Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất nước

pdf 24 trang phuongnguyen 3890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_moi_quan_he_bien_chung_giua_co_so_ha_tang_va_kien.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất nước

  1. Tiểu luận: Triết học ĐỀ TÀI: ''Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất n−ớc'' . 1
  2. Tiểu luận: Triết học Lời nói đầu Việt Nam trong sự phát triển của Đông á vμ Đông Nam á, hay nói rộng hơn lμ vòng cung Châu á-Thái Bình D−ơng, hiện nay đang thu hút đ−ợc nhiều ng−ời trong giới lãnh đạo vμ giới kinh doanh trên thế giới. Vì sao Việt Nam có sự chú ý đó? chắc chắn lμ do Việt Nam đã vμ đang tiến hμnh công cuộc đổi mới một cách toμn diện vμ ngμy cμng sâu sắc về cơ sở hạ tầng vμ kiến chúc th−ợng tầng xã hội. Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thμnh phần theo định h−ớng xã hội ở n−ớc ta, cần vận dụng vμ quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng. Cơ sở hạ tầng lμ kết cấu kinh tế đa thμnh phần trong đó có thμnh phần kinh tế quốc doanh, tập thể vμ nhiều thμnh kinh tế khác nhau. Tính chất đan xen - quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa lμm cho nền kinh tế sôi động, phong phú, vừa mang tình phức tạp trong quá trình thực hiện định h−ớng xã hội. Đây lμ một kết cấu kinh tế năng động, phong phú đ−ợc phản chiếu trên nền kiến trúc th−ợng tầng vμ đặt ra đòi hỏi khách quan lμ nền kiến trúc th−ợng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Nh− vậy kiến trúc th−ợng tầng mới có sức mạnh đáp ứng đò hỏi của cơ sở hạ tầng. Đã có rất nhiều văn kiện trính trị vμ luận văn khoa học đề cập sâu sắc về công cuộc đổi mới nμy. Vì vậy, với t− cách lμ một sinh viên còn trên giảng đ−ờng, em chỉ mong bμi viết nμy có thể nêu một số vấn đề có tính chất khái quát về công cuộc đổi mới nμy vμ thấy đ−ợc sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất n−ớc ở Việt Nam. 2
  3. Tiểu luận: Triết học Qua đó em mạnh dạn nhận đề tμi : ''Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất n−ớc'' . Do thời gian s−u tầm tμi liệu không nhiều vμ trình độ nhận thức của em còn hạn chế, bản thân em lại lμ ng−ời Laos nên bμi viết của em không tránh khỏi những sai sót vμ bất cập, em rất mong nhận đ−ợc sự nhận xét của cô giáo, vμ đóng góp của các bạn để bμi tiểu luận của em đ−ợc hoμn thiện hơn. Em xin chân thμnh cảm ơn. 3
  4. Tiểu luận: Triết học Nội dung A. giới thiệu đề tμi Triết học lμ một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng đều bị các quan hệ của kinh tế qui định. Dù ở xã hội nμo, triết học bao giờ cũng bao gồm hai yếu tố: Yếu tố nhận thức đã lμ sự hiểu biết về thế giới sung quanh trong đó con ng−ời lμ yếu tố nhận định lμ sự đánh giá về mặt đạo lý. Để phù hợp với trình độ phát triển thấp ở các giai đoạn đầu tiên của lịch sử loμi ng−ời, triết học ra đời với tính cách lμ một khoa học tổng hợp các tri thức của con ng−ời về hiện thực xung quanh vμ bản thân mình. Sau đó, do sự phát triển của xã hội triết học đã tách ra khỏi thμnh khoa học độc lập, triết học với tính cách lμ khoa học, nên nó có đối t−ợng vμ nhiệm vụ nhận thức riêng của mình, nó lμ hệ thống những quan niệm, quan điểm có tính chất chính thể về thế giới, về các quá trình vật chất, tinh thần vμ mối quan hệ giữa chúng, về nhận thức vμ cải biên thế giới. Do vậy, triết học nghiên cứu về vấn đề: t− duy, xã hội vμ tự nhiên.Trong đó vấn đề xã hội lμ vấn đề mang tính hình thái kinh tế, phản ánh động lực sự phát triển xã hội thông qua lực l−ợng sản xuất. Để có cơ chế, cách thức trong sự phát triển xã hội thì cần phải có cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng. Do vậy cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng lμ một vấn đề đặc biệt phải quan tâm tới. Cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng lμ một trong những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lμ cơ sở thế giới quan vμ ph−ơng pháp luận khoa học trong nhận thức vμ cải tạo xã hội. 4
