Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị (Phần 1)

doc 13 trang phuongnguyen 5750
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_mon_kinh_te_chinh_tri_phan_1.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị (Phần 1)

  1. Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị PHẦN I CHƯƠNG I 1. Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với: a. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng. b. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. c. Lực lượng sản xuất và quy luật kinh tế. d. Lực lượng sản xuất và chính sách kinh tế. 2. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là : a. Khác nhau. b. Khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. c. Đồng nhất với nhau. d. Cả a và b 3. Quy luật kinh tế là quy luật: a. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, của các hiện tượng và quá trình kinh tế. b. Phản ánh những mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. c. Phản ánh những mối liên hệ tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. d. Cả a và c. 4. Chức năng của Kinh tế chính trị bao gồm: a. Nhận thức; nghiên cứu; phương pháp luận; tư tưởng. b. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; cơ sở lý luận. c. Nhận thức; thực tiễn; phương pháp luận; tư tưởng. d. Nhận thức; thực tiễn; tư duy; tư tưởng. CHƯƠNG II 5 Phân loại tái sản xuất theo quy mô bao gồm: a. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. b. Tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất mở rộng. c. Tái sản xuất xã hội và tái sản xuất mở rộng. d. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất cá biệt. 6. Tái sản xuất mở rộng bao gồm hai hình thức là: a. Tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. b. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều ngang. c. Tái sản xuất mở rộng theo quy mô và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. d. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. 7. Các khâu của quá trình tái sản xuất bao gồm: a. Sản xuất – trao đổi – phân chia – tiêu dùng. b. Sản xuất – phân phối – lưu thông – tiêu dùng. c. Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. d. Sản xuất – phân phối – phân chia – tiêu dùng. 8. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội bao gồm: a. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường. b. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất môi trường. c. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra lực lượng sản xuất và tái sản xuất môi trường. d. Tái sản xuất của cải vật chất; tái sản xuất sức lao động; tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường. 9. Tái sản xuất của cải vật chất được xem xét trên cả hai mặt: a. Giá trị và hiện vật.
  2. b. Giá trị và giá cả. c. Giá trị và giá trị sử dụng. d. Giá trị và hàng hóa. 10. Tái sản xuất sức lao động bao gồm hai mặt: a. Hiệu quả và chất lượng. b. Cơ cấu và chất lượng. c. Số lượng và cơ cấu. d. Số lượng và chất lượng. 11. Tăng trưởng kinh tế là: a. Mức gia tăng của hàng hóa năm sau so với năm trước. b. Mức gia tăng PIC hoặc GDP của năm sau so với năm trước. c. Mức gia tăng GNP hoặc GDP của năm sau so với năm trước. d. Mức gia tăng GNP hoặc GPP của năm sau so với năm trước. 12. Các nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bao gồm: a. Con người; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị. b. Vốn; con người; kỹ thuật –công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị. c. Vốn; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị. d. Vốn; kỹ thuật – công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị. 13. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là: a. Giống nhau, có liên hệ với nhau. b. Giống nhau. C. Không có liên hệ với nhau. d. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau. 14. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: a. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất. b. Lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng. c. Lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng. d. Quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng. 15. Chỉ số phát triển con người ( HDI) bao gồm các tiêu chí: a. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người. b. Tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu người. c. Tuổi thọ bình quân; thành tựu giáo dục. d. Thành tựu giáo dục; thu nhập bình quân đầu người. 16. Tiến bộ xã hội được thể hiện ở các mặt cơ bản: a. Tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao. b, Tiến bộ kinh tế; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao. c. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội. d. Tiến bộ kinh tế; tiến bộ chính trị-xã hội; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao. 17. Tiến bộ xã hội xét về thực chất là: a. Giải phóng con người và phát triển lực lượng sản xuất. b. Giải phóng lực lượng sản xuất và phát triển con người toàn diện. c. Giải phóng và phát triển con người toàn diện. d. Giải phóng và phát triển toàn diện xã hội. CHƯƠNG III 18. Sản xuất hàng hóa là: a. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng. b. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp. c. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất. d. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, để bán. 19. Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc là: a. Khác nhau. b. Giống nhau.
