Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất nước giải khát

pdf 192 trang phuongnguyen 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất nước giải khát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_san_xuat_nuoc_giai_khat.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất nước giải khát

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội 2009 1
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề được Bộ Công thương thành lập tại quyết định số 3258/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2009 gồm 13 thành viên, trong đó có 2 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 2 kỹ sư, là những giáo viên, cán bộ kỹ thuật có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu trong nghề Sản xuất nước giải khát. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề ”Sản xuất nước giải khát” được thực hiện như sau: * Phân tích nghề Ban chủ nhiệm đã họp các thành viên xác định nhiệm vụ xây dựng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng đào tạo nghề. Ban chủ nhiệm xây dựng ch ương trình đã thu thập tài liệu tham khảo, trong đó có cả tài liệu nước ngoài, xây dựng mẫu phiếu điều tra, tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại 8 cơ sở sản xuất kinh doanh. Ban chủ nhiệm đã xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, tổ chức hội thảo phân tích nghề Dacum, lấy các ý kiến chuyên gia để xây dựng và đã hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề với 11 nhiệm vụ chia làm 80 công việc. * Phân tích công việc Ban chủ nhiệm đã tiến hành biên soạn các phiếu phân tích công việc cho t ất cả các công việc của nghề, theo phương thức cá nhân soạn thảo, thông qua nhóm công tác góp ý. Ban chủ nhiệm cũng lập mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia góp ý cho phiếu phân tích công việc, tổ chức hội thảo hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc. * Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề Căn cứ vào khung của từng bậc trình độ kỹ năng nghề, Ban chủ nhiệm đã tiến hành lựa chọn sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích theo các bậc kỹ năng, xin ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo để hoàn thiện danh mục công việc theo bậc trình độ kỹ năng. Trên cơ sở kết quả phân tích nghề, phân tích công việc ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã tổ chức phân công xây dựng kỹ năng nghề theo đúng mẫu định dạng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Ban chủ nhiệm đã tiến hành xin ý kiến các chuyên gia và tổ chức hội thảo, biên tập, phản biện để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề. 2
  3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi xây dựng và ban hành sẽ là công cụ giúp người làm nghề định hướng nâng cao trình độ năng lực làm việc để tạo cơ hội thăng tiến trong nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề cũng giúp người hoặc tổ chức sử dụng lao động có cơ sở để tuyến chọn lao động, bố trí công việc và trả lương phù hợp. Các cơ sở đào tạo nghề có căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức việc đánh giá, cấp chứng chỉ nghề cho người làm nghề. 3
  4. II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Phạm Ngọc Anh Trường ĐH-KTKTCông nghiệp 2 Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường ĐH-KTKTCông nghiệp 3 Phạm Minh Đạo Trường ĐH-KTKT Công nghiệp 4 Vũ Thị Ngọc Bích Trường ĐH-KTKT Công nghiệp 5 Hồ Tuấn Anh Trường ĐH-KTKT Công nghiệp 6 Trương Thị Thuỷ Trường ĐH-KTKT công nghiệp 7 Nguyễn Mai Hương Trường ĐH-KTKT Công nghiệp 8 Nguyễn Thị Hiền Trường ĐH-KTKT Công nghiệp 9 Phan Vĩnh Hưng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 10 Nguyễn Thị Quỳnh Vân Sở công thương Hà Nội 11 Đỗ Quang Thắng CTCP Bia Nam Định 12 Phạm Thu Hoài Trường ĐH-KTKTCông nghiệp 13 Nguyễn Bích Thuỷ Tổng công ty rượu bia nước giải khát Hà Nội III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Trần Văn Thanh Bộ Công thương 2 Nguyễn Xuân Thu Tổng công ty rượu-bia-nước giải khát Hà Nội 3 Lê Hội Bộ Công thương 4 Trần Hậu Cường Công ty cổ phần rượu Hà Nội 5 Nguyễn Đức Thắng Trường cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 6 Nguyễn Thị Thu Vinh Trung tâm công nghệ thực phẩm và công nghệ môi trường 7 Phạm Văn Vinh Công ty cổ phần vang Thăng Long 4
  5. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT MÃ SỐ NGHỀ: "Sản xuất nước giải khát" là một nghề sản xuất ra các loại nước giải khát khác nhau: nước rau quả, nước trà xanh, nước trà thảo dược, các loại nước ngọt có gas, không gas, nước khoáng, nước uống tinh khiết phục vụ đời sống. Các sản phẩm nước giải khát được sản xuất từ các nguyên liệu: nước, nước khoáng, đường kính, các loại rau quả, thảo dược và các loại nguyên liệu phụ khác theo quy trình công nghệ trên các thiết bị chuyên dùng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, chất lượng và an toàn, hiệu quả trong các phòng thí nghiệm, các xưởng sản xuất của các xí nghiệp, doanh nghiệp, nh à máy sản xuất nước giải khát. Người làm nghề sản xuất nước giải khát cần phải: - Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng tác dụng của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất nước giải khát. - Hiểu biết về thành phần, tính chất, sự biến đổi của các nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phụ gia sản xuất nước giải khát trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản. - Hiểu biết các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực hiện các công việc trong quy trình công nghệ sản xuất các loại nước giải khát đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Thiết kế dây chuyền sản xuất hợp lý tr ên điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp. - Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật thiết bị trên dây chuyền sản xuất nước giải khát đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. - Giám sát và xử lý được sự cố trong quy trình sản xuất trên dây chuyền sản xuất nước giải khát. - Có đủ sức khỏe phù hợp với môi trường công việc. - Có khả năng giao tiếp và tác phong công nghiệp. 5
  6. - Đọc, hiểu được các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật. - Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng được công việc.  Vị trí của người làm nghề sản xuất nước giải khát là: - Trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền sản xuất nước giải khát của các cơ sở và chế biến thực phẩm trong nước hoặc nước ngoài. - Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật phân x ưởng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng ca các dây chuyền sản xuất nước giải khát. - Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nước giải khát và một số sản phẩm trong ngành chế biến thực phẩm. 6
  7. DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC THEO BẬC TR ÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ MÃ SỐ TRÌNH SỐ ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CÔNG CÔNG VIỆC TT B B B B B VIỆC ậc 1 ậc 2 ậc 3 ậc 4 ậc 5 A Tiếp nhận nguyên liệu 1 A1 Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa x 2 A2 Chuẩn bị máy, thiết bị nhập kho x 3 A3 Xác định nguyên liệu cần nhập x 4 A4 Cân nhận nguyên liệu x 5 A5 Vận chuyển đến nơi bảo quản x 6 A6 Xếp kho x 7 A7 Đảm bảo chất lượng nguyên liệu x trong quá trình bảo quản B Xử lý nguyên liệu 8 B1 Phân loại nguyên liệu x 9 B2 Rửa, Làm sạch nguyên liệu x 10 B3 Xử lí cơ học nguyên liệu rắn x 11 B4 Xử lí cơ học nguyên liệu lỏng x 12 B5 Trích ly nguyên liệu x 13 B6 Xử lý nhiệt nguyên liệu lỏng x 14 B7 Xử lý nhiệt nguyên liệu rắn x 15 B8 Xử lý vi sinh x 16 B9 Xử lý hoá học x 17 B10 Xử lý hoá sinh x 18 B11 Đuổi khí x C Chế biến 19 C1 Định lượng nguyên liệu nấu x 20 C2 Nấu siro x 21 C3 Lọc siro x 22 C4 Làm lạnh siro x 23 C5 Pha chế nước giải khát x 24 C6 Nạp CO2 x D Hoàn thiện sản phẩm 25 D1 Chuẩn bị bao bì x 26 D2 Chiết rót x 27 D3 Thanh trùng x 28 D4 Dán nhãn x 29 D5 In hạn sử dụng x 7
  8. 30 D6 Bao gói thành phẩm x E Bảo quản 31 E1 Bảo quản lạnh, lạnh đông x 32 E2 Bảo quản khô x 33 E3 Bảo quản bằng hoá chất x 34 E4 Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh x F Kiểm tra sản xuất 35 F1 Kiểm tra chất lượng bằng phương x pháp hoá học 36 F2 Kiểm tra chất lượng bằng phương x pháp vật lý 37 F3 Kiểm tra vi sinh x 38 F4 Kiểm tra chất lượng bằng phương x pháp cảm quan 39 F5 Kiểm tra các thông tin vận hành từ ca x trước 40 F6 Kiểm tra vệ sinh máy và thiết bị x 41 F7 Kiểm tra điều kiện vận hành máy và x thiết bị sản xuất 42 F8 Kiểm tra độ an toàn của máy và thiết x bị 43 F9 Xác định các điểm trọng yếu hay xảy x ra sự cố 44 F10 Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, môi x trường 45 F11 Kiểm tra trước khi xuất hàng x 46 F12 Nhận dạng sản phẩm sai lỗi x 47 F13 Kiểm tra nhật ký sản xuất x G Giao nhận 48 G1 Bàn giao nguyên liệu, bán thành phẩm, x sản phẩm. 49 G2 Bàn giao thiết bị. x 50 G3 Bàn giao tình trạng vệ sinh. x 51 G4 Làm báo cáo. x 52 G5 Bàn giao ca. x H Đảm bảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 53 H1 Vệ sinh cá nhân x 54 H2 Vệ sinh xưởng sản xuất x 55 H3 Vệ sinh thiết bị x 56 H4 Thu gom và xử lý các chất thải rắn x 8
  9. 57 H5 Xử lý nước thải x 58 H6 Vệ sinh nhà máy x 59 H7 Kiểm soát các mối nguy vật lý x 60 H8 Kiểm soát các mối nguy hóa học x 61 H9 Kiểm soát các mối nguy sinh học. x I Tạo môi trường làm việc 62 I1 Thực hiện chế độ chính sách người lao x động 63 I2 Thực hiện an toàn phòng chống cháy x nổ 64 I3 Thực hiện an toàn điện và sơ cứu x người bị điện giật 65 I4 Phòng ngừa tai nạn lao động x J Quản lý sản xuất 66 J1 Lập kế hoạch sản xuất x 67 J2 Quản lý lao động x 68 J3 Quản lý trang thiết bị x 69 J4 Quản lý nguyên vật liệu x 70 J5 Quản lý chất lượng sản phẩm x 71 J6 Điều hành sản xuất x K Phát triển nghề nghiệp 72 K1 Giao tiếp với khách hàng x 73 K2 Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm x 74 K3 Học tập nâng cao kiến thức chuy ên x môn 75 K4 Học tập nâng cao tay nghề x 76 K5 Học tập nâng cao kiến thức tin học, x ngoại ngữ 77 K6 Kèm cặp thợ bậc thấp x 78 K7 Nâng cao tổ chức điều hành sản xuất x 79 K8 Cải tiến kỹ thuật x 80 K9 Phát triển sản phẩm mới x 9
  10. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa Mã số công việc: A1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa để nhận nguyên liệu trước khi tiến hành sản xuất, bao gồm các bước sau: - Tìm hiểu thông tin về lưu lượng, tồn trữ tại kho bãi, bồn chứa; - Tiếp nhận thông tin về yêu cầu lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm tại kho bãi, bồn chứa; - Khảo sát hiện trạng kho bãi, bồn chứa trong kho; - Vệ sinh, sắp xếp kho bãi, bồn chứa hợp lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật, sức chứa của kho bãi bồn chứa; - Tiếp nhận chính xác,đầy đủ thông tin về số lượng và chủng loại nguyên liệu, sản phẩm cần lưu trữ; - Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa phù hợp với từng loại nguyên liệu cần lưu trữ; - Vệ sinh, sắp xếp kho bãi, bồn chứa sạch, gọn gàng thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản và sản xuất; - Tỉ mỉ, cẩn thận; - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động cho người, thiết bị, dụng cụ; - Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguyên liệu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Khảo sát được hiện trường kho bãi, bồn chứa; - Quan sát, tính toán được khối lượng thể tích kho bãi, bồn chứa; - Đọc, hiểu được kế hoạch sản xuất; - Lưu trữ hồ sơ kho bãi, bồn chứa; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị để vệ sinh, sắp xếp kho bãi. 2. Kiến thức - Phân tích, tổng hợp được tài liệu về khả năng lưu trữ của kho bãi, bồn chứa; - Hiểu biết đầy đủ về tính chất của nguyên liệu cần lưu trữ; - Nắm vững cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các dụng cụ, thiết bị dùng để vệ sinh, sắp xếp kho bãi. 10
  11. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Kho bãi, bồn chứa; - Số lượng nguyên liệu cần lưu trữ; - Kế hoạch sản xuất; - Dụng cụ, hoá chất vệ sinh, sắp xếp kho bãi. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng đọc, quan sát và phân - Kiểm tra, đối chiếu và so sánh với các tích tổng hợp được lưu lượng số liệu đã được lưu trữ cần lưu trữ - Đánh giá được tình trạng của kho bãi, bồn chứa - chọn được kho bãi, bồn chứa - Quan sát, tính toán khối lượng, thể phù hợp với nguyên liệu tích của kho bãi, bồn chứa phù hợp với nguyên liệu cần lưu trữ - Kỹ năng sắp xếp các nguyên - Quản lý được các nguyên liệu có trong liệu đang lưu trữ trong kho kho để tạo điều kiện sản xuất không hợp lý làm cản trở đi lại hay thao tác trong quá trình lấy nguyên liệu - Tuân thủ an toàn lao động - Quan sát, giám sát trong quá trình thực hiện - Thời gian thực hiện đúng - So sánh quá trình thực hiện với thời gian định mức 11