  5. Tiểu luận: Triết học Đại hội Đảng VI đã mở ra một trang mới cho lịch sử kinh tế Việt Nam. B−ớc ngoặt nμy có ý nghĩa trọng đại: Biến nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, thμnh nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. B−ớc ngoặt nμy đánh dấu sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Sự phát triển nμy phải chăng lμ kết quả của Việt Nam tr−ớc Đại hội Đảng VI? Vμ sự phát triển nμo phải chăng cũng cần trải qua một thời kỳ gọi lμ. Thời kỳ quá độ? Lênin - Nhμ lãnh đạo lỗi lạc - nhμ quản lý xã hội thiên tμi đã luôn luôn nhìn xã hội bằng con mắt của nhμ quản lý, vμ với tầm nhìn chiến l−ợc hμm chứa phép biện chứng sâu sắc. Ông luôn luôn muốn thay thế xã hội bằng xã hội khác tốt hơn. Bởi vậy ông đã nói Sự phát triển lμ cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Lịch sử phát triển của triết học lμ lịch sử phát triển của t− duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai ph−ơng pháp t− duy: Biện chứng vμ siêu hình. Chính cuộc đấu tranh lâu dμi của hai ph−ơng pháp nμy đã thúc đẩy t− duy triết học phát triển vμ hoμn thiền dần với thắng lợi của t− duy biện chứng duy vật. Triết học khi nói đến phát triển thì luôn chú ý đến nguồn gốc vμ động lực của phát triển vμ khuynh h−ớng của sự phát triển. Sự đòi hỏi của các yếu tố khách quan trong sự phát triển của sự vật hiện t−ợng đó lμ mâu thuẫn tất yếu biện chứng. Phép biện chứng nói rằng: Sự vật nμo cũng có mặt trái ng−ợc, cũng chứa động mâu thuẫn bên trong của nó, bản thân sự vật, cả trong tự nhiên vμ trong xã hội. Trong các mặt đối lập bao giờ cũng có sự đấu tranh gạt bỏ lẫn nhau. Phép biện chứng đã tìm thấy sự thấp nhất giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau mμ lẫn vμo nhau, thâm nhập trong nhau, mặt nμy chứa đựng mầm mống của mặt kia, chúng tác đọng qua lại lẫn nhau lμm 5
  6. Tiểu luận: Triết học điều kiện cho nhau tồn tại vμ phát triển. Sự phát triển từ cái nμy thμnh cái khác cần một thời kỳ gọi lμ thời kỳ quá độ. Trong nền kinh tế sự phân công lao động toạ ra mối quan hệ hữu cơ giữa ng−ời vμ ng−ời tạo ra sự phát triển xã hội. Lênin nói Do phân công lao động, ai lo cho ng−ời ấy, mọi ng−ời vì một ng−ời, một ng−ời vì mọi ng−ời, vμ phải tìm thấy mình trong ng−ời khác, còn chúa không thể lo cho ng−ời đ−ợc". Thời kỳ quá độ hiện nay ở Việt Nam lμ thời kỳ ủ mầm của một xã hội phát triển, trong đó phân công lao động đang diễn ra mạnh mẽ, đó lμ sự đấu tranh giữa những mặt đối lập của cơ chế cũ, vμ đang báo hiệu một t−ơng lai t−ơi sáng, một nền kinh tế phát triển bền vững. Đề tμi: Lênin nói "Sự phát triển lμ cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên lμm rõ cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ" 6
  7. Tiểu luận: Triết học B. Nội dung chính: I. Cơ sở hạ tầng. 1. Khái niệm: Cơ sở hạ tầng lμ tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thμnh cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Dựa vμo khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với t− cách lμ cơ sở kinh tế của các hiện t−ợng xã hội. Đúng vậy, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kết cấu kinh tế đặc tr−ng lμ cơ sở hiện thực của xã hội, hình thμnh một cách quan trong quá trình sản xuất vật chất xã hội. Nó bao gồm không chỉ những quan hệ trực tiếp giữa ng−ời với ng−ời trong sản xuất vật chất mμ nó còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế, trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của con ng−ời. 2. Đặc điểm, tính chất: Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể th−ờng bao gồm: kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác nh−: dấu vết, tμn trữ quan hệ sản xuất cũ vμ mầm mống, tiền đề của quan hệ sản xuất mới. Cuộc sống của xã hội cụ thể đ−ợc đặt trong tr−ớc hết bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị tiêu biểu cho cuộc sống ấy vμ những quan hệ sản xuất quá độ, hay những tμn d− cũ, mầm mống mới có vai trò nhất định giữa chúng tuy có khác nhau nh−ng không tách rời nhau vừa đấu tranh với nhau, vừa liên hệ với nhau vμ hình thμnh cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. 7
