Tiểu luận về tiếng Nhật

docx 28 trang phuongnguyen 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận về tiếng Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_ve_tieng_nhat.docx

Nội dung text: Tiểu luận về tiếng Nhật

  1. PHẦN MỞ ĐẦU   Như chúng ta đã biết, tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức ở Nhật Bản, và Nhật là quốc gia duy nhất dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ hành chính chính thức. Người ta gọi đó là ngôn ngữ chuẩn: hyōjungo (Nhật: 標準語: ngôn ngữ tiêu chuẩn), hoặc kyōtsūgo (Nhật: 共通語: ngôn ngữ phổ thông). Ngôn ngữ tiêu chuẩn này được tạo ra sau Minh Trị Duy Tân meiji ishin (Nhật: 明治維新) (1868) từ thứ ngôn ngữ được nói ở khu vực đô thị Tokyo do nhu cầu trao đổi thông tin. Ngôn ngữ chuẩn (Hyōjungo) được dạy ở trường học và được dùng trên truyền hình và giao tiếp chính thức, và cũng là bản tiếng Nhật được bàn đến trong bài này. Trước đây, tiếng Nhật chuẩn trong văn viết (bungo (Nhật: 文語), "văn ngữ") khác với văn nói (kōgo (Nhật: 口語), "khẩu ngữ"). Hai hệ thống này có ngữ pháp khác nhau và có những biến thể về từ vựng. Bungo là cách viết tiếng Nhật chủ yếu cho đến khoảng năm 1900, sau đó kogo dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng và hai phương pháp này đều được dùng trong văn viết cho đến thập niên 1940. Bungo vẫn hữu ích đối với các sử gia, học giả văn chương, và luật sư (nhiều điều luật của Nhật có từ thời Thế chiến thứ hai vẫn còn được viết bằng bungo, mặc dù hiện đang có những nỗ lực để hiện đại hóa ngôn ngữ này). Kōgo phương pháp được dùng cho cả nói và viết tiếng Nhật chiếm ưu thế hiện nay, mặc dù ngữ pháp và từ vựng bungo thỉnh thoảng vẫn được dùng trong tiếng Nhật hiện đại để tăng biểu cảm. Về nguồn gốc, hiện nay việc khẳng định tiếng Nhật thuộc hệ thống nào vẫn nằm trong vòng tranh cãi, cần phải được chứng minh thêm. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ mạnh để có thể khẳng định điều này. Có giả thuyết cho rằng nó thuộc hệ ngôn ngữ Altai, đặc biệt khi quan sát tiếng Nhật từ cuối thời Minh Trị. Trong tiếng Nhật cổ (từ vựng Đại Hòa), có thể thấy rằng âm /r/ ( âm nước) không đứng ở đầu từ, và một loại nguyên âm điều hòa (không để hai nguyên âm cùng loại đứng gần nhau để điều hòa cách đọc) đã được sử dụng. Tuy nhiên, bản thân những ngôn ngữ cho rằng mình thuộc hệ ngôn ngữ Altai cũng cần phải chứng minh thêm về sự tương quan đó, 1
  2. do đó, đối với đặc trưng rất dễ thấy của tiếng Nhật cổ được đề cập ở bên trên thì tiếng Nhật là ngôn ngữ thuộc "kiểu Altai", chứ không hoàn toàn thuộc về hệ đó. Hệ ngôn ngữ Nam Đảo cũng là một hệ âm vị và từ vựng được cho là có sự tương đồng với tiếng Nhật, tuy nhiên, những minh chứng được đưa ra để khẳng định về mặt ngôn ngữ thì không đủ, có rất nhiều những ví dụ cho giả thiết trên không thể kiểm chứng được. Cho nên nói về mối quan hệ thì có thể nói rằng nó không rõ ràng. Có giả thuyết nói rằng tiếng Nhật có quan hệ với hệ ngôn ngữ Dravidian, nhưng những nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ đó không nhiều. Shin Ono có giả thuyết cho rằng các điểm từ vựng - ngữ pháp của tiếng Nhật có những điểm chung với tiếng Tamil, tuy nhiên đã có nhiều chỉ trích quan điểm này khi xem xét vấn đề theo phương pháp của ngành so sánh ngôn ngữ học. Nếu chúng ta quan tâm đến mối quan hệ đối với cá nhân từng ngôn ngữ, thì ký hiệu, từ vựng v.v của tiếng Nhật ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiếng Hán từ xa xưa thông qua Hán tự và Hán ngữ. Nhật Bản thuộc về nhóm các nước có truyền thống sử dụng chữ Hán (các nước đồng văn) mà trung tâm là Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ sở từ vựng không có sự tương ứng, ngoài ra đặc trưng về văn phạm - phát âm thì hoàn toàn khác Trung Quốc, do đó sự liên quan về hệ thống là không chính xác. Đối với ngôn ngữ Ainu, mặc dù cấu trúc câu của ngôn ngữ Ainu tương tự như của tiếng Nhật (kiểu S-O-V), nhưng văn phạm - hình thái xét theo loại hình thì thuộc về các tổ hợp ngôn ngữ khác nhau, đồng thời cấu tạo âm vị cũng chứng tỏ tồn tại nhiều khác biệt về hữu thanh - vô thanh cũng như việc sử dụng âm tiết đóng. Sự liên quan tương tự về mặt từ vựng cơ bản cũng đã được chỉ ra nhưng những dẫn chứng thì không đầy đủ. Nói chung sự giống nhau về ngôn ngữ thể hiện ở chỗ, có nhiều từ vựng Ainu rất dễ nhận ra là đều được mượn từ tiếng Nhật. Hiện nay, những tài liệu chứng minh ra sự liên quan với nhau của hai ngôn ngữ một cách hệ thống rất thiếu. 2
