Ứng dụng tin sinh học và kĩ thuật PCR tạo thang DNA dựa trên một khuôn plasmid duy nhất

pdf 10 trang phuongnguyen 4600
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tin sinh học và kĩ thuật PCR tạo thang DNA dựa trên một khuôn plasmid duy nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_tin_sinh_hoc_va_ki_thuat_pcr_tao_thang_dna_dua_tren.pdf

Nội dung text: Ứng dụng tin sinh học và kĩ thuật PCR tạo thang DNA dựa trên một khuôn plasmid duy nhất

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ ỨNG DỤNG TIN SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT PCR TẠO THANG DNA DỰA TRÊN MỘT KHUÔN PLASMID DUY NHẤT HUỲNH THỊ KIM PHƯƠNG*, TRƯƠNG THỊ TINH TƯƠM , VÕ MINH TOÀN , PHAN THỊ PHƯỢNG TRANG , NGUYỄN ĐỨC HOÀNG TÓM TẮT Trong lĩnh vực sinh học phân tử, thang DNA là dấu chuẩn không thể thiếu. Nghiên cứu này phát triển phương pháp mới tạo thang DNA nhanh và hiệu quả thông qua công cụ tin sinh học để thiết kế các cặp mồi bắt cặp đặc hiệu trên khuôn plasmid duy nhất pHT254, cho sản phẩm PCR với kích thước khác nhau từ 100 bp đến 2000 bp. Các sản phẩm PCR sau đó được tinh chế, xác định nồng độ DNA và tiến hành phối trộn. Sản phẩm thu được là các thang DNA thang khác nhau với các vạch phù hợp mục đích sử dụng. Từ khóa: Thang DNA, pHT254, PCR, HT100, HT200. ABSTRACT Synthesis of DNA ladder by bioinformatic and PCR technique based on unique plasmid DNA ladder is an indispensable marker in molecular biology. This study developed a new method to create quickly and efficiently DNA ladder via the bioinformatics tools to design specific primers paired on unique plasmid pHT254, the result of the PCR technique is DNA fragments with different sizes from 100 bp to 2000 bp. The PCR products then were purified and carried out mixing. Resulting product is different DNA ladders that contain the wishes lines, due to the mixing of each individual PCR products. Keywords: DNA marker, pHT254, PCR, HT100, HT200. 1. Giới thiệu Hiện nay, hai phương pháp thông dụng truyền thống tạo thang DNA được sử dụng là nối không hoàn toàn các đoạn DNA có kích thước xác định và cắt giới hạn plasmid của Escherichia coli [6], bộ gene bacteriophage hay bộ gene của Tenebrio molitor [4]. Đối với phương pháp nối không hoàn toàn, các phân tử DNA mạch thẳng được nối với nhau qua liên kết cộng hóa trị phosphodieste bởi enzyme ligase, một hỗn hợp các phân tử DNA có kích thước khác nhau sẽ được tạo ra sau phản ứng nối không hoàn toàn. Đối với phương pháp sử dụng enzyme cắt giới hạn, phân tử DNA như plasmid từ Escherichia coli hoặc bộ gene phage lamda được cắt giới hạn bởi enzyme cắt giới hạn cụ thể có trình tự nhận biết của nó, tạo ra những phân tử DNA có kích thước xác định [3, 6]. Ưu điểm của hai phương pháp truyền thống này là đơn giản, dễ * Cử nhân, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học; Email: htkphuong@hcmus.edu.vn ThS, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM 110
