Tương lai của một Ảo tưởng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tương lai của một Ảo tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tuong_lai_cua_mot_ao_tuong.pdf
Nội dung text: Tương lai của một Ảo tưởng
- Sigmund Freud - Tương lai của một Ảo tưởng Die Zukunft Einer Illusion Sigismund Schlomo Freud (6 May 1856 – 23 September 1939)
- Lời Người Dịch 1. Freud coi tôn giáo là một hiện tượng nhân văn trong xã hội văn minh. Tôn giáo là phó sản từ sự “gạt bỏ những bản năng” bằng những phương tiện “cấm đoán” tìm thấy trong mọi văn hóa. Tôn giáo nảy mầm từ mặc cảm Oedipus, và phơi bày sự bất lực của con người ở trần gian, phải đối mặt với số phận cuối cùng là cái chết, đối chọi với những cấm cản ràng buộc của xã hội, và những sức mạnh của tự nhiên. Ông nhìn Gót như sự thể hiện của khát khao về một người cha thấy trong tâm lý con-trẻ. Các tôn giáo xoay quanh một hay nhiều Gót, trong ngôn từ của ông, chúng giữ một “nhiệm vụ gồm ba lớp: “phải ‘trừ tà trục quỉ’ cho những khiếp hãi của con người trước thế giới tự nhiên”, “phải hòa giải con người với sự tàn ác của số phận, đặc biệt là khi được thể hiện qua cái chết”, và “phải đền bù cho những đau khổ và thiếu thốn vốn đời sống văn minh đã áp đặt lên con người nói chung”. Do đó, tôn giáo tạo nên một “kho tàng gồm các ý tưởng sinh ra từ nhu cầu xoa dịu những đau khổ của con người, khiến có thể kham chịu được”. Tôn giáo mà Freud nói đến “tương ứng với hình thức cuối cùng trong sự tiến hóa của tôn giáo, là đạo Kitô thực hành trong nền văn minh da trắng hiện nay”. Khác với Jung, sau ông, là người đã dựa nhiều ý tưởng trên các tôn giáo phương Đông (chủ yếu là Ấn Độ giáo và Phật giáo). Về mặt lôgich, Freud nhấn mạnh trên một yếu tính đặc thù của Kitô giáo, đó là mối “quan hệ cha con”. Ông khẳng định rằng “Gót là một người cha cao vời, hoài mong về người cha là
- gốc của nhu cầu về tôn giáo”. Freud phân biệt ảo tưởng (illusion) và sai lầm: một ảo tưởng, là sản phẩm của ao ước, không nhất thiết phải là sai lầm. Hơn nữa, ông nói thêm “Tôn giáo do đó có thể là chứng loạn thần kinh phổ quát của nhân loại, giống như ám ảnh nhiễu loạn thần kinh của trẻ con, khởi phát từ mặc cảm Oedipus, trong tương quan cha con”. Ông thậm chí còn cho rằng “những người sùng đạo được bảo vệ ở một mức độ cao trước các nguy cơ của một số bệnh thần kinh; sự chấp nhận của họ về bệnh thần kinh phổ quát đã tránh cho họ công việc phải xây dựng một bệnh loạn thần kinh cá nhân cho riêng họ”. Hiểu là những tín đồ các tôn giáo đã mắc một thứ bệnh thần kinh phổ quát rồi, nên miễn nhiễm. 2. Thực có Gót không, hay hình ảnh đó chỉ là một tưởng tượng, và cảm giác của chúng ta về hiện hữu đó chỉ không gì khác là một hy vọng thầm kín cho khát khao lớn nhất của con người được thành? Gót là có thực – hay chỉ là một tưởng tượng? Đó là câu trả lời tự nhiên và quen thuộc nhất, và cũng xa xưa nhất, ghi lại từ cổ thời Hylạp. Khoảng năm sáu trăm năm trước công nguyên, triết gia Xenophanes đã viết, “sự thật rõ ràng về các vị Gót là không có người nào từng nhìn thấy, cũng chẳng có bất kỳ người nào bao giờ sẽ biết”. Đây là điều đương nhiên, nhưng ông tuyên bố biết những huyền thuyết về các Gót đến từ đâu. Ông giải thích “con người có xu hướng dựng hình ảnh của tất cả mọi người và tất cả mọi thứ giống như là chính họ. Người Ethiopia, ông nói, làm những Gót của họ có
- da xậm, mũi tẹt, trong khi người Thracian làm các Gót của họ có da trắng, tóc hung đỏ và mắt xanh. Tin tưởng rằng các vị Gót có bất kỳ loại hình thể nào của con người tất cả là thứ nhân dạng hóa ấu trĩ trẻ con”. Thế nên, ông còn mỉa mai viết thêm “Nếu những con bò và những con ngựa, hay những con sư tử đã có tay, và nếu chúng có thể vẽ được, sau đó con ngựa sẽ vẽ các Gót của chúng có dạng như ngựa, bò như bò, làm thân thể các Gót của chúng có hình dạng tương tự như của riêng chúng”. Đó là Xenophanes với những Gót của dân Hylạp vẫn cho rằng cư ngụ trên ngọn núi cao nhất xứ họ là Olympus. Thế nhưng sau đó, các tôn giáo Abaham ra đời, khái niệm Gót trở nên trừu tượng hơn, huyền nhiệm hơn, và vì những ngọn núi đã bị con người chinh phục, nên Gót được đẩy cho cao xa hơn nữa, ra ngoài cả thời gian lẫn không gian, ra khỏi thực tại vật chất trần gian. Câu hỏi trên nay được chuyển thành - Gót là có thực không - hay chỉ là một ảo tưởng, giống như một giấc mơ trong đêm dài đời người? Câu hỏi này đã gây tranh luận từ lâu trong triết học tôn giáo phương Tây. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ý tưởng rằng Gót chỉ đơn giản là một sự làm đầy mong ước của con người đã ngày càng được chú ý và được phổ biến mạnh mẽ. Hai triết gia đặc biệt gắn liền với lý thuyết này là Ludwig Feuerbach (1804-1872) và Sigmund Freud (1856-1939). Công trình chính của Feuerbach là Yếu tính của Kitô giáo (The Essence of Christianity - 1841), trong đó ông cho rằng ý tưởng về Gót phát sinh từ kinh nghiệm có thể hiểu được của con người,
- nhưng đã bị hiểu nhầm lẫn. Tôn giáo nói chung chỉ đơn giản là sự phóng chiếu bản chất con người vào một không gian siêu nghiệm ảo. Con người đối tượng hóa những cảm xúc của chính mình. Họ giải thích nhầm lẫn kinh nghiệm của họ như là một nhận thức về Gót, trong khi trong thực tế nó không là gì khác hơn kinh nghiệm về tự bản thân họ. Vậy Gót phát sinh từ kinh nghiệm con người, nhưng về chính con người, không về một-gì không con người, như đã nhầm lẫn. Con người gán cho Gót tất cả những phẩm tính tốt đẹp, và hậu quả là giữ lại và gán cho tự thân con người tất cả những phẩm tính xấu ác, tạo nên một sự vong thân (alienation). Gót là sự khao khát của con người được nhân cách hóa. Chúng ta khao khát có một hữu thể đáp ứng được tất cả những muốn và mơ của chúng ta - và chúng ta tạo ra một hữu thể, rồi đưa lên thành siêu thể, giống như vậy. Đối với Feuerbach, lý thuyết loại như Christ sống lại không gì khác hơn là một tiếng vang từ sâu thẳm con người đòi một trực tiếp an ủi chắc chắn về sự bất tử cá nhân. Kinh Thánh nói rằng Gót tạo dựng con người theo hình ảnh của mình; Feuerbach tuyên bố chúng ta tạo dựng Gót theo hình ảnh của chúng ta; “Con người là đầu, giữa và cuối của tôn giáo”. Trước sau chỉ có con người. Gót là một sự làm đầy mong ước của con người, và giữ bằng một ảo tưởng. Trong thế giới tôn giáo, con người đã không nhận ra rằng khi họ nói về Gót, họ phơi mở những hy vọng và sợ hãi sâu kín nhất của chính họ. Lối nhìn “cách mạng” này, có tác dụng lớn trong lịch sử tư tưởng, làm vấn đề hiện hữu của Gót – từ nay không chỉ ở trong những luận chứng logic giữa những nhà thần học và triết học, lại thôi không ở
- trong những mặc khải từ não thức của một vài cá nhân nào đó, nhưng trên những kinh nghiệm tâm lý của những tín đồ hiện đại. Thần học thành nhân loại học, điều tra thực hư về Gót rơi từ trời cao xuống đất thấp, trở thành một tìm tòi về bản chất con người. Phân tích xuất sắc của Feuerbach có ảnh hưởng sâu dài. Câu hỏi Gót có hay không – nếu tạm giả định là có, đã chuyển sang – tại sao có? – và đến từ đâu? Lời Feuerbach đáp mở đầu là sự hiện hữu của Gót buộc chặt và có căn cứ trên kinh nghiệm của con người. Nhưng, như Feuerbach, nhấn mạnh, kinh nghiệm con người có thể là không gì khác hơn là kinh nghiệm về chính mình, hơn là về Gót. Chúng ta chỉ đơn giản phóng chiếu những kinh nghiệm riêng của chúng ta, và gọi tên kết quả là “Gót”, đáng lẽ phải nhận ra rằng chúng chỉ đơn giản là kinh nghiệm của tự thân bản tính rất đỗi con người. Cách nhìn của Feuerbach đánh một đòn chí tử vào những ý tưởng xoay quanh con người của đạo Kitô. 3 Những ý tưởng cơ bản của Feuerbach tái sinh trong Sigmund Freud. Ngày nay, khi nói về “phóng chiếu” hay “mong ước làm đầy” là nói về chúng cùng những biến thể trong khoa phân tâm học của Freud, chứ không phải trong Feuerbach nữa. Tuyên bố mạnh mẽ nhất của Freud có thể tìm thấy trong The Future of an Illusion (1927). Đối với Freud, những ý tưởng tôn giáo là “ảo tưởng”, lấp đầy những mong muốn lâu đời nhất, mạnh nhất và cấp thiết sâu kín nhất của loài người Để hiểu The Future of an Illusion, chúng ta cần nhắc lại vài khái niệm chủ yếu. Trước hết là khái niệm ontogenesis recapitulates
- phylogenesis. Freud sử dụng phylogenesis để chỉ quá trình tiến hóa bao gồm của con người từ những nguồn gốc sớm nhất của nó. Ông đưa ra giả thuyết rằng sự phát triển cá nhân (ontogenesis) lập lại trong thu tóm các giai đoạn chính của quá trình tiến hóa của nhân loại, với những biến cố chấn thương trong lịch sử của nó, do đó chúng xuất hiện lại và có ảnh hưởng về cơ cấu trên từng cá nhân. Điều này giải thích sự phổ quát của những ý tưởng lạ lùng nguyên thủy, mặc cảm Oedipus, và một dàn dựng cấu trúc trong hình thành và hoạt động của những chức năng tâm lý con người. Lý thuyết này, một cách vắn tắt, cho rằng tiến trình phát triển sự sống ở mỗi đứa trẻ lập lại lịch sử tiến hóa sự sống của toàn thể giống người. Thêm nữa, Freud nhìn văn minh con người dựng trên sự chối bỏ những bản năng tự nhiên, đặc biệt là bản năng tình dục, qua một pha trộn từ dồn én đến thăng hoa, dẫn đến những day dứt, uẩn ức – mỗi thế hệ lại bị buộc lặp lại quá trình dồn nén tâm lý này. Đến đây, sau khi Feuerbach đẩy thần học sang nhân chủng học, đến Freud, ông đẩy nó sang lĩnh vực chuyên môn của ông – tâm lý học và dùng phương pháp cùng kết quả của phân tâm học, một sáng tạo của chính ông, để giải thích nguồn gốc hình thành của nó. Và trong đó, ngoài lý thuyết về bản năng, ông sử dụng ba khái niệm đặc biệt của phân tâm học – mặc cảm Oedipus trong quan hệ cha- mẹ-con, lòng-quá-yêu-chỉ chính mình (narcissism) của con người, và khái niệm – đã nói ở trên, nhưng được dùng với nội dung của Freud - “mong ước làm đầy” (wish-fulfillment). Làm đầy, thỏa mãn mong ước là một khao khát, một ám ảnh, hay có thể nói một động cơ thúc đẩy của những hình thành từ vô thức như những giấc mơ,
- những triệu chứng loạn thần kinh, và những mơ tưởng, ám ảnh dị thường. Đặc biệt là những ước mong trẻ thơ về tính dục sẽ được biểu hiện và thỏa mãn ẩn dấu trong tưởng tượng với nhiều cải trang. Nhìn như vậy, mong ước làm đầy là hết sức năng động. Một mong ước không bao giờ cô lẻ, nó luôn luôn song hành hay đối nghịch với những mong ước khác, trong lẫn ngoải, kín lẫn mở. Như thế chúng luôn luôn chuyển vận trong những tiến trình xắp xếp, nghĩa là dằng co, đưa lên, dìm xuống những ý nghĩa. Trước đó trong Totem và Tabu (1913). Freud phát biểu quan điểm táo bạo và sáng tạo của ông về một nguồn gốc của tôn giáo, nhìn trong phương diện lịch sử của tâm lý đám đông. Freud tuyên bố rằng tôn giáo về cơ bản là một hình thức biến dạng của một ám ảnh thần kinh (obsessional neurosis). Theo ông nguồn gốc tôn giáo có hai tầng: gốc của nó trong lịch sử tiến hóa tổng quát của xã hội loài người, và gốc của nó trong trường hợp của mỗi tâm lý cá nhân. Freud tin rằng những yếu tố chính yếu trong tất cả tôn giáo Abraham là: sự tôn kính một chân dung người cha (Gót hay Christ), tin tưởng vào quyền năng siêu nhiên thần linh, và một quan tâm với những nghi lễ nhất định nào đó sao cho đúng cách. Ông truy nguyên những nguồn gốc tôn giáo về mặc cảm Oedipus. Ở một thời điểm nào đó trong lịch sử nhân loại, khi loài người vẫn còn sống theo những bầy đoàn, trong mỗi bầy đoàn có một người nam – một tộc trưởng - lớn tuổi nhưng mạnh mẽ nắm toàn quyền thống lĩnh. Những người này độc quyền sở hữu những phụ nữ của thị tộc, hay bộ lạc.
