Tiểu luận Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam

pdf 24 trang phuongnguyen 8190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam

  1. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam ĐỀ TÀI: Cụng nghiệp húa – Hiện đại húa ở Việt Nam 1
  2. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Lời nói đầu Hội nghị đại biểu toμn quốc ban chấp hμnh trung −ơng Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1990) đã nhận định rằng: Mặc dù còn nhiều yếu kém phải khắc phục những thμnh tựu quan trọng đã đạt đ−ợc, đã vμ đang tạo ra những tiền đề đ−a đất n−ớc sang một thời kỳ phát triển mới đẩy tới một b−ớc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất n−ớc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp chúng ta lực mới để tăng tr−ởng nhanh tốc độ phát triển, không những thế nhờ có hiện đại hoá chúng ta có điều kiện đi tắt, đón đầu đó lμ bμi toán tổng hợp để giải bμi toán phát triển đất n−ớc. Nghiên cứu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất n−ớc trong nền kinh tế lμ một vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năn nay vμ đ−ợc đông đảo các nhμ nghiên cứu, trong đó có đội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từ đó đ−a ra những giải pháp nhằm phát huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong n−ớc vμ tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ sự công nghiệp hoá -hiện đại hoá . Cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của toμn Đảng, toμn dân trong công cuộc khôi phục vμ phát triển kinh tế. Lμ một công dân t−ơng lai của đất n−ớc, em mong muốn đ−ợc góp phần nhỏ bé của mình nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công nghịêp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam. 2
  3. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam I . công nghiệp hoá, hiện đại hoá lμ gì ? Từ tr−ớc tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Vậy nên hiểu phạm trù nμy nh− thế nμo? Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng  công nghiệp hoá lμ đ−a đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một n−ớc), các nhμ máy, các loại công nghiệp  Quan niệm mang tính triết tự nμy đ−ợc hình thμnh trên cơ sở khái quát quá trình hình thμnh lịch sử công nghiệp hoá ở các n−ớc Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhμ kinh tế Liên Xô (cũ) ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô đ−ợc dịch sang tiếng Việt Nam 1958, ng−ời ta đã định nghĩa  công nghiệp hoá XHCN lμ phát triển đại công nghiệp, tr−ớc hết lμ công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toμn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến. Quan điểm công nghiệp hoá lμ quá trình xây dựng vμ phát triển đại công nghiệp, tr−ớc hết lμ công nghiệp nặng của các nhμ kinh tế học Liên Xô đã đ−ợc chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của n−ớc ta. Cuốn  Từ điển tiếng Việt đã giải thích công nghiệp hoá lμ quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngμnh của nền kinh tế quốc dân vμ đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động vμ nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả lμ nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém Mặc dù không đạt đ−ợc mục tiêu nh−ng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mμ n−ớc ta đẫ xây dựng đ−ợc một số cơ 3
  4. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo đ−ợc phần nμo đời sống nhân dân. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc ( UNIDO) đã đ−a ra một định nghĩa: công nghiệp hoá lμ một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình nμy, một bộ phận ngμy cμng tăng các nguồn của cải quốc dân đ−ợc động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngμnh ở trong n−ớc với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế nμy lμ có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra t− liệu sản xuất, hμng tiêu dùng vμ có khả năng đảm bảo cho toμn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ của nền kinh tế vμ xã hội. Theo quan điểm nμy, quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ nhằm một mục tiêu kinh tế-kỹ thuật. Còn theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện n−ớc ta thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá lμ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất-kỹ thuật, lμ quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mμ tạo ra sự tăng tr−ởng bền vững vμ có hiệu quả của toμn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói tóm lại đó lμ sự phát triển của lực l−ợng sản xuất từ thấp đến cao, từ ch−a hoμn thiện đến hoμn thiện. Thực hiện công nghiệp hoá lμ nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đ−a n−ớc ta theo kịp các n−ớc tiên tiến trên thế giới. II. Muốn tiến hμnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ta phải lμm gì? 4
