Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất hàng may công nghiệp

pdf 156 trang phuongnguyen 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất hàng may công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_san_xuat_hang_may_cong_nghiep.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất hàng may công nghiệp

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: Hà nội 3/2009
  2. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Căn cứ pháp lý - Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 2. Tóm tắt quá trình thực hiện a. Tổ chức tập huấn cho các thành viên tham gia tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. - Qua hội thảo các thành viên được nghiên cứu về mục đích, yêu cầu và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề. - Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh để phục vụ cho quá trình xây dựng sơ đồ phân tích nghề, bộ phiếu phân tích công việc và tiêu chuẩn kỹ năng nghề. b. Tổ chức hội thảo nghiên cứu tài liệu, thu thập các thông tin về các tiêu chuẩn có liên quan. Xác định mục đích, yêu cầu của việc “Xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc”. - Qua hội thảo các thành viên DACUM đã xây dựng, dự thảo được “Sơ đồ phân tích nghề”. - Lập bộ phiếu điều tra, tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp sản xuất. c. Tổ chức hội thảo để xây dựng và hoàn chỉnh sơ đồ phân tích nghề. - Tổng hợp phiếu điều tra khảo sát về sơ đồ phân tích nghề. - Lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề. Về cơ bản nhất trí với sơ đồ phân tích nghề đã được xây dựng d. Tổ chức hội thảo phân tích công việc. Qua hội thảo xác định được: - Nhóm các thành viên tham gia thực hiện, nghiên cứu. - Tổ chức tập huấn cho các thành viên tham gia về: Mục đích, yêu cầu và phương pháp thực hiện công việc. - Phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho các thành viên tham gia. - Theo nhiệm vụ được phân công các thành viên tiến hành xây dựng dự thảo phiếu phân tích công việc và phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. e. Tổ chức hội thảo nhóm tiến hành rà soát lại phiếu phân tích công việc. - Qua xem xét, nhóm nghiên cứu nhận thấy phiếu phân tích công việc cơ bản là phù hợp, dựa vào đó để nhóm xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Qua các ý kiến đóng góp trong hội thảo các thành viên rút kinh nghiệm, sửa chữa nội dung đưa ra dự thảo lần 2. - Sau khi lập được bộ phiếu phân tích công việc, tiến hành lấy ý kiến chuyên gia về bộ phiếu phân tích công việc. f. Tổ chức hội thảo nhóm lần thứ hai: Qua hội thảo các nhóm hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc theo nhiệm vụ được phân công.
  3. g. Tổ chức hội thảo nhóm lần thứ ba: - Tiến hành lựa chọn và sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích nghề thành danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề. - Lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn và hoàn thiện danh mục các công việc. h. Tổ chức hội thảo nhóm lần thứ tư: - Tổ chức hội thảo nhằm thống nhất những quan điểm, những nội dung cần chỉnh sửa theo yêu cầu mới trong bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc và xây dựng mẫu một số bài điển hình của từng nhóm. - Sau khi hội thảo các thành viên về chỉnh sửa bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc và đưa ra dự thảo lần thứ 5. - Sau khi chỉnh sửa xong bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiến hành lấy ý kiến các chyên gia có kinh nghiệm thực tiễn. k. Tổ chức hội thảo nhóm lần thứ năm: Qua hội thảo các thành viên rút kinh nghiệm, sửa chữa nội dung (nếu có) và hoàn thiện bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc theo nhiệm vụ được phân công. 3. Kết quả thực hiện công việc - Sơ đồ phân tích nghề đã được hội đồng thống nhất và thông qua - Bộ phiếu phân tích công việc. - Bảng xác định danh mục các công việc theo 5 bậc tr ình độ kỹ năng nghề. - Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc Đặc điểm của nghề sản xuất hàng may công nghiệp: + Số lượng sản phẩm nhiều, quá trình sản xuất ra hàng loạt quần, áo may sẵn theo hệ thống cỡ số, theo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. + Quá trình sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, sử dụng nhiều các trang thiết bị chuyên dùng. + Quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hoá, các công việc được lặp đi lặp lại với mỗi công nhân và mỗi loại sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của sản xuất hàng may công nghiệp và để đánh giá năng lực thực hiện của người hành nghề, người học hoặc người dự thi, căn cứ vào sơ đồ phân tích nghề và Danh mục công việc theo cấp trình độ của nghề Sản xuất hàng may công nghiệp. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề là một công việc còn tương đối mới, trong quá trình xây dựng đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia tư vấn và sự đóng góp một cách khách quan khoa học và đầy tinh thần trách nhiệm của các chuyên gia từ các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất hàng may công nghiệp, các cơ sở đào tạo ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến bổ xung của các chuyên gia để bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề được hoàn thiện hơn.
