Văn hóa Doanh nghiệp - GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm

pdf 24 trang phuongnguyen 7741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn hóa Doanh nghiệp - GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoa_doanh_nghiep_gs_vs_tskh_tran_ngoc_them.pdf

Nội dung text: Văn hóa Doanh nghiệp - GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm

  1. Văn hóa Doanh nghiệp
  2. Bài của GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm - ĐH Quốc Gia TP.HCM Văn hóa Doanh nghiệp Kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận rất cao. Việt Nam có thành ngữ “Một vốn bốn lời”. Trung Hoa còn có thành ngữ “Nhất bản vạn lợi” → tham vọng của nhà doanh nghiệp! Do mục đích của kinh doanh là kiếm lời → hoạt động kinh doanh thường để lại ấn tượng xấu. Trong kinh doanh buôn bán: kiếm lời bằng hàng giả, hàng rởm, lừa đảo, buôn lậu, đầu cơ, trốn thuế Trong kinh doanh sản xuất: kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, bóc lột quá mức tài nguyên con người → Trong nhận thức chung của nhiều dân tộc, kinh doanh thường đối lập với văn hoá. Vai trò của văn hoá trong kinh doanh Gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến vai trò của văn hoá trong kinh doanh Có hai lý do chính dẫn đến hiện tượng này. 1) Lý do khách quan: Trào lưu hội nhập và toàn cầu hoá với tốc độ chóng mặt kéo theo sự nhất thể hoá về mọi mặt và đe doạ nghiêm trọng sự sinh tồn của các nền văn hoá cùng những bản sắc riêng của mỗi dân tộc. → Trên phạm vi toàn thế giới xuất hiện xu hướng đề cao văn hoá, quay trở về với văn hoá dân tộc để tạo thế cân bằng. 2) Lý do chủ quan: Sự thất bại của nhiều tập đoàn kinh doanh lớn do cách hành xử phi văn hóa, thiếu đạo đức. Tập đoàn Nike bị người tiêu dùng Mỹ tẩy chay do sử dụng lao động trẻ em ở Pakistan vào việc sản xuất bóng dùng trong giải vô địch bóng đá thế giới. Việc tẩy chay → cổ phiếu của công ty này giảm từ 76 USD năm 1997 xuống còn 27 USD năm 2000. Công ty phải đưa ra bản Hiến chương về đạo đức đối với các nhà cung ứng ở châu Á. Tập đoàn khổng lồ Daewoo phá sản năm 1999 với số nợ là 75 tỷ USD. Chủ tịch và người sáng lập Kim Woo-chung từ một nhân vật huyền thoại sau 6 năm trốn chạy ở nước ngoài đến 14-6-2005 đã bị bắt. Các vụ thảm hoạ về môi trường, nạn rửa tiền, tệ tham nhũng đã cuốn vào vũng bùn biết bao công ty và tập đoàn kinh tế hùng mạnh, biết bao chính khách và cả các ngân hàng Do vậy, ngày nay các doanh nghiệp thức thời dù muốn làm ăn có uy tín hay chỉ đơn thuần muốn có uy tín để làm ăn đều phải quan tâm, hoặc chí ít là tỏ ra quan tâm đến VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP. Các hội thảo được tổ chức, các câu lạc bộ được mở ra, các trung tâm được thành lập Trên đây là đoạn trích trong bài giảng của Giáo sư - Viện sỹ - Tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm về "Văn hóa doanh nghiệp", ông đã tập trung nêu bật các vấn đề về VĂN HÓA - CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA - VĂN HÓA DOANH NGHIỆP và đi đến kết luận: Để xây dựng VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP như một hệ thống giá trị, cần phải xây dựng từng tiểu hệ giá trị của nó, bao gồm: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử. Trong mỗi tiểu hệ ấy lại có các tiểu-tiểu hệ nữa. Để xây dựng các tiểu hệ và tiểu-tiểu hệ thì cần CÓ những gì và cần phải LÀM những gì? Một thứ duy nhất cần có, đó là Hiểu Biết. Hiểu biết cần thiết cho việc xây dựng văn 1
  3. hoá doanh nghiệp, theo ông, gồm ít nhất là bốn loại tri thức sau: - Thứ nhất, đó là những tri thức và quy luật chung về văn hoá. - Thứ hai, đó là những tri thức về lịch sử và thành tựu của các loại hình văn hoá doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình văn hoá doanh nghiệp Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên). - Thứ ba, đó là những tri thức về văn hoá và truyền thống văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. - Thứ tư, nếu doanh nghiệp là đa quốc gia, thì còn cần phải có hiểu biết về văn hoá và truyền thống văn hoá doanh nghiệp của tất cả các quốc gia thành viên nữa. Sau khi có đủ bốn loại tri thức trên, quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần làm phải kinh qua năm bước: suy ngẫm – sáng tạo – trưng cầu – đúc kết – phổ biến. SUY NGẪM và SÁNG TẠO là hai bước mà kết quả của nó hoàn toàn lệ thuộc vào năng lực riêng của từng chủ doanh nghiệp, nên ở đây miễn bàn. Sau khi những thành tố cơ bản của văn hoá doanh nghiệp đã định hình, cần đưa ra trao đổi và TRƯNG CẦU ý kiến của các đồng nghiệp và thuộc cấp, những người mà cuộc đời họ gắn bó với doanh nghiệp. Sau khi góp ý, những phác thảo của văn hoá doanh nghiệp cần được ĐÚC KẾT lại thành hệ thống chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu. Rồi tiếp tục rút gọn và trình bày dưới dạng những công thức, quy tắc, khẩu hiệu, logo, bài hát cho dễ nhớ dễ thuộc (những thứ này người ta hay ngộ nhận là toàn bộ văn hoá doanh nghiệp, thực ra chỉ là những biểu hiện bề ngoài được đúc kết trong khâu áp chót của quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp mà thôi!). Phật giáo có kinh sách hàng trăm bộ, hàng chục ngàn trang, nghiên cứu cả đời không hết; nhưng toàn bộ trí tuệ ấy cũng có thể cô nén lại trong một bài “Tứ diệu đế” mà đức Thích Ca từng trình bày trong một buổi. Cô nén nữa, chỉ cần ba chữ là Khổ và Khổ Diệt. Cuối cùng là PHỔ BIẾN. Trong Phật giáo có tam bảo là ba của báu: Phật-Pháp-Tăng. Trong doanh nghiệp cũng có ba của báu là Người Sáng Lập Doanh Nghiệp, Văn Hoá Doanh Nghiệp, và Đội Ngũ Lãnh Đạo Cơ Sở. Ở các doanh nghiệp lớn, Người Sáng Lập thường là người có tài năng, trí tuệ đặc biệt (và trong phần lớn trường hợp, cả đức độ nữa), do vậy, đó chính là một của báu. Văn Hoá Doanh Nghiệp, hay ít ra là những nét cơ bản của nó, bao giờ cũng do chính Người Sáng Lập tạo ra; có thể nói không ngoa rằng người sáng lập thế nào thì văn hoá doanh nghiệp sẽ có hình hài thế ấy. Nhưng có văn hoá doanh nghiệp rồi, nó có duy trì và phát huy hiệu lực được hay không là nhờ vào Đội Ngũ Lãnh Đạo Cơ Sở, những mắt xích nối kết doanh nghiệp với hàng ngàn nhân viên. Bởi vậy, việc phổ biến văn hoá doanh nghiệp trước hết phải nhằm vào đội ngũ này. Đội ngũ này cần phải hiểu thấu đáo văn hoá doanh nghiệp, cả về lý trí và tình cảm. Bởi vậy, cần có những lớp tập huấn, nghiên cứu, thảo luận dành cho họ. Đối với đại chúng nhân viên, cần mở những lớp hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn, ấn tượng. Cần thường xuyên lưu hành những tài liệu phát không, những tờ rơi giới thiệu và hướng dẫn về văn hoá doanh nghiệp. Tổ chức thường kỳ những cuộc thi tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, hàng năm tổng kết và tuyên dương những điển hình gương mẫu về văn hoá doanh nghiệp. Với chương trình đòi hỏi phải tích luỹ bốn loại tri thức và thực hiện năm bước vừa nêu, có thể thấy việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp hoàn toàn không đơn giản. Nếu là một doanh nghiệp quan tâm đến văn hoá chỉ đơn thuần vì muốn có uy tín để làm ăn thì một logo bắt mắt, một khẩu hiệu thật kêu đã là quá đủ. Còn đối với những con người nghiêm túc, doanh nghiệp nghiêm túc, thì làm gì có việc gì đơn giản? Nhất là đối với xây dựng văn hoá doanh nghiệp là công việc hệ trọng, liên 2
  4. quan đến Lợi và Nghĩa, tức là đến sự Phát triển Bền vững trong nhiều thế hệ của cả một doanh nghiệp! Tôi tin rằng các quý vị ngồi đây sẽ không ngại bắt tay vào xây dựng một cách nghiêm túc một văn hoá cho doanh nghiệp mình! 3