  5. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Sự thμnh công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoμi môi tr−ờng chính trị ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết nh−: nguồn lực con ng−ời, vốn, tμi nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý, nguồn lực n−ớc ngoμi. Các nguồn lực nμy có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vμo quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nh−ng mức độ tác động vμ vai trò của chúng đối với toμn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không giống nhau, trong đó nguồn lực con ng−ời lμ yếu tố quyết định. Vai trò của nguồn lực con ng−ời quan trọng nh− thế nμo đã đ−ợc chứng minh trong lịch sử kinh tế của những n−ớc t− bản phát triển nh− Nhật Bản, Mỹ, nhiều nhμ kinh doanh n−ớc ngoμi khi đến tham quan Nhật Bản th−ờng chỉ chú ý đến kỹ thuật, máy móc vμ coi đó lμ nguyên nhân tạo nên kỳ tích Nhật Bản. Nh−ng họ đã nhầm, chính ng−ời Nhật Bản cũng không quan niệm nh− vậy. Ng−ời Nhật cho rằng kỹ thuật vμ công nghệ có vai trò rất to lớn nh−ng không phải lμ yếu tố quyết định nhất. Yếu tố quyết định nhất dẫn đến thμnh công của họ lμ con ng−ời. Cho nên họ đã tập trung cao độ vμ có những chính sách độc đáo phát triển yếu tố con ng−ời. Ngμy nay đối với những n−ớc lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vμ công nghệ hiện đại của các n−ớcphát triển. Nh−ng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mμ không cần tính đến yếu tố con ng−ời. Cần nhớ rằng, công nghệ tiên tiến của n−ớc ngoμi khi đ−ợc tiếp thu sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí, thậm chí bị phá hoại lμ hoμn toμn phụ thuộc vμo yếu tố con ng−ời khi sử dụng chúng. Nhiều công ty chỉ chú ý đổi mới kỹ thuật vμ công nghệ nh−ng vì không chú ý 5
  6. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam đến yếu tố con ng−ời nên đều thất bại. Ông Victor S.L.Tan, giám đốc của Ohostate University đã viết: Điều mỉa mai lớn nhất còn lμ ở chỗ, trong có nhiều công ty đã cố thực hiện đổi mới, nh−ng lại có ít công ty thực hiện đủ mức để đạt tới thμnh công. Nhiều công cuộc đổi mới đã tiến hμnh nh−ng thất bại vì các công ty đó đã không đ−a vμo cấu tạo của kế hoạch đổi mới hoặc ch−ơng trình đổi mới của họ một nhân tố khó nhất để thμnh công- con ng−ời. Nh− mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vμo nguồn lực con ng−ời vμ do nguồn lực nμy quyết định. Bởi vì: _ Thứ nhất, các nguồn lực khác nh− vốn, tμi nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý tự nó chỉ tồn tại d−ới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng vμ có ý nghĩa tích cực xã hội khi đ−ợc kết hợp với nguồn lực con ng−ời thông qua hoạt động có ý thức của con ng−ời. Bởi lẽ, con ng−ời lμ nguồn lực duy nhất biết t− duy, có trí tuệ vμ có ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn chúng kết lại với nhau, tạo thμnh một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vμo quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nguồn lực khác lμ những khách thể chịu sự cải tạo, khai thác của con ng−ời, hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con ng−ời, nếu con ng−ời biết cách tác động vμ chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thμnh lực l−ợng sản xuất, ng−ời lao động lμ yếu tố quan trọng nhất, lμ lực l−ợng sản xuất hμng đầu của toμn nhân loại. Chẳng hạn nh− vốn cũng lμ một nguồn lực để tiến hμnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nh−ng vốn chỉ trở thμnh nguồn lực quan trọng 6
  7. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam vμ cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong tay những ng−ời biết sử dụng đúng mục đích vμ có hiệu quả cao. T−ơng tự nh− vậy, sự giμu có về tμi nguyên thiên nhiên vμ những −u thế về vị trí địa lý cũng sẽ mất ý nghĩa nếu chủ nhân của nó không có năng lực khai thác. Ngμy nay tr−ớc xu h−ớng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự hợp tác đầu t− n−ớc ngoμi cũng lμ nguồn lực quan trọng, nó tạo ra cái hích kinh tế, nhất lμ với các n−ớc có điểm xuất phát thấp, nh−ng sức mạnh của cái hích nμy đến đâu, tác động tích cực của nó nh− thế nμo còn tuỳ thuộc vμo yếu tố con ng−ời khi tiếp nhận nguồn lực đó. Xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ vμ lao động của con ng−ời thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa thậm chí khái niệm nguồn lực cũng không còn lý do gì để tồn tại. _ Thứ hai, các nguồn lực khác lμ hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con ng−ời lại lμ vô tận. Nó không chỉ tái sinh vμ tự sản sinh về mặt sinh học mμ còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con ng−ời xã hội, nếu biết chăm lo, bồi d−ỡng vμ khai thác hợp lý. Đó lμ cơ sở lμm cho năng lực nhận thức vμ hoạt động thực tiễn của con ng−ời phát triển nh− một quá trình vô tận xét trên bình diện cộng đồng nhân loại. Nhờ vậy con ng−ời đã từng b−ớc lμm chủ tự nhiên, sáng tạo, khám phá ra nhiều nguồn tμi nguyên mới, nhiều công cụ sản xuất có hiệu quả hơn, đ−a xã hội chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao. _ Thứ ba, trí tuệ con ng−ời có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó đ−ợc vật thể hoá, trở thμnh lực l−ợng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại nμy 7
  8. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam của C.MáC đã vμ đang trở thμnh hiện thực. Sự phát triển nh− vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật vμ công nghệ hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các n−ớc công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mμ nhờ nó con ng−ời có thể sáng tạo ra những ng−ời máy bắt ch−ớc hay phỏng theo những đặc tính trí tuệ của chính con ng−ời. Rõ rμng lμ bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bμn tay khối óc con ng−ời lμm ra mμ ngμy nay nhân loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình. _ Thứ t−, kinh nghiệm của nhiều n−ớc vμ thực tiễn của chĩnh n−ớc ta cho thấy sự thμnh công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vμo việc hoạch định đ−ờng lối, chính sách cũng nh− tổ chức thực hiện, nghĩa lμ phụ thuộc vμo năng lực nhận thức vμ hoạt động thực tiễn của con ng−ời. Đối với những nền kinh tế nông nghiệp ch−a công nghiệp hoá thì mặt số l−ợng của nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó qui định quy mô của thị tr−ờng. Nh−ng khi tiến hμnh công nghiệp hoá thì mặt chất l−ợng, cơ cấu vμ cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại quan trọng hơn. Cơ cấu lao động cần cho quá trình công nghiệp hoá phải bao gồm: các chính khách, các nhμ hoạch định chính sách, các học giả, các nhμ kinh doanh, các nhμ kỹ thuật vμ công nghệ, các công nhân lμnh nghề không có các chính khách, các học giả tμi ba thì khó có thể có đ−ợc những chiến l−ợc, chính sách phát triển đúng đắn; không có các nhμ kinh doanh lỗi lạc thì cũng sẽ không có ng−ời sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nhân lực, công nghệ. Sự thiếu vắng hay kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thμnh nhân lực trên đây sẽ có hại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. 8
  9. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Qua toμn bộ phân tích trên có thể kế luận rằng nguồn lực con ng−ời lμ nguồn lực có vai trò quyết định sự thμnh công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Do vậy, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thμnh công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu t− cho các ngμnh khoa học, văn hoá, giáo dục, y tế ở Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực con ng−ời cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây lμ nhiệm vụ lớn nhất vμ khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. III . Con ng−ời Việt Nam có thực hiện đ−ợc vai trò đó không? Vì sao? Có rất nhiều n−ớc trên thế giới đã thực hiện thμnh công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc với nguồn lực chủ đạo lμ con ng−ời. Vậy trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hôm nay, Với những thế mạnh vμ những hạn chế của mình con ng−ời Việt Nam có thực hiện đ−ợc vai trò của mình hay không? Tr−ớc hết ta tìm hiểu xem nguồn nhân lực của Việt Nam có những đặc điểm gì để phát huy vμ những hạn chế gì cần phải khắc phục. Những thế mạnh phải nói đến đó lμ: _ Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay có lực l−ợng lao động dồi dμo với 36,5 triệu ng−ời trong độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2000 con số nμy sẽ lμ 45,6 triệu ng−ời. _ Thứ hai, Việt Nam có tỷ trọng t−ơng đối cao về lao động trẻ, phần lớn có học vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn. Đây lμ một tiền đề quan trọng tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngμnh nghề mới. Lực l−ợng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đ−ợc đμo tạo t−ơng đối lớn (so với các n−ớc có thu nhập nh− 9