  4. II. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ CÔNG TÁC 1 Phạm Văn Nam Trưởng Khoa May - Trường CĐCN Thái Nguyên 2 Dương T. Bích Nhuần Giáo viên Khoa May - Trường CĐCN Thái Nguyên Giảng viên Khoa May - Trường Đại học SPKT - 3 Nguyễn Văn Chỉnh Hưng Yên 4 Cao Thị Bến Giáo viên Khoa May - Trường CĐCN Thái Nguyên 5 Phạm Thị Giới Giáo viên Khoa May - Trường CĐCN Thái Nguyên 6 Tống T. Thanh Hương Giáo viên Khoa May - Trường CĐCN Thái Nguyên Giám c chi nhánh TNG 2 - Công ty may 7 Th Thu đố Đỗ ị Thái Nguyên Nhân viên ki tra k thu - Công ty may 8 Nguy Th Ph ng ểm ỹ ật ễn ị ươ Thái Nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật - Công ty may Đông Thành 9 Trương Văn Quyền Hà nội III. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT HỌ VÀ TÊN NƠI LÀM VIỆC 1 Trần Văn Thanh Phó vụ trưởng - Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Công Thương Trưởng khoa - Trường CĐ Công nghiệp Dệt may Thời 2 Nguyễn Xuân Khán trang Hà Nội Chuyên viên chính - Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Công 3 Ngô Thị Thuỷ Thương Phó trưởng bộ môn - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật 4 Đặng T. Kim Hoa Công nghiệp 5 Đặng T. Cẩm Thu Kỹ sư Công nghệ may - Trường CĐ nghề Long Biên Nguy n Tr g phòng k thu - Công ty c ph n t và 6 ễ Tám ưởn ỹ ật ổ ầ Đầu ư Hồng Thương mại TNG 1 - TN Phó Trưởng phòng kỹ thuật - Công ty cổ phần Đầu tư 7 Phạm Thị Giang và Thương mại TNG 2 - TN
  5. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: Sản xuất hàng may công nghiệp MÃ SỐ NGHỀ: 1. Thực hiện tìm hiểu thị hiếu, khuynh hướng trị trường trên các tạp trí mẫu mốt hoặc các phương tiện thông tin, tiến hành vẽ phác hoạ mẫu theo ý tưởng hoặc nhiệm vụ được giao trên máy tính hoặc trên giấy tại phòng mẫu của công ty 2. Phòng kỹ thuật tiến hành vẽ thiết kế, cắt các chi tiết mẫu của sản phẩm bằng tay (Sử dụng thước, bút chì, giấy bìa, kéo ) hoặc bằng các phần mềm thiết kế chuyên ngành đã được cài đặt sẵn trên máy vi tính (nếu công ty có phần mềm) trong điều kiện phòng làm việc có điều hòa không khí. 3. Phòng may mẫu tiến hành may chế thử sản phẩm tại phòng mẫu trên máy may công nghiệp và các thiết bị chuyên dùng khác, sau đó ước tính giá thành của một sản phẩm. Thống nhất trước hội đồng, khách hàng về kiểu dáng, chất liệu của sản phẩm đã may mẫu. Sau khi thống nhất được về kiểu dáng chất liệu sản phẩm phòng kỹ thuật tiến hành gia mẫu cho các cỡ khác nhau, giác sơ đồ và lập bản tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm trên máy vi tính bằng các trang thiết bị tại phòng may mẫu. 4. Lập kế hoạch sản xuất cho các bộ phận, tổ sản xuất trong công ty, chuẩn bị đầy đủ nguyên phụ liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính toán bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất, cấp nguyên phụ liệu cho bộ phận cắt tiến hành xử lý vải. Thực hiện các công việc như: Hoạch toán bàn cắt, trải vải, đánh số thứ tự, in thêu chi tiết . tại phân xưởng cắt bằng các thiết bị như máy cắt đẩy tay, máy cắt vòng, máy thêu, in 5. Thực hiện gia công các sản phẩm trong dây chuyền may công nghiệp: May gia công các bộ phận cơ bản của quần áo sơ mi và áo jacket như: May túi áo, túi quần, cổ áo, tay áo, may tra khoá, tra cạp theo một quy trình công nghệ gia công sản phẩm nhất định tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh tại các tổ sản xuất bằng các trang thiết bị may tại xưởng sản xuất của công ty 6. Sau khi may hoàn chỉnh sản phẩm tại các tổ sản xuất tiến hành hoàn thiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa và sản xuất, kiểm tra trong quá trình sản xuất và sau khi hoàn thiện sản phẩm - Sử dụng bàn là, máy là ép để là sản phẩm, gấp, dán nhãn mác, phân cỡ, phân mầu, đóng thùng sản phẩm sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ như súng bắn nhãn mác, bàn gấp gói, thùng caston, túi nilon, giấy chống ẩm ở công đoạn đóng gói, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng sản xuất 7. Phòng kế hoạch, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc bàn giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký, tiến hành thu thập các thông tin phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty, tinh thần, thái độ phục vụ thông qua các phương tiện thông tin, hoặc thu tập các ý kiến đong góp của khách hàng
  6. 8. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động cho công nhân, tổ chức thi nâng bậc, thi thợ giỏi cho công nhân theo định kỳ hàng năm chào mừng các ngày lễ, ngày thành lập công ty .
  7. DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP MÃ SỐ NGHỀ: MÃ SỐ BẬCTRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ TT CÔNG TÊN CÔNG VIỆC Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc VIỆC I II III IV V A. XÁC ĐỊNH MẪU SẢN XUẤT 001 A01 Vẽ phác họa mẫu x 002 A02 Thiết kế mẫu x 003 A03 Chế thử mẫu x 004 A04 Ước tính giá thành sản phẩm x 005 A05 Duyệt mẫu x 006 A06 Nhảy mẫu x 007 A07 Giác sơ đồ x 008 A08 Lập bảng mầu gốc x Lập bản tiêu chuẩn kỹ thuật sản 009 A09 x phẩm B. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT Lập kế hoạch sản xuất cho các bộ 010 B01 x phận Lập định mức tiêu hao nguyên phụ 011 B02 x liệu 012 B03 Chuẩn bị nguyên phụ liệu x 013 B04 Kiểm tra nguyên phụ liệu x 014 B05 Xác định độ co nguyên liệu x 015 B06 Xác định độ bền nguyên phụ liệu x Sắp xếp chuyền, chuẩn bị cữ gá và 016 B07 x thiết bị may Cấp nguyên phụ liệu cho các bộ 017 B08 x phận 018 B09 Làm mẫu sang dấu x C. CẮT BÁN THÀNH PHẨM 019 C01 Hoạch toán bàn cắt x 020 C02 Trải vải x 021 C03 Cắt phá, cắt gọt chi tiết x 022 C04 Kiểm tra cắt bán thành phẩm x 023 C05 Đánh số thứ tự chi tiết x 024 C06 In chi tiết x 025 C07 Thêu chi tiết x 026 C08 Phối kiện bán thành phẩm x
  8. MÃ SỐ BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ TT CÔNG TÊN CÔNG VIỆC Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc VIỆC I II III IV V Cấp phát bán thành phẩm cho các 027 C09 x tổ sản xuất D. MAY CÔNG ĐOẠN 028 D01 Nhận, bóc tách bán thành phẩm x 029 D02 Sang dấu chi tiết x 030 D03 May lộn chi tiết x 031 D04 Sửa lộn chi tiết x 032 D05 Là chi tiết x 033 D06 Là định hình x 034 D07 Ép mex chi tiết x 035 D08 May dán nắp túi x 036 D09 May nẹp áo x 037 D10 May túi ốp ngoài x 038 D11 May túi bổ x 039 D12 May túi hộp x 040 D13 May túi dọc, túi chéo x 041 D14 May túi hàm ếch x 042 D15 May cổ áo có chân x 043 D16 May cổ áo không có chân x 044 D17 May tra cổ áo có mũ x 045 D18 May thép tay x 046 D19 Tra mămg séc x 047 D20 May chiết ly x 048 D21 May mác vào sản phẩm x 049 D22 Ép mác x 050 D23 May nhám x 051 D24 May đường Ziczắc x 052 D25 Ke dây vơ x 053 D26 May ke viền chi tiết x 054 D27 May chắp các chi tiết x 055 D28 May mí diễu các chi tiết x 056 D29 Cân, nhồi bông hoặc lông vũ x 057 D30 Chần bông x 058 D31 May tra tay x 059 D32 Tra khóa nẹp x 060 D33 Lộn khóa lót x 061 D34 May mũ áo x 062 D35 May moi cúc quần x
  9. MÃ SỐ BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ TT CÔNG TÊN CÔNG VI ỆC Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc VIỆC I II III IV V 063 D36 May moi khóa quần x 064 D37 May tra cạp quần có chun x 065 D38 May tra cạp quần không chun x 066 D39 Chần chun x 067 D40 May tra bo chun x 068 D41 Tra khóa gối quần x 069 D42 Tra bổ khóa gấu quần x 070 D43 May dây pasant x 071 D44 May cuốn ống x 072 D45 May chần đè x 073 D46 Kiểm tra công đoạn may x 074 D47 May đính bọ x 075 D48 May gấu x 076 D49 Dán ép sim đường may x 077 D50 Đục lỗ chi tiết x 078 D51 Dập cúc, ôze, đinh x 079 D52 Vắt sổ x 080 D53 Thùa khuyết x 081 D54 Đính cúc x 082 D55 Kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh x 083 D56 Báo cáo kế hoạch, tiến độ sản xuất x E. HOÀN THIỆN SẢN PHẨM 084 E01 Vệ sinh sản phẩm x 085 E02 Giặt sản phẩm x 086 E03 Sửa lỗi sản phẩm x 087 E04 Là hoàn chỉnh sản phẩm x 088 E05 Phân cỡ, màu, đơn, PO x 089 E06 Bắn, đính nhãn mác x 090 E07 Kiểm tra bắn nhãn mác x 091 E08 Hút bụi x 092 E09 Dò kim loại x 093 E10 Gấp gói, đóng bao sản phẩm x 094 E11 Kiểm tra gấp gói x 095 E12 Đóng thùng sản phẩm x 096 E13 Kiểm tra phân cỡ, đóng thùng x F. BẢO QUẢN SẢN PHẨM 097 F01 Nhập kho sản phẩm x 098 F02 Chống ẩm, mốc sản phẩm x
  10. MÃ SỐ BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ TT CÔNG TÊN CÔNG VIỆC Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc VIỆC I II III IV V 099 F03 Kiểm tra kho hàng x G. THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TO ÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Hướng dẫn an toàn lao động cho 100 G01 x công nhân Thực hiện các quy định về an toàn 101 G02 x lao động 102 G03 Vệ sinh môi trường làm việc x 103 G04 Tham gia phòng chống cháy nổ x 104 G05 Sơ cứu người bị nạn x H. TIÊU THỤ SẢN PHẨM 105 H01 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm x 106 H02 Xuất hàng x Thu thập thông tin phản hồi của 107 H03 x khách hàng 108 H04 Phúc tra sản phẩm x K. PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP 109 K01 Đúc rút kinh nghiệm x 110 K02 Hướng dẫn người mới vào nghề x Tham dự tập huấn chuyên môn, tay 111 K03 x nghề 112 K04 Tham gia thi nâng bậc x 113 K05 Tham gia thi thợ giỏi x Tổng số nhiệm vụ: 09 nhiệm vụ Tổng số công việc: 113 công việc
