Văn học phương Tây 1

pdf 155 trang phuongnguyen 6910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học phương Tây 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoc_phuong_tay_1.pdf

Nội dung text: Văn học phương Tây 1

  1. VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
  2. VHPT1/P.H.N 1 LỜI GIỚI THIỆU VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY 1 Trước đây tên gọi của bộ môn này là “Văn học Tây Âu”, về sau bổ sung văn học Mỹ thế kỉ 19 nên đổi thành “Văn học Phương Tây” hoặc Văn học Âu-Mỹ. Bởi vì văn học Mỹ thế kỉ 19 chịu ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc và phát triển cùng nhịp độ với văn học khu vực Tây Âu nên được ghép chung. Tuy rằng hai lục địa cách xa nhau cả một Đại tây dương nhưng sự giao thông liên lạc bằng tàu biển khá thuận lợi. Nhờ đó, việc lưu hành tác phẩm văn học của hai châu lục đựơc thông thương. Mặt khác, tác phẩm văn chương ở Bắc Mỹ thường đựơc đưa về các nhà xuất bản ở Tây Âu - đây là sự thử thách kiểm tra chất lượng sáng tạo của nhà văn Mỹ. Tác phẩm được giới văn học Tây Âu thừa nhận thì mới có giá trị (điều này sẽ được khắc phục ở thế kỉ 20 khi giới văn học Mỹ đã đủ tự tin để đánh giá thẩm định tác phẩm tại chỗ. Đồng thời văn học Mỹ bắt đấu thoát ra khỏi ảnh hưởng cái nôi Tây Âu để làm nên một nền văn học mang đậm tính dân tộc Mỹ. Riêng khu vực văn học Mỹ Latin chúng tôi trình bày nghiên cứu trong một chuyên đề riêng). Khi biên soạn, chúng tôi cố gắng đưa ngay tác phẩm hoặc trích tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, sau đó phân tích hoặc gợi ý phân tích, giảm nhẹ lí luận kinh điển, giúp sinh viên tiếp thu nhanh. Văn học Phương Tây được chia thành 03 học phần: 1. Văn học Phương Tây 1 gồm Văn học Hi Lạp cổ đại, văn học Phục Hưng, văn học Cổ điển thế kỉ 17 và Văn học Ánh Sáng thế kỉ 18. 2. Văn học Phương Tây 2 gồm Văn học Tây Âu và Mỹ thế kỉ 19. 3. Văn học Phương Tây 3 gồm Văn học Tây Âu và Mỹ thế kỉ 20. (Có thể tách hẳn văn học Mỹ thành một chương trình riêng). Tư duy sáng tạo trong văn học Phương Tây rất logic, chặt chẽ, ảnh hưởng của triết học rất đậm nét. Sinh viên sẽ được tiếp nhận một phong cách văn chương giàu lí trí khác hẳn với văn chương phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam. Tài liệu sẽ hướng dẫn sinh viên bước đầu nắm vững chương trình đầu tiên của những nền Phương Tây. Tài liệu này được soạn theo hướng tinh giản cơ bản vững chắc, nhằm khắc sâu kiến thức cho sinh viên với thời lượng 45 tiết. Muốn nắm đầy đủ chương trình, sinh viên còn phải đọc những chuyên luận và những công trình nghiên cứu khác. 
  3. VHPT1/P.H.N 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời giớI thiệu 1 Mục lục 2 PHẦN I - VĂN HỌC HY LẠP LA MÃ CỔ ĐẠI 3 CHƯƠNG I - Khái quát về nền văn hóa cổ đại Hi Lạp CHƯƠNG II - Thần thoại 7 CHƯƠNG III - Sử thi Homer 1. Vấn đề Homer và thời đại Homer 20 2 . Illiade 3 . Odyssee 28 4 . Tác phẩm Eneide của Virgile nhà thơ La Mã CHƯƠNG IV - Bi kịch Hi Lạp . 32 Ba tác giả và ba vở kịch tiêu biểu : Eschyle và Promethe bị xiềng, Sophocle và Eudip làm vua, Euripide và Medee . 42 BÀI ĐỌC THÊM : Đêm trước Phục Hưng – đêm có trăng sao . Giới thiệu một số thành tựu văn hoá và văn học trung cổ Tây Âu 47 Câu hỏi ôn tập 52 PHẦN II - VĂN HỌC PHỤC HƯNG Chương V - Khái quát 67 Chương VI - Văn học Ý Văn học Pháp 91 Văn học Tây ban nha Chương VII - Văn học Anh 97 Câu hỏi ôn tập 101 PHẦN III - VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHƯƠNG VIII - Khái quát 121 CHƯƠNG IX - Ngụ ngôn của La Fontaine CHƯƠNG X - Bi kịch của Corneille và Racine 122 CHƯƠNG XI - Hài kịch của Moliere KẾT LUẬN - Những cống hiến và hạn chế của chủ nghĩa cổ điển . 123 -148 Câu hỏi ôn tập PHẦN IV - VĂN HỌC ÁNH SÁNG thế kỷ XVIII Diderot Voltaire Daniel Defoe W.Goeth TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
  4. VHPT1/P.H.N 3 PHẦN I VĂN HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ NỀN VĂN HÓA CỔ ĐẠI HI LẠP Văn học cổ đại Hi Lạp từ lâu đã trở thành một giá trị quý giá phổ biến của toàn nhân loại . Hiếm có một thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn tái sinh, thường xuyên có mặt trong đời sống thường ngày suốt từ đò đến nay như thần thoại HL. Ngay từ thời cổ đại, thần thoại Hi Lạp đã “hóa thân” thành thần thoại La Mã, lại còn làm nền tảng và cảm hứng cho sử thi, bi kịch và nghệ thuật tạo hình. Do công “tái chế biến» của văn hóa La Mã, ngày nay các nhân vật thần thoại Hi Lạp tồn tại với hai tên gọi khác nhau. Văn học La Mã cũng có sáng tạo góp thêm một số sự tích, truyền thuyết. Thần thoại là nền tảng đầu tiên của nền văn học cổ đại Hi Lạp . Sử thi (anh hùng ca) là thể loại rực rỡ một đi không trở lại nhưng tấm gương của nó còn soi sáng mãi đến ngày nay . Bi kịch cổ đại là cơ sở mẫu mực sẽ tiếp tục góp phần xây dựng kịch châu Âu suốt từ thời đại Phục Hưng trở về sau . Trong văn chương, trên báo chí người ta sử dụng một cách phổ biến tự nhiên những thành ngữ, điển tích, hình ảnh rút ra từ văn học cổ Hi Lạp đến mức như ngôn ngữ thông thường. Chẳng hạn “con ngựa thành Troie”, “quả táo bất hòa”, “vòng nguyệt quế”, “gót chân Achill" . . . Ngành thiên văn học đặt tên các ngôi sao bằng tên các nhân vật thần thoại Hi Lạp như Neptune,Venus, Jupiter Ngành hàng hải đặt tên những con tàu, hòn đảo bằng tên nhân vật Hi Lạp. Nhiều đường phố, công viên, hàng hóa, tàu vũ trụ, vũ khí đặt theo tên nhân vật Hi Lạp. Trong ngôn ngữ của loài người, nhiều từ ngữ Hi Lạp được sử dụng, nhiều ám dụ, tỉ dụ có nguồn gốc từ văn học cổ Hi Lạp. Văn học Hi Lạp đã trở thành những kiến thức phổ thông, là phương tiện nhận thức hiểu biết những vấn đề phức tạp khác. Khi nghiên cứu các nền văn hóa phương Tây mà thiếu vốn hiểu biết về văn học cổ Hi Lạp thì quả là khó khăn. Trong giao tiếp hoặc khi diễn đạt tư tưởng, biết sử dụng những lối nói ấy làm cho tư tưởng mềm mại, có duyên, dễ được chấp nhận hơn (Thần thoại Hi Lạp,Tập I - Nguyễn Văn Khoả). Mẫu mực văn học cổ đại Hi Lạp và chủ nghĩa nhân văn Hi Lạp đã làm kinh ngạc bàng hoàng Tây Âu và đã góp phần thúc đẩy một phong trào văn hoá mệnh danh là Phục Hưng kéo dài gần ba thế kỉ, tiếp tục ảnh hưởng sâu đậm đến các thế kỉ sau nữa . Nền văn hóa và văn học cổ Hi Lạp giữ vị trí đặc biệt lớn lao và sâu sắc trong lịch sử phát triển nền văn minh tinh thần Tây Âu. Nó mở đường bằng triết học, thần thoại, sử thi, kịch, thơ, văn hùng biện, sử học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa và gây ảnh hưởng bao trùm xuyên suốt lịch sử nghệ thuật Tây Âu qua trung đại tới hiện đại . Karl Marx nhận xét: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp cổ đại và đế quốc La Mã thì không có châu Âu hiện đại” . Hi Lạp được coi là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại. Đó là nền văn minh đảo Cret - Misen chấm dứt thời tiền sử chuyển sang thời đại văn minh của nhân loại .
  5. VHPT1/P.H.N 4 Đảo Crete hòn đảo lớn nhất Hi Lạp có nền văn minh rực rỡ từ khoảng năm 2500 đến 1700 tr. C.N . Nền văn minh này tỏa rộng ảnh hưởng tới tận thành bang Misen nơi có văn minh từ năm 2000 - 1100 tr. C.N. Hai nền văn minh này chung đúc lại thành văn minh cổ đại Hi Lạp, kể từ năm 1000 Tr.C.N về sau phát triển rực rỡ huy hoàng chưa từng thấy . Đó là thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ - quân chủ chuyên chế theo kiểu Trung cận đông - Ai Cập (vua chúa, tầng lớp quí tộc quân sự nhiều đặc quyền đặc lợi và giới cầm đầu các công xã làng mạc) Người Dorien di cư vào bán đảo Hi Lạp, tàn phá văn hóa của người Akayen. Sau đó nền văn minh Misen tỏa rộng nơi đây đã nảy sinh các thiên tài Homer, Thales, Heracles Công cụ lao động bằng sắt, sản xuấ , thương mại phát triển mạnh quanh vùng biển Egiê . Chế độ tư hữu phát triển, phân hóa xã hội thành 5 giai cấp, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn . Giai cấp nô lệ chiếm đa số dân chúng, dần dần sự phản kháng gia tăng. Cuộc sống của họ phụ thuộc tuyệt đối vào giới chủ nô. Họ bị mua bán, ngược đãi tùy ý bọn chủ. Nền dân chủ Athens chỉ dành dân chủ cho công dân tự do . Những cuộc nội chiến, xen kẽ những cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Ba Tư xâm lược. Vua nước Macedoani (sau thuộc Nam Tư, nay lại tách ra thành Macedonia) là Alexandrer Đại đế xâm chiếm được Hi Lạp, mở rộng bờ cõi tới Ai Cập, tạo ra đế quốc Hi Lạp, chấm dứt thời kì cổ đại . Đặc điểm tích cực của xã hội Hi Lạp : Phong trào dân chủ tự do được xác lập từ rất sớm cùng với sự ra đời các thành bang. Những cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ thể chế dân chủ Athens . Ý thức tự cường dân tộc từ khi dựng nước và giữ nước của người Hi Lạp . Trong bối cảnh đó nảy sinh một nền nghệ thuật lớn lao, trước hết dễ nhận thấy nhất là thành tựu kiến trúc và điêu khắc tuyệt vời . Triết học cổ đại chứng tỏ con người Hi Lạp sớm suy tư về thế giới và nguồn gốc vạn vật một cách sâu sắc. Thiên văn, địa lí, toán học, y dược, sử học và sinh học cũng phát triển . Đặc biệt, mĩ học ra đời góp phần đúc kết và định hướng văn- nghệ phát triển, đẩy văn học nghệ thuật đạt tới đỉnh cao của nó Ba thời kì văn học cổ Hi Lạp: Từ khi có bút tích văn học đến khi Hi Lạp trở thành chư hầu, rồi nhập vào địa phận của La Mã, văn học Hi Lạp chia ra 3 thời kì lớn. 1.Thời kì thứ nhất (thời thượng cổ), bắt đầu từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến thế kỷ V trước công nguyên . 2.Thời kỳ cổ điển (còn gọi Atich) từ chiến tranh Ba Tư- Hi Lạp đến thế kỷ II tr. CN . 3.Thời kỳ chủ nghĩa Helen (hoặc Alexandre) từ thế kỷ III đến thế kỷ I tr.CN.
  6. VHPT1/P.H.N 5 Trước khi có văn học viết, trên đất nước «con cháu các vị thần » này đã có một nền văn chương thần thoại phong phú vào bậc nhất thế giới .Từ những chất liệu thần thoại đẹp đẽ giàu giá trị nhân văn, triết lý này, những ca sĩ dân gian đã sáng tác những bài ca bất tử về các vị thần, các anh hùng thành bang. . . Những bài ca ấy lạI được Homer kế thừa để sáng tạo nên hai thiên anh hùng ca (sử thi) vĩ đại Illiade và Odyssee . Sau Homer, nhiều nhà thơ sáng tác về các truyền thuyết thành Troie và thành Thebes, thơ giáo huấn của Hesiode nhưng ít có giá trị. Đặc biệt, Hesiode dùng thơ ca ngợi con ngườI lao động, những công việc đồng áng bình dị, nhọc nhằn và ý nghĩa cao quí duy trì cuộc sống của con người. Tác phẩm Công việc và tháng ngày là tập giáo huấn con ngườI tình yêu lao động, tôn trọng công lý và truyền đạt kinh nghiệm làm ruộng chăn nuôi, đi biển . . . Thơ trữ tình cũng phát triển vớI những tên tuổi Tiecte,Minermer, Ximonite, Pindare, Sapho Đó là những sáng tác thô sơ đầu tiên về tình yêu của con người . Pindare 20 tuổi đã nổi tiếng thơ, ngày nay còn bốn tập đoản ca, ca ngợi những dũng sĩ chiến thắng đại hội điền kinh ở đấu trường Olympiade, Denph, Isme, Memee. Thơ ông bày tỏ một tâm hồn cao thượng, niềm tự hào và ý chí thống nhất đất nước . Sapho là nữ thi sĩ duy nhất mừng danh vào khoảng cuối thế kỷ VII tr.CN. Người ta gọi bà là «hiện tượng kì diệu» của thi ca và «nữ thần thơ số 10» . Tình yêu là chủ đề chính của thơ bà : Với tôi, chàng sánh tựa thần linh Người ngồi bên em đấy, người tận hưởng giọng nói em êm ái và những niềm vui. Tiếng cười ai làm tan nát tim tôi, Và khiến môi tôi run rẩy . Vừa thoạt nhìn thấy mặt em Tôi tắt nghẹn lời lưỡi tôi khô trong miệng Một ngọn lửa âm thầm đốt dướI làn da Tai đâu còn nghe được nữa mắt tôi giờ đã mù loà Mình ướt đẫm mồ hôi Tôi run lên lẩy bẩy Và xanh hơn màu cỏ lá Tôi nghĩ rằng tôi sẽ từ giã cõi đờI “ Bi kịch ra đời là do sự kết hợp sử thi và thơ trữ tình, trực tiếp bắt nguồn từ lễ tế thần rượu nho Dionisote.Theo cuốn Poetic (thi pháp) của Aristote thì nhà viết kịch đầu tiên đưa ban
  7. VHPT1/P.H.N 6 đồng ca đi lưu diễn là Thespis với vở “Milet thất thủ". Ba nhà soạn kịch tiêu biểu cho ba giai đoạn là Eschille, Sophocle và Euripide. Hài kịch cũng phát triển với cảm hứng nảy sinh từ thể chế dân chủ, tiêu biểu là nhà viết kịch Aristophan. Truyện ngụ ngôn của Esop- tác giả 350 truyện ngắn ngụ ngôn đặc sắc. Nhờ tài sáng tác và kể chuyện, Esop vốn là một người nô lệ xấu xí đã được chủ nô giải phóng (lão chủ nô là triết gia Samien Latmonde). Ông lên đài danh vọng nhưng cuối cùng phải chọn cái chết bi thảm vì tài năng (bị bọn buôn thần bán thánh ở đền thờ Denph kết tội báng bổ thần linh phải chịu tử hình). Những truyện quen thuộc như: Con cáo và chùm nho, Con ve và cái kiến, Con chuột và sư tử » . Sử học với các tên tuổi Herodot, Thucidide, Senophon . Y học có thầy thuốc Hypocrat và 10 lời thề còn mãi đến hôm nay trong tất cả các trường y khoa trên thế giới. Triết học là thành tựu rực rỡ từ thế kỉ VI tr. C.N với nhiều triết gia lớn theo hai phái duy tâm và duy vật: Thales de Milet, một trong 7 người hiền Hi Lạp, ông là nhà bác học, triết gia, nhà toán học. Ông viết: “thế giới là do vật chất tạo thành”, ông đả phá mê tín và thần thánh. Heraclite khẳng định tư tưởng biện chứng «người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông". Empedocle và Democrite đề ra thuyết nguyên tố. Socrate bị buộc tội vô thần phải uống thuốc độc chết trong nhà tù, ông từng nói câu nổi tiếng: "tôi biết rằng tôi không biết gì hết”,"anh hãy tự biết lấy mình”. Thái độ hoài nghi tất cả chính là sự khẳng định trí tuệ con người . Platon phát triển triết học duy tâm đến mức cao nhất, học trò của ông là Aristote đã thâu tóm và tổng kết toàn bộ triết học và khoa học Hi Lạp thời bấy giờ. Mặc dù là “kẻ đi lầm đường”, Aristote vẫn là bộ bách khoa toàn thư của thời cổ đại Hi Lạp. Sau ông là Epiqure với thuyết duy vật nguyên tử lượng chống lại toàn bộ tôn giáo và mọi mê tín. Marx và Engels coi ông là “người duy nhất thời cổ đại muốn đem lại ánh sáng cho trí tuệ con người”. Năm 323 (tr C.N) cái chết bất ngờ của vua Alexandre Đại đế kéo theo sự sụp đổ của đế quốc Hi Lạp. Kế đó đế quốc La Mã lên ngôi bên kia bờ Địa Trung Hải làm lu mờ thiên tài Hi Lạp. Hi Lạp bị thôn tính trở thành một tỉnh của La Mã từ thế kỉ I tr. C.N Đến thế kỉ VI, đế quốc La Mã cũng sụp đổ, một nước Hi Lạp thiên chúa giáo ra đời . Từ đây ở Hi Lạp, văn học nghệ thuật cũng như văn hóa nói chung trở nên thấp kém, không nối tiếp và phát huy được truyền thống huy hoàng cổ đại nữa .
