Tư vấn tâm lý học đường - Nguyễn Thị Oanh

pdf 439 trang phuongnguyen 2641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư vấn tâm lý học đường - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tu_van_tam_ly_hoc_duong_nguyen_thi_oanh.pdf

Nội dung text: Tư vấn tâm lý học đường - Nguyễn Thị Oanh

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG (Tái bản lần thứ 3) Nguyễn Thị Oanh LỜI NÓI ĐẦU Phụ trách mục TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐUỜNG trên báo Phụ Nữ TP.Hồ Chi Minh từ tháng 3-2003, cô Nguyễn Thị Oanh – cử nhân Xã hội học, thạc sĩ Phát triển cộng đồng đã có những trao đổi hết sức thú vị với các bạn trẻ, và cả nột số bậc phụ huynh, về các vấn đề mà tuổi trẻ quan tâm: những khó khăn trong đời sống gia đình, việc học hành và định hướng nghề nghiệp, tình yêu tuổi học trò, những thắc mắc lo âu về bản thân Điều lý thú và hấp dẫn là, với vốn kiến thức xã hội hết sức phong phú, với tinh thần làm việc nghiêm túc nhưng hết sức gần gũi, thân tình, những quan niệm phóng khoáng nhưng cùng rất Á đông, cô
  2. Nguyễn Thị Oanh đã biến những lời tư vấn thành những cuộc đối thoại cởi mở, giúp bạn đọc giải tỏa những băn khoăn, bức xúc không phải bằng cách “lên lớp” hay những lời khuyên chung chung. Tuổi mới lớn đọc TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐUỜNG để tự khám phá và làm chủ bản thân còn các bậc cha mẹ, thầy cô thêm hiểu con em, và thấy tầm quan trọng trong việc đào tạo những người chủ tương lai của đất nước. Báo Phụ Nữ TP. Hồ Chủ Minh và Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Nhà Xuất Bản TRẺ Hạnh phúc phải xây đắp trên những điều thực tế Hãy tin tưởng con cái Cần giúp con tự tin hơn Làm sao để cha mẹ có thể hiểu con cái? Làm sao cháu lấy chồng? Chuyện học và chuyện yêu đương. Làm sao nhận ra tình yêu đích thực? Làm thế nào để người khác tôn trọng mình? Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh Created by AM Word2CHM
  3. Created by AM Word2CHM
  4. Hạnh phúc phải xây đắp trên những điều thực tế TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Con tôi đang yêu thầm thầy giáo dạy toán của nó. Cháu không giấu, đã tâm sự cùng tôi điều ấy. Cháu cho biết, thầy chưa có gia đình. Khi vào lớp, trên bục giảng, dường như thầy cũng có những chú ý đặc biệt đến cháu. Mỗi lần đi lên, đi xuống trong lớp, đến ngay bàn cháu ngồi thầy dừng lại lâu hơn một chút, rồi thầy nhìn vào tập cháu, xem cháu ghi chép bài giảng có kịp không. Mỗi lần đọc bài, thầy thường chờ cháu chép xong mới đọc tiếp câu khác. Mỗi khi giảng bài, thầy thường hỏi chung các bạn: “Các em có hiểu chưa?”. Rồi thầy lại hỏi riêng cháu cho cả lớp nghe: “Q.H. có thắc mắc gì không? ” Nói chung, toàn là những biểu hiện mà cháu cho rằng “có tình cảm” với cháu. Tôi đã cố gắng giải thích về tình thầy trò, nhưng cháu vẫn cứ khẳng định đó là một tình yêu. Cháu đang muốn nghe tôi khuyên điều gì đó, nhưng tôi không biết phải
  5. nói thế nào. Thực lòng, tôi cũng không nghĩ chuyện học trò yêu thầy, nhất là khi thầy còn độc than, đó là điều xấu. Cháu đang học lớp 12, cũng là học sinh giỏi của đường. Tôi chỉ muốn cháu chú tâm vào việc học. Xin giúp tôi một lời khuyên cho con gái. Việc cháu tâm sự với chị là một điều rất tốt. Những biểu hiện quan tâm của người thầy có thể có thật, có thể là do cháu tô hồng. Điều này không quan trọng. Vấn đề là chính thái độ của chị đối với sự việc. Chị không xem những "rạo rực" ở tuổi của cháu là bình thường sao? Bộ chúng ta lúc nhỏ không có những tình cảm tương tự sao? Điều quan trọng là chị cùng cháu "bình thường hóa" câu chuyện. Nếu cháu là học sinh giỏi mà sức học không sa sút từ lúc câu chuyện xảy ra, thì không có gì đáng lo. Chị có thể bình thường hóa câu chuyện bằng cách không tỏ ra quá lo lắng, giúp cháu nhìn về tương lai một cách nghiêm túc và thực tế. Đó là: Tình yêu không phải chuyện túp lều tranh và hai quả tim
  6. vàng mà hạnh phúc phải được xây đắp trên những điều rất thực tế như nghề nghiệp, sự trưởng thành tâm lý, sự hiểu biết về gia đình, kỹ năng giáo dục con cái. Chuyện của cháu với người thầy có thành hay không không thành vấn đề, điều cần là cháu phải trở thành một người lớn có trách nhiệm. Chị yên tâm vì cháu chịu tâm sự với chị và không nên làm cháu cụt hứng vì thái độ quá lo âu, nghiêm khắc. Hãy tin ở cháu, cháu sẽ không phụ lòng tin của chị và sẽ biết tự giữ gìn. Chúc chị luôn là người thân của con cái. Created by AM Word2CHM
  7. Hãy tin tưởng con cái TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thỉnh thoảng tôi có xem trộm nhật ký của con. Nhờ vậy có một số việc vướng mắc mà tôi đã cùng con giải quyết ổn thỏa. Cả hai đứa đều không hề hay biết chuyện mẹ xem trộm nhật ký của mình. Tôi đã khéo léo đưa những vướng mắc của con vào một số câu chuyện do tôi tự "chế biến". Nhưng tôi rất lo vì không biết đến lúc nào thì chuyện xem trộm nhật ký sẽ bại lộ. Lúc ấy con tôi sẽ nghĩ gì về tôi? Chúng cho rằng mẹ đã xâm phạm quyền tự do riêng tư của chúng? Chúng sẽ giấu tịt nhật ký đi để tôi không bao giờ tìm đọc được nữa? Tôi rất muốn cho con tôi hiểu rằng, khi mẹ xem trộm nhật ký của con thì chẳng có gì là xấu, là tội lỗi cả, mà ngược lại. Tôi rất ủng hộ việc con cái ghi chép nhật ký, nhưng không thích lắm với những gì người ta gieo vào đầu chúng một cách thiếu căn cơ: cha mẹ xem trộm nhật ký là có tội với con. Tôi phải
  8. làm sao cho đúng? Chị nói xem lén nhật ký của con “không có gì là xấu”, sao chị lại lo? Mà chị lo là phải vì chính chị đã dùng chữ "trộm" cho hành động của mình. Mà làm điều gì sau lưng người khác, kể cả với một em bé, cũng không nên. Trong khoa học về gia đình có một nguyên tắc rất hay. Đó là khái niệm "ranh giới". Một gia đình chỉ phát triển lành mạnh khi ranh giới được giữ gìn. Đó là ranh giới giữa gia đình và người ngoài và ranh giới giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Ví dụ một người láng giềng bất cứ giờ nào cũng vào nhà chị và có ý kiến về chuyện giáo dục con cái của chị thì chắc chị rất bực. Mỗi cá nhân, chỉ trừ em bé chưa biết gì, cũng cần có một ranh giới riêng. Ví dụ có những chuyện mà chị không muốn cho chồng con biết. Con cái cũng vậy, nhất là con đã lớn thì có quyền có những "khu vực" riêng tư bất khả xâm phạm đối với cả cha mẹ. Sự riêng tư ấy là cái cốt lõi bảo đảm cho một sự phát triển lành mạnh của nhân cách. Có cần phải xem lén nhật ký mới giáo dục
  9. được con cái không? Chắc chắn là không, vì nếu chị có thái độ đúng các cháu sẽ mở lòng mình mà tâm sự với mẹ. Đối với bà láng giềng quá xâm lấn kia, rõ ràng là chị muốn đóng cửa cho yên. Còn với một người bạn khác kín đáo, tôn trọng sự riêng tư của gia đình chị, tế nhị đủ để biết điều nên và không nên làm thì chắc chị sẵn sàng mở cửa vì chị biết bà ấy chỉ xuất hiện đúng lúc và tránh xâm phạm lãnh thổ của gia đình chị những lúc không thuận lợi. Có khi chị còn mời bà ta đến chơi để tham khảo ý kiến. Còn con cái, thái độ nào của người lớn khiến các em sẵn sàng mở lòng mình? Đó là một thái độ tôn trọng, kín đáo, khách quan, vô tư lắng nghe không vội lên lớp la rầy kể cả quá lo âu. Nơi chị là một tâm trạng quá lo âu, thiếu tin tưởng ở khả năng suy xét và tự quyết định của các cháu. Có những lúc các cháu không cởi mở vì cha mẹ quá lo âu. Hãy tin tưởng con cái, chúng sẽ đáp lại bằng sự tin tưởng và cởi mở với chị. Chị cũng nên làm như bà láng giềng tốt, là chỉ xuất hiện đúng lúc và tôn trọng sự riêng tư của con. Chắc chắn cháu sẽ tìm đến
  10. chị mà tâm sự. Chi cũng khỏi "chế biến" các chuyện "ngụ ngôn" để nói gần, nói xa. Trẻ nhạy lắm. Nếu chị tạo được sự cởi mở thì chị chỉ cần góp ý cho những gì cháu tâm tình với chị. Hãy xem trẻ như người lởn và đừng sở hữu hóa chúng. Rất khó giáo dục con cái khi chính mình vi phạm một nguyên tắc giáo dục rất cơ bản. Chị nên tìm cách khác để hiểu con và chấm dứt việc đọc nhật ký của các cháu, và cuối cùng việc này sẽ không giúp gì được. Vả lại nếu không may các cháu phát hiện chị đã làm chuyện đó, thì cái mất mát của chị sẽ vô cùng to lớn. Đó là niềm tin và sự kính phục mà các cháu đặt nơi chị để lớn lên thành người. Chúc chị can đảm suy nghĩ lại. Created by AM Word2CHM
  11. Cần giúp con tự tin hơn TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu rất ngoan, học hành có chí cầu tiến. Thế nhưng, dường như nó không mấy ưa những bạn học giỏi hơn mình. Mỗi lần nhắc đến bạn nào như vậy, tôi đều thấy cháu nói với giọng thiếu thiện cảm, có khi mang chất thù hằn. Cháu thường chơi với một số bạn kém hơn và sẵn sàng học nhóm cùng những bạn ấy, nhiệt tình trao đổi để bạn có thể hiểu bài, làm bài như mình Tại sao cháu lại có biểu hiện trái ngược nhau như vậy? Làn thế nào để giúp con đừng "ghét" những người học giỏi? Con chị đang có biểu hiện của bệnh "ngôi sao". Việc không ưa người học giỏi và thích chia sẻ với người kém mình không trái ngược nhau, vì trong đám bạn yếu hơn thì cháu là số một. Việc chị phát hiện và lo lắng cho biểu hiện này là tốt, vì nếu không có sự sửa đổi nào cháu sẽ phải đối đầu với những địch thủ và có
  12. thể bị va chạm, tổn thương. Chị nên rà lại xem trong người lớn xung quanh cháu có ai luôn muốn mình là số một, mà cháu bắt chước một cách không ý thức. Có ai khích cháu phải luôn là số một trong lớp không? Lắm khi cha mẹ vô tình đặt quá nhiều hy vọng ở con cái. Về mặt tình cảm có lý do nào đó khiến cháu muốn dành hết tình thương của gia đình cho mình không? Cháu có thiếu thốn gì về mặt này không để muốn tự khẳng định mình một cách quá đáng như vậy? Có điều gì trong các lĩnh vực khác của cuộc sống tinh thần và tình cảm khiến cho cháu thiếu tự tin không? Có dịp, chị có thể trao đổi thẳng với cháu. Có khi việc va chạm gây u đầu sứt trán nếu không trầm trọng lại là một bài học kinh nghiệm tốt. Chị đừng nóng ruột. Created by AM Word2CHM
  13. Làm sao để cha mẹ có thể hiểu con cái? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Tôi có cảm giác con cái bây giờ sớm tách rời cha mẹ, chuyện trao đổi tâm tình không hoàn toàn cởi mở, nói là nói vậy thôi chứ vẫn còi giấu giếm. Cha mẹ ngày trước cũng không luôn luôn gần gũi, tận tình với con cái, nhưng gần như ít thấy sai phạm nhiệm trọng xảy ra từ phía con mình. Còn bây giờ xảy ra đủ thứ, yêu sớm dẫn đến có thai phải đi "kế hoạch, bạn bè băng nhóm rủ nhau đi bụi khi bị cha mẹ rầy, đâm chém nhau khi có chuyện không vừa ý, mỗi chút là dọa tự tử Rất mong các chị cho biết thêm về vấn đề tâm lý truyền thông, cách nào để cha mẹ và con cái gần gũi nhau hơn? Tôi đang là mẹ của hai cô con gái đều ở tuổi mới lớn: 12 và 15. Hai cháu rất ngoan, nhưng bạn bè của các cháu mới là điều làm tôi lo âu. Nói những suy nghĩ ấy với các cháu thật không dễ.
  14. Xin cám ơn câu hỏi rất có ý nghĩa của chị. Như tôi đã nói lần trước, cái khoảng cách giữa các thế hệ không chỉ là khoảng cách về tuổi tác mà là khoảng cách văn hóa xã hội, nghĩa là khoảng cách trong cách suy nghĩ và hành động. Trẻ ngày nay tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng mà trước kia ta không có. Đặc điểm của tuổi mới lớn là muốn thành người lởn, có nghĩa là muốn một khoảng riêng bất khả xâm phạm. Điều này tự nhiên và chính đáng. Các bậc cha mẹ am hiểu sẽ tôn trọng cái khoảng riêng ấy. Không phải nhờ biết hết ý nghĩ của con mà giáo dục được con. Nhưng tình thương và tấm gương của ta mới là điều gợi hứng cho trẻ làm tốt. Trẻ giấu giếm một phần vì sợ nói ra bị rầy, hay thậm chí làm cho cha mẹ lo. Và đúng là ngày nay có nhiều điều trong môi trường xã hội của trẻ làm ta lo. Nhưng môi trường sống trong gia đình hạnh phúc chính là yếu tố tạo nên sức đề kháng cho trẻ đối với những ảnh hưởng tiêu cực bên ngoài. Về truyền thông, trước kia ta nghĩ: "Phải nói sao cho người ta nghe", nhưng ngày nay thì khác: "Phải nghe sao cho người ta nói". Thật vậy khi người ta chịu nói mình mới biết họ muốn gì, nghĩ gì và từ đó
  15. mới giúp họ được. Lắng nghe rất khó vì không phải nghe bằng lỗ tai mà phải đặt mình vào vị trí của người kia đề thực sự thấu cảm và hiểu tại sao họ suy nghĩ và hành động như vậy. Chấp nhận và không vội đánh giá hay cho lời khuyên. Thái độ lắng nghe tích cực của ta, sự tôn trọng và vô tư của ta sẽ giúp cho người kia bình tĩnh và trở nên khách quan. Nên đặt câu hỏi gợi ý cho người kia tự đào sâu vấn đề và tự tìm ra giải pháp. Không nên áp đặt. Không phải ngày một ngày hai mà vấn đề được giải quyết, cha mẹ như nhà giáo dục rất cần sự kiên nhẫn và khoan dung. Nếu các cháu nhà chị ngoan là điều đáng mừng. Chị cũng đừng quá lo về bạn của cháu. Sau này vào đời, các cháu sẽ phải tiếp xúc với mọi thành phần tốt và xấu. Nếu cháu hạnh phúc trong gia đình và gắn bó với cha mẹ thì cháu sẽ biết lựa chọn. Trẻ theo bạn xấu khi cảm thấy cô đơn trong gia đình. Ví như ở vùng sông nước, lúc nào ta cũng giữ gìn trẻ không cho xuống nước thì trẻ có thể gặp nguy hiểm khi lỡ rơi xuống nước. Còn nếu ta cứ thả trẻ xuống nước, tập cho trẻ bơi thì sẽ tự bảo vệ được mình. Nghĩa là gia đình và học đường ngày nay phải dạy cho trẻ kỹ năng sống thay vì chỉ dạy đạo đức suông.
