Xác định giọng, dịch giọng

pdf 47 trang phuongnguyen 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xác định giọng, dịch giọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxac_dinh_giong_dich_giong.pdf

Nội dung text: Xác định giọng, dịch giọng

  1. Ch−ơng V Xác định giọng, dịch giọng Mục tiêu Cung cấp cho ng−ời học những kiến thức : Cách xác định giọng. Quan hệ họ hàng giữa các giọng. Chuyển giọng, dịch giọng. Đ1. cách xác định giọng 1.1. Cách xác định giọng Xác định giọng lμ việc rất cần thiết khi tìm hiểu hoặc luyện tập một tác phẩm âm nhạc. Điều nμy giúp ng−ời học định h−ớng đ−ợc thang âm, giai điệu vμ hoμ âm của tác phẩm. Muốn xác định giọng của bản nhạc, phải dựa vμo hai yếu tố lμ hoá biểu vμ âm kết thúc bản nhạc. Một số bản nhạc còn phải dựa vμo những yếu tố khác nh− các dấu hoá bất th−ờng, những âm ổn định trong bản nhạc. 1.2. Xác định giọng tr−ởng dựa vào hoá biểu Dựa vμo hoá biểu để dễ dμng tìm đ−ợc âm chủ của các giọng tr−ởng. − Với hoá biểu có dấu thăng, từ dấu thăng cuối cùng tiến lên một quãng hai thứ sẽ lμ âm chủ của giọng. Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu 5 dấu thăng, từ dấu La thăng lên quãng 2 thứ ta có âm Si. Đây lμ giọng Si tr−ởng. − Đối với hoá biểu có dấu giáng, âm chủ của giọng sẽ lμ dấu giáng đứng tr−ớc dấu giáng cuối cùng của hoá biểu. Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu có 3 dấu giáng (Sib, Mib, Lab), vậy Mi giáng sẽ lμ âm chủ của giọng Mi giáng tr−ởng. Nếu hoá biểu có 5 dấu giáng (Sib, Mib, Lab, Rêb, Solb), vậy Rê giáng sẽ lμ âm chủ của giọng Rê giáng tr−ởng. 91
  2. 1.3. Xác định giọng dựa vào hoá biểu và âm kết thúc Dựa vμo hoá biểu vμ âm kết thúc, sẽ xác định đ−ợc giọng của hầu hết các bản nhạc (trừ bản nhạc không kết thúc về âm chủ). Hoá biểu Âm kết thúc Giọng Không hoá biểu Đô Đô tr−ởng Không hoá biểu La La thứ Một dấu thăng Sol Sol tr−ởng Một dấu thăng Mi Mi thứ Một dấu giáng Fa Fa tr−ởng Một dấu giáng Rê Rê thứ Hai dấu thăng Rê Rê tr−ởng Hai dấu thăng Si Si thứ Hai dấu giáng Si (giáng) Si giáng tr−ởng Hai dấu giáng Sol Sol thứ Ba dấu thăng La La tr−ởng Ba dấu thăng Fa (thăng) Fa thăng thứ Ba dấu giáng Mi (giáng) Mi giáng tr−ởng Ba dấu giáng Đô Đô thứ Bốn dấu thăng Mi Mi tr−ởng Bốn dấu thăng Đô (thăng) Đô thăng thứ Bốn dấu giáng La (giáng) La giáng tr−ởng Bốn dấu giáng Fa Fa thứ Năm dấu thăng Si Si tr−ởng Năm dấu thăng Sol (thăng) Sol thăng thứ Năm dấu giáng Rê (giáng) Rê giáng tr−ởng Năm dấu giáng Si (giáng) Si giáng thứ Sáu dấu thăng Fa (thăng) Fa thăng tr−ởng Sáu dấu thăng Rê (thăng) Rê thăng thứ Sáu dấu giáng Sol (giáng) Sol giáng tr−ởng Sáu dấu giáng Mi (giáng) Mi giáng thứ Bảy dấu thăng Đô (thăng) Đô thăng tr−ởng Bảy dấu thăng La (thăng) La thăng thứ Bảy dấu giáng Đô (giáng) Đô giáng tr−ởng Bảy dấu giáng La (giáng) La giáng thứ 92
  3. Nhiều bản nhạc không kết thúc về âm chủ, khi đó xác định giọng điệu phải dựa vμo những âm ổn định trong bản nhạc. Ví dụ : Mùa hoa ph−ợng nở Nhạc vμ lời : Hoàng Vân Nhanh − Vui với Đ2. Quan hệ họ hμng giữa các giọng Trong hệ thống điệu thức 7 âm, các giọng tr−ởng vμ giọng thứ có những mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ họ hμng gần hay xa giữa các giọng cũng 93
  4. nh− sự chuyển tiếp từ giọng nμy sang giọng khác lμ một trong những ph−ơng tiện diễn cảm có ý nghĩa nghệ thuật đối với một tác phẩm âm nhạc. Nó đ−a vμo âm nhạc sự đa dạng vμ phong phú về mμu sắc đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của tác phẩm. 2.1. Giọng song song Một giọng tr−ởng vμ một giọng thứ có cùng hoá biểu, gọi lμ hai giọng song song. Hai giọng song song lμ hai giọng có thμnh phần âm giống nhau. Ví dụ giọng Đô tr−ởng song song với giọng La thứ : Giọng Đô tr−ởng : Giọng La thứ : Hoặc giọng Rê tr−ởng song song với giọng Si thứ. Giọng Rê tr−ởng : Giọng Si thứ : Âm chủ của giọng thứ thấp hơn âm chủ của giọng tr−ởng song song một quãng 3 thứ. Hay có thể hiểu một cách khác lμ bậc VI của giọng tr−ởng sẽ lμ âm chủ của giọng thứ song song. Nếu biết tên giọng tr−ởng ở hoá biểu nμo, sẽ tìm đ−ợc tên giọng thứ ở hoá biểu đó. 2.2. Giọng cùng tên Một giọng tr−ởng vμ một giọng thứ có cùng âm chủ, gọi lμ hai giọng cùng tên. Ví dụ : − Giọng Đô tr−ởng cùng tên với giọng Đô thứ. − Giọng Rê tr−ởng cùng tên với giọng Rê thứ. − Giọng Mi tr−ởng cùng tên với giọng Mi thứ. 94
  5. − Giọng Fa tr−ởng cùng tên với giọng Fa thứ. − Giọng Sol tr−ởng cùng tên với giọng Sol thứ Giữa hai giọng cùng tên, ba âm ở bậc III, bậc VI vμ bậc VII có cao độ khác nhau. Ví dụ so sánh giữa giọng Đô tr−ởng vμ giọng Đô thứ. Giọng Đô tr−ởng : Giọng Đô thứ : Đ3. Chuyển giọng, dịch giọng 3.1. Chuyển giọng và chuyển tạm Chuyển giọng vμ chuyển tạm vừa lμ thủ pháp sáng tác, vừa lμ ph−ơng tiện phát triển âm nhạc, tạo nên sự phong phú về mμu sắc trong tác phẩm. Chuyển giọng vμ chuyển tạm th−ờng xuất hiện những dấu hoá bất th−ờng ở giai điệu, có tr−ờng hợp thay đổi hoá biểu của bản nhạc. − Chuyển giọng lμ bản nhạc có một đoạn chuyển sang giọng mới. Đoạn nhạc mới đ−ợc củng cố vμ phát triển xung quanh chủ âm. Chuyển giọng th−ờng thay đổi hoá biểu của bản nhạc. 95
  6. Ví dụ : Quê h−ơng Nhạc : Giáp Văn Thạch Thong thả − Yêu th−ơng Lời : Thơ Đỗ Trung Quân − Chuyển tạm lμ thay đổi giọng trong một câu nhạc, không củng cố chủ âm mới, th−ờng kết thúc bản nhạc ở giọng ban đầu. Chuyển tạm th−ờng xuất hiện những dấu hoá bất th−ờng ở giai điệu. 96