  8. VHPT1/P.H.N 7 CHƯƠNG II THẦN THOẠI HI LẠP Thần thoại Hi Lạp là một hệ thống các truyện kể phong phú đẹp đẽ xếp vào hàng những truyện hay nhất thế giới. Trước khi có chữ viết, người Hi Lạp đã sáng tác những câu chuyện kì diệu để gửi vào đó nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống và ước mơ và khát vọng. Đó là quá trình chinh phục thiên nhiên kéo dài vô cùng chậm chạp vì trình độ lao động còn thấp, công cụ lao động thô sơ. Trong truyện, người Hi Lạp lấy mình làm thước đo vũ trụ, dùng tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục nó cho thỏa nguyện vọng của mình . Tư tưởng của thần thoại (ý thức hệ) là “chủ nghĩa thần linh”. Mọi hiện tượng và vật thể đều được gán cho sức sống và sức mạnh thần bí . Mặt khác, thần thoại vẫn đậm màu sắc hiện thực và duy vật thô sơ . Thần thoại có tư duy cao về hình thức nghệ thuật và nội dung nhân văn, ý nghĩa triết lí. I - PHÂN LOẠI: Có thể chia hệ thống thần thoại Hi Lạp ra ba nhóm : Nhóm 1 : truyện về các gia hệ thần Nhóm 2 : truyện về các thành bang và vua chúa Nhóm 3 : truyện về các anh hùng, nghệ nhân, nghệ sĩ . NHÓM 1 : TRUYỆN VỀ CÁC GIA HỆ THẦN Phản ánh sự ra đời của các dòng họ thần thánh đầu tiên. Gồm các sự tích của 4 gia hệ thần 1. Gia hệ thần Chaos - sự mở đầu thế giới . 2. Gia hệ thần Uranos - vũ trụ 3. Gia hệ thần Cronos - bầu trời 4. Gia hệ thần Zeus (Jupiter) - chúa tể thần linh . Thần Chaos là một khối hỗn mang và vực thẳm mênh mông , tối đen . Thần đẻ ra thần Đất Mẹ (Gaea) có bộ ngực mênh mông , nơi sinh sống của vạn vật . Thần Chaos còn sinh ra địa ngục, thần Nix - đêm tối mịt mù, thần Eros thần tình yêu - đứa con út của Chaos. Nix lại đẻ ra thần khí Eter bất diệt và Hermer - thần ánh sáng . Năm vị thần đó là nguyên lí sinh sôi nảy nở của vạn vật . Thần Uranos Thần đất Gaea lại kết hôn với bầu trời (Uranos), họ sinh được nhiều con khổng lồ , gồm ba nhóm Nhóm titan : sáu nam thần khổng lồ và nhóm titanid: sáu nữ thần Nhóm ba thần Ciclope khổng lồ có một mắt ở trán, hung bạo, khéo léo, làm thợ rèn . Ba quỉ thần Hecatonchires có một trăm tay và năm chục cái đầu.
  9. VHPT1/P.H.N 8 Các vị thần titan và titanid kết hôn với nhau sinh ra các thần tiên sông biển núi, trăng sao, gió, trật tự, pháp luật, trí tuệ. v.v . Thần Cronos lật đổ thần Uranos: Cronos là một titan, thấy mẹ Gaea bất mãn với bố là Uranos về cách đối xử phân biệt ba nhóm con cái nên tức giận rình chém chết Uranos trên giường ngủ. Nữ thần Gaea còn có nhiều cuộc tình duyên khác sinh ra đủ loại quỉ thần rải khắp nơi . Thần Zeus ra đời: Sau khi giết Uranos giành quyền cai quản thế giới, Cronos vẫn chưa yên tâm, ông lo sợ sẽ có ngày một đứa con của mình sẽ cướp ngôi. Để trừ hậu họa, mỗi lần vợ sinh con, ông nuốt hết vào bụng. Vợ là nữ thần Rhea giận dữ lánh tới một hòn đảo, sinh đứa con trai út đặt tên là Zeus. Bà giao cậu bé cho các tiên nữ rừng núi tên Nymph nuôi Zeus bằng sữa dê thần. Các thần che chở Zeus suốt tới khi cậu trưởng thành. Zeus lật đổ Uranos: Bà nội Gaea và mẹ - Rhea giao sứ mệnh cho Zeus trả thù cho các anh chị bị nuốt. Cuộc giao tranh Zeus và Uranos kéo dài gay go ác liệt. Zeus có vũ khí sấm sét lợi hại. Cuộc chiến kéo dài 10 năm giữa hai phe thần khổng lồ. Phe Zeus đánh bại hoàn toàn các thần titan Gigantos . Zeus trừng phạt những người họ hàng theo cha. Bà nội Gaea lại tìm cách giải thoát họ . Zèus đưa nhiều vị thần đi đày ở những đảo xa. Lực lượng của Zeus chiếm lấy đỉnh núi Olympe làm nơi ở của thần linh và cai quản vũ trụ Nguồn gốc loài người: Các vị thần lấy vàng nặn ra những người đầu tiên trên trái đất. Thiên nhiên có đủ thức ăn thường xuyên cho họ. Nhưng rồi trải qua thời gian dài, thức ăn cạn dần, cuộc sống khó khăn , loài người đầu tiên ngày càng hư hỏng, xấu xa, ngu dốt. Cuộc sống lại đầy hiểm họa do cả thiên nhiên và con người gây ra. Vị phúc thần Promethe lấy trộm ngọn lửa thần của Trời đem cho loài người , lại dạy con người dùng lửa để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí hộ thân . Zeus - chúa tể các vị thần đã trừng phạt titan Promethe, đây là bi kịch đầu tiên của loài người, sự tuẫn nạn đầu tiên cho quyền làm người . Nạn hồng thủy Loài người càng phát triển càng kiêu ngạo với Trời và thánh thần. Zeus ra lệnh thần Mưa Bão hoạt động liên tục để “rửa sạch” trái đất. Loài người diệt vong, may còn sót lại một cặp vợ chồng là con của titan Promethe. Nhờ phép thuật của cha, họ tiếp tục sinh sôi nảy nở duy trì loài người cư trú khắp vùng Hi Lạp. Thế giới Olympe - 12 vị thần tối cao Thiên đình là thế giới thần linh, trong đó có gia đình thần thánh gồm 12 vị tối cao . 1 . Zeus (còn gọi Jupiter) - thần Sấm sét, chúa tể thần linh 2 . Hera - vợ Zeus, cai quản hôn nhân, bảo vệ bà mẹ trẻ em
  10. VHPT1/P.H.N 9 3 . Hadex - cai quản âm phủ 4 . Pozeidon (Neptune) - cai quản biển khơi. 5 . Demeter - nữ thần cai quản chăn nuôi và trồng trọt 6 . Herchia - nữ thần cai quản bếp lửa gia đình. Đoàn tụ gia đình 7 . Athena (Minerve) - nữ thần trí tuệ, công lí, chiến trận, nghề thủ công và nghệ thuật , con gái riêng của Zeus tự sinh từ bộ não. Độc thân suốt đời . 8 . Aphrodite (Venus) - nữ thần sắc đẹp và tình yêu, vợ của thần chiến tranh Arex 9 . Hephaistot : thần Lửa, Thợ Rèn chân thọt, tổ nghề thủ công đồ sắt. Con trai Zeus và Hera, chồng cũ của Venus. 10 .Apollon (Heliot) con của Zeus và nữ thần ánh sáng Leto. Thần mặt trời, xạ thủ, nghệ thuật, âm nhạc và chân lí. 11 . Arthemis (Diane) - em gái Apollon, nữ xạ thủ có cây cung bạc, độc thân vĩnh viễn . 12 . Arex (Mars) - thần Chiến tranh, con của Zeus, chồng sau của Venus . Con cháu các vị thần Các thần có nhiều mối tình vụng trộm với thần và với cả người trần , sinh ra nhiều con cháu. Tiêu biểu là thần Zeus có nhiều cuộc tình do quyền uy và sức mạnh , đặc biệt sinh con với phụ nữ Hi Lạp sinh ra “bán thần”. Dionisote (còn gọi Bacchus), là con của Zeus với một người phụ nữ, chế tạo ra Rượu nho. Sau khi chết, dân chúng ghi ơn lập đền thờ. Zeus cho về thế giới thần linh bất tử. Các vị thấn khác cũng chẳng kém chúa tể thần linh, họ có nhiều đứa con “bí mật ». Hầu hết con cháu các thần linh đều trở thành dũng sĩ lập nhiều chiến công , thành tích xây dựng thành bang, tiêu diệt quỉ dữ, làm vua chúa các vùng (khoảng 100 thành bang trên đất Hi Lạp cổ) Con cháu thần thánh còn là những nghệ sĩ, nghệ nhân và những người thợ giỏi nhất. Có nhiều câu chuyện kể về các dũng sĩ, nghệ sĩ đó . Chẳng hạn những chuyện vể dũng sĩ Perce anh hùng diệt quỉ dữ cứu người, dũng sĩ Heracles (còn gọi Herculles) lập nên 12 kì công, tham dự cuộc chiến tranh thành Troie, anh hùng Thesee xây dựng đô thành Athens (mang tên của nữ thần Athena) . . . NHÓM 2: SỰ TÍCH CÁC THÀNH BANG Truyện sự tích Châu Âu và một số thành bang: vua Agienor thành Sidon, con trai của thần Pozeidon và tiên nữ Okenaid xứ Libie sinh ra. Vua Agienor sinh bốn con trai là Cadmos, Phenicie, Kilice và Phinee và một gái tên là Europe. Nàng xinh đẹp như ánh sáng. Một đêm nằm mơ thấy hai mảnh đất khổng lồ cách nhau một quãng biển rộng, một mảnh gọi là Asie, còn mảnh kia chưa biết gọi là gì. Hai mảnh đất hoá thành hai người phụ nữ tranh nhau dữ dội giành bắt lấy nàng Europe. Cuối cùng người phụ nữ tên Asie đành thua cuộc. Người kia nuôi dưỡng chăm sóc Europe đến khi trưởng thành Tỉnh giấc mơ cô kể lại với vua cha. Điềm chẳng lành ? Một ngày kia thần Zeus quyến rũ nàng, thần hoá làm một con bò mộng lông vàng óng, đôi sừng cong như vầng trăng, vầng trán toả ánh sáng bạc lấp
  11. VHPT1/P.H.N 10 lánh. Con bò đến gần nàng Europe, dụi đầu vào cánh tay, thè lưỡi liếm bàn tay nàng , quì xuống bên nàng. Hơi thở của nó cũng toả hươgn thơm ngát. Nàng vuốt ve nó rồi ngồi lên lưng. Bất chợt nó vùng chạy, lao xuống nước biển , nàng gào thét kêu cứu. Con bò bơi trên biển như cá. Những nàng tiên nữ biển cả Nereid lội hai bên rẽ nước hộ tống, Europe vẫn khô ráo khi con bò cập bờ một hòn đảo đô thành tên là Cret. Thần Zeus hiện nguyên hình uy nghiêm đẹp đẽ, tỏ tình với nàng. Sau đó Europe sinh hạ ba người con trai là: Minos, Radamante và Sarpedon. Những người dân xứ đảo này lấy tên nàng đặt tên cho toàn bộ vùng đất phía Tây là Europe nghĩa là châu Âu. Vua Agenor từ khi nàng Europe mất tích liền sai bốn con trai là Cadmos, Phenicie , Kilice và Phinee và tuyên bố nếu không tìm thấy em gái thì chớ quay về. Vượt bao gian khổ không tìm thấy em gái Europe, mỗi người đi mỗi ngả và khai phá, xây dựng quê hương mới. Đó là những đô thành rải rác ở châu Âu và Hi Lạp mà họ trở thành các vị vua (các thành bang Phenixi, Kiliki, Xanmidessos và Cadmee tức là Thebes nổi tiếng Hi Lạp) . Hầu như cả trăm thành bang ở Hi Lạp đều được kể đến trong những cuộc xây dựng của những người anh hùng thần thoại Hi Lạp . NHÓM 3: SỰ TÍCH CÁC ANH HÙNG, NGHỆ NHÂN, NGHỆ SĨ BÁN THẦN Người dân Hi Lạp tin rằng những người có tài năng xuất chúng, phẩm chất tuyệt vời huyền bí, chắc hẳn phải mang dòng máu thần linh. Ngôn ngữ thi ca và trí tưởng tượng phong phú với một lối tư duy đặc sắc Hi Lạp đã sáng tạo cả một hệ thống thần thoại hùng vĩ với khoảng 3000 nhân vật thần linh và bán thần, người trần. Các nhân vật đầy những ước mơ, khát vọng, đau khổ, vui sướng, hạnh phúc và sụp đổ. . .như con người Hi Lạp vậ . Thần thoại Hi Lạp là sự khởi đầu rực rỡ, trở thành nguồn nuôi dưỡng toàn bộ văn học nghệ thuật Hi Lạp về sau, lại được lan tỏa khắp châu Âu mở ra thời đại Phục Hưng Tây Âu. Dưới đây giới thiệu một số truyện thần thoại tiêu biểu : SỰ TÍCH THẦN APOLLON (Heliot) Apollon sinh đôi cùng nữ thần Arthemis, con của Zeus và Leto sau cuộc tình vụng trộm của họ. Apollon là vị thần đa năng có sứ mệnh bảo vệ chân lí, truyền bá âm nhạc và thơ ca Chiến công đầu tiên của anh là diệt trừ con mãng xà Piton để bảo vệ người mẹ Leto. Nguyên nhân là Hera ghen tức, sai con mãng xà truy đuổi nữ thần Leto - người tình của Zeus. Con mãng xà được thể phá hoại đời sống dân lành. Apollon bay tới vùng Denph , tìm đến cửa hang con quái vật. Cuộc giao tranh diễn ra dữ dội, ác liệt. Cuối cùng thần Apollon đã dùng cây cung bằng đá hạ thủ con quái vật, rồi chôn nó dưới đất sâu, dựng một ngôi đền đè lên, đặt tên ngôi đền thờ thần linh là Denph. Thần còn ra lệnh tổ chức một lễ hội thể thao cứ 4 năm một lần để ghi nhớ chiến công oanh liệt của mình. Lễ hội đó gọi là Olympiad (cuộc đấu: ade, ở chân núi Olympe). Những cô trinh nữ được chọn làm cô đồng trông coi đền thờ, được coi là sứ giả giao tiếp với thần Apollon.Họ chuyển lời cầu khẩn của dân chúng lên vị thần và chuyển lời phán truyền, sấm ngôn của thân Apollon đến dân chúng