  16. Anh chị có chơi đùa, tham gia các trò chơi, ca hát với các cháu không? Đây là dịp gần gũi trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ thật thoải mái và cảm thấy mình được quan tâm. Có gần gũi nhau một cách tự nhiên thì trong các dịp nói chuyện nghiêm túc mới thấy dễ gần gũi nhau. Created by AM Word2CHM
  17. Làm sao cháu lấy chồng? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Có hai lý do đe cháu không mời bạn trai về: một là nhà cháu nghèo, sợ người ta khinh, hai là ba cháu rất khó chịu khi có bạn cháu thăm; ba là cháu không đẹp! Cháu sống ở nơi xa thành phố, không dễ để có bạn. Đây là bạn học cùng trường, trên cháu hai lớp. Bạn ấy rất mến cháu. Cháu cũng thế. Sau nhiều lần suy nghĩ, cháu đồng ý để bạn đến nhà. Nhưng, cô biết không, khi bạn đến chơi, ba cứ sai cháu đủ mọi chuyện, hết việc này đến việc khác. Cháu chằng còn biết tiếp chuyện bạn vào lúc nào. Trong khi đó, bạn cứ ngồi im đợi cháu làm việc nhà. Bạn có vẻ quê quê vì kiểu đối xử của ba. Vài lần sau đó, ba cũng cư xử như vậy. Cháu chẳng dám mời bạn đến nhà nữa, kỳ cục lắm. Hẹn nhau ngoài quán xá ngoài đường thì cháu không muốn. Ba cứ đối xử như vậy thì còn bạn nào dám đến với cháu và làm sao cháu có thể lấy chồng?
  18. Đừng quá lo về tương lai. Có thể là trong tiềm thức, ba em sợ mất con gái nên làm như vậy. Có không ít người cha vì quá thương con gái mà sợ nó đi lấy chồng. Người bạn trai của em có thể tìm cách chinh phục ông cụ lần lần, nói chuyện vui vẻ giúp ông trong công việc gì đó. Thỉnh thoảng rủ nhau ra quán uống nước tuyệt đối không có gì xấu. Hai em cũng có nhiều dịp trao đổi tại trường hay qua thư từ. Có lẽ mối lo sợ khó lấy chồng của em nằm ở nguyên nhân sâu hơn. Đó là mặc cảm nghèo và không đẹp. Trên thực tế không ít người đẹp mà không hạnh phúc, biết bao người không đẹp, thậm chí xấu nữa, lại rất hạnh phúc. Mọi sự tùy ở tính tình và nhân cách từng người. Em đừng để mặc cảm chi phối mình vì nó có thể ảnh hưởng tới cách ứng xử của em. Hãy cứ để mình là mình. Ai đó yêu em mặc dù em nghèo và không đẹp (theo ý em thôi) mới thật sự yêu em. Quan trọng hơn cái đẹp nhiều là cái duyên, điều mà em có thể tự tạo ra được. Chúc em tự tin và lạc quan.
  19. Created by AM Word2CHM
  20. Chuyện học và chuyện yêu đương. TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Trên báo PNCN, mục từ vấn tâm lý học đường đã nhận được khá nhiều thư hỏi về tình yêu của các em học sinh, từ lớp 8 đến lớp 12. Một số em còn cho biết trong trường cũng có thầy cô giúp tư vấn về những chuyện “nhạy cảm” này, nhưng các em không dám tỏ bày, vì sợ thầy cô biết chuyện của mình sẽ có thành kiến với mình về kết quả học tập. Hầu hết thư của các em đều tập trung vào một số “vấn đề”: Làm cách nào để từ chối lời tỏ tình của bạn trai cùng lớp mà không làm cho bạn ấy ghét mình, thù mình? Tuổi 14-15 có biết yêu chưa? Khi mình thấy nhớ người bạn đó quá, và không muốn người bạn ấy quen thân với ai khác thì có phải mình đã yêu? Làm sao để có thể vẫn yêu bạn mà vẫn chuẩn bị tốt bài vở để thi học kỳ 2? Em đang là học sinh giỏi, bạn ấy cũng vậy, nhưng mỗi khi cùng ôn bài, dường như em
  21. không tập trung được. Em cứ hồi hộp vì ánh mắt của bạn cứ nhìn em Còn đang học phổ thông mà biết yêu rồi thì đúng hay sai? Hãy giúp em một biện pháp ổn định tinh thần đề học thi, nhưng đừng bắt em "quên tình yêu đi"! Quả là một “chuyên đề” khó! Tình yêu! Vấn đề muôn thuở của nhân loại mà không có nó thì nhân loại không tồn tại. Nhưng tình yêu là gì? Thật chẳng dễ lý giải. Có tác giả nói: "Yêu nhau không chỉ là nhìn nhau mà cùng nhau nhìn về một hướng". Có nghĩa, yêu không chỉ dành cho hai người mà để hai người chung sức chung lòng hoàn thành một sứ mạng tốt đẹp cho xã hội. Để trả lời câu hỏi có nhất thiết hai người nam và nữ phải kết thành lứa đôi không, một tác giả khác cho là rất cần vì mục đích của đời sống lứa đôi là giúp nhau tự hoàn thiện. Điều này có nghĩa yêu không chỉ là những cảm xúc mãnh liệt, những mơ mộng lãng mạn mà còn là sự chín chắn, tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc trước cuộc sống và sự tự hoàn thiện bản thân để cùng nhau hoàn thành một sứ mạng. Tình yêu bắt đầu bằng sự thu hút giữa nam và
  22. nữ và cảm xúc này xuất hiện rất sớm khi ta mới lớn lên. Nó rất tự nhiên và không ai cấm đoán được. Có điều nó chưa hẳn là cái tình yêu chân chính vừa định nghĩa trên. Để tiến tới tình yêu không chỉ vì mình mà còn vì xã hội, đòi hỏi những con người trưởng thành, chín chắn mà chỉ thời gian và kinh nghiệm mới đem lại được. Điều này có nghĩa là, ở lứa tuổi của mình, các em chưa đủ điều kiện để hiếu hết ý nghĩa trọn vẹn của tình yêu. Vì thiếu chín chắn nên ta dễ nhầm lẫn tình yêu với những thứ khác ví dụ như sắc đẹp, tiền tài, nhất là tình dục. Ví dụ: một bạn trai mê cái miệng cười có duyên của bạn gái. Còn bạn gái thì thích chiếc xe Dream của bạn trai mà nghĩ đó là tình yêu. Nói cho cùng người ta bị thu hút lẫn nhau không vì giá trị chân chính của bản thân đôi bên mà vì những cái bề ngoài. Dễ nhầm lẫn với tình yêu hơn cả là tình dục. Nhất là bạn trai khi lớn lên thì có sự thúc giục mãnh liệt của bản năng tình dục. Các phương tiện truyền thông tác động thêm và khi ta không được giáo dục để làm chủ bản thân và tôn trọng người khác phái thì mọi sự dễ kết thúc với quan hệ tình dục quá sớm như thường xảy ra. Hậu quả có thể là những cuộc
  23. hôn nhân sớm đổ vỡ, hoặc những cuộc nạo phá thai ở tuổi quá trẻ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về thể chất, mà cả tinh thần. Thời xưa lễ giáo, sự hướng dẫn của cha mẹ khiến cho bạn trẻ phải tự kiềm chế và chờ đến tuổi trưởng thành hơn mới tính tới chuyện yêu đương một cách nghiêm túc. Thời nay các em có nhiều tự do hơn nhưng điều này cũng có nghĩa các em cũng phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với bản thân. Tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân. Để có những cuộc hôn nhân bền vững không chỉ đem lại hạnh phúc cho lứa đôi mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, cần phải có hai con người trưởng thành, có sự nghiệp chung một lý tưởng (để cùng nhau nhìn về một hướng) Chắc các em đồng ý với những điều này trên lý thuyết, nhưng tự hỏi làm sao để đầu óc thanh thản mà học bài. Làm sao vẫn học hành mà không bắt các em quên tình yêu đây? Cô xin lần lượt trả lời các câu hỏi cụ thể. 14-15 tuổi mà nghĩ đến chuyện yêu đương là quá "già" rồi các em ơi! Các em nên đánh đũa, nhảy
  24. múa, ca hát để trở lại lứa tuổi của mình. Học phổ thông biết yêu chưa và yêu có gì sai không? Không ai, và ngay cả bản thân các em có thể cấm cản hay xua đuổi được các cảm xúc tự nhiên đó. Có thể gọi đó là tình yêu theo nghĩa trọn vẹn của nó thì chưa. Lao vào yêu quá sớm sợ các em chưa đủ các điều kiện cần thiết để yêu thật chín chắn. Còn những chàng trai nào mà ghét hay thù khi bạn gái không đáp ứng tình cảm của mình thì thiếu tinh thần thể thao quá! Cuộc đời có hàng ngàn thứ để ta quan tâm và trên cơ sở đó xây dựng một cuộc sống tinh thần thật phong phú. Các em nên tạo cho mình những sở thích hay đam mê trong lĩnh vực học thuật nghệ thuật, thể thao, giải trí để có một nhân cách thật phong phú. Chính sự phong phú này là chất keo gắn chặt lứa đôi. Hãy chuẩn bị một tương lai nghề nghiệp thật vững chắc. Giữa bấy nhiêu chuyện phải làm đó, mối bận tâm về tình yêu sẽ giữ một vị trí tương đối thôi, nó sẽ không còn lấn chiếm đầu óc các em một cách tuyệt đối. Ông bà ta dặn tránh để lửa gần rơm. Giờ đây chính các em phải tự mình tránh điều đó. Phần đầu cô có nhắc đến những nhầm lẫn
  25. trong tình yêu và sự nhầm lẫn này cuối cùng đem lại nhiều bất hạnh. Nhiều bạn trẻ hay hỏi làm sao để hiểu rõ người kia để không chọn lầm. Theo cô vấn đề không phải là biết người kia mà biết chính bản thân mình vì chính hệ thông giá trị của bản thân định hướng chúng ta. Ta chọn anh chàng có xe Dream vì chính ta có xu hướng thực dụng. Ta chọn cô gái đẹp vì ta háo sắc hơn trọng đức độ. Do đó, biết mình rồi mới hiện được người. Trong nhóm bạn chơi hay khi gặp gỡ các nhà tham vấn, các em nên nỗ lực tìm hiểu bản thân mình. Chúc các em có được nhiều hoạt động sáng tạo trẻ trung, đa dạng phù hợp với lứa tuổi và biết đặt tình yêu đúng vị trí của nó trong độ tuổi mình. Created by AM Word2CHM
  26. Làm sao nhận ra tình yêu đích thực? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, cháu là học sinh lớp 9. Cháu vẫn thường đọc các mục tư vấn tâm lý trên một số báo và cháu cũng tìm được cho mình những bài học mà trên lớp thầy cô ít có dịp nói đến. Cháu có một thắc mắc nhờ cô giải thích thêm: Thế nào là tình yêu đích thực? Làm sao để nhận biết nó ? Cháu rất cảm ơn cô. Câu hỏi của em quá lớn, chung chung mà hàng ngàn cuốn sách đã cố gắng lý giải. Tham vấn trực tiếp hay qua thư từ nhằm mục đích giúp người hỏi trên giải đáp cho những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cô có thế trả lời rất tổng quát là khi người ta yêu thật thì người ta không ích kỷ và tôn trọng người mình yêu. Em hỏi làm sao nhận ra tình yêu đích thực? Để nhìn nhận điều đó gồm hai yếu tố: đối tượng được nhìn và cái nhìn của chủ thể. Vật nhìn vào có thể sáng chói như mặt trời, nhưng nếu đôi mắt của người nhìn mù tịt thì
  27. cũng như không. Hay ngược lại, người kia chỉ muốn lợi dụng ta mà ta tưởng họ yêu ta. Tình yêu là một yếu tố dễ gây mù quáng. Vậy làm sao ta có cái nhìn sáng suốt trong tình yêu? Trước tiên là phải biết chính mình thật kỹ. Sự không ích kỷ và sự tôn trọng đối với người kia làm cho cái nhìn của chúng ta trong suốt hơn. Nhưng quan trọng hơn là sự hiểu biết và từng trải. Hai yếu tố này chỉ thời gian mới đem lại cho chúng ta. Bởi thế ở tuổi em, nếu yêu vội thì có thể có nhiều khả năng không yêu đúng. Vì vậy cô đề nghị em hai việc: đọc kỹ mục TVTLHĐ có trả lời chung cho học sinh về tình yêu; đề nghị trường em tổ chức các chuyên đề có liên quan trong sinh hoạt hè. Created by AM Word2CHM
  28. Làm thế nào để người khác tôn trọng mình? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Vì sao các bạn nam hay đòi hỏi bạn nữ "chuyện đó" hở cô? Sau một thời gian quen biết, tình cảm trở nên có phần gắn bó là con gái lại nghe điệp khúc quen thuộc của con trai: "Cho" anh đi! Từ chối bằng lời nói thì cũng không khó, nhưng thật khó khi người ta có những cử chỉ tấn công mạnh bạo. Mong cô giúp chúng cháu làm cách nào để giữ mình chống lại hành vi xâm hại tình dục Cảm ơn các em đã nêu thẳng vấn đề. Ông cha ta có nói: "lửa gần rơm dễ bén". Sự thu hút giữa nam và nữ về mặt tình cảm và thể xác là một điều tự nhiên. Đối với các bạn trai, yếu tố thể xác lại càng mạnh mẽ hơn khi "rơm" mon men tới gần. Tuy nhiên con người khác con vật ở chỗ, con người không chỉ có bản năng mà còn có tình cảm và lý trí. Hai yếu tố này điều khiển bản năng và giúp con người tự chủ trong hành động và biết TÔN TRỌNG người đối diện, đặc biệt nếu đó là người mình thương yêu. Cô nghĩ khi một
  29. thanh niên thật tình yêu một thiếu nữ, thì không bao giờ họ sỗ sàng như trường hợp các em nêu. Các thanh niên chưa gì mà "xin" chuyện đó chỉ coi con gái như món đồ chơi để thỏa mãn thú tính. Làm sao các em có thể làm bạn với những kẻ như vậy? Hãy tránh xa họ ngay. Hiện nay, tệ quấy rối tình dục bị lên án mạnh mẽ trên thế giới và người ta đề nghị phải tri hô lên. Bây giờ về phần "rơm". Liệu "rơm" có vô tình làm cho lửa dễ bén không? Ví dụ như trong cách ăn mặc, điệu bộ, nói năng có gì làm cho bên kia hiểu lầm là mình cũng sẵn sàng không? Các em nói "gắn bó" là sao? Đó là chỉ về mặt tình cảm hay đi xa hơn trong các cử chỉ vuốt ve, âu yếm? Nếu còn quá trẻ như các em mà dễ dãi trong vấn đề này, thì tất yếu "lửa" phải bùng lên. Chính sự gần gũi về thể xác sẽ kích thích các bạn trai đi xa hơn. Các em muốn người khác tôn trọng mình? Hãy tự trọng trước đã. Ngoài miệng "họ" chê mình là "tủ lạnh", không "sành điệu", nhưng bên trong họ sẽ quý trọng mình. Người đàn ông khi cưới vợ sẽ không tìm người có quá khứ quá dễ dãi.