  3. Đối với ngôn ngữ Triều Tiên, mặc dù có nhiều điểm giống nhau về cấu trúc văn phạm, cơ sở từ vựng của hai ngôn ngữ khác nhau rất nhiều. Về khía cạnh âm vị, mặc dù có những điểm giống nhau về nguồn gốc cũng như âm nước không đứng ở đầu từ, hay đều dùng một kiểu hòa hợp nguyên âm, v.v., nhưng cũng như hệ ngôn ngữ Altai được đề cập ở trên, sự tương tự không đóng vai trò toàn bộ, âm đóng và phụ âm kép (trong tiếng Triều Tiên thời kỳ giữa) tồn tại sự khác nhau lớn so với tiếng Nhật. Trong Ngôn ngữ Cao Ly đã biến mất của bán đảo Triều Tiên, cách đếm số cũng như từ vựng được cho là tương tự với tiếng Nhật, nhưng sự thật là hiện nay tiếng Cao Ly là biến mất gần như hoàn toàn, do đó khó có thể trở thành tài liệu kết luận giả thuyết trên một cách có hệ thống. Ngoài ra, tiếng Lepcha - tiếng Hebrew cũng đã được đề cập đến, nhưng về mặt so sánh ngôn ngữ học nó được xếp vào loại các giả thuyết sai. Ngôn ngữ giống với tiếng Nhật và hệ thống của nó được thấy rõ ràng nhất là ngôn ngữ của nhóm đảo Ryūkyū (thuộc tiểu vương quốc Ryūkyū trước đây). Ngôn ngữ Ryūkyū và tiếng Nhật gần gũi một cách dị thường, do đó có khả năng xếp nó thành một phần của tiếng Nhật (phương ngữ Ryūkyū). Trong trường hợp là ngôn ngữ đặc biệt, tiếng Nhật và tiếng Ryūkyū được xếp chung vào hệ ngôn ngữ Nhật Bản. Tiếng Nhật đựơc viết bằng 4 hệ chữ: 1. Chữ Hán: hay Kan ji (漢字) 2. Chữ mềm: hay Hiragana ( ひらがな) 3. Chữ cứng: hay Katakana ( カ タ カ ナ ) 4. Chữ Latinh: hay Romanji (ロ-マン 字) Mỗi hệ chữ được hình thành trong thời gian và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi hệ chữ còn lại có một vai trò riêng và có tần số xuất hiện khác nhau trong văn bản, hầu như chỉ có Hán tự có tần số xuất hiện khá ổn định, vì Hán tự là cơ sở tạo nên chữ viết hiện đại Nhật Bản. Bên cạnh đó, tần số xuất hiện của từng hệ chữ còn phụ thuộc vào chủng loại văn bản. Sau đây, chúng ta 3
  4. sẽ tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, chức năng từ vựng, chức năng ngữ pháp của các hệ chữ trên. A. HÁN TỰ (KANJI) I.SỰ DU NHẬP CHỮ HÁN VÀO NHẬT BẢN: Nhật Bản là một trong ba nước điển hình nằm trong khối “các nước Hán hóa”. “Khối các nước Hán hóa” chỉ các quốc gia thuộc châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa. Ảnh hưởng ấy, mở đầu được thông qua chữ Hán và thể hiện rõ nhất là việc dùng chung chữ Hán trong thời gian dài theo cung cách riêng ở mỗi quốc gia. Trong ba nước đó, Nhật Bản tỏ ra nổi trội hơn và có phong cách riêng. Cho đến nay người ta vẵn chưa đưa ra lời kết luận chính xác về thời điểm bắt đầu giao lưu văn hóa Trung - Nhật. Người ta chỉ biết rằng bên cạnh việc tiếp nhận những tiến bộ về nông nghiệp trồng lúa nước người Nhật còn du nhập cả những “Thư tịch cổ” của Trung Quốc. Từ đó chữ Hán được du nhập và phát triển hoàn thiện thành một hệ thống chữ viết đặc thù cho quốc gia này. Tuy nhiên lại có giả thuyết cho rằng chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng IV, V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Sỡ dĩ Nhật Bản trở thành thành viên xuất sắc trong khối các nước Hán hóa là do quá trình hình thành tiếp nhận chữ Hán của Nhật Bản khác với Việt Nam và Triều Tiên. Việt Nam là một nước bị phương Bắc đô hộ suốt 1000 năm nên chỉ có thể tiếp nhận tiếng Hán một chiều. Nhật không bị đô hộ như Việt Nam hay Triều Tiên, hơn nữa đặc tính của người Nhật là sáng tạo, linh 4