  7. Ví dụ : Tico Tico Braxin Sôi động Nhạc Samba Am E7 Đoạn nhạc trên viết ở giọng La thứ, chuyển tạm sang giọng Mi tr−ởng ở nhịp 9. 3.2. Dịch giọng Khi sáng tác, nhạc sĩ th−ờng chọn giọng điệu thích hợp với nội dung của tác phẩm. Ngoμi những bản giao h−ởng, concerto, sonate, vở nhạc kịch tác phẩm viết cho giọng hát nμo cũng có thể chuyển dịch sang một giọng khác cao hơn hoặc thấp hơn giọng gốc. Sự chuyển dịch từ một giọng nμy sang một giọng khác gọi lμ dịch giọng. Việc dịch giọng th−ờng gặp ở tác phẩm thanh nhạc. Khi biểu diễn các ca sĩ th−ờng theo tầm cữ giọng của mình để chọn giọng tác phẩm cho phù hợp. Dịch giọng đôi khi cũng xảy ra đối với các tác phẩm viết cho các nhạc cụ. Khi có một tác phẩm viết cho nhạc cụ nμy lại đ−ợc dùng cho một nhạc cụ khác có âm vực không giống với nhạc cụ ban đầu. Ví dụ tác phẩm viết cho đμn violon lại đ−ợc dùng cho đμn violoncell biểu diễn. Có ba cách dịch giọng : − Dịch giọng theo quãng. Để dịch giọng theo quãng, cần tiến hμnh các b−ớc : + B−ớc 1 : Xác định giọng bản nhạc gốc. + B−ớc 2 : Xác định giọng bản nhạc mới. + B−ớc 3 : Xác định quãng dịch chuyển. + B−ớc 4 : Viết hoá biểu của giọng mới. 97
  8. + B−ớc 5 : Dịch chuyển các nốt từ bản gốc sang bản mới theo quãng đã xác định. Ví dụ : chuyển giai điệu bμi Chiến sĩ tí hon sang giọng Đô tr−ởng. Bản gốc : Chiến sĩ tí hon Nhạc : Đinh Nhu Cần thực hiện theo các b−ớc nói trên : + B−ớc 1 : Xác định giọng bản nhạc gốc. Bản gốc viết ở giọng Fa tr−ởng. + B−ớc 2 : Xác định giọng bản nhạc mới. Bản mới giọng Đô tr−ởng. + B−ớc 3 : Xác định quãng dịch chuyển. Quãng cần dịch chuyển lμ quãng 4 đúng (Fa xuống Đô). + B−ớc 4 : Viết hoá biểu của giọng mới. Giọng Đô tr−ởng không có hoá biểu. + B−ớc 5 : Dịch chuyển các nốt từ bản gốc sang bản mới theo quãng đã xác định. 98
  9. Trong b−ớc 5, chỉ cần chuyển các nốt nhạc xuống quãng 4, khi đó mọi nốt đều thấp hơn so với bản gốc quãng 4 đúng. Tuy nhiên nếu bản gốc có dấu hoá bất th−ờng thì cần xác định cao độ các nốt ở bản mới cho chính xác. Ví dụ chuyển giai điệu sau đây sang giọng Fa tr−ởng : Que sera ? (Trích) Nhạc Pháp Đoạn nhạc trên đ−ợc dịch sang giọng Fa tr−ởng : − Dịch giọng bằng cách thay đổi hoá biểu. Các nốt nhạc không thay đổi vị trí trên khuông nh−ng thay đổi hoá biểu sẽ lμm cao độ của bản nhạc cao hơn hoặc thấp hơn nửa cung. Ví dụ đoạn nhạc gốc giọng La thứ : 99
  10. Dịch sang giọng La giáng thứ : Hoặc dịch sang giọng La thăng thứ : − Dịch giọng bằng cách thay đổi khoá nhạc. Ví dụ giai điệu viết cho violon ở giọng Sol tr−ởng : Khi dịch giai điệu trên cho violoncell (vẫn ở giọng Sol tr−ởng), cần thay đổi khoá nhạc, đồng thời giai điệu đ−ợc chuyển thấp xuống quãng 8 đúng. 100
  11. Ngoμi cách dịch giọng trên bản nhạc còn cách dịch giọng trên nhạc cụ. Hiện nay, hầu hết các loại đμn phím điện tử đều có chức năng dịch giọng (Transpose), ng−ời chơi đμn chỉ cần biết cách sử dụng chức năng nμy lμ có thể dịch giọng các bản nhạc theo ý muốn. Câu hỏi vμ bμi tập a) Câu hỏi 1. Xác định giọng của bản nhạc phải dựa vμo các yếu tố nμo ? 2. Thế nμo lμ hai giọng song song ? Nêu ví dụ ? 3. Thế nμo lμ hai giọng cùng tên ? Nêu ví dụ ? 4. Trình bμy cách xác định tên giọng thứ theo giọng tr−ởng song song ? Nêu ví dụ ? 5. Giữa hai giọng cùng tên, có mấy âm khác nhau ? 6. Thế nμo lμ dịch giọng ? 7. Trình bμy các loại dịch giọng ? b) Bμi tập viết 1. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô tr−ởng 2 (16 nhịp) rồi chuyển sang giọng Đô thứ (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . 2. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng La thứ (8 3 nhịp) rồi chuyển sang giọng La tr−ởng (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . 3. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Rê tr−ởng 4 (8 nhịp) rồi chuyển sang giọng Rê thứ (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . 4. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Sol thứ (16 3 nhịp) rồi chuyển sang giọng Mi tr−ởng (8 nhịp), số chỉ nhịp 8 . 5. Chuyển dịch giai điệu sau xuống quãng 2 tr−ởng : (Mi thứ xuống Rê thứ). Tạm biệt búp bê Nhạc : Hoành Thông 101
  12. 6. Chuyển dịch giai điệu sau lên quãng 3 tr−ởng : (Fa tr−ởng lên La tr−ởng). Chú bộ đội đi xa Nhạc : Hoàng Long 7. Chuyển dịch giai điệu sau xuống quãng 2 tr−ởng : (Sol tr−ởng xuống Fa tr−ởng). David c) Bμi tập trên đμn 1. Thực hiện giai điệu d−ới đây, sau đó chuyển dịch lên quãng 2 tr−ởng. 2. Thực hiện giai điệu d−ới đây, sau đó chuyển dịch xuống quãng 2 tr−ởng. 102
  13. H−ớng dẫn tự học H−ớng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Xác định giọng của bản nhạc phải dựa vμo các yếu tố nμo ? − Xác định giọng phải dựa vμo hoá biểu vμ âm kết thúc. − Khi bản nhạc kết thúc không về âm chủ, cần xác định giọng dựa vμo những âm ổn định. Câu 2. Thế nμo lμ hai giọng song song ? Nêu ví dụ ? − Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 2.1. Câu 3. Thế nμo lμ hai giọng cùng tên ? Nêu ví dụ ? − Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 2.2. Câu 4. Trình bμy cách xác định tên giọng thứ theo giọng tr−ởng song song ? Nêu ví dụ ? Từ âm chủ của giọng tr−ởng, đi xuống quãng 3 thứ sẽ xác định đ−ợc âm chủ của giọng thứ song song. Ví dụ giọng tr−ởng lμ Fa tr−ởng, giọng thứ song song sẽ lμ Rê thứ ; giọng tr−ởng lμ La tr−ởng, giọng thứ song song sẽ lμ Fa thăng thứ Câu 5. Giữa hai giọng cùng tên, có mấy âm khác nhau ? Giữa hai giọng cùng tên có 3 âm khác nhau về cao độ, đó lμ âm bậc III, bậc VI vμ bậc VII. Câu 6. Thế nμo lμ dịch giọng ? − Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 3.2. Câu 7. Trình bμy các loại dịch giọng ? Có 3 loại dịch giọng lμ dịch giọng theo quãng, dịch giọng bằng cách thay đổi hoá biểu vμ dịch giọng bằng cách thay đổi khoá nhạc. H−ớng dẫn lμm bμi tập viết Bμi tập 1. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô 2 tr−ởng (16 nhịp) rồi chuyển sang giọng Đô thứ (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . − Mục tiêu của bμi tập nμy không phải để viết đ−ợc những giai điệu hay, mμ ng−ời học cần thể hiện đúng những yêu cầu của bμi tập. − Đoạn nhạc viết ở giọng Đô tr−ởng không viết hoá biểu, nên sử dụng nhiều âm Đô, Mi, Sol. − Đoạn nhạc viết ở giọng Đô thứ có hoá biểu 3 dấu giáng (Si giáng, Mi giáng, La giáng). − Kết thúc bản nhạc ở âm Đô. Thực hiện một số bμi tập tiếp theo t−ơng tự. 103