  30. Có một điều làm cô rất lo âu là nếu các em mô tả môi trường giáo dục cấp II mà có nguy cơ xâm hại tình dục thì vấn đề nghiêm trọng lắm. Nếu trong thân nhân, người quen biết của các em là giáo viên quan tâm đến các em, ban giám hiệu hay các vị có trách nhiệm của ngành giáo dục thì các em nên mời họ đọc bài này để ngành gấp rút tổ chức các khóa học về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và cả bình đẳng giới nữa, vì thái độ nam học sinh mang nặng tính phong kiến xem thường phụ nữ. Chúc các em can đảm đẩy vấn đề lên. Created by AM Word2CHM
  31. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Tôi là giáo viên cấp III, thường xuyên phải đối đầu với những tình huống đụng chạm đến nhân cách học sinh. Chẳng hạn, học sinh lừa thầy điểm số trong bài kiểm tra rồi đem bài đi kiện cáo; học sinh không nghiêm túc học hành, giờ thi lại giở đủ mánh lới quay cóp để kiếm điểm cao. Và, có em đạt điểm cao thật, nhờ "tài" quay cóp. Một số học sinh đàng hoàng thấy vậy tỏ ra buồn tủi, hết tin tưởng vào việc thi cử. Khi đem chuyện đó nói với phụ huynh thì họ chẳng những không khuyên bảo con mình, lại còn trách giáo viên quá khắt khe với học trò, thậm chí có cử chỉ thô bạo với giáo viên. Nếu tôi cứ làm lơ cho mọi chuyên qua đi thì thật dễ dàng, nhưng nghĩ đến các em học sinh trung thực, tôi không đành lòng. Có cách nào giúp tôi thoát khỏi sự dằn vặt này khi mà học sinh thiếu nhân cách cứ "nhơn nhơn" trước mắt mọi người
  32. Rất tiếc là sự thiếu trung thực và thiếu tự trọng trong giáo dục lại trở thành một quốc nạn. Vấn đề chị đề cập đến đáng lẽ phải nêu lên ở cấp vĩ mô, nó bắt nguồn từ tình hình đạo đức chung của xã hội. Điều đáng buồn là thay vì giáo dục con mình những nguyên tắc đạo đức cơ bản, có những phụ huynh lại hỗ trợ con mình trong cái xấu. Tôi có một người bạn rất bức xúc với vấn đề này. Lúc đầu tôi khuyến khích chị bảo vệ sự thật đến cùng là có biện pháp với những học sinh sai trái. Trao đổi một hồi tôi hiểu ra là hành động này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của chị, nên tôi đã rút lại lời khuyên. Buồn quá! Mà sao chị tự "dằn vặt" trong cô đơn vậy? Đồng nghiệp của chị đâu, ban giám hiệu của chị đâu? Chẳng lẽ lại như trường hợp của chị bạn tôi là người có trách nhiệm càng chịu thua và né luôn vấn đề. Cá nhân riêng lẻ không làm gì được, chứ một tập thể đoàn kết là một sức mạnh có thể tham gia chấn chỉnh tình hình đạo đức ở học đường. Sao chị không bàn bạc với bạn bè thử xem. Chằng lẽ chúng ta đầu hàng trước cái xấu? Và cũng rất tội nghiệp cho các em học sinh của chúng
  33. ta. Các em cần một môi trường lành mạnh vì giáo dục - nhất là giáo dục nhân cách không chỉ là những lời giảng ở lớp học. Chẳng lẽ sứ mạng nhà giáo đang bị "đe dọa" đến mức này. Chúc chị can đảm đem vấn đề ra bàn với đồng nghiệp, thậm chí cấp trên. Created by AM Word2CHM
  34. Không nên o ép sự cởi mở TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu có một người bạn cùng lớp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạn ấy cố gắng lắm mới đi học được. Tuy nhiên, bạn ấy lại mắc tật uống rượu, nhất là mỗi khi có vấn đề gì lo buồn, không giải quyết được. Bạn ít tâm sự với ai, do mặc cảm thân phận. Cháu rất quan tâm đến bạn, thỉnh thoảng cũng hỏi thăm, vào giờ ra chơi. Bạn rất dè dặt và ngại nói đến chuyện khổ của gia đình. Một vài đứa bạn trong lớp "trêu" cháu: ai hỏi T. đều không nói, chi có nhỏ B. thì nó mới há miệng tâm tình. Cháu thật ngại vì chuyện bóng gió này. Cháu muốn giúp bạn thiệt tình. Nếu xuống ngồi chung bàn với bạn ấy, có thể gần gũi hơn để biết bạn ấy đang gặp khó khăn gì. Nhưng, cháu đang ngồi bàn nhất, chuyển chỗ như vậy, các bạn lại có dịp chọc ghẹo, bạn ấy sẽ khó chịu và cháu cũng không vui gì. Có cách nào khác để cháu có thể tìm hiểu hoàn cảnh
  35. của bạn không, thưa cô ? Mong cô giúp cháu vài ý kiến. Việc em quan tâm giúp đỡ bạn bè là tốt. Tuy nhiên giúp đỡ là cả một nghệ thuật. Theo khoa học thì sự giúp đỡ chỉ hiệu quả khi người có nhu cầu cần đến nó. Còn người giúp đã thì phải có động cơ trong sáng, vô tư và tôn trọng "nhịp độ" của người kia. O ép sự cởi mở không khác nào phá vỡ một cánh cửa một cách thô bạo. Muốn bạn cởi mở không phải là tìm cách ngồi gần anh ta mà em phải có thái độ thế nào để anh ta muốn tâm tình với em. Đó là thái độ khách quan lắng nghe và sẵn sàng giữ bí mật những gì anh ta tâm tình với em. Hay tỏ ra là một người bạn vô tư. Lại ngồi gần anh ta vô ích và tạo thêm lời ra tiếng vào của bạn bè. Cô thấy em quan tâm đến anh ta hơi nhiều. Và coi chừng, mọi sự "tấn công" cho dù là êm dịu của tình bạn, hay tình thương cũng có thể làm cho người kia xa lánh.
  36. Vả lại tình trạng uống rượu của anh ta mỗi khi có chuyện lo buồn là "sự cố" có phần nặng nề rồi. Điều anh ta cần là tìm đến một nhà tham vấn chuyên nghiệp để nhờ hỗ trợ tâm lý và một bác sĩ tâm thần để cai rượu vì anh ta còn quá trẻ. Created by AM Word2CHM
  37. Nên chọn việc làm phù hợp với năng khiếu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cô ơi, cô có nghĩ rằng câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim" là đúng hoàn toàn không cô? Trong trường hợp của mình, cháu thấy câu đó chẳng có gì đúng hết. Cháu học hành rất chăm chỉ, suốt ngày "hoạt động" trên bàn học mà cũng không bằng ai (hiện nay cháu đang học lớp 10, chuyên Anh). Bạn cháu học một, biết mười. Cháu học một biết một. Không học nữa thì không biết. Mỗi lần cháu tâm sự với ba má về chuyện học hành của mình, cháu than cháu học sao dở quá, ba má lại quát cho "thì nghỉ học đi cho rồi". Cháu thật sự khổ sở cô ạ. Cháu buồn và tuyệt vọng quá. Không ngày nào là cháu không khóc. Cô ơi, cô chỉ cho cháu cách học sao cho có kết quả tốt hơn. Một số người bảo cháu, học trường chuyên là giỏi rồi, lo gì. Nhưng ba má cháu thì muốn cháu học giỏi. Bản than cháu cũng muốn như vậy, và nhất là không muốn
  38. ba má bị thất vọng. Cháu không tiếc công mài sắt, nhưng mài làm sao cho thành cây kim cơ, cô ạ. Tâm sự được với cô như thế này, cháu nhẹ lòng đôi chút. Mong cô dành thời giờ hồi âm cho cháu. Cám ơn cô rất nhiều. Cô tin ở câu tục ngữ nhưng vấn đề là mài kim bằng "công cụ" nào. Nghĩa là phương pháp và thái độ học tập. Cô không biết em có chủ quan khi so sánh mình với bạn bè không? Còn về cách học tập của em, mới nghe cô thấy "oải" rồi. Học phải vui kiến thức mới vào còn học nhọc nhằn như em thì thật là khó có kết quả. Em không thiếu thông minh mà có thể vì em có mối lo âu nào đó nên khó tập trung. Có thể em quá căng thẳng vì muốn đáp ứng kỳ vọng của ba má hay muốn "giỏi cho bằng được". Học để biết, để sống chứ không phải vì danh hiệu em à. Trước tiên em nên tới Trung tâm Tư vấn Tâm lý ở 43 Nguyễn Thông xin làm một trắc nghiệm và nhờ thầy hưởng dẫn giúp em tự đánh giá sự lựa chọn môn
  39. học của mình xem có phù hợp với năng khiếu không và mức độ IQ (tỷ số thông minh) của em có đáp ứng sự học tập của em không. Sau đó, nếu không có gì trục trặc về hai phương diện trên thì em nên tìm đến một nhà tham vấn tâm lý để giúp tìm ra manh mối của khó khăn gặp phải. Cũng xin nhắc em rằng, Không phải nghề trí óc mới là vinh quang hay đem lại hạnh phúc cho ta. Làm việc gì đó phù hợp với năng khiếu ta sẽ thành công. Và thành công đem lại hạnh phúc. Created by AM Word2CHM
  40. Chỉ có “sự thật” mới giải phóng con người TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Dì của cháu có một đứa con trai, năm nay mười bảy tuổi. Hai năm trở lại đây, nó trở nên ít nói, hay đổi cáu, sống cô lập. Đi học về là nó ngồi chơi game suốt mấy tiếng đồng hồ, có khi chơi tới khuya. Ngoài ra, nó còn không để ý và trả lời câu hỏi của người khác. Ngược lại, khi chơi với mấy đứa nhỏ thì nó vui vẻ và cười đùa thật hồn nhiên. Và, cũng hai năm ta lại đây, từ một học sinh giỏi 9 năm liền, nó trở thành một học sinh bình thường. Từ nhỏ cho đến lớp 9, nó sống với bà ngoại, nó vui vẻ lắm. Rồi dì cháu đem có về sống chung, thì nó lại chẳng quay về thăm ngoại, dù chẳng xa xôi gì! Nó là con một nên dì cháu rất cưng nó. Me cháu (là dì nó) cũng muốn góp ý với nó nhưng ngại, hơn nữa không biết dạy dỗ nó cách nào. Một ngày, nó nói chuyện với người lớn không quá ba câu, tuy không có dấu hiện hỗn hào hay hung dữ. Có chuyện
  41. này cháu muốn kể cho cô nghe (vì cháu nghĩ có thể là nguyên nhân làm thay đổi tính tình của nó): em cháu không có cha, từ nhỏ sống với ngoại. Dì cháu sẵn sàng kể mọi chuyện cho nó nghe, bây giờ nó mười bảy tuổi rồi, nhưng nó bảo nó không cần biết chuyện của người lớn! Liệu em cháu có bất thường về tâm sinh lý không? Kính mong cô giúp một lời khuyên, hoặc một giải pháp tâm lý nào đó cho em cháu. Em bà con của em không có gì là bất bình thường về tâm sinh lý. Con trai ở tuổi này lầm lầm lì lì không nói chuyện với người lớn là bình thường. Tuy nhiên em ấy có một nỗi khổ to lớn là lớn lên không có cha và và lại không ở với mẹ - người đã sinh ra mình. Uẩn khúc cuộc đời của em ấy nằm ở chỗ này. Cô có biết một bé trai mười ba tuổi được mẹ gửi ở cùng một gia đình khác ở nước ngoài để đi học. Qua đó, cháu gặp mâu thuẫn với một đứa con của gia đình này. Cháu bất hạnh và hận mẹ suốt đời vì cho rằng bị mẹ ruồng bỏ. Điều này cũng có lý, một phần vì bà mẹ cũng góa chồng và gặp nhiều khó khăn trong giáo dục cháu.
  42. Em của em cũng có thể có tâm trạng tương tự. Sống với ngoại rồi đùng một cái dì em đem nó về và rất cưng nó. Nó có thể hỏi tại sao thương mà không nuôi nó từ nhỏ. Chắc chắn là dì em có hoàn cảnh riêng, nhưng trẻ con không thể hiểu. Có thể em ấy không về thăm bà ngoại, vì giận ngoại sao lại bỏ mình một lần nữa. Nhiều người còn chưa hiểu tính phức tạp trong sự phát triển tâm sinh lý của một con người trong quá trình lớn lên. Sự ổn định của môi trường gia đình rất quan trọng. Bắt trẻ nay ở chỗ này, mai ở chỗ kia không khác nào bứng rễ một cái cây đang lớn, cho dù là ở với người thân. Sự thích nghi với môi trường mới không dễ dàng Vấn đề là ở suốt quá trình ở với ngoại, mẹ em ấy có thường xuyên lui tới thăm con và chứng tỏ tình thương của mình không? Hơn nữa, việc khám phá sự thật về hoàn cảnh của em ấy phải từ từ, thay vì quá đột ngột. Sự việc mẹ của em sẵn sàng kể hết cho em ấy nghe là tốt. Nhưng cách làm phải hết sức tế nhị. Nhận ra sự thật này có thể là "quá tải" cho em ấy, nên em ấy mới nói "không cần biết chuyện người lớn".
