Từ điển danh nhân Kiến trúc-Xây dựng thế giới (Phần 1)

pdf 81 trang phuongnguyen 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Từ điển danh nhân Kiến trúc-Xây dựng thế giới (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_dien_danh_nhan_kien_truc_xay_dung_the_gioi.pdf

Nội dung text: Từ điển danh nhân Kiến trúc-Xây dựng thế giới (Phần 1)

  1. Nguyễn huy côn Từ điển danh nhân Kiến trúc-xây dựng Thế giới Hμ nội, 2009 1
  2. NGuyễn Huy Côn Từ điển danh nhân Kiến trúc-xây dựng Thế giới hμ nội -2009 2
  3. Lời nói đầu gày nay, trên thế giới đã có vô vàn công trình kiến trúc ở khắp các châu lục. Có công trình đã tồn tại hàng ngàn năm, có công trình đã tồn tại hàng trăm năm, có công trình mới đ−ợc xây dựng, có công trình đang là niềm tự hào và mơ −ớc tham quan, khảo sát, du lịch của khách bốn ph−ơng, nh−ng cũng có công trình chỉ còn lại di tích, thậm chí chỉ còn là những dòng chữ đọng lại trên sách báo. Song không phải tự nhiên mà có những công trình nh− vậy, ngay cả những hạng mục đ−ợc liệt vào “Bảy kỳ quan thế giới” cũng phải có tác giả. Đó là những ng−ời xây dựng nhà mà ng−ời cổ Hy Lạp đã từng ngợi ca. Chính danh từ “ kiến trúc s−”- tiếng Hy Lạp gốc là architecton đã mang ý nghĩa ban đầu là “ bậc thầy về thủ công nghiệp”, trong đó có xây dựng. Chúng tôi không có tham vọng viết đ−ợc thật chi tiết về tiểu sử của các danh nhân kiến trúc - xây dựng trên khắp hành tinh, mà chỉ dám nêu hơn 500 bộ mặt tiêu biểu của giới kiến trúc s− và kỹ s− xây dựng trên thế giới theo các tài liệu đã s−u tầm đ−ợc để cung cấp những thông tin sau đây: tên, tuổi (năm sinh, năm mất), quốc tịch, xu h−ớng/ tr−ờng phái, các tác phẩm /công trình tiêu biểu, đặc điểm thể hiện / quan niệm riêng, danh hiệu, giải th−ởng (quốc gia, quốc tế) . Nh− bất kỳ cuốn từ điển nào khác, tên tác giả sẽ sắp xếp theo vần chữ cái từ A đến Z. Tr−ờng hợp tác giả có hai tên thì lấy tên thông dụng, còn tên kia ghi chú chữ X ( xem) để tiện tra cứu. Đối với các tác giả Nga thì phiên âm theo chữ cái latinh để tiện ấn loát, căn cứ vào quy định phiên âm hiện hành. ở phần phụ lục, chúng tôi giới thiệu các nền kiến trúc và các phong cách kiến trúc trên thế giới, một số công trình tiêu biểu của thế kỷ 20 mà các nhà kiến trúc đã thực hiện để tiện tham khảo. Việc biên soạn một cuốn từ điển loại này thật không đơn giản nên còn nhiều thiếu sót. Song với nhiệt tình mong muốn có tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm đến “ những ng−ời sáng tạo thế giới”, chúng tôi mạnh dạn thực hiện công việc này với sự khích lệ và giúp đỡ ý kiến của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Soạn giả 3
  4. Aalto, alvar (1898-1976) Kiến trúc s− Phần Lan, ng−ời tiên phong của xu h−ớng Hữu cơ ở Châu Âu từ tr−ớc năm 1950. Ông đã làm cho thế giới biết đến nền kiến trúc hiện đại của Phần Lan với những công trình ngoạn mục bên hồ, với vật liệu truyền thống là gạch và gỗ . Đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế nhà an d−ỡng Paimio (1929). Các công trình tiêu biểu : tòa báo Turum Sanonat ở Turku (1929-30), th− viện Viipuri (1935), nhà máy giấy Sunila (1936-39), biệt thự Mairea (1938), gian hàng phần Lan tại Triển lãm Quốc tế New York (1939), quy hoạch thành phố thực nghiệm (1940), tòa thị chính Saynatsalo (1952), nhà văn hóa Helssinki (1955-58), nhà thờ Vuokseniska ở Imatra (1958), Đại học bách khoa Otaniemi (1964-65), v.v. Abadie, paul (1812-1884) Chuyên gia xây dựng theo xu h−ớng Tân La Mã. Trùng tu nhiều nhà thờ, có phong cách đơn giản và vững chãi trong sáng tạo, nổi tiếng là nhà thờ Sacré- Coeur ở , xây dựng năm 1876-1910 Paris để t−ởng niệm chiến tranh 1870. Abercrombie (1879-1957) Kiến trúc s− Anh, là nhà quy hoach và lí luận kiến trúc. Ng−ời tiên phong về quy hoạch vùng đô thị ở Tây Âu. Tác giả đồ án quy hoạch các khu công nghiệp, xây dựng thành phố vệ tinh, thiết kế phát triển “London lớn”. Chủ tịch Hội KTS Quốc tế (1946-57). Abrosimov P.V. (1900-1961) Kiến trúc s− Nga, là tác giả của khu nhà ở tại Quảng tr−ờng Cách mạng ở Pêtecbua (1928-32), Tr−ờng đại học Matxcơva. Uỷ viên Hội KTS Quốc tế từ năm 1957. Giải th−ởng quốc gia Liên Xô. Adam R. (1728-1792) KTS và quy hoạch gia Anh, theo xu h−ớng Cổ điển thế kỷ 18. Thiết kế xây dựng các nhà ở kiểu sân v−ờn Kenwood House tại London. Chú trọng nội thất. Adelcrantz K.F. (1716-1793) KTS Thụy Điển. Trang trí nội thất cho lâu đài hoàng gia (1772-82), xây dựng Norrobro và nhiều lâu đài, tham gia xây dựng nhà hát cho lâu đài Drottningholm và nhiều công trình khác. Agabarbyan G.G. (1911-1977) Kiến trúc s− Acmêni, tác giả nhiều công trình dân dụng: tr−ờng học, nhà ở tại Êrêvan, chợ Trung tâm, cầu Razơđanxki. Nhà hoạt động công huân Acmêni. alberti l.b. (1404-1472) Kiến trúc s−,bác học, nhà văn, họa sĩ Italia thời Tân Phục H−ng. Tác giả của nhiều kiểu lâu đài. Tác giả sách “ Bàn về kiến trúc” bằng tiếng Latinh (1485). Albini, franco (1905-?) . KTS nổi tiếng Italia. Chuyên gia tr−ng bày triển lãm, có ảnh h−ởng nhiều đến các bảo tàng trên thế giới. Khôi phục và trang trí nội thất lại cho nhiều lâu đài của thời Phục H−ng(1952-59). ứng dụng thành công kim loại và t−ờng bêtông cho công trình kiến trúc và ga metro. Từ năm 1963, giảng dạy ở tr−ờng Bách khoa Milan. Aleijadinho, O (1738-1814) KTS và nhà điêu khắc Brazin. Ng−ời nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc ở Minas Gerais, phát triển quan niệm trực giác và độc đáo kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc “ le Bernin”. Vào nghề với cha từ năm 1763, có kinh nghiệm thiết kế xây dựng mặt chính nhà thờ, năm 28 tuổi thiết kế mặt bằng nhà thờ St. Francois ở Ouro Preto, và 10 năm sau thiết kế mặt chính nhà thờ ở Tiradentes. Kiến trúc của ông mang đặc điểm của Barôc brazin thế kỷ 18. 4
  5. alessi galeazzo (1512-1572) Kiến trúc s− Italia. Tác giả nhiều lâu đài, trong đó có lâu đài Marino ở Milan (1557). aloisio da Milano (cuối thế kỉ 15- nửa đầu thế kỉ 16) Kiến trúc s− Italia, tác giả t−ờng thành và tháp Kremli ở Matxcơva. Amenhotep (thế kỷ 15 tCn) Kiến trúc s− Ai Cập. Tác giả đền đài Amôna-Ra ở Luxor và các đền đài khác ở Xolep và Xêđêin. Antoine, jacques-denis (1733-1801) Một trong những KTS Pháp có vai trò quan trọng của xu h−ớng Tân Cổ điển (khách sạn Monnaies, 1768). Ông vào nghề nh− một thợ cả, nh−ng về sau đã trở thành một KTS nổi tiếng, đ−ợc gia nhập Viện hàn lâm năm 1776. Tại Paris, ông đã xây dựng nhiều khách sạn: khách sạn thành phố ở Cambrai (1768), ở Nancy (1780), khách sạn Monnaie de Bâle (1787-92). Apollodoros (nửa đầu tk.2) Kiến trúc s− và kỹ sử Roma. Tác giả nhà nghị tr−ờng ở Roma, cầu qua sông Danube gần thành phố Drobetta, rạp xiếc ở Roma. Archer , thomas (1668-1743) KTS Anh, tình cờ theo xu h−ớng Barôc khi du lịch trong 4 năm tại Italie và đã nổi tiếng với các nhà thờ: St. Philip ở Birmingham (1710-15), St.Paul ở Deptford (1712-30) vát John Smith Square ở Wesminter (1714-28). arnolfo di cambio (1245-1310) Kiến trúc s− Italia theo xu h−ớng Tiền Phục H−ng. Ng−ời tiên phong của gôtic điển hình Italia. Tác giả nhà thờ Santa-Croche tại Florenxia cuối thế kỷ 13. Asplund E.G. (1885-1940) Kiến trúc s− Thụy Điển, theo xu h−ớng Tân Cổ điển và Công năng. Chuyên nghiên cứu về kiến trúc Italia và Hy Lạp. ___ 5
  6. bạch thái b−ởi (1874-1932). Nhà doanh nghiệp Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Quê làng Yên Phúc, thị xã Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Năm 21 tuổi là th− ký của một hãng buôn Pháp, rồi mở hiệu cầm đồ. Làm thầu khoán xây dựng cầu đ−ờng, khai thác mỏ. Công ty Bạch Thái B−ởi còn cạnh tranh với t− bản Pháp và Hoa kiều trong kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách trên tuyến sông, biển. Bajenov, V.I. (1737-1799). KTS Nga d−ới thời Catherine II có phong cách gôtich đặc biệt. Tác phẩm đầu tay của ông tại Peterbourg (1769) có phong cách tân cổ điển Pháp, tham gia trùng tu Kremlin ở Moxkva (1772). Bajenov đã thiết kế một lâu đài theo phong cách tân gôtich cho sa hoàng tại Tsaritsino (1775-85), có áp dụng kiến trúc truyền thống Nga. Ông còn thiết kế khôi phục nhiều lâu đài , pháo đài và nhà thờ khác. Balchunax v.k. (1924-1978) kts lettonia. Tác giả nhà an d−ỡng Hội đồng bộ tr−ởng Lettonia và một số nhà ở tại Vilnius. ballu,theodore (1817-1885) Kiến trúc s− Pháp theo xu h−ớng chiết trung thế kỉ 19. Từ 1852 đến 1857 xây dựng xong nhà thờ kiểu Tân Gôtich St. Clotilde ở Paris theo thiết kế của Gau F.C., kiến trúc s− Đức. Tác phẩm chính: nhà thờ Ba Ngôi, kết hợp khéo léo những đ−ờng nét gôtich và nghệ thuật trang trí Phục H−ng. Khôi phục thành công khách sạn thành phố của Paris do vận dụng tối đa hình thức kiến trúc Phục H−ng của Pháp và Flamăng ở thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19. Baranov N.V. (1909-?) KTS Nga. Tác giả tổng thể công trình văn hóa-thể thao 25 ngàn khán giả (1980) ở Lêningrat và nhiều đồ án quy hoạch đô thị. KTS Nhân dân Liên Xô (1972). Barma (tk. 16) KTS Nga. Tác giả nhà thờ Pocropxki ở Moxkva (1555-60). Barry, Sir charles (1795-1860). KTS Anh. Xây dựng nhiều nhà thờ gôtich ở Brighton, Manchester và Islington. Ông đã thể hiện phong cách palazzo của Italia vào hai tổng thể công trình của Câu lạc bộ Du lịch (1829) và câu lạc bộ Cải cách (1837) ở London và các công trình lớn tại đô thị n−ớc Anh. Sau này, trong việc xây dựng nhà ở miền quê trong các năm 1838 và 1851, ông cũng đã áp dụng thành công phong cách v−ờn cảnh Italia tại đây. Ông đã đoạt giải trong kỳ thi thiết kế điện Westminter (Nhà nghị viện) năm 1836. Mặt bằng cổ điển với hai tòa nhà đối xứng và các tháp theo phong cách roman ở hai đầu. Ông còn phác thảo mặt bằng Quảng tr−ờng Trafalgar năm 1840. Bartning, otto (1883-1959). KTS Đức. Xây dựng nhiều đền thờ Tân giáo. Trong những công trình đầu tay đã thể hiện những không gian mở lớn, sử dụng các ph−ơng pháp và vật liệu hiện đại: kết cấu bêtông cốt thép và lắp đặt các khối gạch kính. Bắt đầu hành nghề ở Berlin từ năm 1905, tác phẩm nôi tiếng là đền thờ ở Cologne (1928), sử dụng kết cấu thép vách kính và khung thép, một số đền thờ khác bằng bêtông cốt thép, t−ờng bên bằng kính và gạch bêtông. Sau thế chiến 1939-45, Barning sản xuất năm m−ơi ngôi đền đúc sẵn giá rẻ, kết cấu khung gỗ và tấm t−ờng tận dụng phế liệu từ công trình đổ nát vì bom đạn. Baudot, anatole de (1834-1915) . KTS Pháp, một trong những ng−ời tiên phong sử dụng bêtông cốt thép trong kiến trúc. Kết hợp hai phong cách gotich và duy lý trong 1
  7. việc xây dựng và trùng tu các nhà thờ,áp dụng thành công kết cấu bêtông cốt thép trong nhà thờ Saint Jean de Montmartre (1894-1903), khung mảnh chèn gạch. BBPR Nhóm các kiến trúc s− và nhà thiết kế thành lập vào năm 1932 gồm có Luigi Banfi (1910-1945), Locovico Barbiano Belgiojoso (1909-?), Enrrico Peresutti (1908-?)và Ernesto Nathan Rogers (1909-69). Nhóm khởi đầu hợp tác từ những không gian tr−ng bày theo phong cách thiết kế hiện đại của Châu Âu thời đó. Từ năm 1939, họ thành lập một nhóm chống phát xít và hoạt động của học xoay quanh việc chiến đấu cho nền kiến trúc. Sau thế chiến thứ hai, họ thiết kế và xây dựng thành công kiến trúc t−ởng niệm trong một nghĩa trang ở Milan để t−ởng nhớ các nạn nhân Italia trong tại tập trung (1946). BBPR cũng thực hiện nhiều dự án nhà ở công cộng. Năm 1956 thực hiện xây dựng cải tạo toàn bộ nhà bảo tàng Sforza ở Milan thành một công trình sáng sủa, hiện đại và thích hợp với thời đại hơn. Becerra, francisco (1545-1605). KTS Tây Ban Nha, tập sự ở Châu Mỹ từ năm 1573, chuyên thiết kế nhà tu, nhà thờ tại Mexico. Từ năm 1580 làm việc ở Peru, mang phong cách Phục h−ng Tây Ban Nha vào đâyvà trung thành với nguyên mẫu nhà thờ của Jean (Vandeivira, 1540). Mặt bằng chữ nhật đ−ợc cải biên bởi những cột hình chữ thập mang các đầu cột đồ sộ. Chất l−ợng không gian nội thất đ−ợc nâng cao bởi những vòm nhọn. Công trình này đã đ−ợc ca ngợi trong cuốn sách về kiến trúc thuộc địa ở Peru của Harold Wethey. Beketov A.N. (`1862-1941) KTS Ukraina. Tác giả một số công trình dân dụng: nhà ngân hàng ở Moxkva, tr−ờng trung học ở Kharkov. Chú trọng nghiên cứu thiết kế điển hình nhà ở, nhà nghỉ, tr−ờng học cho vùng mỏ Đônbax. KTS Công huân Ukraina. behrens Peter (1868-1940) Kiến trúc s− Đức, thuộc tr−ờng phái Nghệ thuật Công nghiệp Đuxenđooc, là một trong các nhà sáng tạo kiến trúc mới ở Châu Âu (cùng với Le Corbusier và Mies van der Rohe). Tác giả các kiến trúc công nghiệp có áp dụng vật liệu và kết cấu mới, với các giải pháp không gian lớn, có xu h−ớng Công năng. bélanger, francois-joseph (1744-1818). KTS trang trí Pháp d−ới thời Louis XVI. Đã hành nghề ở Anh. Trang trí nội thất cho lâu đài Château de Maisons gần Paris (1777-84) và xây dựng tòa nhà Bagetelle trong rừng Boulogne (1777), là một ví dụ điển hình về phong cách tân cổ điển Louis XVI. Ông còn thực hiện trang trí cho một số công trình sau cách mạng, đặc biệt là sử dụng hệ khung kim loại mang mái vòm tròn. belopolxki Ya.B. (1916-?) KTS Nga. Tác giả tổng thể công trình tại khu Tây-Nam Moxkva, quảng tr−ờng Tháng M−ời, rạp xiếc, nhà ngân hàng,v.v. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm kiến trúc Liên Xô. benjamin, asher (1773-1845) KTS Mỹ, tác giả nhiều sách cẩm nang về xâydựng đầu thế kỷ 19. Bắt đầu hành nghề là việc xây dựng các trang trại. Từ năm 1803, xây dựng nhiều nhà thờ : West church (1806), Charles Street Meeting House (1807) và nhiều công trình bằng gạch khác. Benjamin giảng dạy kiến trúc tại Boston, nh−ng nổi tiếng là ở 7 tácphẩm của mình: Trợ giúp ng−ời xây dựng (1797), Bạn đồng hμnh với ng−ời xây dựng Mỹ (1806), Những kiến thức cơ sở về kiến trúc (1814), Thực hμnh nghề mộc trong lμm nhμ (1839), Hμnh nghề kiến trúc (1833), H−ớng dẫn ng−ời xây dựng (1839) và Những nguyên lý cơ bản của kiến trúc (1843). Berg, max (1870-1947). KTS Đức, nổi tiếng vì một tác phẩm độc nhất và độc đáo. Là KTS tr−ởng của thành phố Breslau (nay là Wrolaw của Ba Lan), ông đã xây dựng một “gian phòng thế kỷ” lớn nhất khi đó với đ−ờng kính 65m bằng bêtông cốt thép - là kỹ thuật lạ, chỉ mới áp dụng cho một số vòm cầu. Mái vòm tròn của công trình gồm kết cấu 2
