Tiểu luận Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính (Áp dụng đối với đơn vị có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập)

pdf 84 trang phuongnguyen 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính (Áp dụng đối với đơn vị có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_trinh_bay_thong_tin_tren_bao_cao_tai_chinh_ap_dung.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính (Áp dụng đối với đơn vị có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập)

  1. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Đề tài: TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Áp dụng đối với đơn vị có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập) GVHD: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp: Cao học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm Khóa: 21 TP.Hồ Chí Minh, 08/2012 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp Cao Học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm, Khóa 21
  2. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch A. LỜ I MỞ ĐẦU 3 B. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 4 1. Đặc tính thông tin của BCTC tổng hợp 4 1.1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp 5 1.1.1. Các thông tin cần trình bày 5 1.1.2. M ục đích lập 5 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp 7 1.1.1. Các thông tin cần trình bày 8 1.1.2. M ục đích lập 8 1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 9 1.1.1. Các thông tin cần trình bày 9 1.1.2. M ục đích lập 9 1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp 10 1.1.1. Các thông tin cần trình bày 10 1.1.2. M ục đích lập 10 2. Trình tự trình bày thông tin của BCTC tổng hợp 11 2.1. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính tổng hợp 11 2.2. Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính tổng hợp 11 2.1.1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp 11 2.2.1.1. Kết cấu 11 2.2.1.2. Nội dung chủ yếu của bản cân đối kế toán tổng hợp 12 2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp 13 2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 15 2.2.4. Thuy ết minh báo cáo tài chính tổng hợp 15 2.4.1.1. Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam 15 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp Cao Học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm, Khóa 21
  3. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 2.4.1.2. Giải trình về cơ sở đánh giá và các chính sách kế toán được áp dụng 15 2.4.1.3. Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tự trình bày trong mỗi khoản mục hang dọc và mỗi BCTC 16 2.4.1.4. Trình bày những biến động thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu 32 2.4.1.5. Những thông tin khác 33 a) Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 33 b) Thông tin về các bên có liên quan 35 c) Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác 37 d) Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo từng bộ phận 41 e) Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong BCTC của các niên độ kế toán trước) 41 f) Thông tin về hoạt động liên tục 42 g) Những thông tin phi tài chính 43 CHƯƠNG I: THỰC TẾ MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 44 1. Ví dụ tổng quát và số liệu 44 1.1. Báo cáo riêng của công ty 44 1.2. Báo cáo tài chính riêng của chi nhánh 49 1.3. Các sự kiện phát sinh trong năm 54 2. Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp 56 3. Trình bày bảng cân đối kế toán tổng hợp 59 3.1. Phương pháp lập 59 3.2. Bảng điều chỉnh (Phụ lục) 60 4. Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 62 4.1. Cơ sở và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 62 4.2. Số liệu minh họa 64 5. Trình bày thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp 66 C. KẾT LUẬN 81 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp Cao Học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm, Khóa 21
  4. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp Cao Học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm, Khóa 21
  5. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Đề tài: TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH A. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến do sự đổi mới sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đồng thời mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, những nghiệp vụ và bản chất giao dịch kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng phức tạp hơn. Trong đó, do việc mở rộng phạm vi kinh doanh (đa ngành nghề, hoặc tham gia vào các thị trường ngoài lãnh thổ, vùng miền) đòi hỏi kế toán nắm rõ các giao dịch nội bộ cũng như sự tác động của nó đến các báo cáo tài chính và trình bày các tác động đó trên các báo cáo trung thực và hợp lý, sao cho người sử dụng báo cáo tài chính có thể thấy rõ được toàn bộ các hoạt động của công ty từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa này thì việc đòi hỏi Chuẩn mực kế toán Việt Nam phải phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhằm tạo ra “tiếng nói chung” và “sân chơi đạt tiêu chuẩn” sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả. Với những nguyên nhân trên, nhóm chúng tôi xin được trình bày đề tài “Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính” (Áp dụng riêng đối với đơn vị có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập) nhằm trình bày những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán trong việc lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Vì thời gian có hạn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Nhóm 2 – Lớp Cao Học Kế Toán Kiểm Toán Đêm, Khóa 21 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp Cao Học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm, Khóa 21
  6. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 1. Đặc tính thông tin của BCTC tổng hợp Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Những yêu cầu chung trong việc lập báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau: - Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng; - Đáng tin cậy, khi: Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; Trình bày khách quan, không thiên vị; Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; 6
  7. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải: - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định trong đoạn 12; - Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu; - Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả; c/ Vốn chủ sở hữu; d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; đ/ Các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. 1.1.1. Mục đích lập Bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu của tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản tại thời điểm báo cáo. Từ đó có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như tình trạng trang bị tài sản, tình hình bố trí nguồn vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 1.1.2. Các thông tin cần trình bày Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây : 7
  8. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 1. Tiền và các khoản tương đương tiền; 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; 3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác; 4. Hàng tồn kho; 5. Tài sản ngắn hạn khác; 6. Tài sản cố định hữu hình; 7. Tài sản cố định vô hình; 8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; 9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 10. Tài sản dài hạn khác; 11. Vay ngắn hạn; 12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác; 13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; 14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác; 15. Các khoản dự phòng; 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số; 17. Vốn góp; 18. Các khoản dự trữ; 19. Lợi nhuận chưa phân phối. Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm: - Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp; 8
  9. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp. Ví dụ ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự thì việc trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”. Doanh nghiệp phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính việc phân loại chi tiết bổ sung các khoản mục được trình bày, sắp xếp phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khoản mục cần được phân loại chi tiết, nếu cần, theo tính chất; giá trị các khoản phải trả và phải thu từ công ty mẹ, từ các công ty con, công ty liên kết và từ các bên liên quan khác cần phải được trình bày riêng rẽ. Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng của giá trị các khoản mục. Việc trình bày sẽ thay đổi đối với mỗi khoản mục, ví dụ: - Các tài sản cố định hữu hình được phân loại theo qui định trong Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” ra thành Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác. - Các khoản phải thu được phân tích ra thành các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có liên quan, các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác; - Hàng tồn kho được phân loại, phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, ra thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, - Các khoản dự phòng được phân loại riêng biệt cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp; và - Vốn góp và các khoản dự trữ được trích lập từ lợi nhuận được phân loại riêng biệt thành vốn góp, thặng dư vốn cổ phần và các khoản dự trữ. 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ. Thu nhập thuần là kết quả của doanh thu bán hàng thuần trừ đi giá vốn hàng hóa hoặc giá vốn dịch vụ 9