  5. hoạt, không tiếp thu nguyên xi, cho nên quá trình tiếp nhận có sự chủ động, biến đổi, chọn lọc, tinh giản, biến các yếu tố ngoại lai thành bản địa. II. ĐẶC ĐIỂM HÁN TỰ TRONG NGÔN NGỮ NHẬT: Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana ( 萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man- yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カ タカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀)và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀).Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji ( Nhật: 国字 (國字) tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. 5
  6. Một số điển hình về cách biến đổi từ chữ Hán sang Kana Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Trong cuộc sống hằng ngày có khoảng 2000 đến 3000 chữ Hán được sử dụng. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu). Hiện nay để đọc được một tờ báo Nhật chúng ta cần biết khoảng 1945 Kanji. Đơn vị gốc Hán chiếm 60% chữ viết của tiếng Nhật hiện đại. Kanji dùng để diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Theo sau nó, nhất là sau các động từ và tính từ đuôi I (い) thường có chữ Hiragana theo sau làm chức năng ngữ pháp. Ví dụ: 私はご飯を食べました。彼はまだ食べていません。先、彼は酒をよく飲み ました。 6
  7. Những từ được tô đậm là những Hán tự, diễn đạt ý nghĩa cỏ bản của từ vựng, phần còn lại là Hiragana, diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp. III.SỰ TÁI DU NHẬP CHỮ HÁN VÀO TRUNG QUỐC: Tiếng Nhật mượn trong tiếng Hán những chữ Hán đơn lẻ, sau dó dùng chúng để tạo ra hàng loạt từ ghép. Những từ ghép này dùng để dịch những từ ngoại quốc về đủ mọi lĩnh vực. Sau đó tiếng Hán phải vai mượn trực tiếp chữ Hán.Các nhà từ cựng học Trung Quốc gọi những từ này là “ Nhật ngữ Hán tự từ” hay gọi là “từ chữ Hán tiếng Nhật”. Những từ này đã hòa nhập vào tiếng Hán và trở thành thành viên không thể thiếu của kho từ vựng tiếng Hán. Ví dụ: Bảo hiểm 保険 ;Bác sĩ 医者 ;Phát minh 発明 , Công dân 公民; Bối cảnh 状況 , Tham quan 観光 , Thành viên 成員 ;Điện thoại 電話; Pháp luật 法律. B. HIRAGANA và KATAKANA I. HÌNH THÀNH HIRAGANA VÀ KATAKANA: Khi dùng tiếng Hán để ghi âm tiếng Nhật tất nhiên là có rất nhiều sự bất lợi, do đó cần phải sửa đổi phù hợp. Việc cải tạo hình thể chữ Hán cho phù hợp với ghi chép tiếng Nhật gọi là Kana. Đây là một sang tạo của người Nhật khi sử dụng tiếng Hán làm cơ sở văn tự Nhật. “Ka” có nghĩa là mượn dùng hay lợi dụng, “Na” có thể là danh hiệu.Có thể nói Kana là hệ thống văn tự vay mượn những bộ phận hay những nét của của chữ Hán làm kí hiệu để ghi các âm tiếng Nhật. Loại chữ Kana đầu tiên là loại chữ mượn chữ Hán đơn thể để làm kí hiệu, gọi là “Vạn diệp giả danh”. 7
  8. Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名 (Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Manyōgana) vì chữ Hán quá phức tạp . Các nhà nho, nhà văn đã dựa vào chữ Hán mà nghĩ ra những chữ viết đơn giản hơn, gọi là Kana. Đây là quá trình sáng tạo ra một hứ chữ viết để phiên âm tiếng Nhật giống như cách thức hình thành chữ Nôm ở Việt Nam. Lối viết này uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Tuy nhiên thời đó, loại chữ này ít được dùng vì nhiều người cho rằng đây là kiểu chữ không cứng cáp, chỉ dùng cho phụ nữ. Tiếng Hán cổ được xem là dùng cho nam giới, nó được gọi là 男手(Nam thủ). Đến năm 905 kiểu chữ này mới được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi. Còn Katakana được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Theo một số tác giả thì sự hình thành hệ chữ này là nhờ thời bấy giờ Nhật có kho tàng phong phú về các loại sách kinh điển Trung Quốc, các cuốn kinh Phật do các nhà sư Nhật Bản mang về từ Trung Quốc. Khác với Hiragana đi sau để biểu thị chức năng ngữ pháp, Katakana có thể dùng biệt lập. Từ cuối thế kỷ XIX, Nhật đã mượn một lượng lớn từ vựng đáng kể của hệ Ấn- Âu, chủ yếu là tiếng Anh. Katakana dược dùng để ghi âm những chữ này. 8
  9. Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân. II.HỆ THỐNG CHỮ CÁI HIRAGANA VÀ KATAKANA 1. Hiragana: 9