  8. s−ờn, tỏa tia từ tâm ra một vòng tròn, tựa trên bốn cung vòm. ánh sáng trong công trình, do vậy đ−ợc phân bố rất độc đáo. berlage H.P. (1856-1934) Kiến trúc s− Hà Lan, nhà sáng lập kiến trúc hiện đại Hà Lan. Tác giả nhiều công trình tại Amxtecđam (1897-1903), khéo léo kết hợp phong cách lãng mạn với giải pháp kết cấu nhằm tạo mặt bằng tối −u về ph−ơng diện hình học. Bernini G.G. (1598-1680) .Kiến trúc s− Italia, đại diện cho xu h−ớng Barôc. Chú trọng kết hợp kiến trúc và điêu khắc trong công trình một cách hữu cơ. Các sáng tác của ông có ảnh h−ởng lớn đến nghệ thuật Châu Âu thế kỉ 17-18. Bikovxki K.M. (1841-1906). KTS Nga. Tác giả đài t−ởng niệm ở Moxkva và nhiều công trình dân dụng khác: bệnh viện, tr−ờng đại học, nhà bảo tàng. CHú trọng bố cục mặt bằng và trang trí mặt đứng công trình. CHủ toịch Hội KTS Moxkva (1894-1903) blondel Franςois (1618-1686) Kiến trúc s− Pháp, theo xu h−ớng Cổ điển, xem kiến trúc Cổ đại và Phục h−ng là mẫu mực vĩnh cửu. Tham gia thiết kế xây dựng cửa ô Saint Denis ở Paris. Tác giả của giáo trình Kiến trúc (1675-83). blore edward (1787-1879) Kiến trúc s− Anh, chuyên về lâu đài cổ, nhà kỷ hà học. Công trình đầu tiên: lâu đài của Sir Walter Scott tại Abbotsford.Từ 1820 đến 1849, xây dựng nhiều nhà thờ và nhà ở nông thôn theo phong cách Trung Cổ. Từ 1927 đến 1849 : khôi phục tu viện Westminter nh− hồi thế kỉ 13. Tham gia xây dựng lâu đài Buckingham, lâu đài Winsor, Lambeth Palace. Bodley, george frederick (1827-1907). KTS Anh, ng−ời xây dựng nhà thờ và nhà trang trí. Tác phẩm : nhà thờ Clumbar, Nottinghamshire (từ 1886), nhà thờ Ecclestion, Chelshire (từ năm 1899), nhà thở Holy Trinity (từ năm 1901). Cộng tác với KTS khác để thực hiện các công trình tôn giáo, dân dụng; làm cố vấn xây dựng cho nhiều nơi. Trang trí của ông có nhiều màu sắc trầm , đ−ợc sử dụng một cách tinh tế và cầu kỳ trong kiến trúc. Bodt, jean de (1670-1745) . Kỹ s− xây dựng Pháp, phục vụ trong quân đội tại Phổ, Anh và Saxe. Theo xu h−ớng Barôc rồi cổ diển Pháp. Thiết kế nhiều, song ít đ−ợc thực hiện. Boffrand, germain (1667-1754). KTS Pháp. Tham gia nhiều đồ án của x−ởng thiết kế “ kiến trúc s− hạng nhất”. Tác phẩm quan trọng nhất là sân tr−ớc tòa thánh của nhà thờ Notre-Dame. Là tổng thanh tra cầu đ−ờng, ông có trách nhiệm trong việc xây dựng các cầu Sens và Montereau. Ông thiết kế nhiều lâu đài : Lunéville (1703-23), la Malgrande (1711-12),Nancy(1717), xây dựng tòa nhà Bouchefort gần Bruxelles (1705) và nhiều khách sạn ở Paris, trong đó phải kể tới các khách sạn đẹp nhất là Le Brun (1697), Petit-Luxembourg(1709), Amelot (1712),v.v. Các tác phẩm của ông th−ờng là hoành tráng, nghiêm ngặt. Trong trang trí nội thất, ông là một bậc thầy về phong cách rococo. Boito, camillo (1836-1914). KTS theo xu h−ớng chiết trung Italia thế kỷ 19, một trong những ng−ời đầu tiên phản đối phong cách Phục H−ng đang thống soái thời đó. Xu h−ớng của ông thể hiện rõ trong công trình Ospedale Civico de Gallarate (1871). Đó là một tòa nhà hình vòng cung, kết hợp thành công giữa màu sắc và kết cấu. Bonatz, paul (1877-1951). KTS Đức , tác phẩm của ông mang tính cách của xu h−ớng chiết trung cuối thế kỷ 19. Cộng tác với F. Choler trong thiết kế nhà ga Stuttgart (1914-28) có phong cách của roman cổ điển. Thực hiện nhiều công trình th−ơng mại, công nghiệp và giáo dục khác nữa. 3
  9. borromini francesco (1599-1667) Kiến trúc s− Italia, theo xu h−ớng Barôc, sử dụng các thức cổ điển một cách tự do, sáng tạo các chi tiết mới, phức tạo hóa đ−ờng nét của mặt đứng và mặt bằng công trình. Kiến trúc tiêu biểu: nhà thờ St. Carlos (1642-60), cung điẹn Barberini ở Roma (1625-63). boullée, étienne-louis (1728-1799) Đại diện tiên phong của xu h−ớng tân cổ điển Pháp cuối thế kỷ 18. Muốn trở thành họa sĩ, nh−ng gia đình buộc ông phải theo học kiến trúc tại x−ởng của Jean-Francois Blondel, rồi Boffrand. Trở thành viện sĩ Hàn lâm kiến trúc năm 1762 sau chuyến du lịch truyền thống tại Italia. Đã xây dựng nhiều khách sạn tại Paris: Brunoy (1774), Alexandre (1766-68), des Monnaies (1762). Từ thập niên 1770, ông giảng dạy và nghiên cứu thiết kế những công trình lớn. Chẳng hạn, dự kiến kéo dài Hành lang kính và các hàng cột chung quanh của Versailles (1980), nhà hát Opẻra (1781) và một nhà bảo tàng khổng lồ (1783), th− viện lớn của Hoàng gia (1784). Trong công trình sau này dự kiến sử dụng vòm, trên đỉnh lắp kính, tựa trên các hàng cột thức iônic. Trong nhiều đồ án khác, Boullée đã sử dụng các hình khối pyramid và hình nón, nh−ng không phải là tham khảo từ nguồn Ai Cập và La Mã. bramante Pascussio d’Antonio (1444-1514) Kiến trúc s− Italia, thiết kế nhà thờ Peter (1506-14), lâu đài St. Damazo (1510) ở Roma. Các công trình có tỉ lệ hài hòa, khoáng đạt, bố cục không gian rành mạch, sử dụng kiến trúc Cổ điển một cách sáng tạo. bređikix V.Yu. (1930-?) KTS Litva. Tác giả đồ án thiết kế quy hoạch và công trình kiến trúc ở nhiều thành phố, nhất là Vinius (1965-73), đ−ờng Lêningrat (1974). Kết hợp tốt địa hình địa ph−ơng, cây xanh với công trình. brenna vikenti (1745-1820) Kiến trúc s− kiêm họa sĩ trang trí, gốc Italia. Ông làm việc tại Ba Lan (1778-83) và Nga (1783-1802) . Thực hiện trang trí nội thất cung điện ở Pavlôpxcơ và Gaxin ở Pêtecbua. breuer (1902-?) Kiến trúc s− Mỹ, ng−ời tiên phong của xu h−ớng Công năng. Theo học và làm việc tại Bauhause (1920-28). Công trình tiêu biểu: trụ sở UNESSCO taị Paris (1953-57), cửa hàng De Bayenkoff ở Rotterdam. Brinckmann, j.a & Van der vlucht, I.c. Brinckmann, j.a. (1902-49) và Van der Vlucht, I.C. (1894-1936) là hai hội viên Hà Lan đã xây dựng nhà máy Van Nelle (sôcôla và thuốc lá) gần Rotterdam (1928-29), một trong những nhà máy đẹp nhất ở Châu Âu thời đó. Trong công trình này, lần đầu tiên sử dụng tấm rèm ngăn. Cửa hàng Van Nelle de Leyde (1927), những tòa nhà ở 9 tầng ở Bergpolder và Rotterdam (1934) đ−ợc xây dựng nhanh chóng do áp dụng công nghệ kết cấu thép và bloc t−ờng đá bọt ốp lá thép mạ. Cách làm t−ờng này đ−ợc áp dụng nhiều ở Châu Âu sau đó. Broek & Bakema Broek, J.H. (sinh năm 1898) và Bakema, K.B. (sinh năm 1914) là hai kiến trúc s− – nhà quy hoạch Hà Lan cùng chịu trách nhiệm xây dựng lại trung tâm Rotterdam bị tàn phá trong Thế chiến thứ hai. Cũng thực hiện nhiều dự án về nhà ở và trang bị công cộng, vừa hiện đại, vừa bền vững. Những công trình tiêu biểu : trung tâm th−ơng mại Lỵnbann, Rotterdam (1953), các tòa nhà triển lãm của Hà Lan tại Triển lãm Paris (1937) và Bruxelles (1958), các nhà thờ ở Schiedam (1957) và Nagele (1959), một số cửa hàng và công trình công nghiệp khác nữa. Brongniart, Alexandre-Théodore (1739-1813). Là tác giả của một số tác phẩm tân cổ điển Pháp. Sống tại Paris và xây dựng nhiều khách sạn đặc biệt. Các tác phẩm của ông ít trang trí r−ờm rà, mặt đứng chữ nhật, đ−ờng nét đơn giản. Công trình tiêu biểu: khách sạn Monaco (1774), Masseran (1787), de Condé (1781). 4
  10. Brown, lancelot (1716-1783). KTS và chuyên gia v−ờn cảnh Anh. Ban đầu cộng tác với Kent với t− cách ng−ời làm v−ờn (1794), sau thiết kế và xây dựng riêng những phong cảnh với quy mô hoành tráng, sử dụng nhiều mặt n−ớc và vành đai cây xanh và thảm cỏ. Brown quan niệm rằng công trình xây dựng chỉ là một trong những thành phần cảnh quan và phải gắn kết hài hòa với hiện tr−ờng. Ông còn là một kiến trúc s− trung thành với phong cách của Croome Court, Worcestershire (1751-52) và Claremont, Surrey (1770-72). Hầu hết các dự án kiến trúc của ông đều do con rể của ông, KTS Henry Holland thể hiện. Bryggman, erik (1891-1955). Ng−ời tiên phong của xu h−ớng kiến trúc hiện đại Phần Lan, cùng với Alvar Aalto. Họ đã thực hiện Triển lãm nhân kỷ niệm 50 năm tại Turfu, lễ kỷ niệm lần thứ nhất xu h−ớng công năng Châu Âu tại Phần Lan. Bryggman có công trình ở hầu khắp nơi trên đất n−ớc Phần Lan với những tác phẩm hiện đại, không công kích, hơi đụng chạm đến tân cổ điển và chịu ảnh h−ởng rõ rệt của KTS Thụy Điển Asplund. Tiêu biểu là các công trình : Hospits Betel (1929), trung tâm thể thao ở Turfu (1933-36), th− viện của Abo Akademi (1936), nhà thờ gần Turfu (1939-41) với khung bêtông cốt thép, t−ờng trắng, gian giữa giáo đ−ờng cao vút. Bryulov A.P. (1798-1877) Kiến trúc s− Nga, theo xu h−ớng Hậu Cổ điển. Dày công nghiên cứu kiến trúc Italia và Pháp, thiết kế nhiều công trình lớn: nhà hát Mikhailôp ở Pêtecbua, đài thiên văn, trung tâm quảng tr−ờng Nepxki. Brunelleschi Filippo (1377-1820) Kiến trúc s−, nhà điêu khắc và nhà khoa học Italia, một trong những ng−ời tiên phong của xu hứơng Phục H−ng và lí thuyết viễn cận. Trong các công trình ở St. Lôrensô, đã thể hiện đ−ợc tính sáng tạo đậm tính sử thi và tính nhân bản. Bùi văn các (1919-1985) Tốt nghiệp kỹ s− công chính năm 1944. Là Tổng Cục tr−ởng ở Bộ Giao thông, Uỷ viên Uỷ ban Kế hoạch Nhà n−ớc, Uỷ viên Uỷ ban Kiến thiết Cơ bản Nhà n−ớc, Thứ tr−ởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch th−ờng trực Hội Xây dựng Việt Nam (khóa I), Uỷ viên th−ờng vụ Đoàn Kiến trúc s− Việt Nam. Đ−ợc phong học hàm Giáo s− năm 1980. Tại bất cứ c−ơng vị nào, luôn nêu cao vai trò và phong cách lãnh đạo về khoa học kỹ thuật, cải tiến và áp dụng công nghệ mới trong xây dựng. Ông là chuyên gia xuất sắc về xây dựng, có tầm nhìn chiến l−ợc, một trong những ng−ời chuẩn bị tiên đề và sáng lập Hội xây dựng Việt Nam (nay là Tổng hội Xây dựng Việt Nam). Bulatov M.X. (1907-?) KTS Uzbekixtan. Tác giả sơ đồ tổng thể khôi phục Samackan (1937-38), Fergan, Kokan, Kagan, Taxkent; thiết kế khôi phục đài thiên văn ở Samackan. KTS Công huân Uzbekixtan. Buniatian N.G. (1878-1943) KTS Acmenia. Chú trọng nghiên cứu kiến trúc cổ Acmênia, thể hiện trong các công trình khách sạn, nhà ở trên đại lộ Lênin. Burđin Đ.I. (1914-1978) KTS Nga. Quy hoạch và xây dựng Manhitogorxk (1948-52) và một sô công trình khác : trung tâm truyền hình, sân bay Moxkva, nhà trieenr lãm quốc tế tại Geneve (1959) và nhà ở tại Moxkva. KTS Công huân Nga. Burges, william (1827-1881). KTS, nhà trang trí Anh. Năm 30 tuổi dự hai cuộc thi quốc tế về nhà thờ Lille và nhà thờ ở Constantinople nh−ng không đồ án nào đ−ợc thực hiện. Sau đó lại thiết kế nhà thờ ở Cork và phác thảo mặt bằng nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Hartford, Connecticut (1873); công trình này chỉ đ−ợc xây dựng một phần. Ông còn thiết kế nhiều nhà thờ khác ở Anh, theo kiểu Pháp, kiểu gotich và trang trí nhiều nhà thờ khác. Ông là một nhà thiết kế, sáng tác đ−ợc những tác phẩm phong phú và mới lạ nh−ng cũng có thể đơn giản và thuần phác. 5
  11. Burnham, daniel hudson (1846-1912) KTS và nhà quy hoạch Mỹ.Công trình đầu tay là Montauk Block (1882) là trụ sở m−ời tầng xây dựng trên một hệ thống sàn nổi để xử lý đất sình lầy. Việc chống lửa cho kết cấu kim loại đ−ợc giải quyết bằng cách ốp gạch đất sét. Những bề mặt nhà đ−ợc xử lý đơn giản. Công trình tiếp sau đó (1886) có sân trong bao bọc toàn kính, mặt nhà là những dải cửa sổ lớn, sử dụng nhiều kính. Tòa nhà Monadnock Building(1889-91) là một trong những công trình có kết cấu gạch đá lớn. Năm 1890, Burnham chịu trách nhiệm xây dựng Nhà triển lãm Quốc tế của Colombie (1893). Trong công trình này, ông dành sức lực để nghiên cứu cả về quy hoạch . Năm 1902 ông đ−a ra kế hoạch phát triển Washington, trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ của Pierre l’Enfant. Khi công việc này thành công, ông còn lập sơ đồ phát triển nhiều thành phố khác nh− Cleveland, San Francisco và Manille ( Philippines). burov A.K. (1900-1957) Kiến trúc s− và nhà khoa học Nga, theo xu h−ớng của chủ nghĩa kết cấu , nghiên cứu kiến trúc tại Mỹ (1931) và châu Âu (1925,1936). Công trình tiêu biểu : trụ sở Hội Kiến trúc s− tại phố Gorki. Là ng−ời tiên phong trong thiết kế nhà blôc lớn (1939-41) và tấm lớn (1941-49), chú trọng vật liệu siêu bền trong xây dựng. Butterfield, william (1814-1900) Kiến trúc s− và nhà trang trí Anh, ng−ời sáng tạo những tác phẩm mang phong cách gôtich thời Victoria. Sinh tại London, xuất thân là nhà thầu tr−ớc khi đi chu du khắp n−ớc Anh và lục địa châu Âu. Nghiên cứu kiến trúc Trung Cổ thể hiện trong xây dựng nhiều nhà thờ : All Saint (1849), St. Alban (1850), St. Agustine (1865). Thích sử dụng xen kẽ giữa gạch và đá tạo cho khối xây có màu sắc tựa nh− các vỉa địa chất tự nhiên và thể hiện thành công tại công trình Đại học Keble, là quần thể nhiều công trình. Chỉ đạo các dự án của Công ty Cambridge Camden trong nhiều năm. Sáng tạo nhiều bộ phận và đồ đạc nội thất cho nhà thờ. ultraviolet radiation). ___ 6