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Thị Kim Phương và tgk ___ tiến hành và ít tốn chi phí. Tuy nhiên, các vạch DNA được tạo ra phụ thuộc vào số lần lặp lại vị trí nhận biết của enzyme cắt hay sự nối ngẫu nhiên của enzyme nối nên gây khó khăn trong việc kiểm soát nồng độ và kích thước các vạch theo mong muốn. [1] Bên cạnh đó, phương pháp tạo thang chuẩn DNA bằng kĩ thuật Multiplex-PCR hoặc PCR dựa trên khuôn là plasmid hay DNA của phage lamda đang được quan tâm, áp dụng rộng rãi trong nhiều phòng thí nghiệm và công ti thương mại như Sigma, Pharmacia, Life Technologies, Boerhinger-Mannheim [1, 5]. Ưu điểm của phương pháp này là nồng độ và kích thước phân tử các vạch của thang được điều chỉnh theo mong muốn nhờ kiểm soát số chu kì của phản ứng. Thông thường mỗi đoạn DNA có kích thước phù hợp sẽ được dòng hóa vào một plasmid khuôn để tiến hành PCR, quá trình trên đòi hỏi số lượng plasmid khuôn phải tương đương với số vạch DNA mong muốn nhằm xây dựng thang DNA. Hướng tiếp cận của nghiên cứu này nhằm sử dụng công cụ tin sinh học trong quá trình thiết kế mồi và kết hợp với kĩ thuật PCR để tạo ra các phân tử DNA có kích thước khác nhau dựa trên một khuôn plasmid duy nhất do nhóm nghiên cứu phát triển. Kết quả này sẽ giúp làm tiền đề để ứng dụng trong quá trình tự tạo nhanh thang DNA trong các phòng thí nghiệm, giảm kinh phí khi sử dụng các sản phẩm thang thương mại. Ngoài ra sản phẩm PCR là riêng lẻ nên rất dễ dàng trong việc tạo ra các thang có kích thước tròn trăm với nồng độ và kích thước mong muốn, tiện lợi cho mục đích của người sử dụng. 2. Vật liệu – phương pháp Plasmid Plasmid pHT254 được dùng làm khuôn cho toàn bộ các phản ứng PCR, pHT254 là DNA dạng mạch vòng, gồm 7937 bp (Hình 1), plasmid được cung cấp bởi Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM. Hình 1. Bản đồ vector pHT254 và vị trí bắt cặp của mồi thiết kế 111
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Mồi và quy trình PCR Các cặp mồi đặc hiệu nhằm thu nhận các đoạn DNA có kích thước khác nhau được thiết kế bằng phần mềm Clone Manager dựa trên plasmid khuôn pHT254, trình tự và chiều dài của mồi được mô tả ở Bảng 1. Nguyên tắc thiết kế các mồi được thực hiện nhờ các thuật toán của phần mềm sao cho các cặp mồi đặc hiệu với mỗi phản ứng thu nhận từng sản phẩm DNA có kích thước tròn trăm từ 100 – 2000 bp. Các cặp mồi thiết kế (Bảng 2) được sử dụng cho phản ứng PCR để đánh giá sơ bộ về độ đặc hiệu và kích thước sản phẩm trên khuôn pHT254. Thành phần phản ứng PCR: Taq buffer 1X (Công ti HT-Biotech), dNTP 200 mM (Fermentas), mồi 0,3 pmol/µl (Macrogen), Taq DNA polimerase 2 µl/100 µl phản ứng (HT-Biotech), plasmid khuôn pHT254 (Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học) 100 ng/100 µl phản ứng. Bảng 1. Trình tự 22 mồi được thiết kế dùng trong các phản ứng PCR Nhiệt độ Trình tự nucleotide Độ dài Mồi nóng chảy (nu) (5’-3’) (°C) ON1609 AACAGCGGTAAGATCCTTGAGAGT 24 62 ON1610 GTCATGCCATCCGTAAGATGC 21 61 ON1611 TTCCGAAGGTAACTGGCTTCA 21 59 ON1613 GGATAAAGTTGCAGGACCACTTCT 24 63 ON1614 CTACAGGCATCGTGGTGTCAC 21 63 ON1615 TACGGATGGCATGACAGTAAGAG 23 63 ON1616 GTTGCTGGCGTTTTTCCATAG 21 59 ON1617 GGGATCATGTAACTCGCCTTG 21 61 ON1618 GGCGGTGCTACAGAGTTCTTG 21 63 ON1619 CGTTTCCACCGGAATTAGCTT 21 59 ON1620 GGTAGATCCCCTAATTTTCGTACCAT 26 63 ON1621 GTTTTTGCTCACCCAGAAACG 21 59 ON1622 TTTCTCATAGCTCACGCTGTAGGT 24 63 ON1623 GGGTGGTTTTTCTTTTCACCAG 22 60 ON1624 TTCTTCCGTGATTCCTTGAACA 22 58,5 ON1625 AGGCGATTAAGTTGGGTAACG 21 59 ON1626 AAAAGGCCAGGAACCGTAAAA 21 58,5 112