- Freud phỏng đoán một biến cố đã phải xảy ra trong đêm tối tiền sử sơ khai - trong đó những người nam trẻ tuổi, bất mãn với tình trạng này, đã một lần từng nổi dậy chống lại những tộc trưởng, lật đổ họ, giết những người cha, dành lấy những phụ nữ, trong đó có những người mẹ, cho mình. Sau đó, bị ám ảnh với biến cố này - một xúc cảm về tội lỗi thành hình. Tôn giáo có nguồn gốc từ biến cố tiền sử này, từ mặc cảm tội lỗi đó, nó đã là sức mạnh thúc đẩy chủ yếu, và nỗ lực chuộc tội cho biến cố đẫm máu đó đã trá hình sau những nghi lễ tôn giáo khác loại. Phân tâm học làm chúng ta quen thuộc với liên hệ mật thiết giữa mặc cảm cha-con và tin tưởng vào Gót. Nó đã trình bày cho chúng ta Gót không có gì khác hơn là một người cha cao vời. Tôn kính hình ảnh người cha có gốc từ thời thơ ấu. Khi trải qua giai đoạn “ghét cha yêu mẹ” gọi là Oedipus của mình, đứa trẻ phải đối phó với sự lo lắng sợ bị người cha trừng phạt. Phản ứng của đứa trẻ với đe dọa này là tôn kính người cha, đồng hóa với ông ta, và phóng chiếu những gì đã biết về ý muốn của người cha vào thành superego – hay lương tâm của cá nhân. Trong The Future of an Illusion, Freud thăm dò nguồn gốc của sự phóng chiếu một người cha lý tưởng này. Tôn giáo đại diện cho sự kéo dài một mảng của ứng xử tâm lý trẻ con vào mãi trong đời sống người lớn. Tôn giáo là chỉ đơn giản là một phản ứng thiếu trưởng thành trước nhận thức về tình trạng bất lực, bơ vơ không tự cứu được của con người, bằng cách quay lại kinh nghiệm thời thơ ấu khi có một người cha bảo bọc chăm sóc: “Cha tôi sẽ bảo vệ tôi, ông nắm vững hết mọi sự”. Niềm tin vào một Gót cá nhân là như vậy,
- không gì khác ngoài một ảo tưởng trẻ con. Tôn giáo là đồng hóa những ước mong với hiện thực. Trong ý hướng này, tôn giáo – nhìn trong lĩnh vực tâm lý - không là gì khác với tâm lý của những người bệnh thần kinh. Những bệnh nhân của chứng nhiễu lọan nơ rô, họ đặt thực tại tâm lý lên trên thực tại vật lý, lấy tưởng/mê làm thực tại. Tôn giáo như thế là một thứ “tâm bệnh” chúng ta đã tạo ra để làm dịu sự sợ hãi lớn nhất của chúng ta. Như trẻ thơ, chúng ta cảm thấy bất lực trước rất nhiều những sự việc, không có khả năng tinh thần hoặc vật chất để đối mặt với thế giới của chúng ta riêng. May mắn thay, hay nên nói rằng hy vọng thay, chúng ta có cha mẹ hướng dẫn và bảo vệ chúng ta. Đặc biệt là người cha – con có cha như nhà có nóc - được xem như một trụ cột của sức mạnh cho cá nhân. Khi chúng ta lớn dậy, vào tuổi trưởng thành, chúng ta thấy những bất lực của chúng ta vẫn còn đó, lớn hơn chứ đã không giảm đi, và do đó, chúng ta hướng về Gót, như “Cha chúng ta ở trên Trời”, như thế Gót là “người Cha chung” của những tín đồ, người sẽ thực hiện vai trò thay thế người cha thực đầy quyền năng thời thơ ấu, cho tuổi trưởng thành - đến những ngày cuối của cuộc đời chúng ta. Như thế, trong The Future of an Illusion này, Freud thêm một bước tiến xa hơn, đi đến nói rằng con người tạo ra Gót trong một ảo tưởng (có phần đáng thương), tôn giáo như thế là một thứ bệnh thần kinh phổ quát của loài người. 4. Trước và sau, cả hai Feuerbach và Freud, đều tìm cách giải thích về tôn giáo dựa vào lịch sử, đặt câu hỏi – tôn giáo đã ra đời ra sao
- trong tiến hóa của nhân loại. Tìm được lịch sử của nó, là tìm được cách phủ nhận nó – cho thấy nó hoặc ấu trĩ, hoặc lạc hậu. Đó là cách tiếp cận đến nguồn gốc của tôn giáo, từ các căn nguyên hình thành tâm lý (psychogenesis) của con người nói chung. Feuerbach và Freud trong nỗ lực giải thích về những con đường tâm lý tự nhiên đưa đến tôn giáo, đã thiết lập hai lý thuyết có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong triết học tôn giáo. Feuerbach, dựa trên Hegel, đề ra ý tưởng rằng quá trình mà tôn giáo được phát minh là mong thực hiện những khát vọng con người. Theo Feuerbach, Gót là sự phóng chiếu những ham muốn mạnh nhất của loài người. Thế nên sự thu hút hấp dẫn của các tôn giáo Abraham nằm trong hứa hẹn của nó về một thiên đàng, thỏa mãn khát khao bất tử và xoa dịu sự khiếp hãi cái chết của con người. Con người có nhiều nỗi sợ hãi, nhưng hầu hết tất cả chúng ta sợ chết. Tôn giáo, như Kitô giáo, trong hứa hẹn sự sống đời đời, lấy đi sự lo sợ này ra khỏi chúng ta. Nếu chúng ta trao “linh hồn” cho tôn giáo, chúng ta thoát được nỗi sợ hãi lớn nhất, và có thể sống trong hạnh phúc mù lòa, vì hoàn toàn nhắm mắt trước sống chết vô thường. Điều này giải thích sự hấp dẫn của các tôn giáo Abraham, và sức mạnh khôn cưỡng của nó một khi bám hút được não thức con người yếu đuối. 5. Freud chủ trương thực chất của văn minh không nằm trong sự chinh phục thiên nhiên của con người cho các phương tiện hỗ trợ sự sống, nhưng nằm trong lĩnh vực tâm lý, trong sự kiềm chế những bản năng cỏa bản – bản năng khát sồng, điển hình là bản năng tình
- dục, ông gọi là Eros, và phản đề của nó - bản năng Chết, ông gọi là Thanatos nơi mỗi người. Một trong những đê đập giúp ngăn cản, kềm chế, và trấn áp những bản năng mà con người đã phát minh ra để duy trì văn hóa của nó là tôn giáo. Khía cạnh độc đáo này của tôn giáo đã vẫn được xem là phản ánh lương tâm đạo đức đã được Freud thừa nhận khi ông viết về một trong những chức năng của nó là cố gắng “. . . sửa chữa những bất toàn của văn hóa đã quá đau đớn cảm nhận được”. Freud định nghĩa tôn giáo như một ảo tưởng, bao gồm các “tín điều nào đó, khẳng định về những sự kiện và điều kiện của thực tại trong và ngoài vốn bảo một người về một điều gì đó mà người ta đã chưa khám phá ra, và tuyên bố rằng người ta phải nên cho điều gì đó niềm tin. Những khái niệm tôn giáo được truyền đi theo ba cách, và đòi sự tin tưởng của chúng ta. “Thứ nhất, vì chúng đã được tổ tiên nguyên thủy của chúng ta tin tưởng; thứ hai, chúng ta sở hữu những bằng chứng vốn chúng đã được truyền lại cho đến chúng ta từ cùng một thời nguyên thủy ấy, và thứ ba là cấm tuyệt không được phép nêu câu hỏi nào hết về giá trị xác thực của chúng”. Tôn giáo trong một phương cách cũng tương tự như với hệ tin tưởng totem (totemism). Nhìn trong tầm mức cá nhân, mỗi con người thực chất là một kẻ đối nghịch với xã hội theo ý hướng nó có những bản năng tự nhiên thôi thúc nhưng chúng phải bị kiềm chế để xã hội có thể sinh hoạt. Freud đưa ra một danh sách đen tối, nhưng không phải là không thực, chúng gồm loạn luân, ăn thịt người, và gây hấn, hung hãn, đến phá hoại, giết chóc. Cái nhìn của ông về bản chất con người là nó là chống lại xã hội, nổi loạn, và có xu hướng
- tình dục và phá hoại rất cao. Về quan điểm này Freud gần với một triết gia đồng thời với ông hơn là Emile Durkheim (1858-1917). Cả hai cùng xem hệ tin tưởng totem như là hình thức nếu không phải là hình thức tôn giáo nguyên thủy, thì cũng có liên hệ chặt chẽ với gốc tích của tôn giáo; nhưng với Freud có những lý do khác nhau. Với Durkheim, nhìn với con mắt của nhà xã hội học, ông tin hệ tin tưởng totem trong đó có một con vật totem (totemic animal) là trung tâm nguyên thủy của sinh hoạt tôn giáo, vì con vật totem là biểu tượng cho thị tộc, một cộng đồng, một xã hội. Mặc dù hầu hết mọi người ngày nay tin rằng cách diễn giải trong nhiều dữ liệu trên hệ tin tưởng totem của Durkheim là không chính xác, thị kiến của ông về vai trò của tôn giáo dùng để tăng cường tình đoàn kết xã hội được chấp nhận rộng rãi, cũng như quan điểm cho rằng trong nhiều xã hội truyền thống, trật tự của ba thế giới nhân văn, tự nhiên, và siêu nhiên, chúng đều liên kết với nhau và củng cố lẫn nhau trong một hệ thống chung. Freud đặc biệt chú ý đến sự “phá lệ” xảy ra còn thấy trong các dân tộc sinh hoạt theo hệ tin tưởng totem, đó là một nghi lễ cộng đồng, thường xảy ra hàng năm, đặc biệt trong đó con vật tổ bị đem ra giết và ăn thịt, trong khi sự kiện này bị tuyệt đối cấm ở mọi thời điểm khác. Tại sao có “phá lệ” này? Ý nghĩa của lễ tiệc totem là gì? - Freud tin rằng totemism đã khởi phát trong một quá khứ rất xa xưa. Freud phỏng đoán biến cố loại Oedipus đã kể ở trên xảy ra, đưa bộ lạc vào hỗn loạn, và cá nhân có lẽ bị dày vò (giết cha, lấy mẹ), nên sau đó
- đi đến ngăn cấm vĩnh viễn cả hai: giết cha và lọan luân. Nhưng cảm giác tội lỗi và tình cảm mâu thuẫn của những đứa con trai – vừa thù ghét vừa kính yêu đối với người cha đã không mất, nhưng nó đã được tái thể hiện, được chuyển từ người cha sang một con vật totem, và totem thành biểu tượng của “tổ tiên”. Toàn bộ quá trình và quá khứ này, Freud cho rằng, đã phai nhạt khỏi trí nhớ con người, nhưng dấu vết của nó vẫn có thể tìm thấy trong các tôn giáo nguyên thủy, và trong những tưởng tượng của trẻ con. Đến đây, cho thấy Freud dựa vào thuyết thu tóm (recapitulation) đã nhắc ở trên – giúp chúng ta hiểu tại sao ông nghĩ rằng có thể biết về quá trình tâm lý, sự suy nghĩ của con người nguyên thủy từ tâm lý, suy nghĩ của những người bệnh nơ rô, của những trẻ em hiện đại. 6. Cơ sở triết học Freud giải thích văn minh và tôn giáo là chủ nghĩa duy vật thực nghiệm (empiricist materialism), theo đó, Gót là một giả thuyết và không đứng vững. Lịch sử văn minh loài người là một đấu tranh dài chống tự nhiên, cả thiên nhiên ngoài lẫn nội tâm trong. Tin tưởng vào Gót được xem như một thứ nỗ lực hoà giải con người với sự nương tựa mật thiết của nó vào tự nhiên vốn hầu hết cảm nhận qua những kinh nghiệm đầy thương tổn. Freud diễn dịch sự hình thành của những tôn giáo trong cái nhìn theo những chức năng hoà giải của nó trong sự xung đột này giữa tự nhiên và văn hoá, giữa con người và xã hội. Như dẫn chính ông ở đoạn trên, tôn giáo đem lại cho con người sự thú nhận những yếu đuối tự thân của chính nó và đồng thời cũng cho nó giữ lại một ý
- nghĩa ưu việt vượt trên thực tại vây quanh. Cái giá của sự thoả hiệp này sự tuân phục một “ảo tưởng”. Các lý thuyết trong nội dung tôn giáo, đều phải tuân theo không chất vấn, chúng không phải là kết quả của suy tưởng siêu nghiệm, cũng không phải là từ kinh nghiệm tâm linh, lại càng không là những “mặc khải” thần bí, nhưng chúng chỉ là những tưởng tượng đã được tinh luyện của chính con người, là những ao ước-muốn thành trước những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Sức cuốn hút mạnh mẽ của “ảo tưởng” do đó là sức mạnh thôi thúc của những nhu cầu thầm kín này. Trung tâm điểm của tưởng tượng tôn giáo, một Gót-Người Cha (Father-God), dựng lên từ những vật liệu lấy từ kinh nghiệm thơ ấu của con người: đứa trẻ yếu đuối không tự bảo vệ được mình đã tạo ra nhu cầu muốn được bảo vệ; nhu cầu này là động lực của yêu thương và mong đợi của nó về một người cha và buộc nó phải dìm xuống tất cả những ác cảm nó có với ông như đối thủ của nó trong tương quan phức tạp tay ba – cha- mẹ-con – Freud gọi là mặc cảm Oedipus. Nhưng vì người cha thực không thể chữa lành được những thương đau, thiếu thốn, và những thương đau thiếu thốn ấy còn mãi vì chính là phận người, nên dù đã trưởng thành, một người cha mạnh mẽ hơn, nhiều quyền năng hơn, thương yêu bảo bọc hơn – toàn năng, toàn trí và toàn thiện – là sự cần thiết, và từ đó con người trần gian “tạo” ra Gót – lý tưởng hoá và phóng chiếu những thuộc tính của một người cha thành Gót - một người Cha cao vời, vòi vọi. Khát khao được bảo bọc, thúc đẩy từ những nhu cầu của sự sống trực tiếp đè nặng trên mọi cá nhân, và nhất là cái chết ở cuối đường
- không thể nào thoát, tất cả đã giải thích sức mạnh của tôn giáo, và sự tin tưởng – nhắm mắt, tự lừa chính minh - lâu dài của đông đảo con người vào nó. Tôn giáo như thế, theo cái nhìn của Freud, không chỉ là sự tự vệ, nhưng còn là một triệu chứng của bệnh tâm thần, một thứ bệnh tâm thần tập thể, nó “hữu ích”, vì xoa dịu đau thương của kiếp người, vì giúp người ta chịu đựng được những khổ đau thất bại, và vực người ta đứng dậy đi cho hết con đường đời, đến cái chết hãi hùng cuối cùng, và rồi ở đó, nó đem cho những ý tưởng để phủ nhận cái chết, bằng cách vẽ ra một “thiên đường” đằng sau cái chết. Kinh nghiệm về những bất-khả-tự lực với tư cách nạn nhân đã chuyển đổi sang tin tưởng vững chắc có một sự che chở sau cùng với tư cách tín đồ. Một biện chứng cơ bản đã là động lực của chuyển đổi cơ cấu. Chuyển đổi từ nương tựa phụ thuộc sang cảm giác được bảo bọc lập lại một kinh nghiệm thơ ấu, đó là thế chỗ ông bố thực với một sản phẩm tưởng tượng. Chiều hướng của tiến trình là một loại “hủy-thực-thành-hư” (Entfremdungsgefühl) - de- realization của Freud là một thứ dồn nén, phủ nhận, nó “tha hóa” thực tại vật chất đời người, chuyển sang đối lập của nó, dựng trên sự xây dựng ảo tưởng về một “thực tại” thứ hai linh thiêng. Sigmund Freud, đã thực sự đem Gót làm một chủ đề của giải cấu trúc siêu hình tâm lý (metapsychological deconstruction), và đã chọn một một vị trí vô thần. Những người theo ông, cũng tiếp tục gắn bó với những luận chứng và tuyên bố của ông trong “Tương lai của một ảo tưởng” này, và tiếp sau trong “Văn minh và những bất mãn từ nó”. Chủ nghĩa khoa học thực chứng (positivism) ở đầu thế
