Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế

pdf 15 trang phuongnguyen 3940
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_tom_luot_ly_thuyet_ve_moi_quan_he_giua_boi_chi_nga.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD SV THỰC HIỆN TRƯƠNG MINH TUẤN HUỲNH THỊ KIM CÚC LÝ ANH KHÔI LÝ CẨM LỆ PHAN THỊ BÌNH MINH TRẦN THỊ THẢO TRANG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. ĐỀ TÀI 02: TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ STT HỌ VÀ TÊN CHỮ KÝ 06 HUỲNH THỊ KIM CÚC 58 LÝ ANH KHÔI 61 LÝ CẨM LỆ 76 PHAN THỊ BÌNH MINH 141 TRẦN THỊ THẢO TRANG
  3. LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định là mục tiêu chung hầu hết của các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế vừa là điều kiện tiên quyết vừa là mục tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền kinh tế được bắt nguồn từ nhiều nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các nhà đầu tư, các tổ chức trong đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi nền kinh tế từ trước tới nay là ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, bội chi ngân sách cũng là một vấn đề chung cho mọi quốc gia hiện nay. Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống của dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách
  4. trong thời gian dài còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Và Việt Nam cũng là một quốc gia trong số đó, vì thế, việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề cấp thiết của hầu hết các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. I/ BỘI CHI NGÂN SÁCH 1. Khái niệm bội chi ngân sách Thâm hụt ngân sách, hay còn gọi là bội chi ngân sách, trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. 2. Nguyên nhân bội chi ngân sách Gồm có 2 nguyên nhân cơ bản gây bội chi ngân sách nhà nước: Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó k hăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội
  5. chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. 3. Cách giải pháp khắc phục bội chi ngân sách Xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Có nhiều giải pháp nhằm bù đắp ngân sách nhà nước. Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Thứ nhất: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu
  6. tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Thứ ba: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Thứ tư: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ – trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế -xã hội, nhằm giải quyêt các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữ tăng trưởng kinh tế với giữ gìn mội trường v.v Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát
  7. là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết III/ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Khái niệm Tăng trương kinh tế là: sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm). + Tổng sản phẩm quốc dân là: tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở ngoài nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) + Tổng sản phẩm quốc nội là: tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (dù là thuộc về người tỏng nước hay nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). 2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế *Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng vô cùng đối với mỗi quốc gia: Trước hết, tăng trương kinh tế là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư (như: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, ) Tất nhiên, thành quả của tăng trưởng kinh tế phải sử dụng công bằng, hợp lý mới có những tác dụng trên.
  8. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân (quy luật Okum 2,5% - 1). Tuy nhiên, vấn đề này chỉ giải quyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. *Tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến “trạng thái quá nóng”, lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền vững. Tăng trưởng quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý, tức là tăng trưởng kinh tế phù hợp với khả năng của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định. Xác định mức tăng trưởng hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội. 3. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố cơ bản là: *Vốn: Theo nghĩa rộng, vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất. Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. + Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính. + Vốn có vai trò rất quan trọng để TTKT: là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác, cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến
  9. + Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm ra tăng ICOR. Ngày nay, hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ TTKT: g = s/k (trong đó: g là tốc độ tăng trưởng, s là tỷ lệ tiết kiệm, k lag hệ số ICOR) + Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn. *Con người: là nhân tố cơ bản của TTKT bền vững. Tất nhiên, đó là con người có sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động, được tổ chức hợp lý. + Vì tài năng, trí tuệ của con người là vô tận, còn vốn, tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế trí thức. + Con người sang tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng nó để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố khác không thể tự phát sinh tác dụng. + Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y tế, là phát huy nhân tố con người, đó chính là sự đầu tư phát triển. *Khoa học và công nghệ: là nhân tố quan trọng cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. + Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng nhanh và bền vững. + Ngày nay, Khoa học – Công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của tăng trưởng kinh tế. *Cơ cấu kinh tế: đây là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế + Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế,
  10. + Cơ cấu kinh tế hợp lý: thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Từ đó phân bổ nguồn lực (vốn, sức lao động) phù hợp. + Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng: phát huy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả. Là yếu tố quan trọng của tăng trương kinh tế nhanh và bền vững. *Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: đây là nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác. + Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ, cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước, tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. + Giúp khắc phục những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử như: gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực. + Đồng thời giúp sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực bên ngoài để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả. III/ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm. liên quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau. Trường phái tân cổ điển cho rằng tăng bội chi ngân sách hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Do đó, trong trường hợp này, tiết kiệm quốc gia sẽ giảm xuống. Khi tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất trên thị trường sẽ tăng sẽ làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoái lui đầu tư