  10. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch trong kỳ - đồng thời được gọi là lãi gộp. Thu nhập thuần hoặc lỗ thuần sẽ là kết quả của việc lấy thu nhập gộp từ hoạt động trừ đi những thu nhập khác. 1.2.1. Mục đích lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho người sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. 1.2.2. Các thông tin cần trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; 2. Các khoản giảm trừ; 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; 4. Giá vốn hàng bán; 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ; 6. Doanh thu hoạt động tài chính; 7. Chi phí tài chính; 8. Chi phí bán hàng; 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp; 10. Thu nhập khác; 11. Chi phí khác; 12. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất); 13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp; 15. Lợi nhuận sau thuế; 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất); 17. Lợi nhuận thuần trong kỳ. 10
  11. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cách thức được sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có thể được sửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố cần được xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành các khoản thu nhập và chi phí. Ví dụ đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự việc trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”. Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của chi phí. Doanh nghiệp phân loại các khoản chi phí theo chức năng cần phải cung cấp những thông tin bổ sung về tính chất của các khoản chi phí, ví dụ như chi phí khấu hao và chi phí lương công nhân viên. 1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 1.3.1. Mục đích lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. 1.3.2. Các thông tin cần trình bày Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. 11
  12. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp. Thông tin này cũng được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt động nêu trên. 1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp 1.4.1. Mục đích lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. 1.4.2. Các thông tin cần trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải: - Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; - Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác; - Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác: - Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam; - Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng; - Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính; - Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu; 12
  13. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Những thông tin khác, gồm: o Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và o Những thông tin phi tài chính. 2. Trình tự trình bày thông tin của BCTC tổng hợp 2.1. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính tổng hợp Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải: - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp; - Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu; - Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính tổng hợp 2.2.1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp 2.2.1.1. Kết cấu Bảng cân đối kế toán tổng hợp cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn, được trình bày theo một trong hai dạng sau: - Dạng Báo cáo: Bảng cân đối kế toán trình bày theo thứ tự từ trên xuống: Phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn. 13
  14. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Dạng Tài khoản: Bảng cân đối kế toán trình bày theo dạng chia làm hai bên: phần bên trái phản ánh tài sản, phần bên phải phản ánh nguồn vốn. 2.2.1.2. Nội dung chủ yếu của bản cân đối kế toán tổng hợp Doanh nghiệp phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính việc phân loại chi tiết bổ sung các khoản mục được trình bày, sắp xếp phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khoản mục cần được phân loại chi tiết, nếu cần, theo tính chất; giá trị các khoản phải trả và phải thu, Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng của giá trị các khoản mục. Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây : 1. Tiền và các khoản tương đương tiền; 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; 3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác; 4. Hàng tồn kho; 5. Tài sản ngắn hạn khác; 6. Tài sản cố định hữu hình; 7. Tài sản cố định vô hình; 8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; 9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 10. Tài sản dài hạn khác; 11. Vay ngắn hạn; 12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác; 13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; 14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác; 15. Các khoản dự phòng; 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số; 17. Vốn góp; 18. Các khoản dự trữ; 14
  15. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 19. Lợi nhuận chưa phân phối. 2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10 Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 Giá vốn hàng bán - Mã số 11 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20 Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11 Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí tài chính - Mã số 22 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí lãi vay - Mã số 23 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính". Chi phí bán hàng - Mã số 24 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25 15
  16. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30 Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25 Thu nhập khác - Mã số 31 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí khác - Mã số 32 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Lợi nhuận khác - Mã số 40 Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50 Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60 Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70 Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”. 16
  17. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Luồng tiền từ hoạt động tài chính Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính. 2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp 2.2.4.1. Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam Chế độ kế toán được áp dụng cho doanh nghiệp: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 hay Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006; các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do BTC ban hành được kế toán áp dụng. Mức độ tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam. Hình thức kế toán áp dụng (4 hình thức NK chung, Nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái không kể hình thức kế toán máy); chương trình phần mềm kế toán được sử dụng. 2.2.4.2. Giải trình về cơ sở đánh giá và các chính sách kế toán được áp dụng Trình bày các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính. 17
  18. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài chính. Các chính sách kế toán doanh nghiệp thường đưa ra gồm: - Ghi nhận doanh thu - Nguyên tắc hợp nhất - Các liên doanh - Ghi nhận và khấu hao TSCĐHH, TSCĐVH, phân bổ chi phí trả trước và lợi thế thương mại - Vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác - Các hợp đồng xây dựng; - Bất động sản đầu tư - Công cụ tài chính và các khoản đầu tư tài chính - Hàng tồn kho - Các khoản dự phòng - Thuế bao gồm cả thuế TNDN hoãn lại - Xác định các khoản tiền và tương đương tiền 2.2.4.3. Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tự trình bày trong mỗi khoản mục hang dọc và mỗi BCTC 1- Tiền và các khoản tương đương tiền Năm nay Năm trước - Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng - Tiền đang chuyển - Các khoản tương đương tiền Cộng 2- Các khoản phải thu ngắn hạn Năm nay Năm trước - Phải thu khách hàng - Trả trước cho người bán - Phải thu nội bộ - Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Các khoản phải thu khác: + Tạm ứng + Tài sản thiếu chờ xử lý + Ký quĩ, ký cược ngắn hạn 18
  19. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch + Phải thu khác - Dự phòng phải thu khó đòi ( ) ( ) - Giá trị thuần của phải thu thương mại và phải thu khác Cộng 3- Hàng tồn kho Năm nay Năm trước - Hàng mua đang đi trên đường - Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ - Chi phí SX, KD dở dang - Thành phẩm - Hàng hóa - Hàng gửi đi bán Cộng giá gốc hàng tồn kho - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( ) ( ) - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho * Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm:. * Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp cho các khoản nợ: * Lý do trích thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: . 4- Các khoản thuế phải thu Năm nay Năm trước - Thuế GTGT còn được khấu trừ - Các khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước: + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Cộng 19
  20. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 5- Các khoản phải thu dài hạn Năm nay Năm trước - Phải thu dài hạn khách hàng - Phải thu nội bộ dài hạn + Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc + Cho vay nội bộ + Phải thu nội bộ khác - Phải thu dài hạn khác - Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( ) ( ) - Giá trị thuần của các khoản phải thu dài hạn Cộng 6 - Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: Nhà Máy Phương Thiết bị TSCĐ Tổng Khoản mục cửa móc tiện vận dụng khác cộng thiết tải truyền cụ bị dẫn quản lý Nguyên giá TSCĐ hữu hình Số dư đầu năm - Mua trong năm - Đầu tư XDCB hoàn thành - Tăng khác - Chuyển sang BĐS đầu tư - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối năm Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu năm - Khấu hao trong năm 20
  21. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Chuyển sang bất động sản đầu tư - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối năm Giá trị còn lại của TSCĐ HH - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm - Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay: - Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: - Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý: - Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn chưa thực hiện: 7- Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính: Máy Phương Thiết bị TSCĐ Tổng Khoản mục móc tiện vận dụng cụ khác cộng thiết tải, truyền quản lý bị dẫn Nguyên giá TSCĐ thuê TC Số dư đầu năm - Thuê tài chính trong năm - Mua lại TSCĐ thuê tài chính - Trả lại TSCĐ thuê tài chính Số dư cuối năm Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu năm - Khấu hao trong năm - Mua lại TSCĐ thuê tài chính 21
