Tư vấn tâm lý học đường: Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai?

pdf 238 trang phuongnguyen 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư vấn tâm lý học đường: Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_van_tam_ly_hoc_duong_quan_trong_khong_phai_minh_co_gi_ma.pdf

Nội dung text: Tư vấn tâm lý học đường: Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai?

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI MÌNH CÓ GÌ MÀ LÀ MÌNH LÀ AI? (Tái bản lần thứ nhất) Th.s Nguyễn Thị Oanh LỜI NÓI ĐẦU Quan trọng không phải MÌNH CÓ GÌ mà là MÌNH LÀ AI? Phụ trách chuyên mục “Tư vấn tâm lý học đường” trong báo Phụ nữ Chủ Nhật đối với tôi là một niềm vui to lớn. Bói lẽ qua đó tôi được tiếp xúc, lắng nghe hàng trăm bạn trẻ, chia sẻ những ưu tư cũng như hoài bão của mình. Câu chuyện của các em phản ánh khá chính xác hiện trạng xã hội. Quyển sách này là tổng hợp 90 trên 100 câu hỏi mà tôi nhận được năm 2006 vừa qua. Đa số là học sinh cấp II, III, có vài học
  2. sinh cấp I, sinh viên đang học hay mới ra trường. Tôi đã thử thống kê, tổng hợp theo nội dung các vấn đề được nêu lên. Và thật lý thú số lượng câu hỏi liên quan đến các chủ đề dường như cũng phản ánh thứ tự ưu tiên các mối bận tâm của tuổi trẻ trước cuộc sống. Xin liệt kê dưới đây các vấn đề được nêu lên. I. Gia đình (trên 26% hay 1/3 các câu hỏi) Đây là ưu tư lớn nhất: sống trong một gia đình thiếu đầm ấm, cha mẹ ly thân, luôn cãi cọ nhau, thiếu tình thương của mẹ, gương tốt của cha, lệch lạc trong cách giáo dục (bất công, la mắng, đặt kỳ vọng quá cao) là nỗi ám ảnh lớn, làm hạn chế việc học tập của các em. II. Cảm nghĩ về bản thân (trên 17%) Cảm tưởng chung thật đáng buồn và đó là mặc cảm tự ti, sự chán ngán chính bản thân, là stress và sự lo âu ước những “căn bệnh” của thời đại: “đồng tính”, HIV III. Nhà trường (trên 16%) Chương trình học là gánh nặng, gương thầy cô gây thất vọng. Rồi chuyện thường ngày ở trong lớp
  3. như phe nhóm, cảm giác bị cô lập, phân biệt giàu nghèo, chuyện cáp đôi, ăn cắp v.v IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp (trên 13%) “Sợ môn tự nhiên”, “làm sao học giỏi ngoại ngữ”, “nên chọn ngành nào”, “học trong hay ngoài nước” V. Tình yêu, tình bạn (trên 13%) Vẫn muôn thuở là chuyện dễ thương và ngây ngô của tuổi học trò, bi kịch khi tình bạn tan vỡ. VI. Thách thức những giá trị sống hiện hành (trên 17%) Nếu vấn đề tình yêu không chiếm nhiều giấy như mọi khi thì việc các em đặt lại vấn đề đối với một số giá trị sống tiêu cực là dấu hiệu tốt. “Quan trọng không phải mình có gì mà mình là ai?”, chẳng lẽ tốt, trung thực lại thiệt thòi, tại sao tuổi trẻ các nước lại tự tin hơn tuổi trẻ Việt Nam Những thắc mắc ưu tư, hoài bão của các em nên được xem như một “phản biện xã hội” mà người lớn chúng ta phải tham khảo.
  4. Tác giả Phần I. GIA ĐÌNH Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Phần III. NHÀ TRƯỜNG Phần IV. CHUYỆN HỌC HÀNH HƯỚNG NGHIỆP Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN HÀNH Created by AM Word2CHM
  5. Phần I. GIA ĐÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu có cha mẹ mà như không? Cả nhà cháu “đóng kịch” Hãy giúp ba mẹ cháu Lối thoát nào? Hãy giúp ba mẹ con Cha mẹ thường xuyên cãi nhau Thiếu tình thương của mẹ Mẹ cháu ghen tỵ với cô giáo Cháu không có tình cảm với mẹ Created by AM Word2CHM
  6. Cháu có cha mẹ mà như không? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, Ba mẹ cháu ly hôn, hai người tranh giành nhau nuôi con, chiến thắng thuộc về ba cháu. Cháu cảm thấy ba mẹ cháu “đấu tranh” để ăn thua, chứ không quan tâm thật sự đến cháu. Cháu sống với ba nhưng ba ít quan tâm, chăm sóc cháu. Ba cho cháu ăn, mặc và đi học, nhưng tình cảm thì không gần gũi, cha con ít nói chuyện với nhau. Mẹ cháu kể từ khi “thua cuộc” thì không dòm ngó đến cháu nữa, để mặc cho “kẻ thù” của mẹ (là ba) nuôi dạy cháu ra sao thì ra. Cháu có cha mẹ mà như không có. Nhiều khi buồn tủi, cháu muốn chết cô ạ Cô chia sẻ sâu sắc nỗi bất hạnh của cháu. Trước hoàn cảnh bi đát như vậy người ta có hai cách phản ứng. Trong một gia đình nọ có hai anh em, có người cha suốt ngày bê tha rượu chè khiến cho con cái phải đau khổ. Người anh trở thành hư đốn với lý luận rằng tại cha mình mà mình ra thế này.
  7. Người em ngược lại, ngay từ nhỏ đã muốn làm thế nào để phá vơ cái vòng lẩn quẩn. Anh ta quyết tâm vượt khỏi số phận, làm lụng nghiêm túc, học hành chăm chỉ. Anh đã thành công và sống hạnh phúc. Ở đời này, làm tù nhân hay thoát khỏi số phận thuộc về ý chí chủ quan của mỗi người. Cháu đang sống với ba, được đầy đủ về vật chất, được ăn học Cháu hãy tận dụng các điều kiện này học thật giỏi để thành công trên đường đời. Cháu hãy đặt cho mình một mục đích sống thật ý nghĩa. Đó là làm sao cho con cái mình tràn đầy hạnh phúc trong tình thương yêu của cha mẹ. Chúc cháu lạc quan lên và phấn đấu hoàn thành mục đích tốt đẹp này. Có khi cha mẹ cháu không biết quan tâm chăm sóc con cái, vì chính họ ngày trước không được yêu thương đúng mức. Created by AM Word2CHM
  8. Cả nhà cháu “đóng kịch” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu đang có chuyện đau khổ lắm, cô ạ. Ba mẹ cháu từ lâu không còn thương yêu nhau. Nhưng vì thương cháu nên ba mẹ đóng kịch vẫn là cặp vợ chồng hạnh phúc, là bố mẹ tuyệt vời, để cháu yên tâm học hành. Lúc nhỏ, cháu không hề biết điều này, vì mỗi sáng ba vẫn chở mẹ và cháu đi làm, đến trường. Đến năm ngoái, cháu mới biết chuyện, không phải do ba mẹ nói mà càng lớn (cháu 17 tuổi, nam) nhìn vào cách đối xử lịch sự, cảm nhận trong đời sống thực tế cha gia đình, cháu hiểu rằng ba mẹ cháu đã ly thân từ lâu. Hình như cả ba và mẹ đều có người khác, nhưng dừng lại ở mối quan hệ ngoài gia đình theo thỏa thuận chứ không ly dị. Cũng vì muốn cháu có đủ cha và mẹ. Cô ơi, cháu cũng phải giả vờ như không biết sự thay đổi trong tình cảm giữa ba mẹ. Nhưng sống như thế thì kinh khủng quá. Cháu có nên nói chuyện thẳng với ba mẹ không? Chuyện gia đình phải chia lìa
  9. là điều cháu không muốn, nhưng cháu thương ba mẹ cháu quá. Vì cháu mà ba mẹ có thể sẽ chẳng bao giờ tìm lại được hạnh phúc nữa. Rốt cuộc rồi không có sự giả vờ nào kéo dài được khi người ta chung đụng với nhau hằng ngày. Cô khen sự nhạy bén của cháu. Tuy nhiên, trước khi quyết định, cháu nên kiểm tra lại thật kỹ. Cha mẹ vì hạnh phúc của cháu mà phải đóng kịch, nhưng cháu vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Như vậy thà rằng đối diện với sự thật mà các bên đều thoải mái hơn. Khi cha mẹ sống riêng, cháu sẽ phải chọn một bên mà cháu thấy phù hợp nhất. Đời sống ly hôn ngày nay không đến nỗi bi kịch lắm. Cha mẹ cháu có thể đối xử với nhau như bạn bè. Cháu sống với một người nhưng thỉnh thoảng qua thăm người kia. Như thế cháu vẫn đủ cha mẹ mặc dù không sống chung. Cháu cứ bình tĩnh và lựa lời nói thật với ba mẹ. Created by AM Word2CHM
  10. Hãy giúp ba mẹ cháu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi cháu không kêu cứu giúp cháu, mà hãy giúp ba mẹ cháu. Khi còn nghèo, ba mẹ cháu yêu thương nhau lắm, gia đình rất hạnh phúc. Thế mà từ khi ba mẹ cháu có địa vị, gia đình giàu lên cũng là lúc ba mẹ không yêu thương nhau nữa. Ba đi sớm về khuya, mẹ thường hay khóc. Ba mẹ cãi nhau, còn dọa ly hôn, nhưng cuối cùng đều thống nhất là việc ly hôn tùy thuộc vào con cái. Chúng cháu đang có vai trò quan trọng trong việc ba mẹ chia tay hay không? Cháu nghĩ, không yêu thương nữa thì chia tay, sống vì con mà cãi nhau suốt thì chúng cháu không học được, không vui vẻ gì để sống. Chị cháu lại không muốn ba mẹ chia tay, ba mẹ đối xử với nhau thế nào cũng được, miễn là chị phải có cả ba lẫn mẹ. Vì sao khi còn nghèo khó người ta lại yêu thương nhau hơn hả cô? Chúng cháu phải làm sao đây? Cô hết sức thông cảm hoàn cảnh của cháu và cũng đồng ý với quan điểm của cháu. Nếu vì con mà
  11. phải sống chung những luôn tạo ra một bầu không khí bất hòa, căng thẳng thì rất khổ cho con. Cháu nên giúp ba mẹ hòa giải và chia sẻ quan điểm của cháu với ba mẹ. Cháu hỏi “tại sao khi còn nghèo người ta lại yêu thương nhau”. Cô vừa đọc một tài liệu khá thú vị về “Tiền và hạnh phúc”. Theo đó khi nghèo thì người ta cũng khổ thật, nhưng khi giàu lên thì có lắm cái làm cho người ta bất hạnh. Trước tiên, có chút tiền thì người ta so sánh với người khác và muốn giàu thêm. Biết rằng vật chất không tạo ra hạnh phúc, nhưng người ta sẵn sàng bỏ bạc triệu bạc tỷ để mua các thứ (mà tiền có thể mua được) và sự ham muốn dường như không có điểm dừng. Chạy theo vật chất người ta quên đi những điều tạo ra hạnh phúc như tình người, tính vị tha, đời sống tinh thần, v.v Trường hợp của ba mẹ cháu, tiền đưa đến một môi trường sống mới, vị trí mới, các mối quan hệ xã hội mới. Từ đó có sự thay lòng đổi dạ. Ba cháu không tránh khỏi sự cám dỗ của bạn bè và không loại trừ có sự cám dỗ của những người đàn bà khác. Mẹ cháu thay vì chỉ khóc, thì nên nhẹ nhàng giúp ba cháu
  12. thấy rõ vấn đề. Dù gì, trước khi quyết định chia tay, ba mẹ cháu nên đến gặp một nhà tư vấn tâm lý để được giúp đỡ làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Created by AM Word2CHM
  13. Lối thoát nào? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Gia đình cháu không bao giờ bình yên, nói gì đến hạnh phúc. Chị em cháu rất sợ bố mẹ, họ thường xuyên gây gỗ, chửi bới nhau, rồi đánh đập chúng cháu nhiều khi rất vô lý. Đi đâu chúng cháu không muốn về nhà, về tới ngõ là sợ phải vào nhà. Vào nhà thì chỉ mong bố mẹ đi vắng hay đã ngủ rồi. Cháu rất buồn và đau lòng. Nhiều lần họp gia đình chúng cháu có góp ý, nhưng bố mẹ vẫn đâu vào đấy. Chúng cháu đã lớn nhưng không được quyết định điều gì, có thể bị chửi mắng bất cứ ở đâu. Nhà cháu bán quán nhậu nên chúng cháu phải tiếp xúc với đủ hạng người say xỉn, có khi còn bị xúc phạm. Một cuộc sống như vậy khiến chúng cháu luôn bị ức chế, căng thẳng, có khi muốn tự tử. Cháu đang ôn thi đại học, để thoát khỏi cảnh sống hiện tại của gia đình, để tự lập và mơ ước một cuộc sống gia đình hạnh phúc, con cái được thương yêu, tôn trọng Mơ ước này có là ảo vọng không cô?
  14. Và con đường nào tốt nhất cho cháu? Hoàn cảnh gia đình cháu thật bi đát. Nếu “hết thuốc chữa”, chị em cháu có thể xin phép cha mẹ cho ra riêng, sống tự lập. Tạm thời cháu nên tìm việc làm để nuôi thân, khi khá rồi hẵng thi vào đại học và vừa học vừa làm. Ngày nay cháu cũng có thể học từ xa. Cháu có thể đăng ký học tại đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu chỉ cần tự học ở nhà. Thỉnh thoảng đến lớp tập trung một lần thôi. Gì thì gì hai cháu phải hết sức nhẹ nhàng, lễ phép với cha mẹ và chăm sóc cha mẹ khi cần. Nếu biện pháp sống riêng không khả thi, cháu cố gắng bỏ ngoài tai “các loại tiếng ồn”, tập thiền, luyện Yoga để chấp nhận hoàn cảnh này. Thỉnh thoảng cháu nên chia sẻ với một người thân đáng tin cậy hay một bạn thân để giảm stress. Chúc cháu tìm ra giải pháp thích hợp. Ước mơ lập một gia đình hạnh phúc của chính mình là khả thi nếu cháu quyết tâm. Có khi mình học (để tránh vết xe đổ) từ những gương xấu nữa.
  15. Created by AM Word2CHM
  16. Hãy giúp ba mẹ con TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi con có chuyện rất buồn, không thể học hành và sống vui vẻ được. Con 14 tuổi, đang học lớp 8. Ba mẹ con đều là cán bộ nhà nước, chỉ có con là con gái duy nhất. Ai cũng nói ba mẹ con đẹp đôi, hạnh phúc. Chỉ mình con biết ba mẹ con không hạnh phúc. Ba con hay ghen tuông với mẹ dù con biết chắc là mẹ rất đứng đắn, đàng hoàng. Mẹ đi làm về trễ, ba cũng bực mình hỏi tới hỏi lui, có hôm ba nói nặng mẹ, rất xúc phạm. Mẹ ăn mặc đẹp, ba cũng không vui. Không khí trong gia đình con rất ngột ngạt. Mẹ thường giải thích, rồi năn nỉ ba nhưng ba vẫn giữ tật ghen tuông, thô lỗ. Lúc này mẹ thường khóc, có lần ba đã đánh mẹ và con nghe mẹ đòi ly dị nhưng ba không đồng ý. Con đã nhiều lần khóc lóc, xin ba mẹ hãy vì con mà hòa thuận với nhau. Ba mẹ rất thương con, nhưng tại sao lại không biết thương nhau hả cô? Cô khuyên con nên thế nào? Cô hết sức thông cảm với nỗi khổ của cháu,
  17. nhưng cô khuyên cháu đừng giận ba. Có không ít người ghen tuông vô cớ và suốt ngày bị ám ảnh bởi điều đó. Đấy là ghen hoang tưởng do căn bệnh tâm lý gọi là “rối loạn hoang tưởng mãn tính”. Mẹ và cháu nên hiểu điều này để thông cảm với ba hơn. Nhưng điều quan trọng là căn bệnh phải được chữa trị. Mẹ cháu nên sớm đi tìm một bác sĩ tâm thần để trình bày vấn đề và sau đó bằng mọi cách thuyết phục ba cháu đi chữa trị. Nếu cần thì nhờ sự giúp đỡ của một người thân có uy tín. Chúc cháu can đảm hỗ trợ mẹ. Created by AM Word2CHM
  18. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Ba mẹ cháu sống không hạnh phúc, thường xuyên cãi vã, xúc phạm nhau. Không khí gia đình cháu rất buồn, ba chị em cháu không còn tinh thần nào để học hành. Cháu không muốn cha mẹ chia lìa, chị em xa cách nhưng cứ sống thế này thì chẳng khác gì địa ngục. Theo cô, chị em cháu có nên đặt vấn đề cha mẹ phải bỏ nhau để hai người và cả chúng cháu được sống yên? Cô rất thông cảm với cháu và cũng đã nghe nhiều bạn trẻ than thở vì cùng ở vào trường hợp này. Nhiều cha mẹ cứ nói “vì con” họ không ly hôn, nhưng tiếp tục ở chung mà luôn cãi vã, xúc phạm nhau thì khốn khổ cho con cái. Nếu cháu thấy có thể bày tỏ cùng cha mẹ ý nghĩ của mình, thì nên lựa một dịp tốt và thật nhỏ nhẹ khéo léo để bắt đầu với người (cha hoặc mẹ) mà cháu cảm thấy dễ tiếp cận nhất.