  12. cameron Charles (1730-1812) Kiến trúc s− Nga, gốc Scôtlen. Theo xu h−ớng Cổ điển. Thiết kế tổng thể công trình thành phố Puskin, lâu đài ở Pavlôpxcơ (1780-1801), lâu đài Razumôpxki (1799-1803) ở Ukraina. Sử dụng thành công các môtip của Rôma. Campbell, colen (1676-1729) KTS nổi tiếng Anh đầu thế kỷ 18, ng−ời xứ Êcôt. Là đại diện Ban thanh tra xây dựng những năm 1718-19. Năm 1715 ông xuất bản tập I Vitruvius Britannicus, trong đó những hình vẽ của ông có vai trò quan trọng trong các tác phẩm của KTS Anh đ−ơng thời. Các tác phẩm tiêu biểu : lâu đài Wanstead (1715-20), Houston Hall (1722), Stourhead (1721), một số biệt thự, trong đó phải kể tới nhà của công t−ớc Herbert ở Whitehall (1723) thành công cả về ph−ơng diện quy hoạch đô thị. Campen, jacob van (1595-1657). KTS cổ điển Hà Lan nổi tiếng. Ban đầu là họa sĩ, hâm mộ Palladio và Scamozzi khi thăm Italia những năm 1615 và 1621, sau lại chịu ảnh h−ởng của Francois Mansart và Le Vau. Tác phẩm chính là Mauritshuis ở La Haye, là một công trình đặc biệt quan trọng của Hà Lan ở thế kỷ 17. Hai mặt chính của công trình có đặc điểm là sử dụng nhóm cột lớn gồm bốn cột loại thức ionic. Tác phẩm khác đ−ợc biết đến là khách sạn thành phố Amsterdam (nay là lâu đài hoàng gia). Ông còn thiết kế một nhà hát, nhiều nhà ở đô thị cho t− nhân, lâu đài Rijswijk và Honselersdijk. Ông là ng−ời sáng tạo thị hiếu cổ điển Hà Lan để thay thế phong cách địa ph−ơng từ những năm 1670 và đ−ợc nhiều kiến trúc s− trong n−ớc hâm mộ. candela Federic (1910-?) Kiến trúc s− Tây Ban Nha. Hoạt động thiết kế và xây dựng chủ yếu tại Mêhicô và các n−ớc khác từ năm 1950. Xây dựng nhiều nhà công nghiệp, chợ , kho tàng, công trình thể dục thể thao, nhà thờ. áp dụng hợp lý kết cấu vỏ và thành mảnh bêtông cốt thép có độ cong phức tạp. cano, alonso (1601-1667) Họa sĩ, nhà điêu khắc hoạt động kiến trúc lỗi lạc.Tham gia công tác kiến trúc ở Séville rồi Madrid từ nhứng năm 1624-1638, nh−ng mãi đến năm 1652-1667, tại Grenade ông mới thực hiện đ−ợc những tác phẩm quan trọng, đáng kể có nhà thờ lớn và nhà thờ Marie-Madeleine, với phong cách đơn giản, cổ điển, nh−ng xử lí tinh tế về chi tiết làm cho các công trình này thể hiện đ−ợc phong cách độc đáo. carlone Họ nhà thợ xây, thợ trát giả cẩm thạch, và thợ vẽ tại vùng Côme, có một nhánh quan trọng tại áo vào cuối thế kỷ 17. A. Silvestro Carlone (1610-71) xây dựng mặt chính nhà thờ cơ đốc Am Hof ở Viên (1662), công trình đầu tiên ở thành phố này mang xu h−ớng barôc. Pietro Francesco Carlone , ng−ời sáng lập dòng dõi , làm việc tại Styrie, sau đến Bắc áo và xây dựng nhiều nhà thờ cơ đốc tại đây (1669-78). Carlo Antonio Carlone, Giovanni Battista Carlone, rồi Bartolomeo Carlone đều là những ng−ời xây dựng nhà thờ và lâu đài, cả ở Pháp nữa. cavarrubias, alonso de (1488-1570) Kiến trúc s− và nhà điêu khắc Tây Ban Nha. Các tác phẩm đầu tay của ông phản ảnh sự tiến hóa về thẩm mỹ trong thời Phục H−ng: đi sâu vào trang trí, kết hợp khéo léo những chi tiết của gôtich với cổ điển. Tác 1
  13. phẩm chính: công trình Alcazar de Tolede (1537), bệnh viện St. Juan Battista (1542), cổng Bisagra (1559). Celsing, peter (1920-1974). KTS Thụy Điển. Xây dựng nhiều nhà thờ ở thành phố, khôi phục nhà hát Opera Hoàng gia và nhà hát Hoàng gia ở Stockholm. Ông cũng xây dựng nhiều ga metro ở đây, chủ yếu là bằng bêtông. Nhà thờ th−ờng đ−ợc xây dựng theo phong cách dân gian tại những vùng c− dân mới; vật liệu chủ yếu là gạch truyền thống. Ngoài ra, sau này còn xây dựng nhiều công trình công cộng khác : nhà văn hóa, th− viện, viện điện ảnh Thụy Điển. Đặc biệt, đã có công trình xây dựng bằng bêtông, mái kim loại và lợp tấm bêtông đúc sẵn (1971). Chalgrin, franỗois (1739-1811) . KTS tân cổ điển Pháp. Tập sự tại Rome (1759- 63), ít lâu sau trở thành một kiến trúc s− đắt khách. Tác phẩm tiêu biểu : nhà thờ Saint- Philippe-du-Roule ở Paris (1774-84) là một trong những nhà thờ đẹp ở Pháp hồi đó, theo xu h−ớng tân cổ điển; tòa nhà Madame ở Verssailles (1784), Pháp quốc học viện (1780). Ông còn sửa chữa nội thất lâu đài Luxembourg khi làm thêm đại sảnh và một cầu thang lớn tại đây. Tuy nhiên, công trình quan trọng nhất là Khải hoàn môn (1806-1837) có kiến trúc tân cổ điển, về cơ bản trung thành thiết kế ban đầu của ông. chambers W. (1723-1796) Kiến trúc s− Anh, đại diện quan trọng của xu h−ớng kiến trúc “palladian” ở Anh. Là một trong những ng−ời sáng tạo công viên theo phong cách lãng mạn : công viên ở Suriee (1757-62). Chochol, josef (1880-1956) KTS theo xu h−ớng lập thể ở Praha. Công trình tiêu biểu : nhà ở tại phố Neklanova, Praha(1912), nhà riêng gần Vysehrad (1912-13). Kiến trúc của ông báo tr−ớc sự ra đời của xu h−ớng kiến trúc biểu hiện sau Thế chiến I. churriguera Một gia đình kiến trúc s− và nhà điêu khắc Tây ban Nha thế kỷ 17-18. Nổi tiếng có Hôxê Benito de Churriguera (1665-1725), ng−ời tiên phong của xu h−ớng Ba rôc Tây Ban Nha thời đó. Trang trí nhà thờ St. Essteban ở Salamanque (1693-96), lâu đài ở Madrid (1689-1974), mặt bằng quy hoạch thành phố Neuevo Bastan (1709-13). Clason, isak gustav (1856-1930). KTS Thụy Điển theo xu h−ớng chiết trung. Học ở tr−ờng Cao đẳng công nghệ và Học viện Hàn lâm Stockholm, sau đi khảo sát, nghiên cứu tại Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Các tác phẩm tiêu biểu: nhà bảo tàng Nordiska, Stockholm (1889), tòa nhà Bunsow (1886), lâu đài Thaveniuska (1885), lâu đài Hallwylska (1893). Là giáo s− kiến trúc tại Tr−ờng Cao đẳng công nghệ Stockholm (1890-1904). coastes,wells wintemute (1895-1958) Kiến trúc s− Nhật gốc Canađa. Ban đầu là nhà báo rồi mới hành nghề kiến trúc. Là ng−ời tiên phong của tr−ờng phái Hiện đại tại Anh, sáng lập ra nhóm Mars (chuyên nghiên cứu kiến trúc Hiện đại). Thành công trong việc xử lí không gian, nhất là đối với các công trình tại Lawn Road, Hampstead (1934) và nhà x−ởng riêng tại Kensington, London (1947). Ngoài thiết kế nhà ở tại Brighton, Sussex (1936) và London (1939) ông còn tham gia những dự án lớn về quy hoạch đô thị tại Canada. Cockerell, charles robert (1788-1863). KTS Anh, nhà khảo cổ, giáo s−, đại diện số một của xu h−ớng kiến trúc cổ điển Anh thế kỷ 19. Khoảng giữa các năm 1810- 1816, khi du lịch tại Hy Lạp, ông phát hiện loại đá cẩm thạch Egine và Phigale. Công trình tiêu biểu: nhà thờ Hanovre ở phố Regent (1823-25), điện Wesminster và British Fire Office (1831), th− viện đại học Cambridge (1829-40). Các bản thiết kế của ông sáng sủa, rành mạch, khoa học, chính xác, khác hẳn các nhà thiết kế đ−ơng thời. 2
  14. contant d’ivry, pierre (1698-1777) Kiến trúc s− Pháp, gia nhập Viện Hàn lâm Kiến trúc Hoàng gia năm 1728. Tham gia chỉnh trang nhà ở Paris từ năm 1720, chịu trách nhiệm xây dựng tu viện St Vaast ở Arras (1754), thi đạt quyền xây dựng nhà thờMadeleine và quảng tr−ờng Louis XV ở Paris. Thành công trong nghề nghiệp khi áp dụng sơ đồ Tân La Mã trong việc thực hiện các đồ án này. cortone, pierre de (1596-1669). Họa sĩ và KTS, một trong ba bậc thầy của xu h−ớng barôc La Mã. Tác phẩm đầu tiên của ông là biệt thự Pigneto (1630), đánh dấu sự phát triển của loại biệt thự barôc, có phần giữa nhô cao, đ−ợc tăng cứng bởi những cầu thang uốn cong vào trong. Nhà thờ Martina e Luca (1635-50) của ông là một trong những nhà thờ barôc có quy mô lớn với mặt băng chữ thập Hy Lạp. Không phải là nhà điêu khắc song nội thất nhà thờ lại đ−ợc xử lý hài hòa giữa t−ờng và vòm, bề mặt có tranh t−ợng cùng với các cột thức ionic. Trong ngoài nh− nhau, những cột thức chạy liên tiếp nhau ở mặt chính. Phải kể thêm đồ án thiết kế S.Maria della Pace (1656-57), S. Maria in Via Lata (1658-62) của ông, nơi bắt đầu có phong cách cổ điển khi chú trọng nhấn mạnh mặt chính công trình. costa lucio (1902-?) Kiến trúc s− Brazin, một trong những ng−ời tiên phong của xu h−ớngkiến trúc hiện đại trên cơ sở của kiến trúc công năng và truyền thống dân gian. Cùng với Niemeyer S.F. đã sáng tác nhiều mẫu nhà ở. Tác giả Nhà triển lãm của Brazin tại Triển lãm Quốc tế ở Niu Óc (1939), cũng là tác giả tổng sơ đồ thành phố Brazilia (1957). Cram, ralph adams (1863-1942). KTS Mỹ, nổi tiếng về kiến trúc tôn giáo theo phong cách tân gôtich. Học tr−ờng nghệ thuật ở Boston và hành nghề từ năm 1889. Những công trình của Cram khác biệt ở sự cực kỳ tinh xảo ngay cả các chi tiết xoàng nhất. Các tác phẩm tôn giáo đồ sộ của ông : nhà thờ St Thomas ở New York nhà thờ East Liberty ở Pittsburgh, Pennsylvanie; tiểu giaó đ−ờng Viện Hàn lâm quân đội ở West Point ( dự thi năm 1903), các nhà thờ Halifax ở Nouvelle-Ecosse, Bryn Athyn ở Pennsyvanie và ở La Havana, Cuba. Năm 1911, Cram là thanh tra xây dựng nhà thờ St John the Divine ở New York. Ông đã dự tính chuyển đổi toàn bộ công trình mang phong cách byzantin để thích ứng với gôtich Anh, thể hiện trong những cuốn sách của ông : “Săn lùng Gôtich” và” Đời tôi trong kiến trúc” Cubitt, thomas (1788-1855) Nhà thầu khoán hiện đại đầu tiên đã hợp lý hóa các ph−ơng pháp nhận thầu và thực hiện xây dựng. Năm 1809 là thợ mộc ở gần London, tại đây ông đã hợp nhất các nhóm thợ và tổ chức thành công ty thầu khoán. Đã xây dựng nhiều ngôi nhà ở nông thôn, trong đó có Osbone House (1848), cơ ngơi của nữ hoàng Victoria, đ−ợc thiết kế bởi hoàng tử Albert. Ông đã theo đuổi mọi công việc xây dựng từ hệ thống cống rãnh, công viên cho đến kiểm tra ống khói. Ông còn chịu trách nhiệm tổ chức Triển lãm lớn năm 1851. cuypers, petrus j. h. (1827-1921) Kiến trúc s− Hà lan, theo xu h−ớng Tân gôtich. Phát triển xu h−ớng này tại Cologne, Paris trên cơ sở phát động cao trào xây dựng nhà thờ thiên chúa giáo La Mã (tại Eihoven và Amsterdam năm 1859-67) với những tòa đại giáo đ−ờng có các khuôn vòm rộng, cửa sổ lớn, kết cấu nổi bật và táo bạo. Ông đặc biệt nổi tiếng tại Hà Lan khi xây dựng xong bảo tàng Rijksmuseum (1867-85) và nhà ga trung tâm (1885-89). ___ 3
  15. D’aronco, raimondo (1857-1932) Kiến trúc s− Italia theo xu h−ớng Nghệ thuật mới. Tác phẩm chính : Nhà triển lãm Nghệ thuật trang trí ở Turin (1902), cải tạo nhà triển lãm ở Darmstadt, tu viện Galata ở Thổ Nhĩ Kỳ (1903). Sử dụng nhiều môtip trang trí lớn và trừu t−ợng, thể hiện đ−ợc bằng kết cấu betông. Sau này, quay lại với phong cách Tân Cổ điển , điển hình là khách sạn ở Udine (1909). Dadachev X.A. (905-1916) KTS,sử gia kiến trúc Liên Xô. Tác giả một số rạp chiếuphim, nhạc viện, nhà bảo tàng ở Bacu, nhà triển lãm ở Moxkva. Dahlberg, erik (1622-1703).Kiến trúc s− Thụy Điển. Là tác giả của bộ sách ba tập về những hình vẽ kiến trúc mang tên” Sueca Antiqua et Hodierna” (1661-1703). Công trình tiêu biểu: cải tạo khách sạn thành phố Jonkping, lăng của Larg Kagg tại Sodermanland, thiết kế tổng mặt bằng Kariskrona. Dance, George le jeune (1741-1825) KTS Pháp, theo xu h−ớng tân cổ điển. Xây dựng nhà thờ All Hallow, London Wall (1765-67). Nội thất có hình khối trần trụi, cột chỉ thuần túy sử dụng làm kết cấu, rất ít trang trí. Công trình Guidhall Council Chamber (1777) vẫn theo phong cách nhà thờ trên, theo phong cách Sir John Soane. Là một trong bốn kiến trúc s− đầu tiên của Hàn lâm Hoàng gia. Davioud, gabriel (1824-1881). KTS chiết trung Pháp. Trong thiết kế, ông chọn Cổ đại và Phục H−ng khi sáng tác đài phun n−ớc, gôtich cho nhà thờ, Palladio cho nhà hát và pha trộn các thành phần La Mã và A Rập cho các nhà có v−ờn. Năm 1855-1870, ông là thanh tra kiến trúc cho Công ty giải trí và cây xanh. Ông đã xây dựng nhiều kiôt, phòng thu thuế, quán cà phê trong rừng Boulogne và trong nhiều công viên khác ở Paris. Phải kể đến nhiều đài phun n−ớc : tại Saint-Michel (1858-60), v−ờn Observatoire (1874), công viên nhà hát Pháp (1864), công viên Château-d’eau (1880); các phòng biểu diễn 1700 chỗ và 3000 chỗ tại công viên Châtelet. Năm 1867, ông xây dựng nhiều cửa hàng lớn tại quảng tr−ờng République, mặt chính theo phong cách cổ điển. Sau chiến tranh 1870, Davioud là tổng thanh tra công chính của Paris. Cùng với Bourdais, xây dựng khu triển lãm (1878), rồi lâu đài Trocadéro. Phòng lớn của công trình này chứa đ−ợc 4500 ng−ời, lớn nhất ở Paris thời đó; sử dụng kết cấu kim loại, ốp đá, trang trí sặc sỡ bằng đá cẩm thạch và môzaic. Đây là một ví dụ điển hình về kiến trúc chiết trung thế kỷ 19. Davis, alexander jackson (1803-1892). KTS Mỹ. Trong những năm 1829-43 là họa sĩ, sáng tác theo xu h−ớng tân Hy Lạp. Th− viện riêng của ông có nhiều tài liệu nghệ thuật và kiến trúc, là nơi gặp gỡ quan trọng của nhiều nhà hoạt động nghệ thuật nghiệp d− ở New York. Sau đó, Davis lại đi theo các xu h−ớng thịnh hành. Ông xây dựng nhiều nhà thờ, trụ sở và nhà ở t− nhân tại ngoại thành. Đặc biệt là những tòa nhà lớn sau này ở trong thành phố, theo phong cách tân Hy Lạp, mà Stevens Palace ở New York là tiêu biểu (1845). Ông còn thực hiện xây dựng nhiều công trình tại Connecticut, Indiana, Caroline và New York trên cơ sở nhà dân gian, kết hợp với tân Hy Lạp, tân gôtich. Đồ án thiết kế mở rộng công viên Llewellyn ở New Jersey cũng là một tác phẩm có tiếng. Deane, sir thomas newenham (18828-1899). KTS Ailen, sinh tr−ởng trong một gia đình kiến trúc s−, nghệ sĩ và thầu khoán. Năm 1853, họ thiết kế nhà bảo tàng 1