  22. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Trả lại TSCĐ thuê tài chính Số dư cuối năm Giá trị còn lại của TSCĐ thuê TC - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm - Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm; - Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm; - Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản. 8- Tăng, giảm tài sản cố định vô hình: Quyền Bản Nhãn Phần TSCĐ Tổng Khoản mục sử quyền, hiệu mềm vô cộng dụng bằng hàng máy hình đất sáng chế hoá vi tính khác Nguyên giá TSCĐ vô hình Số dư đầu năm - Mua trong năm - Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp - Tăng do hợp nhất kinh doanh - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán Số dư cuối năm Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu năm - Khấu hao trong năm - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác 22
  23. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Số dư cuối năm Giá trị còn lại của TSCĐVH - Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 04 “ TSCĐ vô hình” 9- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Năm nay Năm trước - Chi phí XDCB dở dang Trong đó: Những công trình lớn: + Công trình + Công trình + . 10- Tăng, giảm bất động sản đầu tư: Số Tăng Giảm Số Khoản mục đầu năm trong năm trong năm cuối năm Nguyên giá bất động sản đầu tư - Quyền sử dụng đất - Nhà - Nhà và quyền sử dụng đất Giá trị hao mòn lũy kế - Quyền sử dụng đất - Nhà - Nhà và quyền sử dụng đất Giá trị còn lại BĐS đầu tư - Quyền sử dụng đất - Nhà 23
  24. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Nhà và quyền sử dụng đất Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”. 11- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Năm nay Năm trước 11.1- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm nay Năm trước - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: + Chứng khoán ngắn hạn là tương đương tiền + Chứng khoán đầu tư ngắn hạn khác + Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn ( ) ( ) - Đầu tư ngắn hạn khác - Giá trị thuần của đầu tư tài chính ngắn hạn 11.2- Đầu tư tài chính dài hạn: Năm nay Năm trước - Đầu tư vào công ty con - Đầu tư vào công ty liên kết - Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát - Đầu tư dài hạn khác: + Đầu tư chứng khoán dài hạn + Cho vay dài hạn + Đầu tư dài hạn khác - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn ( ) ( ) - Giá trị thuần của đầu tư tài chính dài hạn Cộng 12- Chi phí trả trước dài hạn Năm nay Năm trước - Số dư đầu năm - Tăng trong năm 24
  25. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Đã kết chuyển vào chi phí SXKD trong năm - Giảm khác - Số dư cuối năm 13- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập Năm nay Năm trước hoãn lại phải trả - - 14- Các khoản vay và nợ ngắn hạn Năm nay Năm trước - Vay ngắn hạn - Vay dài hạn đến hạn trả - Nợ thuê tài chính đến hạn trả - Trái phiếu phát hành đến hạn trả Cộng 15- Phải trả người bán và người mua trả tiền trước Năm nay Năm trước - Phải trả người bán - Người mua trả tiền trước Cộng 16- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Năm nay Năm trước 16.1- Thuế phải nộp Nhà nước - Thuế GTGT - Thuế Tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất, nhập khẩu - Thuế TNDN - Thuế tài nguyên - Thuế nhà đất - Tiền thuê đất 25
  26. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Các loại thuế khác 16.2- Các khoản phải nộp khác - Các khoản phí, lệ phí - Các khoản phải nộp khác Cộng 17- Chi phí phải trả Năm nay Năm trước - Chi phí phải trả - Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm Cộng 18- Các khoản phải trả, phải nộp khác Năm nay Năm trước - Tài sản thừa chờ xử lý - Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội - Kinh phí công đoàn - Doanh thu chưa thực hiện - Quĩ quản lý của cấp trên - Cổ tức phải trả - Các khoản phải trả, phải nộp khác Cộng 19- Phải trả dài hạn nội bộ Năm nay Năm trước - Phải trả dài hạn nội bộ về cấp vốn - Vay dài hạn nội bộ - Phải trả dài hạn nội bộ khác Cộng 20- Các khoản vay và nợ dài hạn Năm nay Năm trước 20.1- Vay dài hạn 26
  27. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Vay ngân hàng - Vay đối tượng khác 20.2- Nợ dài hạn - Thuê tài chính - Trái phiếu phát hành - Nợ dài hạn khác Cộng * Giá trị trái phiếu có thể chuyển đổi * Thời hạn thanh toán trái phiếu 20.3- Các khoản nợ thuê tài chính Năm nay Năm trước Tổng khoản Trả tiền Trả nợ Tổng khoản Trả tiền Trả nợ T.toán tiền lãi thuê gốc T.toán tiền lãi thuê gốc thuê tài thuê tài chính chính Dưới 1 năm Từ 1-5 năm Trên 5 năm 21- Vốn chủ sở hữu 21.1- Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu Thặng Cổ Chênh Chênh Quỹ Quỹ Quỹ Lợi Vốn dư phiếu lệch lệch đầu dự khác nhuận góp vốn cổ ngân đánh tỷ giá tư phòng thuộc sau phần quĩ giá lại phát tài vốn thuế tài sản hối triển chính chủ sở chưa đoái hữu phân phối A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu năm trước - Tăng vốn 27
  28. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch trong năm trước - Lợi nhuận tăng trong năm trước - Chia cổ tức năm trước Số dư cuối năm trước Số dư đầu năm nay Tăng năm nay - Tăng vốn năm nay - Lợi nhuận tăng trong năm - Chia cổ tức năm Nay Số dư cuối năm nay 21.2- Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu Năm nay Năm trước Vốn cổ Vốn cổ Vốn cổ Vốn cổ Tổng phần phần ưu Tổng số phần phần ưu số thường đãi thường đãi 28
  29. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Vốn đầu tư của Nhà nước - Vốn góp (cổ đông, thành viên ) - Thặng dư vốn cổ phần - Cổ phiếu ngân quỹ ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Cộng Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm. 21.3- Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và Năm nay Năm trước phân phối cổ tức, lợi nhuận - Vốn đầu tư của chủ sở hữu + Vốn góp đầu năm + Vốn góp tăng trong năm + Vốn góp giảm trong năm + Vốn góp cuối năm - Cổ tức, lợi nhuận đã chia 21.4- Cổ tức - Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc niên độ kế toán : + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu thường: + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi: - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận: 21.5- Cổ phiếu Năm nay Năm trước - Số lượng cổ phiếu được phép phát hành - Số lượng cổ phiếu đã được phát hành và góp vốn đầy đủ + Cổ phiếu thường + Cổ phiếu ưu đãi - Số lượng cổ phiếu được mua lại + Cổ phiếu thường 29
  30. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch + Cổ phiếu ưu đãi - Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Cổ phiếu thường + Cổ phiếu ưu đãi * M ệnh giá cổ phiếu : 21.6- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - Quỹ hỗ trợ và sắp xếp cổ phần hóa DNNN 21.7- Mục đích trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 21.8- Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào Vốn chủ sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán khác 22- Nguồn kinh phí Năm nay Năm trước - Nguồn kinh phí được cấp trong năm - Chi sự nghiệp ( ) ( ) - Nguồn kinh phí còn lại cuối kỳ 23- Tài sản thuê ngoài Năm nay Năm trước 23.1- Giá trị tài sản thuê ngoài - TSCĐ thuê ngoài - Tài sản khác thuê ngoài 23.2- Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của Hợp đồng thuê hoạt động TSCĐ không hủy ngang theo các thời hạn - Đến 1 năm - Trên 1-5 năm - Trên 5 năm 24- Doanh thu Năm nay Năm trước 30
  31. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 24.1- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tổng doanh thu + Doanh thu bán hàng + Doanh thu cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu + Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp) + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế xuất khẩu - Doanh thu thuần Trong đó: + Doanh thu thuần trao đổi hàng hóa + Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ 24.2- Doanh thu hoạt động tài chính - Lãi tiền gửi, tiền cho vay - Lãi cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu - Cổ tức, lợi nhuận được chia - Lãi bán ngoại tệ - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá - Lãi bán hàng trả chậm - Doanh thu hoạt động tài chính khác 24.3- Doanh thu hợp đồng xây dựng - Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ; - Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận đến thời điểm lập báo cáo tài chính; - Số tiền còn phải trả cho khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng; 31
  32. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Số tiền còn phải thu của khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng. 25- Giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước - Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp - Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp - Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp Cộng 26- Chi phí tài chính Năm nay Năm trước - Chi phí hoạt động tài chính - Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn - Lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ Cộng 27- Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Năm nay Năm trước 27.1- Chi phí nguyên liệu, vật liệu - - 27.2- Chi phí nhân công - - 27.3- Chi phí khấu hao tài sản cố định 27.4- Chi phí dịch vụ mua ngoài 27.5- Chi phí khác bằng tiền Cộng 28- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lợi Năm nay Năm trước nhuận sau thuế trong kỳ - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN + Các khoản điều chỉnh tăng 32
