Văn học dân gian Việt Nam - GS. TS. Nguyễn Xuân Kính

pdf 18 trang phuongnguyen 4660
Bạn đang xem tài liệu "Văn học dân gian Việt Nam - GS. TS. Nguyễn Xuân Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoc_dan_gian_viet_nam_gs_ts_nguyen_xuan_kinh.pdf

Nội dung text: Văn học dân gian Việt Nam - GS. TS. Nguyễn Xuân Kính

  1. Văn học dân gian việt Nam GS. TS. Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên cứu văn hoá Trong nhiều cuốn sách tr−ớc đây viết về văn học dân gian, th−ờng có quan niệm: “Văn học dân gian lμ sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động”1. Các tác giả th−ờng ca ngợi nhân dân lao động lμ những con ng−ời hoμn hảo. Quan niệm nh− trên về tác giả của văn học dân gian lμ ch−a đầy đủ vμ ch−a thật chính xác. Văn học dân gian do dân chúng sáng tác th−ởng thức, l−u truyền. Nội dung của khái niệm dân, dân chúng thay đổi theo thời gian. Trong xã hội quân chủ, dân không chỉ gồm bốn loại (sĩ, nông, công, th−ơng) nh− giai cấp thống trị quan niệm mμ còn bao gồm những ng−ời khác nh− binh lính, những ng−ời lμm nghề ca hát, các kỹ nữ, v.v Trong xã hội thuộc địa nửa quân chủ, dân bao gồm nông dân, thợ thủ công, ng−ời buôn bán nhỏ, dân nghèo thμnh thị, công chức, trí thức, thợ thuyền, binh lính. v.v Dân chúng lμ một tập hợp đông đảo, trong đó có kẻ hay ng−ời dở, có ng−ời thông tuệ vμ có cả những ng−ời chậm hiểu, có cả những ng−ời tμi khéo bên cạnh một số ít vụng về2. Văn học dân gian lμ một hình thái ý thức xã hội. Nhiều tác giả cho rằng, văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dμi trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngμy nay3. Ngoμi ra, cũng có ý kiến cho rằng, chỉ sau khi có nhμ n−ớc, mới có hai dòng văn học: văn học dân gian vμ văn học viết. Tr−ớc đó chỉ có văn học cộng đồng. Theo quan niệm nμy, ng−ời Ê Đê, Mơ Nông không có văn học dân gian vì ch−a phát triển đến trình độ tổ chức xã hội có nhμ n−ớc. Giáo s− Nguyễn Tấn Đắc viết: “Trong một xã hội cộng đồng nh− 1 Thí dụ, xin xem Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên (1972), Văn học dân gian, tập 1, Nxb. Đại học vμ Trung học chuyên nghiệp Hμ Nội, tr. 9. 2 Đinh Gia Khánh (1977), “Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân gian”, Tạp chí Văn học, Hμ Nội, số 6. 3 Thí dụ, xin xem Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hoá vμ văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, tr. 46. 1
  2. vậy, văn hoá mang tính cộng đồng vμ cũng ch−a nhiễm tính chính trị - đẳng cấp. Ch−a có sự phân biệt giữa cái chính thống, quan ph−ơng với cái dân gian, thôn dã. Tất cả chỉ lμ một. Không có hiện t−ợng hai bộ phận văn hoá. Tính cộng đồng lμ đặc điểm bao trùm toμn bộ đời sống của xã hội đó. Khi nói dân gian lμ mặc nhiên thừa nhận có cái đối lập với nó. Nh−ng ở trong những xã hội nμy, văn hoá nói riêng cũng nh− xã hội nói chung ch−a có sự tách đôi thμnh hai bộ phận “đối lập” nhau”4. ý kiến trên lμ đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu chia văn học thμnh ba loại hình (văn học cộng đồng, văn học dân gian, văn học viết) thì chúng ta thấy, xét về ph−ơng thức sáng tác, ph−ơng thức l−u truyền vμ tiếp nhận, xét về mặt thi pháp, văn học cộng đồng vẫn rất gần gũi với văn học dân gian. Nếu xét kĩ, văn học cộng đồng có điểm khác so với văn học dân gian (chẳng hạn không có sự tác động qua lại giữa hai dòng văn học khi đã ra đời nhμ n−ớc, chữ viết); nh−ng nếu ta đem so sánh nó với văn học viết thì sự khác biệt còn nhiều hơn, sâu sắc hơn vμ dễ nhận thấy hơn. ở cả văn học cộng đồng vμ văn học dân gian, dấu ấn cái tôi tác giả, dấu ấn cá tính sáng tạo không có hoặc rất mờ nhạt, phong cách tác giả hầu nh− không có. ở văn học viết, dấu ấn cá tính sáng tạo, phong cách tác giả lại lμ một yêu cầu không thể thiếu. Văn học dân gian nhiều khi gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của ng−ời dân vμ tham gia vμo những sinh hoạt đó với t− cách lμ một thμnh phần, một nhân tố cấu thμnh. ở các bμi ca tế thần, bμi hát đám c−ới, hát đối đáp nam nữ, hát ru em, mối quan hệ đó biểu hiện thμnh mối quan hệ giữa văn học dân gian với nghi lễ, hội hè, phong tục tập quán trong sinh hoạt gia đình vμ sinh hoạt xã hội. Dân ca lao động nảy sinh trực tiếp từ trong quá trình lμm lụng, đ−ợc hát lên khi ng−ời ta kéo thuyền, kéo gỗ, có tác dụng lμm giảm nhẹ sự mệt nhọc bằng cách tằng c−ờng cảm giác nhịp điệu trong công việc, 4 Nguyễn Tấn Đắc (1987), “Nội dung của folklore”, Tạp chí Văn hoá dân gian, Hμ Nội, số 4, tr. 13. 2
