Ứng dụng thiết bị SVC để nâng cao độ ổn định điện áp trong hệ thống điện
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng thiết bị SVC để nâng cao độ ổn định điện áp trong hệ thống điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
ung_dung_thiet_bi_svc_de_nang_cao_do_on_dinh_dien_ap_trong_h.pdf
Nội dung text: Ứng dụng thiết bị SVC để nâng cao độ ổn định điện áp trong hệ thống điện
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI BÁO TRẦN VĂN VINH ỨNG DỤNG THIẾT BỊ SVC ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN. NGÀNH : THIẾT BỊ MẠNG & NHÀ MÁY ĐIỆN MÃ SỐ: 605250 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 / 2013
- XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn TS. HỒ VĂN HIẾN
- ỨNG DỤNG THIẾT BỊ SVC ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN. TRẦN VĂN VINH Trường Đại học SPKT TP HCM TÓM TẮT Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu về ổn định điện áp bằng cách phân tích ổn định điện áp dựa vào đường cong PV, QV, đặc biệt là phân tích các kết quả mô phỏng để khảo sát quan hệ công suất tác dụng, công suất phản kháng và điện áp tại nút tải để tìm giới hạn ổn định điện áp làm cơ sở xây dựng miền làm việc cho phép theo điều kiện giới hạn ổn định điện áp tại nút tải. nghiên cứu hiệu quả sử dụng thiết bị bù SVC trên lưới điện nhằm để nâng cao độ ổn định điện áp trong hệ thống. ABSTRACT This paper research about stable voltage by voltage stability analysis based on curve PV, QV, especially the analysis of the simulation results to presents a method of studying the relationship between the active power, reactive power and voltage at the load bus to identify the voltage stability limit, researched effect to use a fast controlled compensator SVC in power system for improving Power System Stability. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua HTĐ Việt Nam liên tục phát triển, đến nay lưới điện 500kV có tổng chiều dài là 3466km và 11 trạm biến áp với tổng công suất là 6600MVA. Hiệu quả do các HTĐ hợp nhất mang lại là rất lớn, tuy nhiên trên các HTĐ hợp nhất có các đường dây siêu cao áp đã xuất hiện nhiều vấn đề kỹ thuật khá phức tạp cần được giải quyết trong thiết kế cũng như vận hành. Một trong những vấn đề đó là lượng công suất phản kháng do các đường dây siêu cao áp sinh ra rất lớn tỉ lệ với bình phương điện áp, đã gây ảnh hưởng đến khả năng tải của đường dây, tác động đến chế
- độ làm việc của máy phát và phân bố điện áp trong các mạng điện áp thấp, đặc biệt là tác động đến ổn định điện áp trong HTĐ. Để giải quyết vấn đề nầy thường lắp đặt các tụ bù dọc và kháng bù ngang trên các đường dây truyền tải, trong HTĐ Việt Nam trên các đoạn đường dây 500kV có khoảng cách lớn, ở hai đầu được lắp đặt tụ bù dọc với mức độ bù là 60% và kháng điện bù ngang với mức độ bù là 70%. Tuy nhiên trào lưu công suất trên các đường dây truyền tải thường thay đổi rất lớn, cho nên ở chế độ tải nặng điện áp các nút giảm xuống đáng