vi mua sắm của 5 4 1 khách hàng 1. Khách hàng trung gian và đặc điểm 2 2 mua sắm 2. Người tiêu dùng cuối cùng và đặc 3 2 1 điểm mua sắm IV Chương 4: Marketing hỗn hợp 40 25 13 1 (Marketing MIX) 1. Chính sách sản phẩm 10 7 3 2. Chính sách giá 10 7 3 3. Chính sách phân phối 10 6 4 4. Chính sách xúc tiến thương mại 10 5 4 1 Cộng 60 40 16 4 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Tổng quan về Marketing thương mại Mục tiêu: - Giải thích được các khái niệm về marketing và marketing thương mại; - Hiểu được bản chất của marketing thương mại; 31
  33. - Trình bày được vai trò của marketing thương mại đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội; - Có thái độ tích cực trong hoạt động marketing trong kinh doanh thương mại. Nội dung: 1. Khái quát về marketing Thời gian: 1 giờ 1.1. Khái niệm về marketing 1.2. Vai trò của marketing 2. Tổng quan về marketing thương mại Thời gian: 3 giờ 2.1. Bản chất của Marketing thương mại 2.1.1. Khái niệm marketing thương mại 2.1.2. Bản chất của marketing thương mại 2.2.Vị trí và vai trò của marketing thương mại trong doanh nghiệp 2.2.1. Vị trí của marketing trong doanh nghiệp thương mại 2.2.2. Vai trò của marketing thương mại 3. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 2: Cơ hội hấp dẫn và thị trường của doanh nghiệp thương mại Mục tiêu: - Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội hấp dẫn trong hoạt động thương mại; - Trình bày được các khái niệm thị trường; - Phân tích được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; - Có sự sáng tạo và chủ động trong việc xác định cơ hội và nắm bắt thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Nội dung: 1. Cơ hội hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh thương mại Thời gian: 3 giờ 1.1. Khái niệm 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hấp dẫn của cơ hội 1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 1.2.2. Các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp 1.3. Phương pháp đánh giá cơ hội 2. Thị trường của doanh nghiệp thương mại Thời gian: 6 giờ 2.1. Khái niệm thị trường 2.2. Phân tích thị trường sản phẩm 2.3. Phân đoạn thị trường 32
  34. 2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu 2.5. Định vị thị trường 3. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 3: Hành vi mua sắm của khách hàng Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm mua sắm của khách hàng; - So sánh được đặc điểm khác nhau giữa khách hàng trung gian và người tiêu dùng cuối cùng; - Có khả năng xác định được nhu cầu khách hàng với độ chính xác cao; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận nhóm theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Khách hàng trung gian và đặc điểm mua sắm Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm và đặc điểm mua sắm của khách hàng trung gian 1.2. Quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng trung gian 2. Người tiêu dùng cuối cùng và đặc điểm mua sắm Thời gian: 2 giờ 2.1. Khái niệm và đặc điểm mua sắm của người tiêu dùng cuối cùng 2.2. Quá trình thông qua quyết định mua hàng 3. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 4: Marketing hỗn hợp (Marketing MIX) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về marketing hỗn hợp; - Trình bày được vai trò của từng công cụ marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại; - Hiểu được các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến trong hoạt động thương mại; - Vận dụng được kiến thức marketing trong hoạt động kinh doanh; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận nhóm theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Chính sách sản phẩm Thời gian: 10 giờ 1.1. Khái niệm sản phẩm và những đặc tính của sản phẩm 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và đặc tính của sản phẩm 33
  35. 1.1.2. Chất lượng sản phẩm 1.2. Nhãn hiệu hàng hóa 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Chính sách marketing nhãn hiệu hàng hóa 1.3. Bao bì sản phẩm 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Vai trò của bao bì sản phẩm trong marketing 1.4. Phân lớp sản phẩm 1.4.1. Khái niệm và vai trò của phân lớp sản phẩm 1.4.2. Phân lớp sản phẩm hàng tiêu dùng 1.4.3. Phân lớp sản phẩm hàng công nghiệp 2. Chính sách giá Thời gian: 10 giờ 2.1. Khái niệm giá và đặc trưng của giá 2.2. Định giá và các mục tiêu định giá 2. 2.1. Khái niệm định giá 2.2.2. Các mục tiêu định giá 2.3. Các phương pháp tính giá 2.3.1. Các chính sách và phương pháp định giá 2.3.2. Tính giá 3. Chính sách phân phối Thời gian: 10 giờ 3.1. Khái niệm kênh phân phối và vai trò của kênh phân phối 3.1.1. Khái niệm và vai trò của kênh phân phối 3.1.2. Các loại hình kênh phân phối và đặc điểm của chúng. 3.2. Xây dựng các mô hình kênh phân phối của một số sản phẩm hàng hóa. 4. Chính sách xúc tiến thương mại Thời gian: 9 giờ 4.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến thương mại 4.2. Nội dung xúc tiến thương mại 4.2.1. Quảng cáo và Khuyến mãi 4.2.2. Hội chợ, triển lãm và Bán hàng trực tiếp 4.2.3. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác 4.2.4. Xây dựng chính sách quảng cáo và khuyến mại 4.2.5. Sơ đồ tiến trình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và bán hàng trực tiếp 34
  36. 5. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/ Phòng thực hành: - Phòng học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu projector, bảng mềm. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu - Bìa giấy, bút dạ; - Đề cương, giáo án, bài giảng môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo; - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Những kiến thức cơ bản về marketing thương mại; + Các chính sách marketing trong hoạt động thương mại; + Bản chất của marketing thương mại; + Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; + Hành vi mua sắm của khách hàng. - Về kỹ năng: + Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; + Giải thích hành vi mua sắm của khách hàng; + Giải thích các vấn đề về chính sách marketing của các tổ chức thương. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng thảo luận nhóm; - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: môn học Marketing thương mại được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 35
  37. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thảo luận trên lớp. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Các bài thực hành được xây dựng phù hợp theo nội dung của từng chương. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu tham khảo: [1]. PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình marketing thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 [2]. GS. TS. Nguyễn Bách Khoa, TS. Cao Tuấn Khanh, Giáo trình marketing thương mại, NXB Thống kê, 2011 [3]. Philip Kottler, Quản trị marketing, NXB Thống kê, 1997. 36
  38. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Tổng quan về siêu thị Mã môn học: MH 11 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 37