  43. Chỉ có "sự thật mới giải phóng con người", nhưng phát hiện có thể là một quá trình đầy đau khổ. Không khéo ta có thể làm cho em ấy khổ thêm. Đề nghị dì em nên gặp một nhà tâm lý để được giúp đỡ trong chuyện này. Theo em mô tả thì em của em là một chàng trai thông minh, dễ thương, khôn ngoan. Sự sa sút trong việc học sẽ được khắc phục khi vấn đề tâm lý được giải tỏa. Created by AM Word2CHM
  44. Đừng đặt cho mình mục đích sống quá thiển cận TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, cháu mười bảy tuổi. Gia cảnh cháu rất buồn: ba đã mất từ khi cháu còn nhỏ, mẹ đi lấy chồng khác. Cháu ở với nội. Nhà nội nghèo, cháu phải nghỉ học từ lớp 9. Cháu vào Sài Gòn tìm việc làm để có tiền giúp nội. Trong thời gian ở đây, cháu có quen và thương một người con trai hai mươi bảy tuổi. Anh ấy cũng ở quê vào làm ăn, hiện lành. Cháu cảm thấy an ủi rất nhiều ở xứ lạ này, vì anh ấy sẵn sàng chia sẻ cùng cháu mọi vui buồn, sướng khổ. Cháu yêu anh ấy, anh ấy cũng nói rằng rất yêu cháu, nếu có việc gì không như ý xảy ra thì anh ấy chờ cháu lập gia đình trước rồi mới đi lấy vợ. Nhưng mới đây anh ấy lại cho cháu biết, anh ấy bị ba má bắt làm đám cưới với một cô gái ơ quê. Cháu cảm thấy mình bị lừa dối nặng nề và không còn muốn sống nữa. Lần đầu biết yêu, tưởng rằng sau bất hạnh của gia đình, anh ấy là chỗ
  45. dựa cho cháu. Nào ngờ Sao con trai cứ hay làm con gái buồn vậy cô? Bộ họ lừa được tình yêu của con gái là hay lắm sao? Cháu đâm ra oán ghét con trai nhiều lắm Cháu phải làm gì bây giờ cho hết buồn, hết hận? Chết chi uống vậy em khi ở tuổi mười bảy cuộc sống chỉ mới bắt đầu? Lại càng uổng hơn khi em chết vì một chú nhóc hai mươi bảy tuổi đầu "bị mẹ bắt" phải làm theo khi quyết định một việc quan trọng cho đời mình! Làm sao em tìm được chỗ dựa nơi một người đàn ông như vậy? Nói cho vui thôi chứ đó chỉ là cái cớ mà nhiều chàng trai đưa ra để thối thoát. Em nên cùng cô xem xét lại toàn bộ vấn đề vừa xảy ra. Câu nói của anh ta: "Nếu có trục trặc " theo em là chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng có thế là anh ta báo trước sự trục trặc. Nhiều thanh niên nam nữ từ tỉnh lên thường cô đơn nên hay tìm nhau đề dựa dẫm lẫn nhau. Có khi có tình yêu nhưng cũng có khi là tìm vui qua ngày, chưa kể là sự lợi dụng nữa. Tại sao con trai hay lừa dối? Đó là vì con gái hay cả tin! Vì sao con gái quá dễ tin? Đó là vì nhiều bạn gái trẻ như
  46. em đặt cho mình một mục đích sống quá thiển cận, nhỏ hẹp. Các em chỉ muốn cho bằng được "bắt một tấm chồng" làm chỗ dựa. Các em không trông cậy vào bản thân mà chỉ muốn một chỗ dựa nghĩa là SỐNG LỆ THUỘC. Với tâm lý này khó mà không chủ quan để chưa gì mà nghĩ rằng người ta yêu mình. Em không nên oán ghét con trai mà hãy nhìn lại bản thân. Mười bảy tuổi1 Con đường phía trước còn quá dài để bỏ cuộc. Mười bảy ruồi, tuổi bẻ gãy sừng trâu - có nghĩa là các em còn rất nhiều tiềm năng để chinh phục cuộc sống, nhất là chinh phục bản thân. Hãy nhìn lại và tìm hiểu bản thân. Kế đó là chuẩn bị cho hạnh phúc tương lai một cách thiết thực. Đó là một nghề chuyên môn để nuôi bản thân và tự tạo cho mình một vị trí xã hội. Rất nhiều bạn trẻ trong hoàn cành khó khăn vẫn vừa làm, vừa học để chuẩn bị tương lai. Em nên lấy đó làm niềm vui hiện tại và chỗ dựa thật sự cho tương lai. Em nên tham gia các câu lạc bộ trẻ để làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần: đọc nhiều sách, nhất là sách học làm người. Nên chuẩn bị để sống độc lập về kinh tế và tình cảm. Nếu có tình yêu thì
  47. sẽ là một tình yêu đích thực, bình đằng, không ai dựa dẫm vào ai hay lợi dụng ai. Nếu không gặp tình yêu, em vẫn sống thoải mái một cuộc đời có ý nghĩa. Đừng tuyệt vọng vì chính em làm cho mình khổ, và cũng chỉ chính em mới làm thay đổi sự việc. Created by AM Word2CHM
  48. Cái duyên mới là yếu tố cầm giữ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, vì sao người ta lại lên tiếng phản đối những bạn nữ sinh dự thi các cuộc thi có liên quan ít nhiều đến sắc đẹp? Tại trường cháu đang học, có mấy chị đã đạt danh hiệu người đẹp, hoa hậu ảnh. Nay, mấy chị đó đã ra trường. Theo suy nghĩ của cháu, không phải tất cả nữ sinh đó bị các cuộc thi đó "dụ khị" vì thực tình mà nói, muốn dự thi phảii có nhiều tiền lắm. Quần áo, son phấn và nhiều thứ khác nữa. Đặc biệt là với các bạn dự thi, không chỉ có các bạn ấy muốn mà cả ba mẹ các bạn ấy cũng đồng ý cho con cái đi thi và hết lòng hỗ trợ tiền bạc. Với những người này học hành là mục tiêu theo đuổi và họ muốn tham gia các cuộc thi thử thách về trí tuệ. Với những người khác, họ muốn tham dự những sân chơi không có bài học, thế tạo sao mình lại chê trách? Cháu nghĩ, dự thi sắc đẹp đâu phải là chuyện kém đạo đức? Những nhà tổ
  49. chức cũng không nhằm tìm kiếm những cô gái kém đạo đức để trao tặng phần thưởng và danh hiệu. Cách tổ chức cũng không nhằm tạo nên những cô gái như vậy. Họ có là những cô gái như thế nào đó, trước hết là do chính sự giáo dục của gia đình, phải không cô? Cháu và rất nhiều bạn khác không hề có ước muốn trở thành hoa hậu, vì nhiều lý do, nhưng cũng rất thích xem thi hoa hậu, thi duyên dáng, thi người đẹp qua ảnh Dù sao đó cũng là cuộc chơi vui vẻ thôi. Nhưng mà đẹp! Và cũng có tính chất thi thố, đâu phải dễ dàng lọt vào hàng đoạt giải cao. Cháu chưa hiểu vì sao người ta lại không thích nữ sinh tham gia các cuộc thi người đẹp? Mong cô giải thích giùm cháu Trái đất này mà không có cái ĐẸP thì nhân loại không biết làm sao mà sống. Nhưng cái đẹp nằm ở mọi nơi, ví dụ một cánh hoa tươi thắm, một cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một em bé bụ bẫm, một cô gái có ngoại hình đẹp. Nhưng những cái đẹp đem lại ý nghĩa sâu xa cho cuộc sống, giúp chúng ta hoàn chỉnh nhân cách chính là cái đẹp tinh thần mà không có nó, đời
  50. sống của nhân loại không thể duy trì được. Đó có thể là tình mẫu tử bao la, tình bạn, sự dũng cảm hy sinh cứu người cứu nước, sự trung thực v.v Ở phụ nữ cần hai yếu tố: cái đẹp bên ngoài và cái duyên bên trong. Đẹp là yếu tố thu hút còn cái duyên mới là yếu tố cầm giữ. Bởi cái duyên xuất phát từ sự nhạy bén tinh thần, sự đôn hậu, khả năng lắng nghe, thông cảm để đối đáp một cách phù hợp. Có những người không đẹp nhưng được nhiều người ưa thích, có những người đẹp lại bất hạnh trên đường tình Hồi nhỏ trong đám bạn học của cô có một chị đẹp từ đầu đến chân, không chuyên viên thẩm mỹ nào có thể tạo ra cái đẹp tự nhiên đó. Bọn con trai bu như kiến. Có điều dần dần họ cũng dang xa. Vì biết mình đẹp, chị bạn cô lúc nào cũng muốn mình là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ. Đi chơi một đám mà người ta quên chị thì chị làm gì đó để gây chú ý. Có lần trong bữa tiệc đông người, chị đập một chiếc bong bóng để mọi người phải nhìn lại. Tụi này hồi đó học nước ngoài, xung quanh chị toàn là những anh thạc sĩ, tiến sĩ. Rốt cuộc chị không thành hôn với
  51. người nào. Sắc đẹp và người đẹp không có tội lỗi gì, nhưng chỉ quan tâm tới cái đẹp bên ngoài thì có thể kéo theo những hậu quả không hay. Vậy đó, cái đẹp có thể làm mất đi cái duyên, còn người có duyên không đẹp lại trở thành đẹp. Em có để ý không, người thân của chúng ta không đẹp nhưng vì thương họ ta nhìn riết quen mắt rồi thấy đẹp. Trở lại chuyện thi hoa hậu ở tuổi học đường. Tuổi này sự hiểu biết chưa đầy đủ, nhấn mạnh cái đẹp thể xác có thể làm cho bạn trẻ quên đi cái đẹp toàn diện của nhân cách, coi nhẹ sự trau dồi kiến thức, sự chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp vững chắc vì ít ai sống bằng nghề hoa hậu. Vả lại trong nền kinh tế thị trường hình ảnh thân xác phụ nữ bị khai thác triệt để trong quảng cáo để làm giàu cho ai, em biết rồi. Các cựu hoa hậu càng dễ bị khai thác bởi các thế lực thương mại nếu không ý thức giữ gìn mình. Em nên đọc lại loạt bài trên báo Tuổi Trẻ xung quanh vụ "bán lúa non" (đặc biệt bài của một cựu hoa hậu) và bài của cô (Thân xác PN món hàng kinh doanh béo bở nhất) trên báo Phụ nữ và cả tờ Kinh Tế Saigon (2 số) do các nhà doanh nghiệp viết để thấy rõ vấn đề phức tạp như thế nào. Những bậc
  52. phụ huynh cổ vũ con ở tuổi học đường tham gia các cuộc thi hoa hậu là họ chưa nhìn xa. Thi hoa hậu nói chung không có gì kém đạo đức, nhưng ở tuổi học trò thì chưa nên và có những cách tổ chức thi có thể không có lợi cho sự giáo dục trẻ. Còn các nhà tổ chức thì theo cô, họ không quan tâm đến sự có hay kém đạo đức của thí sinh. Các doanh nghiệp thì quan tâm đến sản phẩm bán ra, những người khác thì có thể có mục đích văn hóa nhưng cũng có thể có những mục đích tư lợi khác. Cô hoàn toàn không chống thi hoa hậu vì đây là một hoạt động văn hóa của toàn thế giới, đặc biệt đòi hỏi nơi người thi và nhà tổ chức trình độ TRÍ TUỆ ngày càng cao. Vui biết bao khi ngày nào đó có những cô gái VN là hoa hậu thế giới làm sứ giả hòa bình, cổ vũ cho trẻ em, giải phóng phụ nữ v.v Muốn được như vậy dân trí chung của ta phải được nâng lên để nâng tính phê phán của dư luận, để các người đẹp quan tâm đến hoạt động trí tuệ hơn và không để bị lợi dựng. Cô mong các cuộc thi cấp cao, chính quy ngày càng được nâng chất để tất cả chúng ta nâng cao nhận thức.
  53. Còn các cuộc thi hoa hậu tràn lan như hoa hậu phường xã, hoa hậu học đường, thời trang công chức, thời trang "blouse trắng" thì ôi thôi, em biết nó nói lên điều gì không? Đơn giản là sự quá nghèo nàn về ý tưởng cho sân chơi và một trình độ dân trí nào đó. Em nhớ sưu tập các bài báo và rủ bạn bè thảo luận. Created by AM Word2CHM
  54. Làm sao để giới trẻ và phụ huynh hòa hợp nhau? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Chuyên ăn mặc luôn là vấn đề để cháu và ba mẹ tranh luận. Cuối cùng, cháu phải nghe lời vì mình là con, không được phép cãi. Cháu không chọn những trang phục mà ba mẹ cháu chọn và ngược lại, trừ đồng phục đi học, nhà trường quy định. Những bộ váy ngắn rất trẻ trung mà báo chí, đài truyền hình giới thiệu ở các mục thời trang, cháu chọn kiểu thích hợp với tuổi của mình để mặc đi chơi, đi dự sinh nhật, đi học thêm mà ba mẹ cháu cũng không cho. Ba mẹ cháu bảo cứ theo mấy cái giới thiệu đó là hỏng bét! Nếu những trang phục ấy là xấu, hở hang, phản cảm, là góp phần tạo cho con gái hư hỏng, thì tại sao báo, đài lại giới thiệu và cũng không ít người mặc nó phô diễn trên sân khấu? Cháu từng thấy trên báo một nhà thời trang nữ nổi tiếng của VN giới thiệu những kiểu thiết kế mới với chất liệu rất mỏng và những đường cắt "sâu xa",
  55. nhưng người mẫu lại để ngực trần (không mặc áo ngực). Có thuê cháu mặc, cháu cũng không dám dù trong mắt cháu kiểu ấy cũng đẹp, cũng hấp dẫn lắm. Phải làm sao cho giới trẻ và phụ huynh hòa hợp nhau trong sự chọn lựa cách ăn mặc mà báo, đài cũng đang góp phần cổ vũ? Thế hệ nào có gu thẩm mỹ ấy và cái gì không quen mắt dễ trở thành chướng mắt. Mấy chục năm trước, chị bạn cô học ở nước ngoài còn mấy chiếc áo đầm cũ, mặc trong nhà nên xài cho hết. Áo phủ đầu gối đoàng hoàng mà mẹ chị ấy vẫn buồn lòng. Tội nghiệp mẹ, chị trở lại với đồ bộ quen thuộc. Bởi thế, có cuộc tranh luận giữa em và mẹ về trang phục là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ở tuổi em mà để người lớn chọn áo quần thì không hay, vì trong một nền giáo dục tốt, tuổi nào phải tự quyết định theo khả năng của tuổi ấy với sự tham khảo của người lớn. Nếu em có thói quen để cho người lớn định đoạt một chi tiết nhỏ như áo quần, thì em có nguy cơ sống lệ thuộc trong các lĩnh vực quan trọng hơn và sẽ khó mà trưởng thành. Em cũng không nhất thiết phải làm theo báo
  56. chí, mà nên xác định gu thẩm mĩ riêng của mình. Không phải vì xung quanh người ta mặc hở hang mà mình phải bắt chước. Che hay khoe (thịt) tùy hoàn cảnh (như đi dạ hội, lên sân khấu hay đi chơi) và quan trọng hơn là tùy nhân cách của mình như vóc dáng, học thức, công việc vai trò trong xã hội. Nếu theo dõi diễn biến của thời trang thì quanh đi quẩn lại chỉ có một thứ "mốt"- không bao giờ "đề mốt" (hết thời) là mốt cổ điển, là cách ăn mặc thật phù hợp với tư cách riêng và kín đáo. Kín đáo ở đây là không làm cho mình nổi bật trong đám đông với màu sắc quá rực rỡ hay xì-tin quá lập dị. Hồi nhỏ cô đi học ở nước ngoài khá lâu. Và bây giờ thỉnh thoảng cô cũng đi hội nghị ở nước ngoài và thấy sinh viên học sinh phụ nữ trí thức ăn mặc đẹp nhưng không bị ám ảnh bởi thời trang như ta bây giờ. Còn quảng cáo thì tràn ngập. Có lẽ họ đã lờn quảng cáo và quan tâm nhiều đến chuyện học hành và sự nghiệp, nên ăn mặc dù cũng thích đẹp nhưng họ đặt thời trang vào hàng thứ yếu.
  57. Em hãy quan tâm tìm tòi và khẳng định bản sắc riêng của mình. Bạn trẻ nên phân biệt các trang phục thường ngày và trang phục dạ hội hay sân khấu. Có khi ta đá lộn sân: khi đi dạo phố mà ăn mặc như trên sân khấu. Mục thời trang trên các báo có khi giới thiệu những hình ảnh đập vào mắt để gây chú ý, mà quên rằng hàng triệu cô gái nhỏ sẽ xem đó là mẫu mực. Có những mẫu áo được thiết kế nhưng có thể không bao giờ có ai mặc vì quá cầu kỳ. Điều cần làm là chính bản thân các em phải tự khẳng định bản sắc riêng của mình, phải hiểu rõ mình để chọn phục trang phù hợp và có bản lĩnh. Quan trọng nhất là hãy chọn những say mê trong lĩnh vực tinh thần, mở rộng kiến thức, trau dồi nghề nghiệp. Chừng ấy các em sẽ thấy nên làm đẹp cho vui nhưng thời trang không còn là nỗi ám ảnh. Một điều em đừng quên: "Nhìn vào trang phục của bạn, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!". Created by AM Word2CHM
  58. Làm sao “xen vào chuyện người lớn”? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thường ngày bố mẹ em rất hòa thuận. Bố rất quan tâm đến mẹ và chúng em. Nhưng có mỗi lần đi bỏ hàng cho cô H. về thì y như rằng bố lại kiếm chuyện với mẹ, quát tháo bọn em và ăn cơm vội vàng, không chờ cả nhà cùng ăn. Bố cứ như thế làm mẹ buồn, sút đi 5 ký. Chúng em thương mẹ quá, chỉ sợ tan nát gia đình. Nhưng nói với bố làm sao đây cho bố hiểu chúng em đang lo sợ. Nhiều lần chúng em xin bố cho đi bỏ hàng cho cô H, nhưng bố không chịu. Xin cô giúp cách nào để chúng em can ngăn được bố, để bố xa rời cô H. mà bố không phiền lòng: con nít mà bày đặt xen vào chuyện người lớn. Chúng em nói với cô H. có được không? Thú thật là cô cũng lúng túng như cháu. Chuyện tình cảm con người thật là khó lường.
  59. Có một điều nên làm là làm sao cho bầu không khí gia đình vẫn vui tươi ấm áp. Bởi lẽ nếu bố cháu về nhà mà cảm thấy mọi người có một thái độ khác thường thì ông lại càng dễ có xu hướng xa lánh. Hãy an ủi mẹ thật nhiều, vì đây có thể là một khủng hoảng nhất thời. Còn đặt thẳng vấn đề với cô H. chắc là không có lợi. Trong thư không thấy cháu nhắc đến những bằng chứng về quan hệ giữa bố cháu và cô ta. Nếu cô ấy là người quen, cháu nên tìm dịp như tình cờ ghé qua vui vẻ nói chuyện thăm hỏi cô ta. Cháu phải rất cao "tay ấn", có nghĩa là làm chủ cơn giận và tỏ ra như không biết gì. Nếu làm thân với cô ta được thì mới thử đặt vấn đề. Nếu cô H. là người tốt, cô ấy sẽ biết điều. Nếu cô ấy cố tình quyến rũ bố và có ý xấu, thì với thời gian ông sẽ tỉnh ngộ. Cháu nhớ thật nhẹ nhàng và tế nhị nhé. Created by AM Word2CHM
  60. Em nên xem lại mình TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Từ nhỏ, cháu đã chỉ thích chơi với bạn trai. Hiện đang học là 9, cháu cũng chơi với bạn trai nhiều hơn bạn gái. Thực lòng cháu cảm thấy chơi với bạn trai có vẻ hợp với tính tình của cháu hơn. Bạn gái có những điều cháu không thích: nói xấu nhau, nhỏ nhen, gánh tị và cả tranh giành nhau về chuyện bồ bịch. Ba má cháu rất ngại khi thấy cháu chỉ có toàn bạn trai. Đi học hay đi cắm trại gì, chung quanh cháu vẫn lố nhố "thằng này", "thằng nọ" Tụi bạn gái trong lớp thì cho rằng cháu "chảnh", một số bạn trai khác thì cho rằng cho rằng cháu pê-đê! "Chảnh" thì rõ ràng là không có, cô ạ! Nhưng pê-đê thì cháu cũng đang lo. Nếu chỉ thích chơi với con trai thì có trục trặc gì về giới tính không? Hoặc, như thế thì có lẳng lơ không? Có bạn gái đã "mắng nhiếc" cháu như vậy.