  5. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GS.VS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM (Đại học Quốc gia Tp.HCM) NỘI DUNG Nhập đề: Văn hoá và Kinh doanh I- Văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp II- Loại hình văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp Thay lời kết: Để xây dựng một Văn hoá doanh nghiệp Nhập đề: VĂN HÓA VÀ KINH DOANH 1. Kinh tế, kinh doanh, văn hóa F. Engels: hai đặc điểm quan trọng nhất khu biệt con người với con vật là lao động và ngôn ngữ. Lao động = một loại hoạt động – hoạt động kinh tế – nhằm đáp ứng một cách chủ động những nhu cầu thiết thân nhất của con người. Ngôn ngữ = một loại sản phẩm – sản phẩm tinh thần – nhằm liên kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội. Lao động và ngôn ngữ ≈ kinh tế và xã hội = những thành tố của một thuộc tính chung nhất khu biệt con người với con vật = văn hoá. Con người, một cách chung nhất, là một động vật có văn hoá. Hoạt động kinh tế phục vụ cho các nhu cầu của chính bản thân mình. → mở rộng ra phục vụ cho các nhu cầu của những người khác nhằm kiếm lợi để gián tiếp phục vụ cho các nhu cầu của riêng mình → kinh doanh. Hình thức kinh doanh kiếm lời cổ xưa nhất là buôn bán (người Do Thái ở Tây Nam Á, người nhà Thương ở Đông Bắc Á). Việc kinh doanh kiếm lời thông qua sản xuất hàng hoá chỉ thực sự nở rộ và phát đạt cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. ‘Doanh nhân’, ‘doanh nghiệp’, ‘kinh doanh’ là những khái niệm chỉ con người, tổ chức và hoạt động gắn liền với sự ra đời của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường và mục đích kiếm lời. Chữ “doanh” 營 trong “doanh nghiệp” = ‘quản lý’; chữ “doanh”贏 trong “doanh lợi” = ‘tiền lời’. Kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận rất cao. Việt Nam có thành ngữ “Một vốn bốn lời”. Trung Hoa còn có thành ngữ “Nhất bản vạn lợi” → tham vọng của nhà doanh nghiệp! Do mục đích của kinh doanh là kiếm lời → hoạt động kinh doanh thường để lại ấn tượng xấu. Trong kinh doanh buôn bán: kiếm lời bằng hàng giả, hàng rởm, lừa đảo, buôn lậu, đầu cơ, trốn thuế Trong kinh doanh sản xuất: kiếm lời bằng cách khai thác 4
  6. bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, bóc lột quá mức tài nguyên con người → Trong nhận thức chung của nhiều dân tộc, kinh doanh thường đối lập với văn hoá. 2. Vai trò của văn hoá trong kinh doanh Gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến vai trò của văn hoá trong kinh doanh Có hai lý do chính dẫn đến hiện tượng này. 1) Lý do khách quan: Trào lưu hội nhập và toàn cầu hoá với tốc độ chóng mặt kéo theo sự nhất thể hoá về mọi mặt và đe doạ nghiêm trọng sự sinh tồn của các nền văn hoá cùng những bản sắc riêng của mỗi dân tộc. → Trên phạm vi toàn thế giới xuất hiện xu hướng đề cao văn hoá, quay trở về với văn hoá dân tộc để tạo thế cân bằng. 2) Lý do chủ quan: Sự thất bại của nhiều tập đoàn kinh doanh lớn do cách hành xử phi văn hóa, thiếu đạo đức. Tập đoàn Nike bị người tiêu dùng Mỹ tẩy chay do sử dụng lao động trẻ em ở Pakistan vào việc sản xuất bóng dùng trong giải vô địch bóng đá thế giới. Việc tẩy chay → cổ phiếu của công ty này giảm từ 76 USD năm 1997 xuống còn 27 USD năm 2000. Công ty phải đưa ra bản Hiến chương về đạo đức đối với các nhà cung ứng ở châu Á. Tập đoàn khổng lồ Daewoo phá sản năm 1999 với số nợ là 75 tỷ USD. Chủ tịch và người sáng lập Kim Woo-chung từ một nhân vật huyền thoại sau 6 năm trốn chạy ở nước ngoài đến 14-6-2005 đã bị bắt. Các vụ thảm hoạ về môi trường, nạn rửa tiền, tệ tham nhũng đã cuốn vào vũng bùn biết bao công ty và tập đoàn kinh tế hùng mạnh, biết bao chính khách và cả các ngân hàng Do vậy, ngày nay các doanh nghiệp thức thời dù muốn làm ăn có uy tín hay chỉ đơn thuần muốn có uy tín để làm ăn đều phải quan tâm, hoặc chí ít là tỏ ra quan tâm đến VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP. Các hội thảo được tổ chức, các câu lạc bộ được mở ra, các trung tâm được thành lập 3. Cách hiểu phổ biến về văn hoá doanh nghiệp Khái niệm văn hoá doanh nghiệp thường được hiểu một cách rất sơ lược, đơn giản. Một số người lý giải khái niệm “văn hoá doanh nghiệp” thông qua cặp quan hệ “văn hoá trong kinh doanh” và “kinh doanh có văn hoá”. Trong giới nghiên cứu phương Tây phổ biến quan niệm coi “văn hoá doanh nghiệp” là một dạng của “văn hoá tổ chức” (organizational culture). “Văn hoá tổ chức”, “văn hoá doanh nghiệp” thường được hiểu là một tập hợp của những biểu hiện hình thức như khẩu hiệu, logo; cách chào hỏi, nói năng; các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật trong doanh nghiệp như ca hát, nội san; các truyền thuyết, huyền thoại, tín ngưỡng của doanh nghiệp Để có một quan niệm đầy đủ về văn hoá doanh nghiệp, cần bắt đầu từ việc tìm hiểu một cách nghiêm túc xem văn hoá là gì? 5
  7. I- VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm "văn hóa" 1.2. Bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa 1.3. Nhận diện “chất văn hoá” 1.4. Khái niệm Văn hoá doanh nghiệp 1.4. Các chức năng của văn hoá và văn hoá doanh nghiệp 1.5. Cấu trúc của văn hoá và văn hoá doanh nghiệp 1.1. Khái niệm "văn hóa" Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng. Xét về phạm vi thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá tinh hoa. Văn hoá tinh hoa là một tiểu văn hoá chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Quy luật chung là những giá trị đáp ứng các nhu cầu càng xa những đòi hỏi vật chất, đời thường, nhất thời bao nhiêu thì tính giá trị, tính người càng cao bấy nhiêu, và do vậy càng mang tính tinh hoa về văn hoá. Theo nghĩa này, văn hoá thường được đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương. Xét về hoạt động thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá ứng xử. Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh. Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.” Dựa vào những định nghĩa đã có, năm 1995 chúng tôi đã đề xuất một định nghĩa văn hoá như sau: Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Định nghĩa này hàm chỉ một hệ toạ độ ba chiều mà trong đó văn hoá tồn tại: con người là chủ thể văn hoá; môi trường tự nhiên và xã hội là không gian văn hoá; quá trình hoạt động là thời gian văn hoá. Việc cụ thể hoá ba thông số của hệ toạ độ này sẽ cho ta những nền văn hoá khác nhau. Định nghĩa này còn chứa đựng bốn đặc trưng thỏa mãn yêu cầu cần và đủ để phân biệt văn hóa với những khái niệm, hiện tượng có liên quan. Đó là Tính hệ thống, Tính giá trị, Tính nhân sinh, và Tính lịch sử. Bốn đặc trưng này chính là cơ sở cho phép nhận diện “chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu. 6
