Bài báo cáo Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây bắp (ngô) - Phạm Hữu Công
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài báo cáo Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây bắp (ngô) - Phạm Hữu Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_bao_cao_ky_thuat_gieo_trong_va_cham_soc_cay_bap_ngo_pham.ppt
Nội dung text: Bài báo cáo Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây bắp (ngô) - Phạm Hữu Công
- BÀI BÁO CÁO KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẮP (NGÔ) Nhóm 1 xin được phép bắt đầu: GVHD:Phạm Hữu Công
- I. Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp II. Kỹ thuật gieo trồng III. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây bắp IV. Sâu, bệnh phá hoại và biện pháp phòng trị
- I. CHU KỲ SINH TRƯỞNG CỦA BẮP: Sự phát triển của cây ngô có thể chia làm hai giai đoạn: -Giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng) những mô khác nhau phát triển và phân hóa cho đến khi các cấu trúc hoa xuất hiện gồm 2 chu kỳ:
- • Chu kỳ 1 là những lá đầu tiên được hình thành và phát triển đến khi hình thành cơ quan sinh sản. • Chu kỳ2 lá là cơ quan sinh sản phát triển đến khi có sự xuất hiện của nhị cái.
- -Giai đoạn2 là giai đoạn sinh trưởng sinh thực bắt đầu với việc thụ tinh của các hoa cái. Có 2 pha; pha đầu là tăng trọng lượng lá và những Thành phần hoa khác pha thứ 2 là trọng lượng của hạt tăng nhanh.
- Hoặc có thể chia thành 5 thời kỳ như sau 1.Giai đoạn nảy mầm( từ khi trồng đến 3 lá)
- 2. Giai đoạn cây non(từ lúc ngô 3 lá đến phân hóa hoa)
- 3. Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (từ phân hóa hoa đến trổ cờ)
- 4. Thời kỳ nở hoa (bao gồm trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh)
- 5. Thời kì chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín) Người ta chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn chín sữa - Giai đoạn chín sáp - Giai đoạn chín hoàn toàn
- II. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG: 1. Thời vụ gieo trồng: Có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ thu đông 8-9dl, vụ đông xuân 11-12dl, vụ xuân là 1- 2dl, vụ hè 3-4dl 2. Chuẩn bị đất trước khi làm: Cày bừa kỹ làm cho đất phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại - Mùa nắng: lên luống rộng 1-1,2m, cao 20- 30cm. - Mùa Mưa: lên luống rộng 1-1,2m mặt luống 0,8-1m, cao 30-40cm.
- 3. Ươm cây con: -Gieo bằng khay: hạt giống sau khi ngâm trong nước ấm 1-2giờ, trải đều lên khay có trải một lớp đất mỏng, gieo xong phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới ẩm, tưới cho đến khi hạt nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25-300c. -Khi cây được 1-2 lá đem trồng ra ruộng.
- -Gieo trên nền đất: phải chuẩn bị đất bầu và phân chuồng theo tỉ lệ 1:1,rãi lên một lớp mõng khoảng 5-6cm trên nền đất cứng hoặc có phủ lớp nilon phía dưới. Khi đất ráu nước và hơi nén chặt lại thì ta tiến hành rạch hàng với kích thước 6x6cm. Sau khi ngâm hạt trong nước ấm1-2giờ sau đó ủ trong 24-36giờ hạt nứt nanh đem gieo. Khi cây được 2-3lá đem ra trồng.
- 4. Mật độ và khoảng cách: . -Mật độ cây: 4.500 – 5.500 cây. Đối với giống dài ngày -trồng với khoảng cách 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ).
- 5. Bón Phân: a . Bón lót -Tác dụng: Bón lót giai đoạn đầu cung cấp kịp thời dinh dưỡng giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển ngay sau khi nảy mầm đến 3 lá thật. -Lượng bón: + Phân chuồng: 8-10 tấn/ha + Phân NPK Tiến Nông: NPK Cao Sản: 500-700 kg/ha + NPK 6.8.4 Tiến Nông 500-700 kg/ha. -Cách bón: Sau khi làm đất xong rạch hàng sâu, rải phân xuống đáy hàng, lấp kín phân rồi mới tra hạt hoặc đặt bầu.
- b. Bón thúc * Bón thúc lần 1: Thời điểm bón khi cây ngô có 3-4 lá thật (đối với ngô trồng hạt), 4-5 lá đối với ngô trồng bầu. * Bón thúc lần 2: Khi ngô có 7-9 lá. * Bón thúc lần 3: Khi ngô xoắn nõn.
- 6. Tưới nước: Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng.