  16. Trinity College và tham gia thi thiết kế trụ sở Chính phủ ở London, đồng thời với nhà bảo tàng tr−ờng đại học Oxford. Tác phẩm này kết hợp đ−ợc những hình thức thời trung cổ với điêu khắc tả chân và đầy kính, thép. Cùng với Woodward, họ đã thực hiện tòa nhà Crown Life Assủance ở London, câu lạc bộ phố Kildare ở Dublin và nhà thờ cơ đốc giáo ở Oxford. Sau này khi Woodward qua đời, Dean còn xây dựng nhiều công trình khác, trong đó phải kể tới bảo tàng Nghệ thuật và khoa học, th− viện Quốc gia ở Dublin (1887-90). delano,william adams Kiến trúc s− Mỹ đa phong cách. Sinh tại New York, theo học ở Yale và tr−ờng Mỹ thuật Paris, tốt nghiệp năm 1903. Dạy vẽ tại Đại học Columbia. Hợp tác với Holmes Aldrich (1871-1940) thực hiện nhiều công trình ở đô thị và nông thôn, tất cả đều theo phong cách của thế kỷ 17 và 18 của Anh, Pháp. Để lại nhiều công trình công cộng nổi tiếng, trong đó có sân bay La Guardia ở New York (1939), trụ sở Viện Hàn lâm quân sự Mỹ, hiện đại hóa Nhà Trắng tại Washington (1949- 52). delorme, philibert (1510-1570) Kiến trúc s− Pháp thời Phục H−ng.Tác giả của lâu đài Orléan, Tuillerie. Ng−ời sáng tạo nên mái vòm “delorme”. dientzenhofen Một họ các nhà kiến trúc s− Đức, Tiệp theo xu h−ớng Barôc Tiệp và Nam Âu. Diomin V.A. (1908-?) KTS Nga. Thiết kế công trình t−ởng niệm trên kênh Vonga- Đông (1951-58), tham gia thiết kế tổng thể công trình t−ởng niệm trận Stalingrat (1963- 67). Giải th−ởng Lênin (1970). dobrovich N. (1897-1976) Kiến trúc s− Secbia, là một trong những ng−ời sáng lập tr−ờng phái kiến trúc Secbia ở thế kỷ 20. Đã thiết kế nhiều công trình công cộng , công trình t−ởng niệm, trụ sở văn phòng tại Bengrad . dobrovich N. (1897-1976) Kiến trúc s− Secbia, là một trong những ng−ời sáng lập tr−ờng phái kiến trúc Secbia ở thế kỷ 20. Đã thiết kế nhiều công trình công cộng , công trình t−ởng niệm, trụ sở văn phòng tại Bengrad . Doesburg, theo van (1883-1931). KTS và họa sĩ Hà Lan. Thành viên kiệt xuất của nhóm De Stiji (có tạp chí riêng cùng mang tên này). Cộng tác cùng với Hans Arp xây dựng lại trung tâm giải trí Aubette ở Strasbourg (1926), cộng tác với quy hoạch gia Van Eesteren và diễn giảng tại Bauhaus. Domenech y montaner, luis (1850-1923). KTS Tây Ban Nha theo xu h−ớng hiện đại, cùng với Gaudi và Berenguer bảo vệ catalan quốc gia và thủ công nghiệp. Ông áp dụng vào công trình nhiều bộ phận kiến trúc của ng−ời Mo ở Tây Ban Nha: t−ờng răng c−a, vòm gạch, cột mảnh, gốm mầu và kính. Công trình tiêu biểu: quán ăn del Parque (1888), bệnh viện S. Pau (1902-12) và lâu đài Palau della Musica Catalana (1905- 08). doshi, balkrishna vithadas (1927- ?) Kiến trúc s−, nhà quy hoạch ấn Độ, ng−ời sáng lập và là hiệu tr−ởng tr−ờng kiến trúc tại Ahmadabad, sau này trở thành trung tâm đào tạo kiến trúc hiện đại cho cả n−ớc. Nhiều công trình đ−ợc xây dựng tại Ahmadabad: nhà t−ởng niệm Tagor (1958), Viện ấn Độ học (1963), khu công nghiệp Baroda (1965-68), Hyderabad (1968-71) và Kalol (1971-73) ; và nhiều nhà ở tại Kota (1970-72). du cerceau (tk.16-17) Một họ các kiến trúc s− Pháp đã sáng tạo nhiều công trình theo kiến trúc Cổ điển và Phục H−ng Italia: Bảo tàng Louvre, nhà Flora, lâu đài Tuillerie ở Paris. 2
  17. Dudok marinus (1884-1974) KTS Hà Lan, có phong cách riêng. Nguyên là kỹ s− quân đội, trở thành kiến trúc s− tr−ởng năm 1927, và sau 10 năm ông đã thực hiện đ−ợc nhiều công trình quan trọng. Tr−ờng Vendel (1928), với hình khối bằng gạch không đối xứng, cửa sổ chạy liên tục theo chiều ngang, cửa đi uốn vòng cung, v.v. làm cho mặt nhà độc đáo. Công trình quan trọng nhất của Dudok là khách sạn thành phố Hilversum, gồm những khối gạch dày đặc ghép với nhau, giữa là bể n−ớc v−ờn cây, t−ờng trang trí phù điêu, gây cho bề mặt chính có ánh sáng huyền ảo. Tại thành phố này, ông còn xây dựng các lò sát sinh, nghĩa trang, nhà tắm công cộng, cửa hàng. Duiker, johannes (1890-1935). Thành viên nhóm De Stijl của Hà Lan. Một trong các biên tập viên chính của ấn phẩm định kỳ De 8 en Opbouw. Tốt nghiệp tr−ờng kỹ thuật Delft. Các tác phẩm tiêu biểu: viện điều d−ỡng Zonnestraal ở Hilversum (1928), tr−ờng phổ thông Amsterdam (1930-32), nhà ở 5 tầng toàn kính. Duskin A.N. (1903-1977) KTS Nga. Thiết kế các ga metro : Kropotkinxkaya, Mayakopxkaya, Abtozavodxkaya ở Moxkva (tr−ớc năm 1934). Là tác giả của nhiều nhà ga xe hỏa, cửa hàng Detxki Mir ở Moxkva. Giải th−ởng quốc gia. Dutert, charles (1845-1906). KTS Pháp. Một trong những kiến trúc s− sử dụng nhiều sắt nhất cho công trình. Ông học tr−ờng Mỹ thuật và đ−ợc giải th−ởng Roma. Nổi tiếng về gian cơ khí xây dựng trong Triển lãm năm 1889, kích th−ớc mặt bằng 420x115m Tr−ớc đó, ông đã xây dựng gian tr−ng bày lớn tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên với mặt chính theo phong cách truyền thống. ___ 3
  18. Eggert, hermann (1844-1914) Kiến trúc s− Đức, theo xu h−ớng Tân Barôc của đế chế Phổ thứ hai. Là tác giả của 3 công trình xây dựng theo xu h−ớng ấn t−ợng rõ rệt nhất trong thời đó: Kaiserpalast ở Strasbourg (1815), nhà ga trung tâm Franfort-sur-le-Main (1879-88) và khách sạn thành phố Hanovre (1898-1909). Vòm lớn ở lối vào, tiền sảnh cực lớn và cầu thang bên trong độc đáo là đặc điểm của các công trình này. Egotov I.V. (1756-1815) KTS Ukraina. Thiết kế xây dựng ga metro Kréttik, khách sạn Dniep, viện bảo tàng lịch sử tị Kiev. KTS Nhân dân Liên Xô. Eidlitz, leopold (1823-1908) Kiến trúc s− Mỹ, sinh tại Praha, học tr−ờng bách khoa ở Viên rồi hành nghề tại Mỹ. Tham gia thiết kế nhà thờ Ba ngôi trong công ty của R.Upjohn, rồi sau hợp tác với Blesh (kiến trúc s− Đức) trong việc thiết kế tòa nhà mới của nhà thờ St. George ở New York. Công trình mang phong cách Tân gôtich này đặc biệt thành công và có ảnh h−ởng tới hầu khắp Bắc Âu. Các công trình khác: nhiều nhà ngân hàng, nhiều cửa hàng và cuối cùng là trụ sở Nghị viện Mỹ ở New York. Eiermann, egon (1904-1970). KTS Đức nổi tiếng, theo xu h−ớng hiện đại. Là đệ tử thân cận của Mies van der Rohe. Sử dụng khéo léo các kết cầu và vật liệu hiện đại trong tác phẩm của mình. Ông thích dùng fibro-ximăng, nh− khi xây dựng nhà máy ở Blumberg (1951). Ông cũng nổi tiếng với nhà thờ và tháp Kaiser Wilhelm Memorial ở Đông Berlin (1963). Đây là một công trình có mặt bằng hình tám cạnh bằng bêttông và thép, sử dụng nhiều kính mầu. Cùng với hai kiến trúc s− khác, ông đã thực hiện rất thành công tòa nhà triển lãm của Đức tại Triển lãm Bruxelles năm 1958. Những công trình khác: Văn phòng mỏ than ở Essen (1960), đại sứ quán Tây Đức ở Washington (1964), tòa nhà Olivetti ở Francfort-sur-le-Main (1970). eiffel A.G. (1832-1923) Kỹ s−, nhà xây dựng Pháp. Ng−ời tiên phong trong việc sử dụng kết cấu thép vào nhiều công trình lớn nh− cầu, cầu v−ợt, tháp. Nổi tiếng là tháp mang tên ông, cao 320m, đ−ợc xây dựng ở khu triển lãm quốc tế năm 1889 ( nhân kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng 1789). Tháp Eiffel có giải pháp kết cấ hoàn hảo, đã là công trình mang tính kỹ thuật và nghệ thuật cao, đ−ợc lấy làm biểu t−ợng của Paris. Eigtved, nikolaj (1704-1754) Kiến trúc s− Đan Mạch, một trong những nhà hành nghề kiến trúc nổi tiếng ở Copenhegue hối giữa thế kỷ 18. Các công trình tiêu biểu : cầu và các tòa nhà vào lâu đài Christianborg, bệnh viện Federik, công trình Amalienborg. Eirman, egon (1904-1970) Kiến trúc s− kiệt xuất của nền kiến trúc hiện đại Đức, môn đồ gần gũi của Mies van der Rohe. Sử dụng khéo léo các kết cấu và vật liệu hiện đại, nổi tiếng từ công trình nhà thờ ( công trình hình bát giác bằng bêtông và sắt thép, cửa lắp kính mầu) tháp t−ởng niệm Kaiser Wilhem ở Đông Đức (1963), tòa nhà triển lãm của Đức tại Bruxelles (1958), văn phòng khu mỏ than ở Essen (1960), đại sứ quán Tây Đức tại Washington (1964) và tòa nhà Olivetti tại Franfort-sur-le-Main (1970). Elmes. Harvey lonsdale (1814-1847). KTS Anh. Nghiên cứu kiến trúc cùng với cha và chú, đoạt giải trong cuộc thi St George Hall năm 1839. Bắt đầu xây dựng từ năm 1842, công trình gồm phòng hòa nhạc ở giữa và hai bên là khán đài dân th−ờng và khán đài hoàng gia. Mặt bằng phòng hòa nhạc có dạng vòm theo kiểu Caracalla của La Mã. 1
  19. Hình khối đơn giản, sử dụng các hàng cột thức lớn đồng nhất nh−ng không đơn điệu, thể hiện đ−ợc đồng thời hình thức và công năng của công trình. Emberton, joseph (1889-1956). Một trong những KTS chịu trách nhiệm thực nghiệm kiến trúc hiện đại ở Anh, sử dụng bêtông, kính và thép không gỉ. Tác phẩm tiêu biểu : câu lạc bộ thuyền buồm Royal Corinthian ở Burnham-on-Crouch (1931), thiết kế mở rộng Empire Hall ở Olympia, trung tâm triển lãm ở London năm 1936. Công trình quan trọng xây dựng cuối cùng của ông là sòng bạc ở Blackpool, Lancashire (1939), gồm cả một nhóm các tiệm ăn bố trí trong một vỏ tròn bằng bêtông. Endell, august (1871-1912). Họa sĩ Đức, thành viên nhóm Jugendstil ở Munich năm 1897. Ông thích trang trí hình hoa lá với các chi tiết có tính chất trừu t−ợng. Tại nhà an d−ỡng trên đảo Fửhr (1898),ông đã sử dụng trang trí hình kỷ hà với nhiều sắc độ và kiểu dáng khác nhau. Về sau, ông làm việc và giảng dạy ở Berlin, rồi Breslau (1910). Engel, carl ludwig (1778-1840). KTS Đức nổi tiếng nhờ hàng loạt công trình tân cổ điển của ông tại Helsinki. Ông theo học tại Hàn lâm viện Nghệ thuật Berlin, rồi hành nghề kiến trúc tại Tallinn, Estonia (1808-14). Trở thành kiến trúc s− lớn của Phần Lan thời đó khi đ−ợc phong làm giám đốc công chính năm 1824. Dù là ng−ời gốc Đức, các tác phẩm của ông lại mang phong cách tân cổ điển Nga của Petersbourg. Các tác phẩm tiêu biểu: nhà Th−ợng nghị viện (1818-22), tr−ờng đại học (1836-45), th− viện đại học (1936-45) và nhà thờ giáo phái Lute (1830-40). Ngoài ra, ông còn có một số cong trình khác mang phong cách Phục H−ng, Barôc (1855-84). Erickson, arthur charles (1824-?) Kiến trúc s− Canada, hành nghề tại Vancouver, sau dạy học tại châu Âu. Các tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc hiện đại đ−ợc đánh giá cao tại Canada :tr−ờng Đại học Simon Fraser (1963), Lethebridge (1971). Năm 1970 đoạt giải thi thiết kế tòa nhà triển lãm của Canada tại triển lãm Osaka (Nhật). Eropkin P.M. (1698-1740) KTS Nga, theo xu h−ớng Cổ điển. Xây dựng lâu đài và công viên ở Preobrajenxkôi gần Moxkva. Chỉ đạo quy hoạch tổng thể Peterburg và thiết kế khu trung tâm. ___ 2
  20. fanzago, cosimo (1591-1678). KTS bậc thầy Italia, theo xu h−ớng barôc, giảng dạy về điêu khắc ở Naples (1608). Tác phẩm S. Maria Egiziaca (1651-1717) là một trong số các nhà thờ quan trọng, có mặt bằng chữ thập Hy Lạp, rất gần với nhà thờ S. Agnese ở Roma, có bốn giáo đ−ờng giao nhau, thiết kế theo ba rôc La Mã, nội thất trang trí đơn giản. Các nhà thờ khác nh− Ascension (1622), S. Martino (1623-31) và S. Guiseppe degli Scali (1680) đều có những đặc điểm khác biệt, nhất là về mặt chính. Fehn, sverre (1924-?) KTS Na Uy. Công trình tiêu biểu: nhà d−ỡng lão ở Okern, Oslo (1955), nhà bảo tàng truyền thống dân tộc ở Lillehammer (1959), đều là những công trình dài và thấp, bằng bêtông trần, t−ơng phản với các nhà cũ ở chung quanh. Tòa nhà Triển lãm ở Bruxelles (1858) là một tác phẩm đơn giản nổi tiếng: sử dụng các xúc gỗ lớn làm dầm mái, một sân rộng có không gian mở ra ba phía. Felten yu. M (1732-1801) Kiến trúc s− Nga, theo xu h−ớng Cổ điển Nga, cộng tác với V.V. Raxtreli từ năm 1760 trong việc xây dựng Cung điện Mùa Đông ở Pêtecbua. Công trình tiêu biểu : học viện Alekxanđrôpki (1765-75), nhà thờ Êkaterina (1768-71) và Anna (1775-79), Errmitạ cũ (1771-87) ở Pêtecbua. Trùng tu nội thất Cung lớn Petergrof (1770), tham gia thiết kế V−ờn Mùa Hạ cùng với P.E. Egorôv−i (1771-84) tại Pêtecbua. Ferstel, heinrich (1828-1883). KTS áo, tác giả của nhiều công trình có phong cách khác nhau ở Viên. Hoàng đế Francois-Joseph muốn thay thế một con đ−ờng đầy những thành lũy bằng một đại lộ lớn, gồm các công trình quan trọng của đế chế áo- Hung. Công việc đ−ợc triển khai năm 1858 cùng với kiến trúc s− Ludwig von Foerster. Tác phẩm chính đầu tay của Ferstel là Votivkirche (1856-79) theo xu h−ớng tân gôtich với những đ−ờng nét thẳng đứng, chạm khắc tinh xảo. Cũng thời đó, xây dựng nhà Ngân hàng Quốc gia (1855-60) theo phong cách Phục H−ng thế kỷ 15, nhà bảo tàng Nghệ thuật ứng dụng (1868-71) theo phong cách Phục H−ng thế kỷ 16, cuối cùng là tr−ờng đại học gần Votivkirche, theo phong cách tân barốc sơ kỳ (1873-84). Filarete A. ( 1400-1469) Kiến trúc s− Italia, nhà điêu khắc và lí luận kiến trúc. Từ năm 1447 làm việc ở Milan và xây dựng khu bệnh viện lớn Oxpedan Madjore và một số công trình khác. Tác phẩm của ông mang tính nhân bản, kết hợp với Hậu gôtich,thể hiện trong cuốn “ Kiến trúc luận” (1460-64), dự kiến sáng tạo “ thành phố lí t−ởng” Xforsinda. Ông đề xuất các khái niệm về hình học, cơ học có liên quan đến việc khôi phục các công trình Cổ đại. Finsterlin, hermann (1887-1973) Họa sĩ, thi sĩ và KTS Đức. Sau chiến tranh, chịu ảnh h−ởng của xu h−ớng “ hữu cơ” của Otto, Doernach và Utzon. Ông tr−ng bày những bản vẽ của mình tại “ Triển lãm của những KTS vô danh” do Gropius, Behne tổ chức năm 1919. Ông còn chịu ảnh h−ởng của các kiến trúc s− theo xu h−ớng tân biểu hiện nh− nhóm Archigram của Anh, các kiến trúc s−-nhà điêu khắc André Bloc và Jacques Couelle của Pháp. Hầu hết những thiết kế của ông sau chiến tranh đều là công trình tu sửa (1919-24), số còn lại là kiến trúc tôn giáo. Ông nổi tiếng bởi những tiểu luận: “ Ngày thứ tám”, “ Casa Nova” và “ Khởi nguồn của kiến trúc thế giới”. fioravanti A. (1420-1486) KTS Italia. Nổi tiếng ở đây về việc gia cố và di chuyển nhiều công trình lớn; tham gia xây dựng nhà thở Uxpenki ở Kremlin, áp dụng hài hòa 3