  14. H−ớng dẫn thực hμnh bμi tập trên đμn Bμi tập 1. Thực hiện giai điệu, sau đó chuyển dịch lên quãng 2 tr−ởng. − Cần đμn giai điệu bản gốc cho thuần thục, sắp xếp ngón tay hợp lí, đμn kết hợp đọc tên từng âm. − Đμn giai điệu bản mới chậm, kết hợp đọc tên từng âm. Thực hiện bμi tập số 2 t−ơng tự. 104
  15. Ch−ơng VI Hợp âm Mục tiêu Cung cấp cho ng−ời học những kiến thức : Khái niệm, hợp âm ba và các thể đảo. Các hợp âm ba chính của giọng tr−ởng và giọng thứ. Các hợp âm ba phụ của giọng tr−ởng và giọng thứ. Hợp âm bảy át và các thể đảo. Hợp âm bảy thứ và một số hợp âm khác. Phân loại hợp âm, kí hiệu nâng cao hoặc hạ thấp các bậc của hợp âm. Các loại kết, đặt hợp âm cho ca khúc. Đ1. khái niệm, hợp âm ba vμ các thể đảo 1.1. Khái niệm về hợp âm Trong âm nhạc, các chồng âm đ−ợc hình thμnh do sự kết hợp cùng một lúc từ ba âm thanh trở lên. Nếu các âm thanh trong một chồng âm đ−ợc sắp xếp theo một quy luật nhất định gọi lμ hợp âm. Có rất nhiều dạng cấu trúc hợp âm khác nhau đ−ợc hình thμnh ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử âm nhạc, cũng nh− ở từng nền âm nhạc khác nhau. Trong nền âm nhạc ph−ơng Tây, đ−ợc dùng phổ biến hơn cả lμ các hợp âm có các âm chồng theo quãng ba. Hợp âm vμ mối liên kết giữa chúng với nhau đóng một vai trò rất quan trọng trong âm nhạc. Nó không những đ−ợc dùng lμm phần đệm cho giai điệu mμ nó còn tạo nên giai điệu bằng các dạng âm hình hoá 1.2. Các loại hợp âm ba Hợp âm ba gồm có ba âm xếp lên nhau theo quãng ba, tên của chúng lμ âm 1, âm 3 vμ âm 5. Gọi lμ hợp âm ba vì hợp âm nμy có 3 âm, tuy nhiên nó có thể đ−ợc gọi lμ hợp âm năm (do âm 1 vμ âm 5 tạo thμnh quãng năm). 105
  16. − Các loại hợp âm ba : có nhiều dạng hợp âm ba. Sự khác nhau giữa các dạng hợp âm ba phụ thuộc vμo thứ tự sắp xếp vμ tính chất của các quãng ba tạo nên hợp âm ba đó. Âm nhạc ph−ơng Tây th−ờng dùng phổ biến bốn dạng hợp âm ba đ−ợc cấu tạo từ những quãng ba tr−ởng vμ ba thứ. Đó lμ các hợp âm ba tr−ởng, ba thứ, ba tăng vμ ba giảm. + Hợp âm ba tr−ởng lμ hợp âm ba có cấu tạo bởi một quãng ba tr−ởng ở d−ới vμ quãng ba thứ ở trên. Quãng giữa hai âm ngoμi cùng lμ quãng năm đúng. Ví dụ: Tên của hợp âm ba tr−ởng đ−ợc viết tắt bằng chữ cái La-tinh. Ví dụ : C lμ hợp âm Đô tr−ởng. D lμ hợp âm Rê tr−ởng. E lμ hợp âm Mi tr−ởng. + Hợp âm ba thứ lμ hợp âm ba có cấu tạo bởi một quãng ba thứ ở d−ới vμ quãng ba tr−ởng ở trên. Quãng giữa hai âm ngoμi cùng lμ quãng năm đúng. Ví dụ: Tên của hợp âm ba thứ đ−ợc viết tắt bằng chữ cái La-tinh kèm thêm chữ m. Ví dụ: Dm lμ hợp âm Rê thứ. Em lμ hợp âm Mi thứ. Fm lμ hợp âm Fa thứ. + Hợp âm ba tăng lμ hợp âm ba có cấu tạo bởi hai quãng ba tr−ởng. Quãng giữa hai âm ngoμi cùng lμ quãng năm tăng. Ví dụ : Tên của hợp âm ba tăng đ−ợc viết tắt bằng chữ cái La-tinh kèm thêm chữ aug. Ví dụ : F- aug lμ hợp âm Fa tăng. G- aug lμ hợp âm Sol tăng. A- aug lμ hợp âm La tăng. + Hợp âm ba giảm lμ hợp âm ba có cấu tạo bởi hai quãng ba thứ. Quãng giữa hai âm ngoμi cùng lμ quãng năm giảm. Ví dụ : 106
  17. Tên của hợp âm ba giảm đ−ợc viết tắt bằng chữ cái La-tinh kèm thêm chữ dim. Ví dụ : A dim lμ hợp âm La giảm. B dim lμ hợp âm Si giảm. C dim lμ hợp âm Đô giảm. Các hợp âm ba tr−ởng vμ ba thứ lμ các hợp âm thuận bởi chúng đ−ợc cấu tạo bằng các quãng thuận (3 tr−ởng, 3 thứ vμ 5 đúng). Các hợp âm ba tăng vμ ba giảm lμ các hợp âm nghịch bởi trong hợp âm có chứa quãng nghịch (5 tăng vμ 5 giảm). So với hợp âm ba tăng vμ ba giảm thì các hợp âm ba tr−ởng, ba thứ đ−ợc dùng phổ biến hơn. − Tên gọi của các âm trong hợp âm ba : mỗi âm thanh của hợp âm đều có tên gọi riêng. Các tên nμy đ−ợc gọi theo quãng giữa âm đó với âm thấp nhất của hợp âm khi ở thể cơ bản : + Âm thấp nhất gọi lμ âm gốc hoặc âm 1. + Âm thứ hai gọi lμ âm 3. + Âm cao nhất gọi lμ âm 5. Tên của các âm không thay đổi khi vị trí của chúng thay đổi trong hợp âm. Ví dụ : 1.3. Các thể đảo của hợp âm ba Khi ba âm thanh của hợp âm đ−ợc sắp xếp theo quãng 3 thì cách sắp xếp ấy gọi lμ thể cơ bản hay thể gốc (cũng có thể gọi lμ thể nguyên vị) của hợp âm. Ngoμi thể gốc, hợp âm ba có hai thể đảo lμ thể đảo một vμ thể đảo hai. − Thể đảo một : Đ−a âm gốc (âm một) của hợp âm chuyển lên một quãng tám, âm ba trở thμnh âm thấp nhất. Thể đảo một đ−ợc gọi lμ hợp âm sáu. Tên nμy đ−ợc gọi theo quãng từ âm thấp nhất của hợp âm với âm một. Kí hiệu của thể đảo một lμ số 6 đặt cạnh kí hiệu chỉ bậc hoặc công năng của hợp âm trong điệu thức. Ví dụ hợp âm La thứ vμ thể đảo một của nó : Nếu hợp âm I gọi lμ T (theo công năng) thì thể đảo một của nó đ−ợc gọi lμ T6. − Thể đảo hai : Đ−a cả âm một vμ âm ba của hợp âm chuyển lên một quãng tám, âm năm trở thμnh âm thấp nhất. 107
  18. Thể đảo hai đ−ợc gọi lμ hợp âm bốn sáu. Tên gọi nh− vậy lμ theo quãng giữa âm thấp nhất với âm một vμ quãng giữa hai âm ngoμi cùng. Kí hiệu của thể đảo 6 hai lμ số 4 đặt cạnh kí hiệu chỉ bậc hoặc công năng của hợp âm trong điệu thức. Ví dụ hợp âm La thứ vμ thể đảo hai của nó : 6 Nếu hợp âm I gọi lμ T (theo công năng) thì thể đảo hai của nó đ−ợc gọi lμ T4 . Đ2. Các hợp âm ba chính của giọng tr−ởng vμ giọng thứ Các bậc của một giọng tr−ởng hay một giọng thứ đều có thể xây dựng các hợp âm ba bằng cách chồng thêm hai âm theo quãng ba lên mỗi bậc. Ví dụ ở giọng Đô tr−ởng : Các hợp âm đều có tên gọi riêng, phụ thuộc vμo vị trí của bậc trong điệu thức. Ví dụ : − Hợp âm ba xây dựng trên bậc I lμ T. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc II lμ SII. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc III lμ DTIII. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc IV lμ S. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc V lμ D. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc VI lμ TSVI. − Hợp âm ba xây dựng trên bậc VII lμ DVII. 2.1. Các hợp âm ba chính của giọng tr−ởng Trong giọng tr−ởng tự nhiên ba hợp âm xây dựng trên ba bậc chính (bậc I, bậc IV vμ bậc V) đều lμ các hợp âm ba tr−ởng. Các hợp âm nμy thể hiện rõ tính chất của giọng tr−ởng, lμ trung tâm của các chức năng điệu thức, đ−ợc sử dụng rộng rãi trong âm nhạc. Đây lμ các hợp âm ba chính vì tất cả các âm của một giọng đều nằm trong thμnh phần của ba hợp âm nμy. Ví dụ giọng Đô tr−ởng có các âm Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. 108