  10. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam n−ớc ta). Hiện tại n−ớc ta có trên 9000 tiến sĩ vμ phó tiến sĩ, trên 800000 ng−ời có trình độ đại học cao đẳng, trên 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây lμ điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển khoa học, tiếp thu, lμm chủ vμ thích nghi với các công nghệ nhập từ n−ớc ngoμi, kể cả công nghệ cao. _ Thứ ba, chúng ta có một l−ợng t−ơng đối lớn ng−ời Việt sống ở n−ớc ngoμi, tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ vμ Ôxtraylia; trong đó tỉ lệ ng−ời có trình độ cao về chuyên môn vμ nghiệp vụ lμ đáng kể ( trên 300000 ng−ời). Đây lμ một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất n−ớc, lμ cầu nối giữa Việt Nam vμ thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ vμ các quan hệ quốc tế. _ Thứ t−, đó lμ bản tính hiếu học, thông minh cần cù lao động của con ng−ời Việt Nam. Truyền thống đó cần đ−ợc nuôi d−ỡng vμ phát huy lμm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu vμ vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất n−ớc. Tính cộng đồng, ý thức trách nhiệm với cộng đồng đ−ợc phát huy mạnh mẽ sẽ có thể hỗ trợ đắc lực không chỉ cho việc truyền bá tay nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp mμ còn có thể giúp nhau cả về vốn liếng, tạo dựng vμ phát triển cơ nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc lμm, góp phần lμm giảm sức ép về lao động hiện nay. Dân tộc Việt Nam còn có truyền thống biết chịu đựng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu t− mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình vμ cho nền kinh tế n−ớc nhμ nói chung. Nh−ng bên cạnh đó, nguồn nhân lực ở Việt Nam có những hạn chế,những điểm yếu kém sau đây: 10
  11. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam _ Thứ nhất, số ng−ời lao động đ−ợc đμo tạo quá ít chỉ chiếm 5.5% dân số vμ 11% tổng số lao động. Mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của ng−ời dân từ 7 tuổi trở lên mới đạt 4,5 năm. Đáng lo ngại hơn lμ mặc dù chúng ta đã cố gắng để đạt đ−ợc 88% dân số biết chữ nh−ng hiện nay lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ, nhất lμ các tỉnh miền núi (có xã số ng−ời mù chữ lên tới 70%); trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có 45% em học hết cấp I. Số ng−ời đ−ợc đμo tạo có tay nghề cao cũng nh− ng−ời có học vấn đại học vμ sau đại học năm 1982 lμ 0,26% năm 1993 còn 0,2%. Tỉ lệ nμy ở các n−ớc công nghiệp mới Đông nam á lμ 0,6 đến 0,8. Trong 75% lao động sản xuất nông nghiệp chỉ có 7% đ−ợc đμo tạo. Vì vậy năng suất lao động thấp, trong công nghiệp chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới, còn trong nông nghiệp một lao động của ta chỉ nuôi đ−ợc 3 đến 5 ng−ời, trong khi chỉ số nμy ở các n−ớc phát triển lμ 20 đến 30 ng−ời. Đây lμ trở ngại lớn nhất khi tiến hμnh công nghiệp hoá trong nông nghiệp trong kinh tế nông thôn nói riêng vμ trong cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. _Thứ hai, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ quá ít. Qua điều tra ở 17 tr−ờng đại học thì số cán bộ giảng dạy d−ới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những tri thức có trình độ trên đại học đang lμ những chuyên gia đầu ngμnh đã ở độ tuổi 55 đến 60. Hơn 60% phó tiến sĩ vμ tiến sĩ, hơn 70% giáo s− vμ hơn 90% giáo s− đều ở độ tuổi nμy.Trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại tr−ờng. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn. _Thứ ba, việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngμnh: 80% cán bộ khoa học công nghệ lμm việc tại Hμ Nội, ở 11
  12. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam thμnh phố Hồ Chí Minh chỉ có 12%. Đa số các cán bộ khoa học của ta lμm việc trong các viện nghiên cứu, các tr−ờng học, còn trong các ngμnh sản xuất vật chất thì rất ít Chẳng hạn, trong các ngμnh nông lâm ng− nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học vμ 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi có tới 34% cán bộ có trình độ đại học vμ 55,47% trình độ sau đại học lμm việc trong các ngμnh khoa học tự nhiên vμ khoa học xã hội. Nhìn vμo một số n−ớc trong khu vực, cán bộ khoa học lμm việc trong các ngμnh sản xuất chiếm tỉ lệ rất cao nh− Thái Lan: 58%, HμnQuốc: 48%, Nhật Bản: 64%. Chính việc phân bố lực l−ợng lao động không hợp lý nμy gây nên hiện t−ợng thừa thiếu giả tạo, gây ra nạn thất nghiệp đặc biệt trong lao động tri thức. Qua điều tra ở 55 tr−ờng đại học có khoảng 14 nghìn sinh viên ra tr−ờng ch−a có việc lμm. Chẳng hạn từ năm 1988 đến nay số sinh viên tốt nghiệp ở 19 tr−ờng đại học vμ cao đẳng khu vực Hμ Nội ch−a tìm đ−ợc việc lμm tăng dần từ 13,4% (năm 1988) lên 35,38% (năm 1992). Trong khi đó nhiều vùng, nhiều miền nhất lμ miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu lμ một mặt do sinh viên ra tr−ờng muốn ở lại công tác tại các thμnh phố, khu công nghiệp, nơi kinh tế phát triển để có thu nhập cao hơn vμ điều kiện việc lμm tốt hơn, mặt khác chúng ta ch−a có chính sách thu hút để điều chỉnh sự phân bố nμy. _ Thứ t−, thể chất, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển về ph−ơng diện sinh lý vμ thể lực d−ờng nh− chững lại sau hơn 40 năm thanh niên n−ớc ta không cao thêm 1cm nμo vμ không cân nặng thêm 1kg nμo, mức duy dinh d−ỡng ở trẻ em d−ới năm tuổi lμ 51,5%. 12