  39. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ Mã số môn học: MH 11 Thời gian của môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 20 giờ) 6. Chương trình môn học Tổng quan về siêu thị I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC - Vị trí: môn học Tổng quan về siêu thị được bố trí học trước các môn học như: Kỹ năng giao tiếp, Nghiệp vụ bán hàng trong siêu thị, Kỹ thuật bảo quản hàng hóa, Kỹ thuật trưng bày hàng hóa. - Tính chất: môn học Tổng quan về siêu thị là môn học thuộc các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở nghề bán hàng trong siêu thị, được giảng dạy kết hợp lý thuyết và thảo luận nhóm. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức: + Trình bày được lịch sử ra đời và sự tồn tại khách quan của siêu thị; + Trình bày được khái niệm, đặc trưng của siêu thị; + Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của siêu thị; + Trình bày được tổ chức lao động của siêu thị; + Liệt kê được những yêu cầu cơ bản của hoạt động kinh doanh siêu thị. - Kỹ năng + Phân biệt được loại hình kinh doanh siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại khác; + Vận dụng những kiến thức môn học và kết hợp với các môn học khác để giải thích những hiện tượng kinh tế trong đời sống cũng như trong hoạt động nghề nghiệp. - Thái độ: + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ bán hàng. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 38
  40. Thời gian Số Thực Kiểm Tên chương/mục Tổng Lý TT hành/ tra* số thuyết Bài tập I Chương 1: Những vấn đề cơ bản của 20 13 6 1 siêu thị 1. Lịch sử hình thành và phát triển của 2 2 siêu thị 2. Đặc trưng của siêu thị và các loại 2 2 hình siêu thị 3. Chức năng, nhiệm vụ của siêu thị 3 3 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt 3 3 động kinh doanh siêu thị 5. Những yêu cầu cơ bản của nhân viên 3 3 bán hàng siêu thị 6. Phân biệt các loại hình siêu thị và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 7 6 1 hoạt động kinh doanh của một siêu thị cụ thể. II Chương 2: Tổ chức bộ máy của siêu 15 8 6 1 thị 1. Khái niệm và ý nghĩa của việc tổ 2 2 chức bộ máy siêu thị 2. Các loại hình tổ chức bộ máy siêu thị 3 2 1 3. Căn cứ của việc tổ chức bộ máy siêu 3 2 1 thị 4. Các bộ phận chức năng của siêu thị 7 2 4 1 III Chương 3: Tổ chức lao động trong 10 4 5 1 siêu thị 1. Tổ chức lao động trong siêu thị: 2 2 2. Phân công lao động trong siêu thị 3 1 2 3. Năng suất lao động thương mại. 5 1 3 1 Cộng 45 25 17 3 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: 39
  41. Chương 1: Những vấn đề cơ bản của siêu thị Mục tiêu: - Nắm được sự ra đời và phát triển của siêu thị; - Trình bày được đặc trưng của siêu thị; - Phân biệt được các loại hình siêu thị; - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh siêu thị; - Nắm vững yêu cầu cơ bản của nhân viên bán hàng siêu thị; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong thảo luận các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Lịch sử hình thành và phát triển của siêu thị Thời gian: 2 giờ 2. Đặc trưng của siêu thị và các loại hình siêu thị Thời gian: 2 giờ 2.1. Khái niệm siêu thị 2.2 Đặc trưng của siêu thị 2.3. Phân loại siêu thị 3. Chức năng và nhiệm vụ của siêu thị Thời gian: 3giờ 3.1. Chức năng 3.2. Nhiệm vụ 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh siêu thị. Thời gian: 3 giờ 4.1. Khái niệm môi trường kinh doanh 4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 4.3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 5. Những yêu cầu cơ bản của nhân viên bán hàng siêu thị Thời gian: 3 giờ 6. Phân biệt các loại hình siêu thị và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một siêu thị Thời gian: 6 giờ 7. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 2: Tổ chức bộ máy của siêu thị Mục tiêu: - Trình bày và hiểu được hoạt động tổ chức bộ máy siêu thị, biết được chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy trong siêu thị; 40
  42. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề về phân công, phân nhiệm và thực hiện nhiệm vụ trong siêu thị; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong thảo luận các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Khái niệm và ý nghĩa của việc tổ chức bộ máy siêu thị Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm về tổ chức bộ máy siêu thị 1.2. Ý nghĩa của việc tổ chức bộ máy hợp lý trong siêu thị 2. Các loại hình tổ chức bộ máy siêu thị Thời gian: 3 giờ 2.1. Các loại hình tổ chức bộ máy siêu thị 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy siêu thị 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy siêu thị Thời gian: 3 giờ 3.1. Quy mô và tính chất loại hình siêu thị 3.2. Mục tiêu chiến lược và sự biến động của thị trường 3.3. Sự tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy siêu thị 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị Thời gian: 6 giờ 4.1. Giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban chức năng 4.2. Nhiệm vụ của nhân viên các bộ phận hoạt động tại khu vực bán hàng 4.3. Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng của siêu thị 5. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 3: Tổ chức lao động trong siêu thị Mục tiêu: - Trình bày được cách thức tổ chức lao động, phân quyền và trách nhiệm trong siêu thị; - Hiểu được bản chất năng suất lao động trong hoạt động thương mại; - Giải thích được các hiện tượng về mối quan hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng loại lao động trong siêu thị; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong thảo luận các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Tổ chức lao động trong siêu thị: Thời gian: 2 giờ 41
  43. 1.1. Đặc điểm lao động trong siêu thị 1.2. Nguyên tắc tổ chức lao động trong siêu thị 2. Phân công lao động trong siêu thị Thời gian: 3 giờ 2.1. Khái niệm 2.2. Yêu cầu về phân công lao động trong siêu thị 2.3. Hình thức phân công lao động 3. Năng suất lao động thương mại. Thời gian: 4 giờ 3.1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng và những biện pháp nâng cao năng suất lao động. 3.2. Tính năng suất lao động thương mại 4. Kiểm tra: Thời gian: 1 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/ Phòng thực hành: - Phòng học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Bảng mềm, Máy tính, máy chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Đề cương, giáo án, bài giảng, tài liệu phát tay, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; - Giấy bìa, bút dạ, ghim cài, câu hỏi và bài tập thực hành thảo luận. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung - Về kiến thức: + Khái niệm, đặc trưng của siêu thị; + Chức năng, nhiệm vụ của siêu thị; + Yêu cầu của nhân viên bán hàng trong siêu thị; + Tổ chức lao động của siêu thị; + Những yêu cầu cơ bản của hoạt động kinh doanh siêu thị. - Về kỹ năng: + Phân biệt loại hình kinh doanh siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại khác; 42
  44. + Giải thích những hiện tượng kinh tế trong đời sống cũng như trong hoạt động nghề nghiệp. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng thảo luận nhóm; - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng chương để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Bộ Thương mại, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, 2004. [2]. Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành vi khách hàng, NXB Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh, 2009. [3]. Lê Thị Hà Phương, Luận văn: Khảo sát hành vi mua hàng của khách hàng tại 3 siêu thị: Hapro Mart, Big C, Co.op Mart và một số khuyến nghị cho các siêu thị bán lẻ tại Hà Nội, 2011. 43
  45. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Thương phẩm học Mã môn học: MH 12 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 44
