Tình hình một số bệnh truyền nhiễm và biện pháp phòng chống - PGS.TS. Trần Như Dương

ppt 55 trang phuongnguyen 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tình hình một số bệnh truyền nhiễm và biện pháp phòng chống - PGS.TS. Trần Như Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttinh_hinh_mot_so_benh_truyen_nhiem_va_bien_phap_phong_chong.ppt

Nội dung text: Tình hình một số bệnh truyền nhiễm và biện pháp phòng chống - PGS.TS. Trần Như Dương

  1. TÌNH HÌNH MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG PGS.TS. Trần Như Dương Viện VSDTTW
  2. HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG DO VI RÚT CORONA (MERS-CoV)
  3. THUẬT NGỮ QUỐC TẾ Từ tháng 09/2012 – 05/2013: “Severe Acute Respiratory Syndrome cause by novel coronavirus”. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới của vi rút Corona Từ tháng 05 / 2013 đến nay: - Tiếng Anh: “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” - Tiếng Việt: Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona - Viết tắt: MERS-CoV
  4. TÌNH HÌNH DỊCH TRÊN THẾ GIỚI (1) • Tháng 04/2012: Ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Ả Rập Xê Út. • Tháng 09/2012: WHO ra thông báo đầu tiên về các trường hợp mắc bệnh. • Ngày 12/10/2012: Bô Y tế Việt Nam ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống “Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới của vi rút Corona”. Sửa đổi bổ sung ngày 6/6/2014
  5. TÌNH HÌNH DỊCH TRÊN THẾ GIỚI (2) Tính đến ngày 13 tháng 6 năm 2014, WHO thông báo có 697 trường hợp mắc, 210 tử vong ở 21 quốc gia thuộc các khu vực: • Trung Đông (>90%): (Ả Rập Xê Út, Jordan, Cô Oét, Ô Man, Quatar, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, Li Băng); • Riêng Ả rập Xê út: 402 ca, chiếm 58% ca bệnh trên toàn thế giới
  6. TÌNH HÌNH DỊCH TRÊN THẾ GIỚI (3) • Châu Âu: (Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp, Hà Lan, Tây Ban Nha); • Bắc Phi: (Tunisia, Ai Cập) và • Châu Á: (Malaysia và Philippine, Iran); • Châu Mỹ: (Mỹ), Ca bệnh ở các nước ngoài khu vực Trung Đông đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng này. Chưa phát hiện lây nhiễm thứ phát tại các nước ngoài khu vực Trung Đông.
  7. DIỄN BIẾN DỊCH THEO THỜI GIAN Ca mắc Tử vong CA BỆNH MẮC MỚI TRONG THÁNG 4-5/2014 CHỦ YẾU LÀ Ở Ả RẬP XÊ ÚT
  8. PHÂN BỐ CA BỆNH THEO ĐỊA DƯ
  9. TÁC NHÂN GÂY BỆNH - Do chủng mới của vi rút Corona gây bệnh, không giống với bất kỳ chủng vi rút Corona nào đã gây bệnh trên người trước đây. - Không giống với chủng vi rút Corona gây bệnh SARS năm 2003. - Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người. - Vi rút có độc lực rất cao.
  10. LÂM SÀNG CỦA BỆNH (1) - Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, có thể kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; - Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng rất nhẹ nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh gây khó khăn cho việc phát hiện và phòng chống lây nhiễm cho người khác.
  11. LÂM SÀNG CỦA BỆNH (2) - Ghi nhận một số nhân viên Y tế bị mắc bệnh do lây nhiễm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. - Những người có bệnh nền đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị bệnh tăng nặng và tử vong. - Chưa có THUỐC điều trị đặc hiệu. - Tỷ lệ chết/mắc rất cao: 30 % (204/683).