  8. 1.2. Bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa 1- Tính hệ thống của văn hóa Mọi sự vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống. Tuy nhiên, văn hoá như một hệ thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các thành tố bộ phận. Nhiều định nghĩa lâu nay coi văn hóa như phép cộng của những tri thức rời rạc từ nhiều lĩnh vực. Định nghĩa văn hóa của E.B. Taylor (1871) cũng thuộc loại này: văn hoá = một “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục ”. Do vậy, cần thiết nhấn mạnh đến TÍNH HỆ THỐNG của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hoá. 2- Tính giá trị của văn hóa Song, không phải mọi hệ thống đều là văn hóa mà chỉ có những hệ thống giá trị mới là văn hóa. Văn hóa chỉ chứa cái hữu ích, cái tốt, cái đẹp. Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người. Cuộc sống là quá trình tìm kiếm các giá trị để thoả mãn các nhu cầu. Giá trị là kết quả thẩm định dương tính của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định (như “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu” ). Vạn vật đều có tính hai mặt, đồng thời chứa cả cái giá trị và phi giá trị. Ngay cả những hiện tượng tưởng như xấu xa tồi tệ nhất như ma tuý, mại dâm, chiến tranh, chửi nhau cũng có những mặt giá trị của nó. Và ngay cả những hiện tượng tưởng như tốt đẹp nhất như thành tựu y học, thuỷ điện cũng có những mặt phi giá trị của nó. Do vậy, giá trị là khái niệm có tính tương đối. Nó phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Vì vậy, muốn xác định được giá trị của một sự vật (khái niệm) thì phải xem xét sự vật (khái niệm) trong bối cảnh “không gian - thời gian - chủ thể” cụ thể, trong mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” trong nó. Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của khái niệm văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa với cái phi văn hóa, vô văn hoá; phân biệt văn hoá thấp với văn hoá cao; phân biệt văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng. Nhờ tính giá trị, ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. 3- Tính nhân sinh của văn hóa Văn hóa là sản phẩm của con người. Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hóa. Tính nhân sinh tạo ra những khả năng không có sẵn trong bản thân sự vật (hiện tượng) mà được con người gán cho để đáp ứng các nhu cầu của con người, đó là giá trị biểu trưng. Tính nhân sinh kéo theo tính biểu trưng của văn hoá. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá với tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, là một “tự nhiên thứ hai”. 4- Tính lịch sử của văn hóa 7
  9. Tự nhiên được biến thành văn hóa là nhờ có hoạt động xã hội - sáng tạo của con người. Nhờ có hoạt động này mà các giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Bản thân các hoạt động cũng chính là các giá trị văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên đặc điểm thứ ba của văn hoá là tính lịch sử. Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của văn hoá. Tính lịch sử cần để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn minh như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định. 1.3. Nhận diện “chất văn hoá” Để nhận diện một đối tượng có phải là văn hoá hay không, cần phải dựa vào định nghĩa văn hoá với bốn đặc trưng nêu trên. Bốn đặc trưng ấy cho phép ta xem xét đối tượng nghiên cứu trên hai bình diện: bình diện yếu tố và bình diện quan hệ. a) Bình diện Yếu tố: khu biệt có-không Trên bình diện yếu tố, văn hóa được khu biệt với một bên là Tự Nhiên và bên kia là Văn Minh. Văn hóa khu biệt với tự nhiên là nhờ có tính nhân sinh. Thiếu tính nhân sinh, tự nhiên chưa phải là văn hóa. Văn hóa khu biệt với văn minh là nhờ có tính lịch sử. Thiếu tính lịch sử, văn minh cũng chưa phải là văn hoá. Như vậy, đây là sự khu biệt có hay không có chất văn hoá, có hay không có yếu tố văn hoá. Tuy nhiên, có chất văn hoá vẫn chưa hẳn đã đủ cơ sở để xếp một sự vật (hiện tượng) vào văn hoá. Vịnh Hạ Long, hòn Vọng Phu, đều có bàn tay và khối óc của con người, chúng đều có tính biểu trưng. Nhưng để khu biệt và quyết định xếp đối tượng này vào tự nhiên, đối tượng kia vào văn hóa, cần so sánh mức độ tỷ lệ giữa “chất con người” và “chất tự nhiên” trong mỗi đối tượng. Văn hoá đứng giữa tự nhiên và văn minh. Tính nhân sinh chưa có hoặc quá ít thì thuộc về tự nhiên. Tính nhân sinh (nhân tạo) quá nhiều thì thuộc về văn minh. Khi tính nhân sinh có liều lượng thì thuộc về văn hoá. Văn hoá còn phân biệt với văn minh ở tính giá trị, tính dân tộc, đặc trưng khu vực và tổ chức xã hội. VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH 8
  10. Chứa cả giá trị vật Thiên về giá Thiên về giá Thiên về giá trị chất lẫn tinh thần trị tinh thần trị vật chất vật chất - kỹ thuật Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp phương Tây đô thị b) Bình diện Quan hệ: khu biệt ít-nhiều Trên bình diện Quan hệ, văn hóa được phân biệt với Tập hợp giá trị và Phản văn hoá. Văn hóa phân biệt với tập hợp giá trị là nhờ có tính hệ thống. Một tập hợp giá trị thiếu tính hệ thống thì vẫn đã thuộc văn hoá rồi, nhưng do rời rạc, không có liên hệ với nhau nên nó chưa trở thành được một đối tượng (một nền) văn hoá riêng biệt. Văn hóa phân biệt với phản văn hoá là nhờ tính giá trị. Phản văn hoá không phải là không có chất văn hoá, không có tính giá trị, mà là ở chỗ tính giá trị của nó có thể bộc lộ trong một toạ độ văn hoá khác. Một sự vật, hiện tượng có thể có giá trị trong hệ toạ độ này, nhưng lại là phản văn hoá trong một hệ toạ độ khác. Như vậy, việc một tập hợp giá trị, một phản văn hoá có là một (nền) văn hoá hay không là do các mối quan hệ của chúng quyết định. 1.4. Khái niệm Văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp không chỉ giới hạn đơn thuần trong phạm trù văn hoá tổ chức, hay trong cặp quan hệ “văn hoá trong kinh doanh” và “kinh doanh có văn hoá”. Văn hoá doanh nghiệp là một tiểu văn hoá (subculture). Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình. Là một tiểu văn hoá, nó cũng có đầy đủ các đặc trưng và được xác lập trong một Hệ toạ độ: Tính hệ thống: cho thấy tính tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp chỉ có tập hợp giá trị. Tính giá trị: khu biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp phi văn hoá. Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ; giá trị vùng; giá trị quốc gia; giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu. Tính nhân sinh: đây là đặc trưng cơ bản về chủ thể cho phép phân biệt văn hoá doanh nghiệp với các tiểu văn hoá khác. Chủ thể văn hoá ở đây không phải con người nói chung, mà là doanh nghiệp như một loại chủ thể văn hoá đặc biệt (bên cạnh văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá cơ quan ). Đặc biệt vì có doanh nghiệp gia đình; doanh nghiệp vùng; doanh nghiệp dân tộc, quốc gia; lại có cả doanh nghiệp đa/xuyên quốc gia. Tính lịch sử (thời gian văn hoá): Quá trình hoạt động kinh doanh. 9