kể và dễ dàng đẩy HTĐ rơi vào trạng thái mất ổn định . Do đó việc nghiên cứu đánh giá ổn định và tìm các giải pháp để nâng cao độ dự trữ ổn định cho HTĐ Việt Nam là rất cần thiết. Thực tế vận hành trong thời gian qua HTĐ Việt Nam đã có những sự cố liên quan đến mất ổn định điện áp dẫn đến mất điện trên diện rộng xảy ra vào các ngày 17/5/2005, 27/12/2006, 20/7/2007 và ngày 04/9/2007 [3]. Các hiện tượng tan rã lưới trên diện rộng (black-out) cũng đã xảy ra đối với nhiều HTĐ trên Thế giới như: tại Ý ngày 28/9/2003, Nam Thụy Điển và Đông Đan Mạch ngày 23/9/2003, phía Nam Luân Đôn ngày 28/8/2003, Phần Lan ngày 23/8/2003, Mỹ-Canada ngày 14/8/2003 [1,2], tất cả các trường hợp trên đều liên quan đến mất ổn định điện áp. Hiện nay nước ta đang và sẽ rơi vào tình trạng thiếu nguồn điện trong khi phụ tải tăng nhanh, do đó các đường dây truyền tải sẽ làm việc ở công suất giới hạn cho phép và điện áp tại các nút sẽ có nguy cơ sụt giảm mạnh xuống dưới mức cho phép và có thể tiến đến mức giới hạn về ổn định điện áp. Mặt khác, nước ta đang trong giai đoạn thực hiện vận hành thị trường điện lực ở khâu phát điện và sẽ tiến tới thị trường bán buôn và sau đó là thị trường bán lẽ theo lộ trình Chính phủ đã đề ra. Khi đó phương thức điều độ vận hành hệ thống điện sẽ phức tạp hơn nhiều và công suất truyền tải trong lưới điện sẽ phụ thuộc không chỉ vào công suất phát của nhà máy điện, công suất tiêu thụ của phụ tải mà còn phụ thuộc vào cả giá bán điện của các nhà máy, các hợp đồng song phương nên việc nghiên cứu ổn định điện áp để đảm bảo an toàn trong vận hành hệ thống điện càng được đặc biệt quan tâm. 2. KHẢO SÁT QUAN HỆ PV TẠI NÚT PHỤ TẢI Xét hệ thống điện đơn giản cấp điện cho phụ tải 2 từ nguồn 1 (HT: hệ thống) như hình 1 trong đó tất cả các đại lượng được xét trong hệ đơn vị tương đối (pu).
- 1 jX 2 HT V1 V2 Hình 1: Hệ thống điện đơn giản Giả sử V1 V11 , V2 V2 2 là điện áp tại các nút 1 và 2. Chọn điện áp V1 làm điện áp tham chiếu, ta có V1 10 pu. Theo [1, 2] ta có các công thức xác định công suất tại phụ tải 2 như sau: (V .V ) V P 1 2 sin( ) 2 sin (1) 2 X 2 1 X 2 V cos V 2 Q 2 2 2 (2) 2 X Từ (1) và (2) suy ra: XP2 V2 sin 2 (3) 2 V2 XQ2 V2 cos 2 (4) Bình phương 2 vế (3), (4) và cộng 2 phương trình với nhau để khử 2, ta được phương trình trùng phương sau: 4 2 2 2 V2 2XQ2 1 V2 XP2 XQ2 0 (5) Từ (5) cho phép xác định được V2 khi đã biết P2, Q2 và X với điều kiện ràng buộc V2 0. Khảo sát quan hệ PV trong các trường hợp sau: a. Trường hợp cos 2 = 1 (Q2 = 0): Từ (5) ta có: 4 2 2 V2 V2 XP2 0 (6) Với điều kiện V2 0, phương trình (6) có 2 nghiệm: 2 Phương trình bậc 2 đối với V2 cho nghiệm:
- 2 1 1 4 XP V 2 2a 2 (7) 1 1 4 XP 2 V 2 2b 2 Khi P2 = 0 (không tải) thì (7) sẽ cho 2 giá trị của V2 : V2a = 1 Đây là chế độ bình thường. V2b = 0 Đây là chế độ ngắn mạch tại nút 2. Khi tăng dần phụ tải P2 từ 0 lên thì từ (7) cho thấy điện áp V2a sẽ giảm dần, trong khi V2b sẽ tăng dần cho đến khi gặp nhau tại 1 điểm G nào đó. Ta thể hiện 2 đường cong V2a, V2b trên đồ thị hình 2: 1 0.9 V2a cos = 0.7 0.8 0.7 0.6 V2 (pu) 0.5 0.4 V2b 0.3 0.2 0.1 0 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 P2 (pu) Hình 2: Đường cong PV tại nút phụ tải 2 Điểm G ứng với công suất giới hạn P2gh của phụ tải 2. P2gh xuất hiện khi V2a V2b , theo (7) ta có: 1 1 4 XP 2 1 1 4 XP 2 2gh 2gh (8) 2 2 1 Suy ra P (9) 2gh 2X
- Thay P2gh trong (9) vào (7) ta sẽ xác định được điện áp giới hạn tại nút 2: 1 V2 gh 0,7071 (10) 2 Nếu P2 > P2gh thì (6) vô nghiệm, khi đó hệ thống không tồn tại chế độ xác lập. b. Trường hợp cos 2 < 1 (Q2 0): Từ (5) ta có các nghiệm của điện áp V2 như sau: 1 2XQ 1 4XQ 4X 2 P 2 V 2 2 2 2a 2 (11) 1 2XQ 1 4XQ 4X 2 P 2 V 2 2 2 2b 2 Thay Q2 P2tg 2 vào (11) ta được: 1 2XP tg 1 4XP tg 4X 2 P 2 V 2 2 2 2 2 2a 2 (12) 1 2XP tg 1 4XP tg 4X 2 P 2 V 2 2 2 2 2 2b 2 Khi P2=0 ta có: V2a=1 và V2b=0, cho P2 tăng dần lên thì V2a, V2b sẽ thay đổi theo những đường cong và 2 đường cong này sẽ gặp nhau tại điểm giới hạn G khi P=Pgh và khi đó V2a V2b . Từ (12) suy ra: 2 2 1 4XP2ghtg 2 4X P2gh 0 (13) Giải phương trình (13) xác định được 2 nghiệm P2gh, ta chọn P2gh dương: 1 sin 2 P2 gh (14) 2X cos 2 Thay (14) vào 12 xác định được V2gh: 1 sin 2 V2gh 2 (15) 2cos 2 Từ (14) và (15) cho phép xác định được quan hệ giữa V2gh và P2gh : P2gh X V2gh (16) cos 2
- Từ (14) và (15) ta nhận thấy P2gh phụ thuộc cos 2, sin 2 và X nghĩa là phụ thuộc tính chất phụ tải và thông số đường dây, còn V2gh chỉ phụ thuộc tính chất phụ tải. Giả sử X=0,4pu và cos 2=0,8, xét 2 trường hợp sau: - Phụ tải có tính cảm Q2 > 0(sin 2 >0): P2gh = 0,7835pu; V2gh = 0,5901pu - Phụ tải có tính dung Q2 < 0 (sin 2<0): P2gh = 2,5pu; V2gh = 1,118pu Từ (12) biểu diễn mối quan hệ PV và từ (16) biểu diễn mối quan hệ giữa P2gh và V2gh lên đồ thị hình 3. V2a, V2b (pu) Ghep 2 đồ thị V2a, V2b 1.4 1.2 cos =0,8, tải dung 1 0.8 cos =0,9, tải cảm 0.6 V2gh 0.4 0.2 cos =0,8, tải cảm P2 (pu) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Hình 3: Đồ thị quan hệ P2V2 với cos 2 khác nhau So do he thong dien nghien cuu: Dien ap dinh muc duong day : 345.00 kV Cong suat co ban : 100 MVA Tong tro 1 km chieu dai duong day : 0.036 + j 0.3 ohm/km Dung dan 1 km chieu dai duong day : 0.00000422 1/ohm.km Chieu dai duong day : 130 km Khao sat on dinh dien ap cho duong day cung cap cho phu tai thu dong
- Trường hợp 1: Khao sat voi he so cong suat dau nhan bang : 0.900 som KET QUA TINH TOAN Cho cong suat Pn dau nhan tang tu so khong và tinh dien ap dau nhan P2 Vn1 Vn2 0.00000 1.01081 0.00000 0.50000 1.01658 0.01823 1.00000 1.02199 0.03627 1.50000 1.02707 0.05413 2.00000 1.03183 0.07184 2.50000 1.03627 0.08942 3.00000 1.04041 0.10688 3.50000 1.04425 0.12423 4.00000 1.04780 0.14149 4.50000 1.05107 0.15869 5.00000 1.05406 0.17582 5.50000 1.05677 0.19290 6.00000 1.05920 0.20996 6.50000 1.06136 0.22699 7.00000 1.06325 0.24402 7.50000 1.06485 0.26105 8.00000 1.06618 0.27811 8.50000 1.06722 0.29521 