  19. Hợp âm ở bậc I (Đô tr−ởng) có các âm : Đô, Mi, Sol. Hợp âm ở bậc IV (Fa tr−ởng) có các âm : Fa, La, Đô. Hợp âm ở bậc V (Sol tr−ởng) có các âm : Sol, Si, Rê. Tên gọi vμ kí hiệu của các hợp âm tr−ởng đ−ợc dùng bằng các chữ viết hoa. Ví dụ về các hợp âm chính của giọng Đô tr−ởng : 2.2. Các hợp âm ba chính của giọng thứ Các hợp âm ba xây dựng trên các bậc chính (bậc I, bậc IV vμ bậc V) của một giọng thứ tự nhiên lμ các hợp âm ba thứ. Cũng nh− trong giọng tr−ởng các hợp âm nμy tiêu biểu cho tính chất thứ vμ lμ trung tâm của chức năng điệu thức. Tên gọi vμ kí hiệu của các hợp âm thứ đ−ợc dùng bằng các chữ viết hoa. Ví dụ về các hợp âm chính của giọng La thứ : Cần phân biệt tên hợp âm với cách gọi theo theo bậc của nó trong điệu thức. Ví dụ ở giọng La thứ, hợp âm ở bậc I : − Gọi theo chức năng lμ t. − Gọi theo bậc lμ I. − Gọi theo tên lμ La thứ (Am). 2.3. Sự liên kết các hợp âm ba chính Sự kết nối liên tiếp các hợp âm với nhau trong sự chuyển động các bè một cách hợp lí đ−ợc gọi lμ nối tiếp hợp âm. Sự nối tiếp liên tục hai hay nhiều hợp âm với nhau gọi lμ vòng hoμ âm. Các hợp âm ba chính lμ cơ sở hoμ âm trong một điệu thức do vậy chúng đ−ợc dùng rất rộng rãi trong các tác phẩm âm nhạc vμ có rất nhiều cách liên kết với nhau. Tuy nhiên, âm nhạc cổ điển châu Âu không cho phép sự nối tiếp từ hợp âm D sang hợp âm S vì nó mâu thuẫn với quan hệ chức năng tự nhiên. Sự nối tiếp nμy chỉ đ−ợc sử dụng trong những tr−ờng hợp đặc biệt. Một vμi ví dụ về sự liên kết các hợp âm ba chính ở giọng Đô tr−ởng : Hoặc : 109
  20. 6 T6 S D T6 4 Một vμi ví dụ về sự liên kết các hợp âm ba chính ở giọng La thứ : Hoặc : 6 6 t 4 s6 D t 4 Đ3. Các hợp âm ba phụ của giọng tr−ởng vμ giọng thứ Các hợp âm ba xây dựng trên các bậc II, bậc III, bậc VI vμ bậc VII trong một giọng tr−ởng hay giọng thứ gọi lμ các hợp âm ba phụ. So với các hợp âm ba chính ở một mức độ nμo đó nó đ−ợc sử dụng ít hơn vμ có ý nghĩa phụ trong điệu thức. Tuy nhiên các hợp âm nμy lại lμm phong phú về mμu sắc hoμ âm cho điệu thức. 3.1. Các hợp âm ba phụ của giọng tr−ởng Các hợp âm phụ trong giọng tr−ởng tự nhiên gồm ba hợp âm thứ (hợp âm ba bậc II, bậc III, vμ bậc VI) vμ một hợp âm giảm (bậc VII). Ví dụ hợp âm ba phụ của giọng Đô tr−ởng : 3.2. Các hợp âm ba phụ của giọng thứ Các hợp âm phụ trong giọng thứ tự nhiên gồm ba hợp âm tr−ởng (hợp âm bậc III, bậc VI vμ bậc VII) vμ một hợp âm giảm (bậc II). Ví dụ hợp âm ba phụ của giọng La thứ : 110
  21. Đ4. hợp âm bảy át vμ các thể đảo 4.1. Hợp âm bảy Trên tất cả hợp âm ba của giọng tr−ởng hoặc giọng thứ, nếu chồng thêm quãng ba sẽ đ−ợc hệ thống các hợp âm bảy. Hợp âm bảy gồm có bốn âm xếp lên nhau theo quãng ba, tên của chúng lμ âm 1, âm 3, âm 5 vμ âm 7. Gọi lμ hợp âm bảy vì âm 1 vμ âm 7 âm tạo thμnh quãng bảy. Hợp âm bảy đ−ợc viết bằng kí hiệu : tên công năng, số bậc rồi kèm theo số 7. Ví dụ các hợp âm bảy ở giọng Đô tr−ởng : 4.2. Hợp âm bảy át Trong các hợp âm bảy, đ−ợc dùng thông dụng nhất lμ hợp âm bảy át. Đó lμ hợp âm đ−ợc xây dựng trên bậc V của giọng tr−ởng hoặc giọng thứ hoμ thanh. Hợp âm bảy át có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thμnh hợp âm ba tr−ởng. Âm 1 vμ âm 7 tạo thμnh quãng 7 thứ. Hợp âm bảy át có kí hiệu V7 hoặc D7. Ví dụ hợp âm bảy át ở của giọng La thứ hoμ thanh : Tên của các âm trong hợp âm bảy át (cũng nh− các hợp âm bảy khác) không thay đổi khi thay đổi vị trí trong hợp âm. Ví dụ : 4.3. Các thể đảo của hợp âm bảy át Hợp âm bảy át có ba thể đảo, tên của các thể đảo đ−ợc gọi theo quãng giữa âm bè trầm với âm một vμ âm bảy của hợp âm. Thể đảo một (hợp âm năm sáu) : Âm một chuyển lên một quãng 8, âm ba ở bè 6 6 trầm. Kí hiệu V 5 hoặc D 5 . Thể đảo hai (hợp âm ba bốn) : Âm một vμ âm ba chuyển lên một quãng 8, âm 4 4 năm ở bè trầm. Kí hiệu V3 hoặc D3 . Thể đảo ba (hợp âm hai) : Âm một, âm ba vμ âm năm chuyển lên một quãng 8, âm bảy ở bè trầm. Kí hiệu V2 hoặc D2. Ví dụ hợp âm bảy át của giọng Đô tr−ởng vμ ba thể đảo của nó : 111
  22. Hợp âm bảy át vμ các thể đảo của nó có thể đ−ợc sắp xếp rộng ra hai hoặc ba quãng 8. Ngoμi âm bè trầm, các âm khác có thể thay đổi vị trí với nhau mμ không lμm thay đổi thể của hợp âm. Ví dụ hợp âm bảy át của giọng La thứ vμ ba thể đảo của nó : Hợp âm bảy át lμ hợp âm nghịch vì thμnh phần của nó có chứa hai quãng nghịch. Quãng 7 thứ vμ quãng 5 giảm. Âm bảy lμ âm nghịch của hợp âm, vì nó kết hợp với âm một vμ âm ba tạo thμnh những quãng nghịch. Vì lμ hợp âm nghịch nên hợp âm bảy át vμ các thể đảo của nó đòi hỏi phải đ−ợc giải quyết theo nguyên tắc các âm không ổn định hút về các âm ổn định của giọng mμ chủ yếu lμ về hợp âm chủ. Các cách giải quyết của hợp âm bảy át nh− sau : − Hợp âm bảy át gốc (D7) th−ờng đ−ợc giải quyết vμo hợp âm chủ thiếu âm (Hợp âm chủ có 3 âm một vμ 1 âm ba không có âm năm). + Âm một của V7 nhẩy vμo âm một của hợp âm chủ. + Âm ba vμ âm năm tiến liền bậc vμo âm một của hợp âm chủ. + Âm bảy đi xuống liền bậc vμo âm ba của hợp âm chủ. Ví dụ giải quyết hợp âm bảy át của giọng La thứ về hợp âm chủ : Đ5. hợp âm bảy thứ vμ một số hợp âm khác 5.1. Hợp âm bảy thứ Hợp âm bảy thứ có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thμnh hợp âm ba thứ. Âm 1 vμ âm 7 tạo thμnh quãng 7 thứ. Hợp âm bảy thứ đ−ợc viết bằng kí hiệu nh− : Cm7, Dm7, Em7 112