  12. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị máy, thiết bị nhập kho Mã số công việc: A2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị máy, thiết bị và vận hành thử trước khi tiến hành nhập kho(theo quy trình kiểm tra, vận hành máy, ), bao gồm các bước sau: - Nhận thông tin về yêu cầu sử dụng máy và thiết bị nhập nguyên liệu; - Chuẩn bị máy, thiết bị và vận hành thử trước khi tiến hành nhập kho; - Kiểm tra phương tiện xuất nhập kho theo đúng quy trình. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tìm hiểu đầy đủ thông tin về kế hoạch sản xuất; - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị để tiếp nhận nguyên liệu theo yêu cầu của công việc; - Xác định đúng tình trạng hoạt động của phương tiện xuất nhập kho; - Máy, thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật để chuẩn bị nhập kho; - Tỉ mỉ, chính xác, cẩn thận; - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động cho người, thiết bị, dụng cụ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Quan sát, đọc và tiến hành các bước xử lý thông tin về yêu cầu sử dụng máy và thiết bị nhập nguyên liệu; - Chọn đúng đủ chủng loại dụng cụ, thiết bị theo yêu cầu; - Kiểm tra chính xác các phương tiện xuất nhập kho theo đúng quy trình; - Sử dụng thành thạo máy, thiết bị, dụng cụ nhập kho; - Khắc phục sự cố, sửa chữa các máy và thiết bị - Sắp xếp phương tiện vận chuyển theo đúng các bước vận chuyển. 2. Kiến thức - Hiểu biết về nguyên tắc, cấu tạo của máy, thiết bị cần nhập nguyên liệu, - Hiểu rõ tính chất của nguyên liệu để chuẩn bị và sắp xếp phương tiện vận chuyển; - Nắm vững cấu tạo, nguyên tắc sử dụng các phương tiện xuất nhập kho. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Lệnh sản xuất bằng văn bản hoặc bằng miệng ; - Dụng cụ, trang thiết bị để: tháo dỡ, vận chuyển; - Phương tiện xuất kho. 12
  13. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng đọc tài liệu, lệnh sản - Kiểm tra, đối chiếu với yêu cầu cần xuất để chuẩn bị thiết bị xuất dụng cụ, thiết bị nhập kho phù hợp với nhập kho; nguyên liệu; - Kỹ năng kiểm tra, vận hành - Theo dõi quá trình chạy thử của thiết thử máy, thiết bị, dụng cụ bị, máy đối chiếu và so sánh với trước khi hoạt động; Catolog của máy; - Sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ - Theo dõi, kiểm tra thao tác đối chiếu thuật của máy và thiết bị; với tiêu chuẩn; - Chọn dụng cụ, thiết bị phù hợp - Kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với từng nguyên liệu sản xuất; chiếu với tiêu chuẩn; - Thực hiện đúng trình tự các - Kiểm tra quá trình nhập nguyên liệu bước để nhập nguyên liệu; không bị hỏng; - An toàn lao động . - Quan sát, giám sát trong quá trình thực hiện. 13
  14. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xác định nguyên liệu cần nhập Mã số công việc: A3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định chất lượng sơ bộ, số lượng của các nguyên liệu chính (hoa quả, đường, chè, dược liệu ), phụ gia (chất màu, mùi, vị ), bao bì, nhãn trong sản xuất nước giải khát, bao gồm các bước sau: - Nhận diện nguyên liệu; - Lấy mẫu nguyên liệu theo phương pháp xác suất; - Kiểm tra nguyên liệu bằng cảm quan; - Đánh giá sơ bộ chất lượng nguyên liệu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nguyên liệu đúng chủng loại cần nhập; - Lấy mẫu kiểm tra đảm bảo là ngầu nhiên; - Các chỉ tiêu cảm quan phù hợp với yêu cầu của nguyên liệu; - Đánh giá sơ bộ đúng chất lượng nguyên liệu; - Soạn thảo thông tin đầy đủ báo cáo kết quả kiểm tra nguyên liệu; - Cẩn thận, trung thực; - Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguyên liệu; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Quan sát nguyên liệu; - Sử dụng thành thạo dụng cụ lấy mẫu phù hợp với nguyên liệu; - Đánh giá chính xác các chỉ tiêu kiểm tra; - Đánh giá cảm quan được các loại nguyên liệu; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo báo cáo. 2. Kiến thức - Hiểu rõ phương pháp lấy mẫu; - Biết các chỉ tiêu phân tích cảm quan trước khi nhập nguyên liệu; - Hiểu rõ phương thức đánh giá sơ bộ chất lượng; - Nắm vững các phương pháp kiểm tra nguyên liệu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ lấy mẫu: xiên mẫu, cốc đong; 14
  15. - Nguyên liệu sản xuất; - Bảng danh mục các chỉ tiêu cần kiểm tra nguyên liệu; - Giấy, bút hoặc máy vi tính, máy in. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng: đọc, xử lý, tính toán - Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá chất các dấu hiệu để nhận biết lượng của nguyên liệu cần nhập; nguyên liệu; - Giám sát chất lượng trong quá trình nhập; - Kỹ năng lấy mẫu nguyên liệu - Kiểm tra việc lấy mẫu nguyên liệu là để kiểm tra; ngẫu nhiên và đại diện ; - Xác định đúng các chỉ tiêu - Giám sát, xem xét, đối chiếu với bảng cảm quan cần phân tích; danh mục các chỉ tiêu cảm quan; - Thực hiện đúng trình tự các - Quan sát quá trình thực hiện. bước để kiểm tra nguyên liệu. 15
  16. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Định lượng và nhận nguyên liệu Mã số công việc: A4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân nhận đúng lượng nguyên liệu để làm cơ sở cho việc chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất, bao gồm các bước sau: - Phân loại nguyên liệu theo chất lượng lô hàng đã tiếp nhận; - Lựa chọn các dụng cụ, đơn vị đo lường phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Tiến hành định lượng nguyên liệu; - Ghi chép hồ sơ lưu, phiếu nhập kho theo mẫu quy định của xí nghiệp. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các dụng cụ, đơn vị đo lường phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Thực hiện định lượng chính xác nguyên liệu; - Kiên nhẫn chờ đợi sự ổn định của thiết bị cân đo; - Ghi phiếu thực nhập nguyên liệu; - Ghi chép (hoặc in) rõ ràng số liệu cần ghi chép trong phiếu nhập; - Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình cân, đo; - Trung thực, khách quan. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Phân loại nguyên liệu nhanh, chính xác; - Đọc chính xác các thông số trên dụng cụ thiết bị cân, đo; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ định lượng; - Ghi chép rõ ràng đầy đủ số lượng nhập; - Kiểm tra chính xác tính ổn định của thiết bị; - Cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường nhanh, chính xác; 2. Kiến thức - Hiểu rõ tính chất của từng loại nguyên liệu; - Biết hệ thống đo lường và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường; - Hiểu rõ cách ghi chép số liệu theo hệ thống. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại cân, - Các dụng cụ đo thể tích; 16
  17. - Các loại nguyên liệu để cân, đo; - Phiếu kiểm định chất lượng của bộ phận kiểm tra chất lượng; - Các biểu mẫu của phiếu nhập. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị cân, đo phù - Kiểm tra, giám sát thiết bị dụng cụ đầy hợp với tính chất nguyên liệu; đủ trước khi tiến hành định lượng; - Sử dụng thành thạo các dụng - Giám sát quá trình định lượng; cụ, thiết bị để tiến hành định lượng nguyên liệu; - Kiểm tra tính ổn định, chính - Quan sát, xem xét tính ổn định của xác của thiết bị cân, đo; thiết bị; - Thực hiện đúng trình tự các - Quan sát quá trình thực hiện đối chiếu bước để kiểm tra nguyên liệu. với yêu cầu kỹ thuật. 17
  18. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận chuyển đến nơi bảo quản Mã số công việc: A5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận chuyển lượng nguyên liệu đã nhập đến đúng nơi bảo quản để chuẩn bị cho quá trình sản xuất, bao gồm các bước sau: - Đưa nguyên liệu lên phương tiện vận chuyển; - Vận chuyển nguyên liệu đến nơi bảo quản; - Tháo dỡ nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện đưa nguyên liệu lên phương tiện vận chuyển theo đúng trình tự; - Chuyển nguyên liệu đúng đến vị trí bảo quản; - Thực hiện tháo dỡ nguyên liệu theo đúng trình tự; - Đảm bảo khi tháo dỡ, nguyên liệu không bị hư hỏng; - Thận trọng, tránh đổ vỡ; - Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình vận chuyển; - Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguyên liệu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các phương tiện vận chuyển nguyên liệu; - Tính toán được khối lượng cần đưa lên thiết bị vận chuyển; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị tháo dỡ nguyên liệu. 2. Kiến thức - Nắm vững các ảnh hưởng của các tác động cơ học đến sự hư hỏng nguyên liệu; - Nắm vững ảnh hưởng của việc tháo dỡ đến sự hư hỏng nguyên liệu; - Hiểu biết các phương pháp và điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại nguyên liệu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ, trang thiết bị để chứa đựng; - Các phương tiện vận chuyển; - Dụng cụ, trang thiết bị để tháo dỡ, vận chuyển. 18
  19. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thao tác điều khiển các - Theo dõi thao tác người làm và đối phương tiện vận chuyển, bốc chiếu với quy định về kỹ thuật trong dỡ nguyên liệu; khi vận chuyển; - Chọn các trang thiết bị vận - Giám sát các thiết bị, dụng cụ phù hợp chuyển, tháo dỡ không ảnh với từng nguyên liệu và trình tự vận hưởng đến chất lượng của chuyển; nguyên liệu; - Thao tác đúng quy trình công - Giám sát thao tác của người làm và nghệ; đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn; - Tính toán được khối lượng cần - Đánh giá và nhận xét được kết quả đưa lên thiết bị vận chuyển; kiểm tra; - An toàn con người và thiết bị - Theo dõi thao tác của người làm và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong công nghệ; - Thời gian vận chuyển. - So sánh với định mức thời gian được quy định trong phiếu công nghệ. 19
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xếp kho Mã số công việc: A6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sắp xếp các nguyên liệu nhập về vào kho theo một trình tự phù hợp đảm bảo để dễ lấy, dễ bảo quản phù hợp với nguyên liệu, bao gồm các bước sau: - Vệ sinh kho; - Sử dụng các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu nhập về vào kho theo một trình tự phù hợp. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quy định; - Nguyên liệu sắp xếp vào kho đúng phương pháp bảo quản theo yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại nguyên liệu; - Xếp gọn gàng, chắc chắn, đúng lô, đúng loại dễ lấy; - Sử dụng thành thạo các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu; - Nghiêm túc, cẩn thận; - Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Thao tác đúng quy trình vệ sinh kho bảo quản; - Xếp gọn gàng, chắc chắn, đúng lô, đúng loại dễ lấy; - Sử dụng thành thạo các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu nhập về vào kho theo một trình tự phù hợp. 2. Kiến thức - Nắm vững các phương pháp sắp xếp nguyên liệu; - Biết rõ về sự biến đổi của nguyên liệu trong quá trình xếp kho; - Hiểu biết về các loại kho bảo quản; - Nắm chắc cấu tạo, tính năng hoạt động của các loại dụng cụ, thiết bị vệ sinh kho; - Nắm vững các loại hoá chất và nồng độ được phép sử dụng trong quá trình vệ sinh. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ, thiết bị vệ sinh kho; - Các loại hoá chất khử trùng; 20
  21. - Dụng cụ cân, đong pha hoá chất; - Kệ sắp xếp; - Các loại nguyên liệu sắp xếp để bảo quản. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sử dụng thành thạo các thiết bị - Giám sát, theo dõi và đối chiếu với đúng yêu cầu để sắp xếp các yêu cầu sắp xếp các nguyên liệu; nguyên liệu; - Thao tác điều khiển các - Kiểm soát quá trình di chuyển của phương tiện vận chuyển, bốc nguyên liệu; dỡ nguyên liệu; - Sắp xếp các kệ, dụng cụ chứa - Giám sát các thiết bị, dụng cụ phù hợp đựng không ảnh hưởng đến với từng nguyên liệu và trình tự vận chất lượng của nguyên liệu; chuyển; - An toàn con người và thiết bị. - Theo dõi thao tác của người làm và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong công nghệ. - Thời gian thực hiện - So sánh với định mức thời gian 21
