Tiểu luận Kinh tế Braxin

doc 31 trang phuongnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Kinh tế Braxin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_kinh_te_braxin.doc

Nội dung text: Tiểu luận Kinh tế Braxin

  1. Tiểu luận Kinh tế Braxin
  2. I – Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin: Giới thiệu các con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế: Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.  Con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh: Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trướcđây thường lựa chọn con đường này. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy, theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: Một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. Mặt khác việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng 2
  3. tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này  Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng công bằng xã hội: Mô hình này lại đưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Theo mô hình này các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng.  Mô hình phát triển toàn diện: Theo mô hình này, chính phủ các nước, một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giầu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; Mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này. 3
  4. 1. Braxin lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô hình “tăng trưởng nhanh”:  Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú,có các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại có đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Braxin đều có khả năng phát triển. Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đại biểu cho giai cấp tư sản mại bản và giai cấp địa chủ Braxin hết sức lo sợ và điên cuồng chống lại. Âm mưu của chúng là thiết lập một chính quyền phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ, buộc Braxin vào các kế hoach gây chiến xâm lược của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Các tập đoàn quân sự độc tài thay nhau cầm quyền: Bran-cô(1964-1966), Xin-va(1966-1969), Mê-đi-xi(1969-1974) và Giây-xen(từ tháng 3 năm 1974), để theo đuôi một đuờng lối đối nội và đối ngoại cực kì phản động nhằm phục vụ quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các tập đoàn tư bản Braxin. Giới cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả nước với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn tài nguyên giàu có của đất nước. 4
  5. Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua. II – Quá trình phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng nhanh: 1. Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1980:  Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế: Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ la tinh: do đất đai,khí hậu hết sức thuận lợi,nên nông nghiệp của Braxin phát triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm (năm 1972).ngành chăn nuôi của Braxin cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng cỏ, thung lũng. Braxin có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20 % tổng sản phẩm quốc dân, điều đó đã nói lên rằng, mặc dù Braxin có nền kinh tế công nghiệp khá phát triển, song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Braxin có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –gan, bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Braxin còn có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy, nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước ngoài. Nền ngoại thương cảu Braxin tiến hành trao đổi chủ yếu với 5
  6. các nước tư bản Anh, Mỹ, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan ngoài ra Braxin còn trao đổi kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Braxin xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la, hàng nhập khẩu chủ yếu của Braxin là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô trị giá hàng nhập khẩu hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la. Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Braxin đã có những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ 1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973 tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%. Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Braxin trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của Braxin”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Braxin”, về “hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới”  Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số phát triển kinh tế trên đây thì thấy có sự gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp của Braxin. Nhưng thực chất của sự thần kì đó không như các giới cầm quyền Braxin khẳng định; trong thực tế nó đã gắn liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Braxin. Trước hết sự gia tăng kinh tế trong những năm 70 của Braxin không có gì là “ thần kì” là “hiện tượng kì lạ” không giải thích nổi, nếu so sánh nó với nhiều nước Á, Phi và Mỹ la tinh khác về tốc độ phát triển hoặc trình độ sản xuất công nghiệp. Nó càng không phải là hiện tượng “ nhảy vọt đột biến” mà chỉ là nằm trong quá trình công 6