  23. Hợp âm bảy thứ có mμu sắc trung tính giữa hợp âm thứ vμ hợp âm tr−ởng, vì âm 1, âm 3, âm 5 tạo thμnh hợp âm ba thứ, đồng thời âm 3, âm 5, âm 7 lại tạo thμnh hợp âm ba tr−ởng. Ví dụ trên các bậc II, bậc III, bậc VI của giọng Đô tr−ởng, xây dựng đ−ợc các hợp âm bảy thứ sau : 5.2. Một số hợp âm khác − Hợp âm bảy dẫn : Lμ hợp âm bảy đ−ợc xây dựng trên bậc VII của giọng tr−ởng hoặc giọng thứ hoμ thanh. Gọi lμ hợp âm bảy dẫn do bậc một của hợp âm nμy lμ âm dẫn (cảm âm) của điệu thức. Kí hiệu của hợp âm : DVII7 hoặc VII7. Ví dụ hợp âm bảy dẫn của giọng La thứ hoμ thanh : − Hợp âm bảy hạ át : Lμ hợp âm bảy đ−ợc xây dựng trên bậc II của giọng tr−ởng hoặc giọng thứ. Kí hiệu SII7 hoặc II7. Ví dụ hợp âm bảy hạ át của giọng Đô tr−ởng : Hợp âm bảy hạ át của giọng tr−ởng lμ hợp âm bảy thứ. Hợp âm bảy hạ át của giọng thứ lμ hợp âm bảy thứ có bậc 5 giảm. − Hợp âm chín : Lμ hợp âm gồm 5 âm đ−ợc chồng lên nhau theo quãng ba. Ví dụ : Ngoμi các hợp âm ba, hợp âm bảy, hợp âm chín, còn các hợp âm khác nh− hợp âm 11, hợp âm 13. 113
  24. Đ6. phân loại hợp âm, kí hiệu nâng cao hoặc hạ thấp các bậc của hợp âm 6.1. Phân loại hợp âm − Hợp âm thuận : Lμ hợp âm tạo cho ng−ời nghe cảm giác hμi hoμ, thuận tai, ổn định. Hợp âm thuận có hợp âm ba tr−ởng vμ hợp âm ba thứ vì chúng đ−ợc hình thμnh từ các quãng thuận (3 tr−ởng, 3 thứ vμ 5 đúng). − Hợp âm nghịch : Lμ hợp âm tạo cho ng−ời nghe cảm giác không ổn định, nghịch tai, đòi hỏi giải quyết về hợp âm thuận. Hợp âm nghịch gồm các hợp âm ba tăng, ba giảm, hợp âm 7, hợp âm 9, hợp âm 11 6.2. Kí hiệu nâng cao hoặc hạ thấp các bậc của hợp âm Muốn nâng cao (nửa cung) hoặc hạ thấp (nửa cung) các bậc cơ bản của hợp âm, phải dùng dấu + hoặc dấu − tr−ớc số chỉ bậc. Ví dụ : 6.3. Các âm ngoài hợp âm Âm ngoμi hợp âm lμ âm nằm trên giai điệu nh−ng không có trong thμnh phần của hợp âm đệm cho giai điệu đó. Các âm ngoμi hợp âm thuộc hệ thống Diatonic hoặc Cromatic. Các dạng âm ngoμi hợp âm chủ yếu : − Âm l−ớt : Lμ âm ngoμi hợp âm nằm ở phách yếu hay phần yếu của phách. Âm l−ớt nối liền bậc đi lên hay đi xuống giữa hai âm khác tên của một hợp âm hay của hai hợp âm khác nhau. Ví dụ âm l−ớt Diatonic : Ví dụ âm l−ớt Cromatic : Hoặc 114
  25. − Âm thêu : Âm thêu lμ âm ngoμi hợp âm nằm ở phách yếu hoặc phần yếu của phách. Nó đứng giữa hai âm cùng tên của một hợp âm hay hai hợp âm khác nhau. Âm thêu có thể ở cao hơn hay thấp hơn hai âm của hợp âm một quãng 2 tr−ởng hoặc 2 thứ. Ví dụ âm thêu Diatonic : Ví dụ âm thêu Cromatic : − Âm thoát : Âm thoát lμ âm thêu ở trên nh−ng sau đó đi xuống một quãng ba. Ví dụ : Hoặc − Âm sớm : Âm sớm lμ âm của hợp âm sau nh−ng lại xuất hiện sớm hơn ở phách yếu của nhịp tr−ớc hay phần yếu của phách tr−ớc. Nó lμm hợp âm sau đ−ợc nhấn mạnh hơn. Ví dụ : − Âm muộn : Lμ âm ngoμi hợp âm nằm ở phách mạnh hoặc phần mạnh của phách. Âm muộn lμ âm của hợp âm tr−ớc đ−ợc kéo dμi sang hợp âm sau, đẩy âm chính của hợp âm sau sang phách yếu. Ví dụ : 115
  26. Đ7. các loại Kết, đặt hợp âm cho ca khúc 7.1. Các loại kết Kết lμ vòng hoμ thanh có cấu trúc riêng biệt dùng để kết thúc một phần hoặc toμn bộ tác phẩm âm nhạc. Trong âm nhạc có các loại kết sau : − Kết nửa : Lμ loại kết có hợp âm cuối lμ D hoặc S, kết nửa mang tính chất không ổn định. − Kết hẳn (kết trọn) : Lμ loại kết có hợp âm cuối lμ T, kết hẳn mang tính chất ổn định, kết thúc hoμn toμn. Đoạn nhạc có hai câu, thông th−ờng, câu 1 đ−ợc kết nửa, câu 2 đ−ợc kết hẳn. Kết hẳn lại gồm các loại : + Kết chính cách : Tr−ớc hợp âm chủ lμ hợp âm át (D − T). + Kết biến cách : Tr−ớc hợp âm chủ lμ hợp âm hạ át (S − T). + Kết đầy đủ : Tr−ớc hợp âm chủ lμ hợp âm hạ át vμ hợp âm át (S − D − T). 7.2. Đặt hợp âm cho ca khúc Đối với ca khúc, không cần đặt hợp âm theo từng nốt nhạc của giai điệu, cách đó chỉ thích hợp với việc phối âm cho bμi hợp x−ớng bốn bè. Ca khúc không thể lμm nh− vậy vì nh− thế vừa r−ờm rμ vμ khó thực hiện, tay bấm hợp âm không thể chuyển kịp từng nốt. Đệm cho ca khúc chỉ đặt hợp âm cho từng nhịp, với những nhịp có tính chất giống nhau thì cũng chỉ cần dùng một hợp âm. Một số nguyên tắc đặt hợp âm cho ca khúc : − Cần xác định giọng điệu của bản nhạc vμ những hợp âm chính, hợp âm phụ đệm cho bản nhạc. − Hợp âm th−ờng đặt vμo phách mạnh hoặc phách mạnh vừa. 116
  27. − Hợp âm cần đặt vμo nốt nhạc ngân dμi. − Các hợp âm cần chuyển động linh hoạt, tạo nên sự đa dạng mμu sắc. − Nốt nhạc nằm ở phách mạnh đôi khi lμ nốt ngoμi hợp âm. − Hợp âm cần tôn vẻ đẹp của giai điệu, phù hợp với tính chất âm nhạc vμ cảm nhận tai nghe. Tham khảo cách đặt hợp âm qua ví dụ sau. Tình yêu mμu xanh Andre Popp Câu hỏi vμ bμi tập a) Câu hỏi 1. Trình bμy khái niệm về hợp âm ? 2. Thế nμo lμ hợp âm ba ? Tên các loại hợp âm ba ? 3. Trình bμy cấu trúc từng loại hợp âm ba. Trong các hợp âm nμy hợp âm nμo lμ hợp âm thuận vμ hợp âm nμo lμ hợp âm nghịch ? Vì sao ? 4. Các âm của hợp âm ba đ−ợc gọi nh− thế nμo ? 5. Thế nμo lμ thể cơ bản (thể gốc) của hợp âm ? Ngoμi thể gốc hợp âm còn có những thể nμo ? 6. Hợp âm ba có mấy thể đảo ? Các thể đảo đ−ợc hình thμnh nh− thế nμo ? Tên gọi vμ kí hiệu của chúng ? 7. Hợp âm ba xây dựng trên các bậc nμo của điệu thức thì gọi lμ hợp âm chính ? Trình bμy kí hiệu của các hợp âm chính ? 8. Các hợp âm chính có ý nghĩa nh− thế nμo trong điệu thức ? 9. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng tr−ởng tự nhiên ? 10. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng thứ tự nhiên ? 11. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng tr−ởng hoμ thanh ? 117