  61. Cô hơi bối rối khi đọc thư em vì cuối cùng em sợ mình là "péđé", mà "péđé" là chuyện của con trai. Kiểm tra lại với tòa soạn thì cô phụ trách cho biết em là con gái! Vậy làm sao mà "péđé" khi từ này có nghĩa là sự đồng tính luyến ái của nam giới. Là gái, em bị thu hút bởi người khác phái là bình thường. Vậy không có chuyện "pédé". Còn "chảnh"? Coi chừng một chút đó. Sao em quơ đũa cả nắm, trách con gái là nhỏ nhen, ganh tị, tranh giành bồ bịch? Là phái nữ, cô cũng tự ái đấy nhé. Nêu không thích một số tính nhỏ nhặt của vài bạn gái thì em nên mạnh dạn cổ vũ cho những đức tính ngược lại. Vả lại để có một nhân cách cân bằng em nên chơi với cả hai phái. Em xem xét lại coi em buồn vì bị các bạn cho là chảnh hay tại chính mình muốn "mình không giống ai"? Created by AM Word2CHM
  62. Giá như cô nói êm ái hơn TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, nghỉ hè rồi, con mới viết thư hỏi cô. Mong rằng cô giáo của con cũng có thể đọc được. Năm nay, lớp 8 của con được học Anh văn với một cô giáo giỏi có tiếng trong trường. Tụi con mừng lắm. Nhưng, mừng không nhiều bằng nỗi thắc mắc về cách ứng xử của cô đối với nữ sinh. Tụi con học chung với con trai. Tụi con hiểu rằng hững lời la rầy của cô chỉ vì cô muốn điều tốt cho tụi con. Giá như những lời lẽ ấy được nói ra một cách êm ái hơn. Có lần, cô đã nhận xét về cách ăn mặc của các chị lớp 9 trong chuyến dã ngoại do trường tổ chức như sau: ăn mặc gì mà hở hết cả đằng trước lẫn đằng sau, thọc nguyên cả bàn tay vào còn được Hoặc là: quần lưng xệ gì mà còn thấy luôn cả quần trong, thôi cởi cha cả quần ngoài ra luôn cho rồi, mặc quần lót không còn đỡ gai mắt hơn! Nghe được lời cô, bọn con gái ngượng chín cả mặt, còn bọn
  63. con trai thì giả vờ như không nghe thấy xúm nhau rói chuyện khác. Nhưng đâu chỉ có vậy. Để phạt một bạn nói chuyện trong giờ sinh hoạt, cô đã tát thẳng vào mặt bạn ấy ngay trong sân trường trước đông đảo học sinh cả lớp. Hành vi và lời nói của cô đối với học trò như vậy có phải là bạo hình trong nhà trường không, thưa cô? Con định viết thư nói cho cô giáo biết những suy nghĩ thật lòng của con, nhưng tụi bạn nói làm vậy sẽ bị cô ghét, trù dập. Nên, con không viết mà đợi đến bây giờ con mới viết thư tâm sự với báo Phụ Nữ. Con suy nghĩ như vậy về cô giáo là đúng hay sai? Vì sao cô lại đối xử với học sinh của mình nặng lời như thế? Con mong được lời tư vấn của cô. Dường như em chỉ mới nghe về cách cư xử của cô giáo Anh Văn. Trước mắt hay vui cái đã vì được học với một cô giáo giỏi. Mục tiêu của việc học là giỏi chuyên môn. Bây giờ ta không bàn về cô giáo Anh văn sắp tới của em mà nói chung về cách ứng xử thiếu tế nhị
  64. của một số cô, thầy. Hình như điều này có xảy ra và quả thật là đáng tiếc, vì nhà giáo dục Pháp nổi tiếng Jean Jaurès có nói: "Người ta chỉ và chỉ có thể dạy bằng chính nhân cách của mình" đặc biệt khi chúng ta "dạy người". Nhận xét về trang phục của học sinh là dạy người. Quý lắm, nhưng cách thuyết phục nhất là sự khéo léo tế nhị và tôn trọng học sinh. Con trai con gái gì cũng cần và thích sự tế nhị. Nhân cách của người dạy quan trọng lắm, ngay trong những môn khô khan như toán lý hóa, khi ta kính trọng và yêu thương cô giáo, bài học cũng dễ tiếp thu hơn. Cô hy vọng là khi tới phiên tụi em dạy học thì không còn những than phiền tương tự vì không thể hình dung một nhà giáo dục mà không dạy bằng chính nhân cách của mình. Nếu chuyện cô giáo Anh văn có thật và em ngại nói với cô thì các em có thể khéo léo trình bày với ban giám hiệu, hoặc trao đổi với phụ huynh để nhờ phản ảnh lại. Thân.
  65. Created by AM Word2CHM
  66. Hãy nhẹ nhàng khi góp ý TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Bạn gái của cháu có một người anh tinh thần, có khi bạn ấy bảo đó là anh kết nghĩa, rồi có lúc lại nói đó là anh nuôi. Thưa cô, anh tinh thần, anh kết nghĩa, anh nuôi khác nhau ra sao? Riêng cháu, vì trông cách xử sự của bạn ấy dành cho ông anh, cháu lo ngại giùm bạn quá. Chẳng hạn, bạn ấy chẳng những chăm sóc về thực ăn (anh ấy có hôm đưa tiền nhờ nấu, hoặc nhờ mua, có khi chính bạn ấy tự làm gì không có tiền bạc gì), thỉnh thoảng lại còn giặt quần áo và cắt tóc, móng tay, móng chân giùm nữa. Cháu “phê bình” bạn ấy quá dễ dãi trong cách quan hệ với anh nuôi, thì bại ấy có vẻ giận cháu, cho rằng cháu ganh tị với tình cảm ấy, chứ đã coi nhau như anh em một nhà thì những chuyện giúp nhau thân tình như vậy là chuyện thường, không có gì đáng để phàn nàn. Cháu định mặc kệ bạn ấy, không thèm nói nữa, nhưng cháu vẫn cứ
  67. thấy kỳ kỳ khi bạn ấy cứ chăm sóc ông anh theo kiểu như vậy. Khi cháu có ý kiến với bạn ấy, cô có cho rằng cháu quá đáng không? Cháu có nên khuyên bạn nữa hay không? - Anh nuôi, anh kết nghĩa hay anh tinh thần gì cũng là "anh ấy" thôi, nhất là khi bạn em có những cử chỉ thân mật và phục vụ tận tình như vậy. Chắc có lẽ có lý do gì đó mà cô ta ngại nói thẳng đó là người yêu! Hay là cô ta tự dối mình? Gì thì gì, trên nguyên tắc, mình chỉ góp ý khi được yêu cầu. Chỉ khi nào hai em là bạn rất thân thì em có thể đề cập qua. Còn khi bạn em đã phản đối rồi, thiết nghĩ em không cần quan tâm. Hãy nhẹ nhàng khi góp ý. Phê bình sẽ làm cho đối phương dội ngay. Created by AM Word2CHM
  68. Cần hiểu đúng chữ “bình đẳng nam nữ” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Trong lớp cháu có những đứa con gái rất "dữ dội" không thua gì đám con trai. Ăn to, nói lớn, cười giỡn ào ào, con trai làm cái gì được thì con gái cũng làm được. Cháu thấy như vậy là không tốt. Dẫu gì, con gái cùng phải là con gái chứ. Nhưng các bạn ấy bảo rằng nam nữ ngày nay khác xưa rồi, bình đẳng rồi. Tại sao con trai cười um sùm được mà con gái lại không? Giữ gìn nữ tính là ở chuyên gì chứ ăn to, nói lớn, cười giỡn như con trai thì có gì mà phàn nàn! Tuy rất thích bạn gái năng động, mạnh mẽ, nhưng cháu vẫn không thể có cảm tình với những bạn gái cười nói sỗ sàng, đòi "bình đẳng" với con trai ở cả những chuyện con gái không nên có. Mấy đứa bạn trong lớp đặt cho cháu biệt danh là "người đàn ông trinh tiết còn sót lại của thế kỷ 20" và còn nói rằng ai bắt hạnh lắm mới làm vợ của mày! Còn mấy đứa bạn gái thì bảo: mời ông quay
  69. về "thời xưa" để tìm thục nữ! Chẳng lẽ, suy nghĩ của cháu về con gái lại cổ hủ dữ vậy sao? Mong cô góp thêm cho cháu vài ý kiến - Em hiểu rất đúng khái niệm bình đằng nam na, và em cũng thích bạn gái năng động, mạnh mẽ chứ không cần họ là "thục nữ". Bình đằng là một phạm trù thuộc về vị trí xã hội, quyền lực. Ví dụ như trong gia đình, vợ, chồng đồng chia sẻ trách nhiệm và quyết định. Ở sở làm, nam nữ nhân viên lãnh lương, hưởng những phúc lợi như nhau khi công việc giống nhau. Ngoài xã hội, phụ nữ có quyền được ứng cử hay được đề bạt vào mọi chức vụ, dù thấp hay cao, vì lợi ích chung của xã hội. Còn chuyện ăn to, nói lớn, ồn ào thuộc về tư cách. Bình đẳng không liên quan gì với việc này. Một phụ nữ có thể rất đẹp, duyên dáng và dịu dàng nhưng vẫn là một đại biểu quốc hội sắc bén và đóng góp nhiều cho các quyết định chung. Một cô gái có thể ăn to nói lớn, thậm chí đánh lộn với con trai, nhưng khi lập gia đình lại sống phụ thuộc, không dám
  70. bảo vệ những ý kiến xác đáng của mình thì đâu có gì là bình đẳng! Cô rất tiếc là một số bạn gái trẻ hiểu lầm chữ bình đẳng và đánh mất cái duyên con gái của mình. Em thử đưa câu trả lời của cô cho các bạn (trai và gái) của em thảo luận xem sao. Created by AM Word2CHM
  71. Chạy theo “mốt”? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Nhuộm tóc, đó chỉ là nột kiểu thời trang thôi. Cháu không nhuộm hết đầu mà chỉ nhuộm một nhúm, hôm nay màu này, ngày mai màu khác. Cho mái tóc có vẻ lạ vậy mà. Nhuộm như thế cũng chẳng tốn kém nhiều. Cháu để dành tiền ba má cho ăn sáng, thỉnh thoảng lại nhuộm tí tóc cho vui. Gội đầu vài ba lần thì tóc nhuộm trở lại đen chứ đâu có sao. Vậy mà, ba má cháu rất giận. Hết má đến ba, mắng cháu nặng nề. Cho rằng cháu học đòi những điều không cần thiết. Nhuộm tóc trông có như lũ mất dạy, du côn, không đàng hoàng. Cứ hãy là một đứa con ngoan, một học trò chăm chỉ (không cần giỏi, chỉ cần biết sống tốt với thầy cô, bạn bè, không trốn học đàn đúm chơi bời) là mọi người sẽ quan tâm đến mình, mình sẽ nổi bật trong đám đông, đâu cần phải nhuộm tóc để gây sự chú ý! Cháu không đồng ý với suy nghĩ của ba má, nhưng
  72. cháu không cãi lại. Cháu làm thinh nhưng vẫn thích thỉnh thoảng nhuộm tóc cho vui! Theo cô, cháu có làm sai không? - Nhuộm tóc không có gì là sai phạm về mặt đạo đức. Đó là vấn đề ý thức thẩm mỹ. Thỉnh thoảng em thích nhuộm cho vui, cho có sự thay đổi. Nhưng có lẽ ba má em cũng đúng phần nào và các vị nói rất đúng: Chỉ cần là người tốt, học giỏi, có mối quan hệ đối xử tốt, có chút tài nữa thì được người xung quanh chú ý đánh giá cao. Có lúc mình muốn mình khác khác một chút, nổi nổi một chút thì ăn mặc mô đen hay nhuộm tóc, dễ và nhanh hơn rèn luyện các phẩm chất tinh thần. Có lẽ lý do chung nhất là xã hội chưa quen mắt với tóc nhuộm và ba má em sợ con mình bị xã hội dị nghị. Đặc biệt là vì tóc vàng, tóc đỏ theo thiên nhiên là màu tóc của người da trắng, cho nên đối với người da vàng, có người thấy nó kỳ kỳ. Em hay thông cảm với ba má vì vài chục năm nữa, khi em có con và nó có cách ăn
  73. mặc khác thường, em cũng có thể tức giận và cho là quái dị. Là một cái "mốt", rồi đây khi có nhiều người nhuộm tóc như ở Nhật hay Hàn Quốc thì người ta sẽ xem đó là chuyện bình thường. Nhưng là "mốt" thì nó sẽ qua đi vì đó là chuyện phù du. Em suy nghĩ kỹ xem em nhuộm tóc vì thấy đẹp và phù hợp với em hay vì em theo mốt? Created by AM Word2CHM
  74. Thích chồng giàu, đẹp trai là có tội? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu thường dùng thời gian rảnh của mình đến nghe nói chuyện về tâm lý ở NVH Phụ Ngữ, Cung văn hóa Lao Động Một số thầy, cô nói chuyện rất hay về việc lựa chọn người bạn đời, nhưng sao cháu có cảm giác như đứa con gái nào mơ ước sau này lấy chồng giàu, có chức, có quyền là thực dụng, là "tham sang phụ khó". Khi dành thời gian trao đổi, một số bạn không dám nói thật ý muốn của mình, cứ phải nói mình không tham giàu, không cho người có ăn, có của Riêng cháu, cháu mạnh dạn nói thật suy nhĩ của mình và người bạn đời tương lai: cháu thích lấy chồng giàu, có tiền để gia đình có một bảo đảm về kinh tế, khỏi lo toan vất vả. Cháu cũng thích người chồng tương lai có một bề ngoài dễ nhìn, gây được thiện cảm với người chung quanh. Lập tức có ý kiến xì xào, làm như cháu có tội vậy. Tại sao người ta lại dị ứng
  75. trước một cô gái mơ ước lấy chồng giàu, đẹp trai? Chẳng lẽ, cha mẹ tốn tiền cho cháu ăn học (cháu học cũng không tồi), mà cháu phải mơ ước có người chồng không giàu, không đẹp? Một số người lớn, trong đó có thầy, cô dạy học nữa, cũng có một cái nhìn khó hiểu khi nghe cháu bộc bạch như vậy. Không lẽ người con trai giàu có thì đáng ghét, chỉ có con trai nhà nghèo mới đáng yêu thôi sao? Cảm ơn em đã nói thẳng suy nghĩ của mình. Mong muốn có một người chồng giàu và đẹp trai là quyền lựa chọn của em. Tuy nhiên, điều mà tất cả chúng ta mong muốn thật sự dù ta ý thức hay không ý thức, là HẠNH PHÚC. Hạnh phúc trong gia đình là sự đồng cảm sâu sắc giữa vợ chồng, sự chia sẻ những giá trị cao đẹp của cuộc sống, sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau dạy dỗ con cái nên người để có một mái nhà thật ấm cúng, hòa thuận, vui vẻ. Chắc em cũng muốn điều đó? Tiền và sắc đẹp là phương tiện không phải là cái đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới. Điều em muốn "sự đảm bảo về kinh tế", "khỏi lo toan vất vả" sau
  76. này, đòi hỏi trước tiên không phải là một người đàn ông thật giàu mà là một người có nghề nghiệp vững chắc, khéo quản lý kinh tế gia đình và nhất là có trách nhiệm cao. Đồng tiền là con dao hai lưỡi, nó có thể đem lại hạnh phúc khi mình làm chủ nó và đem lại sự bất hạnh khi nó làm chủ mình. Theo dõi báo chí em cũng thấy bao nhiêu gia đình đổ vỡ vì tiền, với những ông chồng bê tha, những đứa con không giáo dục được. Tiền tự nó không xấu nhưng vừa có tiền vừa có đức quả là khó, mà đức mới bảo đảm hạnh phúc đích thực. Còn hoàng tử trong mơ của chúng ta luôn là người đẹp trai, hấp dẫn. Cô rất hiểu em nhưng cô cũng biết, có những bà sợ có chồng đẹp trai sẽ bị người ta cướp mất! Em muốn người chồng tương lai của em dễ nhìn để "gây thiện cảm với người xung quanh". Dễ nhìn có thể đem lại sự thu hút ban đầu, nhưng để tạo "thiện cảm" chắc đòi hỏi nhiều hơn em ạ. Có lẽ với đàn ông, người xung quanh sẽ thích sự mạnh mẽ, tính nhân hậu, sự nghiêm túc Nói cách khác là tính đàn ông: ví dụ như dũng cảm cứu người, bảo vệ kẻ yếu đuối, sẵn sàng làm việc khó v.v Hơn hết là sự trung thực và tính kiên nghị.