  46. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THƯƠNG PHẨM HỌC Mã số môn học: MH 12 Thời gian của môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành: 35 giờ) 7. Chương trình môn học Thương phẩm học I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC - Vị trí: + Môn học Thương phẩm học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong môn Kinh tế thương mại cơ bản và có thể bố trí đồng thời cùng với các môn học khác trong học kỳ 2 của khóa học. - Tính chất: + Môn học Thương phẩm học thuộc phần kiến thức mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở nghề trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề bán hàng siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức: + Trình bày được các kiến thức khoa học về hàng hóa như: thành phần, tính chất và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa bán ra; + Trình bày và hiểu được những nội dung cơ bản về chất lượng hàng hóa trong siêu thị. - Kỹ năng: + Thực hiện được việc phân loại hàng hóa; + Phân biệt được đặc trưng, tính chất của từng loại hàng hóa; + Nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa; + Phân biệt được hàng hóa đảm bảo chất lượng với hàng hóa kém chất lượng và tìm hiểu được nguyên nhân để khắc phục. - Thái độ: + Tuân thủ các quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bán hàng trong siêu thị; + Chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng khoa học về hàng hóa trong công việc và đời sống; + Có thái độ nghiêm túc trong học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 45
  47. 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Thực Kiểm tra* Tên chương/mục Tổng Lý TT hành/ số thuyết (LT hoặc Bài tập TH) I Chương 1: Phân loại hàng hóa 10 6 4 1. Khái niệm và ý nghĩa vai trò của 1 1 phân loại hàng hóa 2. Cơ sở khoa học của việc phân loại 1 1 hàng hóa. 3. Nguyên tắc phân loại hàng hóa 1 1 4. Các dấu hiệu dùng trong phân loại 2 2 hàng hóa 5. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng kinh 1 1 doanh 6. Thực hành phân loại hàng hóa 4 4 II Chương 2: Thành phần và tính 25 12 12 1 chất của hàng hóa 1. Thành phần và tính chất của hàng 14 7 7 thực phẩm 2. Thành phần và tính chất của hàng 11 5 5 1 công nghệ phẩm III Chương 3: Chất lượng hàng hóa 10 6 3 1 1. Khái niệm và thuộc tính chất 3 3 lượng hàng hóa 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất 3 3 lượng hàng hóa 3. Phân tích sự tác động của các yếu tố làm giảm sút chất lượng hàng hóa 4 3 1 trong siêu thị IV Chương 4: Tính chất thương 30 16 13 1 phẩm một số mặt hàng tiêu dùng 1. Mặt hàng thực phẩm 15 8 6 1 2. Mặt hàng chất tẩy rửa 8 4 4 3. Mặt hàng may mặc 7 4 3 Cộng 75 40 32 3 46
  48. *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Phân loại hàng hóa Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm và ý nghĩa của phân loại hàng hóa; - Vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành phân loại hàng hóa; - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực thảo luận nhóm theo nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Khái niệm và ý nghĩa vai trò của phân loại hàng hóa Thời gian: 1 giờ 1.1. Khái niệm 1.2. Ý nghĩa, vai trò của phân loại hàng hóa 2. Cơ sở của việc phân loại hàng hóa. Thời gian: 1 giờ 3. Nguyên tắc phân loại hàng hóa Thời gian:1 giờ 4. Các dấu hiệu dùng trong phân loại hàng hóa Thời gian: 2 giờ 5. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng kinh doanh Thời gian: 1 giờ 5.1. Khái niệm mặt hàng và cơ cấu mặt hàng 5.2. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh thương mại hợp lý 6. Thực hành phân loại hàng hóa Thời gian: 4 giờ Chương 2: Thành phần và tính chất của hàng hóa Mục tiêu: - Nắm được thành phần tính chất của hàng hóa và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng và giá trị của hàng hóa; - Vận dụng được kiến thức đã học để có thể giải thích và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong bán hàng như: sắp xếp, trưng bày hàng hóa, chăm sóc bảo quản hàng hóa và kỹ thuật bán hàng; - Thái độ học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận nhóm tích cực các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: Nội dung: 1. Thành phần và tính chất của hàng thực phẩm Thời gian: 14 giờ 47
  49. 1.1. Thành phần 1.2. Tính chất thương phẩm học của hàng thực phẩm 1.3. Yêu cầu chất lượng của hàng thực phẩm 2. Thành phần và tính chất của hàng công nghệ phẩm Thời gian: 10 giờ 2.1. Thành phần và cấu tạo của hàng công nghệ phẩm 2.2. Tính chất của hàng công nghệ phẩm 2.3. Yêu cầu chất lượng của hàng công nghệ phẩm 3. Kiểm tra: Thời gian: 1 giờ Chương 3: Chất lượng hàng hóa Mục tiêu: - Trình bày và hiểu được các khái niệm về chất lượng hàng hóa; - Nhận dạng được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa; - Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các hoạt động tác nghiệp của nhân viên bán hàng một cách có hiệu quả; - Thái độ học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận nhóm tích cực các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng Thời gian: 2 giờ 1.1. Khái niệm về chất lượng 1.2. Đặc điểm của chất lượng 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Thời gian: 3 giờ 2.1. Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 2.2. Những yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 3. Phân tích sự tác động của các yếu tố làm giảm sút chất lượng hàng hóa trong siêu thị Thời gian: 4 giờ 4. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 4: Tính chất thương phẩm một số mặt hàng tiêu dùng. Mục tiêu: - Hiểu sâu về đặc tính một số mặt hàng phổ biến trong kinh doanh thương mại; - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích và thực hiện được các nghiệp vụ kỹ thuật trong bán hàng; 48
  50. - Thái độ học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận nhóm tích cực các nội dung giáo viên nêu ra. Nội dung: 1. Mặt hàng thực phẩm Thời gian: 15 giờ 1.1. Mặt hàng tươi sống 1.1.1. Thịt 1.1.2. Cá 1.1.3. Trứng 1.2. Mặt hàng thực phẩm công nghệ 1.2.1. Đường – Bánh – Kẹo 1.2.2. Rượu – Bia – Thuốc lá 1.2.3. Chè – Cà phê 2. Mặt hàng Chất tẩy rửa Thời gian: 8 giờ 2.1. Xà phòng 2.2. Bột giặt tổng hợp 2.3. Chất tẩy rửa khác 3. Mặt hàng may mặc Thời gian: 7 giờ 3.1. Mặt hàng sợi bông 3.2. Mặt hàng sợi tổng hợp 3.2. Mặt hàng sợi len 4. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/phòng thực hành: - Phòng học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Bảng mềm, Máy tính, máy chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Đề cương, giáo án, bài giảng, tài liệu phát tay, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, giấy, bìa, bút dạ, ghim cài, câu hỏi và bài tập thực hành thảo luận. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung 49
  51. - Về kiến thức: + Những kiến thức khoa học về hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa bán ra; + Những nội dung cơ bản về quản lý chất lượng hàng hóa trong siêu thị. - Về kỹ năng: + Phân biệt đặc trưng, tính chất của từng loại hàng hóa; + Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa; + Tuân thủ các quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bán hàng trong siêu thị. - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng làm bài tập thực hành; - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng chương để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Đại học thương mại, Khoa học hàng hóa, NXB Thống kê, 2000. [2]. Đặng Đức Dũng, Tạ Văn Hài, Nguyễn Minh Nguyệt, Thương phẩm học hàng thực phẩm, Đại học Thương mại, 1993. [3]. Thương phẩm học hàng công nghiệp tiêu dùng, Đại học thương mại, 1996. [4]. Đại học ngoại thương, Quản lý chất lượng hàng hóa, NXB Thống kê, 2000. 50
  52. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: Tin học văn phòng Mã mô đun: MĐ 13 (Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 51