  10. . Hệ thống chữ cái Hiragana và phiên âm Latinh Hệ thống chữ cái Hiragana gồm 46 chữ cái. Gồm có nguyên âm và phụ âm. a. Hệ thống nguyên âm và cách phát âm: Nguyên âm được thể hiện bằng các ký tự 「あ・い・う・え・お」. Theo âm vần luận, nguyên âm tiếng Nhật có 5 âm được thể hiện theo các ký tự trên, ký hiệu âm tố được viết là: /a/, /i/, /u/, /e/, /o/ Chữ 「う」giống như âm tròn môi [u] trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác, đồng thời cũng là một nguyên âm không tròn môi, nhưng ở phía sau âm môi thì tiến đến âm tròn môi. Theo âm vần luận, chữ hīhī 「ひいひい」 (tiếng rên), tồn tại một yếu tố gọi là trường âm biểu diễn bằng 「ー」 hay hàng a 「あ」 trong kana (ký hiệu âm tố là /R/). Ở đây, tồn tại một mora độc đáo độc lập được phát âm bằng phương pháp gọi là "kéo dài nguyên âm trước đó thêm 1 “mora". Giống như những từ tori (鳥, "chim") và tōri (通り, con đường), việc có hay không 10
  11. có trường âm nhiều khi cũng khác nhau về ý nghĩa. Tuy nhiên, theo âm thanh thì việc có một âm cụ thể được gọi là "trường âm" là không có, vì ở phần nửa sau của nguyên âm dài [aː] [iː] [ɯː] [eː] [o]ː cũng chính là âm đó. Đối với những chữ được viết là ei 「えい」, ou 「おう」 thì cách phát âm giống như ee 「ええ」 hay oo 「おお」 và nói chung đều đươc phiên âm thành các nguyên âm dài của [eː] và [oː] (những từ như kei 「けい」, kou 「こう」 v.v trường hợp có phụ âm ở đầu hoàn toàn tương tự). Nói cách khác, eisei (衛星, "vệ tinh") outou (応答, "trả lời") được đọc là 「エー セー」「オートー」. Tuy nhiên, ở Kyuushuu và phía Tây Shikoku, phía nam Bán đảo Kii thì ei 「えい」 phát âm thành [ei]. Phần cuối của các câu kết thúc bằng desu「です」 và masu「ます」, biến thành vô thanh và, có trường hợp nghe như [des] và [mas] (tùy thuộc vào từng phương ngữ và từng cá nhân). Hơn nữa, trong trường hợp nguyên âm i 「い」, u 「う」 nằm giữa phụ âm vô thanh cũng biến thành vô thanh và thanh đới không rung. Ví dụ như, Kikuchi trong Kikuchi Kan (菊池寛) và kuchikiki trong kuchikiki kōi (口利き行為, cử chỉ phát ngôn) phần nguyên âm thành nguyên âm vô thanh. Nguyên âm đứng phía trước 「ん」 có xu hướng trở thành âm mũi. Ngoài ra, 「ん」 đứng phía trước nguyên âm thì trở thành nguyên âm mũi. b. Hệ thống phụ âm Phụ âm phân biệt theo âm vần luận, có các phụ âm thuộc các hàng 「か(ka)・さ(sa)・た (ta)・な(na)・は(ha)・ま(ma)・や(ya)・ら(ra)・わ(wa)」, phụ âm kêu thuộc các hàng 「が (ga)・ざ(za)・だ(da)・ば(ba)」, phụ âm nửa kêu thuộc hàng 「ぱ(pa)」. Ký hiệu âm tố như sau: 11
  12. /k/, /s/, /t/, /h/ (âm điếc) /g/, /z/, /d/, /b/ (âm kêu) /p/ (âm nửa kêu) /n/, /m/, /r/ /j/, /w/ (thường gọi là bán nguyên âm) Mặt khác, theo âm thanh học, thì hệ thống phụ âm có rất nhiều khía cạnh phức tạp. Các phụ âm được dùng chủ yếu gồm có: Âm Âm Âm Âm Âm chân Âm chân quặt Âm vòm vòm Âm họng đôi môi răng sau lưỡi nhỏ răng lưỡi mềm Âm bật p b t d k ɡ Âm mũi m n ŋ ɴ Âm vỗ ɾ ɽ Âm xát ɸ s z ɕ ʑ ç h Âm tiếp cận j ɰ Âm tắc xát ʦ ʣ ʨ ʥ Âm tiếp cận l cạnh Về cơ bản thì các âm hàng ka 「か」 phát âm là [k], hàng sa 「さ」 là [s] (hay [θ], tùy địa phương và người nói), hàng ta 「た」 là [t], hàng na 「な」 là [n], hàng ha 「は」 là [h], hàng ma 「ま」 là [m], hàng ya 「や」 là [j], hàng da 「だ」 là [d], hàng ba 「ば」 là [b], và cuối cùng là hàng pa 「ぱ」 phát âm là [p]. 12
  13. Phụ âm hàng ra 「ら」 khi đứng ở đầu từ thì phát âm như [d], thay vì phát âm như âm bật nhẹ khó đọc. Cũng có người phát âm gần giống như [l] của tiếng Việt. Không có ký hiệu âm thanh thích hợp nhưng cũng có khi được dùng thay thế bằng âm bật uốn lưỡi kêu [ɖ]. Mặt khác, âm ra cùng với 「っ」 như 「あらっ?」, xuất hiện ở giữa hoặc cuối từ sẽ trở thành âm bật lưỡi [ɾ] hoặc [ɽ]. Phụ âm hàng wa 「わ」 có người nói dùng cách phát âm tròn môi [w], nhưng đa số dùng âm không tròn môi [ɰ] (khi tách ra đọc từng âm thì tiếng Nhật lại đọc là [w]). Đối với các âm mượn 「ウィ(vi)」「ウェ(ve)」「ウォ(vo)」 cũng phát âm y hệt nhưng cũng có nhiều người phát âm là 「ウイ(ui)」「ウエ(ue)」「ウオ(uo)」. Phụ âm hàng ga 「が」 khi xuất hiện ở đầu từ thì dùng [g], nhưng ở giữa từ thì phổ biến cách dùng [ŋ] (âm mũi hàng ga, gọi là âm kêu mũi). Ngày nay, việc dùng âm [ŋ] đang dần biến mất. Phụ âm hàng za 「ざ」 khi đứng ở đầu từ và sau 「ん」 thì sử dụng âm tắc xát (âm của [ʣ] phối hợp âm bật và âm xát) nhưng ở giữa từ thì thường sử dụng âm xát (như [z]). Cũng có người luôn sử dụng âm tắc xát nhưng ví dụ như shujutsu (手術, "phẫu thuật") sẽ rất khó và đa số sẽ dùng âm xát. Ngoài ra, âm 「ぢ」 và 「づ」 của hàng da 「だ」, ngoại trừ một vài phương ngữ, luôn gây cho ta cảm giác đồng âm với 「じ」「ず」 của hàng za, phương pháp phát âm của chúng giống nhau. Phụ âm theo sau nguyên âm i 「い」 cho ra âm sắc đặc biệt. Một vài phụ âm biến thành âm vòm, đầu lưỡi gần với vòm miệng cứng. Ví dụ như, phụ âm của hàng ka 「か」 nói chung phát âm là [k] nhưng chỉ có ki 「き」 xảy ra hiện tượng như trên, và được phát âm là [kʲ]. Nếu sau các phụ âm vòm hóa thuộc cột i như trên là các nguyên âm a 「あ」 u 「う」 o 「お」 thì 13