  21. kiến trúc truyền thống của tr−ờng phái Vladimir-Sudanxki kết hợp với kiến trúc Phục H−ng Italia. Ficher, theodor (1862-1938). KTS Đức. Những công trình của ông đều đồ sộ, hoành tráng, đơn giản và mang tính cách bản xứ. Thiết kế nhiều công trình công cộng: các tr−ờng tiểu học ở Munich (1897), Pfullinger Hallen ở Wurtemberg (1907), Kunstverein ở Stuttgart (1909-12), trong đó kết hợp môtip cổ điển với bản xứ. Ông còn là giáo s− tại tr−ờng Bách khoa ở Stuttgart và Munich. Fischer von Erlach (1656-1723) Kiến trúc s− áo , đại diện nổi tiếng của Barôc áo . Xây dựng các nhà thờ Dreifaltikaitkirche (1694-1702) và Kolleguenkirche (1694- 1707) ở Zansbua mang tính hoành tráng, kết hợp hình khối sinh động với không gian nội thất phức tạp, bố cục mặt chính nghiêm ngặt, điển hình là Cung Sonbrum (1692-1700) và nhà thờ Karla Bỏiomeixki (1716-20) ở Viên. Fisker, kay (1893-1965). Tốt nghiệp Viện hàn lâm hoàng gia Đan Mạch năm 1920 sau 11 năm theo học. Là ng−ời đầu tiên lập tiêu chuẩn cho các nhà ở xây dựng mới tại Đan Mạch. Ông làm việc tại các hãng Assplund và Lewerentz , chịu ảnh h−ởng về quy hoạch của Anh. Cùng với C.F. Moller và Povl Stegmann, Fisker đã đoạt giải của tr−ờng đại học Aarhus (1931) và công trình hoàn thành năm 1942. Những công trình trụ sở và nhà ở tại Copenhague (1955) là ví dụ về sự thành công của Fisker đi theo xu h−ớng hiện đại. Flitcroft, henry (1697-1769). KTS Anh. Xuất thân là thợ mộc, rồi làm họa viên, đã khắc nhiều bản vẽ cho William Kent. Ông xây dựng nhà thờ St. Giles –in-the-Fields ở London (1731-33), đã thực hiện công trình đồ sộ Wenthorth Woodhouse, Yorkshire ( từ 1733) theo thiết kế cải biên của Campbell. floris C. (1514-1575) Kiến trúc s− Hà Lan thời Mãn Phục H−ng. Công trình tiêu biểu : tòa thị chính ở Anverpen (1561-65), nhà thờ Notre-Dame ở Turin (1568-75), kết hợp hình thức Cổ điển với bố cục tuyền thống của gôtich Hà Lan. Phong cách của Floris có ảnh h−ởng nhiều đến nghệ thuật kiến trúc nửa sau thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Fluorit Florua canxi ở trạng thái tự nhiên. Là một loại đá kết tinh giống nh− kính và có phát huỳnh quang. Chủ yếu làm chất trợ dung trong luyện kim, nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ thủy tinh (E: fluorine). Fomin I.A. (1872-1936) Kiến trúc s− Nga. Ban đầu chịu ảnh h−ởng của phong cách Hiện đại. Từ đầu những năm 1990 cổ vũ mạnh cho xu h−ớng Cổ điển Nga, tham gia biên soạn “ Lịch sử Nghệ thuật Nga” (1911). Ông là ng−ời sáng tạo phong cách Tân Cổ điển của kiến trúc Nga: tòa nhà Polovxep (1910-16), tòa nhà Abamelek-Lazapaev (1913-15) ở Petecbua. Từ những năm 1910, tham gia thiết kế quy hoạch đô thị: xây dựng quảng tr−ờng ở đảo Golođai (1912), quy hoạch khu cây xanh Petrograf (1920-23), nhà công cộng Đinamô (1928-30), trụ sở Hội đồng nhân dân (1930), trụ sở Bộ B−u điện (1933-36), các ga metrô “ Lermontovxkaya “(1935), “ Quảng tr−ờng Xverlov (1936-38), trụ sở Hội đồng Bộ tr−ởng Ukraina ở Kiev (1934-39). Fomin I.I. (1904-?) Kiến trúc s− Nga, con trai Fomin I.A. Là một trong những tác giả của các công trình công cộng và khu nhà ở lớn, các công trình t−ởng niệm lớn, trụ sở Hội đồng Xô viết tại Lêningrad, nhà ởt tại quảng tr−ờng Gagarin ở Moxkva (1940-47), tổng thể tr−ờng Đại học tổng hợp Leningrad (1969). Viện sĩ Hàn lâm nghệ thuật Liên xô (1979). Fontaine Pierre franςois (1762-1853) Kiến trúc s− Pháp, theo phong cách Đế chế. Chuyên nghiên cứu về kiến trúc Cổ đại tại Roma (1786-92). Một trong những ng−ời 4
  22. áp dụng vật liệu kết cấu gang trong xây dựng. Cùng với S. Percier xây dựng Khải hoàn môn trên quảng tr−ờng Caroussel ở Paris (1806); thực hiện nội thất của Điện Verseilles và nội thất của một số lâu đài khác. Giải th−ởng Roma (1800-1820) . Fontana C. (1634-1714) Kiến trúc s− Italia, theo xu h−ớng Mãn Barôc. Tham gia xây dựng một số nhà thờ tại Rôma. Chú trọng hiệu quả thẩm mỹ và không gian với bố cục kiến trúc hài hòa, tiêu biểu là mặt chính nhà thờ St. Marchello al Corsso ở Roma (1682- 83). Tác phẩm của ông có ảnh h−ởng đến sự phát triển của xu h−ớng kiến trúc Cổ điển Châu Âu thế kỷ 18 (chủ yếu là Bắc Âu). Ông còn là tác giả của nhiều bài viết về khảo cổ và kỹ thuật xây dựng. Fontana D. (1543-1607) KTS và nhà lý luận kiến trúc Italia, theo xu h−ớng Barôc. Xây dựng lâu đài Lateran ở Roma (1586-90), lâu đài Rean ở Neapol (1600-02). Xây dựng nhiều đ−ờng phố mới trong quá trình tham gia quy hoạch đô thị tại Roma. Foster, sir norman (robert) Sinh năm 1935, kiến trúc s− Anh. Công trình của ông nổi tiếng về sự tiếp cận với kỹ thuật mới, công nghệ phức tạp nh−ng thể hiện tính thích ứng với nền văn hóa và khí hậu địa ph−ơng của nơi xây dựng công trình. Công trình tiêu biểu : Ngân hàng Hồng Kông, ngân hàng Th−ợng Hải tại Hồng Kông(1986), khu đầu cuối của sân bay Stanted (1991), tháp thiên niên kỷ Tokyo (1991). Foulston, john (1772-1842) KTS Anh theo xu h−ớng tân cổ điển, đã xây dựng nhiều công trình tại Plymouth, Devonshire. Là học trò của Thomas Hardwick. Đoạt giải thiết kế phòng họp, nhà hát và khách sạn thành phố Plymouth. Những công trình của ông th−ờng sử dụng thức doric Hy Lạp ở mặt chính. Freyssinet, eugène (1879-1962). Kỹ s− Pháp, ng−ời tiên phong của bêtông ứng suất tr−ớc. Ông đã xây nhiều cầu bằng bêtông khi phục vụ trong quân đội. Tr−ớc thế chiến I, ông đã lập x−ởng để khai thác sử dụng bêtông ứng suất tr−ớc, đặc biệt là trong việc xây dựng các cột tháp của đ−ờng tải điện. Ông nổi tiếng về việc thiết kế móng của ga hàng hải ở Havre. Năm 1916, xây dựng hăng ga ở Orly với vòm parabolic cao 60m, làm giới kiến trúc s− đ−ơng thời thán phục. Ông cũng là một trong những ng−ời nghiên cứu áp dụng bêtông vỏ mỏng. Tên của ông còn đ−ợc đặt cho hệ thống neo và kích dùng trong bêtông ứng suất tr−ớc. Neo cốt thép gồm có vỏ neo và chóp neo. Kích Freyssinet có hai tác dụng vừa kéo căng cót thép, vừa ấn chóp neo vào vỏ neo để ép chặt cốt thép. Friazin M. (Tk.15) Kiến trúc s− Italia. Hành nghề ở Matxcơva (1487-91), tham gia xây dựng t−ờng gạch đá và tháp Kremli (1485-95), nhà nghị viện Granovit (1487-91). Fuller, richard buckminster (1895-1983) Kiến trúc s−, kỹ s− Hoa Kỳ. Chuyên nghiên cứu về các kết cấu không gian nhẹ và ổn định, đ−ợc cấu tạo từ những cấu kiện định hình bằng thanh hoặc ống thép (gian triển lãm ở Xiol’niki, Moxkva, 1959 và gian triển lãm Hoa Kỳ tại Triển lãm Quốc tế, 1967 tại Montréal, Canada). Furness, frank (1839-1912). KTS Mỹ. Bắt đầu hành nghề tại thành phố quê h−ơng từ năm 1866. Các tác phẩm chính (th−ờng cùng với Allen Evans) đ−ợc xây dựng ở Philadelphie và các vùng lân cận (1870-90), là những công trình th−ơng nghiệp, nhà ngân hàng nhỏ, trong đó đáng kể là Provident Life và Trust Company (1876-79). Ông còn xây dựng nhiều nhà ga, trong đó có ga đ−ờng sắt lớn nh− Broad Street(1891-93) và th− viện đại học Pennylvanie (1887-91). Phong cách của Furness mang đậm nét chiết trung Pháp và Anh. ___ 5
  23. gabriel J.A. (1698-1782) Kiến trúc s− Pháp. Một trong những ng−ời đặt nền móng cho xu h−ớng Cổ điển thế kỷ 18. Công trình tiêu biểu: khôi phục nội thất lâu đài Vecxây và xây lại cánh nhà phía bắc (1734-74), tr−ờng Võ bị ở Paris (1751-75), nhà hát opêra (1748-70), quảng tr−ờng Hòa hợp ở Paris (1755-63). Galli da bibiena Một gia đình Italia có tiếng ở thế kỷ 18, gồm các nhà nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Là các nhà trang trí, nhà tổ chức lễ hội, kiến trúc s− và trang trí sân khấu họ đ−ợc nhiều ng−ời thỉnh cầu chẳng những ở Italia, mà còn ở châu Âu nữa. Ferdinando (1657-1743) là họa sĩ và kiến trúc s−, tr−ớc hành nghề ở Parme, sau phục vụ triều đình tại Viên. Ng−ời em là Francesco (1659-1739) là kiến trúc s− ở một nhà hát nổi tiếng, chẳng những ở Vérome và Roma, mà còn ở cả Italia. Quan niệm về barôc trong sân khấu của Ferdinando, với việc nhấn mạnh phối cảnh theo đ−ờng chéo đã thể hiện rõ trong công việc của con trai ông là Giuseppe (1696-1757). Ng−ời ta đ−ợc xem những màn vũ kịch, trong đó các bậc thang phối cảnh chạy tít ra xa, qua những hàng rào và vòm cung ở Viên, Praha, Venise, Dresden, Munich. Con của Ferdinando là Antonio (1700- 74) cũng là một nhà trang trí sân khấu vũ kịch nổi tiếng. gandon, james (1743-1823) Kiến trúc s− đầu tiên theo xu h−ớng cổ điển của Dublin. Tác phẩm mang vẻ barôc của Wren và Chambers. Năm 1769, đ−ợc th−ởng Huy ch−ơng vàng đầu tiên của Viện Hàn lâm Hoàng gia. Công trình tiêu biểu : các đồ án County Hall tại Nottingham , Customs House ở Dublin(1781), Four Courts (1776-96). Gartman V.A. (1834-1873)Kiến trúc s− Nga, một trong những ng−ời sáng lập “ phong cách kiến trúc Nga”. Là tác giả của nhiều công trình triển lãm, trong đó phát triển kiến trúc dân gian và sử dụng vật liệu gỗ là chủ yếu. Garnier, charle Kiến trúc s− Pháp (1825-1898) , tốt nghiệp kiến trúc ở Paris, đ−ợc giải th−ởng lớn kiến trúc La Mã 1848. Ng−ời đoạt giải ph−ơng án xây dựng Nhà hát Opéra Paris (1681-1875). Tác giả nhiều công trình thiết kế và lí luận về kiến trúc. garnier, tony (1869-1948) Kiến trúc s− Pháp, một trong những nhà sáng lập kiến trúc Hiện đại Pháp. Sử dụng rộng rãi bêtông cốt thép trong nhiều công trình: thành phố công nghiệp 35 ngàn dân (1901-04), chợ gia súc, sân vận động Olympic, bệnh viện, nhà b−u điện và một số khu nhà ở. Gartner, Friendrich von (1792-1847) Kiến trúc s− Đức, theo xu h−ớng Tân Cổ điển, có vai trò quan trọng trong việc thành lập Viện Hàn lâm ở Munich. Công trình tiêu biểu tại đ−ờng phố Ludwigstrasse ở Munich (1829-40) có phong cách Rôman kết hợp với những mảng Phục H−ng, nội thất độc đáo, đa sắc, tráng lệ vào loại nhất của thế kỷ 19. Các công trình khác : viện ng−ời mù, tr−ờng đại học (1835-40), lâu đài hoàng gia ở Athen (1836-42), lâu đài Wittelsbach ở Munich. Phong cách của ông đ−ợc giới kiến trúc h−ởng ứng mạnh mẽ vào đầu những năm 1840. Gaudi, antonio y cornet (1852-1926) Kiến trúc s− Tây Ban Nha, ng−ời tiên phong của phong cách Hiện đại, chịu ảnh h−ởng của xu h−ớng duy lí. Chú trọng tổ chức không gian kiến trúc, chọn vật liệu (gạch, gốm, ximăng), sử dụng kết cấu mái vòm parabôn, gối tựa nghiêng. Đồ án quy hoạch công viên Guell và nhà thờ Colonia Guell (1910) là những tác phẩm nổi tiếng của ông. 6