  3. c. Làm tiền đề cho nhau. d. Phụ thuộc nhau. 20. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: a. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế. b. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất. c. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất. d. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất. 21. Phân công lao động xã hội là: a. Sự phân chia xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. b. Sự phân chia lao động xã hội thành các vùng khác nhau của nền sản xuất xã hội. c. Sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. d. Sự phân chia lao động quốc gia thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. 22. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là: a. Giá trị sử dụng và công dụng. b. Giá trị sử dụng và giá trị. c. Giá trị và giá trị trao đổi. d. Giá trị và giá cả. 23. Giá trị sử dụng của hàng hóa là: a. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người. b. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất. c. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người. d. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người. 24. Giá trị hàng hóa là: a. Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. b. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. c. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. d. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. 25. Giá trị trao đổi là: a. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác. b. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác. c. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác. d. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác. 26. Mục đích của nhà sản xuất là: a. Giá trị sử dụng. b. Công dụng. c. Lợi ích. d. Giá trị. 27. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là: a. Lao động cụ thể và lao động phức tạp. b. Lao động cụ thể và lao động giản đơn. c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. d. Lao động phức tạp và lao động trừu tượng. 28. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là: a. Hai mặt của cùng một sản phẩm. b. Hai mặt của cùng một hàng hóa. c. Hai loại lao động khác nhau. d. Hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa. 29. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh: a. Tính chất tư nhân và tính chất lao động.
  4. b. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội. c. Tính chất tư nhân và tính chất sử dụng. d. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội tiêu dùng. 30. Lượng giá trị của hàng hóa được đo lường bằng: a. Thời gian lao động cá biệt cần thiết. b. Thời gian lao động giản đơn. c. Thời gian lao động xã hội cần thiết. d. Thời gian lao động cần thiết. 31. Thời gian lao động xã hội cần thiết là: a. Thời gian lao động cao nhất của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường. b. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất các loại hàng hóa trên thị trường. c. Thời gian lao động giản đơn của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường. d. Thời gian lao động trung bình của các nhà sản xuất cùng một loại hàng hóa trên thị trường. 32. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể do thời gian lao động cá biệt của nhà sản xuất: a. Cung ứng nhiều loại hàng hóa khác nhau cho thị trường quyết định. b. Cung ứng một loại hàng hóa cho thị trường quyết định. c. Cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường quyết định. d. Cung ứng đại bộ phận một loại dịch vụ cho thị trường quyết định. 33. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: a. Năng suất lao động và lao động phức tạp. b. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp. c. Lao động giản đơn và lao động phức tạp. d. Năng suất lao động và cường độ lao động. 34. Lao động giản đơn và lao động phức tạp là: a. Hai loại lao động giống nhau. b. Cùng loại lao động. c. Hai loại lao động khác nhau. d. Hai loại công việc khác nhau. 35. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là: a. Khác nhau nhưng có điểm giống nhau. b. Khác nhau hoàn toàn. c. Giống nhau. d. Cả a và c. 36. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là: a. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị. b. Đều làm cho giá cả sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian. c. Đều làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian. d. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian. 37. Tăng năng suất lao động sẽ làm cho: a. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng. b. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi. c. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm. d. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. 38. Tăng cường độ lao động không làm thay đổi: a. Giá cả của một đơn vị hàng hóa. b. Lượng giá trị của các hàng hóa. c. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa. d. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. 39. Cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (W). a. W=c + p + m. b. W=c + v + p. c. W=k + v + m. d. W=c + v + m.