- kỷ XX đã đem lại một cổ vũ nồng nhiệt trước những vạch trần của Freud về Gót. Ông đã cất lên tiếng nói cho những gì đang nung nấu trong tâm trí của giới trí thức phương Tây. Những tội ác không kể xiết đã xảy ra ngay sau đó, nhân danh chủ nghĩa dân tộc đầy tôn giáo tính ở châu Âu, xác nhận rằng chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) và khái niệm song sinh của nó, niềm tin tôn giáo, là những món hàng tối nguy hiểm cho loài người. Chúng đã dẫn đến sự nhiễm độc với sự ưu thắng của trong-nhóm (in-group superiority ) và đặt nền móng cho sự áp bức của những “người khác” ngoài-nhóm, và thậm chí cả sự tàn bạo và diệt chủng. Những nạn nhân của định kiến và bạo lực, tìm thấy hy vọng từ những phân tích của Freud rằng tôn giáo là một trò lừa bịp và khoa học sớm hay muộn sẽ đảm bảo vị trí ưu thế của lý trí con người trong tư tưởng cá nhân và sinh hoạt xã hội của cả toàn thể cộng đồng nhân loại. Và như thế, Freud đã tiên đoán, rất lạc quan ở gần giữa thế kỷ trước; ảo tưởng sẽ tan vỡ, Gót và những tôn giáo Abraham thờ Gót sẽ nhường chỗ cho lý trí và khoa học. 7. Freud xuất thân là một y sĩ chuyên về bệnh thần kinh, một khoa học gia, một bác học trong ngành của ông, là nhà tâm lý nổi danh nhất cho đến nay của nhân loại, người khai sinh môn phân tâm học, nhưng ông có ảnh hưởng hết sức lớn lao và sâu rộng trong lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật từ hai thế kỷ qua. Tương lai của một Ảo tưởng, cũng như cái-ta và Cái-Đó, và Văn minh và những Bất mãn từ nó là những bản văn nay đã thành cổ điển, đều được giảng dạy
- rộng rãi trong các trường đại học, trong có những quan điểm đã bị thử thách, được đánh giá lại, hay có phần đã bị thời gian đào thải, nhưng ngoài giá trị lịch sử, chúng đều là những ý tưởng hết sức sáng tạo, đáng suy ngẫm, đáng nghiên cứu, nhất là với những ai quan tâm về tư tưởng, triết học tôn giáo và văn minh phương Tây. Tôi không tìm được một bản tiếng Việt, nên khi dịch bản văn Văn minh và những Bất mãn từ nó, tôi thấy Tương lai của một Ảo tưởng này cũng cần được dịch và nên giới thiệu trước, Người đọc sẽ thấy chúng liên hệ ra sao, sau khi đọc cả hai. Riêng tập Cái-Ta và cái-Đó có thể dành giới thiệu sau với lý thuyết đặc biệt của Freud về những bản năng con người – trong đó có Libido, cùng cấu trúc tâm lý Ý thức, tiền-ý-thức và Vô thức. Dịch từ bản dịch tiếng Anh: Freud, S. (1927). The Future of an Illusion trongThe Standard Edition of the Complete Psychological Works of Sigmund Freud, Volume XXI (1927-1931): The Future of an Illusion, Civilization and its Discontents, and Other Works, 1-56. Đối chiếu với bản dịch tiếng Pháp: L’avenir d’une illusion. Trad. franç., 1932. par Marie Bonaparte revue par l’auteur, 1932. Les Presses Universitaires de France, 1973, 3è édition. Lê Dọn Bàn (Feb/2011) I Khi một người đã sống một thời gian khá lâu trong một văn minh cá biệt [1] và đã thường cố gắng để khám phá xem những nguồn gốc
- của nó là gì, và nó đã phát triển dọc theo con đường nào, một người đôi khi cũng cảm thấy muốn thử có một cái nhìn về một hướng khác, và hỏi đâu là số phận xa hơn nằm đợi nó ở trước, và những chuyển hóa nào sẽ là định mệnh để nó trải qua. Nhưng một người sớm thấy rằng giá trị của một điều tra giống như thế bị nhiều những yếu tố làm giảm thiểu ngay từ khởi đầu. Trên hết tất cả, bởi vì chỉ có một số ít là những người có thể khảo sát hoạt động nhân văn trong đầy đủ địa bàn của nó. Hầu hết mọi người đã chính họ buộc phải tự hạn chế vào chỉ một, hoặc một ít, những lĩnh vực của nó. Nhưng một người biết về quá khứ và hiện tại càng ít bao nhiêu, phán đoán của ông về tương lai càng phải chịu thử thách bấp bênh hơn bấy nhiêu. Và có khó khăn thêm nữa là đích xác trong một phán đoán thuộc loại này, những kỳ vọng chủ quan của cá nhân đóng một phần vốn khó khăn để lượng giá, và những điều này quay ra là phụ thuộc vào những yếu tố thuần túy cá nhân trong kinh nghiệm của riêng ông, vào ít hơn hay nhiều hơn ở sự lạc quan của thái độ của ông với cuộc sống, như nó đã được tính khí, hoặc thành công, hay thất bại của ông đã phán định cho ông. Cuối cùng, sự kiện lạ lùng làm cho tự nó được cảm thấy rằng nói chung người ta kinh nghiệm hiện tại của họ một cách ngây thơ, như nó là, mà không có khả năng hình thành một ước lượng về những nội dung của nó, đầu tiên họ phải đặt chính họ ở một khoảng cách với nó - đó là nói rằng, hiện tại phải trở thành quá khứ - trước khi nó có thể mang lại những điểm thuận lợi để từ đó phán xét tương lai.
- Do thế, bất kỳ ai là người chịu thua cám dỗ để đem lại một ý kiến về tương lai có thể xảy ra cho văn minh của chúng ta sẽ là khéo nên tự nhắc nhở mình về những khó khăn tôi đã vừa chỉ ra, cũng như của sự không chắc chắn vốn chắc chắn thường gắn với bất kỳ sự tiên tri nào. Từ điều này nó dẫn đến, cho đến mức như tôi quan tâm, rằng tôi sẽ làm một rút lui chóng vánh trước một công việc mà nó là quá lớn lao, và tôi sẽ nhanh nhảu tìm cho ra một mảnh nhỏ của địa hạt vốn đã dành được chú ý của tôi từ trước đến nay, ngay sau khi tôi đã xác định vị thế của nó trong kế hoạch tổng quát của những sự vật. Văn minh loài người, qua đó tôi hiểu nghĩa là tất cả những phương diện trong đó đời sống loài người đã tự nâng nó cao lên khỏi trạng thái loài vật của nó, và khác với đời sống của những giống thú - và tôi khinh thường phân biệt giữa văn hóa và văn minh [2], như chúng ta biết, trình bày hai phương diện với người quan sát. Nó bao gồm một mặt tất cả những kiến thức và khả năng mà con người đã thu thập ngõ hầu để kiểm soát những sức mạnh thiên nhiên và bòn rút ra sự giàu có của nó để thỏa mãn những nhu cầu con người, và, mặt khác, tất cả những quy định cần thiết nhằm để điều chỉnh những quan hệ của con người với nhau và đặc biệt là phân bố những tài sản có thể kiếm được. Hai xu hướng của văn minh không phải là độc lập với nhau: thứ nhất, bởi vì những tương hệ của con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của mức lượng thỏa mãn bản năng vốn của cải hiện có làm nên có thể; thứ hai, bởi vì cá nhân một người có thể chức năng như của cải trong quan hệ với một người khác, trong chừng mực mà người khác
- đem dùng khả năng lao động của người ấy, hoặc chọn người ấy là một đối tượng tình dục; và thứ ba, hơn nữa, bởi vì mỗi cá nhân là hầu như là một kẻ thù của văn minh, mặc dù văn minh được giả định là một đối tượng của lợi ích của con người phổ quát [3]. Đáng chú ý là, con người rất ít có khả năng có thể tồn tại trong cô lập, dẫu thế đi nữa họ vẫn sẽ cảm thấy như là một gánh nặng văn minh đã mong đợi họ thực hiện những hy sinh ngõ hầu tạo một đời sống cộng đồng có thể có được. Thế nên văn minh đã được bảo vệ để chống lại với cá nhân, và những quy định, những tổ chức và những mệnh lệnh của nó được hướng tới nhiệm vụ đó. Chúng không chỉ nhắm đến hiệu quả một phân phối nhất định nào đó về tài sản, nhưng nhằm duy trì sự phân phối đó, thực sự, chúng phải bảo vệ tất cả những gì góp phần vào việc chinh phục thiên nhiên và sản xuất ra của cải, chống lại những xung lực thù địch của con người. Những sáng tạo của con người dễ dàng bị phá hủy, và khoa học và kỹ thuật, vốn đã đắp bồi chúng lên, cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt chúng. Một người như vậy có một ấn tượng rằng văn minh là một cái gì đó vốn được áp đặt trên một đa số đối kháng bởi một thiểu số vốn đã hiểu cách thế nào để lấy được sở hữu của những phương tiện về quyền lực và cưỡng chế. Dĩ nhiên, đó là tự nhiên để giả sử rằng những khó khăn này không phải là thừa kế trong bản chất của tự văn minh, nhưng được xác định bởi sự không hoàn hảo trong những hình thức văn hóa mà đã được phát triển. cho đến nay. Và trên thực tế, không phải là khó khăn để chỉ ra những khiếm khuyết này. Trong khi nhân loại đã tạo những tiến bộ liên tục trong
- sự kiểm soát của nó trên thiên nhiên và có thể mong đợi sẽ còn tạo những tiến bộ còn lớn lao hơn nữa, là điều không có thể thiết lập được một cách chắc chắn rằng một tiến bộ tương tự đã được làm trong việc quản lý những công việc về con người, và có lẽ trong tất cả mọi giai đoạn, cũng như bây giờ lại một lần nữa, nhiều người đã tự hỏi không biết những gì ít ỏi văn minh đã thu tập nên đó, thực sự có đáng giá để bảo vệ chút nào tất cả hay không. Một người sẽ nghĩ rằng một sự dàn xếp lại những quan hệ của con người nên là có thể có được, vốn sẽ loại bỏ những nguồn gốc của sự bất mãn với văn minh bằng cách từ bỏ sự cưỡng chế và đàn áp những bản năng, do như thế, không bị quấy rầy bởi bất hòa nội bộ, con người có thể cống hiến hết mình cho việc thu tập của cải thịnh vượng và sự vui hưởng nó. Đó sẽ là thời hoàng kim, nhưng nó là câu hỏi hoài nghi nếu như một tình trạng dường thế về những vấn đề có thể thực hiện được. Đúng hơn nó có vẻ là tất cả mọi văn minh phải được xây dựng trên sự cưỡng chế và sự từ bỏ bản năng, nó thậm chí không có vẻ chắc chắn rằng nếu như thôi không cưỡng chế, đa số con người sẽ sửa soạn cam kết thực hiện những công việc cần thiết cho sự thu đạt của cải mới. Tôi nghĩ, một người đã tính đến với sự kiện là có hiện diện trong tất cả mọi con người những xu hướng phá hoại, và do đó phản xã hội và phản văn hóa, và điều đó ở trong một số lớn con người những điều này đủ mạnh để xác định hành vi của họ trong xã hội con người. Sự kiện tâm lý này có một tầm quan trọng quyết định cho phán đoán của chúng ta về văn minh của con người. Trong khi chúng ta
- có thể thoạt đầu nghĩ rằng bản chất của nó nằm trong việc kiểm soát thiên nhiên với mục đích thu hoạch của cải và những nguy hiểm vốn đe dọa nó có thể được loại trừ bằng một sự phân phối phù hợp về tài sản đó giữ con người, bây giờ nó có vẻ như sự nhấn mạnh đã chuyển từ vật chất qua trí não. Câu hỏi quyết định là liệu có hay không và ở mức độ nào có thể giảm bớt gánh nặng của sự hy sinh bản năng áp đặt trên con người, để hòa giải con người với những gì đó thiết yếu phải còn lại và để cung cấp một bồi thường cho họ. Nó đúng là cũng không thể nào làm mà không có kiểm soát của đám đông [4] bởi một thiểu số, cũng như để miễn trừ với cưỡng chế trong công việc của văn minh. Đối với quần chúng lười biếng và không thông minh, họ không có tình yêu nào dành cho sự từ bỏ bản năng, và họ không thuyết phục được bởi lý lẽ về sự tất yếu của nó, và những cá nhân bao gồm những bản năng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa ra sự thả lỏng với tính vô kỷ luật của họ. Nó chỉ là qua ảnh hưởng của những cá nhân là những người có thể thiết lập một thí dụ và người mà đám đông xem như những nhà lãnh đạo của họ rằng họ có thể được cảm ứng để thực hiện những công việc và trải qua những từ bỏ mà trên đó sự tồn tại của văn minh phụ thuộc. Tất cả là tốt đẹp nếu những nhà lãnh đạo này là những cá nhân họ có được thâm hiểu ở mức tối cao vào những nhu cầu thiết yếu của đời sống và người đã vượt lên đến đỉnh cao của sự làm chủ những khao khát bản năng của chính họ. Nhưng có một nguy cơ là để không làm mất ảnh hưởng của họ, họ có thể nhường cho đại chúng nhiều hơn đám đông nhường cho họ, và do đó nó có vẻ như cần
- thiết rằng họ phải sẽ độc lập với đại chúng bằng những phương tiện họ tùy nghi sử dụng đi đến quyền lực. Để nói cho vắn tắt, có hai đặc điểm phổ biến của con người vốn chúng trách nhiệm cho sự kiện là những quy định của văn minh chỉ có thể được duy trì bởi một mức độ nào đó nhất định về cưỡng chế, cụ thể là, con người không ưa thích làm việc và rằng những luận chứng là vô ích nếu chống với những đam mê của họ. Tôi biết những phản đối vốn sẽ được nêu lên chống lại những khẳng định này. Điều sẽ được nói là cá tính của đám đông nhân loại được miêu tả ở đây, vốn nó giả định đã chứng minh rằng cưỡng chế không thể miễn trừ được trong công việc của văn minh, tự nó chỉ là kết quả của những khiếm khuyết trong những quy định văn hóa, do từ đó con người đã trở nên cảm thấy bực dọc, hay thù oán và không thể tiếp cận. Những thế hệ mới, những người đã được nuôi lớn trong sự tử tế và dạy dỗ để đánh giá cao về lý trí, và những người đã có kinh nghiệm về những tiện ích của văn minh từ một tuổi rất trẻ, sẽ có một thái độ khác biệt với nó. Họ sẽ cảm thấy nó như là một sở hữu riêng của họ và sẽ sẵn sàng vì lợi ích của nó để làm những hy sinh về phương diện công việc và sự thỏa mãn bản năng vốn là cần thiết cho sự bảo tồn nó. Họ sẽ có thể làm mà không có sự ép buộc và sẽ khác biệt một ít với những nhà lãnh đạo của họ. Nếu như không có văn hóa nào cho đến nay đã sản xuất những đám đông nhân loại có phẩm chất như vậy, đó là vì không văn hóa nào đã nghĩ ra được rồi những quy định vốn sẽ ảnh hưởng con người theo cách này, và đặc biệt từ thời thơ ấu trở đi.