  77. Còn trong vai trò người chồng, người cha thì sự chung thủy, tinh thần trách nhiệm với gia đình, khả năng gần gũi con cái Con của em, để hình thành những nhân cách lành mạnh, cần mẫu người cha như trên cho dù người đó giàu hay nghèo. Không ai muốn sống trong khó khăn, vất vả. Đồng tiền rất cần nhưng không phải tất cả. Nhiều cuộc hôn nhân tan rã sớm vì các bạn trẻ lựa chọn theo những tiêu chuẩn bên ngoài như địa vị, tiền bạc mà không để ý đến những phẩm chất bên trong, những giá trị nhân bản là điều bảo đảm hạnh phúc. Đó cũng là vì tình yêu, hạnh phúc bị nhầm lẫn với tiền tài quyền lực. Mong em suy nghĩ thêm. Created by AM Word2CHM
  78. Đừng chạy theo những giá trị ảo TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, cháu mạn phép hỏi cảm nghĩ của cô về việc người mẫu Thư Trâm bị mẹ tạt dầu sôi vào mặt! Cả lớp chúng cháu bàn tán rất sôi nổi. Tụi cháu chia thành hai phe rõ rệt: một phe lên án bà mẹ kinh khủng, vì người mẹ ấy không biết thương con. Cho dẫu đứa con có thế nào đi nữa, người mẹ cũng không nên có hành động tàn ác đến như thế. Nỡ lòng nào làm chuyện tày đình khi con mình đang ngủ, không thể tự vệ, tránh né đâu cả. Phe kia thì lên án đứa con "trời đánh": mẹ đã phải cực khổ 20 năm đi mua bán ve chai để nuôi con lớn lên, từng đó tuổi, có nhan sắc, làm ăn có chút đỉnh tiền bạc, lại mặc cảm vì mẹ mình nghèo hèn, không xuất thân từ chốn giàu sang, coi thường mẹ, hành xử bất hiếu với me, khiến bà không kềm chế được, ra tay hủy hoại nhan sắc của con để nó lại gần gũi với mình như ngày còn nhỏ! Lớp cháu, thực
  79. sự cũng có một bạn gái như thế. Me bán chè dạo, gánh hàng đi khắp xóm, bạn ấy rất ngại không muốn cho bạn bè đến nhà chơi! Tại sao cũng cùng học hành như bao bạn khác, cũng được học đạo đức làm người, cũng được nghe câu ca dao "công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" mà có con biết yêu thương cha mẹ, có người lại con rẻ cha mẹ mình, chỉ vì cha mẹ nghèo? Nếu như những nơi tuyển nhân viên, họ cũng đưa đạo làm con thành một tiêu chuẩn để chọn lựa bên cạnh tiêu chuẩn "có ngoại hình" thì hay biết bao, đúng không cô? Làm sao để những đứa con đều biết thương cha mẹ, hở cô? Như các em, cô hết sức bàng hoàng về chuyện này nhưng có ý kiến phê phán thì rất khó. Vì cũng giống như các em, cô không có thông tin nào khác hơn các bài báo đọc được. Tâm lý con người diễn biến rất phức tạp, ta không thể nói gì nếu không tìm hiểu cặn kẽ. Nhưng khác với các em, cô không chê trách bên nào vì cô nghĩ CẢ HAI LÀ NẠN NHÂN của
  80. một lối sống thực dụng trong một xã hội đang bị xáo trộn mạnh mẽ. Nếu không có những cuộc thi thời trang, hoa hậu v.v với sắc đẹp của mình, Trâm có thể có một cuộc sống tương đối bình dị, chắc không nảy sinh tâm lý chối bỏ mẹ, giấu tông tích nhà nghèo của mình. Bị lôi cuốn bởi những vinh quang hào nhoáng mà nền tảng giáo dục gia đình, văn hóa không là bao, nên có một số em gái chạy theo những giá trị ảo và quên đi công cha nghĩa mẹ. Riêng trường hợp của Thu Trâm, có thể do mối quan hệ không tốt giữa hai mẹ con kéo dài, khiến Trâm thay đổi. Còn mẹ của Trâm, chắc đau khổ, dằn vặt dữ lắm và với sự tích lũy tình cảm tiêu cực trong thời gian dài, bà có thể bị quẫn trí, có cảm giác bị dồn vào chân tường và dẫn đến hành động mất tính người. Đây không phải lần đầu tiên ta đọc những tin tức về những cảm xúc hận thù, căm ghét nhau giữa những người thân trong gia đình. Càng ngày xã hội càng có những tội phạm mà cách đây vài chục năm người ta không thể hình dung ra được. Đổ lỗi cho kinh
  81. tế thị trường thì đơn giản hóa vấn đề, nhưng đây thực sự là hậu quả của sự xáo trộn kinh tế xã hội dẫn đến những đảo lộn trong hệ thống giá trị xã hội, đạo đức. Có sự trùng hợp giữa hai vấn đề mà các em đã nêu lên. Đó là xã hội ta đang trải qua cơn khủng hoảng giá trị khiến nhiều người bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần, điều đem lại hạnh phúc đích thực. Xã hội và mỗi chúng ta cần nỗ lực nhiều đề lập lại sự cân bằng về các giá trị trong cuộc sống hơn nữa, phải có nhiều dịch vụ tâm lý xã hội để giúp những người sống trong quan hệ bất hòa bị stress nặng hay quẫn trí dẫn đến các hành động đáng tiếc như trên. Created by AM Word2CHM
  82. Làm sao để giải stress? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Hình như cháu đang bị stress rất nặng. Cháu cảm thấy mình luôn căng thẳng và hễ có chuyện gì không vừa ý là lập tức cháu bùng nổ cơn giận dữ. Năm tay cháu thi đại học lần thứ hai. Cháu biết ba mẹ làm lụng cực khổ, vất vả để cháu được ăn học đến nơi đến chốn, nên cháu không thể làm buồn lòng ba mẹ lần nữa. Áp lực đối với cháu quá lớn cô ạ. Gần đây, gia đình cháu có chuyện không vui, cháu càng thấy lòng mình nặng trĩu khi thấy những người thân yêu của mình ngập chìm trong lo âu. Cháu và ba mẹ ít tâm sự cùng nhau, vì ai cũng bận. Cháu bậc học. Ba mẹ bận buôn bán. Nên cứ tiếp tục tình trạng này, cháu sợ mình sẽ bị tâm thần cô ạ! Cháu cầu cứu, mong cô giúp cháu một lời khuyên. Đúng là em có các triệu chứng của tress và
  83. em đã nêu lên các nguyên nhân như áp lực của học tập, sợ làm cha mẹ buồn một lần nữa, chuyện buồn vừa xảy ra trong gia đình và nhất là giữa em và ba mẹ ít tâm sự cùng nhau. Đúng là em đang chịu một áp lực quá lớn. Không có cách nào khác hơn là trao đổi trực tiếp với một nhà tham vấn tâm lý xung quanh các vấn đề sau đây. 1) Liệu đại học có phải là con đường duy nhất của em hay không? Báo chí đã nói nhiều về tâm lý muốn “làm thầy” của đa số trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học khó tìm việc làm. Nhiều ngành nghề trung cấp rất cần người và lương không phải ít. Nhân tiện em có thể làm một trắc nghiệm tâm lý (tại số 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP. HCM) để biết năng khiếu và năng lực của mình. Nếu ba mẹ khăng khăng muốn em học đại học mà theo trắc nghiệm và nhận xét của nhà tham vấn em không có năng lực thì nên đưa ba mẹ đến gặp nhà tham vấn để ông bà hiểu hơn. 2 ) Chuyện buồn vừa qua trong gia đình là gì ? Làm sao giải quyết
  84. 3) Làm cách nào để thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa ba má và em? Phía em phải làm gì? Không giải quyết rốt ráo ba vấn đề này thì không giải tress cho em được! Stress trong đời sống hiện đại là chuyện bình thường, giống như đau bụng, nhức đầu. Nêu nhẹ thì tự mình chữa lấy. Nặng thì phải tìm bác sĩ. Trường hợp em nếu căng thẳng quá em nên đến một phòng khám tâm thần. Nếu bác sĩ thấy cần sự hỗ trợ của thuốc men để làm giảm sự căng thẳng thì cũng nên làm theo lời khuyên chuyên môn. Rồi mọi việc sẽ qua. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị bệnh tâm thần. Chúc em can đảm tìm hiểu sự thật. Created by AM Word2CHM
  85. Cháu sợ cô đơn TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Năm nay cháu mười bốn tuổi, sắp lên lớp 9. Sao cháu luôn cảm thấy mình không thể có bạn thân trong lớp học. Cháu rất buồn vì chuyện này. Trong khi anh, chị của cháu đều tự hào có bạn thân chia sẻ mọi chuyện. Nhóm bạn của cháu có năm đứa. Tụi nó lúc nào cũng có nhau. Cháu thì không, dù tụi nó cũng xem cháu là bại trong nhóm. Khi buồn, cháu không muốn điện thoại cho tụi nó, vì sợ tốn tiền, khi làm bài thi, cháu ít chỉ tụi nó và cũng ít hỏi tụi nó. Cháu không muốn tụi nó giỏi không đúng trình độ tụi nó đang có. Vậy là tụi nó bảo cháu lạnh lùng, ích kỷ. Tụi nó thích nhóm nhạc Weslife, cháu thì thích NSync. Khi tụi nó kể chuyện thì ai cũng nghe. Nhưng tới khi cháu kể chuyện thì tụi nó nghe cho có lệ, không chú ý lắm, thậm chí chẳng thèm biết điều cháu đang nói. Không lẽ khi mình muốn kết bạn về ai đó mình phải giàu
  86. có, có cùng sở thích như người ta, phải cho người ta cọp-pi bài, phải gọi điện thoại cho nhau thường xuyên? Bạn bè gì mà kỳ vậy? Chị cháu về nhà có thể nói oang oang: trong lớp có đứa thích My lắm. Hoặc chị cũng công khai thần tượng của mình: My thích Lam Trường. Còn cháu, sao cháu ngại nói ra những điều như thế trước mặt mọi người. Cháu có khác biệt với bạn bè của cháu không cô? Chắc là cháu sẽ cô đơn suốt năm học tới (Ký tên Sôcôla) Với cái tên dễ thương như vậy mà em thiếu bạn thì thật khó hiểu. Tình bạn thật sự không dựa trên những sở thích theo phong trào, cho cóp-pi bài hay có nhiều tiền. Tình bạn thật sự rất tự nhiên và đơn giản, chia vui sẻ buồn những chuyện đời thường, cùng quan điểm xung quanh nhũng vấn đề của cuộc sống, không màu mè, hình thức nhưng gặp nhau là vui. Bạn là người mà mình tin tưởng sẽ hỗ trợ mình lúc khó khăn
  87. nhưng không ngần ngại góp ý khi mình sai trái. Cô đồng ý là người bạn thật sự rất khó kiếm. Nhưng phần em không biết có khép kín quá không, có chút xíu ích kỷ như bạn em nhận xét không? Thích và công bố thẫn tượng là gu của mỗi người. Em có vẻ hơi nghiêm. Nhưng nghiêm thì nghiêm, cũng phải khoan dung, khôi hài một tí, chấp nhận sự khác biệt của người xung quanh so với mình. Bạn thân không cần nhiều, hai ba người cũng được. Đừng cảm thấy cô đơn khi em không chơi chung với một nhóm đông người nhưng cũng đừng để cho người ta nghĩ mình là người lập dị. Chúc em tìm được tình bạn thật. Created by AM Word2CHM
  88. Đừng bao giờ mang tâm lý “chủ bại” TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu không còn là học sinh nữa, nhưng cháu cũng muốn tâm sự cùng cô để được cô tư vấn giúp cháu. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cháu từ Lâm Đồng vào thành phố tìm được chân phục vụ trong quán cà phê. Ở đó, cũng có một cô vào làm, tuổi đáng bằng mẹ cháu. Cô ấy giúp cháu tận tình mọi chuyện. Cháu xem cô ấy như mẹ. Nhưng dần dà, cháu hiểu ra cô ấy còn muốn ở cháu những điều khác nữa. Rồi điều gì đến đã đến. Cháu và cô ấy đã sống chung với nhau như vợ chồng. Nhiều lần cháu đã định chấm dứt chuyện này, nhưng cô ấy năn nỉ làm cháu xiêu lòng. Chuyện kéo dài đến hai năm, cháu nói thẳng với cô ấy, nhưng cô ấy không chịu lại còn đánh, chửi cháu thậm tệ. Cô ấy còn lên chỗ cháu làm, yêu cầu giám đốc cho cháu nghỉ việc. Nhưng công ty cháu không đồng ý. Cháu vào tiếp tục đi làm. Cô ấy vẫn tìm đến
  89. kiếm chuyện với cháu. Cô ấy còn buộc cháu phải nộp lương tháng cho cô ấy, nếu không cô ấy sẽ quậy cháu dài dài. Ba mẹ cháu chưa hề biết chuyện này. Cháu muốn thoát khỏi cô ấy, cháu phải làm sao? Mong cô thương cháu mà chỉ giúp cháu một lối thoát. Em là nạn nhân của một cuộc lạm dụng nghiêm trọng. Người đàn bà đó có ý đồ xấu rõ rệt còn em đã trở thành kẻ "lệ thuộc". Giờ đây chúng ta cùng nhau quay lại cuốn phim. Em nói: "Rồi dần dà, cháu hiểu ra cô ấy còn muốn ở cháu những điều khác nữa". Quá trình dần dàn này đã kéo dài bao lâu? Em bắt đầu nghi ngờ ý đồ của bà ta vào lúc nào? "Rồi điều gì đến đã đến". Em hãy trả lời cho bản thân tại sao khi bắt đầu nghi ngờ ý đồ xấu của bà ta em không thoát ra ngay. Và khi "điều đó đến" em không kiên quyết chống trả? Cô không dám có ý kiến phê phán nhưng tự hỏi sự việc kéo dài có phải vì chính em cũng "lợi dụng sự giúp đỡ" của bà ta? Và cũng vì thế bà ta mới dám làm dữ với em. Nếu cô sai thì cô xin lỗi em, còn nếu cô đúng thì đề nghị em suy nghĩ về sự "đóng góp" của em vào câu chuyện đáng tiếc này. Vì sao em thiếu nghị lực
  90. để thoát ra ngay từ đầu hay càng sớm càng tốt? Điều gì từ phía em khiến cho sự việc kéo dài tới hai năm? Sự yếu đuối, đồng lõa hay lợi dụng phần nào? Em có nhận gì của bà ta mà khiến bà ta dám đòi em nộp lương tháng cho bà ấy? Gì thì gì, em đã quyết tâm thoát khỏi tình huống đáng tiếc này. Chỉ có hai cách, một là đổi chỗ làm và càng xa bà ấy càng tốt; hai là về nhà cha mẹ một thời gian, em có thể nói một phần sự thật để cha mẹ thông cảm. Tạm thời không có thu nhập là cái giá em phải trả cho sự thiếu nghị lực của mình. Cái tên em tự đặt cho mình nói lên tâm lý "chủ bại" của em. Sách nói: "Lời nói gieo hành động, hành động gieo thói quen, thói quen gieo tính cách và tính cách gieo số mệnh" Hãy trỗi dậy với đầy nghị lực để thoát khỏi "số mệnh" mà tự mình góp phần gây ra. Đừng bao giờ ký tên "Bất Hạnh" nữa! Chúc em nhiều sức mạnh mới, để tự cứu lấy mình!
