Vấn đề dân số-định cư-môi trường (TP.HCM)

ppt 46 trang phuongnguyen 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề dân số-định cư-môi trường (TP.HCM)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptvan_de_dan_so_dinh_cu_moi_truong_tp_hcm.ppt

Nội dung text: Vấn đề dân số-định cư-môi trường (TP.HCM)

  1. VẤN ĐỀ DÂN SỐ- ĐỊNH CƯ- MÔI TRƯỜNG (TP.HCM) Nhóm thực hiện: MSSV 1.Tạ Văn Hưng 0668085 2.Nguyễn Thị Thanh Thảo 0668170 3.Lê Hải Hoàng Vân 0668205 4.Lê Thị Mùi 0668119 5.Phạm Thị Hồng 0668076 6. Nguyễn Triều Đại 0668039 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Dung
  2. I.Tổng quan: ⚫ -Dân số, môi trường và phát triển trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng.
  3. ⚫ -Đã đến lúc phải thay đổi lối tư duy, nhận thức về thế giới. Làm cách nào để ngăn ngừa những hiểm hoạ do chính con người gây nên? Phát triển như thế nào để "thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai"? giữ gìn tài nguyên và môi trường trong sạch cho muôn đời sau
  4. II. NỘI DUNG: 1.Khái quát về dân số: Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số.
  5. 2. Khái quát về di dân: ⚫ Di dân được hiểu đồng nhất với khái niệm” sự vận động của dân cư” nghĩa là bất cứ hay toàn bộ sự di chuyển nào của con người trong không gian. ⚫ Theo nghĩa hẹp người ta quan niệm di dân là quá trình di chuyển của con người gắn liền với sự thay đổi chỗ ở, thường xuyên thay đổi vị trí, môi trường từ nơi đi tới nơi đến trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
  6. Các phương pháp đánh giá về di dân: + Phương pháp đánh giá trực tiếp: các phép tính tổng số di dân trong vùng dựa vào tỷ suất nhập cư, xuất cư và số chênh lệch của di dân trong một khoảng thời gian xác định. + Phương pháp đánh giá gián tiếp: dựa vào số liệu thống kê hộ tịch, biến động chung và biến động tự nhiên của dân số, hệ số sống của dân số.
  7. Các hình thức di dân: ⚫ + Theo mục đích di chuyển: di dân để sản xuất, di dân làm những công việc không phải để sản xuất( công việc dịch vụ, học tập, các ngành phi sản xuất ) + Theo địa giới lãnh thổ: di dân quốc tế và di dân nội địa + Theo hướng di dân nông thôn và thành thị + Theo tính pháp lý: di dân có tổ chức và di dân không có tổ chức. + Theo hành vi di dân: di dân tự nguyện, bắt buộc, hạn chế.
  8. 3. Khái quát về Định cư và tái định cư: - Định cư là sinh sống ở đó lâu dài không thay đổi vị trí. - Tái định cư: bao gồm +Tái định cư tại chỗ: di chuyển nhưng vẫn ở chỗ cũ. +Tái định cư không tại chỗ: di chuyển từ nơi này qua nơi khác.
  9. Chương 2 Thực trạng gia tăng dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh 1.Thực trạng:  Tốc độ công nghiệp hóa  Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ  Nhiều khu công nghiệp  Khu đô thị mới liên tiếp mọc lên di dân đến các thành phố lớn
  10. ⚫ Ngày01/04/2009 dân số tại tphcm là: 8,67 triệu người ⚫ 1.844.548 người là dân nhập cư từ các tỉnh khác đến, chiếm 30,1% trong tổng số dân TP.HCM (Lê Văn Thành, 2005). ⚫ Tỷ lệ dân nông thôn nhập cư vào TP.HCM chiếm đa số với khoảng 80%, trong đó có 31,46% đến từ ĐBSCL (Lê Xuân Bá và ctv, 2006)
  11. ⚫ Sự gia tăng dân số của TP.HCM chủ yếu là gia tăng cơ học đối với số người trong độ tuổi lao động (Bạch Văn Bảy và ctv,1996). ⚫ Bảng 1: Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua các thời kỳ
  12. Thời kỳ Tỷ lệ tăng Tỷ lệ tăng Tỷ lệ tăng cơ học tự nhiên chung 1979-1989 0,02% 1,61% 1,63% 1989-1999 0,84% 1,52% 2,36% 1999-2004 2,33% 1,27% 3,6% Nguồn: Lê Văn Thành, 2005
  13. ⚫ Tỷ lệ tăng cơ học ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ tăng chung của TP.HCM. Có thể thấy là càng về sau tốc độ gia tăng dân số của TP.HCM ngày càng cao và chủ yếu là do gia tăng cơ học.
