Bài báo cáo cây hằng niên - Chuyên đề: Sâu bệnh trên cây mè

ppt 36 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài báo cáo cây hằng niên - Chuyên đề: Sâu bệnh trên cây mè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_bao_cao_cay_hang_nien_chuyen_de_sau_benh_tren_cay_me.ppt

Nội dung text: Bài báo cáo cây hằng niên - Chuyên đề: Sâu bệnh trên cây mè

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BÀI BÁO CÁO CÂY HẰNG NIÊN CHUYÊN ĐỀ : SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÈ Cán bộ giảng dạy : Sinh viên thực hiện: Ts Lê Vĩnh Thúc Nhóm 10 Cần Thơ, 4/2011
  2. 1. Huỳnh Minh Triều 3083684 2. Từ Ngọc Bích Quyên 3083671 3. Nguyễn Thị Thu Ba 3083625 4. Thạch Thị Kiều 3083647 5. Bùi Thị Trúc Mai 3083654 6. Nguyễn Hiền Phúc 3083668 7. Lê Hoàng Sơn 3083673 8. Bùi Kiều Khai 3083643 9. Trương Hoàng Long 3083582
  3. Mở đầu Mè là cây dễ trồng, cho năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế. Nhưng loại cây nào cũng có sâu bệnh và mè cũng vậy => Những sâu bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ => Giảm thiệt thiệt hại năng suất tới mức thấp nhất
  4. A. Sâu hại thường gặp trên mè và cách phòng trừ: 1.Sâu khoang a). Đặc điểm: sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh.
  5. b). Triệu chứng: - Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây - Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất. c). Thiên địch: - Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng. - Ong kí sinh: Cotesia prodeniae , Telenomus remus.
  6. d). Biện pháp phòng trừ : - Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. - Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất. - Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay. - Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh - Dùng bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.
  7. 2. Sâu cuốn lá a). Đặc điểm: Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá mè vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất.
  8. b). Biện pháp phòng trừ: - Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. - Khi sâu ở mật độ cao, dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND, Polytrin 440ND, Sherpa 25EC liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.
  9. 3. Rệp hại mè a). Đặc điểm: - Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non - Chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất.
  10. b). Biện pháp phòng trừ: - Gieo trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, bón phân cân đối - Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Regent 800WG, Actara 25EC, Bi 58 50ND, Karate 2,5EC, Oncol.
  11. 4. Bọ xít xanh a). Đặc điểm: - chích hút trên lá, thành trùng thường hoạt động vào ban ngày, di động khá nhanh từ mặt trên xuống mặt dưới lá và có tính lẩn tránh.
  12. - Ấu trùng tuổi 1– 2 sống tập trung, ít di chuyển. - Cả trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa lá và trái non làm cây, trái phát triển kém, hạt lép, lửng, giảm năng suất.
  13. b). Biện pháp phòng trừ: - Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành. - Khi cây mè có trái non, nếu mật số bọ xít cao, có thể sử dụng các loại thuốc như: Actara 25 WG, Bulldock 025 EC, Cymbush 5 EC
  14. 5. Bọ trĩ a). Đặc điểm: - xuất hiện từ lúc cây mè còn nhỏ (10- 15 ngày sau gieo) - có kích thước rất nhỏ, còn non màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển, ngoài ra còn có khả năng truyền virus cho cây.
  15. b). Biện pháp phòng trừ: - Tiêu diệt cỏ dại nguồn ký chủ phụ - Khi mật số cao có thể phun xịt thuốc như: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Confidor 100SL.
  16. 6. Nhện đỏ a). Đặc điểm: - Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá vàng, rụng sớm, cây kém phát triển, rụng hoa, trái - Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, phá hại nặng từ khi cây có hoa, trái non.
  17. b). Biện pháp phòng trị: - Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhện như: Ortus 5 SC, Comite 73 EC, Tập kỳ 1,8 EC, Vertimec 1,8 EC. - Phải để ý đến quần thể thiên địch: Bù lạch sáu chấm Scolothrips sexmaculatus, Bọ rùa Stethorus sp, Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea
  18. 7. Sâu ăn trái a). Đặc điểm: - Đục vào trái làm cho trái bị hư - Tạo điều kiện cho các loại nấm khác tấn công làm hư hạt - Mật số cao chủ yếu vào giai đoạn mè trên 1 tháng.
  19. b.) Biện pháp phòng trị: - Có thể xử lý bằng các loại thuốc sâu thông thường DDVB, Thiodan, để đạt hiệu quả trừ sâu cao, cần phun khi sâu còn nhỏ.
  20. B. Bệnh thường gặp trên mè và cách phòng trị 1. Bệnh héo tươi : Bệnh phát sinh mạnh ở nhiệt độ 25-35 oC khi trời có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ đất cao, ruộng thoát nước chậm. - Tác nhân: do nấm Rhizoctonia sp, Pythium sp, Fusarium sp -Triệu chứng: phần thân cây tiếp giáp mặt đất, có vết xanh tái sau lan rộng, vết bệnh chuyển sang màu nâu mọng nước cuối cùng khô và teo lại,
  21. phía trên cây héo, lá vẫn còn xanh nhưng cây con chết hàng loạt. (chủ yếu ở giai đoạn cây con ) - Phòng trừ: + Thu dọn tàn dư cây bệnh, bón vôi, phơi đất + Xử lý hạt trước khi gieo trồng (CuSO4 hoặc Copper-zin, nồng độ 2% ) + Nếu trị bệnh dùng Copper-B để trị
  22. 2. Bệnh đốm lá : - Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomonas sesami tấn công - Triệu chứng: làm cho lá có những đốm trắng viền vàng, sau đó bị thủng lá bị rụng - Phòng trị: có thể dùng Copper-B để trị
  23. 3. Đốm phấn (phấn trắng): - Tác nhân: do nấm Oidium sp gây nên, lan truyền rất nhanh - Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau lan rộng không có hình dạng rõ rệt, trên vết bệnh có lớp phấn màu trắng, sau chuyển vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử
  24. - Lá bị nặng có màu vàng và khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, trái ít. Bệnh phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều. - Phòng trừ: cần bón phân, tưới nước đầy đủ. Dùng các loại thuốc như: Carbenzim, Viben-C, Kumulus 80FD, Bemyl 50 WP: 20-25g/bình 8l, Sumi Eight 12.5 WP, Afugan 30 EC để trị.
  25. 4. Bệnh khảm: - Đây là bệnh quan trọng khi trồng me, do rầy xanh truyền các virus gây ra xoắn lá - Phòng trừ: bệnh không trị được do đó cần phải diệt tác nhân truyền bệnh là rầy xanh Sử dụng các loại thuốc trừ rầy
  26. 5. Bệnh thán thư: - Đặc điểm: Bệnh gây héo lá nhưng không đột ngột, khi bị nặng làm cho cây mè bị khô, các bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp cây không có dịch nhầy - Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng bón phân không cân đối, độ ẩm đất cao
  27. - Phòng trừ: bón phân cân đối, gieo đúng mật độ - Khi vừng bị bệnh dùng các loại thuốc sau: Dacanil 75WP; Anvil 55C, liều dùng theo khuyến cáo
  28. 6. Bệnh lở cổ rễ (chết cây con): - Tác nhân: Do các loại nấm trong đất như Phytophthora sp., Pythium sp., Rhizoctonia solani và Sclerotium sp - Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc thân gần mặt đất. Phần mô bị bệnh ban đầu hơi chuyển màu xậm hơn sau hóa màu đen và hơi lõm vào làm cho phần vỏ thân dễ bị tuột ra.
  29. - Khi vết bệnh lan rộng cây bị ngã rạp. Bộ rễ cây thường bị thối đen. Trên líp ươm bệnh thường xuất hiện thành từng cụm sau đó lan rất nhanh. - Nấm bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhất là các liếp ươm bị đọng nước.
  30. - Biện pháp phòng trừ: + Đất gieo trồng phải được xử lý trước với một trong những loại thuốc sau: Ridomil Gold, Mancozeb, Zineb + Sử dụng môi trường là phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma.
  31. + Hạt trước khi gieo cũng nên được xử lý nhiệt 52-55oC trong 10 đến 15phút, hoặc xử lý bằng các loại thuốc như Zineb, Benomyl, Mancozeb hay Rovral, cũng có thể kết hợp xử lý nhiệt và thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn. + Cần phải gieo trồng với mật độ thích hợp, nên kiểm soát chặt chẽ nguồn nước tưới, không để bầu
  32. Tài liệu tham khảo Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), 1996. Giáo trình Cây Công nghiệp. ĐHNNI, Nxb. Hà Nội Tạ Quốc Tuấn & Trần Văn Lợt, 2005. Kỹ thuật trồng và thâm canh cây Mè (Vừng) trên nền đất lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nxb. Nông nghiệp Đặng Văn Phú. 1981. Cây vừng. NXB Nông nghiệp ?newsid=11924