  19. Có khi cha mẹ cháu cần sự giúp đỡ của một nhà tham vấn tâm lý để nhận rõ hoàn cảnh của mình. Biết đâu, nhờ đó ông bà thay đổi cách đối xử với nhau. Cháu nên đề nghị điều đó. Với sự giúp đỡ của nhà tham vấn, nếu thấy mâu thuẫn quá lớn không thể tiếp tục sống với nhau được thì cô đồng ý với giải pháp ly thân, để con cái bớt chịu đựng sự căng thẳng của mối quan hệ bất hòa và thiếu tôn trọng nhau. Tham vấn hay trị liệu tâm lý sẽ góp phần giải quyết vấn đề của gia đình cháu. Created by AM Word2CHM
  20. Thiếu tình thương của mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, gia đình cháu có 3 chị em, cháu là con đầu. Nhìn bề ngoài ai cũng nói gia đình cháu hạnh phúc: cha mẹ thành đạt, có chức quyền, các con ngoan, học giỏi. Nhưng chúng cháu cảm thấy gia đình cháu sẽ hạnh phúc hơn nếu được mẹ quan tâm, gần gũi. Mẹ cháu là người đứng đắn, giỏi giang, không ai chê trách được điều gì, nhưng mẹ lại là người nghiêm nghị, hơi lạnh lùng, ít biểu lộ tình cảm. Ngay cả với con cái mẹ cũng chỉ nói những điều cần thiết. Mẹ không để chúng cháu thiếu thốn về vật chất, nhưng lúc nào chúng cháu cũng thèm tình mẹ ân cần, dịu dàng. Ngay cả chúng cháu muốn gần gũi, có những hành động biểu lộ tình cảm yêu thương mẹ, mẹ cũng không thoải mái đón nhận. Chúng cháu buồn lắm cô ạ. Thật đáng buồn, khi nghe về hoàn cảnh của cháu. Buồn không những cho các cháu mà cho cả mẹ
  21. cháu, vì bà sống mà thiếu điều quý giá nhất là tình cảm mẹ con ấm áp. Có khi bà không ý thức điều đó vì có thể đã không được bà ngoại các cháu gần gũi về mặt tinh thần. Nếu có dì thì cũng có thể nhờ dì làm điều đó. Hiệu quả nhất có thể là ba chị em ngồi lại bàn với nhau về một “âm mưu tình cảm” đặc biệt. Hãy xúm lại chăm sóc mẹ, hỏi han mẹ khi mẹ đi làm về, làm nước mát cho mẹ uống, chuẩn bị khăn ướt cho mẹ lau mặt tình cảm nơi mẹ có thể thức tỉnh vì biết đâu lúc còn trẻ, mẹ thiếu tình thương. Nói thẳng với mẹ cũng được nhưng sợ làm cho mẹ mặc cảm và khó xử. Created by AM Word2CHM
  22. Mẹ cháu ghen tỵ với cô giáo TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu đang học lớp 12. Từ nhỏ, cháu luôn cảm thấy thiếu tình thương của gia đình mặc dù có đủ cha mẹ. Cha mẹ cháu là những người trí thức, làm ăn giỏi giang, nhà cháu cũng khá giả. Ba mẹ lo cho anh chị em cháu đầy đủ về vật chất, nhưng không hiểu sao chúng cháu vẫn thấy thiếu sự quan tâm, gần gũi âu yếm của cha mẹ. Cháu không nhớ có bao giờ mẹ ôm cháu chưa, mẹ cũng ít tâm tình với cháu. Mỗi khi cháu muốn thổ lộ với mẹ điều gì, hình như mẹ đều bận và không muốn cháu làm phiền bằng những câu chuyện, lời nói vớ vẩn. Cháu đã tìm thấy tình cảm gần gũi, tin cậy với cô giáo chủ nhiệm. Cô dành cho cháu tình cảm, sự quan tân đặc biệt, cô rất dịu dàng, lắng nghe và cho cháu những lời khuyên bổ ích. Cô là chỗ dựa tinh thần của cháu. Hôm qua, mẹ cháu đọc được nhật ký, trong đó cháu viết rất nhiều về cô chủ nhiệm, cháu rất kính yêu cô, ước gì cô là mẹ của cháu
  23. Mẹ cháu giận dữ la mắng cháu: khi không lại đi thương mến người dưng, còn mẹ mình thì không có một dòng nào! Cháu quá xấu hổ, chẳng biết nói sao. Hai ngày nay cháu cảm thấy ngượng nghịu khi phải nói chuyện với mẹ. Cháu phải làm sao để cải thiện mối quan hệ với mẹ? Trong cái rủi luôn có cái may. Lẽ ra mẹ cháu không nên đọc nhật ký của cháu, vì theo nguyên tắc mỗi thành viên trong gia đình phải tôn trọng sự riêng tư của các thành viên khác. Đọc nhật ký của con là tối kỵ. Nhưng nhờ chuyện này mẹ cháu biết được tình cảm của cháu. Cô mong sự giận dữ của mẹ sẽ dẫn đến sự thức tỉnh nào đó. Cháu hãy chọn một cơ hội tốt (khi mẹ vui hay khi hai mẹ con có dịp trò chuyện với nhau), huy động tất cả sự khéo léo và tế nhị của mình để giải thích cho mẹ hiểu rằng, cháu thương cô giáo vì cô đã dành cho cháu những tình cảm mà cháu không tìm thấy được trong gia đình. Phải mạnh dạn, nhưng với sự tế nhị, nói lên suy nghĩ của ta, người khác mới hiện ta. Cháu cũng có thể nhờ một người khác giải thích cho mẹ, nếu người đó thật gần gũi với gia đình cháu.
  24. Created by AM Word2CHM
  25. Cháu không có tình cảm với mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Bố mẹ cháu ly dị khi cháu mới 2 tuổi. Cháu ở với bố và ông bà nội. Bố cháu rất thương yêu cháu, đã một mình gà trống nuôi con, cho cháu được ăn học tử tế. Mẹ cháu thỉnh thoảng đến trường gặp cháu, hoặc hẹn bố chở cháu đến gặp. Bố luôn luôn nói tốt về mẹ (chắc là để cho cháu còn có mẹ, dù không chung sống), nhưng cô ơi, cháu không có tình cảm với mẹ. Dần dần mẹ bỗng trở nên xa lạ, nhiều khi phải gặp mẹ đối với cháu là cả sự khổ sở chịu đựng mà cháu phải cố gắng như một bổn phận để lịch sự và xã giao với mẹ, để mẹ không nghĩ là bố xúi giục gì cháu. Tất cả trẻ con khi cha mẹ ly dị đều muốn theo mẹ, còn cháu thì không muốn vì cháu cảm thấy bố cháu yêu cháu hơn. Mà vì sao mẹ lại cũng chịu để cháu theo bố, hả cô? Người ta bảo một người mẹ thực sự thì không bao giờ xa rời con, thế mà mẹ cháu không đau khổ khi sống xa cháu. Vì thế mà cháu không thể yêu được
  26. mẹ. Không yêu mà vẫn phải gặp gỡ cháu thấy rất khó xử. Cháu phải làm như thế nào? Thật ra chúng ta khó mà phê phán quá khứ. Đúng là trong ly dị người ta giao trẻ còn nhỏ cho người mẹ. Nhưng trong hoàn cảnh của cháu thì có thể mẹ quá trẻ, quá đơn chiếc hay đã phạm một lỗi lầm nào đó nên cháu được giao về bố để sống chung với bố và ông bà nội. Cháu không có tình cảm với mẹ là bình thường, vì mẹ con không gần gũi nhau. Nhưng sự việc mẹ vẫn tìm thăm cháu chứng tỏ mẹ cháu thương cháu. Vấn đề mấu chốt là cháu đang hận người mẹ đối xử đành bỏ mình. Việc ba cháu không nói xấu mẹ là một điều tốt, nhưng khi đứa con lớn lên, nó phải được biết sự thật, vì sự thật giải phóng chúng ta. Cháu nên mạnh dạn hỏi bố hoặc mẹ về lý do ly dị. Nếu mẹ cháu có lỗi, cháu hãy tha thứ cho bà vì tha thứ cháu sẽ tự giải phóng đối với cái dấu hỏi to tướng trong đầu. Một khi tha thứ, hai mẹ con có thể tái tạo lại tình mẫu tử mà cả hai đều cần. Mong cháu tìm hiểu được sự thật. Created by AM Word2CHM
  27. Created by AM Word2CHM
  28. Con là “đồ bỏ đi” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Mẹ con chưa bao giờ khen con dù con học được điểm cao. Con làm bất cứ việc gì mẹ cũng chê bai. Câu cửa miệng của mẹ mỗi khi mắng con là “Mày là đồ vô tích sự”. Con lớn lên trong thái độ và sự chê bai của mẹ đã nhiều năm và những lời miệt thị của mẹ đã phần nào ăn sâu vào tâm trí con, đến nỗi có lúc con cũng tự nhủ có lẽ con là đồ vô tích sự thật. Thế mà mẹ của bạn con - cũng là hàng xóm sống cạnh nhà con cô ấy luôn khen con là đứa bé ngoan, tốt, dễ thương đặc biệt là khéo tay – vì con vẽ đẹp. Những lời khen ấy an ủi và động viên con rất nhiều, cũng làm con hãnh diện và cảm thấy mình cũng có giá trị. Như vậy mình là thế nào, là do mình hay do mắt nhìn của người khác hả cô? Tại sao mẹ cháu và mẹ của bạn cháu lại có cái nhìn khác nhau với cùng một người là cháu? Câu hỏi của cháu rất hay vì nó nêu lên một vấn đề cốt lõi trong sự phát triển nhân cách con người.
  29. Mỗi người chúng ta có một “khái niệm” hay “hình ảnh về bản thân”. Hình ảnh này ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và tính cách của chúng ta. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nghĩa là ta thấy mình có giá trị thì ta tự tin, luôn luôn dám tiến tới và thành công. Nếu ta cảm thấy mình không ra gì thì rụt rè, dễ bỏ cuộc dẫn tới thất bại. Từ đâu có hình ảnh về bản thân? Nó hình thành từ cách người xung quanh, nhất là người thân, đánh giá, đối xử với ta. Rồi dần dần ta “in trí” rằng, bản thân mình đúng như họ nghĩ vậy. Một đứa trẻ cho dù thông minh và có nhiều tiềm năng, nếu cứ bị gia đình chê bai, trách móc, chửi mắng cũng sẽ thất bại trong đường đời. Đứa trẻ trung bình được cha mẹ khen, khuyến khích sẽ có thể tiến xa. Nhiều cha mẹ sai lầm khi nghĩ rằng, phải chê con thật nhiều để thách thức cho chúng cố gắng hơn. Khi nào trẻ có lỗi thì dạy bảo, còn lời khen thì cần thiết như thuốc bổ để trẻ lớn lên lành mạnh về mặt tâm lý. Thật đáng tiếc khi mẹ cháu đối xử với cháu như vậy, có lẽ ý đồ của bà là thách thức cháu. Cũng may là có cô hàng xóm đã “trung lập” hóa quan điểm của mẹ cháu. Cách cháu đặt câu hỏi này cho thấy đầu óc cháu không “tệ” chút nào. Hãy tự tin sửa đổi hình
  30. ảnh về bản thân. Hãy để bài viết này đâu đó để mẹ cháu suy nghĩ lại, nếu tình cờ bà đọc nó. Created by AM Word2CHM
  31. Mẹ có người yêu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi, cháu đang khủng hoảng vô cùng mà không biết nói với ai. Hai ngày trước, khi đi cùng với đứa bạn vào một quán cà phê, cháu bỗng thấy mẹ cháu đang ngồi bên một người đàn ông xa lạ, đầu mẹ dựa vào vai ông ấy, trông thật tình tứ. Cháu cảm thấy choáng váng, lùi lại và nói dối bạn là cháu đau bụng nên phải về nhà. Cháu rất đau khổ và hình ảnh thần tượng về mẹ vụt sụp đổ trong cháu. Cháu không dám nói với ba vì ba cháu hiền, rất tốt, yêu thương và chung thủy với mẹ. Cháu sợ gia đình tan vỡ nếu nói ra. Nhưng nếu không nói, cháu cũng không chịu được. Bây giờ cháu không dám nhìn thẳng vào mặt mẹ và thậm chí, có lúc cháu thấy khinh mẹ. Cháu phải làm sao bây giờ? Cháu không còn tâm trí để học hành. Cháu đang trải qua một kinh nghiệm khủng khiếp, cô rất thông cảm với cháu. Dù gì thì gia đình cũng đã đổ vỡ rồi, nếu điều cháu thấy là chính xác.