  12. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH (1) - Ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào 4/2012. - Ca bệnh chủ yếu tại vùng Trung Đông (>90%). - Nam mắc nhiều hơn nữ (65,6%). - Tuổi mắc bệnh: từ 9 tháng – 94 tuổi (TB: 49 tuổi).
  13. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH (2) - Nguồn truyền nhiễm: chưa rõ ràng, các nghiên cứu cho thấy lạc đà có khả năng là nguồn truyền nhiễm và lây bệnh sang người qua tiếp xúc trực tiếp với lạc đà bị nhiễm bệnh. - Lây truyền thứ phát hạn chế giữa người và người qua tiếp xúc trực tiếp trong nhóm tiếp xúc gần (các thành viên trong gia đình, giữa các bệnh nhân và nhân viên y tế). - Tiền sử đi đến vùng Trung Đông (các quốc gia có bệnh nhân) là yếu tố dịch tễ quan trọng. - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
  14. KHUYẾN CÁO CỦA WHO - Tất cả các Quốc gia thành viên phải tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp nghi do Mers- Cov. Báo cáo ngay cho WHO khi phát hiện ca bệnh. - Củng cố năng lực phòng thí nghiệm, năng lực giám sát, năng lực thu dung và điều trị bệnh nhân tại từng Quốc gia. - Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có khuyến cáo áp dụng bất cứ biện pháp kiểm tra y tế đặc biệt nào tại cửa khẩu của các quốc gia cũng như không hạn chế đi lại, giao thương với vùng có dịch.
  15. TÌNH HÌNH MERS-CoV tại Việt Nam - Việt Nam đang triển khai tất cả các biện pháp giám sát các ca nghi ngờ Mers-CoV tại cửa khẩu, cơ sở Y tế và tại cộng đồng trên toàn quốc. - Các phòng xét nghiệm của Viện VSDTTW, viện Pasteur và một số bệnh viện tuyến TƯ có đầy đủ năng lực, trang thiết bị và sinh phẩm để chuẩn đoán nhanh, chính xác bệnh này trong vòng 24h. - Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Mers-Cov.
  16. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH MERS-CoV TẠI VỆT NAM Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta là khá cao thông qua các khách du lịch, người lao động, học tập tại các quốc gia có dịch về Việt Nam. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines cũng đã có các trường hợp mắc bệnh xâm nhập sau khi trở về từ Trung Đông. Khó khăn trong việc ứng phó với MERS-CoV là chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, xuất hiện các trường hợp không có triệu chứng, dẫn đến khó kiểm soát và làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng.
  17. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (theo nội dung Quyết định số 2002 /QĐ-BYT ngày 6/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
  18. CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH (1) Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam • Yêu cầu của tình huống này là giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan. • Phương thức giám sát trong tình huống này là điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát bao gồm những ca bệnh viêm phổi/nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng bất thường và có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
  19. CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH (2) Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam • Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh đã xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng. Phương thức giám sát trong tình huống này như sau: • Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát. • Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
  20. CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH (3) Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng • Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng. Phương thức giám sát trong tình huống này như sau: • Ở các địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp ca bệnh nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh. • Ở các ổ dịch đã được xác định: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 3-5 trường hợp bệnh phát hiện đầu tiên. • Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng nhập viện.
  21. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH (1) 1. Biện pháp phòng bệnh chung • Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch. • Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
  22. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH (2) 1. Biện pháp phòng bệnh chung • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. • Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. • Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế, bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. • Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. • Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
  23. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH (3) 2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu Hiện nay chưa có vắc xin để phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh này.
  24. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH (4) 3. Kiểm dịch y tế biên giới • Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa. Việc áp dụng quy định về khai báo y tế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BYT về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam và Điều lệ Y tế quốc tế 2005. • Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
  25. BỆNH VIÊM NÃO VI RÚT VÀ VIÊM NÃO NHẬT BẢN
  26. KHÁI NIỆM Bệnh viêm não vi rút là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhiều loại vi rút gây ra, trong đó vi rút viêm não Nhật Bản chỉ là một nguyên nhân của loại bệnh này.