  14. theo phép chính tả các chữ này sẽ biến thành 「ゃ」「ゅ」「ょ」 trong bảng kana và được viết như 「きゃ」「きゅ」「きょ」,「みゃ」「みゅ」「みょ」. Nếu sau nó là nguyên âm 「え」 thì viết thành 「ぇ」 trong bảng kana ví dụ như 「きぇ」, nhưng với những từ mượn thì không có áp dụng theo cách trên. Phụ âm trên cột âm i 「い」 của các hàng sa 「さ」, za 「ざ」, ta 「た」, ha 「は」 cũng có âm sắc đặc biệt nhưng lúc này không phải chỉ vòm hóa, mà điểm điều âm đã di chuyển đến vòm cứng. Phụ âm 「し」 và 「ち」 phát âm lần lượt là [ɕ] và [ʨ] . Các phụ âm thuộc hàng tương ứng với các âm đó vẫn được phát âm bình thường. Phụ âm của Âm mượn 「スィ(si)」 và 「テ ィ(ti)」 thì dùng âm vòm hóa [sʲ] và [tʲ]. Phụ âm 「じ」「ぢ」 đứng ở đầu từ cũng như sau 「ん」 thì dùng [ʥ], giữa từ thì dùng [ʑ]. Phụ âm của âm mượn 「ディ(di)」 và 「ズィ(zi)」 thì sử dụng là âm vòm hóa [dʲ] và [ʣʲ] hay [zʲ]. Phụ âm hi 「ひ」thì có âm vòm cứng [ç] chứ không đọc là [h]. Ngoài ra, phụ âm ni 「に」 được phát âm thành âm vòm hóa [nʲ] nhưng cũng có người sử dụng âm mũi vòm cứng [ɲ]. Tương tự như vậy, ri 「り」có người sử dụng âm bật vòm cứng, 「ち」 thì lại cũng có người sử dụng âm chẻ vòm cứng vô thanh c. Bên cạnh đó, hàng ha 「は」 thì chỉ có phụ âm fu 「ふ」sử dụng âm sát đôi môi vô thanh [ɸ] còn các phụ âm còn lại của hàng ha biến hóa từ [p] → [ɸ] → [h]. Với âm mượn thì có người sử dụng là [f]. Ngoài ra, ở hàng ta 「た」 thì chỉ có phụ âm tsu 「つ」 nghe dùng là [ʦ]. Các nguyên âm 「あ」「い」「え」「お」 theo sau những phụ âm này chủ yếu xuất hiện trong từ mượn, trở thành các chữ kana 「ァ」「ィ」「ェ」「ォ」 và viết thành 「ファ」「ツァ」 (「ツ ァ」 cũng dùng cho các trường hợp 「おとっつぁん」 hay 「ごっつぁん」). 「フィ」「ツ 14
  15. ィ」 thì xảy ra sự vòm hóa phụ âm. 「トゥ」「ドゥ」([tɯ], [dɯ]) có người cố gắng phát âm gần với âm mượn [t], [tu], [du]. Âm được gọi là phụ âm đôi 「っ」 (ký hiệu âm tố là /Q/) cũng như âm gảy 「ん」 (/N/), theo khái niệm của âm vần luận, là một mora đặc biệt giống như trường âm được đề cập ở trên. Nói về âm thanh thực thì 「っ」 trở thành các phụ âm liên tục [-kk-], [-ss-], [-ɕɕ-], [-tt-], [- tʦ-], [-tʨ-], [-pp-]. Ngoài ra, 「ん」 thì tùy theo âm ở phía sau mà thành phụ âm [ɴ], [m], [n], [ŋ] (tuy nhiên, nếu ở phía trước nguyên âm thì thành nguyên âm mũi). Ví dụ: nếu ở cuối câu thì nhiều người dùng là [ɴ]. 2. Katakana: 15
  16. Bảng biểu thị cách thức chọn lọc biến đổi tinh giản chữ Hán thành hệ chữ cái Katakana Bằng cách mượn những nét mở đầu hoặc kết thúc chữ Hán đơn thể, hệ thống chữ cái Katakana được hình thành. Bộ chữ này cũng gồm 46 chữ cái. 16
  17. ア イ ウ エ オ カ キ ク ケ コ サ シ ス セ ソ タ チ ツ テ ト ナ ニ ヌ ネ ノ ハ ヒ フ ヘ ホ マ ミ ム メ モ ヤ ユ ヨ ラ リ ル レ ロ ワ ヲ ン b. Cách hình thành từ vựng từ vốn từ ngoại lai:  Động từ : Có 2 hình thức động từ được tạo ra theo cách này là động từ kết thúc bằng する suru và động từ kết thúc bằng る ru. Động từ suru (chiếm phần lớn nhất ): “suru” (làm, thực hiện). Có một khác biệt là, nếu suru chỉ được thêm sau một danh từ để hình thành một động từ thuần Nhật thì nó lại được thêm vào sau cả động từ và thậm chí một số tính từ tiếng nước ngoài để tạo ra những động từ tương ứng. Ví dụ: 17
  18. +Gettosuru ゲット: get Koibito wo getto shita/ Tôi đã có được người yêu. Ano shigoto wo getto shita/ Tôi đã nhận được công việc đó. +Settosuru セット: set Sakki setto shita bakari na noni, mō kaze de midareta/ Tóc tôi mới chỉnh lúc nãy nhưng gặp gió lại rối tung lên mất rồi. Mezamashidokē wo shichiji ni setto suru/ Đặt đồng hồ báo thức lúc 7 giờ. +Macchisuru マッチ: match Kono fuku wa anata ni yoku macchi shiteiru/ Bộ quần áo này rất hợp với ông. Nekutai to sūtsu ga yoku macchi shiteiru/ Cà-vạt và bộ com-lê rất hợp với nhau. +Keasuru ケア: care Sheaasuru セアア: share Debyuusuru デッビュ: début Pasusuru パス: pass Kuriasuru クリア: clear Adobaisusuru アドバイス: advise Doraibusuru ドライブ: drive Massājisuru マッサージ: massage Toraisuru トライ: try Puresuru プレ: play Kyacchisuru キャッチ: catch Gēmusuru ゲーム: game Kattosuru カット: cut Kontoroorusuru コントロール: control Kyanserusuru キャンセ: cancel Renjisuru アレンジ: arrange 18