9.00000 1.06797 0.31235 9.50000 1.06842 0.32956 10.00000 1.06857 0.34686 10.50000 1.06841 0.36426 11.00000 1.06792 0.38178 11.50000 1.06708 0.39945 12.00000 1.06589 0.41728 12.50000 1.06432 0.43531 13.00000 1.06234 0.45356 13.50000 1.05993 0.47208 14.00000 1.05705 0.49090 14.50000 1.05365 0.51007 15.00000 1.04969 0.52965 15.50000 1.04509 0.54972 16.00000 1.03977 0.57035 16.50000 1.03361 0.59168 17.00000 1.02647 0.61385 17.50000 1.01815 0.63707 17.60000 1.01631 0.64187 18.00000 1.00832 0.66166 18.50000 0.99652 0.68809 19.00000 0.98193 0.71719 19.50000 0.96287 0.75063 20.00000 0.93459 0.79317 20.40000 0.00000 0.00000
- HINH 4: DAC TINH PV VOI HE SO CONG SUAT SOM 3. ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ SVC TRONG VIỆC NÂNG CAO ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN Những thiết bị bù ngang có điều khiển (SVC - Static Var Cojmpensator) đầu tiên được cho ra đời vào khoảng giữa thập kỷ 70 nhờ ứng dụng các công nghệ mới của ngành sản xuất chất bán dẫn. Sự xuất hiện của SVC đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc phát triển các thiết bị thuộc Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt (FACTS- Flexible Alternating Current Transmission Systems). Được sử dụng từ hàng chục năm nay, SVC đã khẳng định được các ưu điểm của mình trong việc vận hành lưới điện và khả năng mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho hệ thống. SVC được tổ hợp từ hai thành phần cơ bản: Thành phần cảm kháng để tác động về mặt công suất phản kháng ( có thể phát hay tiêu thụ công suất phản kháng tuỳ theo chế độ vận hành ). - Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị điện tử như thyristor, các cửa đóng mở ( GTO – Gate turn off ) SVC được cấu tạo từ ba phần tử chính bao gồm: + Kháng điều chỉnh bằng thyristor ( TCR – Thyristor Controlled Reactor ): Có chức năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng tiêu thụ.
- + Kháng đóng mở bằng thyristor ( TSR – Thyristor Switched Reactor ): Có chức năng tiêu thụ công suất phản kháng, đóng cắt nhanh bằng thyristor. + Bộ tụ đóng mở bằng thyristor ( TSC – Thyristor Switched Capacitor): Có chức năng phát công suất phản kháng, đóng cắt nhanh bằng thyristor. Sử dụng SVC cho phép nâng cao khả năng tải của đường dây một cách đáng kể mà không cần dùng đến những phương tiện điều khiển đặc biệt và phức tạp trong vận hành. Các chức năng chính của SVC bao gồm: Hình 5 : Sơ đồ nguyên lý SVC Điều khiển điện áp tại nút có đặt SVC có thể cố định giá trị điện áp. Điều khiển trào lưu công suất phản kháng tại nút được bù. Giới hạn thời gian và cường độ quá điện áp khi xảy ra sự cố ( mất tải, ngắn mạch ) trong HTĐ. Tăng cường tính ổn định của HTĐ. Giảm sự dao động công suất khi xảy ra sự cố trong HTĐ như ngắn mạch, mất tải đột ngột Ngoài ra , SVC cũng có các chức năng mang lại hiệu quả khá tốt cho quá trình vận hành HTĐ như: Làm giảm nguy cơ sụt áp trong ổn định tĩnh. Tăng cường khả năng truyền tải của đường dây.