  12. VHPT1/P.H.N 11 Ngôi đền Denph trở thành một trung tâm tôn giáo lớn của thế giới Hi Lạp. Người ta thường kéo về đây để cầu xin thần thánh, không chỉ phúc lợI, mà còn mong lời chỉ dẫn hoặc tiên tri (Apollon là thần chân lí). (Cuối thế kỉ 19 đầu 20, ở nơi hoang tàn đổ nát của đền Denph, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật quí giúp cho việc xây dựng lại đền Denph) Apollon còn là vị thần đa tình, có nhiều mối tình đẹp đẽ nên thơ Có lần chàng yêu nữ thần Daphnee xinh đẹp con gái thần sông. Chàng đến gần, nữ thần hoảng sợ bỏ chạy. Chàng đuổi theo cất tiếng gọi tha thiết. Nàng vẫn chạy. Gặp con sông lớn, nàng cầu xin cha là thần sông, rồi hóa ra một cây mọc bên bờ nước. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những cành là cây, ngón chân biến thành rễ cây. Khi Apollon chạy tới thì nàng đã hóa thân hoàn toàn. Chàng ngẩn ngơ thương tiếc, vuốt ve cành lá với nỗi ân hận xót thương. Chàng tuyên bố giải thưởng thi đấu Olympiad là: ai chiến thắng sẽ được đội trên đầu một vòng lá cây Daphne (vòng nguyệt quế, tên Lamã là Olive) . Còn nhiều câu chuyện về thần Apollon với nhiều chiến công và cả những sai lầm gây không ít rắc rối cho mọi người. Ở Hi Lạp đã hình thành một “tôn giáo Apollon” . APHRODITE - NỮ THẦN SẮC ĐẸP VÀ TÌNH YÊU (tên La mã: Venus) Người phương Đông thường gọi là thần Vệ Nữ. Thiên văn học gọi là sao Kim / sao Vệ nữ . Venus ra đời trong đám bọt biển. Nàng có thân hình dáng điệu cử chỉ đẹp của trời đất thiên nhiên phối hợp kết tinh kì diệu. Nàng được cả thế giới thần thánh và loài người khâm phục yêu mến, bởi ai cũng muốn có tình yêu (ngoại trừ một số nhân vật thích sống độc thân) . Quyền lực của nàng là chiếc dây lưng kì diệu có khả năng gây tình yêu say đắm cho những người yêu nhau. Nữ thần Venus đã từng cho chàng Parish hoàng tử thành Troie mượn dây lưng đi quyến rũ Helen - hoàng hậu thành Athens, gây ra cuộc chiến tranh thành Troie nổi tiếng trong thần thoại Hi Lạp. Venus có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và cả người trần. Người chồng đầu tiên là Hephaistot- con thần Zeus- là thần Lửa kiêm thần Thợ rèn của thế giới thần linh. Nàng không chung thủy với chồng, lại dan díu với thần chiến tranh Arex. Có lần bị chồng bắt gặp vợ đang dan díu, một cuộc xung đột xảy ra, chồng bị thương nên chân thọt. Bỏ nhau, nàng trở thành vợ của Arex, sinh được 5 con - 1 gái và 4 trai. Ngoài ra Venus còn yêu một người trần và thần Rượu nho Dionisote. Có những phong tục phát sinh từ nhân vật Venus . chẳng hạn phong tục đám cưới: cô dâu dâng cúng nữ thần Venus một chiếc thắt lưng do chính tay mình dệt để cầu xin sức mạnh tình yêu. Lại có vùng, trong buổi tế lễ lớn ở đền thờ Venus, một số thiếu nữ xinh đẹp được chọn hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền lực của nữ thần, hoặc chứng tỏ các cô thiếu nữ có quyền sử dụng trinh tiết của mình. Những người đàn ông vào “hành lễ” phải nộp một khoản tiền vào quĩ của đền thờ. Engels nhận xét về tập tục đó:“là hình thức mãi dâm đầu tiên trong lịch sử loài người”. Tóm lại, nữ thần Venus tạo ra bao nhiêu hạnh phúc cho con người và cũng gây không ít khổ đau cho họ. Nữ thần Venus còn có một vai trò khá lớn lao đối với nghệ thuật . Câu chuyện dưới đây về nhân vật Pigmalion nêu lên mối quan hệ đặc biệt của nghệ thuật và đời sống : Trên vương quốc đảo Sip có nhà vua trẻ và cũng là họa sĩ điêu khắc tài ba- chàng Pigmalion. Không hiểu vì sao chàng luôn luôn có mối ác cảm với phụ nữ. Chàng quyết
  13. VHPT1/P.H.N 12 tâm sống độc thân để sáng tạo nghệ thuật. Miệt mài sáng tác, chàng nghĩ sẽ sống với tình yêu nghệ thuật là hạnh phúc nhất. Tình yêu của chàng cũng say đắm, mộng mơ, nhớ nhung , cao thượng và rung cảm đẹp đẽ. Chàng tạc nên một bức tượng thiếu nữ xinh đẹp bằng ngà voi trắng muốt. Làm việc quên ăn quên ngủ, chàng say mê tác phẩm của mình, chàng sung sướng ngắm nhìn không chán con người lộng lẫy như bước ra từ chiếc ngà voi khổng lố. Bức tượng sống với chàng như con người thật. Chàng đeo lên bộ ngực trần bức tượng một chuỗi ngọc quí, chàng may chiếc ào lụa mỏng cho bức tượng, lại đội cho “nàng” một vòng nguyệt quế. Ngày đêm, Pigmalion trò chuyện cùng nàng trong một tình yêu hoang tưởng . Nhưng tác phẩm vẫn là tác phẩm, còn cuộc đời vẫn là cuộc đời. Chàng nghệ sĩ đặt bàn tay nóng ấm của mình lên pho tượng và cảm thấy rõ sự lạnh lẽo khô cứng của nó khiến chàng tỉnh mộng. Pigmalion gục xuống thất vọng bên pho tượng. Nữ thần Venus vẫn hằng theo dõi cuộc đời chàng nghệ sĩ, đã từng giận dữ thù ghét chàng, nay nữ thần tin rằng chàng sẽ phải tỉnh ngộ. Và một ngày nọ, chàng sắm sửa lễ vật dâng đền thờ Venus, thì thầm cầu nguyện. Ngọn lửa trên điện thờ bừng cháy ba lần, đấu hiệu chấp nhan của nữ thần Venus. Pigmalion trở về nhà. Chàng đẩy cửa, một người thiếu nữ đứng nhìn chàng đăm đăm, đẹp tươi sinh động bội phần. Chàng tiến tới, đặt tay lên vai nàng, một cảm giác ấm áp truyền nhanh qua người chàng Thiếu nữ mỉm cười, rời khỏi bệ tượng, ngả lên vai chàng. Chàng họa sĩ bèn đặt tên khai sinh cho nàng là Galatea. Họ sống thật hạnh phúc, sinh một đứa con trai, đặt tên là Paphos lớn lên thay cha làm vua (Paphos: tiếng Hi Lạp nghĩa là cảm hứng, nhiệt tình, xúc động - chuyển tiếng Pháp là Pathetique, chuyển tiếng Anh là Sympathetic - cảm động, thống thiết, cảm thông) . Pigmalion cho xây dựng một đô thành trên đảo Sip và lấy tên mình đặt cho đô thành ấy. Vua còn cho xây một ngôi đền nguy nga để dâng lên nữ thần Venus- Aphrodite. Nữ thần Venus từ đó có thêm biệt danh: Paphos. Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật thế giới, người ta nói đến “thói Pigmalion“ để ám chỉ những nghệ sĩ quá say mê sùng bái tán thưởng công trình nghệ thuật của chính mình mà mất cả tỉnh táo . Hiện nay trên thế giới có nhiều bức tượng Venus ,nổi tiếng hơn cả là “Venus de Milot“ của họa sĩ Ý Leonardo Da Vinci thời Phục hưng. Bức tượng này bị cụt hai cánh tay (bị gãy trong một lần di chuyển) nhưng ngày nay vẫn giữ nguyên hiện trạng, không ai sửa chữa bổ sung đôi cánh tay nữa. THẦN RƯỢU NHO DIONISOTE (Bacchus) Là con của thần Zeus với một người phụ nữ Hi Lạp tên là Semele, cậu bé Dionisote sống với mẹ như một đứa con rơi, con hoang. Cuộc tình của mẹ chàng thật là bi thảm. Zeus lẩn tránh Hera, hóa thành chàng trai đến gặp nàng Semele, tỏ tình và khoe khoang. Ông ta hứa sẽ làm bất cứ điều gì nàng muốn. Nữ thần Hera nghe biết hết, liền tìm cách phá hai người. Bà xúi giục Semele nghi ngờ Zeus không phải là vị thần tối cao mà chỉ là kẻ chăn cừu bình thường . Rồi Semele khăng khăng đòi Zeus hiện nguyên hình để chứng minh nguồn gốc. Zeus ra sức chối từ, ngăn cản nàng. Nước mắt và sự cương quyết của người phụ nữ đã thắng. Zeus buộc lòng phải hiện nguyên hình. Một tiếng sét nổ xé tai, rung chuyển trời đất. Thành Thebes bốc cháy. Zeus nhanh tay cứu kịp đứa bé con trong bụng người tình. Đứa bé thiếu ba tháng. Zeus rạch đùi đặt đứa bé vào, nuôi tiếp. Từ đùi cha, câu bé Dionisote được sinh ra đời lần thứ hai. Zeus đem con đi gởi các tiên nữ Nymphe trong thung lũng nuôi giúp. Hera còn tiếp tục theo dõi đánh ghen khiến cậu bé phải chịu bao khổ
  14. VHPT1/P.H.N 13 cực, trôi dạt từ xứ này qua xứ khác. Có khi thần Zeus phải biến cậu thành con dê để che mắt Hera. Lớn lên, Dionisote đi lang thang khắp nơi, dạy dân trồng cây nho, ép rượu. Rượu nho mang lại sự vui tươi, hoan lạc có khi tới độ cuồng nhiệt. Có những ma quỉ lợi dụng uống nhiều, say sưa, càn quấy. Nhiều người căm thù rượu nho và kẻ sinh ra thứ nước ma quái đó (có chuyện hiểu lầm gây tai hại cho cha con Icare mục tử - xem phần bi kịch ở sau). Có lần, nhà vua cho quân lính bao vây đoàn tùy tùng và tấn công. Dionisote chạy thoát. Thần Zeus can thiệp, trừng phạt nhà vua. Nhưng Dionisote còn phải chịu nhiều khổ cực oan trái nữa mới được cha Zeus cho về thế giới thần linh Olympe làm vị thần bất tử. Dân chúng Hi Lạp học được nghề trồng nho và nấu rượu nho, trở nên khá giả. Họ biệt ơn vị thần Dionisote, lập đền thờ chàng (Về sau, trong nghi lễ tế thần có con dê - một hóa thân của Dionisote - người ta đã sáng tạo ra thể bi kịch -một đỉnh cao của thơ (Bi kịch: Tragos -con dê, tiếng Anh: Tragedy) . CUỘC ĐỜI ANH HÙNG HERACLES (Hercules) Trước hết hãy kể về người anh hùng Perce lừng lẫy, ông tổ bốn đời của dũng sĩ Heracles . Vua Acrisios hiếm hoi chỉ sinh được một con gái tên Danae. Cô bé lớn lên ngày càng xinh đẹp. Vua thường mong có con trai nối dõi, đến cầu xin thần Apollon ở đền thờ Denph . Thần phán truyền: vua sẽ không có con trai. Nhưng cô Danae sẽ sinh con trai, và đứa cháu ngoại sẽ giết ông cướp ngôi vua. Vua hoảng sợ, tìm cách ngăn chặn hậu họa. Không nỡ giết hại con gái, ông cho xây căn hầm sâu trong lòng đất, đưa Danae xuống nhốt trong căn buồng bốn vách tường đồng vững chắc nhằm ngăn cách nàng với những kẻ đàn ông Trải bao tháng ngày sống dười hầm sâu, Danae tội nghiệp chỉ ngắm nhìn bầu trời qua một ô cửa nhỏ. Thần tối cao Zeus đã nhìn thấy nàng công chúa xinh đẹp đáng thương. Zeus hóa làm một cơn mưa, chui lọt xuống hầm sâu và ăn ở với Danae. Nàng thụ thai, sinh một con trai . Ông vua chưa nản chí, ông đóng một chiếc thùng gỗ, bỏ hai mẹ con Danae vào rồi đẩy thùng trôi ra biển khơi. Thùng gỗ trôi dạt vào một hòn đảo và một ngư dân đã cứu họ thoát chết. Lớn lên, cậu bé Perce làm nghề chài lưới. Chàng lập nhiều chiến công tiễu trừ quỉ dữ với sự trợ giúp của thần Zeus và các vị thần linh. Perce đi trừng phạt thần Atlas, biến anh ta thành quả núi đá đứng vác bầu trời trên một bên vai. Rồi một ngày kia, hai mẹ con tìm đường trở về quê hương. Trên đường về, họ ghé thăm vương quốc Larisa. Ông vua Acrisos nghe tin con gái và cháu ngoại đang trên dường về quê thì hoảng sợ, đi sang lánh mặt ở vương quốc Larisa. Ở xứ này đang diễn ra một cuộc thi đấu thể thao. Perce bước vào tham dự môn ném dĩa. Chiếc dĩa sắt nặng bay đi quá mạnh, rơi vào đám khán giả, trúng ngay đầu ông ngoại- vua Acrisos đang đứng xem khiến ông chết tại chỗ. Lời tiên tri Apollon ngày xưa đã ứng nghiệm. Chàng dũng sĩ Perce quá đau xót vì sự rủi ro, làm đám tang trọng thể cho người ông xấu số ở quê nhà. Chàng trao đổi vương quốc của ông ngoại lấy một vương quốc khác rồi lên ngôi vua ở đó. Vua Perce lập gia đình, sinh con trai tên Electrion. Vua Electrion lại sinh được chín trai một gái. Con gái đặt tên là Ankmen, về sau gả cho hoàng tử nước láng giềng là Amphitryon .
  15. VHPT1/P.H.N 14 Hoàng tử Amphitryon thường đi chiến trận vắng nhà. Thần Zeus chú ý, liền hóa thành hoàng tử “Amphitryon“ về gặp Ankmen. Hai người ân ái ba ngày đêm liên tục, thần Zeus ra lệnh cho thần Mặt trời Apollon không được mọc suốt ba ngày ấy. Thần Zeus vừa đi khỏi thì chồng nàng trở về. Ankmen hiểu rằng nàng đã nhầm lẫn không thể sửa chữa. Nàng Ankmen có tai, sinh đôi hai đứa con trai- một của chồng, một của thần Zeus Thần Zeus ẵm đứa con của mình về, lừa lúc nữ thần Hera ngủ say, cho thằng bé bú trộm sữa thần bất tử của Hera. Hera đang ngủ chợt thấy độn, tỉnh dây, hất đứa bé ra. Nó đã bú gần no, rời miệng khỏi vú. Một dòng sữa trắng lớn vọt ngang trời thành dải sao rộng lớn, gọi là Milky Galaxy (chòm sao sữa), phương Đông gọi là sông Ngân Hà. Thần Zeus ẵm bé bỏ chạy, trả cho mẹ nó, rồi đặt tên nó là Heracles (vinh quang của Hera). Nữ thần Hera vẫn ghen tức, tìm mọi cách truy đuổi giết thằng bé Heracles. Bà ta cho hai con rắn độc chui vào buồng ngủ của hai bé trong cung điện của Ankmen. Chú bé Heracles 10 tháng tuổi ngồi trong nôi hai tay bóp chết hai con rắn. Lớn lên, Heracles đi chăn gia súc, luyện tập võ nghệ. Có lần, chàng lập công lớn diệt trừ một con quái vật khủng khiếp, được nhà vua xứ nọ gả cho tất cả 50 công chúa để thưởng công (cũng là cách chọn và nhân giống anh hùng Heracles). Chàng phaỉ tiến hành 50 lễ cưới liên tục trong 50 ngày, con cái của Heracles về sau đông đúc không kể xiết. Heracles tiếp tục chiến đấu lập công, lại được vua thành Thebes gả công chúa Mega. Cuộc sống lứa đôi này mới thực sự hạnh phúc, sinh được 8 đứa con. Nhưng nữ thần Hera vẫn đeo đuổi trả thù, dùng phép thuật làm cho chàng phát điên giết hết 8 đứa con của mình và mẹ chúng là Megara , và nhiều đứa bé khác. Hera yêu cầu thần Zeus trừng phạt Heracles vì tội giết người. Buộc lòng thần Zeus phải thi hành công lí, bắt Heracles đi làm đầy tớ cho nhà vua Euriste ở nơi quê cha đất tổ trong 12 năm và hứa sau khi hết hạn sẽ cho về núi Olympe - thế giới của thần linh. Trở về quê nhà, thành bang Miken, chàng phải làm nô lệ cho tên vua hèn nhát ốm yếu . Hắn lợi dụng Heracles có sức khỏe và võ nghệ, liên tiếp sai anh đi làm những công việc nguy hiểm, ác liệt và vất vả. Heracles lên đường 12 lần lập công trong 12 năm. Đó là 12 chiến công lừng lẫy: 1 - Giết con sư tử khổng lồ ở Nemee 2 - Giết con mãng xà Hydrer 3 - Bắt sống con lợn rừng hung dữ ở Erymanthe 4 - Bắt sống con hươu cái Cerynie 5 - Tiêu diệt đàn ác điểu ở hồ Stymphale 6 - Quét dọn sạch chuồng bò hàng nghìn con ba mươi năm chưa dọn ở Aujat.(Châu Âu có thành ngữ “dọn sạch chuồng bò Aujat” (ngụ ý một tình trạng trì trệ, hỗn độn cần được thanh toán, xóa bỏ) . 7 - Bắt con bò mộng ở đảo Crete . 8 - Đoạt bầy ngựa cái của Diomede 9 - Đoạt chiếc thắt lưng của Hipplite - nữ hoàng cai quản xứ Amazon 10 -Đoạt đàn bò của Geryon 11 -Bắt sống chó ngao Cerbere 12 -Đoạt những quả táo vàng của chị em Hesperides xứ Aicập. Nhờ thần Atlas, bị thần lừa và nhanh trí lừa trả miếng.