  3. góp phần tổ chức phối hợp động tác lao động tập thể, gây sự phấn khích trong lao động bằng sự nhận thức thẩm mỹ về quá trình lao động đó5. Nếu trong văn học viết, ng−ời sáng tác vμ ng−ời th−ởng thức nhìn chung lμ hai đối t−ợng khác nhau, thì ở văn học dân gian, mối quan hệ giữa ng−ời sáng tác vμ ng−ời th−ởng thức cũng nh− môi tr−ờng sáng tạo, th−ởng thức có nhiều điểm khác biệt. Đúng nh− nhμ nghiên cứu Chu Xuân Diên đã viết: “Điều mμ chúng ta có thể nhận thấy tr−ớc tiên lμ môi tr−ờng sinh hoạt văn học dân gian hay những hình thức sinh hoạt văn học dân gian khác nhau (th−ờng lμ những sinh hoạt tập thể) tạo nên một thứ “không khí” riêng cho việc tiếp thu tác phẩm văn học dân gian, chỉ trong “không khí” đó, tác phẩm văn học dân gian mới bộc lộ đ−ợc hết giá trị thẩm mĩ của nó vμ những tác động thẩm mĩ do nó gây ra mới toμn diện, mới đa dạng. Hãy so sánh việc đọc truyện cổ tích trên những trang sách của tuyển tập văn học dân gian với nghe kể truyện cổ tích trong một buổi tối mùa đông bên bếp lửa, với giọng kể truyện đầy sức gợi cảm cùng với những lời bình luận có ý nghĩa giáo huấn mμ ng−ời kể rút ra từ việc phát triển vμ liên hệ những tính cách vμ tình tiết có sẵn của truyện với đặc điểm trong tính cách vμ đời sống của bản thân những ng−ời đang xúm lại nghe chung quanh; hãy so sánh việc đọc (văn bản) ca dao với nghe hát ca dao qua những điệu hò mái nhì vút lên trên sông H−ơng, từ “những con thuyền, những nốc hμng chở đầy lâm thổ sản từ vùng th−ợng Thừa Thiên về xuôi, từ Quảng Trị vμo hoặc từ Quảng Nam ra bán, th−ờng đến Huế khoảng năm sáu giờ”*; hãy so sánh việc đọc (văn bản) ca dao với việc tham dự ngay vμo những “đêm hát ví (hát ví ph−ờng vải - CXD) xôn xao”, trong khung cảnh “ngồi trong nhμ thì chị em chín m−ời ả, ả ví, ả hát, ả kéo sợi, ả đ−a thoi, cũng có ả trao trầu tận miệng, léo lên gi−ờng thì quan họ năm bảy ông, ông nói, ông c−ời, ông ngâm thơ, ông đọc truyện, lại có ông lấp áo trùm đầu” 6. Chúng ta 5 Chu Xuân Diên (2004), sđd, tr. 16 - 59. * Đây lμ đoạn đ−ợc Chu Xuân Diên trích từ Dân ca Bình Trị Thiên, Nxb. Văn học, Hμ Nội, 1967, tr.21. Đây lμ đoạn đ−ợc trích từ Văn tế Tr−ờng L−u nhị nữ (t−ơng truyền của Nguyễn Du). Chu Xuân Diên dẫn theo Hoμng Xuân Hãn, bμi “Nguồn gốc văn Kiều: Hát ph−ờng vải”, Tạp chí Thanh nghị, số ra ngμy 16- 10-1943. 3
  4. hãy nghe Giáo s− Đặng Thai Mai kể lại quang cảnh sinh hoạt văn hoá dân gian trên đất Nghệ, mảnh đất đã sinh ra vμ nuôi d−ỡng biết bao sáng tác dân gian: “ Trong đời sống kinh tế lúc bấy giờ, đò với chợ lμ chỗ tình duyên thắm thiết. Đò lμ chú liên lạc dắt duyên cho chợ nọ với chợ kia, cho lμng quê với thị thμnh. Đó lμ một cửa hμng bách hoá l−u động. Đó cũng lμ địa điểm “nói trạng”của các chú lái, các cô hμng xén. Vμ những đêm gió mát, trăng trong, khi mấy chiếc mái chèo từ từ vỗ loe toe trên mặt n−ớc, nhịp nhμng với bμn chân của các trai bạn đạp xuống nơi mấy tấm sạp đầu lái, đầu mũi, thì thỉnh thoảng khách đi thuyền vẫn đ−ợc th−ởng thức những câu nô đùa trong một câu hát “tức cảnh” chứa chan những tình, với tứ Con thuyền vừa đủng đỉnh xuống khỏi một cái ghềnh. Khúc sông, đoạn nμy, bị kẹp chặt vμo giữa hai quả núi: Rú Kia vμ Rú Đầng. Đầu “trẹm”, nơi bến n−ớc, một cô thiếu nữ, hai vai quảy đôi vò, đang xắn váy đứng chao n−ớc. “Trời trong veo, n−ớc trong veo” nh− tâm hồn một cô thiếu nữ lμng quê Một chú chèo đò nhìn thấy cô, vμ cất tiếng gửi ngay hai câu hát tới tận tai cô ả: Rú Kia húc lại Rú Đầng Chộ (thấy) em to vụ (vú) anh mầng (mừng) cho em! Cả đò dậy lên c−ời! Cô thiếu nữ, mặt đỏ ửng, đứng ngẩn ng−ời, chả biết đối đáp mần răng! Nh−ng trong các cuộc đấu khẩu tao nhã nh− thế, phái yếu không phải lμ luôn luôn chịu lép. Thì cũng có hôm một o hμng vải (bọn nμy cũng lμ tay cừ trong đám hát ph−ờng vải cơ đấy!) từ trên mui thuyền b−ớc chân xuống đầu lái. Rồi chả biết ả “hớ hênh” thế nμo mμ khi hạ cái giò sau xuống thì tμ váy mắc ngay vμo cái cọc! Một anh đồ lanh mắt từ trong khoang đò đã “trông thấy” vμ “ngâm ngay tức khắc”: Rõ rμng trong ngọc trắng ngμ Sẵn đây ta đúc một toμ thiên nhiên! 6 Chu Xuân Diên (2004), sđd, tr. 65 - 67. 4
  5. Nh−ng cô em đã có đủ thời giờ nhỏm dậy, ngồi xuống vμ lọt tai nghe suốt cả hai câu Cô sẽ sửa cái vμnh khăn rồi “kiều” lại: M−ời lăm năm em mới một lần Hé g−ơng cho khách hồng trần thử soi!7 Nh− vậy, việc sáng tác, trình diễn vμ th−ởng thức văn học dân gian có nhiều chỗ khác so với việc sáng tác vμ th−ởng thức văn học viết. Song không nên vì những chỗ khác nμy mμ dẫn tới quan niệm cực đoan về tính nguyên hợp (syncrétime) vμ vai trò của khâu diễn x−ớng. Không ít ng−ời quen thuộc với nhận định: Văn học dân gian, văn nghệ dân gian có tính nguyên hợp. Thực ra, vấn đề không đơn giản. Về tính nguyên hợp, các nhμ khoa học quan niệm không thật giống nhau. Năm 1966, nhμ nghiên cứu văn học dân gian xô-viết nổi tiếng Crápxốp quan niệm một hiện t−ợng văn nghệ có tính nguyên hợp khi các thμnh tố lời, vũ điệu, âm nhạc gắn kết, xoắn xuýt vμo nhau, không chia tách. Ông phân biệt: Có nhiều thể loại (tráng sĩ ca (tức sử thi-NXK), dân ca trữ tình, thơ ca nghi lễ) mang tính nguyên hợp; còn một số thể loại khác nh− tục ngữ, truyện cổ tích không có tính nguyên hợp8. Năm 1989, khi phân tích tính nguyên hợp trong văn hoá dân gian, Giáo s− Đinh Gia Khánh xem xét vấn đề nμy trên ba bình diện chủ yếu: Một lμ mối quan hệ giữa nghệ thuật vμ thực tiễn trong quá trình sáng tạo văn hoá dân gian. Hai lμ mối quan hệ giữa các thμnh tựu thẩm mĩ khác nhau của những thời đại khác nhau vμ những địa ph−ơng khác nhau. Ba lμ mối quan hệ giữa các thμnh tố của văn hoá dân gian9. 