Tranh sơn mài Việt Nam

pdf 19 trang phuongnguyen 5770
Bạn đang xem tài liệu "Tranh sơn mài Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftranh_son_mai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tranh sơn mài Việt Nam

  1. Tranh sơn mài Việt Nam ~thông qua kinh nghiệm tại nhà xưởng sơn mài của ông Phạm Kim Mã~ Khóa tiếng Việt, Trường Đại Học Osaka Yoshida Asuka PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác giả có 2 lý do chính lụa chọn đề tài này. Lý do thứ nhất là kinh nghiệm tại Hà Nội. Tác giả đã đi du học sang thành phố Hà Nội, Việt Nam, từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. Ở thành phố Hà Nội, tác giả vừa đi học ngôn ngữ và văn hóa Viêt Nam ở Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, vừa đi học sơn mài tại nhà xưởng vẽ tranh sơn mài của họa sĩ Phạm Kim Mã 1. Tác giả vốn là người yêu thích vẽ tranh, đã từng học vẽ tranh gần 6 năm và học vẽ tranh màu dầu gần 2 năm. May mắn là ông là bạn quen lâu rồi của giáo sư Shimizu Masaaki và thầy đã giới thiệu hộ tác giả cho ông ấy. Trước khi sang Việt Nam, tác giả không biết vè nghề 1 Họa sĩ tranh sơn mài. Đang ở thành phố Hà Nội. Được nhắc đến trong chương 2. 1
  2. sơn mài, đặc biệt về tranh sơn mài thì tác giả không biết gì cả. Nhưng sau khi bắt đầu học vẽ tranh trực tiếp, tác giả nhận ra tranh sơn mài rất hấp dẫn. Màu sắc rất sâu sắc và mặt tranh nhẵn phẳng và lóng lánh. Như vậy, tác giả dần dần muốn nhiên cứu tranh sơn mài, một bộ phần văn hóa truyền thống Việt Nam. Luận văn này sẽ biểu hiện một kết quả tác giả học tập cả ở Nhật Bản lẫn ở Việt Nam. Lý do thứ hai là nghề sơn mài là văn hóa chung của 2 nước, Việt Nam và Nhật Bản. Mặc dù cả 2 nước lẫn có nghề sơn mài riêng, nhưng chúng ta co thể nói tranh sơn mài là đặc điểm riêng của Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam, nếu nghe từ “Sơn mài”, tác giả chỉ nhắc đến hàng thủ công và đồ dùng trong cuộc sống: như bát, đũa, đĩa, hộp, v.v. Nhưng bây giờ cũng có thể nhắc đến tranh sơn mài được. Vì tranh sơn mài là một trong những dặc trưng riêng của Việt Nam, nên việc nghên cứu lĩnh vực này sẽ giúp tác giả tìm hiểu văn hóa Việt Nam sâu hơn. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đề tài có 3 mục đích chính. Mục đích thứ nhất là giới thiệu tranh sơn mài Việt Nam và kinh nghiệm tại nhà xưởng cho độc giả. 1 lĩnh vực nghệ thuật “tranh sơn mài” không nổi tiếng ở Nhật Bản. Sau khi về Nhật Bản, tác giả cho người ta xem tác phẩm của mình. Nhưng, trong những người hầu hết không có một ai biết tranh sơn mài. Khi biết nghệ thuật đó, họ ngạc nhiên 2
  3. vì tranh rất đẹp và mặt tranh rất nhẵn phẳng, lóng lánh. Hình trạng này hơi tiếc. Luận văn này có mục đích cho người ta có cơ hội để biết tranh sơn mài Việt Nam. Nghệ thuật tranh sơn mài chắc chắn có giá trị để giới thiệu cho người ta. Mục đích thứ hai là cho các độc giả biết thông tin sống về tranh sơn mài Việt Nam. Một đặc điểm của luận văn này là thông tin đã được lấy thông qua kinh nghiệm trực tiếp. Không phải là chỉ có thông tin trên tài liệu hoặc là sách v.v., cũng có