  5. 40. Tiền tệ ra đời là do: a. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa. b. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. c. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa. d. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa. 41. Sự phát triển của các hình thái giá trị bao gồm: a. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ. b. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị thu hẹp; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ. c. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ. d. Hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ. 42. Bản chất tiền tệ là: a. Một loại sản phẩm được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung. b. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật trao đổi. c. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung. d. Tiền giấy và tiền đúc 43. Các chức năng của tiền tệ là: a. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện trao đổi; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới. b. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới. c. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện mua bán; tiền tệ thế giới. d. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ. 44. Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là: a. T – H – T. b. T – H – T’. c. H – T – H. d. Cả a và b. 45. Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở: a. Hao phí lao động cá biệt cần thiết. b. Hao phí lao động giản đơn cần thiết. c. Hao phí lao động xã hội cần thiết. d. Hao phí lao động phức tạp cần thiết. 46. Quy luật giá trị vận động thông qua: a. Giá trị thị trường. b. Giá cả thị trường. c. Giá trị trao đổi. d. Trao đổi. 47. Ngoài giá trị, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào: a. cạnh tranh. b. cạnh tranh, sức mua của đồng tiền. c. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. d. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị. 48. Tác dụng của quy luật giá trị là: a. Điều tiết sản xuất và giá cả hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa. b. Điều tiết sản xuất hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa. c. Điều tiết trao đổi và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.
  6. d. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa. 49. Cạnh tranh kinh tế là: a. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành chi phí tối đa cho mình. b. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành lợi ích tối đa cho mình. c. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành thị phần tối đa cho mình. d. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế. 50. Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ biện chứng, sự tác động giữa chúng hình thành nên: a. giá trị cân bằng ( giá trị thị trường). b. giá cả cân bằng ( giá cả thị trường). c. giá cả hàng hóa. d. Cả a và c. CHƯƠNG IV 51. Điều kiện để tiền biến thành tư bản là: a. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn. b. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn; tiền phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư. c. Phải tích lũy được một lượng hàng hóa lớn; hàng hóa phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư. d. Phải tích lũy được một lượng máy móc lớn; máy móc phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư. 52. Công thức chung của tư bản là: a. H - T – H. b. T - H – T’. c. T - SX – T’. d. Cả a và b . 53. Điều kiện để sức lao động biến thành hàng hóa là: a. Người lao động phải được mua bán; người lao động không có tư liệu sản xuất. b. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu sản xuất. c. Người lao động phải được tự do; người lao động có tư liệu sản xuất. d. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu tiêu dùng. 54. Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng: a. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động. b. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động. c. Giá cả những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động. d. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống nhà tư bản. 55. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra: a. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó. b. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. c. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó. d. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó. 56. Giá trị thặng dư là: a. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không công của công nhân. b. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của công nhân. c. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa, là lao động không công của công nhân. d. Phần giá trị dôi ra ngoài lao động, là lao động không công của công nhân. 57. Ngày lao động của công nhân gồm những phần nào? a. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư. b. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư. c. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. d. Cả a và b. 58. Tư bản khả biến (v) là:
  7. a. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng. b. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. c. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thặng dư. d. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư. 59. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là: a. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản bất biến. b. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến. c. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến. d. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm thặng dư và tư bản khả biến. 60. Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức: a. M = m’. k. b. M = m’. c. c. M = m . V. d. M = m’. V. 61. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do: a. Kéo dài ngày lao động và tăng năng suất lao động. b. Kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. c. Kéo dài ngày lao động và tăng thời gian lao động. d. Rút ngắn ngày lao động và tăng cường độ lao động. 62. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do: a. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư. b. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư. c. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư. d. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động thặng dư, tương ứng làm tăng thời gian lao động cần thiết. 63. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do: a. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội. b. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội. c. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt. d. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội. 64. Giá trị thặng dư siêu ngạch còn được gọi là: a. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư tương đối. b. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. c. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối. d. Hình thức biến tướng của sản phẩm thặng dư tương đối. 65. Sản xuất giá trị thặng dư là: a. Quy luật tương đối của CNTB. b. Quy luật tuyệt đối của CNTB. c. Quy luật cá biệt của CNTB. d. Quy luật đặc biệt của CNTB. 66. Bản chất của tiền công trong CNTB là: a. Giá cả của hàng hóa lao động. b. Giá cả của hàng hóa sức lao động. c. Giá cả của hàng hóa. d. Cả a và b. 67. Hai hình thức tiền công cơ bản là: a. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động. b. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm. c. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm. d. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm. 68. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:
  8. a. Sản phẩm thặng dư. b. Tiền huy động. c. Giá trị thặng dư. d. Tiền đi vay. 69. Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là: a. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB – quy luật giá trị thặng dư. b. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật giá trị . c. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật sản phẩm thặng dư. d. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật lao động thặng dư. 70. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là: a. Trình độ bóc lột sức lao động; cường độ lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước. b. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước. c. Trình độ bóc lột sức lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước. d. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng. 71. Nguồn gốc của tích tụ tư bản là: a. Sản phẩm thặng dư. b. Vốn tự có của nhà tư bản. c. Giá trị thặng dư. d. Cả a và c. 72. Nguồn gốc của tập trung tư bản là: a. Các tư bản trong xã hội. b. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội. c. Các tư bản cá biệt của các nước. d. Cả a và b. 73. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là: a. Cấu tạo sản xuất của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật. b. Cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật. c. Cấu tạo giá trị của tư bản. d. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản. CHƯƠNG V 74. Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của những hình thái tuần hoàn nào? a. Tư bản lưu thông; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa. b. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản cho vay. c. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa. d. Tư bản tiền tệ; tư bản trao đổi và tư bản hàng hóa. 75. Chu chuyển của tư bản là: a. Sự chu chuyển của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng. b. Sự thay đổi của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng. c. Sự lưu thông của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng. d. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng. 76. Thời gian chu chuyển của tư bản bằng a. Thời gian sản xuất + thời gian bán hàng.