  33. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch + Các khoản điều chỉnh giảm - Tổng thu nhập chịu thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 29- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ 29.1- Các giao dịch không bằng tiền Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính: Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu: Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: 29.2- Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo. Tổng giá trị mua hoặc thanh lý; Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền; Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý; Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. + Đầu tư tài chính ngắn hạn; + Các khoản phải thu; + Hàng tồn kho; + Tài sản cố định; + Đầu tư tài chính dài hạn; + Nợ ngắn hạn; + Nợ dài hạn. 29.3- Các khoản tiền và tương đương tiền doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng: - Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn; 33
  34. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Kinh phí dự án; Những thông tin khác 1- Những khoản nợ ngẫu nhiên, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác. 2- Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin năm trước). 3- Những thông tin khác. Lập, Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Những chỉ tiêu hoặc nội dung đơn vị không có số liệu hoặc thông tin thì không phải trình bày và không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. 2.2.4.4. Trình bày những biến động thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin phản ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu: - Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ; - Yếu tố thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và tổng số các yếu tố này; - Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp hạch toán quy định trong Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”; - Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu; - Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ, và những biến động trong niên độ; và 34
  35. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động. Một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính : - Đối với mỗi loại cổ phiếu : o Số cổ phiếu được phép phát hành; o Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ; o Mệnh giá của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệnh giá; o Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ; o Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp; o Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ hoặc do các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp nắm giữ; và o Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách lựa chọn và các hợp đồng bán hàng, bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền; - Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu; - Phần cổ tức đã được đề xuất, hoặc được công bố sau ngày lập Bảng cân đối kế toán nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và - Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận. Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cấp những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp. 2.2.4.5. Những thông tin khác a) Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính. Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh và không cần điều chỉnh. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh. 35
  36. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi nhận, gồm: - Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới. - Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh. - Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán năm. - Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng báo cáo tài chính không được chính xác. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh như: Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính. Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán đối với các khoản đầu tư, tuy nhiên có thể bổ sung giải trình trên thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, thì khoản cổ tức này không phải ghi nhận là nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán mà được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”. Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục. Nếu kết quả kinh doanh bị giảm sút và tình hình tài chính xấu đi sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì phải xem xét nguyên tắc hoạt động liên tục có còn phù hợp để lập báo cáo tài chính hay không. Nếu nguyên tắc hoạt động liên tục không còn phù hợp để lập báo cáo tài chính nữa thì doanh nghiệp phải thay đổi căn bản cơ sở kế toán chứ không phải chỉ điều chỉnh số liệu đã ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” quy định phải giải trình trên thuyết minh báo cáo tài chính các trường hợp sau: 36
  37. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục. - Ban Giám đốc nhận thấy có vấn đề không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Những sự kiện hoặc điều kiện quy định phải giải trình này có thể phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. - Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì vậy doanh nghiệp phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về: o Nội dung và số liệu của sự kiện; o Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này. b) Thông tin về các bên có liên quan Các bên liên quan: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Theo VAS 26 “Thông tin về các bên liên quan” các trường hợp sau được coi là các bên liên quan: - Những doanh nghiệp kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát chung với doanh nghiệp báo cáo (bao gồm công ty mẹ, công ty con, các công ty con cùng tập đoàn); - Các công ty liên kết (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”); - Các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở các doanh nghiệp báo cáo dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này, kể cả các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này. Thành viên mật thiết trong gia đình của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi người đó khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột; - Các nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, bao gồm những người lãnh đạo, các nhân viên quản lý của công ty và các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này; - Các doanh nghiệp do các cá nhân được nêu ở đoạn (c) hoặc (d) nắm trực tiếp hoặc gián tiếp phần quan trọng quyền biểu quyết hoặc thông qua việc này người đó có thể có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp. Trường hợp này bao gồm những doanh nghiệp được sở hữu bởi những người lãnh đạo hoặc các cổ đông chính của 37
  38. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch doanh nghiệp báo cáo và những doanh nghiệp có chung một thành viên quản lý chủ chốt với doanh nghiệp báo cáo. Trong việc xem xét từng mối quan hệ của các bên liên quan cần chú ý tới bản chất của mối quan hệ chứ không chỉ hình thức pháp lý của các quan hệ đó. Mối quan hệ với các bên liên quan có thể có ảnh hưởng tới tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp báo cáo. Các bên liên quan có thể tham gia vào các giao dịch mà các bên không liên quan sẽ không tham gia vào. Hơn nữa, giao dịch giữa các bên liên quan có thể được thực hiện không theo các giá trị như giao dịch giữa các bên không liên quan. Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa các bên liên quan kể cả khi không có giao dịch giữa các bên này. - Sự tồn tại đơn thuần của mối quan hệ này cũng có thể đủ làm ảnh hưởng tới giao dịch của doanh nghiệp báo cáo với các bên khác, ví dụ, một công ty con có thể chấm dứt quan hệ buôn bán với một bạn hàng sau khi công ty mẹ của nó mua một công ty con khác có cùng hoạt động với bạn hàng nói trên. - Trường hợp khác, một doanh nghiệp có thể bị hạn chế hoạt động do chịu ảnh hưởng đáng kể từ doanh nghiệp khác, ví dụ, một công ty con có thể bị công ty mẹ chỉ thị không tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trình bày thông tin về các bên liên quan trên Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày một số mối quan hệ nhất định giữa các bên liên quan. Các quan hệ thường được chú ý là giao dịch của những người lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và các khoản tiền vay của họ, do vai trò quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần trình bày các giao dịch lớn có tính chất liên công ty và số dư các khoản đầu tư lớn với tập đoàn, với các công ty liên kết và với Ban Giám đốc. Chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con", Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” yêu cầu trình bày danh sách các công ty con và các công ty liên kết. Chuẩn mực kế toán “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán” yêu cầu trình bày các khoản mục doanh thu, chi phí được bao gồm trong việc xác định lãi hoặc lỗ từ các hoạt động thông thường mà với quy mô, tính chất và ảnh hưởng của chúng khi trình bày trong báo cáo tài chính sẽ diễn giải phù hợp hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo trong kỳ mà các giao dịch đó có ảnh hưởng, gồm: 38
  39. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Mua hoặc bán hàng (thành phẩm hay sản phẩm dở dang); - Mua hoặc bán tài sản cố định và các tài sản khác; - Cung cấp hay nhận dịch vụ; - Giao dịch đại lý; - Giao dịch thuê tài sản; - Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển; - Thỏa thuận về giấy phép; - Các khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật); - Bảo lãnh và thế chấp; - Các hợp đồng quản lý. Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải được trình bày trong báo cáo tài chính, bất kể là có các giao dịch giữa các bên liên quan hay không. Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó. Các yếu tố của các giao dịch thường bao gồm: - Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng; - Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán; - Chính sách giá cả. Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo. Trong các báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn không cần thiết phải trình bày các giao dịch giữa các thành viên vì báo cáo này đã nêu lên các thông tin về công ty mẹ và các công ty con như là một doanh nghiệp báo cáo. Các giao dịch với các công ty liên kết do được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu không được loại trừ do đó cần được trình bày riêng biệt như là các giao dịch với bên liên quan. c) Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác Nợ tiềm tàng - Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc 39