  11. Không gian văn hoá: Môi trường xã hội: khách hàng, bạn hàng / đối tác. Môi trường tự nhiên: nơi tồn tại và hoạt động, nơi cung cấp nguyên liệu. 1.4. Các chức năng của văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp Bốn đặc trưng trên là cần và đủ không chỉ cho việc làm căn cứ để định nghĩa văn hoá mà còn để xác định các chức năng của văn hoá và văn hoá doanh nghiệp. Đặc trưng VH Chức năng VH Chức năng VHDN Tính hệ thống Tổ chức xã hội Tổ chức doanh nghiệp Tính giá trị Điều chỉnh xã hội Điều chỉnh doanh nghiệp Tính nhân sinh Giao tiếp Làm cơ sở giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp Tính lịch sử Giáo dục Giáo dục- đào tạo trong doanh nghiệp Là cơ sở cho sự tồn tại ổn định Làm cơ sở cho sự thành công và bền vững của chủ thể (dân tộc) bền vững của doanh nghiệp Các đặc trưng và chức năng khác (chức năng nhận thức, chức năng giải trí, v.v.) đều phái sinh từ 4 đặc trưng và chức năng cơ bản này. 1.5. Cấu trúc của văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp Định nghĩa văn hoá nêu trên cho phép nhận diện văn hoá, phân biệt văn hoá với những khái niệm có liên quan, nhưng chưa cho ta thấy được các bộ phận cấu thành của nó. Về mặt cấu trúc, văn hoá có thể xét từ góc độ động thái và tĩnh trạng. * Từ góc độ động thái (dinamique), văn hoá là một hệ thống bao gồm ba thành tố là giá trị của con người/tổ chức cùng các thuộc tính và năng lực của nó; giá trị của các hoạt động, quan hệ của con người; giá trị của các sản phẩm do con người tạo ra. Đó là một bộ ba: chủ thể – hoạt động – sản phẩm. Trong văn hoá doanh nghiệp, đó là một hệ giá trị bộ ba: GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP: tổ chức của doanh nghiệp, truyền thống của doanh nghiệp, triết lý và kinh nghiệm của doanh nghiệp, các nhân tài của doanh nghiệp GIÁ TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG: Để đảm bảo có lời, đặc điểm của hoạt động kinh doanh là phải dự đoán trước được kết quả. Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm tinh thần (như phát minh khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật) mang tính ngẫu nhiên và mơ hồ, không dự đoán trước được (về chi phí thời gian, tiền bạc, kết quả, giá trị ), nên không thuộc phạm trù kinh doanh (phân biệt hoạ sĩ sáng tác và thợ chép tranh). Các loại hoạt động kinh doanh xét theo công đoạn thì có: đầu tư, sản xuất, tiếp thị, tư vấn, lưu thông, phân phối, bảo hành; xét theo nhóm loại thì có: sản xuất, thương mại và dịch vụ. Kinh doanh sản xuất và dịch vụ luôn tạo ra giá trị. Kinh doanh thương mại 10
  12. đặt hàng hoá vào những hệ toạ độ mới, làm dịch chuyển giá trị, thay đổi giá trị, do vậy cũng tạo ra giá trị. Những hoạt động này, mỗi doanh nghiệp có những cách thức riêng, tạo nên những giá trị đặc thù của doanh nghiệp. Trong ba hình thức kinh doanh trên thì thương mại là hình thức hoạt động kiếm lời xuất hiện sớm nhất. Cũng bởi vậy mà nói đến kinh doanh người ta thường nghĩ ngay đến thương mại và thường đồng nhất chúng với nhau. GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM: sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng. Những hình thức kinh doanh nào càng liên quan nhiều đến con người thì cái đặc thù tạo nên văn hoá riêng này càng rõ nét. Sản xuất < Thương mại < Dịch vụ. * Từ góc độ tĩnh trạng (statique), văn hoá là một hệ thống quy định bởi một loại hình văn hoá nhất định, bao gồm ba thành tố là văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức và văn hoá ứng xử. Văn hoá nhận thức xét theo đối tượng thì bao gồm nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người; còn xét theo mức độ thì bao gồm nhận thức khái quát, nhận thức chuyên sâu và nhận thức cảm tính. Văn hoá tổ chức cộng đồng xét theo đối tượng tổ chức thì bao gồm văn hoá tổ chức đời sống tập thể và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân. Văn hoá ứng xử xét theo đối tượng ứng xử thì bao gồm ứng xử với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội. Trong mỗi thành tố ấy đã có tính đến quan hệ bộ ba: chủ thể – hoạt động – sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, cấu trúc văn hoá này được cụ thể hoá như sau: Văn hoá Triết lý kinh doanh, đạo đức, trách nhiệm Nhận thức khái quát nhận thức của doanh nghiệp Các kinh nghiệm kinh doanh và tri thức nghề Nhận thức chuyên sâu nghiệp mà doanh nghiệp tích luỹ được 11
  13. Tín ngưỡng (tổ nghề, giỗ tổ ) và những quan Nhận thức cảm tính niệm mang tính tín ngưỡng (huyền thoại ) Văn hoá quản lý trên mọi mặt hoạt động của Tổ chức đời sống tập thể Văn hoá doanh nghiệp tổ chức TC đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và Tổ chức đời sống cá nhân tinh thần (vui chơi, giải trí, thông tin ) Ứng xử với khách hàng, bạn hàng, đối tác Ứng xử với MT xã hội Văn hoá và cộng đồng cư dân nơi cư trú ứng xử Ứng xử với MT tự nhiên nơi cư trú, với Ứng xử với MT tự nhiên nguồn nguyên nhiên liệu II- LOẠI HÌNH VĂN HOĂ VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Con người trong cuộc đời luôn hướng tới hai giá trị thường được xem là cao nhất: DANH và LỢI. Danh là địa vị, Lợi là giàu có. Danh là quan trường, Lợi là thương trường. Những thái độ khác nhau đối với hai giá trị này tạo nên những nét đặc thù cho các loại hình văn hóa và văn hóa doanh nghiệp khác nhau. 2.1. Phương Đông và phương Tây Phương Đông và phương Tây như những khái niệm văn hoá được hình thành trong khu vực cựu lục địa Á-Âu (Eurasia). Phương Đông = Đông Nam; phương Tây = Tây Bắc. TÂY BẮC: Lạnh, khô, băng tuyết, địa hình đơn giản. ĐÔNG NAM: Nóng, ẩm, sông nước, địa hình phức tạp. Từ sự khác biệt ban đầu về điều kiện tự nhiên này dẫn đến hàng loạt khác biệt về văn hoá. Phương Tây khởi thuỷ sống bằng chăn nuôi. Ngày xưa, người Hy Lạp chỉ nuôi dê và cừu, ít người làm nghề nông, phần đông lo việc mục súc và hàng hải; người La Mã thì uống sữa bò, áo quần dệt bằng lông cừu hoặc bằng da thú vật. Bộ Luật Salica cho biết vào đầu thế kỷ VI, người Frăng làm nông nghiệp nhưng vẫn đặc biệt coi trọng chăn nuôi, công xã có bãi chăn nuôi chung. PHƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY Đông – Nam Tây - Bắc Tự nhiên Nóng-nước Lạnh-khô Tự nhiên Địa hình Phức tạp Thảo nguyên Địa hình Kinh tế Trồng trọt Chăn nuôi Kinh tế Lối sống Định cư Du cư Lối sống 12
  14. Thương nghiệp Kinh tế Định cư Lối sống TC xã hội Nông thôn Đô thị TC xã hội Công nghiệp Kinh tế Thành tựu Văn hóa Văn minh Thành tựu VH gốc nông nghiệp VH gốc du mục VĂN HOÁ TRỌNG TĨNH VĂN HOÁ TRỌNG ĐỘNG Trong Hồi ký về cuộc chiến tranh ở Gôlơ, J. Cesar viết rằng vào thế kỷ II trCN, người Giécmanh vẫn sống cuộc đời du mục, đến giữa thế kỷ I trCN, người Giécmanh đã cấy trồng, song họ “không chí thú với cuộc sống định cư, sau mỗi năm lại chuyển đi nơi khác”. Hai loại hình kinh tế trồng trọt và chăn nuôi này đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong truyền thống văn hóa hai khu vực: VN & Đông Nam Á Phương Tây Cuộc sống thực vật & trồng trọt Động vật & chăn nuôi Bình nước, con dấu, đồng tiền hình Nghệ thuật Rồng, phượng, rùa hình cây lá bò, ngựa Gia súc: người chăn chiên, con Tôn giáo Thực vật: cỗ chay chiên Phong tục Hội cầu mùa Hội chăn bò Tiếng Việt có mấy chục từ chỉ lúa: mạ, lúa, rạ, rơm; đòng, Chữ A Latinh & α (alpha) Hylạp Ngôn ngữ cốm, thóc, gạo, cám, trấu, tấm, đều có nguồn gốc từ hình đầu bò cơm, xôi, cháo, bỏng Văn hóa gốc nông nghiệp sống trong làng xã, đời sống ổn định, nên thiên về tinh thần, trọng Danh hơn Lợi. Văn hoá gốc du mục thường xuyên dịch chuyển, đời sống luôn thay đổi, nên thiên về vật chất, trọng Lợi hơn Danh. 2.2. Văn hoá trọng tĩnh và văn hoá trọng động Về địa l ý: châu Á thuộc phương Đông; châu Âu, châu Mỹ thuộc phương Tây Về kinh tế: châu Á (nghèo) thuộc phương Nam; Âu-Mỹ (giàu) thuộc phương Bắc Về văn hoá: phương Đông & châu Á điển hình là phần đông-nam của cựu lục địa Á-Âu; phương Tây điển hình là phần tây-bắc của nó (châu Âu). Khu vực Phương Đông Phương Tây Lĩnh vực 13