  24. Gentz, heinrich (1766-1811) Một trong những KTS tân cổ điển nổi tiếng ở Berlin trong những năm 1880. Đ−ợc đào tạo ở Berlin, sau qua Italia (1790) , Pháp và Hà Lan rồi trở lại Italia (1795). Ông mau chóng nổi tiếng và trở thành chánh thanh tra xây dựng hoàng gia (1795) và giáo s− Viện Hàn lâm (1796). Công trình chính của ông là la Monnaie de Berlin (1798-1800) đáng chú ý ở hình thức lập thể đơn giản và các cửa sổ khác nhau ở mỗi tầng. Ngoài ra, phải kể tới lâu đài quận công ở Weimar (1801-03) với m lồng thang, hành lang và phòng khách lớn đều trang trí theo tân cổ điển Đức. George, sir ernest (1839-1922). KTS và họa sĩ Anh. Theo học tại Viện hàn lâm hoàng gia. Trong kiến trúc, −a trang trí bằng gạch đỏ, gạch đất nung, hiện còn thấy ở Mount Street, Mayfair. Các công trình tiêu biểu : các cửa hàng ở South Audley Street (từ 1875), nhà ở tại Collingham Gardens và Harrington Gardens, Kensington (1881), nhà hỏa táng Golders Green (1905), Viện Hàn lâm âm nhạc trên đ−ờng Marylebone (1910),v.v. Gibbs james (1682-1754) KTS Anh, theo xu h−ớng Cổ điển. Công trình tiêu biểu : nhà thờ St. Marie Le Strend (1714-17), St. Marie in the Field ở London, th− viện ở Oxford. Gilbert, cass (1859-1934). KTS Mỹ chuyên thiết kế xây dựng công trình công cộng và công trình th−ơng mại. Theo học tại Viện công nghệ Massachussetts (1878-1879). Sau khi qua Châu Âu trở về, ông làm việc cho McKim, Mead và White ở New York và thành tài về mỹ thuật tại hãng này. Công trình lớn đầu tiên của ông là nhà thờ có mái vòm tròn, xây dựng theo mẫu của St. Pierre của Roma. Ông còn tham gia nhiều cuộc thi thiét kế, thực hiện các dự án (1907-13) và xây dựng nhiều công trình khác nữa (đến 1933). Gilbert, émile jacques (1793-1874). KTS Pháp, chuyên xây dựng bệnh viện và nhà tù. Kết thúc việc học tập với phần th−ởng Roma(1822), ông bắt tay vào thiết kế xây dựng nhiều công trình công cộng với ý thức tiết kiệm và tính trách nhiệm cao. Nhà tù Mazas ở Paris (1842-50) có kết cấu đồ sộ, nhà tế bần Charenton (1838-45) với phong cách hiện đại ở thời bấy giờ là những công trình khá tiêu biểu của Gilbert. Gill, irving john (1870-1936). KTS Mỹ, con một nhà thầu khoán ở bang New York. Từ 1898 đến 1906, cùng với W.S. Hebbard thiết kế nhiều nhà gạch và một số nhà lợp tôn ở Rhode Island. Sau này, khi sáng tác một mình, phong cách của ông trở nên đơn giản và rõ ràng hơn; chẳng hạn, những nhà bằng bêtông ở Los Angeles (1907), thể hiện quan điểm hợp lý và kinh tế của Gill. Các công trình khác: Viện hải d−ơng học Scripps (1908-09), khách sạn thiếu nhi, nhà thờ cơ đốc giáo ở San Diego, nhiều tr−ờng học, tất cả đều bằng bêtông. Sau này, ông còn có −ớc mơ xây dựng những công trình bên bờ biển. í t−ởng này đa−ợc thể hiện trong tiểu luận của ông “ Ngôi nhà của t−ơng lai” xuất bản năm 1916. Gilly, friedrich (1772-1800). KTS Đức, ng−ời có ảnh h−ởng đáng kể đến việc phát triển xu h−ớng tân cổ điển ở Berlin. Thiết kế nhiều đồ án, nh−ng nhiều công trình không đ−ợc thực hiện. Là con trai KTS David Gilly, ông cùng với cha đến Berlin năm 1788 và vào học Viện Hàn lâm năm 1790. Cuộc du lịch tại Pháp và Anh đã cho ông tìm hiểu cơ bản về xu h−ớng tân cổ điển của Ledoux và Bouillée. Trở về Berlin, ông giảng dạy tại Viện Hàn lâm xây dựng và có ảnh h−ởng nhiều đến giới kiến trúc s− trẻ. Ông đã thực hiện một số công trình nh− biệt thự, khách sạn thành phố, kiến trúc v−ờn cảnh,v.v. song chỉ khi thiết kế công trình t−ởng niệm Frédéric le Grand thì mới so sánh nổi với các kiến trúc s− lớn của Pháp nh− Bouillée. Đồ án thiết kế nhà hát quốc gia ở Berlin (1798- 1801) phát triển những ý t−ởng của Ledoux về nhà hát: ngoại thất tiếp cận với các hình 7
  25. thức kỷ hà đơn giản . Đó cũng là một ví dụ về tính chặt chẽ và nghiêm ngặt của các kiến trúc s− theo xu h−ớng cổ điển lúc bấy giờ. Ginzbua M.Ya. (1892-1946) KTS Nga, một trong những nhà sáng lập Hội KTS Liên Xô (1925), đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển kiến trúc trên cơ sở kỹ thuật và công nghiệp hiện đại. Tác giả nhiều đồ án thiết kế nhà ở và nhà công cộng xây dựng tại Moxkva. Tác giả đồ án quy hoạch tổng thể bờ nam Kr−m. Giôntôvxki I.V.(1867-1959) Kiến trúc s−, nhà l í luận kiến trúc nhà hoạt động khoa học và nghệ thuật Công huân của Cộng hòa Liên bang Nga, chú trọng các biện pháp bố cục và môtip của kiến trúc cổ điển thời Phục H−ng. Tác giả của nhiều công trình công cộng : nhà ngân hàng (1927-29), quảng tr−ờng thnàh phố (1950), tr−ờng đua ngựa (1951-55) và nhiều nhà ở, biệt thự. Tất cả đều ở Moxkva. Viện sĩ danh dự Viện Hàn Lâm kiến trúc Belarutxia. Girault, charles (1851-1932). KTS Pháp đầu thế kỷ 20. Trong số các tác phẩm đầu tay quan trọng, phải kể tới mộ của Louis Pasteur ở Paris (1895), liền ngay đó là Viện Pasteur, trang trí bằng những tấm lát cẩm thạch mầu và mozaic mang sắc thái byzantin. Girault cũng đ−ợc thực hiện một số công trình lớn ở vào thời đó: tòa nhà Triển lãm (1900), cổng chào kỷ niệm 50 năm Bruxelles (1905), viện bảo tàng Congo Bỉ ở Teruven (1904-11). Tác phẩm của ông vừa cổ điển- vững chắc theo chiều ngang với những cửa tò vò dài và hàng cột, vừa có tính cách barôc với những vòm thấp và trang trí phong phú. Kết cấu bên trong th−ờng bằng kim loại, đôi khi có sử dụng bêtông. giulio, romano (1492-1546) Kiến trúc s− và họa sĩ Italia. Ông vào nghề với t− cách là ng−ời phụ việc cho Raphael, nh−ng rồi sau phát triển phong cách Cầu kỳ riêng của mình. Ông sinh tại Roma. Cùng với thày học hoàn thành những bích họa ở Vatican, khi ông này qua đời năm 1520, Giulio ở lại Roma làm việc vởi t− cách một kiến trúc s− cho đến năm 1524 thì đi Mantoue. Tại đây ông đã thực hiện những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình : Lâu đài mùa hè của quận công (1526-34) là một mẫu mực về kiến trúc cổ điển nh−ng chi tiết thì phóng khoáng và có phong cách lãng mạn. Đặc biệt, trong việc trang trí cho gian lớn” Những ng−ời hộ pháp” (1530-32), ông đã thực hiện theo nguyên tắc mềm dịu và lịch sự hơn. Trong những công trình sau này, ông đã thể hiện phóng khoáng hơn với ngôn ngữ cổ điển và sử dụng chất mộc mạc để làm giàu kiến trúc. Godwin, edward william (1833-1886). KTS và họa sĩ trang trí Anh. Theo học tại nhà William Armstrong (1854). Thiết kế một số trạm thuế quan theo phong cách gotich victoria, hai khách sạn thành phố (cuối những năm 1860) và một số nhà ở khác. Năm 1862, bắt đầu quan tâm đến trang trí kiểu Nhật và năm 1865 trở về London. Chính ở đây, ông đã thiết kế nhiều ngôi nhà nhỏ khá đẹp, mà White House ở Tite Strreet là một ví dụ. Sau này, ông còn bị lôi cuốn vào trang phục và trang trí cho nhà hát; rồi chính Gordon Craig, con ông lại theo đuổi nghề này vào hồi đầu thế kỷ 20. Goff, bruce alonzo (1904-?) KTS Mỹ. Những tác phẩm tiêu biểu là tòa nhà Bavinger gần Norman (1950-55), Price Studio, Bartlesville (1956-76). Những tác phẩm đầu tay của ông tại Tulsa, Oklahoma là để t−ởng nhớ ng−ời thầy Frank Lloyd Wright, song tác phẩm đáng chú ý nhất lại là nhà thờ Methodist ở đại lộ Boston (1926-29). Khi thì phối hợp, khi thì mở riêng công ty, từ năm 1934 đến 1945, ông đã thực hiện nhiều loại công trình khác nhau. Năm 1947 ông trở về Oklahoma để giảng dạy tại đại học quốc gia Norman và trở thành hiệu tr−ởng tr−ờng kiến trúc. Năm 1955, từ chức và sau 8
  26. đó về Kansas City (1964), rồi Tyler, Texas (1970). Có năm, ông đã có đến 400 đơn đặt xây dựng, nh−ng chỉ hoàn thành đ−ợc 130 công trình (1976). Gôlôxov I.A. (1883-1945) KTS Nga. Xây dựng nhà ở và nhà công cộng theo xu h−ớng kết cấu, nhấn mạnh giải pháp động và các giải pháp không gian lớn (tòa nhà triển lãm công nông nghiệp toàn Nga năm 1923, tòa nhà Viễn Đông), một số nhà ở và câu lạc bộ tại Moxkva. Gôlôxov P.A. (1882-1945) Kiến trúc s− Nga. Tham gia thiết kế sơ đồ quy hoạch “ Moxkva mới” (1918-23), tòa báo Sự thật ở Moxkva, tác giả thiết kế quy hoạch Zenograd ở quận Rostov. Chú trọng nghiên cứu các vấn đề về thành phố v−ờn. Goodhue, bertram grosvenor (1869-1924). KTS Mỹ, theo xu h−ớng chiết trung. Hành nghề 15 năm ở New York , năm 1889, là chủ công ty Cram & Renwick. Công trình tiêu biểu: các nhà thờ New Haven (1906), La Havana (1905, theo kiến trúc Tân phục h−ng Tây Ban Nha), St. Thomas ở New York (1906). Goodhue hoạt động nhiều cho phong trào Nghệ thuật và Tiểu thủ công. Đ−ợc đề bạt làm kiến trúc s− tr−ởng Triển lãm Panama-Pacific ở San Diego, Californie (1915). Phong cách sáng tác của ông có ảnh h−ởng nhiều đến t−ơng lai kiến trúc khu vực bờ đông. Các tác phẩm cuối cùng: nhà nghị viện ở Nebraska và th− viện công cộng ở Los Angeles (1924), đều là những công trình đơn giản pha một chút chiết trung. Gradov Yu.M (1934-?) KTS Nga, một trong các tác giả của những công trình trên đ−ờng Mogilevxki , tiểu khu nhà ở, tổng thể khu t−ởng niệm Khatin (1968-69). Greene, charles sumner (1868-1957) và Henry mather (1870-1954) Hai anh em ng−ời Mỹ nổi tiếng vì những ngôi nhà sang trọng và có chất l−ợng tốt của họ ở Caliornia có nguồn gốc từ “ phong cách Bảo thủ”. Sinh tại Cicinnati, là con nhà bác sĩ và sống tại một trang trại ở Virginia trong suốt thời niên thiếu. Cả hai đều theo học tr−ờng Cao đẳng nghề thủ công và tốt nghiệp khóa học mỹ thuật đào tạo chuyên về kiến trúc năm 1891. Các công trình tiêu biểu: nhà Culbertson (1902), nhà Bandini (1903), nhà Gamble (1908), nhà kiểu Califorina ở Carmel (1914). Họ về h−u vào những năm 1930. Griffin, walter burley (1876-1937). KTS Mỹ, nổi tiếng về mặt bằng quy hoạch thành phố Canbera, thủ đô Liên bang Australia. Theo học tr−ờng kiến trúc ở Illinois, tốt nghiệp năm 1899. Hành nghề thiết kế ở công ty của F.L.Wright ở Oak Park (1902), rồi ra làm riêng (1906). Đã xây dựng nhiều nhà ở ngoại thành Chicago (1912): nhà của Carter (1910), Comstock (1912). Đặc biệt, công trình Prairie School tuy có ảnh h−ởng phong cách của Wright, song là tác phẩm tự tác. Năm 1912, Griffin đoạt giẩi trong cuộc thi quy hoạch thủ đô mới của Australia và đ−ợc giao làm giám đốc dự án xây dựng Canberra. Sau này, Griffin định c− tại Melbourne, song mối quan hệ với khách hàng không đ−ợc tốt, nên dời đến Sidney (1921) và thiết kế một số công trình nh−: nhà ở, th− viện, tòa báo, v.v. Grigorian M.V. (1900-1978) Kiến trúc s− công huân Acmênia. Thiết kế xây dựng các công trình t−ởng niệm. Tham gia thiết kế trụ sở Đảng , quảng tr−ờng Lênin ở Erêvan, trụ sở Bộ b−u điện và Liên đoàn Lao động. Grigoriev A.G. (1782-1868) Kiến trúc s− Nga. Tham gia khôi phục Moxkva sau vụ hỏa hoạn năm 1812. Tác phẩm chính: bảo tàng Puskin, bảo tàng Tôlxtôi, nhà an d−ỡng v.v. Chú trọng các công trình có yêu cầu mỹ thuật cao. grigorovits bakhi (1713-1785). Kiến trúc s− Ukraina , theo xu h−ớng Barôc, −a sử dụng các chi tiết của Sơ Cổ điển Nga. Tác phẩm chính: nhà thờ Pocrovxki (1766), Nicolai (1772-85), nhiều khách sạn và cửa hàng ở Kiev. 9
  27. Gropius, Walter (1883-1969). KTS và nhà lý luận kiến trúc Đức. Một trong những ng−ời sáng lập xu h−ớng Công năng nhằm thể hiện kết cấu và ý nghĩa công năng ra ngoại diện. Tác phẩm tiêu biểu: nhà máy Fagus ở Alfred (1911), nhà triển lãm ở Cologne(1914), nhà Pan Nam ở New York (1960). Chú trọng tạo khả năng thiết kế kiểu dáng công nghiệp gắn liền với kiến trúc, ông đã trở thành một bậc thầy trong mỹ thuật công nghiệp. Ng−ời lãnh đạo Bauhaus từ năm 1919 và là một nhà thực nghiệm, một nhà giáo lớn. Grosch, christian heinrich (1801-1865). KTS Đan Mạch. Hành nghề ở Christiania ( nay là Oslo). Thiết kế các công trình công cộng: nhà ngân hàng, sở giao dịch và một số trụ sở khác (1928-40) theo phong cách Roman. guarini,guarino (1624-1683) Kiến trúc s− Italia, theo xu h−ớng Mãn Barôc. Trong công trình luôn kết hợp Barôc Italia với bố cục không gian nghiêm ngặt, có tính toán chính xác. Công trình tiêu biểu : Trung tâm Xanh Lôren (1668-87) vàlâu đài Carimiano khởi công năm 1679 ở Turin. Gueguenlo A.I. (1891-1965) Kiến trúc s− Liên Xô. Chuyên nghiên cứu thiết kế các nhà công cộng hiện đại. Đặc biệt công phu trong việc thể hiện nội thất. Công trình tiêu biểu : Cung văn hóa Gorki, rạp chiếu phim Gigant. Guenfrey V.G.(1885-1967) Kiến trúc s− Liên xô. Họat động đa dạng về kiến trúc xây dựng : trùng tu Điện Xmôln−i ở Lêningrat, thiết kế xây dựng nhà blôc, cầu đá lớn, nhà hát kịch, khu triển lãm Matxcơva, ga metrô “ Novokunetxkaya Mira”, quần thể công trình trên quản tr−ờng Xmôlenxk. Guimard, hector (1876-1942) Kiến trúc s− và họa sĩ Pháp theo xu h−ớng Nghệ thuật Mới. Từ năm 1898-1913 bắt đầu thể hiện những sáng tác với ngôn ngữ riêng của mình, tiêu biểu là công trình Chalet Blanc de Seaux và các ga xe điện ngầm ở Paris. Sau năm 1900 thiết kế một số nhà ở tại phố Mozart (1909), nhà thờ Do Thái ở phố Pavée(1913). Năm 1938, cùng với Jourdain, Sauvage, Roux-Splitz,v.v. thành lập nhóm “kiến trúc s− Hiện đại”. Guinzbua M.Ya. (1892-1946) Kiến trúc s− Liên Xô, một trong những nhà sáng lập Hội Kiến trúc s− Liên Xô (1925) đã có nhiều đóng góp to lớn vào phát triển kiến trúc trên cơ sở kỹ thuật và công nghiệp hiện đại. Tác giả nhiều nhà ở và nhà công cộngđ−ợc xây dựng tại Moxkva. Về quy hoạch,có đồ án quy hoạch tổng thể bở nam Kr−m. ___ 10