  14. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN NHẬP CƯ Thời kỳ Dân nhập cư bình quân (người) 1984-1989 27.154 1994-1999 86.753 1999-2004 196.200 Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua các thời kỳ vào Thành phố Hồ Chí Minh
  15. Nơi xuất cư của những người nhập cư đến TP.HCM qua các thời kỳ Nơi xuất cư Thời kỳ 1984-1989 Thời kỳ 1994-1999 Trung du miền núi 2,1 3,7 Đồng bằng sông Hồng 11,5 12,6 Bắc trung bộ 5,7 11,1 Duyên hải miền trung 11,3 13,9 Tây nguyên 3,6 1,6 Đông nam bộ 26,5 21,7 Đồng bằng sông Cửu 36,0 35,3 Long Nước ngoài, không xác 3,3 0,1 định Tổng số 130.768 433.765
  16. Độ tuổi và giới tính Độ tuổi 40 tuổi Tổng số lao động tuổi tuổi Tỷ lệ 19 56 17.4 7 100
  17. Chương 3 Gia tăng dân số ảnh hưởng đến môi trường ⚫ Về nhà ở
  18. ⚫ Nhìn chung: Đô thị hiện nay và TP.HCM đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố.
  19. ⚫ Kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 cho thấy số người nhập cư tập trung sống nhiều ở các quận ven như Bình Tân có đến 52,8% dân số quận là dân KT3 và KT4, tương tự như vậy, quận Thủ Đức là 48,9%, quận 12 là 48,8%, quận Tân Phú là 47,7%, quận Gò vấp là 41,7%, quận 9 là 39,3%, quận 7 là 37,8%, quận Tân Bình là 36,8% và huyện Bình Chánh là 32,5%.
  20. ⚫ Hai nguyên nhân cơ bản: 1) Giá đất ở các quận ven tương đối rẻ so với nội thành và 2) Một số khu công nghiệp và khu chế xuất hình thành tạo ra công ăn việc làm thu hút người lao động
  21. ⚫ Đã làm tốc độ tăng dân số ở các quận này lên rất nhanh gây ra nhiều bất cập trong việc đầu tư phát triển đô thị. Cuộc sống ở những khu vực này có nhiều xáo trộn, biến động chẳng những về kinh tế, quản lý đô thị mà còn nhiều yếu tố văn hoá xã hội và môi trường nữa
  22. ⚫ Tại các quận, huyện ven việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, kênh rạch lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép đang diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát đô thị ⚫ Kênh Tân Trụ (Phường 17 – Tân Bình) bị san lấp xây nhà với quy mô lớn
  23. ⚫ Nước ngập úng nhà dân sau mỗi cơn mưa, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân và môi trường đô thị.
  24. ⚫ Ô nhiễm môi trường còn do lượng người nhập cư quá đông, trình độ học vấn có hạn, quen với lối sống tiểu nông, tuỳ tiện vứt xác động vật, vứt rác ra đường, ra các mảnh đất lưu không xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Rác thải trong mỗi gia đình, khu phố ngày càng nhiều nếu không được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở, bệnh tật sẽ dễ dàng lây lan
  25. Ô nhiễm môi trường nước ⚫ Trong khi tại Tp. Hồ Chí Minh có hơn 8,67 triệu người; Hơn 1 triệu hộ dân chỉ có 300.000 đồng hồ nước. ⚫ Đa số người dân vùng ven đều dùng nước máy tự khoan chưa qua kiểm nghiệm và không qua xử lý. Nước sạch là vấn đề hết sức bức xúc đối với ven đô Tp. Hồ Chí Minh
  26. Vấn đề quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị. ⚫ Dân số đông gây khó khăn trong việc quản lý ⚫ Nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật
  27. Ô nhiễm không khí Theo một số liệu được Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM công bố trong tháng 7.2009, kết quả quan trắc từ đầu năm 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi tại nhiều khu vực dân cư của thành phố tăng đáng lo ngại. Kết quả quan trắc trong 7 tháng đầu năm 2009 cho thấy, 90% giá trị nồng độ bụi đo được không đạt tiêu chuẩn cho phép; trong đó, tại trạm ngã tư An Sương có 100% giá trị không đạt, có thời điểm nồng độ ô nhiễm vượt 5,6 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc một số khu vực khác như ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội đều có nồng độ ô nhiễm bụi thuộc mức cao nhất.