  15. VH ứng xử với Tôn trọng, ước vọng sống hòa Coi thường, tham vọng MT tự nhiên hợp với tự nhiên chế ngự tự nhiên Thiên về tổng hợp và quan Thiên về phân tích và yếu tố; Lối tư hệ; chủ quan, cảm tính và khách quan, lý tính và thực VH duy nhận kinh nghiệm nghiệm thức Chuẩn Thiên về tinh thần, nội dung, Thiên về vật chất, hình thức, giá trị định tính (phúc, lộc, thọ) định lượng (chân, thiện, mỹ) VH tổ Tính Thiên về Âm: ưa ổn định; Thiên về Dương: ưa phát triển; chức cách trọng tình, trọng đức trọng sức mạnh, trọng tài cộng Cách Linh hoạt. Trọng cộng đồng, Nguyên tắc. Trọng cá nhân, đồng thức nghĩa vụ. Trọng Danh hơn Lợi. quyền lợi. Trọng Lợi hơn Danh. Dung hợp trong tiếp nhận. Độc tôn trong tiếp nhận. Hiếu VH ứng xử với Hiếu hòa trong đối phó (ưa thắng trong đối phó (ưa tranh MT xã hội dàn xếp, thích kín đáo, tế nhị) luận, thích rành mạch, rõ ràng) Tiêu chí VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG ĐỘNG Loại hình (gốc nông nghiệp) (gốc du mục) 2.3. Loại hình chuyển tiếp Trong không gian, hai loại hình văn hóa được đa dạng hóa bởi quy luật phát triển đan cài do giao lưu văn hóa, do sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên và xã hội trong nội bộ mỗi vùng, mỗi nền văn hóa. Do vậy mà không có nền văn hóa nào là mang tính nông nghiệp hoàn toàn hoặc mang tính du mục hoàn toàn. Bởi vậy mới dùng các thuật ngữ “trọng tĩnh” và “trọng động”, “gốc nông nghiệp” và “gốc du mục” Theo quy luật này thì ta không chỉ thấy văn hóa phương Tây thiên về tính động, phương Đông thiên về tính tĩnh. Mà còn có thể thấy trong phương Đông trọng tĩnh thì văn hóa Đông Bắc Á lại thiên về tính động (động ở trong tĩnh), còn văn hóa Đông Nam Á thiên về tính tĩnh (tĩnh ở trong tĩnh = nông nghiệp điển hình). Ngay trong nội bộ Trung Hoa cũng không khó khăn gì có thể phân biệt khu vực phía Bắc thiên về tính động (địa hình đồng cỏ, phát triển chăn nuôi, thương nghiệp, đô thị ); còn khu vực phía Nam thiên về tính tĩnh (địa hình sông nước, phát triển trồng trọt). Căn cứ vào những đặc trưng đã nêu, ta luôn có thể nhận diện và xác định mức độ trọng tĩnh (nông nghiệp) hay trọng động (du mục) của từng nền văn hóa. Theo đó có thể thấy sự phân chia Đông-Tây truyền thống chưa phải là hợp lý, bởi lẽ bên cạnh hai vùng cực Tây-Bắc và cực Đông-Nam khá điển hình, có một vùng chuyển tiếp khá lớn bao gồm từ Ai Cập sang Ấn Độ, lên Xibiri và Đông Bắc Á – vùng này mang nhiều đặc trưng của cả hai loại hình. Tuy lâu nay được xem là thuộc về phương Đông, nhưng so với Đông Nam Á thì vùng này không chỉ khác biệt rõ rệt về địa hình (đối lập với sông nước là sa mạc và thảo nguyên) mà còn có chất dương tính khá rõ (biểu hiện qua đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Nho). Đến lượt mình, vùng chuyển tiếp lại cũng không thuần nhất, nó có thể được chia thành hai tiểu vùng Tây Nam và vùng Đông Bắc. Tiểu vùng Tây Nam thì coi trọng tâm linh và tương lai (nên tôn giáo phát triển mạnh), tiểu vùng Đông Bắc thì thiên về thế tục và hiện tại (nên gần đây kinh tế phát triển tốt). 14
  16. Tương ứng với hai tiểu vùng chuyển tiếp Đông Bắc và Tây Nam, có thể tách ra loại hình văn hoá trung gian với hai tiểu loại: trọng thế tục và trọng tâm linh. Như vậy, hệ thống loại hình văn hoá với vùng chuyển tiếp bây giờ có dạng như sau: THUỘC TÍNH VÙNG VĂN HOÁ LOẠI HÌNH VĂN HOÁ I- Âm 1. Vùng Đông Nam 1. LH trọng tĩnh 2A. Tiểu vùng 2A. Tiểu loại 2. Vùng 2. LH II- Dung Đông Bắc trọng thế tục chuyển trung hoà tiếp 2B. Tiểu vùng gian 2B. Tiểu loại Tây Nam trọng tâm linh III- Dương 3. Phương Tây (Tây Bắc) 3. LH trọng động Khu vực Đông Á thuộc loại hình văn hoá chuyển tiếp với các đặc trưng sau: Đặc trưng tiếp nhận từ Lĩnh vực LHVH trọng tĩnh LHVH trọng động VH ứng xử với Tôn trọng, ước vọng sống hòa MT tự nhiên hợp với tự nhiên Lối tư Tổng hợp kết hợp với phân tích; trọng quan hệ kết hợp với VH duy trọng yếu tố; cảm tính kết hợp với lý tính nhận Hệ giá Thiên về tinh thần, nội dung, thức trị định tính (phúc, lộc, thọ) Tính Âm Dương kết hợp: ổn định bên trong và phát triển bên ngoài; VH tổ cách trọng tình kết hợp với trọng sức mạnh, trọng pháp chức Trọng cộng đồng, trọng cộng Đồng thời trọng nguyên tắc T.chức nghĩa vụ. Linh hoạt đồng xã hội Trọng cả Danh lẫn Lợi VH ứng xử với Dung hợp trong tiếp nhận Khá cứng thắng trong đối phó MT xã hội Tiêu chí VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG ĐỘNG Loại hình (gốc nông nghiệp) (gốc du mục) 2.4. Lịch sử các loại hình văn hoá doanh nghiệp 1. Tiểu vùng Tây-Nam bị chia cắt bởi những sa mạc là nơi mà nghề kinh doanh xuất hiện vào loại sớm nhất trên thế giới. Những đô thị đầu tiên cũng hình thành trong khu vực này. Bộ luật Hammourabi ban hành khoảng năm 2.000 trCN ở Babylone đã đề cập đến những quy chuẩn thương mại như lợi tức, lương, giờ làm việc 15
  17. Trong một ngôi mộ ở Thébes niên đại vào tk. XV trCN, có một bức chạm nổi hình cái cân với một bên mâm là hai con bò, còn bên mâm kia là 9 vòng kim loại; thời kỳ này ở đây đã có những thỏi chì hay vàng đủ mọi kích cỡ dùng để đổi chác, thanh toán. Nghề kinh doanh và sự giàu có được tôn giáo thừa nhận và đề cao: trong Kinh Thánh Genèse, Abraham được Chúa Trời yêu cầu phải giàu có để thờ cúng Trời; trở nên giàu có là làm vui lòng Trời; sự giàu có được xem là phương tiện tốt nhất để tránh bạo lực, thương lượng cho hoà bình. Trọng Lợi hơn Danh. 2. Tiểu vùng Tây-Nam là cơ sở cho văn minh phương Tây. Văn minh Hy Lạp đã hình thành trên cơ sở tiếp thu văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Ở phương Tây với những bộ lạc săn bắn và chăn nuôi xa xưa, nghề kinh doanh cùng mạng lưới đô thị cũng phát triển rất sớm. W. Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh cho biết: “Tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là một đơn vị giá trị rất tiện. Vào thời đại Homer ở Hy Lạp, người ta đánh giá người và vật bằng số bò: bộ binh giáp của Diomède đáng giá 9 con bò, một người nô lệ khéo tay đáng giá 4 con. Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau – pecus và pecunia – để trỏ bò và tiền bạc”. Cuối thời cổ đại, Ki-tô gíáo từ Tây Nam Á đi vào châu Âu, từ tôn giáo của quần chúng bị áp bức trở thành tôn giáo của chính quyền. Nhà thờ La Mã đã hạn chế đáng kể sự phát triển của nghề kinh doanh bởi tư tưởng muốn tới cõi vĩnh hằng, con người phải đoạn tuyệt với của cải ở thế giới này: “Hãy bán hết của cải đi và theo ta”. “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một kẻ giàu đi vào nước Chúa”. Phải đến phong trào Cải cách tôn giáo với những tư tưởng của J.Calvin (1509- 1564) và sự ra đời của đạo Tin Lành, nghề kinh doanh ở phương Tây mới bước vào cuộc hồi sinh toàn diện. Truyền thống trọng Lợi hơn Danh được hồi sinh. Chủ nghĩa Calvin và đạo Tin Lành coi thành công về kinh tế là biểu hiện ân huệ của Chúa Trời. Tư tưởng trọng thương bắt đầu phát triển. Ch.L. Montesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật (1748) đã viết: “Thương mại gột bỏ những định kiến tai hại, nó làm lành mạnh những hủ tục. Nó làm cho con người đỡ thô bạo hơn và mang nhiều tính người hơn”. Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của nghề kinh doanh. Mặc dù nghề kinh doanh ở phương Tây có truyền thống lâu đời như vậy, nhưng văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp ở phương Tây lại phát triển rất yếu ớt. Bản chất của doanh nhân - nhà tư bản là hám lợi. Điều này được K.Marx khắc hoạ rất sâu sắc khi dẫn lời của T.J.Dunning viết rằng: “Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. Toàn bộ lịch sử phương Tây là lịch sử chinh phục (tàn phá) tự nhiên, trong khi theo F. Engels (trong Phép biện chứng của tự nhiên), lẽ ra con người phải học cách sống hoà hợp với tự nhiên. Do quan niệm về nhiệm vụ kiếm lời của doanh nhân một cách tuyệt đối cho nên người phương Tây thường cho rằng hai khái niệm “kinh doanh” và “văn hoá” là đối lập hoặc chí ít là không có liên quan gì với nhau. M. Friedmann, một người Mỹ đoạt giải Nobel về kinh tế đã viết (1962): “Các doanh nghiệp không có trách nhiệm nào khác ngoài việc kiếm tiền và khi lòng tốt nổi lên, các doanh nghiệp chỉ đảm nhận những trách nhiệm thứ yếu và làm như vậy đem lại nhiều điều xấu hơn là tốt”. H. Arend (1961) thậm chí cho rằng chức năng duy nhất của doanh nghiệp là chức năng sinh học duy trì cuộc sống và đảm bảo sức khoẻ cho con người. 16