  53. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TIN HỌC VĂN PHÒNG Mã mô đun: MĐ 13 Thời gian môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 60 giờ) 8. Chương trình mô đun Tin học văn phòng I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: + Tin học văn phòng là mô đun được bố trí sau khi đã học xong môn Tin học. - Tính chất: + Tin học văn phòng là mô đun kỹ thuật cơ sở, được giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trên máy tính với bộ phần mềm Microsoft Office. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Nắm được quy trình và các công cụ soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word; + Nắm được quy trình xử lý bảng tính và các hàm trong Microsoft Excel; + Nắm được quy trình và các công cụ thiết kế nội dung trình chiếu bằng Microsoft PowerPoint. - Kỹ năng: + Sử dụng được các công cụ trong Microsoft Word để soạn thảo và in ấn văn bản theo yêu cầu; + Sử dụng được các công cụ và các hàm trong Microsoft Excel để tính toán và in ấn một bảng tính theo yêu cầu; + Sử dụng được các công cụ trong Microsoft PowerPoint để thiết kế một nội dung trình chiếu theo yêu cầu. - Thái độ: + Tuân thủ đúng theo các quy trình soạn thảo, tính toán và thiết kế trình chiếu theo nội dung yêu cầu; + Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện các quy trình này. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 52
  54. Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 1: Các thao tác soạn thảo văn bản 10 2 8 trong Microsoft Word 2 Bài 2: Bảng biểu và biểu đồ trong 10 2 7 1 Microsoft Word 3 Bài 3: Trộn văn bản trong Microsoft 8 2 6 Word 4 Bài 4: Các thao tác cơ bản xử lý bảng tính 5 2 3 trong Microsoft Excel 5 Bài 5: Xử lý dữ liệu và các hàm trong 26 4 20 2 Microsoft Excel 6 Bài 6: Trình diễn bằng Microsoft 16 3 11 2 PowerPoint Cộng 75 15 55 5 * Ghi chú: thời gian kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành được tính vào thời gian thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Các thao tác soạn thảo văn bản trong Microsoft Word Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Nắm được tổng quan về hệ soạn thảo Microsoft Word; - Sử dụng được các chức năng cơ bản nhất của Microsoft Word để soạn thảo, định dạng, trang trí và in ấn văn bản; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Giới thiệu về Microsoft Word 2. Các thao tác soạn thảo 2.1. Một số thao tác soạn thảo cơ bản 2.2. Soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt 2.3. Thực hành 3. Định dạng và in văn bản 53
  55. 3.1. Những kiểu định dạng cơ bản 3.2. Định dạng Column 3.3. In văn bản 3.4. Thực hành 4. Trang trí văn bản 4.1. Chèn kí tự đặc biệt, ảnh, công thức, chữ nghệ thuật 4.2. Vẽ và các công cụ vẽ trong Word 4.3. Thực hành Bài 2: Bảng biểu và biểu đồ trong Microsoft Word Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Nắm được quy trình và sử dụng được các chức năng, công cụ để tạo lập bảng biểu và thực hiện vẽ biểu đồ trong Microsoft Word; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Bảng biểu 1.1. Tạo bảng và các thao tác trên bảng 1.2. Hiệu chỉnh bảng 1.3. Định dạng bảng biểu 1.4. Thực hành 2. Vẽ biểu đồ 2.1. Các bước vẽ biểu đồ 2.2. Thay đổi, hiệu chỉnh biểu đồ 2.3. Thực hành 3. Kiểm tra Bài 3: Trộn văn bản trong Microsoft Word Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nắm được quy trình và sử dụng được các chức năng, công cụ để thực hiện việc trộn văn bản trong Microsoft Word; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Khái niệm trộn văn bản trong Microsoft Word 54
  56. 1.1. Khái niệm 1.2. Thanh công cụ Mail merge 2. Các bước thực hiện trộn văn bản 2.1. Chuẩn bị dữ liệu 2.2. Mẫu tài liệu trộn 2.3. Trộn văn bản Bài 4: Các thao tác cơ bản xử lý bảng tính trong Microsoft Excel Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Nắm được tổng quan về bảng tính Microsoft Excel; - Sử dụng được các chức năng cơ bản nhất của Microsoft Excel để tạo lập bảng tính, trang trí và in ấn bảng tính; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Giới thiệu về Microsoft Excel 2. Các thao tác với bảng tính 2.1. Các thao tác cơ bản 2.2. Thực hành 3. Định dạng trang và in ấn 3.1. Trang trí bảng tính 3.2. Định dạng trang in và in ấn 3.3. Thực hành Bài 5: Xử lý dữ liệu và các hàm trong Microsoft Excel Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: - Nắm được quy tắc cập nhật và xử lý dữ liệu trong bảng tính; - Sử dụng được các hàm cơ bản nhất để xử lý dữ liệu trong Microsoft Excel; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Xử lý dữ liệu trong bảng tính 1.1. Các kiểu dữ liệu 1.2. Các toán tử trong công thức 55
  57. 1.3. Các thao tác xử lý dữ liệu 1.4. Xử lý ô, cột, hàng trong bảng tính 1.5. Thực hành 2. Hàm trong Excel 2.1. Quy tắc sử dụng hàm 2.2. Một số hàm thường dùng 2.2. Thực hành 3. Kiểm tra Bài 6: Trình diễn bằng Microsoft PowerPoint Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nắm được tổng quan về hệ trình chiếu Microsoft PowerPoint; - Sử dụng được các chức năng cơ bản nhất của Microsoft PowerPoint; - Tuân thủ đúng theo quy trình, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện. Nội dung: 1. Giới thiệu về Microsoft PowerPoint 2. Xây dựng các slide 2.1. Quản lý các slide 2.2. Nhập thông tin vào slide 2.3. Thiết lập các hiệu ứng trình diễn 2.4. Kỹ thuật trình diễn 2.5. In ấn 2.6. Thực hành 3. Sử dụng các mẫu slide định dạng sẵn và thiết lập slide master 3.1. Sử dụng các mẫu slide định dạng sẵn 3.2. Slide master 3.3. Thực hành 4. Kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng 56
  58. - Phòng thực hành máy tính. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính; - Máy chiếu Projector, màn chiếu; - Máy in; - Phần mềm: Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo; - Câu hỏi trắc nghiệm, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung - Về kiến thức: + Quy trình và các công cụ soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word; + Quy trình xử lý bảng tính và các hàm trong Microsoft Excel; + Quy trình và các công cụ thiết kế nội dung trình chiếu bằng Microsoft PowerPoint. - Về kỹ năng: + Soạn thảo và in ấn văn bản bằng Microsoft Word; + Tính toán và in ấn một bảng tính Microsoft Excel; + Thiết kế nội dung trình chiếu bằng Microsoft PowerPoint. - Về thái độ: tính nghiêm túc, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Phương pháp: - Về kỹ năng: đánh giá trực tiếp trên sản phẩm của người học. - Về thái độ: đánh giá bằng số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng: Chương trình mô đun học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề Bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đây là mô đun thực hành về kỹ năng tin học văn phòng, đòi hỏi người học phải rèn luyện kỹ năng tốt, vì vậy giáo viên cần chú trọng giảng dạy các kỹ năng thực 57
  59. hành soạn thảo văn bản, tạo lập bảng tính và thiết kế nội dung trình chiếu bằng các ví dụ sinh động và các bài tập thực hành giải quyết các bài toán thực tế; - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy; - Thực hiện giảng dạy toàn bộ trên phòng máy tính có máy chiếu. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: bài 1 2, 5, 6. 4. Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Ngọc Châu, Thực hành tin học văn phòng, NXB Hồng Đức, 2008. [2]. Lữ Đức Hào, Microsoft Office 2007, NXB Hồng Đức, 2007. [3]. Nhóm I-Book, Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office 2007, NXB Thống kê, 2007. 58
  60. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: Thương mại điện tử căn bản Mã môn học: MH 14 (Ban hành kèm theo Thông tư số . /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 59