  40. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: o Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc o Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy. Khi doanh nghiệp chịu nghĩa vụ pháp lý chung hoặc riêng rẽ đối với một khoản nợ, thì phần nghĩa vụ dự tính thuộc về các chủ thể khác được xem như một khoản nợ tiềm tàng. Doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự phòng cho phần nghĩa vụ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, trừ khi không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy. Tài sản tiềm tàng: Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Tài sản tiềm tàng phát sinh từ các sự kiện không có trong kế hoạch hoặc chưa được dự tính, dẫn đến khả năng có thể thu được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ: một khoản được bồi thường đang tiến hành các thủ tục pháp lý khi kết quả chưa chắc chắn. Doanh nghiệp không được ghi nhận tài sản tiềm tàng trên báo cáo tài chính vì điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu nhập có thể không bao giờ thu được. Tuy nhiên, khi có khoản thu nhập gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn là tài sản tiềm tàng và được ghi nhận vào báo cáo tài chính là hợp lý. Tài sản tiềm tàng phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo là đã được phản ánh một cách hợp lý trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, thì tài sản và khoản thu nhập liên quan phải được ghi nhận trên báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thể xảy ra khoản thu nhập đó theo quy định. Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn. Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các trường hợp phải được xem xét khi xác định giá trị ước tính hợp lý nhất cho một khoản dự phòng. 40
  41. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Rủi ro thể hiện sự giảm sút kết quả. Việc điều chỉnh rủi ro có thể làm tăng giá trị các khoản nợ đã được ghi nhận. Doanh nghiệp cần phải thận trọng khi đưa ra những đánh giá trong các điều kiện không chắc chắn để không làm sai lệch tăng thu nhập hay tài sản và cũng không làm sai lệch giảm chi phí và các khoản nợ. Tuy nhiên, tình trạng không chắc chắn không có nghĩa là tạo ra các khoản dự phòng quá mức hoặc khai khống các khoản nợ một cách cố ý. Ví dụ: Nếu các khoản chi phí dự tính cho một rủi ro nào đó được ước tính trên cơ sở thận trọng, thì không nên chủ quan xem kết quả đó là có khả năng xảy ra hơn các trường hợp thực tế khác. Doanh nghiệp cần phải chú ý để tránh các bước đánh giá trùng lặp đối với rủi ro và sự không chắc chắn dẫn đến làm tăng các khoản dự phòng. Các sự kiện xảy ra trong tương lai. Những sự kiện xảy ra trong tương lai có thể ảnh hưởng đến giá trị đã ước tính để thanh toán nghĩa vụ nợ thì phải được phản ánh vào giá trị của khoản dự phòng khi có đủ dấu hiệucho thấy các sự kiện đó sẽ xảy ra. Những sự kiện dự tính sẽ xảy ra trong tương lai có thể rất quan trọng khi đánh giá các khoản dự phòng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cho rằng chi phí thanh lý tài sản vào cuối thời gian sử dụng của tài sản sẽ giảm do những thay đổi về công nghệ trong tương lai. Giá trị được ghi nhận đã phản ánh cách ước tính hợp lý của các nhà nghiên cứu có trình độ kỹ thuật và khách quan có tính đến các bằng chứng về công nghệ tại thời điểm thanh lý. Do vậy, việc giảm giá trị dự phòng bằng một khoản tương đương với chi phí tiết kiệm được là hợp lý khi các khoản chi phí này được cắt giảm do kinh nghiệm đã thu được khi áp dụng công nghệ hiện có của hoạt động thanh lý có nhiều phức tạp hoặc có qui mô lớn hơn so với hoạt động đã tiến hành trước đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể đoán trước được sự phát triển của kỹ thuật công nghệ mới áp dụng cho việc thanh lý tài sản, trừ khi có đầy đủ bằng chứng khách quan. Khi đánh giá nghĩa vụ nợ phải xét đến ảnh hưởng có thể xảy ra của các quy định mới nếu có đủ bằng chứng khách quan cho thấy qui định này chắc chắn được thông qua. Do có nhiều trường hợp phát sinh nên không thể xác định được từng sự kiện riêng biệt để đưa ra đầy đủ bằng chứng khách quan cho mọi trường hợp. Bằng chứng được yêu cầu gồm cả qui định cần phải áp dụng và xem xét qui định này có thông qua chắc chắn và được đem ra áp dụng vào thời điểm thích hợp hay không. Trong một số trường hợp sẽ không đưa ra được bằng chứng khách quan, đầy đủ cho đến khi qui định mới được thông qua. Các hợp đồng có rủi ro lớn VAS 18 qui định hợp đồng có rủi ro lớn là hợp đồng mà trong đó, chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo điều khoản của hợp 41
  42. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch đồng phản ánh chi phí thấp nhất nếu từ bỏ hợp đồng. Mức chi phí đó sẽ thấp hơn mức chi phí để thực hiện hợp đồng, kể cả các khoản bồi thường hoặc đền bù phát sinh do việc không thực hiện được hợp đồng. Tái cơ cấu doanh nghiệp: Là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về: - Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc - Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quyết định tái cơ cấu của Ban Giám đốc đưa ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì không dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới tại ngày đó, trừ khi trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm doanh nghiệp đã: - Bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu; hoặc - Thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu cho những đối tượng bị ảnh hưởng theo một cách cụ thể, đầy đủ để họ có được dự tính chắc chắn về việc doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cơ cấu. Nếu doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, hoặc thông báo những vấn đề quan trọng của kế hoạch đó tới những đối tượng bị ảnh hưởng sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì việc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Nếu việc tái cơ cấu là trọng yếu mà không được trình bày trong báo cáo tài chính thì có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Nghĩa vụ nợ liên đới không chỉ được tạo ra từ quyết định của Ban Giám đốc. Nghĩa vụ nợ liên đới có thể là kết quả của các sự kiện đã xảy ra: Ví dụ, thoả thuận với đại diện của người làm công về các khoản thanh toán khi họ thôi việc, hoặc thoả thuận với người mua khi nhượng bán một bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi đã đạt được sự chấp thuận có thể đã được kết luận chỉ chờ chấp thuận của Hội đồng quản trị và được thông báo đến chủ thể đối tác thì lúc đó doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện tái cơ cấu nếu thoả mãn các điều kiện quy định. Trình bày thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính Đối với mỗi loại thông tin có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau: - Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính; - Dấu hiệu cho thấy có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả. Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai, như đã quy định; 42
  43. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Giá trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó. Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau: - Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này theo quy định; - Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra; và - Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn. d) Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo từng bộ phận Nhiều doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các khu vực địa lý khác nhau được gọi là thông tin bộ phận. Các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp,đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp. - Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. - Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. e) Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong BCTC của các niên độ kế toán trước) Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đậy không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so 43
  44. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. f) Thông tin về hoạt động liên tục Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nếu xét thấy có các dấu hiệu có thể đe dọa đến nguyên tắc hoạt động liên tục thì đơn vị có thể trình bày thêm các thông tin cảnh báo để người sử dụng BCTC có thể hiểu rõ như: Dấu hiệu về mặt tài chính: - Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động; - Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn; - Dấu hiệu về việc cắt bỏ các hỗ trợ tài chính của khách hàng và chủ nợ; - Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính hay dự báo trong tương lai; - Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường; - Lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền; - Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức; - Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn; - Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng; - Chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp; 44
  45. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu. Dấu hiệu về mặt hoạt động: - Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế; - Đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà cung cấp quan trọng; - Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động hoặc thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng. Các dấu hiệu khác: - Không tuân thủ theo các quy định về vốn cũng như các quy định khác của pháp luật; - Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được; - Thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị; - Ảnh hưởng của các sự kiện hay điều kiện này có thể được giảm nhẹ bởi các nhân tố khác. Ví dụ, ảnh hưởng của việc đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả thông thường khi đến hạn có thể được giảm nhẹ bằng việc Ban Giám đốc có kế hoạch duy trì luồng tiền đầy đủ nhờ việc áp dụng các phương pháp khác như thanh lý tài sản cố định, điều chỉnh lại lịch thanh toán nợ, hoặc tìm kiếm thêm các nguồn vốn mới. Tương tự như vậy, ảnh hưởng việc mất một nhà cung cấp quan trọng có thể được giảm nhẹ bằng việc thay thế một nguồn cung cấp phù hợp khác. g) Những thông tin phi tài chính Doanh nghiệp cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính được công bố: - Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở); - Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh nghiệp; - Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn; - Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ. 45
