Tiểu luận Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con trong nền kinh tế Việt Nam

pdf 25 trang phuongnguyen 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con trong nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_kha_nang_van_dung_mo_hinh_cong_ty_me_cong_ty_con_t.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con trong nền kinh tế Việt Nam

  1. ĐỀ TÀI: Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế Việt Nam 1
  2. mở đầu Toμn cầu hóa vμ hội nhập kinh tế quốc tế đang lμ thách thức lớn đối với Việt Nam trên con đ−ờng đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó,Việt Nam đang nỗ lực tiếp thu vμ tăng c−ờng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ vμ tập trung sản xuất Do vậy, việc tập trung nguồn lực vμ quản lý nguồn lực một cách có hiệu quả luôn lμ một nhu cầu cấp thiết đặc biệt lμ vốn. Một trong những giải pháp đ−ợc đề cập đến lμ áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con mμ tr−ớc hết lμ giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thμnh viên thông qua mô hình nμy. Mô hình công ty mẹ - công ty con lμ một trong những loại hình đ−ợc áp dụng ngμy cμng rộng rãi trên thế giới vμ đó lμ công cụ để hình thμnh nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự lμ ở khả năng huy động vốn lớn từ xã hội mμ vẫn duy trì đ−ợc quyền kiểm soát, khống chế của công ty mẹ ở các công ty con. Để duy trì tốc độ phát triển cao, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức về nguồn lực đầu t− cho phát triển. Muốn duy trì đ−ợc tốc độ phát triển 6 - 7% hμng năm thì vốn đầu t− −ớc tính lên tới 400 - 500 tỷ USD. Do vậy, việc thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con hiện nay lμ hết sức cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hμnh trung −ơng Đảng khoá IX đã đề ra chủ tr−ơng xây dựng một số tập đoμn kinh tế Nhμ n−ớc mạnh, đổi mới tổ chức các tổng công ty vμ doanh nghiệp nhμ n−ớc theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Vì điều kiện vμ năng lực có hạn nên em xin trình bầy Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế Việt Nam Bμi viết nμy gồm 3 phần : Phần I : Mô hình công ty mẹ - công ty con Phần II : B−ớc đầu của quá trình áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở n−ớc ta Phần III : Một số kiến nghị nhằm hoμn thiện cơ cấu tổ chức, chế độ hoạt động các mô hình công ty mẹ - công ty con vμ đa mô hình vμo áp dụng rộng rãi 2
  3. Em xin chân thμnh cảm ơn thầy giáo Lê Thục đã tận tình h−ớng dẫn vμ giúp đỡ em hoμn thμnh bản đề án nμy. 3
  4. Phần i Mô hình công ty mẹ-công ty con(CTM-CTC) 1. Thực chất mô hình công ty mẹ-công ty con CTM-CTC lμ cách gọi của chúng ta, chuyển ngữ từ tiếng Anh Holding company vμ Subsidiaries company sang tiếng Việt. Holding company lμ công ty nắm vốn, Subsidiaries company lμ công ty nhận vốn. Từ mẹ-con lμ cách gọi suy diễn, có thể gây hiểu lầm, nếu không đi sâu vμo nội dung của từ. Thực chất CTM lμ một nhμ tμi phiệt, quan hệ mẹ - con giữa CTM vμ CTC lμ sự chi phối của nhμ tμi phiệt vμo hoạt động sản xuất kinh doanh của CTC nhờ có vốn của nhμ tμi phiệt tại các CTC đó. Nhμ tμi phiệt nμy khác các cổ đông thông th−ờng ở chỗ, do có nhiều vốn nên có thể cùng lúc lμ cổ đông của nhiều công ty. Vì lμ cổ đông của nhiều công ty, hơn thế nữa, lμ cổ đông chi phối hoặc đặc biệt đối với hoạt động của các CTC. CTM có thể lμ một công ty hoạt động tμi chính thuần tuý (chuyên dùng vốn để mua cổ phần tại các CTC), cũng có thể lμ một công ty vừa hoạt động tμi chính, vừa trực tiếp sản xuất-kinh doanh. 2. Ưu điểm của mô hình Thu hút đ−ợc nhiều vốn từ xã hội mμ vẫn bảo đảm đ−ợc quyền quyết định trong CTM cũng nh− kiểm soát, khống chế hoạt động của các CTC. Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị tr−ờng trong n−ớc cũng nh− quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoμn kinh tế trong khu vực vμ thế giới. Khả năng tác động toμn diện của CTM vμo các CTC do cùng lúc có vốn tại nhiều CTC nên có tầm nhìn bao quát toμn ngμnh, toμn thị tr−ờng, biết chỗ yếu, chỗ mạnh của nhiều công ty để có hμnh vi tác động chính xác tại mỗi CTC cụ thể. 3. Nh−ợc điểm 4