  7. nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu ở Braxin từ những năm 30, hay nói đúng hơn từ nửa sau những năm 40 và đầu những năm 50 với sự lớn mạnh của tầng lớp đại tư sản Braxin. Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở Braxin, nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4 năm 1964, đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản nước ngoài vào Braxin nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất cho chúng, đồng thời duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối với quần chúng nhân dân, tăng cường chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ trong nước. Với đường lối đó các tập đoàn cầm quyền Braxin đã mở đường cho tư bản nước ngoài mặc sức cướp bóc vơ vét, biến Braxin thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Chính quyền Braxin đã đưa ra những ưu đãi về đặc quyền, đặc lợi hết sức béo bở mà các công ty tư bản độc quyền nước ngoài ít khi giám mơ tưởng tới. Chẳng hạn các công ty nước ngoài kinh doanh ở Braxin sẽ được giảm hoặc miễn thuế, đảm bảo không bị quốc hữu hóa, không sợ công nhân bãi công, lại có thể tự do bán sản phẩm ra nước ngoài hoặc nhập vào Braxin toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, và được tự do chuyển lợi nhuận về nước. Các công ty Mỹ ở Braxin lại còn được hưởng cái gọi là hiệp nghị trao quyền “ hải ngoại”, tức là trong trường hợp một công ty nào đó của Mỹ bị quốc hữu hóa thì sẽ được chính quyền Braxin bồi thường theo luật pháp nước Mỹ, chứ không phải theo luật pháp Braxin. Đồng thời, các nhà cầm quyền lại thi hành chính sách “ ướp lạnh” tiền lương, duy trì mức lương rất thấp và thậm trí còn bảo đảm không có sự tăng lương ở Braxin. Rõ ràng đối với bọn đế quốc, Braxin là một ốc đảo đem lại cho chúng 7
  8. những lợi nhuận siêu ngạch, chắc chắn và tương đối ổn định. Chính vì vậy, số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở Braxin: năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la, trong đó 1,4 tỷ đô la của Mỹ; đến tháng 7 năm 1974 là 5,1 tỷ đô la; cộng hòa liên bang Đức : 586 triệu; Nhật Bản 430 triệu; Canađa 362 triệu; Anh 349 triệu; Pháp 207 triệu. Tính đến năm 1969, ở Braxin có tới 498 công ty nước ngoài và 36 chi nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí nghiệp lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài. Các công ty nước ngoài đã thao túng và kiểm soát những lĩnh vực kinh tế quan trọng, ảnh hưởng rất to lớn đến sự phát triển kinh tế của Braxin. Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Braxin năm 1970 thì 82,5% nền kinh tế Braxin nằm trong tay tư bản nước ngoài. Riêng tư bản độc quyền Mỹ đã chiếm 70,2% sản xuất công nghiệp, 90% ngành hóa chất dầu lửa, 67,8% giao thông vận tải, 55% dược phẩm và hầu như toàn bộ ngành lắp ráp xe hơi, đóng tàu, sản xuất máy công cụ, xuất khẩu nông phẩm và quặng. Năm 1971, 33,8% hàng xuất khẩu của Braxin là của các công ty nước ngoài; năm 1973 tăng lên 43,3%; trong khi hàng xuất khẩu của nhà nước giảm từ 27% xuống còn 15%. Các công ty tư bản nước ngoài nhất là Mỹ, chẳng những ráo riết bành trướng dưới hình thức các công ty hỗn hợp câu kết với tư bản bản xứ, mà còn xâm nhập cả vào khu vực kinh tế của nhà nước Braxin. Rõ ràng là sự “ thần kì” của nền kinh tế Braxin chính là sự gia tăng thế lực của các công ty tư bản nước ngoài, trước hết là của Mỹ cùng với sự tăng cường và mở rộng đầu tư kinh doanh của tư bản Braxin. Hậu quả tất yếu của sự thần kì đó là Braxin ngày càng lệ thuộc nặng nề vào chủ nghĩa tư bản đế quốc quốc tế, và nhân dân Braxin bị bóc lột nặng nề hơn, cuộc sống của họ lại trở nên bi đát và thảm hại hơn. Chính tờ báo MỸ bưu điện Oa- sinh-tơn (năm 1976) 8
  9. đã viết: “ những con số gần đây nhất cho thấy 80% những người Braxin có lương thấp nhận được 27,5% tổng sản phẩm quốc dân năm 1970, so với 35% trong những năm 60. Trong khi đó, số 5% những người giầu nhất trong cùng thời gian này đã tăng thu nhập của mình từ 44% lên 50%”. Một tờ báo Thụy Điển đã mô tả rõ ràng hơn: 2,8 % số dân được cải thiện cuộc sống, 7,2% duy trì được mức sống có thể chấp nhận được và 90 % lâm vào tình trạng nghèo khổ ngày càng tệ hại. Con số 500.000 việc làm công nghiệp mới được tạo ra trong những năm 1970 là không đáng kể nếu đem với con số 2 triệu người di trú mới nhập thêm vào các thành phố để tìm công ăn việc làm, chưa kể số cư dân của các thành phố bị thất nghiệp phải tìm lại việc làm và sự gia tăng dân số ở ngay bên trong bản thân các đô thị. Với một số dân chiếm 29% tổng số dân cả nước, vùng Nordeste có 46.6% số gia đình mà thu nhập chỉ bằng hơn một nửa, tiền lương tối thiểu (25 đôla mỗi tháng), và tuổi thọ trung bình của dân trong vùng chỉ là 53 so với tuổi thọ trung bình cả nước là 63. Ở nông thôn, tình trạng chiếm hữu ruộng đất của giai cấp đại địa chủ hết sức trầm trọng: Bọn đại địa chủ chỉ chiếm 2,2% số dân ở nông thôn nhưng đã chiếm tới gần 60% đất đai mầu mỡ. 80% nông dân không có ruộng đất buộc phải làm việc với đồng lương 10 đô la một tháng. Trong khi đó nạn thất nghiệp ở thành thị ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 1976 trên cả nước Braxin có tới 40% tổng số người lao động thất nghiệp thường xuyên và đông đảo để kìm giữ tiền lương của công nhân ở mức thấp nhất. Đại bộ phận công nhân Braxin chỉ chiếm được những đồng lương chết đói. Một hình ảnh khác của “sự thần kì” là tình trạng phát triển không đều một cách ghê gớm của Braxin, mà tai họa cuối cùng là 9