  46. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch PHẦN II THỰC TẾ MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 1. Ví dụ tổng quát và số liệu 1.1. Báo cáo riêng của công ty BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty CP Đầu tư – Thương mại – Xây dựng ABC Tại ngày 31/12/2011 ĐVT: VNĐ Thuyết Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 257,118,290,981 275,357,610,620 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 7,112,979,799 33,121,975,001 Tiền 111 6,740,158,599 31,329,810,701 Các khoản tương đương tiền 112 372,821,200 1,792,164,300 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1,841,314,805 12,368,578,772 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 3,659,950,585 13,413,560,352 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 -1,818,635,780 -1,044,981,580 Các khoản phải thu ngắn hạn 130 141,805,313,324 114,973,181,205 Phải thu khách hàng 131 33,397,111,656 39,982,752,163 Trả trước cho người bán 132 6,689,090,497 12,734,200,757 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 542,725,040 495,379,500 Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 58,235,810,885 60,779,057,393 Các khoản phải thu khác 135 58,985,871,687 16,935,082,354 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -16,045,296,441 -15,953,290,962 Hàng tồn kho 140 97,127,309,350 105,498,338,369 Hàng tồn kho 141 97,127,309,350 105,498,338,369 46
  47. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Tài sản ngắn hạn khác 150 9,231,373,703 9,395,537,273 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 499,109,232 204,328,501 Thuế GTGT được khấu trừ 152 6,235,121,387 - Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - 2,987,959,278 Tài sản ngắn hạn khác 158 2,497,143,084 6,203,249,494 TÀI SẢN DÀI HẠN 200 240,238,730,053 268,180,963,239 Các khoản phải thu dài hạn 210 103,000,000,000 103,000,000,000 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 103,000,000,000 103,000,000,000 Tài sản cố định 220 16,667,975,937 16,264,935,281 Tài sản cố định hữu hình 221 9,338,470,805 8,584,890,165 - Nguyên giá 222 17,572,853,637 15,284,362,817 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 -8,234,382,832 -6,699,472,652 Tài sản cố định thuê tài chính 224 2,241,525,310 2,406,668,386 - Nguyên giá 225 2,477,146,152 2,477,146,152 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 -235,620,842 -70,477,766 Tài sản cố định vô hình 227 5,087,979,822 5,273,376,730 - Nguyên giá 228 6,562,359,830 6,468,052,830 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 -1,474,380,008 -1,194,676,100 Bất động sản đầu tư 240 35,122,192,081 35,653,190,401 - Nguyên giá 241 38,764,161,200 38,764,161,200 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 -3,641,969,119 -3,110,970,799 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 79,519,235,252 107,858,747,968 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 19,867,895,513 19,867,895,513 Đầu tư dài hạn khác 258 67,835,487,042 94,578,704,458 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 -8,184,147,303 -6,587,852,003 47
  48. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Tài sản dài hạn khác 260 5,929,326,783 5,404,089,589 Chi phí trả trước dài hạn 261 3,960,586,599 4,132,443,389 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - Tài sản dài hạn khác 268 1,968,740,184 1,271,646,200 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 497,357,021,034 543,538,573,859 Thuyết Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm NỢ PHẢI TRẢ 300 208,143,825,282 252,962,297,095 Nợ ngắn hạn 310 203,152,436,686 235,758,160,168 Vay và nợ ngắn hạn 311 17,745,251,428 18,990,034,273 Phải trả cho người bán 312 73,694,425,555 54,961,703,439 Người mua trả tiền trước 313 65,416,658,323 95,137,200,348 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 4,728,423,037 4,138,524,922 Phải trả người lao động 315 316,062,873 102,138,366 Chi phí phải trả 316 7,213,864,941 26,971,947,057 Phải trả nội bộ ngắn hạn 317 329,721,003 461,221,430 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 30,630,370,926 32,231,429,399 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 2,522,842,607 1,943,678,272 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 554,815,993 820,282,662 Nợ dài hạn 330 4,991,388,596 17,204,136,927 Phải trả dài hạn khác 333 2,952,841,437 15,825,007,143 Vay và nợ dài hạn 334 308,408,840 925,226,504 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 299,157,410 453,903,280 Doanh thu chưa thực hiện 338 1,430,980,909 - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 289,213,195,752 290,576,276,764 Vốn Chủ Sở Hữu 410 289,213,195,752 290,576,276,764 48
  49. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 153,200,000,000 153,200,000,000 Thặng dư vốn cổ phần 412 94,917,527,172 94,917,527,172 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 91,545,330 182,290,000 Quỹ đầu tư phát triển 417 327,929,515 327,929,515 Quỹ dự phòng tài chính 418 2,402,909,615 2,402,909,615 Lợi nhuận chưa phân phối 420 38,273,284,120 39,545,620,462 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 497,357,021,034 543,538,573,859 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty CP Đầu tư – Thương mại – Xây dựng ABC Năm 2011 ĐVT: VNĐ Thuyết Chỉ tiêu Mã số minh Năm nay Năm trước Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 299,048,589,522 324,237,480,119 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 299,048,589,522 324,237,480,119 Giá vốn hàng bán 11 293,241,166,605 308,624,425,521 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 20 5,807,422,917 15,613,054,598 Doanh thu hoạt động tài chính 21 15,838,285,036 10,254,822,187 Chi phí tài chính 22 4,802,848,648 6,736,129,734 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,233,242,429 2,185,672,440 Chi phí bán hàng 24 - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 19,472,392,939 22,016,683,821 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 -2,629,533,634 -2,884,936,770 Thu nhập khác 31 2,363,434,343 2,284,168,266 Chi phí khác 32 1,006,237,051 1,235,439,806 49
  50. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Lợi nhuận khác 40 1,357,197,292 1,048,728,460 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 -1,272,336,342 -1,836,208,310 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 - - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 -1,272,336,342 -1,836,208,310 Thông tin bổ sung của công ty: Trong năm, công ty có các sự kiện phát sinh như sau: 1. Công ty bán tài sản là chiếc xe Toyota cho Chi nhánh với giá bán là: 575.000.000 VNĐ. Tài sản này có nguyên giá là: 1.100.000.000 VNĐ, Khấu hao lũy kế đến thời điểm bán: 520.000.000 VNĐ 2. Công ty mua sắm mới tài sản cố định bằng tiền gửi ngân hàng với giá mua chưa thuế như sau: - Xe ô tô BMW trị giá 2.138.210.000 VNĐ - Máy móc thiết bị trị giá 2.067.299.000 VNĐ 3. Công ty bán một tài sản cố định ra bên ngoài thu bằng tiền gửi ngân hàng với giá bán là 204.989.000 VNĐ. Nguyên giá tài sản này: 817.018.180 VNĐ. Khấu hao lũy kế đến thời điểm bán: 621.399.000 VNĐ 4. Công ty chi bằng tiền gửi ngân hàng để mua phần mềm máy vi tính trị giá 95.307.000 VNĐ 5. Ông Nguyễn Văn Thương trả khoản gốc vay và lãi vay cho công ty bằng tiền gửi ngân hàng như sau: - Gốc vay: 1.000.000.000 VNĐ - Lãi vay: 120.077.200 VNĐ 6. Thu hồi khoản cho Công ty CP Đầu tư – Xây dựng PLH Việt Nam - Gốc vay: 25.743.217.416 VNĐ - Lãi vay: 4.376.346.960 VNĐ 7. Thu lãi từ hoạt động đầu tư tài chính: - Thu bằng tiền gửi ngân hàng: 10.203.302.332 VNĐ - Nợ Phải thu: 1.138.558.544 VNĐ 8. Chi bằng tiền gửi ngân hàng để ký quỹ, ký cược dài hạn: 527.733.120 VNĐ 50
  51. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 9. Chi tiền mặt cho Nhân viên đi nghỉ mát bằng quỹ phúc lợi: 265.466.669 VNĐ 10. Trả nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng Công thương bằng tiền gửi Ngân Hàng - Trả nợ gốc vay: 1.244.782.845 VNĐ - Lãi vay: 224.060.912 VNĐ 11. Chi trả tiền lãi vay trong năm: - Tiền mặt: 142.334.222 VNĐ - Tiền gửi NH: 898.776.998 VNĐ 12. Trích trước chi phí lãi vay phải trả là : 968.070.297 VNĐ 13. Chi trả khoản vay dài hạn bằng tiền mặt: 616.817.664 VNĐ 14. Bán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thu bằng tiền gửi Ngân hàng: - Giá gốc: 9.753.609.767 VNĐ - Giá bán: 8.655.881.998 VNĐ 15. Trong năm, công ty bán cho chi nhánh : vật tư, vật liệu xây dựng để chi nhánh xây dựng dự án nhà chung cư như sau: - Tổng doanh thu: 583.923.098 VNĐ - Tổng giá vốn: 490.291.232 VNĐ 1.2. Báo cáo tài chính riêng của chi nhánh BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHI NHÁNH Tại ngày 31/12/2011 ĐVT: VNĐ Thuyết TÀI SẢN Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 89,721,761,019 65,630,979,437 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,104,295,307 2,530,360,713 Tiền 111 2,731,474,107 2,338,360,713 Các khoản tương đương tiền 112 372,821,200 192,000,000 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1,754,910,197 2,600,743,072 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 3,073,545,977 3,645,724,652 51