  28. haberland C. (1750-1803) Kiến trúc s− Latvia, theo xu h−ớng Cổ điển. Công trình tiêu biểu : quảng tr−ờng Tứ giác và quần thể nhà thờ Peter (1780-86), tòa nhà Gollender ở Riga. Hamilton, thomas (1784-1858). KTS nổi tiếng của Hy Lạp , theo xu h−ớng tân cổ điển. Thực hiện xây dựng tr−ờng Cao đẳng Edinbourgh (1825) trên s−ờn dốc của đồi Calton. Kiến trúc này hài hòa với cảnh quan, vừa trang nghiêm, vừa đẹp đẽ , chứng tỏ tác giả nắm vững những nguyên tắc bố cục của Acropole ở Athènes, nơi ông ch−a hề lui tới. Nhà t−ởng niệm Burns ở Ayr (1820) cũng là một công trình t−ơng tự nh− ở trên đồi Calton (1830) và Phòng họp của các nhà vật lý của thành phố này (1843-46) là những kiến trúc tiêu biểu. Hansen, christian Frederick (1756-1845). KTS Đan Mạch có nhiều tác phẩm tiêu biểu nhất cho xu h−ớng tân cổ điển châu Âu. Theo học ở Viện hàn lâm năm 1780 rồi du lịch thực tập tại Italia (1782-84). Từ năm 1784, ông là thanh tra xây dựng nhiều công trình dân dụng và tôn giáo, ở đô thị cũng nh− nhà nông thôn với t− cách là kiến trúc s− của quận Holssein (1784-1804). Năm 1804, là giáo s− Viện hàn lâm và chánh thanh tra xây dựng ở Copenhagen. Chính tại thủ đô, ông đã để lại khách sạn thành phố và trụ sở tòa án (1803-15); cả hai kiến trúc đều theo mẫu mực truyền thống của tân cổ điển. Ông còn xây dựng nhà nghị viện Viên (1873-83) theo phong cách Hy Lạp, trang trí theo tân cổ điển Hy Lạp. Hansom, joseph aloysius (1803-1882). KTS Anh , chuyên phục vụ khách hàng theo cơ đốc giáo. Ông sáng tạo kiểu xe ngựa mang tên mình và xuất bản tạp chí Ng−ời Xây dựng (1842). Năm 1830, ông thắng thầu xây dựng khách sạn thành phố Birmingham, cùng với một đền La Mã do Hansom thiết kế phỏng theo đền Madeleine ở Paris. Dự án này vô cùng tốn kém, xe ngựa cũng nh− tạp chí của ông cũng không bù đắp nổi; bởi vậy ông chỉ xây dựng các công trình tôn giáo, kết hợp với ng−ời anh là Charles và hai con của ông anh. Công trình kỳ cục nhất là giáo đ−ờng ở Belvoir Street, Leicester có mặt chính cong queo. Hardouin mansart (1646-1708) Cháu của Franςois Mansart. Từ hai m−ơi tuổi đã hành nghề kiến trúc, làm việc cho những gia đình quí tộc. Công trình đầu tiên là khách sạn Conti nhỏ bé tại Paris, khách sạn Noailles ở Saint- Germain và khách sạn Lorge ở Paris. Năm 1674 xây dựng nhà cho thợ săn của Hoàng gia trong rừng ở Saint-Germain, cạnh lâu đài Clagny gần Versailles. Đ−ợc phong Kiến trúc s− hạng nhất năm 1683 và giữ chức tổng quản, chuyên quản lí những công trình lớn (từ năm 1699). Đã quản lí : điện Versailles (1670), Marly (1679), Triaton (1687), nhà thờ cho các Phế binh (1679), quảng tr−ờng Chiến thắng (1685) và Vendôme (1698). Hardwich, Philip (1792-1870) Kiến trúc s− Anh, sau khi tốt nghiệp, làm việc tại công ty của cha và ở Viện Hàn lâm Hoàng gia. Qua Pháp, Italia và sau lập công ty riêng tại London năm 1819. Là kiến trúc s− và là ng−ới giám sát các công trình y tế nh− các bệnh viện Bridewell & Bethlehem, St. Bartolomew, St. Katherine’s Docks, Golsmith’s 1
  29. Co. Là tác giả của nhà ga chính của London và Birmingham Railway, cổng và công trình phụ ttợ của ga Euston (1936-1939). Là thành viên của đại gia đình kiến trúc s− ở London :con của kiến trúc s− Thomas Harwick (1752-1829) và cha của kiến trúc s− Philip Charles Hardwich (1822-1892). Họring, hugo (1882-1958). KTS và nhà văn Anh. Những ý t−ởng của ông về xu h−ớng hữu cơ có ảnh h−ởng lớn đến kiến trúc đ−ơng thời. Ông xây dựng ít và bắt đầu hành nghề ở Berlin năm 1912. Đến năm 1925, ông trở thành th− k ý của nhóm KTS Berlin Der Ring, đ−ợc thành lập để chống lại ph−ơng pháp phản động và phân cấp của các kiến trúc s− nhà n−ớc. Bộ phận hạt nhân của nhóm này có : Bartning, Mies van der Rohe, Behrens, Gropius, Hilbersheimer, Mendelsohn, Poelzig, Scharoun và anh em nhà Taut. Nhóm này bị Đức quốc xã giải tán năm 1933. Haring ở lại Đức còn hầu hết chạy ra n−ớc ngoài. Ông quản lý một tr−ờng nghệ thuật t− thục và rôpì rút về tỉnh nhà, Bilberach. Công trình tiêu biểu: nhóm trại ở Garkau (1923), trong những cong trình này, ông thể hiện các ý t−ởng mình hằng tranh đấu và những gì cống hiến cho lịch sử kiến trúc hiện đại. Harleman,baron carl (1700-1753) KTS Thụy Điển, hoạt động ở nửa cuối thế kỷ 18. Cùng với Adelcrantz, ông thực hiện xây dựng lâu đài hoàng gia ở Stockholm. Chính ở đây ông đã xây dựng nhà thờ nhỏ do Tessin thiết kế và tổng giám mục hoàn thành nội thất công trình. Ông cũng thiết kế một khu kho đồ sộ cho Công ty Tây ấn trên bến tầu Gothenburg (nay là bảo tàng). Harleman đã sáng tạo mẫu nhà nông thôn thời đó: hình khối đơn giản, nhà có hai mức sàn, có thể có gian bên hay không, với những dải đá chạy ngang có đ−ờng xoi thay thế cho các hàng cột lẩn, mái có hai phần theo kiểu dân gian Thụy Điển. Harleman cũng nhận thực hiện xây dựng các lâu đài: tại Svartsjo, ông đã thay lâu đài thế kỷ 16 (của Wilhem Boy) bằng một lâu đài thế kỷ 18 (1735,Frederik I). Ông tham gia sáng tác (1735) lâu đài Thụy Điển cùng với Taraval và Bouchardon, các KTS Pháp. Về sau, nơi này trở thành Viện hàn lâm nghệ thuật hoàng gia. Harrison, peter (1716-1775). KTS nghiệp d− ng−ời Anh, còn l−u lại nhiều công trình trên đảo Rhode và ở Massachusetts, chứng tỏ một kỹ thuật bậc thầy và một hiện t−ợng lạ của kiến trúc Mỹ thời đó. Ông có cả một th− viện riêng về kiến trúc, thu thập đ−ợc trong những năm đi du lịch, khi còn là th−ơng gia và thuyền tr−ởng. Ông phóng tác theo Palladio để thực hiện Redwood Library ở Newport(1847-50), theo Gibbs cho nhà thờ King ở Boston (1749-54) và Touro Synagogue ở Newport (1759-63). Ông còn thiết kế và xây dựng nhiều công trình khác nữa, kể cả những thành lũy của thành phố Newport. Th− viện và những bản vẽ của ông bị tiêu hủy trong một cuộc bạo loạn ở Newman Haven; khi đó ông là nhân viên thuế quan. Harrison,Wallace Kirkman (1895-?) Kiến trúc s− Mỹ. Đồng tác giả trung tâm Rockefeller (1924), tác giả công trình Hội trợ Quốc tế ở New York (1947-53), Trung tâm Lincoln (1962-68), tòa nhà Liên Hợp Quốc tại Mỹ (1047-53), Corning Glass (1959), nhà thờ Stamford (1959), tòa nhà Time-Life (1960),v.v. Hase, conrad wilhem (1818-1902). KTS Đức theo xu h−ớng tân gôtich. Công trình tiêu biểu: Kunstverein,Hase(1852),Marienburgh,Hanovre (1857-67), Christuskirche (1859). Công trình sau này là một nhà thờ mang phong cách bản xứ, vốn phổ biến ở vùng này cho đến khi có xu h−ớng biểu hiện với kiến trúc bằng gạch ở đầu thế kỷ 20. Hausmann, georges eugène (1809-1891) Quy hoạch gia và nhà quản lí đô thị nổi tiếng ở Paris d−ới thời Napoléon III từ 1853-1870 với ba sở :n−ớc và cống rãnh, công 2
  30. viên và cây xanh, quy hoạch; có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện mặt bằng thủ đô Paris. Haviland, john (1792-1852). KTS Mỹ theo xu h−ớng Tân Hy Lạp. Ông sinh ở Anh và hành nghề tại cơ sở của James-Elmes, kiến trúc s− London.Năm 1816, sang Mỹ, lập tr−ờng vẽ kiến trúc cùng với Hugh Birdport. Năm 1818, xuất bản một tác phẩm gồm 3 tập: Trợ giúp ng−ời xây dựng. Tại Mỹ, ông có nhiều khách hàng và thực hiện nhiều công trình với đủ loại và đủ phong cách: hy lạp, cổ điển, ai cập, gôtich,v.v. Tại Philadelphie, ông xây dựng nhiều nhà cho t− nhân. Hawksmoor ,nicholas (1661-1736) Kiến trúc s− nổi tiếng của Anh theo xu h−ớng Barôc. Bắt đầu hành nghề kiến trúc năm 1679. Công trình tiêu biểu :King’s Gallery, Writing School, Christ’s Hospital, Queen House. Hennebique, franỗois (1842-1921). Kỹ s− Pháp, có vai trò tiên phong trong việc sử dụng và phổ biến bêtông. Xuất thân là thợ nề, năm 1867, lập một x−ởng sản xuất bêtông; trong 12 năm đã thu thập đ−ợc nhiều kinh nghiệm. Năm 1879, đúc các tấm lát có cốt thép. Năm 1888 ông phát hiện vai trò đặc biệt của bêtông (nén) và thép (kéo). Năm 1892 đ−ợc nhận bằng sáng tạo dầm bêtông. Những tiền đề này hữu ích cho việc xây dựng cầu (Vigggen, Thụy sĩ, 1894), silô (Roubaix, 1895) và mái có cửa trời (Saint Ouen, 1895) và nhất là các nhà công nghiệp, với ph−ơng châm “ không để hỏa hoạn tàn phá”. Năm 1898, ông đóng cửa xí nghiệp và trở thành kỹ s− cố vấn, chuyên gia duy nhất của Pháp t− vấn kỹ thuật cho nhiều n−ớc. Ông nghiên cứu kết cấu tòa nhà ở đầu tiên ở Paris bằng bêtông cốt thép, tại phố Dalton (thiết kế: KTS Arnauld). Tác phẩm nổi tiếng của ông là tòa nhà ở Bourg-la- Reine (1904). henselmann G. (1905-?) Kiến trúc s− Đức. Tác phẩm chính: nhà giáo học ở Berlin (1961-64), đại lộ Cac Mac ở Berlin (1952-56). Giám đốc tr−ờng Cao đẳng kiến trúc và tạo hình Vaima từ năm 1945. hildebrant, Jean Luca von (1668-1745) Kiến trúc s− áo, một trong những đại diện của xu h−ớng Barôc áo. Xây dựng các lâu đài Đaokinxki (1713-16), Benbeđe Hạ (1714-16) và Benbeđe Th−ợng (1721-1722) tại Viên. Chú trọng nhịp điệu kiến trúc và tỉ lệ kiến trúc mặt chính và đối xứng nghiêm ngặt. Hittorf, jacques ignace (1792-1867). Nhà kiến trúc Pháp theo xu h−ớng tân cổ điển, gần chiết trung. Ông cùng học kiến trúc với F.J. Bélanger sau năm 1811. Năm 1818, kế nghiệp Bélanger và vẽ trang trí cho công trình thời kỳ Trùng H−ng. Từ năm 1822-24, làm việc ở Italia cùng với một nhóm kiến trúc s− và nhà khảo cổ, ông đã nghiên cứu khaỏ sát việc trang trí các đền đài cổ điển. Trang trí nội thất nhà thờ Saint-Vincent- de-Paul ở Paris theo phong cách tân cổ điẻn (1833-44), sau đó tham khảo những nguồn trung cổ và phục h−ng. Tại Paris, ông đã thực hiện nhiều tác phẩm khác biệt, trong đó có việc trang trí cho quảng tr−ờng Concorde (bắt đàu năm 1832). Những công trình hiện đại và và thế tục nhất đáng chú ý là: nhà hát Ambigu (1828), rạp xiếc Napoléon sau gọi là rạp xiếc Mùa đông (1852). Hlômaukax E. Yu. (1927- ?) Kiến trúc s− Litva. Chú trọng tìm kiếm hình thức kiến trúc mới và sử dụng vật liệu hiện đại. Công trình tiêu biểu : trụ sở Viện thiết kế quy hoạch, bệnh viện đa khoa (1967), cung thể thao (1971),v.v. ở Vinius. hoμng nh− tiếp (1910-1982) Kiến trúc s− Việt Nam. Tốt nghiệp Trừờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông D−ơng khóa III (1927-32). Mở văn phòng thiết kế t− tại 58 Tràng Thi Hà Nội cùng với Kiến trúc s− Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Gia Đức (1936-39). Thiết kế ngôi nhà của Tử t−ớc Didelot tại đ−ờng Thụy Khê Hà Nội, sửa chữa rạp chiếu phim Eden ở 3
  31. phố Tràng Tiền (1940). Tác giả của nhiều cửa hàng và nhà ở tại các phố Phan Đình Phùng, Phạm Đình Hồ, Thuyền Quang, Yết Kiêu (tr−ớc năm 1945). Thiết kế và chỉ đạo xây dựung cụm công trình Đại hội Đảng lần II tại Chiêm Hóa, Tyên Quang (1952), cải tạo nhà Godah trở thành cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Hà Nội (1957). Thiết kế bảo tàng Kim Liên, Nam Đàn Nghệ An, thiét kế và hoàn thiện bảo tàng Việt Bắc ở Thái Nguyên (1962-63). Ông còn là một trong những ng−ời đặt cơ sở đàu tiên cho quy hoạch một số thành phố lớn ở Việt Nam (Vinh, Hải Phòng, Hà Nội) cũng nh− quy hoạch nông thôn vùng Tam Thiên Mẫu, Hải H−ng. Tổng th− kí Đoàn Kiến trúc s− Việt Nam (1950-56), Viện tr−ởng Viện thiết kế Quy hoạch Đô thị Nông thôn (sau năm 1954). Giải th−ởng Hồ Chí Minh năm 1996. Hoffmann, josef (1870-1956) Kiến trúc s− áo, theo phong cách Hiện đại. Một trong những ng−ời sáng lập Phân hội Viên (1897), X−ởng nghệ thuật Viên (1903),v.v. Chú trọng tìm kiếm giải pháp đơn giản hợp lí, hình thức rõ rệt, đặt nền tảng cho xu h−ớng kiến trúc Công năng. Công trình tiêu biểu: nhà an d−ỡng Purkerdorf (1903-1904), Cung Stokle ở Bruxelles (1905-1911), nhà triển lãm Berkbundt (1914). Holden, charles (1875-1960). KTS Anh. Ông làm việc tại hãng London Passenger Transport và có quan tâm ít nhiều đến kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại. Năm 1898 là trợ lý của C.R.Ashbee, kiến trúc s− và nhà thiết kế mỹ thuật . Đã thực hiện nhiều tác phẩm cùng với Frank Pick và đã thiết kế hơn 30 ga metro và trụ sở cho công ty ở Wesminter. Công trình sau này khá kỳ lạ: các mặt nhà quay ra phố đều có những “giếng” ánh sáng, chính ở giữa là một tháp mọc trên ga xe điện ngầm. Những ga khác đều ở ngoài London , xây dựng bằng gạch và bêtông. Nổi tiếng có các ga Arnos Grove (1932), Sudbury Town và Park Royal. Ông còn dự kiến xây dựng tr−ờng đại học London với những nhà tháp đồ sộ bằng đá ở Porland. Holl, ellas (1573-1646). KTS nổi tiếng nhất theo xu h−ớng Phục H−ng của Đức. Công trình công cộng đầu tiên của ông là Arsenal (1602-07), thực hiện có sửa đổi chút ít theo thiết kế và các bản vẽ của kiến trúc s− –họa sĩ Joseft Heintz . Phong cách của Holl xuất hiện cùng với mặt bằng chức năng và sự giản đơn của tr−ờng Sainte-Anne (1613- 15). Tác phẩm chính của ông là khách sạn thành phố bắt đầu nghiên cứu thiết kế từ năm 1609. Mãi đến năm 1615 mới thực thi ph−ơng án thứ hai: mặt bằng chữ thập hy lạp với các cánh không đều, trong đó cánh dài bố trí các phòng máy, cánh ngắn là buồng thang, tháp ở giữa v−ơn lên là các phòng ở. Ông xây dựng nhiều, mà công trình cuối cùng là bệnh viện ở Saint-Esprit (1626-30), gồm các vòm nhọn cao trong các khung kiểu Phục H−ng. Horta, victor (1861-1947) . KTS Bỉ, theo xu h−ờng Nghệ thuật mới, chỉ trong 10 năm đã chú trọng phong cách kiến trúc mới và từ bỏ mẫu mực bố cục kiến trúc của thế kỷ 19. Trong một loạt những nhà ở t− nhân và những cửa hàng, ông đã phát triển những nguyên tắc về kết cấu kim loại lộ rõ ra ngoài của Viollet-le-Duc, phát triển những khả năng của mặt bằng tự do và thực hiện trang trí nội thất và đồ đạc hài hòa với phong cách xây dựng. Trong hoàn cảnh có nhiều thay đổi và phức tạp của các xu h−ớng kiến trúc mới ở những năm cuối của thế kỷ 19, Victor Horta thể hiện thành thục Nghệ thuật mới trong tòa nhà đầu tiên của mình. Năm 17 tuổi, đến Paris làm công việc trang trí, năm 1881, vào học tại Tr−ờng Mỹ thuật Bruxelles, 3 năm sau làm việc tại cơ sở của Alphonse Balat (1818-95). Tại đây, Horta có dịp làm quen với vật liệu sắt và kính khi chuẩn bị xây dựng lâu đài hoàng gia Laeken. Qua Triển lãm năm 1889 ở Paris, Horta đã học đ−ợc nhiều từ những tác phẩm bằng kim loại, kể cả tháp Eiffel. Sau này, Horta tiếp tục thực hiện những kết cấu kim loại lộ rõ ra ngoài cho đến năm 1898, khi làm ngôi nhà cho 4