  16. VHPT1/P.H.N 15 Sau mười hai chiến công, dũng sĩ Heracles cưới công chúa Dedaniar. Vô tình phạm tội giết người, chàng lại bị đày đi làm nô lệ cho nữ hoàng Omphale ở xứ Libi ba năm. Heracles lại tham gia cuộc chiến thành Troie 10 năm. Chàng yêu một thiếu nữ khác, vợ chàng- Dedaniar ghen tuông, mắc lừa con nhân mã, vô tình hại chồng bằng tấm áo thấm maú con nhân mã mà nàng tưởng nhầm là chiếc áo bảo vệ lòng chung thuỷ. Heracles trúng thuốc độc, chàng đau đớn không chịu nôỉ nên đành tự thiêu. Zeus tối cao đón chàng về đỉnh núi Olympe trở thành vị thần bất tử . NỮ THẦN ATHENA THI ĐẤU VỚI CÔ THỢ DỆT ARAKNEE Có một cô thợ dệt giỏi ở thành Athens, sau khi giành chiến thắng vượt qua nhiều thợ khác trong một cuộc thi tài, cô kiêu hãnh tuyên bố “ngay cả nữ thần Athena cũng không thể hơn ta được !“. Athena chính là vị thần sáng tạo ra nghề dệt. Athena nghe thấu nhân gian, tức giận cô thợ dệt Araknee, liền giả làm một bà cụ già tìm gặp Araknee và yêu cầu cô nhắc lại lời thách thức nữ thần. Khi nghe cô thợ giỏi nhắc lại lời thách thức, nữ thần Athena nhận lời thánh đấu. Cuộc thi dệt diễn ra trước sự chứng kiến của dân chúng. Cuộc thi khá sôi nổi, và cuối cùng, nữ thần Athena chiến thắng. Để trừng phạt kẻ thua cuộc kiêu ngạo không biết kính trọng thần linh, Athena hóa phép biến cô thợ Araknee thành con nhện, suốt đời dệt mãi những tấm lưới. Sự tích con nhện Hi Lạp là như thế. TRUYỆN TÌNH CỦA DANH CA ORPHEE Thần sông Oagre là vua xứ Thras, ngài cưới Mude Caliop vốn là tiên nữ cai quản sử thi làm vợ. Họ sinh được con trai đặt tên là Orphee. Cậu bé bộc lộ sớm năng khiếu nghệ thuật, say mê đàn ca. Thần Apollon ban cho cậu một cây đàn liere 7 dây và nguồn cảm hứng vô tận, trái tim nhạy cảm dễ xúc động. Giọng hát của cậu cao vút trong trẻo ấm cúng lạ thường, hể cất tiếng là thành lời ca ứng tác. Đặt tay vào đàn thì giai điệu vang lên, chàng hát theo hoà hợp du dương êm ái. Chàng lại tăng thêm hai dây cho cây lia thành 9 dây. Vào rừng dạo chơi và hát, cây cối núi đá con suối lắng nghe, không con thú nào xâm phạm chàng, gọi nhau quây quần theo chàng. . . tất cả đều hiền lành, nhảy múa reo quanh chàng . Cây đàn theo cuộc viễn chinh sang xứ Consite phương Đông đoạt bộ lông cừu vàng. Về quê, chàng cưới một tiên nữ rừng Nymph tên là Euridic. Cuộc tình thật hạnh phúc tuyệt vời. Nhưng một tai hoạ xảy ra :nàng cùng bạn nymph vào rừng hái hoa đạp phải con rắn độc, nó mổ vào chân nàng. Nàng lịm dần, rồi tắt thở. Các bạn khóc vang rừng. Orphee chạy đến, chỉ còn quì bên xác vợ khóc mãi. Núi rừng ủ rũ buồn rầu trầm mặc. Đắp một ngôi mộ cho nàng, chàng về nhà sắp sửa hành lí để tìm xuống âm phủ . Vượt bao gian nan hiểm trở, vượt qua sông Stich biên giới .giữa cõi trần và âm phủ, chàng gặp thần linh Hadex chủa tể âm phủ. Orphee bày tỏ mối tình đau khổ của mình và nàng Euridic, thần Hadex động lòng thương, thuận cho nàng theo chồng về cõi trần. Thần ra điều kiện: trên đường trở về Orphee đi trước, vợ đi sau, chàng không được quay lại nhìn vợ, nếu không thực hiện đúng thì nàng sẽ phải ở lại cõi âm. Hai người quay về trần thế. Đường xa, chàng lắng nghe không thấy tiếng nàng. Chàng lo lắng, chẳng biết nàng có theo kịp hay đã lạc đường, hay là gặp tai hoạ nào chăng ? Sôt ruột, chàng quên cả lời dặn của Hadex, quay phắt lại tìm người vợ yêu. Hình ảnh nàng Euridic hiện vụt lên trước mặt rồi từ từ lui dần, rồi biến mất. Chàng kêu lên thảm thiết và tuyệt vọng . . . Bốn năm sau cái chết của vợ yêu Euridic, chàng vẫn không yêu ai nữa . . . Một đám phụ nữ ghen tức, chửi mắng . . . thậm chí họ đánh đập chàng. Họ còn phanh thây chàng, vứt cây đàn xuống một dòng sông, nước sông ngân lên tiếng đàn réo rắt khóc thương chàng danh
  17. VHPT1/P.H.N 16 ca của núi rừng . . . Các loài thú dữ cũng khóc chàng, những tiên nữ nymph mặc đồ tang đen, để tóc xoã . Còn cây đàn thần, Apollon xin phép Zeus đặt lên bầu trời thành chòm sao liere. Lại tìm nhặt thi hài chàng chôn dưới chân núi Olympe. Linh hồn chàng về âm phủ, gặp lại vợ yêu và đoàn tụ muôn đời bên nhau . Ngày nay ở châu Âu có cuộc thi âm nhạc hàng năm mang tên Orphee và giải «Orphee vàng» . ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA THẦN THOẠI HI LẠP Thần thoại Hi Lạp là những sáng tác văn học đầu tiên, sớm gắn bó với cuộc sống sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Những lời kể chuyện của các bô lão bên bếp lửa gia đình, những bài ca của người hát rong ở các đô thị, làng quê và những lời giảng của các nhà hiền triết chốn cung đình cho bậc vua chúa nghe. Những câu chuyện chất phác ngây thơ mà chứa đựng một dung lượng trí tuệ sâu sắc và những vẻ đẹp kì ảo. Nó là cội nguồn sự sống tâm hồn phong phú của nhân dân Hi Lạp trong buổi bình minh của lịch sử I . THẦN THOẠI PHẢN ÁNH NỘI DUNG HIỆN THỰC ĐẤT NƯỚC HI LẠP THỜI CỔ ĐẠI Cuộc sống của xã hội Hi Lạp thời cổ đại được miêu tả sống động và huyền thoại hóa trong hệ thống truyện thần thoại . 1 -Nền sản xuất, trình độ sản xuất và công cụ lao động được miêu tả khá rõ nét trong những câu chuyện có vẻ hoang đường về các vị thần . Thần thoại Demeter kể về vị nữ thần trông coi việc trồng trọt mùa màng .Nghề trồng nho và nấu rượu nho do thần Dionisos khởi phát. Nghề rèn được tả trong cuộc đời thần thợ rèn Hephaistotê. Nghề dệt tinh xảo được tả trong cuộc thi tài của cô thợ dệt Ankmen và nữ thần Athena ở thành Athens. Nghề đi biển, nghề thương mại là công việc của thần Hermet, nghề chăn nuôi du mục trong nhiều câu chuyện như Icare mục tử, dũng sĩ Percee. . . Chuyện các thủy thủ trên con tàu Acgo cho ta biết người xưa đã biết thuần hóa bò rừng thành bò nhà để kéo cày, gieo hạt . . . 2 - Cuộc đấu tranh chống kẻ thù bốn chân và hai chân : Thiên nhiên hung dữ gây bao tai họa cho con người cổ đại. Nạn hồng thủy, núi lửa , động đất, bão táp, thú dữ thú độc đều được miêu tả sinh động trong thần thoại. Truyện thần Apollon tiêu diệt mãng xà vùng Denph, truyện sư tử Nemee, bò rừng, chó ngao Xerbe, ác điểu bị dũng sĩ Heracles chinh phục hoặc tiêu diệt. Con người đã phải chiến đấu gay go, ác liệt để chinh phục thiên nhiên hoang dã mà sản xuất, làm ăn . Anh hùng Heracles dùng đôi tay thần kì và cái cuốc uốn nắn dòng sông Anphe và Pene cho chảy qua chuồng bò Aujat khổng lồ. Anh hùng Thesee bắt quái vật đầu người, bắt con ngựa có cánh Pegade. Những con Sirens (nàng tiên cá có tiếng hát quyến rũ kéo thủy thủ lao đầu xuống biển sâu) cũng bị Odyssee và chàng nhạc sĩ Orphee vô hiệu hóa Cuộc xung đột giữa con người chân chính chống những kẻ thù hai chân - những tên xâm lược tham lam cũng được miêu tả hấp dẫn. Các anh hùng Heracles, Thesee . . . đã đương
  18. VHPT1/P.H.N 17 đầu với chúng để bảo vệ dân chúng. Riêng chàng Heracles đã chống lại nhiều tên lãnh chúa bạo tàn, hèn nhát, tham lam, đố kị. Tên Diomet nuôi ngựa dữ bằng thịt người. Tên khổng lồ Poliphem ăn thịt người, xây lâu đài bằng xương sọ người chúng đã bị nhũng anh hùng trừng phạt theo công lí nhân dân. 3 - Sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán cũng được miêu tả phong phú trong thần thoại: Những cuộc đấu thể thao đầu tiên do thần Apollon đề xướng. rồi thi tài âm nhạc của Apollon với thần Pang, chàng nghệ sĩ Orphee. . .Chuyện 9 nữ thần nghệ thuật con gái của Zeus. Những chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình. Kiện tụng trong xã hội mà thần thánh là quan tòa tối cao xét xử . Nữ thần Rhae đẻ ra Zeus trong một “hang đá xa xôi“ , nữ thần Maya đẻ ra Hermet đem đặt vào hang đá. Thần Apollon dionisote chăn bò, chiều lại lùa bò về hang. . . đã chứng minh ngôi nhà đầu tiên của con người là hang đá . Chế độ quần hôn, tạp hôn, hôn nhân tập đoàn được kể trong nhiều chuyện. Nhất là thần tối cao Zeus trải nhiều cuộc tình không phân biệt gia hệ, Heracles cưới cả năm chục chị em . Thần Uranos phối hôn với mẹ Gaia, thần Cronos cưới chị ruột là Rhea, thần Zeus cưới em gái là Hera . . . Tục lệ hiếu khách của dân Hi Lạp do thần Zeus ban hành, ai vi phạm sẽ bị thần linh trừng phạt. Nghĩa là, ban đầu tục lệ phải được áp đặt, lâu ngày mới thành quen. Khách đến nhà phải được chủ nhà tiếp đãi chu đáo, được bảo vệ an toàn. Thần Zeus nhiều lần vi hành đi tìm những kẻ vi phạm tục lệ để trừng phạt (truyện Philemon) Sự tiến bộ trong quan hệ nhân văn cũng được tả qua truyện Heracles bị trừng phạt vì tội giết con, giết vơ . Những kẻ vi phạm đạo đức như ích kỉ, dối trá cũng bị trừng phạt. Đó cũng là bước đầu hình thành đạo đức (chưa phải là luật pháp) nên câu chuyện thần thoại là một kiểu tuyên truyền giáo dục có hiệu quả đặc biệt . Kể từ khi xã hội phát sinh chế độ tư hữu, xã hội phân hóa giai cấp dẫn tới quan hệ giữa con người với con người ngày càng xấu đi. Những cuộc tranh giành của cải cũng chẳng kém phần quyết liệt. Đặc biệt bọn vua chúa, chủ nô tham lam bị thần thoại đả kích thích đáng . II . THẦN THOẠI PHẢN ÁNH TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI HI LẠP CỔ ĐẠI: 1 - Chủ nghĩa duy vật thô sơ hình thành. Mặc dù thần thoại thấm đẫm thế giới quan thần linh, nhưng cách giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội vẫn mang màu sắc hiện thực và duy vật. Chẳng hạn, thần Promethe sinh ra từ đất, thần Decalion sinh ra từ đá, nữ thần Arthemis, Venus sinh ra từ bọt biển . . . Nghĩa là đều do vật chất sinh ra. Kể chuyện 4 gia hệ thần, người Hi Lạp muốn trình bày sự biến chuyển của thế giới từ thấp đến cao, từ hoang sơ đến tinh xảo, đẹp đẽ nhân vật con trai út bao giờ cũng phát triển thành công hơn những người anh. Nhân vật chính thay đổi từ thần linh dần dần chuyển sang con người, tức là từ chủ nghĩa thần linh sang chủ nghĩa nhân văn. Vai trò con người ngày càng khẳng định .
  19. VHPT1/P.H.N 18 Rõ ràng đó là tư tưởng duy vật và có tính biện chứng. Thần thoại không chỉ là hoang đường mà còn có tính logic. Nữ thần mùa xuân Percephon chỉ ở với mẹ ¼ năm, ngoài ra phải về âm phủ sống với chồng là Hadex. 2 - Nội dung nhân văn đậm đà trong thần thoại Hi Lạp Phân biệt ý niệm chính- tà từ rất sớm: Trong những gia hệ thần, người kể chuyện biểu lộ rõ thái độ ca ngợi các vị thần tích cực và phê phán các thần tiêu cực. Từ sau đó dần dần phân biệt hai loại thần đối lập. Nữ thần Rạng Đông xinh đẹp với những ngón tay hồng, nữ thần Đêm Tối sinh ra thần Chết. thần Mộng Mị, thần Số Mệnh, thần Tuổi Già. Thần Hephaistote xấu xí chân thọt nhưng vẫn được mọi người quí mến vì có công giúp người lao động rèn công cụ và vũ khí. Trái lại thần Chiến tranh Arex có bộ mặt đẹp đẽ nhưng ai ai cũng căm ghét, ngay cả vợ hắn là thần Venus cũng đi ngoại tình. Hắn có con riêng là nữ thần Bất Hòa. Tư tưởng đạo lí công bằng được đề cao: trừng phạt và khen thưởng. Phần thưởng cao nhất là được trở về đỉnh núi Olympe hào quang chói lọi, sống bất tử cùng thế giới thần linh và cuộc đời vui bất tận. Thái độ trân trọng tất cả những gì có ích cho cuộc sống con người. Đặc biệt thái độ đối với thiên nhiên: trân trọng cây cối, hoa trá , trừng phạt những kẻ bạc đãi thiên nhiên tươi đẹp, nuôi dưỡng con người. Một tên vua chặt một cây sồi đã bị thần Đói đến thăm nhà. Kẻ nọ vác cuốc chặt vườn nho bị thần Dionisos trừng phạt đến chết . Đề cao những tình cảm đạo đức lớn lao: tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào, đồng loại đến các tình cảm gia đình tình mẫu tử, vợ chồng, anh em, cha con thủy chung son sắt. III. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THẦN THOẠI Đó là tính lãng mạn và cái đẹp cổ đại, chất thơ, trí tưởng tượng tràn đầy trong thần thoại . Phẩm chất đó là nét đặc trưng của Con Người, thể hiện trên những yếu tố sau : Ước mơ hi vọng của nhân dân về cuộc sống lao động nhẹ nhàng, bớt cực nhọc, năng suất cao. Người lao động tự bảo vệ được mình chống lại mọi thứ kẻ thù, kẻ xâm hại . Thần thợ rèn, thần thợ xây, thần dệt vải, thần rượu nho đều dạy con người biết cách thay đổi cuộc sống của mình. Thần đưa tin chế ra đôi hài nhanh hơn ý nghĩ để thỏa mãn nhu cầu thông tin của con người. Thần Heracles thể hiện ước mơ sức khỏe, lòng can đảm diệt trừ kẻ ác và thú dữ để bảo vệ cuộc sống. Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên làm nảy sinh những cảm xúc mĩ học. Người xưa đã biết say sưa ngắm bầu trời đêm đầy sao, những lớp sóng bạc kì vĩ của đại dương, đêm trăng huyền diệu và rạng đông hồng tươi ấm áp lòng phấn khởi. Trong sinh hoạt tinh thần thẩm mĩ, nhu cầu nghệ thuật cũng là đề tài phong phú hấp dẫn trong thần thoại. Tiếng đàn ngân nga thánh thót của Amphion khiến cho hòn đá xúc động tự chồng chất lên xây thành lũy. Thần Apollon là tay đàn xitar hạng nhất luôn thắng trong mọi cuộc thi tài. Thần linh và con người cùng nhau thi tài nghệ thuật. Cây đàn liere của nghệ sĩ Orphee khiến cho thiên nhiên ngưng lặng lắng nghe, thú dữ phủ phục dưới chân chàng.