- Điều có thể nghi ngờ là không biết có thể có được tất cả chút nào, hoặc dẫu ở bất kỳ tỷ lệ nào hay không, trong ở giai đoạn kiểm soát hiện nay của chúng ta với thiên nhiên, để thiết lập những quy định văn hóa của loại hình này. Nó có thể được hỏi số lượng những người giám sát, không lay chuyển và vô tư là từ đâu đến để đóng vai những người giáo dục của những thế hệ tương lai, và nó có thể là đáng báo động để nghĩ về số lượng cưỡng chế khổng lồ mà sẽ không thể nào tránh không phải đòi hỏi trước khi những ý định này có thể được đem ra thực hành. Sự vĩ đại của kế hoạch và tầm quan trọng của nó cho tương lai của văn minh con người là không thể tranh cãi. Nó thì vững chãi dựa trên sự khám phá về tâm lý rằng con người được trang bị với những phân bối bản năng khác loại nhất, chúng có dòng diễn biến cơ bản được xác định bởi những kinh nghiệm của thời thơ ấu. Nhưng bởi cùng một lý do, những giới hạn của khả năng của con người với giáo dục bị giới hạn với sự hữu hiệu của một chuyển đổi như vậy trong văn hóa của nó. Một người có thể đặt câu hỏi liệu không biết có hay không, và trong mức độ nào, sẽ có thể có được một môi trường văn hóa khác biệt để làm tắt đi [5] hai đặc điểm này của đám đông con người vốn chúng làm cho sự hướng dẫn của công việc của nhân sự rất khó khăn như thế. Dẫu thế, thí nghiệm vẫn còn chưa được thực hiện. Có thể là một tỷ lệ phần trăm nhất định của nhân loại (có gốc do một phân bối bệnh lý hoặc một thái quá của sức mạnh bản năng) sẽ luôn luôn phi-xã hội, nhưng nếu nó đã là khả thi chỉ đơn thuần là để làm giảm cái phần đa số thù địch đối với văn minh đó của ngày nay
- để vào thành một thiểu số, rất nhiều sẽ đã được hoàn thành - có lẽ tất cả chúng có thể được hoàn thành. Tôi không nên mong tạo ấn tượng rằng tôi đã lạc một chặng đường dài từ cái dòng viết xuống về điều tra của tôi. Thế nên, hãy để tôi đưa ra một bày tỏ bảo đảm rằng tôi đã ít nhất không có một ý định tạo những phán đoán trên thí nghiệm lớn lao trong văn minh hiện nay đang tiến triển trong vùng đất nước rộng lớn trải dài giữa châu Âu và Châu Á [6]. Tôi không có những kiến thức đặc biệt cũng như năng lực để quyết định về tính hữu dụng thực hành của nó, để thử nghiệm tính thiết thực của những phương pháp đã sử dụng, hoặc để đo chiều rộng của khoảng cách không thể tránh khỏi giữa ý định và thực hiện. Những gì là trong chuẩn bị có chưa hoàn thành và do đó tránh khỏi một điều tra vốn với nó văn minh đã củng cố từ lâu của chúng ta riêng có khả năng cho chúng ta vật liệu. II Chúng ta đã trượt khỏi lĩnh vực kinh tế vào trong lĩnh vực tâm lý học mà không hay biết. Lúc đầu chúng ta đã bị nhử toan tìm kiếm những tài sản của nền văn minh trong sự giàu có sẵn có và trong những quy định về phân phối của nó. Nhưng với việc nhìn nhận rằng mọi văn minh dựa trên một sự cưỡng bách làm việc và một sự từ bỏ của bản năng, và do đó không thể tránh không kích động sự chống đối từ những người bị tác dụng bởi những yêu cầu này, nó đã trở nên rõ ràng rằng văn minh không thể bao gồm chủ yếu hoặc duy nhất trong tự thân sự giàu có và những phương tiện để thu tập nó và những sắp xếp để phân phối nó; bởi vì những điều này bị đe dọa
- bởi sự nổi loạn và tính cuồng điên phá hoại của những người can dự trong văn minh. Song song với sự giàu có, bây giờ chúng ta đến với những phương tiện vốn chúng có thể bảo vệ được văn minh - những biện pháp của cưỡng chế và những biện pháp khác vốn được dự định để hòa giải con người với nó, và để bù đắp cho họ vì những hy sinh của họ. Những điều kể sau này có thể được mô tả như là những tài sản tinh thần của văn minh. Vì lợi ích của thống nhất về thuật ngữ, chúng ta sẽ mô tả sự kiện một bản năng [7] không được thỏa mãn là một “thất vọng” [8], những quy định mà bởi đó sự thất vọng này được thiết lập như là một “ngăn cấm” [9] và điều kiện vốn được sản xuất bởi sự ngăn cấm như là một “thiếu thốn” [10]. Bước đầu tiên là phân biệt giữa những thiếu thốn có ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và những thiếu thốn không ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng chỉ với những nhóm, những lớp, hoặc thậm chí những cá nhân đơn lẻ. Những cái kể trước là sớm nhất, cùng những sự ngăn cấm đã thiết lập chúng, văn minh – ai có thể biết được hàng bao nhiêu nghìn năm xưa trước? đã bắt đầu tách con người khỏi tình trạng động vật nguyên thủy của mình. Chúng ta sẽ tìm thấy với ngạc nhiên của chúng ta là những thiếu thốn vẫn còn tác động và vẫn tạo thành lõi ruột của sự thù địch với văn minh. Những ước muốn bản năng bị chúng làm tổn hại lại được tái sinh mới nguyên với mỗi đứa trẻ. Có một lớp gồm những người, những kẻ bị nhiễu loạn thần kinh [11], những người đã phản ứng trước những thất vọng này với hành vi phi xã hội. Trong số những ước
- muốn bản năng này là loạn luân, ăn thịt người, và dục vọng về giết chóc. Nghe lạ tai khi đặt cạnh nhau những ước muốn vốn tất cả mọi người dường như thống nhất phủ nhận nó, và những ước muốn khác vốn có quá nhiều tranh cãi sôi nổi về chúng trong văn minh của chúng ta về phần không biết chúng sẽ được cho phép hay phải bị thất vọng, nhưng làm như vậy là biện minh được về tâm lý. Cũng không phải thái độ của văn minh đối với những mong muốn bản năng lâu đời nhất dưới bất kỳ phương thức nào là đồng nhất. Tục ăn thịt người một mình có vẻ là bị cấm phổ quát - và với cái nhìn phi phân tâm học – là đã từng được khắc phục hoàn toàn [12]. Sức mạnh của những ước muốn loạn luân vẫn có thể phát hiện được đằng sau sự cấm đoán đối với nó [13], và trong những điều kiện nhất định nào đó, giết chóc vẫn còn thực hành, và văn minh của chúng ta thực sự ra lệnh đòi hỏi nó. Có thể là những phát triển văn hóa nằm ở trước chúng ta, trong đó những mong muốn khác vốn đã vẫn được thỏa mãn, hoàn toàn được cho phép đến ngày nay, sẽ xuất hiện chỉ như là không thể chấp nhận được nữa, như tục ăn thịt người thời bây giờ. Những từ bỏ bản năng sớm nhất này đã liên quan rồi đến một yếu tố tâm lý cũng vẫn còn quan trọng cho tất cả những từ bỏ bản năng về sau. Là không đúng khi nói rằng não thức con người đã không trải qua phát triển nào kể từ những thời đại xưa cổ nhất, và rằng tương phản khác với những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nó hôm nay cũng là một như nó đã là trong những ngày đầu của lịch sử. Chúng ta có thể chỉ ra ngay lập tức một trong những tiến bộ về tinh thần này.
- Đó là trong lần hồi giữ tương ứng với quá trình phát triển của con người mà cưỡng chế bên ngoài dần dần thành chủ quan hóa; với một cơ quan não thức đặc biệt, siêu-ngã [14] của con người, chiếm lấy nó và bao gồm nó trong số những giới răn của nó. Mỗi một đứa trẻ trình bày quá trình chuyển đổi này với chúng ta; chỉ bằng những phương tiện đó mà nó trở thành một sinh vật đạo đức và xã hội. Một sự củng cố cho vững mạnh như vậy của siêu- ngã là một tài sản văn hóa quý giá nhất trong lĩnh vực tâm lý. Những ai ở trong họ, nó đã chiếm chỗ, họ đã được chuyển từ tư cách những đối thủ của văn minh vào thành những phương tiện truyền bá của văn minh. Con số của họ càng lớn hơn trong một đơn vị văn hóa, văn hóa của nó càng an toàn hơn, và nó càng có thể phân bối với những mức độ cưỡng chế từ bên ngoài. Giờ đây, mức độ của sự chủ quan hóa này khác biệt rất lớn giữa những cấm đoán về bản năng khác loại. Liên quan đến những nhu cầu văn hoá sớm nhất, mà tôi đã đề cập, sự chủ quan hóa xem dường như đã đạt được rất rộng rãi, nếu chúng ta bỏ qua một bên kết toán ngoại lệ không được hoan nghênh của những người bị bệnh rối loạn thần kinh [15]. Nhưng trường hợp có thay đổi khi chúng ta quay sang những yêu sách bản năng khác. Ở đây, chúng ta quan sát với sự ngạc nhiên và lo ngại rằng một đa số của người ta tuân hành những cấm đoán văn hóa về những điểm này chỉ dưới áp lực của cưỡng chế, từ bên ngoài - đó là, chỉ ở nơi vốn cưỡng chế có thể làm tự nó có hiệu quả, và miễn là chừng nào nó là điều làm người ta sợ hãi. Điều này cũng đúng với những gì được gọi là những đòi hỏi luân lý của văn minh,
- vốn áp dụng cũng vậy với tất cả mọi người. Hầu hết những kinh nghiệm của một người về sự không đáng tin cậy về luân lý của con người rơi vào phạm trù này. Có vô số không đếm được những người văn minh, những người sẽ giảm thiểu từ giết người hoặc loạn luân, nhưng những người này không phủ nhận sự hài lòng của chính mình trên sự tham lam của họ, những thôi thúc hung hãn của họ, hoặc thèm khát tình dục của họ, và họ không ngần ngại làm tổn thương người khác bằng những gian lận, dối trá và vu khống, miễn là chừng nào họ có thể giữ cho vẫn không bị trừng phạt vì thế, và điều này, không có nghi ngờ gì, đã luôn luôn là như vậy qua nhiều thời đại của văn minh. Nếu chúng ta hướng đến những hạn chế vốn chúng chỉ áp dụng với những giai cấp nhất định của xã hội, chúng ta gặp một tình trạng của những sự vật vốn chúng là trắng trợn và đã luôn luôn được công nhận. Nó có thể được dự kiến rằng những giai cấp chịu thiệt thòi này sẽ ghen tị với những giai cấp được ưu đãi với những đặc quyền và sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm được để tự giải phóng họ khỏi từ đó – sự thặng dư của riêng họ về thiếu thốn. Ở chỗ nào điều này không thể làm được, một mức độ bất mãn thường trực sẽ dai dẳng bên trong nền văn hóa có liên quan và điều này có thể dẫn đến những nổi loạn nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu một nền văn hóa đã không đi quá khỏi một điểm mà ở đó sự hài lòng của một phần của những thành viên của nó phụ thuộc trên sự đàn áp của một phần khác, và có lẽ, phần lớn hơn - và đây là trường hợp của tất cả những nền văn hóa ngày nay - nó là có thể hiểu được rằng những người bị đàn áp nên phát triển một
- thái độ thù địch dữ dội đối với một nền văn hóa mà sự tồn tại nó họ đã có thể là được tạo dựng bằng lao động của họ, nhưng sự giàu có của nó, họ có một phần chia quá nhỏ trong đó. Trong những điều kiện như vậy sự chủ quan hóa của những điều cấm kị văn hóa trong số những người bị đàn áp là không mong gì có được. Ngược lại, họ đã không được chuẩn bị để thừa nhận những điều cấm kị, họ có ý định phá hủy tự thân nền văn hóa, và thậm chí có thể xóa sạch đi những tiên đề mà văn hóa ấy đã dựa trên. Sự thù địch của những giai cấp này với văn minh thì quá hiển nhiên khiến nó đã là nguyên nhân sự thù địch càng tiềm ẩn hơn với những giai tầng xã hội vốn tốt hơn được đem cho để đừng nhìn thấy. Không cần phải nói rằng một văn minh vốn nó để một số quá lớn như thế gồm những thành viên của nó không hài lòng và đẩy họ vào nổi loạn, thì không có cũng không đáng được có triển vọng của một sự tồn tại lâu dài. Phạm vi tới đó mà những mệnh lệnh giáo huấn của một văn minh đã được chủ quan hóa – diễn tả nó một cách phổ thông và phi tâm lý: mức độ luân lý của những thành viên của nó - thì không phải là hình thức duy nhất của sự giàu có về tinh thần vốn đi vào trong xem xét khi ước đoán giá trị của một văn minh. Có cộng thêm những tài sản của nó trong hình dạng của những lý tưởng và những sáng tạo nghệ thuật - đó là, những thỏa mãn có thể được thu được từ những nguồn này. Mọi người sẽ là chỉ quá sẵn sàng có khuynh hướng bao gồm trong những tài sản tinh thần của một nền văn hóa những lý tưởng của nó - những ước tính của nó về những thành tích nào là cao nhất là
- được hầu hết đám đông hết sức gắng gỏi chạy theo. Thoạt đầu, có vẻ như những lý tưởng ấy nghĩ là sẽ xác định những thành tựu của đơn vị văn hóa, nhưng quá trình thực tế của những sự kiện sẽ xuất hiện được rằng những lý tưởng đã được dựa trên những thành tựu đầu tiên vốn chúng đã được thực hiện được bởi một sự kết hợp của những quà tặng nội bộ của nền văn hóa và những hoàn cảnh bên ngoài, và rằng những thành tựu đầu tiên này, sau đó được bám lấy bởi lý tưởng như là một cái gì đó được đẩy lên tiến xa hơn. Sự thỏa mãn mà lý tưởng cung cấp cho những người tham gia trong nền văn hóa, như vậy là có bản chất quá-yêu-chỉ-mình [16], nó dựa trên tự hào của họ trong những gì đã thành công đạt được. Để làm cho sự thỏa mãn này trọn vẹn kêu gọi một sự so sánh với những văn hóa vốn chúng đã nhắm vào những thành tích khác biệt và đã phát triển những lý tưởng khác biệt. Trên sức mạnh của những khác biệt này mỗi văn hóa tuyên đòi được quyền nhìn xuống những văn hóa còn lại. Trong lối này, những lý tưởng văn hóa trở thành một nguồn của bất hòa và thù hận giữa những đơn vị văn hóa khác nhau, như có thể thấy rõ nhất trong trường hợp của những quốc gia. Sự thỏa mãn mang tính Narcissus được cung cấp bởi lý tưởng văn hóa cũng là một trong những sức mạnh vốn thành công trong việc chống lại sự thù địch với văn hóa ở bên trong đơn vị văn hóa. Sự thỏa mãn này có thể được chia sẻ không chỉ bởi những giai cấp được ưu đãi, được hưởng những lợi ích của văn hóa, mà cũng còn bởi những người chịu phận bị áp bức, vì quyền khinh miệt người ngoài nhóm đã đền bù cho họ về những sai trái mà họ phải gánh