  13. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam _ Thứ năm, ng−ời lao động n−ớc ta nói chung ch−a có nếp lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ, lao động giản đơn còn gò bó trong nếp sống ph−ơng đông, cha truyền con nối. Chính vì thế mμ cho tới tận thế kỷ 20 công cụ lμm việc ở các bễ lò rèn Bắc Ninh vẫn không khác bao nhiêu với công cụ đã rèn cμy cuốc vμ vũ khí đánh giặc Ân thời Thánh Gióng, các cô gái Hμ Đông vẫn dệt lụa trên các khung cửi mμ cách đây 900 năm các cô gái triều Lý đã sử dụng. Trên đây lμ những điểm trong nguồn lực con ng−ời ở Việt Nam với những thế mạnh cũng nh− các mặt hạn chế. Phải có những nố lực phi th−ờng bằng hμnh động thực tiễn trong việc huy động vμ sử dụng nguồn lực nμy thì công nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể thμnh công. Đó cũng lμ lý do vì sao nhiều nhμ khoa học kêu gọi phải tiến hμnh một cuộc cách mạng con ng−ời mμ thực chất lμ cách mạng về chất l−ợng nguồn lao động. Cách mạng con ng−ời với công nghiệp hoá hiện đại hoá lμ hai mặt của một quá trình thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vậy, mỗi b−ớc tiến lên của cuộc cách mạng con ng−ời sẽ đem lại những thμnh tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá vμ ng−ợc lại. IV. Để con ng−ời Việt Nam thực hiện đ−ợc vai trò đó cần có những chính sách gì? Thực chất căn bản của chủ nghĩa Mác về con ng−ời lμ sự phát triển tự do của mỗi con ng−ời lμ điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi ng−ời. Xã hội loμi ng−ời chỉ đ−ợc phát triển khi phát triển tối đa từng cá nhân. Vấn đề phát triển cá nhân không còn lμ vấn đề lý thuyết mμ lμ nhu cầu thiết yếu trong thực tiễn xã hội ta ngay từ hôm nay. Cụ thể để công nghiệp hoá hiện đại hoá cần phải tiến hμnh một cuộc cách mạng 13
  14. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam con ng−ời nhằm tạo ra một số l−ợng lớn các nhμ khoa học một đội ngũ đông đảo các nhân viên kỹ thuật có trình độ tri thức t−ơng đối cao vμ những ng−ời lao động lμnh nghề. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục bồi d−ỡng nhân tμi phải phát triển t−ơng ứng. Thử nhìn vμo lịch sử kinh tế của một số n−ớc t− bản phát triển, ta thấy nói chung những n−ớc nμy đều rất coi trọng công tác giáo dục. Chẳng hạn thời kỳ đầu sau chiến tranh, kinh tế Nhật bản bị phá hoại nặng nề, tμi chính quốc gia vô cùng nguy ngập nh−ng chính phủ Nhật bản không hề giảm chi phí giáo dục, tỷ trọng kinh phí giáo dục luôn chiếm 20% trở lên trong kinh phí hμnh chính của Nhật còn ở Mỹ năm 1985 chi tiêu nhμ n−ớc cho giáo dục chiếm 4,2% GDP vμ chiếm 12,8% chi tiêu của nhμ n−ớc. Thực tế đã chứng minh, ở Mỹ nếu đầu t− cho giáo dục 1$ thì sẽ lãi 4$, còn ở Nhật thì 1$ sẽ lãi 10$. Thực ra không chỉ có các n−ớc t− bản phát triển nhìn thấy vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế mμ một số n−ớc Đông nam á cũng đã nhận thức đ−ợc vấn đề nμy. Vμ kết quả lμ sự ra đời của những n−ớc công nghiệp mới ở châu á. Suốt 40 năm qua, các n−ớc nμy đã đầu t− cho giáo dục ngμy một tăng. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong ngân sách nhμ n−ớc ở cộng hòa Triều Tiên năm 1972 lμ 13,9%, năm 1981 tăng 17,9%, năm 1983 tăng lên 21,6%. Trong 30 năm từ 1952 đến 1981 ở Đμi Loan tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng 26,43 lần nh−ng kinh phí giáo dục tăng hơn 90 lần. Hoặc nh− ở Singapore, hiện nay kinh phí giáo dục chiếm 4% giá trị GDP, mấy năm nữa sẽ lên đến khoảng 6% ngang với mức của các n−ớc phát triển ph−ơng Tây. Những con số, ở một mức độ nμo đó tự nó đã giải thích rằng không phải ngẫu nhiên mμ trong một tời 14