  8. Tiểu luận: Triết học Ví dụ nh−: Trong xã hội phong kiến ngoμi quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tμn d− của xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất t− bản chủ nghĩa vμ chính 3 yếu tố đó cấu thμnh nên cơ sở hạ tầng phong kiến. Đặc tr−ng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng lμ do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Quan hệ sản xuất thống trị qui định vμ tác động trực tiếp đến xu h−ớng chung của toμn bộ đời sồng kinh tế - xã hội. Qui định tính chất cơ bản của toμn bộ cơ sở hạ tầng xã hội đ−ơng thời mặc dù quan hệ tμn d−, mầm mống có vị trí không đáng kể trong xã hội có nền kinh tế xã hội phát triển đã tr−ởng thμnh, nh−ng lại có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thμnh phần của xã hội đang ở giai đoạn mang tính chất quá độ. Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mμ dựa trên cơ sở chiếm hữu t− nhân về t− liệu sản xuất. Tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng đ−ợc bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hoμ đ−ợc trong cơ sở hạ tầng đó vμ do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó lμ sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoμn ng−ời trong xã hội. Nh− vậy, cơ sở hạ tầng lμ tổng thể vμ mâu thuẫn rất phức tạp, lμ quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con ng−ời. Nó đ−ợc hình thμnh trong quá trình sản xuất vật chất vμ trực tiếp biến đổi theo sự tác động vμ phát triển của lực l−ợng sản xuất. II. KHáI NIệM KIếN TRúC THƯợNG TầNG Xã HộI: 1. Khái niệm: Kiến trúc th−ợng tầng lμ toμn bộ những quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật với những thể chế t−ơng ứng: 8
  9. Tiểu luận: Triết học nhμ n−ớc, đảng phái, giáo hội, các đoμn thể đ−ợc hình thμnh trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Bởi vậy, kiến trúc th−ợng tầng lμ những hiện t−ợng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội, lμ bộ mặt tinh thần t− t−ởng của hình thái kinh tế -xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong xã hội hợp thμnh cơ cấu hoμn chỉnh của hình thái kinh tế-xã hội. 2. Đặc điểm, tính chất: Nh− vậy, các bộ phận khác nhau của kiến truc th−ợng tầng đều ra đời vμ có vai trò nhất định trong việc tạo nên bộ mặt tinh thần, t− t−ởng của xã phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, lμ phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc th−ợng tầng đều liên quan nh− nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Mμ trong xã hội có giai cấp, t− t−ởng chính trị, t− t−ởng pháp quyền cùng những tổ chức t−ơng ứng nh− chính đảng, nhμ n−ớc lμ những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất vμ lμ thμnh phần chính của kiến trúc th−ợng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội ấy. Ngoμi ra còn có các yếu tố khác đối lập với những t− t−ởng quan điểm, tổ chức chính trị của các giai cáp bị trị. Kiến trúc th−ợng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc th−ợng tầng biểu hiện ở sự đối địch về quan điểm, t− t−ởng vμ các cuộc đấu tranh về t− t−ởng của các giai cấp đối kháng. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc th−ợng tầng của xã hội có tính chất đối kháng giai cáap lμ nhμ n−ớc-Đây lμ công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho xã hội về mặt pháp lý- chính trị. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS, những tμn d− t− t−ởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc th−ợng tầng. Vì vậy, trong 9
  10. Tiểu luận: Triết học kiến trúc th−ợng tầng của các n−ớc xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ nμy vẫn còn sự đấu tranh giữa t− t−ởng xã hội chủ nghĩa với những tμn d− t− t−ởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp th−ợng tầng mới bị xoá bỏ. III. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng xã hội. Theo nh− quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhμ n−ớc vμ pháp luật quyết định quan hệ kinh tế, ý thức t− t−ởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội. Theo chủ nghĩa duy vật, kinh tế lμ yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức t− t−ởng, chính trị không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội. Nh−ng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: Cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc th−ợng tầng. Còn kiến trúc th−ợng tầng lμ phản ánh cơ sở hạ tầng, nh−ng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Trong sự thống nhất biện chứng nμy, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đóng vai trò với kiến trúc th−ợng tầng. Kiến trúc th−ợng tầng phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nμo thì kiến trúc th−ợng tầng ấy. Sự biến đổi giữa hai yếu tố nμy cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa chất vμ l−ợng diễn ra theo hai h−ớng : Một lμ: sự phát triển hoạc giảm đi về l−ợng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất. Hai lμ: sự tăng hay giảm về l−ợng không lμm cho chất thay đổi ngay mμ thay đổi dần dần từng phần từng b−ớc . 10