  32. mình tại số nhà 23-25 phố Mỹ Quốc. Tuy nhiên, phải kể tới công trình đồ sộ thực hiện theo phong cách này, đó là cửa hàng Innovation (1901), La maison du peuple (bị hỏa hoạn năm 1964). Gần cuối đời, phải kể những công trình: lâu đài Mỹ thuật (1919-28), nhà ga trung tâm (1937). Howard E. (1850-1928) Quy hoạch gia và nhà xã hội học Anh. Đề xuất ỷ t−ởng “ Thành phố v−ờn” và là ng−ới sáng tạo những thành phố v−ờn đầu tiên ở Anh: Lesorta (1902-1903), Welin Garden City (1920). Sáng lập viên Hội Thành phố v−ờn. Howe, george (1886-1955). Nhà thiét ké Mỹ. Là ng−ời vẽ những ngôi nhà cao tầng theo phong cách quốc tế đầu tiên ở Mỹ. Sinh tại Worcester, th−ờng lui tới Havard và tr−ờng Mỹ thuật Paris, tốt nghiệp năm 1912. Năm 1920, hành nghề tại hãng Melor, Meigs và Howe ở Philadelphie. Xây dựng một số nhà ở nông thôn theo phong cách khác với xây dựng truyền thống của Philadelphie: High Hollow, nhà riêng (1914-16), Newbold Farm (1922-28). Năm 1929 phối hợp với kiến trúc s− Thụy sĩ là William Lescaze cùng thiết kế một trong những ngôi nhà chọc trời là Philadelphia Savings Fund Society (hoàn thành 1932). Sau này Howe cộng tác chặt chẽ với Louis Kahn và Oskar , rồi với Norman Bel Geddes. Năm 1942 đ−ợc cử làm kiến trúc s− tr−ởng. Năm 1950-55 phụ trách nhóm kiến trúc tại Yale. Hunt, richard morris (1827-1895). KTS Mỹ, là sinh viên Mỹ đầu tiên tại tr−ờng Mỹ thuật Paris. Thành công trong việc du nhập phong cách Pháp vào Mỹ. Đã theo học tại Boston và sau vào tr−ờng quân sự Thụy sĩ ở Genève, sau vào làm tại một hãng kiến trúc ở đây. Năm 1854 đ−ợc cử làm thanh tra khu vực Louvre và Tuileries. Trở về Mỹ 1855 và làm việc cho T.U. Walter, chịu trách nhiệm mở rộng nhà Nghị viện Mỹ. Năm 1858, mở hãng riêng tại New York phỏng theo tổ chức của Paris. Một số công trình tiêu biểu : nhà nông thôn ở Newport, Rhode Island (1892-95) theo phong cách Phục h−ng, Ochre Court ,Biltmore (1885-89), theo phong cách Franỗois I. Tại New York, ông xây dựng nhiều nhà cho khách hàng trên đại lộ số 5 với các thử nghiệm về phong cách Pháp thế kỷ 16. Cuối cùng, phải kể các công trình công cộng: nhà điều hành Hội chợ Quốc tế ở Chicago (1893), Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan và bệ t−ợng Thần Tự do của Bartholdi. huỳnh tấn phát (1913-1989) Kiến trúc s− Việt Nam. Tốt nghiệp ngành kiến trúc, tr−ờng Cao Đẳng Mỹ thuật Đông D−ơng (1938). Từ 1938-40: tập sự tại văn phòng kiến trúc s− Pháp Chouchon, 1940-43: mở văn phòng Kiến trúc s− tại đ−ờng Mayer (nay là Võ Thị Sáu) tại Saigòn. Năm 1941 đoạt giải nhất thiết kế và xây dựng khu trung tâm triển lãm Hội chợ Đông D−ơng tại V−ờn Ông Th−ợng (v−ờn hoa Tao Đàn ngay nay). Trong thời gian 1941-43: thiết kế các biệt thự 151 Nguyễn Đình Chiểu, 6 Nguyễn Huy L−ợng ở Saigòn, số 10 Lê Hồng Phong tại Hà Nội. Xây dựng kỳ đài (1945) tại Ngã t− Lê Lợi-Nguyễn Huệ Saigòn, th− viện Sai gòn (cùng với Kiến trúc s− Nguyễn Hữu Thiện). Trong hai cuộc kháng chiến, đã thiết kế và xây dựng nhiều công trình trong vùng chiến khu và căn cứ. Chỉ đạo và tham gia nghiên cứu sáng tác nhiều công trình tại Hà Nội : Cung thiếu nhi, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà ga sân bay Quốc té Nội Bài, tr−ởng ban kiêm chủ nhiệm đồ án quy hoạch chung Hà Nội. Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (từ 6.1969), phó thủ t−ớng Chính phủ (1976-81) kiêm chủ nhiệm Uỷ Ban Xây dựng cơ bản Nhà n−ớc (từ năm 1979). Huân ch−ơng Hồ Chí Minh. ___ 5
  33. il cronaca (1457-1508). Ng−ời duy trì truyền thống của Brunelleschi ở Florence vào cuối thế kỷ 15, sau trở thành ng−ời cộng tác chặt chẽ với Giuliano Sangallo. Tác phẩm tiêu biểu: nhà thờ S. Salvatore (1480-1504). Ilin L.A. (1880-1942) Kiến trúc s− Nga, tác giả tổng sơ đồ Lêningrat (1932-36), quy hoạch công viên Nagorn−i (1939), nhiều công trình khác tại Matxcơva và Bacu. Imhotep (năm 28 tCn) Kiến trúc s− Ai Cập, tác giả của pyramid giật cấp và đền Giôxê ở Xacara. Inwood, henry william (1794-1843). Cùng với ng−ời cha, chịu trách nhiệm xây dựng một trong những đài t−ởng niệm đồ sộ nhất theo phong cách Tân hy lạp tại Anh, nhà thờ St Pancras ở London (1819-22). Sau khi đi du lịch Hy Lạp về, ông xuất bản những nghiên cứu của mình về kiến trúc Hy Lạp. Ông còn là một nhà khảo cổ học. Iofan B.M. (1891-1976) Kiến trúc s− Nga, theo xu h−ớng kết cấu. Hoạt động thiết kế và xây dựng nhiều loại công trình công cộng : Tổng thể công trình Xirafimovich (gồm nhà hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, nhà trẻ) (1928-31), trung tâm thể thao, viện an d−ỡng, cung Xô viết, đều ở Moxkva; tòa nhà Triển lãm quốc tế của Liên Xô tại Paris. Ixacôvits G.G. (1931-?) Kiến trúc s− Nga. Thiết kế xây dựng một số khu nhà ở tại các thành phố Balasikha, Vôkrêxencơ, Zeczinxcơ (1956-59), trung tâm quảng tr−ờng Tula (1970). Là một trong những tác giả của đài t−ởng niệm Lênin ở Ulianôvxcơ (1970). Đặc biệt, ông là một trong những kiến trúc s− tham gia thiết kế tổng thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970) xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Ixraêlyan R.X. (1908-?) Kiến trúc s− Nga. Thiết kế tổng thể công trình t−ởng niệm Xarđarapat (1918); chú trọng kết hợp kết cấu hiên đại với chi tiết tuyền thống. Kiến trúc s− Nhân dân Liên Xô (1970). ___ 1
  34. jackson, sir thomas graham (1835-1924). KTS Anh. Tác phẩm của ông pha trộn nhiều phong cách Phục H−ng khác nhau, đôi khi ng−ời ta gọi là phong cách” Jackson Anh”. Học ở Oxford rồi làm việc cho hãng Gilbert Scott (1858), sau mở hãng riêng (1862). Công trình tiêu biểu: Tr−ờng thực nghiệm ở Oxford (1876), các nhà ở tại Hertfort, Trinity, tr−ờng Brasenose, th− viện khoa học ở Radcliffe, phòng thí nghiệm điện, một số nhà thờ, v.v. Jacobsen, arne (1902-1971) Kiến trúc s− Đan Mạch, học trò của Kay Fisker Viện Hàn lâm Hoàng gia Đan Mạch, cùng với Flemming Lassen thiết kế “ Ngôi nhà T−ơng lai” cho triển lãm Copenhague năm 1929, rất đ−ợc chú ỷ. Những công trình tiêu biểu: khách sạn thành phố Aarhus (cùng với Erik Moller, 1938) và Sollerod (cùng với Lassen, 1940). Sau thế chiến II, từ Thụy Điển trở về và thiết kế nhiều nhà ở, sử dụng vật liệu truyền thống. Ông cũng thiết kế công trình công nghiệp : nhà máy Carl Christensen ở Aalborg (1956), nhà máy sản xuất sôcôla ở Ballerup (1961). Những công trình khác: Ngân hàng Quốc gia (1965-72), ga hàng không và khách sạn 22 tầng (1959). Jardin, nicolas-henri (1720-99). Ng−ời Pháp, giám đốc Viện hàn lâm hoàng gia Đan Mạch giữa thế kỷ 18. Jardin là một trong các kiến trúc s− có ph−ơng án thiết kế nhà thờ Marbre ở Copenhagen. Những ý t−ởng về kiến trúc Pháp của ông có ảnh h−ởng đến công trình ở Đan Mạch. Lâu đài Bernadorff thiết kế năm 1760 mở ra một kỷ nguyên tân cổ điển. Cũng trong thời kỳ này, ông đã chuyển sang phong cách năm 1580 của Louis 16. Jefferson, thomas (1743-1826) Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ và kiến trúc s−; ng−ời có công đ−a xu h−ớng Tân cổ điển vào trong n−ớc. Sinh tại Virginie, con một đại điền chủ. Cũng nh− những nhà khá giả khác trong thời đó, ông đ−ợc học những cơ sở của kiến trúc và rất ham hiểu biết về lĩnh vực này. Ông đi Châu Âu để tham quan các công trình nổi tiếng. Nhà Vuông ở Nimes hấp dẫn ông và đó là kiểu mẫu cho Capitole ở Virginie sau này, do Clérisseau thực hiện. Công trình này sử dụng cột thức ionic (1784-89), là tòa nhà công cộng đầu tiên của Mỹ có kiểu dáng đền đài cổ. Những bức vẽ về nhà truyền thống ở nông thôn giúp ông rất nhiều. Nói chung là nhà bằng gạch đỏ, vừa đơn giản nh−ng cũng hoành tráng nếu trang trí theo kiểu Adam. Ông đã chịu ảnh h−ởng của thị hiếu này khi làm ngôi nhà riêng của mình tại Monticello, gần Charlottesville (1770-1809). Một tác phẩm quan trọng khác: khuôn viên tr−ờng Đại học Virginie (1817-26) cũng là công trình ông tâm đắc với mặt bằng rất “ hàn lâm”. Johnson, Philip Cortelyou (1906-2005) Kiến trúc s− Mỹ, sinh ở Claveland , đ−ợc đào tạo chính quy và có nhiều công trình đ−ợc xây dựng tại Mỹ. Sáng tác lúc đầu mang phong cách quốc tế, sau chuyển sang Tân cổ điển và Hậu 2
  35. hiện đại. Nhiều năm là ng−ời lãnh đạo ban kiến trúc của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York. Công trình Glass House do ông sáng tác cũng chính là ngôi nhà ở của ông, xây dựng năm 1949 ở Connecticut có vị trí quan trọng trong các kiến trúc hiện đại. Ông −a quan điểm kiến trúc của Mies van der Rohe, chú trọng kết hợp vật liệu hiện đại với hình thức kiến trúc truyền thống. Công trình quan trọng là nhà hát trung tâm Lincoln xây ở New York (1962), Seagram Building ( cộng tác với Rohe, 1956), v.v. Huy ch−ơng vàng Hội kiến trúc s− Mỹ năm 1978 và giải Pritzker đầu tiên năm 1979. Johnston, francis (1760-1829). KTS Ailen, có công xây dựng nhiều công trình t−ởng niệm theo phong cách Gðorgie của thành phố này: Trụ sở b−u điện trung −ơng (1814-18), chuyển đổi nhà nghị viện của Pearce và Gandon thành trụ sở của Ngân hàng Ailen (1802), tu sửa ngôi nhà tại công viên Phoenix làm dinh thự cho phó v−ơng (1818). Ban đầu, làm việc cho kiến trúc s− hoàng gia Thomas Cooley, sau thành lập Viện Hibernian (1823). Jones, owen (1809-1876) Kiến trúc s− và họa sĩ Anh. Sinh ở London, học trò của Lewis Vulliamy. Năm 1834 qua Cận Đông và Tây Ban Nha, sau đó xuất bản tập vẽ ghi đồ sộ “ Mặt bằng, mặt đứng, chi tiết của Alhambra” (1842-45). Là một trong ba kiến trúc s− chịu trách nhiệm nội thất của Cùng Pha Lê từ năm 1851. Những màu cơ bản và t−ơi vui của Jones sử dụng cho Cung Pha lê rất đ−ợc tán th−ởng. Năm 1856, ông xuất bản cuốn “ Ngữ pháp của trang trí” . Ông có kinh nghiệm trong kỹ thuật in màu và sử dụng kỹ thuật này trong minh họa sách . Jones, sir horace (1819-1887). KTS Anh, thanh tra nghiệp đoàn thành phố London (1864-87). Ban đầu làm việc tại cơ sở của John Wallen, sau mở công ty (1846). Tác phẩm tiêu biểu: các chợ Billinsgate (1875), Leadenhall (1881) và Smithfield (1886), th− viện ở phố Basinghall (1873), đài t−ởng niệm Temple Bar, tr−ờng âm nhạc ở phố John Carpenter (1885-87), cầu Tower Bridge (1886-94) cùng thực hiện với kỹ s− Barry. Tác phẩm th− viện và cầu của ông là điển hình về phong cách Anh. Jourdain, frantz (1874-1935). KTS và nhà văn Pháp, theo xu h−ớng Nghệ thuật mới. Học tr−ờng Mỹ thuật Paris (1865), hành nghề kiến trúc s−, nhà báo, nhà văn, nhà biên kịch. Bạn của Goncourt, Jules Vallès và Zola. Tác giả thiết kế cửa hàng lớn Bonheur des Dames, xuất bản cuốn Atelier Chantorel (1893) gây tranh cãi. Tác phẩm kiến trúc của ông không nhiều, đáng kể có của hàng lớn ở phố Rivoli (1905) là một công trình bằng kim loại,kết cấu trang trí tự nhiên, các mặt chính đầy kính. Ngoài ra, còn một vài nhà triển lãm tại Paris (1889-90) và Moxkva (1891). Năm 1928, Jourdain bảo vệ đồ án Le Corbusier cho Công ty các Quốc gia tại Genève. Juvara filippo (1678-1736) Kiến trúc s− Italia, theo xu h−ớng Mãn Barôc, hoạt động chủ yếu ơ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến hành nghề ở Turin từ năm 1714. Thực hiện nhiều công trình ở thành phố này, chủ yếu là nhà thờ và lâu đài: nhà thờ Carmine (1732-35), thiết kế lâu đài Madama (1718-21) ở Turin, tổng thể công trình Xuperga, pháo đài Stupinigi (1729-33). 3
  36. ___ kahn, albert (1896-1942). KTS Mỹ, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kiến trúc công nghiệp hiện đại. Sinh tại Đức, về Mỹ năm 1880, thoạt tiên làm họa viên cho một công ty kiến trúc ở Detroit, sau lập công ty riêng tại Nettleton, Kahn và Trowbridge (1896). Tác phẩm đầu tay: phòng hòa nhạc, bể nuôi cá và một sòng bạc ở Belle Issle Park, Detroit, những công trình công nghiệp đầu tiên Boyer Machine Company (1901), nhà máy ôtô Packard (1903). Ông còn xây dựng một nhà máy đầu tiên ở Detroit bằng bêtông. Sau này, ông xây dựng một số công trình công cộng khác ở Detroit: Detroit News Building (1915), bệnh viện của Đại học Michigan (1920), Fisher Building (1927) và một loạt nhà học viện của Đại học Ann Arbor, th−ờng theo kiểu mẫu của Anh và của Pháp. Trong những năm 1920, ảnh h−ởng của Mỹ thuật bắt đầu có tác động đến những chi tiết của công trình th−ơng mại. Đa số các công trình sau đó (1930-40) đều thực hiện cho Công ty Ford Motor: nhà tr−ng bày (1933 và 1939), nhà máy Sông Hồng, là công trình loại này có quy mô đồ sộ trên thế giới. Kahn, louis ISADORE (1902-1974) Kiến trúc s− Mỹ, gốc Estôni. Hành nghề kiến trúc tại Mỹ, ấn Độ, Bănglađet. Tác phẩm chính: đò án khu dân c− Carver(1942), nhà tr−ng bày nghệ thuật tạo hình tại Đai học Yale (1953), trung tâm nghiên cứu Y haọc Richard (1961) và quy hoạch thủ đô Dacka của Bănglađet (1962). Kallikrates (Thế kỷ 5 tCn) Kiến trúc s− Hy Lạp. Tham gia xây dựng Tr−ờng thành ở Aphin (457-445 Tcn). Karmi, dov (1905-1962) Kiến trúc s− Ixraen, sinh tại Nga nh−ng ở Palextin từ năm 1921, học ở Jêrusalem, rồi Bỉ. Đầu những năm 1930, ông trở về Palextin, ở Tel-Aviv. Karmi là ng−ời tiên phong, cùng với Aryeh Sharon đ−a kiến trúc hiện đại vào Palextin. Ông chịu ảnh h−ởng của Le Corbusier. Những tác phẩm tiêu biểu chủ yếu là công trình công cộng và nhà văn phòng: trụ sở Hiệp hội lao động quốc gia (Histadrut), tòa nhà El Al, rạp hát Cameri và Hội tr−ờng Mann, tất cả đều ở Tel-Aviv; nhà hành chính (Sherman) và hội tr−ờng Wise của tr−ờng đại học Do thái ở Jêrusalem. Kazakov M.F. (1738-1812) Kiến trúc s− Nga, là một trong những ng−ời sáng lập xu h−ớng kiến trúc Cổ điển Nga ở thế kỉ 18. Tác giả thiết kế Cung lớn Kremli (1768-74). Trong quy hoạch xây dựng Matxcơva đầu thế kỉ 19, đã nghiên cứu áp dụng không gian lớn và quy mô hợp lí. 4