- chịu trong đơn vị riêng của họ. Không ai nghi ngờ là một tiện dân khốn khổ, đã bị quấy nhiễu bởi những khoản nợ chồng chất, và nghĩa vụ quân sự, nhưng để đền bù cho nó, một kẻ là một công dân LaMã, một kẻ được có phần của hắn trong công vệc cai quản những quốc gia khác và ban phát pháp luật cho chúng. Sự đồng nhất hoá này của những giai cấp bị áp bức với giai cấp cai trị và bóc lột họ, tuy nhiên, chỉ là một phần của một toàn bộ lớn hơn. Bởi vì về một mặt khác, những giai cấp bị áp bức có thể gắn bó một cách xúc cảm với những chủ nhân của họ, bất kể sự thù địch của họ, họ có thể thấy trong những người này những lý tưởng của họ, trừ khi những quan hệ như vậy thuộc về một loại cơ bản được thỏa mãn đã tồn tại, sẽ không thể hiểu được - như thế nào một số văn minh đã tồn tại lâu như vậy bất chấp thái độ thù địch chính đáng của những đám đông lớn rộng con người. Một thỏa mãn thuộc một loại khác được nghệ thuật đem lại cho những người tham gia trong một đơn vị văn hóa, mặc dù như một quy luật, nó vẫn không thể tiếp cận được với đám đông, những người chìm đắm trong lao động kiệt lực và đã không được hưởng bất kỳ giáo dục cá nhân nào. Như chúng ta đã khám phá từ trước, lâu rồi [17], nghệ thuật cung cấp những thỏa mãn thay thế cho những sự từ bỏ văn hóa lâu đời nhất và sâu sắc nhất vẫn còn cảm thấy, và vì lý do đó, nó đã phục vụ như là không-gì khác đã làm, để hòa giải một người với những hy sinh mà người ấy đã làm nhân danh văn minh. Một mặt khác, những sáng tạo nghệ thuật nâng cao cảm xúc của người ấy về sự
- đồng nhất, vốn với nó tất cả mọi đơn vị văn hóa đại diện cho, cần rất nhiều, bằng cách cung cấp một cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm xúc cảm được đnah giá rất cao. Và khi những sáng tạo đó mô tả một cách sinh động những thành tựu của nền văn hóa đặc biệt riêng của người ấy, và mang đến não thức của người ấy những lý tưởng của nó trong một cách gây ấn tượng nguy nga, chúng cũng chăm chóc đến sự thỏa mãn Narcissus của người ấy. Vẫn còn chưa đề cập đến những gì có lẽ là điều quan trọng nhất trong sự kiểm kê tinh thần của một nền văn minh. Điều này bao gồm trong những ý tưởng tôn giáo của nó trong ý nghĩa rộng rãi nhất – nói một cách khác (sẽ minh chứng sau này) trong những ảo tưởng của nó. III Những giá trị đặc biệt của những ý tưởng tôn giáo nằm trong những gì? Chúng ta đã nói về sự thù địch với văn minh vốn nó được tạo ra từ áp lực mà văn minh vận hành, những sự từ bỏ bản năng mà nó đòi hỏi. Nếu một người tưởng tượng những cấm đoán của nó được nâng bỏ, nếu thế, sau đó, một người có thể lấy bất kỳ một phụ nữ nào người ấy thích như là một đối tượng tình dục, nếu một người có thể không do dự giết chết tình địch để chiếm lòng yêu của người đẹp, hay giết bất cứ ai đứng cản đường của người ấy, cũng vậy, nếu như một người có thể chở đi bất kỳ những tài sản nào của một người khác mà không phải xin phép – tuyệt vời làm sao, thật là một chuỗi những thỏa mãn một đời có thể có được! Đúng thế, một người nhanh chóng chạm với khó khăn đầu tiên: tất
- cả mọi người khác ai ai cũng có cùng một mong muốn chính xác như tôi có, và sẽ đối xử với tôi không cân nhắc nào nhiều hơn tôi đã đối xử với anh ta. Và như vậy, trong thực tế, chỉ có một người là có thể thực hiện được hạnh phúc không hạn chế, bằng cách loại bỏ như thế những hạn chế của văn minh, và người ấy sẽ là một bạo chúa, một nhà độc tài, người đã nắm giữ tất cả những phương tiện đến quyền lực. Và ngay cả ông ta sẽ có mọi lý do để mong rằng những người khác sẽ thực hiện ít nhất một giới răn văn hóa: “ngươi sẽ không giết người”. Nhưng cuối cùng sau tất cả, thật là vô ơn làm sao, thiển cận làm sao, để phấn đấu cho việc huỷ bỏ văn minh! Những gì sẽ còn lại là một trạng thái của tự nhiên, và điều đó sẽ là càng khó hơn để chịu đựng. Đúng là tự nhiên sẽ không đòi hỏi chúng ta bất kỳ những hạn chế bản năng nào, nó sẽ để mặc chúng ta làm những gì chúng ta thích, nhưng nó có phương pháp hiệu quả đặc biệt của nó về hạn chế chúng ta. Nó phá hủy chúng ta - lạnh lùng, tàn nhẫn, không ngừng, như nó xem ra với chúng ta, và có thể qua chính những sự việc mà thỉnh thoảng làm chúng ta hài lòng. Đã đích xác là chính những nguy hiểm này vốn với chúng mà thiên nhiên đã đe dọa chúng ta, khiến chúng ta đã đến với nhau và tạo ra văn minh, mà vốn nó cũng là, trong số những thứ khác, nhằm mục đích làm cho cuộc sống cộng đồng của chúng ta có thể có được. Đối với những nhiệm vụ chủ yếu của văn minh, lý do tồn tại thực sự của nó, là để bảo vệ chúng ta chống lại thiên nhiên. Chúng ta đều biết rằng trong nhiều phương cách văn minh đã thực
- hiện điều này rất tốt rồi, và rõ ràng như thời gian tiếp tục trôi, nó sẽ làm điều đó thêm tốt hơn nhiều. Nhưng không có ai là dưới ảo tưởng rằng thiên nhiên đã được chế ngự, và ít có ai dám hy vọng rằng nó có bao giờ sẽ hoàn toàn bị con người khuất phục. Có những yếu tố, chúng xem dường chế nhạo tất cả kiểm soát của con người: trái đất, nó chấn động và xé nát và chôn vùi tất cả mạng sống con người và những công trình của họ; nước, mà lũ lụt và nhận chìm tất cả mọi thứ trong một hỗn loạn, những cơn bão, cuốn đi tất cả mọi thứ đứng trước chúng; có những bệnh tật, mà chúng chỉ gần đây mới được nhìn nhận như những tấn công bởi những sinh vật khác, và cuối cùng có bí ẩn đau đớn về cái chết, đã chưa tìm thấy được thuốc nào chống lại nó, và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ. Với những sức mạnh này, thiên nhiên trỗi dậy chống chúng ta, hùng vĩ, độc ác và không mủi lòng, nó đem đến não thức chúng ta lại một lần nữa sự yếu đuối và bất lực của chúng ta, vốn chúng ta đã nghĩ rằng đã thoát khỏi qua công trình của văn minh. Một trong số ít những biẻu tả hài lòng và đề cao mà nhân loại có thể đem cho là khi, trong đối mặt với một thảm họa thiên nhiên, nó quên đi những bất hoà với văn minh của nó và tất cả những khó khăn nội bộ và những thù hận, và nhớ lại những nhiệm vụ lớn lao chung của sự bảo tồn chính nó chống lại sức mạnh siêu phàm của thiên nhiên. Đối với cá nhân, cũng thế, đời sống là gánh nặng, đúng như nó là với nhân loại nói chung. Văn minh trong đó anh tham gia áp đặt một số lượng thiếu thốn trên anh ta, và những người khác mang lại cho anh một mức lượng của đau khổ, hoặc là bất kể những giới luật của văn minh của anh, hoặc vì những bất toàn của nó. Cộng thêm vào điều
- này là những thương tích mà thiên nhiên không thuần hoá - anh gọi nó Số Mệnh – bắt anh phải chịu. Một người có thể giả định rằng điều kiện này của những sự vật sẽ kết quả trong một trạng thái mong đợi lo lắng thường trực ở anh ta và làm tổn thương trầm trọng đến sự quá-chỉ-yêu-mình tự nhiên của anh. Chúng ta đã biết cá nhân phản ứng như thế nào với những thương tích mà văn minh và những người khác gây ra trên người ấy: anh phát triển một mức độ tương ứng của đối kháng với những quy định của văn minh và thù địch với nó. Nhưng làm thế nào anh bảo vệ mình chống lại những sức mạnh siêu phàm của thiên nhiên, của Số mệnh, vốn chúng đe dọa anh như chúng đe dọa tất cả những người còn lại? Văn minh cất đi gánh nặng cho anh về công việc này; nó thực hiện điều đó trong cùng một cách giống nhau cho tất cả, và đáng ghi nhận rằng trong điều này gần như tất cả những văn minh hành động như nhau. Văn minh không gọi một ngừng nghỉ trong nhiệm vụ bảo vệ con người chống lại tự nhiên, nó chỉ đơn thuần theo đuổi điều ấy bằng những cách khác. Công việc này là một công việc đa tạp nhất. Vị kỷ của con người bị đe dọa nghiêm trọng, kêu gọi đến sự an ủi, phải cướp đi những khiếp đảm khỏi cuộc sống và vũ trụ, hơn nữa sự tò mò của anh ta chuyển động, đó là sự thật, bởi sự quan tâm thiết thực mạnh nhất, đòi hỏi một trả lời. Một số lượng lớn đã đạt được rồi với bước đầu tiên: sự nhân hoá [18] thế giới tự nhiên. Những sức mạnh phi nhân và những định mệnh không thể đến gần được, chúng còn là vĩnh viễn xa vời. Nhưng nếu sức mạnh thiên nhiên có đam mê vốn cuồng nộ như
- chúng xảy ra trong tâm hồn của chúng ta, nếu tự thân cái chết không phải là một điều gì đó đột phát ngẫu nhiên, nhưng là hành động tàn bạo của một Ý chí độc ác, nếu ở khắp mọi nơi trong tự nhiên có những Sinh-linh xung quanh chúng ta, thuộc loại mà chúng ta biết trong xã hội riêng của chúng ta, thì sau đó chúng ta có thể hít thở tự do, có thể cảm thấy an ổn như ở nhà trong sự kỳ lạ, huyền bí và có thể giải quyết sự lo lắng vô nghĩa của chúng ta bằng những phương tiện thuộc về tinh thần. Chúng ta vẫn còn là không có khả năng tự vệ, có lẽ, nhưng chúng ta không còn bị tê liệt một cách bất lực, ít nhất chúng ta có thể phản ứng. Có lẽ, quả thật vậy, chúng ta thậm chí không là không có khả năng tự vệ. Chúng ta có thể áp dụng cùng những phương pháp chống lại những siêu nhân bạo hành bên ngoài, giống như chúng ta đã sử dụng trong xã hội của chúng ta riêng, chúng ta có thể cố gắng cầu khẩn họ, dỗ dành họ, để hối lộ họ, và do ảnh hưởng đến họ như thế, chúng ta có thể tước đi một phần sức mạnh của họ. Một thay thế như thế này của khoa học tự nhiên bằng tâm lý học không chỉ đem cho cứu trợ ngay lập tức, nhưng cũng chỉ ra cách để làm chủ xa hơn nữa đối với tình thế. Bởi tình thế này không có gì mới. Nó có một mẫu thức trẻ con, từ đó nó là chỉ sự tiếp tục trong thực tế. Bởi một lần trước đó một người đã tìm thấy chính mình trong một tình trạng bất lực tương tự: khi là một đứa trẻ nhỏ, trong quan hệ với cha mẹ của người ấy. Một người có lý do để sợ hãi họ, và đặc biệt là cha của mình, và tuy thế một người đã chắc chắn về sự bảo vệ của ông này chống lại những nguy hiểm người ấy đã biết. Thế nên, nó đã là tự nhiên để
- đồng hóa hai tình huống. Ở đây, cũng vậy, ước muốn đã đóng vai trò của nó, như nó đóng trong đời sống-mơ ước. Người nằm ngủ có thể bị thất kinh với một linh cảm về cái chết, vốn nó đe dọa đặt anh ta vào trong mộ. Nhưng sự đổi-mộng [19] biết làm thế nào để lựa chọn một điều kiện nó sẽ thậm chí chuyển biến cố hãi hùng đó thành ra một sự hoàn thành ước muốn: người nằm mơ nhìn thấy mình trong một ngôi mộ cổ Etruscan mà ông đã trèo xuống vào trong, vui sướng tìm thấy những thích thú về khảo cổ được thỏa mãn [20]. Theo cùng một cách, một người làm những sức mạnh của tự nhiên không chỉ đơn giản trở thành những người mà với họ ông ta có thể liên kết như anh ta có thể với những đồng đẳng của mình – làm như thế sẽ không công bằng với những ấn tượng áp đảo quá mạnh vốn những sức mạnh ấy tác động trên anh ta - nhưng anh ta đem cho chúng cá tính của một người cha. Ông chuyển chúng thành ra những Gót, đi theo lối này, như tôi đã cố gắng để cho thấy [21] không chỉ là một mẫu thức trẻ con, nhưng là một mẫu thức loại phát sinh [22]. Trong quá trình thời gian, những quan sát đầu tiên được làm bằng sự đều đặn và phù hợp với luật trong những hiện tượng tự nhiên, và với điều này, những lực lượng của tự nhiên bị mất những dấu vết con người của chúng. Nhưng sự bất lực của con người vẫn còn và cùng với nó là sự khát khao của con người về người cha của mình, và những Gót. Những Gót còn giữ nhiệm vụ gồm ba lớp của họ: họ phải “trừ tà trục quỉ” [23] những khủng khiếp của thiên nhiên, họ phải hòa giải con người với tàn nhẫn của Số phận, đặc biệt như khi
- nó được cho thấy trong cái chết, và họ phải đền bù cho những đau khổ và thiếu thốn vốn một đời sống văn minh nói chung đã áp đặt lên trên con người. Nhưng ở trong những chức năng này có một dần dần chuyển dịch [24] sắc thái. Đã quan sát thấy được rằng những hiện tượng tự nhiên phát triển tự động theo những nhu cầu nội bộ. Không nghi ngờ gì, những Gót đã là những chúa tể của thiên nhiên, họ đã sắp xếp nó là như nó đã là và bây giờ họ có thể để mặc nó lại với chính nó. Chỉ thỉnh thoảng, trong những gì được biết là những “phép lạ” [25], họ đã can thiệp vào quá trình của nó, như thể để làm cho minh bạch rằng họ đã không có từ bỏ chút-gì từ lĩnh vực quyền lực của họ có ban đầu. Về phương diện phân bối những định mệnh, một nghi ngờ khó chịu đã tồn tại rằng phức tạp khó hiểu và sự bất lực của loài người không thể chữa chạy được. Đó đã là chỗ này mà những Gót đã vừa nhất để bị xem là thất bại. Nếu tự chính họ đã tạo ra Số phận, sau đó những khuyên giúp của họ phải được coi là rất khó hiểu. Khái niệm đã xuất hiện đầu tiên ở chân trời với những giống dân tài năng nhất của thời cổ rằng Moira [Số phận] đứng trên những Gót, và rằng những Gót chính họ có những số phận riêng của họ. Và thiên nhiên càng trở nên tự trị nhiều hơn và những Gót đã càng trở thành rút ra khỏi nó, tất cả những kỳ vọng đã càng tha thiết hướng đến chức năng thứ ba của những Gót – đạo đức đã trở thành lĩnh vực thực sự của họ càng nhiều hơn [26]. Bây giờ đã trở thành nhiệm vụ của những Gót để làm cho ngang bằng tất cả những khiếm khuyết và những tệ nạn của văn minh, để can dự vào những khổ