  28. Ô nhiễm không khí Các chỉ số khác như chì, benzen, tiếng ồn tại nhiều tuyến đường tăng lên so với một năm trước. Trong đó, đáng báo động là hàm lượng chì tăng lên 2,2 lần, nồng độ benzen tăng 1,4 lần tại cả 8 trạm quan trắc - đặt rải rác tại các khu vực dân cư. Kết quả quan trắc phản ánh trung thực chất lượng không khí ở TPHCM.
  29. Tình trạng mật độ xe máy lưu thông quá cao, chất lượng đường sá thấp và nạn kẹt xe liên tục Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 4 triệu xe gắn máy, trên 300 ngàn xe ôtô các loại. Đáng lo ngại là có đến gần 60% lượng xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải
  30. CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ-ĐỊNH CƯ-MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM
  31. KÌM HÃM GIA TĂNG DÂN SỐ ⚫ Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ ba. ⚫ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa thai ngoài ý muốn hiệu quả.
  32. KÌM HÃM GIA TĂNG DÂN SỐ ⚫ Xóa bỏ dần tư tưởng trọng nam khinh nữ để không phải sinh nhiều con nhằm đạt số con trai như mong muốn. ⚫ Nâng cao nhận thức và kỹ năng nuôi dạy con cái cho những cặp chuẩn bị kết hôn.
  33. KÌM HÃM GIA TĂNG DÂN SỐ ⚫ Gia tăng chất lượng dân số. ⚫ Vấn đề ý thức của người dân cần có sự quan tâm, định hướng của chính phủ.
  34. QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI DÂN ⚫ Nhà nước và các cơ quan chức năng nên quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của dân nhập cư. ⚫ Giải quyết nhà ở cho người dân có thu nhập thấp.
  35. QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI DÂN ⚫ Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nhằm giảm đi khoảng cách giàu- nghèo.
  36. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ⚫ Giáo dục và truyền thông môi trường: ⚫ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) và tài nguyên nước cho các cá nhân để nâng cao nhận thức tự giác tuân thủ pháp luật về BVMT, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên.
  37. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ⚫ Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường ⚫ Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
  38. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ⚫ Luật và chính sách: ⚫ Những hình thức xử phạt và khen thưởng, khuyến khích hợp lý sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ môi trường.
  39. Kết luận Dân nhập cư không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số.
  40. ⚫ Môi trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hoá của nhân loại. Trong mối quan hệ biện chứng giữa dân số và sự phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng, sa mạc hoá là hậu quả của gia tăng dân số.
  41. ⚫ Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân nhập cư đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta". ⚫ Đã đến lúc chúng ta phải chọn một trong hai khả năng: dân số đông hay là sự thịnh vượng và an toàn của con người?
  42. ⚫ Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. ⚫
  43. TÀI LIỆU THAM KHẢO ⚫ 1. Bạch Văn Bảy, Vũ Thị Hồng, Trương Sĩ Ánh, Lê Văn Thành và Dư Phước Tân. 1992. Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh: những vấn đề và giải pháp. [Trực tuyến]. Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đọc từ . ⚫ 2. Bạch Văn Bảy, Nguyễn Thị Cành, Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thiềng Đức, Vũ Phạm Tín, Hà Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Bích Hồng, Dư Phước Tân, Vũ Huy Thuận và Trương Sĩ Ánh. 1996. Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. [Trực tuyến]. Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đọc từ ⚫ 3. Dương Kim Hồng. 2007. Làn sóng phụ nữ trẻ di cư từ nông thôn ra thành thị làm nghề giúp việc gia đình một số vấn đề và giải pháp. Diển dàn phát triển Việt Nam.
  44. ⚫ 4. Hoài Nam và Phạm Trường. 2004. Bấp bênh cuộc sống người lao động nhập cư. [Trực tuyến]. Sài Gòn giải phóng. Đọc từ ⚫ 5. Hoàng Hải Vân. 2004. Chào những đồng bàp nhập cư. [trực tuyến]. viêt báo. Đọc từ ⚫ 6. Lê Văn Thành. 2005. Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố hồ chí minh qua một số công trình nghiên cứu gần đây. [Trực tuyến]. Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đọc từ ⚫ 7. Lê Văn Thành. 2006. Dân số và phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. [Trực tuyến]. Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đọc từ
  45. ⚫ 8. Lê Xuân Bá, Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng, Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Lưu Đức Khải. 2006. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. Hà nội. ⚫ 9. Nguyễn Thị Bích Hồng. 2006. Cân bằng dân số - kinh tế dự kiến quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. [Trực tuyến]. Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đọc từ ⚫ 10. Phan Huy Tưởng. 2004. Dân nhập cư: anh là ai?. [Trực tuyến]. Việt báo. Đọc từ