  10. chút lên đầu nhân dân lao động . Trong khi ở Braxin có những nhà máy sản xuất hầu như hoàn toàn tự động thì 25 triệu người ở miền Bắc vẫn sử dụng những phương tiện thô sơ trong sản xuất . Trong khi đã bắt đầu xây dựng những nhà máy điện nguyên tử , bàn đến sản xuất máy tính điện tử và cả việc chế tạo bom nguyên tử thì 39% số dân Braxin còn mù chữ ( một trong những tỉ lệ lạc hậu nhất ở lục địa Nam Mỹ). Phần lớn trẻ em đến tuổi không được đi học và chỉ có 1% số học sinh đi học là lên được tới đại học. Trong khi những chương trình đồ sộ được đề ra như xây dựng đường xe điện ngầm ở Xan pao lu, Ri-ô, đê Gia nây rô, Bằc cầu Ni-tê-roi qua vịnh Gu-a-na-ba-ra, mở đường xuyên Amadôn dài 2290 km thì tình trạng y tế lại hết sức khủng khiếp: 50 triệu dân Braxin mắc bệnh giun sán, 6 triệu người mắc bệnh lao, 70% số dân không đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong cao nhất so với các nước khác ở Mỹ la tinh. Tuổi thọ trung bình của Braxin năm 1976 chỉ là 37 tuổi, trong khi ở Mỹ la tinh nói chung là 50, ở liên xô là 70. Trong khi Braxin nổi tiếng với những thành phố vừa đông dân nhất châu Mỹ la tinh, lại vừa rất hiện đại được liệt vào loại kiến trúc đẹp nhất thế giới với những khu nhà chọc trời, những biệt thự, những khách sạn lộng lẫy, thì Braxin cũng lại nổi tiếng với những khu nhà ổ chuột tạo nên những vành đai nghèo khổ bao quanh các thành phố. Đó là nơi cư chú của những người nghèo khổ nhất được dựng từ các tấm bìa, các mảnh ván hòm và hoàn toàn không có những tiện nghi công cộng tối thiểu. Hai phần ba số việc làm và ba phần tư số giá trị sản lượng công nghiệp trong năm 1980 đều khu trú trong vùng Sudeste và nếu cộng thêm cả vùng Sud nữa, thì cả hai khu vực này chiếm 86% tổng số việc làm và 89% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. 10
  11. Nền kinh tế và tình hình xã hội Braxin rõ ràng là một bức tranh đầy mâu thuẫn. cái gọi là sự thần kì kinh tế của Braxin chính là sự lệ thuộc nặng nề của đất nước vào chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế, là sự đói nghèo, dịch bệnh khủng khiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. vì lẽ đó một bài báo phương tây đã mỉa mai là : “ một sự thần kì rỗng tuếch với những con số lừa bịp”, và đưa lên một hình ảnh “ Braxin một tên khổng lồ bị xích chặt vào đế quốc Mỹ” Trong giai đoạn 1967-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đã vượt trên con số 11%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao tới 13%. Một bước tới trời, Brazil khi ấy bước thẳng lên vị trí nền kinh tế mạnh thứ 8 thế giới. Điều đáng tiếc là, vấp phải cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 và nối tiếp sau đó là khủng hoảng trái phiếu, khủng hoảng kinh tế do lạm phát bùng phát, Brazil chưa kịp cất cánh bao lâu đã rơi rụng, trở thành đại diện điển hình “mười năm tụt hậu” của Mỹ Latinh. S eries 1 12.00 10.00 8.00 6.00 S eries 1 4.00 2.00 0.00 1959-1969 1972 1973 1974 1981  Bài học chủ yếu cho Brazil. 11
  12. Thứ nhất, tăng trưởng không thể chỉ là giúp một số ít người thu lợi. Thời kỳ “kỳ tích” những năm 60 và 70 của thế kỷ trước cũng là thời kỳ phân hoá giàu nghèo ở đây diễn ra đặc biệt sâu sắc. Xã hội có thể duy trì được ổn định chỉ bởi được đặt dưới tầm khống chế của một chính quyền quân sự. Lúc bấy giờ, nếu các vấn đề xã hội hay vấn đề dân sinh không được xử lý tốt, sự ổn định xã hội chắc chắn vẫn sẽ bị đe doạ và khả năng trỗi dậy một lần nữa hoàn toàn chỉ là viễn tưởng. Thứ hai, phải phát huy vai trò của cơ chế thị trường kết hợp với sự tham gia có hiệu quả của chính phủ để tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, duy trì cạnh tranh công bằng, khống chế có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài, xử lý kịp thời những nguy hiểm trong các lĩnh vực như tài chính. Kinh tế mở mang đến một trình độ nhất định đều buộc phải bước vào giai đoạn thu hẹp. Trong tình hình đó, đúng ra Brazil cần thực hiện điều chỉnh kinh tế thông qua quá trình giảm tốc tăng trưởng. Nhưng lựa chọn của chính phủ đương nhiệm lại là bằng con đường phát hành trái phiếu vay nước ngoài, tuy việc làm này duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nó lại dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng chủ yếu là từ những gánh nặng và trách nhiệm đi kèm các khoản vay và kết cục đẩy nền kinh tế Brazil vào cuộc khủng hoảng trái phiếu vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Nhiều chuyên gia cho rằng, bước thăng trầm của kinh tế Brazil giai đoạn này là một kinh nghiệm quý báu cho lần trỗi dậy mới này của kinh tế hiện nay và đồng thời nó cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự trỗi dậy ấy. 2. Brazil những năm từ 1980- 1994 Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil,do nước này đã vay nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70.Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm là 400%.Tỷ lệ trao đổi đối với hàng xuất khẩu trong thập niêm 12