- 8. Làm cỏ: Phun đều trên mặt ruộng thuốc diệt cỏ Dual với liều lượng 1-1,2 lít/ha hai ngày sau khi gieo hạt lúc đất còn ẩm (một ngày sau khi tưới nước lần đầu). Kết hợp làm cỏ vun gốc vào giai đoạn 15 và 30 ngày sau khi gieo.
- 9. Chăm sóc: - Sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đông ruộng để dậm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ ố cây, đảm bảo năng suất. - Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
- Vun gốc cây con bằng máy
- 10. Thu Hoạch: Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái.Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là bắp đủ chín sẵn sàng để thu hoạch.
- III. KHẢ NĂNG HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG CỦA BẮP: * Đạm: Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng dần từ khi cây có 3-4 lá tới trước trổ cờ.
- * Lân: Thời kỳ 3-4 lá, cây ngô hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của ngô, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây ngô hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6-12 lá sau đó giảm đi ở các thời kỳ sau.
- *Kali: Kali có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ trong hạt ít hơn. Cây ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Từ khi cây mọc tới trổ cờ ngô đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần.
- IV. SÂU, BỆNH PHÁ HOẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ: 1.Sâu phá hoại: a. Rệp hại ngô (Rệp cờ - Aphis maydis)
- b. Sâu xám hại ngô (Agrotis ypsilon)
- c. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis )
- d. Sâu keo hại ngô ( Spodoptera mauritia Borsduval )
- e. Sâu cắn lá nõn ngô (Leucania loreyi) e 1. Triệu chứng - Trên lá nõn ngô bị sâu cắn lỗ chỗ thủng. Trong nõn có phân đùn ra ngoài dễ nhận biết. e 2. Đặc điểm hình thái - Trưởng thành màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu.
- e 3. Đặc điểm phát sinh gây hại - Sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu – đông, phá hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2. -Sâu phá hại bắt đầu từ thời kỳ ngô có 5-8 lá. Sâu hoạt động nhiều vào ban đêm. e 4. Biện pháp phòng trừ - Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ. Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt . -Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh đợt sâu phá hại vào tháng 1 và 2. - Dùng thuốc trừ sâu như: Sadavi 95WP, Padan 95SP; Sudin 20EC; Basudin 40EC theo liều lượng trên bao bì.
- 2. Bệnh phá hoại: a. Bệnh Than Đen Ngô Bệnh hại ngô do nấm Ustilago maydis. Biểu hiện là các u bướu, xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây ngô: thân, lá, rễ chân kiềng, hoa cờ, bắp. Phòng trừ: thu nhặt và dọn kĩ thân lá cây ngô sau khi thu hoạch; luân canh; cắt bỏ u bướu khi chúng xuất hiện trên lá. Gieo trồng các giống chống bệnh.
- b. Bệnh khảm ngô (Maize dwarf mosaic virus)
- c. Bệnh thối thân, tướp lá ngô (Pseudomonas alboprecipitanas )
- d. Bệnh virus sọc lá ngô (Maize streak virus)
- e. Bệnh đốm lá lớn ở ngô (Helminthosporium turcicum )
- f. Bệnh gỉ sắt ngô (Puccinia maydis)
- g. Bệnh Héo cây ngô (Bacterial Stewarti E.F.Smith)
- h. Bệnh ung thư ngô ( Ustilago zeae Ung )
- i. Bệnh đốm lá nhỏ ở ngô (Helminthosporium maydis )
- j. Bệnh Bạch Tạng trên cây bắp
- KẾT LUẬN Nhìn chung, những phần vừa trình bày trên đã khái quát được một phần nào đó những đặc tính của cây bắp. Nó giúp chúng ta có thêm những kiến thức mới, mà còn làm giàu thêm sự hiểu biết về kỹ thuật trồng bắp và có khả năng vận dụng có hiệu quả vào trong thực tế để có phương pháp trồng hợp lý và mang lại năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế khi gieo trồng, mang lại lợi nhuận cao cho người dân.
- Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta tự tin hơn khi học xong môn “quan hệ đất cây trồng”, vì chúng ta đã phần nào hiểu được đất và cây có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua nhiều hình thức. Đất cung cấp nước, oxy và chất dinh dưỡng cho cây, giữ cho rễ cây phát triển vững chắc, không bị đổ ngã. Xa hơn nữa, là mối quan hệ hiện có giữa cây với hệ động vật và vi sinh vật trong đất.
- Bài báo cáo đến đây là kết thúc rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn. Nhóm 1 kính chúc thầy cùng các bạn may mắn và nhiều hạnh phúc !