  22. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong quá trình bảo quản Mã số công việc: A7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị các điều kiện và cơ sở vật chất, thực hiện đúng các bước trong quy trình cho quá trình bảo quản để đảm bảo chất lượng nguyên liệu, bao gồm các bước sau: - Bảo quản nguyên liệu, - Kiểm tra tình trạng nguyên liệu trong quá trình bảo quản; - Xử lý các tình huống kỹ thuật trong quá trình bảo quản; - Báo cáo. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kho bảo quản phù hợp với tính chất của nguyên liệu theo yêu cầu; - Phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Đảm bảo duy trì thông số tối ưu trong quá trình bảo quản; - Đúng lịch trình kiểm tra trình trạng nguyên liệu do xí nghiệp đề ra; - Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình bảo quản nguyên liệu; - Báo cáo thực trạng nguyên liệu bảo quản trong kho đảm bảo đúng theo yêu cầu của xí nghiệp; - Cận thận, tỉ mỉ, nghiêm túc; - Quan tâm đến chất lượng sản phẩm trong khi bảo quản tại kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Thao tác bảo quản phù hợp với từng nguyên liệu; - Điều chỉnh các thông số kỹ thuật bảo quản nhanh, chính xác; - Kiểm tra đúng, đủ các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm tron quá trình bảo quản; - Xử lý các tình huống kỹ thuật trong quá trình bảo quản; - Báo cáo theo đúng trình tự. 2. Kiến thức - Biết những tính chất của nguyên liệu; - Hiểu biết các tính năng của các loại kho bảo quản; - Nắm vững sự biến đổi của nguyên liệu trong quá trình bảo quản; - Hiểu biết các phương pháp bảo quản nguyên liệu; 22
  23. - Nắm vững các phương pháp kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản; - Nắm vững các quy định báo cáo. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Kho bảo quản; - Các dụng cụ phương tiện để tiến hành bảo quản; - Các dụng cụ kiểm tra; - Các nguyên liệu bảo quản; - Các phương tiện để tiến hành xuất kho. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng kiểm tra tình trạng - Giám sát, theo dõi và đánh giá suốt của nguyên liệu trong quá quá trình bảo quản đối chiếu với yêu trình bảo quản; cầu; - Chọn các phương pháp bảo - Giám sát thao tác của người làm và quản; đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Điều chỉnh các thông số kỹ - Giám sát thao tác của người làm và so thuật trong bảo quản; sánh kết quả với các thông số bảo quản theo tiêu chuẩn; - An toàn cho thiết bị bảo quản; - Giám sát thao tác của người làm và nguyên liệu; đối chiếu với qui định về an toàn; - Thao tác đúng quy trình công - Giám sát thao tác của người làm và nghệ bảo quản. đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn. 23
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Phân loại nguyên liệu Mã số công việc: B1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tiến hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất, bao gồm các bước sau: - Nhận kế hoạch sản xuất từ người có trách nhiệm để tiến hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất; - Nhận nguyên liệu; - Phân loại nguyên liệu theo lô hàng; - Phân loại nguyên liệu theo phương pháp cảm quan; - Phân loại bằng các thiết bị tiêu chuẩn, - Báo cáo kết quả kiểm tra, phân loại. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nhận kế hoạch sản xuất đúng và đầy đủ thông tin từ người có trách nhiệm để tiến hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất; - Nhận đúng các loại nguyên liệu theo yêu cầu đặt ra; - Phân loại nguyên liệu theo lô hàng đã tiếp nhận; - Phân loại bằng các thiết bị tiêu chuẩn đảm bảo đúng nguyên liệu sản xuất; - Nghiêm túc, chính xác. - Thực hiện đúng thời gian quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Giao tiếp và hợp tác nhận kế hoạch sản xuất; - Quan sát nhận diện được các loại nguyên liệu; - Phân loại nguyên liệu nhanh, chính xác; - Vận hành được các thiết bị kiểm tra phân loại; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo báo cáo lưu hồ sơ. 2. Kiến thức - Hiểu rõ quy trình sản xuất; - Hiểu biết về tính chất, đặc điểm của các loại nguyên liệu; - Nắm vững các chỉ tiêu để phân loại từng nguyên liệu; - Hiểu biết phương pháp phân tích cảm quan; 24
  25. - Nắm vững công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo tiêu chuẩn; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các dụng cụ thu nhận nguyên liệu; - Các dụng cụ phân loại, vận chuyển; - Thiết bị đo kích thước; - Thiết bị đo màu; - Cân kỹ thuật; - Các dụng cụ phụ trợ; - Giấy, bút hoặc máy vi tính, máy in. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận kế hoạch đầy đủ từ - Đánh giá, nhận xét được kế hoạch sản người có trách nhiệm để tiến xuất hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất chính xác - Vận hành các hệ thống phân - Giám sát thao tác của người làm và loại bằng thiết bị kỹ thuật đối chiếu với qui định chuẩn chuẩn - Nhận diện để phân loại - Kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn đã nguyên liệu đúng tình trạng kỹ được quy định thuật - Chọn các phương pháp phân - Giám sát thao tác của người làm và loại ứng với từng loại nguyên đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật phù liệu hợp với từng loại nguyên liệu - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác cách làm việc của các bước công việc người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn 25
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Rửa, Làm sạch nguyên liệu Mã số công việc: B2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tiến hành rửa và làm sạch nguyên liệu bằng các thiết bị máy, dụng cụ phù hợp đảm bảo nguyên liệu an toàn, đúng yêu cầu sản xuất, bao gồm các bước sau: - Kiểm tra hệ thống cấp nước rửa và làm sạch nguyên liệu; - Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải; - Vận hành hệ thống thiết bị rửa và làm sạch nguyên liệu; - Lấy mẫu và kiểm tra mức độ sạch; - Đánh giá chất lượng sau quá trình rửa và làm sạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Rửa và làm sạch nguyên liệu bằng các thiết bị máy, dụng cụ phù hợp đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn, đúng yêu cầu sản xuất; - Thực hiện quá trình kiểm tra theo đúng quy định nhằm đảm bảo quá trình cấp nước liên tục cho sản xuất; - Hệ thống xử lý nước thải vận hành an toàn; - Cấp nguyên liệu đầy đủ và đúng kỹ thuật phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Lượng nguyên liệu đưa vào rửa đủ, đúng yêu cầu; - Lấy mẫu và kiểm tra mức độ sạch theo các ph ương pháp phân tích đã được quy định; - Thực hiện ghi chép theo nguyên tắc lưu hồ sơ; - Nghiêm túc, chính xác, cận thận. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Vận hành thành thạo hệ thống cấp nước; - Điều chỉnh chính xác chế độ kỹ thuật của hệ thống thiết bị; - Lấy mẫu nhanh, chính xác kiểm tra mức độ sạch; - Đánh giá trung thực, khách quan chất lượng nguyên liệu; - Ghi chép chính xác nhanh và tránh nhầm lẫn số liệu. 2. Kiến thức - Hiểu biết nguyên lý làm việc, cấu tạo hệ thống cấp nước; - Hiểu biết nguyên lý làm việc, cấu tạo hệ thống nước thải; - Hiểu rõ nguyên lý làm việc, cấu tạo hệ thống thiết bị rửa; 26
  27. - Nắm chắc yêu cầu kỹ thuật của quá trình cấp liệu; - Hiểu biết về cơ cầu điều chỉnh lượng nguyên liệu vào máy rửa; - Nắm vững các phương thức lấy mẫu kiểm tra mức độ sạch theo các ph ương pháp phân tích đã được quy định. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hệ thống thiết bị cấp nước; - Dụng cụ kiểm tra; - Hệ thống thoát nước thải; - Hệ thống rửa và làm sạch; - Hệ thống sàng, máy tách sắt; - Dụng cụ đựng mẫu; - Các bảng tra cứu về chất lượng nguyên liệu đã được công bố; - Số ghi chép; - Máy tính. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá - Giám sát, đối chiếu mức độ sạch với mức độ sạch của nguyên liệu; tiêu chuẩn đã đề ra; - Thao tác vận hành các hệ - Theo dõi thao tác người làm và đối thống cấp, thoát nước nhanh, chiếu với quy định về kỹ thuật; chính xác; - Thao tác đúng quy trình , - Giám sát thao tác, cách làm việc và đúng các bước công việc; đối chiếu với tiêu chuẩn; - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc. động cho người làm việc; - Đảm bảo thời gian làm việc. 27
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lí cơ học nguyên liệu rắn Mã số công việc: B3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng các dụng cụ và thiết bị để cắt, gọt, thái, nghiền, ch à, ép, tách vỏ bỏ hạt phù hợp với yêu cầu từng loại nguyên liệu, bao gồm các bước sau: - Cấp nguyên liệu vào thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu rắn; - Vận hành hệ thống thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu rắn; - Điều chỉnh lượng nguyên liệu vào máy xử lý cơ học nguyên liệu rắn; - Lấy mẫu kiểm tra mức độ xử lý cơ học nguyên liệu rắn; - Tiếp nhận nguyên liệu vào phương tiện chứa đựng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các dụng cụ và thiết bị để cắt, gọt, thái, nghiền, chà, ép, tách vỏ bỏ hạt chọn phù hợp với yêu cầu từng loại nguyên liệu; - Thiết bị trong hệ thống làm việc đồng bộ; - Lượng nguyên liệu vào máy xử lý cơ học nguyên liệu rắn đủ, đúng yêu cầu; - Mức độ xử lý cơ học nguyên liệu rắn đạt tiêu chuẩn đã được quy định; - Các trang thiết bị đảm bảo thu nhận đủ và không làm ảnh hưởng chất lượng; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Điều chỉnh chính xác chế độ kỹ thuật cấp liệu vào hệ thống thiết bị; - Vận hành theo đúng trình tự xử lý cơ học nguyên liệu rắn; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị để cắt, gọt, thái, nghiền, ch à, ép; tách vỏ bỏ hạt phù hợp với yêu cầu từng loại nguyên liệu; - Thực hiện lấy mẫu nhanh, chính xác; - Kiểm tra thành thạo các chỉ tiêu cắt, gọt, thái, nghiền, chà, ép, tách vỏ bỏ hạt - Thu nhận sản phẩm đúng yêu cầu. 2. Kiến thức - Biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống thiết bị cắt, gọt, thái, nghiền, chà, ép, định hình, tách bóc vỏ; - Nắm chắc yêu cầu kỹ thuật của quá trình cấp liệu; 28
  29. - Biết điều chỉnh hệ thống thiết bị phân loại, gọt, cắt, thái, nghiền, ch à, ép, định hình, phối trộn; - Hiểu rõ các phương thức lấy mẫu và phương pháp kiểm tra theo nguyên tắc lấy mẫu đã được quy định; - Hiểu biết tính chất của sản phẩm thu nhận . IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hệ thống thiết bị phân loại gọt, cắt , thái, nghiền, chà, ép, định hình, phối trộn, - Hệ thống cấp liệu; - Dụng cụ để điều chỉnh thiết bị; - Các dụng cụ, lấy mẫu, đựng mẫu; - Các phiếu ghi kết quả kiểm tra; - Dụng cụ và thiết bị thu nhận. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Điều chỉnh chế độ kỹ thuật - Giám sát quá trình vận hành đối chiếu cấp liệu vào hệ thống thiết bị với yêu cầu kỹ thuật - Kỹ năng điều chỉnh hệ thống - Giám sát quá trình vận hành đối chiếu thiết bị xử lý cơ học nhanh, với yêu cầu kỹ thuật chính xác - Thành thạo trong quá trình - Kiểm tra, xem xét, đánh giá với ti êu kiểm tra các thông số kỹ thuật chuẩn đã quy định sau xử lý - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác cách làm việc của các bước công việc người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc động cho ngươi làm việc - Đảm bảo thời gian làm việc. 29
  30. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lí cơ học nguyên liệu lỏng Mã số công việc: B4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng các dụng cụ và thiết bị để lọc, lắng sơ bộ phù hợp với yêu cầu từng loại nguyên liệu lỏng, bao gồm các bước sau: - Cấp, điều chỉnh nguyên liệu vào thiết bị xử lý cơ học dạng lỏng; - Vận hành hệ thống thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu lỏng; - Tiếp nhận nguyên liệu vào phương tiện chứa đựng; - Vệ sinh dụng cụ và thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu lỏng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Cấp nguyên liệu đầy đủ và đúng kỹ thuật phù hợp với từng loại nguyên liệu; - Các thiết bị trong hệ thống làm việc đồng bộ; - Các trang thiết bị thu nhận đủ và không làm ảnh hưởng chất lượng; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác; - Thực hiện vệ sinh thiết bị xử lý cơ học đúng quy định. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Điều chỉnh chính xác chế độ cấp liệu vào hệ thống thiết bị; - Vận hành theo đúng trình tự xử lý; - Vận hành đồng bộ hệ thống thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu lỏng; - Chuẩn bị được đúng và đủ dụng cụ theo yêu cầu. 2. Kiến thức - Biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu lỏng (lọc, lắng ); - Nắm chắc yêu cầu kỹ thuật của quá trình xử lý cơ học; - Hiểu biết tính chất của sản phẩm thu nhận; - Vận dụng các phương pháp vệ sinh thiết bị, đường ống hợp lý. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hệ thống cấp liệu; - Hệ thống thiết bị xử lý cơ học nguyên liệu lỏng; - Dụng cụ để điều chỉnh thiết bị; - Các dụng cụ dùng để vệ sinh. 30