  11. Tiểu luận: Triết học Theo quy luật nμy thì quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng diễn ra nh− sau: Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nμo đó gọi lμ điểm nút, thì nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc th−ợng tầng. Quá trình nμy không chỉ đơn thuần lμ sự biến một hay nhiều bộ phận mμ lμ sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị vμ hình thái kinh tế chính trị −u thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử nμy: trong giai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng có sự dung hoμ với nhau hay đạt đ−ợc giới hạn độ.Tại đây, cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng tác động biện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần) nh−ng tại đây kiến trúc th−ợng tầng ch−a có sự thay đổi. Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình đμo thải. Mác nói: nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có tr−ớc thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nμo. Chính vì cơ sở hạ tầng cũ đ−ợc thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hμm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã đ−ợc cải tạo đi trên những nấc thang mới. Chính vì cơ sở hạ tầng th−ờng xuyên vận động nh− vậy nên kiến trúc th−ợng tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng. a.Vai trò quết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc th−ợng tầng xã hội: Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng, vμ kiến trúc th−ợng tầng của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, vμ cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc th−ợng tầng. 11
  12. Tiểu luận: Triết học Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện tr−ớc hết lμ ở chỗ: Cơ sở hạ tầng lμ những quan hệ vật chất khách quan quy định mọi quan hệ khác: Về chính trị, tinh thần, t− t−ởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng nμo sinh ra kiến trúc th−ợng tầng ấy, nói cách khác cơ sở hạ tầng đã sinh ra kiến trúc th−ợng tầng, vμ kiến trúc th−ợng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất định, khônh có kiến trúc th−ợng tầng chung cho mọi xã hội. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc th−ợng tầng về tính chất, nội dung vμ kết cấu: Tính chất của kiến trúc th−ợng tầng đối kháng hay không đối kháng, nội dung của kiến trúc th−ợng tầng nghèo nμn hay đa dạng, phong phú vμ hình thức của kiến trúc th−ợng tầng gọn nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc th−ợng tầng còn thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc th−ợng tầng. Mác viết: Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc th−ợng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng. Sự biến đổi của kiến trúc th−ợng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng nμy thay thế cơ sở hạ tầng khác. Nghĩa lμ, khi cách mạng xã hội đ−a đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ vμ thay thế cơ sở hạ tầng mới thì sự thống trị cũ bị xoá bỏ vμ thay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới. Qua đó mμ chính trị của giai cấp thay đổi, bộ máy nhμ n−ớc mới thμnh lập thay thế nhμ n−ớc cũ, ý thức xã hội cũng biến đổi. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng diễn ra do kết quả của cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa các giai cấp thống trị vμ giai cấp bị trị, mμ đỉnh cao lμ cách mạng xã hội. Những biến đổi của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng xét cho cùng lμ do sự phát triển của lực l−ợng sản xuất. Nh−ng lực lực l−ợng sản xuất trực tiếp 12