  32. Cháu không thể giữ kín chuyện này lâu được. Với thái độ của cháu đối với mẹ hiện nay, quan hệ mẹ con ngày nào đó cũng sẽ rắc rối. Có thể cháu nên thật can đảm và bình tĩnh để viết cho mẹ mấy chữ mô tả những điều cháu đã chứng kiến mà không cần bình luận thêm. Để mẹ cháu tự rút ra kết luận và tìm cách giải quyết. Biết đâu cháu sẽ là tác nhân dẫn đến sự hòa giải. Dù gì học tập cũng là bổn phận hàng đầu, cháu nên cố gắng tập trung vào việc học. Created by AM Word2CHM
  33. Thất vọng về ba? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Từng là một gia đình hạnh phúc, mẹ cháu ở nhà nội trợ, ba cháu là người có địa vị. Khi cháu còn nhỏ, ba là thần tượng của cháu, vì ba học rất giỏi, có học vị địa vị cao trong xã hội. Nhưng cô ơi, càng lớn cháu càng thất vọng về ba, khi nhận ra ba cháu ngày càng “giỏi” nhiều chuyện khác. Ba cháu thường đi ăn nhậu, nói với mẹ là “nhậu làm ăn”, có nhiều người đến nhà cháu nhờ vả và để lại những bao thư, quà cáp. Một lần say rượu ba bảo: “Nhà này không có tao thì mẹ con mày húp cháo; tao đi nhậu ra tiền, khẩy tay, nhếch mép cũng ra tiền Ba thường dạy chúng cháu phải trung thực, phải thế nọ, thế kia nhưng ba là người thế nào? Những vụ án tham nhũng đang xảy ra làm cháu sợ có ngày ba cháu phải vào tù. Có chuyện gì thì làm sao cháu ngẩng mặt nhìn bạn bè, hàng xóm? Cháu buồn lắm và sợ hãi khi nghĩ đến ngày đó. Cô ơi, có cách nào để cháu thoát ra khỏi tình
  34. cảnh này, cháu có nên nói chuyện với ba? Cô hết sức thông cảm và chia sẻ nỗi buồn của cháu. Không nỗi đau nào lớn bằng khi thần tượng sụp đổ, nhất là thần tượng ấy lại là người thân của mình. Cha, mẹ là thần tượng số một. Cũng không có nỗi thất vọng nào lớn hơn khi cha mẹ dạy con một đằng mà làm một nẻo. Cháu buồn lo sợ hãi là đúng. Nạn tiêu cực, tham nhũng không thể tiếp tục tung hoành. Mẹ cháu nghĩ thế nào? Dù bà ủng hộ hay không ủng hộ ba cháu, mẹ là người đầu tiên cháu cần tâm tình và xây dựng thành một đồng minh. Kế đó, cháu suy nghĩ xem ai trong gia đình, họ hàng, bạn bè của ba được ông kính nể nhất. Cháu hãy bàn bạc thêm để tranh thủ sự ủng hộ của họ. Cuối cùng cháu cũng có thể nói lên sự sợ hãi của mình với ba. Có thể ông sẽ cho cháu một trận ra trò, nhưng lương tâm ông sẽ được đánh thức. Nếu có chỗ ẩn trú an toàn cháu có thể để lại một bức tối hậu thư rồi “bỏ nhà ra đi” để gây sốc. Gì thì gì, cô khen cháu có cái nhìn sáng suốt và hy vọng nhiều ở cháu cũng như các bạn trẻ khác để dân tộc ta có một tương
  35. lai tươi sáng hơn. Cảm ơn bức thư của cháu. Created by AM Word2CHM
  36. Cha con trở lại với người vợ cũ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu sống trong một gia đình cơm không lành canh không ngọt, nên tính tình của cháu rất nhút nhát, tự ti. Cháu có rất ít bạn bè. Ngày xưa ba cháu đã có vợ con, sau đó ba cháu mất liên lạc với họ, rồi lấy mẹ cháu. Gần đây ba cháu liên lạc được với vợ con cũ, thì những người kia đã đến nhà cháu chơi. Mẹ cháu có vẻ rất đau khổ tuy không nói ra. Buồn hơn nữa là năm ngoái ba cháu về thăm quê có gặp lại vợ con cũ và đã có thêm một đứa con với người vợ ấy. Cháu không sao chấp nhận được một người cha như thế và rất thương mẹ phải nhẫn nhục chịu đựng, một phần cũng để cho cháu có cha. Có cần thiết phải cố giữ một người chồng, một người cha thiếu trách nhiệm không cô? Mỗi khi nghĩ đến chuyện này, cháu không cầm được nước mắt. Hoàn cảnh của mẹ cháu thật khó xử. Tuy nhiên, làm như ba cháu là sống theo chế độ đa thê và vi phạm luật hôn nhân gia đình Việt Nam (một vợ một
  37. chồng). Lẽ ra ba cháu phải chấm dứt tình trạng này và chọn một trong hai gia đình. Nếu ông không quyết định thì mẹ cháu nên quyết định, ngoại trừ bà quá yêu ông và phụ thuộc về kinh tế. Lý do để cho “con có cha” là lý do được nhiều bà mẹ đưa ra để tránh né việc ly hôn. Nhưng lý do này không đứng vững khi người cha không gương mẫu và gây đau khổ cho con mình. Cháu hãy mạnh dạn nói với mẹ là cháu không cần một người cha như thế, để sống tốt. Cháu cũng nên hỗ trợ tinh thần mẹ, để bà dứt khoát với mối quan hệ tay ba này. Thà hai mẹ con dựa vào nhau để làm lại từ đầu mà sống thanh thản. Mong cháu bớt đau khổ. Created by AM Word2CHM
  38. “Ba mẹ cháu rất bất công” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Nhà cháu có hai anh em. Cháu 16 tuổi, em trai cháu 12 tuổi. Là anh Hai nên cháu luôn tỏ ra nhường nhịn em, luôn nhận phần lỗi về mình. Nhưng cháu luôn có cảm giác ba mẹ thương em hơn cháu. Ba mẹ chiều em, luôn bắt cháu phải nhường em, chịu đựng em, dù nhiều khi nó rất hỗn láo. Ba mẹ cũng luôn khen em ngoan, em giỏi, dù nó không ngoan, không giỏi. Cháu nhường nhịn mãi thì đâm ra thấy ba mẹ bất công. Từ chỗ đang thương em, cháu trở nên ghét em và thấy mình sao mà bất hạnh, bị phân biệt đối xử trong chính gia đình mình. Cháu cũng là con người, chẳng lẽ ba mẹ không nghĩ rằng cháu cũng có cảm giác buồn, vui, tủi thân. Người lớn phải biết điều đó chứ, cô. Cô ơi, nếu rảnh cô có thể đến nhà cháu, tìm cách khéo léo tư vấn cho ba mẹ cháu về chuyện này được không? Gia đình Việt Nam có truyền thống dạy anh chị
  39. lớn biết nhường em. Nhường nhịn là một phẩm chất tốt mà mỗi chúng ta phải học tập. Tuy nhiên, không nên để cho sự việc đi quá đà, khiến cho người được nhường nhịn lấn sân, tạo ra sự bất công. Có lẽ cháu cũng đã đóng góp phần nào vào tình trạng này vì đã nhận về mình phần lỗi của em, khiến cho nó ngày càng lấn lướt. Sự công bằng phải là trên hết. Từ phía cha mẹ, thói quen trở thành quán tính và họ không còn ý thức việc mình làm nữa. Càng thể do buồn phiền một cách vô ý thức, cháu có những phản ứng tiêu cực dù là ngấm ngầm. Gì thì gì, tình trạng này phải được thay đổi. Cháu có thể thật bình tĩnh, làm chủ cảm xúc của mình, để khi có dịp thuận tiện, cháu trình bày suy nghĩ của mình cho ba mẹ một cách lễ phép và thân thương. Cháu cứ thử xem. Cô không có điều kiện tới nhà cháu vì ở xa thành phố, nhưng đề nghị cháu gặp cô Nguyễn Thị Ngọc, tham vấn viên, Phòng tham vấn Hôn nhân gia đình, Nhà Văn hóa Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh (ĐT: 9314660) vào các buổi chiều thứ ba, năm, bảy từ 15g.
  40. Created by AM Word2CHM
  41. Con rất buồn chán TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Con đang học lớp 5. Từ khi bố mẹ con từ nước ngoài về con rất buồn cháu. Bố con rất khó tính, nghiêm khắc. Con có vóc dáng nhỏ nhắn, ốm yếu mà bố con bắt con phải tắm nắng lúc 10g đến 11g30 trưa. Theo bố mẹ con về nước còn có em trai con mới học lớp 1. Nó rất lười học, đôi khi còn nói hỗn với mẹ và bà ngoại, nhưng bố mẹ rất cưng chiều nó. Đồ chơi, bánh kẹo của con nó cũng giành ăn một mình. Khi hai chị em tranh cãi với nhau thì bố mẹ thường bênh vực em mà mắng mỏ con. Cô ơi con buồn lắm Nếu mọi việc cháu kể là sự thật thì cháu quả là một đứa trẻ bất hạnh. Cháu còn quá nhỏ để chịu đựng những thử thách như vậy Tuy nhiên cô không khuyên cháu được gì nhiều, vì câu chuyện của cháu có nhiều chi tiết khó hiểu. Thứ nhất cháu còn nhỏ như vậy mà sao bị cha mẹ để ở lại một mình khi đi ra nước ngoài. Chuyện tắm nắng vào giờ trưa ở một nước nhiệt đới như Việt Nam cũng khó hiểu. Thường là người ta tắm nắng vào sáng sớm. Không biết ba cháu
  42. theo trường phái khoa học nào đây. Rồi còn sự phân biệt đối xử giữa cháu và em cháu nữa! Nhưng cô mừng là cháu còn bà ngoại và có thể còn cô dì chú bác nữa. Cháu hãy tìm đến một trong những người này và trình bày hoàn cảnh của cháu để mong họ có thể khéo léo nhắc nhở cha mẹ cháu. Cô hết sức thông cảm nhưng rất tiếc, vì là người ngoài, nên cô không can thiệp được. Created by AM Word2CHM
  43. Cháu muốn bỏ nhà ra đi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Thưa cô, cháu 17 tuổi, đang học lớp 11. Cháu đang sống rất bức bối trong gia đình, cháu không phủ nhận là cha mẹ rất thương chúng cháu, nhưng tư tưởng “cá không ăn muối cá ươn”, “thương cho roi cho vọt” ở cha mẹ cháu rất nổi bật. Ba mẹ ít khi khen ngợi hay nói với chúng cháu những lời dịu dàng, ít thể hiện tình thương yêu. Thỉnh thoảng mẹ cháu còn mắng. “Mày lớn lên không biết làm gì ăn”. Cháu làm gì cũng không vừa lòng mẹ. Hễ cháu muốn giúp mẹ làm bếp hay việc nhà, mẹ lại bảo: “Thôi, đừng làm nữa ngứa mắt lắm”, khiến cháu càng cảm thấy mình vụng về. Điều quan trọng là sự coi thường của cha mẹ cũng ăn sâu vào đầu cháu, khiến cháu cũng mất tự tin và sợ rằng: có lẽ cháu vô dụng thật. Cháu muốn bỏ nhà ra đi, sống tự lập để chứng tỏ rằng cháu không vô dụng như cha mẹ nghĩ. Cháu phân tích rất chính xác cái gọi là “khoảng cách thế hệ” hay “xung đột thế hệ”. Cha mẹ thì
  44. bị “cầm tù” trong cách suy nghĩ cũ, do ảnh hưởng của nền giáo dục mà họ đã chịu. Còn con cái ngày nay thì tiếp xúc với một môi trường văn hóa khác hẳn, trong đó sự tự lập, năng động và sáng tạo của tuổi trẻ không những được đề cao mà còn được đòi hỏi như là những điều kiện để hòa nhập với thế giới hiện đại. Theo những hiểu biết ngày nay, la mắng chê bai, cho rằng con cái không ra gì là tối kỵ trong giáo dục. Vì điều này giết chết nơi đứa trẻ “ý thức về giá trị bản thân”, là động lực cho sự phát triển một nhân cách lành mạnh và sung mãn. Trẻ được động viên, khen ngợi sẽ cảm thấy mình có giá trị và phát triển lòng tự tin. Còn khi thấy mình không có giá trị gì, trẻ tự xem như đáng “vứt đi” và dễ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Ví dụ như đi bụi đời, có những hành động tự hủy hoại bản thân như nghiện ngập. Có khi dẫn đến việc tự tử. Tiếc rằng đến hôm nay còn không ít cha mẹ vì “tình thương” mà đứa con mình đến chỗ bế tắc. Tiếc hơn nữa là xã hội chưa có những biện pháp để giúp cha mẹ thích nghi với hoàn cảnh mới và rèn luyện những kỹ năng giáo dục mới để thu hẹp khoảng cách thế hệ nói trên. Không ít tệ nạn xã hội trong giới trẻ
  45. ngày nay xuất phát từ nguyên nhân gia đình. Cha mẹ hoặc quá cưng chiều con, hoặc thương theo kiểu cho voi cho vọt. Cô mong rằng một số cha mẹ, nhân dịp này sẽ suy nghĩ lại. Nhưng cô rất mừng vì chính cháu ý thức rõ chuyện gì xảy ra nên có thể làm chủ tình hình, có nghĩa là cháu sẽ không mất tự tin và sẽ không sợ rằng mình là vô dụng. Đã chịu đựng cả chục năm rồi, cháu nên cố gắng kiên trì, đừng bỏ nhà ra đi đột ngột mà hãy chuẩn bị cho một cuộc sống tự lập. Cháu hay ráng học hết phổ thông. Thi vào một trường cao đằng hay đại học xa nhà, kiếm một việc làm song song với việc học. Cháu cũng không cần tỏ ra bực bội, chống đối mà nên kiên trì giải thích với cha mẹ khi mình bị rầy oan. Nếu trong người thân có ai đó hiểu biết, cháu cũng có thể nhờ họ giải thích cho cha mẹ. Sau này với con cái của mình, cháu sẽ làm khác đi để chúng tự tin hơn.
  46. Created by AM Word2CHM
  47. Con sợ người khác phái vì bị ba dọa! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Chị Oanh kính mến, con gái tôi 16 tuổi, đang học lớp 11. Cháu xinh đẹp, có vẻ lớn trước tuổi, dạo gần đây có vẻ mơ mộng, để ý đến một số bạn trai theo đuổi cháu. Lo ngại việc cháu yêu đương sớm, ảnh hưởng tới học hành, chồng tôi hay ngăn cấm, không cho cháu đi chơi, hay hù dọa cháu không cẩn thận sẽ bị bọn con trai lừa đảo, cưỡng ép Chồng tôi còn dọa cháu bằng những câu chuyện kiểu Sở Khanh, chuyện hôn nhân gia đình bất hạnh nhằm làm cho cháu cảnh giác, cẩn thận để tự bảo vệ mình Nhưng xem ra việc này lại có tác dụng làm cháu kinh sợ người khác phái, có cái nhìn méo mó về chuyện giới tính, tình yêu Theo chị, chúng tôi có nên để cháu phát triển tự nhiên mà không cần phải cảnh báo? Việc giáo dục con cái không thể để cho chúng “phát triển tự nhiên”, cũng không chỉ bằng “cảnh cáo” theo kiểu hù dọa. Mà là soi sáng dìu dắt trong tình
  48. thương yêu và tấm gương của cha mẹ. Kiểu cảnh cáo như anh nhà đã làm chỉ khiến cho cháu sợ, mà không giúp cháu hiểu. Hôm nay cháu có thể tránh bạn trai, nhưng ngày nào đó nếu yêu thật sự cháu có thể quên hết những lời hù dọa và sa ngã trong tư thế hoàn toàn không được chuẩn bị. Thế hệ đi trước được gia đình và xã hội che chắn cẩn thận nên không dám phá rào. Thế hệ trẻ bây giờ tự do hơn, tiếp xúc nhiều hơn, va chạm với cuộc sống nhiều hơn, lại không phải luôn luôn có người lớn bên cạnh. Các cháu phải tự ứng phó với hoàn cảnh. Vì thế, các cháu phải được thông tin đầy đủ và rèn luyện nhân cách để tùy cơ ứng biến. Giáo dục giới tính ngày nay là cần thiết. Ta không còn sợ “vẽ đường cho hươu chạy”, mà phải “vẽ đường cho hươu chạy đúng”. Muốn vậy, chính cha mẹ cũng phải được soi sáng đầy đủ để hướng dẫn con mình. Thái độ của cháu nhà chị là một sự phát triển tâm sinh lý hoàn toàn bình thường. Ở tuổi này, mộng mơ và quan tâm đến người khác phái là quy luật của tạo hóa. Ta không thể bóp nghẹt quy luật mà định