7 Đặng Thai Mai (2003), Tác phẩm đ−ợc tặng giải th−ởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr.197-198. 8 N.I.Crápxốp (1966), “Nghiên cứu tác phẩm phôncơlo nh− một chỉnh thể nghệ thuật”, trong tập sách: Nhiều tác giả, Phôncơlo với t− cách lμ nghệ thuật ngôn từ, Matxcơva”, Nxb. Đại học Tổng hợp Matxcơva, tr. 5-6 (chữ Nga). 9 Đinh Gia Khánh (1989), “Văn hoá dân gian lμ một nghệ thuật nguyên hợp, in trong tập sách: Nhiều tác giả, Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr. 14. 5
  6. Giáo s− Đinh Gia Khánh phân tích tính nguyên hợp ở hiện t−ợng văn hoá dân gian. Nếu áp dụng cách phân tích nμy đối với văn học dân gian thì chúng ta chỉ cần “điều chỉnh tiêu chuẩn” ở ph−ơng diện thứ ba: mối quan hệ giữa các thμnh tố của văn học dân gian. Điều chỉnh nh− vậy cũng không trái với tinh thần khoa học của tác giả. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy, Giáo s− Đinh Gia Khánh quan niệm tính nguyên hợp có phần rộng hơn cách quan niệm của Giáo s− Crápxốp. Chúng tôi đồng tình với Phó Giáo s− Chu Xuân Diên. Theo ông, trong những sáng tác nghệ thuật dân gian đa dạng, ở những thể loại khác nhau, các thμnh phần ngôn từ, âm nhạc, nhảy múa, điệu bộ chiếm tỷ lệ không giống nhau. Nên tuỳ theo tỷ lệ đó mμ phân chia thμnh các lĩnh vực, có thể đặt tên lμ văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian. Trong văn học dân gian, thμnh phần ngôn từ lμ chủ thể; cần xem đối t−ợng nghiên cứu chính của văn học dân gian lμ nghệ thuật ngôn từ, còn của âm nhạc dân gian lμ nghệ thuật âm nhạc, của sân khấu dân gian lμ nghệ thuật biểu diễn Đối với âm nhạc dân gian vμ nhất lμ sân khấu dân gian thì tính diễn x−ớng lμ đặc tính bao trùm vμ chính nó lμ bản chất của nghệ thuật ca hát vμ nghệ thuật diễn trò. Còn đối với văn học dân gian thì không thể nói một cách dứt khoát nh− Nguyễn Hữu Thu đã từng viết: “loại trừ khâu diễn x−ớng, tác phẩm văn nghệ dân gian chỉ còn lμ cái xác không hồn”10. Chúng ta coi trọng việc khảo sát vμ nghiên cứu các hình thức sinh hoạt, các kiểu trình diễn nghệ thuật dân gian. Nh−ng đúng nh− nhận xét của Chu Xuân Diên, ngμy nay các nhμ nghiên cứu cμng ngμy cμng có ít khả năng trực tiếp chứng kiến các kiểu trình diễn nghệ thuật của vốn văn học dân gian cổ truyền. Vậy nếu coi các kiểu trình diễn đó lμ tất cả những gì phân biệt văn học dân gian với văn học viết, vμ chỉ có chúng mới lμm nên giá trị nghệ thuật độc đáo của văn học dân gian thì chẳng hoá ra chúng ta 10 Nguyễn Hữu Thu (1979), “Thế nμo lμ một tác phẩm văn nghệ dân gian vμ đặc tr−ng chủ yếu của nó”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, Hμ Nội, số 5, tr. 16. 6
  7. ngμy cμng ít hy vọng đ−ợc tiếp xúc với giá trị thẩm mỹ của văn học dân gian hay sao? Thực ra, lμ thμnh phần chủ yếu trong tổng thể sinh hoạt văn hoá nghệ thuật dân gian, văn bản văn học dân gian in đậm dấu vết của những thμnh phần không phải văn học của tổng thể đó. Nh− vậy, việc nghiên cứu văn bản của tác phẩm văn học dân gian không phải lμ việc khảo sát cái xác không hồn mμ chính lμ phân tích cái hồn tồn tại trong thể xác của nó. Còn việc cách nghiên cứu văn bản của văn học dân gian khác với cách nghiên cứu văn bản của văn học viết nh− thế nμo, đó lại thuộc về một ph−ơng diện khác của vấn đề11. Trong khi “xét văn học dân gian nh− một loại hình văn hoá ngôn từ, có thể dùng khái niệm “tác phẩm” để xác định cấp độ miêu tả vμ nghiên cứu. Nh−ng do quy mô của tác phẩm văn học dân gian có khi rất nhỏ (nh− tr−ờng hợp các câu tục ngữ, các đơn vị ca dao của ng−ời Việt), đặc biệt lμ do tính truyền thống của văn học dân gian, việc miêu tả vμ nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian nhiều khi chỉ có thể thực hiện đ−ợc bằng con đ−ờng “liên văn bản”, nghĩa lμ bằng cách đặt nó vμo trong một hệ thống nhiều tác phẩm hoặc toμn bộ tác phẩm thuộc cùng một thể loại. Cấp độ “thể loại” do đó trở thμnh cấp độ có tầm quan trọng hμng đầu trong việc miêu tả vμ nghiên cứu văn học dân gian”12. * * * Việt Nam lμ một quốc gia đa dân tộc. Theo sự xác định của Tổng cục Thống kê, n−ớc ta gồm 54 thμnh phần dân tộc. Văn học dân gian của mỗi dân tộc đều có tầm quan trọng vμ ý nghĩa nh− nhau đối với mỗi dân tộc. Nh−ng do điều kiện vμ quá trình lịch sử, văn học dân gian ng−ời Việt không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với chính ng−ời Việt, mμ còn có vai trò quan trọng đối với cả n−ớc, bởi ng−ời Việt lμ dân tộc đa số, có vai trò h−ớng đạo trong lịch sử hμng nghìn năm dựng n−ớc vμ giữ n−ớc. Văn học dân gian ng−ời 11 Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hoá dân gian. Ph−ơng pháp, lịch sử, thể loại. Nxb. Giáo dục, Hμ Nội, tr.100. 12 Chu Xuân Diên (2004), sđd, tr. 168. 7