  15. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam gian dμi một loạt các n−ớc quanh ta đã v−ơn lên trở thμnh  những con rồng châu á. Đó lμ do kinh nghiệm của các n−ớc đi tr−ớc, còn ở Việt Nam thì sao? Trong nhiều năm qua, nhμ n−ớc ta đã chú ý phát triển nguồn lực con ng−ời bằng những chính sách, biện pháp kịp thời, khá hợp lý tuy không tránh khỏi một số hạn chế do điều kiện kinh tế hạn hẹp. Thử đi sâu vμo một trong những chính sách đó- chính sách phát triển giáo dục -đμo tạo; từ đó rút ra nhận xét, tìm ra b−ớc đi tiếp theo để hoμn thμnh cuộc  cách mạng con ng−ời ở Việt Nam. Có thể khái quát tình hình giáo dục ở Việt Nam nh− sau: _ Quy mô giáo dục không ngừng đ−ợc tăng lên, liên tục phát triển ở các ngμnh học vμ cấp học. Chẳng hạn, quy mô đμo tạo sinh viên đại học vμ cao đẳng có nhiều biến động lớn. Hình thức đμo tạo cao học của ta rất phong phú: chính quy tập trung, tại chức vμ ngắn hạn Tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trong độ tuổi đi học của Việt Nam lμ 2,3_2,5%, cao hơn mức 2% của Trung Quốc nh−ng thấp hơn so với mức16% của Thái Lan, 40% của Hμn Quốc. _ Hệ thống giáo dục đ−ợc mở rộng: số tr−ờng học tăng nhanh, mỗi lμng xã có ít nhất một tr−ờng tiểu học hoặc trung học cơ sở. Số tr−ờng phổ thông trong cả n−ớc liên tục tăng từ năm 1991-1992 đến năm 1994-1995 lμ 16%. Tr−ớc tình hình phải tăng số l−ợng ng−ời có trình độ chuyên môn cao, nhμ n−ớc chủ tr−ơng phát triển hệ thống đμo tạo đại học vμ cao đẳng. Tính đến năm 1994, Việt Nam đã có 109 tr−ờng đại học, cao đẳng vμ đμo tạo hơn 200 ngμnh học. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn quốc tế thì hầu hết các tr−ờng đại học của Việt Nam còn nhỏ bé. 15
  16. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam _ Trong chính sách phát triển giáo dục vμ đμo tạo, hình thức giáo dục tại chức đ−ợc nhμ n−ớc quan tâm chú ý đặc biệt. Hiện nay đã có khoảng 200 trung tâm đμo tạo nghề theo các ch−ơng trình ngắn hạn vμ dμi hạn, nh−ng hμng năm mới chỉ đáp ứng đ−ợc 15% nhu cầu của ng−ời học. _ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục vμ đμo tạo cũng đ−ợc phát triển. Tính đến cuối năm1994, đã có 1900 sinh viên, 394 sinh viên cao học, 715 nghiên cứu sinh, 298 thực tập sinh đang học tập nghiên cứu tại 25 n−ớc trên thế giới. Để có vốn đầu t− phát triển giáo dục Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế tμi trợ vμ cho vay vốn. Trong chu kỳ 1991- 1995, UNICEF đã hỗ trợ 10 triệu USD để nâng cấp các nhμ trẻ, mở thêm các trung tâm dạy nghề. Chính phủ Việt Nam đã vay của Nhật Bản từ nguồn ODA thời kỳ 1993-1995 lμ 1431,02 triệu yên, của ngân hμng thế giới 70 triệu USD để nâng cấp vμ cải tạo một số tr−ờng học lụp xụp. Ngoμi ra ngân hμng thế giới còn cam kết cho Việt Nam vay 60 triệu USD thời kỳ 1995-1998 để đầu t− phát triển tr−ờng ĐH Quốc gia HN vμ ĐH Quốc gia thμnh phố HCM. Có thể nói hợp tác trong lĩnh vực khoa học vμ giáo dục lμ tiền đề nâng đỡ Việt Nam v−ợt qua những khó khăn về vốn, khắc phục các mặt yếu kém về ch−ơng trình, về công nghệ giáo dục, tăng c−ờng sự hiểu biết giữa Việt Nam vμ các n−ớc trong khu vực. _ Từ năm 1990, ngân sách giáo dục của Việt Nam đã ở mức 10-11% tổng ngân sách hμng năm của nhμ n−ớc. So với những năm tr−ớc đây, ngân sách nμy đã tăng nh−ng cũng mới chỉ đáp ứng đ−ợc 50% yêu cầu của ngμnh giáo dục. Giá trị thực tế bình quân đầu ng−ời về ngân sách giáo dục của Việt Nam vμo khoảng 7,7 USD chỉ bằng 1/29 của Hμn Quốc, 1/22 của Malaixia vμ 1/8 của Thái Lan. 16
  17. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Tuy nhiên so với các n−ớc có thu nhập bình quân đầu ng−ời thấp nh− Việt Nam thì nền giáo dục Việt Nam vẫn đ−ợc xếp vμo loại khá. Mặc dù vậy sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam còn bộc lộ một số mặt yếu kém nh−: _ Mô hình giáo dục -đμo tạo đa ngμnh vμ chuyên môn hẹp đã không thích nghi kịp xu thế đổi mới, không phản ứng nhạy bén tr−ớc yêu cầu của nền kinh tế thị tr−ờng, đμo tạo ngμnh nghề không t−ơng xứng với đòi hỏi khắt khe của thi tr−ờng lao động. Nhiều năm xảy ra sự mất cân đối giữa đμo tạo vμ sử dụng _ Cùng với nó lμ cơ cấu đμo tạo tạo không hợp lý giữa đμo tạo đại học vμ đμo tạo nghề. Có dự báo cho rằng t−ơng lai Việt Nam sẽ thiếu các nhμ toán học, vật lý học vμ các nhμ khoa học khác. Lực l−ợng nghiên cứu cơ bản thiếu sẽ ngăn cản khả năng tiếp thu công nghệ vμ tri thức mới. _ Chất l−ợng giáo dục cũng lμ vấn đề đáng phải quan tâm. Tr−ớc hết cần khẳng định, bộ phận học sinh giỏi của Việt Nam không thua kém các n−ớc khác. Điều đó đ−ợc chứng minh qua các kỳ thi OLEMPIC Quốc tế về toán học, tin học, vật lý học Nh−ng những năm gần đây chất l−ợng giáo dục ở nhiều cấp bị giảm sút, theo số liệu của Bộ giáo dục vμ đμo tạo cứ 1000 học sinh năm học 1986-1987 thì chỉ có 500 em tốt nghiệp tiểu học. Chủ yếu lμ do học sinh bỏ học vμ l−u ban. Nguyên nhân lμ do đời sống của đông đảo đội ngũ giáo viên thấp dẫn đến tình trạng bỏ dạy, chân trong chân ngoμi, những học sinh giỏi không thích nghi vμo s− phạm. Theo đánh giá của Bộ GD vμ ĐT, thì giáo viên không đủ tiêu chuẩn ở mức 60-70% cũng theo thống kê của bộ thì chỉ có 10% giáo viên có nức sống t−ơng đối khá, 60% có mức sống trung bình, 30% có 17