  28. 12. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng thứ hoμ thanh ? 13. Cách gọi tên vμ kí hiệu của các hợp âm phụ ? 14. Thế nμo lμ hợp âm bảy ? 15. Thế nμo lμ các âm ngoμi hợp âm ? Có các dạng âm ngoμi hợp âm nμo ? b) Bμi tập viết 1. Xây dựng hợp âm ba tr−ởng, ba thứ, ba tăng, ba giảm trên các âm Rê1, Fa1, La1. 2. Xây dựng hợp âm bảy át trên các âm Mi1, Sol1, Si1. 3. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô tr−ởng 2 (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các hợp âm C, F, G7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 4. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng La thứ (8 3 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các hợp âm Am, Dm, C, F, G, E7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 5. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Son tr−ởng 4 (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các hợp âm G, Em, Am, D7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 6. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Mi thứ (8 3 nhịp), số chỉ nhịp 8 . Dùng các hợp âm Em, Am, C, G, B7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 7. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Fa tr−ởng 6 (8 nhịp), số chỉ nhịp 8 . Dùng các hợp âm F, Bb, Gm, Dm, C7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 8. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Rê thứ (8 2 nhịp), số chỉ nhịp 2 . Dùng các hợp âm Dm, F, Gm, Bb, A7 đặt vμo những chỗ thích hợp. 9. Dùng các hợp âm C, F, G7, Dm, Am, E7 để đệm cho giai điệu sau. 118
  29. Đổi bạn nhảy Patti Page 10. Đặt hợp âm cho bμi hát sau : Cô giáo Đỗ Mạnh th−ờng Nhạc : Nhịp vừa − Tình cảm Lời : Thơ Nguyễn Hữu T−ởng 119
  30. 11. Đặt hợp âm cho bμi hát sau : Mùa hè −ớc mong T−ơi vui − Náo nức Nhạc vμ lời : Hoàng Long−Hoàng Lân 120
  31. 12. Đặt hợp âm cho bμi hát sau : Tr−ờng lμng tôi phạm trọng cầu Nhịp nhμng Nhạc vμ lời : 121
  32. c) Bμi tập trên đμn 1. Đμn hợp âm ba tr−ởng, ba thứ trên các âm gốc lμ Rê1, Fa1, La1. 2. Đμn hợp âm bảy át trên các âm gốc lμ Mi1, Sol1, Si1. H−ớng dẫn tự học H−ớng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Trình bμy khái niệm về hợp âm ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 1.1. Câu 2. Thế nμo lμ hợp âm ba ? Tên các loại hợp âm ba ? Hợp âm ba gồm có ba âm xếp lên nhau theo quãng ba. 122
  33. Tên các loại hợp âm ba : ba tr−ởng, ba thứ, ba tăng, ba giảm. Câu 3. Trình bμy cấu trúc từng loại hợp âm ba. Trong các hợp âm nμy hợp âm nμo lμ hợp âm thuận vμ hợp âm nμo lμ hợp âm nghịch ? Vì sao ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 1.2. Câu 4. Các âm của hợp âm ba đ−ợc gọi nh− thế nμo ? Âm 1, âm 3 vμ âm 5. Câu 5. Thế nμo lμ thể cơ bản (thể gốc) của hợp âm ? Ngoμi thể gốc hợp âm còn có những thể nμo ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 1.3. Câu 6. Hợp âm ba có mấy thể đảo ? Các thể đảo đ−ợc hình thμnh nh− thế nμo ? Tên gọi vμ kí hiệu của chúng ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 1.3. Câu 7. Hợp âm ba xây dựng trên các bậc nμo của điệu thức thì gọi lμ hợp âm chính ? Trình bμy kí hiệu của các hợp âm chính ? Hợp âm ba xây dựng trên các bậc I, IV vμ V của điệu thức thì gọi lμ hợp âm chính. Hợp âm ba xây dựng trên bậc I lμ T, xây dựng trên bậc IV lμ S, xây dựng trên bậc V lμ D. Câu 8. Các hợp âm chính có ý nghĩa nh− thế nμo trong điệu thức ? Các hợp âm nμy thể hiện rõ tính chất của điệu thức, chứa đầy đủ các âm trong điệu thức. Câu 9. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng tr−ởng tự nhiên ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 2.1. Câu 10. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng thứ tự nhiên ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 2.2. Câu 11. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng tr−ởng hoμ thanh ? Bậc I : hợp âm ba tr−ởng. − Bậc IV : hợp âm ba thứ. − Bậc V : hợp âm ba tr−ởng. Câu 12. Giới thiệu các hợp âm chính của giọng thứ hoμ thanh ? − Bậc I : hợp âm ba thứ. − Bậc IV : hợp âm ba thứ. − Bậc V : hợp âm ba tr−ởng. Câu 13. Cách gọi tên vμ kí hiệu của các hợp âm phụ ? 123
  34. Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 3.1 vμ 3.2. Câu 14. Thế nμo lμ hợp âm bảy ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 4.1. Câu 15. Thế nμo lμ các âm ngoμi hợp âm ? Có các dạng âm ngoμi hợp âm nμo ? Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc vμ tóm tắt những ý chính ở mục 6.3. H−ớng dẫn lμm bμi tập viết Bμi tập 1. Xây dựng hợp âm ba tr−ởng, ba thứ, ba tăng, ba giảm trên các âm Rê1, Fa1, La1. − Hợp âm Rê tr−ởng : cần viết âm gốc lμ âm Rê1 sau đó xác định âm 3 vμ âm 5 phù hợp với yêu cầu của bμi tập (Rê − Fa thăng − La). − Tiến hμnh t−ơng tự với các hợp âm còn lại. Bμi tập 3. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô 2 tr−ởng (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các hợp âm C, F, G7 đặt vμo những chỗ thích hợp. − Mục tiêu của bμi tập nμy không phải để viết đ−ợc những giai điệu hay, mμ ng−ời học cần thể hiện đúng những yêu cầu của bμi tập. − Đoạn nhạc viết ở giọng Đô tr−ởng không viết hoá biểu. − Cần xác định tr−ớc các hợp âm sẽ đặt cho nhịp nμo. Ví dụ hợp âm C đặt cho nhịp 1, 2 ; hợp âm F đặt cho nhịp 3, 4 ; hợp âm G7 đặt cho nhịp 5, 6 ; hợp âm C đặt cho nhịp 7, 8. − Sau khi xác định đ−ợc vị trí của hợp âm, những nhịp đó cần sử dụng nhiều âm nằm trong hợp âm. Ví dụ nhịp 3, 4 sử dụng nhiều âm Fa, La ; nhịp 5, 6 sử dụng nhiều âm Sol, Si. − Âm kết thúc bản nhạc lμ âm Đô. Thực hiện một số bμi tập tiếp theo t−ơng tự. H−ớng dẫn thực hμnh bμi tập trên đμn Bμi tập 1. Đμn hợp âm ba tr−ởng, ba thứ trên các âm gốc lμ Rê1, Fa1, La1. − Xác định các âm trong hợp âm. Ví dụ hợp âm Rê tr−ởng gồm 3 âm Rê − Fa thăng − La. − Đμn lần l−ợt từng âm, kết hợp đọc tên từng âm. − Đμn đồng thời 3 âm. Thực hiện các hợp âm tiếp theo t−ơng tự. 124