  8. Việt đã nảy sinh, phát triển, tồn tại lâu dμi; đa dạng về thể loại, dồi dμo về số l−ợng tác phẩm, phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ. Nhận diện lịch sử văn hoá Việt Nam, nhìn chung giới nghiên cứu quan niệm có bốn thời kì: + Thời kì từ khoảng sáu, bảy thế kỉ tr−ớc Công nguyên đến đầu Công nguyên; + Thời kì thiên niên kỉ đầu Công nguyên; + Thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX; + Thời kì từ cuối thế kỉ XIX đến nay. Trong mỗi thời kì lại có những giai đoạn. Thí dụ, trong thời kì từ cuối thế kỉ XIX đến nay (vμ có thể đến hơn một chục năm nữa), có hai giai đoạn văn hoá: - Từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; - Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Hiện nay, văn hoá Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển biến từ loại hình văn hoá truyền thống sang loại hình văn hoá hiện đại13. Văn học dân gian nói riêng, văn học nói chung lμ bộ phận quan trọng của văn hoá. Tuy lịch sử văn hoá không đồng nhất với lịch sử văn học, nh−ng ph−ơng h−ớng chung của sự vận động văn hoá không mâu thuẫn với chiều h−ớng của lịch sử văn học dân gian. Vì vậy, việc trình bμy lịch sử văn học dân gian có thể dựa trên khung phân kì văn hoá vừa nêu. Trong thời kì từ khoảng sáu, bảy thế kỉ tr−ớc Công nguyên đến đầu Công nguyên, văn hoá Đông Sơn lμ nền văn hoá tiêu biểu nhất. Về thời gian, văn hoá nμy ứng với thời gian vừa nêu. C− dân Đông Sơn tập trung ở các vùng châu thổ của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Trên bản đồ hiện tại, c− dân Đông Sơn sinh sống từ biên giới phía bắc cho đến khoảng tỉnh Quảng Bình. Đến thế kỉ III tr−ớc Công nguyên, ng−ời Lạc Việt hợp nhất với ng−ời Âu Việt. Thủ lĩnh của ng−ời Âu Việt trở thμnh vua Chủ (về sau gọi lμ 13 Nguyễn Xuõn Kớnh (2006), “Văn hoỏ cổ truyền, văn hoỏ truyền thống và truyền thống văn hoỏ”, Tạp chớ Văn hoỏ dõn gian, Hà Nội, số 4, tr. 6. 8
  9. vua An D−ơng V−ơng); đóng đô tại thμnh Cổ Loa. Thμnh nμy hiện nay còn di tích ở huyện Đông Anh (ngoại thμnh Hμ Nội). Ng−ời Đông Sơn biết đắp đê, khoanh vùng ruộng đất để cấy lúa theo hai vụ chiêm - mùa. Nghề trồng lúa n−ớc khá đa dạng. Việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc cũng đã phát triển. Đặc biệt, kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của ng−ời Đông Sơn đạt đến trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Không gian của văn hoá Đông Sơn về cơ bản lμ trên nửa n−ớc Việt Nam phía bắc. Còn văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá độc lập, cùng thời với văn hoá Đông Sơn thì ở phía nam n−ớc ta. Văn hoá Đông Sơn chẳng những đã giao l−u với văn hoá Sa Huỳnh mμ còn giao l−u với khu vực nam vμ đông nam Trung Quốc. Không chỉ có thế, trống đồng Đông Sơn đ−ợc phát hiện ở miền nam Thái Lan ngμy cμng nhiều. Đối với đồ đồng ở Inđônêxia, ng−ời ta “cũng có thể nhận thấy đôi điều phảng phất đồ đồng Đông Sơn vμ giải thích rằng, trong thời kì văn hoá Đông Sơn đang phát triển ở miền bắc Việt Nam, bằng những chiếc thuyền qua lại ở biển Đông, văn hoá nμy đã lan toả đến quần đảo Inđônêxia”14. Với văn hoá Đông Sơn, ng−ời Việt cổ đã lμ chủ nhân của một nền văn hoá phong phú, đậm chất nhân văn. Nền văn hoá ấy đã đ−ợc hình thμnh vμ xây dựng một cách vững chắc, trở thμnh nền tảng cho những thời kì văn hoá sau. Đời sống tinh thần của ng−ời Đông Sơn phong phú, tâm hồn họ đôn hậu trong một xã hội khá thanh bình, thuận hoμ từ trên xuống d−ới. Họ mở hội vμo mùa thu. Ngμy hội lμ dịp họ sinh hoạt văn nghệ, đặc biệt các nam nữ thanh niên rất thích hát đối đáp, thích kể chuyện vμ nhảy múa. Trong thời kì nμy, thần thoại vμ sử thi lμ hai thể loại đáng chú ý. Thời kì thiên niên kỉ đầu Công nguyên đ−ợc giới nghiên cứu định danh bằng nhiều tên gọi: thời kì Bắc thuộc; thời kì Bắc thuộc vμ chống Bắc thuộc; thời kì đại hội nhập văn hoá Tiền Đại Việt. 14 Hμ Văn Tấn chủ biên (1994), Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr. 419 - 426. 9