  11. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Vẽ phác hoạ mẫu MÃ SỐ: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Tìm hiểu ý tưởng khách hàng, thị hiếu người tiêu dùng, khuynh hướng mẫu mốt của từng thời kỳ. - Vẽ phác hoạ mẫu - Duyệt phác hoạ mẫu II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Có mẫu phác hoạ bám sát ý tưởng của khách hàng, thị hiếu của người tiêu dùng và xu thế mẫu mốt của thời đại - Mẫu phác hoạ được khách hàng duyệt, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả kinh tế, có thể triển khai sản xuất hàng loạt - Thực hiện đúng thời gian theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Trình bày bản vẽ kỹ thuật, vẽ mỹ thuật trang phục, sáng tác mẫu - Vẽ phác hoạ mẫu sản phẩm đảm bảo tính mỹ thuật, tính kinh tế và tính khả thi trong sản xuất hàng loạt và thoả mãn ý tưởng khách hàng - Trình bày và thuyết phục tính hợp lý của bản vẽ phác hoạ mẫu - Vẽ phác hoạ mẫu trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên ngành 2. Kiến thức - Xác định được điều kiện sản xuất trang và thiết bị của doanh nghiệp - Vận dụng các kiến thức về: Cơ thể học, mỹ thuật trang phục, hệ thống cỡ số và vật liệu may để vẽ phác hoạ mẫu sản phẩm - Nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và xu thế mẫu mốt của thời đại - Khai thác được tính năng công dụng của phần mềm chuyên ngành vào việc vẽ phác hoạ mẫu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Ý tưởng vẽ phác hoạ mẫu của khách hàng hoặc nhiệm vụ vẽ mẫu của lãnh đạo giao cho - Máy vi tính có cài đặt phần mềm chuyên ngành (nếu thiết kế trên máy vi tính) - Ván vẽ, giấy vẽ, thước dài 50cm, 30cm , bút chì B, HB, 2B ., bút mầu, bút sáp . - Phòng thiết kế có môi trường làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng
  12. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mẫu vẽ đúng ý tưởng và đảm bảo - Quan sát và nghe trình bày về mẫu yêu cầu khách hàng vẽ phác hoạ - Độ chuẩn xác về yêu cầu kỹ thuật và - Đánh giá về tính thẩm mỹ và tính mỹ thuật của mẫu vẽ khả thi của mẫu vẽ phác hoạ - Kỹ năng vẽ phác hoạ mẫu bằng tay - Quan sát trực tiếp người thực hiện hoặc trên máy vi tính - Kỹ năng điều chỉnh mẫu vẽ phác - Quan sát trực tiếp người thực hiện hoạ (về kiểu dáng, mầu sắc ) - Sự phù hợp về thời gian vẽ phác hoạ - Theo dõi thời gian làm việc thực tế mẫu theo quy định của người vẽ phác hoạ mẫu so với quy định
  13. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Thiết kế mẫu MÃ SỐ: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận mẫu phác hoạ; vẽ thiết kế các chi tiết của sản phẩm; kiểm tra sự chính xác của các chi tiết mẫu vừa thiết kế; cắt các chi tiết của sản phẩm mẫu trên giấy mỏng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chi tiết mẫu của sản phẩm được thiết kế và cắt trên giấy mỏng đảm bảo đúng thông số kích thước, hình dáng của các chi tiết mẫu - Có thực hiện việc kiểm tra và xác định được độ chính xác của các chi tiết mẫu đã thiết kế - Thực hiện đúng thời gian theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát, phân tích mẫu và xác định chính xác hình dáng, kết cấu của sản phẩm - Thiết kế đầy đủ các chi tiết của sản phẩm mẫu bằng tay hoặc phần mềm thiết kế - Cắt các chi tiết của sản phẩm bằng kéo cắt tay đảm bảo đúng thông số kích thước, hình dáng của các chi tiết mẫu - Kiểm tra mức độ chính xác của các chi tiết mẫu vừa cắt 2. Kiến thức - Đọc được tài liệu kỹ thuật liên quan đến sản phẩm - Mô tả được hình dáng, cấu trúc của các chi tiết mẫu - Trình bày được trình tự thiết kế, cắt các chi tiết trên mẫu trên giấy - Vận dụng các công thức thiết kế trang phục v ào việc thiết kế các chi tiết mẫu của sản phẩm - Xác định được tính chất của nguyên liệu và phương pháp lắp ráp sản phẩm để điều chỉnh mẫu thiết kế phù hợp với loại sản phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Máy vi tính có cài đặt phần mềm chuyên ngành - Giấy vẽ - Kéo cắt tay - Phòng thiết kế có đầy đủ dụng cụ vẽ, môi tr ường làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng
  14. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng phân tích đặc điểm hình - Quan sát và nghe trình bày về đặc dáng, cấu trúc của mẫu điểm hình dáng, cấu trúc của sản - Độ chuẩn xác về thông số kích phẩm thước của chi tiết mẫu đã thiết kế - Sử dụng các dụng cụ đo kiểm (thước - Kỹ năng vẽ thiết kế bằng tay hoặc mẫu ) trên máy vi tính - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Kỹ năng cắt các chi tiết mẫu bằng kéo cắt tay - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Sự phù hợp về thời gian theo quy định - Theo dõi thời gian làm việc thực tế của người thiết kế, cắt so với quy định
  15. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Chế thử mẫu MÃ SỐ: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Cắt các chi tiết của sản phẩm trên nguyên liệu, tiến hành may chế thử sản phẩm mẫu, kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm chế thử, điều chỉnh lại mẫu thiết kế, may chế thử lại (nếu cần) II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Cắt chính xác, đầy đủ các chi tiết trên nguyên vật liệu may theo mẫu mỏng - Sản phẩm chế thử hoàn chỉnh đạt yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật may sản phẩm - Lựa chọn các phương pháp lắp ráp phù hợp với điều kiện trang thiết bị của doanh nghiệp - Có thực hiện bước kiểm tra, điều chỉnh lại mẫu (nếu cần) III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Cắt được đầy đủ, chính xác các chi tiết bán th ành phẩm theo mẫu mỏng - May chế thử hoàn chỉnh sản phẩm - Lựa chọn được phương pháp lắp ráp phù hợp phù hợp với điều kiện trang thiết bị của doanh nghiệp - May các đường may trên các loại máy may đảm bảo đúng thông số, quy cách và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm - Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ và đồ gá 2. Kiến thức - Đọc được tài liệu kỹ thuật của sản phẩm - Mô tả được hình dáng, cấu trúc của sản phẩm mẫu - Trình bày được quy trình may chế thử sản phẩm - Biết được tính chất của nguyên vật liệu để vận dụng vào quá trình lắp ráp sản phẩm phù hợp với dụng cụ và thiết bị hiện có của doanh nghiệp - Nắm được các yêu cầu về an toàn trong quá trình may chế thử sản phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Các chi tiết bán thành phẩm - Bộ dụng cụ, đồ gá chuyên dùng và thiết bị may phù hợp - Bộ mẫu chuẩn - Xưởng may