  35. Ch−ơng VII Giai điệu vμ sắc thái âm nhạc Mục tiêu Cung cấp cho ng−ời học những kiến thức : Giai điệu và sắc thái. Kí hiệu diễn tả c−ờng độ. Âm tô điểm. Kí hiệu một số thủ pháp biểu diễn. Đ1. Giai điệu vμ sắc thái 1.1. Giai điệu Sự kết hợp những thuộc tính của âm thanh nh− cao độ, tr−ờng độ, c−ờng độ vμ âm sắc tạo nên giai điệu, tiết tấu vμ hoμ âm. Đó lμ ba yếu tố cơ bản của hầu hết các tác phẩm âm nhạc. − Giai điệu : Lμ sự nối tiếp các âm dựa trên cơ sở của giọng điệu, tiết nhịp, tiết tấu. − Tiết tấu : Tiết tấu lμ t−ơng quan tr−ờng độ của các âm thanh nối tiếp nhau. − Hoμ âm : Lμ việc sử dụng các hợp âm để bổ sung, kết hợp với các đ−ờng nét của giai điệu. Giai điệu trong tác phẩm âm nhạc luôn chuyển động theo các chiều đi lên, đi xuống, đi ngang, l−ợn sóng. Khi giai điệu lên tới điểm lên cao nhất, điểm đó đ−ợc gọi lμ cao trμo của tác phẩm. Trong âm nhạc còn có những tiết tấu đặc tr−ng, hình thμnh từ các điệu nhảy trong âm nhạc dân gian vμ nhạc nhẹ, gọi lμ tiết điệu (Rhythm hoặc Styles). Tiết điệu th−ờng đ−ợc ghi ở đầu bản nhạc cùng với nhịp độ. Một số tiết điệu đặc tr−ng : − Nhịp 2 : Pop (Beat 2 ), Country, Two Step, Polka, Foxtrot 4 4 − Nhịp 3 : Waltz, Slow Waltz, Musette, Jazz Waltz 4 125
  36. − Nhịp 4 : Pop (Beat 4 ), Disco, March, Cha Cha Cha, Rhumba, Tango, Twist, 4 4 Swing, Samba, Reggae − Nhịp 6 : Slow Rock, Modern 6 8 8 1.2. Sắc thái Sắc thái lμ sự diễn tả tính chất, đặc điểm, cảm xúc của tác phẩm âm nhạc. Mỗi tác phẩm âm nhạc đều chứa đựng những giai điệu, nội dung vμ sắc thái riêng biệt. Sắc thái lμ điều không thể thiếu trong nghệ thuật âm nhạc. T−ơng tự cách ghi nhịp độ, tiếng Italia lμ ngôn ngữ phổ biến để ghi sắc thái âm nhạc. Tiếng Italia ý nghĩa tiếng Việt affettusso Thân mật Agitato Xao xuyến Amabile Dễ th−ơng Amoroso Tình tứ Brioso Hùng hồn Cantabile Du d−ơng Con anima Có hồn Con dolore Đau đớn Con dolocatzza Thanh nhã Con expressimo Tình cảm Con fuoco Nhiệt tình Con moto Thêm linh hoạt Con spirito Có tinh thần Delicato Tế nhị Disparato Tuyệt vọng Dolce Êm ái Dolcissimo Rất êm ái Doloroso Đau khổ Dramatico Bi ai Energico C−ơng quyết Expressivo Diễn cảm Furioso Giận dữ Grazioso Duyên dáng Malinconico Sầu não Maestoso Uy nghiêm Mesto Buồn Mosso Nhộn nhịp 126
  37. Tiếng Italia ý nghĩa tiếng Việt Religioso Thành kính Risoluto Quả quyết Scherzando Hơi vui nhộn Scherrzo Vui nhộn Tempo giusto Đứng đắn Đ2. kí hiệu diễn tả c−ờng độ C−ờng độ hay độ mạnh nhẹ của âm nhạc có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Ng−ợc lại, nội dung tác phẩm âm nhạc sẽ quyết định mức độ mạnh nhẹ trong tác phẩm đó. Ví dụ, những bμi hát ru th−ờng đ−ợc biểu diễn bằng c−ờng độ nhỏ, nhẹ vμ êm ái. Ng−ợc lại, những bản hμnh khúc mang tính chất chiến đấu th−ờng ở c−ờng độ mạnh mẽ, huy hoμng Trong tác phẩm âm nhạc, sự thay đổi c−ờng độ diễn ra rất tinh tế. Có hai cách diễn tả c−ờng độ lμ c−ờng độ cố định vμ c−ờng độ thay đổi. 2.1. C−ờng độ cố định C−ờng độ cố định đ−ợc viết bằng các kí hiệu : Viết ý nghĩa ppp Cực nhỏ pp (Pianissimo) Rất nhỏ p (Piano) Nhỏ mp (Mezzo piano) Hơi nhỏ mf (Mezzo forte) Hơi to f (Forte) Mạnh ff (Fortissimo) Rất mạnh fff Cực mạnh 2.2. C−ờng độ thay đổi C−ờng độ thay đổi đ−ợc viết bằng các kí hiệu : Viết ý nghĩa sf (Sforzando) Mạnh đột ngột cresc (Crescendo) hoặc dấu Mạnh lên 127
  38. poco cresc (Poco a poco crescendo) Mạnh dần lên dim (Diminuendo) hoặc dấu Nhỏ lại poco dim (Poco a poco diminuendo) Nhỏ dần lại più f (Più forte) Mạnh hơn meno f (Meno forte) Bớt mạnh Tham khảo ví dụ sau về cách ghi c−ờng độ : Bμi tập số 8 (Trích trong Album cho thiếu nhi) Đ3. âm tô điểm 3.1. Khái niệm về âm tô điểm Trong tác phẩm âm nhạc, các âm tô điểm đ−ợc ghi bằng những nốt nhỏ. Âm tô điểm lμ những âm hoặc nhóm âm bổ sung, tô điểm cho các âm chính của giai điệu. Tr−ờng độ của các âm tô điểm đ−ợc tính vμo độ dμi của âm đứng tr−ớc hoặc đứng sau mμ nó tô điểm. Do đó tr−ờng độ của các âm tô điểm không nằm trong tổng số phách của ô nhịp. 128
  39. 3.2. Âm dựa (còn gọi là âm luyến láy) Âm dựa (còn gọi lμ nốt hoa mĩ hoặc âm luyến láy) có hai dạng lμ âm dựa ngắn vμ âm dựa dμi. − Âm dựa ngắn : gồm một hoặc vμi âm đ−ợc biểu diễn rất nhanh, gọn. Các âm dựa nμy có thể đứng tr−ớc hoặc sau âm chính. Âm dựa ngắn có một âm đ−ợc kí hiệu bằng một nốt móc đơn nhỏ có vạch chéo . Âm dựa gồm hai, ba âm đ−ợc kí hiệu bằng những nốt móc kép nhỏ . − Âm dựa dμi : lμ âm tô điểm có tr−ờng độ bằng nửa tr−ờng độ của âm chính. Tr−ờng độ của âm nμy đ−ợc tính vμo tr−ờng độ của âm chính đứng sau nó. Kí hiệu âm dựa dμi lμ một nốt móc đơn nhỏ không có gạch chéo . Ví dụ : Một mùa xuân nho nhỏ (Trích) Nhạc : Trần Hoàn Vừa phải Lời : Thơ Thanh Hải 3.3. Âm vỗ Âm vỗ đ−ợc cấu tạo từ âm thêu với âm chính của giai điệu. Âm thêu lμ âm liền kề cách âm chính quãng 2 (tr−ởng hoặc thứ) ở trên hay ở d−ới. Âm vỗ bao gồm ba âm : Âm chính − Âm thêu − Âm chính. Khi viết dấu : âm thêu cao hơn âm chính quãng 2. Ví dụ : 129
  40. Khi viết dấu : âm thêu thấp hơn âm chính quãng 2. Ví dụ : 3.4. Láy chùm Láy chùm đ−ợc ghi bằng kí hiệu ( ), viết trên một nốt nhạc hoặc giữa hai nốt. Cách thực hiện tuỳ vμo chỗ đặt dấu. Ví dụ : Hoặc : 3.5. Lấy rền Láy rền đ−ợc ghi bằng kí hiệu (tr. . . . . . . . . . . . . . . . . hoặc tr), viết trên nốt nhạc. Có ba cách thực hiện láy rền : − Bắt đầu từ âm thêu trên. Ví dụ : −Bắt đầu từ âm thêu d−ới. Ví dụ : −Bắt đầu từ âm chính. Ví dụ : 130
  41. Đ4. kí hiệu một số thủ pháp biểu diễn 4.1. Dấu nhấn Dấu nhấn đ−ợc ghi bằng kí hiệu (>), dùng nhấn mạnh vμo âm thanh của giai điệu hoặc hợp âm. Ví dụ : Lên đμng (Trích) L−u Hữu Ph−ớc Nhịp đi Nhạc : Lời : Huỳnh Văn Tiểng − L−u Hữu Ph−ớc 4.2. Dấu Legato Dấu Legato đ−ợc ghi bằng kí hiệu : hoặc . Dấu Legato lμ cách biểu diễn sao cho âm thanh đ−ợc hoμ quyện, liền tiếng, mềm mại, không bị ngắt rời. Ví dụ trong nhạc không lời : Giai điệu (Trích) Su−man 131