  20. VHPT1/P.H.N 19 Ước mơ trẻ đẹp, sống bất tử cũng thể hiện bàng bạc trong những trang thần thoại. Họ ước ao có cây gậy thần kì với hai đầu “sống và chết» của thần Hermet. Họ cũng ước ao có thầy thuốc tài giỏi chữa bệnh cứu người. Những trang văn miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ cảnh sinh hoạt thanh bình. Hoàng hậu Leda ngồi bên sông ngắm nhìn đàn thiên nga nô rỡn trên mặt nước. Nàng công chúa Europ mặc xiêm y đỏ thắm, tay cầm lẵng bằng vàng hái hoa hồng bên đám thiếu nữ đảo Crete xiêm áo trắng ngần vui đùa trên đám cỏ xanh. Cái đẹp của thế giới đã được tái tạo qua trí tưởng tượng và cảm xúc thẩm mĩ phong phú của người Hi Lạp Họ suy tôn cái đẹp, ca ngợi hết lời cái đẹp. Câu chuyện tranh chấp quả táo vàng thực ra là tranh chấp danh hiệu người đẹp nhất - được coi là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của loài người. Đối với dân tộc này, cái đẹp là tuyệt đối và trên hết . Trong nghệ thuật sáng tạo thần thoại, trí tưởng tượng của người xưa đã tạo ra hình ảnh kì diệu về bản thân con người. Hình tượng thần Atlas, Heracles ghé vai đỡ cả bầu trời nói lên ý chí và sức mạnh tinh thần của con ngườ . Trí tưởng tượng của thần thoại Hi Lạp đựa trên một trình độ tư duy rất cao cùng với sự quan sát thực tế chính xác tỉ mỉ. “Không có thần thoại Hi Lạp thì không có nghệ thuật Hi Lạp” (nhận xét của Karl Marx). Bao nhiêu bức tượng và công trình kiến trúc và điêu khắc kì vĩ đã ra đời theo sau thần thoại. Thần thoại còn cung cấp đề tài cho hai thiên anh hùng ca- sử thi bất hủ Illiade và Odyssee, cho những bài thơ, nhũng vở bi kịch. . . Thần thoại Hi Lạp còn chi phối cả quan điểm chính trị và đạo đức của thời cổ đại Hi Lạp. Thần Thoại Hi Lạp là chương đầu tiên của pho lịch sử đất nước và dân tộc Hi Lạp - cũng là chương đầu của bộ lịch sử văn học nước này. Đối với Phương Tây, ảnh hưởng của thần thoại Hi Lạp xuyên suốt và bao trùm mọi thời kì, mọi loại hình nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa. Thần Thoại Hi Lạp là kho điển tích vô tận cho mọi trào lưu văn học - nghệ thuật châu Âu kể từ thời đại Phục Hưng về sau. Câu hỏi ôn tập: 1. Nhận xét về gia đình thần thánh tối cao, ý nghĩa sự lựa chọn xây dựng nhân vật của tác giả dân gian. 2. Quan niệm nghệ thuật (âm nhạc) của người Hi Lạp cổ đã được thể hiện trong truyện danh ca Orphee như thế nào ? 3. Thần thoại Hi Lạp là quá trình đi từ chủ nghĩa thần linh đến chủ nghĩa nhân văn cổ đại. Chứng minh .
  21. VHPT1/P.H.N 20 CHƯƠNG III SỬ THI HOMER Illiade và Odysse là hai thiên sử thi bất hủ của văn học cổ đại Hi Lạp, là sáng tác hoặc sưu tập của nhà thơ Homer, người được coi là “cha đẻ của thi ca Hi Lạp” . I .VẤN ĐỀ HOMER VÀ THỜI ĐẠI HOMER Giới nghiên cứu văn học trên thế giới đến nay vẫn còn tồn tại hai khuynh hướng về tác giả của hai kiệt tác nói trên. Một hướng cho rằng đó là sáng tác dân gian, truyền miệng và Homer chỉ là người sưu tập thành văn bản. Hướng khác cho rằng Homer chính là tác giả . Nhà phê bình văn học Nga Bielinski đã đưa ra luận điểm khá thuyết phục rằng sáng tạo của Homer gắn liền với những đoạn, mẩu truyện rời rạc trong dân gian. Homer đã tổng hợp và sáng tạo rất công phu để cho ra hai tác phẩm vĩ đại . Homer sinh vào khoảng cuối thế kỉ thứ 9 trước C.N, trong một gia đình nghèo. Thuở nhỏ học hành thông minh, lại được mời đi làm gia sư và có dịp đi du lịch nhiều nơi. Sau khi bị mù, ông kiếm sống bằng nghề hát rong, từ đó mang biệt danh Homer (gốc tiếng Hi Lạp Homeros: người mù). Ông hát và kể những chuyện sử thi. Trong thời gian đó, ông sáng tác hai bộ sử thi đó để làm công cụ lao động hát rong. Hai bộ sử thi là tác phẩm văn học, đồng thời cũng là hai bộ lịch sử khá chân xác của thời cổ đại. Về sau , các nhà khảo cổ học, nhà sử học, nhà xã hội học đã phải dựa vào văn bản sử thi để dựng lại lịch sử Hi Lạp cổ đại. Họ đặt tên cho thời kì từ thế kỉ 13 đến 12 trước C.N là “thời kì Homer”. Đó là giai đoạn quá độ từ “thời kì dã man” sang “thời kì văn minh”. Nói cách khác, từ chế độ công xã thị tộc chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ . Đặc trưng của thời đại đó là: chiến tranh bộ lạc là hoạt động chủ yếu tạo điều kiện tích lũy của cải, nhân lực (nô lệ), mở mang bờ cõi xây dựng thành bang và ổn định một xã hội có phân chia giai cấp. Sự chiếm đoạt cướp bóc được coi là vinh dự cao cả hơn lao động sáng tạo” (nhận xét của Engels), đó là thời kì “văn minh đẫm máu” (K. Marx ) . II . ILLIADE - BẢN ANH HÙNG CA CHIẾN TRẬN Ở THÀNH TROIE Thành Illion (tên Hi Lạp) còn có tên gọi quen thuộc hơn là thành Troie- tiếng Latinh, và Trois - tiếng Anh. Quân đội Hi Lạp gọi là quân Akay từ thành Athens kéo quân theo đường biển đi trừng phạt thành Troie. Chiến tranh kéo dài 10 năm. Thành Troie vỡ, quân Akay toàn thắng. Biến cố lịch sử này được kể lại trong một câu chuyện thần thoại “Cuộc chiến tranh thành Troie“. Sử thi Illiade chỉ miêu tả một sự kiện vào năm cuối của cuộc chiến tranh vây hãm thành Troie ấy (ade là chiến công, chiến tích, cuộc đọ sức. Illiade nghĩa là chiến công thành Illion. Hãy so sánh với Olympiade: nghĩa là cuộc đấu ở núi Olympe ) . 1 - Một biến cố lịch sử được thần thoại hóa Biến cố lịch sử này được kể thành câu chuyện thần thoại nhằm miêu tả cuộc xung đột của các thần linh đã lôi kéo người Hi Lạp tham gia. Thần chiến tranh Arex không được mời dự đám tiệc cưới của nữ thần đất Thetis với vua Pelet, tức giận tìm cách phá rối đám cưới. Y sai nữ thần Bất Hòa ném một quả táo vàng khắc dòng chữ “tặng người đẹp nhất“ vào giữa bàn tiệ . trong lễ cưới có ba vị nữ thần được coi là đẹp nhất: Hera, Venus và Athena. Cả ba nữ thần đều muốn giành quả táo về mình, họ nhờ thần tối cao Zeus phán xử. Thần Zeus sợ mất lòng cả ba người thân thích
  22. VHPT1/P.H.N 21 (Hera là vợ, Athena con gái và Venus con dâu) bèn tìm cách thoái thác. Zeus đưa ra giải pháp nhờ chàng hoàng tử Paris - con trai thứ nhì của vua thành Troie đến làm trọng tài . Khi lên núi Olympe, chàng hoàng tử Paris được cả ba vị nữ thần lôi kéo dụ dỗ trao táo chọ với những lời hứa đền ơn chàng. Sau khi suy ngh , chàng đã trao táo vàng cho nữ thần Venus. Từ đó Venus được coi là nữ thần Sắc đẹp và tình yêu. Đổi lại, nữ thần Venus giúp chàng quyến rũ được người phụ nữ chàng yêu nhấ - éo le thay lại là hoàng hậu Helen - vợ vua Hi Lạp (thành Akay - Athens) . Bị mất vợ, vua Menenax sai người anh trai là tướng Agamennon cầm quân đi chinh phạt thành Troie. Các vị thần linh cũng chia hai phe xuống đánh giúp hai bên. Cuộc chiến keó dài ngót mười năm không phân thắng bại , cuối cùng một dũng sĩ phe Akay tên là Odysse dùng mưu “con ngựa gỗ“ chiếm được thành Troie. Từ đó thành TROIE sáp nhập vào Hi Lạp (ban đầu chỉ có thành Akay / Athens ) . Sử thi Illiade chỉ miêu tả một sự kiện xảy ra trong khoảng 50 ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tạm gọi sự kiện đó là “cơn giận của Achille”: Sau một trận tấn công, quân Akay chiếm được một số chiến lợi phẩm trong đó có hai cô gái thành Troie xinh đẹp. Hai cô được đem chia cho hai dũng sĩ hạng nhấ . Tướng chỉ huy Agamennon nhận cô Crizeid, còn dũng sĩ Achille vô địch nhận cô Brizeid làm nữ tỳ. Cha của Crizeid là viên tư tế trông coi đền thờ thần Apollon. Vì quá thương con gái, ông đem nhiều của cải xin cuộc lại Crizeid. Nhưng tướng Agamennon chối từ. Cha của Crizeid liền cầu khẩn thần Apollon trừng phạt kẻ thù. Thần Apollon liền gieo bệnh dịch hạch khủng khiếp xuống trại quân Akay. Nhiều binh lính ngã bệnh chết thảm khố . Nhờ thần linh mách bảo, quân Akay biết rõ nguyên nhân, liền họp hội đồng quân sự, yêu cầu tướng Agamennon trao đổi cô Crizeid. Ban đầu y phản đố . Khi hội đồng binh sĩ đe dọa bỏ về quê , y đành nhượng bộ nhưng dành lại cô Brizeid của dũng sĩ Achille . Chàng nổi giận phản đối , nhưng lại nhượng bộ vì quyền lợi chung của toàn quân . Nhưng chàng tuyên bố không chiến đấu nữa mà đi nằm ngủ . Trong những trận giao chiến sau đó , quân Akay bị thất bại liên miên vì thiếu người dũng sĩ vô địch Achille . Dũng sĩ Patriot - bạn thân thiết của Achille trong một trận đấu với Hector - hoàng tử tài giỏi nhất thành Troi , chàng đã ngã gục dưới mũi giáo Hecto . Đau đớn, thương bạn vô cùn , Achille khóc lóc thảm thiết , Achille lên ngựa xông ra trận với tuyên bố quyết trả thù cho bạn. Cả thành Troie can ngăn Hector nên đóng cổng thành cố thủ, tránh đối đầu Achille. Nhưng ngày nào quân Achille cũng kéo tới chửi mắng. Hector không thể chịu đựng, mặc vợ là nàng Andromac ẵm con can ngăn, mọi người níu kéo, chàng cầm giáo lên ngựa mở cổng thành. Trận giao tranh ác liệt chưa từng có suốt 10 năm. Cuối cùng, Hector ngã xuống dưới ngọn giáo của Achille vô địch. Chưa hả giận vì thương bạn, Achille buộc xác Hector vào sau ngự , kéo xác chàng vòng quanh cổng thành Troi. Cả thành Troie và ông vua già Priam bàng hoàng , đau đớn. Mặc mọi người can ngăn, người cha già ấy dũng cảm một mình mang của cải sang trại quân thù xin chuộc xác con trai - Hector - người anh hùng thành Troie. Nhờ thần linh yểm trợ và tài hùng biện khôn ngoan của mình, ông vua già anh hùng đã thuyết phục được Achille. Kết thúc sử thi là cảnh đám tang trọng thể bi thương của thành Troie, chàng Hector anh hùng trở về trong nỗi tiếc thương vô hạn của dân chúng, của người vợ Andromac trong mấy ngày tạm đình chiến ở thành Troie.
  23. VHPT1/P.H.N 22 2- Phân tích tác phẩm Theo truyện thần thoại, nguyên nhân chiến tranh là do các thần linh với quả táo bất hòa - cuộc thi hoa hậu độc đáo đầu tiên của nhân loại. Nhưng đến sử thi Illiade, nhà thơ Homer đã miêu tả chiến tranh xảy ra rõ ràng bắt nguồn từ lòng tham lam của con người. Thần tối cao Zeus nói: “Chính họ đã gây ra cuộc chiến vì lòng tham mù quáng của mình“. Tác phẩm chỉ xoay quanh cơn giận của Achille - xét cho cùng nguyên nhân chỉ vì xung đột về quyền lợi khi chia phần. Họ kéo đến đây vì thành Troie giàu có nhiều bạc vàng châu báu và gái đẹp, và vị trí đầu mối giao thông quan trọng. Họ đưa ra cái cớ đi đòi nàng hoàng hậu đa tình, điều đó vô lí vì nàng tự nguyện theo người tình sang thành Troie. Cảnh cuối cùng của sử thi rất có ý nghĩa: nàng Helen khóc lóc thảm thiết bên xác Hector - người anh chồng mà nàng quí trọng . Lí tưởng anh hùng và nhân vật anh hùng lí tưởng (Lí tưởng thẩm mĩ của thời đại) Lí tưởng thời cổ đại chính là phẩm chất của những người anh hùng của cả hai bên tham chiến. Thời ấy chưa phân biệt chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa. Miễn là người anh hùng chiến đấu cho cộng đồng thì được ca tụng. Những người anh hùng mang trong mình lí tưởng của thời đại. Chúng ta hãy tổng hợp tính cách của họ thì sẽ xác định được lí tưởng của thời đại ấy . Trước hết, người anh hùng coi trọng danh dự, khao khát chiến công. Hãy nghe Sarpedon thủ lĩnh quân Troie nói trước toàn quân: « Vì sao mọi người kính trọng chúng ta hơn kẻ khác, dành cho chúng ta ngồi đầu bàn tiệc, coi chúng ta như thần thánh ? Hãy xông lên! Hoặc là chúng ta nhường vinh quang cho kẻ khác hoặc giữ lấy cho mình . . .” Dũng tướng Hector trước khi xuất trận gặp vợ là Andromac bồng con ra ngăn chàng , khóc lóc thảm thiết:” Hector chàng ơi, với em chàng là tất cả. Chàng là cha, là mẹ cũng là người chồng đang độ thanh xuân. Xin hãy thương em mà ở lại để cho con chàng khỏi phải mồ côi, vợ chàng khỏi thành kẻ góa bụa“. Chàng ngậm ngùi xúc động nhưng vẫn nói”.Nàng ơi chính ta cũng lo lắng như thế. Nhưng nếu ta lẩn trốn thì còn mặt mũi nào mà nhìn người dân thành Troie trùm khăn dài tha thướt. . . Ta đã quen anh dũng chiến đấu ở hàng đầu quân Troie để giữ gìn danh tiếng của phụ thân ta và ta. . . Ta biết rằng thành Illion một ngày kia sẽ bị tiêu diệt. Ta nghĩ tới cảnh nàngbị bắt mang đi làm nô lệ. trông thấy nàng nước mắt đầm đìa, người ta sẽ bảo - đó là vợ của Hector kẻ thiện chiến nhất thành Illion. . . Ta muốn chết để khỏi nghe tiến nàng kêu khóc và nhìn thấy nàng bị lôi đi. Dù có chết , ta cũng phải chết một cách vinh quang . Phải lập chiến công oanh liệt lưu danh hậu thế“ - Biết mình sắp hy sinh, dũng sĩ Hector vẫn nói “những lời có cánh“ . Người anh hùng không chỉ sống với vinh quang trước mắt mà còn cảm thấy sẽ tồn tại cùng vinh quang vĩnh cửu. Họ tin rằng sự nghiệp anh hùng tồn tại lâu dài hơn bản thân anh hùng . Đó là sự bất tử được phong thần . Lí tưởng anh hùng được miêu tả tập trung cao độ ở nhân vật Achille. Những trang thơ hay nhất, những từ ngữ đẹp nhất dành cho chàng: “Một con người ưu việt, một đứa con lỗi lạc sức lực phi thường. Xuất sắc hơn tất cả mọi anh hùng“ (lời bà mẹ - nữ thần Thetis, khi mới sinh ra Achille liền nhúng anh vào nước thần để được bất khả xâm phạm- tiếc thay còn sót cái gót chân). “Achille chạy nhanh như gió, Achille lẫm liệt như thần, Achille vô địch“ .