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Thị Kim Phương và tgk ___ ON1627 ATAGTTAATGATCAGCCCACTGACG 25 63,5 ON1628 CTTCTCTTCCGTTTCAGCAACA 22 60 ON1629 TGGAGATGACTTGCTTAATTCCAC 24 62 ON1630 GCGAAACCCGACAGGACTATAA 22 60,5 ON1631 CCACGATGCCTGTAGCAATG 20 60 Điều kiện phản ứng PCR tối ưu nhằm thu nhận các đoạn DNA của từng cặp mồi: nhiệt độ bắt cặp mồi, nồng độ Mg2+, nồng độ mồi được khảo sát. Trong đó, nhiệt độ bắt cặp mồi được khảo sát ở 54oC, 55oC, 56oC, 57oC và 58oC. Việc lựa chọn nhiệt độ khảo sát dựa vào mốc nhiệt độ Tm-5 của mồi có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất 58,5oC và mồi có nhiệt độ nóng chảy cao nhất 63oC. Nồng độ Mg2+ được khảo sát ở 1 mM, 1,5 mM, 2 mM, 2,5 mM. Nồng độ mồi dùng cho phản ứng PCR được khảo sát ở 0,2 pmol/µl, 0,3 pmol/µl, 0,4 pmol/µl, 0,5 pmol/µl. Qua khảo sát nhiệt độ bắt cặp mồi, chọn ra một hoặc hai nhiệt độ bắt cặp mồi có thể dùng chung cho tất cả các phản ứng PCR thu DNA. Sau đó tiến hành phản ứng PCR thu nhận các đoạn DNA của từng cặp mồi cụ thể với điều kiện đã tối ưu, sản phẩm PCR được điện di phân tách trên gel agarsose 2% (Invitrogen) đã bổ sung Safe view (Invitrogen) trong dung dịch TAE 1X (40 mM Tris-acetate and 2 mM EDTA, pH 8.0) và được tinh sạch qua PCR purification kit (Qiagen). Các sản phẩm PCR sau đó sẽ được phối trộn với nhau tạo thành các thang DNA. Bảng 2. Các cặp mồi dùng cho phản ứng PCR cho sản phẩm với kích thước tròn trăm Cặp mồi Sản phẩm Cặp mồi Sản phẩm Forward Reverse PCR (bp) Forward Reverse PCR (bp) ON1611 ON1618 100 ON1631 ON1616 1100 ON1609 ON1610 200 ON1617 ON1626 1200 ON1611 ON1622 300 ON1615 ON1616 1300 ON1609 ON1614 400 ON1619 ON1628 1400 ON1611 ON1616 500 ON1621 ON1630 1500 ON1613 ON1618 600 ON1621 ON1626 1600 ON1631 ON1618 700 ON1623 ON1624 1700 ON1613 ON1622 800 ON1623 ON1620 1800 ON1615 ON1618 900 ON1625 ON1624 1900 ON1613 ON1616 1000 ON1627 ON1628 2000 113
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ 3. Kết quả - thảo luận Dựa trên plasmid khuôn pHT254, 22 mồi được thiết kế tạo thành 20 cặp mồi đặt hiệu cho phản ứng PCR để thu nhận các sản phẩm có kích thước từ 100 – 2000 bp. Kết quả PCR đánh giá sơ bộ độ đặc hiệu và kích thước sản phẩm DNA của từng mồi được điện di phân tích trên gel agarose có kích thước từ 100 – 2000 bp (Hình 2). Kết quả cho thấy quá trình thiết kế mồi dựa trên khuôn pHT254 đã thành công, tất cả các phản ứng đều cho vạch sáng phù hợp với kích thước lí thuyết. Tuy nhiên, kết quả điện di trên gel cho thấy sản phẩm khuếch đại đoạn có kích thước 100bp, 200 bp và 300 bp cho vạch mờ hơn so với các vạch còn lại (Hình 2A). (A) (B) Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR từ 100 – 2000 bp trên gel agarose 2%; (A): Sản phẩm PCR từ 100 – 1000 bp; (B): Sản phẩm PCR từ 1100 – 2000 bp; (M): thang DNA ZipRuler Express (Thermo Scientific) Phản ứng PCR tiếp tục được khảo sát các điều kiện tối ưu để thu nhận sản phẩm PCR tốt nhất. Kết quả khảo sát đã chọn lựa được các điều kiện phù hợp cho các phản ứng PCR với thành phần phản ứng PCR như sau: Bảng 3. Thành phần tối ưu cho phản ứng PCR dNTP 200 µM Taq buffer 1X Mg2+ 1,5 mM Mồi 0,4 pmol/µl Taq enzyme 2 µl/100 µl phản ứng Plasmid pHT254 100 ng/100 µl Chu kì nhiệt được biểu diễn trong Hình 3: 114