  10. Năm 111 tr−ớc Công nguyên, n−ớc Nam Việt của Triệu Đμ bị thôn tính bởi đế quốc Hán. Lãnh thổ của n−ớc Âu Lạc cũ lúc ấy thuộc về Nam Việt cũng bị sáp nhập vμo nhμ Hán. Sau nhμ Hán, các nhμ Ngô, Tần, Tống, Tề, Trần, Tuỳ, Đ−ờng kế tiếp nhau đô hộ n−ớc ta. Nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy với các cuộc khởi nghĩa của bμ Triệu, Lý Bí, Lý Tự Tiên, Mai Thúc Loan, Phùng H−ng, D−ơng Thanh. Trong hơn m−ời thế kỉ, khi tμn bạo, hμ khắc, lúc thâm độc, tinh vi, kẻ đô hộ luôn luôn muốn thôn tính vĩnh viễn n−ớc ta vμo bản đồ đế quốc ph−ơng Bắc. Nếu nh− trong thời kì văn hoá Đông Sơn, văn hoá của ng−ời Việt cổ không sâu rễ, bền gốc trên đất n−ớc Việt, ch−a tạo đ−ợc căn c−ớc riêng biệt thì mục tiêu của kẻ đô hộ sẽ đạt đ−ợc. Nh−ng nhờ có sức đề kháng văn hoá bền bỉ, dẻo dai, ng−ời Việt cổ không những không đánh mất mình, mμ còn phân biệt rất rõ giữa văn hoá vμ chính trị, chủ động tiếp thu những thμnh tựu văn hoá Trung Quốc vμ ấn Độ, xây dựng nền văn minh Tiền Đại Việt. Điều nμy lμ một thực tế khách quan, nằm ngoμi ý muốn của những kẻ xâm l−ợc. Chính vì vậy, nhìn từ góc độ văn hoá, Phó Giáo s− Nguyễn Duy Hinh đã gọi đây lμ thời kì đại hội nhập văn hoá để tạo nên một sức mạnh dân tộc mới. Trong thời kì nμy, đồ sắt đ−ợc sử dụng ngμy cμng nhiều trong sản xuất, tuy rằng công nghệ đúc đồng vẫn còn tồn tại cho đến ngμy nay. Việc canh tác dùng sức kéo của trâu bò với l−ỡi cμy sắt ngμy cμng trở nên phổ biến. Việc đắp thêm đê, sửa sang nạo vét các kênh m−ơng để lấy n−ớc cùng với việc sử dụng phân bón đã dẫn tới việc thâm canh lúa. Dân ta còn biết trồng rau muống trên các bè thả trên mặt ao, hồ. Tuỳ theo khí hậu vμ thổ nh−ỡng mỗi vùng, họ trồng nhiều loại cây ăn quả. Đặc biệt, dân ta nuôi một loại kiến vμng để trừ sâu bọ cho cây cam. Điều nμy lμm cho ng−ời Trung Quốc rất ngạc nhiên. Các nghề thủ công khá phát triển. Tiếp thu công nghệ lμm giấy của ng−ời Trung Quốc, từ các nguyên liệu bản địa, ng−ời Việt cổ sản xuất đ−ợc loại giấy trầm h−ơng rất thơm vμ bền. Sự chuyển biến trong nền kinh tế vμ sự phong phú về tμi nguyên vμ đặc sản của vùng nhiệt đới đã thu hút nhiều th−ơng nhân đến n−ớc ta. Đến thế kỉ II - III sau Công nguyên, Nho giáo đã đ−ợc 10
  11. truyền bá t−ơng đối hoμn chỉnh trong tầng lớp trên của ng−ời Tiền Đại Việt. Đạo giáo có thể đã du nhập vμo n−ớc ta từ cuối thế kỉ II tr−ớc Công nguyên, nh−ng sự truyền bá của nó vμo n−ớc ta chỉ đ−ợc tăng c−ờng vμo khoảng cuối thế kỉ II sau Công nguyên. Sơn Tinh vμ Chử Đồng Tử lμ những vị thần n−ớc ta đ−ợc dân ta tô điểm bằng hμo quang của Đạo giáo15. Phật giáo lμ một tôn giáo lớn, có nguồn gốc từ ấn Độ. Trong suốt ba thế kỉ đầu Công nguyên, Phật giáo do các nhμ s− ấn Độ theo đ−ờng biển truyền bá vμo n−ớc ta, tập trung nhất ở vùng Dâu, nay thuộc huyện Thuận Thμnh, tỉnh Bắc Ninh. Từ thế kỉ IV, V trở đi, ng−ời Tiền Đại Việt lại tiếp nhận ảnh h−ởng của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc truyền sang. Trong thời kì nμy, với sự du nhập của lịch ph−ơng Bắc cùng với tục ăn Tết Nguyên đán, với sự có mặt ngμy cμng ổn định vμ có hiệu quả của lúa chiêm tăng vụ, thời gian mở hội lμng đã chuyển dần từ mùa thu sang mùa xuân, hội xuân dần dần thay thế hội thu, nh−ng hội thu không bị mất hẳn, vì thế mμ cả hai hội cùng tồn tại, trong đó hội xuân chiếm số l−ợng nhiều hơn. Trong thời kì thiên niên kỉ đầu Công nguyên, bên cạnh các thể loại nh− truyện cổ tích, dân ca, thể loại truyền thuyết phát triển mạnh mẽ, thể hiện ý chí kiên c−ờng của ng−ời Việt cổ. Thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX còn đ−ợc gọi lμ thời kì văn hoá truyền thống hoặc lμ thời kì nhμ n−ớc quân chủ độc lập. Năm 938, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; năm sau x−ng v−ơng, đóng đô ở Cổ Loa, mở đầu kỉ nguyên độc lập của chế độ quân chủ Việt Nam. Sau nhμ Ngô, đất n−ớc ta bị chia năm xẻ bảy bởi nạn 12 sứ quân. Năm 967, dẹp xong loại cát cứ, năm sau Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoμng đế lấy quốc hiệu lμ Đại Cồ Việt (đóng đô ở Hoa L−, Ninh Bình). Sau nhμ Đinh, Lê Hoμn lên ngôi, đại thắng quân Tống trên sông Bạch Đằng. Sau nhμ tiền Lê, năm 1010, Lý Công Uẩn tiếp quản triều chính một cách hoμ bình, dời đô từ Hoa L− về Thăng Long (Hμ Nội), mở đầu v−ơng 15 Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hμ Nội, tr. 288 - 291. 11
  12. triều Lý 216 năm với chín đời vua. Bằng một cuộc đảo chính ngoạn mục do Trần Thủ Độ sắp đặt, năm 1226, nhμ Trần thay thế nhμ Lý trên vũ đμi chính trị. Nhμ Trần ba lần đánh tan quân xâm l−ợc Nguyên - Mông. Trong thời nhμ Trần có bộ luật mới lμ Hình th−, có bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn H−u. Năm 1400, v−ơng triều nhμ Trần bị thay thế bởi nhμ Hồ. Sau khi đánh bại nhμ Hồ (1406), quân xâm l−ợc Minh đặt ách đô hộ 20 năm, thi hμnh nhiều chính sách tμn bạo vμ thâm độc. Cuộc khởi nghĩa vμ kháng chiến thμnh công của Lê Lợi đã mở ra một triều đại dμi nhất Việt Nam. Triều Lê kéo dμi 360 năm (1428 - 1788) với 28 đời vua, với bản đồ vμ bộ luật Hồng Đức, với cuộc xung đột Nam Bắc triều kéo dμi gần 70 năm, với nghịch cảnh vua Lê chúa Trịnh, với sự chia cắt vμ nội chiến trong đất n−ớc hơn hai thế kỉ. Năm 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long, lập lại trật tự ở Bắc Hμ, triều Lê bị xoá bỏ. Năm sau, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Nhμ Tây Sơn tồn tại đ−ợc 14 năm. Năm 1802, nhμ Nguyễn thay thế nhμ Tây Sơn, cho đến các năm 1883 - 1884 thì kí hai hiệp −ớc Hacmăng, Patơnôt