  9. b. Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông. c. Thời gian dự trữ sản xuất + thời gian lưu thông. d. Thời gian sản xuất + thời gian tiếp thị. 77. Tư bản cố định là bộ phận tư bản mà a. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng. b. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng. c. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. d. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng. 78. Hao mòn tư bản cố định có các loại nào hình nào? a. Hao mòn tự nhiên và hao mòn vô hình. b. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. c. Hao mòn hữu hình và hao mòn vật chất. d. Hao mòn hữu hình và hao mòn do sử dụng. 79. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản mà a. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần dần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động. b. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc, nguyên nhiên vật liệu. c. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: máy móc và tiền công lao động. d. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào sản phẩm mới, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động. 80. Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, K. Marx chia nền kinh tế ra làm hai khu vực là: a. KVI: sản xuất hàng công nghiệp; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng. b. KVI: sản xuất tư liệu sản xuất; KVII: sản xuất hàng nông nghiệp. c. KVI: sản xuất tư liệu sản xuất; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng. d. KVI: sản xuất máy móc; KVII: sản xuất tư liệu tiêu dùng. 81. Điều kiên thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn là: a. (v + m )I =cI; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II. b. (v + m )I =cII; (c+v+m) II = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II. c. (v + m )I =cII; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)I. d. (v + m )I =cII; (c+v+m) I = cI + cII; (v+m)I + (v+m)II = (c+v+m)II. 82. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng: a. (v + m )I >cI; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II. b. (v + m )I >cII; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)I. c. (v + m )I >cII; (c+v+m) I > cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II. d. (v + m )I >cII; (c+v+m) II> cI + cII; (v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II. 83. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm: a. Khủng hoảng – suy giảm – phục hồi – hưng thịnh. b. Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh. c. Khủng hoảng – tiêu điều – suy giảm – hưng thịnh. d. Suy giảm – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh. CHƯƠNG VI 84. Chi phí sản xuất TBCN (k) là: a. Bao gồm m và v (k = m+v). b. Bao gồm c và m (k = c+m). c. Bao gồm c và v (k = c+v).