  49. hướng cho nó. Người lớn cần giúp các cháu hiểu những gì xảy ra trong tâm sinh lý của chính mình, tâm lý của nam và nữ giới cũng như ý nghĩa cao đẹp của tình yêu và hôn nhân. Để cháu hướng về đó với sự hiểu biết và thái độ chín chắn, chuẩn bị nghiêm túc. Muốn vậy, ngay từ hôm nay phải chuẩn bị để có công việc làm, vị trí xã hội v.v bằng cách lo tập trung học tập. Cháu cũng nên có những đam mê về văn nghệ thể thao để cân bằng tâm lý và không chăm bẵm vào chuyện tình cảm. Cháu phải hiểu biết về các mối quan hệ nam nữ, từ tình bạn, tình yêu đến tính dục. Không nên cấm cháu không được gặp người khác phái, vì ngay từ hôm nay cháu phải “thực tập” để biết người biết mình. Nếu lớn lên trong một gia đình lành mạnh, con cái biết tự trọng và tôn trọng người khác thì không có gì phải lo. Ngày nay có nhiều sách báo về vấn đề này, chị nên mua về để tham khảo và cùng đọc với con. Chị cũng có thể tới Hội đồng Dân số (một tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Hà Nội) để có thêm thông tin tư liệu. Ngoài ra, chị cũng nên cho cháu theo học các khóa chuẩn bị hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản v.v
  50. Created by AM Word2CHM
  51. Cháu có đua đòi, mất gốc? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu đang có chuyện với ba mẹ. Ba mẹ cháu thường khó chịu khi thấy cháu nghe nhạc nước ngoài vui nhộn, trẻ trung như MTV, Back Street Boys Ba mẹ cháu bảo cháu vọng ngoại, đua đòi, mất gốc bởi cháu không thích nghe dòng nhạc truyền thống ngày xưa thời ba mẹ cháu còn trẻ. Vấn đề chỉ là phù hợp với tuổi trẻ, thời đại cháu đang sống. Mỗi đời, mỗi thế hệ có một sở thích riêng. Vì sao ba mẹ cháu lại có thái độ thiếu tôn trọng cháu hở cô? Cô đồng ý với cháu rằng mỗi thế hệ, mỗi thời đại đều có những ưa thích khác nhau, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật. Cái khó là ai cũng có xu hướng cho rằng cái mình thích là đúng nhất, hay nhất. Và từ đó lên án gắt gao sự khác biệt. Xung khắc thế hệ giữa cha mẹ và cháu là điều khó tránh. Một thái độ sống phù hợp với xã hội hiện đại là chấp nhận, khoan dung với sự khác biệt. Điều này không phải dễ vì thế hệ đi trước luôn bảo thủ hơn thế
  52. hệ đi sau. Thái độ của cha mẹ cháu xuất phát từ ý đồ tốt, ông bà chỉ quá lo lắng cho con thôi, và xác tín rằng điều mình nghĩ là đúng. Ở đây cãi lý cũng vô ích thôi. Từ phía cháu, cô cũng thấy có cái gì đó hơi gay gắt, bực tức. Cháu cũng nên tỏ ra thông cảm, nhẹ nhàng hơn với cha mẹ. Cháu cứ việc tiếp tục nghe nhạc hiện đại, nhưng cũng nên dành chút thời gian tìm hiểu nhạc truyền thống để hiểu lịch sử nước nhà và tự hào về dân tộc mình hơn. Vì thân cây lớn nhờ bám rễ sâu và mỗi cá nhân chúng ta tự khẳng định nhờ cội nguồn. Chính thái độ thông cảm của cháu sẽ giúp cha mẹ cháu thông cảm với cháu hơn. Biết đâu sau này khi cháu làm cha mẹ, lại gặp khó khăn với con mình. Created by AM Word2CHM
  53. Con quá chán nản, mệt mỏi TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Con sống trong một gia đình hạnh phúc, nhưng có lẽ con không cảm nhận được điều đó. Con luôn cảm thấy mình bị ràng buộc bởi trách nhiệm, phải thế này thế kia, con không thoải mái khi ở nhà. Con không hề tâm sự cùng ba mẹ. Ba thì khó gần, mẹ thì không hiểu con đủ để đồng cảm với con. Nhiều lúc con thấy hụt hẫng, cảm thấy mình là nô lệ trong chính gia đình mình. Con tự nhủ phải cố gắng lên, nhưng lúc ấy con quá mệt mỏi và chán nản. Con không biết làm gì để thoát khỏi tình cảnh này. Cô khuyên con nên làm gì? Cảm giác cô đơn, lại bị gò bó trong gia đình, khá phổ biến với tuổi mới lớn, đặc biệt với con một Các bạn trẻ lớn lên bắt đầu có những suy nghĩ, những quan điểm riêng khác với cha mẹ. Tuổi này, cũng khao khát được tự do hơn và làm chủ các hoạt động của mình. Ngược lại, cha mẹ cứ in trí rằng con mình còn
  54. nhỏ, còn phải nhắc nhở con mọi điều. Cha mẹ cũng ít đoán được những tâm tư, khao khát đang chi phối con mình và nghĩ rằng cung phụng vật chất là đã đủ. Chắc cháu cũng biết, cha mẹ rất thương cháu mà thương theo cách của họ. Nhiều bạn trẻ than phiền rằng họ được thương, nhưng không được hiểu. Mấu chốt của vấn đề là ở đó. Cha mẹ cũng đau khổ vì không hiểu nổi con mình. Đây là giai đoạn khủng hoảng mà hầu hết các gia đình đều phải trải qua. Quan hệ là quá trình hai chiều. Cả hai bên đều phải khoan dung và cố gắng xích lại gần nhau. Cháu không nói ra điều mình suy nghĩ làm sao ba mẹ hiểu được. Cháu nên kiên trì nhẹ nhàng tiếp cận và tâm sự với mẹ. Bất đầu từ những điều dễ chấp nhận, không gây sốc quá. Nếu cháu có thái độ bực tức, phản đối thì hỏng việc hết. Cô biết việc này không dễ chút nào, nhưng mong cháu cố gắng. Thư cháu viết quá cô đọng nên cô không đủ dữ kiện để có những đề nghị cụ thể hơn. Dù sao, để bụng những ấm ức của mình là không tốt, cháu nên điện thoại hay trực tiếp gặp một nhà tư vấn tâm lý để giãi bày. Lòng cháu sẽ nhẹ nhàng hơn. Mặt khác giai đoạn khó khăn này rồi sẽ qua. Cháu hay thử gọi trung
  55. tâm Tư vấn Hồn Việt, ĐT: 9320548 - 9320549. Chúc cháu giải tỏa được tâm tư của mình. Created by AM Word2CHM
  56. Con đâu còn nhỏ nữa TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Kính gửi cô Oanh, gia đình con là gia đình nề nếp nhưng con không thể chịu được, vì con đã 14 tuổi đâu còn là con nít, mà hễ con làm gì cũng bị cha mẹ bắt lỗi, rầy la. Hôm họ thím và bác con lại cãi nhau vì con. Thím hay la mắng con những điều vô lý. Cô giúp coi có cách nào để hòa hợp với gia đình mà không bị áp lực. Cô rất thông cảm với cháu. Cũng có khi vì quá lo lắng cho con mình mà cha mẹ hay la rầy. Xã hội ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tiếc rằng, nhiều bậc cha mẹ không được học hỏi để nuôi dạy con khéo léo hơn. 14 tuổi là đã lớn như cháu nói. Nhưng ở tuổi này các cháu cũng đang trải qua một giai đoạn biến đổi tâm sinh lý phức tạp. Dễ bay bổng nhưng cũng dễ xẹp như chiếc bánh bao về chiều. Lúc vui, lúc buồn bất chợt. Lắm khi ta cũng thất vọng với người lớn nên đâm ra chai lì, dù không cố tình. Cháu hãy nhớ lại xem có
  57. khi nào vô tình mà làm cho cha mẹ buồn không? hơn nữa cháu cũng nên tìm cơ hội tâm tình với mẹ cha, chăm sóc họ và chia sẻ trách nhiệm trong gia đình; cha mẹ nào cũng thích điều đó. Nếu có dịp tốt, cháu cũng có thể thưa thật là mình bị áp lực hơi nặng, đồng thời sẵn sàng sửa chữa khi cha mẹ nói đúng. Có một điều đáng tiếc là bác và thím cũng xen vào chuyện gia đình cháu để la mắng hay cãi nhau vì cháu. Điều này, cháu có thể khéo léo thưa với cha mẹ: chuyện riêng của gia đình cần được tôn trọng. Nếu trường cháu có phòng tư vấn tâm lý thì cháu nên đến gặp và tâm tình với cô/ thầy tư vấn. Bằng không, cháu nên liên hệ với Trung tâm Tư vấn Gia đình và trẻ em, 57 Phạm Ngũ Lão, Phường Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Điện thoại: 8215878. Cháu nên đi gặp các nhà tư vấn, cháu nhé. Created by AM Word2CHM
  58. Cháu đang học cho ba mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cháu học cũng khá. Khi nào cháu được điểm 9, điểm 10 thì ba mẹ cháu vui, khen ngợi cháu, còn khi cháu đạt điểm 7 thì mẹ cháu lại buồn thiu, còn điểm 6 thì mẹ cháu như là đau khổ cô ạ. Muốn ba mẹ vui lòng lên cháu luôn cố gắng. Nhưng cháu không phải là siêu nhân, muốn gì được nấy. Vì thế mỗi khi được điểm dưới 7 là cháu đau khổ, khi nghĩ đến thái độ của mẹ cháu, dù cháu đã bằng lòng với số điểm đó. Cháu đang học cho ba mẹ cháu chứ không phải cho chính mình. Vì vậy mà đôi khi cháu rất cháu học vì mệt mỏi. Cháu phải làm sao đây hả cô? Cha mẹ nào cũng đặt nhiều kỳ vọng nơi con cái. Cháu đã “lỡ trớn” đạt điểm 9, 10 rồi nên cha mẹ cháu đặt cho cháu chỉ tiêu cao. Dĩ nhiên sự mong chờ này trở thành một áp lực cho cháu. Đạt điểm 6 là vì cháu bê trễ hay khả năng cháu chỉ tới đó? Cháu có thật hài lòng với số điểm này
  59. không? Hay đây là một cách nói phản ứng lại với thái độ của cha mẹ? Cô nghĩ, phần đông - không phân biệt già trẻ - khi làm một việc gì đó, ai cũng thích đạt thành tích cao. Còn đạt được hay không lại là chuyện khác. Cháu nên nhẹ nhàng giải thích cho cha mẹ hiểu, kỳ vọng quá cao của ông bà đang là gánh nặng tâm lý cho cháu. Nhưng đồng thời cháu cũng nên học thật tốt và thật đều các môn để cả nhà đều vui. Đúng là học phải cho cháu nhưng một phần cũng để làm vui lòng người thân nếu sự mong đợi ấy không quá đáng. Chúc cháu tiếp tục học giỏi. Created by AM Word2CHM
  60. Chán ngán trụ hạng xuất sắc TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi, ở trường, cháu thường được thầy cô khen ngợi, nêu gương phấn đấu cho các bạn. Ở nhà, cháu là niềm tự hào của cha mẹ, là ao ước của các bác hàng xóm mỗi khi họ la mắng con. Cháu luôn đạt thành tích học tập xuất sắc, nhiều năm liền đứng ở top 5 của lớp Nhưng cô ơi, giờ đây cháu cảm thấy mệt mỏi, chán ngán khi cứ mãi trụ hạng xuất sắc mà không còn được một giờ thảnh thơi, không có thời gian chơi những trò chơi mình thích. Cháu học tự sáng đến đêm, hết học ở trường thì học thêm với thầy dạy kèm - những môn học mà sau này cháu sẽ thi đại học; học Anh văn ở trung tâm để sau này đi du học theo kế hoạch của ba mẹ; học vẽ, học nhạc để đời sống tinh thần phong phú Cháu thèm được đạp xe đạp đi học, thèm được đá bóng, thả diều như các bạn hàng xóm, thèm làm một người bình thường Cô ơi, cháu phải làm gì bây giờ?
  61. Cô vô cùng thông cảm với cháu. Xung quanh ta có không ít người trẻ bị làm “tù nhân của kỳ vọng” như cháu. Ban đầu mình cố gắng, được cha mẹ khen mình thích. Cha mẹ càng thích và yêu cầu cao hơn nữa, mà quên rằng sức của con mình có hạn. Riết rồi mình sống như một người máy. Còn cha mẹ thì là nạn nhân của sức ép của xã hội, một xã hội chạy theo những giá trị giả tạo và đầy sự cạnh tranh. May mà cháu phát hiện kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cháu bị stress, trầm cảm hay phản đối một cách vô ý thức bằng cách đi bụi đời. Mọi thứ sẽ hỏng hết. Cháu học giỏi, không có gì phải lo. Cháu có thể bỏ bớt những môn phụ như vẽ, âm nhạc thậm chí không cần luyện thi đại học. Cháu hãy can đảm trình bày nhẹ nhàng cho cha mẹ. Thà bớt “xuất sắc” mà không bị trầm cảm, dẫn đến chán đời, bỏ cuộc. Cha mẹ có thể giận một chút nhưng rồi sẽ qua đi. Làm theo ý mình mà làm đúng thì không có tội lỗi gì. Hạnh phúc của bản thân thì chỉ có mình mới vun đắp được. Cảm ơn cháu đã thay mặt nhiều bạn trẻ viết thư này. Cô mong các bậc cha mẹ đọc để nghĩ lại,
  62. không làm hại con mình do thiếu hiểu biết. Created by AM Word2CHM
  63. Cháu không phải là thần thánh TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Cô ơi ai cũng khen cháu thông minh, cháu cũng thấy mình như vậy, cháu tiếp thu nhanh trong học tập, điểm số luôn đạt 9, 10. Ba mẹ cháu tự hào về cháu luôn khuyến khích và khen ngợi cháu ngoan, học giỏi. Nhưng mà có điều kỳ cục là thỉnh thoảng chẳng may cháu bị điểm 7 hay 8 là mẹ cháu buồn hẳn. Mẹ bảo: “Con học sa sút rồi đấy nhé, sao tuần này có tới hai điểm 8?”. Cô ơi cháu không phải thần thánh để luôn đạt điểm 10, trong khi điểm 8 cũng là giỏi rồi, thế mà sao không làm người lớn vui lòng? Thường thường chúng ta tiến bộ nhờ kỳ vọng của người xung quanh đặt vào mình, nhưng nếu kỳ vọng này không hợp lý thì nó trở thành một gánh nặng. Nhiều cha mẹ vì muốn con thực hiện ước mơ không thành của mình, lại kỳ vọng quá cao ở con mình, khiến cho sự mong chờ này trở thành một áp lực tâm lý. Đặc biệt trong thời buổi chạy đua theo tiền tài, quyền lực
  64. hiện nay. Cô thông cảm với cháu và đồng ý với cháu rằng đạt 8 điểm là tốt rồi. Có lẽ mẹ cháu chỉ muốn khích cho cháu cố gắng hơn, mà không ngờ đây là một áp lực tâm lý đối với cháu. Chỉ có một cách giải quyết vấn đề là làm sao mẹ cháu hiểu điều này. Cô hoàn toàn ở ngoài cuộc, không thể làm gì giúp cháu được. Chỉ có mình cháu mới tự cứu mình, bằng cách lựa lời để giải thích cho mẹ hay nhờ một người thân trong gia đình giải thích giùm. Chúc cháu can đảm để cởi mở với mẹ. Created by AM Word2CHM
  65. Làm sao bảo vệ ước mơ? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần I. GIA ĐÌNH Theo em, các bậc cha mẹ bây giờ luôn mong muốn con cái trở thành bậc thiên tài. Họ bắt con học rất nhiều, và yêu cầu quá cao mà không nghĩ đến tâm trạng của con cái mình. Em có cảm giác, con người - đặc biệt là giới trẻ Việt Nam, không phải là một sinh vật sống mà là một cái máy. Họ chỉ là những con búp bê không có tình cảm riêng, mà lúc vào cũng bị áp đặt đi theo con đường mà bố mẹ đã chọn. Đôi lúc em muốn có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Có lẽ, bố mẹ muốn bảo vệ con cái khỏi những hiểm nguy của cuộc sống, nhưng họ lại không nghĩ coi cái đang muốn gì, cần gì. Với tư cách là người con, em vô cùng cảm kích tấm lòng của bố mẹ, nhưng không có con đường vào trải đầy hoa, mà còn có những chỗ hụt, những hòn đá cản đường. Em muốn đi trên những con đường đó, con đường mà em đã chọn dù nó có đầy đá và gai nhọn.