  13. đó ở mức âm,tiền lương thực tế giảm trung bình 3%.Đồng tiền của Brazil bị phá giá.Trong những năm 1990,nước này phát triển mô hình kinh tế mở của tự do.Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân hoá ngân hàng và các ngành thuộc sở hữu nhà nước. Bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người: Năm 198 198 198 198 198 198 199 199 199 19 4 5 6 7 8 9 0 1 2 93 GDP/người( 154 164 193 209 229 306 296 256 247 28 USD) 7 5 8 4 9 8 1 8 7 36 Dưới đây là biểu đồ về GDP/người từ năm 1984-1993 GDP/người(USD) 3500 3000 I 2500 Ờ Ư 2000 G N GDP/người(USD) / P 1500 D G 1000 500 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NĂM 13
  14. Ta có bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước : năm GDP(giá hiện hành) GDP(giá so sánh 1990) 1981 265955 1982 283333 1983 202773 1984 208874 395429 1985 223065 428382 1986 268032 461334 1987 294198 448944 1988 329003 448944 1989 446644 448944 1990 438235 438235 1991 386081 439882 1992 377943 435764 1993 438930 453886 1994 564553 480246 bảng số liêu về tốc độ tăng GDP năm 1985 1986 1987 1990 1991 1992 1993 1994 1995 tốc 8.3 7.7 7.1 -2.4 0.4 -0.9 4.2 5.8 4.2 độ tăng GDP 14
  15. tốc độ tăng gdp p d g g n ă t năm ộ đ c ố t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 năm Ta có tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát được cho dưới bảng sau: . Tỉ lệ lạm phát ở Bra-xin, 1981 đến 1997 Năm Tỷ lệ Tỉ lệ lạm phát 1981 100% 1982 100% 1983 138% 15
  16. 1984 192% 1985 226% 1986 147% 1987 228% 1988 629% 1989 1.430% 1990 30.377% 1991 400% 1992 1.020% 1993 1.929% 1994 2.076% 1995 66% 1996 16% 16
  17. tỷ lệ thất nghiệp: Năm 198 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 tỷ lệ 2.4 3.6 3.8 3.0 3.7 - 6.5 5.3 5.1 4.6 thất nghiệp Như vậy từ năm 1981-1994,tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh,tuy nhiên tù năm 1992- 1995,tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống.Điều này cho thấy chính sách của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế. Sở dĩ từ năm 1992 đến nay,nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương ,sau đó là sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim.Tuy vậy, sự bất bình đẳng cũng được bộc lộ rõ ràng: năm 1994 có tổng dân số là 64 triệu dân nhưng có tới 43% dân số và 2/3 số việc làm trong ngành công nghiệp chế biến. Nghèo khổ tồn tại rõ rệt ở Favelas của Riode Janeiro, trong khi Saopaulo lại tập trung nhiều giai cấp thượng lưu. Nếu tính theo GDP bình quân đầu người ( theo sức mua tương đương ) thì: 20% người nghèo nhất của Brazil là 578 $,trong khi 20% những người giàu nhất có GDP bình quân là 18563$( thời kỳ từ năm 1980-1994).Chỉ số HDI năm 1990 là: 0.759 đứng thứ 60 trên thế giới,và năm 1994 là 0.786 đứng thứ 68. Trong khi: chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM), và chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) là: 17
  18. Năm GEM GDI 1992 0.358 (xếp thứ 0.709(xếp thứ 58) 53) 1994 0.377(xếp thứ 0.728(xếp thứ 58) 60) Dưới đây là biểu đồ hệ số Gini của Brazil so với Nam Phi 3. Nền Kinh Tế Brazil Trong Giai Đoạn 1994 – 2009 . Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch - 18
  19. Plano Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 . Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Cụ thể : lạm phát năm 1994 là 2076% năm 1995 chỉ còn 66% , năm 1996 là 16% , năm 1997 là 7% và đến năm 1998 như đã nói – 2.5% . Tuy nhiên Sự phát triển của Brazil trong vài năm ấy không phải là công trình của Chính phủ mà là hệ quả của hiện tượng đô thị hóa và sự bùng nổ nền kinh tế thị trường. Chính phủ đã không kiểm soát được sự bùng nổ đó để rồi cuối cùng phải đầu hàng dẫn đến hậu quả . Tỷ lệ thất nghiệp hiện lên tới 25%. Giáo dục bị thả nổi. Rồi chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 , và bùng nổ vào 2 năm sau . Tháng 1 năm 1999 , đồng Real mất giá 37% , sau khi bị phá giá , ngân hàng trung ương nâng lãi suất lên 37% . Giá cả leo thang , IMF đã đề nghị tăng lãi suất ngân hàng lên tới 70% . Cũng trong năm 1999 , Brazil đã nợ nước ngoài tới 244 tỷ đôla Mỹ , tương đương 46% GDP . Dù khi đó , chính phủ Brazil đã cố gắng thực hiện rất nhiều biện pháp như tăng thuế , thắt chặt chi tiêu chính phủ , nhưng cuối cùng cũng không ngăn được thâm hụt ngân sách lên tới 6-7% trong thập niên 1990 . Thêm nữa , nước này bắt đầu phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai bắt đầu manh nha từ 1995 . Tới 1998 , thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới con số chóng mặt : 4.2% GDP . Trong năm thứ 2 liên tiếp , Brazil không còn nhận được các dòng tiền từ bên ngoài bù đắp cho khoản thâm hụt này . Chính vì vậy , trong các năm 1997 và 1998 , chính phủ Brazil đã phải trích ngân sách ra để trang trải . Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2001 , nền kinh tế Brazil mới tạm thời ổn định trở lại , tuy vậy cũng chỉ là dậm chân tại chỗ thậm chí , còn tụt lùi , 1 ví dụ minh chứng là Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001. 19