  18. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam mức sống thấp. Ngoμi ra, chất l−ợng giáo dục giảm sút còn do tình trạng thiết bị học tập nghèo nμn, thiếu thốn, công nghệ lạc hậu. Có thể nói giáo dục vμ đμo tạo ở Việt Nam đang đứng tr−ớc những thách thức lớn lao, tr−ớc yêu cầu đổi mới kinh tế-xã hội, tr−ớc yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, tr−ớc sức ép về nguy cơ tụt hậu so với các n−ớc trong khu vực. Trong 20 năm tới, giáo dục Việt Nam phải thực hiện đ−ợc các mục tiêu sơ bản lμ nâng cao mặt bằng dân trí, đμo tạo nhân lực vμ bồi d−ỡng nhân tμi theo h−ớng khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, trên cơ sở nỗ lực của bản thân vμ kinh nghiệm, cùng sự giúp đỡ của các n−ớc phát triển. Muốn vậy nhμ n−ớc phải có các chính sách, biện pháp phù hợp nh−: _ Tăng ngân sách giáo dục vμ đμo tạo, sử dụng ngân sách đó một cách có hiệu quả. Kể từ năm 1996, mỗi năm ngân sách giáo dục phải tăng 1% để đạt đ−ợc mức trung bình của khu vực vμo năm 2005. _ Đồng thời, nhμ n−ớc phải chăm lo đến đời sống của đội ngũ giáo viên, cải thiện chế độ tiền l−ơng, tăng phụ cấp cho giáo viên để giáo viên có thể nâng cao vị trí xã hội của mình. _ Mặt khác, phải chú ý đμo tạo các ngμnh kỹ thuật, công nghệ nhiều hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. _ Nâng cao chất l−ợng của các bậc tiểu học, lμm tiền đề vững chắn cho chất l−ơng của các cấp học tiếp sau. Những phân tích trên đây mới chỉ đề cập đến phát triển giáo dục vμ đμo tạo - một yếu tố một cơ sở để con ng−ơi Việt Nam có thể thực hiện vai trò của mình. 18
  19. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Vì vậy tồn tại song song với phát triển giáo dục, nhμ n−ớc ta còn phải thực hiện những nhiệm vụ cấp bách sau đây: _ Một lμ, căn cứ vμo yêu cầu phát triển của các ngμnh vμ các vùng lãnh thổ, cần tổ chức bố trí lại lực l−ợng lao động một cách hợp lý trên phạm vi cả n−ớc theo h−ớng đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra những ngμnh kinh tế mũi nhọn. _ Hai lμ, cần trả l−ơng đúng vμ đủ cho ng−ời lao động, trong đó chú ý đến đội ngũ cán bộ khoa học. Cần nhấn mạnh rằng, bản thân tiền l−ơng không đơn giản chỉ lμ việc trả công, mμ nó còn tái sản xuất ra sức lao động ( nhiều hay ít), kích thích những phẩm chất (tích cực hay tiêu cực) của ng−ời lao động. _ Ba lμ, tiến hμnh đμo tạo bồi d−ỡng lại lực l−ợng lao động hiện có vμ đμo tạo lực l−ợng mới theo chuyên ngμnh nhất định. Trong đó, bảo đảm sự cân đối vμ đồng bộ giữa lao động phổ thông, lao động kỹ thuật vμ lao động khoa học. _ Bốn lμ, tiến hμnh một cách th−ờng xuyên đồng bộ hoạt động giáo dục đối với ng−ời lao động về các mặt: chính trị-t− t−ởng, lợi ích, ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân, truyền thống. Trong điều kiện hiện nay, chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất mμ không thực hiện công tác giáo dục thì sẽ dẫn đến sai lầm, tại hại, lμm h− hỏng con ng−ời, thậm chí cả một thế hệ ng−ời. C.Mác đã từng nhắc nhở chúng ta, trong phát triển kinh tế phải gắn sự nghiệp giải phóng con ng−ời với cuộc đấu tranh chống lại biểu hiện thực tiễn cực đoan của sự tha hóa con ng−ời(7). Không nghi ngờ gì rằng, mặt trái của nền kinh tế thị tr−ờng đã vμ đang tác động đến từng cá nhân, từng gia đình vμ mỗi tập thể của chúng ta. Trong xã hội hiện nay, có tình trạng một số ng−ời có kinh tế khá, thậm 19
  20. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam chí lμ giμu có nh−ng vẫn tham ô, móc ngoặc, ăn cắp, buôn lậu. Trái lại, một số ng−ời nghèo, thậm chí rất nghèo nh−ng không chịu lao động chân chính, chuyên dùng thủ đoạn lừa bip, ăn cắp Bên cạnh đó, còn một lớp ng−ời (th−ờng lμ trẻ tuổi) không chịu học hμnh, lμm việc, chỉ lo ăn chơi vμ từ đây dẫn đến tội phạm. _ Năm lμ, phải nâng cao thể lực cho thanh niên. Mặc dù đây lμ một vấn đề đòi hỏi phải có thời gian để giải quyết trên cơ sở nâng cao dần mức sống của nhân dân về vật chất cũng nh− về tinh thần. Tr−ớc mắt, cần tập trung giải quyết cho đ−ợc các mục tiêu của ch−ơng trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em đến năm 2000, nhất lμ các mục tiêu giảm đáng kể tỷ lệ suy dinh d−ỡng: đầu t− nâng cao chất l−ợng của ch−ơng trình giáo dục thể chất vμ y tế học đ−ờng; đẩy mạnh phong trμo rèn luyện thân thể trong thanh thiếu niên, tạo điều kiện cho Đoμn thanh niên duy trì phong trμo  khoẻ vì ngμy mai lập nghiệp, khoẻ để bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện những nhiệm vụ trên đây có nghĩa lμ về cơ bản nhμ n−ớc ta đã hoμn thμnh cuộc  cách mạng con ng−ời , biến con ng−ời Việt Nam thμnh nguồn lực quyết định đ−a sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc đi đến thμnh công. Kết luận 20