  16. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng cắt các chi tiết bán thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện phẩm - Độ chuẩn xác của sản phẩm sau khi - Sử dụng các dụng cụ đo may chế thử (thước,mẫu ) kiểm tra sản phẩm - Đường may chắc chắn, đúng quy - Kiểm tra trong quá trình may và cách và yêu cầu kỹ thuật sản phẩm sau khi may theo tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm - Sự an toàn cho người và thiết bị - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn quy định về an toàn lao động - Sự phù hợp về thời gian chế thử sản - Theo dõi thời gian làm việc thực tế phẩm theo quy định của người thực hiện so với quy định
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Ước tính giá thành của sản phẩm MÃ SỐ: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xác định chi phí nguyên phụ liệu, thời gian, chi phí nhân công cho từng công đoạn sản xuất và các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất từ đó ước tính và đưa ra giá thành cho một sản phẩm II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Ước tính được các khoản chi phí khác phục vụ cho quá tr ình sản xuất như: chi phí quản lý, chi phí vận chuyển - Tính chi phí nguyên phụ liệu cho một sản phẩm dựa trên định mức tiêu hao - Tính chi phí nhân công dựa trên thời gian gia công bình quân của từng công đoạn sản xuất - Thực hiện công việc ước tính giá thành của sản phẩm III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính được chính xác chi phí nguyên phụ liệu bằng máy tính cá nhân - Tính được các khoản chi phí khác phục vụ cho quá tr ình gia công, cắt may, hoàn chỉnh sản phẩm - Bấm giờ cho từng công đoạn trên dây chuyền sản xuất bằng đồng hồ điện tử 2. Kiến thức - Trình bày được quy trình gia công sản phẩm, mức độ khó của các công đoạn may - Nắm được phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Xác định được thao tác chính, phụ trong quá trình gia công để tính chi phí cho phù hợp - Vận dụng kiến thức về kế toán doanh nghiệp v ào việc ước tính giá thành sản phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Kết quả bấm giờ đã tính thời gian bình quân của từng công đoạn sản xuất - Bảng tổng hợp thời gian hoàn thành sản phẩm - Bút viết, sổ tay cá nhân - Xưởng may - Hoá đơn mua nguyên phụ liệu
  18. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về chi phí nguyên phụ - Quan sát, so sánh với giá nguyên liệu và các khoản chi phí khác phục phụ liệu, các hao phí và các khoản vụ cho quá trình sản xuất chi phí khác theo hóa đơn, kinh nghiệm thực tế - Cách bấm giờ trên từng công đoạn - Quan sát người thực hiện, và số sản xuất, cách tổng hợp thời gian lượng lần bấm giờ trên các công hoàn thành sản phẩm đoạn sản xuất - Độ chuẩn xác về giá thành của sản - Nghe phần trình bày của người thực phẩm sau khi tính toán các khoản hiện so sánh với giá thực tế của sản chi phí phẩm
  19. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Duyệt mẫu MÃ SỐ: A05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Hội đồng, khách hàng duyệt và thống nhất về kiểu dáng chất liệu, mầu sắc của sản phẩm mẫu trước khi đưa vào sản xuất II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Trao đổi, thống nhất trước hội đồng, khách hàng về kiểu dáng, chất liệu, mầu sắc về sản phẩm mẫu đã may chế thử - Có thực hiện bước ký duyệt mẫu trước hội đồng, khách hàng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Trình bày và thuyết phục trước hội đồng và khách hàng về kiểu dáng, mầu sắc, chất liệu của sản phẩm mẫu - Trình bày về xu thế phát triển của mẫu mốt trong nước và quốc tế trong thời gian tới 2. Kiến thức - Đọc được tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp thiết kế kiểu mẫu đã chọn - Nắm được quy trình may sản phẩm, tính chất của nguyên phụ liệu - Nắm bắt được xu thế phát triển mẫu mốt của từng thời kỳ và của thời gian tới IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Bút bi, sổ tay cá nhân - Phòng họp hội đồng - Máy chiếu đa năng - Sản phẩm mẫu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sản phẩm may chế thử đảm bảo tính - Quan sát trực tiếp sản phẩm may chế mỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật thử so sánh với mẫu vẽ phác họa về kiểu dáng và đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm - Kỹ năng trình bày và thuyết phục về - Quan sát trực tiếp người thực hiện sản phẩm mẫu - Mẫu được hội đồng thống nhất, - Nghe kết luận của hội đồng, khách thông qua hàng
