Trắc nghiệm các biện pháp điều trị điện trong hồi sức cấp cứu nội khoa

pdf 7 trang phuongnguyen 3244
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm các biện pháp điều trị điện trong hồi sức cấp cứu nội khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrac_nghiem_cac_bien_phap_dieu_tri_dien_trong_hoi_suc_cap_cu.pdf

Nội dung text: Trắc nghiệm các biện pháp điều trị điện trong hồi sức cấp cứu nội khoa

  1. TRẮC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU NỘI KHOA Phần trắc nghiệm: 1.Sốc điện cấp cứu được áp dụng trong các rối loạn nhịp sau, ngoại trừ: a.Rung thất b.Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh c.Nhịp nhanh thất vô mạch d.Xoắn đỉnh gây ngừng tim e.Nhịp nhanh trên thất đã gây tụt huyết áp 2.Sốc điện với phương thức đồng bộ phải lựa chọn các rối loạn nhịp sau, ngoại trừ: a.Rung thất sóng nhỏ b.Nhịp nhanh thất trơ với điều trị c.Nhịp nhanh kịch phát trên thất đã gây tụt huyết áp d.Rung nhĩ có chỉ định chuyển nhịp về nhịp xoang e.Flutter nhĩ với dẫn truyền 2/1 3.Tạo nhịp tim tạm thời được chỉ định cho các trường hợp sau, ngoại trừ:
  2. a.Blốc nhĩ thất độ 3 do viêm cơ tim cấp nghi do siêu vi b.Blốc nhĩ thất độ 3 với nhịp thất 34 lần/ phút, do quá liều digoxine c.Blốc nhĩ thất độ 3 trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới, Killip II d.Bệnh nhân thông liên thất cần phẫu thuật vá lỗ thông e.Bệnh nhân có blốc nhánh phải hoàn toàn đã biết từ trước 4.Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân sau là chỉ định đúng đắn nhất: a.Blốc xoang nhĩ từng lúc không có triệu chứng b.Blốc nhĩ thất hoàn toàn, đã có nhiều cơn ngất, tuổi 95 c.Blốc nhĩ thất hoàn toàn, đã có nhiều cơn ngất, tuổi 60 d.Nhịp chậm xoang 50lần/ phút có blốc nhánh trái hoàn toàn e.Nhịp chậm xoang 58lần/ phút trên bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế thụ thể bêta 5.Mức năng lượng điện được dùng bắt đầu trong sốc điện cấp cứu là: a.50 joules b.100 joules c.150 joules d.200 joules
  3. e.250 joules 6.Các danh từ khác dùng để chỉ phương pháp sốc điện là: a.Sốc điện ngoài lồng ngực b.Chuyển nhịp tim c.Điện chuyển nhịp d.Phản sốc diện e.Tất cả đều đúng 7.Tư thế đặt điện cực thường dùng nhất là: a.Đáy – đỉnh b.Bên –bên c.Trước – sau d.A, B đúng e.A, B, C đúng 8.Bộ mã mô tả chức năng và phương thức tạo nhịp của ISC gồm 5 chử: a.Chữ đầu: chỉ buồng tim được kích thích b.Chữ thứ 2: chỉ buồng tim được nhận cảm c.Chữ thứ 3: chỉ phương thức đáp ứng d.Chữ thứ 4: chỉ khả năng cài đặt chương trình
  4. e.Tất cả đầu đúng 9.Các phương thức tạo nhịp là: a.Tạo nhịp tần số cố định b.Tạo nhịp chờ c.Tạo nhịp theo yêu cầu d.A, B đúng e.A, B, C đúng 10.Các cải tiến của dây dẫn điện cực nhắm vào: a.Độ bền chắc của dây dẫn b.Thiết kế kiểu dáng để tránh tuột c.Tăng thiết diện đầu điện cực để giảm kháng trở d.A, B đúng e.A, B, C đúng ĐÁP ÁN 1. B 2. A 3. E 4. C
  5. 5. D 6. E 7. A 8. E 9. E 10. E ONG ĐỐT Dấu hiệu nguy hiểm khi bị ong đốt? Tất cả các loại ong đều nguy hiểm, thậm chí chỉ một con ong mật đốt cũng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm là sốc phản vệ, có thể gây tử vong trong vòng vài phút đến vài giờ. Dấu hiệu nghi ngờ bị "sốc phản vệ" là: nổi mề đay, than mệt, khó thở, tay chân lạnh, mạch yếu hoặc không có mạch. Tuy nhiên trong các loài ong thì ong vò vẽ gây nhiều biến chứng hơn cả như suy thận cấp, tan máu, tiêu cơ, suy gan thường xuất hiện 1 đến 3 ngày sau khi ong đốt. Xử trí khi bị ong đốt?
  6. Nếu bị ong mật đốt, lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần Có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Tiêm phòng uốn ván. Thuốc: Truyền dịch Kháng sinh Kháng viêm steroide Kháng histamin Giảm đau Nếu nạn nhân bị sốc phản vệ: xử trí theo phác đồ sốc phản vệ. Theo dõi, xem xét chỉ định chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục. Lưu ý: xử trí như trên áp dụng cho các nạn nhân bị ong vò vẽ đốt > 10 vết, hoặc < 10 vết mà có triệu chứng nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Các trường hợp < 10 vết và không có triệu chứng nguy hiểm, thì dùng thuốc dạng uống, cho về và dặn dò theo dõi tại nhà. Nếu thấy tiểu ít hơn bình thường, nước
  7. tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc đen, vàng da, vàng mắt, khó thở, than mệt thì phải đưa nhập viện ngay. Tiên lượng: trước đây khi nạn nhân bị đốt khoảng 30 vết là có nguy cơ tử vong. Hiện nay có biện pháp chạy thận nhân tạo ngắt quãng và lọc máu liên tục, nạn nhân bị đốt 120 vết vẫn có cơ hội được cứu sống.