thông tin sống tác giả đã thu thông qua thời gian ở xưởng vẽ như:vẽ tranh, giao tiếp với họa sĩ và các nghệ nhân v.v. Luận văn này sẽ cho độc giả cảm thấy như mình ở xưởng và theo quá trình sản xuất tranh sơn mài trực tiếp, nghe mọi ngươi họa sĩ hoặc là nghệ nhân nói về nghệ thuật này. Mục đích thứ ba là khảo sát về tương lai của tranh sơn mài Việt Nam sẽ trở thành như thế nào. Tác giả đã làm quen với một số sinh viên đang học vẽ tranh sơn mài ở nhà xưởng ông. Họ yêu thích vẽ tranh nhưng không biết họ có thể vẽ tiếp được hay không do những lý do. Như đã nói trên đây, tranh sơn mài Việt Nam là một nghệ thuật thật hay, bao gồm nét truyền thống riêng của Việt Nam. Cho nên tác giả cảm thấy rất tiếc về tình trạng này. Thông qua phỏng vấn v.v., muốn khảo sát về tương lai của tranh sơn mài. 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đề tài “Tranh sơn mài Việt Nam ~thông qua kinh nghiệm tại nhà xưởng sơn mài 3
  4. của ông Phạm Kim Mã~” lấy đối tượng nghiên cứu là kỹ thuật vẽ tranh sơn mài Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật của ông Phạm Kim Mã, và những người đang làm việc ở nhà xưởng ông. 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Sawai Kiyoyuki đã viết một bài nói về lịch sử phát triển tranh sơn mài Việt Nam trong tạp chí, “Bạc Hoa 1999. Số 199 ”. Ông giới thiệu tranh sơn mài Việt Nam, đặc biệt là tác phẩm của một họa sĩ tranh sơn mài tên là Thanh Chương 2. Matsuzaki Mami, đã tốt nghiệp khoa tiếng Việt, Trường Đại Học Ngoại Ngữ Osaka (Trường Đại Học Osaka, bây giờ) đã viết luận về nghề sơn mài ở Việt Nam. Chủ đề là ‘Khảo sát về nghề sơn mài Việt Nam’. Bà ấy đã viết về sơn Việt Nam và nghề sơn mài Việt Nam bao gồm tranh sơn mài. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sẽ dùng những tài liệu nói về nghề sơn mài và tranh sơn mài của cả 2 nươc, Việt Nam và Nhật Bản để tìm hiểu cơ bản lĩnh vực này. Thêm vào đó, tác giả sẽ dùng tài liệu đã được lấy trực tiếp ở nhà xưởng của ông Phạm Kim Mã chẳng hạn như sau: bức ảnh và viđêô về quá trình sản xuất tranh sơn mài của ông Kim Mã, kết quả phỏng vấn ở nhà xương của ông v.v. Các tài liệu mà tác 2 Thanh Ch ương(1949) là họa sĩ tranh sơn mài. Ông sinh ra ở Hà Bắc. 4
  5. giả thu thập trực tiếp sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong luận văn này để thực hành mục đích nghiên cứu, cho độc giả biết thông tin sống. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Nghề sơn mài và tranh sơn mài Việt Nam 1.1 Nghề sơn mài Việt Nam Nghề sơn mài đã bắt đầu ở tỉnh Hà Tây. Ông tổ nghề là ông Trần Lư. Ông sinh năm Canh Dần(1470), và ngày tháng ông mất thì không rõ. Nghề sơn đã mang tính tín ngưỡng. Cho nên sơn không dùng cho đồ dùng trong hàng ngày nhiều lắm. Tác giả sẽ nghiên cứu và thu thông tin nhiều hơn. 1.2 Tranh sơn mài Việt Nam 1.2.a Quá trình phát triển Tranh sơn mài Việt Nam Nghề sơn mài đã phát triển sang tranh sơn mài như thế nào? Trong khi suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta phải nhắc đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Đông Dương. Ông Sawai đã nói về lịch sử phát triển tranh sơn mài Việt Nam trong tạp chí “Bạc Hoa” như sau. Trường Đại Học Mỹ Thuật Đông Dương (tên tiếng Pháp là Ecole des beaux-arts 5