  91. Created by AM Word2CHM
  92. Em nên có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, em không phải là người mang hoài bão lớn, tuy rằng em rất hay mơ ước và tương lai. Những ước mơ của em thường thay đổi. Có túc em muốn sau này mình mở thành một người lãnh đạo thật giỏi, lúc em lại muốn mình chẳng cần phải làm gì nhiều mà vẫn có tự lo cho gia đình no ấm và hạnh phúc. Lại có lúc em muốn mình thành một người đàn ông lịch lãm, không có danh vị gì trong xã hội nhưng vẫn được nhiều người yêu mến, nể phục. Ba mẹ em lại không chấp nhận "ước mơ" lung tung như thế mà phải có định hướng để bắt đầu cho việc xây dựng tương lai. Ba mẹ em cho rằng em khó thành đạt trong xã hội, khi cứ ước mơ tủn mủn không đâu ra đâu. Em đang học lớp 10, sức học bình thường, đều đặn lên lớp và từ hồi đi học tới giờ, chưa bao giờ em giữ một chức vụ gì trong lớp. Em lại thấy như vậy là tốt với bản
  93. thân em. Liệu em có dễ thất bại trong cuộc đời không cô? Đối với tuổi trẻ ước mơ về tương lai là đương nhiên. Các ước mơ của em để trở thành người lãnh đạo giỏi, người chủ gia đình biết lo cho vợ con, người đàn ông lịch lãm không có gì là đối chọi mà bổ sung cho nhau. Em có thể trở thành một người đàn ông có những khả năng và phẩm chất này. Tuy nhiên em nên nhớ rằng, Trong thời đại hiện nay, người ta đi vào đời và chiếm một vị trí trong xã hội bằng một nghề chuyên môn. Bất cứ nghề gì miễn là mình thật giỏi trong lãnh vực đã lựa chọn, cho dù là thợ hay thầy. Em có định hướng gì cho mình về việc này? Em muốn trở thành một kỹ thuật viên giỏi, một chuyên viên vi tính, một nghệ nhân, kỹ sư, bác sĩ hay luật sư? Ước mơ của em không hẳn là lung tung như cha mẹ em nói mà là mơ hồ. Em nên có đầu óc thực tế hơn,
  94. và hình thành cho mình một định hướng nghề nghiệp. Em có thể đến Trung tâm tư vấn tâm lý ở 43 Nguyễn Thông, TP.HCM xin làm một trắc nghiệm để biết năng khiếu và năng lực của mình và nhờ chuyên gia hướng nghiệp tham vấn. Created by AM Word2CHM
  95. Con gái có được chinh phục con trai? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Đứng trước đám bạn trai, cháu luôn có một suy nghĩ phải làm cho họ chú ý đến cháu nhiều hơn những bạn gái khác. Cho nên, đôi khi cháu rất điệu, rất làm dáng và cũng có đôi khi cháu rất ngầu, nghịch ngơm. Cháu đựơc các bạn khen có một vóc dáng "bắt mắt", chỗ nào ra chỗ đó. Chính cháu cũng thấy mình hơi đẹp. Thỉnh thoảng cháu ăn mặc có phần khêu gợi nột chút. Rõ ràng cháu thu hút được khá nhiều bạn trai bao quanh mình. Có người bảo cháu như vậy là lẳng lơ, là không đàng hoàng, mai mốt lớn lên chỉ có nước dựa vào "vốn tự có". Như thế cháu có bị xem là đứa con gái hư hỏng, là "đồ mất nết"? Chẳng lẽ con gái không được phép chinh phục con trai và không được làm điệu trước con trai? Con gái như thế nào mới được xem là đàng hoàng?
  96. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu gây chú ý, nhất là khi còn trẻ, đối với người khác phái. Không ai cấm con gái chinh phục hay làm điệu trước con trai. Nhưng vấn đề là làm gì và bằng cách nào? Thu hút chỉ là bước đầu. Giữ gìn được sự quan tâm, xây dựng được tình bạn, tình yêu, hạnh phúc mới là điều chúng ta thật sự mong muốn. Cách làm của em có hiệu quả nhất thời đó. Bạn trai có thể nhìn em, vui đùa với em, rủ em đi chơi nhưng chọn em làm người yêu hay làm vợ chắc có lẽ họ sẽ suy nghĩ lại. Ngược lại giữa một đám đông ổn ào, người thu hút được sự chú ý có thể là một cô gái thùy mị, khiêm tốn nhưng tự tin duyên dáng. Em không đến nỗi là "hư hỏng", "mất nết", nhưng nhẹ dạ, thiếu bề sâu có lẽ vì quá tin ở "vốn tự có" của mình. Cái vốn này không bảo đảm cho em sự thành công trên đường đời và hạnh phúc cho mai sau. Hãy tìm cách thu hút sự chú ý bằng các phẩm chất nhân văn, bằng tính vị tha yêu người, bằng những hoạt động có ích cho xã hội.
  97. Created by AM Word2CHM
  98. Em nên can đảm mạnh dạn bàn bạc với thầy cô TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Thưa cô, năm nay cháu 16 tuổi, học lớp 11. Cháu thực sự lo sợ về nạn bạo lực trong học đường mà có lần báo PNCN đã tổ chức thành diễn đàn, để mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Có những chuyện xảy ra trong trường, ba mẹ cháu không thể nào tiếp cứu cháu được. Chỉ có thầy cô mới có thể ra tay kịp lúc. Mà cháu có cảm giác thầy cô cũng sợ bị liên luỵ nên không có cách giải quyết thỏa đáng, đến nơi đến chốn. Rất nhiều trường hợp thầy cô bị học sinh tấn công đến mang thương tích. Muốn méc thầy cô, nhưng lỡ chuyện không giải quyết được lại còn bị thù oán thêm, rồi làm thầy cô khó xử nữa. Cháu không biết phải làm sao? Chuyện cụ thể của cháu là thế này: một bạn trai rất hung hăng học trên cháu một lớp có theo bày tỏ tình cảm với cháu hoài. Đã có lần cháu từ chối thì bị bạn ấy có thái độ như muốn đe dọa cháu.
  99. Tuy nhiên, sau lần đó, bạn ấy không quấy rầy cháu thường xuyên, nhưng tình hình cũng chẳng khả quan hơn. Cháu muốn méc với thầy cô, nhưng không dám Cô thật đau buồn cho tình hình giáo dục của ta hiện nay và hình như đây là lá thư thứ hai mà báo nhận được về bạo lực học đường từ tỉnh Đồng Nai. Còn bạn nào tỏ tình không được đáp lại lại đi hăm dọa? Tình yêu gì "quái đản" vậy? Mà đó có phải là tình yêu không? May là em không nhận lời, chứ sau này lớn lên anh ta trở thành ông chồng bạo hành thì kinh lắm. Cô nghĩ Đoàn Thanh niên có vai trò giáo dục giúp các bạn trẻ về mặt này. Còn tình hình bạo lực chung ở học đường thì rõ ràng tỉnh em và ngành giáo dục trung ương phải có hướng giải quyết. Em nên đề nghi Hội Phụ huynh mạnh dạn nêu vấn đề Thân chúc em can đảm mạnh dạn bàn bạc với thầy cô, vì chẳng lẽ trong môi trường giáo dục cái xấu lại lấn át cái tốt? Created by AM Word2CHM
  100. Cái lỗi lớn nhất của phụ nữ là sự cam chịu TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Tại sao người ta nói vợ chồng là bạn đời của nhau, hở cô? Đáng lẽ phải nói họ là anh em với nhau, vì vợ chồng hay xưng hô "anh, em". Cháu nghĩ, cho dù có là "bạn đời" hay chỉ là "anh em", vợ chồng phải thương yêu nhau và thương yêu con cái chứ, phải không cô ? Cháu viết thư này cho cô mà cháu cứ khóc mãi, vì ba cháu rất hay đánh má cháu. Cũng do thiếu tiền bạc, ba má cháu đều phải làm lụng vất vả, chị em tụi cháu có hai đứa thôi. Nhà nghèo lắm, nhưng ba má ráng lo cho tụi cháu học hành. Cháu đang học lớp 9, sắp thi lên lớp 10. Em cháu đang học lớp 5, sắp thi lên lớp 6. Tụi cháu thấy ba má cực khổ rồi gây gỗ với nhau hoài, tụi cháu học không vô. Chắc tụi cháu phải nghỉ học, bớt đi phần lo tiền học mỗi tháng cho ba má đỡ khổ. Nhưng, cháu lại không biết phải làm sao để ba đừng đánh chửi má nữa. Mỗi lần tới kỳ
  101. đóng học chí, tụi cháu không dám nhắc, sợ ba má lại gây lộn. Má cháu bán chè. Ba cháu sửa xe gắn máy. Cô trả lời cho cháu trên báo, cháu nhờ chú bán báo gần chỗ ba sửa xe đưa cho ba đọc. Chú bán báo chỉ cháu viết thư hỏi cô đó. Cháu cảm ơn cô. Cô rất thông câm với hoàn cảnh đáng buồn của gia đình em. Nạn bạo hành đối với phụ nữ rất phổ biến và nguồn gốc sâu xa của nó là sự bất bình đằng giữa nam và nữ giới. Người đàn ông gia trưởng thường nghĩ mình có toàn quyền đối với vợ con và xem chuyện đánh đập là bình thường, có người còn nghĩ đó là cách giáo dục nữa chứ! Họ không ngờ đây là vi phạm quyền con người. Quan trọng hơn là sự đau khổ tủi nhục của nạn nhân. Cứ tích lũy cảm xúc tiêu cực này làm sao nuôi dưỡng tình yêu. Nhưng xét cho cùng, người dùng vũ lực là người yếu vì họ không tự chủ được. Như trường hợp của ba em, ông đánh má em vì bế tắc trong chuyện kinh tế gia đình. Người ta cũng đổ lỗi cho phụ nữ, cho rằng các bà không chiều chồng, nói nhiều v.v Nhưng theo cô,
  102. cái lỗi lớn nhất của phụ nữ là sự cam chịu. Họ cam chịu đời này qua đời kia và để cho nam giới lấn lướt và chính xã hội phong kiến cũng coi chuyện trọng nam khinh nữ là bình thường. Cô đọc sách báo có những trường hợp phụ nữ cưỡng lại thì ông chồng hết ăn hiếp. Cô không khuyên má em điều này, nhưng thông tin cho em biết đây cũng là một trong các biện pháp chống bạo hành trên thế giới. Nhưng nhân tố quan trọng là xã hội. Nạn bạo hành kéo dài vì thái độ "đèn nhà ai nấy sáng" của người xung quanh. Dư luận xã hội có một sức mạnh đáng kể. Có một thành viên của một nhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụng nọ một hôm bị chồng đánh bầm người, không đi họp được. Sau buổi họp các chị kéo nhau đi thăm nạn nhân, không ngờ từ đó tới sau anh chồng kia không dám đánh vợ nữa. Cũng vì vai trò quan trọng của hàng xóm láng giềng mà cô hoan hô hai tay chú bán báo. Ước gì có nhiều người quan tâm như chú và đánh động dư luận mạnh lên. Vài đề nghị cụ thể: - Không những em đưa bài này cho ba em,
  103. mà cho má đọc nữa. Các em giúp cho má can đảm lên để đi đến Hội Phụ nữ địa phương yêu cầu giúp đỡ. Má cũng có thể tới Văn phòng Hỗ trợ gia đình thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Tình yêu Hôn nhân gia đình, 43 Nguyễn Thông, TP.HCM để được tham vấn. - Em cũng nên đưa bài báo này cho các cô Hội Phụ nữ địa phương xem, để đồng thời với việc hỗ trợ má em mấy cô có thể sử dụng Quỹ xóa đói giảm nghèo để giúp gia đình em. Vì mấu chốt của vấn đề cũng là cái nghèo. Hy vọng các cô ấy giúp tìm cho các em học bổng, để giúp làm giảm nhẹ mối lo âu của ba má em. Chúc em can đảm, đừng chán nản và giúp đỡ ba má thoát ra khỏi tình trạng hiện nay. Created by AM Word2CHM
  104. Nên có mục đích sống để vươn tới TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Có những lúc cháu bắt đầu một ngày của mình với tâm trạng chán chường, bãi hoải, không muốn làm cái gì hết, mà chẳng rõ nguyên nhân vì sao. Thực tế có nhiều việc cần làm lắm, nhưng cháu không cảm thấy hứng thú bắt tay vào công việc. Xin cô giúp cháu cách khắc phục tình dạng này, nếu không, nó trở thành thường xuyên thì cháu có mà chết! Hiện nay, cháu đang học lớp 11. Tình hình học tập cũng bình thường, không có gì căng thẳng. Cháu thích làm thơ, viết văn và thỉnh thoảng cũng được đăng bài ở báo Mực Tím, Áo Trắng Cháu cũng có hơi mơ mộng, lãng mạn. Mẹ cháu nhận xét về cháu như thế - Trước tiên em nên khám sức khỏe tổng quát xem có nguyên nhân gì làm em uể oải không. Ví dụ
  105. suy dinh dưỡng, mệt mỏi do một nguyên nhân cơ thể nào đó. - Kế đó là dành thời gian xem xét lại bản thân, có gì làm em chán nản, buồn phiền mà em cố đè nén nên không biết nó là gì nữa. - Mơ mộng cũng được nhưng phải đặt cho mình một mục đích sống để vươn tới. Như em nói có rất nhiều việc phải làm, hãy xông xáo lên và thực hiện từng việc một. Đừng ôm đồm vì có khi thấy nhiều việc quá không biết bắt đầu ở chỗ nào. Chúc em ngày càng có đầu óc thực tế, năng động chứ ai đâu ở tuổi đầy sức sống mà lại uể oải. Created by AM Word2CHM
  106. Thầy – trò có thể yêu nhau không? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu đã đọc một số bài viết về tình yêu thầy - trò nhưng cháu vẫn cảm thấy bối rối, khó xử trong trường hợp của mình. Hình như cháu đã yêu thầy giáo và thầy cũng biết điều đó, nên đôi khi nhìn cháu bằng ánh mắt rất lạ. Thầy còn trẻ, chưa có gia đình, tình yêu thầy - trò như vậy có nên duy trì không cô ? Về mặt đạo đức, cháu yêu thầy thì có gì đáng trách không? Cháu biết mình đang lâm vào một hoàn cảnh mà ít người ủng hộ. Tạt sao tình yêu thầy - trò vẫn cứ là chuyện không được bình thường ? Làm sao để tránh được nó, thưa cô? Không có luật lệ hay nguyên tắc đạo đức nào cấm hai người độc thân yêu nhau, ngoại trừ khi họ có quan hệ huyết thống gần gũi. Tình yêu học trò ít được ủng hộ, bởi lẽ người lớn sợ rằng ở tuổi học trò mà lo
  107. yêu đương thì không học được. Tế nhị hơn là mối quan hệ thầy trò trong lớp. Một cô, thầy tốt phải đối xử với tất cả học trò của mình như nhau. Nếu với một trò mà thầy có mối quan hệ đặc biệt hơn, thì điều này có thể gây xáo trộn các mối quan hệ trong lớp, ảnh hưởng đến tâm lý học tập. Ngoài đời không thiếu gì các cặp vợ chồng hạnh phúc trước kia đa từng là thầy, trò. Có lẽ họ đã biết giữ gìn khi còn ở nhà trường và biết tránh nhũng lời đàm tiếu, đùa cợt. Nếu yêu nhau nghiêm túc thì người ta biết gìn giữ để nuôi tình yêu ấy. Không ai cấm được tình cảm mà em dành cho thầy. Còn thầy nhìn em với "ánh mắt rất lạ" có lẽ là chỉ mới đáp ứng ánh mắt của em thôi. Chưa chắc đó đã là tình yêu. Em hãy bình tĩnh để cho sự việc đến một cách tự nhiên, tốt nhất là chăm chỉ học bình thường. Em không cần thiết phải "tránh tình yêu" nhưng phải giữ gìn, không tâm sự với bạn bè, điều mà các bạn gái hay làm. Rủi sự việc chưa có gì mà "đổ bể" thì rắc rối cho em, nhất là cho thầy. Nếu chưa có
  108. cảm tình thật với em, chính thầy sẽ là người phiền em. Chúc em biết làm chủ cảm xúc của mình. Created by AM Word2CHM