- đau mà con người gây ra lẫn cho nhau trong cuộc sống cùng với nhau của họ, và để canh chừng trên việc thực hiện những giới luật của văn minh, mà con người tuân theo hết sức cẩu thả, bất toàn. Những giới luật đó tự thân chúng đã được gán cho một nguồn gốc thần thánh [27], chúng được nâng lên cao hơn xã hội loài người và đã được mở rộng ra với thiên nhiên và vũ trụ. Và như vậy, một kho hàng của những ý tưởng được tạo ra, sinh ra từ nhu cầu của con người để làm cho bất lực của mình có thể chịu được và xây dựng từ những vật liệu của những kỷ niệm của tuổi thơ bất lực của chính mình, và thời thơ ấu của loài người [28]. Nó rõ ràng có thể thấy rằng việc sở hữu của những ý tưởng bảo vệ anh ta trong hai hướng - chống lại những nguy hiểm của thiên nhiên và Số phận, và chống lại những bất công, thương tổn vốn đe dọa anh ta từ chính xã hội nhân loại. Đây là thực tính [29] của vấn đề. Đời sống trong thế giới này phục vụ một mục đích cao hơn, không nghi ngờ gì, không phải là dễ dàng để đoán biết mục đích ấy là gì, nhưng chắc chắn nó có nghĩa là hoàn thiện bản chất của con người. Nó có lẽ là một phần tinh thần của con người, linh hồn, mà trong quá trình thời gian đã quá chậm chạp và miễn cưỡng tự tách ra khỏi thể xác, đó là đối tượng của sự nâng cao này và sự thăng vút cao. Tất cả mọi việc xảy ra trong thế giới này là một biểu hiện của những ý định của một trí thông minh vượt trội hơn so với chúng ta, mà cuối cùng, mặc dù những cách thức và những nẻo đuờng của nó là khó theo dõi, truyền lệnh đặt để tất cả mọi sự việc vào trong toàn hảo nhất - đó là, để làm cho chúng thành thú vị với chúng ta. Trên
- mỗi chúng ta có một Gót-bảo-bọc [30] nhân từ mà chỉ có vẻ nghiêm nghị và sẽ không để chúng ta bị trở thành một đồ chơi của những lực lượng thiên nhiên quá hùng mạnh và tàn nhẫn. Cái Chết tự nó không là một dập tắt, chấm hết, không phải là một trở về với (thế giới) vô cơ không sự sống, nhưng bắt đầu của một loại hiện hữu mới, nó nằm trên con đường phát triển đến một cái gì đó cao hơn. Và, nhìn theo một hướng khác, cái nhìn này thông báo rằng cùng những luật đạo đức mà những văn minh của chúng ta đã thành lập , chúng cũng chi phối toàn bộ vũ trụ, ngoại trừ việc chúng được duy trì bởi một tòa án tối cao của công lý nhiều sức mạnh hơn và nhất quán hơn không thể nào so sánh được. Đến tận cùng, tất cả tốt lành được khen thưởng và tất cả ác độc bị trừng phạt, nếu không thực sự trong hình thức này của sự sống, vậy thì là sau đó trong những kiếp bắt đầu sau cái chết. Bằng cách này, tất cả những khiếp hãi, những thống khổ và những nhọc nhằn của đời sống được trù tính xóa cho sạch, thành tiêu ma. Cuộc sống sau khi chết, vốn vẫn tiếp tục như cuộc sống trên trái đất, giống đúng như phần vô hình của quang phổ tham gia vào phần nhìn thấy được, mang đến cho chúng ta tất cả sự hoàn hảo mà chúng ta có lẽ có thể đã bị thiếu xót ở đây trên trái đất. Và sự khôn ngoan tối thượng vốn nó điều khiển tiến trình này của những sự vật, sự tốt lành vô hạn mà nó thể hiện tự thân ở trong đó, công lý mà đạt được mục tiêu của nó trong đó – những điều này là những thuộc tính của những hữu thể linh thiêng vốn cũng tạo ra chúng ta và thế giới như một toàn bộ, hay đúng hơn, của chỉ một
- hữu thể linh thiêng, trong văn minh của chúng ta, vốn tất cả những Gót cổ xưa đã được cô đọng vào trong đó. Dân tộc đầu tiên đã thành công trong sự tập trung cô đọng những thuộc tính của Gót đó, không phải là không có một chút tự hào về sự tiến bộ. Nó đã đặt mở ra để thấy người cha vốn đã được ẩn dấu đằng sau tất cả mỗi thần thánh linh thiêng như là hạt nhân của nó. Về cơ bản đây là một sự trở lại sự khởi đầu lịch sử của những ý tưởng về Gót. Bây giờ Gót là một nhân vị duy nhất, quan hệ của con người với ông ta có thể khôi phục lại sự thân mật và cường độ của mối quan hệ của trẻ con với cha của mình. Nhưng nếu một người đã làm quá nhiều cho cha của mình, người ấy muốn có một phần thưởng, hoặc ít nhất là đứa con yêu quý duy nhất của ông ta, đám Con dân được Lựa chọn của ông [31]. Rất muộn về sau này, những người Mỹ ngoan đạo tuyên bố quyền để được là “Quốc gia riêng của Gót”, và, đối với phương diện về một trong những hình dạng, trong đó con người tôn thờ những thần linh, tuyên bố (này) chắc chắn là hợp lệ [32]. Những ý tưởng tôn giáo đã được tóm tắt ở trên, dĩ nhiên đã thông qua một quá trình phát triển lâu dài, và đã được dính chặt với những giai đoạn khác nhau của những văn minh khác nhau. Tôi đã chỉ tách ra lấy một giai đoạn loại giống như vậy, vốn nó gần tương ứng với những hình thức cuối cùng được văn minh da trắng Kitô giáo của chúng ta hiện nay thể hiện. Nó rất dễ dàng để thấy rằng không phải tất cả những phần của bức tranh này đếm kiểm cộng trừ lại đều tốt như nhau, với lẫn nhau, rằng không phải tất cả những câu hỏi thúc dục một câu trả lời đã nhận được một trả lời, và rằng đó là
- khó khăn để loại bỏ sự mâu thuẫn từ kinh nghiệm hàng ngày. Tuy nhiên, như đang có chúng đấy, những ý tưởng đã nói đó - những ý tưởng vốn đó là tôn giáo theo nghĩa rộng nhất – đã được đánh giá cao như là sở hữu quý giá nhất của văn minh, như là điều quý giá nhất nó cung cấp cho những kẻ tham gia vào nó. Nó được đánh giá cao thêm rất nhiều hơn tất cả những dụng cụ để chiến thắng được của cải quí giá từ trái đất, hay cung cấp dinh dưỡng cho con người, hoặc phòng ngừa bệnh tật cho họ, và vv. Mọi người cảm thấy rằng cuộc sống sẽ không thể chịu đựng được nếu họ không gắn với những ý tưởng này giá trị vốn được tuyên xưng cho chúng. Và bây giờ câu hỏi đặt ra: những ý tưởng này trong ánh sáng của tâm lý học là gì? Từ đâu chúng lấy được sự đề cao, trong đó chúng được giữ ? Và, để có một bước rụt rè xa hơn, có giá trị thực sự của chúng là gì? IV Một điều tra sẽ tiến hành như một độc thoại, không bị gián đoạn, thì không phải là hoàn toàn tránh khỏi nguy hiểm. Một người bị cám dỗ quá dễ dàng vào việc đẩy sang một bên những suy nghĩ đe dọa đột nhập vào phá vỡ nó, và để đổi lại một người bị bỏ lại với một cảm giác của không chắc chắn mà cuối cùng một người cố gắng giữ nó yên xuống bằng sự quá-quyết đoán. Do đó tôi sẽ tưởng tượng rằng tôi có một đối thủ là người theo sau những luận chứng của tôi với lòng không tin, và rải rác chỗ này chỗ kia, tôi sẽ để ông ta xen vào một số nhận xét [33]. Tôi nghe ông ta nói: ‘Bạn đã sử dụng lặp lại nhiều lần những diễn tả “văn minh tạo ra những ý tưởng tôn giáo này”, “văn minh đặt
- chúng vào sự phân bố của những người tham gia của nó”. Có một điều gì đó về điều này có vẻ lạ lùng với tôi. Tự tôi không thể nói lý do tại sao, nhưng nghe ra không tự nhiên như khi nói rằng văn minh đã tạo những luật lệ về phân phối những sản phẩm lao động, về những quyền liên quan đến phụ nữ và trẻ em’. Tất cả đều giống nhau, tôi nghĩ rằng tôi có lý do chính đáng để tự mình diễn tả theo cách này. Tôi đã cố gắng để cho thấy rằng những ý tưởng tôn giáo đã nổi lên từ cùng nhu cầu giống như tất cả những thành tựu khác của văn minh có: từ sự cần thiết bảo vệ mình chống lại những sức mạnh nghiến nát tối cao của thiên nhiên. Một động cơ thứ hai đã được thêm vào với điều này – dục giã để khắc phục những thiếu sót của văn minh vốn làm chính họ cảm thấy một cách đau đớn. Hơn nữa, nó đặc biệt thích đáng để nói văn minh đem cho cá nhân những ý tưởng này,bởi vì ông tìm thấy chúng đã ở đó rồi, chúng được làm-sẵn đem trình bày với ông ta, và ông sẽ không có khả năng khám phá ra chúng cho chính mình. Những gì ông đang đi vào là di sản của nhiều những thế hệ, và ông nhận lấy chủ quyền về nó cũng như ông nhận với những bảng nhân, với hình học, và những thứ tương tự. Thực sự có một sự khác biệt trong chuyện này, nhưng sự khác biệt nằm ở nơi nào khác và tôi chưa có thì giờ xem xét. Cảm giác lạ mà bạn đề cập đến có thể là một phần do sự kiện rằng khối lượng của những ý tưởng tôn giáo này thường được đưa ra như một sự mặc khải thần linh [34]. Nhưng sự trình bày này của nó là tự thân nó là một phần của hệ thống tôn giáo, và nó hoàn toàn bỏ qua sự phát
- triển lịch sử được biết của những ý tưởng này và những khác biệt của chúng trong những kỷ nguyên và văn minh khác nhau. ‘Đây là một điểm, mà dường như với tôi là quan trọng hơn. Bạn cho rằng sự nhân hóa thiên nhiên có nguồn gốc từ sự cần thiết phải chấm dứt sự khó hiểu lúng túng và sự bất lực của con người khi đối mặt với những sức mạnh đáng sợ của nó, để thành được một mối quan hệ với chúng, và cuối cùng là ảnh hưởng đến chúng. Tuy nhiên, một động cơ loại này có vẻ như quá dư thừa. Con người nguyên thủy không có lựa chọn, hắn không có cách suy nghĩ nào khác. Nó là tự nhiên với anh ta, một cái gì đó bẩm sinh, như nó đã là, để phóng chiếu sự hiện hữu của mình ra ngoài, vào trong thế giới, và coi tất cả mọi biến cố mà anh quan sát thấy như là sự biểu hiện của những sinh vật ở dưới đáy giống như tự thân anh ta. Nó là phương pháp duy nhất để anh ta có thể hiểu được. Và nó không là hiển nhiên chút nào tất cả, ngược lại là đằng khác, nó là một sự trùng hợp hết sức đáng chú ý, nếu như vậy thỏa mãn tính khí tự nhiên của mình, hắn thành công trong việc đáp ứng một nhu cầu lớn nhất của hắn’. Tôi không thấy điều đó là quá đáng. Có phải bạn giả định rằng suy nghĩ của con người không có những động cơ thực tiễn, rằng nó chỉ đơn giản là biểu hiện của một sự tò mò vô tư? Điều đó chắc chắn là rất khó xảy ra. Tôi tin rằng đúng hơn là khi con người nhân cách hóa những sức mạnh thiên nhiên, anh ta một lần nữa theo sau một mẫu thức trẻ con. Anh đã học được từ những người trong môi trường sớm nhất của anh rằng cách để ảnh hưởng đến chúng là thiết
- lập một mối quan hệ với chúng, và vì thế, sau này, với cùng một cứu cánh trong cái nhìn, anh ta đối xử với tất cả mọi thứ khác mà anh gặp trên đường trong cùng một cách như anh đối xử với những người đó. Thế nên, tôi không mâu thuẫn với quan sát mô tả của bạn, nó là trong sự kiện tự nhiên với con người để nhâ cách hóa tất cả mọi thứ mà anh ta muốn hiểu ngõ hầu sau đó để kiểm soát chúng (làm chủ về tinh thần như là một chuẩn bị cho làm chủ về vật lý), nhưng tôi cung cấp thêm một động lực và một nguồn gốc cho sự đặc biệt này của tư duy con người. ‘Và bây giờ tuy nhiên ở đây có một điểm thứ ba nữa. Bạn đã bàn bạc với nguồn gốc của tôn giáo đã một lần trước đây, trong Totem và Taboo [1912-1913] của bạn [35]. Nhưng ở đấy, nó đã xuất hiện dưới một ánh sáng khác biệt. Tất cả mọi thứ đã là quan hệ cha-con. Gót đã là người cha cao vời, và hoài mong về người cha đã là gốc rễ của nhu cầu về tôn giáo [36]. Kể từ sau đó, có vẻ như, bạn đã khám phá ra những yếu tố của sự yếu đuối và bất lực của con người, mà thực sự vai trò chính trong sự hình thành của tôn giáo nói chung được giao cho chúng, và bây giờ bạn chuyển vị tất cả những gì vốn một lần từng là mặc cảm về người cha vào những điều khoản của sự bất lực. Tôi có thể hỏi bạn giải thích sự chuyển đổi này?’. Với thích thú. Tôi chỉ đương chờ lời mời này. Nhưng là nó thực sự là một chuyển đổi hay không? Trong Totem và Taboo, không phải là mục đích của tôi để giải thích về nguồn gốc của những tôn giáo nhưng chỉ về tục thờ vật tổ [37]. Bạn có thể nào, từ bất kỳ những quan điểm được biết đến với bạn, giải thích sự kiện là hình dạng đầu
- tiên mà trong đó thần linh bảo vệ tự phơi mở bản thân cho con người thấy sẽ là của một con vật, rằng có một sự ngăn cấm giết và ăn thịt con vật này và ấy thế mà vẫn có tập quán trang nghiêm là cả cộng đồng giết và ăn nó cứ mỗi năm một lần? Điều này là chính xác là những gì xảy ra trong totemism. Và khó mà dẫn đến đâu để tranh luận về việc liệu totemism nên được gọi là một tôn giáo hay không. Nó có những nối kết mật thiết với những tôn giáo thờ Gót muộn hơn về sau. Những con vật totem trở thành những con vật thiêng liêng của những vị Gót, và sớm nhất, nhưng cơ bản nhất về hạn chế đạo đức, - những điều cấm đối với tội giết người và tội loạn luân, bắt nguồn từ totemism. Dù bạn có hoặc không chấp nhận những kết luận của Totem và Taboo, tôi hy vọng bạn sẽ thừa nhận rằng một số những sự kiện không kết nối với nhau, rất đáng chú ý, được đem lại cùng với nhau trong nó, thành một toàn bộ phù hợp nhất quán. Câu hỏi về tại sao trong lâu dài, Gót thú vật đã không đủ thoả mãn, và đã được thay thế bởi một con người, là hầu như đã không đề cập đến chút nào trong Totem và Taboo, và những vấn đề khác liên quan đến sự hình thành của tôn giáo đã không được nhắc nhở gì trong cuốn sách cả. Bạn có xem là một hạn chế thuộc loại như thế như là điều tương tự với sự từ chối hay không? Công việc của tôi là một thí dụ tốt về sự cô lập nghiêm ngặt của những đóng góp cụ thể mà thảo luận phân tích tâm lý có thể làm được cho giải pháp của vấn đề tôn giáo. Nếu bây giờ, tôi đang cố gắng cộng thêm một phần khác, cái phần ít ẩn dấu sâu kín hơn, bạn không nên buộc tội tôi là tự mình mâu thuẫn, cũng đúng như trước