  61. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN Mã môn học: MH 14 Thời gian môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 10 giờ) 9. Chương trình môn học Thương mại điện tử căn bản I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Thương mại điện tử căn bản là môn học được bố trí sau khi đã học xong môn Tin học, Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại - Tính chất: Thương mại điện tử căn bản là môn học kỹ thuật cơ sở. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức: trình bày được các kiến thức chung về thương mại điện tử và những nội dung cơ bản của thương mại điện tử. - Kỹ năng: vận dụng được các kiến thức thương mại điện tử để triển khai trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thái độ: có ý thức học tập tích cực và chủ động trong quá trình học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian Số Thực Kiểm tra Tên chương/mục Tổng Lý TT hành/ (LT hoặc số thuyết Bài tập TH) I. Chương 1: Khái quát chung về 10 6 3 1 thương mại điện tử 1. Khái niệm thương mại điện tử 1 1 2. Đặc điểm của thương mại điện tử 1 1 3. Phân loại mô hình thương mại điện 2 2 tử 4. Lợi ích và hạn chế của thương mại 1 1 điện tử 5. Những yêu cầu chủ yếu của thương 1 1 mại điện tử 6. Thảo luận nhóm 3 3 7. Kiểm tra 1 1 60
  62. II. Chương 2: Nội dung cơ bản của 20 14 5 1 thương mại điện tử 1. Động lực của phát triển thương mại 1 1 điện tử 2. Tác động của thương mại điện tử 1 1 3. Giao dịch trong thương mại điện tử 2 2 4. An toàn thương mại điện tử 5 5 5. An ninh trong giao dịch thương mại 5 5 điện tử 6. Thực hành truy cập, tìm hiểu các website theo mô hình B2B, B2C và 5 5 siêu thị trực tuyến 7. Kiểm tra 1 1 Cộng 30 20 8 2 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Khái quát chung về thương mại điện tử Mục tiêu: - Nắm được khái niệm, đặc điểm và phân loại mô hình thương mại điện tử; - Trình bày được các lợi ích, hạn chế và các yêu cầu chủ yếu của thương mại điện tử; - Có ý thức học tập tích cực và chủ động. Nội dung: 1. Khái niệm thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 1.1. Lịch sử phát triển của thương mại điện tử 1.2. Khái niệm thương mại điện tử 2. Đặc điểm của thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 2.1. Đặc điểm về kinh tế 2.2. Đặc điểm về kỹ thuật 2.3. Đặc điểm về xã hội 61
  63. 3. Phân loại mô hình thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 3.1. Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử theo tiêu chí chủ thể 3.2. Một số hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử 4. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 4.1. Lợi ích của thương mại điện tử 4.2. Hạn chế của thương mại điện tử 5. Những yêu cầu chủ yếu của thương mại điện tử Thời gian: 2 giờ 5.1. Hạ tầng cơ sở về công nghệ 5.2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực 5.3. Hạ tầng cơ sở pháp lý 5.4. Bảo mật và an toàn 5.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng 5.6. Thanh toán điện tử 6. Thảo luận nhóm Thời gian: 3 giờ 7. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 2: Nội dung cơ bản của thương mại điện tử Mục tiêu: - Nắm được động lực phát triển và tác động của thương mại điện tử; - Trình bày được các hình thức giao dịch thương mại điện tử, an toàn và an ninh trong giao dịch thương mại điện tử; - Có ý thức học tập tích cực và chủ động. Nội dung: 1. Động lực của phát triển thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 2. Tác động của thương mại điện tử Thời gian: 1 giờ 2.1. Thúc đẩy hoạt động marketing sản phẩm 2.2. Chuyển đổi cơ cấu, tác động lên sản xuất 2.3. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán 2.4. Tác động đến hoạt động ngoại thương 3. Giao dịch trong thương mại điện tử Thời gian: 2 giờ 3.1. Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ (B2C) 3.2. Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 62
  64. 3.3. Thực hành truy cập, tìm hiểu các website theo mô hình B2B, B2C và siêu thị trực tuyến 4. An toàn thương mại điện tử Thời gian: 5 giờ 4.1. Mã hóa 4.2. Chữ ký điện tử 4.3. Chứng thực điện tử 4.4. Kiểm soát truy nhập và xác thực 5. An ninh trong giao dịch thương mại điện tử Thời gian: 5 giờ 5.1. Chính sách an ninh 5.2. Các mối đe dọa trong thương mại điện tử 6. Thực hành truy cập, tìm hiểu các website theo mô hình B2B, B2C và siêu thị trực tuyến Thời gian: 5 giờ 7. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/phòng thực hành: - Lớp học lý thuyết. - Phòng thực hành máy tính. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính có kết nối Internet; - Máy chiếu Projector, màn chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo; - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Phân loại các mô hình thương mại điện tử, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử; + Các nội dung cơ bản của thương mại điện tử. - Về kỹ năng: phân biệt các mô hình thương mại điện tử; - Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học. 2. Phương pháp: 63
  65. - Kiến thức: đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm. - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng bằng bài tập thực hành về: phân biệt được các mô hình thương mại điện tử; - Thái độ: đánh giá bằng số giờ học tập môn học, ý thức học tập tích cực và chủ động. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề Bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thực hành trên phòng máy tính có kết nối Internet. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng cụ thể phù hợp theo nội dung của từng chương. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 2, 3. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Nguyễn Văn Sơn, Hỏi đáp về thương mại điện tử, NXB Thống kê, 2008. [2]. Nguyễn Hoài Anh, Thương mại điện tử, NXB Thông tin và truyền thông, 2010. [3]. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan, Giáo trình thương mại điện tử căn bản, NXB ĐH Ngoại thương, 2012. 64
  66. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC Tên môn học: An toàn vệ sinh lao động Mã môn học: MH 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số . /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 65
  67. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Mã môn học: MH 15 Thời gian môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 10 giờ) 10. Chương trình môn học An toàn vệ sinh lao động I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: môn học An toàn vệ sinh lao động là môn học được bố trí giảng dạy sau các môn học Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại, Kinh tế thương mại cơ bản, Tổng quan về siêu thị. - Tính chất: An toàn vệ sinh lao động là môn học thuộc nhóm các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở nghề bán hàng trong siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Nắm được những nội dung cơ bản về an toàn - vệ sinh lao động và công tác an toàn - vệ sinh lao động ở một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao; + Nắm được các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động và biện pháp phòng chống. - Kỹ năng: + Vận dụng được những kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động cho công việc thực tế; + Tuyên truyền những kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động cho cộng đồng. - Thái độ: có ý thức học tập tích cực và chủ động trong quá trình học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực Kiểm tra Tên chương/mục Tổng Lý TT hành/ (LT hoặc số thuyết Bài tập TH) I. Chương 1: Tổng quan về an toàn - 5 5 vệ sinh lao động 1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của an 1.5 1.5 toàn - vệ sinh lao động 66