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Thị Kim Phương và tgk ___ 95oC 95oC 5 phút 30 giây 72oC 72oC 10 phút o 1kb/ 55 C phút 30 giây 4oC ∞ Hình 3. Sơ đồ chương trình chạy PCR Kết quả điện di sản phẩm PCR với tổ hợp các điều kiện đã khảo sát cho thấy các vạch sáng rõ và duy nhất (Hình 4). Đặc biệt là sản phẩm có kích thước 100 bp, 200 bp và 300 bp đã được cải thiện và tương đương với các vạch có kích thước khác. Như vậy, đã thu nhận thành công các sản phẩm DNA mục tiêu, các sản phẩm này sau đó được tinh sạch bằng PCR purification kit và tiến hành phối trộn thành thang DNA. Hình 4. Kết quả điện di trên gel agarose các sản phẩm PCR với các điều kiện đã tối ưu. (M): thang DNA ZipRuler Express (Thermo Scientific) Các sản phẩm DNA có kích thước từ 100 – 2000 bp sau khi tinh sạch được quy về các nồng độ khác nhau và tiến hành khảo sát nồng độ tối ưu cho mỗi kích thước DNA trong quá trình phối trộn (kết quả không được trình bày). Kết quả điện di sản phẩm phối trộn tổ hợp DNA có kích thước khác nhau với nồng độ tối ưu cho thấy các vạch DNA mục tiêu phù hợp với kích thước lí thuyết, trong đó vạch chỉ thị sáng hơn với nồng độ DNA cao hơn là vạch có kích thước 400 và 800 bp, tuy nhiên ở một số vạch có kích thước gần nhau không được phân tách rõ rệt trên gel agarose (Hình 4). Để phân tách các đoạn gen với kích thước gần nhau cần phải điện di trên bảng gel lớn, thời gian điện di lâu hơn, lượng thang DNA nạp vào giếng cao. Do vậy cần phối trộn các đoạn có kích thước khác nhau và phù hợp để ra được thang có độ phân tách tốt mà không cần điện di lâu trên bảng gel lớn. 115
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Hình 4. Kết quả điện di trên gel agarose các vạch DNA có kích thướt từ 100 – 200 bp So với một số thang DNA đã được thương mại, sự chênh lệch giữa các vạch kích thước thông thường từ 200 – 300 bp, chính vì vậy chúng tôi tiến hành phối trộn có chọn lọc một số kích thước mục tiêu và xây dựng nên 2 thang HT100 và HT200 (Hình 4), trong đó vạch sáng chỉ thị là sản phẩm DNA có kích thước 400 bp và 1200 bp với thang HT100, vạch 800 bp với thang HT200. So với thang phối trộn đủ các sản phẩm DNA có kích thước từ 100 – 2000 bp, thì các thang HT100 và HT200 có các vạch phân tách rõ rệt và phù hợp hơn để ứng dụng làm thang trong các thí nghiệm phân tích về kích thước DNA. Nồng độ cụ thể của các vạch DNA phối trộn được trình bày trong Bảng 4 và Bảng 5. A B Hình 5. Kết quả điện di sản phẩm phối trộn. (A): Thang HT100; (B): Thang HT200 Trong sinh học phân tử, kĩ thuật điện di trên gel agarose được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên hầu hết thang DNA được sử dụng trong nước hiện nay là sản phẩm thương mại từ các công ti nước ngoài với giá thành cao, chính vì vậy để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu và giảm kinh phí, việc chủ động tự tạo thang DNA tại các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu đang được quan tâm đến. 116
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Thị Kim Phương và tgk ___ Bảng 3. Nồng độ phối trộn Bảng 4. Nồng độ phối trộn các vạch DNA trong thang các vạch DNA trong thang HT100 HT200 Kích thước Kích thước Nồng độ Nồng độ vạch DNA vạch DNA (ng/µl) (ng/µl) (bp) (bp) 2000 100 2000 100 1500 100 1500 100 1200 200 1000 100 1000 100 800 200 800 100 600 100 600 100 400 200 500 100 200 150 400 250 300 100 200 150 100 200 Dựa vào các nghiên cứu liên quan đã được công bố, quá trình xây dựng thang dựa trên việc dòng hóa đoạn DNA có kích thước xác định vào một vector khuôn, do vậy việc tiến hành dòng hóa tạo hàng loạt plasmid tái tổ hợp mang các đoạn DNA có kích thước khác nhau tốn nhiều thời gian và công sức [1, 2, 5]. Việc sử dụng kết hợp tin sinh học để thiết mồi trên một khuôn pHT254 duy nhất và PCR thu các đoạn DNA có kích thước khác nhau đã khắc phục được những khuyết điểm còn tồn tại của chiến lược sử dụng kĩ thuật PCR tạo thang DNA. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh khả năng ứng dụng cao của phương pháp vì qua quá trình khảo sát cho thấy điều kiện phản ứng PCR tương đối giống nhau ở mỗi cặp mồi, tạo thuận lợi cho quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành tất cả các phản ứng PCR thu các đoạn DNA, đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc chủ động trong quá trình phối trộn có chọn lọc các vạch DNA với kích thước mong muốn giúp xây dựng các thang DNA phù hợp với mục đích nghiên cứu, thang DNA có thể chỉ bao gồm một vài vạch DNA có kích thước phù hợp với mục tiêu ứng dụng (Hình 7, Hình 8). Ở phương pháp cắt giới hạn DNA plasmid hay DNA bộ gene phage có kích thước sản phẩm cắt không thể kiểm soát như thang DNA lamda cắt bằng HindIII và EcoRI cho kích thước một số vạch như là 564, 831, 947 và 1375 bp. 117
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Trong khi đó, phương pháp PCR thu DNA làm thang cho các vạch có thể kiểm soát như 100, 200, 300, 400, 500 bp giúp thuận tiện hơn trong quá trình phân tích kết quả điện di, đặc biệt với các vạch có sự chênh lệch về kích thước không lớn. Hình 7. Thang DNA với bốn vạch mục tiêu gồm 400, 700, 1000 và 1500 bp Hình 8. Thang DNA HT100B với các vạch 100, 300, 500, 700, 900, 1200, 1700 bp 4. Kết luận Đã thiết kế được 20 cặp mồi đặc hiệu trên plasmid pHT254. Chỉ với một khuôn plasmid pHT254 đã giúp thu nhận được các vạch cơ bản của thang từ 100 – 2000 bp trong cùng một điều kiện tối ưu. Quá trình phối trộn các thang theo nhiều kích thước và nồng độ khác nhau phù hợp với mục đích của người sử dụng. Ghi chú: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, mã số TX2015-18-07. TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Thị Kim Phương và tgk ___ 1. Abbasian, M., Seyedi, H.A.E., Boroujeni, Z.K. and Mofid, M.R. (2015), “Easy method for production of a home-made DNA ladder in every laboratory”, Advanced Biomedical Research, 4. 2. Chang, M., Wang, J.-H. and Lee, H.-J. (2008), “Laboratory production of 100 base pair DNA molecular weight markers”, Journal of Biochemical and Biophysical Methods, 70(6), pp.1199-1202. 3. Cooney, C.A., Galbraith, J.L. and Bradbury, E.M. (1989), “A regularly spaced DNA size standard with 10 kbp resolution for pulsed field gel electrophoresis”, Nucleic Acids Research, 17(13), pp.5412-5412. 4. Gitelman, I. and Davis, C.A. (1997), “A novel DNA molecular weight ladder”, Technical Tips Online, 2(1), pp.82-83. 5. Lan, V.T.T., Loan, P.T.T., Duong, P.A.T., Thanh, L.T., Ha, N.T., Thuan, T.B., Lan, V.T.T., Loan, P.T.T., Duong, P.A.T., Thanh, L.T., Ha, N.T. and Thuan, T.B. (2012), “Straightforward Procedure for Laboratory Production of DNA Ladder, Straightforward Procedure for Laboratory Production of DNA Ladder”, Journal of Nucleic Acids, Journal of Nucleic Acids, 2012, 2012, e254630. 6. Polyarush, S.V., Egamberdiev, S.S., Mansurov, D.R. and Azimova, S.S. (2003), “Preparation of DNA Markers Based on E. coli Plasmid DNA”, Chemistry of Natural Compounds, 39(6), pp.592-594. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 06-01-2016; ngày phản biện đánh giá: 03-02-2016; ngày chấp nhận đăng: 17-3-2016) 119