  5. Do tập trung vốn vμ nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các CTM nắm giữ phần lớn cổ phần của các CTC nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các CTC đó, gây ảnh h−ởng lớn đến nền kinh tế . Phần ii Khả năng vận dụng mô hình CTM-CTC Trong nền kinh tế việtnam I. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty ( TCT ), doanh nghiệp nhμ n−ớc (DNNN ) sang mô hình CTM-CTC 1. Mô hình TCT vμ nh−ợc điểm của mô hình TCT Ngμy 7-3-1994, Thủ t−ớng Chính phủ đã có những quyết định sắp xếp các liên hiệp, các xí nghiệp thμnh lập TCT 90, TCT 91, đ−ợc thí điểm mô hình tập đoμn. Cho đến nay cả n−ớc đã có 17 TCT 91 vμ 77 TCT 90. Các TCT nhμ n−ớc chiếm 28,4% tổng số doanh nghiệp, nắm giữ khoảng 65% về vốn vμ 61% lao động trong khu vực DNNN. Trong những năm qua, các TCT đã b−ớc đầu thể hiện vai trò trên một số mặt: Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn, mở rộng sản xuất, đầu t− chiều sâu, mở rộng thị phần, kim ngạch xuất khẩu ngμy cμng tăng. Các TCT đã góp phần vμo điều hoμ vμ bình ổn giá cả trong n−ớc, đặc biệt lμ các mặt hμng nhạy cảm nh− xi măng, giấy, l−ơng thực , đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đ−ợc khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Các TCT chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị sản phẩm của các DNNN, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đạt khá. Hầu hết các TCT đều đang đảm nhận các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng các sản phẩm chủ yếu, ổn định giá cả, góp phần ổn định tình hình nền kinh tế-xã hội. Bên cạnh những mặt đạt đ−ợc, các doanh nghiệp nμy cũng đã bộc lộ một số khuyết điểm. 5
  6. Qua quá trình hoạt động, hầu hết các TCT đã bộc lộ một số mặt yếu kém cả về tổ chức vμ cơ chế tμi chính. + Hầu hết việc thμnh lập các TCT đều trên cơ sở tập hợp các DNNN theo nghị định 388/HĐBT (1991), với các quyết định hμnh chính theo kiểu gom đầu mối, liên kết ngang. Vì vậy, nhiều TCT lúng túng trong điều hμnh vμ gặp không ít khó khăn, cha trở thμnh một thể thống nhất, cha phát huy đ−ợc sức mạnh tổng hợp. Nội bộ các TCT cha thể hiện rõ các mối quan hệ về tμi chính, vốn, khoa học công nghệ, thị tr−ờng nên cha gắn kết đ−ợc các đơn vị thμnh viên, một số muốn tách khỏi TCT. + Cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, cha có quy định rõ về quản lý nhμ n−ớc đối với TCT. Cơ chế tμi chính cha tạo điều kiện để sử dụng tối đa các nguồn vốn, nên các TCT rất thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, chậm đổi mới công nghệ, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh, hạn chế khả năng liên kết, liên doanh để mở rộng quy mô sản xuất. Thực trạng hoạt động của mô hình TCT những năm qua cho thấy : Cùng với qúa trình đổi mới các DNNN, cần thiết phải đổi mới vμ chấn chỉnh lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các TCT với mục tiêu đa các doanh nghiệp nμy trở thμnh đầu tầu cho sự phát triển, lμ nòng cốt vμ động lực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất n−ớc, tiên phong trong đổi mới công nghệ vμ nâng cao chất lợng, hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt với các tập đoμn lớn của n−ớc ngoμi không chỉ tại Việt Nam, mμ còn trên thị tr−ờng quốc tế. Một trong những giải pháp đợc đề cập đến lμ giải quyết tốt mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thμnh viên thông qua mô hình CTM-CTC. 2- Sự cần thiết chuyển các TCT, DNNN sang mô hình CTM-CTC + Còn nhiều DNNN không đ−ợc quản lý trực tiếp bằng TCT. Cả n−ớc hiện có 17 TCT 91 vμ 77 TCT 90, bao gồm 1605 DNNN lớn vμ vừa, bằng 28,4% tổng số DNNN, chiếm khoảng 65% vốn sản xuất, 61% lực l−ợng lao động thuộc khu vực DNNN. Nh− vậy, xét về số l−ợng còn tới hơn 2/3 số DNNN không đ−ợc quản lý bởi các TCT, hơn 6
  7. 1/3 số vốn vμ lao động của khu vực DNNN nằm ngoμi các TCT. Tất nhiên, những doanh nghiệp nμy đ−ợc nhμ n−ớc quản lý bằng các cơ quan quản lý theo ngμnh vμ lãnh thổ, nh− các bộ vμ các sở. Cách quản lý nμy đ−ơng nhiên lμ không thể sâu sát, linh hoạt nh− cách quản lý của các TCT. + Ngay cả 1605 DNNN trực thuộc các TCT cũng không đ−ợc quản lý tốt Một trong các nguyên nhân khiến cho mô hình TCT 90, TCT 91, không thể quản lý tốt các doanh nghiệp thμnh viên lμ địa vị pháp lý không rõ rμng của các chủ thể kinh tế trong mô hình nói trên. Quan hệ giữa ba đỉnh quyền lực trong các TCT hiện nay ( Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc của các DNNN thμnh viên ) lμ kiểu quan hệ vừa gò bó vừa lỏng lẻo do không xác định đ−ợc dứt khoát, rõ rμng về trách nhiệm vμ thẩm quyền. + Quá trình cổ phần hoá DNNN lμm cho ngμy cμng có có thêm nhiều doanh nghiệp không còn lμ thμnh viên của TCT 90, TCT 91. Thμnh viên của các TCT nhất thiết phải lμ DNNN. Khi cổ phần hoá, giao bán khoán, cho thuê các doanh nghiệp thμnh viên, các doanh nghiệp nμy mới đ−ơng nhiên ra khỏi thμnh phần TCT, phạm vi quản lý của các TCT đã hẹp lại cμng hẹp hơn, số doanh nghiệp không đ−ợc quản lý bằng một cơ chế, đặc biệt vốn đã ít lại cμng ít hơn. 3. Lợi ích của việc chuyển TCT, DNNN sang mô hình CTM- CTC Việc chuyển các TCT vμ DNNN sang mô hình CTM- CTC có tác dụng vμ lợi ích sau đây: + Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn có thể nằm trong vòng kiểm soát, điều tiết trực tiếp của nhμ n−ớc qua bμn tay CTM, điều mμ TCT 90-91 không lμm đ−ợc khi các DNNN chuyển đổi sở hữu, không còn lμ của nhμ n−ớc 100% nh− cũ, CTM với danh nghĩa lμ cổ đông sẽ can thiệp vμo CTC. Những TCT bằng quan hệ hμnh chính không thể can thiệp vμo các CTC đợc khi các CTC nμy không còn lμ các DNNN nữa. 7