  68. 2. Những vấn đề cơ bản về an toàn - 1 1 vệ sinh lao động 3. Nội dung chủ yếu của công tác an 2.5 2.5 toàn - vệ sinh lao động II. Chương 2: An toàn lao động 15 7 7 1 1. Kiến thức cơ bản về an toàn lao 2 2 động 2. Quản lý rủi ro nghề nghiệp 1 1 3. An toàn lao động đối với một số 2 2 lĩnh vực có nguy cơ tai nạn cao 4. Phòng, chống cháy, nổ 2 2 5. Thảo luận nhóm 7 7 6. Kiểm tra 1 1 III. Chương 3: Vệ sinh lao động 10 8 1 1 1. Khái niệm về khoa học vệ sinh lao 1 1 động và kỹ thuật vệ sinh 2. Tác hại nghề nghiệp và biện pháp 3 3 phòng chống 3. Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động và 4 4 biện pháp phòng chống 4. Thảo luận nhóm 1 1 5. Kiểm tra 1 1 Cộng 30 20 8 2 *Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Tổng quan về an toàn - vệ sinh lao động Mục tiêu: - Trình bày được những vấn đề cơ bản về an toàn vệ sinh lao động và các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động; - Nắm được mục đích, ý nghĩa, tính chất của an toàn - vệ sinh lao động và các kỹ thuật về an toàn lao động, khoa học về vệ sinh lao động và kỹ thuật vệ sinh; - Nắm được những quy định của luật pháp về an toàn vệ sinh – lao động; - Có ý thức học tập tích cực và chủ động. 67
  69. Nội dung: 1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của an toàn- vệ sinh lao động Thời gian: 1.5 giờ 1.1. Mục đích của an toàn - vệ sinh lao động 1.2. Ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động 1.3. Tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động 2. Những vấn đề cơ bản về an toàn - vệ sinh lao động Thời gian: 1 giờ 2.1. Điều kiện và bảo hộ lao động 2.2. Bệnh nghề nghiệp 2.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động 2.4. Văn hóa an toàn trong lao động 3. Nội dung chủ yếu của công tác an toàn - vệ sinh lao động Thời gian: 2.5 giờ 3.1. Kỹ thuật an toàn lao động 3.2. Khoa học về vệ sinh lao động và kỹ thuật vệ sinh Chương 2: An toàn lao động Mục tiêu: - Nắm được khái niệm an toàn lao động, kỹ thuật an toàn, quy phạm kỹ thuật an toàn, nhiệm vụ của an toàn lao động; - Nắm được mục đích và các yếu tố cơ bản trong quản lý rủi ro nghề nghiệp và an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động; - Trình bày được kiến thức về phòng, chống cháy, nổ; biện pháp phòng ngừa cháy, nổ; - Có ý thức học tập tích cực và chủ động. Nội dung: 1. Những kiến thức cơ bản về an toàn lao động Thời gian: 2 giờ 1.1. Một số khái niệm và nhiệm vụ của an toàn lao động 1.2. Nguyên lý chung về an toàn lao động 1.3. Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản 2. Quản lý rủi ro nghề nghiệp Thời gian: 1 giờ 2.1. Mục đích 2.2. Các yếu tố cơ bản trong quản lý rủi ro 68
  70. 3. An toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao Thời gian: 2 giờ 4. Phòng, chống cháy, nổ Thời gian: 2 giờ 4.1. Kiến thức cơ bản về cháy, nổ 4.2. Nguyên nhân gây cháy, nổ 4.3. Biện pháp phòng, chống cháy, nổ 5. Thảo luận nhóm Thời gian: 7 giờ 5.1. Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình lao động 5.2. Một số thiết bị chữa cháy 6. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ Chương 3: Vệ sinh lao động Mục tiêu: - Nắm được khái niệm và nhiệm vụ của vệ sinh lao động và kỹ thuật vệ sinh lao động; - Trình bày được các nguyên nhân gây tác hại nghề nghiệp và các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động; - Nắm được các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động; - Có ý thức học tập tích cực và chủ động. Nội dung: 1. Khái niệm về khoa học vệ sinh lao động và kỹ thuật vệ sinh Thời gian: 1 giờ 1.1. Vệ sinh lao động 1.2. Kỹ thuật vệ sinh 2. Tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng chống Thời gian: 3 giờ 2.1. Khái niệm 2.2. Phân loại nguyên nhân gây tác hại nghề nghiệp 2.3. Phòng chống các tác hại nghề nghiệp 3. Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động Thời gian: 4 giờ 3.1. Các yếu tố vi khí hậu 3.2. Tiếng ồn trong sản xuất 3.3. Rung động trong sản xuất 69
  71. 3.4. Ánh sáng chỗ làm việc 3.5. Bức xạ ion hóa 3.6. Bụi trong sản xuất 3.7. Các tác hại nghề nghiệp do yếu tố sinh học có hại 4. Thảo luận nhóm Thời gian: 1 giờ 5. Kiểm tra Thời gian: 1 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Lớp học/ phòng thực hành: - Lớp học lý thuyết. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính. - Máy chiếu Projector, màn chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo. - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Nội dung cơ bản về an toàn - vệ sinh lao động và công tác an toàn - vệ sinh lao động ở một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao. + Tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi trường lao động và biện pháp phòng chống. - Về kỹ năng: + Vận dụng những kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động cho công việc thực tế. + Tuyên truyền những kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động cho cộng đồng. - Về thái độ: chấp hành nghiêm túc nội quy học tập môn học, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng làm các bài tập thảo luận nhóm; 70
  72. - Thái độ: đánh giá bằng số giờ học tập môn học, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thực hành, thảo luận nhóm. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng cụ thể phù hợp theo nội dung của từng chương. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: bài 2, 3. 4. Tài liệu tham khảo: [1]. PGS.TS.Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, NXB Lao động – Xã hội, 2010. [2]. PGS. TS. Văn Đình Đệ, Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, NXB giáo duc, 2003. [3]. Bộ Lao động thương binh xã hội, Tài liệu huấn luyện Bảo hộ lao động cho người sử dụng lao động, NXB Lao động - Xã hội, 1999. [4]. Tập hợp các văn bản hiện hành về An toàn - vệ sinh lao động, NXB Hà Nội, 2006. 71
  73. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh Mã mô đun: MĐ 16 (Ban hành kèm theo Thông tư số . /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 72
  74. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH Mã mô đun: MĐ 16 Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 50 giờ) 11. Chương trình mô đun Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Mô đun giao tiếp trong kinh doanh được bố trí sau khi đã học xong môn tâm lý học kinh doanh. - Tính chất: + Mô đun giao tiếp trong kinh doanh là mô đun thuộc nhóm các mô đun chuyên môn nghề, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong nghiệp vụ bán hàng II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm, bản chất của giao tiếp trong kinh doanh; + Nêu được những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là kỹ năng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao tiếp qua thư tín, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục; + Liệt kê và phân tích được những yếu tố gây trở ngại trong giao tiếp và phương pháp khắc phục; + Mô tả được quá trình giao tiếp; + Phân biệt được các loại ngôn ngữ giao tiếp. - Kỹ năng: + Thực hiện đúng quy trình giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp theo các cách thức: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp; + Tổ chức được các cuộc diễn thuyết; + Thực hiện được các cách thức giao tiếp, ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp. - Thái độ: thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc, tích cực, chăm chỉ trong học tập và thực hành; Xử lý những tình huống trong quan hệ giao tiếp một cách nhạy bén, lịch thiệp, thuyết phục lòng người. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 73
  75. Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 1: Tổng quan về giao tiếp 20 6 13 1 2 Bài 2: Các kỹ năng giao tiếp trong kinh 40 6 31 3 doanh 3 Bài 3: Giao tiếp trong môi trường công ty 15 3 11 1 Cộng 75 15 55 5 Ghi chú: thời gian kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành được tính vào thời gian thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tổng quan về giao tiếp Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản của hoạt động giao tiếp; - Xác định được một hiện tượng có phải là giao tiếp hay không; - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách phù hợp; - Nhận biết được tầm quan trọng của việc trở thành một người giao tiếp giỏi; - Tích cực và chủ động trong học tập Nội dung: 1. Khái niệm và vai trò của giao tiếp 1.1. Khái niệm 1.2. Vai trò của giao tiếp 1.2.1 Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội 1.2.2 Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân 2. Chức năng giao tiếp 2.1. Nhóm chức năng xã hội 2.1.1 Chức năng thông tin 2.1.2 Chức năng tổ chức, phối hợp hành động 2.1.3 Chức năng điều khiển 2.1.4 Chức năng phê bình và tự phê bình 2.2. Nhóm chức năng tâm lý 74