  66. Giới trẻ chúng em muốn vào đời bằng chính hành trang mình đã chuẩn bị. Tuy nhiên giới trẻ nói chung quá nhút nhát, có khi muốn mãi sống trong vòng tay cha mẹ nên không dám cãi lại bố mẹ để bảo vệ con đường của mình. Ngay bản thân em cũng thế. Vậy làm sao để bảo vệ được ước mơ của mình, đồng thời được bố mẹ đồng ý? Cô để gần như nguyên vẹn câu hỏi khá dài của em như một bức tâm thư đầy bức xúc của thế hệ trẻ gửi cho thế hệ đi trước. Cô vui mừng với hai lý do. Thứ nhất em cảm nhận được và biết ơn tình thương của cha mẹ đối với con cái. Thứ hai, em hiểu ra rằng đường đời là đầy chông gai. Nhưng lại muốn đi trên con đường đó. Đây là một thái độ trưởng thành, chính đáng. Nhưng cô cũng thấy trong bức thư một mâu thuẫn. Tuổi trẻ vừa muốn xông pha lại không dám rời khỏi vòng tay cha mẹ và cãi lại cha mẹ để thực hiện ước mơ của mình. Tại sao có mâu thuẫn này? Theo cô, cha mẹ, cũng như các em, đang
  67. chịu một áp lực xã hội khủng khiếp. Đó là giá trị ảo của đồng tiền, của quyền lực và nghĩ rằng nó sẽ giải quyết tất cả. Trong khi đó, điều mà con người cần là hạnh phúc, mà đồng tiền chưa chắc gì đem lại được hạnh phúc. Ngày ấy, ai cũng đầy tham vọng nên cha mẹ mong muốn con cái sẽ thực hiện ước mơ không thành của mình. Trong khi đó, các nhà tâm lý khẳng định rằng, trong nghề nghiệp cần phải chọn nghề theo khả năng và sở thích. Vì có ưa thích công việc đó ta mới làm tốt và sống vui với nó. Như một nhà tâm lý nói: “Không ai có được hạnh phúc khi thực hiện mục đích do người khác vạch ra”. Cô cũng hiểu nỗi lo âu của cha mẹ trước bao hiểm nguy của cuộc sống. Xã hội ngày nay phức tạp hơn xưa nhiều mà cha mẹ lại không theo kịp những gì con cái tiếp xúc, suy nghĩ với sự bùng nổ thông tin và các phương tiện công nghệ cao. Càng lo càng muốn che chở, níu kéo. Thời nay cái gì cũng phải học. Ở các nước có đầy dẫy các trường học làm cha mẹ để hiểu tâm lý các lứa tuổi, để hiểu con mà không cần phải đọc lén nhật ký của nó hay theo nó tò tò, để thuyết phục không cần
  68. đòn roi, để làm bạn với con mà không sợ mất uy tín. Cha mẹ Việt Nam rất thiệt thòi ở điểm này. Bắt buộc họ giáo dục con theo lối cũ là giữ chúng như đứa con nít, chở che quá đáng, quyết định thay chúng. Trong khi đó, giáo dục là biến một em bé thành người lớn ở từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, trẻ phải học tự quyết và gánh lấy trách nhiệm cho bản thân. Ví dụ 3 tuổi ăn một mình, không đút nữa, 5 tuổi tự chọn lựa và thay quần áo, chọn lựa và thay quần áo. Lớn hơn một chút nhận trách nhiên trong công việc nhà Đó là cách trang bị cho các em khi ra đời có thể tự lập và tự tin. Tuổi trẻ ngày nay thiếu tự tin, một phần vì trong gia đình không được học làm người lớn. Còn phía các em phải làm gì? Trước tiên phải chứng minh sự trưởng thành của mình. Học hành cho ra trò, có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Tập cách nói lên ý nghĩ của mình sao đó cho cha mẹ dễ chấp nhận. Bởi lẽ lắm khi vì quá bức xúc ta có thể làm “đùng đùng”, giận dỗi, chai lì Các em hãy cứ ước mơ. Sự căng thẳng ban đầu chắc chắn sẽ được xóa tan.
  69. Created by AM Word2CHM
  70. Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Làm sao để cháu không nhút nhát Cháu không đẹp, nên Ngoại hình cháu không ổn? Thường xuyên bị ám ảnh Kiệt sức vì mặc cảm Cháu rất mặc cảm Cháu bị chối bỏ Cháu hoàn toàn bế tắc Buồn chán chính mình! Created by AM Word2CHM
  71. Làm sao để cháu không nhút nhát TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Thưa cô, Cháu 16 tuổi đang học lớp 11. Tính cháu nhút nhát, thiếu tự tin đến mức nói chuyện với ai, cháu ít dám nhìn thẳng vào mặt người ta và khi ai đó quá tập trung vào cháu, cháu cũng không thể nói chuyện rành mạch được. Cháu đã cố gắng để bớt nhút nhát bằng cách nói chuyện nhiều hơn, nhưng nhiều khi điều đó lại càng làm cháu mất tự tin hơn. Cô có cách nào giúp cháu, ít nhất là nói năng với mọi người được bình thường? (Phương) Cháu là đứa vô dụng? Cháu không hiểu sao từ nhỏ cháu luôn bị mẹ la mắng, chê bai là đoảng vị, vô dụng, lớn lên không biết làm gì ăn. Nhiều lúc cháu cố gắng giúp mẹ làm việc nhà, học giỏi, vẽ đẹp nhưng mẹ không chú ý đến những điều tốt cháu làm vì mẹ không nhìn thấy những cố gắng của cháu. Mẹ làm cháu tin rằng, có lẽ cháu là đứa vô dụng thật. Cháu phải làm gì để thay đổi
  72. cái nhìn của mẹ về cháu? Cháu phải làm gì để chứng tỏ thật ra cháu cũng không đến nỗi nào (Hồng Hà). Đáng lẽ cô trả lời riêng, nhưng vấn đề của hai cháu xuất phát từ những nguyên lý chung. Hành vi của ta (nhút nhát hay cảm thấy mình không ra gì) xuất phát từ ý tưởng mà mình có về bản thân. Ở khía cạnh chuyên môn, người ta gọi đó là HÌNH ẢNH BẢN THÂN (self image). Và chính hình ảnh về bản thân quyết định cách nghĩ về lối sống của ta. Trong hình ảnh này, Ý THỨC VỀ GÍA TRỊ BẢN THÂN (self esteem) hay ý thức tự quý trọng mình là vô cùng quan trọng. Người có ý thức cao về giá trị bản thân luôn sống lạc quan, tự tin dễ đạt tới hạnh phúc. Đây không hẳn là người tài ba xuất chúng hay thành đạt cao mà có thể là người bình thường từ chị quét rác, anh công nhân đến các vị giáo sư vì là con người bẩm sinh ai cũng có giá trị. Đó là những người bình thường tin ở cuộc sống nghĩ rằng mình có ích, dù làm việc lớn hay nhỏ Một số người có ăn học, thành công trong kinh doanh đôi khi có ý thức thấp về giá trị bản thân. Họ không tin vào mình, sống bi quan, luôn thấy mặt trái của cuộc sống.
  73. Hình ảnh về bản thân trong đầu chúng ta hình thành từ người khác, do cách nhìn, cách nghĩ và cách họ cư xử với chúng ta. Đặc biệt, từ những người thân thiết gần gũi như cha mẹ thầy cô, bạn bè rất quan trọng. Ví dụ, mẹ của Hồng Hà, cứ chê bạn hoài, riết rồi bạn in trí là mình vô dụng thật. Hai đứa học sinh mẫu giáo vừa rời lớp học, khoe với cha bức tranh mình mới vẽ. Trẻ con thì chỉ biết nguệch ngoạc những đường nét thô thiển thôi. Nhưng hai người cha phản ứng khác nhau. Người thứ nhất vò nát “bức tranh” và nói “Con lại đem thêm rác về nhà”. Người cha thứ hai thì khen con: “Con giỏi quá, bức tranh thật đẹp giống cái nhà ghê! Ba sẽ dán lên tường do cả nhà xem”. Đứa trẻ thứ nhất có thể có tiềm năng hội họa, nhưng tiềm năng này bị dập tắt. Nó tin rằng không bao giờ nó vẽ được. Đứa trẻ thứ hai có thể vẽ không hay, nhưng rất tự tin và sẽ phấn đấu học vẽ. Cô đề nghị Phương xem xét kỹ cách cha mẹ giáo dục cháu. Có những bậc cha mẹ vì quá lo cho con mà che chở bảo bọc quá đáng, không cho con chọn lựa và quyết định những gì thuộc khả năng ở lứa tuổi của nó. Khi cha mẹ không tin con thì con không thể tự tin. Để khắc phục tính nhút nhát, việc cần làm
  74. không phải là nói nhiều, mà xem xét lại điều gì đã làm cháu mất tự tin. Hãy mạnh dạn nhìn lại và phát hiện những mặt mạnh của mình (vì ai cũng có mặt tích cực) để lấy lại sự tự tin. Hãy quý trọng và yêu thương chính mình, phát huy những mặt tốt của mình. Quan trọng nhất hãy chứng tỏ với người thân là mình có giá trị. Mình làm được nhiều điều. Còn Hồng Hà thì nhận rõ nguyên nhân khiến mình cảm thấy là “đứa vô dụng”. Hãy đừng tin hẳn vào những điều mẹ nói. Hãy giải thích vấn đề với ba hay dì, cậu hoặc bạn thân của mẹ. Và nhờ họ giải thích: chính cách làm của mẹ đã gây tổn thương cho con cái. Cũng có khi mẹ có vấn đề tâm lý gì đó cần trị liệu. Không ít cha mẹ lầm tưởng rằng chê bai, rầy la, so sánh con với trẻ khác là thách thức cho chúng cố gắng thêm. Ngược lại, điều này rất tổn hại cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi trẻ có lỗi thì phạt thật nghiêm minh, nhưng không nhắc đi nhắc lại một điều đó. Không tiết kiệm lời khen dù trẻ làm được một điều tốt rất nhỏ. Điều này sẽ làm phát triển lòng tự tin, giúp trẻ có một hình ảnh đẹp về bản thân để sống tích cực. Hãy tập cho trẻ tính tự lực và tự lập theo độ
  75. tuổi của nó. Created by AM Word2CHM
  76. Cháu không đẹp, nên TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Trong lớp cháu có một số bạn gái rất xinh đẹp, ăn mặc thời trang, sành điệu. Các bạn ấy rất tự tin và tự hào về sự nổi bật của mình, nhất là về chuyện các bạn được nhiều bạn trai chú ý, săn đón. Cháu không đẹp, bù lại cháu học giỏi nhưng chẳng được bạn trai nào chú ý mà có khi các bạn còn ganh tỵ với cháu vì cháu học giỏi hơn. Đôi khi cháu cũng ước mình xinh đẹp, điều ước này có tầm thường không cô? Cái đẹp của phụ nữ gồm hai mặt: vẻ đẹp bên ngoài và những phẩm chất bên trong như lòng nhân ái, tính dịu dàng, sự thủy chung, giỏi giang Chính những phẩm chất bên trong này tạo ra cho người phụ nữ cái duyên. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thu hút nhất thời, cái duyên mới thật sự cầm giữ sự thu hút đó một cách lâu dài. Nam giới khi chơi với bạn gái thì họ thường thích và bị thu hút bởi người đẹp. Nhưng khi lấy vợ thì
  77. họ tìm người phụ nữ đức hạnh, giỏi giang. Chuyện xảy ra trong lớp cháu mới là chuyện đùa cợt với tình yêu thôi, chưa phải là tình yêu đích thực nghiêm túc. Con trai dễ đùa cợt với những bạn gái dễ dãi, nhưng người con gái còn cần ở họ sự tôn trọng nữa. Đàn ông có chút xu hướng sợ đàn bà giỏi, nên các bạn trai trong lớp ganh tỵ vì cháu học giỏi hơn. Cháu cứ mặc kệ và hãy đặt sự tự tin đúng chỗ. Đó là sự học giỏi và nghiêm trang, không dễ dãi của mình. Suy nghĩ của chị em phụ nữ ngày này bị quảng cáo bóp méo khiến cho họ đặt sự tự tin ở vẻ đẹp bên ngoài, ở sự sành điệu. Đây là những giá trị phù du. Thật đáng tiếc nếu một cô gái thông minh như cháu lại nghĩ như họ. Cháu đừng mơ đến cái đẹp bên ngoài làm gì, cứ vun đắp những giá trị tinh thần mà cháu có. Thời gian và cuộc sống sẽ trả lời ai đúng ai sai. Created by AM Word2CHM
  78. Ngoại hình cháu không ổn? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Cháu là sinh viên Đại học Sư phạm, chỉ còn 2 tháng nữa là cháu ra trường, vậy mà Cháu học giỏi nhưng ngoại hình không ổn. Cháu cao 1,5m nhưng nặng tới 51kg, mập quá cô ạ. Đi dạy học phải mặc áo dài, nhưng cháu mập và lùn như hạt mít, trông xấu lắm cô ơi. Cháu đã giảm ăn mấy tháng và nhảy dây, nhưng không hiệu quả. Cô ơi, nếu cháu vẫn mập thì làm thế nào để tự tin mặc áo dài đi dạy? Để thành công trong cuộc sống, lòng tự tin phải được đặt đúng chỗ. Đó là ở giá trị thật, là nhân cách, phẩm chất của con người. Ngoại hình không đóng vai trò quyết định. Một người có thể không đẹp, thậm chí xấu nhưng nếu lịch sự có duyên, biết đối nhân xử thế người ta cũng quên đi ngoại hình của họ. Cháu có lý do chính đáng để tự tin vì cháu học giỏi. Cô hy vọng rằng cháu cũng sẽ là một cô giáo tốt. Chuyện “mập ốm” không phải lĩnh vực chuyên
  79. môn của cô, cháu nên đi gặp bác sĩ Lê Thúy Tươi, tại Bệnh viên Y học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh - Là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, để được BS chỉ dẫn cho cách tập luyện và kiêng cữ khoa học. Cháu không nên để mình bị ám ảnh bởi ngoại hình, bởi điều đó không cần thiết. Created by AM Word2CHM
  80. Thường xuyên bị ám ảnh TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Năm nay cháu 13 tuổi. Cháu thường xuyên có cảm giác lo lắng, sợ hãi là cháu hoặc người thân sắp chết. Cháu phải học nhiều ở trường, lại học thêm nên nhiều lúc cháu hay bị nhức đầu, giống như bị stress và rất mau quên mọi việc, cô giáo dặn gì về nhà cháu đã quên ngay. Đọc báo, cháu thấy người ta nói người cao tuổi mới hay quên, còn cháu nhỏ xíu mà đã bị bệnh hay quên rồi. Cháu phải làm gì đây? Có thể là cháu đang bị stress vì học quá nhiều. Cũng có thể những nguyên do khác trong cuộc sống gia đình để tạo ra một áp lực tâm lý khiến cháu hay lo lắng, sợ hãi. Điều này cũng là xảy ra với học sinh ngày nay. Nếu “bệnh hay quên” hoặc “ám ảnh chết chóc” xảy ra với cháu ngày càng nghiêm trọng hơn thì cháu cần tâm sự với cha mẹ, để cha mẹ đưa cháu đi khám ở bác sĩ tâm thần càng sớm càng tốt (Trung tâm Sức khỏe Tâm thần, 192 Bến Hàm Tử, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh).
  81. Cháu đừng lo rằng khi đi khám “tâm thần” có nghĩa là cháu không bình thường hay bị điên mà là kiểm tra xem có vấn đề nào ảnh hưởng đến tâm lý, thần kinh của cháu. Khi nguyên nhân gây nên những triệu chứng hay quên, bị ảm ảnh của cháu được biết chính xác, bác sĩ sẽ hướng dẫn cháu cách điều trị hiệu quả. Mọi việc sẽ qua. Created by AM Word2CHM
  82. Kiệt sức vì mặc cảm TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Suốt 4 năm học đại học em sống rất khép kín và mặc cảm về chiều cao (1,40m) và đôi mắt cận thị nặng. Em chỉ lo học mà không tham gia bất cứ một sinh hoạt vào ở trường. Hồi ở ký túc xá, bạn trai em tới thăm tại phòng em, trong lúc các bạn cùng phòng khác về quê, anh đã hôn môi em và em không thể cưỡng lại. Chúng em ở tư thế nằm và “quan hệ” với nhau tuy vẫn mặc nguyên quần áo. Lúc ấy cửa phòng đang mở và H vô tình đi ngang qua. Cô này ganh tị với em về một số vấn đề nên đã đi nói xấu em (có thêu dệt thêm) với nhiều người. Một hôm đi ngoài đuờng một mình, em bị một đám 5 - 6 tên cười hô hố và nói nhiều điều rất khó nghe Em rất nhục nhã, đã nghĩ đến chuyện quyên sinh, nhưng vì gia đình, em đã cố gắng vượt qua. Em đã đổi trường, học tại chức và đậu thêm môn Anh văn. Sau đó em đi dạy Anh văn cấp III, công việc cũng êm xuôi nhưng áp lực tâm lý quá nặng nề nên em đã nghỉ. Hiện nay em đang làm ở một cơ quan thủy sản, nhưng không thích công việc này.