  20. Năm 2002, những dự đoán rằng ứng cử viên tổng thống nhiều triển vọng Luis Inácio Lula da Silva, sẽ từ chối thanh toán nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc khiến nền kinh tế giảm sút tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm. Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brasil về mức ổn định . Có lẽ đây cũng là lí do mà trong giai đoạn từ 2002-2005 , sự phát triển của Brazil là không ổn định . Cụ thể : GDP 2002 đạt 2.7% , song tới năm 2003 lại chỉ còn 1.1% , còn thấp hơn so với năm 2000 . Tới năm 2004 , GDP tăng đột biến , từ 1.1% lên tới 5.7% . Nhìn vào các số liệu trong những năm này , ta có thể thấy được sự bấp bênh , không ổn định trong nền kinh tế Brazil tại thời điểm này . Nó làm cho Mức tăng trưởng kinh tế của Brasil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ , Trung Quốc. Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 – 2005 . Vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cho nên năm 2005, GDP của Brazil tăng không đạt mức dự kiến (3,5%), mà chỉ tăng 2,6%, đạt 619,7 tỷ USD, so với 604,6 tỷ USD năm 2004. Các chuyên gia Liên hiệp quốc cho rằng, đây là mức tăng thấp nhất năm 2005 trong số 24 nền kinh tế thị trường đang nổi lên hiện nay. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP của Brazil là khu vực dịch vụ - 50,6%; sau đó là khu vực công nghiệp - 39,4%, còn nông nghiệp - 10%. Các nhà phân tích kinh tế Brazil cho biết, sở dĩ kinh tế Brazil không đạt mục tiêu tăng trưởng dự kiến chủ yếu là do tình hình tài chính trong nước bất ổn; giá dầu mỏ thế giới leo thang liên tục, ảnh hưởng đến phát 20
  21. triển kinh tế nhiều nước trong đó có Brazil. Một trong những yếu tố quan trọng gây bất ổn thị trường tài chính tín dụng là khủng hoảng chính trị nội bộ đã làm cho lạm phát năm qua tăng cao hơn dự kiến. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp cổ truyền và cũng là biện pháp thường dùng ở các nền kinh tế - nâng dần lãi suất chỉ đạo (lãi suất của Ngân hàng trung ương) - ổn định trong tháng 5, tháng 6/2005 là 19,75%. Đây chính là thời điểm phát hiện một số quan chức cao cấp của nhà nước phạm tội ăn hối lộ, tham nhũng. Từ tháng 8/2005 lãi suất giảm dần và tới tháng 12/2005 chỉ còn 17,75%, tương đương mức lãi cuối năm 2004. Mức lãi suất này tuy có làm giảm tốc độ tăng GDP, nhưng lại góp phần tránh được tình trạng nâng giá sinh hoạt quá mức, tránh được những hậu quả xấu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhờ vậy kiềm chế được giá ở mức cho phép. Kết quả là lạm phát năm 2005 giảm được 0,8% so với năm 2004, còn 6,8% so với 7,6% năm 2004 và 9,3% năm 2003. Dù sao chăng nữa, chính sách lãi suất của Ngân hàng trung ương áp dụng trong năm 2005 vẫn là đối tượng bị phê phán và tranh luận quyết liệt về sự hợp lý của việc thực hiện chính sách lãi suất cao. Theo nhiều nhà kinh tế nổi tiếng Brazil, chính sách lãi suất ấy chẳng những không góp phần làm lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia, mà còn là nguyên nhân giảm thu nhập kinh tế, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, làm giảm (14,8%) vốn đầu tư vào phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, năm 2005, Chính phủ vẫn chỉ đạo Ngân hàng trung ương hoạt động tốt, đến cuối năm nâng được dự trữ vàng và ngoại tệ lên 53,7 tỷ USD so với 52,7 tỷ USD năm 2004 - thu thuế đạt 35,91% GDP so 21
  22. với 24,08% GDP năm 2004 và 23,06% GDP năm 2003. Số thu tuyệt đối về thuế là 372,5 tỷ Real so với 352,5 tỷ Real năm 2004. Tăng được như vậy (5,65%) một phần là do kinh tế năm 2005 phát triển (GDP tăng 2,6%), phần khác là do chính sách thuế được chấp hành nghiêm túc ở cả người thu thuế, lẫn người nộp thuế, đặc biệt phải nói đến lĩnh vực các công ty công nghiệp - ở khu vực này năm 2005, thuế nộp cho ngân sách nhà nước tăng 13,57%, đạt 12,9 tỷ Real so với 11,4 tỷ Real năm 2004. Ngoài ra, so với năm 2004, năm 2005 thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo đảm xã hội (trích một phần lợi nhuận) nộp ngân sách liên bang cũng tăng - tương ứng là 22,47% và 20,60%. Đầu năm 2005 Brazil áp dụng Luật thuế chứng khoán thu vào những cổ phiếu niêm yết, tiêu thụ ở các sở giao dịch chứng khoán. Mức thuế này là 0,005% tổng giá trị cổ phiếu tiêu thụ được. Tăng thuế thu nộp ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Brazil hiện nay để có tiền trả nợ nhà nước. Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước và sự chấp hành nghiêm túc các luật thuế của dân cư và các doanh nghiệp, cho nên năm 2005, ngân sách nhà nước lại bội thu, cao hơn năm trước, đạt 52,48 tỷ Real (tương đương 2,72% GDP), so với 46,34 tỷ Real năm 2004. Vấn đề quan trọng trong năm 2005, theo kế hoạch của Chính phủ, là phải giảm dần nợ nhà nước bằng các nguồn thu nội bộ nền kinh tế và từ nước ngoài như kim ngạch xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư thông qua mua cổ phiếu của các công ty Brazil vì hiện nay Chính phủ Brazil nợ trong nước và nước ngoài khá lớn. Riêng khoản nợ nội bộ nền kinh tế (nợ trong nước) năm 2005 không kể lãi tương đương là 51,7% GDP, hay 1.157 nghìn tỷ Real; 22