  13. Tiểu luận: Triết học gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng vμ sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến l−ợt nó lại lμm cho kiến trúc th−ợng tầng biến đổi. Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng, không phải cứ cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc th−ợng tầng mới mất đi ngay mμ có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp. Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ vμ cái mới, những tμn d− của cái cũ còn tồn tại rất lâu. Mặt khác cũng có những yếu tố, những hình thức không cơ bản nμo đó của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cũ đ−ợc giai cấp mới giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng mới. Nh− vậy, chúng ta có thể thấy cơ sở hạ tầng có quyết định to lớn đối với kiến trúc th−ợng tầng, do đó trong cách mạng xã hội chủ nghĩa việc xây dựng cơ sở chủ nghĩa có tác dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của xã hội. Chính vì tầm quan trọng của nó mμ khi xem xét, cải tạo một bộ phận nμo đó của kiến trúc th−ợng tầng phải xem xét cải tạo từ cơ sở hạ tầng xã hội. vμ tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với với kiến trúc th−ợng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ một hình thái kinh tế- xã hội khác. Tuy vậy, những quan hệ tinh thần, t− t−ởng của xã hội đó lμ kiến trúc th−ợng tầng, cũng không hoμn toμn thụ động, nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó. b. Sự tác động trở lại của kiến trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng . Trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng, kiến trúc th−ợng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng biểu hiện tập trung đời sống tinh thần xã hội, do đó có vai trò tác động to lớn trở lại với cơ sở hạ tầng. Lμ một bộ phận cấu thμnh hình thμnh kinh tế xã hội, đ−ợc sinh ra vμ phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, cho nên sự tác động tích cực của kiến 13
  14. Tiểu luận: Triết học trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng đ−ợc thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc th−ợng tầng lμ luôn luôn bảo vệ duy trì, củng cố vμ hoμn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng đã lỗi thời lạc hậu. Kiến trúc th−ợng tầng tìm mọi biện pháp để xoá bỏ những tμn d− của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cũ, ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy. Thực chất trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc th−ợng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị vμ t− t−ởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập đ−ợc sự thống trị về chính trị vμ t−ởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững đ−ợc. Vì vậy, kiến trúc th−ợng tầng thực sự trở thμnh công cụ, ph−ơng tiện để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị của xã hội. Trong các yếu tố cấu thμnh nên kiến trúc th−ợng tầng, nhμ n−ớc giữ vai trò đặc biệt quan trọng vμ có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng vì, nó lμ một l−ợng vật chất tập trung sức mạnh kinh tế vμ chính trị của giai cấp thống trị . Nhμ n−ớc không chỉ dựa trên hệ t−ởng, mμ còn dựa trên những hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội, sử dụng bạo lực, bao gồm các yếu tố vật chất: quân đội, cảnh sát, toμ án, nhμ tù để tăng c−ờng sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố địa vị của quan hệ sản xuất thống trị. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giμnh chính quyền về tay mình, cũng chính lμ tạo cho mình sức mạnh kinh tế. Sử dụng quyền lực nhμ n−ớc, giai cấp thống trị sẽ không ngừng mở rộng ảnh h−ởng kinh tế trên toμn xã hội. Kinh tế vững mạnh lμm cho nhμ n−ớc đ−ợc tăng c−ờng. Nhμ n−ớc đ−ợc tăng c−ờng lại tạo thêm ph−ơng tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn địa vị kinh tế vμ xã hội của giai cấp thống trị. cứ nh− thế, sự tác động qua lại biện chứng giữa kiến trúc th−ợng tầng vμ cơ sở hạ tầng 14
  15. Tiểu luận: Triết học đ−a lại sự phát triển hợp quy luật của kinh tế vμ chính trị. ở đây, nhμ n−ớc lμ ph−ơng tiện vật chất, có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế lμ mục đích của chính trị, điều nμy đ−ợc chứng minh qua sự ra đời vμ sự tồn tại của nhμ n−ớc khác nhau . Cùng với nhμ n−ớc, các yếu tố khác của kiến trúc th−ợng tầng cũng đã tác động đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau. Các yếu tố của kiến trúc th−ợng tầng không những chỉ có tác động lẫn nhau. Song th−ờng th−ờng những sự tác động đó phải thông qua nhμ n−ớc, pháp luật vμ thể chế t−ơng ứng, chỉ qua đó chúng mới phát huy đ−ợc hết hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, vμ đối với toμn xã hội. Sự tác động của kiến trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng nó