  83. 10 năm qua em luôn sống trong lo sợ. Em chỉ mong sao khi đi ngủ em sẽ ngủ mãi mãi để hợp thức hóa sự ra đi của mình. Gia đình em rất gia giáo, ba má em coi trọng sự thành đạt của con cái. Ba em rất độc đoán và gia trưởng. Má em rất khắt khe và thường nói về lỗi lầm của người khác như thế này: “thà coi như không có nó”. Nếu em không phạm sai lầm đó, 10 năm qua em sẽ rất tự tin. Hiện nay, em có nhiều nỗi bận tâm: - Làm giáo viên, năng lực có nhưng “không đủ tư cách”. - Công việc hiện tại (nuôi cá), em không thích, và không đủ năng lực và mang tính rủi ro cao. - Sự thật nào rồi cũng sẽ phơi bày ra ánh sáng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Em không muốn danh dự gia đình em bị hoen ố vì em. Ba má em sẽ không chịu đựng được sự thật này. Em thật đáng trách phải không cô? - Hiện nay có một người đang muốn tiến tới hôn nhân với em. Em có nên kể cho anh ta nghe không? Em đang hoàn toàn kiệt sức và mong câu trả
  84. lời của cô từng giây từng phút. Em kiệt sức là phải rồi vì tối ngày em tự dày vò mình với những chuyện không đâu! Trước tiên là việc “quan hệ”. Như em nói, áo quần còn nguyên, vậy thì làm sao “quan hệ” được? Chắc chắn có không ít thiếu nữ bị những “tai nạn nhỏ” như em, nhưng rồi mọi sự sẽ qua. Em không có tội lỗi gì hết. Chuyện bạn H đi nói xấu em, em hãy quên đi. Điểm xuất phát của mọi khó khăn là em bị một mặc cảm quá lớn về ngoại hình, nên em nhìn mọi vấn đề bằng một lăng kính màu xám. Cô nghĩ, H và đám thanh niên đã cười em, sau 10 năm, họ đã quên hết rồi. Có thể họ không còn nhớ đến tên em nữa. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý của em, gia đình quá “gia giáo” khiến cho em luôn lo sợ mình không hành động đúng. Từ mặc cảm tự ti em lại đi tới mặc cảm tội lỗi một cách vô lý. Em đang dạy học tốt lại nghỉ vì “bị áp lực tâm lý nặng nề” (một áp lực tự mình tạo cho mình vì em cho rằng mình đã mất “danh dự” và không còn “tư cách” để làm một nhà giáo). Tinh thần càng xuống khi em chọn một công việc mà em không ưa thích. Cũng tự em làm khổ cho em mà thôi.
  85. Luẩn quẩn với mình như vậy cho nên không lạ gì khi em bị bao vây bởi một nỗi “lo sợ” vô căn cứ. Đó là sợ “sự thật ấy” bị phơi bày ra ánh sáng! Mà sự thật nào đâu, ngoài cái “tai nạn nhỏ” xưa kia. Em hỏi, có nên nói thật chuyện cũ với người bạn trai muốn cưới em không. Cô nghĩ, em khoan nói gì cho tới khi chính em nhận định đúng về “sự thật” đó. Nhưng trước khi nghĩ tới hôn nhân, em nên đi chữa trị tâm lý để thoát khỏi hai mặc cảm đang dày vò em: mặc cảm tự ti và tội lỗi. Em sẽ không thể nào tìm được hạnh phúc khi cái nhìn của em về cuộc đời bị bóp méo trầm trọng như hiện nay. Để tự giải thoát mình, em hãy lập tức tìm tới một nhà tâm lý trị liệu giỏi hay một bác sĩ tâm thần (như tại bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh) để được giúp đỡ. Chỉ với lá thư của cô thôi, chưa đủ để giúp em. Created by AM Word2CHM
  86. Cháu rất mặc cảm TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Thưa cô, cháu là một học sinh lớp 8, rất mặc cảm vì mặt cháu có nhiều mụn. Khi ra đường, mọi người hay nhìn và chê, còn bạn bè thì chọc ghẹo. Cháu rất ít bạn thân và cũng không dám nói chuyện nhiều với bạn cùng lứa tuổi. Cháu đã đến nhiều bác sĩ. Thời gian đầu điều trị, mụn có bớt, nhưng sau đó lại nổi lên như cũ. Hiện giờ cháu đang uống thuốc B.A.R. Mụn có giảm, nhưng cháu sợ nó nổi lên lại. Cô chỉ giúp cháu cách khắc phục? Cháu cảm ơn cô. Nổi mụn là một hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi của cháu. Rồi chuyện ấy sẽ qua đi. Điều cô lo nơi cháu không phải là mụn, mà sự lo âu quá đáng. Đó có thể là một thứ bệnh. Rất có thể chính bệnh lo âu của cháu ảnh hưởng tới mụn vì một điều đã rõ trong y khoa và tâm lý, bệnh lo âu ảnh hưởng tới bệnh ngoài da. Tuổi trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng rất nặng
  87. bởi các quảng cáo về mỹ phẩm. Đối với các “ông bà thầy” quảng cáo, con người tìm được sự tự tin không phải ở những phẩm chất tinh thần, tài năng hay đức độ (những giá trị thật) mà ở làn da, mái tóc. Cũng vì thế người ta đặt sự tự tin không đúng chỗ và trở nên mặc cảm vì những lý do vớ vẩn. Ngày nay không ít phụ nữ và bạn trẻ là nạn nhân của cách suy nghĩ sai lầm này. Không biết cháu có tưởng tượng thái quá không, khi cho rằng “khi đi ra đường mọi người hay nhìn và chê, bạn bè chọc ghẹo”. Chẳng lẽ mọi người thiếu tế nhị đến thế và đánh giá người khác qua làn da. Có khi vô tình tự cháu khuếch đại ý tưởng này. Cháu càng buồn khổ khi cứ tiếp tục tránh né giao tiếp với bạn bè Cháu nên xét lại những mặt mạnh đáng hãnh diện nơi mình. Ví dụ như siêng năng, học giỏi, hiếu thảo, có nhiều tài vặt, tốt với bạn bè Cháu hay tập trung suy nghĩ vào mục đích muốn đạt tới trong tương lai. Nghĩ tới những người khổ hơn mình gấp bội như trẻ lang thang, khuyết tật người già neo đơn Chừng ấy cháu sẽ thấy mình may mắn biết bao.
  88. Cô không có lời khuyên cho làn da về mặt y tế vì không thuộc chuyên môn của mình, nhưng cô có thể khuyên cháu chữa bệnh lo âu cháu hay tìm đến một bác sĩ tâm thần và theo cô việc chữa trị sẽ đơn giản và nhanh chóng thôi. Chúc cháu an tâm. Created by AM Word2CHM
  89. Cháu bị chối bỏ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Cô ơi, cháu không bị gia đình chối bỏ mà cháu nghĩ bị xã hội chối bỏ. Cháu đang học lớp 12, vì gia đình khó khăn quá mà phải bỏ học, phụ cha mẹ kiếm tiền nuôi ba em ăn học. Trình độ dở dang như cháu chẳng biết xin việc ở đâu, khi mà quảng cáo tìm người trên báo chỉ toàn đòi hỏi bằng cấp. Cháu chỉ có thể xin làm bảo vệ (cũng không dễ) hoặc làm phụ hồ, công việc vất vả nhưng không ổn định và thu nhập thấp. Muốn có công việc tử tế cháu phải đi học nghề, vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian mà cháu đang phải làm người giúp việc nhà cho một gia đình: làm vườn, quét dọn nhà. Cô có thể chỉ cho cháu làm thế nào? Xã hội không cố tình từ bỏ cháu, mà đặc điểm của những nước nghèo, chậm phát triển là không thể cung ứng việc làm cho mọi người dân. Các bạn trẻ như trường hợp của cháu hiện nay không ít và không nên xem bất cứ một công việc lương thiện nào là xấu
  90. hay thấp hèn, kể cả giúp việc gia đình. Cháu đang làm một việc rất đáng khen là giúp ba mẹ nuôi các em đi học. Sự lạc quan và phấn đấu của cá nhân rất quan trọng. Đọc báo ta thấy nhiều nhà khoa học, doanh nhân giỏi xuất thân từ làm ruộng, chăn trâu Cháu có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi ôn thi để lấy tấm bằng phổ thông trước đã. Sau đó tính chuyện học một nghề nào đó. Chúc cháu lạc quan và may mắn. Created by AM Word2CHM
  91. Cháu hoàn toàn bế tắc TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Là sinh viên Kinh tế năm 3 nhưng trước cuộc sống năng động này cháu cảm thấy mình rất lạc lõng. Cháu là người nhút nhát, thụ động, hay lo sợ, hồi hộp thiếu quyết đoán, sống vô tâm, hời hợt và thiếu tin tưởng mọi người. Học lực của cháu giảm sút nhiều so với hồi phổ thông (lúc ấy cháu là học sinh giỏi). Cháu học kém và tâm lý không ổn định khiến việc học và cuộc sống không suôn sẻ như trước. Cháu luôn cố gắng để không thua ai nhưng càng cố càng đuối. Trong khi đó gia đình cháu lại không mấy đầm ấm, cha mẹ hay cãi nhau không hiểu và chia sẻ với con cái mà luôn áp đặt. Cháu. cũng không có bạn bè, cháu rất cô đơn và hoàn toàn bế tắc. Mong nhận được lời khuyên của cô để cháu sống tốt hơn. Trên đời này không ai chỉ có toàn là ưu điểm hoặc khuyết điểm. Trong mỗi con người đều có điểm mạnh và điểm yếu. Những khuyết điểm mà cháu tự kể ra về mình không thuộc về bản chất mà do tác động
  92. của môi trường và giáo dục. Nghĩa là chúng hoàn toàn có thể sửa được. Nhưng cháu lại có một ưu điểm thuộc về bản chất: cháu có đủ thông minh để học tập ở cấp phổ thông. Tư chất này vẫn còn đó. Nhưng như cháu nói, sức học của cháu đã giảm sút do tâm lý bất ổn, do sự bất hòa và thiếu chia sẻ với con cái của cha mẹ. Đó là những yếu tố tác động từ bên ngoài mà mình có thể khắc phục. Sự đánh giá bản thân của cá nhân thường chủ quan và phụ thuộc vào trạng thái của mình vào thời điểm đó: hoặc quá bi quan hay quá lạc quan. Cháu đang bi quan nên nhìn vào bản thân chỉ thấy đen là đen. Cô đề nghị cháu hai chuyện. Một là suy nghĩ xem các yếu tố và môi trường, xã hội nào đã làm cho cháu nhút nhát, thụ động sợ hãi Nếu là do bên ngoài thì cháu hoàn toàn có thể khắc phục và tự sửa đổi từ từ, từng bước một. Cháu cũng hãy nhìn rõ bản thân mình để thấy những ưu điểm (mà cháu chưa chịu nhìn nhận). Hãy nâng niu và phát huy các ưu điểm ấy, ví dụ như vận dụng tối đa trí thông minh sẵn có để học
  93. giỏi trở lại. Cháu còn những ưu điểm nào khác? Chẳng hạn như khéo tay, hát hay, thương trẻ em Hãy phát huy chúng. Đừng trông chờ hay đổ lỗi cho người khác. Nếu cháu thấy quá bế tắc thì nên nói chuyện với một nhà tham vấn tâm lý. Ví dụ như cô Ngọc tại Nhà văn hóa Phụ nữ vào chiều thứ ba, năm, bảy. Chúc cháu thêm can đảm. Created by AM Word2CHM
  94. Buồn chán chính mình! TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Cô Oanh kính đến, Cháu đang buồn lắm. Cháu không hiểu sao mình lại có tính tình đáng ghét như vậy. Cả vật chất và tình cảm, cái gì không có cháu lại muốn có, đến khi có được cháu lại không cần nữa, rồi khi mất đi cháu lại hối tiếc vô cùng. Tại sao cháu lại như vậy và theo cô cháu phải làm thế nào để không đáng ghét như thế nữa? Cháu không nói rõ tình huống cụ thể dẫn cháu tới thất vọng, nên cô không biết cách nào để góp ý cho cháu thật hiệu quả. Nhưng nói chung “ghét mình” là một sai lầm to lớn, vì nếu cháu ghét ai đó thì cháu sẽ không bao giờ giúp họ sửa đổi được. Nếu cháu muốn giúp một người bạn sống tốt hơn, trước tiên cháu phải tỏ ra thương mến và thông cảm với họ thì họ mới đáp ứng với cháu. Kế đó, cháu giúp họ thấy mặt mạnh của họ để họ tăng sự tự tin, sau đó mới giúp họ nhìn nhận
  95. những khuyết điểm để sửa chữa. Các nhà tâm lý thường nói “hãy yêu bản thân”, “hãy đối xử với bản thân một cách nhẹ nhàng” là vậy. Đây không phải là sống ích kỷ dễ dãi, nhưng phải có cái nhìn tích cực về bản thân mới giúp “nó” thay đổi được. Cháu hay đối xử với mình như người bạn thân, hãy nhìn nhận những ưu điểm để quý trọng chúng, sau đó mới nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa. Cháu nói: “cái gì không có cháu lại muốn, có rồi cháu không cần nữa, mất đi cháu lại hối tiếc” Đó là cháu thiếu một lập trường vững chắc, một hệ thống giá trị ổn định trong cuộc sống, bởi lẽ các giá trị tinh thần cao đẹp (như sống có ý nghĩa, sống vị tha, tình thương, tình bạn ) là những giá trị vĩnh viễn, làm sao có rồi bỏ được? Cháu hãy bình tâm suy nghĩ lại, trả lời cho mình mấy câu hỏi sau: mục đích sống của tôi là gì, tôi có kế hoạch nào để đạt được mục đích đó, cái gì là quý nhất đối với tôi, trên đời mà không có nó tôi sẽ không hạnh phúc ? Chúc cháu hạnh phúc.
  96. Created by AM Word2CHM
  97. Cháu không bình thường TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Con là nữ sinh lớp 12. Con có một nỗi buồn không biết tỏ cùng ai. Con có một bạn gái thân, người ấy lớn tuổi hơn con. Con luôn có cảm giác thương nhớ bạn, không ai có thể thay thế hình ảnh bạn trong trái tim con. Bạn rất tốt thương con và lo lắng cho con, chúng con chưa làm gì xấu, chỉ chơi thân tình, giúp đỡ nhau, nhưng lòng con cảm thấy buồn mỗi khi bạn đối xử tốt, thân thiết với ai khác, con cảm thấy ghen tỵ. Mọi người dị nghị nói xa gần về mối quan hệ của chúng con bảo là tụi con bị đồng tính luyến ái. Con cũng không nhận thức được tình cảm đó đúng hay sai, mình có là người bình thường không. Con cũng từng quen biết nhiều bạn trai, có bạn rất tốt, yêu con nhưng trái tim con giá lạnh, không thể nào rung động trước những tấm chân tình ấy. Xin cô cho con lời khuyên. Thực chất trong mỗi chúng ta đều có cái gì đó bình thường và bất bình thường. Thật khó mà phán xét.