  18. Trong thế kỷ XIX và gần suốt thế kỷ XX, người phương Tây không nhìn thấy có mối liên quan nào giữa “văn hoá” (hay “đạo đức”) với “kinh doanh”, vì hai thứ không có cùng thước đo: thước đo của văn hoá (đạo đức) thuộc về chất lượng, còn thước đo của kinh doanh (kinh tế) thuộc về số lượng. Nếu có ai đó đặt ra vấn đề đạo đức (văn hoá) thì chỉ là một thủ đoạn để gắn chặt người lao động vào doanh nghiệp và bóc lột họ một cách tinh vi hơn mà thôi. Như vậy thì ở phương Tây, xu hướng chung là thương nghiệp phát triển, trọng Lợi hơn Danh, nhưng cũng có một thời kỳ dài 12 thế kỷ (từ tk. IV sCN đến tk. XVI) do ảnh hưởng của Nhà thờ mà nghề kinh doanh rơi vào trì trệ (do trọng Trời hơn Lợi). Văn hoá doanh nghiệp nhìn chung không được chú ý. 3. Ở tiểu vùng Đông Bắc là những thảo nguyên mênh mông, thời cổ xưa nghề chăn nuôi khá phát triển, theo nó nghề kinh doanh buôn bán cũng rất phát đạt. Đời Thương 商 (tk XVII-XI trCN), nhà buôn đều là những người cầm quyền hoặc thuộc tầng lớp chủ nô. Họ buôn bán các kỳ trân dị bảo, bò ngựa và nô lệ với nhau và với các quốc gia láng giềng. Dân gian có câu “Ân nhân trọng cổ”, nghĩa là “Người [Thương] Ân coi trọng buôn bán”. Nhà Tây Chu 西周 (tk. XI-VIII trCN) sau khi lật đổ nhà Thương, bèn cho di chuyển số dân Thương Ân bị bắt về gần kinh đô Lạc Dương, giao cho họ lo việc buôn bán để phát huy sở trường của họ. Bởi vậy mà lâu dần, người ta quen gọi những người làm nghề buôn là “Thương nhân” 商人, hàng hoá là “Thương phẩm”, nghề buôn bán là “Thương nghiệp”. Nhà Chu rất coi trọng công thương nghiệp, nên đã đặt ra chức quan “công chính” để coi sóc thủ công nghiệp, “cổ chính” để coi sóc thương nghiệp. Lại đặt ra luật lệ “công thương tự quan” (nghề công thương do chính quyền nuôi). Thợ thủ công và thương nhân trở thành một thứ “công chức nhà nước”. Chu Văn Vương từng ban ra một thiên hiểu cáo có tên là “Cáo tứ phương du lữ” chuyên nói về thương nghiệp. Vào thời Xuân Thu 春秋 (771-475), chế độ nô lệ bắt đầu tan rã, chế độ “công thương tự quan” cũng không còn. Nhiều nô lệ thương nhân trở thành dân thường và nhiều dân thường nhờ kinh doanh mà trở nên giàu có lớn, thương nghiệp đạt đến giai đoạn hoàng kim. Mạng lưới đô thị phủ kín vùng Hoa Bắc. Các thương nhân tự do do giàu có mà trở nên có thế lực và địa vị, chi phối kinh tế, khống chế nền chính trị đương thời. Quan niệm phổ biến lúc bấy giờ là “Từ nghèo muốn giàu, thì làm ruộng không bằng làm thợ, làm thợ không bằng đi buôn” (dụng bần cầu phú, nông bất như công, công bất như thương). Hiện tượng từ quan đi buôn, bỏ học đi buôn, bỏ làm ruộng đi buôn trở thành phổ biến. Phạm Lãi vốn là đại phu của Việt Vương Câu Tiễn, bỏ quan đi buôn, tới lập nghiệp ở đất Đào (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), sau 19 năm trở thành cự phú. Tử Cống từng làm quan ở nước Lỗ và nước Vệ, từng là học trò của Khổng Tử, sau từ quan bỏ học đi buôn lớn, xe ngựa thành đoàn chở hàng đi các nước. Từ cuối thời Chiến Quốc (tk III trCN) đến hết Nam-Bắc triều (tk VI sCN) là giai đoạn nhà nước thi hành chính sách “trọng nông ức thương”, hạn chế thế lực của thương nhân tự do; nhà nước nắm lại nghề thương nghiệp và giữ độc quyền buôn bán sắt và muối. Song, trong thời kỳ này, nghề kinh doanh vẫn tự phát phát triển, vẫn xuất hiện những đại thương gia có thế lực khuynh đảo như Lã Bất Vi, Mạnh Thường Quân, v.v. Vì vậy mà từ thời Tuỳ-Đường trở đi, mọi chính sách chèn ép thương nhân được cởi bỏ. Các doanh nhân tích luỹ được nhiều tài sản đến mức Hoàng đế Càn Long phải than 17
  19. thở: “Thương nhân quả là giàu có, trẫm thật không bằng!”. Nhờ giàu có, thương nhân có xu hướng tậu ruộng để giữ của và thâm nhập vào tầng lớp quan lại (bằng cách kết giao với quan lại, thông qua thi cử mà bước vào quan trường, và bỏ tiền ra mua chức tước). Đến thời Minh Thanh, trong quan lại thậm chí có quan niệm rằng kết giao được với thương nhân là điều vinh dự; nhiều quan lại trí thức bỏ nghiệp Nho để đi buôn. Hình thành một tầng lớp “thương Nho” (商儒), văn hoá kinh doanh được chú trọng xây dựng và tổng kết. Như vậy thì ở Trung Hoa và Đông Bắc Á, tuy khuynh hướng chủ đạo là trọng Danh hơn Lợi, nhưng trong lịch sử chỉ có một thời kỳ dài 9 thế kỷ (từ tk. III trCN đến tk. VI sCN) là có hiện tượng nghề kinh doanh bị chèn ép, còn trước và sau đó thì thương nghiệp đều phát triển mạnh. Vào thời Xuân Thu và thời Minh-Thanh, thậm chí còn phổ biến hiện tượng từ quan bỏ học đi buôn. Nghĩa là nhìn chung thì ở tiểu vùng Đông Bắc, Danh và Lợi gần như được coi trọng ngang nhau. Văn hoá doanh nghiệp hình thành và được chú trọng. 4. Chỉ có ở vùng Đông Nam, do có truyền thống văn hoá nông nghiệp điển hình, người dân chỉ sống trong những làng xã với vài ba trăm hộ dân, con người coi trọng Danh (địa vị trong cộng đồng) hơn Lợi; trong suốt lịch sử, mạng lưới đô thị rất èo uột và nghề kinh doanh thì thực sự kém phát triển. Kinh tế hàng hoá với thị trường và mục đích kiếm lời là sản phẩm của loại hình văn hoá phi tĩnh (trọng động và trung gian), của vùng văn hoá phương Tây và vùng chuyển tiếp. Loại hình văn hoá trọng tĩnh gốc nông nghiệp (vùng Đông Nam) không có truyền thống kinh doanh. Trong quan niệm dân gian, nghề buôn là nghề nguy hiểm (Làm bạn với sông giang mất cả quang lẫn gánh), vất vả (Nằm đất hàng hương hơn nằm giừơng hàng cá), không có phúc, được đấy nhưng rồi lại sẽ có lúc trắng tay (Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện; Buôn thuỷ buôn vã chẳng đã hà tiện; Buôn Ngô buôn Tàu không giàu bằng hà tiện). Còn thương nhân thì mang nhiều nét xấu như gian xảo, tham lam (truyện Cái cân thuỷ ngân, tục ngữ: Thật thà cũng thể lái trâu ; Lái trâu lái lợn lái bò, trong ba anh ấy chớ nghe anh nào ); hợm của (truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho); háo sắc (truyện Sự tích con muỗi, Người đàn bà bị vu oan); độc ác (truyện Thạch Sanh). Bởi vậy mà nghề buôn bị khinh ghét thực sự, coi thường thực sự: Đi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối; Em ơi đừng lấy quân buôn, Khi vui nó ở khi buồn nó đi Tình cảm thương yêu nếu có thì người bình dân chỉ dành cho những người phụ nữ buôn bán nhỏ, lấy công làm lãi, tần tảo nuôi chồng (Đầu hôm hú hí với chồng, Nửa đêm về sáng gánh gồng nuôi con; Con gái lớn ơi, mẹ bảo đây này, Học buôn học bán cho tày người ta, Con đừng học thói chua ngoa, Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười ). Chỉ từ khi tiếp nhận ảnh hưởng phương Tây, và chỉ ở vùng đất mới Nam Bộ thì mới manh nha hình thành lối nghĩ thông thoáng: Đạo nào vui bằng đạo đi buôn, Xuống bể lên nguồn gạo chợ nước sông. Đặc trưng của bốn vùng và tiểu vùng trong quan hệ với kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp có thể tổng kết trong bảng sau: Đặc trưng Mg Trọng Trọng Văn lưới Lợi Danh hoá Vùng/Loại hình đô thị DN 18