  31. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nắm vững các yêu cầu cần xử - Giám sát đối chiếu với yêu cầu kỹ lý với nguyên liệu lỏng; thuật; - Điều chỉnh hệ thống thiết bị - Kiểm tra các thông số trong quá trình xử lý nhanh, chính xác; xử lý; - Kiểm tra các thông số kỹ thuật - Kiểm tra, xem xét, đánh giá với tiêu sau xử lý; chuẩn đã quy định; - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác cách làm việc của các bước công việc; người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn; - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc. động cho ngươi làm việc; - Đảm bảo thời gian làm việc. 31
  32. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Trích ly nguyên liệu Mã số công việc: B5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng các tác nhân phù hợp (nước, cồn etylic, đường ) để chiết rút và thu nhận từ nguyên liệu các thành phần cần thiết cho sản xuất nước giải khát, bao gồm các bước sau: - Chuẩn bị nguyên liệu trích ly; - Chuẩn bị dung môi để trích ly nguyên liệu; - Kiểm tra hệ thống thiết bị trích ly nguyên liệu; - Xác định các thông số của quá trình trích ly; - Thu nhận nguyên liệu sau khi trích ly; - Kiểm tra tính chất nguyên liệu sau trích ly. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chuẩn bị đủ lượng nguyên liệu trích ly; - Chuẩn bị đủ lượng dung môi để trích ly nguyên liệu; - Các thiết bị trích ly vận hành an toàn; - Đánh giá chất lượng nguyên liệu sau trích ly theo tiêu chuẩn; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Phân biệt được các tính chất cơ học và hoá học của nguyên liệu trích ly; - Nhận biết được các loại dung môi để trích ly nguyên liệu; - Kiểm tra được thiết bị trích ly nguyên liệu; - Điều chỉnh thành thạo chính xác các thông số kỹ thuật trên hệ thống trích ly; - Đánh giá nhanh và chính xác sản phẩm trích ly. 2. Kiến thức - Hiểu biết tính chất của nguyên liệu cần trích ly; - Nắm chắc tính chất của dung môi; - Biết cách phòng chống hoả hoạn khi dùng dung môi hữu cơ; - Hiểu biết về tính năng của thiết bị trích ly; - Nắm vững trình tự kiểm tra hệ thống thiết bị trích ly nguyên liệu; - Nắm vững trình tự thu hồi sản phẩm trích ly; - Hiểu biết các phương pháp trích ly, thu hồi sản phẩm; 32
  33. - Hiểu rõ cách đánh giá chất lượng nguyên liệu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ chứa nguyên liệu; - Thiết bị định lượng dung môi; - Dung môi trích ly; - Hệ thống thiết bị trích ly; - Thiết bị hoặc dụng cụ chứa đựng sản phẩm trích ly ; - Các dụng cụ, thiết bị, máy kiểm tra; - Các phiếu ghi kết quả kiểm tra; - Các bảng tra cứu về chất lượng nguyên liệu đã được công bố. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn phương thức trích - Giám sát theo quy trình công nghệ; ly hợp lý với yêu cầu nguyên liệu; - Cách sử dụng dụng cụ thiết bị - Kiểm tra, tính toán hợp lý lượng dung định lượng dung môi trích ly; môi cần dùng; - Sự điều chỉnh các thông số kỹ - Giám sát sự thay đổi, các yêu tố ảnh thuật trong quá trình trích ly; hưởng đến quá trình trích ly; - Thao tác thu hồi dịch chiết; - Theo dõi thao tác người làm và đối chiếu với quy trình công nghệ; - Vận hành thao tác an toàn - Theo dõi thao động tác của người sử máy, thiết bị, dung môi trích dụng dụng cụ, máy và đối chiếu với ly; tiêu chuẩn hiện hành; - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác cách làm việc của các bước công việc; người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn; - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc; động cho ngươi làm việc; - Đảm bảo thời gian làm việc. 33
  34. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý nhiệt nguyên liệu lỏng Mã số công việc: B6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành hệ thống cấp nhiệt để thanh trùng, làm nguội, làm lạnh, đun sôi . và kiểm tra các chế độ kỹ thuật khi xử lý nhiệt phù hợp với yêu cầu sản xuất đối với từng loại nguyên liệu lỏng, bao gồm các bước sau: - Kiểm tra hệ thống thiết bị xử lý nhiệt; - Vận hành hệ thống cấp nhiệt; - Điều chỉnh lượng nhiệt đưa vào xử lý nhiệt nguyên liệu lỏng; - Kiểm tra nhiệt độ và áp suất làm việc; - Vệ sinh thiết bị xử lý nhiệt nguyên liệu lỏng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các hệ thống cấp nhiệt để thanh trùng, làm nguội, làm lạnh, đun sôi . vận hành an toàn; - Hệ thống cấp nhiệt (nhiệt nóng, nhiệt lạnh) đầy đủ v à đúng chế độ kỹ thuật phù hợp với từng loại thiết bị xử lý nhiệt; - Các cơ cấu điều chỉnh chế độ nhiệt làm việc tốt, ổn định; - Quá trình điều chỉnh được tiến hành đúng theo quy định; - Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất làm việc chính xác; - Vệ sinh thiết bị đúng quy định; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Kiểm tra thành thạo thiết bị cấp nhiệt để thanh trùng, làm nguội, làm lạnh, đun sôi; - Điều chỉnh chính xác các cơ cấu trên hệ thống; - Điều chỉnh thành thạo chế độ kỹ thuật của hệ thống thiết bị cấp nhiệt ; - Vận hành hệ thống cấp nhiệt, gia nhiệt; - Vận hành hệ thống thiết bị làm nguội; - Vận hành hệ thống thiết bị thanh trùng; - Kỹ năng kiểm tra thiết bị đo nhiệt độ v à áp suất; - Thực hiện đúng và chính xác các quy trình về vệ sinh thiết bị. 2. Kiến thức 34
  35. - Hiểu biết về tính năng của thiết bị xử lý nhiệt ( th iết bị đun nóng, thiết bị làm nguội, thiết bị lạnh đông ), - Nắm vững trình tự kiểm tra thiết bị xử lý nhiệt; - Hiểu rõ tính năng của hệ thống cấp nhiệt, gia nhiệt; - Hiểu biết các tính năng của hệ thống làm nguội, thanh trùng; - Nắm chắc yêu cầu kỹ thuật của quá trình cấp nhiệt; - Nắm vững quy trình kiểm tra vệ sinh thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thiết bị đun nóng; - Thiết bị làm nguội; - Hệ thống cấp nhiệt, gia nhiệt; - Dụng cụ điều chỉnh; - Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất; - Dụng cụ để hiệu chỉnh thiết bị đo nhiệt độ và áp suất; - Các dụng cụ dùng để vệ sinh. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng sử dụng các thiết bị - Theo dõi thao tác của người sử dụng xử lý nhiệt ( thiết bị đun nóng, dụng cụ, máy và đối chiếu với tiêu thiết bị làm nguội, thiết bị lạnh chuẩn hiện hành; đông ); - Vận hành, điều chỉnh các - Giám sát, kiểm tra trong quá trình xử thông số thiết bị đo nhiệt độ và lý; áp suất; - Điểu chỉnh nhiệt độ thanh - Giám sát, theo dõi và đánh giá theo trùng theo đúng chế độ; đúng quy trình công nghệ; - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác, cách làm việc của các bước công việc; người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn; - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc; động cho ngươi làm việc; - Đảm bảo thời gian làm việc; - Thời gian thực hiện. - So sánh thời gian thực hiện với thời gian định mức. 35
  36. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý nhiệt nguyên liệu rắn Mã số công việc: B7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành hệ thống cấp nhiệt để chần, hấp, thanh trùng, làm nguội, làm lạnh .phù hợp với yêu cầu sản xuất đối với từng loại nguyên liệu, bao gồm các bước sau: - Kiểm tra hệ thống thiết bị xử lý nhiệt; - Vận hành hệ thống cấp nhiệt; - Điều chỉnh lượng nhiệt đưa vào xử lý nhiệt nguyên liệu rắn; - Kiểm tra tính chất nguyên liệu sau khi xử lý nhiệt; - Kiểm tra nhiệt độ và áp suất làm việc; - Vệ sinh thiết bị xử lý nhiệt nguyên liệu rắn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Hệ thống cấp nhiệt để chần, hấp, thanh trùng, làm nguội, làm lạnh, đun sôi . phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại nguyên liệu rắn; - Các thiết bị cấp nhiệt vận hành an toàn; - Các cơ cấu điều chỉnh chế độ nhiệt làm việc tốt, ổn định; - Quá trình điều chỉnh các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất làm việc chính xác; - Thực hiện vệ sinh thiết bị đúng quy định; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Kiểm tra được hệ thống cấp nhiệt; - Điều chỉnh chính xác các cơ cấu trên hệ thống; - Điều chỉnh thành thạo chế độ kỹ thuật của hệ thống thiết bị cấp nhiệt ; - Vận hành hệ thống cấp nhiệt, gia nhiệt; - Vận hành hệ thống thiết bị làm nguội; - Vận hành hệ thống thiết bị thanh trùng; - Vận hành hệ thống thiết bị chần; - Vận hành hệ thống thiết bị hấp; - Cấp đủ nhiệt, đảm bảo an toàn lao động; - Kiểm tra chính xác thiết bị đo nhiệt độ và áp suất; - Thực hiện đúng và chính xác các quy trình về vệ sinh thiết bị. 36
  37. 2. Kiến thức - Hiểu biết về tính năng của thiết bị xử lý nhiệt ( thiết bị đun nóng, thiết bị l àm nguội, thiết bị lạnh đông ); - Nắm vững trình tự kiểm tra thiết bị xử lý nhiệt; - Hiểu biết các tính năng của hệ thống cấp nhiệt , gia nhiệt; - Hiểu biết các tính năng của hệ thống làm nguội, thanh trùng, chần, hấp; - Nắm chắc yêu cầu kỹ thuật của quá trình cấp nhiệt; - Nắm chắc quy trình kiểm tra vệ sinh thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thiết bị đun nóng; - Thiết bị làm nguội; - Thiết bị chần, hấp; - Hệ thống cấp nhiệt, gia nhiệt; - Dụng cụ điều chỉnh; - Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất; - Dụng cụ để hiệu chỉnh thiết bị đo nhiệt độ và áp suất; - Các dụng cụ dùng để vệ sinh. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Vận hành các thiết bị xử lý - Theo dõi thao tác của người sử dụng nhiệt ( thiết bị chần, hấp ); dụng cụ, máy và đối chiếu với tiêu chuẩn hiện hành; - Vận hành, điều chỉnh các - Giám sát, kiểm tra trong quá trình xử thông số thiết bị đo nhiệt độ và lý; áp suất; - Điểu chỉnh chế độ gia nhiệt; - Giám sát và đánh giá theo đúng quy trình công nghệ; - Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác, cách làm việc của các bước công việc; người phân tích và đối chiếu với tiêu chuẩn; - An toàn cho người và thiết bị - Theo dõi về an toàn và bảo hộ lao khi làm việc; động cho ngươi làm việc; - Đảm bảo thời gian làm việc. 37
  38. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý vi sinh nguyên liệu Mã số công việc: B8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xử lý để tránh các tác động có hại của vi sinh vật đến nguy ên liệu, bao gồm các bước sau: - Tiếp nhận phương thức xử lý nguyên liệu: Loại nguyên liệu, phương pháp xử lý, loại hoá chất, nồng độ hoá chất, định mức, các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, thời gian; - Định lượng nguyên liệu xử lý: Cân, đong, đo, đếm nguyên liệu cần xử lý và các loại dùng để xử lý: hoá chất, dung môi; - Chuẩn bị nguyên liệu xử lí: Pha chế hoá chất; - Nạp liệu: Chuyển nguyên liệu vào nơi xử lý: thùng, bể, giàn; - Thao tác xử lý: Bơm, phun, xông các loại hoá chất vào nguyên liệu cần xử lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng phương pháp xử lí từng loại nguyên liệu, định mức vật tư hoá chất cho từng loại nguyên liệu; - Xác định đúng cách thức nhận dạng nguyên liệu chính, phụ, kiểm tra thông tin về chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm theo đúng yêu cầu công nghệ; - Chuẩn bị nguyên liệu xử lí đúng phương pháp, yêu cầu công nghệ; - Định lượng đúng định mức, sắp xếp nguyên liệu vào thiết bị xử lí theo đúng kỹ thuật; - Xử lí nguyên liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật đạt mức nồng độ hoá chất, các chỉ tiêu mật độ, chủng loại vi sinh vật trong nguyên liệu cần xử lý, các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu. - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc đúng đơn công nghệ; - Nhận diện đúng các loại nguyên liệu, hoá chất xử lý; - Pha chế chính xác các loại hoá chất xử lý; - Vận hành được các thiết bị vận chuyển, sắp xếp được nguyên liệu đúng yêu cầu; - Tính toán được công suất của thiết bị, từ đó lựa chọn phù hợp, vận hành thành thạo thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình sản xuất. 38
  39. 2. Kiến thức - Nắm vững các kiến thức cơ bản về xử lý vi sinh: mục đích, nguyên tắc, các phương pháp, yêu cầu của từng phương pháp; - Nắm vững các kiến thức cơ bản về các loại nguyên liệu: nước, dịch chiết, nguyên liệu thảo dược; - Hiểu rõ về sự ảnh hưởng của các loại hoá chất, các phương thức khử trùng đến chất lượng nguyên liệu, sản phẩm cũng như môi trường; - Nắm vững nguyên lý vận hành các thiết bị, các dụng cụ phân tích, dụng cụ đo. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng định mức, đơn công nghệ; - Các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, hoá chất khử trùng; - Thiết bị định lượng, vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, thiết bị xử lý, khử trùng; - Dụng cụ đo, phân tích nồng độ. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hợp với phương thức xử lý; hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Biết cách sử dụng các dụng cụ - Giám sát, kiểm tra quy trình thực định lượng, pha chế, vận chuyển, hiện thông qua nhật kí sản xuất, xử lý hoá chất và nguyên liệu; camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, nồng độ hoá chất trong sản phẩm và đối chiếu với quy định; - Tuân thủ qui trình xử lý; - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Vệ sinh, bảo trì dụng cụ; - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Thời gian thực hiện. - Giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định. 39