  8. +Với chức trách thẩm quyền quản lý vốn nhμ n−ớc theo kiểu công ty thực sự, các CTM sẽ chủ động tích cực xử lý các DNNN đ−ợc giao quản lý từ đó, quá trình cổ phần hoá DNNN sẽ nhanh chóng hơn. Cổ phần hoá DNNN hiện nay chậm lμ do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân liên quan đến mô hình quản lý nói trên: sự không mong muốn của chính những nhμ quản lý trực tiếp DNNN vμ sự thờ ơ của các TCT 90-91. Một bên thì bị mất quyền lợi do cổ phần hoá, một bên thì chẳng đợc gì, thậm chí cũng bị mất quyền lợi ở mức độ nhất định. Nhng khi chuyển thμnh CTM, Nhμ n−ớc sẽ giao vốn của tất cả các DNNN thμnh viên, trao quyền vμ trách nhiệm sinh lợi số vốn nμy cho CTM. Các DNNN sẽ trở thμnh đối tợng định đoạt của CTM. Các CTM sẽ phải tìm mọi biện pháp để thực hiện nghĩa vụ bảo toμn vμ sinh lợi vốn tr−ớc Nhμ nớc. Cơ chế quản lý nhμ n−ớc đối với CTM cũng sẽ lμ cơ chế tự hạch toán. Với quyền hμnh mới, vì trách nhiệm vμ lợi ích của chính mình, các CTM sẽ không thờ ơ tr−ớc tình trạng yếu kém của nhiều doanh nghiệp thμnh viên. Họ sẽ cổ phần hoá các DNNN nμy, biến chúng thμnh CTC. Với những DNNN không thể hoặc cha thể cổ phần hoá, CTM sẽ biến chúng thμnh công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên. CTM lμ chủ sở hữu trực tiếp các DNNN nμy, buộc chúng phải hoạt động theo định h−ớng của mình. + Với mô hình CTM-CTC, mμ cụ thể lμ cơ chế cổ đông, các CTM chắc chắn sẽ quản lý các CTC một cách th−ờng xuyên, sâu sát hơn TCT 90-91. Thông qua ng−ời đại diện của mình tại các CTC, CTM có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau ng−ời đại diện CTM tại CTC, các đại diện CTM có nhiều khả năng ảnh hởng tích cực đến hoạt động của CTC. Đó lμ điều không thể có trong các TCT hiện nay. II. B−ớc đầu của qúa trình áp dụng mô hình CTM-CTC ở n−ớc ta 1.Mô hình CTM-CTC ở n−ớc ta 1.1_ Quy định chung 8
  9. 1.1.1_ Khái niệm • Công ty mẹ lμ doanh nghiệp đ−ợc tổ chức vμ đăng ký theo pháp luật Việt Nam, nắm giữ toμn bộ vốn điều lệ của công ty khác hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty khác, có quyền chi phối đối với công ty đó. • Công ty mẹ nhμ n−ớc lμ công ty do nhμ n−ớc lμm chủ sở hữu toμn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định vμ các quy định của pháp luật. • Công ty con lμ doanh nghiệp đ−ợc tổ chức vμ đăng ký, theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật n−ớc ngoμi, do một công ty mẹ nắm giữ toμn bộ hoăc một phần vốn điều lệ vμ bị công ty đó chi phối. • Công ty con nhμ n−ớc lμ công ty con do một công ty mẹ nhμ n−ớc nắm giữ toμn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định nμy vμ các quy định của pháp luật. • Công ty liên kết lμ công ty mμ công ty mẹ có vốn góp những không có quyền chi phối. • Công ty con ở n−ớc ngoμi lμ công ty con đăng ký hoạt động theo luật của n−ớc ngoμi do một công ty mẹ đăng ký ở Việt Nam đầu t− vμ nắm giữ toμn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty đó. * Quyền chi phối của một công ty với công ty khác lμ quyền quyết định của một công ty nμy đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị tr−ờng vμ các quyết định quản lý quan trọng của công ty khác do mình nắm giữ toμn bộ số vốn điều lệ hoặc sử dụng quyền biểu quyết của mình với t− cách lμ một cổ đông, bμn giao vốn hoặc sử dụng bí quyết công nghệ tác động đến việc thông qua hoặc không thông qua các quyết định quan trọng của công ty mμ mình có cổ phần, vốn góp. • Cổ phần chi phối lμ cổ phần chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc ở mức mμ theo quy định pháp luật vμ điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó. • Vốn góp chi phối lμ phần vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ hay lμ mức mμ theo quy định pháp luật vμ điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó. 9
  10. 1.1.2_ Công ty mẹ nhμ n−ớc • Công ty mẹ nhμ n−ớc đ−ợc áp dụng đối với TCT, DNNN chuyển đổi theo nghị định nμy sang mô hình CTM-CTC thuộc lĩnh vực, ngμnh nghề mμ nhμ n−ớc nắm giữ 100% vốn. • CTM nhμ n−ớc trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh vμ có vốn đầu t− ở các CTC, công ty liên kết d−ới hình thức góp vốn cổ phần hoặc vốn góp liên doanh. • CTM nhμ n−ớc có t− cách pháp nhân, có tμi sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tμi sản của công ty. • Tên gọi của các TCT, DNNN chuyển sang mô hình CTM-CTC nh− sau: + Doanh nghiệp chuyển đổi hoặc tổ chức thμnh CTM nhμ n−ớc các thể sử dụng tên gọi công ty kèm theo tên riêng để đặt tên CTM, đặt tên cũ của TCT, DNNN tr−ớc khi chuyển đổi. Tr−ờng hợp sử dụng tên cũ lμ TCT thì TCT lμ CTM, không bao gồm các công ty con. + TCT quy mô lớn có khả năng chi phối hoặc có ảnh h−ởng đáng kể đối với một hoặc một số ngμnh hμng, sau khi chuyển đổi theo mô hình CTM-CTC mμ trong cơ cấu có nhiều CTC vμ công ty liên kết, trong đó có nhiều CTC đa dạng hoá về sở hữu, các CTC có cùng tên th−ơng hiệu với CTM, thì tổ hợp CTM vμ các CTC đ−ợc đổi tên thμnh tập đoμn. 1.1.3_ Công ty con • Tuỳ theo quy mô vμ nhu cầu trong kinh doanh, một CTM nhμ n−ớc có thể có các loại CTC sau đây: CTC nhμ n−ớc; + Công ty cổ phần do CTM giữ cổ phần chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thμnh viên trở lên do CTM giữ tỉ lệ vốn góp chi phối; + Công ty liên doanh với n−ớc ngoμi do CTM giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên do CTM lμ chủ sở hữu; 10