  76. 2.2.1 Chức năng động viên, khích lệ 2.2.2 Chức năng thiết lập, phát triển và củng cố các mối quan hệ 2.2.3 Chức năng cân bằng cảm xúc 2.2.4 Chức năng hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách 2.3 Bài tập tình huống 3. Phân loại giao tiếp 3.1 Phân loại giao tiếp theo tính chất của tiếp xúc 3.2. Phân loại giao tiếp theo quy cách của giao tiếp 3.3 Phân loại giao tiếp theo số lượng người tham gia 3.4 Thảo luận nhóm 4. Phương tiện giao tiếp 4.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ 4.1.1 Nội dung của ngôn ngữ 4.1.2 Phát âm, giọng nói và tốc độ nói 4.1.3 Phong cách ngôn ngữ 4.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ 4.2.1 Ánh mắt, nét mặt và nụ cười 4.2.2 Trang phục, trang điểm và trang sức 4.2.3 Tư thế và động tác 4.3 Thảo luận: Giao tiếp tốt – bán hàng hiệu quả 5. Phong cách giao tiếp. 5.1. Khái niệm phong cách giao tiếp 5.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp 5.3 Phân loại phong cách giao tiếp 5.3.1 Phong cách giao tiếp dân chủ 5.3.2 Phong cách giao tiếp độc đoán 5.3.3 Phong cách giao tiếp tự do 5.4 Thực hành: trò chơi đóng vai * Kiểm tra Bài 2: Các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh Thời gian: 40 giờ 75
  77. Mục tiêu: - Mô tả được những kỹ năng giao tiếp cơ bản như kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng: lắng nghe, diễn thuyết, thuyết phục để vận dụng vào hoạt động kinh doanh; - Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh; - Thái độ cầu thị, nghiêm túc, tích cực trong học tập. Nội dung: 1. Kỹ năng lắng nghe 1.1 Lợi ích của của việc lắng nghe 1.2 Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả 1.3 Các mức độ lắng nghe 1.4 Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả 1.5 Thực hành 2. Kỹ năng đặt câu hỏi 2.1 Đặt câu hỏi để thu thập thông tin 2.2 Đặt câu hỏi để đưa ra một đề nghị 2.3 Đặt câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác 2.4 Đặt câu hỏi để kết thúc vấn đề 2.5 Bài tập 3. Kỹ năng thuyết phục 3.1 Khái niệm 3.2 Quy trình thuyết phục 3.2.1 Tạo không khí bình đẳng 3.2.2 Lắng nghe để hiểu người đối thoại 3.2.3 Bày tỏ sự cảm thông 3.2.4 Giải quyết vấn đề 3.3 Những điểm lưu ý khi thuyết phục người khác 3.4 Thực hành: xử lý tình huống 4. Kỹ năng thuyết trình 4.1 Khái niệm thuyết trình 76
  78. 4.2 Các bước thuyết trình 4.2.1 Chuẩn bị thuyết trình 4.2.2 Tiến hành thuyết trình 4.2.3 Kết thúc thuyết trình 4.3 Những điểm lưu ý khi thuyết trình 4.4 Thực hành: Thuyết trình đề tài tự do 5. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại 5.1 Trả lời điện thoại 5.2 Gọi điện thoại 5.3 Những điều cần chú ý khi sử dụng điện thoại 5.4 Thực hành: Trò chơi đóng vai 6. Kỹ năng giao tiếp qua thư tín 6.1 Khái niệm, phân loại và kết cấu của thư tín 6.1.1 Khái niệm thư tín 6.1.2 Phân loại thư tín 6.1.3 Kết cấu của thư tín 6.2 Nguyên tắc và cách viết thư tín 6.2.1 Nguyên tắc viết thư tín 6.2.2 Cách viết thư tín 6.3 Viết một số loại thư cụ thể * Kiểm tra Bài 3: Giao tiếp trong môi trường công ty Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Xây dựng được phong cách giao tiếp với khách hàng khi cần thiết; - Hình thành thói quen giao tiếp tốt với nội bộ doanh nghiệp, đồng nghiệp; - Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp, đồng nghiệp; - Thái độ cầu thị, nghiêm túc, tích cực trong học tập. Nội dung: 1. Giao tiếp nội bộ 1.1 Giao tiếp với cấp trên 77
  79. 1.2 Giao tiếp với cấp dưới 1.3 Giao tiếp với đồng nghiệp 1.4 Thực hành tình huống đóng vai 2. Giao tiếp với bên ngoài 2.1 Giao tiếp với khách hàng 2.2 Giao tiếp với nhà cung ứng 2.3 Giao tiếp với cơ quan chính quyền 2.4 Giao tiếp với báo chí 2.5 Bài tâp: Phân tích tình huống 3. Những nguyên tắc giao tiếp trong môi trường công ty 3.1 Luôn nghiêm túc trong giao tiếp 3.2 Thận trong trong giao tiếp 3.3 Tiết kiệm thời gian trong giao tiếp 3.4 Trang phục phù hợp trong giao tiếp 3.5 Thảo luận: Sự khác nhau giữa giao tiếp trong kinh doanh và giao tiếp trong công sở * Kiểm tra - Kiểm tra kết thúc mô đun Thời gian: 3 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết; - Phòng thực hành siêu thị. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu Projector; - Máy quay phim, máy thu âm, máy điện thoại. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Băng, đĩa CD. - Các video clip và slide hình ảnh giao tiếp phục vụ thực hành; - Đề cương, giáo án, bài giảng mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo; - Giáo trình, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác; 78
  80. - Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp; + Các kỹ năng trong hoạt động giao tiếp; + Giao tiếp trong môi trường công ty. - Về kỹ năng: + Giao tiếp và ứng xử với khách hàng; + Tạo lập quan hệ với khách hàng. - Về thái độ: tính nghiêm túc, chủ động trong học tập. 2. Phương pháp: - Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm; - Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng đóng kịch, thảo luận nhóm; - Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng: Chương trình dùng cho đào tạo Trung cấp nghề Bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Hình thức giảng dạy chính của mô đun: phân tích, diễn giải, thuyết trình, bài tập thảo luận nhóm, vấn đáp, chơi trò chơi - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: bài 2, 3. 4. Tài liệu tham khảo: [1]. TS. Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, nhà xuất bản, 2003. [2]. Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng, Kỹ năng giao tiếp, NXB Lao động - Xã hội, 2006. 79
  81. [3]. Trần Hoàng, Trần Việt Hoa, Văn hóa ứng xử công sở, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2005 [4]. PGS.TS Hoàng Văn Hoa, Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012. [5].Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội, 2006. 80
  82. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị Mã mô đun: MĐ 17 (Ban hành kèm theo Thông tư số . /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 81
  83. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT QUẢNG CÁO TRONG SIÊU THỊ Mã mô đun: MĐ 17 Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ) 12. Chương trình mô đun Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị được bố trí sau khi học xong môn học Tâm lý học kinh doanh, Marketing thương mại. - Tính chất: Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị là là mô đun thuộc nhóm các mô đun chuyên môn nghề được giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm, vai trò về kỹ thuật quảng cáo; + Nêu được quy trình thiết kế chương trình quảng cáo; + Phân tích được đặc điểm quảng cáo trong siêu thị. - Kỹ năng: + Thiết kế chương trình quảng cáo đúng quy trình; + Lựa chọn hình thức hợp lý để ứng dụng công tác quảng cáo trong siêu thị; + Đánh giá kết quả quảng cáo ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của siêu thị. - Thái độ: tích cực, chăm chỉ trong học tập và thực hành; tìm tòi ý tưởng sáng tạo để công tác quảng cáo có hiệu quả. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 1: Tổng quan về quảng cáo 5 3 2 Bài 2: Quảng cáo trong hoạt động kinh 2 29 7 20 2 doanh siêu thị 3 Bài 3: Thiết kế chương trình quảng cáo 26 5 20 1 Cộng: 60 15 42 3 82