  24. VHPT1/P.H.N 23 Achille là hiện thân sức mạnh lí tưởng và lòng dũng cảm lí tưởng. Thấy chàng xuất trận, “đầu gối tất cả người dân thành Troie run rẩy, bàng hoàng. Nghe tiếng chàng thét, trái tim người Troie tan ra như nước“ . Ngay cả dũng tướng Hector trông thấy Achille còn run lập cập, hoảng sợ quay ngựa chạy. “Kẻ chạy trốn, người đuổi theo. Người chạy trước rất anh dũng, kẻ chạy sau còn anh dũng hơn“ . Achille không chỉ là hiện thân của sức mạnh và lòng dũng cảm, chàng còn có vẻ đẹp tâm hồn. Khóc bạn chết trận như Achille thực là cảm động: “chàng bốc tro bếp bỏ lên đầu, bôi lên khuôn mặt tuấn tú, chàng nằm vật xuống đất, giơ tay bứt ra từng nắm tóc“ . Priam cất tiếng van xin tha thiết: “Hỡi Achille sánh tựa thần linh! Xin ngài hãy nhớ đến thân phụ ngài . thân phụ ngài cũng vào trạc tuổi tôi , cũng gần kề mộ huyệt như tôi. Có lẽ ngài cũng bị những kẻ láng giềng ức hiếp mà không có ai cứu thoát khỏi chiến tranh và những tai họa của chiến trận . Nhưng ít ra , biết ngài còn sống người cũng được mát dạ mát lòng và ngày ngày người còn hi vọng thấy con trai từ thành Troie trở về. Còn tôi, thảm thương thay ! trên đất thành Troie bao la này tôi đã sinh ra biết bao con trai lỗi lạc, nhưng giờ đây xem như tôi không còn một đứa nào. Khi quân Akay tới đâ , tôi có năm mươi đứa con trai, mười chín đứa cùng một mẹ, số còn lại do các thê thiếp trong cung điện sinh ra. Phần lớn chúng đều bị thần Arex hung tàn giết chết Nhưng còn Hector, người con độc nhất vô nhị của tôi, vị cứu tinh của thành bang và của chúng tôi. Người con đó vừa rồi trong khi bảo vệ nước nhà cũng đã bị ngài giết chết. Hôm nay cũng vì nó, để cứu nó ra khỏi tay ngài nên tôi tới đoàn thuyền Akay đem theo một số của cải rất hậu để xin chuộc nó v . Hỡi Achille , xin ngài hãy tôn trọng thần linh và nghĩ về thân phụ ngài mà thương xót cho tôi. Tôi còn đáng thương hơn thân phụ ngài, vì tôi đã can đảm làm một việc mà trên cõi đời này chưa có người nào từng làm: tôi đã đưa lên miệng và hôn bàn tay người đã giết con tôi“ . Cụ nói như vậy, khiến Achille động lòng thương cha nơi quê nhà, chàng muốn khóc . Chàng đặt tay lên người cụ già khẽ đẩy cụ ra. Cả hai người đều lặng đi trong nỗi nhớ. Quỳ dưới chân Achille. cụ Priam nhớ Hector mà khóc dầm dề, còn Achille cũng khóc vì thương cha hoặc thương bạn Patriot .Tiếng gào khóc của hai người anh hùng vang dậy trại quân. Sau đó Achille đỡ cụ già ngồi dậy, cởi mở tâm sự nhớ thương cha già và tự trách mình không làm tròn bổn phận người con, rồi đồng ý trao trả xác Hector cho cụ già anh hùng . Chàng lặng nghe ông vua già Priam người cha thương con rất mực than van những lời lẽ thương tâm và hùng biện về người con trai anh hùng bại trận của ông. Chàng cảm động trước mái tóc bạc như tuyết và nỗi khổ của ông già. Chàng cũng hiểu được cái sai trái tàn nhẫn của mình khi nghe ông già khéo léo tế nhị vạch ra.Người anh hùng Achille không chỉ dũng cảm, quyết chiến mà còn có tâm hồn cao thượng, biết lắng nghe với một trí tuệ sáng suốt tỉnh táo . Người anh hùng Achille còn cao thượng trong tình yêu. Chàng thương yêu tha thiết cô Brizeid - nữ nô lệ bắt được của thành Troie: “tôi yêu tha thiết người con gái đó mặc dù tôi mới chiếm được nàng bằng mũi giáo mà thôi“. Đối với anh, cô gái đã là người yêu chứ không còn là tù binh nữa, nên khi bị tước đoạt anh rút gươm ra định chém chủ tướng Agamennon để bảo vệ danh dự. Đó là sự nổi loạn của ý thức cá nhân - sự nổi loạn của thời đại qua cơn giận của một anh hùng ý thức được gía trị con người.
  25. VHPT1/P.H.N 24 Ông vua già Priam cũng là một người anh hùng chân chính. Lòng can đảm và tình thương con, ý thức trọng danh dự thành bang đã khiến ông đủ can đảm đi chuộc xác con trai trước cơn giận khủng khiếp của kẻ thù. Ông còn có tài hùng biện- đó là phẩm chất sáng suốt, uyên bác, nhạy cảm của một con người anh hùng. Vùa nhún mình lại vừa tự hào tự trọng , ông nói: “tôi còn đáng thương hơn thân phụ ngài nhiều, vì tôi đã có can đảm làm một việc mà trên đời này chưa có người cha nào từng làm: tôi hôn bàn tay người đã giết con mình“ Tác giả sử thi miêu tả người anh hùng không phân biệt họ thuộc phe chính nghĩa hay phi nghĩa. Vấn đề chủ yếu là phẩm chất cá nhân vai trò cá nhân đối với cộng đồng Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng rất tiến bộ- thậm chí nhiều thời đại sau không làm được: đó là miêu tả cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm của nhân vật, không thiên lệch. Achille nóng nảy giận hờn và có chỗ yếu ở gót chân. Tuy là người anh hùng vô địch, chàng đã ngã xuống khi bị thần linh phản bội trước khi thành Troie thất thủ. III . ODYSSE - BẢN ANH HÙNG CA THỜI HÒA BÌNH 1 . Hành trình gian khổ trở về cuộc sống hòa bình : Bản sử thi thứ hai miêu tả nhân vật Odyssee (tên Latinh là Ulise) dũng tướng Hi Lạp sau khi dùng mưu “con ngựa gỗ” hạ được thành Troie cùng các chiến hữu tìm đường trở về quê nhà xứ Itac. Đó là cuộc hành trình đầy phong ba bão táp với bao gian lao nguy hiểm, cả những sự quyến rũ ngọt ngào thử thách lòng chung thủy của họ trên vùng biển Địa Trung hải mênh mông, xa lạ và bí ẩn. Mở đầu sử thi là những lời ca ngợi hào hùng sảng khoái : “Hỡi nữ thần Thi ca, hãy hát lên bài ca về người anh hùng muôn vàn trí xảo sau khi dùng mưu kế hạ thành Troie thần thánh, đã phiêu bạt khắp nơi, đặt chân lên nhiều đô thị và am hiểu nhiều phong tục” . Hãy nhớ lại cuộc chiến tranh thành Troie, Odyssee bất đắc dĩ phải tham gia cuộc chiến tranh mà chàng không muốn. Đang làm vua xứ Itac, chàng có người vợ tốt là Penelop mói sinh đứa con trai Telemac, chàng yêu cuộc sống hòa bình, luyện võ nghệ và chăn cừu. Nhưng vì bị ràng buộc bởi một lời thề với liên minh bộ tộc Akay, chàng cố tìm cách thoái thác. Chàng giả bộ bị điên, nhưng người bạn ranh mãnh đã lật tẩy chàng khiến Odyssee đành phải chia tay gia đình để tham gia cuộc viễn chinh. trong suốt 10 năm ở thành Troie, chàng buồn chán không muốn xung trận. Đến năm thứ 10, sau khi Achille tử trận, quân Akay khó bề chiến thắng, người anh hùng bất đắc dĩ Odyssee buộc phải ra tay với mưu kế “con ngựa gỗ“ để mau kết thúc chiến tranh trở về quê nhà. Đây cũng là đoạn mở đầu giới thiệu một người anh hùng kiểu mới và một thiên sử thi mới của thời đại . Theo truyện thần thoại nguyên nhân của bao gian nan nguy hiểm trong suốt 10 năm hành trình trở về quê hương của chàng là do bị thần linh trừng phạt chàng về tội kiêu ngạo với thần linh. Nhưng sử thi miêu tả thêm một nguyên nhân khác: trí phiêu lưu, tò mò khám phá những miền đất là bên kia bờ biển Địa Trung Hải với khát vọng chuẩn bị xây dựng phát triển cuộc sống hòa bình. Những đoàn quân khác theo đường cũ trở về, riêng chàng dẫn đội quân của mình đi ngược chiếu bờ biển Địa trung Hải về quê. Lại mất thêm 10 năm nữa lênh đênh qua những bến bờ xa lạ với 12 lần gặp nạn. Những người lính không chịu đựng nổi đã lần lượt ngã xuống hoặc bị thần đại dương Pozeidon
  26. VHPT1/P.H.N 25 nhận chìm dưới những cơn sóng dữ. Chỉ còn sót lại một người anh hùng trí dũng song toàn Odyssee bền bỉ về tới quê nhà. Hãy kể qua một số tai nạn: Họ đã từng đi lạc vào miền đất Lotapha - châu Phi , xứ sở có những “quả lú“ - kẻ đói khát vội vã ăn vào thì mất hết trí nhớ Do cảnh giác “đa nghi” Odyssee không vội ăn nên thoát nạn. Thuyền của họ bị thần biển đánh dạt vào một hòn đảo của những người khổng lồ một mắt Poliphem ăn thịt người. Nhờ gan dạ và mưu trí , chàng đã dẫn quân trốn thoát. Sắp đi qua một vùng biển lạ, đoàn quân Odysseeđược biết trước rằng nơi ấy có những nàng tiên cá Sierens tiếng hát mê hồn quyến rũ bao thủy thủ lao đầu xuống biển khơi. Nhung người anh hùng có tâm hồn phong phú kia không tìm đường tránh né, chàng quyết định vượt qua để thưởng thức tiếng hát ngọt ngào đắm say của biển cả. Odyssee chuẩn bị đối phó: cho bịt tai bịt mắt và trói chân tất cả thủy thủ vào cột buồm trên thuyền trước khi đi vào vùng biển của các nàng tiên cá. Riêng chàng không bịt tai để tự do thưởng thức vì chàng tự tin ở bản lĩnh của mình. Biết thưởng thức nghệ thuật cũng là một phẩm chất của ngưới anh hùng đây là một bước tiến bộ quá sớm của người cổ đại Hi Lạp. Lạc vào hòn đảo của mụ phù thủy Kiexe, nhờ sự kiên trì nhẫn nại và chịu đựng, chàng lại thoát hiểm và cứu được cả đồng đội khỏi kiếp loài vật và ra đi an toàn. Lạc vào hòn đảo có đường đi xuống âm phủ Odyssee gặp những linh hồn thân thuộc hỏi thăm được tình hình ở quê nhà . Thuyền dạt vào hòn đảo có nữ thần Calypso xinh đẹp cô đơn bị thần Zeus đày đọa. Chàng đành ở lại đó làm người chồng bất đắc dĩ vì thuyền đã vỡ nát, không thể tự mình vượt được biển khơi. Suốt bảy năm trời sống buồn bã nơi đây, chàng không nguôi thương nhớ gia đình. Nhờ lệnh thần Zeus yêu cầu nữ thần Calypso tạo điều kiện cho Odyssee ra đi , chàng mới tiếp tục cuộc hành trình. Nữ thần ra sức năn nỉ chàng ở lại sống cuộc đời tự do, hạnh phúc trẻ mãi không già nhưng thất vọng. Thuyền Odyssee lại lênh đênh trên biển và chịu một cơn bão lớn, dạt vào một tiểu vương quốc của công chúa Nodica, được nàng cứu sống và triều đình ưu ái, muốn giữ chàng làm phò mã truyền ngôi vua. Nhưng chàng vẫn một lòng xin về quê hương đoàn tụ gia đình . Mọi người thông cảm và khâm phục người anh hùng nổi tiếng từ cuộc chiến tranh thành Troie nên giúp đỡ chàng tiếp tục cuộc hành trình . Khi về tới quê nhà, bản lĩnh của người anh hùng còn được thử thách một lần nữa mà không kém phần quyết liệt Odyssee khôn ngoan không chạy vội về nhà, biết đâu những nguy hiểm nào đó sẽ rình rập chờ anh ngay sau cánh cửa ! Odyssee đã gặp ông già chăn cừu ngoài đồng cỏ, họ nhận ra nhau trong căn lều cừu. Anh biết tình hình nguy hiểm trong nhà - một bọn quí tộc địa phương đang ép nàng Penelop nhận lời cầu hôn bằng cuộc thi đấu. Nàng đã chối từ, trì hoãn nhiếu lần, bọn chúng gây sức ép bằng cách đóng quân tạm trú trong nhà nàng khiến chủ nhà phải phục dịch vất vả. Nàng cho con trai là Telemac đi tìm hỏi thăm tin tức cha ở những vương quốc, thành bang láng giếng. Không ai biết tin tức gì về Odyssee. Nhưng họ vẫn đều tin rằng người anh hùng Odyssee muôn vàn trí xảo không thể chết . . . Con trai người anh hùng buồn bã quay về thì được gặp cha ở ngoài lều chăn cừu. Cha con gặp nhau mừng khôn xiết kể. Hai cha con bàn tính kế hoạch chống lại bọn cầu hôn . Nàng
  27. VHPT1/P.H.N 26 Penelop hẹn với họ rẵng nàng còn phải dệt tấm vải liệm cho người cha chồng cho tròn bổn phận nàng dâu, sau đó sẽ nhận lời cầu hôn. Đó là kế hoãn binh. Ngày dệt, đêm nàng âm thầm tháo gỡ ra. Một con nữ tỳ phản bội, dan díu với một kẻ cầm đầu lũ cầu hôn, đã để lộ việc dệt vải liệm của chủ. Bọn chúng rình bắt gặp và nàng không còn cách nào trì hoãn . Nàng hẹn ngày so tài cầu hôn. Odyssee giả làm ông lão hành khất, ghé vào nhà xin trú ngụ , được tiếp đãi theo tục lệ Hi Lạp. Odyssee còn muốn dò xét tình cảm và lòng chung thủy của người vợ để quyết định trước khi hành động. Khi biết chắc nàng vẫn mong chồng về, Odyssee cùng con trai và một số đầy tớ chuẩn bị phản công giành lại tất cả những của cải, cơ ngơi do công sức lao động gian khổ của chàng đã tạo dựng được. Cuộc thi đấu giữa những kẻ cầu hôn bắt đầu - họ phải giương được cây cung lớn của Odyssee để lại, bắn một mũi tên xuyên qua những chiếc vòng gắn trên cán hàng chục cây búa sắt xếp thẳng hàng - đó là bài tập bắn cung ngày xưa của vị vua anh hùng Odyssee. Trong lúc đó, người của Odyssee thu gom hết vũ khí của họ giấu vào một nơi. Bọn họ thất vọng vì không ai sử dụng được cây cung của người anh hùng Odyssee. Ông già hành khất ung dung giương cung, lắp tên trước sự kinh ngạc của mọi người và bắn trúng đích. Odyssee chính thức xuất hiện, sai đóng chặt cửa, hai cha con bắt đầu tấn công tiêu diệt bọn cầu hôn. Nàng Penelop còn thử thách chàng một lần chót mới chịu nhận chồng. Con chó già Acgos cố bò lê đến bên chân ông chủ cũ hôn hít rồi mới chịu ngã ra chết. Đến đây bản anh hùng ca còn thêm một đoạn vĩ thanh.(những kẻ cầu hôn trả thù kéo quân đến đánh, Odyssee chỉ huy chống lại quyết tiêu diệt hết kẻ thù. Nữ thần Athena xuất hiện khuyên chàng tha thứ. Odyssee nghe lời, lập lại hòa bình, xây dựng cuộc sống. 2 . Odyssee - mẫu người anh hùng lí tưởng của thời đại : Ngay ở cuối thiên sử thi Illiade, sự xuất hiện anh hùng Odyssee đã báo hiệu một nhân vật mới của thời đại, một lí tưởng mới của thời đại đã đến: TRÍ TUỆ . Suốt cuộc hành trình trở về, Odyssee đã bộc lộ tất cả phẩm chất cần thiết của người anh hùng kiểu mới để đáp ứng yêu cầu thời đại. Nếu Achille là hiện thân của SỨC MẠNH cùng với những phẩm chất chủ yếu khác như QUYẾT CHIẾN, XẢ THÂN, TÌNH ĐỒNG ĐỘI. . . thì Odyssee là hiện thân của TRÍ THÔNG MINH . Chẳng những là người “mưu trí sánh tựa thần linh”, Odyssee còn là người rất phong phú về tình cảm, chẳng những chung thủy một lòng với gia đình mà còn có óc phiêu lưu mạo hiểm dấn thân khám phá những chân trời xa lạ vì khát vọng tìm cách mở mang phát triển đất nước sau này. Chẳng những đủ gan dạ tỉnh táo vượt qua bao nguy hiểm, chàng còn đủ nghị lực vượt qua những sự quyến rũ của sắc đẹp và những hạnh phúc mới mẻ ngọt ngào chào đón. Hòn đảo của nữ thần Calypso khác nào thiên đường trên trần thế nhưng mỗi buổi chiều “ngày nào cũng như ngày nào, chàng ngồi trên bãi biển mà cõi lòng tan ra thành lệ“. Chàng nói: "không có cảnh vật nào đẹp bằng cảnh quê nhà” . Đó là tiếng nói lý trí của trái tim người anh hùng. Nữ thần Calypso bất tử trẻ đẹp muôn đời kiêu hãnh hỏi chàng: - Vợ chàng hẳn bây giờ đã già lắm rồi. Nàng ấy có đẹp bằng ta không ? Chàng thành thực đáp: - Tôi biết, về nhan sắc Penelop vợ tôi không sao bì được với những nàng tiên trẻ đẹp như nàng. Vợ tôi chỉ là người trần. Còn nàng là vị thần bất tử không biết đến tuổi gia . Tuy thế
  28. VHPT1/P.H.N 27 tôi vẫn mong muốn được trở lại quê nhà .(Nhà thơ Đức Henrich Heine đã ca ngợi sử thi này: Bài ca Odyssee vừa cổ xưa vừa vĩnh viễn trẻ trung) . Tương xứng với người anh hùng là vợ chàng - Penelop. Nàng được coi là hiện thân của đạo đức thanh cao, tên nàng đã trở thành biểu tượng của tình yêu chung thủy. Tấm vải liệm của nàng cũng trở thành hình ảnh của trinh tiết. Qua hai mươi năm chinh chiến và gian nan trong cuộc phiêu lưu tìm đường trở về, chàng chỉ khóc khi nghĩ đến nàng và bây giờ chàng khóc tràn trề khi ôm nàng trong tay ở chốn quê nh . Odyssee còn là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và nghệ thuật nhưng không buông mình vào sự quá đỗi đam mê đến nỗi mất mạng khi đi qua vùng biển của những nàng tiên cá Sirens hát hay múa đẹp . Hình tượng anh hùng Odyssee trí dũng song toàn, tình nghĩa thủy chung, chan chứa tình người là sự đánh dấu một bước tiến trong quá trình hoàn thiện CON NGƯỜI. Có thể coi Odyssee là mẫu người anh hùng lí tưởng thời hòa bình. Con trai của họ là chàng trai trẻ Telemac, ngày cha lên đường viễn chinh cậu còn nhỏ xíu lẫm chẫm tập đi theo luống cày của cha ngoài ruộng, bây giờ đã là một thanh niên trưởng thành có ý thức bảo vệ mẹ và danh dự gia đình. Trong cuộc đoàn tụ, Odyssee vẫn dạy bảo con: “Telemac con. Bây giờ con hãy nhớ lấy điều này: khi xông vào nơi chiến trận, con phải tỏ mặt anh hùng con chớ làm nhục dòng dõi cha ông. Cho đến nay chúng ta là những người lừng lẫy trong thiên hạ về sức mạnh, vềø trí tuệ và lòng dũng cảm” . Cha của Odyssee - ông già Laot sung sướng cất cao tiếng gọi: “Hỡi các vị thần linh ! Ngày hôm nay đối với tôi đẹp đẽ biết chừng nào. Tôi sung sướng thấy con trai tôi và cháu tôi tranh luận về giá trị con người” . IV- NGHỆ THUẬT SỬ THI Tính hoành tráng đồ sộ của sử thi Những bức tranh tả cảnh chiến trận dựng lạI một quá khứ lừng lẫy sôi động của chiến tranh cổ đại. Lều trại san sát, chiến luỹ của đốI phương tường thành kiên cố, chói ngờI ánh đuốc, những cuộc họp hội đồng binh sĩ bên ánh đuốc, giọng nói vang lên đanh thép của những anh hùng Akay (Akê en). Những cuộc bàn luận của các vị bô lão trên mặt thành Troie chỗ kia là lễ tế thần, chỗ khác là tiệc tùng đãi khách, lễ tang và những lời than khóc vang dội. Sử thi Illiade đã phát huy lốI kể chuyện đến đỉnh cao, vừa chấm phá lạI vừa xen chi tiết tỉ mỉ rất hấp dẫn và sinh động. Giọng kể chuyện khi gọi nhân vật, đặc biệt Homer hay dùng định ngữ kèm tẹn nhân vật. Đây là thủ pháp giúp người nghe dễ nhớ tên và tính cách nhân vật, chẳng hạn «Diomet dũng cảm, Ajax to như tháp chuông, Achill thần thánh, Athena đôi mắt cú mèo, Aphrodite tóc vàng, Hera mắt bò cái. Apollon bắn xa muôn dặm. . . ». Lối văn so sánh rất ưa dùng, hình tượng hoá tính cách và hành động của nhân vật và cảnh vật giúp người nghe dễ nhớ và đánh giá, chẳng hạn « chàng như con sư tử xông vào» , chiếc khiên «như bức tường thành vững chắc», «sáng như vừng đông mới mọc», lời nói của anh «tuôn chảy như mật ong» . . .