  40. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý hoá học Mã số công việc: B9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tiến hành xử lý nguyên liệu bằng phương pháp hoá học như tuỳ từng loại nguyên liệu mà yêu cầu mức độ xử lý khác nhau, bao gồm các bước sau: - Chuẩn bị dung môi, hoá chất; - Kiểm tra tính chất của nguyên liệu trước khi xử lý hoá học; - Định lượng nguyên liệu và hoá chất, dung môi xử lý hoá học; II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Dung môi, hoá chất đảm bảo độ tinh khiết; - Hóa chất được bao gói, nhãn có thông tin kỹ thuật, hạn sử dụng đầy đủ; - Tính chất của nguyên liệu trước khi xử lý hoá học kiểm tra theo các phương pháp quy định; - Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hoá học theo đúng qui định; - Thực hiện đúng qui tắc an toàn phòng thí nghiệm; - Định lượng nguyên liệu và dung môi, hoá chất theo tỷ lệ quy định; - Cẩn thận, chính xác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Quan sát và phát hiện nhanh hóa chất không đạt yêu cầu; - So sánh, phân loại hóa chất thành thạo; - Kiểm tra chính xác, nhanh tính chất của nguyên liệu trước khi xử lý hoá học; - Đọc chính xác các thông số trên dụng cụ thiết bị cân, đo định lượng; - Chuyển đổi đơn vị đo lường; - Pha chế thành thạo và chính xác các loại hoá chất sử dụng; - Ghi chép rõ ràng đầy đủ số lượng. 2. Kiến thức - Hiểu biết tính chất hóa lý của các loại hóa chất; - Nắm vững nội qui an toàn phòng thí nghiệm; - Nắm chắc mục đích, ý nghĩa xử lý hoá học; - Nắm vững các nguyên nhân gây sai số và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định; 40
  41. - Hiểu biết các phương pháp kiểm tra tính chất của nguyên liệu trước khi xử lý hoá học; - Nắm vững các yêu cầu đối với nguyên liệu xử lý; - Hiểu biết các phương pháp định lượng nguyên liệu và hoá chất, dung môi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hóa chất tinh khiết cần pha, dung môi; - Các dụng cụ, máy, thiết bị kiểm tra; - Dụng cụ chứa nguyên liệu, dung môi, hoá chất; - Các loại cân; - Dụng cụ đo thể tích; - Hoá chất, dung môi; - Nguyên liệu; - Các phiếu ghi kết quả kiểm tra. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của phép phân - Kiểm tra mẫu thử để đánh giá; tích; - Thao tác đúng theo qui trình - Giám sát thao tác của người phân tích phân tích; và đối chiếu với tiêu chuẩn; - Tính toán được kết quả phân - Đánh giá về cách thức nhận xét kết tích và nhận xét kết quả; quả phân tích; - Vận hành thành thạo thiết bị - Giám sát, kiểm tra thao tác của người định lượng; làm và so sánh kết quả với tiêu chuẩn; - Tuân thu an toàn cho người và - Theo dõi về an toàn lao động, bảo hộ thiết bị khi làm việc. lao động. 41
  42. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý hoá sinh nguyên liệu Mã số công việc: B10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dùng các chế phẩm enzym để xử lý nguyên liệu, cải thiện các tính chất: khả năng lắng, lọc, độ trong, làm tăng chất lượng nguyên liệu, gồm các bước sau: - Tiếp nhận phương thức xử lý nguyên liệu: Loại nguyên liệu, phương pháp xử lý, loại enzym, nồng độ enzym, định mức, các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, pH, thời gian; - Định lượng nguyên liệu xử lý: Cân, đong, đo, đếm nguyên liệu cần xử lý và các loại nguyên liệu phụ dùng để xử lý: enzym, dung môi; - Nạp liệu: Chuyển nguyên liệu vào nơi xử lý: thùng, bể; - Thao tác xử lý: Bơm, phun, khuấy trộn các chế phẩm enzym vào nguyên liệu cần xử lý, duy trì các chế độ xử lý: nhiệt độ, thời gian, mức độ khuấy đảo đến khi kết thúc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng phương pháp xử lí từng loại nguyên liệu, định mức nguyên liệu, enzym cho từng loại nguyên liệu; - Nhận diện đúng các loại nguyên liệu, enzym; - Xác định đúng cách thức nhận dạng nguyên liệu chính, enzym, kiểm tra thông tin về chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, enzym theo đúng yêu cầu công nghệ; - Lựa chọn các thiết bị và định lượng đúng các nguyên liệu chính, phụ theo định mức; - Định lượng đúng định mức, vận chuyển nguyên liệu vào thiết bị xử lí theo đúng kỹ thuật; - Xử lí nguyên liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật đạt các chỉ tiêu sau xử lý: độ trong, tố độ lắng, hiệu suất chiết và các chỉ tiêu chất lượng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc đúng đơn công nghệ; - Nhận diện thành thạo các loại nguyên liệu, enzym; - Vận hành được các thiết bị vận chuyển, nạp được nguyên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Tính toán đúng công suất của thiết bị, từ đó lựa chọn phù hợp, vận hành thành thạo thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật; 42
  43. - Xử lí được các sự cố trong quá trình sản xuất. 2. Kiến thức - Nắm vững các kiến thức cơ bản về xử lý hoá sinh: mục đích, nguyên tắc, các phương pháp xử lý, yêu cầu của từng phương pháp; - Hiểu biết các kiến thức cơ bản về các loại nguyên liệu: nước, dịch chiết, nguyên liệu thảo dược; - Nắm vững các kiến thức cơ bản về các loại enzym: tác dụng với nguyên liệu, điều kiện hoạt động, ảnh hưởng đến sản phẩm, con người, môi trường; - Vận dụng nguyên lý vận hành các thiết bị, các dụng cụ phân tích, dụng cụ đo. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng định mức, đơn công nghệ; - Các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, enzym; - Thiết bị định lượng, vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, thiết bị xử lý; - Dụng cụ đo, phân tích nồng độ. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với phương thức xử lý; hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Biết cách sử dụng các dụng cụ - Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng, pha chế, vận chuyển, chất lượng nguyên liệu đã xử lý: chỉ xử lý nguyên liệu bằng enzym; số độ trong, tố độ lắng, hiệu suất chiết, tính chất cảm quan - Tuân thủ qui trình xử lý; - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Vệ sinh, bảo trì dụng cụ; - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Thời gian thực hiện - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; 43
  44. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đuổi khí Mã số công việc: B11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị thiết bị và tiến hành đuổi khí ra khỏi nước nguyên liệu, bao gồm các công nghiệp sau: - Chuẩn bị thiết bị đuổi khí; - Tiến hành đuổi khí; - Kiểm soát áp lực CO2 trong thiết bị đuổi khí; - Kiểm soát hàm lượng khí hoà tan của nước thành phẩm ; - Lấy mẫu nước để phân tích; - Đánh giá chất lượng nguồn nước sau khi xử lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn thiết bị và phương pháp đuổi khí phù hợp; - Tiến hành đuổi khí triệt để; - Áp lực CO2 lượng nước sục vào nước đúng yêu cầu; - Mẫu nước phân tích được tiến hành đúng yêu cầu kỹ thuật; - Chất lượng nguồn nước sau khi xử lý đạt yêu cầu sản xuất; - Cẩn thận, chính xác theo quy trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Chọn được thiết bị phù hợp với yêu cầu; - Sử dụng được các loại thiết bị; - Thao tác vận hành thiết bị đuổi khí; - Sử dụng thành thạo các thiết bị phụ trợ; - Lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp; - Thao tác lấy mẫu thành thạo; - Kiểm soát hàm lượng khí hoà tan của nước thành phẩm; - Đánh giá nhanh và chính xác chất lượng nguồn nước sau khi xử lý theo tiêu chuẩn. 2. Kiến thức - Nắm vững cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại thiết bị đuổi khí; - Biết các phương pháp đuổi khí; - Hiểu rõ các yêu cầu về chất lượng nước; 44
  45. - Nắm vững các phương pháp lẫy mẫu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thiết bị đuổi khí; - Các thiết bị phụ trợ; - Nước; - Dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng; - Các bảng tra cứu về chất lượng nguồn nước đã được quy định. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chọn phương pháp đuổi khí - Giám sát theo quy trình sản xuất; phù hợp; - Thao tác lấy mẫu thành thạo; - Quan sát, giám sát công việc theo đúng trình tự; - Thao tác xử lý sự cố; - Giám sát theo quy trình thực hiện; - Thao tác vận hành thiết bị - Kiểm tra, xem xét, đánh giá hàm lượng đuổi khí; khí hoà tan với mẫu yêu cầu; - Thời gian thực hiện. - So sánh với định mức thời gian. 45
  46. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Định lượng nguyên liệu nấu Mã số công việc: C1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Định lượng các nguyên liệu chính, phụ theo định mức công nghệ để chuẩn bị nấu, gồm các bước sau: - Tiếp nhận định mức nguyên liệu nấu, phương thức nấu: Số lượng từng loại nguyên liệu, đơn vị định lượng, cách thức định lượng, phương pháp nấu; - Định lượng nguyên liệu: Nhận diện đúng từng loại nguyên liệu. Cân, đong, đo, đếm nguyên liệu nấu theo định mức; - Vệ sinh thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng đơn công nghệ; - Nhận diện đúng các loại nguyên liệu; - Định lượng chính xác theo định mức: đúng chủng loại, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng không bị biến đổi; - Vận chuyển nguyên liệu đến nơi tập kết hoặc vào thiết bị nấu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc, hiểu đúng đơn công nghệ; - Nhận diện thành thạo các loại nguyên liệu; - Tính toán được công suất của thiết bị định lượng, từ đó lựa chọn phù hợp, vận hành thành thạo thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình sản xuất. 2. Kiến thức - Nắm vững các kiến thức cơ bản về các thành phần chính và phụ của nước giải khát: Các tính chất đặc trưng, yêu cầu của mỗi loại nguyên liệu, ảnh hưởng của chất lượng các nguyên liệu đến tiến trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng; - Nắm vững và biết vận dụng và nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các thiết bị định lượng, vận chuyển. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng định mức, đơn công nghệ; - Các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ; - Thiết bị định lượng, vận chuyển, dụng cụ chứa đựng. 46
  47. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với chủng loại và số lượng nguyên hiện thông qua nhật kí sản xuất, liệu; camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Biết cách sử dụng các dụng cụ - Đánh giá thông qua độ chính xác định lượng; của các phép định lượng. - Tuân thủ qui trình xử lý; - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Vệ sinh, bảo trì dụng cụ. - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ; - Thời gian thực hiện. - Giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định; 47
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nấu siro Mã số công việc: C2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chế biến các nguyên liệu đã được chuẩn bị thành siro, gồm các bước sau: - Loại bỏ tạp chất, bao bì ra khỏi nguyên liệu; - Nạp nguyên liệu đã định lượng vào thiết bị nấu theo định mức; - Nấu nguyên liệu thành siro; - Vệ sinh thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn thiết bị phù hợp và tách hết các tạp chất thô, bao bì ra khỏi nguyên liệu; - Kiểm tra, xác nhận đúng thông tin về số lượng, chất lượng nguyên liệu; - Vận hành các thiết bị định lượng, thiết bị vận chuyển nạp nguyên liệu vào thiết bị nấu theo định mức; - Nấu siro đúng thời gian, đủ số lượng, đạt các chỉ tiêu chất lượng: nồng độ chất khô, độ chua, độ trong, mùi vị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị sử dụng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc, hiểu đúng đơn công nghệ; - Sử dụng thành thạo các loại sàng, lưới lọc, thiết bị vận chuyển, thiết bị nấu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đánh giá nhanh, kịp thời và chính xác từng loại nguyên liệu; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ khuấy, thời điểm kết thúc trong quá trình nấu theo yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình sản xuất. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về tạp chất thường lẫn vào nguyên liệu: loại, tác hại, cách thức loại bỏ; - Hiểu biêt về sự biến đổi các thành phần chính và phụ của nước giải khát trong quá trình nấu, ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm; - Nắm vững và vận dụng nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các thiết bị vận chuyển, thiết bị nấu, dụng cụ kiểm tra; 48