công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Nh− vậy, từ năm 939 đến cuối thế kỉ XIX, trừ 20 năm Minh thuộc, các v−ơng triều kế tục thay thế nhau cai quản một quốc gia quân chủ độc lập. Trong thời kì văn hoá truyền thống, sản xuất nông nghiệp có nhiều b−ớc phát triển. Bên cạnh nghề nông, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh với trình độ kỹ thuật vμ công nghệ ngμy cμng tinh xảo hơn. Ng−ời Đại Việt tự nhận mình lμ một n−ớc văn hiến (thí dụ, Nguyễn Trãi (1380 - 1442) với Bình Ngô đại cáo). Ng−ời Đại Việt sử dụng chữ Hán, chữ Nôm vμ chữ quốc ngữ. Về ng−ời Việt, nhiều tác giả n−ớc ngoμi ở thế kỉ XVII đã có những nhận xét với nhiều thiện cảm. Họ cho rằng tiếng nói của ng−ời Việt nghe êm tai, nhẹ nhμng một cách tự nhiên. Ng−ời Việt có trí nhớ tốt, lịch sự, mến khách, giản dị, cởi mở với ng−ời n−ớc ngoμi, sẵn sμng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn16. 16 Xem các nhận xét của: C. Borri, Jean - Baptiste Tavernier, 12
  13. Trong xã hội nông nghiệp truyền thống có chữ viết, văn hoá văn minh của ng−ời Việt đa dạng, phong phú, có bản sắc riêng, đạt trình độ cao trong khu vực. Điều nμy không chỉ do ng−ời Việt nhận thức về bản thân mình, mμ còn có những ng−ời n−ớc ngoμi nhìn nhận có thể ch−a đầy đủ, nh−ng khá khách quan. Trong thời kì nμy, văn học dân gian rất phát triển. Truyền thuyết cũ đ−ợc bổ sung những tình tiết mới; nhiều truyền thuyết mới ra đời. Các yếu tố kì diệu hoang đ−ờng th−ờng đ−ợc sử dụng nh− một biện pháp chủ yếu để khắc họa chân dung những vị anh hùng Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Hai Bμ Tr−ng, Tr−ơng Hống, Tr−ơng Hát, Lê Đại Hμnh, Đinh Tiên Hoμng, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực. Trong giai đoạn đầu của thời kì văn hoá truyền thống, có nhiều truyện cổ tích thần kì đặc sắc; trong giai đoạn sau (tức lμ từ thế kỉ XVI trở đi đến cuối thế kỉ XIX), truyện cổ tích sinh hoạt phát triển mạnh. Đến thế kỉ XV, qua thơ Nôm Nguyễn Trãi, diện mạo tục ngữ đã hoμn chỉnh: có câu một vế, có câu hai vế, có câu ngắn bốn tiếng, có câu dμi 16 tiếng, có câu có vần, có câu không có vần, đã phong phú về nội dung, đa dạng mặt nghệ thuật. Truyện c−ời tiếp tục cất lên tiếng c−ời khôi hμi để cho cuộc sống thêm ý vị, tiếng c−ời châm biếm để chế giễu những thói h− tật xấu trong nội bộ dân chúng, tiếng c−ời đả kích sâu cay nhằm vμo tầng lớp thống trị vμ bọn ngoại bang áp bức. Từ thế kỉ XVI trở đi, khi chế độ quân chủ lâm vμo khủng hoảng, tác giả dân gian đã c−ời giễu cả chúa Trịnh, vua Lê, đến cả thần quyền; vμ cả những viên sứ Tμu cũng trở thμnh những nhân vật trong “hμi kịch dân gian”. Với ng−ời Đại Việt, thể loại truyện c−ời đã hoμn thiện mẫu mực về mặt nghệ thuật, hết sức dồi dμo về số l−ợng. Thời Trần đã thịnh hμnh lối hát đối đáp nam nữ. Đến cuối thế kỉ XVIII, Nguyễn Du cho biết nhμ thơ đã học tiếng nói của ng−ời trồng dâu, trồng gai qua ca dao. Đại đa số các bμi ca dao đ−ợc sáng tác bằng hình thức thơ lục bát. Căn cứ vμo những tμi liệu hiện có, chúng ta biết rằng, cuối thế kỉ XV đã có mặt thể thơ nμy. Đến cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, ca dao ng−ời Việt đã đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực. Chèo lμ sân khấu 13
  14. kể chuyện. Vμo khoảng thế kỉ XVI – XVII, sân khấu chèo đã hoμn chỉnh vμ để chín muồi ở thế kỉ XVIII - XIX. Nếu chèo sân đình phổ biến ở Bắc Bộ thì tuồng dân gian lμ hình thức sân khấu dân dã vμ quen thuộc ở Trung Bộ. Tuồng dân gian ra đời vμo khoảng từ thế kỉ XVI - XVII, thiên về giáo dục chữ nghĩa, chữ thiện. Cốt truyện của vở diễn th−ờng đơn giản vμ không chặt chẽ. Xung đột trong tuồng dân gian th−ờng không quá gay gắt. Nhiều vở diễn đem lại tiếng c−ời thoải mái cho ng−ời xem. Vì thế mới có ý kiến gọi đây lμ tuồng hμi. Ngôn ngữ tuồng dân gian mộc mạc, gần với ngôn ngữ đời th−ờng, ít dùng điển cố Hán học. Sau khi n−ớc ta giμnh đ−ợc độc lập, văn học Đại Việt bao gồm hai dòng: dòng văn học dân gian vμ văn học viết. Theo quy luật chung của nhiều dòng văn học trên thế giới, lẽ ra trong các thế kỉ X, XI, XII, XIII, văn học dân gian lμ nền tảng của văn học viết. Song ở n−ớc ta, tình hình lại không hẳn nh− vậy. Xét về mặt văn tự, thi liệu vμ các thể văn, dòng văn học viết của quốc gia Đại Việt hình thμnh trong việc chủ động tiếp thu ảnh h−ởng của văn học Trung Quốc. Hầu hết các nhμ s− thời Lý, các văn nhân võ t−ớng thời Trần đều dùng chữ Hán vμ các thể văn Trung Quốc để thể hiện những vấn đề trọng đại của quốc gia, để diễn tả những rung động của tâm hồn tr−ớc non sông đất n−ớc vμ cuộc sống đ−ơng thời. Đến thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã sáng tác một khối l−ợng lớn các tác phẩm văn học bằng cả hai thứ văn tự: chữ Hán vμ chữ Nôm. Con đ−ờng đi của dòng văn học viết lμ cμng ngμy cμng dân tộc hoá về mặt hình thức ngôn từ, cμng sử dụng nhiều thi liệu văn học dân gian. Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ điều đó. Truyện Kiều lμ tập đại thμnh, lμ đỉnh cao nhất của dòng văn học viết thời Đại Việt. Để có đ−ợc Truyện Kiều, tr−ớc hết phải kể đến thiên tμi của Nguyễn Du. Tất nhiên còn có những nguyên nhân khác, trong đó có việc Tố Nh− đã tiếp thu những tinh hoa của thơ ca dân gian. Nếu các nhμ thơ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến) đã chủ động tiếp thu những tinh hoa của thơ ca dân gian thì các tác giả văn xuôi của dòng 14