  98. Trong xã hội từ khi có loài người, luôn có một tỷ lệ nhỏ người đồng tính luyến ái. Có người do bẩm sinh, có người do tâm lý. Làm việc lâu năm với học sinh và sinh viên cô luôn bắt gặp những trường hợp bạn gái thích người cùng phái. Sau một thời gian rồi cũng qua. Với một số bạn, do họ chứng kiến cảnh xào xáo giữa cha mẹ nên sợ đàn ông, sợ hôn nhân. Nhưng tình yêu thì vẫn cần, nên họ lại hướng vào bạn cùng phái. Có thể còn nhiều nguyên do khác nữa. Dù sao điều này (nếu có) cũng không phải là một tội lỗi khi mình không làm hại ai. Cảm giác ghen tị của cháu trong tình bạn cũng là điều tự nhiên, còn sự không rung cảm trước các bạn trai cũng chưa phải là bằng chứng là cháu bị đồng tính luyến ái. Biết đâu cháu chưa gặp được “một nửa” của mình. Cô có một cô học trò “thề” sẽ không biết tới đàn ông vì quá buồn trước cảnh cha cô làm khổ mẹ cô, với vợ hai, vợ ba. Lúc ấy cô ta cũng chơi rất thân với một bạn gái khác. Nhưng rồi một người đàn ông đã đến, yêu cô ấy chân thành và muốn đi đến hôn nhân, cô ấy đã nhận lời. Giờ đây cô ấy có một gia đình hạnh
  99. phúc, có cháu nội ngoại đầy đủ. Cô bạn kia cũng đã lập gia đình, hai người vẫn là bạn thân. Hy vọng cảm xúc của cháu chỉ là tạm thời, và mong cháu đừng quá băn khoăn, tự kỷ ám thị mình không bình thường. Created by AM Word2CHM
  100. Cháu muốn sống bình thường TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Thưa cô, cháu là một đứa con gái không bình thường. Cháu nghe mọi người xung quanh nói thế. Trông cháu có vẻ cứng cỏi, hơi ngang tàng như con trai. Cháu chơi với các bạn gái trong lớp cũng luôn phải nhường nhịn, che chở giống như cháu là con trai vậy. Cháu không thích bạn trai mà hay chơi với bạn gái. Nhưng thật sự thì cháu không biết cháu là ai. Ba mẹ cháu cũng không có ý kiến gì về chuyện này. Năm nay cháu 16 tuổi, bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về bản thân mình, cháu muốn mình là nam hoặc là nữ, chứ không thích mọi người trêu đùa gọi cháu là pê-đê. Cháu cũng không thích mình là pê-đê, mà muốn sống như một người bình thường, đúng là mình. Cháu phải làm sao? Nhiều người thật sự là sai lầm khi cứ thấy con gái có vẻ mạnh dạn thì gán cho cái từ “pêđê”. “Pêđê” là người có xu hướng đồng tính luyến ái nghĩa
  101. là yêu người cùng giới tính, chứ không chỉ là có vóc dáng hay vài đặc tính tâm lý nào đó. Theo cháu tự mô tả, cô thấy cháu không có gì là “pêđê” hết. 16 tuổi chưa quan tâm đến con trai cũng không quá đặc biệt. Hay thích chơi với bạn gái cũng bình thường, miễn là không bị thu hút với những cảm xúc đặc biệt như tình yêu. Mà có cũng không sao vì đây có thể là những cảm xúc tạm thời, rồi sẽ qua. Cháu sinh ra là con gái không có lý do gì để tự hỏi mình phải trở thành con trai hay con gái, ngoại trừ về mặt sinh lý có vấn đề gì đó. Nhưng theo cháu nói thì cha mẹ cháu không có ý kiến gì về việc này. Vậy thì, cháu đừng để mình bị in trí bởi lời ra tiếng vào của người xung quanh, hãy cố gắng sống như một đứa con gái bình thường. Created by AM Word2CHM
  102. Cháu tôi có bị đồng tính? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Cháu tôi đang học lớp 8, hiện ở chung với tôi vì ba mẹ cháu bất lực về cách dạy dỗ cháu. Lúc học cấp 1, cháu là học sinh giỏi, ngoan. Lên cấp II, tự dưng cháu thích chơi với con gái, dáng đi, điệu bộ giống hệt con gái. Cháu học hành ngày càng sa sút, ba mẹ la rầy thì cháu cãi rất hỗn, con trai mà luôn chăm chút thân hình, dùng kem trị mục, keo xịt tóc Mọi người trong gia đình nghi ngờ, không biết cháu có bị đồng tính hay không, dù cháu không có bất thường về cơ quan sinh dục, cơ thể phát triển bình thường. Mong cô tư vấn giúp chúng tôi cần phải làm gì? Cháu chị đang ở vào “tuổi mới lớn”, một giai đoạn thay đổi khó khăn của đời người để từ một đứa bé trở thành người lởn. Sự thay đổi về tâm sinh lý khiến cho trẻ bị khủng hoảng, lúc vui lúc buồn. Có khi chướng hay ương bướng, lập dị. Có khi để tự khẳng định mình, chúng có những hành vi “không giống ai”.
  103. Cũng không hiếm thấy những đứa con trai yểu điệu như con gái và những đứa con gái mạnh dạn, ồn ào như con trai. Cũng có những người đàn ông lớn tuổi thích diện, làm điệu một chút. Chúng ta không nên quá lo lắng vì những biểu hiện này. “Đồng tính” là xu hướng tình yêu và tình dục với người đồng giới tính. Cháu chị lại thích chơi với con gái nên chưa có gì đáng lo. Những biểu hiện đặc biệt của cháu sẽ không nghiêm trọng nếu người lớn coi nó như bình thường thay vì xúm nhau gọi nó là “pêđê”, “đồng tính” v.v Hãy phớt lờ chuyện ấy. Thay vì rầy la, người lớn nên nhẹ nhàng định hướng cháu về các hoạt động mạnh mẽ của nam giới như thể dục thể thao v.v và khen thưởng cháu khi cháu đạt hiệu quả tốt. Chị có nói cha mẹ cháu bất lực trong giáo dục cháu. Nên hiểu đây là một quá trình hai chiều. Không chỉ có đứa con hư mà chính cha mẹ không biết cách dạy dỗ, chăm sóc tinh thần của đứa con. Những biện pháp mạnh như đánh đập, chửi bới tất yếu sẽ tạo sự hỗn hào từ phía trẻ. Kỷ cương mà nhẹ nhàng, nghiêm khắc
  104. nhưng thông cảm, một chút khoan dung và khôi hài rất cằn thiết đế giúp tuổi này vượt qua khủng hoảng. Cha mẹ ngày nay cần phải học hỏi về tâm lý lứa tuổi, chị à. Created by AM Word2CHM
  105. Cháu có bị nhiễm HIV không? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Thưa cô, cháu tên H., năm tay cháu 15 tuổi. Cháu đang có chuyện buồn và rất lo lắng. Hồi nhỏ, khi mới học lớp 2, cháu đã vô tình xem phim sex do các cậu cháu mướn về. Do quá tò mò, sau đó cháu và chị gái (hơn cháu 1 tuổi) đã nhiều lần làm “chuyện ấy”, nhân lúc bố mẹ cháu đi làm. Lớn hơn, dần dần hiểu biết, hai chị em không làm chuyện đó nữa. Nhưng gần đây, “chuyện ấy” cứ lởn vởn trong đầu cháu, cháu không thể nào quên được. Cháu cảm thấy mình là tội phạm, đã làm chuyện xấu xa, cháu không dám nhìn mặt mọi người và rất sợ hãi. Hai chị em cháu cùng giới tính, cùng huyết thống lại làm chuyện bậy bạ với nhau, như vậy chúng cháu có bị hiểm HIV/ AIDS không cô? Cháu còn nhỏ, không tự đi xét nghiệm một mình được. Chính vì chuyện này cháu chẳng dám kết bạn với ai. Xin cô chỉ cho cháu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này.
  106. Cháu hãy yên tâm, vì trên đời này chắc chắn có rất nhiều trẻ em đã làm những chuyện như cháu. Cháu không có tội vì hồi đó còn nhỏ quá chưa biết gì. Tội hay không là những người lớn đã để cho các cháu coi phim sex. Những hình ảnh đó nếu có theo cháu suốt đời cũng bình thường, vì tâm lý con người là như vậy. Thỉnh thoảng nếu nó có xuất hiện cháu cũng mặc kệ, đừng quá lo lắng, căng thẳng. Điều đáng quan tâm là cái mặc cảm tội lỗi đang bám cháu. Cô hy vọng một khi đã biết mình không có tội thì cháu xóa bỏ được mặc cảm. Nhưng việc này cũng không phải dễ. Nếu thấy quá khó, cháu có thể đi nói chuyện với một nhà tư vấn tâm lý để giải tỏa từ từ. Cháu có thể tới Trung tâm Tư vấn tâm lý Nhà Văn hóa Phụ nữ các chiều thứ ba, năm, bảy sau 17 giờ. Còn chuyện nhiễm HIV thì ít có khả năng. Chắc cháu đọc đâu đó là người đồng tính luyến ái dễ bị nhiễm. Nhưng không thể nhiễm mà không có con vi rút! Các cháu làm chuyện ấy với nhau mà không có “quan hệ” với người ngoài có nguy cơ thì đâu có thể nhiễm. Nhưng để hoàn toàn an tâm, hai cháu có thể
  107. tới Trung tâm Tư vấn xét nghiệm vô danh (ATS) tại số 53 Vũ Tùng, Bình Thạnh xin xét nghiệm. Khách hàng tới đó thuộc đủ lứa tuổi, cả tuổi của cháu. Các cô chú ở đó rất dễ thương và sẵn sàng lắng nghe giúp đỡ. Để sống yên tâm, vui vẻ, cháu nên phấn đấu học tập tốt và làm những công việc có ích cho bạn bè. Những việc tích cực này sẽ giúp cháu quên đi nhưng nỗi ám ảnh đang dày vò cháu. Created by AM Word2CHM
  108. Cháu không thích làm việc nhà TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Cháu là học sinh giỏi nhiều năm liền. Cháu dành nhiều thời gian cho việc học. Ba mẹ cháu rất hài lòng về kết quả học tập của cháu, nhưng lại buồn về chuyện cháu không thích và chẳng biết làm việc nhà. Mẹ cháu thường bảo: “Con gái học giỏi mà chẳng biết làm việc nhà thì chưa phải là phụ nữ thật sự, chẳng ai muốn cưới. Mẹ càng la cháu, cháu càng không thích. Cháu nghĩ, sau này có gia đình riêng thì cháu mướn người giúp việc cũng được. Vấn đề là tổ chức gia đình chứ đâu phải hùng hục trong bếp mới là phụ nữ. Cháu nghĩ vậy đúng không cô? Để cô nói chuyện của cô cho cháu nghe. Hồi nhỏ, cô cũng chằng biết gì về việc nhà và thời của cô - cách đây năm, bảy chục năm - các gia đình trung lưu ở tỉnh có nhiều chứ không chỉ một hai người giúp việc. Đến 19 tuổi, cô sang Mỹ học mới thấy vô cùng xấu hổ. Trong ký túc xá, sinh viên ở một hay hai người một phòng và tự giặt giũ, làm vệ sinh phòng. Lúc đó lần đầu tiên cô cầm cây chổi và vụng về đến nỗi cô giám
  109. thị phải giúp đỡ! Còn các cô bạn Mỹ của cô thì rất giỏi. Ở các nước phát triển, người ta đi làm xí nghiệp hết, người làm việc nhà rất ít. Họ làm theo giờ, vài buổi trong tuần và phải được trả lương theo quy định chung. Nên chỉ có những gia đình rất khá giả mới mướn người làm. Vì vậy trong gia đình phương Tây, cha mẹ con cái chia nhau làm việc nhà. Còn mẹ cô thì hay nói: “Nữa lớn làm “bà chủ” con phải có kinh nghiệm cụ thể trong từng việc nhỏ mới biết sai bảo người ta”. Khi cô về nước, ba cô không chỉ hãnh diện vì cái bằng xã hội học của cô, mà còn rất hài lòng với sự giỏi giang của cô trong công việc nhà. Nước mình rồi đây sẽ phát triển và người giúp việc nhà sẽ ngày càng khan hiếm. Đồng ý là mai mốt có tiền cháu có thể mướn người làm, nhưng cháu cũng phải có ít nhiều kinh nghiệm mới tổ chức được việc nhà một cách vén khéo và điều khiển được người giúp việc. Quan trọng hơn hết là một thái độ sống không xem thường công việc tay chân. Mai này chồng con của cháu cũng sẽ rất thích những món ăn mà tự tay cháu nấu. Rồi cháu sẽ tìm được niềm vui rất đặc biệt khi làm người thân trong gia đình vui lòng. Cô thấy nhiều phụ nữ rất mê nấu ăn vì đó là một công việc
  110. sáng tạo. Người phụ nữ không cần phải làm hết mọi thứ, nhưng phải biết làm. Hơn nữa, sau này khi trở thành một bà mẹ, cháu cũng nên tập cho con cái biết làm việc nhà để chúng chuẩn bị vào đời. Thay vì bực bội, lẽ ra mẹ cháu nên tập cho cháu cùng làm những chuyện nhỏ từ lúc bé. Khi công việc trở thành thói quen thì không còn đáng ngại. Dù không bị bắt buộc, cháu nên bắt đầu tự phục vụ mình. Created by AM Word2CHM
  111. Cháu muốn TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần II. NGHĨ VỀ BẢN THÂN Thưa cô, cháu 14 tuổi, năm tay cháu học lớp 9. Từ nhỏ cháu được ba mẹ nuông chiều, không phải mó tay vào bất cứ việc gì ngoài việc học. Nhưng ba mẹ cháu thỉnh thoảng vẫn la rầy cháu là “đoảng vị, tiểu thư”. Cháu đang có kế hoạch, lên cấp III sẽ chuyển ra Hà Nội học vì gia đình cô cháu đang sống ở đó. Hy vọng ở môi trường mới, cháu có thể học tính tự lập, sống tự lập để hoàn thiện hơn bản thân khi không có ba mẹ bên cạnh. Mong cô tư vấn cho cháu có nên thực hiện kế hoạch này không và những khó khăn nào đang đợi cháu. Vấn đề ở đây là khi biết ba mẹ cưng chiều quá mức cháu đã phản ứng như thế nào? Tỏ ra tự lập, nhận lấy trách nhiệm trong nhà như một người lớn. Hay ỷ lại vào đó để khiến cho cha mẹ trách cháu là “đoảng vị, tiểu thơ” ? Việc cháu muốn ra Hà Nội ở với cô là một
  112. phản ứng hờn dỗi, hay một kế hoạch tích cực? Nếu đây là một ý định tốt thì không có lý do gì cháu không bàn trước với cha mẹ. Một yếu tố thứ hai cần nghiên cứu là cô cháu có sẵn sàng đón cháu về nhà mình không? Điều kiện sinh sống có cho phép tăng thêm một nhân khẩu không? Cô biết có nhiều cha mẹ chiều con quá mức rồi trách chúng ỷ lại. Cần có một sự điều chỉnh từ phía cha mẹ nữa. Sửa một thói quen rất khó, đặc biệt là bớt sự lo lắng và tin tưởng ở con lại còn khó hơn. Nhưng tại sao cháu không nghĩ tới việc thẳng thắn trao đổi với cha mẹ? Đề nghị cha mẹ bớt lo lắng và phân công một số công việc trong nhà cho cháu để cháu chứng tỏ sự trưởng thành của mình. Created by AM Word2CHM
  113. Phần III. NHÀ TRƯỜNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Đời không công bằng? Chúng cháu đang khủng hoảng Thầy không gương mẫu? Ba cháu có nên tố cáo? Cô giáo không công bằng? Chọn chỗ đứng “cô đơn” Cháu bị bạn TẨY CHAY Không muốn bạn bị xa lánh Lớp cháu có “đại ca” Created by AM Word2CHM
  114. Đời không công bằng? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cháu đang học lớp 9. Như mọi năm, quận cháu vẫn tổ chức thi học sinh giỏi nhưng cháu không được chọn đi thi môn nào cả. Rất thích môn Văn và đã chuẩn bị kỹ cho kỳ thi học sinh giỏi từ lâu, nhưng cô giáo vẫn không chọn cháu, trong khi đó một bạn tên T., rất chảnh, toàn chép văn mẫu lại được chọn đề thi. Cháu thật sự rất buồn vì đời sao không công bằng tí nào phải không cô? Cháu không nên buồn vì chuyện này làm chi cho mệt. Không phải cô giáo cố tình bất công, nhưng do hạn chế chung của xã hội còn tính hình thức, có khi người ta không phân biệt được thật giả. Đến cô bạn có điểm cao nhất môn văn ở kỳ thi vừa qua, mãi một thời gian về sau người ta mới phát hiện cô ấy là siêu sử dụng văn mẫu. Có người nói “phải là nhân tài mới phát hiện được nhân tài” cháu à! Và trong cuộc sống, người ta thường đề cao nhân tài bằng lời nói, không ít nhân tài
  115. bị bỏ quên, nếu họ trung thực, thẳng thắn. Và trong xã hội còn lắm thứ bất công ghê gớm hơn nhiều. Lấy ví dụ như giữa các quan tham lấy nhà nhà nước trị giá bạc tỉ làm của riêng và người lãnh đạo vô gia cư. Có điều đáng mừng là giá trị thật sẽ không bao giờ mai một dưới con mắt của người thật việc thật. Created by AM Word2CHM
  116. Chúng cháu đang khủng hoảng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Nhóm chúng cháu hôm nay ngồi trò chuyện với nhau trong chuyến picnic hè, tự nhiên các bạn đề cập đến chuyện thất vọng, mất niềm tin ở các thầy cô giáo. Đáng chán nhất là chuyện thầy cô vì tiền “móc” học trò đi học thêm, thầy cô bán điểm, thầy tống tình lấy điểm Sao vậy cô? Thầy cô dạy chúng cháu văn hóa, dạy chúng cháu làm người mà lại suy đồi, tha hóa đạo đức đến vậy, thì hỏi chúng cháu biết tin vào đâu? Theo cô, các giáo viên “cá biệt” nêu trên cũng chỉ là nạn nhân vì thu nhập trong ngành giáo dục quá thấp và trầm trọng hơn họ là sản phẩm của những căn bệnh thành tích, tiêu cực trong ngành và là “thủ phạm” của một nhân cách kém cỏi. Nhưng số thầy, cô “cá biệt” ấy không nhiều. Ngành nào, nghề nào cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”, ngành giáo dục cũng không ngoại lệ,
  117. nhưng những chuyện không hay xảy ra trong ngành giáo dục, nhất là hiện tượng thầy cô “cá biệt” dễ trở thành vấn đề nhạy cảm, gây sự bức xúc lớn trong xã hội. Vì đó là những người “trồng người” có giá trị biểu tượng và niềm tin rất cao. Tuy nhiên, các cháu đừng quá thất vọng, vì bên cạnh số thầy cô “cá biệt” ấy còn có nhiều những thầy cô tốt, đáng quý, đáng trân trọng. Các cháu hãy hướng tầm nhìn của mình vào những con người tích cực để giữ vững lòng tin với thầy cô, không nên vì người khác tiêu cực mà mình cũng tiêu cực theo. Việc các cháu nêu vấn đề là một dấu hiệu tích cực. Không chỉ nói mà còn hành động. Các cháu hay bàn rộng rãi với tất cả các bạn bè và phụ huynh. Tranh thủ cả các cô thầy không đồng tình với tiêu cực. Đừng sợ thiệt hại nhất thời nếu không đi học thêm. Có thiệt thòi chút đỉnh cũng chấp nhận vì mọi khó khăn sẽ vượt qua. Dù sao vấn đề mà các cháu nêu lên không phải nhỏ vì có một tác giả nói: “Người ta chỉ, và chỉ có thể giáo dục bằng con người của mình”. Cảm ơn các cháu đã nêu vấn đề.