  19. Ankeitosuru アンケイト: enquête. tiếng Pháp, điều tra, thăm dò ý kiến Trường hợp bị biến nghĩa: サンドイッチする (< sandoicchi ‘sandwich’) thành “kẹp vào giữa”, “xen vào giữa”. (Kono pan ni anko wo sandoicchi suru/ Kẹp nhân đậu vào giữa miếng bánh mì này.) Động từ ru: -sabotaaju ‘sabotage’ (lười biếng, trốn việc) trong tiếng Pháp, được du nhập như một danh từ nhưng người Nhật đã phát triển từ này bằng cách kết hợp “サボ” sabo với “る” ru để tạo ra động từ サボる với nghĩa “trốn học, trốn việc”. Ngoài サボる, còn rất nhiều động từ được tạo ra cũng theo cách thức này như: Daburusuru ダブル: double Misurusuru ミスル: miss Toraburusuru トオラ:trouble Xuất hiện gần đây là động từ takurusuru: taxi, “lên xe taxi, đi xe taxi. 俺さ、ちょっと先生とトラブって勉強サボってばかりで二年ダブってしまったけ ど、ようやく三十単位ゲットしてついに大学ともバイバイだよ。 (Ore sa, chotto sensei to torabutte benkyō sabotte bakaride ninen dabutteshimatta kedo, yōyaku sanjuttan’i getto shite tsui ni daigaku tomo baibai dayo.) [Tao gặp chút vấn đề với ông thầy, cúp học hoài nên bị học đúp 2 năm (lưu ban 1 năm). Nhưng cuối cùng tao cũng lấy đủ 30 tín chỉ rồi cũng bái-bai (tốt nghiệp) đại học rồi.] Takurō yo! [Đi tắc-xi đi!] 19
  20. Ngoài ra một số động từ như オルグる oruguru (đưa người vào trong quần chúng để thành lập hiệp hội, chính Đảng hoặc xúc tiến việc kêu gọi người khác gia nhập hiệp hội, chính Đảng đó), ネグる neguru (sao lãng, bỏ bê, xem thường) và アジる ajiru (lay động, kích động) lại là kết quả của việc “động từ hóa” thêm một bước nữa bằng cách thay する suru bằng る ru trong các động từ オルガナイズする (< oruganaizu ‘organize’), ネグレクトする (< negurekuto ‘neglect’) và アジテートする (< ajitēto ‘agitate’).  Danh từ Danh từ kết hợp yếu tố tiếng nước ngoài với một chữ hoặc một tổ hợp chữ Hán. Ví dụ: +介護保険 kai-go-ho-ken: hình thức bảo hiểm chi trả lương hưu hoặc tiền phụ cấp trong trường hợp người được bảo hiểm ở vào tình trạng cần được chăm sóc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định”. Và vì hai từ 介護 và ケア kea (care) cùng nghĩa nên có từ ケア 保険. +kuchikomi gồm khẩu với komi là hình thức rút gọn của komyunikēshon (‘communication’) và có nghĩa là “sự truyền đạt thông tin bằng miệng”. +Hoặc 合コン gōkon là từ rút gọn của từ 合同コンパ gōdōkonpa, trong đó 合同 hợp đồng có nghĩa là “việc hợp nhiều cái thành một hoặc việc nhiều cái hợp với nhau thành một” và コンパ là hình thức rút gọn của từ コンパニーkonpanī (< ‘company’) được sử dụng trong tiếng Nhật với nghĩa “liên hoan”. Từ 合コン gōkon, chính vì vậy, có nghĩa là “việc nhiều thanh niên nam nữ cùng họp mặt giao lưu, ăn uống và có khi có thêm mục đích tìm người yêu”.  Tính từ: Tính từ đuôi i: 20
  21. naui là sự kết hợp giữa nau (now) với phụ tố I nghĩa là “mới mẻ, hiện đại, mốt”. Ví dụ: Kore naui ne/ Cái này mốt nhỉ! (từ này đã lỗi thời ) Tính từ đuôi な na: tiếng Anh thuần túy: rakkii ラッキイ (lucky) happii ハッピイ (happy) anrakkii アンラッキイ(unlucky) romanchikku ロマンチック(romantic) kuria クリア (clear) derikeito デリケイト(delicate) . Ngoài ra còn một số tính từ đuôi “na” vốn không có trong ngôn ngữ gốc. Ví dụ: + rabarabu ラブラブ( ‘love love’, “một cặp trai gái hoặc vợ chồng luôn có những biểu hiện quấn quýt, yêu thương nhau”). (Ano futari wa itsumo raburabu da/ Hai người đó luôn quấn quýt nhau.) . Mượn hậu tố “tic” từ tính từ tiếng Anh (phát âm là chikku) kết hợp với một số danh từ để tạo ra tính từ đuôi な na (và danh từ) tương ứng. Ví dụ: +Mangachikkuna マンガチック: (cách phục sức) trông như nhân vật trong truyện tranh +Ossanchikkuna オッサンチック: ossan: cách nói năng, suy nghĩ, phục sức) như ông già 21