  49. - Hiểu rõ phương pháp điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng định mức, đơn công nghệ; - Các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ; - Thiết bị vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, thiết bị nấu, dụng cụ kiểm tra. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Giám sát, kiểm tra quy trình thực - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp hiện thông qua nhật kí sản xuất, số lượng nguyên liệu và công nghệ camera, giám sát trực tiếp và đối nấu. chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: nồng độ chất khô, độ chua, độ trong, mùi vị - Biết cách sử dụng các thiết bị dụng - Giám sát, kiểm tra quy trình thực cụ nấu và phụ trợ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Tuân thủ qui trình nấu. - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: nồng độ chất khô, độ chua, độ trong, mùi vị - Vệ sinh, bảo trì dụng cụ. - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định. - Thời gian thực hiện - Giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định. 49
  50. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lọc siro Mã số công việc: C3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lọc siro đã nấu thành siro bán thành phẩm, gồm các bước: - Tiếp nhận siro từ bộ phận nấu; - Lọc siro loại bỏ cặn bẩn thu hồi siro thành phẩm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn thiết bị phù hợp; - Điều khiển các thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu công nghệ, lọc si ro đúng thời gian, đủ số lượng, đạt các chỉ tiêu chất lượng: nồng độ chất khô, độ trong ; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị sử dụng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các loại máy lọc đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ lọc, áp lực lọc, thời điểm kết thúc trong quá trình lọc theo yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình lọc. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về tạp chất thường xuất hiện trong siro sau nấu: bản chất của tạp chất, tác hại của nó tới sản phẩm, các phương pháp loại bỏ; - Hiểu rõ tính năng và nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các thiết bị lọc, dụng cụ kiểm tra; - Biết cách điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Siro đã nấu; - Các loại máy lọc, các dụng cụ cần thiết kèm theo; - Thiết bị vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, dụng cụ kiểm tra: đường kế, thước đo độ Bx 50
  51. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với số lượng và đặc tính kỹ thuật hiện thông qua nhật kí sản xuất, của siro. camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: độ trong, nồng độ chất khô, mùi vị - Biết sử dụng các máy, thiết bị lọc - Đánh giá thông qua số lượng, chất và các dụng cụ phụ trợ. lượng siro: độ trong, nồng độ chất khô, mùi vị - Tuân thủ qui trình lọc. - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: độ trong, nồng độ chất khô, mùi vị - Vệ sinh, bảo trì máy, thiết bị và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực các dụng cụ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ - Thời gian thực hiện. - Giám sát và đối chiếu với qui định. 51
  52. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Làm lạnh siro Mã số công việc: C4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành hệ thống máy, thiết bị làm lạnh để hạ nhiệt cho siro đã lọc trong, gồm các bước: - Tiếp nhận siro từ bộ phận lọc; - Vận hành hệ thống làm lạnh, hạ nhiệt độ siro đến nhiệt độ yêu cầu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn, chuẩn bị, kiểm tra thiết bị làm lạnh phù hợp và vận hành hạ nhiệt siro đạt chất lượng: nhiệt độ, nồng độ chất khô, đủ số lượng; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị sử dụng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Nhận diện nhanh, chính xác chất lượng siro; - Sử dụng thành thạo các hệ thống làm lạnh, làm mát đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ làm lạnh, áp lực dòng chảy trong quá trình làm lạnh theo yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình làm lạnh. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức cơ bản về quá trình vận chuyển chất lỏng về tạp chất thường xuất hiện trong siro sau nấu: bản chất của tạp chất, tác hại của nó tới sản phẩm, các phương pháp loại bỏ ; - Hiểu rõ về các tính chất của siro. Sự ảnh hưởng của các tính chất, chất lượng siro đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm; - Hiểu rõ tính năng và nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các hệ thống, thiết bị làm lạnh, dụng cụ kiểm tra; - Biết cách điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Siro đã lọc; - Các loại thiết bị làm lạnh, hệ thống làm lạnh, làm mát, các dụng cụ cần thiết kèm theo; - Thiết bị vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, dụng cụ kiểm tra: nhiệt kế, đường kế, thước đo độ Bx. 52
  53. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với số lượng và yêu cầu làm lạnh hiện thông qua nhật kí sản xuất, siro. camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Biết sử dụng các hệ thống thiết bị - Giám sát, kiểm tra quy trình thực làm lạnh và các dụng cụ phụ trợ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: nhiệt độ, nồng độ chất khô, mùi vị - Tuân thủ qui trình làm lạnh. - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng siro: nhiệt độ, nồng độ chất khô, mùi vị - Vệ sinh, bảo trì máy, thiết bị và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực các dụng cụ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ - Thời gian thực hiện. - Giám sát và đối chiếu với qui định. 53
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Pha chế nước giải khát Mã số công việc: C5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện pha chế nước giải khat từ siro và các nguyên liệu phụ khác, gồm các bước: - Tiếp nhận định mức pha chế cho từng loại sản phẩm; - Định lượng nguyên liệu, bán thành phẩm để pha chế; - Nạp nguyên liệu, bán thành phẩm phối trộn thành nước giải khát. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn, chuẩn bị thiết bị pha chế phù hợp; - Tiếp nhận đúng định mức pha chế cho từng loại sản phẩm; - Nhận dạng đúng nguyên liệu, bán thành phẩm. Kiểm tra chính xác thông tin về chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm đúng yêu cầu; - Thực hiện phối trộn kết hợp nạp liệu theo đúng định mức và đạt các chỉ tiêu về hàm lượng, thành phần, độ đồng nhất của nước giải khát theo yêu cầu kỹ thuật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Nhận diện nhanh, chính xác chất lượng siro; - Sử dụng thành thạo các hệ thống định lượng, vận chuyển, pha chế phối trộn đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ khuấy, nồng độ trong quá trình pha chế theo yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình pha chế. 2. Kiến thức - Biết về các thành phần chính và phụ của nước giải khát; - Hiểu rõ tính chất của mỗi loại nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ gia ảnh hưởng của mỗi loại đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cuối cùng; - Nắm vững kiến thức cơ bản về quá trình vận chuyển chất lỏng, quá trình phối trộn; - Biết và vận dụng các nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các hệ thống, thiết bị định lượng, vận chuyển, phối trộn, dụng cụ kiểm tra; - Nắm vững phương pháp điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. 54
  55. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Siro đã làm lạnh, các bán thành phẩm, nguyên liệu phụ theo đơn công nghệ;. - Các loại thiết bị vận chuyển, định lượng, phối trộn; - Dụng cụ chứa đựng, dụng cụ kiểm tra: nhiệt kế, đường kế, thước đo độ Bx. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với số lượng và các thành phần hiện thông qua nhật kí sản xuất, nguyên liệu pha chế nước giải camera, giám sát trực tiếp và đối khát. chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Biết sử dụng các máy, thiết bị định - Giám sát, kiểm tra quy trình thực lượng, vận chuyển, phối trộn hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng nước giải khát: nồng độ chất khô, độ trong, độ đồng nhất - Tuân thủ qui trình pha chế - Giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng nước giải khát: nồng độ chất khô, độ trong, độ đồng nhất - Vệ sinh, bảo trì máy, thiết bị và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực các dụng cụ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định. - Thời gian thực hiện. - Giám sát và đối chiếu với qui định. 55
  56. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nạp CO2 Mã số công việc: C6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Phối trộn, hòa tan CO2 vào dịch sau khi pha chế nhằm đưa hàm lượng CO2 trong nước giải khát đạt đến tiêu chuẩn quy định, công việc bao gồm các bước chính như sau: - Kiểm tra chất lượng CO2 và chất lượng dịch sau khi pha chế; - Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nạp CO2; - Chuẩn bị thiết bị làm lạnh và nạp CO2; - Tiến hành làm lạnh và nạp CO2; - Vệ sinh thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định đầy đủ các chỉ tiêu cần kiểm tra của CO2 và dịch sau pha chế và các phương pháp chuẩn theo TCVN để kiểm tra, đánh giá; - Kiểm tra chất lượng CO2 và dịch sau khi pha chế đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xác định lượng dịch đã pha chế và lượng CO2 cần tiêu tốn để nạp vào lượng dịch theo yêu cầu; - Thực hiện cân, đo chính xác; - CIP toàn bộ hệ thống thiết bị theo quy trình; - Làm lạnh dịch pha chế đạt yêu cầu. Nạp CO2 đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng theo Quy trình công nghệ; - Vệ sinh, khử trùng thiết bị sau các mẻ hoặc CIP hóa chất định kỳ theo yêu cầu công nghệ; - Ghi chép đầy đủ ngày, giờ, ca sản xuất, người thực hiện, các kết quả theo các biểu theo dõi sản xuất; - Cẩn thận, có trách nhiệm. 56
  57. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Lấy mẫu thành thạo đúng phương pháp, đủ số lượng; - Phân tích và đánh giá nhanh, kịp thời và chính xác đối với các chỉ tiêu chất lượng của CO2 và dịch pha chế; - Tính toán chính xác khối lượng và cung cấp đầy đủ các nguyên liệu. Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cân, đo; - Lắp đặt và kiểm tra hệ thống đường ống thiết bị đúng, đảm bảo hệ thống điện, nước an toàn, đầy đủ; - Thao tác đúng các bước vệ sinh, khử trùng thiết bị theo Quy trình CIP. Theo dõi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật: nồng độ, nhiệt độ của hóa chất tẩy rửa và sát trùng, thời gian CIP, mức độ vệ sinh của thiết bị; - Thao tác vận hành thành thạo thiết bị lạnh và nạp CO2 đạt nồng độ yêu cầu theo đúng Quy trình công nghệ. Theo dõi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật : nhiệt độ, lưu lượng của các dòng nguyên liệu, chỉ số của CO2 sau nạp ; - Xử lý được các biểu hiện, các tình huống sự cố kỹ thuật; - Ghi chép chính xác. 2. Kiến thức - Nắm vững phương pháp lấy mẫu các chỉ tiêu; - Nắm vững phương pháp phân tích độ tinh khiết của CO2 và các chỉ tiêu của dịch pha chế; - Nắm vững phương pháp đánh giá chất lượng dịch pha chế bằng cảm quan; - Hiểu rõ nguyên lý, phương pháp sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo lường; - Hiểu biết cách pha chế, xác định, điều chỉnh nồng độ, liều l ượng các hoá chất CIP; - Nắm vững quy trình công nghệ CIP; - Hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị lạnh và thiết bị nạp CO2; - Nắm vững quy trình công nghệ nạp CO2. Phương pháp kiểm tra nồng độ CO2 sau nạp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ lấy mẫu, các hoá chất, thiết bị, dụng cụ theo y êu cầu của các phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng của CO2 và dịch pha chế; - Tank chứa dịch sau pha chế, dụng cụ chứa đựng CO 2; - Các dụng cụ đo thể tích, khối lượng; - Thiết bị làm lạnh, thiết bị nạp CO2; - Tank chứa thành phẩm sau khi nạp CO2; 57