  29. VHPT1/P.H.N 28 Bên cạnh bút pháp hùng tráng sử thi tả cảnh hoành tráng, sôi động, Homer cũng vận dụng bút pháp trữ tình, như cảnh «Hector từ giã vợ con» đi quyết chiến với Achill cảnh « Hera lừa Zeus». Đáng chú ý nữa là thủ pháp xây dựng nhân vật và tính cách. Nhân vật chính Achill của Illiade được miêu tả công phu. Chàng không có một quá trình lai lịch nhưng chỉ cần vài cảnh xuất hiện, đôi đoạn miêu tả đã in dấu ngay cho ngườI đọc. Sự dũng mãnh của chàng khác hẳn vớI một Ulise (Odyssee) thận trọng khôn ngoan, tính toán, trí xảo. Nhưng Ulise khôn ngoan khác với ông già Nexto từng trải cuộc đời. Và Diomete kiêu hùng rất ghét anh hùng Paris thạo quyến rũ phụ nữ và ưa bắn lén . . . Hai chiến tuyến với hàng trăm nhân vật anh hùng đa dạng tính cách, mỗi người một vẻ, được miêu tả chọn lọc, chấm phá nhưng rất ấn tượng và rõ nét. Đặc biệt khi mô tả anh hùng chiến bại rõ là khó khăn hơn tả anh hùng chiến thắng. Chiến bại nhưng vận là kẻ anh hùng đáng ca ngợi BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI 1 - Phân biệt hai khái niệm “sử thi“ và “anh hùng ca “ . 2 - Chứng minh rằng bộ sử thi Illiade chủ yếu ca ngợi người anh hùng chiến trận. Sử thi này cũng đã bắt đầu tỏ thái độ nghi ngờ, phê phán chiến tranh . 3. Tìm hiểu cấu trúc bài hùng biện của Priam nhằm thuyết phục Achille . 4 - Vai trò của thần linh hay nghị lực của Odyssee đã giúp anh chiến thắng trở về Thái độ của Odyssee về chiến trận. 5- So sánh hai sử thi - hai lí tưởng anh hùng . (sinh viên lập bảng so sánh - chia hai cột ) BÀI ĐỌC THÊM ENEIDE - THIÊN ANH HÙNG CA LA MÃ (ánh hồi quang của sử thi Hi Lạp) Eneide - nghĩa là chiến công của Ene . Tác giả: Virgille, nhà thơ La Mã. I . BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHUYỂN GIAO VĂN HỌC TỪ HI LẠP ĐẾN LA MÃ : Sau cuộc chinh phục phương Đông của Alexandre Đại đế, đất nước Hi Lạp mở rộng về phía Đông bao gồm cả vùng Tiểu Á và Palestine kéo dài tới cả Ai Cập. Thủ đô mới là thành phố Alexandry cùng với ngọn hải đăng kì quan thế giới nằm bên bờ Địa Trung Hải. Trung tâm văn hóa của Hi Lạp chuyển dần từ thành Athens đếnthủ đô Alexandry .Hi Lạp trở thành đế quốc mạnh nhất ở châu Âu. Đế quốc Hi Lạp sụp đổ cùng cái chết bất ngờ của vua Alexandre Đại đế năm- 323 trước C.N. Đế quốc La Mã bên kia bờ Địa Trung Hải kịp thời nổi lên làm lu mờ “thiên tài Hi Lạp“ . Hi Lạp bị thôn tính trở thành một vùng của đất nước La Mã vào thế kỉ I trước C.N Văn
  30. VHPT1/P.H.N 29 học Hi Lạp chỉ còn nổi lên thể văn trào phúng ngụ ngôn, Babius là người soạn lại những truyện ngụ ngôn của Esope. Đến cuối thế kỉ IV, đế quốc La Mã lại sụp đổ. Nước Hi Lạp Thiên chúa giáo tách ra độc lập với thời đại Bizantin thay thế cho Hi Lạp cổ đại, mà không tiếp nối được truyền thống văn hóa nhân văn cao cả của Hi Lạp cổ đại nữa. Nền văn hóa và văn học Hi Lạp thiên chúa giáo trở nên thấp kém về tư tưởng nghệ thuật . Trong khoảng gần 7 thế kỉ La Mã cai trị Hi Lạp, họ cũng có công đóng góp bảo tồn di sản văn hóa và bồi đắp thêm một phần. Nhà thơ La Mã Virgille (70 -19 trước C.N) - ngọn cờ của thi ca La Mã, đã viết bản anh hùng ca Eneide với hi vọng tiếp nối truyền thống hai bộ sử thi Hi Lạp. Eneide là sự tiếp nối câu chuyện thần thoại về cuộc chiến tranh thành Troie (câu chuyện được coi như diễn ra song song với sử thi Odyssee, cố nhiên sáng tác sau Odyssee) . Tác phẩm gồm 12 quyển / hai phần PHẦN MỘT - BI KỊCH TÌNH YÊU CỦA DIDON Mô phỏng kết cấu Odyssee, tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu trên biển của dũng sĩ Eneide người thành Troie bỏ chạy sau khi thành TROIE rơi vào tay người Akay Eneide cõng cha là Ansi, dắt con nhỏ là Ascan cùng các chiến hữu sống sót , bỏ thành Troie, tìm đường vượt biển sang đất Italia “vùng đất hứa” để xây dựng đô thành mới La mã .Lênh đênh trên biển, đoàn người của Eneide bị cơn bão biển do nữ thần Junon gây ra, đẩy giạt vào bờ biển Cacata. Tại đây chàng Ene được nữ hoàng Didon góa chồng giúp đỡ Mối tình nảy nở giữa hai người thật chậm khắc khoải và chứa đầy bi kịch .Hạnh phúc lứa đôi sớm lụi tàn vì, theo truyện thần thoại, chàng dũng sĩ Ene phải tuân lệnh thần Zeus ra đi lập sự nghiệp ở La Mã . Mặc cho nữ hoàng khóc lóc van vỉ , đe dọa, chàng vẫn quyết ra đi đến vùng đất lạ đang vẫy gọi chàng. Giữa một đêm sóng gió, chàng lẳng lặng giương buồm ra khơi. Sáng ra, nữ hoàng Didon đau khổ khôn cùng, tuyệt vọng vì không thấy Ene. Nàng điên cuông đốt một giàn lửa tự thiêu . PHẦN HAI: ENE ĐẾN ĐẤT NƯỚC LA M Ã Những cuộc giao tranh trên đất La Mã, Ene hăng hái tham gia, lập nhiều công trạng, được lão tướng Latinus trọng đãi rồi gả nàng Lavini cho anh. Nhưng bà vợ lão Latinus lại muốn gả con gái cho Tucknus thủ lĩnh một bộ lạc khác. Xung đột nổ ra giữa dũng sĩ Ene và bộ lạc Tuknus. Được thần linh giúp sức, quân Troie của Ene giành chiến thắng, Ene đánh bại đối thủ. Chàng cưới Lavini. Từ đó một nòi giống mới ra đời, nói tiếng Latinh. Con cháu Ene trở thành vua xứ La mã. GỢI Ý PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Tác phẩm này được viết nhằm ca ngợi nhà nước La Mã và giải thích việc thôn tính đất nước Hi Lạp vào đế quốc La mã do hoàng đế Caesar (Xê đa) cầm đầu. Ông hoàng đế này được miêu tả là con cháu dòng dõi Ene. Tràn ngập tác phẩm là cảm hứng ngợi ca tinh thần dũng cảm La Mã mà người “anh hùng lí tưởng” của thời đại là Ene. Nhưng thực ra cảm hứng trữ tình bi thương của nàng Didon để lại ấn tượng sâu sắc hơn cho người đọc. Phần Một thực sự là phần thành công nhất của tác phẩm. Ovits, nhà thơ La Mã- người được coi là nhà thơ của nghệ thuật yêu đương- trong một cuộc chuyện trò với hoàng đế August (hậu
  31. VHPT1/P.H.N 30 duệ của Caesar) đã phải thừa nhận rằng “tác giả Ene của bệ hạ đã đặt người anh hùng của bệ hạ lên giường của mụ đàn bà người dân tộc Tya (Didon). Nhưng trong toàn bộ tác phẩm không quyển nào được người đọc say mê bằng những quyển thuật lại mối tình bất chính đó” . Nhân vật Ene: Nếu chúng ta đã thứa nhận Illiade và Odyssee là hai bộ sử thi mẫu mực thì coi đó là tiêu chí để xem xét Eneide. Tác phẩm Eneid có đáp ứng được những câu hỏi sau hay không : Mục tiêu chiến đấu của Ene là gì ? Anh chiến đấu cho cộng đồng nào, có phải vì thành Troie không ? Câu trả lời: anh đi vì sự nghiệp cá nhân. Vợ đã chết trong chiến tranh thành Troie, anh dẫn cha và con nhỏ bỏ thành ra đi , tìm đất khác sinh sống. Cuộc ra đi theo lí tưởng cá nhân hay lí tưởng cộng đồng, lí tưởng thời đại ? -Đặt câu hỏi như trên tức là đã trả lời rồi. Hãy nhận xét về tình yêu của Ene và nữ hoàng góa chồng Didon ? (tình yêu chân chính hay chỉ là sự lợi dụng. Anh ta bỏ nàng ra đi vì mục tiêu gì ? Điều đó có hay không giống với Odyssee trong những lần rời bỏ người đẹp để trở về xứ Itac ? Rõ ràng hoàn toàn khác với Odyssee. Nhân vật Didon. Didon vốn là một gái góa chồng đẹp như thiên thần, cõi lòng giá băng sau cái chết của người chồng là Xise trong cuộc chiến thành Troie. Nàng quyết lòng giữ trọn lời thề chung thủy với người chồng anh hùng đã khuất để giữ vai trò Nữ hoàng, cống hiến cho bộ tộc mình Nhưng khi gặp dũng sĩ Ene, người anh hùng của thành Troie thất thủ phiêu bạt tới đây, nàng đã sững sờ. Nàng gặp một kẻ hoạn nạn“mà dáng dấp hiên ngang“ và “đẹp một vẻ uy nghi lạ thường“. Nàng cảm thấy bị một tiếng sét, đôi má nàng bỗng đỏ bừng và dưới làn xiêm y lộng lẫy, trái tim nàng đập rộn rã “Ta cảm ơn quyền lực nào đã đưa chàng tới đây Cũng như các anh, tôi đã chịu quá nhiều đau khổ Tôi phải cứu giúp những người hoạn nạn”. Sau bữa tiệc chiêu đãi đoàn thủy thủ phiêu dạt, nàng yêu cầu Ene kể lại nỗi bất hạnh của thành Troie. Trong khi nghe, nàng say sưa ngây ngất “Mắt nàng treo vào môi người kể chuyện”, “như muốn nuốt lấy từng lời” . Đêm khuya, mọi người đã yên nghỉ, Didon trằn trọc với nỗi cô đơn và chìm đắm trong nỗi buồn thảm. Em gái nàng là Anna đến thăm, an ủi chị. Chị em tâm sự. Nàng nói: "Chỉ có chàng, duy nhất là chàng có thể làm cho chị nao núng, đức hạnh chị lung lay. Lòng chị bỗng cháy lên tia lửa ngày nào. Không! thà rằng mảnh đất kia vùi thây chị xuống muôn trùng vực thẳm, chị quyết không bao giờ vi phạm đến nữ thần danh tiết thiêng liêng . Người đầu tiên mà số phận chị gắn bó đã mang theo tình yêu của chị và chàng đã giữ chặt nó dưới nấm mồ " . Nói xong những lời “kiên quyết” đó, mắt nàng tuôn lệ đầm đìa. Nàng quì xuống trước bàn thờ. Cầu khẩn có ý nghĩa gì với một tâm hồn đang yêu say đắm ! (Nàng cầu nguyện điều gì trước bàn thờ thần linh và vong hồn chồng cũ ?).Lửa tình mới nhen tuy còn êm dịu nhưng đã gây vết thương thầm kín trong tâm hồn nàng.