  6. de I’Indochine ) đã được 1 họa sĩ người Pháp, tên là Victor Tardieu (1870 1937 ), mở cửa ở thành phố Hà Nội vào năm 1952, thời kỳ thuộc Pháp. Trường Đại Học đó đã đóng cửa vào năm 1945. Trường Đại Học này đã nhằm đưa kỹ thuật vẽ tranh Phương Tây vào Việt Nam và sử dụng kỹ thuật truyền thống Việt Nam như: dệt lựa, nghề sơn mài, v.v. Hõ đá có ý định để kết hợp kỹ thuật Phương Tây với kỹ thuật truyền thống của Việt Nam ở Trường Đại Học đó. Joseph Inguimberty (1896 1971), giáo viên người Pháp ngành vẽ tranh, đã mời một số thợ nghề sơn mài đến Trương để nghiên cứu kỹ thuật của họ, và đã mở nhà xưởng vẽ tranh sơn mài vào năm 1934. Những sinh viên người Việt Nam bấy giờ vừa học kỹ thuật vẽ tranh của Phương Tây, vừa học nghề truyền thống của đất nước Việt Nam ở chuyên ngành sơn mài của Trương Đại Học này, và họ đã trở thành họa sĩ tranh sơn mài. Cả Ông Sawai và ông Phạm Kim Mã 3 lẫn giải thích rằng trong nhiều sinh viên đó, có một nhóm mà nghiên cứu để phát triển tranh sơn mài Việt Nam bao gồm họa sĩ giỏi như ông Nguyễn Gia Trí (1908 1993) 4. Ông đã nghiên cứu cách mài và màu sắc phong phú hơn và đóng vai trò quan trọng cho ngành tranh sơn mài. 3 Kết quả phòng vấn do tác giả thực hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2010. 4 Quê ở Hà Tây. Tốt nghiệp TĐH Đông Dương vào năm 1936. Sống ở Hông Kông từ năm ’46’51. Vẽ tranh ở T.P. Hồ Chí Minh từ năm ’54. 6
  7. Bây giờ ở Trường Đại Học Mỹ Thuật ở Hà Nội có Khoa hội họa, nên sinh viên có thể học tranh sơn mài trong khoa đó. Thêm vào đó, một số họa sĩ tranh sơn mài dậy vẽ tranh riêng như ông Kim Mã. Người mà muốn học vẽ tranh sơn mài có thể học ở những nơi như thế. Như chúng ta đã xem trên đây, tranh sơn mài là một kết quả của sự kết hợp của nét truyền thống Việt Nam, tức là kỹ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam, và nét Tây Âu. Vì vậy, tác phẩm tranh sơn mài vừa có cái đẹp của bức tranh vừa có sự khéo tay và kỹ thuật truyền thống. Tật nhiên, loại tranh nào cũng cho thấy lịch sử lâu dài, nét truyền thống và nét riêng của tác giả. Nhưng nếu ngắm tranh sơn mài, thì chúng ta có thể nhận ra kỹ thuật rất khéo mà người ta đã kế thừa từ xưa và thẩm mỹ sâu sắc thông qua thi giác luôn và dễ dàng hơn. 1.2.b Ý nghĩa tranh sơn mài trong văn hóa Việt Nam *chưa thu thong tin được. Tôi muốn hiểu biết tranh sơn mài ở vị trí như thế nào trong văn hóa Việt Nam và có ý nghĩa là gì? Chương 2: Tranh sơn mài được sản xuất tại nhà xưởng KIMA và kết quả phỏng vấn Trong chương này, tác giả sẽ dùng các thông tin đã thu thập trực tiếp thông qua thời gian ở nhà xưởng ông ấy. Thêm vào đó, tác giả sẽ dùng kết quả phỏng vấn dối với 7