- đã buộc tội tôi là thiên vị một chiều. Đó là, tất nhiên, nhiệm vụ của tôi chỉ ra những liên kết kết nối giữa những gì tôi đã nói trước đó và những gì tôi đưa ra bây giờ, giữa cái sâu xa hơn và những động cơ hiển lộ, giữa mặc cảm về người cha và sự bất lực và nhu cầu cần được bảo vệ của một người. Những kết nối này không khó tìm. Chúng bao gồm trong quan hệ của sự bất lực của đứa trẻ với sự bất lực của con người trưởng thành vốn là tiếp tục của đứa trẻ. Vì vậy mà, như đã được dự kiến, những động cơ cho sự hình thành của tôn giáo mà phân tích tâm lý phơi mở cho thấy bây giờ bật ra cùng là một như giống như sự đóng góp ấu trĩ thuộc trẻ con với những động cơ hiển lộ. Chúng ta hãy cùng chuyển chính chúng ta vào trong đời sống tinh thần của một đứa trẻ. Bạn có nhớ những sự lựa chọn của những đối tượng theo kiểu anaclitic [đính kèm], trong đó phân tích tâm lý nói về? [38]. Libido [39] ở đó đi theo những đường của những nhu cầu có tính quá-chỉ-yêu-mình và tự gắn nó với những đối tượng đảm bảo sự hài lòng của những nhu cầu đó. Bằng cách này, người mẹ, người thỏa mãn cơn đói của đứa trẻ, trở thành đối tượng-yêu thương đầu tiên của nó, và chắc chắn cũng là sự bảo vệ đầu tiên cho nó chống lại tất cả những nguy hiểm chưa được xác định vốn chúng có cơ đe doạ nó trong thế giới bên ngoài - sự bảo vệ đầu tiên cho nó chống lại sự khắc khoải lo lắng, chúng ta có thể nói. Trong chức năng này [về bảo vệ] người mẹ được sớm thay thế bởi người cha mạnh mẽ hơn, người sẽ giữ vị trí đó cho phần còn lại của tuổi thơ. Nhưng thái độ của đứa trẻ với cha của nó thì nhuộm màu
- của một mâu thuẫn yêu lẫn ghét đặc biệt. Tự thân người cha tạo dựng nên một mối nguy hiểm cho đứa trẻ, có lẽ vì mối quan hệ trước đó của nó với người mẹ của nó. Thế nên, nó sợ ông không ít hơn nó mong ngóng ông ta và ngưỡng mộ ông ta. Những dấu hiệu của sự mâu thuẫn của vừa yêu, vừa ghét này trong thái độ với người cha đã in dấu sâu đậm trong mọi tôn giáo, như đã được cho thấy trong Totem và Taboo. Khi cá nhân tưởng thành lớn dậy tìm thấy rằng anh ta bị định mệnh giữ mãi mãi là một đứa trẻ, rằng anh ta không bao giờ có thể làm gì mà không có sự bảo vệ chống lại những sức mạnh tối cao xa lạ, anh ta đem cho những sức mạnh đó mượn những nét đặc trưng thuộc về hành ảnh người cha của mình, anh tạo ra cho chính mình những Gót vốn anh khiếp sợ, vốn anh tìm cách thân thiện làm lành, và tuy nhiên là kẻ vốn anh uỷ thác cho sự bảo vệ chính mình. Như thế, mong mỏi của anh về một người cha là một động cơ đồng nhất với nhu cầu của anh về sự bảo vệ chống lại những hậu quả của sự yếu đuối của con người của anh ta. Việc bảo vệ chống lại bất lực trẻ con là những gì đem những đặc trưng cho vay của nó với phản ứng của người lớn vơi sự bất lực mà ông đã phải thừa nhận - một phản ứng vốn một cách chính xác nó là sự hình thành của tôn giáo. Nhưng không phải là ý định của tôi để thăm dò xa thêm nữa về ý tưởng về Gót, những gì chúng ta quan tâm ở đây là khối lượng đã hoàn thành của những ý tưởng tôn giáo như là nó được văn minh truyền đi đến từng cá nhân. V Bây giờ chúng ta hãy cùng tiếp nối dòng mạch của cuộc điều tra của
- chúng ta [40]. Vậy ý nghĩa tâm lý của những ý tưởng tôn giáo là gì, và chúng ta có thể phân loại chúng dưới những tiêu đề nào? Câu hỏi không phải là dễ dàng để trả lời ngay lập tức. Sau khi từ chối một số công thức, chúng ta sẽ lấy chỗ đứng của chúng ta trên một điều sau đây. Những ý tưởng tôn giáo là những giảng dạy và những khẳng định về sự kiện và điều kiện thực tại bên ngoài (hoặc bên trong) vốn chúng bảo cho một người một điều gì đó người ấy đã không tự tìm ra được cho chính mình và chúng đưa ra tuyên đòi một người phải tin. Bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta thông tin về những gì là quan trọng nhất và đáng chú ý nhất với chúng ta trong đời sống, chúng được đánh giá cao đặc biệt. Bất cứ một ai không biết gì về chúng là rất chẳng-biết-gì-cả, và bất cứ ai là người thêm chúng vào kiến thức của mình có thể tự xem là người giàu có hơn nhiều. Dĩ nhiên, trong thế giới có nhiều những giảng dạy như vậy về những điều khác loại nhất. Chúng có đầy ở mỗi bài dạy trong trường học. Chúng ta hãy lấy môn địa lý. Chúng ta được cho biết rằng thị trấn Constance nằm trên hồ Bodensee [41]. Một bài hát của học sinh cho biết thêm “nếu bạn không tin điều đó, đến mà xem”. Xảy ra cho tôi là đã có dịp từng ở đó, và tôi có thể xác nhận sự kiện rằng thị trấn xinh xắn đó nằm trên bờ của một vùng nước trải dài rộng, mà tất cả những người sống quanh nó gọi là Bodensee; và bây giờ tôi hoàn toàn được thuyết phục về tính chính xác của khẳng định địa lý này. Trong kết nối này, nhắc nhở tôi về một kinh nghiệm khác, rất đáng chú ý. Tôi đã là một người luống tuổi, khi tôi đã lần đầu tiên đứng
- trên đồi Acropolis ở Athens, giữa những di tích của đền thờ, nhìn ra trên biển xa màu xanh. Một cảm giác ngạc nhiên trộn lẫn với niềm vui của tôi. Nó dường như muốn nói: “Như thế là thực đúng thực, đúng như chúng ta đã được học trong trường!” Phải đã là nông cạn và yếu đuối biết bao sự tin tưởng của tôi lúc đó vào sự thật từ những gì tôi được nghe, nếu tôi bây giờ có thể ngạc nhiên được như vậy! Nhưng tôi sẽ không nhấn mạnh quá nhiều vào ý nghĩa của kinh nghiệm này, vì sự ngạc nhiên của tôi đã có thể đã có một giải thích khác, vốn nó đã không xảy ra với tôi vào thời điểm đó, và nó thuộc về một bản chất chủ quan hoàn toàn và nó đã có dính líu với tính chất đặc biệt của địa điểm [42]. Tất cả những giảng dạy như thế này, sau đó, đòi hỏi niềm tin vào những nội dung của chúng, nhưng không phải không có căn cứ cho những tuyên đòi của chúng. Chúng được đưa ra như là kết quả cô đọng của một quá trình suy tưởng lâu dài dựa trên quan sát, và chắc chắn cũng trên những suy luận. Nếu bất cứ ai muốn tự mình đi qua quá trình này, thay vì chấp nhận kết quả của nó, họ chỉ cho anh ta thấy làm thế nào để bắt đầu về nó. Hơn nữa, nguồn gốc của kiến thức truyền đạt từ họ, thêm nữa, luôn luôn được đem cho chúng ta, chỗ nào mà nguồn đó không phải là hiển nhiên, như là trong trường hợp những khẳng định về địa lý. Thí dụ, trái đất có hình dáng như một hình cầu, những chứng cứ viện dẫn cho việc này là thí nghiệm con lắc Foucault [43], trạng thái của đường chân trời và khả năng có thể đi vòng quanh trái đất. Vì nó là không thể thực hiện, như tất cả mọi người quan tâm nhận ra, để gửi tất cả từng học sinh lên một chuyến đi vòng quanh thế giới,
- chúng ta hài lòng với sự để cho những gì được giảng dạy trong trường được chấp nhận với sự tin cậy, nhưng chúng ta biết rằng con đường để có được một niềm tin cá nhân vẫn mở rộng đó. Chúng ta hãy cùng cố gắng áp dụng những thử nghiệm cùng với những giáo lý của tôn giáo. Khi chúng ta hỏi những tuyên xưng của họ để tin tưởng đã được thành lập trên những gì, chúng ta được đáp ứng với ba câu trả lời, đáng chú ý là chúng đã hài hòa với nhau rất tệ hại. Thứ nhất, những giáo lý này xứng đáng được tin tưởng bởi vì chúng đã được tổ tiên nguyên thủy của chúng ta tin tưởng; thứ hai, chúng ta sở hữu những bằng chứng vốn chúng đã được truyền lại cho đến chúng ta từ cùng một thời nguyên thủy ấy; và thứ ba, cấm tuyệt không được phép nêu lên câu hỏi về giá trị xác thực của chúng gì hết tất cả. Trong những thời trước đây, bất cứ gì quá tự tin như thế đã được những hình phạt khốc hại đến thăm, và thậm chí xã hội ngày nay nhìn tránh đi qua một bên, trước bất kỳ nỗ lực nào những câu hỏi lại được nêu lên một lần nữa. Điểm thứ ba này cam đoan gây ra nghi ngờ của chúng ta mạnh nhất. Sau cùng, một cấm đoán giống như thế này chỉ có thể được một lý do – rằng xã hội ý thức rất rõ về sự bất trắc của những tuyên xưng nó đã đòi hởi với tư cách đại diện cho những lý thuyết tôn giáo của nó. Nếu không thế, chắc chắn nó sẽ rất sẵn sàng đặt những dữ liệu cần thiết vào tay bất cứ ai là người muốn đi đến xác tín. Điều này đã là như vậy, nên có một cảm giác không tin tưởng vốn thật khó lắng xuống khi chúng ta bước qua xem xét hai cơ sở bằng chứng khác.
- Chúng ta phải tin bởi vì ông cha [44] của chúng ta đã tin tưởng. Nhưng những tổ tiên này của chúng ta đã có hiểu-biết lại còn ít hơn rất nhiều so với chúng ta. Họ đã tin vào những điều ngày nay chúng ta có thể không thể nào chấp nhận; và có khả năng xảy ra với chúng ta rằng những giáo lý tôn giáo có thể cũng thuộc về loại đó. Họ đã để lại cho chúng ta những bằng chứng chép xuống trong những văn bản vốn chúng phải in nặng mọi dấu hiệu của sự không đáng tin cậy. Chúng có đầy rẫy những mâu thuẫn, những sửa đổi và giả tạo, xuyên tạc, và chỗ nào chúng nói đến xác nhận những sự kiện, những sự kiện là không chứng thực được. Không có giúp được gì nhiều cho lắm để có khẳng định rằng những lời những chữ của chúng, hoặc thậm chí chỉ kể nội dung của chúng, là bắt nguồn từ sự mặc khải linh thiêng của Gót, vì sự khẳng định này tự bản thân nó là một trong những giáo lý đang được kiểm tra tính xác thực, và không có tuyên bố nào lại có thể là một bằng chứng của chính nó. Thế nên, chúng ta đi đến duy chỉ một kết luận là tất cả thông tin được những tài sản văn hóa của chúng ta cung cấp, nó đích xác là những yếu tố vốn chúng có thể có tầm quan trọng lớn lao nhất đối với chúng ta và nó có công việc giải quyết những câu đố khúc mắc bí hiểm của vũ trụ, và của hoà giải chúng ta với những đau khổ của đời sống - nó đích xác là những yếu tố này vốn chúng nếu như có một giá trị xác thực nào thì chúng là có ít nhất. Chúng ta không có thể nào đẩy chúng ta tới chấp nhận ngay cả bất cứ điều gì dù điều ấy có ít quan tâm với chúng ta đến bao nhiêu đi nữa, như sự kiện cá voi sinh con thay vì sinh trứng, nếu như điều này đã không có khả
- năng có chứng minh tốt hơn thế. Tình trạng này của sự việc trong tự thân nó là một vấn đề tâm lý rất đáng chú ý. Và hãy đừng để cho một ai nghĩ rằng những gì tôi đã nói về việc sự không thể nào chứng minh cho được sự thật của giáo lý tôn giáo chứa đựng bất cứ một điều gì mới mẻ. Nó đã được cảm nhận ở tất cả mọi thời - chắc chắn, cũng với những tiền nhân đã để lại cho chúng ta những di sản này. Nhiều người trong số họ có thể đã nuôi dưỡng cùng những nghi ngờ như của chúng ta, nhưng áp lực với họ đã quá mạnh không cho họ dám thốt chúng ra thành lời. Và bởi vì sau đó có vô số người đã bị dày vò bởi những nghi ngờ tương tự, và đã cố gắng đè nén chúng, bởi vì họ nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là phải tin, nhiều những trí thức lỗi lạc đã tuyệt vọng, đau khổ đã ngã gục trong xung đột này, và nhiều những nhân vật đã bị tàn tật vì những thỏa hiệp mà với chúng họ đã cố gắng tìm một cách thoát ra khỏi . Nếu tất cả những bằng chứng đưa ra cho tính xác thực của những lời dạy tôn giáo bắt nguồn trong quá khứ, nó là tự nhiên để nhìn chung quanh và xem liệu hiện tại, vốn dễ dàng hơn để tạo thành những phán đoán, hiện tại cũng có thể không có khả năng cung cấp bằng chứng thuộc cùng loại. Nếu qua cách này chúng ta có thể thành công trong khai quang thậm chí một phần duy nhất của hệ thống tôn giáo cho hết nghi ngờ, toàn bộ của nó sẽ lấy thêm được tín nhiệm vô cùng lớn lao. Những cách tiến hành của những người theo thuyết duy linh [45] gặp chúng ta ở điểm này, họ được thuyết phục về sự tồn tại của linh hồn cá nhân và họ tìm cách chứng minh cho chúng ta hết nghi
- ngờ về sự thật của một học thuyết tôn giáo này. Đáng tiếc thay là họ không thể thành công trong việc bác bỏ một sự kiện là sự xuất hiện và những phát biểu của những linh hồn của họ chỉ là những sản phẩm của hoạt động não thức của chính họ. Họ đã gọi hồn của những con người vĩ đại nhất và của những nhà tư tưởng nổi tiếng nhất, nhưng tất cả những tuyên bố và thông tin mà họ đã nhận được từ những người này đã rất xuẩn ngốc và quá thảm hại vô nghĩa hết sức mà một người không thể tìm thấy được một điều gì đáng tin cậy trong chúng, ngoại trừ khả năng của những tinh thần đã tự thích ứng với những đám người đương vây quanh vốn là những người đã gọi hồn họ lên. Bây giờ tôi phải đề cập đến hai cố gắng đã được thực hiện - cả hai đều truyền đạt ấn tượng của những nỗ lực trong tình huống tuyệt vọng - để né tránh vấn đề. Một cố gắng, thuộc về một bản chất bạo lực, thì cổ xưa; cố gắng kia là tinh tế và hiện đại. Cố gắng thứ nhất là cái “Credo quia absurdum” [46] của những người ban đầu thành lập hội Nhà thờ [47]. Nó chủ trì rằng những giáo lý tôn giáo nằm ngoài lĩnh vực phán xét của lý trí – chúng là nằm trên lý trí. Chân lý của chúng phải được cảm nhận trong nội tâm thầm kín, và chúng không cần phải được thấu hiểu. Nhưng cương lĩnh này chỉ đáng quan tâm như là một tự thú . Xét như một tuyên bố thẩm quyền nó không có sức mạnh buộc chấp nhận. Tôi bị buộc vào tin tưởng tất cả mọi phi lý hay sao đây? Và nếu không thế, tại sao đặc biệt điều này? Không có một kháng cáo nào lên một tòa án ở trên toà án của lý trí. Nếu sự thật của những giáo lý tôn giáo là phụ thuộc vào một kinh