  22.  Biến thể: (wa-sei-ei-go 和製英語 hòa chế anh ngữ) Từ ghép: Gồm nhiều từ đơn hợp thành. Trong những từ đơn này, thường chỉ có một có trong từ gốc. Ví dụ: + afutā sābisu ‘after service’ trong tiếng Nhật được sử dụng với nghĩa “các nhà sản xuất, các nhà phân phối hoặc bán sản phẩm sau khi bán một mặt hàng nào đó vẫn chịu trách nhiệm đối với khách hàng về chất lượng của sản phẩm đó, sẵn sàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết”. Cũng với nghĩa này, trong tiếng Anh, người ta thường sử dụng các từ ‘customer service’, ‘after sales service’, ‘service after the sales’ chứ không sử dụng từ ‘after service’. Trong từ này, ‘service’ là từ đơn có mặt trong từ gốc. +ōdā mēdo ‘order made’ (làm theo đơn đặt hàng)/ custom made, tailor made, made to order +ofisu redī ‘office lady’ hoặc ofisu gāru ‘office girl’ (nhân viên văn phòng nữ)/ female office worker; +kī horudā ‘key holder’ (cái móc chìa khóa)/ key chain, key ring; +shirubā shīto ‘silver seat’ (ghế ngồi ưu tiên dành cho người cao tuổi và người khuyết tật trên xe điện, xe buýt và một số phương tiện giao thông công cộng khác)/ seats for seniors, priority seat; +bakku mirā ‘back mirror’ (kính chiếu hậu ở xe ôtô và xe máy)/ rearview mirror; +terebi gēmu ‘television game’ (trò chơi trên màn hình có sử dụng máy vi tính)/ video game Cũng có trường hợp, trong một số từ, không có bất cứ từ đơn nào trong từ được tạo ra có mặt trong từ gốc. Ví dụ: +gasorin sutando ‘gasoline stand’ (cây xăng)/ petrol station (tiếng Anh) hoặc ‘gas station’ (tiếng Mỹ); +gēmu senta ‘game center’ hoặc rút gọn hơn nữa gēsen (trung tâm hoặc cửa tiệm các trò chơi trên máy có mất tiền)/ video arcade, amusement arcade; 22
  23. +sararīman ‘salaryman’ (người sinh sống bằng lương)/ salaried man, salaried employee, salaried worker; +mai houmu ‘my home’ (nhà của mình, do mình làm chủ chứ không phải nhà thuê)/ own house Đảo trật tự: ▸ グレードアップ gurēdo appu ‘grade up’ (nâng cao trình độ, đẳng cấp)/ upgrade ▸ コインランドリー koin randorī ‘coin laundry’ (nơi giặt công cộng sử dụng tiền xu)/ launderette, laundromat, Từ phái sinh: Là từ được tạo ra từ một yếu tố gốc bằng cách thêm, bớt hay thay một vài thành tố. Ví dụ: +naitā nighter: thêm “er” vào từ ‘night’ vào có nghĩa là “trận thi đấu” ( bóng chày) vào buổi tối, tiếng Anh: ‘night game’. . +panerā ‘paneler’ (panel + -er, “người tham gia tranh luận hoặc người trả lời trong một chương trình thi đố)/ panelist; sukinshippu ‘skinship’ [skin + -ship, “sự gần gũi, sự giao lưu về mặt tinh thần, tình cảm thông qua sự tiếp xúc về mặt thể chất (qua da thịt) giữa người mẹ và đứa trẻ, giữa thầy cô giáo và các bé hoặc mối quan hệ gần gũi giữa những người bạn, đồng nghiệp như khi họ cùng đi tắm tại các nhà tắm công cộng ở Nhật”]/ physical contact. . Từ rút gọn: Được tạo ra bằng cách sử dụng một bộ phận (thường là bộ phận đầu) của một từ hoặc tổ hợp từ trong tiếng Anh. apāto: apātomento hausu ‘apartment depāto: depātomento sutoa house’, ‘department store’, 23
  24. konbini: konbiniensu sutoa ‘convenience store’, sūpā: sūpā māketto ‘super market’ (hoặc sūpā sutoa ‘super store’), hankachi: hankachīfu ‘handkerchief’, pasokon: pāsonaru konpyūtā ‘personal computer’, rimokon: rimōto kontorōru ‘remote control’, dejikame: dejitaru kamera ‘digital camera’, infura: infurasutorakuchā ‘infrastructure’, infure: infurēshon ‘inflation’, defure: defurēshon ‘deflation’, demo: demonsutorēshon ‘demonstration’, masukomi: masu komyunikēshon ‘mass communication’, sekuhara: sekusharu harasumento ‘sexsual harassment’, 24