  15. văn học viết Đại Việt cũng đã khai thác một cách có hiệu quả các truyện dân gian. Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Đoμn Thị Điểm (thế kỉ XVIII) khi viết các tác phẩm truyền kì đã h− cấu chúng thμnh các câu chuyện hoμn chỉnh vừa có tính lãng mạn, vừa có tính t− t−ởng sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao17. Trong mối quan hệ hai chiều giữa văn học dân gian vμ văn học viết, “văn học dân gian cho nhiều hơn lμ nhận”18. Tuy nhiên, văn học dân gian cũng tiếp thu từ văn học viết một số điển tích Hán học vμ văn hoá chữ Hán để lμm giμu có tiếng Việt vμ kho tμng tục ngữ. Trong kho tμng thơ ca dân gian ng−ời Việt, ng−ời ta cũng cảm thấy ở một số bμi “phảng phất có phong vị thơ Kiều”19. Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, văn hoá Việt Nam ở thời kì chuyển tiếp từ văn hoá truyền thống sang văn hoá hiện đại. Trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, n−ớc ta bị thực dân Pháp đô hộ, xã hội Việt Nam lμ xã hội thuộc địa nửa quân chủ. Về mặt ý thức hệ vμ t− t−ởng, Nho giáo dần dần tμn lụi, tuy không mất hẳn. ở nông thôn, Đạo giáo vμ Phật giáo vẫn có đất để tồn tại; đặc biệt Đạo Cơ đốc phát triển hơn tr−ớc. Dân ta vẫn tiếp tục tham gia các hội hè đình đám. Vμo năm 1937, hội Gióng vẫn đ−ợc tổ chức một cách trang nghiêm với quy mô hoμnh tráng. Văn học dân gian trong giai đoạn nμy vừa bảo l−u văn học dân gian của thời kì tr−ớc vừa có những thay đổi khác tr−ớc. Những truyện cổ tích mới, truyền thuyết mới rất ít đ−ợc sáng tác. Các cuộc hát dân ca vẫn theo lề lối cũ. Những bμi vè thế sự nh− một thứ khẩu báo vẫn tiếp tục đ−ợc sáng tác để ghi lại tức thì, để chế giễu những thói h− tật xấu. Bên cạnh mảng vè thế sự, những bμi vè lịch sử xuất hiện khá nhiều. Trong giai đoạn nμy, có một lực l−ợng mới tham gia sáng tác vμ l−u truyền văn học dân gian tạo thμnh 17 Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian ng−ời Việt góc nhìn thể loại, Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr. 287. 18 Lê Kinh Khiên (2003) “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết”, trong tập sách nhiều tác giả: Tổng tập văn học dân gian ng−ời Việt. Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr. 19, 19 Kiều Thu Hoạch (2006), sđd, tr. 300. 15
  16. văn học dân gian công nhân. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến đêm tr−ớc của Cách mạng tháng Tám, một mặt sân khấu chèo vẫn tiếp tục tồn tại ở nông thôn với những gánh chèo nay đây mai đó, mặt khác đã xuất hiện chèo văn minh (tức chèo mới). Chèo đã ra thμnh thị, đã vμo rạp hát. Đã xuất hiện kiểu tác giả chuyên sáng tác những vở chèo mới. Trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, chế độ thực dân nửa quân chủ chấm dứt. Một đặc điểm kéo dμi trong giai đoạn nμy lμ tình hình hoμ bình xen kẽ chiến tranh. Tâm lý thời chiến vμ t− t−ởng lo loạn lạc, phòng xa th−ờng trực trong một bộ phận không nhỏ c− dân. Đặc điểm thứ hai lμ sự phát triển không giống nhau về mặt văn hoá giữa hai miền Nam, Bắc. Sau khi đất n−ớc thống nhất (30-4-1975), sau một thời gian dμi bị bao vây, cô lập do thái độ thù địch của nhiều n−ớc ph−ơng Tây, trong hơn hai chục năm qua, Việt Nam b−ớc vμo thời kì Đổi mới trong bối cảnh của sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa, chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng vμ mở cửa, hội nhập về kinh tế, văn hoá với các n−ớc trong khu vực vμ trên thế giới. Chúng ta th−ờng gọi văn học dân gian trong giai đoạn nμy lμ văn học dân gian hiện đại. Số l−ợng các tác phẩm văn học dân gian hiện đại không phong phú bằng số l−ợng các tác phẩm trong thời kì văn hoá truyền thống. Những thể loại nh− truyện cổ tích, truyền thuyết một đi không trở lại, các cuộc hát giao duyên nam nữ trở nên hiếm hoi. Các thể loại khác nh− tục ngữ, câu đố, truyện c−ời, giai thoại, ca dao, vè tiếp tục tồn tại với việc kể lại, in lại những tác phẩm của thời kì tr−ớc, giai đoạn tr−ớc vμ sáng tác những tác phẩm mới. Dù số l−ợng không phong phú nh−ng những tác phẩm văn học dân gian hiện đại vẫn cần thiết vμ có ích. Chúng lμ một tồn tại khách quan. * * * 16