  8. ông ấy vào ngày 30 tháng 1 năm 2010. Những câu hỏi trong phỏng vấn này là như phụ lục 1. Tác giả sẽ sắp xếp các thông tin theo chủ đề ở chương này. 2.1 Giới thiệu ông Phạm Kim Mã và công ty KIMA 2.1.a Ông Phạm Kim Mã Phạm Kim Mã là họa sĩ tranh sơn mài Việt Nam. Ông đã hướng dẫn tác giả vẽ tranh sơn mài Việt Nam. Ông là người Hà Nội. Ông đã bắt đầu học vẽ tránh sơn mài từ khi 25 tuổi. Ông ấy đã học nghệ thuật đó ở Khoa mỹ thuật truyền thống chuyên ngành sơn mài, Trường Đại Học Mỹ thuật Công Nghiệp. Thầy giáo hướng dẫn ông vễ là họa sĩ Kim Đồng. Kim Đồng đã học sơn mài ở chuyên ngành sơn mài, Trường Đại Học Mỹ Thuật Đông Dương. 2 ông này đều học tranh sơn mài và kỹ thuật sơn mài không phải là ở làng nghề nào đó mà ở Trường Đại Học. Vì vậy, tác phẩm của 2 ôgng này mang tình thẩm mỹ cao và màu sắc rất phong phú. 2.1.b Công ty KIMA Ông Phạm Kim Mã đã mở công ty KIMA vào năm 1986. Đa phần những Nguyên liệu ông Mã sử dụng trong quá trình sản xuất là nguồn tự nhiên. Chẳng hạn như: sơn tự nhiên (xuất xứ ở PhúThọ), bột màu (lấy từ sỏi đá trên núi và rừng), vỏ trai, ốc, trứng, bạc lá, vàng lá (được sản xuất ở làng nghề Kiêu Kị), v.v. 8
  9. Các thông tin cả về quá trình sản xuất lẫn về nguyên liệu đều được nói ở phần sau đây. Ông Mã chỉ bán sản phẩm, tác phẩm ở xưởng vẽ và 1 cửa hàng duy nhất ở Hà Nội thôi. Khách hàng là 100% du khách và khách quen. Nhiều nhất là người Nhật Bản. Ngòai ra, cũng có người Úc, Pháp, Anh, v.v. Bây giờ ông ấy đang xuất khẩu sang Sing và Pháp. Đó là kiểu hợp tác giữa 2 công ty, hoặc giữa công ty và cá nhân. Ông ấy đã từng xuất khẩu sang Nhật Bản vào năm 1993. Những tác phẩm xuất khâủ sang Nhật Bản, chẳng hạn như; bát, đĩa, khay, hộp kiểu Nhật Bản, jubako , v.v. Hơn nữa, năm 1999 sản xuất và xuất khẩu Mikoshi , tượng Phật, và một số sản phẩm tôn giaó của người Nhật sang Nhật Bản. 2.1.c Những người đang làm việc ở nhà xưởng KIMA Bây giờ ông đang làm việc với một nghệ nhân tên là Đinh Văn Hạc, năm nay 66 tuổi. Ông Hạc đóng vai trò hòan thiện sơn mài ở công ty đó. Ở xưởng cũng có rất nhiều thế hệ sinh viên đang học vẽ tranh ở Tường Đại Học đến xưởng vẽ của ông Kim Mã để thực hành vẽ tranh và học kỹ thuật sơn mài ở xưởng vẽ. 2.2 Quá trình sản xuất tranh sơn mài KIMA 2.2.a Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất tranh sơn mài KIMA Công ty KIMA sử dụng 9 loại nghuyên liệu để sản xuất tranh sơn mài. 1 là mùn cưa. Người ta dùng mùn cưa hoàn toàn xuất xứ tự nhiên. Mùn cưa sẽ 9
  10. làm cốt bền hơn. 2 là cây tre nứa và gỗ công nghiệp, gỗ rừng tự nhiên để là cốt. Xuất xứ ở Thanh Hòa, Việt Nam. 3 là nhựa cây sơn tự nhiên. Xuất xứ ở Phú Thọ, một nơi nổi tiếng do cây sơn được trồng nhiều và chất lượng nhựa sơn rất tốt. Cây sơn đó có khoa học là: Rhus succedanea. Người ta gọi nhựa cây sơn đã được lấy từ cây và chưa được chế biến là sơn sống. Sơn sống được chế biến và tạo ra 3 loại sơn. Loại thứ nhất là sơn cánh dán. Sơn này được sử dụng để pha màu và hoàn thiện. Loại thứ hai là sơn dùng gắn trứng được sử dụng để gắn vỏ trứng, ôc, và trai. Loại thứ ba là sơn đen. Sơn này thì được dùng để vẽ nét và thực hiện màu đen trong tác phẩm. 4 là vải cotton 100 phần trăm. Người ta dùng để nhựa cây sơn sạch hơn và để hoàn thiện mặt tác phẩm. 5 là bột màu các loại. Bột màu thể hiện ý tưởng của tác giả. Trong bột màu có những màu nhưng màu chính là 8 loại bột màu bao gồm: bột màu xanh lam, bột màu vàng thư, bột màu dỏ Nhật, bột màu son trai, bột màu son tươi, bột màu son thắm, bột màu trắng, bột màu phẩm lục. 3 màu son trai, son thắm, và son tươi được lấy từ son đá. Còn 5 màu thì là bộ màu công nghiệp. 10