  11. + CTC ở n−ớc ngoμi. Ngoμi vốn đầu t− ở các CTC, CTM nhμ n−ớc có thể có vốn cổ phần, vốn liên doanh vμ vốn góp khác ở các công ty liên kết. • CTC có t− cách pháp nhân, có tμi sản tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tμi sản của doanh nghiệp. + CTC tổ chức vμ hoạt động theo các quy định pháp luật t−ơng ứng với hình thức pháp lý của CTC; + CTC nhμ n−ớc tổ chức, hoạt động thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của nghị định vμ các quy định khác của pháp luật . + CTC lμ công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên do CTM nhμ n−ớc lμ chủ sở hữu, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật doanh nghiệp, Nghị định 63/2001/ND-CP ngμy 14/9/2001 vμ quy định khác của pháp luật; + CTC lμ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thμnh viên trở lên do CTM nhμ n−ớc có cổ phần hoặc góp vốn chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật doanh nghiệp vμ các quy định khác của pháp luật; + CTC lμ công ty liên doanh với n−ớc ngoμi, do CTM nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo luật đầu t− n−ớc ngoμi vμ các quy dịnh khác của pháp luật Việt Nam về đầu t− ra n−ớc ngoμi. 1.2. Cơ chế hoạt động của mô hình CTM-CTC ở n−ớc ta 1.2.1. Vai trò chức năng của CTM • CTM điều tiết CTC về các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với đ−ờng lối chủ tr−ơng của Đảng, pháp luật, kế hoạch vμ chế độ của Nhμ n−ớc, không chỉ dừng lại ở chức năng ng−ời chủ sở hữu vốn thuần tuý. • Chuyển ph−ơng thức quản lý hμnh chính của TCT 90-91 sang ph−ơng thức điều tiết qua địa vị pháp lý của một cổ đông. Sự điều tiết của CTM đối với CTC có hiệu lực cao hay thấp phụ thuộc vμo số vốn của CTM tại CTC vμ sự xuất sắc của ng−ời đại diện. Đ−ơng nhiên, 11
  12. CTM phải tìm cách giμnh −u thế tại các CTC bằng con đ−ờng tăng cổ phần vμ qua sự tập trung cố vấn để ng−ời đại diện của mình tại CTC hoμn thμnh xuất sắc sứ mạng dại diện. • Về địa vị pháp lý tr−ớc Nhμ n−ớc: CTM lμ một đơn vị hạch toán kinh tế, dùng vốn Nhμ n−ớc để đầu t−, lấy lợi nhuận cổ phần để trang trải chi phí quản lý vμ nộp ngân sách theo định mức. • Với số vốn do Nhμ n−ớc giao quản, bộ máy quản lý CTM chọn nơi đầu t− để trở thμnh cổ đông, cử đại diện cho CTM tại CTC. Đó lμ nội dung quản lý của CTM. 1.2.2. Tổ chức, quản lý CTM Nhμ n−ớc Cơ cấu tổ chức quản lý CTM Nhμ n−ớc có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng Giám đốc vμ bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị lμ cơ quan quản lý CTM, thực hiện chức năngđại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhμ n−ớc tại CTM, có toμn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty mẹ trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan Nhμ n−ớc thực hiện, chịu trách nhiệm tr−ớc ng−ời quyết định thμnh lập CTM, về định h−ớng vμ mục tiêu chủ sở hữu Nhμ nớc giao. Hội đồng quản trị CTM có nhiệm vụ vμ quyền hạn sau: • Nhận, quản lý vμ sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tμi nguyên vμ nguồn lực khác do chủ sở hữu Nhμ n−ớc đầu t− cho CTM. • Quyết định các vấn đề sau: + Quyết định chiến l−ợc phát triển, kế hoạch dμi hạn của CTM vμ các CTC do CTM nắm giữ toμn bộ vốn điều lệ 12
  13. + Quyết định hoặc phân cấp cho giám đốc quyết định: các dự án đầu t−, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tμi sản của công ty có giá d−ới 50% giá trị vốn điều lệ + Ph−ơng án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý, quy chế quản lý công ty, quy hoạch, đμo tạo lao động + Lựa chọn ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vμ quyết định mức l−ơng đối với Tổng giám đốc CTM sau khi đ−ợc sứ chấp thuận của ng−ời thμnh lập, chuyển đổi thμnh công ty + Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu các công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên mμ công ty lμ chủ sở hữu. + Đầu t− vμ điều chỉnh đối với vốn vμ các nguồn lực do mình đầu t− giữa các CTC theo điều lệ của CTC + Quyết định ph−ơng án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nh−ng không lμm thay đổi hình thức sở hữu + Thông qua báo cáo tμi chính hμng năm của công ty, ph−ơng án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị, thông qua báo cáo tμi chính hμng năm của CTC Nhμ n−ớc, thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tai chính theo quy định của chính phủ + Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ • Kiến nghị ng−ời quyết định thμnh lập CTM + Phê duyệt điều lệ vμ sửa đổi điều lệ công ty + Quyết định dự án đầu t− trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị, ph−ơng án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty + Bổ sung, thay thế, miễm nhiệm, khen th−ởng, kỷ luật các thμnh viên hội đồng quản trị + Quyết định các dự án đầu t−, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tμi sản có giá trị trên 50% vốn điều lệ của CTM hay tỷ lệ khác nhỏ hơn • Các quyền vμ nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật vμ điều lệ công ty Ban kiểm soát 13