tác động cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng. Trái lại, khi nó tác động ng−ợc chiều vớ qui luật kinh tế khách quan nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiệu quả tác động của kiến trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vμo năng động chủ quan trong nhận thức vμ vận dụng quy luật kinh tế- xã hội, vμo hoạt động thực tiễn của con ng−ời. Kiến trúc th−ợng tầng có vai trò to lớn, định h−ớng những hoạt động thực tiễn đ−a lại ph−ơng án phát triển tối −u cho kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh, tuyệt đối hoá, phủ nhận tính tất yếu kinh tế của xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan d−ới những hình thức khác nhau. Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng có quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, khi xem xét vμ cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng vμ tác động trở lại của kiến trúc th−ợng tầng, không đ−ợc tuyệt đối hoá hoặc hạ thấp yếu tố nμo. 15
  16. Tiểu luận: Triết học Trung thμnh với lý luận Mác - Lênin vμ vận dụng sáng tạo vμo tình hình thực tiễn ở Việt Nam, Đảng chủ tr−ơng tập chung đổi mới kinh tế, đáp ứng nhữnh đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc lμm vμ các nhu cầu xã hội khác coi đó lμ nhiệm vụ quan trọng để tiến hμnh thuận lợi đổi mới trên lĩnh vực chính trị: Nhμ n−ớc phải thực hiện tốt vai trò quản lý về kinh tế - xã hội bằng pháp luật, kế hoạch, chính trị, thông tin, tuyên truyền giáo dục vμ công cụ khác ( Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toμn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 7). IV. MốI QUAN Hệ BIệN CHứNG GIữA CƠ Sở Hạ TầNG Vμ KIếN TRúC THƯợNG TầNG TRONG THờI Kỳ QUá Độ LÊN CHủ NGHĩA Xã HộI ở NƯớC TA. 1. Đặc điểm hình thμnh cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cộng sản chủ nghĩa. Cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cộng sản chủ nghĩa không hình thμnh tự phát trong xã hội cũ, mμ hình thμnh tự giác sau khi giai cấp vô sản giμnh chính quyền vμ phát triển hoμn thiện Suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa t− bản lên chủ nghĩa cộng sản . Muốn có cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cộng sản chủ nghĩa. Tr−ớc hết giai cấp vô sản phải dùng bạo lực cách mạng đập tan nhμ n−ớc cũ, lập nên nhμ n−ớc vô sản. Sau khi giμnh đ−ợc chính quyền, giai cấp vô sản tiến hμnh quốc hữu hoá, tịch thu, tr−ng thu nhμ máy, xí nghiệp của giai cấp t− sản nhằm tạo ra cơ sở kinh tế ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Việc nhμ n−ớc chuyên chính vô sản phải ra đời tr−ớc để tạo điều kiện vμ lμm công cụ, ph−ơng tiện cho quần chúng nhân dân, tiến hμnh triệt để quá trình ấy hoμn toμn phù hợp với qui luật khách quan của xã hội. Đó lμ sự phát triển khách quan trong quá trính sản xuất vật chất của xã hội, đòi hỏi phải có 16
  17. Tiểu luận: Triết học một cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng tiến bộ hơn thay thế cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng t− bản chủ nghĩa lỗi thời phản động. Tuynhiên, nhμ n−ớc chuyên chính vô sản có thật sự vững mạnh hay không lại hoμn toμn phụ thuộc vμo sự phát triển của sự phát triển của cơ sở hạ tầng cộng sản chủ nghĩa. 2. Cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam D−ới chủ nghĩa xã hội hoμn chỉnh, cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng thuần nhất vμ thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không có tính chất đối kháng, không bao hμm những lợi ích kinh tế đối lập nhau. Hình thức sở hữu bao trùm lμ sở hữu toμn dân vμ tập thể, hợp tác t−ơng trợ nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao động, không còn chế độ bóc lột . Kiến trúc th−ợng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy mμ có sự thống trị về chính trị vμ tinh thần. Nhμ n−ớc xã hội chủ nghĩa lμ nhμ n−ớc kiểu mới: của dân do dân vμ vì dân. Pháp luật xã hội chủ nghĩa lμ công cụ để cải tạo xã hội cũ vμ xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến bộ, khoa học trở thμnh động lực cho sự phát triển xã hội. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa t− bản lên chủ nghĩa xã hội lμ thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc vμ triệt để, lμ một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp. Cho nên cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng với đầy đủ những đặc tr−ng của nó. Bởi vì, cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thμnh phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến trúc th−ợng tầng có sự đối kháng về t− t−ởng vμ có sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản vμ giai cấp t− sản trên lĩnh vực t− tuởng văn hoá. Bởi vậy công cuộc cải cách kinh tế vμ đổi mới thể chế chính trị lμ một quá trình mang tính cách mạng lâu dμi, phức tạp mμ thực chất lμ cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai con đ−ờng t− bản chủ nghĩa vμ xã hội chủ nghĩa. 17