  23. còn nợ nước ngoài, cũng theo Bộ Tài chính nước này, vào cuối năm 2005 là 80 tỷ USD. Ở Brazil, chỉ số rủi ro tín dụng (EMBZ) được áp dụng từ năm 1994, được dùng làm cơ sở để đánh giá khả năng tiêu thụ (hay hấp dẫn các nhà đầu tư) của các trái phiếu nhà nước Brazil trên thị trường thế giới. Cuối năm 2005, chỉ số này và mức độ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu và trái phiếu của Brazil, theo đánh giá của các nhà đầu tư Mỹ “JP Morgan” là thấp nhất trong 21 năm qua (kể từ ngày áp dụng chỉ số này) - chỉ đạt 323 điểm so với 382 điểm năm 2004. Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào khu vực Mỹ Latinh năm 2005, Brazil thu hút được 15,5 tỷ USD, thấp hơn so với Mexico (17,1 tỷ USD), nhưng lại cao hơn Argentina (chỉ có 5 tỷ USD) và Chile (7 tỷ USD). Các nước và khu vực đầu tư nhiều nhất vào Brazil là Mỹ và EU, tiếp đến là Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức. Sở dĩ năm 2005, FDI vào Brazil giảm 14,8% so với năm 2004 (18,2 tỷ USD) chủ yếu là do tình hình chính trị nước này bất ổn, nhiều quan chức trong bộ máy công quyền, kể cả cao cấp, bị tố giác ăn hối lộ, tham nhũng. Báo giới Đông - Tây đều cho rằng, một quốc gia trên dưới trong bộ máy công quyền đều coi thường phép nước, đua nhau tham nhũng, ăn hối lộ, xã ắc tắt sẽ có ngày nổi loạn. Và như vậy, nếu đầu tư vốn vào quốc gia này thì có thể lợi bất cập hại. Năm 2005, Brazil vẫn thi hành chính sách nâng cao vị thế của hàng hoá nước mình trên trường quốc tế. Nhờ vậy doanh số ngoại thương đạt mức cao nhất trong lịch sử ngoại thương của nước này - đạt 191,8 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 118,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD; chênh lệch là 44,8 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004. Tuy nhiên, 23
  24. năm qua Brazil đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về số vụ kiện lên WTO trong việc giải quyết các hợp đồng mua bán hàng hoá đã thoả thuận, nhưng bị vi phạm. Ví dụ, Brazil kiện Mỹ hạn chế nhập sản phẩm gia cầm, mía đường, đã ký hợp đồng mua của Brazil. Còn Mỹ kiện lên WTO về những sản phẩm nước ngoài bán phá giá trên thị trường Mỹ, làm nhiều công ty, doanh nghiệp bị mất việc làm, sa thải công nhân. Cơ sở trong chính sách ngoại thương của Brazil vẫn là ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ, EU và Nhật Bản vì đây là những thị trường lớn, đầy tiềm năng trong việc nhập hàng của Brazil. Tuy nhiên, Brazil cũng khuyến khích toàn diện các quá trình liên minh kinh tế khu vực Nam Mỹ, đặc biệt trong khối MERCOSUR. Ngoài ra, Brazil giờ đây cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với một số thị trường mới nổi ở các châu lục, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Ấn Độ và Cộng hoà Nam Phi. Trong các vòng đàm phán thành lập vùng mậu dịch tự do toàn châu Mỹ, Brazil vẫn giữ nguyên tắc thận trọng, phải bình đẳng về mọi điều kiện đối với các nước tiềm năng tham gia thị trường này. 1Bảo đảm ổn định xã hội để phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Lula da Silva. Nhờ vậy năm 2005 thất nghiệp giảm còn 0,9% so với 11,5% năm 2004; lương tối thiểu được nâng lên là 300 Real so với 260 Real năm 2004. Nhưng lương bình quân thực tế lại bị giảm 0,8% so với năm trước. Tuy nhiên, tiêu dùng cá nhân vẫn ở mức cao, vì tăng công ăn việc làm (1,6%) và tăng thu nhập. Lạm phát đã được kiềm chế, cho phép giảm lãi suất từ tháng 9/2005, do vậy, khuyến khích vay đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ hoàn thiện chính 24
  25. sách thuế và hoạt động tích cực của bộ máy thu thuế, ngân sách nhà nước năm qua bội thu tương đương 4,7% GDP, nhiều hơn dự kiến 0,63%. Vài năm trở lại đây, kinh tế quốc dân của Brazil phát triển ổn định với tốc độ cao. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của kinh tế là 5,4%, GDP đạt 1504,7 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 7.950 USD, tỷ lệ lạm phát là 4,36%, dự trữ ngoại tệ đạt 197,9 tỷ USD (tính cho đến cuối tháng 5/2008). Nhiều chuyên gia cho rằng, một nền kinh tế đặc sắc và sáng tạo có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này. Cho tới nay, ấn tượng của nhiều người khi nghĩ tới Brazil vẫn còn dừng lại ở hình ảnh một quốc gia sản xuất nhiều cà phê, đá quý, quặng sắt. Thực tế, kinh tế Brazil đã sớm mang nhiều tiêu chí mới khác. Brazil sớm tận dụng lợi thế là nước có sản lượng mía số một thế giới để sản xuất cồn, nước này hiện là nhà sản xuất cồn lớn thứ hai trên thế giới và nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới, chiếm vị trí quán quân tuyệt đối về khai thác nhiên liệu sinh học. Điểm khác biệt so với Mỹ là ở chỗ, nhiên liệu sinh học Brazil sử dụng có nguồn vật liệu là mía đường chứ không phải là ngô, không gây tác động làm tăng giá lương thực toàn cầu. Đồng thời, Brazil cũng cho ra đời một loạt các công ty có tầm ảnh hưởng quốc tế như hãng công nghiệp hàng không Brazil, công ty dầu mỏ Brasil Petrobras, công ty Vale do Rio Doce (nhà sản xuất và xuất khẩu quặng sắt số 1 thế giới) Gần đây, những tin tức từ lĩnh vực năng lượng và xây dựng hạ tầng đang trở thành tâm điểm phát triển mới của Brazil. Từ tháng 11 năm ngoái tới tháng 5 năm nay, công ty dầu mỏ Brasil Petrobras đã lần lượt công bố phát hiện các mỏ dầu cực lớn ở duyên hải phía đông nam là Tupi và Capioca trong đó trữ lượng dầu thô và trữ lượng khí thiên nhiên của mỏ Capioca ước tính có thể đạt tới 33 tỷ thùng, là mỏ dầu có trữ lượng lớn thứ 3 của thế 25
  26. giới. Điều này càng trở nên cực kỳ ý nghĩa giữa lúc giá đặt hàng dầu thô trên thế giới có lúc đã lên đến đỉnh, đạt mức 150 USD mỗi thùng. Giang Thời Học, viện phó Viện nghiên cứu Mỹ La tinh - Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho hay, “giá dầu ở mức cao, phát hiện được mỏ dầu khác nào phát hiện cây rung tiền”. Cùng lúc đó, Brazil còn phát hiện mỏ khí thiên nhiên cỡ lớn, viết lại lịch sử một nước Brazil còn thiếu khí thiên nhiên. Tất nhiên, cũng không thể bỏ qua nền “kinh tế túc cầu” của nước này. Năm 2007, Brazil có 1,085 cầu thủ có tiếng đi đánh thuê tại nước ngoài và đem lại cho Brazil một nguồn thu tương đương 4% GDP. Ngoài ra, diện tích rộng lớn của Brazil còn chứa đựng 250 triệu hecta đất phì nhiêu có khả năng trồng trọt và vì thế nước này được ví là “kho lương thực thế giới thế kỷ 21”. Ngoài tài nguyên năng lượng, Brazil còn có những nguồn tài nguyên phong phú khác như khoáng sản, thủy điện và rừng cùng với tài nguyên nhân lực kết cấu trẻ hoá với đội quân hơn 180 triệu người. Cuối tháng 1 năm 2007, Tổng thống được đắc cử kỳ 2 của Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tuyên bố bản kế hoạch đầy tham vọng “kế hoạch phát triển tăng tốc” theo đó ông quyết tâm biến tốc độ tăng trưởng của Brazil từ mức bình quân 2,6% tính từ năm 2000 đến nay lên mức 5% vào năm 2010. Một số vấn đề cần lưu ý của Brazil trong giai đoạn này : 1. Nền kinh tế của Brasil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, 26
  27. tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế. 2. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp cũng phải gánh chịu chi phí giấy tờ cao và các thủ tục hành chính phức tạp. 3. Dù kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ, việc duy trì được lâu dài sự trỗi dậy về kinh tế của Brazil vẫn còn là một nhiệm vụ nặng nề. 4. Một phần lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của chu kỳ trỗi dậy mới này là nương theo cơn cuồng phong tăng giá nông sản, dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Ngày giá cả những mặt hàng này hạ giá không phanh, kinh tế Brazil sẽ ngấm đòn. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi với những nguy hiểm kinh tế và tài chính toàn cầu vẫn còn phải xem xét. 5. Trong một thời gian dài, tính cách dân tộc lãng mạn của người Brazil được thể hiện trong công việc thành sự tản mạn và hiệu quả thấp, chính trị trị an cũng không thiếu những sự kiện đáng lo ngại. “Chúng ta ngày càng hiểu rõ rằng phát triển kinh tế và phát triển xã hội là hai bánh của một chiếc xe. Các vấn đề xã hội của Brazil rất nghiêm trọng, an ninh xã hội kém, tham nhũng và thao túng chính trị lan tràn, sức đoàn kết của xã hội thấp, phân hoá giàu nghèo sâu sắc v.v Nếu các vấn đề xã hội ấy không trầm trọng đến vậy, Brazil sẽ còn phát triển nhanh hơn hiện nay”. 6. Vấn đề cuối cùng cần nói tới là vấn đề phân biệt giàu nghèo tại Brazil : Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức 27
  28. nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini . Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này. Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37%. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả). Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là: Lãi suất cao của những khoản nợ của chính phủ. Tham nhũng tràn lan: Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp , lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ , tham ô , rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống. 28