  14. + Hội đồng quản trị thμnh lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác vμ trung thực trong quản lý, điều hμnh hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tμi chính vμ việc chấp hμnh điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của Tổng giám đốc, bộ máy quản lý công ty vμ các đơn vị thμnh viên. + Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, báo cáo vμ chịu trách nhiệm tr−ớc hội đồng quản trị. Tổng giám đốc vμ bộ máy giúp việc + Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với sự chấp thuận của ng−ời quyết định chuyển đổi, tổ chức CTM-CTC. + Tổng giám đốc lμ ng−ời điều hμnh hoạt động hμng ngμy của công ty; tr−ờng hợp điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị lμ ng−ời đại diện theo pháp luật thì tổng giám đốc lμ ng−ời đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm tr−ớc Hội đồng quản trị vμ tr−ớc pháp luật về thực hiện các quyền vμ nghĩa vụ đ−ợc giao. + Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc điều hμnh công ty theo phân công vμ uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm tr−ớc tổng giám đốc về nhiệm vụ đ−ợc tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. + Văn phòng vμ các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham m−u, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong điều hμnh quản lý công việc. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị vμ Tổng giám đốc trong quản lý, điều hμnh công ty + Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nh−ng có quyền bảo lu− ý kiến vμ kiến nghị lên cấp trên. 14
  15. + Sau mỗi tháng, quý vμ năm, trong thời hạn 15 ngμy, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh vμ ph−ơng h−ớng thực hiện trong kỳ tới của công ty cho Hội đồng quản trị. + Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền trực tiếp tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng quản chị tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng quản trị do Tổng giám đốc chủ trì để phối hợp chuẩn bị nội dung. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc ng−ời đại diện Hội đồng quản trị dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nh−ng không có quyền kết luận cuộc họp. + Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo để Chủ tịch Hội đồng quản trị dự hoặc cử thμnh viên tham dự cuộc đμm phán, ký kết các hợp đồng có giá trị lớn của công ty. 2. Ph−ơng thức chuyển đổi TCT, DNNN theo mô hình CTM-CTC 2.1_ Đối t−ợng, điều kiện chuyển đổi thμnh CTM Nhμ n−ớc TCT, DNNN độc lập, doanh nghiệp thμnh viên TCT khi đáp ứng đủ các điêu kiện sau đây thì đ−ợc xem xét để quyết định chuyển đổi, tổ chức thμnh CTM Nhμ n−ớc: • Thuộc danh mục Nhμ n−ớc củng cố, phát triển, tiếp tục duy trì 100% sở hữu ở CTM. • Đang có vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc có kế hoạch cổ phần hoá các doanh nghiệp thμnh viên TCT, các bộ phận của DNNN, nh−ng TCT hoặc DNNN nắm giữ cổ phần chi phối. • Kinh doanh đa ngμnh nghề, trong đó có một nhμnh kinh doanh chính, có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trong nớc vμ ngoμi n−ớc. • Có quy mô vốn lớn để thực hiện việc dầu t− vốn vμo các CTC, công ty liên kết. • Có khả năng phát triển. 15
  16. Các TCT, DNNN không đáp ứng đủ các điều kiện ghi ở khoản (a) thì có thể chuyển thμnh các hình thức CTM sau đây: • CTM lμ công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên lμ Nhμ n−ớc. • CTM lμ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thμnh viên trong n−ớc trở lên có vốn góp chi phối của Nhμ n−ớc hoặc không chi phối của Nhμ n−ớc. • CTM lμ công ty cổ phần có cổ phần chi phối hoặc không chi phối của Nhμ n−ớc. CTM đợc tổ chức vμ hoạt động theo các quy định pháp luật t−ơng ứng với hình thức pháp lý của công ty. 2.2_ Ph−ơng thức tổ chức lại TCT, DNNN thμnh CTM Nhμ n−ớc Sau khi có Luật, các TCT 90-91 hiện hμnh sẽ đợc tổ chức chuyển sang mô hình CTM- CTC theo từng ph−ơng án cụ thể, giống nh− ph−ơng án cổ phần hoá từng DNNN. Trong số 17 TCT 91 vμ 77 TCT 90, có thể có một số TCT không chuyển đ−ợc hoặc không chuyển đ−ợc ngay sang mô hình CTM-CTC. Chúng tạm thời tồn tại d−ới hình thức cũ, khi nμo có điều kiện thì chuyển. Các DNNN (thμnh viên của các TCT) sẽ đợc chuyển thμnh các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần băng con đ−ờng cổ phần hoá. Những DNNN không cổ phần hoá đ−ợc sẽ chuyển thμnh công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên. Các TCT 90-91 sẽ chuyển thμnh cổ đông của các công ty cổ phần trong quá trình cổ phần hoá DNNN, thμnh viên các công ty trách nhiệm hữu hạn vμ chủ thể của công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên. Cụ thể nh− sau: a. Tuỳ tính chất, ngμnh nghề kinh doanh, mối quan hệ về công nghệ, đầu t− vμ có tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị thμnh viên trong TCT, TCT có thể đ−ợc tổ chức lại vμ chuyển đổi thμnh CTM Nhμ n−ớc theo các ph−ơng thức sau: 16