  11. (crowding out). Vì thế, trường phái này cho rằng tăng bội chi ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ bội chi ngân sách thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do vậy sẽ làm giảm đầu tư khu vực tư nhân. Theo đó, tăng bội chi ngân sách có thể dẫn đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế. Một giải thích khác là khi chính phủ vay nợ trên thị trường trong nước, lãi suất sẽ bị đẩy lên và khi mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn của mình, theo đó sẽ hạn chế đến sự mở rộng sản xuất của khu vực tư nhân. Hay nói cách khác, sự gia tăng về cầu của chính phủ thông qua tăng chi tiêu (tăng bội chi ngân sách) đã “chèn lấn” cầu khu vực tư nhân. Trong khi đó, trường phái Keynes lại cho rằng tăng bội chi ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng chi ngân sách từ nguồn thâm hụt thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp nhận thâm hụt thông qua việc giảm thuế thì thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo dó, người dân sẽ tăng chi tiêu. Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên. Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng bội chi ngân sách có thể tăng lãi suất song vẫn có thể tăng được mức tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái này cũng cho rằng tác động của bội chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Hơn nữa, việc sử dụng bội chi ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp xảy ra suy thoái). Khi mà nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng nhân công (không có dư thừa về các yếu tố sản xuất), việc tăng bội chi ngân sách không những không có tác động đến tổng cầu mà còn nguy
  12. cơ đưa nên kinh tế trước những rủi ra mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phạt. Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho rằng, bội chi ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo trường phái này ảnh hưởng của bội chi ngân sách và thuế đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng bội chi ngân sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do vậy bội chi ngân sách dẫn đến vay nợ trong hiện tại sẽ đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Với hàm ý này, người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết để trả cho tương lai. Nói cách khác, người tiêu dùng thường dự đoán tương lai, quyết định tiêu dùng của họ không chỉ dựa vào thu nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai. Theo trường phái Ricardo, bội chi ngân sách sẽ không có tác động đến tiết kiệm và đầu tư. Theo họ khi bội chi ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, hơn nữa người dân ý thức được cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Trong khi đó, bội chi ngân sách làm cho tiết kiệm của khu vực nhà nước giảm xuống. Theo đó, tiết kiệm quốc gia được hiểu là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của nhà nước sẽ không đổi. Do vậy, bội chi ngân sách sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như lập luận của các trường phái nói trên. Tương tự như các trường phái lý thuyết nói trên, các nghiên cứu kiểm chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế cũng đưa ra nhiều kết quả không đồng nhất. Ví dụ, Keho (2010) sử dụng mô hình VAR trong nghiên cứu mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế đối với 7 nước trong Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (bao gồm: Benin, Burkina Faso, Coote d’Ivoire, Mali, Niger, Senegal và Togo) trên chuỗi
  13. số liệu trong giai đoạn 1980 – 2005 đã cho các kết quả trái ngược nhau. Cụ thể, trong 7 nước nghiên cứu có 3 nước gồm Côte d’Ivoire, Senegal và Toogo không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng. Trong khi đó, trong trường hợp Niger có tồn tại mối quan hệ tác động một chiều từ bội chi ngân sách đến tăng trưởng và đối với ba nước còn lại thì giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Tác giả Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) sau khi phân tích dữ liệu của các nước phát triền Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Maylaisia, Philipin, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam) trong giai đoạn 1990 – 2006 đã đưa ra lập luận cho rằng bội chi ngân sách càng thấp thì tăng trưởng càng cao. Trong nước ứng dụng mô hình chuỗi thời gian (mô hình VAR) để phân tích về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010) cho rằng quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế là cùng chiều trong các năm 2001 – 2007 và có mối quan hệ ngược chiều trong các năm 2008 – 2010. Kết luận Bội chi ngân sách tác động đến kinh tế trên nhiều phương diện nhau, kể cả trực tiếp và gián tiếp, trong ngắn hạn điều này có thể là cần thiết trong những giai đoạn nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân sụt giảm song việc kéo dài tình trạng này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn kinh tế. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với tăng trưởng kinh tế cho thấy tuy không phải là tác nhân trực tiếp gây bất ổn kinh tế, song việc kéo dài tình trạng thâm hụt ở mức cao cần phải được khắc phục. Đó còn chưa tính đến yếu tố hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách mà một phần đáng kể trong số đó được sử dụng từ nguồn vốn vay để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
  14. Tại Việt Nam, sự gia tăng về Bội chi NSNN dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân sách những năm tới trước một số khó khăn nhất định, nhất là trong việc đối phó với các biến động bất lợi có thể xảy ra trong thời gian tới khi mà mức dự nợ công, nợ chính phủ cũng đã tiệm cận ngưỡng. Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần hình thành một lộ trình cụ thể để giảm dần tỷ lệ thâm hụt, từng bước nâng cao tính bền vững của NSNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS.SỬ ĐÌNH THÀNH – TS.VŨ THỊ MINH HẰNG đồng chủ biên, (2008), Giáo trình Nhập môn tài chính – tiền tệ, NXB Lao Động Xã Hội updatebook.vn/ /38197-Moi-quan-he-giua-tham-hut-ngan-sach-va-voi-cac- chi-so-kinh-te-vi-mo-o-Viet-Nam-Thuc-trang-va-giai-phap