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Nhảy mẫu MÃ SỐ: A06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xác định hệ số nhảy, cự ly di chuyển giữa các cỡ vóc trong m ã hàng; xác định phương và chiều di chuyển tiến hành vẽ các chi tiết cần nhảy mẫu theo quy định của mã hàng; cắt và kiểm tra lại hình dáng và thông số của các chi tiết mẫu vừa cắt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Có bộ mẫu chuẩn và dụng cụ phù hợp - Các cỡ, vóc của sản phẩm trong mã hàng để xác định hệ số nhảy, cự ly, chiều di chuyển của từng cỡ, vóc theo quy định - Các chi tiết sau khi nhảy mẫu đảm bảo đúng thông số, kích th ước, hình dáng của các chi tiết mẫu III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát, phân tích mẫu và xác định đúng hình dáng, kết cấu của các chi tiết mẫu. - Xác định hệ số nhảy mẫu, cự ly và chiều di chuyển của từng cỡ vóc theo quy định. - Cắt các chi tiết mẫu đảm bảo đúng h ình dáng, thông số kích thước - Kiểm tra mức độ chính xác của các chi tiết vừa nhảy mẫu 2. Kiến thức - Đọc được các tài liệu có liên quan đến quá trình nhảy mẫu của sản phẩm trong mã hàng. - Mô tả được hình dáng, cấu trúc của chi tiết cần nhảy mẫu - Trình bày được trình tự tiến hành nhảy mẫu - Vận dụng kiến thức môn học Công nghệ sản xuất vào quá trình nhảy mẫu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm - Bộ mẫu chuẩn - Thước dài, bút chì, tẩy, kéo cắt tay, giấy bì cứng - Phòng làm việc có đủ ánh sáng, thông thoáng
  21. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng phân tích đặc điểm h ình - Quan sát và nghe trình bày về đặc dáng, kết cấu của chi tiết mẫu điểm hình dáng, kết cấu của chi tiết mẫu - Độ chuẩn xác về thông số kích - Sử dụng các dụng cụ đo kiểm thước của chi tiết nhảy mẫu - Kỹ năng nhảy mẫu chi tiết bằng tay - Quan sát trực tiếp người thực hiện hoặc trên máy vi tính - Kỹ năng cắt các chi tiết mẫu bằng - Quan sát trực tiếp người thực hiện kéo cắt tay - Sự phù hợp về thời gian theo quy - Theo dõi thời gian làm việc thực tế định của người nhảy mẫu so với quy định
  22. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Giác sơ đồ (phương pháp thủ công) MÃ SỐ: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Sắp xếp các chi tiết của sản phẩm tr ên giấy tượng trưng cho khổ vải theo định mức cho trước bằng nhiều phương án khác nhau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sao cho diện tích bỏ đi l à nhỏ nhất; kiểm tra, sang lại sơ đồ cung cấp cho các bộ phận có liên quan II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo định mức sơ đồ theo quy định - Đủ số lượng chi tiết của sản phẩm trên sơ đồ, đảm bảo chiều canh sợi và đối xứng các chi tiết - Sơ đồ sau khi giác đảm bảo tính khả thi, thuật tiện cho quá tr ình cắt bán thành phẩm - Kiểm tra, sang lại sơ đồ cung cấp cho các bộ phận có liên quan III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các dụng cụ giác sơ đồ - Quan sát, nhận dạng chính xác các chi tiết mẫu - Thiết kế, lập thống kê chi tiết, lập tác nghiệp, giác sơ đồ, chỉnh sửa mẫu - Quan sát, lựa chọn các phương án giác sơ đồ đảm bảo định mức và các yêu cầu kỹ thuật khi giác - Sử dụng mẫu để vẽ các chi tiết mẫu trên sơ đồ. 2. Kiến thức - Nắm được hình dáng cấu trúc, số lượng các chi tiết của sản phẩm - Nắm được các phương pháp giác sơ đồ, tính chất của nguyên liệu để lựa chọ các phương pháp giác cho phù hợp - Xác định đúng quy trình, các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ - Vận dụng kiến thức về: Thiết kế trang phục, công nghệ may, công nghệ sản xuất vào việc giác sơ đồ IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật về giác sơ đồ - Bộ mẫu chuẩn, thước dài, bút chì, tẩy - Phòng giác sơ đồ, môi trường làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng
  23. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của các chi tiết mẫu - Quan sát trực tiếp người thực hiện trên sơ đồ - Sơ đồ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đủ - Kiểm tra sơ đồ sau khi giác theo yêu số lượng chi tiết, tính khả thi, thuận cầu kỹ thuật tiện cho quá trình cắt - Theo dõi thời gian làm việc thực tế, - Đảm bảo định mức theo quy định đối chiếu với quy định - Sự an toàn cho người và trang thiết - Theo dõi thao tác của người làm đối bị chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Giác sơ đồ (trên máy vi tính) MÃ SỐ: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Sắp xếp các chi tiết của sản phẩm trên máy vi tính tượng trưng cho khổ vải theo định mức cho trước bằng nhiều phương án khác nhau đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sao cho diện tích bỏ đi là nhỏ nhất; kiểm tra, lưu và in sơ đồ cung cấp cho các bộ phận có liên quan II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sử dụng đúng phần mềm đã được cài đặt trên máy vi tính và nhập chính xác dữ liệu các chi tiết của sản phẩm vào máy, lập được tác nghiệp giác sơ đồ (nếu giác trên máy) - Đủ số lượng chi tiết của sản phẩm trên sơ đồ, đảm bảo chiều canh sợi và đối xứng các chi tiết và định mức sơ đồ theo quy định - Sơ đồ sau khi giác đảm bảo tính khả thi, thuật tiện cho quá trình cắt bán thành phẩm - Kiểm tra, in sơ đồ cung cấp cho các bộ phận có liên quan III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các dụng cụ giác sơ đồ - Sử dụng phần mềm giác sơ đồ (nếu giác trên máy vi tính) - Quan sát, nhận dạng chính xác các chi tiết mẫu - Nhập chính xác thông số kích thước của các chi tiết mẫu bằng bảng số hoá - Thiết kế, lập bảng thống kê chi tiết, lập tác nghiệp, giác sơ đồ, chỉnh sửa mẫu - Quan sát, lựa chọn các phương án giác sơ đồ đảm bảo định mức và các yêu cầu kỹ thuật khi giác - Sử dụng máy in và in sơ đồ trên khổ giấy lớn. 2. Kiến thức - Nắm được tính năng, công dụng và các lệnh khi sử dụng phần mềm giác sơ đồ - Nắm được hình dáng cấu trúc, số lượng các chi tiết của sản phẩm - Hiểu được các phương pháp giác sơ đồ - Nắm được tính chất của nguyên liệu - Nắm được quy trình, các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ - Vận dụng kiến thức về: Vật liệu may, công nghệ may, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành vào việc giác sơ đồ IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật về giác sơ đồ - Bộ mẫu chuẩn - Bộ dụng cụ chuyên dùng (nếu giác thủ công bằng tay) - Máy vi tính có cài phần mềm giác sơ đồ, bảng số hoá