  21. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã, đang vμ sẽ lμ xu h−ớng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng lμ con đ−ờng phát triển tất yếu của n−ớc ta để đi tới mục tiêu dân giμu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ lμ công cuộc xây dựng kinh tế mμ chính lμ quá trình biến đổi, cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học vμ con ng−ời), lμm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Nh−ng cơ sở, động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá lμ gì? Theo các nhμ kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, con ng−ời vừa lμ điểm khởi đầu vừa lμ điểm kết thúc, đồng thời vừa lμ trung tâm của mọi biến đổi lịch sử. Nói cách khác, con ng−ời lμ chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trong xã hội hiện đại ngμy nay, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn chính lμ con ng−ời. Chính vì vậy, quá trình nμy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số l−ợng, mạnh về chất l−ợng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thμnh động lực thật sự của sự phát triển. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã đ−ợc nhiều quốc gia quan tâm vμ đặc biệt đang nổi lên ở khu vực Đông á. Xuất phát lμ những n−ớc nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vμ đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao, bền vững trong tr−ờng hợp đầu t− phát triển đủ mạnh nguồn nhân lực. Sự đầu t− ấy đ−ợc hiểu cả ba mặt: chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống vμ phát triển giáo dục, trong đó đầu t− có hiệu quả nhất lμ đầu t− cho giáo dục. Khi nghiên cứu quan hệ giữa GDP vμ các yếu tố của nguồn nhân lực, ng−ời ta thấy sự phát triển của nguồn nhân lực cμng sớm thì tốc độ tăng tr−ởng kinh tế 21
  22. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam cμng cao. Thực tế đã chứng minh, do phát triển nguồn nhân lực mμ Hμn Quốc đã mau chóng trở thμnh n−ớc công nghiệp, có sự hội nhập thần kỳ ở khu vực Đông á vμ trở thμnh một điểm sáng bên Nhật Bản siêu c−ờng. Đồng thời, xuất phát từ t− t−ởng của C.Mác về sự phát triển vì con ng−ời, vì sự nghiệp giải phóng của con ng−ời, giải phóng nhân loại, chúng ta có thể khẳng định rằng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới nói chung vμ đặc biệt lμ ở n−ớc ta hiện nay chính lμ một cuộc cách mạng- cách mạng con ng−ời. Trong T− bản, C.Mác đã khẳng định: để sản xuất ra những con ng−ời toμn diện cần phải có một nền kinh tế phát triển, một nền văn hoá mới, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến. Vμ ông coi tạo ra những thμnh t−u kinh tế xã hội đó không phải chỉ lμ một ph−ơng pháp để lμm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mμ còn lμ một ph−ơng pháp duy nhất để sản xuất ra những con ng−ời phát triển toμn diện (8) - những chủ nhân thực sự của một xã hội vì con ng−ời. Nh− vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải vì mục tiêu phát triển con ng−ời. Chỉ có nh− vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới trở thμnh sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Qua toμn bộ phân tích trên, có thể khẳng định rằng, b−ớc sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc theo định h−ớng XHCN chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con ng−ời Việt Nam hiện đại lμm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh vμ bền vững, phải gắn tăng tr−ởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ vμ công bằng xã hội. Đồng thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải lμ vì sự phát triển con 22
  23. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam ng−ời Việt Nam toμn diện, con ng−ời phải đ−ợc coi lμ giá trị tối cao vμ lμ mục đích của sự nghiệp đầy khó khăn, phức tạp nh−ng tất yếu nμy. Danh mục các tμi liệu tham khảo • Nguyễn Đình Toμn- Phát huy yếu tố con ng−ời trong lực l−ợng sản xuất tạp chí triết học số 1 (3/1993). • Hồ Anh Dũng- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại tạp chí triết học số 1 (3/1993). • Nguyễn Thế Nghĩa- Nguồn nhân lực CNH, HĐH đất n−ớc tạp chí triết học số 1 (2/1996). • Nguyễn Thanh- Mục tiêu con ng−ời trong sự nghiệp CNH, HĐH tạp chí triết học số 5 (10/1996). • Đặng Hữu Toμn- Phát triển vì con ng−ời trong quan niệm của Mác vμ tạp chí triết học số 1 (2/1997). • Trần Hữu Tiến- Vấn đề con ng−ời, cá nhân, xã hội trong học thuyết của Mác Tạp chí cộng sản 1/1994. • Võ Đại L−ợc- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đầu năm 2000. • Phạm Khiêm ích, Nguyễn Đình Phan- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam vμ các n−ớc trong khu vực. 23
  24. Tiểu luận KTCT Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam 24