  11. 6 là vàng lá, bạc lá và thiếc lá. Vàng lá xuất xứ ở Kiêu Kị5. Nguyên liệu này làm tác phẩm sáng hơn. Nếu nhuộm bạc hoặc thiếc thì màu tối nhưng lung linh cũng có thể được thể hiện. 7 là bột than để đánh bóng. 8 là tóc rối để đáng bóng. Tóc này phải là tóc của phụ nữ hoặc là tóc của trẻ con, vừa mềm vừa thẳng để mặt tranh không bị hỏng. 9 là vỏ các loại chằng hạn như: vỏ trứng gà, vỏ trứng vịt, vỏ ốc, và vỏ trai. Nguyên liệu này thể hiện màu sắc khác với màu sắc của bột màu. Thêm vào đó nó cũng có thể biểu hiện sự long lanh trên bức tranh. 2.2.b Các công cụ được sử dụng để sản xuất tranh sơn mài KIMA Công ty KIMA dùng 6 loại công cụ để sản xuất tranh. Công cụ thứ nhất là thép tóc. Tóc của phụ nữ hoặc là của trẻ con tức là tóc vừa mềm vừa thẳng được dùng. Công cụ này được dùng để vẽ màu trên tranh. Công cụ thứ hai là mo sừng. Công cụ này được làm bằng sừng con trâu. Người ta pha màu bằng công cụ này. Nếu chúng ta pha màu bằng mo sừng mà được làm bằng kim loại chẳng hạn như sắt thì màu sẽ bị tối. Vì vậy, mo sừng này rất phù hợp với việc pha màu. 5 Một làng nghề truyền thống sản xuất vàng lá. 11
  12. Công cụ thứ ba là bút lông. Bút này được dùng để vẽ nét khuôn và chi tiết. Sau khi vẽ tranh, chúng ta nên rửa luôn vì nó dễ bị sơn hỏng. Công cụ thứ tư là chổi lông. Công cụ này được sử dụng để quét vàng lá, bạc lá, thiếc lá và v.v. Công cụ thứ năm là đá mài. Người ta dùng đá mài của kích thước đa dạng. Theo chỗ mà mình muốn mài, người vẽ phải lụa chọn kích thước đá mài. Đá mài được dùng ở giai đoạn sớm trong quá trình mài tranh. Công cụ thứ sáu là giấy ráp. Công ty KIMA dùng giấy dáp xuất xứ ở Nhật Bản vì chất lượng cao. Sử dụng giấy ráp số 240 số 1200. Giấy ráp thì được dùng ở giai đoạn sau trong quá trình mài tranh. Đầu tiên sử dụng số nhỏ, và dần dần ử dụng giấy ráp số lớn hơn. 2.2.c Quá trình sản xuất Tùy theo kích thước của bức tranh, nhưng ít nhất khoảng 6 tháng cần thiết để sản xuất 1 bức tranh sơn mài. Quá trình sản xuất tranh sơn mài của ông Phạm Kim Mã có thể chia ra 5 giai đoạn chính: (1) Thiết kế sản phẩm Tạo ra dáng thiết kế tác phẩm theo ý tưởng của tác giả. Lúc đó, cũng suy nghĩ về nguyên liệu phù hợp với ý tưởng của mình. 12
  13. (2) Làm cốt (cốt vóc) Đầu tiên xử lý mặt của gỗ hoặc tre nứa để làm nó bền hơn. Sau đó “thảo sơn” tức là phủ sơn trên cả cốt. Sau khi nó khô, mài toàn bộ. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn đánh vải. Đầu tiên quét nhựa cây sơn. Sau đó phủ vải cotton trên tác phẩm và nén. Phủ mùn cưa trên cả tác phẩm và làm nó khô. Chúng ta cần khoảng 3 ngày. Sau đó mài và bó ( phủ nựa cây sơn trộn với mùn cưa.). Làm công việc được nói đến đây 2 lân. Sau đó phủ hom ( nhựa cây sơn trộn với phủ sa). Và làm nó khô. Sau khi khô xông, mài cả mặt tranh. Giai đoạn này sẽ được làm 2 lần. Lót trên mặt cốt bằng nhưạ cây sơn và cho nó khô, và mài. Việc này cũng được làm 2 lần. Cuối cùng quét sơn. Điểm đáng chú ý là khi làm sơn khô trong tất cả giai đoạn, nó cần điểu kiện ủ ẩm. Tùy theo thời tiết nhưng cần 35 ngày để nó khô hoàn toàn. (3) Vẽ tranh Đầu tiên, theo ý tưởng của mình, tác giả làm phác thảo trên cốt bằng cái phấn trắng. Sử dụng bút long và vẽ nét bằng sơn đen. Sau khi sơn khô, biểu hiện màu sắc như ý tưởng của mình. Người ta có 3 phương pháp để thể hiện màu sắc như sau: Phương pháp thứ nhất là khắc cốt và gắn vỏ trứng, ốc và trai. Trước hết, khắc cốt 13
  14. mà mình muốn gắn vỏ khoảng 12mm bằng con dao. Dùng sơn gắn trứng trộn với bột màu trắng và gắn vỏ trứng (ốc, trai) trên mặt tác phẩm. Nén bằng cái búi và dùng con dao để cắt vỏ bên ngoại nét. Nếu cần thiết thì dùng rác vỏ trứng và vỏ trai để làm chỗ đó khít hơn. Cũng có thể dùng vỏ trứng nướng để thể hiện màu sắc tối. Sau khi gắn xong, làm sơn hoàn toàn khô khoảng 2 4 ngày. Sau đó mài trên vỏ bằng đá mài và giấy ráp đến khi mặt tranh thành phẳng. Phương pháp thứ hai là vẽ màu. Pha bột màu với sơn cánh dán bằng mo sừng. Vẽ màu bằng thép tóc theo ý tưởng của mình và làm nó khô lại khoảng 2 4 ngày. Nếu màu cứng và khó vẽ thì thêm dầu hỏa một chút. Chúng ta cũng có thể vẽ màu trên vỏ các loại. Phương pháp thứ ba là dán vàng lá, bạc lá, và thiệc lá. Phủ sơn cánh dán trộn với dầu hỏa trên chỗ mình muốn dán bạc lá v.v. Dợi một lát và khi nó khá khô, bắt đầu dán. Quét bằng cái chổi và làm nó khô khoảng 2 4 ngày. Nếu muốn tạo ra màu sắc tối hơn, thì nhuộm bạc. Vẽ màu xanh lá cây hoặc xanh da trời trên mà mình muốn làm tối đi. Sau khi sơn khô, phủ sơn trộn với dầu hỏa rất mỏng. Tác giả cần phối hợp một số phương pháp khác nhau trên một bức tranh. Sau khi vẽ bằng những phương pháp và vẽ bao nhiều lần mới có thể bức tranh có màu sắc sâu và trở nên tranh đẹp. 14
  15. (4) Mài Sử dụng đá mài và giấy ráp 240 đến 1200. Mài cũng là vẽ. Mài để thể hiện màu sắc như ý của mình. Cho nên luôn luôn chú ý đến màu sắc khi mài. Đồng thời, mài để làm mặt tác phẩm phẳng. Chúng tà phải vừa mài vừa sờ mặt tranh.Nếu muốn thì có thể tiếp tục vẽ màu và dán bạc lá, vàng lá, và thiếc lá. (5) Đánh bóng (hoàn thiện) Trước khi đánh bóng, chúng ta phải chuẩn bị đánh bóng. Lấy nước sơn (Sơn này trong, chất lượng tốt, được chế biến từ sơn cánh dán) và làm nó sạch hơn bằng vải cotton. Phủ sơn đó mỏng và phẳng trên cả tác phẩm. Lúc đó mặt tác phẩm giống như là tâm gương. Làm nó khô trong 47ngày. Sau đó mài hết cả tác phẩm đó.Làm hoạt động này 23 lần. Sau đó đánh bóng. Sử dụng than, bột than, tóc rối, bông và đánh bóng bằng tay cho đến khi mặt tác phẩm nhẵn phẳng, sâu thẳm và bóng lộng lẫy. Trong qúa trình đánh bóng họa sĩ vẫn luôn điều chỉnh sắc độ sáng tối của màu sắc để nó phù hợp với ý tưởng của mình. Chương 3::: Tương lai tranh sơn mài (tạm thời) 3.1 Phỏng vấn đối với những sinh viên đang học tranh sơn mài tại nhà xưởng KIMA 15