  25. - Máy in khổ nhỏ, khổ lớn - Phòng giác sơ đồ, môi trường làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác khi khởi động và sử - Quan sát trực tiếp người thực hiện dụng phần mềm - Độ chuẩn xác khi nhập dữ liệu các - Quan sát, kiểm tra dữ liệu trên máy chi tiết của sản phẩm vào máy vi tính - Sơ đồ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đủ - Kiểm tra sơ đồ sau khi giác theo yêu số lượng chi tiết, tính khả thi, thuận cầu kỹ thuật tiện cho quá trình cắt - Đảm bảo định mức theo quy định - Theo dõi thời gian làm việc thực tế, đối chiếu với quy định - Sự an toàn cho người và trang thiết - Theo dõi thao tác của người làm đối bị chiếu với các quy định về kỹ thuật an toàn cho ngườ và máy tính
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Lập bảng mầu gốc MÃ SỐ: A08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Lấy mẫu nguyên phụ liệu để xây dựng bảng mầu gốc - In sao thêm bảng mầu cung cấp cho các bộ phận có li ên quan II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lấy đúng, đủ số lượng nguyên phụ liệu theo yêu cầu của tài liệu kỹ thuật - Bảng mầu được lập theo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu - Nguyên phụ liệu được gắn chắc chắn, ghi rõ các ký hiệu trên bảng mầu III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lựa chọn chính xác nguyên phụ liệu theo yêu cầu, tài liệu kỹ thuật - Gắn nguyên phụ liệu vào bảng mầu đảm bảo chuẩn xác, chắc chắn - Trình bày bảng mầu đảm bảo tính khoa học, hợp lý 2. Kiến thức - Đọc được tài liệu kỹ thuật của sản phẩm - Phương pháp xây dựng bảng mầu - Ngoại ngữ chuyên ngành IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật - Bút viết, sổ tay cá nhân - Nguyên phụ liệu gốc - Kéo cắt tay, dập ghim, keo dán, băng dính hai mặt - Máy vi tính, máy in - Phòng làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Khả năng đọc hiểu chính xác tài liệu - Quan sát và nghe phần trình bày về kỹ thuật kết quả đọc tài liệu kỹ thuật - Độ chuẩn xác của nguyên phụ liệu - Quan sát, so sánh nguyên phụ liệu trên bảng mầu với tài liệu - Trình bày, sắp xếp bảng mầu khoa - Kiểm tra bảng mầu sau khi xây dựng học hợp lý - Độ chuẩn xác của các bảng mầu sau - Quan sát, so sánh với bảng mầu gốc khi in sao
  27. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm MÃ SỐ: A09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận các tài liệu có liên quan đến mã hàng chuẩn bị sản xuất - Xây dựng tiêu chuẩn về nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm, tiêu chuẩn đường may, mũi may; tiêu chuẩn lắp ráp sản phẩm; tiêu chuẩn thùa đính . Bao gói. - Thông qua hội đồng kỹ thuật xét duyệt II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Bản tiêu chuẩn nêu rõ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm như: Tiêu chuẩn nguyên phụ liệu, trải cắt bán thành phẩm, tiêu chuẩn về đường may, mũi may; tiêu chuẩn lắp ráp sản phẩm; tiêu chuẩn thùa khuy, đính cúc bao gói - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật được thông qua hội đồng và là cơ sở pháp lý cho các bộ phận trong sản xuất thực hiện III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát, phân tích, nhận định chính xác sản phẩm mẫu - Vẽ mô tả lại sản phẩm mẫu - Xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên phụ liệu, trải cắt bán thành phẩm, tiêu chuẩn về đường may, mũi may; tiêu chuẩn lắp ráp sản phẩm; tiêu chuẩn thùa khuy, đính cúc của sản phẩm, mã hàng 2. Kiến thức - Mô tả được đặc điểm hình dáng, cấu trúc của sản phẩm mẫu - Xác định được quy trình và phương pháp lắp ráp các chi tiết sản phẩm - Vận dụng các kiến thức về: Thiết kế trang phục, kỹ thuật may, công nghệ may, vật liệu may để xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sản phẩm mẫu - Tài liệu kỹ thuật có liên quan đến mã hàng - Phòng làm việc có đầy đủ các trang thiết bị ph ù hợp V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Khả năng phân tích và tổng hợp tài liệu - Quan sát và nghe ph ần trình bày về kỹ thuật kết quả phân tích, tổng hợp tài liệu kỹ thuật của sản phẩm - Kỹ năng lập bản tiêu chuẩn kỹ thuật - Quan sát người thực hiện sản phẩm - Độ chuẩn xác về các tiêu chuẩn kỹ - Quan sát, so sánh với sản phẩm mẫu thuật sản phẩm - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật có đủ cơ sở - Được hội đồng kỹ thuật thong qua, ký pháp lý duyệt