  118. Created by AM Word2CHM
  119. Thầy không gương mẫu? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Hầu như chẳng trường nào khuyến khích giáo viên hút thuốc lá trong trường học, nhưng thầy dạy Toán em không chỉ hút thuốc lá ở sân trường, phòng giáo viên, mà còn hút cả khi đang dạy học. Nhìn thầy hút thuốc, nhả khói, đang dạy lại ngừng nói để châm thuốc hút, chúng em thấy không thích hợp ở môi trường vào học đường. Đã vậy thầy còn gọi học sinh là “mày” - một từ chẳng lịch sự, không đúng phép xã giao, không tôn trọng mình và học sinh. Các bạn trong lớp em cảm thấy rất khó chịu, vì giáo viên dạy điều hay lẽ phải, gương mẫu để học sinh noi theo, thì thầy lại như vậy. Tụi em định viết kiến nghị phản ánh cho Ban giám hiệu, nhưng lại sợ thầy trả thù. Hút thuốc và thiếu lễ độ tuy không nặng như tội bán đề thi, ăn hối lộ nhưng cũng khó chấp nhận đối với một thầy giáo đứng lớp Đặc biệt là trong thời buổi toàn thế giới vận động bỏ thuốc lá.
  120. Trước tiên các cháu thử trình bày với cô/ thầy giám thị. Mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Cũng có thể nhờ hội phụ huynh học sinh của lớp gặp và trình bày với ban giám hiệu. Có khi thầy sơ ý vì không ai nhắc thầy. Sau cùng, cũng có thể viết thư gởi thầy (cô) hiệu trưởng. Gì thì gì không thể chấp nhận một phong cách phản giáo dục như vậy. Phong trào “làm sạch ngành giáo dục” bắt đầu với chống gian lận trong thi cử rồi đây sẽ phải quan tâm đến nhiều mặt khác, trong đó có sự gương mẫu của các nhà giáo dục. Created by AM Word2CHM
  121. Ba cháu có nên tố cáo? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cháu vừa học xong lớp 5 tại một trường điểm của thành phố. Cô giáo chủ nhiệm lớp cháu rất ác! Bạn nào trả bài không thuộc, không chú ý nghe giảng là cô phạt bằng roi (các cháu gọi là “bảo kiếm”). Cô bắt học sinh xòe hai bàn tay và đánh roi lên tay; bắt học sinh nằm và vụt roi vào mông. Chúng cháu rất sợ, thậm chí ghét cô giáo, nhưng không dám biểu lộ thái độ. Tuần trước, cháu bị cô giáo đánh sưng và bầm tím tay về tội nói chuyện với bạn trong giờ học. Cháu khóc quá trời, mẹ cháu phải lấy dầu nóng thoa, bóp mật gấu cho tan vết bầm. Những ngày sau, cháu vẫn đi học nhưng rất chán nản. Ba cháu nóng ruột, muốn vô trường nói chuyện với cô giáo hoặc tố cáo với hiệu trưởng, nhưng cháu van xin không được làm vậy, nếu không cháu sẽ bị cô giáo trả thù. Lạy trời, năm học đã hết rồi. Nếu cứ im lặng thì các bạn đàn em lớp sau của chúng cháu sẽ tiếp tục
  122. khổ. Bây giờ mình phải làm sao hả cô? Những gì cháu mô tả, nếu có thật, thì rất đáng sợ. Ở các nước tiên tiến, cha mẹ đánh con cũng bị đưa ra tòa. Những cha mẹ, thầy cô hay dùng vũ lực là vì họ “yếu”. Yếu về kiến thức tâm lý và kỹ năng giáo dục, nên không thuyết phục bằng các hình phạt mang tính giáo dục. Cô giáo của cháu đã bị stress nặng rồi đó và đã mất khả năng tự kìm chế. Lẽ ra, cô phải được trị liệu về tâm lý và không được cho đứng lớp, nếu không thay đổi. Cô ngạc nhiên vì nhà trường về tình trạng này kéo dài. Sao ba cháu không liên hệ với hội phụ huynh? Cháu nghĩ đến thế hệ đàn em là đúng. Giảm nạn đánh học trò cũng là góp phần cải tiến ngành giáo dục nước nhà. Để tránh sự trả thù, cha mẹ cháu nên liên kết với các phụ huynh khác để thông tin cho nhà trường hay cho cấp cao hơn nữa. Cô hy vọng các vị có trách nhiệm trong ngành giáo dục đọc được thư của cháu.
  123. Created by AM Word2CHM
  124. Cô giáo không công bằng? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cháu đang học lớp 12 tại một trường có tiếng của TP. Cháu có cảm giác cô chủ nhiệm là cháu không công bằng với cháu. Trước đây, trong giờ giảng của cô, có một chi tiết cháu chưa hiểu rõ nên cháu nêu thắc mắc và tranh luận cùng cô. Có lẽ cháu quá hăng hái và tin vào lý lẽ của mình, cô lại không làm cháu tâm phục khẩu phục được nên kết quả là cô không vui. Từ đó, cô có thái độ xa cách, lạnh lùng với cháu, điều này thể hiện rất rõ qua mắt nhìn của cô. Những hoạt động ở lớp, kiểm tra bài cô có vẻ thiếu công bằng trong phân xử đối với cháu. Cháu đang rất chán nản cô ạ. Lúc đầu cháu cố tỏ ra bình thường, lễ phép với cô nhưng hiện nay thì cháu tỏ thái độ bất cần. Cô khuyên cháu nên như thế nào? Khi tranh luận với cô giáo, mặc dù nội dung tốt, nhưng có thể vì quá tự tin mà cháu đã trở thành khiêu khích cô giáo. Cháu hoàn toàn không cố tình hay
  125. không ý thức, nhưng trong trường hợp này, cô giáo khó mà không cảm thấy bị tổn thương. Không làm chủ được cảm xúc, nên cô có thái độ lạnh lùng với cháu. Thái độ bất cẩn của cháu sau này là không hay đâu, vì giữa thầy trò không thể nào kéo dài cuộc chiến tranh lạnh mà không dẫn tới hậu quả tiêu cực. Cô đề nghị cháu tìm một dịp tốt để làm hòa với cô giáo và xin lỗi cô vì mình đã quá đà khi tranh luận. Nếu ở trong hoàn cảnh của cô giáo, chắc cháu cũng thấy buồn. Cháu hãy tập thông cảm và chấp nhận người khác cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của họ. Created by AM Word2CHM
  126. Chọn chỗ đứng “cô đơn” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Lớp cháu (lớp 11) chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm kết bạn với nhau theo “đẳng cấp”: xóm nhà lá, nhà tôn, nhà ngói, biệt thự. Chia nhóm như thế thì cô đủ hiểu là “đẳng cấp” giàu nghèo rồi. Các bạn tự hình thành nhóm và phân chia như vậy, cũng kèn cựa chuyện giàu nghèo, sành điệu, học giỏi, học dốt Nhóm “quý tộc” nhất lớp thì đi học bằng xe tay ga đời mới, điện thoại di động loại xịn, máy nghe nhạc MP3 hàng hiệu nhưng kết quả học tập lại “nghèo” nhất với điểm số rất thấp, nhưng các bạn lại vênh váo bảo rằng “Vật chất quyết định ý thức, ra đời chưa biết ai hơn”. Tự xếp hạng thì cháu thuộc đẳng cấp nhà lá, nhưng cháu không chơi với nhóm nào, quan hệ với các nhóm vừa phải. Trong lớp cũng có vài bạn như cháu, không để bị lôi kéo, mà tập trung cho việc học. Nhưng nhiều khi chúng cháu cũng cảm thấy cô đơn, lạc loài khi mình không thuộc nhóm nào. Một mình
  127. cũng khó mà tồn tại vui vẻ, cô ạ. Theo cô thì sự lựa chọn đứng một mình cháu có đúng không? Phải thật dũng cảm mới dám sống theo sự xác tín của mình. Và những người này luôn là thiểu số. Theo cháu nói, cháu “quan hệ với các nhóm vừa phải” và cũng có một vài bạn như cháu. Như vậy cháu không hẳn là cô đơn. Ngoài đời cũng có những người “cô đơn” như cháu. Đó là những người tốt, trung thực, không chạy theo phong trào, không a dua Xã hội rất cần những người “cô đơn” như cháu. Và hy vọng họ sẽ liên kết nhau thành một khối mạnh để dân mình đỡ khổ. Created by AM Word2CHM
  128. Cháu bị bạn TẨY CHAY TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cháu đang học lớp 11. Cháu chăm học, luôn là học sinh giỏi của lớp. Nhưng cô ơi, cháu đang là nạn nhân của một nhóm bạn trong lớp, trong đó có bạn thân của cháu. Các bạn ấy bảo cháu không giống ai, sống xa cách với mọi người, thiếu hòa đồng. Chẳng là thỉnh thoảng các bạn rủ nhau trốn học để hát karaoke, đi xem phim, rủ cháu cùng đi, nhưng cháu từ chối vì cháu không muốn trốn học. Các bạn thích ăn uống, bia bọt nhưng cháu không thích vì cháu không muốn đàn đúm, tốn tiền vô bổ, ngoại trừ thỉnh thoảng cùng nhau đi ăn kem thì cũng vui. Có khi các bạn hùa nhau tẩy chay không chơi với một bạn khác nhưng cháu vẫn nói chuyện, vẫn chơi với bạn ấy vì cháu thấy bạn chẳng có lỗi gì cả. Thế mà các bạn đâm ra ghét cháu, tẩy chay cháu, cho rằng cháu “ta đây”, không “trung thành” với các bạn. Cháu phải làm sao hở cô? Tình hình xảy ra trong lớp cháu thật đáng
  129. buồn. Nó phản ánh phần nào hiện trạng xã hội: người xấu “ăn hiếp” người tốt. Người làm đúng ngoài đời cũng không ít khi bị cô lập. Cháu đã chọn cách ứng xử đúng, hãy tiếp tục làm theo xác tín của mình. Tuy nhiên cháu nên cố gắng hòa đồng với từng cá nhân, luôn luôn giúp đỡ họ khi cần. Dù sao ta không thể chấp nhận một xã hội mà trong đó người tốt phải sợ người xấu như hiện nay. Vài tiếng nói chống tiêu cực vừa qua đã khiến cho người dân mạnh dạn hơn và từ từ cái tốt phải lấn át lại cái xấu. Trong lớp cũng vậy, cháu hay đi tìm thêm đồng minh, chắc chắn có những bạn có suy nghĩ giống cháu. Họ chỉ còn e dè thôi. Có điều cô tự hỏi không biết giáo viên chủ nhiệm có biết gì về chuyện này không, vì giáo dục không chỉ diễn ra khi ta ngồi học mà trong mọi hoàn cảnh. Nếu nhà trường quan tâm đến dạy người, thì đây là cơ hội bằng vàng để thầy cô dẫn dắt học trò của mình và giúp các em suy nghĩ và sống đúng.
  130. Created by AM Word2CHM
  131. Không muốn bạn bị xa lánh TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cháu và Tâm ở cạnh nhà nhau, cùng học chung một lớp nên rất thân và tin tưởng nhau, mọi vui buồn đều chia sẻ cùng nhau. Được một thời gian, Tâm nói với các bạn khác về cháu bằng những lời lẽ không hay. Cháu đã bỏ qua vì sợ sứt mẻ tình bạn. Vậy mà Tâm càng lúc càng nói những lời khó nghe hơn. Cháu bị các bạn xa lánh dần, nhìn cháu bằng ánh mắt rất thương hại và khinh bỉ. Rồi cháu đâm ra thù ghét Tâm lúc nào không hay, chúng cháu trở nên xa cách nhau. Các bạn trong lớp cũng xa lánh Tâm luôn. Biết lỗi, Tâm đã nhiều lần xin lỗi cháu. Vẫn còn mến Tâm nhưng cháu không thể nào tha thứ cho Tâm được, lúc nào cũng cảm thấy còn thù hận bạn ấy. Nhìn mọi người xa lánh Tâm, lòng cháu đau nhói. Cháu đã cố gắng dàn hòa các bạn với Tâm nhưng không thành, điều này làm cháu lại cảm thấy như người có lỗi.
  132. Thật lòng cháu không muốn Tâm cô đơn. Cô có thể cùng cháu tìm lại sự thân thiện, tin cậy của các bạn? Làm sao cháu có thể quên đi sự thù ghét bạn? Bị xa lánh là một bài học đích đáng cho những kẻ xấu miệng. Những người này phải hiểu ra tác hại to lớn của những lời nói vô trách nhiệm. Cô không thấy cháu có tội lỗi gì trong vụ này. Cháu là một người bạn tốt là đàng khác. Cô và cháu không có cách nào để làm lay chuyển tình hình. Chỉ có chính Tâm mới cải thiện được tình thế, khi quyết tâm chấm dứt tật xấu của mình. Phải biết nó xuất phát từ đâu: mặc cảm, tính hay ganh tị, hay bắt chước người lớn hoặc một nhu cầu tâm lý nào đó. Muốn tự khẳng định hay lấy lòng người khác, chẳng hạn. Tâm cần nói chuyện với một nhà tham vấn tâm lý hay một người lớn có kinh nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề. Bị xa lánh là bài học đầu tiên có ích. Xin lỗi cũng tốt, nhưng chưa đủ. Tâm phải chừa bỏ tật xấu của mình. Cháu nên giúp Tâm suy nghĩ kỹ, tìm hiểu tại sao bạn đã nói xấu cháu.
  133. Created by AM Word2CHM
  134. Lớp cháu có “đại ca” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần III. NHÀ TRƯỜNG Cô ơi, trong lớp cháu (lớp 2) có 3 bạn “đại ca”. Các bạn hay ra vẻ ta đây là anh Hai, sai phái chúng cháu mua quà, thay phiên nhau nộp tiền 500đ một ngày cho các bạn, múc nước cho các bạn uống Nếu không làm thì các bạn đe dọa đánh chúng cháu. Cháu tức lắm nhưng không dám chống lại vì sợ các bạn trả thù. Theo cô, chúng cháu có nên tố cáo các bạn không và làm thế nào vì chúng cháu còn nhỏ, không biết cách tố cáo thế nào cho khéo? Đọc thư cháu, cô vừa ngạc nhiên vừa buồn vì chưa gì mà trong cái xã hội nhỏ xíu của các bạn đã xuất hiện “cường hào ác bá”. Lẽ ra chuyện này không thể xảy ra nếu thầy cô nhạy bén và có cách dạy người tốt hơn. Dĩ nhiên là không thể để tình trạng này tiếp tục. Nếu các cháu không biết làm cách nào thì nên nhờ bố mẹ tìm hiểu kỹ nắm chắc các sự việc để rồi có tiếng nói với nhà trường. Thư cháu gửi cho cô cũng là
  135. bước đầu đánh động dư luận về điều đáng tiếc này. Cô mong bạn đọc, nhất là thầy cô và phụ huynh, quan tâm nhiều hơn đến các mối tương tác giữa học sinh trong lớp. Nếu các cháu lớn hơn một chút, cô sẽ khuyên các cháu liên kết với nhau để phản đối hiện tượng này vì người ngay không sợ kẻ gian, số đông (đúng) không sợ thiểu số. Trước mắt, cháu nên báo cho bố mẹ biết chuyện này. Created by AM Word2CHM