  52. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 -1,318,635,780 -1,044,981,580 Các khoản phải thu ngắn hạn 130 12,529,365,959 15,593,351,065 Phải thu khách hàng 131 9,002,194,345 10,813,614,353 Trả trước cho người bán 132 1,969,529,519 2,795,746,147 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 329,721,003 461,221,430 Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 409,084,184 847,666,503 Các khoản phải thu khác 135 9,764,796,282 9,915,943,707 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -8,945,959,374 -9,240,841,075 Hàng tồn kho 140 58,834,419,728 39,622,677,968 Hàng tồn kho 141 58,834,419,728 39,622,677,968 Tài sản ngắn hạn khác 150 13,498,769,828 5,283,846,619 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 488,676,839 67,987,714 Thuế GTGT được khấu trừ 152 7,878,827,859 1,523,912,308 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 800,807,166 146,295,506 Tài sản ngắn hạn khác 158 4,330,457,964 3,545,651,091 TÀI SẢN DÀI HẠN 200 118,682,750,942 118,703,960,635 Tài sản cố định 220 14,869,323,214 12,920,018,488 Tài sản cố định hữu hình 221 2,705,326,219 1,885,016,073 - Nguyên giá 222 5,491,055,991 4,009,492,262 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 -2,785,729,772 -2,124,476,189 Tài sản cố định thuê tài chính 224 2,241,525,310 2,406,668,386 - Nguyên giá 225 2,477,146,152 2,477,146,152 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 -235,620,842 -70,477,766 Tài sản cố định vô hình 227 4,183,191,985 4,334,925,229 - Nguyên giá 228 5,140,346,225 5,140,346,225 52
  53. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Giá trị hao mòn lũy kế 229 -957,154,240 -805,420,996 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 5,739,279,700 4,293,408,800 Bất động sản đầu tư 240 35,480,462,011 35,653,190,401 - Nguyên giá 241 38,764,161,200 38,764,161,200 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 -3,283,699,189 -3,110,970,799 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 62,601,708,080 65,447,811,996 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 19,867,895,513 19,867,895,513 Đầu tư dài hạn khác 258 50,917,959,870 51,367,768,486 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 -8,184,147,303 -5,787,852,003 Tài sản dài hạn khác 260 5,731,257,637 4,682,939,750 Chi phí trả trước dài hạn 261 3,786,405,310 3,435,181,407 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - Tài sản dài hạn khác 268 1,944,852,327 1,247,758,343 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 208,404,511,961 184,334,940,072 Thuyết NGUỒN VỐN Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm NỢ PHẢI TRẢ 300 107,963,759,191 81,910,727,389 Nợ ngắn hạn 310 104,734,777,077 79,347,376,578 Vay và nợ ngắn hạn 311 8,948,379,690 9,212,350,651 Phải trả cho người bán 312 40,266,726,051 22,776,941,366 Người mua trả tiền trước 313 36,981,138,748 24,784,732,865 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 7,118,492,608 5,872,982,171 Phải trả người lao động 315 316,034,919 3,458,083 Chi phí phải trả 316 2,163,665,157 1,005,878,000 Phải trả nội bộ 317 542,725,040 495,379,500 53
  54. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 7,028,365,651 14,323,355,387 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 987,661,213 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 381,588,000 872,298,555 Nợ dài hạn 330 3,228,982,114 2,563,350,811 Phải trả dài hạn khác 333 1,299,210,000 1,299,210,000 Vay và nợ dài hạn 334 308,408,840 925,226,504 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 190,382,365 338,914,307 Doanh thu chưa thực hiện 338 1,430,980,909 - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 100,440,752,770 102,424,212,683 Vốn Chủ Sở Hữu 410 100,440,752,770 102,424,212,683 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 103,000,000,000 103,000,000,000 Thặng dư vốn cổ phần 412 - - Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 91,545,330 182,290,000 Quỹ đầu tư phát triển 417 327,929,515 327,929,515 Quỹ dự phòng tài chính 418 2,402,909,615 2,402,909,615 Lợi nhuận chưa phân phối 420 -5,381,631,690 -3,488,916,447 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 208,404,511,961 184,334,940,072 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH Năm 2011 ĐVT: VNĐ Thuyết Chỉ tiêu Mã số minh Năm nay Năm trước Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 154,307,115,115 118,968,572,044 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 320,857,286 - 54
  55. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 153,986,257,829 118,968,572,044 Giá vốn hàng bán 11 151,334,012,967 108,666,911,001 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 20 2,652,244,862 10,301,661,043 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,695,688,889 2,676,243,546 Chi phí tài chính 22 2,978,568,036 6,055,798,719 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 457,855,886 - Chi phí bán hàng 24 - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,449,897,975 7,198,450,758 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 -2,080,532,260 -276,344,888 Thu nhập khác 31 329,141,631 552,719,534 Chi phí khác 32 141,324,614 3,836,120,838 Lợi nhuận khác 40 187,817,017 -3,283,401,304 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 -1,892,715,243 -3,559,746,192 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 - - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 -1,892,715,243 -3,559,746,192 Thông tin bổ sung: Trong năm, chi nhánh có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Mua xe Toyota từ công ty, giá mua: 575.000.000 VNĐ 2. Chi tiền gửi Ngân hàng mua máy móc thiết bị: 906.563.729 VNĐ 3. Bán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: - Giá gốc: 572.178.675 VNĐ - Giá bán: 610.293.840 VNĐ 4. Chi tiền gửi ngân hàng để ký quỹ: 784.806.873 VNĐ 5. Lãi thu được do đầu tư vào công ty Liên kết: - Nợ phải thu: 690.387.270 VNĐ - Thu bằng tiền gửi ngân hàng: 789.876.200 VNĐ 55
  56. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 6. Đơn vị thu hồi lại khoản đầu tư tài chính dài hạn: - Giá bán: 506.649.291 VNĐ - Giá gốc: 449.808.616 VNĐ 7. Chi trả khoản vay ngắn hạn ngân hàng Ngoại thương bằng tiền gửi ngân hàng: - -Trả nợ gốc vay: 263.970.961 VNĐ - Lãi vay: 22.437.531 VNĐ 8. Chi trả các khoản tiền mượn ngắn hạn bằng tiền mặt: 7.294.989.736 VNĐ 9. Chi tiền mặt khen thưởng cho nhân viên bằng quỹ khen thưởng: 490.710.555 VNĐ 10. Chi tiền mặt trả khoản vay dài hạn của Công ty TNHH Hòa Gia: 616.817.664 VNĐ 1.3. Các sự kiện phát sinh trong năm Bảng chi tiết dự phòng công nợ phải thu khó đòi tại ngày 31/12/2011 Tỷ lệ Thời Dự phòng Tên khách hàng Số phải thu trích dự hạn nợ năm nay phòng Công ty TNHH Funing Precision Component 512,181,921 5 tháng - Công ty Cổ Phần Angel VN 930,536,700 8 tháng 30% 279,161,010 Công ty TNHH Xây lắp Thương mại Hải Âu 1,808,090,363 2 tháng - Công Ty Cổ Phần Vinafaco 3,057,718,761 4 tháng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng - Nutifood 4,393,162,628 5 tháng - Báo Pháp Luật TP.HCM 1,541,973,034 5 tháng - Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Phương Châu 5,893,996,538 6 tháng 30% 1,768,198,961 Liên hiệp HTX TM Tp.HCM 10 tháng 30% 56
  57. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 902,498,077 270,749,423 Công ty TNHH TM và DV Sài Gòn - Phan Rang 803,323,991 3 tháng - Công ty Cổ phần Phát Triển và Đầu Tư Đại Sơn 1,404,3 69,234 3 tháng - Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Daklak 1,530,865,121 1 tháng - Công ty TNHH Gíây Glazt Việt nam 4,665,038,000 5 tháng - Công ty Cơ Nhiệt Lạnh Bách Khoa 799,997,375 6 tháng 30% 239,999,213 Công ty Cổ Phần In số 7 1,377,640,091 8 tháng 30% 413,292,027 Công ty TNHH Xây dựng Thành Đạt 93,847,668 2 tháng - Công ty Cổ phần Thép Á Châu 109,372,742 3 tháng - Công ty TNHH Hòa Gia 1,554,281,223 7 tháng 30% 466,284,367 Công ty Cổ phần TM DV Cửu Long 42,209,837 4 tháng - Công ty TNHH Mạnh Hùng 65,712,980 2 tháng - Công ty Cổ phần Xây dựng Hoàng Minh 3,665,782,110 9 tháng 30% 1,099,734,633 Công ty TNHH KingWin 876,218,371 6 tháng 30% 262,865,511 Công ty Cổ phần Bê tông Bình Dương 83,621,380 6 tháng 30% 25,086,414 Công ty CP Du Lịch Phan Thiết 3,879,639,236 10 tháng 30% 1,163,891,771 Công ty TNHH Thiết bị Vật tư Truyền Hình VN 376,392,879 4 tháng - 57
  58. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Công ty TNHH Cơ khí Mỹ Hoa 43,022,749 2 tháng - Công ty Cổ phần Dược Phẩm Minh Khang 1,987,812,992 7 tháng 30% 596,343,898 Tổng cộng 42,399,306,001 6,585,607,228 Thông tin bổ sung: Tại ngày 23 tháng 2 năm 2012. Đơn vị nhận được thông tin Công ty Cổ phần xây dựng Hoàng Minh bị phá sản. Kế toán tiến hành điều chỉnh lại khoản dự phòng phải thu khách hàng này từ 30% lên 10%. Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Xây dựng Hoàng Minh Tỷ Dư nợ phả Thời Tỷ lệ Dự phòng lệ Dự phòng cũ Trích thêm thu hạn nợ mới mới cũ 3,879,639,236 9 tháng 30% 100% 1,163,891,771 2,715,747,465 3,879,639,236 2. Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Biết trong năm Công ty bán cho đơn vị trực thuộc như sau: Doanh thu 583,923,098 Giá vốn 490,291,232 Lãi 93,631,866 Hàng vẫn tồn kho ở chi nhánh chưa thực sự bán ra bên ngoài là 50% Bút toán điều chỉnh giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã ghi nhận trong khoản mục "doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và trong khoản mục "Giá vốn hàng bán" của các đơn vị nội bộ. Giảm khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 583,923,098 Giảm khoản mục Giá vốn hàng bán 490,291,232 Trong Lợi nhuận chưa phân phối 38.273.284.120 thì có khoản lãi 93.631.866 do công ty bán hàng nội bộ cho chi nhánh M. 58
  59. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP Mã Thuyết Chỉ tiêu Công ty Chi nhánh Cộng Điều chỉnh Tổng hợp số minh Doanh thu bán hàng và - cung cấp dịch vụ 1 299,048,589,522 154,307,115,115 453,355,704,637 583,923,098 452,771,781,539 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - 320,857,286 320,857,286 320,857,286 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 299,048,589,522 153,986,257,829 453,034,847,351 452,450,924,253 - Giá vốn hàng bán 11 293,241,166,605 151,334,012,967 444,575,179,572 490,291,232 444,084,888,340 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ (20=10-11) 20 5,807,422,917 2,652,244,862 8,459,667,779 8,366,035,913 Doanh thu hoạt động tài chính 21 15,838,285,036 2,695,688,889 18,533,973,925 18,533,973,925 Chi phí tài chính 22 4,802,848,648 2,978,568,036 7,781,416,684 7,781,416,684 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,233,242,429 457,855,886 2,691,098,315 2,691,098,315 Chi phí bán hàng 24 - - 59