  17. + Văn phòng, cơ quan quản lý của TCT, các doanh nghiệp thμnh viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số doanh nghiệp thμnh viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong TCT hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của TCT chuyển thμnh CTM có t cách pháp nhân; các đơn vị thμnh viên khác vμ các doanh nghiệp đã có vốn góp của TCT chuyển thμnh các CTC hoặc công ty liên kết. + Tr−ờng hợp chuyển đổi TCT hạch toán toμn ngμnh thì văn phòng, cơ quan quản lý của TCT vμ các doanh nghiệp thμnh viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong TCT hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của TCT chuyển thμnh CTM có t− cách pháp nhân; các đơn vị thμnh viên khác vμ các doanh nghiệp đã có vốn góp của TCT chuyển thμnh các CTC hoặc công ty liên kết; + DNNN thμnh viên hạch toán độc lập của TCT đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì tuỳ đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc vμ mối quan hệ về đầu t− đã hình thμnh với TCT, có thể tách thμnh CTM Nhμ nớc độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của TCT ( nếu TCT cha chuyển thμnh CTM ) hoặc ở trong cơ cấu của CTM đợc chuyển từ TCT ( nếu TCT dã chuyển thμnh CTM ). DNNN Nhμ n−ớc độc lập có quy mô lớn, đáp ứng đủ các điều kiện trên, chuyển thμnh CTM Nhμ n−ớc; các đơn vị thμnh viên trực thuộc DNNN độc lập, tuỳ quy mô vμ tính chất đầu t− vốn của DNNN Nhμ nớc độc lập, tầm quan trọng vμ chiến l−ợc của CTM, có thể chuyển thμnh một trong các loại hình CTC đã nêu ở phần 2.1 Các đơn vị sự nghiệp, viện, tr−ờng thuộc TCT, tuỳ theo mức độ vμ yêu cầu gắn kết với CTM về vốn, tμi chính, công nghệ thị tr−ờng, nghiên cứu đμo tạo, có thể chuyển thμnh bộ phận hạch toán phụ thuộc CTM, hoặc chuyển thμnh CTC. Tr−ờng hợp viện nghiên cứu thuộc TCT th−ờng xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu vμ chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về CTM, có thể tách khỏi TCT thμnh CTM độc lập. 17
  18. 2.3_ Nguyên tắc xử lý vốn, tμi sản, tμi chính vμ lao động khi chuyển đổi Tất cả tμi sản của TCT, DNNN khi chuyển đổi đều đ−ợc tính bằng giá trị. Tμi sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của TCT, DNNN đ−ợc kiểm kê, phân loại xác định số l−ợng, thực trạng để chuyển giao sang hình thức CTM-CTC. Tμi sản thuê, m−ợn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi; công ty mới tiếp tục thuê, m−ợn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với ng−ời có tμi sản cho thuê, cho m−ợn, ký gửi. Tμi sản không có nhu cầu sử dụng, tμi sản ứ đọng chờ thanh lý; TCT, DNNN đ−ợc nh−ợng bán, thanh lý theo quy định hiện hμnh. Nguyên tắc xử lý tμi chính vμ công nợ: + Đối với tμi sản đôi thừa: đ−ợc hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại CTM vμ CTC. + Đối với tμi sản hao hụt, mất mát vμ tổn thất khác về tμi sản: phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân vμ yêu cầu đ−ơng sự bồi th−ờng theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất vμ mức bồi th−ờng của cá nhân, tập thể vμ của cơ quan bảo hiểm (nếu có) đ−ợc hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu tại CTM vμ CTC. + Đối với các khoản nợ phải thu của TCT, DNNN: CTM vμ CTC phải có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của TCT, DNNN đ−ợc chuyển đổi vμ thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi đ−ợc. Đối với các khoản nợ phải thu nh−ng không thu hồi đ−ợc thì sau khi xác định rõ nguyên nhân vμ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, CTM vμ CTC đ−ợc hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất vμ mức bồi th−ờng của tập thể, cá nhân. 18