  58. - Hệ thống đường ống, bơm, van, điện, nước, thiết bị đo lường điều khiển, thiết bị đo nồng độ CO2 sau khi nạp, thiết bị đo, kiểm tra nồng độ hóa chất CIP; - Các biểu theo dõi công việc. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng kiểm tra độ tinh khiết - Kiểm tra các bước thực hiện trong của CO2. quy trình phân tích chất lượng của - Kỹ năng kiểm tra chất lượng CO2. dịch sau pha chế. - Giám sát, kiểm tra kỹ năng, thái độ thực hiện các bước công việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau pha chế. So sánh kết quả với tiêu chuẩn, - Kỹ năng vệ sinh thiết bị. định mức qui định. - Kiểm tra quá trình vệ sinh thiết bị, mức độ tuân thủ quy trình CIP, nồng độ, nhiệt độ, thời gian xử lý - Kỹ năng thực hiện quá trình nạp các hóa chất và chất lượng nước vệ CO2. sinh. - Giám sát quá trình thực hiện công việc, kiểm tra nhật ký, các biểu theo dõi công việc, bộ nhớ của máy tính, camera về các công việc đã được thực hiện và đối chiếu với Chỉ tiêu chất lượng. - Đánh giá kỹ năng xử lý các tình huống sự cố đối với thiết bị và công nghệ trong quá trình nạp CO2 ; - Đánh giá mức độ ổn định chất lượng sản phẩm nước giải khát sau khi nạp CO2: Thành phần hóa học, các chỉ tiêu hóa lý, các chỉ tiêu vi sinh. 58
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị bao bì Mã số công việc: D1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại bao bì theo yêu cầu sản phẩm nước giải khát, vệ sinh bao bì đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Công việc bao gồm các bước chính như sau: - Chuẩn bị bao bì chiết thành phẩm; - Chuẩn bị thiết bị tẩy rửa; - Chuẩn bị hoá chất tẩy rửa, hơi, nước nóng, nước vô trùng; - Thực hiện tẩy rửa, khử trùng bao bì. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chuẩn bị đầy đủ bao bì phù hợp với loại sản phẩm cần sản xuất. - Tẩy rửa và khử trùng bao bì đạt tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị bao bì theo yêu cầu sản xuất; - Thực hiện tốt công tác pha chế hoá chất tẩy rửa; - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị các tác nhân hơi, nước vô trùng, hệ thốngđiện, đường ống, bơm, van đảm bảo an toàn thiết bị; - Sử dụng thành thạo thiết bị rửa bao bì, điều chỉnh được các thông số kỹ thuật trong quá trình rửa đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng bao bì sau khi khử trùng; - Sửa chữa, khắc phục được các hỏng hóc, xử lý sự cố. 2. Kiến thức - Hiểu biết cấu tạo, tác dụng các loại bao bì; - Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành của thiết bị rửa bao bì; - Hiểu rõ các loại hoá chất tẩy rửa và khử trùng, nồng độ, cách pha, cách điều chỉnh nồng độ; - Nắm vững phương pháp tẩy rửa, khử trùng bao bì; - Nắm vững các phương pháp vệ sinh và khử trùng thiết bị chiết; - Hiểu biết các biện pháp sửa chữa khắc phục hỏng hóc, xử lý sự cố ; - Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật của bao bì sau khi rửa. 59
  60. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bao bì; - Thiết bị vệ sinh bao bì; - Hoá chất tẩy rửa, khử trùng; - Nước vô trùng; - Hệ thống đường ống, bơm, van, điện, nước, thiết bị đo lường, điều khiển, thiết bị kiểm tra nồng độ hóa chất; - Các biểu theo dõi công việc. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng chuẩn bị, vệ sinh bao bì, - Theo dõi và đánh giá các bước thực vệ sinh toàn bộ hệ thống thiết bị; hiện quy trình vệ sinh, kiểm tra nồng độ, nhiệt độ, thời gian sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng. - Ki à bao - Kỹ năng đánh giá mức độ sạch ểm tra độ sạch của thiết bị v bì. của bao bì. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chiết rót Mã số công việc: D2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Chiết nước giải khát từ tank thành phẩm vào các loại bao bì. Công việc bao gồm các bước chính như sau: - Chuẩn bị thiết bị chiết; - Chiết sản phẩm vào chai, lon, thùng chứa; - Nhỏ nitơ lỏng; - Thực hiện đóng nắp, kiểm tra độ đầy v à kín sau khi chiết. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định chế độ hoạt động của thiết bị chiết phù hợp với loại bao bì hiện có. - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị chiết, khắc phục t ình trạng hư hỏng; - Vệ sinh và khử trùng thiết bị chiết theo quy trình đã được xác định; - Chiết rót nước giải khát vào bao bì đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện quy trình đóng nắp chai, lon đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Vận hành thành thạo chế độ vệ sinh và thanh trùng thiết bị chiết, đảm bảo vệ sinh an toàn thiết bị; - Sử dụng thành thạo thiết bị chiết, điều chỉnh được các thông số kỹ thuật trong quá trình chiết. Chiết vào các loại bao bì đúng, đủ khối lượng theo yêu cầu; - Sử dụng thành thạo thiết bị đóng nắp chai, lon, thùng đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sửa chữa, khắc phục được các hỏng hóc, xử lý sự cố. 2. Kiến thức - Nắm vững các phương pháp vệ sinh và khử trùng thiết bị chiết; - Nắm vững tính năng tác dụng và nguyên tắc vận hành của các loại thiết bị chiết: lon, chai; - Nắm vững phương pháp kiểm tra đánh giá tình trạng thiết bị chiết theo tài liệu hướng dẫn về quy trình vận hành máy, thiết bị; - Nắm vững nguyên lý, kỹ thuật chiết vào các loại bao bì khác nhau; - Hiểu rõ các phương pháp và thiết bị đóng nắp; 61
  62. - Hiểu biết các biện pháp sửa chữa khắc phục hỏng hóc, xử lý sự cố; - Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật của bao bì sau khi chiết; - Hiểu biết các phương pháp kiểm tra độ kín, kiểm tra mức sản phẩm khi đóng vào bao bì, kiểm tra tạp chất chứa trong bao bì. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tank chứa thành phẩm; - Hoá chất tẩy rửa, thiết bị chiết; - Thiết bị chiết; - Nitơ lỏng; - Thiết bị ghép nắp; - Hệ thống đường ống, bơm, van, điện, nước, thiết bị đo lường điều khiển, thiết bị kiểm tra nồng độ hóa chất CIP; - Các biểu theo dõi công việc. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng thực hiện quá trình chiết - Kiểm tra hình thức bao gói, chất rót. lượng sản phẩm và đối chiếu với các qui định của Chỉ tiêu chất lượng. - Đánh giá mức độ thực hiện theo định mức sản xuất, tần số sản phẩm lỗi, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động và kỹ năng xử lý các tình huống sự cố, hỏng hóc của thiết bị. 62
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thanh trùng Mã số công việc: D3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thanh trùng sản phẩm sau khi chiết nhằm tăng thời hạn bảo quản. Công việc bao gồm các bước chính sau đây: - Chuẩn bị tác nhân thanh trùng (nước nóng, hơi nước ), các điều kiện kỹ thuật của thiết bị thanh trùng đồng bộ với giai đoạn chiết rót; - Giám sát quá trình thanh trùng; - Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau thanh trùng; - Bảo ôn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tác nhân thanh trùng với các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu, các nguyên vật liệu, điều kiện vận hành thiết bị cho quá trình thanh trùng; - Kiểm tra hệ thống điện, hơi, nước, bơm, van, đường ống đảm bảo an toàn thiết bị; - Theo dõi và điều chỉnh kịp thời các thông số kỹ thuật trong quá trình thanh trùng theo phương pháp đã xác định của loại sản phẩm; - Kiểm tra độ đầy, độ kín, độ hỏng của các loại sản phẩm v à loại bỏ triệt để sản phẩm lỗi ra ngoài dây chuyền sản xuất; - Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ kín, độ đầy, bao bì bị hỏng do quá trình thanh trùng, rút kinh nghiệm để điều chỉnh quá trình thanh trùng; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Lắp đặt chính xác hệ thống thiết bị h ơi, nước, điện, bơm, van, đường ống, thiết bị đo lường, điều khiển đảm bảo an toàn; - Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị cung cấp và xử lí nhiệt; - Vệ sinh thiết bị thanh trùng đạt yêu cầu kỹ thuật; - Vận hành thành thạo thiết bị thanh trùng; - Nhận biết được các sản phẩm lỗi không đáp ứng ti êu chuẩn kỹ thuật; - Xác định được nguyên nhân các sự cố và biện pháp giải quyết. 63
  64. 2. Kiến thức - Nắm vững bản chất, ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của việc thanh trùng sản phẩm; - Hiểu rõ các phương pháp thanh trùng. Nắm vững quy trình công nghệ thanh trùng của các sản phẩm; - Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý vận hành của thiết bị thanh trùng; - Nắm vững phương pháp theo dõi, điều chỉnh các thông số cần giám sát trong quá trình thanh trùng: nhiệt độ, áp suất, thời gian; - Hiểu biết các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị nhiệt trong quá trình thanh trùng; - Nắm vững tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi thanh trùng; - Đánh giá được mức độ hư hỏng và nhận biết sản phẩm lỗi theo yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bao bì cần thanh trùng; - Thiết bị và nhiên liệu cung cấp nhiệt (lò hơi, than, dầu ); - Các thiết bị đo lường, điều khiển: nhiệt kế, áp kế, đồng hồ; - Sơ đồ quy trình thanh trùng; - Thiết bị thanh trùng; - Thiết bị vận chuyển bao bì; - Dụng cụ, thiết bị kiểm tra độ kín; - Dụng cụ, thiết bị báo mức; - Hệ thống đường ống, bơm, van, điện, nước, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị đo lường điều khiển quá trình; - Bảng biểu theo dõi công việc. 64
  65. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng chuẩn bị quá trình thanh - Đánh giá công tác chuẩn bị quá trùng. trình thanh trùng trong tổng thể toàn bộ dây chuyền công nghệ; - Kỹ năng vận hành quá trình thanh - Giám sát và đánh giá các bước thực trùng. hiện quy trình thanh trùng và các thông số trong quá trình thanh trùng: nhiệt độ, áp suất, thời gian thanh trùng áp dụng cho từng loại sản phẩm riêng biệt; - Kiểm tra hình thức bao gói, chất lượng sản phẩm và đối chiếu với các qui định của Chỉ tiêu chất lượng. - Đánh giá mức độ thực hiện theo định mức sản xuất, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động, kỹ năng xử lý các tình huống sự cố đối với thiết bị và công nghệ. 65
  66. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Dán nhãn Mã số công việc: D4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dán nhãn hàng hóa lên bao bì nước giải khát để chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường. Công việc bao gồm các bước như sau: - Chuẩn bị nhãn, thiết bị dán nhãn; - Dán nhãn và kiểm tra nhãn mác trên bao bì. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn và cung cấp đầy đủ số lượng nhãn mác phù hợp với sản phẩm, đúng tiêu chuẩn như đã đăng ký; - Chọn thiết bị dán nhãn, phương pháp sử dụng thích hợp; - Dán nhãn mác theo tiêu chuẩn quy định: đầy đủ nội dung, đúng chủng loại, đúng vị trí; - Kiểm tra lại đầy đủ các thông tin trên nhãn mác sau khi dán; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Nhận dạng chính xác các loại nhãn; - Vận hành thành thạo các thiết bị dán nhãn các loại bao bì; - Sửa chữa khắc phục được các hỏng hóc, xử lý sự cố; - Kiểm tra được nhãn sản phẩm trên các loại bao bì. 2. Kiến thức - Nắm vững mục đích và ý nghĩa của nhãn mác khi lưu thông trên thị trường. Tiêu chuẩn hoá nội dung các loại nhãn mác trên các loại bao bì theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định Số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; - Nắm vững các phương pháp xử lý sơ bộ sản phẩm trước khi dán nhãn: làm khô, lau sạch; - Nắm vững tính năng, tác dụng, nguyên tắc vận hành của các thiết bị và dụng cụ dán nhãn; - Hiểu biết những quy định dán nhãn trên các loại chai, lon; - Nắm vững các phương pháp dán nhãn: chai, lon, hộp, thùng. 66
  67. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại nhãn mác, keo dán; - Các loại bao bì cần dán nhãn; - Thiết bị dán nhãn; - Thiết bị vận chuyển bao bì; - Thiết bị chứa đựng nhãn mác, chai, lon; - Bảng biểu theo dõi công việc. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng thực hiện công tác - Kiểm tra số lượng, kích thước, chất chuẩn bị cho quá trình dán nhãn. lượng, nội dung ghi trên nhãn bảo đảm theo mẫu đã đăng ký, phù hợp với từng loại sản phẩm. - Đánh giá sự chuẩn bị về tình trạng kỹ thuật của thiết bị dán nhãn đồng bộ với các quá trình công nghệ liên quan. - Kỹ năng thực hiện quá trình dán - Kiểm tra và đánh giá các bước thực nhãn. hiện quy trình dán nhãn. Đánh giá mức độ thực hiện theo định mức sản xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm, thời gian dừng máy, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động, kỹ năng xử lý các tình huống sự cố đối với thiết bị. - Kiểm tra vị trí, nội dung ghi trên nhãn mác theo Tiêu chuẩn chất lượng. 67