  18. Tiểu luận: Triết học Chính vì những lý do đó mμ n−ớc ta từ một n−ớc thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế lạc hậu sản xuất nhỏ lμ chủ yếu, đi lên chủ nghĩa xã hội (bỏ qua chế độ phát triển t− bản chủ nghĩa ) chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở n−ớc ta bao gồm các thμnh phần kinh tế nh−: kinh tế nhμ n−ớc, kinh tế hợp tác, kinh tế t− bản nhμ n−ớc, kinh tế cá thể, kinh tế t− bản t− nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó lμ nền kinh tế hμng hoá nhiều thμnh phần theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Các thμnh phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, lại vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất , chúng vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết với nhau, bổ xung với nhau. Để định h−ớng xã hội chủ nghĩa đối với các thμnh phần kinh tế nμy, nhμ n−ớc phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hμnh chính vμ giáo dục. Trong đó biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhất nhằm từng b−ớc xã hội hoá nền sản xuất với hình thức vμ b−ớc đi thích hợp theo h−ớng: kinh tế quốc doanh đ−ợc củng cố vμ phát triển v−ơn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể d−ới hình thức thu hút phần lớn những ng−ời sản xuất nhỏ trong các ngμnh nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế t− nhân vμ gia đình phát huy đ−ợc mọi tiềm năng để phát triển lực l−ợng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Trong văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII, Đảng ghi rõ phải tập chung nguồn vốn đầu t− nhμ n−ớc cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vμ một số công trình công nghiệp then chốt đã đ−ợc chuẩn bị vốn vμ công nghệ. Nâng cấp vμ xây dựng mới hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, giáo dục vμ đμo tạo, y tế . Đồng thời văn kiện Đảng cũng ghi rõ:T− nay tới cuối thập kỷ, phải quan tâm tới công nghiệp 18
  19. Tiểu luận: Triết học hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vμ kinh tế nông thôn, phát triển toμn diện nông, lâm, ng− nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hμng tiêu dùng vμ hμng xuất khẩu. Về kiến trúc th−ợng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin vμ t− t−ởng Hồ Chí Minh lμm kim chỉ nam cho mọi hμnh động của toμn Đảng, toμn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin vμ t− t−ởng Hồ Chí Minh lμ t− t−ởng về sự giải phóng con ng−ời khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình lμ đi lμm thuê bị đánh đập, l−ơng ít. Bởi vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin t− t−ởng Hồ Chí Minh trở thμnh t− t−ởnh chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội lμ việc lμm th−ờng xuyên, liên tục của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kiến trúc th−ợng tầng. Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân lμ ng−ời chủ thực sự của xã hội. Toμn bộ quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của mọi cá nhân. Trong c−ơng lĩnh xây dựng đất n−ớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : xây dựng nhμ n−ớc xã hội chủ nghĩa , nhμ n−ớc của dân, do dân vμ vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vμ tầng lớp trí thức lμm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo . Nh− vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thμnh hệ thống chính trị - xã hội kkhông tồn tại nh− một mục đích t− nhân mμ vì phục vụ con ng−ời, thực hiện cho đ−ợc lợi ích vμ quyền lợi thuộc về nhân dân lao động. 19