- nghiệm nội tâm vốn nó làm chứng cho sự thật đó, một người làm gì đây về việc nhiều người họ không có kinh nghiệm hiếm hoi này? Một người có thể yêu cầu mỗi người sử dụng món quà của lý trí mà mỗi người sở hữu, nhưng người ta không thể dựng lên, trên cơ sở của một động cơ vốn chỉ hiện hữu vói một số rất nhỏ, một bổn phận mà rối sẽ đem áp dụng cho tất cả mọi người. Nếu một người đã đạt được một niềm tin không lay chuyển về thực tại chân thực của những học thuyết tôn giáo từ một trạng thái xuất thần, vốn đã xúc động anh ta sâu xa vô cùng, điều đó với những người khác có ý nghĩa gì không? Nỗ lực thứ nhì là một nỗ lực được thực hiện bởi những triết lý của “Nếu như ”. Điều này khẳng định rằng hoạt động tư tưởng của chúng ta bao gồm một số lượng lớn những giả thuyết mà không có căn cứ, và thậm chí còn là phi lý, vốn chúng ta hoàn toàn nhận thức. Chúng được gọi là “hư cấu” [48], nhưng vì nhiều lý do thực tế chúng ta phải cư xử “nếu như” chúng ta tin vào trong những hư cấu này. Đây là trường hợp với giáo lý tôn giáo vì tầm quan trọng vô song của chúng để duy trì xã hội con người [49]. Dòng biện luận này không phải là xa cách khác biệt với “Credo quia absurdum”. Nhưng tôi nghĩ rằng đòi hỏi được thực hiện bởi luận chứng “nếu như” là một nhu cầu trong đó chỉ có một nhà triết học có thể đưa ra. Một người có suy nghĩ không bị ảnh hưởng bởi những giả định của triết học sẽ không bao giờ có thể chấp nhận nó, trong quan điểm của một người như thế, việc thừa nhận rằng điều gì là phi lý hay mâu thuẫn với lý trí là không để lại gì để nói thêm nữa. Không thể mong đơi được ở ông rằng đích xác trong giải quyết
- những lợi ích quan trọng nhất của mình, ông phải từ bỏ những đảm bảo ông đòi hỏi cho tất cả những hoạt động bình thường của mình. Tôi nhớ đến một trong những con tôi là một đứa đã được phân biệt lúc tuổi còn rất nhỏ bới một sự thẳng thắn đơn giản rõ nét đặc thù. Khi đám trẻ con đã được kể cho nghe một câu chuyện thần tiên và đã lắng nghe với chú ý say mê, em này sẽ tiến lên và hỏi: “Đó có phải là một chuyện có thật?” Khi nói với nó là không, em sẽ quay lưng lại với một cái nhìn đầy vẻ khinh thường. Chúng ta có thể hy vọng rằng mọi người sẽ sớm hành xử theo cùng một cách tương tự đối với những câu chuyện thần tiên của tôn giáo, bất chấp những bào chữa của “nếu như”. Nhưng hiện nay họ vẫn cư xử khá khác biệt, và trong những thời quá khứ, những ý tưởng tôn giáo, mặc dù chúng rành rành thiếu xác thực không thể chối cãi được, chúng đã tác động ảnh hưởng mạnh nhất có thể có được trên loài người. Đây là một vấn đề tâm lý mới mẻ. Chúng ta phải tự hỏi những sức mạnh bên trong của những giáo lý này nằm ở chỗ nào, và chúng nhờ vào từ những gì mà có được hiệu quả, vốn được nhìn nhận là độc lập với sự kiểm soát của lý trí. VI Tôi nghĩ rằng chúng ta đã sửa soạn đầy đủ cho đường đi đến một câu trả lời cho cả hai câu hỏi này. Nó sẽ được tìm thấy nếu chúng ta chuyển sự chú ý của chúng ta về nguồn gốc tâm lý của những ý tưởng tôn giáo. Những ý tưởng tôn giáo này, chúng được đưa ra như những giáo lý, chúng không phải là những kết tinh của kinh nghiệm, hoặc kết quả sau cùng của suy nghĩ: chúng là những ảo tưởng, những thực hiện của những mong muốn lâu đời nhất, mạnh
- nhất và cấp thiết nhất của nhân loại. Bí mật về sức mạnh của chúng nằm trong sức mạnh của những mong muốn này. Lê Dọn Bàn dịch Chú thích: [1] Các chú thích trong bài nếu còn trong ngoặc vuông [ ] là của bản tiếng Anh. Tôi tạm giữ lại. Thí dụ: [Xem chú thích của người biên tập, p. 4. ] Các chú thích còn lại là của tôi – chắc chắn không thể tránh được sai lầm – hướng đến một độc giả phổ thông, người Việt. Không nhất thiết phải am hiểu tâm lý học hay triết học. Tôi sẽ lần lượt dịch ba tập Tương lai của một Ảo tưởng, Văn minh và những Bất mãn từ nó, Ego và Id – Sau đó, ít nhất mới có thể giới thiệu Freud chỉ về tôn giáo mà thôi, và có thể nói dăm điều về Freud cùng tâm lý học Phật giáo. Và cũng để sau đó có thể giải thích con đường “giác ngộ” của tư tưởng phương Tây, đi từ Nietzsche God is dead, qua Freud The Future of an Illusion, Rồi Russell Why I am not a Christian , cho đến rất gần đây Richard Dawkins với The God Delusion. Một chặng đường từ Illusion đến Delusion – từ cái “giả” không thật, đến khẳng định mạnh mẽ hơn – cái “sai lầm lừa dối” tai hại. [2] Kultur und Zivilisation” – trong nguyên bản Freud dùng từ “Kultur”. Từ này có khi dịch là “văn hóa” có khi dịch là “văn minh”, tùy ngữ cảnh. Chúng ta vẫn hiểu và phân biệt thông thường - Văn hóa là một hệ thống những tin tưởng chung, các giá trị, phong tục, cách ứng xử, và những tạo tác (từ khí cụ đến thơ ca, âm nhạc, ) mà các thành viên
- của một xã hội sử dụng để ứng phó với nhau và với thế giới của họ, và chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau chủ yếu qua giáo dục. Văn minh là trạng thái của một xã hội đã phát triển phức tạp về văn hoá, kỹ thuật và tổ chức; có các đô thị, tầng lớp xã hội, và chính phủ, trong đó con người có những hiểu biết và kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hiểu theo nghĩa này, văn hóa chỉ là một khía cạnh của văn minh. Và có thể có văn hóa tồn tại mà không có văn minh, nhưng một nền văn minh không thể tồn tại mà không có văn hóa. Ngoài ra, một nền văn minh có thể bao gồm nhiều hơn là một văn hóa. Văn minh là một khái niệm tích cực, tĩnh từ “văn minh” được hiểu như có văn hoá, giáo dục và có xã hội hoàn chỉnh trật tự. Đây là một từ cổ “civis” chỉ một công dân La mã, một thành viên tự do của xã hội La mã trong các xã hội cai quản bởi các chính phủ của đế quốc này. (Chúng ta dùng từ này theo người Nhật (hay Tàu) dịch từ civilization, nhưng đừng quên nghĩa của nó không ở trong văn hay minh của tiếng Tàu! Đừng tìm cách giảng giải văn là gì, minh là gì, rồi văn minh là gì, ở đây không là chỗ của các ông đồ Tàu!). Đối nghịch với văn minh là “dã man” – nghĩa của từ này là một từ gốc Hylạp – “barbaros” – đầu tiên chỉ những ai không nói tiếng Hylạp, với người Greek, tiếng không Greek, nghe như “bar-bar- bar”! Nguyên thuỷ cũng đã có ý tiêu cực, những ai không là dân Greek, các nhà tư tưởng Hylạp thời cổ đại đều đồng ý là họ chỉ đáng làm nô lệ trong xã hội. Đến thế kỷ XIX, các nhà nhân loại học – dùng từ “dã man” – để đối lập với văn minh – chỉ những xã hội
- còn chưa phát triển, hay chỉ tình trạng phát triển trong những thời ban đầu của nhân loại. Thí dụ Engels dùng từ “barbarism” để chỉ thời kỳ con người bắt đầu học cách nuôi gia súc, thực hành canh nông, còn “civilization” là thời kỳ phát triển kỹ nghệ và mỹ thuật tiếp sau đó. Trong cái nhìn của Freud, ông bỏ những tính chất cục bộ địa phương của văn hóa, mở rộng nó và đặt nó gần đồng nghĩa với văn minh, ông cũng gạt bỏ sự phân biệt thông thường, vẫn cho văn minh là vật chất, còn văn hóa là phi vật chất. Như giải thích trên, Freud xem văn minh là giữa con người với thiên nhiên, còn văn hóa là giữa con người với xã hội, với những con người khác. Chúng đều là hai phương diện của cùng một tương quan – con người và những gì không phải là nó – con người và không-con người – ngã và phi ngã cùng phi-nhân – đồng loại hay thiên nhiên. Đọc Freud, không thể không tránh được cái nhìn của ông về con người - đó là một con thú hoang, sống bằng những bản năng, chúng ta gọi là những thú tính, những gì là nhân tính đến sau, khi kết hợp thành cộng đồng, xã hội. Con thú người đó đơn độc trước thiên nhiên nên đã quần tụ tạo lập những xã hội, bớt được những gánh nặng từ thiên nhiên phi-nhân, nhưng lại gánh thêm những nhọc nhằn từ tha nhân, những tổ chức, định chế, nghi thức, khuôn phép. Nhân tính không thay thế thú tính, chỉ đẩy nó xuống dưới, đàn áp nó. Thế nên nó luôn luôn nổi loạn, cả ngoài xã hội lịch sử, lẫn bên trong từng cá nhân. Từ ấu thơ đến trưởng thành, thế giới nội tâm là thế giới giông bão, nói theo Freud trong bài này, thế giới bên trong mỗi người cũng đầy những động đất, lũ lụt, sóng gió như ngoài
- thiên nhiên, chúng ta có thể thêm cả thèm khát những gì không được xã hội cho phép, dâm loạn, chém giết - “giết người trong mộng” - thù hận - “còn tình đâu nữa là thù đấy thôi” - Thế giới bên trong con người, cái thế giới nội tâm mà Freud đã là người tiên phong ở phương Tây mở đường chính thức thăm dò, đã vẽ ra mô thức tâm lý với ý thức, tiền-ý thức, và vô thức, nhắc sau. Nhìn như thế sẽ hiểu tại sao Freud luôn nói tới “thái độ thù nghịch của con người cá nhân với văn minh”. Như thế, ở đầu thế kỷ XX, Freud dùng từ văn minh một cách rộng rãi, đồng nghĩa với từ văn hoá, trong ý hướng nhân loại – chỉ về những thực hành, lối sống, tin tưởng và những khí cụ vật chất hay sản phẩm mỹ thuật (thí dụ tranh, tượng) – tất cả có thể xác định một tập thể, một tập hợp lớn hay nhỏ (đơn vị văn hoá) gồm những con người thường còn trong tình trạng đồng chủng. Do đó chúng ta nói đến một văn minh hay văn hoá của một bộ lạc sống ở một vùng núi hẻo lánh, hay văn minh của một sắc dân trong vùng Amazon còn ở thời đồ đá, hay cũng có khi “văn minh” chỉ toàn nhân loại, như khi chúng ta thường nói – một ngày nào đó “chiến tranh nguyên tử sẽ huỷ hoại nền văn minh”. Thập niên trước, khi chiến tranh lạnh giữa hai khối Nga và Mỹ vừa chấm dứt, một tác giả S. Huntington tạo dư luận ồn ào vì ông nhắc nhở – xung đột của nhân loại không chấm dứt đâu – lần này nó sẽ xuất hiện trong dạng khác, đó là “xung đột giữa những nền văn minh” (clash of civilization) – theo ông, đó là các văn minh: phương Tây, Nam Mỹ Latin, châu Phi da đen, Islamic (Trung đông và bắc Phi), Tàu (Sinic), Ấn (Hindu), Đông âu theo đạo Orthodox (có
- Nga), Phật giáo (Burma-Thai-Lao-Khmer) và Nhật. Tôi nhắc để chứng minh, cho đến nay, vẫn có tác giả dùng văn minh và văn hoá như đồng nghĩa – như Freud đương dùng trong tập sách này. Mặc dù, tập sách và ý kiến của Huntington không có giá trị kinh điển, lâu dài, nhưng cứ giả định như đó là một cách phân chia các khu vực văn minh cho bản đồ nhân loại trong thế kỷ này. Chúng ta thấy sự phân biệt của ông chính yếu dựa trên những gì chúng ta gọi là văn hóa; vì ông xếp Australia/N Zealand với phương tây (Western) - nhưng ở phương Tây, ông xếp bắc Mỹ với Tây Âu, còn nam Mỹ Latin đứng riêng. Ở Châu Á - nước Nhật - đã học rất nhiều từ Tàu, bắt đầu qua Hàn - nhưng nay đứng ngang riêng biệt, trong khi Hàn và Việt vẫn bị xem là những vệ tinh của văn minh, văn hóa Tàu. Các quốc gia Burma- Thai-Lao-Khmer - theo văn minh Phật giáo Nam phương - dù từ Ấn mà ra - nhưng vẫn độc lập về văn hóa, có văn minh riêng. Ranh giới của Huntington tuy gọi là văn minh, nhưng thực ra là văn hóa, và chủ yếu là tôn giáo, cho thấy quan điểm của Freud vẫn còn được sử dụng. Về phần chúng ta, những điều này đáng làm chúng ta suy nghĩ. Chúng ta không đặt nặng và quan tâm sâu xa với sự độc lập văn hóa. Đặc biệt là tôn giáo, tín ngưỡng. Độc lập sau một nghìn năm bị Tàu đô hộ, hơn một nghìn năm sau, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa rũ sạch được những nô lệ văn hoá từ phương Bắc. Từ hai ba thế kỷ trước, chúng ta ngã gục trước phương Tây, khi họ đi xâm lăng khắp thế giới. Chủ nghĩa thực dân phương Tây, trong nội dung có phần không nhỏ của đạo Kitô. Chúng ta đã lấy xương máu trả lại mối thù của thành bị phá, cửa
- biển bị chiếm, anh hùng hào kiệt bị bắt giết. Nhưng còn những tôn giáo tàn độc đến từ cững bức, những tín ngưỡng mê tín đến từ áp đặt, tuyên truyền tinh xảo, và văn hoá đầy chia rẽ, vọng ngoại, phi nhân vẫn ở lại, chúng ta vẫn chưa ý thức được rằng chúng cần phải đánh giá lại, xem xét và tẩy rửa cho tương lai dân tộc. Để thôi không còn sinh sản thêm những kẻ lạc loài đòi “tổ quốc ăn năn” vì “tổ quốc” đã có lần đối xử tệ hại với một lớp người mê tín, mù quáng, bám vào một tôn giáo đánh lừa, trong quá khứ lịch sử thực dân, đã bị lợi dụng, nên đã “ngây thơ” trắng trợn phản quốc. Đã là những “Tả” đáng thương đứng bên cạnh “Tây”đáng ghét, nên thành nguyền rủa đáng ghét, nên đã là đối tượng của những văn thân yêu nước, lúc ấy đòi “bình Tây sát Tả”. [3] Thái độ thù nghịch của con người cá nhân với văn minh đáng một vai trò lớn trong những phần đầu của tác phẩm này. Freud đã trở lại với vấn đề và bàn luận nó đầy đủ hơn hai năm sau, trong tác phẩm sau của ông Civilization and its Discontents (1930a). [4] [“Masse.” The German word has a very wide meaning. It is translated “group” for special reasons in Freud”s Group Psychology (1921c). See Standard Ed., 18, 69 n. Here “mass” seems more appropriate.] [5] bản dịch tiếng Pháp – “éteindre les deux caracteres des foules humainnes”. [6] [See, however, some remarks in Chapter V of Civilization and its Discontents (1930a), p. 112 ff. below, and at two points in Why War? (1933b) and a long discussion in the last of the New Introductory Lectures (1933a).]