  19. + Đối với các khoản nợ phải trả: CTM vμ CTC có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có ng−ời đòi vμ giá trị tμi sản không xác định đ−ợc chủ sở hữu đ−ợc tính vμo vốn của chủ sở hữu tại CTM vμ CTC. CTM CTC có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có vμ kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ đối với ng−ời lao động theo quy định của pháp luật; số lao động dôi d− đ−ợc xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới vμ sắp xếp lại các DNNN. Ng−ời lao động tự nguyện chấm dứt lao động đ−ợc h−ởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ của CTM Nhμ n−ớc vμ CTC Nhμ n−ớc + Vốn điều lệ của CTM Nhμ n−ớc lμ toμn bộ vốn của chủ sở hữu Nhμ n−ớc ở toμn TCT tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý theo nguyên tắc trên vμ vốn bổ sung thêm (nếu có), bao gồm: _ Vốn Nhμ n−ớc đ−ợc hạch toán tập trung ở TCT, ở các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thμnh viên trở lên, công ty liên doanh với n−ớc ngoμi. _ Vốn Nhμ n−ớc ở doanh nghiệp thμnh viên hạch toán độc lập. _ Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thμnh viên do TCT lμ đại diện chủ sở hữu. _ Vốn Nhμ n−ớc đầu t− bổ sung khi chuyển đổi TCT thμnh CTM Nhμ n−ớc (nếu có). _ Phần lợi nhuận sau thuế đ−ợc tái đầu t− vμ trích bổ sung vμo vốn điều lệ. + Vốn điều lệ của CTC Nhμ n−ớc lμ toμn bộ vốn Nhμ n−ớc ở doanh nghiệp thμnh viên tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý, bao gồm: _ Vốn Nhμ n−ớc tại công ty tr−ớc chuyển đổi, gồm: • Vốn Nhμ n−ớc do TCT giao 19
  20. • Vốn do Nhμ n−ớc cấp trực tiếp không thông qua TCT • Vốn tự tích luỹ ở doanh nghiệp thμnh viên TCT _ Vốn do Nhμ n−ớc, CTM đầu t− bổ sung khi chuyển đổi doanh nghiệp thμnh CTC Nhμ n−ớc (nếu có) _ Vốn của CTC đầu t− vμo các doanh nghiệp khác _ Phần lợi nhuận sau thuế đ−ợc tái đầu t− vμ trích bổ sung vμo vốn điều lệ + Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, CTM vμ CTC phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tμi sản, đăng ký với cơ quan kinh doanh. 3. Những b−ớc đầu thí điểm mô hình CTM-CTC ở n−ớc ta 3.1_ Một số mô hình CTM-CTC ở n−ớc ta a. Mô hình CTM-CTC của CONSTREXIM Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM lμ một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đ−ợc thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực vμ địa bμn khác nhau để tạo thế mạnh chung. CTM đ−ợc hình thμnh trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của CONSTREXIM. Các CTC có ba loại gồm: 4 công ty lμ DNNN 100% vốn Nhμ n−ớc trong đó có 2 công ty đ−ợc hình thμnh trên cơ sở các đơn vị trực thuộc CONSTREXIM, 1 công ty đ−ợc thμnh lập mới trên cơ sở dự án đầu t− đ−ợc phê duyệt, 1 công ty đ−ợc tiếp nhận từ UBND thμnh phố Hải Phòng. 2 CTC lμ công ty trách nhiệm hữu hạn hình thμnh trên cơ sở góp vốn của CONSTREXIM với 2 công ty trách nhiệm hữu hạn sẵn có ở thμnh phố Hμ Nội vμ thμnh phố Hồ Chí Minh, 1 CTC lμ công ty cổ phần hình thμnh trên cơ sở cổ phần hoá 1 đơn vị trực thuộc. CTM chi phối các CTC thông qua ảnh h−ởng về thị tr−ờng, về chiến l−ợc kinh doanh vμ về chất xám. CTM bỏ vốn vμo các CTC với t− cách lμ nhμ đầu t− vμ h−ởng lợi tức t−ơng ứng với phần vốn bỏ ra. CTM không h−ởng một khoản phụ phí nμo do các CTC phải nộp. Các quan hệ về kinh tế giữa các đơn vị thμnh viên với nhau hoặc với 20
  21. CTM đều thông qua các hợp đồng để thực hiện các dự án, công trình hoặc th−ơng vụ cụ thể. Để đầu t− mang lại lợi ích chung cho toμn CONSTREXIM, trong từng giai đoạn sẽ có sự thống nhất giữa CTM với các CTC để hình thμnh Quỹ đầu t− phát triển chung. b. TCT Khánh Việt với mô hình CTM-CTC Ngμy 14-3-2002, Thủ t−ớng Chính phủ đã có quyết định số 197/quyết định- TTg phê duyệt đề án thμnh lập Tổng công ty Khánh Việt hoạt động theo mô hình CTM-CTC thực hiện chuyển đổi ph−ơng thức Nhμ n−ớc giao vốn sang đầu t− vốn vμ trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức vμ hoạt động của XNLH Thuốc lá Khánh Hoμ vμ các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của xí nghiệp theo uỷ quyền của UBND tỉnh Khánh Hoμ Tổng công ty cổ phần nhận CTM lμ DNNN 100% vốn nhμ n−ớc vμ có các CTC thuộc loại nhiều loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhμ n−ớc hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhμ n−ớc công ty TNHH một thμnh viên (100%vốn nhμ n−ớc) hoặc nhiều thμnh viên, trong đó CTM tham gia đóng góp trên 50% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần mμ CTM nắm giữ cổ phần chi phối, đ−ợc hình thμnh từ việc cổ phần hoá DNNN, bộ phận DNNN hoặc CTM góp vốn thμnh lập, hoạt động của Luật Doanh nghiệp. Sự ra đời của Tổng công ty cho thấy mô hình quản lý vμ hoạt động của Khatoco lμ phù hợp với xu thế phát triển kinh tế mμ đến nay đã đ−ợc công nhận về mặt pháp lý. Điều đó đánh dấu một b−ớc tr−ởng thμnh về công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp h−ớng tới sự phát trển bền vững trong nền kinh tế thị trờng định h−ớng XHCN, trên cở sở phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác vμ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. 3.2_ Một số điều rút ra từ các thí điểm mô hình CTM- CTC ở n−ớc ta hiện nay Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM vμ Khánh Việt tuy mới đ−ợc áp dụng thí điểm, song nhìn tổng thể mô hình 21