  20. Tiểu luận: Triết học Mỗi b−ớc phát triển của cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng lμ một b−ớc giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển vμ củng cố cơ sở hạ tầng điều chỉnh vμ củng cố các bộ phận của kiến trúc th−ợng tầng lμ một quá trình diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ. 3. Một số kiến nghị Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thμnh phần theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta, cần vận dụng vμ quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng. Cơ sở hạ tầng lμ kết cấu kinh tế đa thμnh phần trong đó có thμnh phần kinh tế quốc doanh , tập thể vμ nhiều thμnh phần kinh tế quốc doanh, tập thể vμ nhiều thμnh phần kinh tế khác nhau. Tính chất đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa lμm cho nền kinh tế sôi động, phong phú, vừa mang tính chất phức tạp trong quá trình thực hiện định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Đây lμ một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, đ−ợc phản chiếu lên kiến trúc th−ợng tầng vμ đặt ra đòi hỏi khách quan lμ nền kiến trúc th−ợng tầng vμ đặt ra đòi hỏi khách quan lμ nền kiến trúc th−ợng tầng cũng phải đ−ợc đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Nh− vậy kiến trúc th−ợng tầng mới có sức mạnh đáp ứng kịp thời đòi hỏi của cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng lμ việc rất phức tạp. Điều quan trọng tr−ớc hết lμ cần sớm hình thμnh vμ thống nhất những quan điểm sử lý thiết yếu. Thứ nhất: Cần một ph−ơng pháp tiếp cận vấn đề một cách cụ thể không lμm theo cách cháy đâu chữa đấy từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để đ−a ra những luận chứng có tính khả thi. 20
  21. Tiểu luận: Triết học Thứ hai: Cần theo dõi chặt chẽ, khai thác sμng lọc vμ sử lý các loại tín hiệu của nền kinh tế một cách kịp thời trên cơ sở chủ ch−ơng chính sách thích hợp khuyến khích các hoạt động kinh tế lμnh mạnh . đồng thời phải xây dựng một cơ chế điều hμnh kinh tế cho phép thâu l−ợm đánh giá, sử lý kịp thời mọi tín hiệu kinh tế trong phạm vi cả n−ớc. Thứ ba: Hoμn thiện các thủ tục tμi chính, tăng c−ờng kỷ c−ơng pháp luật trong điều hμnh tμi chính quốc gia từ trung −ơng đến từng ng−ời sản xuất. 21
  22. Tiểu luận: Triết học KếT LUậN Nắm vững phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng, giữa đổi mới kinh tế vμ đổi mới kinh tế vμ đổi mới chính trị, vận dụng sáng tạo những chủ ch−ơng, đ−ờng lối của Đảng lμ con đ−ờng đầy trông gai nh−ng tất yếu sẽ dμnh thắng lợi trong công cuộc đôỉ mới vì mục tiêu dân giμu n−ớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đảng ta đã sáng suốt khi đề ra b−ớc đầu thực hiện tốt đ−ờng lối đổi mới toμn diện bằng cách kết hợp chặt chẽ đổi mới cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng. Em tin rằng với nhận thức đúng đắn, sáng tạo của mình cùng với sự đồng lòng nhất trí, ra sức phấn đấu của toμn đảng , toμn dân, toμn quân, Đảng ta nhất định lãnh đạo công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi hoμn toμn, d−ới đμ phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay, công cuộc đổi mới Đảng lãnh đạo nhất định sẽ đ−a n−ớc ta lên ngang tầm với các n−ớc đang phát triển trong khu vực vμ thế giới. Lμ một sinh viên, em nguyện sẽ góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để công cuộc đổi mới ngμy cμng đi lên. 22
  23. Tiểu luận: Triết học Tμi liệu tham khảo 1. Văn kiện đại hội đảng VII,VIII 2. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 3. Tạp chí nghiên cứu lý luận 4. Hỏi đáp triết học 5. Giáo trình triết học Mác- Lênin 6. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam, thực trạng vμ giải pháp 23
  24. Tiểu luận: Triết học Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung 4 A. giới thiệu đề tμi 4 B. Nội dung chính: 5 I. Cơ sở hạ tầng 7 1. Khái niệm: 7 2. Đặc điểm, tính chất: 7 II. KHáI NIệM KIếN TRúC THƯợNG TầNG Xã HộI: 8 1. Khái niệm: 8 2. Đặc điểm, tính chất: 9 III. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng xã hội. 10 IV. MốI QUAN Hệ BIệN CHứNG GIữA CƠ Sở Hạ TầNG Vμ KIếN TRúC THƯợNG TầNG TRONG THờI Kỳ QUá Độ LÊN CHủ NGHĩA Xã HộI ở NƯớC TA 16 1. Đặc điểm hình thμnh cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng cộng sản chủ nghĩa. 16 2. Cơ sở hạ tầng vμ kiến trúc th−ợng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 17 3. Một số kiến nghị 20 KếT LUậN 22 Tμi liệu tham khảo 23 24