  29. Khoảng 16 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ. 2.2. Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau ( kiểu chữ U ngược) Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và phương tây, các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo đó là sự lựa chọn của phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin, Mehico, VeneZuela. Khu vực đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philipines cũng đi theo mô hình này. Sự lựa chọn này phù hợp với giả thuyết mà Simon Kuznets (đưa ra vào năm 1955- khi ông là Chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối quan hệ giữa tăng trưởng (phản ánh qua chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (phản ánh qua chỉ số GINI) theo dạng chũa U ngược. Các nghiên cứu thực nghiệm trong vòng 20 năm từ 1962 đến 1985 của chính Kuznets và Oshima ở khoảng 70 nước trên thế giới và một số công trình nghiên cứu khác nữa cũng vẫn khẳng định tính đúng đắn cho giả thuyết chữ U ngược (hình dưới). Hình 1: Mô hình chữ U ngược GINI - 0,6 - - 0,5 - 0,4 - 0,3 - 0,2 GDP/người Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy, trong giai đoạn này, cùng với quá việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn vào một số nhóm người trước. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn. 29
  30. Nếu như Kuznets và một số nhà nghiên cứu khác chỉ dựa trên các kết quả thực nghiệm để mô tả mô hình dạng chữ U ngược mà các nước lựa chọn thì A. Lewis, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Zamaica, trong phân tích mô hình lao động dư thừa ( mô hình hai khu vực cổ điển) cũng trong khoảng thời gian nghiên cứu của Kuznets (1955) đã có sự giải thích hay minh hoạ cho cơ chế kết hợp tăng trưởng với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập theo kiểu chữ U ngược, và đây cũng được xem như chính là phương thức phát triển mà các nước đi theo mô hình này lựa chọn. Trong giai đoạn đầu, khu vực nông nghiệp không được đầu tư vì đang nằm trong tình trạng dư thừa lao động, thu nhập của khu vực này gần như không đổi và người lao động ở đây hưởng mức tiền công đủ sống . Trong khi đó khu vực công nghiệp và dịch vụ là địa chỉ đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả nhất. Tăng trưởng kinh tế là kết quả của sự gia tăng tích luỹ của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trước hết chính là giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, do quy mô thu nhập của khu vực công nghiệp ngày càng lớn trong khi khu vực nông nghiệp lại đang “trì trệ tuyệt đối”. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn xuất phát từ một thái cực khác, đó là giữa ông chủ (người sở hữu tài sản) và người lao động trong khu vực công nghiệp. Trong khi đầu tư vào khu vực công nghiệp ngày càng lớn làm cho lợi nhuận tăng lên và thu nhập của những nhà sở hữu vốn trong công nghiệp ngày cang lớn, thì thu nhập của người lao động ở khu vực này vẫn không thay đổi, do đây là những người lao động được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang (đều đang hưởng mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp) và họ chỉ được trả cùng một mức tiền công như nhau khi chuyển sang làm việc cho khu vực công nghiệp. Như vậy các nước lựa chọn mô hình tăng trưởng trước, phân phối lại sau, thì sự bất bình đẳng không chỉ là hệ quả của tăng trưởng nhanh mà còn là nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh. Khuynh hướng làm tăng sự bất bình đẳng cuối cùng sẽ bị đẩy lùi khi khu vực nông nghiệp không còn dư thừa lao động, lúc đó: (i) mức tiền công trả cho người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang làm việc cho khu vực công nghiệp sẽ phải tăng lên (ngày càng cao) theo sự khan hiếm lao động; (ii) Phần lợi nhuận khu vực công nghiệp đạt được sau mỗi chu kỳ phải dành một phần để đầu tư lại cho nông nghiệp, nhằm khắc phục hiện tượng giảm quy mô sản lượng của khu vực nông nghiệp do thiếu hụt lao động. Như vậy trong giai đoạn sau của quá trình phát triển, bất bình đẳng ngày càng giảm đi và sự nghèo khó cũng sẽ bị đẩy lùi. Kết quả đạt được của mô hình này nhìn chung cũng đúng với ý muốn của những người thiết kế ra nó. Thành tựu nổi bật không thể phủ nhận được đối với các nước này là tốc độ tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên khá nhanh. Tuy vậy, tại đây, bất bình đẳng, phân hoá xã hội và sự nghèo đói kéo dài, thậm chí rất khó cải thiện kể cả khi thu nhập đã đạt đến một mức rất cao. Trừ các nước Tư bản chủ nghĩa 30
  31. phát triển, hiện nay đã đạt mức công bằng cao trong phân phối thu nhập như Pháp, Anh, Nhật, Úc, Canada v.v đang có xu hướng hoàn thiện và đạt được những kết quả nhất định trong sự công bằng xã hội, còn phần lớn các nước theo mô hình này hiện nay vẫn có sự bất bình đẳng cao vào hạng nhất thế giới (xem bảng dưới). Chính những bất bình đẳng ấy trở nên là một rào cản cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây. Bảng 2: Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam mỹ và Đông Á Nước GDP/người GINI Thu nhập GINI đất đai % thu nhập của ($ - PPP) 20% dân số nghèo nhất Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2 Braxin 8 020 0,62 0,85 2,6 Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7 Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5 Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4 Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5 Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3 Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007 31