  68. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: In hạn sử dụng Mã số công việc: D5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC In các thông tin về thời điểm sản xuất, thời hạn bảo qu ản sản phẩm nước giải khát. Công việc bao gồm các bước sau đây: - Chuẩn bị mực in, thiết bị in hạn sử dụng; - In hạn sử dụng và kiểm tra trên bao bì. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo khối lượng mực in, kiểm tra tình trạng hoạt động của máy in hạn sử dụng; - Chọn vị trí thích hợp cho thiết bị in hạn sử dụng, đặt các thông số ngày, giờ sản xuất, thời hạn sử dụng; - In hạn sử dụng đúng vị trí quy định trên bao bì với các thông tin ngày, giờ sản xuất và thời hạn sử dụng; - Kiểm tra lại các thông tin trên bao bì sau khi in; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị để thực hiện in hạn sử dụng kịp thời, đồng bộ với các công việc liên quan trong dây chuyền công nghệ; - Vận hành thành thạo các thiết bị in hạn sử dụng lên các loại bao bì; - Xử lý được các tình huống như hết mực, sự cố chai, lon trên băng tải; - Nhận biết được các sản phẩm sai lỗi. 2. Kiến thức - Nắm vững tiêu chuẩn quy định của việc in hạn sử dụng trên sản phẩm; - Nắm vững tính năng, tác dụng, nguyên tắc vận hành của máy in hạn sử dụng; - Hiểu biết những quy định in hạn sử dụng trêncác loại bao bì khác nhau: chai, lon, thùng carton; - Nắm vững các quy định về thời hạn sử dụng của các loại sản phẩm khác nhau. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mực in; - Thiết bị in hạn sử dụng; 68
  69. - Thiết bị vận chuyển bao bì; - Các loại bao bì cần in hạn sử dụng. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng thực hiện công tác - Đánh giá kỹ năng đảm bảo chất chuẩn bị cho quá trình in hạn sử lượng, khối lượng mực in, kỹ năng dụng. kiểm tra máy in hạn sử dụng, đặt các thông số thời gian sản xuất. - Kỹ năng thực hiện quá trình in - Đánh giá quá trình in hạn sử dụng hạn sử dụng. theo chất lượng in và tần suất lỗi, kỹ năng xử lý các tình huống sự cố. Kiểm tra lại các thông tin trên bao bì, thời hạn sử dụng của các loại sản phẩm khác nhau sau khi in. 69
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Bao gói thành phẩm Mã số công việc: D6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sắp xếp các bao bì sản phẩm đã được hoàn thiện vào bao bì gián tiếp, tạo thành các kiện hàng để dễ dàng vận chuyển. Nội dung công việc bao gồm xếp chai, lon vào hộp carton, két nhựa và sắp đặt lên các palet. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sắp xếp chai, lon vào đúng bao bì theo chủng loại và yêu cầu của khách hàng; - Đảm bảo an toàn khi sắp xếp sản phẩm , tránh đổ, vỡ, hỏng; - Cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Sắp xếp sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật; - Vận hành thành thạo thiết bị sắp xếp sản phẩm vào các bao bì gián tiếp và sắp xếp lên các palet; - Ghi chép đầy đủ số liệu vào các sổ theo dõi, bảng biểu. 2. Kiến thức - Nắm vững các yêu cầu của thị trường về mẫu mã sản phẩm đã bao gói; - Nắm vững các phương pháp vận hành thiết bị sắp xếp chai, lon vào két, thùng, sọt, hộp carton; - Hiểu biết phương pháp tổ chức, sắp xếp sản phẩm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho vận chuyển và quản lý; - Nắm vững các kiến thức về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sản phẩm; - Thùng, hộp, két, sọt; - Thiết bị và dụng cụ sắp xếp chai, lon, hộp vào thùng, két, hộp, sọt; - Palet dùng để sắp xếp các thùng, hộp, sọt. 70
  71. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng bao gói thành phẩm. - Đánh giá kỹ năng thực hiện các bước công việc trong quy trình bao gói thành phẩm. Đánh giá và kiểm tra mức độ thực hiện theo định mức sản xuất, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm, thời gian dừng máy, thái độ nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc theo nhóm; - Kiểm tra hình thức bao gói, chất lượng sản phẩm, phương pháp tổ chức sắp xếp các palet đảm bảo năng suất và an toàn lao động. Kiểm tra nhật ký, các biểu theo dõi công việc, bộ nhớ của máy tính, camera và đối chiếu với các quy định của Chỉ tiêu chất lượng. 71
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Bảo quản lạnh Mã số công việc: E1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện việc bảo quản nguyên liệu trong điều kiện nhiệt độ thấp, gồm các bước: - Tiếp nhận chế độ bảo quản lạnh với từng loại nguyên liệu; - Vận hành hệ thống nạp liệu đưa nguyên liệu vào kho bảo quản; - Cấp lạnh cho nguyên liệu, hạ nhiệt độ theo đúng yêu cầu; - Duy trì chế độ bảo quản lạnh đảm bảo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ thông gió. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng chế độ bảo quản áp dụng cho từng loại nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; - Sắp xếp, bố trí nguyên liệu, sản phẩm vào kho lạnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Lựa chọn, chuẩn bị, kiểm tra thiết bị cấp lạnh, phù hợp và vận hành hệ thống, hạ nhiệt độ nguyên liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Vận hành các hệ thống duy trì đúng các thông số của quá trình bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông gió đạt các mức chất lượng nguyên liệu trong và sau bảo quản: nồng độ chất khô, hàm lượng một số thành phần chính, các tính chất cảm quan: màu sắc, mùi vị, cấu trúc; - Đạt mức tiêu hao nguyên liệu trong quá trình bảo quản; - Cẩn thận, chính xác, quan tâm đến chất lượng sản phẩm cuối cùng; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị sử dụng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc thành thạo, hiểu đúng đơn công nghệ; - Thao tác thành thạo hệ thống thiết bị nạp liệu, cấp lạnh, duy trì chế độ bảo quản lạnh đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ làm lạnh, độ ẩm, tốc độ thông gió trong quá trình làm lạnh và bảo quản lạnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình làm lạnh và bảo quản lạnh. 72
  73. 2. Kiến thức - Nắm vững lý thuyết cơ bản về quá trình làm lạnh, bảo quản lạnh; tác động của quá trình làm lạnh, bảo quản lạnh đến nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng; - Biết rõ các chế độ làm lạnh, bảo quản lạnh đối với từng loại nguyên liệu, sản phẩm; - Nắm vững và vận dụng các tính năng và nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các hệ thống, thiết bị làm lạnh, dụng cụ kiểm tra; - Biết phương pháp điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đơn công nghệ, nguyên liệu cần bảo quản lạnh; - Kho lạnh, các loại thiết bị làm lạnh, hệ thống làm lạnh, Các thiết bị phụ trợ: quạt thông gió, kệ các dụng cụ kiểm tra: nhiệt kế, ẩm kế cần thiết kèm theo; - Sổ nhật kí kỹ thuật, bút. 73
  74. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với số lượng và đặc tính nguyên hiện thông qua nhật kí sản xuất, liệu, yêu cầu bảo quản. camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng nguyên liệu trong và sau bảo quản: nồng độ chất khô, hàm lượng một số thành phần chính, các tính chất cảm quan. - Biết sử dụng các máy, thiết bị cấp - Đánh giá thông qua độ chính xác lạnh, duy trì chế độ bảo quản lạnh. của các thông số kỹ thuật kho lạnh: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ thông gió. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng nguyên liệu trong và sau bảo quản: nồng độ chất khô, hàm lượng một số thành phần chính, các tính chất cảm quan. - Tuân thủ qui trình cấp lạnh và bảo - Đánh giá thông qua độ chính xác quản lạnh. của các thông số kỹ thuật kho lạnh: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ thông gió. - Vệ sinh, bảo trì máy, thiết bị và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực các dụng cụ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. 74
  75. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Bảo quản khô Mã số công việc: E2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện việc bảo quản nguyên liệu trong điều kiện hàm ẩm nguyên liệu thấp, gồm các bước: - Tiếp nhận chế độ làm khô, bảo quản khô với từng loại nguyên liệu; - Vận hành hệ thống làm khô nguyên liệu; - Vận hành hệ thống nạp liệu đưa nguyên liệu vào kho bảo quản; - Duy trì chế độ bảo quản khô. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng chế độ bảo quản áp dụng cho từng loại nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; - Lựa chọn, chuẩn bị, kiểm tra máy, thiết bị làm khô phù hợp và vận hành hệ thống, làm khô nguyên liệu đến giá trị độ ẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sắp xếp, bố trí nguyên liệu, sản phẩm vào kho theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Vận hành các hệ thống để duy trì các thông số của quá trình bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông gió đúng yêu cầu kỹ thuật; - Cẩn thận, chính xác, quan tâm đến chất lượng sản phẩm cuối cùng; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị sử dụng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc thành thạo, hiểu đúng đơn công nghệ; - Thao tác thành thạo hệ thống thiết bị nạp liệu, làm khô, hệ thống duy trì chế độ bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, tốc độ làm khô, độ ẩm, tốc độ thông gió trong quá trình làm khô và bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình làm khô và bảo quản khô. 2. Kiến thức - Hiểu rõ lý thuyết cơ bản về quá trình làm khô, bảo quản khô; tác động của quá trình làm khô, bảo quản khô đến nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng; - Nắm vững chế độ làm khô, bảo quản khô đối với từng loại nguyên liệu, sản phẩm; 75
  76. - Nắm vững, biết vận dụng tính năng và nguyên lí hoạt động, phương pháp vệ sinh của các hệ thống, thiết bị làm khô, dụng cụ kiểm tra; - Biết cách điều chỉnh các thông số kỹ thuật của thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công nghệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đơn công nghệ, nguyên liệu cần bảo quản khô; - Kho bảo quản khô, các loại thiết bị làm khô: máy sấy, quạt sấy, hầm sấy, giàn phơi ,các thiết bị phụ trợ: quạt thông gió, kệ các dụng cụ kiểm tra: nhiệt kế, ẩm kế cần thiết kèm theo; - Sổ nhật kí kỹ thuật, bút. IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp - Giám sát, kiểm tra quy trình thực với số lượng và đặc tính nguyên hiện thông qua nhật kí sản xuất, liệu, yêu cầu bảo quản. camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Biết sử dụng các máy, thiết bị làm - Đánh giá thông qua độ chính xác khô, duy trì chế độ bảo quản khô. của các thông số kỹ thuật kho: độ ẩm, tốc độ thông gió. - Đánh giá thông qua số lượng, chất lượng nguyên liệu trong và sau bảo quản: độ ẩm, hàm lượng chất khô, hàm lượng một số thành phần chính, các tính chất cảm quan: màu sắc, mùi vị, cấu trúc , mức độ nhiễm tạp côn trùng; - Tuân thủ qui trình sấy, làm khô và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực bảo quản khô. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. - Vệ sinh, bảo trì máy, thiết bị và - Giám sát, kiểm tra quy trình thực các dụng cụ. hiện thông qua nhật kí sản xuất, camera, giám sát trực tiếp và đối chiếu với qui định, đơn công nghệ. 76
  77. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Bảo quản bằng hoá chất Mã số công việc: E3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện việc bảo quản nguyên liệu bằng các loại hoá chất phù hợp, bao gồm các bước: - Tiếp nhận chế độ xử lí, bảo quản; - Chuẩn bị hoá chất để bảo quản; - Nạp liệu vào dụng cụ chứa đựng kết hợp xử lý hoá chất; - Duy trì chế độ bảo quản bằng hoá chất. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tiếp nhận đúng phương pháp, chế độ xử lý, bảo quản áp dụng cho từng loại nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; - Nhận đúng loại, cân, đong, pha chế hoá chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật dùng để bảo quản; - Nạp nguyên liệu vào dụng cụ chứa đựng, kho kết hợp xử lý hoá chất, duy trì chế độ bảo quản đảm bảo sản phẩm đạt các yêu cầu: nồng độ hoá chất trong nguyên liệu, trong môi trường bảo quản; yêu cầu về chất lượng nguyên liệu trong và sau bảo quản: nồng độ chất khô, hàm lượng một số thành phần chính, các tính chất cảm quan: màu sắc, mùi vị, cấu trúc; - Cẩn thận, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, môi trường; - Đảm bảo an toàn cho môi trường và người lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT 1. Kỹ năng - Đọc thành thạo, hiểu đúng đơn công nghệ: tên nguyên liệu, tên hoá chất kể cả tên viết tắt thường dùng trong chuyên ngành; - Thao tác thành thạo, an toàn quá trình cân đong, pha chế hoá chất, quá trình nạp liệu, quá trình xử lý hoá chất: phun, xông, ngâm; - Thao tác thành thạo hệ thống thiết bị nạp liệu, hệ thống duy trì chế độ bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra và điều chỉnh thành thạo các thông số kỹ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ thông gió trong quá trình xử lý và bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Xử lí được các sự cố trong quá trình xử lý và bảo quản bằng hoá chất. 2. Kiến thức - Hiểu rõ về các loại hoá chất dùng trong bảo quản thực phẩm: Tên, các tính chất cơ bản, tác dụng, cách sử dụng an toàn; tác động của quá trình bảo quản bằng hoá chất đến sản phẩm; 77