  42. Trong ca khúc, dấu Legato còn đ−ợc gọi lμ dấu luyến. Ví dụ : Biết ơn Võ Thị Sáu (Trích) Nguyễn Đức Toàn Vừa phải Nhạc vμ lời : 4.3. Dấu Staccato Dấu Staccato đ−ợc ghi bằng dấu chấm đặt trên hoặc d−ới nốt nhạc, lμ cách biểu diễn ngắt gọn âm thanh của giai điệu hoặc hợp âm (xem trong bμi Lên đμng). 4.4. Dấu Portamento Dấu Portamento hoặc Glissendo đ−ợc ghi bằng kí hiệu ( hoặc ), lμ cách l−ớt theo gam Cromatic (đμn piano lμ gam Diatonic) đi lên hoặc đi xuống, tạo thμnh chuỗi âm liền bậc giữa hai âm cách nhau một quãng rộng. Ví dụ giai điệu viết cho đμn violon cell : 4.5. Dấu Arpegiato Dấu Arpegiato đ−ợc viết theo hình lμn sóng, đặt dọc phía tr−ớc hợp âm, lμ cách biểu diễn các nốt trong hợp âm rời ra, từ d−ới lên trên nối tiếp nhau với tốc độ nhanh. Ví dụ : 132
  43. Trμ hoa nữ (Trích) Câu hỏi vμ bμi tập a) Câu hỏi 1. Giai điệu lμ gì ? 2. Sắc thái lμ gì ? 3. Kể tên các cách diễn tả c−ờng độ ? 4. Thế nμo lμ âm tô điểm ? b) Bμi tập viết 1. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô tr−ởng 2 (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các kí hiệu diễn tả c−ờng độ, âm tô điểm viết vμo những chỗ thích hợp. 2. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng La thứ (8 3 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các kí hiệu diễn tả sắc thái, c−ờng độ, âm tô điểm viết vμo những chỗ thích hợp. c) Bμi tập trên đμn Thực hiện trên đμn piano hoặc đμn phím điện tử giai điệu sau : 133
  44. Valse Favorite Allegro G H−ớng dẫn tự học H−ớng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Giai điệu lμ gì ? Lμ sự nối tiếp các âm dựa trên cơ sở của giọng điệu, tiết nhịp, tiết tấu. Câu 2. Sắc thái lμ gì ? Sắc thái lμ sự diễn tả tính chất, đặc điểm, cảm xúc của tác phẩm âm nhạc. Câu 3. Kể tên các cách diễn tả c−ờng độ ? Có hai cách diễn tả c−ờng độ lμ c−ờng độ cố định vμ c−ờng độ thay đổi. Câu 4. Thế nμo lμ âm tô điểm ? − Để trả lời câu hỏi nμy, cần đọc giáo trình ở mục 3.1. H−ớng dẫn lμm bμi tập viết Bμi tập 1. Sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn nhạc ở giọng Đô 2 tr−ởng (8 nhịp), số chỉ nhịp 4 . Dùng các kí hiệu diễn tả c−ờng độ, âm tô điểm viết vμo những chỗ thích hợp. − Mục tiêu của bμi tập nμy không phải để viết đ−ợc giai điệu hay, mμ ng−ời học cần thực hiện đúng những yêu cầu của bμi tập. − Đoạn nhạc viết ở giọng Đô tr−ởng không viết hoá biểu. − Chỉ cần dùng 1−2 kí hiệu diễn tả c−ờng độ, dùng 1−2 âm tô điểm. − Âm kết thúc bản nhạc lμ âm Đô. Thực hiện bμi tập 2 t−ơng tự. H−ớng dẫn thực hμnh bμi tập trên đμn Thực hiện trên đμn piano hoặc đμn phím điện tử đoạn trích của bản Valse Favorite : − Đμn chậm từng âm kết hợp đọc tên nốt nhạc. − Sắp xếp ngón tay hợp lí. 3 − Thể hiện rõ phách mạnh vμ phách nhẹ của nhịp 4 . − Luyện giai điệu cho thuần thục để thể hiện đúng tính chất Legato. 134
  45. thuật ngữ âm nhạc Viết ý nghĩa tiếng Việt A cappella Hợp x−ớng không nhạc đệm Accolade (Pháp) Dấu liên kết các khuông nhạc Accord Hợp âm Alto Giọng nữ trầm Barrcaroll Bài hát của ng−ời chèo thuyền Basse Giọng nam trầm Cadenza Khúc ứng tác Canon Hát đuổi Coda Kết Divisi Chia bè Dominante Âm át Dynamic C−ờng độ Fuga Phức điệu Legato Luyến Marcato Nhấn March Hành khúc Melody Giai điệu Music Âm nhạc Nocturne Dạ khúc Non legato Không luyến Nuance Sắc thái Opus Công trình, sáng tác Ouverture Khúc dạo đầu Polonaise Điệu nhảy Ba Lan Requiem Khúc cầu hồn Romance Lãng mạn Soprano Giọng nữ cao Sousdominante Âm hạ át Tempo Tốc độ Tenor Giọng nam cao Tone Âm sắc, âm thanh Tonique Âm chủ Transpose Dịch giọng Tutti Tất cả nhạc cụ Vibrato Rung Voice Tiếng, âm sắc 135
  46. tμi liệu tham khảo 1. V.A. Vakhrameev, Lí thuyết âm nhạc cơ bản, NXB Âm nhạc, 1993. 2. Spasobine, Lý thuyết âm nhạc, NXB Âm nhạc. 3. Spasobine − Doubovski − EBceev, Sokolov, Sách giáo khoa hoμ thanh, NXB Âm nhạc, 1966. 4. Chiulin, Privano,Sách giáo khoa hoμ thanh, Nhạc viện Thμnh phố HCM, 1987. 5. Eric Taylor, The AB Guide to Music Theory, The Associatet Board of the Royal School of Misic. 6. Walter Piston, Harmony − London Victor Gollancz LTD 1989. 7. Harvard Dictionary of Misic, The Belknap Press of Harvard Univesity Press. 8. Phạm Tú H−ơng− Vũ Nhật Thăng, Sách giáo khoa hoμ thanh, NXB Âm nhạc, 1993. 9. Phạm Tú H−ơng, Lí thuyết âm nhạc cơ bản, NXB Đại học S− phạm, 2004. 10. Phạm Minh Khang, Sách giáo khoa hoμ thanh, Nhạc viện Hμ Nội, 2001. 11. Vũ Tự Lân− Lê Thế Hμo, Ph−ơng pháp hát vμ chỉ huy dμn dựng hát tập thể, NXB Giáo dục, 1998. 12. Đỗ Hải Lễ, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Tr−ờng Cao đẳng S− phạm Nhạc Hoạ Trung −ơng, 2003. 13. Hoμng Long− Hoμng Lân, Tuyển tập âm nhạc tuổi thơ, NXB Giáo dục, 2003. 14. Hoμng Long (chủ biên phần Âm nhạc), Nghệ thuật 1, 2, 3, NXB Giáo dục, 2002, 2003, 2004. 15. Hoμng Long (chủ biên), Âm nhạc 4, 5, 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. 16. Trịnh Công Sơn, Tuyển tập những bμi ca không năm tháng, NXB Âm nhạc, 1995. 17. Trịnh Tuấn, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Tr−ờng Cao đẳng S− phạm Nhạc Hoạ Trung −ơng, 1986. 18. Hoμng Văn Yến, Trẻ mầm non ca hát, NXB Giáo dục, 2002. 19. Nhiều tác giả, 50 bμi hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20, Đặc san báo Thiếu niên Tiền phong, 2000. 20. Nhiều tác giả, Ca khúc thiếu nhi 1945− 2000, NXB Âm nhạc, 2002. 136
  47. Chịu trách nhiệm nội dung : Giám đốc Trung tâm Đμo tạo từ xa − Đại học Huế TS. Nguyễn Văn hòa Biên tập: tổ công nghệ thông tin Phòng khảo thí đảm bảo chất l−ợng giáo dục Đơn vị phát hμnh : Trung tâm đμo tạo từ xa − Đại học huế Giáo trình Âm nhạc − Tập một : lí thuyết âm nhạc Mã số : DCK01B6 In bản, khổ 16 x 24cm, tại Số xuất bản : 155 − 2006/CXB/74 − 250/GD In xong và nội l−u chiểu tháng 8 năm 2006. 137