- Giảm góc làm việc làm tăng cường khả năng vận hành của đường dây. Giảm tổn thất công suất và điện năng. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TĂNG TẢI ĐẾN MẤT ỔN ĐỊNH KHẢO SÁT VỚI SVC Hệ thống có sơ đồ đơn tuyến gồm 5 nút với máy phát ở nút số 1,2 . Nút 1 được chọn làm nút cân bằng với điện áp của nó được xác định bằng 1.0600 . 1 (2) 3 (6) 4 SVC (1) (3) (4) (7) 2 (5) 5 Hình 6: Sơ đồ hệ thống điện Dữ liệu máy phát Dữ liệu máy phát Số thứ tự Giới hạn công suất Điện áp danh định Công suất MW nút Min Max 1 1.06 0 -500 500 2 1.00 40 -300 300 Giá trị công suất tác dụng và công suất phản kháng tải được thể hiện trên sơ đồ. Trở kháng đường dây và một nữa điện kháng của đường dây được cho trong đơn vị tương đối với công suất cơ bản bằng 100MVA.
- DỮ LIỆU ĐƯỜNG DÂY Số thứ tự Số thứ tự nút R (đvtđ) X(đvtđ) B (đvtđ) nút 1 2 0.0200 0.0600 0.0600 1 3 0.0800 0.2400 0.0500 2 3 0.0600 0.1800 0.0400 2 4 0.0600 0.1800 0.0400 2 5 0.0400 0.1200 0.0300 3 4 0.0100 0.0300 0.0500 4 5 0.0800 0.2400 0.0200 DỮ LIỆU TẢI KHU VỰC Số thứ tự nút MW Mvar Khu vực 1 1 0 0 Khu vực 2 2 20 10 Khu vực 3 3 45 15 Khu vực 4 4 40 5 Khu vực 5 5 60 10 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Giả thiết tại khu vực 3 do nhu cầu phụ tải tăng lên theo các trường hợp sau: TRUONG HOP ( P = 90 MW ; Q =30 Mvar ) Chuong trinh basemva = 100; accuracy = 0.0001; accel = 1.7; maxiter = 20 % IEEE 30-BUS TEST SYSTEM (American Electric Power) % Bus Bus Voltage Angle Load Generator Static Mvar
- % No code Mag. Degree MW Mvar MW Mvar Qmin Qmax +Qc/- Ql busdata=[1 1 1.06 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 -500 500 0 2 2 1.00 0.0 20 10 40 0 -300 300 0 3 0 1.00 0.0 90 30 0 0 0 0 0 4 0 1.0 0.0 40 5 0.0 0.0 0 0 0 5 0 1.0 0.0 60 10 0.0 0.0 0 0 0]; % Line code % Bus bus R X 1/2 B = 1 for lines % nl nr p.u. p.u. p.u. > 1 or < 1 tr. tap at bus nl linedata=[1 2 0.02 0.06 0.030 1 1 3 0.08 0.24 0.025 1 2 3 0.06 0.18 0.020 1 2 4 0.06 0.18 0.020 1 2 5 0.04 0.12 0.015 1 3 4 0.01 0.03 0.010 1 4 5 0.08 0.24 0.025 1]; lfybus % form the bus admittance matrix lfnewton % Load flow solution by Gauss-Seidel method busout % Prints the power flow solution on the screen lineflow % Computes and displays the line flow and losses ket qua chuong trinh phan bo cong suat maxiter = 20 Power Flow Solution by Newton-Raphson Method Maximum Power Mismatch = 9.63189e-009 No. of Iterations = 4 Bus Voltage Angle Load Generation Injected No. Mag. Degree MW Mvar MW Mvar Mvar 1 1.060 0.000 0.000 0.000 179.691 87.292 0.000 2 1.000 -3.151 20.000 10.000 40.000 -31.900 0.000 3 0.966 -6.924 90.000 30.000 0.000 0.000 0.000 4 0.967 -7.017 40.000 5.000 0.000 0.000 0.000 5 0.965 -7.193 60.000 10.000 0.000 0.000 0.000 Total 210.000 55.000 219.691 55.392 0.000 Line Flow and Losses Line Power at bus & line flow Line loss Transformer from to MW Mvar MVA MW Mvar tap 1 179.691 87.292 199.772 2 119.996 65.301 136.614 3.402 3.837 3 59.694 21.991 63.616 2.975 3.784 2 20.000 -41.900 46.428 1 -116.594 -61.465 131.803 3.402 3.837 3 37.824 5.533 38.226 0.892 -1.188 4 38.499 4.861 38.805 0.918 -1.117 5 60.271 9.171 60.965 1.499 1.598 3 -90.000 -30.000 94.868