  109. Mình sẽ là số 1? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Khi thấy bạn khác học giỏi hơn mình, cháu luôn tức giận sao mình lại có thể ngu hơn nó, bài toán như vậy mà không biết cách giải! Cháu vẫn thầm mong nó bị điểm kém ở môn nào đó, để cháu lại lên hạng và xếp trên nó dù chỉ 0,5 điểm thôi. Trong lòng cháu, thú thật với cô, bao giờ cũng có một cái gì đó khiến cháu không muốn mình học kém hơn bạn. Cháu được thầy cô đánh giá là một trong số rất ít học sinh thông minh, năng động của lớp. Một số bạn thân bảo cháu như thế là xấu tính: đó là sự ganh tị đáng nguyền rủa. Nó làm sứt mẻ tình bạn, làm xấu đi tinh thần thi đua trong học tập. Mà, cháu không thấy như thế. Cháu vẫn đang thi đua cùng bạn đó chứ. Cháu luôn mong mình chiếm được thứ hạng cao trong lớp mà là ganh tị sao ? Bạn cháu góp ý nhưng cháu không đồng tình Làm sao để thấy rõ sự khác biệt giữa ganh tị và ganh đua
  110. ? Liệu thái độ học tập của cháu như vậy có làm bạn bè nghĩ xấu về cháu không? Học giỏi là một điều tốt và muốn vượt lên chính mình và người khác không có gì xấu. Thi đua là cố gắng vượt lên đối thủ mà không ghét họ. Còn ganh đua là có chút gì đó ganh ghét. Cô thích xem mấy cô gái chơi quần vợt trên TV. Xong trận, kẻ thắng người thua luôn ôm hôn nhau. Tinh thần fair play trong thể thao là vậy. Trong học tập ganh đua chỉ một, hai điểm, mình phải tập mừng khi bạn thành công. Học giỏi, điểm cao chưa chắc bảo đảm thành công trên đường đời. Lúc nào cũng muốn mình là số một có thể ngày nào đó em không hạnh phúc vì trên đời sẽ có nhiều kẻ hơn em. Vì hậu quả tâm lý tiêu cực của cách cho điểm bằng số, và xếp hạng cao thấp nên nhiều nền giáo dục không còn làm vậy nữa mà đánh giá học tập bằng ABC. Nếu một học sinh được điểm A là em đó thuộc
  111. nhóm giỏi. Còn có là giỏi nhất hay không, không thành vấn đề. Chấp nhận có thắng có thua là một triết lý cần thiết cho cuộc sống, nó cũng giúp xây dựng tinh thần hợp tác mà người Việt Nam chúng ta rất thiếu. Em sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu không luôn bận tâm với ý nghĩ mình sẽ là số một. Created by AM Word2CHM
  112. Thế nào là tình yêu chân thực? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu năm tay 23 tuổi, có hai điều muốn cô. Thứ nhất, cháu nghĩ tình yêu không phân biệt tuổi tác, khi mình yêu thật lòng. Vậy mà mọi người nói là cháu "ngu", "ham mê vật chất" nên quan tâm đến một người lớn hơn mình hai mươi tuổi. Chuyện thứ hai là má cháu có tật cái gì không thì nói có và có lại nói không. Má cháu nói đối với cháu và cả người xung quanh. Cô khuyên cháu phải làm gì để giúp má cháu thay đổi, để má luôn là người cháu tin tưởng và để mọi người xung quanh đừng xa lánh? Thứ nhất, cô đồng ý với em là tình yêu chân thật không phân biệt tuổi tác. Nhưng thế nào là tình yêu chân thật đây? Điều ấy có khi chính đương sự cũng không trả lời cho mình được. Chúng ta có thể lầm lẫn tình
  113. yêu với nhiều thứ khác như sắc đẹp, tiền tài, vị trí và tự dối mình. Trong thư em nói có gia đình không giàu có, phải chắt chiu Có khi động cơ muốn giúp gia đình cũng xen vào, nhưng điều này cũng không cản trở tình yêu nếu mình thật lòng với mình. Dù sao cô không thể có ý kiến vì em trình bày sơ sài quá. Chuyện thứ hai thật đáng buồn và cô chia sẻ nỗi đau của em. Nói dối là một thói quen lâu ngày chắc khó chữa nhưng có lẽ mỗi khi má nói việc gì không đúng sự thật em nên nhẹ nhàng nhắc má và kiên trì giúp má nhận ra mình đã nói không đúng. Đặc biệt khi việc gì có liên quan với người khác thì nhắc má nên nói chính xác kẻo người ta xa lánh bà. Chúc em can đảm giúp má. Created by AM Word2CHM
  114. Đừng bao giờ chán ghét bản thân mình TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Cháu năm nay 22 tuổi, cái tuổi mơ mộng yêu đời như vậy mà cháu phải sống trong tâm trạng chán ghét bản thân mình ghê gớm. Cháu đã sống tự lập, có nhiều bạn bè, đi làm trong công ty vui vẻ, có nhiều anh lại để ý đến cháu những cháu không rung động vậy mà khi có bạn nữ nào đó sâu sắc hay quan tâm đến cháu thì cháu lại nhớ người đó lắm. Cháu sống như người yêu đơn phương vậy. Nỗi bức xúc ấy cháu mang nặng trong lòng lâu lắm rồi, cứ kéo dài mãi chắn sẽ chịu đựng không nổi. Có lúc cháu như bị trầm uất, hay gây gỗ, nhất là khi không gặp được người cháu muốn gặp. Nhiều lúc không gặp nhau thì nhớ quay quắt. Có phải cháu bị "gay" không cô? Tâm trạng này của cháu không ai biết, gia
  115. đình bạn bè không ai nhìn ra. Nếu một ngày nào đó cháu chết đi có lẽ không ai biết nguyên nhân. Cháu buồn lắm, nếu tình trạng này kéo dài chắc cháu sẽ tự tử quá. Cô cho cháu lời khuyên để thoát khỏi sự đau khổ này. Em đừng tự dằn vặt mình quá đáng vì khoa học cho biết, trên thế gian này có một tỷ lệ rất nhỏ những người do bẩm sinh bị thu hút bởi người đồng giới. Đó là một trong các xu hướng lệch lạc trong tình dục nếu do bản chất thì đương sự không tránh được. Do đó ở nhiều nước trên thế giới, người ta không còn lên án người đồng tính luyến ái (ĐTLA), thậm chí vài nước có luật cho phép hôn nhân giữa người đồng giới. Những người ĐTLA nam được gọi là "pédé" (tiếng Pháp) hay "gay" (tiếng Anh). Còn nữ thì được gọi là "lesbian" (tiếng Anh) hay lesbienne (tiếng Pháp). "Pédé" và "lesbienne" có trong tự điển từ rất lâu rồi. Điều này có nghĩa là hiện tượng ĐTLA có từ khi có nhân loại.
  116. Ở Việt Nam ta, hiện tượng này ít nhiều còn bị dị nghị vì có "pédé" thật và giả. Người có xu hưởng ĐTLA thật thường rất đau khổ vì thấy mình không giống người bình thường, còn có nhiều người giả "pédé" theo phong trào, hay vì những mục đích tiêu cực như tránh nghĩa vụ quân sự, cướp bóc hay lập đoàn hát gây chú ý. Vì vậy mà dư luận, khi chưa được soi sáng, thường có thành kiến theo kiểu quơ đũa cả nắm. Cô có biết một số trường hợp do yếu tố tâm lý. Vài bạn gái trẻ khi sống trong gia đình bất hòa, thấy mẹ mình khổ quá, quyết tâm không lập gia đình. Họ đâm ra dửng dưng hay ghét đàn ông. Nhưng tình cảm yêu đương thì họ không tránh được. Từ đó họ tìm đến nữ giới. Cô biết hai bạn gái trẻ như thế đã gặp được người đàn ông vừa ý, đã lập gia đình và sống hạnh phúc. Cô cũng gặp vài cặp nữ sống chung như một gia đình, vui vẻ và sống có ích cho xã hội. Em có thể tìm gặp một nhà tâm lý để nhờ chỉ dẫn. Một bác sĩ là chuyên gia tình dục học cũng có thể soi sáng cho em. Gì thì gì không được chán ghét bản thân mình
  117. hay muốn tự tử. Người có xu hướng đồng tính luyến ái bẩm sinh cũng có thể hạnh phúc khi họ sống có ích cho xã hội. Em cứ đi chơi với các bạn gái như bạn bình thường, đừng tránh né. Chúc em thanh thản và suy nghĩ lại. Không có gì phải lo âu! Created by AM Word2CHM
  118. Khi vấn đề thuộc về cha mẹ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Con tên là Thùy Dương, mười bảy tuổi, em con là Phong Non mười lăm tuổi. Tụi con ở tuổi này thì ba mẹ tụi con cũng phải trên bốn mươi rồi. Mẹ con đẹp, đẹp như cô Lê Khanh vậy. Mẹ con tối ngày cứ khen mình đẹp, hoang tưởng như bà phù thuỷ trong truyện cổ tích hàng Bạch Tuyết vậy. Mẹ con có một hội các bà, cứ thứ bảy, chủ nhật là tụ về hát karaoke, làm thơ và làm "bà Tám" nói chuyện thiên hạ. Không hội tụ thì mẹ con đi khiêu vũ, đi bơi, đi chơi với những ai xưng tụng sắc đẹp của mẹ, nhất là với mấy ông em kết nghĩa. Mẹ còn nói nếu như ngày xưa có thi hoa hậu, mẹ cũng ăn đứt các cô bây giờ. Chỉ tội nghiệp cho mấy cha con tụi con, có mẹ đẹp mà không dám tự hào. Bà nội con ghét mẹ, nói tại ba mù quáng, đòi cưới mẹ con cho bằng được, dù mẹ hơn ba tới năm tuổi. Ngày trước, con hay đến cơ quan mẹ
  119. chơi, mây chú trong sở cứ nhìn mẹ, cười nói hô hố với những lời lẽ về cơ thể mẹ. Ngay cả dì con, là em ruột của mẹ mà còn ghét mẹ thì nói chi ai. Mẹ còn dám nói dượng cưới dì là vì hình bóng của mẹ (dượng có một thời yêu mẹ!) làm cho dì dượng con cãi nhau um sùm. Hình như ba con có bồ! Tụi con đoán như vậy và ba cũng chằng muốn giấu. Con và em coi dặn nhau ráng học đừng dính vô ma túy, ăn chơi bậy bạ mà làm cho gia đình thêm tan nát. Ba cũng bảo tụi con ráng học, lớn lên sẽ có cách tự lo thân. Còn khi ba già, ba sẽ sống với ai biết lo cho ba, chứ không chỉ lo cho bản thân mình. Ba ám chỉ mẹ đó. Hôm nay tụi con viết thư tâm sự cùng cô để hỏi cô một câu thôi: làm sao cho mẹ con chịu nhìn nhận sự thực về mình, quay về với thực tế gia đình chồng con đừng sống trong ảo tưởng nữa Tụi con đang cần nghe một tiếng nói trung thực khác từ bên ngoài gia đình, không phải là những lời xu nịnh nhan sắc để mẹ đọc chung với tụi con
  120. - Hai cháu nêu lên một hoàn cảnh đáng buồn nhưng có một điều làm cho cô vui là hai cháu rất trưởng thành và hiểu biết. Thường thường khi cha mẹ có vấn đề thì con cái có thể vì chán nản mà bỏ cuộc. Đằng này hai cháu khẳng định là sẽ ráng học, có sự yêu thương và thông cảm đối với ba và biết lo cho mình. Chắc chắn hai cháu sẽ thành công, sẽ có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống sau khi đã trải qua thử thách lớn lao này. Không có gì đáng buồn cho bằng khi lẽ ra mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời thì lại làm cho ta xấu hổ. Nhưng hai cháu hãy xem mẹ là một nạn nhân của chính mình và xã hội. Như cháu nói, mẹ bị bệnh hoang tưởng khá nặng về bản thân và tiếp tục tự gạt mình. Nhưng lẽ ra khi mẹ còn trẻ mà chỉ quan tâm đến ngoại hình, chỉ chăm chút "cái vốn tự có" ấy thì người lớn xung quanh nhắc nhở, hướng dẫn mẹ vào một lối sống có ý nghĩa hơn. Giờ đây khi người xung quanh tiếp tục phỉnh phờ, còn người thân thì im lặng, mẹ cháu sẽ tiếp tục sống trong ảo tưởng. Mẹ cháu cần một "cú sốc" để
  121. thức tỉnh nhưng không ai thương đủ để cho. Hay nếu đã có rồi mà mẹ không thay đổi thì rất tội nghiệp cho bà khi về già. "Cái vốn tự có" đó sẽ không theo mẹ mãi mà mất nó, mẹ sẽ mất tất cả trong đó có tình thương của gia đình. Cô cũng thông cảm với hoàn cảnh của ba cháu vì ông không thể nào yêu một người như mẹ cháu. Ông cũng không nghĩ đến ly dị vì không muốn gia đình đổ vỡ và ông còn hy vọng ngày nào đó mẹ "sáng mắt ra". Nhưng nếu không ai làm gì hết thì làm sao bà sáng mắt ra? Sao ba cháu không đặt vấn đề ly dị thử xem. Các cháu khá trưởng thành, đâu sợ gì. Hiện nay đang sống gần mẹ mà cũng như không, lại càng buồn thêm khi chứng kiến cái cảnh mẹ chỉ lo săm soi bản thân và đàn đúm với "hội bà Tám". Thà làm cho sự thật vỡ ra một lần, sau đó người ta có thể gần gũi nhau hơn. Nếu người xung quanh càng tránh né, mẹ cháu càng tự gạt mình và trốn trong ảo tưởng. Trường hợp như mẹ cháu thỉnh thoảng cũng có. Đó là "những đứa con gái đỏng đảnh" cứ kéo dài tuổi con nít, cả khi đã về già. Đó là bài học quý giá cho
  122. những bạn trẻ ngày nay đang chỉ lo cho "cái vốn tự có" mà quên hết các giá trị khác của cuộc sống Nếu còn thương mẹ, các cháu hãy thử gây một cú sốc đầy thông cảm và yêu thương bằng cách nói (hay viết) thật những gì các cháu nghĩ về mẹ. Có khi mẹ sẽ giận dữ la lên nhưng rồi sẽ nghĩ lại. Hai cháu cũng nên tìm đồng minh trong người thân, nhất là ba để thử giúp mẹ. Chúc thành công. Created by AM Word2CHM
  123. Làm sao để ba má hiểu? TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Má luôn bài bạc, đánh đề, dù má phải buôn bán cực khổ mới có tiền, ba con làm thợ hồ, nhọc nhằn lắm mới có cơm ăn, áo mặc cho bầy con ba đứa. Nhưng khi nói đến chuyện bài bạc, đánh đề là má con chửi đong đỏng cho cả xóm đều nghe. Má nói đó cũng là cách kiếm thêm tiền của má "cho cha coi tụi bây có tiền mà xài với người ta, khỏi meo mỏ thèm thuồng". Có khi má trúng số đề lớn lắm tới mấy trăm ngàn lận, vừa trả nợ, vừa sắm thêm quần áo cho tụi con đi học, nhưng má cũng thua liền tay, bây giờ vẫn mắc nợ. Ba tụi con mỗi chiều thứ bày được nhà thầu trả tiền công thì đem một ít về đưa má còn lại đi nhậu với mấy chú cùng làm. Cuối cùng cũng mắc nợ. Tụi con muốn nói với ba má đừng nhậu nhẹt, cờ bạc nữa mà không dám, vi hễ mở miệng ra là bị mắng "bày đặt dạy khôn hả mậy?". Xin cô giúp tụi con làm cách nào cho
  124. ba má hiểu ba má đang có vấn đề mà tụi con phải gánh chịu Cha mẹ cháu là những điển hình của hàng vạn người dân nước ta khi phải đối phó với cái NGHÈO. Người thì tìm rượu để tránh né những thử thách mà nó đem lại. Kẻ thì chơi đề để mua hy vọng. Đây không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề xã hội. Lẽ ra ở địa phương, chính quyền, đoàn thể phải có cách lôi kéo những nạn nhân này ra khỏi bế tắc chung ấy. Ở đây không chỉ có giúp đỡ vật chất mà còn động viên, theo dõi về tinh thần để giúp cho nạn nhân tự giải thoát. Cô rất mừng là chính cháu thấy vấn đề và hy vọng đến thế hệ của cháu, các tệ nạn này sẽ giảm bớt. Những vấn đề của tuổi học đường không chỉ là học hành, tình bạn tình yêu mà rõ ràng xã hội phải quan tâm hơn nữa đến nỗi khổ mà cha mẹ gây ra cho con cái. Created by AM Word2CHM