Ứng dụng công cụ lập trình dao diện Visual Basic Studio kết nối với cân điện tử và thiết bị cơ khí để kiểm tra độ bọt của chi tiết đúc áp lực dựa vào nguyên lý Archmedes

pdf 10 trang phuongnguyen 1880
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công cụ lập trình dao diện Visual Basic Studio kết nối với cân điện tử và thiết bị cơ khí để kiểm tra độ bọt của chi tiết đúc áp lực dựa vào nguyên lý Archmedes", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_cu_lap_trinh_dao_dien_visual_basic_studio_ket.pdf

Nội dung text: Ứng dụng công cụ lập trình dao diện Visual Basic Studio kết nối với cân điện tử và thiết bị cơ khí để kiểm tra độ bọt của chi tiết đúc áp lực dựa vào nguyên lý Archmedes

  1. ỨNG DỤNG CÔNG CỤ LẬP TRÌNH DAO DIỆN VISUAl BASIC STUDIO KẾT NỐI VỚI CÂN ĐIỆN TỬ VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐỂ KIỂM TRA ĐỘ BỌT CỦA CHI TIẾT ĐÚC ÁP LỰC DỰA VÀO NGUYÊN LÝ ARCHMEDES APPLICATION PROGRAMMAING TOOL VISUAL BASIC STUDIO INTERFACCE CONNECTION WITH ELECTRONIC SCALECOND AND EQUIPMENT MECHANIC TO CHECK FOAMCASTING DETAILS OF PRESSURE BASED ON PRINCIPLE ARCHMEDES Huỳnh Thanh Tuấn 1,*, Huỳnh Nguyễn Hoàng 2 1Trường ĐạihọcSưphạmKỹ thuật Tp. HồChí Minh 2Trường ĐạihọcSưphạmKỹthuật Tp. HồChí Minh *Email: tuantcncl@gmail.com TÓM TẮT Đề tài này thực hiện việc thiết kế và chế tạo thiết bị cơ khí tự động, kết hợp với cân điện tử và giao tiếp với tính, để tính toán ra được phần trăm độ bọt của chi tiết đúc áp lực dựa trên nguyên lý lực đẩy Archimedes. Luận văn thực nghiệm trên phần cứng với việc sử dụng thiết bị cơ khí, kết hợp cân điện tử và giao tiếp với máy tính. Sử dụng phần mềm visuabasic studio để thiết kế giao diện và viết code để tính toán quá trình cân chi tiết trong môi trường chân không và môi trường chất lỏng.Từ đó, máy tính sẽ nhận kết quả từ cân điện tử và nhập các yêu cầu cần thiết cho phần mềm, phần mềm sẽ tự động tính toán và cho ta kết quả phần trăm độ bọt của chi tiết mà ta đang tiến hành cân. Từ khóa: giao tiếp, chân không, chất lỏng ABSTRACT This thesisperformed the design and manufacture of mechanical equipment automation, combined with electronic scales and communicate with the computer, to calculate the percentage of the level of detail molded foam pressure based on the principle of thrust Archimedes. Thesis is experimentedon hardware with the use of mechanical equipment, combine withelectronic scales and communicate with the computer. Using Visual Studio software to design the interface and write code to calculate the detailed balance in vacuum environment and liquid environment. Therefrom, the computer will receive the results from an electronic scale and enter necessary requirements for software, the software will automatically calculate and give us the results of the foam percentage of detail that we are conducting weight.
  2. GIỚI THIỆU Visuabasic studio do MS phát triển để phục vụ cho việc lập trình các ứng dụng trên Window. Tiêu chí đầu tiên của MS khi phát triển VB là tạo ra 1 ngôn ngữ thật đơn giản, phục vụ cho các nhà khoa học, các giảng viên hay nói chung là không phải chuyên gia lập trình. Vì vậy, ưu điểm của VB là rất dễ lập trình, ứng dụng tạo ra thực thi tốt trên nền Window. Đối tượng của chúng ta là các phòng kiểm định chất lượng của các công ty, hoặc các chuyên gia nghiên cứu vật liệu, các phòng thí nghiệm Đối tượng này không phải là những người chuyên sâu về máy tính. Nên ứng dụng tạo ra cần phải dễ dùng, giao diện thân thiện và ít gặp lỗi. Và ứng dụng của chúng ta cũng không có những hàm tính toán phức tạp. Đồng thời với đối tượng người dùng này thì việc bỏ chi phí ra để mua một phần mềm có độ tin cậy cao, phục vụ tốt cho công việc là không đáng kể. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu phương pháp đo lường theo nguyên lý Archimedes để biết các công thức về khối lượng, thể tích chi tiết, phần trăm độ bọt chi tiết, sai số chuẩn khi đo lường độ bọt. Nghiên cứu các phần mềm thiết kế để lựa chọn phần mềm thiết kế cho thiết bị cơ khí dễ dàng. Ứng dụng phần mềm lập trình dao diện visualbasic studio để viết code và tính toán ra phần trăm độ bọt của chi tiết khi tiến hành thực nghiệm PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM Mô hình thiết bị cơ khí: Hình 1. Mô hình khi thiết kế Hình 2. Mô hình thực tế
  3. Cân điện tử và cáp kết nối Hình 3: Cân điện tử Cân điện tử cấu tạo từ hai thành phần cơ bản, phần thứ nhất là đòn cân và phần thứ hai là bộ phận xử lý tín hiệu điện tử. Hình 3: Cáp kết nối (chuẩn RS-232 Hình 4: Cáp chuyển đổi từ COM sang RS232 Hầu hết các máy tính hiện tại không còn trang bị cổng COM do đó muốn sử dụng được giao tiếp này ta phải dùng cáp chuyển đổi từ COM sang USB.
  4. Giải thuật điều khiển: Khởi động chương trình Kết nối thiết bị Kiểm tra kết nối Nhận dữ liệu từ người dùng k=Data Lưu dữ liệu (gọi Module_Var) Khởi tạo qui trình cân z=1 Nhận dữ liệu từ cân z=z+1 Lưu dữ liệu (gọi Module_Var) z=k? Tính toán kết quả (gọi Module_funtion) Báo cáo kết quả Kết thúc k: số lần cân do người dùng nhập vào Module_Var: module chứa các biến của chương trình Module_funtion: module chứa các hàm tính toán Xây dựng dao diện của phần mềm Hình 5. Dao diện chính của phần mềm
  5. Dao diện chính này sẽ trình bày các yêu cầu cũng như nhưng hướng dẫn hay thông báo trạng thái làm việc của cân và phần mềm trong quá trình cân. Hiện thị giá trị khối lượng chi tiết đo được trong các môi trường, và giá trị đọ bọt tính được. Chạy thực nghiệm Hình 6: Mẫu thử cổ xe đạp Hình 7: Quá trình cân và tính toán hoàn tất Xem kết quả thực nghiệm Một của sổ sẽ xuất hiện để bạn lựa chọn các dạng kết quả mà bạn muốn xem
  6. Bảng 1: Bảng kết quả độ bọt và sai số Bảng 2: Bảng giá trị khối lượng riêng và thể tích
  7. Bảng 3: Bảng thành phần hợp kim Hình 8: Biểu đồ giá trị khối lượng riêng Hình 9 : Biểu đồ độ bọt Kết luận Với kỹ thuật lập trình dao diện bằng ngôn ngữ visuabasic studio cho phép chúng ta lập trình tính toán một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn kỹ thuật lập trình bằng ngôn ngữ C hay các ngôn ngữ máy khác. Kết quả thực nghiệm này chỉ mới được tiến hành với chi tiết đúc có khối lượng nhỏ hơn 3 kg.
  8. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Hùng Kim Khánh, Tài liệu lập trình hệ thống, ngày truy câp 5/01/201. [2] Tan Hoang Mai company,2014,Tìm hiểu về cân điện tử, van/tim-hieu-ve-can-dien-tu.html, ngày truy cập 30 /8/2013. [3] Trung Tâm Đào Tạo Và Phát Triển Sắc Ký, 2014, Hướng dẫn sử dụng, kiểm tra, hiệu chuẩn cân phân tích, [4] Huỳnh Nguyễn Hoàng,2005, Ein Beitrag zur Simulation des Druckgießens, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Otto-von-Guericke,Magdeburg.Đức [5] Giáo trình đúc kim loại, chương 3, 2005, TS. Huỳnh Nguyễn Hoàng, ĐHSPKT – TPHCM. [6] Giáo trình công nghệ kim loại, PGS.TS. Hoàng Trọng Bá, ĐHSPKT – TPHCM. [7] Giáo trình visual basic 6.0, Nguyễn Sơn Hải, Cụm công nghệ thông tin Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tháng 6 – 2006 . [8] Giáo trình visual studio – 123doc.vn
  9. Thông tin liên hệ tác giả chính ( người chịu trách nhiệm bài viết ) Họ và tên: Huỳnh Thanh Tuấn Đơn vị: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HỒ CHÍ MINH. Điện thoại: 0917644190 Email: tuantcncl@gmail.com
  10. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.