  20. TVg Tây Nam / LH + + - - trung gian trọng tâm linh Vg phương Tây / LH + + - - trọng động TVg Đông Bắc / LH + + + + trung gian trọng thế tục Vg Đông Nam / LH - - + - trọng tĩnh Bảng tổng kết trên cho phép rút ra ba nhận xét sau: 1) Phần lớn các dân tộc trên thế giới (thuộc các loại hình văn hoá phi tĩnh) đều khá thực dụng khi coi trọng Lợi hơn (hoặc ngang) Danh. 2) Nơi duy nhất có truyền thống văn hoá doanh nghiệp là tiểu vùng Đông Bắc, thuộc tiểu loại văn hoá trung gian trọng thế tục. 3) Đó cũng là nơi/loại hình duy nhất coi trọng cả Lợi lẫn Danh. 2.5. Một số vấn đề về Văn hoá doanh nghiệp 1. Vai trò của sự kết hợp Tĩnh và Động, Đông và Tây, Danh và Lợi Khảo sát nêu trên cho thấy, trong vấn đề văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, tiểu loại văn hoá trung gian trọng thế tục và ứng với nó là tiểu vùng Đông Bắc đóng một vai trò quan trọng đặc biệt. Muốn xây dựng một văn hoá doanh nghiệp, không thể không nghiên cứu kỹ truyền thống văn hoá kinh doanh và doanh nghiệp của tiểu loại và tiểu vùng này. Đây cũng chính là tiểu vùng / tiểu loại duy nhất nảy sinh “hiện tượng thần kỳ Đông Á” (Nhật Bản và Bốn Con Rồng). Điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Nó cho phép nhìn lại nguyên nhân của “hiện tượng thần kỳ Đông Á” dưới một ánh sáng mới. Sự thành công của Nhật Bản và bốn con rồng châu Á lâu nay thường được gán cho vai trò của Nho giáo là không đúng. Phản chứng đơn giản nhất là sự-không-hóa-rồng của các quốc gia khác cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Hoa lục địa, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. Sự thành công của Nhật Bản và bốn con rồng châu Á chính là nhờ ở hai đặc điểm: 1) Do thuộc loại hình văn hoá trung gian nên các doanh nghiệp của những quốc gia này tích hợp được những nét trội của cả hai loại hình trọng Tĩnh và trọng Động, truyền thống phương Đông và phương Tây: coi trọng cả Danh và Lợi; vừa trọng cộng đồng, hiếu hoà, lại vừa cạnh tranh, hiếu thắng; vừa thanh thản, vô vi lại vừa đầy tham vọng, hữu vi; vừa có lối tổ chức bền vững kiểu phương Đông lại vừa có kiểu quản lý năng động, hiệu quả kiểu phương Tây; vừa duy trì truyền thống văn hoá phương Đông lại vừa tiếp nhận kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh phương Tây Đặc điểm này khu biệt các nền văn hoá Đông Bắc Á với một bên là các nền văn hoá Đông Nam Á quá thiên về tình cảm, trọng tĩnh và bên kia là các nền văn hoá phương Tây quá thiên về lý trí, trọng động. 19
  21. 2) Do thuộc tiểu loại văn hoá trung gian trọng thế tục nên con người của các quốc gia này luôn có cách nhìn và cách ứng xử thiết thực, hiệu quả, hướng vào hạnh phúc của thế giới thực tại, ít quan tâm đến linh hồn và sự giải thoát, không gửi thác sự sinh tồn vào thế giới hư ảo bên kia. Tính thế tục này giúp cho người Đông Bắc Á có một tinh thần coi trọng thực tế, cần cù tự lực khắc phục khó khăn, tránh rơi vào ảo vọng tôn giáo. Đặc điểm này khu biệt các nền văn hoá Đông Bắc Á với các nền văn hoá Tây Nam Á quá lệ thuộc vào quyền uy tôn giáo. Người Do Thái là một dân tộc đặc biệt. Người Do Thái ở Tây Nam và người Hoa ở Đông Bắc đều thuộc vùng chuyển tiếp và loại hình văn hoá trung gian, đều nổi tiếng là những dân tộc giỏi kinh doanh, buôn bán. Song, khác với người Hoa luôn hướng đến sự tích hợp và dung hoà, người Do Thái có tính cách rất cực đoan, thuộc loại hình văn hoá chuyển tiếp nhưng hướng sang loại hình trọng động. Do vậy mà Do Thái trở thành một dân tộc thông minh nhất, giỏi kinh doanh và giàu có nhất, nhưng cũng chịu một số phận lận đận và khốn khổ nhất. 2. Quy luật về bảo tồn và phát triển doanh nghiệp Một nền văn hóa doanh nghiệp điển hình phải đảm bảo cho doanh nghiệp đó có khả năng phát triển nhanh trên cơ sở bảo tồn tốt. Doanh nghiệp là một nhóm xã hội. Về nguyên tắc, nhóm xã hội nào cũng đồng thời góp phần vừa bảo tồn vừa phát triển tiểu văn hóa của mình (subculture). Song, tuỳ theo tính chất của từng loại nhóm xã hội mà vai trò của chúng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa có khác nhau. Quy luật là các nhóm xã hội nào có tính đồng nhất cao thì khả năng bảo tồn tốt, ngược lại, nhóm xã hội nào có tính đa dạng cao thì khả năng phát triển tốt. Thị tộc có tính đồng nhất cao hơn Bộ lạc. Làng xã có tính đồng nhất cao hơn Đô thị. Dân tộc có tính đồng nhất cao hơn Quốc gia. Do vậy, Thị tộc, Làng xã, Dân tộc có khả năng giúp bảo tồn văn hoá tốt hơn; ngược lại, Bộ lạc, Đô thị, Quốc gia có khả năng giúp phát triển văn minh nhanh hơn. ÂM, TĨNH DƯƠNG, ĐỘNG Tính đồng nhất cao Tính đa dạng cao Thị tộc Bộ lạc Có Làng xã tính đồng nhất Đô thị cao hơn Dân tộc Quốc gia Có khả năng bảo tồn tốt Có khả năng phát triển nhanh Mạnh về VĂN HÓA Mạnh về VĂN MINH Trong nội bộ cộng đồng thì tính đồng nhất cao hơn, còn trong quan hệ với các cộng đồng khác thì tính đa dạng cao hơn. Bởi vậy mà tổ chức cộng đồng có chức năng bảo tồn văn hóa tốt hơn, còn việc giao lưu với các nền văn hóa khác có khả năng nhanh chóng làm giàu thêm nền văn hóa của mình. Các cộng đồng làm nông nghiệp khép kín và có tính đồng nhất cao hơn nên có văn hóa bền vững hơn (cũng tức là trì trệ hơn). Còn các cộng đồng chăn nuôi, buôn bán, 20
  22. sản xuất công nghiệp thì giao lưu rộng hơn, dễ thay đổi hơn, do vậy phát triển nhanh hơn, dễ đồng hóa kẻ khác nhưng cũng dễ bị kẻ khác đồng hóa. Mỗi doanh nghiệp có thể tự đánh giá xem mình đang ở mức nào: nếu doanh nghiệp đang là một cộng đồng ổn định nhưng ít năng động, làm ăn kém thì cần phải bổ sung những nhân tố mới, tăng cường tính đa dạng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang làm ăn rất tốt, nhưng có phần phiêu lưu, thiếu ổn định thì cần phải tăng cường tính đồng nhất để đảm bảo độ bền vững cho sự phát triển. 3. Vấn đề “Lợi” và “Nghĩa” trong Văn hoá doanh nghiệp Trong Danh và Lợi, làm kinh doanh là đặt Lợi lên hàng đầu. Khi đã đặt Lợi lên hàng đầu, sẽ nảy sinh vấn đề về mối quan hệ giữa Lợi và Nghĩa, tức là vấn đề về mối quan hệ giữa giàu có và đạo đức. Đó chính là câu hỏi thường trực, nhức nhối nhất trong hoạt động của doanh nhân, doanh nghiệp. Cũng là câu hỏi mang tính quyết định về văn hoá doanh nghiệp. Mới nhìn, có thể nghĩ rằng ở đây có một nghịch lý: một khi đã là “đặt Lợi lên hàng đầu” thì mọi thứ khác đều tự động xuống hàng thứ hai, như vậy không còn có gì phải bàn về quan hệ giữa Lợi và Nghĩa, vậy tại sao còn đặt ra vấn đề này? Sở dĩ như vậy là vì, như ở trên (nhập đề) đã có nói, do chạy theo Lợi và coi thường Nghĩa (đạo đức, văn hoá) cho nên có không ít đại doanh nghiệp đã phá sản. Nghĩa là vấn đề quan hệ giữa Lợi và Nghĩa được đặt ra trước hết chính là vì để có được Lợi nhiều hơn, tức là vì mục lợi ích của chính các doanh nghiệp. Khổng Tử trong Luận ngữ có câu nói nổi tiếng về Nghĩa và Lợi: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi, Nguyễn Hiến Lê dịch là “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”. Từ câu này, người ta thường hiểu sai rằng Khổng Tử chủ trương trọng Nghĩa khinh Lợi. Thực ra, Khổng Tử rất coi trọng Lợi. Tương truyền, người muốn được Khổng Tử nhận làm học trò phải có 10 xâu thịt khô làm lễ nhập môn đem nộp. Đồ ăn của ông, gạo phải ngon, rau phải tươi; thịt nấu nêm mắm muối không vừa ông không ăn. Ông từng nói “Phú quý mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm” (Phú quý nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chí). Ý của Khổng Tử trong câu Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi phải hiểu là: lòng hám lợi thì ai cũng có, nhưng ở người quân tử, nó được chi phối bởi nghĩa, còn ở kẻ tiểu nhân, nó chỉ được chi phối bởi chính nó mà thôi. Ở một chỗ khác, Khổng Tử nói: “Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang thì ta coi như mây nổi” (Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân). Như vậy, trong kinh doanh kiếm lời mà đặt Lợi lên hàng đầu thì vẫn chỉ là tầm nhìn của kẻ tiểu nhân. Trong kinh doanh kiếm lời mà đặt Nghĩa lên hàng đầu thì mới là tầm nhìn của người quân tử. Trong lịch sử thương nghiệp Trung Hoa, không ai đa mưu túc trí và có gan kinh doanh lớn bằng Lã Bất Vi, người mà thuở nhỏ, bất đắc dĩ phải chọn con đường giàu trước sang sau. Trong việc buôn bán, ông không từ một thủ đoạn nào, buôn gian bán lận, hễ có lợi là làm; nặng lợi nhẹ tình, ngay cả vợ cũng chỉ coi như món hàng; đầu cơ tích trữ bất cứ cái gì có khả năng sinh lợi Nhờ biết đầu tư vào thứ “hàng hiếm” là Dị Nhân mà Lã trở thành thừa tướng nước Tần, nhờ thủ đoạn mà đưa được con mình lên ngôi hoàng đế. Nhưng kết quả lại bị chính những kẻ bất nhân do mình đưa vào như Lao Ái, Lý Tư hại lại đến mức mất hết, phải uống thuốc độc tự vẫn. 21