  84. Ghi chú: thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được tính vào thời gian thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tổng quan về quảng cáo Thời gian:5 giờ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, vai trò về kỹ thuật quảng cáo; - Phân tích được mục tiêu của quảng cáo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Phân loại được quảng cáo; - Chăm chỉ và nghiêm túc trong học tập. Nội dung: 1. Khái niệm và phân loại quảng cáo 1.1 Khái niệm quảng cáo 1.2 Phân loại quảng cáo 1.2.1 Theo đối tượng mục tiêu - Quảng cáo tiêu dùng - Quảng cáo công nghiệp 1.2.2 Theo phạm vi nội dung - Quảng cáo sản phẩm - Quảng cáo tổ chức 1.2.3 Theo phương tiện sử dụng - Báo, đài, truyền hình - Thư, Internet 1.2.4 Theo loại thông điệp - Quảng cáo thông tin - Quảng cáo thuyết phục - Quảng cáo nhắc nhở 2. Vai trò và mục tiêu của quảng cáo 2.1 Vai trò của quảng cáo 2.2 Mục tiêu của quảng cáo 3. Bài tập: Phân tích mẫu quảng cáo 83
  85. Bài 2: Quảng cáo trong hoạt động kinh doanh siêu thị Thời gian: 29 giờ Mục tiêu: Mục tiêu: - Phân tích được đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh siêu thị; - Mô tả được các hình thức quảng cáo trong hoạt động kinh doanh siêu thị; - Vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện quảng cáo trong hoạt động kinh doanh siêu thị; - Thiết kế một chương trình quảng cáo cho nhãn hàng đang kinh doanh tại siêu thị; - Nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Nội dung: 1. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh siêu thị 1.1 Siêu thị đóng vai trò cửa hàng bán lẻ 1.2 Áp dụng phương thức tự phục vụ 1.3 Phương thức thanh toán thuận tiện 1.4 Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hóa 1.5 Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày 2. Các hình thức quảng cáo trong hoạt động kinh doanh siêu thị 2.1 Quảng cáo bên ngoài siêu thị 2.1.1 Quảng cáo trên báo chí 2.1.2 Quảng cáo trên Radio và truyền hình 2.1.3 Quảng cáo bằng pano, áp phích 2.1.4 Quảng cáo trên Internet 2.1.5 Thiết kế một mẫu quảng cáo bên ngoài siêu thị 2.2 Quảng cáo bên trong siêu thị 2.2.1 Biển đề tên cơ sở kinh doanh, biển đề tên quầy hàng - Mục tiêu - Nội dung và hình thức - Thiết kế biển đề tên cơ sở kinh doanh 2.2.2 Quảng cáo bằng các loại tủ kính - Mục tiêu 84
  86. - Hình thức - Thực hành: Tủ kính trưng bày hàng hóa với mục tiêu gây ấn tượng 2.2.3 Quảng cáo thông qua Trưng bày hàng hóa - Mục tiêu - Đặc điểm - Phân tích mô hình trưng bày qua hình ảnh 2.2.4 Quảng cáo bằng thông báo của siêu thị - Mục tiêu - Những điểm cần lưu ý - Giới thiệu một mẫu hàng hóa mới 2.2.5 Quảng cáo bằng nhãn hiệu riêng của siêu thị - Mục tiêu - Yêu cầu - Thiết kế logo của một siêu thị 2.2.6 Mô hình quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác 3. Kiểm tra Bài 3: Thiết kế chương trình quảng cáo Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: - Nêu được quy trình thiết kế các chương trình quảng cáo; - Lựa chọn các chương trình quảng cáo phù hợp để triển khai trong hoạt động kinh doanh; - Thiết kế một chương trình quảng cáo cho nhãn hàng đang kinh doanh tại siêu thị; - Đánh giá kết quả quảng cáo trong hoạt động kinh doanh; - Nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Nội dung: 1.Xác định mục tiêu quảng cáo 1.1 Cơ sở xác định mục tiêu quảng cáo 1.2 Phân loại mục tiêu quảng cáo 2. Quyết định ngân sách quảng cáo 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ngân sách quảng cáo 85
  87. 2.2 Phương pháp xác định ngân sách quảng cáo 2.3 Thảo luận nhóm 3. Quyết định thông điệp quảng cáo 3.1 Thiết kế thông điệp 3.2 Đánh giá và lựa chọn thông điệp 3.3 Thực hành: Phân tích thông điệp của một nhãn hàng 4. Quyết định phương tiện quảng cáo 4.1 Quyết định về phạm vi, tần suất, cường độ tác động 4.2 Lựa chọn phương tiện quảng cáo 4.3 Quyết định lịch trình sử dụng phương tiện quảng cáo 4.4 Quyết định về phân bố địa lý và phương tiện quảng cáo 4.5 Bài tập: Lựa chọn phương tiện quảng cáo cho sản phẩm mới 5. Đánh giá kết quả quảng cáo 5.1 Tác dụng truyền thông 5.2 Tác dụng đến mức tiêu thụ 6. Thiết kế chương trình quảng cáo cho một sản phẩm mới * Kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng: - Lớp học lý thuyết; - Phòng thực hành siêu thị. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu projector; - Máy quay phim, máy ảnh, máy in màu khổ lớn. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Các video clip và slide hình ảnh siêu thị để phục vụ thực hành; - Phần mềm photoshop, đĩa CD; - Đề cương, giáo án, bài giảng môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo; - Tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác; - Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; 86
  88. - Câu hỏi, bài tập thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Về kiến thức: + Kiến thức cơ bản về kỹ thuật quảng cáo + Thiết kế quảng cáo. + Các hình thức quảng cáo trong siêu thị - Về kỹ năng: + Quy trình thiết kế chương trình quảng cáo + Xây dựng một chương trình quảng cáo cho một nhãn hàng. - Về thái độ: tính nghiêm túc, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Phương pháp: - Kiến thức: Đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. - Kỹ năng: Đánh giá trực tiếp trên sản phẩm người học - Thái độ: Thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng: chương trình dùng cho đào tạo trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đây là mô đun thực hành về kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị, đòi hỏi người học phải rèn luyện kỹ năng tốt, vì vậy giáo viên cần chú trọng giảng dạy các kỹ năng thực hành qua các bài tập lớn; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: bài 1, 2, 3. 4. Tài liệu tham khảo: [1]. James. M.Correr, Quản trị bán hàng, NXB Tổng hợp, 2005. [2]. Trịnh Xuân Dũng, Nghề bán hàng, NXB Thống kê, 2005. [3]. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ, NXB Hà Nội, 2005. [4]. Phan Thanh Lâm, Kỹ năng bán hàng, NXB Phụ nữ, 2011. [5]. Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội, Luật quảng cáo, 2012. 87
  89. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC Tên mô đun: Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị Mã mô đun: MĐ 18 (Ban hành kèm theo Thông tư số . /TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 88
  90. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG SIÊU THỊ Mã mô đun: MĐ 18 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ) 13. Chương trình mô đun Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: mô đun Vận chuyển hàng hóa được bố trí sau khi đã học xong các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở nghề. - Tính chất: vận chuyển hàng hóa là mô đun chuyên môn nghề của nghề bán hàng trong siêu thị. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Nắm được vị trí chức năng và vai trò của vận chuyển hàng hóa trong siêu thị; + Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa; + Xác định được quy trình vận chuyển hàng hóa trong nội bộ siêu thị và vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Kỹ năng: + Lựa chọn được các điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa như: lựa chọn cung đường vận chuyển, lựa chọn phương tiện vận chuyển, lựa chọn thời gian vận chuyển một cách hợp lý và hiệu quả; + Thực hiện được việc vận chuyển hàng hóa đúng quy trình, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng. - Thái độ: + Tuân thủ các quy trình vận chuyển hàng hóa; + Có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc cẩn thận, tích cực, chủ động, sáng tạo và văn minh trong giao tiếp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 89