  17. Bên cạnh văn học dân gian ng−ời Việt, còn có văn học dân gian của 53 dân tộc thiểu số. Sáng tác truyền miệng dân gian của các dân tộc bổ sung cho nhau, lμm phong phú văn học dân gian cả n−ớc. Nếu nh− ng−ời Việt dồi dμo về truyền thuyết, giμu có về truyện c−ời, tự hμo về kho tμng tục ngữ, có nhiều tích chèo, tuồng dân gian thì cho đến nay họ lại không còn l−u giữ đ−ợc nhiều dân ca nghi lễ vμ dân ca lao động; ch−a tìm đ−ợc một tác phẩm sử thi nμo20. Trong khi đó, nhìn chung các dân tộc thiểu số rất hiếm truyện c−ời, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết; hầu nh− không có kịch bản sân khấu dân gian; nh−ng lại l−u giữ rất nhiều dân ca nghi lễ, dân ca lao động, có sử thi Thái, sử thi M−ờng, đặc biệt lμ kho tμng sử thi Tây Nguyên hết sức đồ sộ. Đã có sự giao l−u, ảnh h−ởng lẫn nhau trong văn học dân gian các dân tộc, tạo nên giá trị mới trong nội bộ văn học dân gian từng dân tộc, vμ cũng từ đó lμm giμu thêm h−ơng sắc văn học dân gian cả n−ớc. Thí dụ, nếu truyện thơ của các dân tộc M−ờng, Thái th−ờng có kết thúc bi kịch, thì truyện thơ Nôm Tμy do chịu ảnh h−ởng của truyện thơ Nôm ng−ời Việt, nên có nhiều tác phẩm có kết thúc có hậu. Văn học dân gian các dân tộc n−ớc ta lμ món ăn tinh thần không thể thiếu, phản ánh nhận thức của các c− dân về thiên nhiên, đất n−ớc, ca ngợi quê h−ơng, tổ quốc, ghi nhận vμ l−u truyền những tri thức về lao động sản xuất, về đánh bắt, chăn nuôi vμ buôn bán, về đối nhân xử thế, cất tiếng c−ời chế giễu thói h− tật xấu, phản kháng lại áp bức bất công, ca ngợi điều thiện, thể hiện những cung bậc tình cảm trong tình yêu lứa đôi, phản ánh những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, xã hội, Đó lμ những nét chung, lμ tính thống nhất trong sáng tác truyền miệng của các dân tộc. Cái chung nμy, tính thống nhất nμy không lμm mất đi nét riêng, nét bản sắc của văn học dân 20 Có hai quan niệm. Quan niệm thứ nhất cho rằng, các dân tộc đều có sử thi. Sử thi của ng−ời Việt bị tan rã trong thời kì Bắc thuộc, do ách thống trị của đế quốc ph−ơng Bắc, do bản thân hoμn cảnh của một dân tộc bị nô dịch lμm mất môi tr−ờng sống của anh hùng ca, do tác động của Phật giáo, Đạo giáo, nhất lμ Nho giáo. Quan niệm nμy lμ phổ biến vμ tiêu biểu cho nó lμ Phó giáo s− Đỗ Bình Trị (1991). Quan niệm thứ hai cho rằng, không phải dân tộc nμo cũng có sử thi. Văn học của ng−ời Hán có bề dμy hμng ngμn năm vμ hết sức độ sộ nh−ng đến nay vẫn ch−a phát hiện đ−ợc tác phẩm sử thi nμo. Ng−ời Việt có thể không có sử thi. Nếu quan niệm nμy đúng thì những điều kiện nμo, nguyên nhân nμo dẫn đến việc có hay không sử thi với t− cách lμ một thể loại văn học dân gian. Xem: Nguyễn Xuân Kính (2008). 17
  18. gian từng dân tộc, thậm chí trong khi cùng đúc kết một vμi kinh nghiệm, cùng kể lại một cuộc giao tranh, cùng cụ thể hoá một cốt truyện, các dân tộc th−ờng thể hiện nét riêng. Nếu tục ngữ của ng−ời Việt có các câu “Gần lửa rát mặt”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thì tục ngữ Thái cũng có câu “Gần nồi thì đen, gần đèn thì sáng”; tục ngữ của ng−ời Tμy, ng−ời Nùng lại có các câu “Gần lửa rát mặt, gần sông sạch mình”, “Gần quan thì khổ, gần nồi thì nhọ”21, ở sử thi Ê Đê, trong các cuộc chiến, chỉ có hai thủ lĩnh quyết đấu, mặc dù đi theo họ lμ đám đông “ùn ùn nh− kiến nh− mối”; còn ở sử thi Mơ Nông thì các nhân vật đánh nhau tập thể, mỗi bên có từ năm, bảy ng−ời đến vμi chục ng−ời. Nếu trong sử thi Ê Đê, Mơ Nông, ng−ời anh hùng c−ỡi voi thì ở sử thi Ba Na, Xơ Đăng, nhân vật chính lại c−ỡi ngựa. Nhiều dân tộc Tây Bắc có một cốt truyện tình bi đát. Cốt truyện đó lμ: Một đôi trai gái yêu nhau, vì lí do nμo đó họ không lấy đ−ợc nhau vμ cùng tự tử chết. Đối với ng−ời Thái, ng−ời con gái treo cổ lên một thân cây thẳng cao hμng chục mét. Xác nμng toả mùi h−ơng thơm cả cánh rừng. Ng−ời con trai nghe tin dữ, liền đi vμo rừng vμ cũng treo cổ. Khi ấy, trời nổi gió đ−a thân thể hai ng−ời chạm vμo nhau, toé lửa, biến thμnh ngôi sao Hôm vμ sao Mai mãi mãi theo nhau trên nền trời. Còn ng−ời H’mông thì để cho ng−ời con gái nằm chết giữa đỉnh đồi, mặt ngửa nhìn trời xanh, chết không thèm nhắm mắt. Giáo s− Tô Ngọc Thanh phân tích: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất lμ “chết trữ tình, đầy chất thơ vμ cái chết thứ hai lμ “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ không? Vμ với hai kiểu cách chết, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn vμ nhân cách văn hoá mỗi dân tộc không?”22. N.X.K Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1/2010 21 Chu Xuân Diên, L−ơng Văn Đang, Ph−ơng Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội tái bản, Hμ Nội, tr. 56. 22 Tô Ngọc Thanh (1996), “Vùng văn hoá Tây Bắc”, in trong tập sách: Trần Quốc V−ợng chủ biên, Văn hoá học đại c−ơng vμ cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hμ Nội, tr. 331. Những chỗ in nghiêng lμ do T.N.T nhấn mạnh. Bμi nμy in lần đầu năm 1995, trong cuốn sách: Đinh Gia Khánh vμ Cù Huy Cận chủ biên, Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, Hμ Nội. 18