  10. d. Bao gồm c, v và m (k = c + v + m). 85. Chi phí sản xuất TBCN: a. Bằng giá trị hàng hóa. b. Lớn hơn giá trị hàng hóa. c. Nhỏ hơn giá trị hàng hóa. d. Cả a và c. 86. Bản chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là: a. Lao động cụ thể của công nhân. b. Lao động không công của công nhân. c. Lao động trừu tượng của công nhân. d. Lao động phức tạp của công nhân. 87. Lượng lợi nhuận có thể là: a. Bằng, hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư. b. Cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư. c. Bằng, cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư. d. Bằng, hoặc cao hơn lượng giá trị thặng dư. 88. Lượng tỷ suất lợi nhuận là: a. Luôn luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư. b. Luôn luôn lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư. c. Luôn luôn bằng tỷ suất giá trị thặng dư. d. Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư. 89. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận bao gồm: a. Tỷ suất giá trị thặng dư; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến. b. Cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến. c. Tỷ suất giá trị thặng dư; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm tư bản bất biến. d. Tỷ suất giá trị thặng dư; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm giá trị thặng dư. 90. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ: a. Hình thành lợi nhuận bình quân. b. Hình thành giá trị thị trường của hàng hóa. c. Hình thành giá cả thị trường của hàng hóa. d. Cả a và b. 91. Cạnh tranh giữa các ngành là: a. Sự cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn. b. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư mới. c. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn. d. Sự cạnh tranh trong các ngành chế biến khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn. 92. Cạnh tranh giữa các ngành: a. Hình thành giá cả sản xuất. b. Hình thành giá trị thị trường. c. Hình thành lợi nhuận bình quân. d. Hình thành chi phí sản xuất. 93. Lợi nhuận bình quân là: a. Lợi nhuận không bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau. b. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư không bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau. c. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau. d. Lợi nhuận khác nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư khác nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
  11. 94. Khi hình thành lợi nhuận bình quân sẽ dẫn đến: a. Hình thành giá trị thị trường. b. Hình thành chi phí sản xuất. c. Hình thành giá cả sản xuất. d. Hình thành giá trị hàng hóa. 95. Giá cả sản xuất bằng: a. Chi phí sản xuất cộng tỷ suất lợi nhuận bình quân. b. Chi phí sản xuất cộng giá trị thặng dư. c. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận. d. Chi phí sản xuất cộng lợi nhuận bình quân. 96. Tư bản thương nghiệp trong CNTB là: a. Một bộ phận của tư bản nông nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. b. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. c. Một bộ phận của tư bản cho vay tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. d. Một bộ phận của tư bản thương nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. 97. Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là: a. Một phần lợi nhuận tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp. b. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp. c. Một phần tỷ suất giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp. d. Một phần giá trị thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản nông nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp. 98. Chi phí lưu thông gồm hai loại chính là: a. Chi phí bao bì và chi phí lưu thông bổ sung. b. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí vận chuyển. c. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí lưu thông bổ sung. d. Chi phí lưu thông thuần túy và chi phí lưu thông không thuần túy. 99. Tư bản cho vay là: a. Tư bản hàng hóa mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức. b. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức. c. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi nhuận. d. Tư bản sản xuất mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi tức. 100.Nguồn gốc của lợi tức là: a. Một phần sản phẩm thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất. b. Một phần lợi nhuận do công nhân tạo ra trong sản xuất. c. Một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất. d. Một phần ngoài chi phí do công nhân tạo ra trong sản xuất. 101.Tỷ suất lợi tức là: a. Tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng số tư bản cho vay. b. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tổng số tư bản cho vay. c. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay. d. Tỷ lệ phần trăm giữa tỷ suất lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay. 102. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức là: a. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. b. Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. c. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
  12. d. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận chủ chủ doanh nghiệp. 103. Công ty cổ phần là: a. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của một người thông qua phát hành cổ phiếu. b. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành cổ phiếu. c. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành trái phiếu. d. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông qua phát hành công trái . 104. Thị trường chứng khoán là: a. Thị trường mua bán các loại chứng chỉ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái b. Thị trường mua bán các loại quỹ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái c. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái d. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: trái phiếu, kỳ phiếu, công trái. 105.Địa tô tư bản là: a. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất. b. Phần tỷ suất giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất. c. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất. d. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiêp phải nộp cho chủ đất. 106.Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa là: a. Địa tô chênh lệch I; Địa tô chênh lệch II. b. Địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền. c. Địa tô chênh lệch; địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền. d. Địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền. CHƯƠNG VII 107. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền bao gồm: a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc. b. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc. c. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc. d. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu tư bản; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giaữ các nước đế quốc. 108. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền là: a. Quy luật lợi nhuận bình quân. b. Quy luật lợi nhuận độc quyền. c. Quy luật lợi nhuận . d. Quy luật giá cả sản xuất. 109.Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước: a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.
  13. b. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản. c. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế đối ngoại của nhà nước tư sản. d. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.