  22. nμy có nhiều điểm tiến bộ so với các mô hình DNNN khác, đặc biệt khác về bản chất với mô hình TCT. Tr−ớc hết, đây lμ mô hình cho phép kết hợp một cách hμi hoμ các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Dựa trên quan hệ tμi chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thμnh phần kinh tế đ−ợc thuận lợi, quá trình tích tụ vμ tập trung vốn đ−ợc đẩy mạnh. Thứ hai, tạo cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo h−ớng nâng cao quyền hạn vμ trách nhiệm của các đơn vị tự chủ. Các quan hệ b−ớc đầu đi vμo thực chất hơn chứ không chỉ mang tính chất hμnh chính, mệnh lệnh, thu nộp. Điều nμy khắc phục đ−ợc hạn chế của mô hình TCT đang áp dụng hiện nay. Thứ ba, việc áp dụng mô hình nμy cho phép chúng ta đẩy nhanh tiến trình đổi mới DNNN. Phần iii Một số kiến nghị nhằm hoμn thiện cơ cấu tổ chức, chế độ hoạt động của mô hình CTM-CTC vμ đ−a Mô hình vμo áp dụng Ngμy 1-7- 2002, Thủ tớng Chính phủ đã ký quyết định cho phép 9 TCT nữa thí điểm mô hình CTM-CTC, nâng số TCT đợc phép hoạt động theo mô hình nμy lên 20 TCT. Đó lμ các TCT sau: • TCT xây dựng Bạch Đằng • TCT đờng sông miền Nam • TCT kinh doanh địa ốc Sμi Gòn • TCT du lịch Sμi Gòn • TCT xây dựng Sμi Gòn • TCT đầu t− vμ phát triển xây dựng • TCT dịch vụ vận tải II • TCT dịch vụ vận tải vμ thuê tμu • TCT vận tải vμ xếp dỡ nội địa 22
  23. Theo ban chỉ đạo đổi mới vμ phát triển doanh nghiệp, việc triển khai thí điểm mô hình có thể kéo dμi hết năm 2003. Để có thể triển khai mô hình nμy một cách có hiệu quả, tr−ớc hết cần phải nhìn rõ hạn chế của TCT thật chính xác vμ ở chỗ nμo, từ đó mới có ph−ơng án phù hợp thực tiễn, đổi mới vμ nhất lμ đạt đ−ợc mục đích  xã hội hoá quyền sở hữu tμi sản trong doanh nghiệp giữa các bên . Để mô hình nμy thí điểm thμnh công trên mức độ nμo đó, việc tr−ớc tiên phải có sự chỉ đạo tập trung, có quyền lực để tiến hμnh cổ phần hoá mạnh hơn, đánh giá vốn, tμi sản chính xác, nợ nần đ−ợc −u tiên xử lý giải quyết, bổ nhiệm cán bộ hay thuê giám đốc. Ngoμi ra cũng cần chú ý lμ một doanh nghiệp có quy mô lớn không phải lúc nμo cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp mạnh. Vì vậy, cần loại bỏ cách t− duy một chiều cứ có CTM-CTC lμ mạnh. Sẽ chỉ có đ−ợc CTM-CTC mạnh nếu tạo ra đ−ợc các điều kiện cần thiết về khả năng quản trị vμ nhân cách của đội ngũ các nhμ quản trị. Ng−ợc lại, nếu năng lực vμ trình độ quản trị, điều hμnh, trình độ công nghệ - kỹ thuật không t−ơng xứng với quy mô, có thể sẽ không dẫn đến các lợi thế mμ chỉ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động. Kết luận Mô hình CTM - CTC lμ một trong những loại hình đ−ợc áp dụng ngμy cμng rộng rãi trên thế giới vμ đó cũng lμ công cụ để hình thμnh nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự, quan trọng nhất của nó chính lμ sự bμnh tr−ớng, mở rộng của các công ty lớn vμ yêu cầu chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cho phép thu hút đ−ợc nhiều vốn từ xã hội mμ vẫn đảm bảo đợc quyền quyết định trong CTM cũng nh sự kiểm soát, khống chế với CTC. Nhiều tập đoμn đã hình thμnh một công ty tμi chính để quản lý hoặc chi phối trực tiếp các CTC nhằm tạo cho các CTC có quyền chủ động rộng rãi hơn, có khả năng ứng phó linh hoạt hơn với sự biến động của thị tr−ờng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hμnh trung −ơng Đảng khoá IX đã đề ra chủ tr−ơng thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhμ n−ớc sang hoạt động 23
  24. theo mô hình CTM- CTC. Từ thực tiễn hoạt động SXKD của Tổng công ty Khánh Việt vμ CONSTREXIM, cho thấy mô hình nμy hoμn toμn có thể áp dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN ở n−ớc ta. Vấn đề quan trọng ở đây lμ phải tạo ra cho đ−ợc hạt nhân CTM thực sự có tiềm lực kinh tế- tμi chính, đủ sức chi phối vμ kiểm soát các CTC; đồng thời có những cơ chế rõ rμng, nhằm tách bạch rõ pháp nhân tổng công ty với các pháp nhân mμ tổng công ty đầu t− vốn vμo, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của công ty với các CTC, phân cấp tối đa quyền của đại diện chủ sở hữu cho hội đồng quản trị, tách bạch quyền của ng−ời quản lý SXKD với quyền của đại diện chủ sở hữu nhằm tránh tình trạng dẫm đạp vỡ chức năng giữa tổng giám đốc vμ hội đồng quản trị đa dạng hoá mô hình tổ chức vμ không áp đặt theo kiểu điều lệ mẫu nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, hớng tới hình thμnh một môi tr−ờng cạnh tranh bình đẳng giữa các thμnh phần kinh tế ở trong n−ớc vμ chủ động v−ơn ra hội nhập kinh tế quốc tế. Danh mục tμi liệu tham khảo Dự thảo Nghị định của Chính phủ về  tổ chức, hoạt động vμ chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhμ nớc theo mô hình công ty mẹ - công ty con  Kinh tế vμ Dự báo Số 4/2001 ; Số 9/2002 ; Số 12/2002 Nhμ nớc vμ Pháp luật Số 12/2002 Tμi chính doanh nghiệp tháng 8/2002 Tạp chí quản lý Nhμ nớc Tạp chí Kinh tế - Kế hoạch Số 11/2001 Một số thông tin khác trên mạng 24