  16. Trong khi học vẽ tranh sơn mài ở Hà Nội, tác giả đã nói chuyện với các sinh viên mà đang hoc vẽ tranh sơn mài ở nhà xưởng của ông Phạm Kim Mã. Đa phần của họ vẫn là sinh viên trường đại học. Họ vừa đi học trường đại học vừa đến học vẽ nhà xưởng ông Kim Mã. Họ nói rằng họ yêu thích vẽ tranh sơn mài nên muốn vẽ tiếp sau khi tốt nghiệp đại học. Nhưng thực ra việc đó rất khó đối với họ. Bởi vì việc tranh sơn mài cần vốn từ rất lớn để vẽ tiếp. Nếu vẽ tiếp thì cuộc sống của họ sẽ thành cực kỳ khó khăn. Vì vậy, những sinh viên dừng vẽ tranh và đi làm khác. Hình trạng này rất tiếc và buồn. 3.2 Ý thức của người Việt Nam đối với tranh sơn mài *chưa thu đủ thông tin Tôi sẽ phỏng vấn đối với người Việt Nam và điểu tra về ý tưởng đối với kỹ thuật truyền thống và bảo tồn tranh sơn mài truyền thống. PHẦN KẾT LUẬN(tạm thời) *chưa biết được Tôi muốn khảo sát về tương lai của tranh sơn mài Việt Nam. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Đặng Kim Chí, 2005 “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khóa học và kỹ thuật 16
  17. Lê Huyên, 1995 “Nghề sơn cổ truyền Việt Nam” NXB Mỹ thuật Vũ Từ Trang,2007 “Nghề cổ đất Việt” NXB Văn hó thông tin Tiếng Nhật Nakamura Soutetsu, 2001, “Sơn quý Truyện về dồ sơn (Urushi uruwashi Nurimonokatari)”, NXB Tankosha Nakazato Toshikatsu, 2000, “Cách phân biệt đồ sơn tùy theo nơi sản xuất (Sanchi betsu, suguwakaru urushinuri no miwakekata)”, NXB Tokyobijutsu Onishi Nagatoshi, 1996, “ Sơn Châu Á, Sơn Nhật Bản(Ajia no urushi, Nihon no urushi)”, NXB Tokyobijutsu Onishi Nagatoshi, 1995, “Sơn Châu Á đẹp (Urushi Uruwashi no Ajia)” NXB NEC Creative Sawai Kiyoyuki, 1999, “Bạc Hoa ” số 119, pp.68 17
  18. Phụ Lục 1: Nội dung phỏng vấn 1 Thông tin về ông/ bà: tên, tuổi, quê hương, nơi đang làm viêc 2 Ông/ bà đã bắt đầu học sơn mài khi nào? 3 Ông/ bà đã học sơn mài ở đâu? : a) Làng nghề b) nhà trường c) Khác 4 Nếu đã chọn (b) nhà trương ở câu hỏi thứ 3, xin ông/ bà trả lời câu hỏi này: 1/ Ông/ bà có thể nhớ ra têm của giáo viên không? 2/ Ông/ bà có biết giáo viên đó đã học sơn mài ở đâu không? 3/ Kỹ thuật của họ có phải là kỹ thuật của làng nghề nào đó không? 5 Vể nguyên liệu: Tôi xin ông/bà làm ơn cho tôi biết các nguyên liệu và xuất xứ của họ. 6 Ông/ bà đang làm việc với mấy người? Nghệ nhân ( ) người / Thọ lành nghề ( ) người 7 Tôi xin ông/ bà làm ơn cho tôi biết về: 1/ các nghệ nhân đang làm việc với ông/ bà 2/ các thọ lành nghề đang làm việc với ông/ bà 8 Tôi xin ông/ bà làm ơn cho tôi biết: 1/ Nét và kỹ thuật truyền thống tác phẩm của ông/ ba 18
  19. 2/ Nét và kỹ thuật riêng tác phẩm của ông/ bà 9 Về tình trạng buôn bán của ông/ bà Lọai tác phẩm, giá cả, giá cả nguyên liệu, lợi ích 10 Về khách 1/ Trong tổng số khách mua tác phẩm của ông/ bà Khách người bản địa chiếm ( %), du khách chiếm ( %) 2/ Trong tổng số du khách a. người Việt Nam chiếm ( %), b. Người nước ngoài ( %), c. Họ là người nước nào? 3/ Ông/ bà có bán tác phẩm ở ngòai tỉnh không? a. Có. b. Không. 4/ Ông/ bà có xuất khẩu không? a. có. Đối với nước nào?( ) b. đã từng. Đối với nước nào?( ) c. không bao giờ. *ph ụ lục 2: Bức tranh quá trình sản xuất tranh sơn mài *Phụ lục 3: Một số viđêô của quá trình sản xuất tranh sơn mài 19