  32. VHPT1/P.H.N 31 Didon đau khổ như người mất trí. Gặp Ene, nàng định thổ lộ tâm tình. Lại thôi . Nhưng rồi trong một cuộc đi săn, bất ngờ gặp cơn mưa lớn, hai người phải chạy vào trú mưa trong một hang động. Họ đã yêu nhau và tổ chức một cuộc hôn nhân. Đang sống trong cảnh hạnh phúc lứa đôi mới mẻ, nàng biết Ene chuẩn bị ra đi theo tiếng gọi của sứ mệnh (thần Zeus ra lệnh như lời chàng nói chăng ?) hay là theo khát vọng lập đại sự nghiệp ở vùng đất mới La Mã. Nàng lại buồn đau, thất vọng nhưng ra sức than van, thậm chí đe dọa nàng sẽ chết. Nàng trút những lời giận hờn“ Mối tình của tôi, lời thề của anh, cả đến cái chết của tôi khi phải xa anh cũng không đủ sức giữ chân anh ở lại đây ư ?” Nàng van lơn thảm thiết: “ Ene chàng ơi, em đã đem tất cả những gì còn lại để cầu xin chàng . . . "Vì chàng mà em đã chuốc lấy vào thân mình mối hận thù của toàn dân xứ Cacata này . Vì chàng , em đã bỏ mất danh tiết . . . Giá như trước khi ra đi, chàng đã kịp để lại cho em một đứa con để hàng ngày em nhìn thấy chú bé Ene chập chững đi lại, giúp em nhớ lại nét mặt chàng thì lòng em được an ủi và cảm thấy không bị phản bội” . Muôn ngàn ý nghĩ bao vây vò xé tâm hồn tan nát của nữ hoàng Didon đã dồn nàng vào bước đường cùng, ảo tưởng tình yêu tan biến. Nàng tự sát. Nhân vật Didon và tình yêu say đắm của nàng đã đi vào kí ức loài người như một thiên tình sử bất hủ Còn nhân vật chính Ene thì mờ nhạt biết bao bên cạnh nàng Didon Nhà văn Pháp Gustave Flaubert có nhận xét thú vị: “Virgille đã sáng tạo ra người thiếu phụ yêu đươn , còn Shakespeare sau này lại sáng tạo ra người thiếu nữ yêu đương. Tất cả những nhân vật thiếu phụ và thiếu nữ khác chỉ là mô phỏng của Didon và Juliet”. Nếu so sánh Eneide và Odyssee nhận thấy rằng mặc dù Eneid có thừa kế kết cấu, cốt truyện nhưng nhà thơ La Mã đã đóng góp một giá trị mới: nhân vật Didon - hình tượng người phụ nữ hai lần bị phản bội bởi khát vọng công danh của “những kẻ anh hùng“. Một tinh thần nhân văn sâu sắc trong một tiếng thơ La Mã còn ngân vang mãi muôn đời sau . Mặc dù Eneide không thành công khi tác giả muốn nó là một anh hùng ca nhưng tác phẩm này cũng báo hiệu một thể loại nghệ thuật mới sẽ ra đời- bi kịch cổ đại . 
  33. VHPT1/P.H.N 32 CHƯƠNG IV BI KỊCH HI LẠP Bi kịch Hi Lạp là một vẻ đẹp đặc sắc của Hi Lạp cổ đại, là một thành tựu quan trọng vào bậc nhất của nền văn học này. Bi kịch là một bước phát triển cao của nghệ thuật thi ca Hi Lạp (Mĩ học- Hegel) ra đời trong khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ 4 trước C.N- thời kì hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. Thành bang Athens là nơi khai sinh những khúc hát dithyrambe- nguồn gốc của bi kịch, nơi chứng kiến những cuộc xung đột giũa tầng lớp quí tộc cầm quyền và nhân dân lao động. Ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa tầng lớp quí tộc ruộng đất bảo thủ chuyên chế và tầng lớp chủ nô công thương đối lập với tầng lớp dân tự do theo trào lưu tự do dân chủ. Đây là thời kì nền văn hóa Athens phát triển toàn diện. Những ngôi đền thờ thần linh xây bằng đá cẩm thạch trắng, tượng ngà voi và vàng (pho tượng Zeus và Athena), hoặc đúc bằng đồng đồ sộ. Đồ gốm có những bức họa vẽ điển tích thần thoại. Thời kì thịnh vượng này bị quân xâm lược Ba Tư nhiều lần xâm lược. Dân chúng phải đổ bao xương máu để trả giá cho sự thịnh vượng của thành Athens. Nơi đây cũng là trung tâm nảy sinh mâu thuẫn xung đột xã hội. Đất nước Hi Lạp đạt bước phát triển cao về mọi mặt kinh tế chính trị, quân sự và văn hóa. Tuy vậy, để đạt được bước tiến đó nhân dân Hi Lạp và nhân loại nói chung phải trả giá khá đắt vì đây làsự mở đầu kỉ nguyên đau khổ của nhân loại. Biết bao tấn bi kịch xã hội nảy sinh. Văn học nghệ thuật phải sáng tạo một loại hình nghệ thuật mới để phản ánh những xung đột gay gắt không thể hòa hoãn- đó là bi kịch . Thể loại bi kịch thỏa mãn nhu cầu cuộc sống tinh thần của lớp người đã có tư tưởng tự do - dân chủ, đã biết ý thức về vai trò của cá nhân đối với thế giới, với cuộc sống xã hội. Họ suy tư trăn trở về cuộc đấu tranh của con người thời đại, sẽ phải gồng mình lên đương đầu với số mệnh, với cuộc sống và chấp nhận sự đụng độ một mất một còn. Các lực lượng xã hội mới tiến bộ như quí tộc công thương, thợ thủ công, tiểu chủ đã nắm lấy bi kịch như một vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp quí tộc ruộng đất để khẳng định khát vọng dân chủ của mình. Biểu hiện đầu tiên là việc thờ cúng thần Rượu nho Dionisote ngày càng phổ biến lấn át các vị thần khác Thần Rượu nho đem lại lợi ích cho giới công thương và tiểu chủ và cho cả đất nước Hi Lạp. Đến thế kỉ 6 trước C.N tiếm vương Pidisterate cho mở lễ hội lớn cúng Thần Rượu Nho hàng năm. Vở bi kịch đầu tiên ra mắt công chúng với nội dung thuật lại cuộc đời gian truân, đau khổ của Dionisote.Từ đề tài thần Dionisote, các nhà soạn kịch mở rộng ra nhiều nhân vật khác nữa. Ban đầu, vở diễn chỉ có một dàn đồng ca, sau đó một diễn viên tách ra ứng diễn trả lời, đáp lại những lời hát của dàn đồng ca. Dần dần số diễn viên tách ra ngày càng nhiều hơn . Người ta còn đeo mặt nạ cho diễn viên . Mỗi năm nhà vua mở cuộc thi diễn kịch. Mỗi tác giả dự thi bộ ba vở bi kịch và một vở hài kịch nhỏ. Số vở kịch còn sưu tầm được ngày nay chỉ là số nhỏ còn sót lại . GIỚI THIỆU BA TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 1 . ESCHYLE VÀ “PROMETHE BỊ XIỀNG” Eschyle (525 - 456 tr.C.N) là cha đẻ của bi kịch cổ đại Hi Lạp (nhận xét của Engels) Ông là nhà thơ của thời kì dân chủ hình thành với những xung đột gay gắt của nó. Là thi sĩ và
  34. VHPT1/P.H.N 33 cũng là chiến sĩ trong ba trận chiến thắng lừng lẫy của người Hi Lạp: trận Maraton, trận Salamin và Plate. Ông đã viết tất cả 90 vở kịch, nay chỉ còn lại 7 vở Các vở Bảy tướng đánh thành Thebes, Quân Ba Tư, Oresti, Agamennon, Các nữ thần ân đức, Những người thiếu nữ cầu xin, Những người phụ nữ mang đồ tế lễ .v.v Vở bi kịch “Promethe bị xiềng“ (có thể viết năm 469 ?) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và là vở tiêu biểu cho giai đoạn đầu của bi kịch Hi Lạp. Cốt truyện cũng mượn từ thần thoại Hi Lạp nhưng chỉ xoay quanh phần xung đột quyết liệt nhất Vị thần Promethe là hiện thân của lí trí, thắng lợi đầu tiên của con người khi tìm ra lửa . Promethe là một thần titan (khổng lồ) xuất hiện ở đầu vở kịch như một kẻ phạm tội ăn cắp lửa của trời đem cho loài người. Đó là hành động vô cùng cao cả đưa loài người ra khỏi tối tăm ngu muội và họa diệt chủng, lại tiếp tục nâng con người lên giai đoạn văn minh Chàng nói:“loài người khốn khổ kia, hắn (thần Zeus) không hề bận tâm nghĩ đến các người. Hắn còn muốn tiêu diệt loài người để tạo ra giống loài khác. Thế mà không một ai phản đối trừ ta. Ta đã cố tình phạm tội, chính vì muốn cứu vớt loài người, ta đã tự chuốc lấy đau khổ hôm nay“ Hình tượng Promethe - người chiến sĩ với khát vọng cháy bỏng về tự do và đấu tranh đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho Karl Marx (Các Mác) viết luận văn tiến sĩ triết học của mình. Theo lời Marx “triết học xưa nay bao giờ cũng đấu tranh cho Tự do của loài người, do đó Promethe là vị thánh đầu tiên, người tuẫn tiết đầu tiên trong lịch sử triết học“ . Là người chiến sĩ đấu tranh cho Tự do mà “tự do là sự nhận biết cái tất yếu“ (Marx), Promethe đã chỉ ra rằng “ông vua đương vị ấy rồi đây sẽ bị tống cổ một cách nhục nhã“ . Nghĩ về bản thân mình, Promethe cũng ý thức được rằng:”đã là kẻ thù thì phải chịu đựng sự ngược đãi của kẻ thù, điều đó chẳng có gì xấu xa“ . (ghi chú: Promethe nguyên gốc tiếng Hi Lạ Promethens nghĩa là: tiên tri ) Đây là vở kịch thứ hai trong bộ ba: Promethe người mang lửa, Promethe bị xiềng và Promethe được giải phón . Vở thứ nhất và vở thứ ba mang dáng dấp anh hùng ca, riêng vở thứ hai mở ra thể loại bi kịch nên chúng ta chỉ nghiên cứu vở này. NHÂN VẬT Thần Quyền Lực Thần Bạo Lực Hephaistote: Thần Thợ Rèn Promethe Pozeidon (hoặc Neptun): Thần đại dương Mười vị nữ thần Hecmet : Thần Truyền Tin Đội Đồng Ca: gồm các nàng Osealite.
  35. VHPT1/P.H.N 34 SOPHOCLE VÀ “EUDIPE LÀM VUA “ Sophocle (496 - 406) được mệnh danh là “nhà thơ của thời kì dân chủ cực thịnh“ Ông là người am hiểu nghệ thuật kịch hơn ai hết và muốn kịch phải thực sự là hình ảnh của cuộc sống. Với kịch, ông đã tạo ra những “đòn sấm sét tâm lý”, những đám cháy lương tâm“ hết sức hồi hộp và hứng thú. Sophocle đã đưa bi kịch lên tới mức hoàn mĩ của thể loại bi kịch phức tạp (nhận xét của Aristote - Poetics). Nhân vật của ông là những nhân vật lí tưởng - “những con người cần phải như thế”. Sáng tác của ông gồm 120 vở, trong đó 24 vở đạt giải nhất quốc gia, nay chỉ còn lại 7 vở. Tiêu biểu nhất là vở “Eudipe làm vua” “Angtigon” là vở kịch bằng thơ, khai thác đề tài từ truyền thuyết về thành Tebơ. Trong cuộc chiến tranh giữa Acgôx và Tebơ, hai người anh ruột của Angtigon đều tử trận. Theo huyết thống Crêông lên thay Êtêôclơ trị vì thành Tebơ. Sau khi lên thay Crêông không cho bất cứ ai chôn cất thi hài Polinix. Xót tình máu mủ, Angtigon một mình làm những nghi lễ mai táng cho anh. Sau đó nàng bị bắt và Crêông quyết trừng phạt nàng bằng cách giam nàng vào trong ngôi nhà mồ của dòng họ nàng. Bất bình trước việc làm tàn ác của cha đối với người vợ sắp cưới của mình nên Hêmông ra sức khuyên can cha nhưng không được. Cuối cùng khi Crêông ra lệnh phóng thích Angtigon thì nàng đã thắt cổ tự vẫn. Hêmông cũng kết thúc đời mình bên xác người yêu. Ơrydix- mẹ của Hêmông sau khi biết tai hoạ nói trên cũng dùng kiếm tự sát.Vở kịch kết thúc bằng sự nhận ra lỗi lầm của Crêông. Kịch của Sophocle đa dạng về mặt đề tài, phong phú về mặt nội dung và giàu tính triết lý. Xung đột xảy ra thường là những con người cao quý trọng danh dự, giàu tình nghĩa và giàu tính nhân bản với những thế lực độc đoán, bạo tàn. Mở đầu vở kịch, Angtigon bộc lộ ý định chôn cất thi hài người anh với lời lẽ hết sức cảm động khi nói với đứa em của mình :”Chồng này chết đi, em còn lấy được chồng khác và sinh con đẻ cái với người ta, còn cha mẹ chúng ta đã chết rồi, làm sao còn sinh cho em một người anh khác nữa”. Trước thái độ tàn nhẫn của Crêông, nàng nói:”Tôi sống để yêu thương chứ không phải sống để căm thù”. Xung đột giữa Angtigon và Crêông theo Hêghen thì “đó là xung đột giữa lợi ích gia đình và lợi ích quốc gia”, nói một cách khác đó là xung đột giữa đạo lý và pháp lý. Vậy giữa hai cái đó đâu là chân lý. Ta hãy nghe Hêmông- người yêu của Angtigon đồng thời là con của Crêông biện luận trong cuộc đối thoại sau : Crêông (C) : Thế con kia không phản nghịch là gì ? Hêmông (H) : Tất cả nhân dân thành Thebes này không ai nghĩ rằng nàng như vậy cả. C : Thế ra ta phải tuân theo mệnh lệnh của nhân dân thành bang này hay sao? H : Cha trả lời hệt như trẻ con. Chắc cha cũng biết thế ? C : Vậy ta cai trị đô thị này cho một người khác hay sao ? H : Không có quốc gia nào là của riêng một người nào cả ! C : Một đô thị không phải là của một người đứng đầu thì là của ai ? H : Nếu đô thị ấy không có người thì cha cai trị ai ? C : À té ra thằng này bênh vực cho đàn bà nhỉ ?
  36. VHPT1/P.H.N 35 H : Thưa cha, nếu cha là người đàn bà, thì chính con là người bênh vực đàn bà, vì ở đây con chỉ biết có bênh vực cha thôi ! C : Đồ bất hiếu ! Mày dám buộc tội cha mày à? H : Bởi vì con thấy cha xúc phạm đến Thần công lý? Luật pháp mà Hêmông và Angtigon bảo vệ là luật pháp của thần công lý. Đó là luật pháp được nhân dân lưu truyền và gìn giữ. Nó là luật pháp nhân đạo và đó là chân lý vì nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ý nghĩa đích thực của hình tượng Angtigon là ở chỗ đấu tranh cho sự khẳng định chân lý đó. Khác với Eschile miêu tả thế giới thần linh với các mâu thuẫn và những ý chí chi phối cuộc sống con người, bi kịch của Sophocle miêu tả thế giới con người với những đau khổ, buồn vui do chính bản thân họ gây nên. Sophocle đã kéo bi kịch từ “trên trời xuống hạ giới”. Thể hiện ở chỗ ông để cho nhân vật của mình hành động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm về số phận của mình. Các vị thần linh trong kịch của ông bị đẩy lùi ra phía sau sân khấu. Bi kịch ở đây hoàn toàn do con người gây nên. Angtigon có kết cấu rất chặt chẽ, hành động thống nhất, đối thoại sắc xảo, giàu xung đột kịch tính là điểm nổi bật tài năng Sophocle. Trước khi phân tích vở kịch này, chúng ta hãy nghiên cứu những đặc trưng bi kịch mà đến giai đoạn Sophocle nó mới định hình và đạt tới tác phẩmbi kịch mẫu mực . Bi kịch là thể loại có truyền thống lâu đời . Theo dòng lịch sử, nó tiếp tục không ngừng phát triển qua từng giai đoạn, thậm chí đổi mới ở từng tác phẩm lớn . Bi kịch hiện đại vẫn còn kế thừa tinh hoa của bi kịch truyền thống. Bởi vì thể loại cũng có “kí ức“, nó không quên cội nguồn đã sinh ra nó. Bi kịch Hi Lạp là sản phẩm văn hóa của nền dân chủ - chủ nô Athens. Do đó khi chế độ này chấm dứt vai trò lịch sử của nó thì bi kịch cũng rút lui. Tuy nhiên, giá trị tư tưởng - nghệ thuật của nó là bất diệt, tiếp tục được kế thừa trong tất cả bi kịch của những thời đại sau đến tận ngày nay . Bi kịch tạo ra được hiệu quả thẩm mĩ là “thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ hãi“.(Poetics - Aristote. Sự xót thương nảy sinh khi vở kịch trình bày cảnh người vô tội chịu điều bất hạnh, và sợ hãi nảy sinh khi thấy một người giống như ta lại gặp điều bất hạnh”. Bi kịch là sự bắt chước một hành động hoàn chỉnh, nó cố hết sức mình để kết thúc trong vòng một ngày , xảy ra ở một nơi và xoay quanh một hành động chính - đó là quy tắc “tam duy nhất“ mà Aristote đã đúc kết qua nhiều vở kịch thành công. Có ba lí do chọn vở “Eudipe làm vua” làm tác phẩm bi kịch mẫu mực: Đề tài và sự tích vua Eudipe có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử văn học châu Âu. Hầu như trong giai đoạn nào cũng có tác giả lớn tìm đến đề tài này mà tiếp tục khai thác. Ngay thời cổ đại, cả ba tác giả lớn chứ không riêng Sophocle sáng tác về vua Eudipe . Trong cuốn Thi pháp (Poetics) của Aristote, vở kịch này được nhắc đến nhiều nhất, góp phần khẳng định lí luận về bi kịch. Về sau, nhà soạn kịch Pháp thế kỉ 17 Corneill và nhiều