  25.  Từ phát triển nghĩa: Ví dụ: +kanningu ‘cunning: hành vi quay cóp, gian lận trong phòng thi. Anh: cheating. +kurēmu ‘claim’ (việc bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên bán về số lượng, chất lượng, đóng gói hàng hóa, hoặc là lời mắng vốn)/ complain; +sumāto ‘smart’ (người hoặc vật có dáng thanh mảnh, đẹp)/ stylish, slim; +panku ‘puncture’ (vỏ xe bị hết hơi)/ flat tire; +hōmupēji ‘home page’ (trang web)/ website, web page, home page; +manshon ‘mansion’ (chung cư thuộc loại trung hoặc cao cấp)/ apartment, condominium . C. HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TIẾNG NHẬT TRONG VĂN TỰ Ở trong câu nói chung, ngoài việc viết pha trộn các Hán tự - Hiragana - Katakana như ở trên, Romaji - Số Ả Rập cũng được sử dụng cùng lúc khi cần thiết. Một cách cơ bản, đa số dùng Hán tự cho Hán ngữ, với phần biểu thị khái niệm chung của Hòa ngữ (như danh từ và gốc từ biến cách) thì dùng Hán tự, với yếu tố hình thức (như trợ từ - trợ động từ) và một phần của phó từ - từ nối thì dùng Hiragana, Ngoại lai ngữ (trừ Hán ngữ) thì sử dụng Katakana. Theo tài liệu chính thức thì cũng có trường hợp quy định chữ viết cụ thể, người dân bình thường cũng dùng theo theo cách đó. Tuy nhiên, không có phép chính tả chính xác chặt chẽ và sự linh động về chữ viết đang được chấp nhận rộng rãi. Tùy theo loại văn chương và mục đích mà có các cách viết sau: さくらのはながさく/サクラの花が咲く/桜の花が咲く 25
  26. [sakura no hana ga saku ("Hoa anh đào nở")] Lợi ích của việc viết trộn lẫn hệ thống chữ viết một cách đa dạng là ở chỗ từng khối từ được nắm bắt dễ dàng và rất có lợi để đọc nhanh. Từ đồng âm dị nghĩa bắt nguồn từ cấu tạo âm tiết đơn thuần của tiếng Nhật được phân biệt bằng Hán tự, số chữ có được cũng được rút ngắn, đó cũng là một lợi ích. Theo lịch sử, đã từng có chủ trương hủy bỏ Hán tự cũng như Quốc tự hóa (Kana hóa) Rōmaji nhưng không thể thực hiện rộng rãi. Ngày nay kiểu viết trộn lẫn Hán tự - Hiragana - Katakana đang được thừa nhận rộng rãi như kiểu chữ viết chuẩn. Tuy nhiên khi sử dụng loại chữ nào thì cần phải xem xét kỹ lưỡng nghĩa của câu, văn cảnh, đội tượng tiếp nhận. Ví dụ: Khi xin lỗi một người bằng vị trí của mình với thái độ thân mật, người Nhật thường nói “Gomen” 「ごめん」theo chữ Hiragana . Còn khi một người chồng có lỗi với vợ, muốn xin lỗi vợ một cách vô cùng chân thành thì khi viết thư cho vợ, anh ta sẽ dùng “Gomen”「ゴメン」 viết bằng Katakana. Trong tương lai sắp tới, tiếng Nhật sẽ thay đổi rất nhiều về mọi mặt. Khi tiếp xúc với các dòng ngôn ngữ khác trong làm ăn, giao tiếp sẽ khó tránh khỏi những biến đổi về mặt từ vựng, nhất là về sự pha trộn các hệ chữ trong văn tự. Điều này sẽ mang lại những thuận lợi, những điểm tích cực, những chắc chắn cũng không ít tiêu cực. 26
  27. KẾT LUẬN   Như vậy trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn tự nói riêng, Nhật Bản quả là một thành viên xuất sắc. Quốc gia này là nước đầu tiên xây dựng thành công một hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ dân tộc dựa trên cơ sở chữ Hán. Bên cạnh đó, việc sáng tạo nên hai hệ thống chữ cái Hiragana và Katakana đã giúp cho Nhật Bản thuận tiện hơn trong việc sử dụng chữ Hán và tiếp nhận những từ ngữ ngoại lai. Ở Việt Nam, tuy là điều kiện khách quan thuận tiện hơn vì tiếng Việt và tiếng Hán đều là hình thức ngôn ngữ đơn lập, nhưng mãi cho đến sau thế kỷ X, hệ thống chữ Nôm mới hình thành, bản chất khác với tiếng Nhật. Nói về tầm quan trọng của Hán tự, trong thời kỳ lịch sử cận đại, khi mà một số trí thức, những nhà cách tân ở Việt Nam, Triều Tiên và cả Trung Quốc xem chữ Hán như chướng ngại vật trên con đường đi đến thế giới hiện đại mọi mặt thì thành công của Nhật Bản đã chứng minh rằng chữ Hán có thể trở thành công cụ truyền bá tối ưu các mặt của công cuộc hiện đại hóa mà không thoát ly truyền thống và bản sắc dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
  28. 1. Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt (Lê Đình Khẩn-NXB ĐHQG) 2. Nhật Bản –thành viên xuất sắc trong giới Hán hóa 3. Nihongo no tokucho (Kindaichi Haruhito) 4. Trang web: http//www.wikimedia.com 5. Trang web: http//www.thongtinnhatban.net MỤC LỤC   PHẦN MỞ ĐẦU A. HÁN TỰ : KAN JI I. Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản II. Đặc điểm Hán tự trong ngôn ngữ Nhật Bản III. Sự tái du nhập chữ Hán vào Trung Quốc B. HIRAGANA VÀ KATAKANA I. Sự hình thành Hiragana và Katakana II. Hệ thống chữ cái Hiragana và Katakana C. CÁC HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TIẾNG NHẬT TRONG VĂN TỰ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 28