  27. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NÃO VI RÚT 1. Một số vi rút thuộc họ vi rút herpes 2. Adenovirus 3. Một số vi rút đường ruột: EV71, polio 4. Vi rút sởi, quai bị, rubella 5. Vi rút dại 6. Bunyavirus 7. Reovirus 8. Arenavirus 9. Arbovirus: - Vi rút viêm não Nhật Bản - Virus gây viêm não St Louis, Viêm não Tây sông Nile . 10. Một số vi rút mới và chưa biết: vi rút Bắc Giang
  28. TÌNH HÌNH VNNB TRÊN THẾ GIỚI • VNNB là nguyên nhân hàng đầu của VNVR ở châu Á • Hơn 3 tỷ người sống trong vùng lưu hành bệnh • Hàng năm: 50.000 ca VNNB, 10.000 – 15.000 ca chết được báo cáo cho WHO • Tỷ lệ chết/mắc rất cao, lờn đến 20% - 30%. • 30% – 75% bị di chứng thần kinh và tinh thần • Lưu hành cao tại Khu vực Tây Thái Bình Dương, Đông á, Đông Nam á, Nam á và Bắc úc.
  29. SỰ LƯU HÀNH CỦA VNNB TRÊN THẾ GIỚI
  30. MẮC VNVR Ở VIETNAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 2500 2286 2000 1866 1541 1500 1345 1273 1208 1227 1115 1138 1000 877 500 280 0 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ghi chú: Năm 2014 – số liệu 05 tháng đầu năm
  31. MẮC VNVR THEO CÁC KHU VỰC TẠI VIET NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 KHU VỰC SỐ MẮC GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 SỐ MẮC Tỷ lệ % Miền Bắc 3191 57% Miền Trung 447 8% Miền Nam 1836 33% Tây Nguyên 156 3% Tổng 5630 100%
  32. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VI RÚT VNNB Ở BỆNH NHÂN VIÊM NÃO VI RÚT Sè mÉu Sè mÉu d¬ng Tû lÖ d¬ng VNVR xÐt tÝnh víi VNNB tÝnh VNNB Thêi kú nghiÖm (%) 1991-1995 2373 1454 61.3% 1996-2000 1285 599 46.6% 2001-2005 2880 1129 39.0% 2012 1204 114 9,5% 2013 1901 172 9,1%
  33. PHÂN BỐ MẮC VNNB THEO THÁNG, VIỆT NAM, 2013 30.0 26.4 25.0 20.0 18.4 15.0 14.9 Proportion (%) 10.0 9.0 8.0 7.0 5.0 4.5 4.5 2.5 1.5 2.0 1.5 0.0 Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec (Source: 5 population-based sites, 3 hospital-based sites, 2 labs, n=201)
  34. PHÂN BỐ CA BỆNH VNNB THEO TUỔI, VIETNAM, 2013 25 Các ca mắc hầu hết dưới 15 tuổi 20 15 10 No. of JE JE No.of cases 5 0 <1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 19 20 22 24 30 61 Age (Source: 5 population-based sites, 3 hospital-based sites, 2 labs, n=214)
  35. VI RÚT VIÊM NÃO NHẬT BẢN VI RÚT VNNB THUỘC NHÓM B CỦA CÁC VIRÚT ARBO (ARBORVIRUS) THUỘC HỌ FLAVIVIRIDAE NHÓM FLAVIVIUS Vỏ Glycoprotein 0 -56 C/ 30 phút (KN vỏ) -1000C/ 2 phút -Cresol 5%: 1 phút Màng Nucleoprotein (KN màng) -Cồn, ête: vài giờ Phát hiện lần đầu ARN (KN lõi) tiên ở Nhật Bản năm 1935 =40-50 nm