- 1 -56.719 -18.207 59.570 2.975 3.784 2 -36.931 -6.721 37.538 0.892 -1.188 4 3.650 -5.072 6.249 0.003 -1.858 4 -40.000 -5.000 40.311 2 -37.582 -5.978 38.054 0.918 -1.117 3 -3.647 3.214 4.861 0.003 -1.858 5 1.229 -2.236 2.552 0.001 -4.663 5 -60.000 -10.000 60.828 2 -58.773 -7.573 59.258 1.499 1.598 4 -1.227 -2.427 2.720 0.001 -4.663 Total loss 9.691 0.392 Cong suat may phat : Nut may phat 1 : 1.7969 + j 0.8729 Nut may phat 2 : 0.4000 + j -0.3190 Total loss : 0.0969 + j 0.0039 Dien ap tai cac nut bus bustype VM VA(do) 1 1 1.0600 0.0000 2 2 1.0000 -3.1509 3 0 0.9658 -6.9243 4 0 0.9667 -7.0169 5 0 0.9655 -7.1930 KẾT QUẢ
- 4. KẾT LUẬN Qua nội dung và các kết quả nghiên cứu của bài báo có thể rút ra các kết luận sau: Phân tích đặc tính ổn định dựa vào đường cong PV để tìm giới hạn ổn định điện áp làm cơ sở xây dựng miền làm việc cho phép theo điều kiện giới hạn ổn định điện áp tại nút tải. Đối với các hệ thống điện hợp nhất thì việc bù thông số là hết sức quan trọng để nâng cao khả năng truyền tải và tính ổn định của chúng. Sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điều khiển tự động, đặc biệt kỹ thuật điện tử công suất với việc chế tạo thyristor công suất thích hợp để sử dụng trong các khâu chủ yếu của hệ thống tải điện xoay chiều linh hoạt, mở ra xu hướng mới trong việc nâng cao hiệu quả và hiện đại hóa các hệ thống điện. Thiết bị bù tĩnh điều khiển bằng Thyristor (SVC) có khả năng thay đổi thông số lưới điện bằng hệ thống điều chỉnh trơn với thời gian tác động nhanh. Nghiên cứu áp dụng SVC là việc làm hết sức có ý nghĩa, làm cho hệ thống điện vận hành linh hoạt trong chế độ bình thường và sự cố, tăng độ tin cậy và tính kinh tế trong vận hành. Đồng thời, việc sử dụng SVC đem lại hiệu quả đáng kể nâng cao ổn định điện áp trong các trường hợp sự cố nặng nề và giảm được tổn thất trong toàn hệ thố
- TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Hồ Văn Hiến, Hệ thống điện truyền tải và phân phối, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM 2. Lê Minh Phương, Phan Quốc Dũng, Mô Phỏng Điện Tử Công Suất Trong Matlab – Simulink, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM 3. Nguyễn Hoàng Việt, Phan Thị Thanh Bình, Ngắn Mạch Và Ổn Định Trong Hệ Thống Điện, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM 4. Phan Đăng Khải, Huỳnh Bá Minh, Bù Công Suất Phản Kháng Lưới Cung Cấp Và Phân Phối Điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 5. GS.TS. Lã Văn Út Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 6. Trần Bách (2001): Ổn định của hệ thống điện, Trường đại học Bách khoa Hà Nội. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 1. P. Kundur (1994), Power System Stability and Control, McGraw Hill, New York. 2. Carson. W. Taylor, Power System Voltage Stability. New York: McGraw- Hill, 1994. 3. Narain G.Hingorani, Laszlo Gyugyi (2000), "Understanding FACTS", Concepts and technology of Flexible AC transmission systems, The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc., New York 4. An Approach for Optimal Placement of SVC to Minimize Load Curtailment” 5. Yong Hua Song and Allan T Jhons (1999), Flexible AC transmission systems (FACT), The Institution of Electrical Engineers, London, United Kingdom. 6. T.J.E.Miller & Charkes Concordia, Reactive Power Control in Electric System, Addison- Wesley- United States of America, 1992.
- BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.