  23. Nhiều người khác nhờ lấy Nghĩa làm đầu, và hơn người ở cái trí tuệ và tầm nhìn của mình, nên đều trở thành những đại thương nhân danh tiếng. Phạm Lãi bỏ quan đi buôn, lập nghiệp ở đất Đào, vốn một lãi muời, ba lần đem tài sản chia hết cho mọi người, ba lần lại trở thành cự phú, người đương thời tôn gọi ông là Đào Chu Công. Tử Cống từ quan bỏ học đi buôn, Tư Mã Thiên trong Sử ký viết rằng “Ông giong ngựa tứ đi buôn , tới nước nào thì quốc quân nước ấy không ai không lấy lễ thượng khách mà tiếp đãi”. Bạch Khuê chủ trương kinh doanh theo nguyên tắc “người bỏ ta lấy, người lấy ta đưa” (nhân khí ngã thủ, nhân thủ ngã dữ). Tư Mã Thiên khen rằng “khắp thiên hạ đều nói Bạch Khuê là ông tổ của nghề buôn”. “Lấy nghĩa đãi người, thành tín dấy lợi” (dĩ nghĩa đãi nhân, thành tín hưng lợi) là một trong những nguyên tắc kinh doanh của các đại thương nhân Trung Hoa. Đời Thanh ở Huy Châu có thương nhân Thư Tuân Cương rất giỏi buôn bán, nhưng cũng rất ham đọc sách thánh hiền. Ông nói “Tiền là tuyền, tiền như dòng suối, có suối ắt có nguồn, nếu dùng thuật xảo trá để kiếm lời là tự lấp nguồn của mình rồi Nhân việc nghĩa mà dùng tiền, không những không làm tắc dòng chảy, mà còn có thể làm giàu thêm nguồn, đó chính là điều vẫn gọi là đạo lớn vậy.” Thương nhân Sơn Tây nổi tiếng là “trọng nghĩa khinh tài, buôn bán mà không cò kè”. Đại thương nhân Vương Văn Hiển từng dạy con rằng “Bậc đại thương nhân thì tâm chí giống như kẻ sĩ, nên người buôn bán tuy giỏi về tiền bạc hàng hoá nhưng vẫn hành sự cao thượng minh bạch, tuy theo đuổi điều lợi mà không nhơ bẩn Như thế thì con cháu ắt được tốt lành, yên ổn mà hưởng cảnh giàu có”. Thay lời kết: ĐỂ XÂY DỰNG MỘT VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Từ những điều trình bày trên, có thể rút ra rằng: để xây dựng VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP như một hệ thống giá trị, cần phải xây dựng từng tiểu hệ giá trị của nó, bao gồm: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử. Trong mỗi tiểu hệ ấy lại có các tiểu-tiểu hệ nữa. Để xây dựng các tiểu hệ và tiểu-tiểu hệ thì cần CÓ những gì và cần phải LÀM những gì? Một thứ duy nhất cần có, đó là Hiểu Biết. Hiểu biết cần thiết cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, theo chúng tôi, gồm ít nhất là bốn loại tri thức sau: Thứ nhất, đó là những tri thức và quy luật chung về văn hoá. Thứ hai, đó là những tri thức về lịch sử và thành tựu của các loại hình văn hoá doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình văn hoá doanh nghiệp Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên). Thứ ba, đó là những tri thức về văn hoá và truyền thống văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư, nếu doanh nghiệp là đa quốc gia, thì còn cần phải có hiểu biết về văn hoá và truyền thống văn hoá doanh nghiệp của tất cả các quốc gia thành viên nữa. Sau khi có đủ bốn loại tri thức trên, quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần làm phải kinh qua năm bước: suy ngẫm – sáng tạo – trưng cầu – đúc kết – phổ biến. 22
  24. SUY NGẪM và SÁNG TẠO là hai bước mà kết quả của nó hoàn toàn lệ thuộc vào năng lực riêng của từng chủ doanh nghiệp, nên ở đây miễn bàn. Sau khi những thành tố cơ bản của văn hoá doanh nghiệp đã định hình, cần đưa ra trao đổi và TRƯNG CẦU ý kiến của các đồng nghiệp và thuộc cấp, những người mà cuộc đời họ gắn bó với doanh nghiệp. Sau khi góp ý, những phác thảo của văn hoá doanh nghiệp cần được ĐÚC KẾT lại thành hệ thống chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu. Rồi tiếp tục rút gọn và trình bày dưới dạng những công thức, quy tắc, khẩu hiệu, logo, bài hát cho dễ nhớ dễ thuộc (những thứ này người ta hay ngộ nhận là toàn bộ văn hoá doanh nghiệp, thực ra chỉ là những biểu hiện bề ngoài được đúc kết trong khâu áp chót của quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp mà thôi!). Phật giáo có kinh sách hàng trăm bộ, hàng chục ngàn trang, nghiên cứu cả đời không hết; nhưng toàn bộ trí tuệ ấy cũng có thể cô nén lại trong một bài “Tứ diệu đế” mà đức Thích Ca từng trình bày trong một buổi. Cô nén nữa, chỉ cần ba chữ là Khổ và Khổ Diệt. Cuối cùng là PHỔ BIẾN. Trong Phật giáo có tam bảo là ba của báu: Phật-Pháp- Tăng. Trong doanh nghiệp cũng có ba của báu là Người Sáng Lập Doanh Nghiệp, Văn Hoá Doanh Nghiệp, và Đội Ngũ Lãnh Đạo Cơ Sở. Ở các doanh nghiệp lớn, Người Sáng Lập thường là người có tài năng, trí tuệ đặc biệt (và trong phần lớn trường hợp, cả đức độ nữa), do vậy, đó chính là một của báu. Văn Hoá Doanh Nghiệp, hay ít ra là những nét cơ bản của nó, bao giờ cũng do chính Người Sáng Lập tạo ra; có thể nói không ngoa rằng người sáng lập thế nào thì văn hoá doanh nghiệp sẽ có hình hài thế ấy. Nhưng có văn hoá doanh nghiệp rồi, nó có duy trì và phát huy hiệu lực được hay không là nhờ vào Đội Ngũ Lãnh Đạo Cơ Sở, những mắt xích nối kết doanh nghiệp với hàng ngàn nhân viên. Bởi vậy, việc phổ biến văn hoá doanh nghiệp trước hết phải nhằm vào đội ngũ này. Đội ngũ này cần phải hiểu thấu đáo văn hoá doanh nghiệp, cả về lý trí và tình cảm. Bởi vậy, cần có những lớp tập huấn, nghiên cứu, thảo luận dành cho họ. Đối với đại chúng nhân viên, cần mở những lớp hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn, ấn tượng. Cần thường xuyên lưu hành những tài liệu phát không, những tờ rơi giới thiệu và hướng dẫn về văn hoá doanh nghiệp. Tổ chức thường kỳ những cuộc thi tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, hàng năm tổng kết và tuyên dương những điển hình gương mẫu về văn hoá doanh nghiệp. Với chương trình đòi hỏi phải tích luỹ bốn loại tri thức và thực hiện năm bước vừa nêu, có thể thấy việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp hoàn toàn không đơn giản. Nếu là một doanh nghiệp quan tâm đến văn hoá chỉ đơn thuần vì muốn có uy tín để làm ăn thì một logo bắt mắt, một khẩu hiệu thật kêu đã là quá đủ; có thể tin rằng những doanh nghiệp như thế sẽ không mất công đến dự buổi nói chuyện này. Còn đối với những con người nghiêm túc, doanh nghiệp nghiêm túc, thì làm gì có việc gì đơn giản? Nhất là đối với xây dựng văn hoá doanh nghiệp là công việc hệ trọng, liên quan đến Lợi và Nghĩa, tức là đến sự Phát triển Bền vững trong nhiều thế hệ của cả một doanh nghiệp! Tôi tin rằng các quý vị ngồi đây sẽ không ngại bắt tay vào xây dựng một cách nghiêm túc một văn hoá cho doanh nghiệp mình! === 23