  36. Ổ CHỨA VI RÚT VNNB • Ổ chøa thiªn nhiªn: Chim, d¬i hoang dại • æ chøa vi rót thø cÊp gÇn ngêi: Lîn, c¸c sóc vËt kh¸c: tr©u, bß, dª, cõu, ngùa. Lîn vµ chim lµ nhỮng vËt chñ quan träng nhÊt trong viÖc duy trÌ, khuyÕch ®¹i vµ lan truyÒn vi rót VNNB Chim vµ lîn bÞ nhiÔm vi rót huyÕt sau 2-5 ngay bị muçi truyền bệnh đốt
  37. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VNNB • Lây truyền qua muỗi đốt • Muỗi cái hút máu súc vật bị nhiễm vi rút sau đó đốt người va truyền bệnh • Muỗi nhiễm vi rut có khả năng truyền bệnh suốt đời
  38. MUỖI TRUYỀN BỆNH VNNB 17 loài muỗi có thể truyền VNNB Các loài chính: - Culex tritaeniorhynchus - Culex vishnui - Culex gelidus • Các loại muỗi này sinh sản, phát tán rộng ở ruộng lúa nước (muỗi đồng ruộng) • Muỗi trở thành muỗi nhiễm vi rút chỉ sau 1 lần hút máu có chứa vi rút VNNB từ vật chủ • Chiều tối và đêm bay từ ruộng về hút máu súc vật nuôi gần nhà và bay vào nhà hút máu người
  39. ĐẶC ĐIỂM MUỖI TRUYỀN BỆNH VNNB • Bay xa 1-3 km • Bay cao 13 - 15m • Phát triển mạnh vào mùa nóng, mưa nhiều • Ưa hút máu nhiều loài động vật, đặc biệt là máu lợn va người • Nhiễm virut suốt đời và có thể truyền vi rut qua trứng sang thế hệ sau
  40. CHU TRÌNH VI RÚT VNNB TRONG TỰ NHIÊN Người Muỗi Muỗi Chim Chim muỗi Lợn Lợn Muỗi Muỗi Ổ CHỨA THIÊN NHIÊN HOANG DA Ổ CHỨA THỨ CẤP GẦN NGƯỜI
  41. CHU TRÌNH LÂY TRUYỀN VI RÚT VNNB Lợn Muỗi truyền bệnh Muỗi truyền bệnh Lợn Chim Ngựa Người
  42. THỜI KỲ Ủ BỆNH Ủ bệnh từ: 5 – 15 ngày
  43. THỜI KỲ LÂY TRUYỀN ✓ Lợn nhiễm vi rút huyết: sau 2 – 4 ngày ✓ Chim nhiễm vi rút huyết: sau 2 – 5 ngày ✓ Muỗi có khả năng truyền bệnh suốt đời và có khả năng truyền sang thế hệ sau qua trứng ✓ Vi rút VNNB phát triển thích hợp nhất trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ môi trường 27 – 30oC, nếu dưới 20oC vi rút không phát triển
  44. KHẢ NĂNG MẮC BỆNH • Những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm chủng đều có cảm nhiễm và có thể bị mắc bệnh. • Bệnh chủ yếu ở trẻ < 15 tuổi • Nhiễm vi rút VNNB tự nhiên ở các thể lâm sàng khác nhau đều để lại miễn dịch bền vững suốt đời • Tỷ lệ mắc bệnh điển hình/ nhiễm vi rút không triệu chứng khoảng 1/100 (chỉ những trường hợp vi rút VNNB xâm nhập được vào hệ thống TKTW mới gây ra bệnh cảnh lâm sàng điển hình)
  45. YẾU TỐ THUẬN LỢI MẮC VNNB • Khu vực địa lý: Nơi trồng nhiều lúa nước • Mùa nóng, mưa nhiều • Vùng nuôi nhiều lợn gần nhà • Vùng nhiều hoa quả hấp dẫn chim, dơi • Vùng có nhiều muoi truyền bệnh • Phong tục ngủ không màn, cởi trần • Trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi
  46. PHÒNG BỆNH CHO NGƯỜI BẰNG VẮC XIN • Tiêm vacxin VNNB là biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất • Hiện nay trên thế giới có 3 loại vacxin – Vacxin bất hoạt chế từ não chuột (Vietnam) – Vacxin bất hoạt chế từ nuôi cấy tế bào thận chuột đất vàng – Vacxin sống giảm độc lực chế từ chủng virut SA- 14-14-2 trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát
  47. VẮC XIN VNNB BẤT HOẠT • Lần đầu tiên được phép sử dụng ở Nhật Bản năm 1954 • Là vacxin được sử dụng rộng rãi nhất • Một số nước đã sản xuất vacxin này: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan • Hiệu quả bảo vệ sau 3 mũi: 85%- 95% ĐÂY LÀ LOẠI VẮC XIN VIỆT NAM ĐANG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG
  48. LỊCH TIÊM VẮC XIN VNNB BẤT HOẠT 1. Tuổi tiờm: từ 1 tuổi trở lờn 1. Lịch tiờm: ‐ Liều 1: Càng sớm càng tốt sau 1 tuổi ‐ Liều 2: Sau 1-2 tuần. ‐ Liều 3: Sau một năm. 2. Lịch tiêm nhắc lại: ‐ Vùng lưu hành bệnh: 1 mũi/3-5 năm
  49. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH KHÁC 1. Chuồng gia súc cần đặt xa nhà ở 2. Quản lý tưới tiêu nước trên đồng ruộng, kết hợp sử dụng hóa chất diệt côn trùng trong nông nghiệp 3. Thả cá ăn ấu trùng muỗi vectơ trên đồng ruộng 4. Vệ sinh môi trường, diệt muỗi và tránh để muỗi đốt
  50. TIÊM VẮC XIN VNNB TRONG CHƯƠNG TRÌNH TCMR TẠI VIỆT NAM -Vắc xin VNNB được đưa vào TCMR từ năm 1997 - Tiêm cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi - Số mũi tiêm: 3 liều - Hàng năm khoảng 1,3 triệu – 1,5 triệu trẻ em được tiêm chủng -Những năm đầu triển khai tại các vùng nguy cơ cao -Mở rộng dần diện tiêm qua các năm: năm 2014 đã mở rộng tới tất cả các tỉnh trong toàn quốc
  51. PHẠM VI TIÊM VẮC XIN VNNB TRONG TCMR TẠI VIỆTNAM, 1997-2014 700 Shortage of 100 vaccine 90 600 80 500 70 400 60 50 300 40 30 No. of of district No. 200 20 (%) Proportion 100 10 0 0 2011 1998 1999 2001 2002 2004 2005 2007 2008 2010 2013 2014 1997 2000 2003 2006 2009 2012 No. of districts implemented % of districts implemented Chart 9. JE vaccination program by district, 1997 – 2014
  52. TỶ LỆ TIÊM VẮC XIN VNNB TRONG TCMR, 1999-2013 100 90 80 70 60 50 40 Percentage(%) 30 20 10 0 1999 2000 2001 2002 2003 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2004 2005 2013 2 JE doses 3 JE doses
  53. NHẬN ĐỊNH VỀ VIÊM NÃO VI RÚT VÀ VIÊM NÃO NHẬT BẢN Với nền tảng miễn dịch VNNB do TCMR tạo ra tại cộng đồng cao trong nhiều năm cùng với sự tiếp tục tham gia tiêm vacxin VNNB của người dân như hiện nay, thì khả năng bệnh viêm não Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục được kiểm soát. Tuy nhiên, mùa hè là mùa của bệnh viêm não vi rút nói chung trong khi các tác nhân gây viêm não vi rút khác chưa có vắc xin phòng bệnh do đó trong tháng 6,7,8 số mắc viêm não vi rút sẽ được ghi nhận gia tăng so với đầu năm.
  54. XIN CẢM ƠN