  60. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 19,472,392,939 4,449,897,975 23,922,290,914 23,922,290,914 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 = (20+21-22-24-25) 30 -2,629,533,634 -2,080,532,260 -4,710,065,894 -4,803,697,760 Thu nhập khác 31 2,363,434,343 329,141,631 2,692,575,974 2,692,575,974 Chi phí khác 32 1,006,237,051 141,324,614 1,147,561,665 1,147,561,665 Lợi nhuận khác (40=31- 32) 40 1,357,197,292 187,817,017 1,545,014,309 1,545,014,309 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 -1,272,336,342 -1,892,715,243 -3,165,051,585 -3,258,683,451 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 - - - - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 -1,272,336,342 -1,892,715,243 -3,165,051,585 -3,258,683,451 60
  61. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 3. Trình bày bảng cân đối kế toán tổng hợp 3.1. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp được lập trên cơ sở tổng hợp bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên và và các đơn vị trực thuộc trogn doanh nghiệp theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc: - Đối với các khoản mục trên bảng CĐKT không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng CĐKT tổng hợp. - Đối với các khoản mục phải điều chỉnh, thì được điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh: - Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới: o Loại trừ hoàn toàn giá trị ghi sổ của khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên trong từng đơn vị cấp dưới và phần vốn của đơn vị cấp trên trong vốn chủ sở hữu của đơn vị cấp dưới. o Ghi Giảm khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” – Cty o Giảm “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” – ĐVTT Vd(1): Giảm khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” : 103 tỷ Giảm khoản mục “Nguồn vốn kinh doanh” : 103 tỷ - Điều chỉnh số dư các khoản phải thu phải trả nội bộ trong cùng một doanh nghiệp o Loại trừ hoàn toàn số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong một doanh nghiệp. o Ghi Giảm khoản mục “ Phải thu nội bộ” o Giảm “Phải trả nội bộ” Vd (2): Giảm khoản mục “ Phải thu nội bộ” : 872.446.043 (=329.721.003 + 42.725.040) Giảm “Phải trả nội bộ”: 872.446.040 - Điều chỉnh các khoản lãi chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ o Phải loại trừ hoàn toàn các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản như hàng tồn kho, TSCĐ, lợi nhuận trước thuế TNDN. o Giảm “ Lợi nhuận chưa phân phối” o Giảm “ Hao mòn TSCĐ” o Giảm “ Hàng tồn kho” o Giảm “TSCĐHH/TSCĐVH” Vd (3): Giảm “ Lợi nhuận chưa phân phối” : 93.631.866 Giảm “ Hàng tồn kho” : 93.631.866 61
  62. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Điều chỉnh các khoản lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ o Loại tr ừ hoàn toàn các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dich nội bộ khi mà chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi. o Tăng khoản mục “ Hàng tồn kho” o Tăng “TSCĐHH, TSCĐVH” o Tăng “Lợi nhuận chưa phân phối” o Tăng “Hao mòn tài sản cố định” Vd (4): Tăng TSCĐHH : 5.000.000 Tăng “Lợi nhuận chưa phân phối” 5.000.000 Và (5): Tăng TSCĐHH : 520.000.000 Tăng “Hao mòn tài sản cố định” :520.000.000 3.2. Bảng điều chỉnh (Phụ lục) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP SAU KHI ĐÃ ĐIỀU CHỈNH Thuyế Mã số t minh Số cuối năm Số đầu năm 345,873,974,09 340,031,989,12 TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1 7 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 10,217,275,106 35,652,335,714 Tiền 111 9,471,632,706 33,668,171,414 Các khoản tương đương tiền 112 745,642,400 1,984,164,300 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 3,596,225,002 14,969,321,844 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 6,733,496,562 17,059,285,004 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 -3,137,271,560 -2,089,963,160 153,462,233,24 129,609,931,34 Các khoản phải thu ngắn hạn 130 0 0 Phải thu khách hàng 131 42,399,306,001 50,796,366,516 Trả trước cho người bán 132 8,658,620,016 15,529,946,904 Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 58,644,895,069 61,626,723,896 Các khoản phải thu khác 135 68,750,667,969 26,851,026,061 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -24,991,255,815 -25,194,132,037 62
  63. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 155,868,097,21 145,121,016,33 Hàng tồn kho 140 2 7 155,868,097,21 145,121,016,33 Hàng tồn kho 141 2 7 Tài sản ngắn hạn khác 150 22,730,143,531 14,679,383,892 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 987,786,071 272,316,215 Thuế GTGT được khấu trừ 152 14,113,949,246 1,523,912,308 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 800,807,166 3,134,254,784 Tài sản ngắn hạn khác 158 6,827,601,048 9,748,900,585 255,926,480,99 283,884,923,87 TÀI SẢN DÀI HẠN 200 5 4 Tài sản cố định 220 31,542,299,151 29,184,953,769 Tài sản cố định hữu hình 221 12,048,797,024 10,469,906,238 - Nguyên giá 222 23,588,909,628 19,293,855,079 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 -11,540,112,604 -8,823,948,841 Tài sản cố định thuê tài chính 224 4,483,050,620 4,813,336,772 - Nguyên giá 225 4,954,292,304 4,954,292,304 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 -471,241,684 -140,955,532 Tài sản cố định vô hình 227 9,271,171,807 9,608,301,959 - Nguyên giá 228 11,702,706,055 11,608,399,055 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 -2,431,534,248 -2,000,097,096 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 5,739,279,700 4,293,408,800 Bất động sản đầu tư 240 70,602,654,092 71,306,380,802 - Nguyên giá 241 77,528,322,400 77,528,322,400 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 -6,925,668,308 -6,221,941,598 142,120,943,33 173,306,559,96 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 2 4 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 39,735,791,026 39,735,791,026 118,753,446,91 145,946,472,94 Đầu tư dài hạn khác 258 2 4 63
  64. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 -16,368,294,606 -12,375,704,006 Tài sản dài hạn khác 260 11,660,584,420 10,087,029,339 Chi phí trả trước dài hạn 261 7,746,991,909 7,567,624,796 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 1,870,319,271 1,531,597,543 Tài sản dài hạn khác 268 2,043,273,240 987,807,000 601,800,455,08 623,916,913,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 6 1 315,235,138,43 333,916,423,55 NỢ PHẢI TRẢ 300 0 4 307,014,767,72 314,148,935,81 Nợ ngắn hạn 310 0 6 Vay và nợ ngắn hạn 311 26,693,631,118 28,202,384,924 113,961,151,60 Phải trả cho người bán 312 6 77,738,644,805 102,397,797,07 119,921,933,21 Người mua trả tiền trước 313 1 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 11,846,915,645 10,011,507,093 Phải trả người lao động 315 632,097,792 105,596,449 Chi phí phải trả 316 9,377,530,098 27,977,825,057 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 37,658,736,577 46,554,784,786 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 3,510,503,820 1,943,678,272 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 936,403,993 1,692,581,217 Nợ dài hạn 330 8,220,370,710 19,767,487,738 Phải trả dài hạn khác 333 4,252,051,437 17,124,217,143 Vay và nợ dài hạn 334 616,817,680 1,850,453,008 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 489,539,775 792,817,587 Doanh thu chưa thực hiện 338 2,861,961,818 286,565,316,65 290,000,489,44 VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 6 7 64
  65. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch 286,565,316,65 290,000,489,44 Vốn Chủ Sở Hữu 410 6 7 153,200,000,00 153,200,000,00 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 0 0 Thặng dư vốn cổ phần 412 94,917,527,172 94,917,527,172 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 183,090,660 364,580,000 Quỹ đầu tư phát triển 417 655,859,030 655,859,030 Quỹ dự phòng tài chính 418 4,805,819,230 4,805,819,230 Lợi nhuận chưa phân phối 420 32,803,020,564 36,056,704,015 601,800,455,08 623,916,913,00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 6 1 4. Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp 4.1. Cơ sở và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bản thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước Các tài liệu kế toán khác, như: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các tài khoản tiền mặt, tiền gửi nag hàng, tiền đang chuyển, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan khác, Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán khác, Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp: Nguyên tắc lập: Các luồn tiền vào và các luồn tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải ảnh hưởng bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền tệ của chúng là luồn tiền từ hoạt động đầu tư gồm: - Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện; 65
  66. Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Xuân Thạch - Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; - Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp); - Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình; Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại; Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại; Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được. Luồng tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành; Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn; Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay; Tiền chi trả nợ thuê tài chính; Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. 4.2. Số liệu minh họa BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỔNG HỢP Công ty CP Đầu tư - Thương mại - Xây dựng ABC (Theo phương pháp gián tiếp) 66