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Lập kế hoạch sản xuất MÃ SỐ: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Lập kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận trong công ty, xí nghiệp - Gửi kế hoạch đến từng bộ phận có li ên quan, tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đầy đủ, chính xác kế hoạch, tiến độ sản xuất của từng bộ phận - Đảm bảo tính khả thi phù hợp với khả năng, tiến độ thực hiện của từng bộ phận trong công ty - Thực hiện bước thu nhận ý kiến đóng góp từ các từ các bộ phận, đi ều chỉnh, ban hành kế hoạch sản xuất để các bộ phận thực hiện III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi nhận đầy đủ, chính xác kế hoạch, tiến độ thực hiện của từng bộ phận trong công ty, xí nghiệp - Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng, tiến độ thực hiện của các bộ phận trong công ty - Điều chỉnh lại kế hoạch đảm bảo tính khả thi, ph ù hợp với năng lực thực hiện của từng bộ phận 2. Kiến thức - Nắm bắt được điều kiện trang thiết bị và phương tiện sản xuất của từng bộ phận trong công ty - Xác định chính xác khả năng thực hiện của từng bộ phận , tổ sản xuất trong công ty IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Kế hoạch đang thực hiện của từng bộ phận - Điều kiện trang thiết bị của công ty - Phòng làm việc có máy vi tính V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về kế hoạch đang thực - Quan sát, đối chiếu với kế hoạch hiện của từng bộ phận đang thực hiện của từng bộ phận. - Kế hoạch thực hiện đảm bảo tính - Phân tích kế hoạch sản xuất đối khả thi chiếu với điều kiện phương tiện, trang thiết bị của công ty - Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ, chi tiết - Quan sát qua các kế hoạch trước đã phù hợp với kế hoạch sản xuất của thực hiện và trong quá trình thực các bộ phận hiện - Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất - Quan sát trực tiếp người thực hiện
  29. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu MÃ SỐ: B02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xác định và tính toán định mức tiêu hao nguyên liệu chính, phụ liệu cho một sản phẩm và cho cả mã hàng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tìm kiếm được những tiêu chí có thể giảm được định mức tiêu hao nguyên phụ liệu như: Tiêu chí giác sơ đồ, quy trình gia công - Xác định được định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho một sản phẩm và tổng hợp được định mức tiêu hao cho cả mã hàng - Đảm bảo định mức của sản phẩm theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích sản phẩm mẫu và trên sơ đồ nhằm tìm ra những đầu mục có thể giảm được định mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Trình bày và thuyết phục tính hợp lý của những đầu mục có thể giảm định mức tiêu hao - Lập bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trên máy vi tính 2. Kiến thức - Xác định chính xác những đầu mục cơ bản có thể giảm được định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong mã hàng - Vận dụng các kiến thức về: Giác sơ đồ, công nghệ may vào việc lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Khai thác được tính năng, công dụng của phần mềm Excel vào việc tổng hợp định mức tiêu hao cho cả mã hàng IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Sản phẩm may chế thử - Phòng làm việc có máy vi tính V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tìm kiếm được những tiêu chí có - Quan sát, phát hiện ra các tiêu chí có thể giảm được định mức tiêu hao thể giảm được định mức - Độ chính xác về định mức tiêu hao - Kiểm tra, phân tích tính hợp lý của cho một sản phẩm định mức cho một sản phẩm - Độ chuẩn xác của bảng tổng hợp - Phân tích bảng tổng hợp định mức định mức tiêu hao nguyên phụ liệu tiêu hao của người thực hiện cho cả mã hàng - Kỹ năng lập bảng định mức tiêu hao - Quan sát trực tiếp người thực hiện nguyên phụ liệu
  30. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Chuẩn bị nguyên phụ liệu MÃ SỐ: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Tìm kiếm các thông tin, xác định nhà cung cấp có đủ năng lực, độ tin cậy và giá bán hợp lý; mua nguyên phụ liệu về nhập kho phục vụ cho quá trình sản xuất mã hàng mới II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Khảo sát ít nhất hai nhà cung cấp, tìm kiếm được nhà cung cấp co thể đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của công ty - Nhà cung cấp có đủ năng lực, giá bán hợp lý, có thể mua được đầy đủ nguyên liệu cho cả mã hàng - Đảm bảo đúng, đủ chủng loại nguyên phụ liệu và thời gian giao hàng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích năng lực cạnh tranh, giá bán, độ tin cậy của nhà cung cấp - Nhận biết chủng loại, màu sắc, tính chất của nguyên phụ liệu - Kiểm, nhận các nguyên phụ liệu nhập kho 2. Kiến thức - Nắm bắt chính xác các thông tin về năng lực nhà cung cấp, giá nguyên phụ liệu trước khi đặt hàng - Xác định được hình dáng cấu trúc của sản phẩm - Đặc điểm, tính chất của nguyên phụ liệu - Xác định được hình thức mua nhận hàng và cách thức thanh toán IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Bảng mầu gốc - Nhà cung cấp - Hợp đồng, hoá đơn mua hàng, kinh phí - Kho chứa hàng V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tìm hiểu ít nhất hai nhà cung cấp - Khảo sát, phân tích năng lực nh à đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu cung cấp của công ty - Năng lực, giá bán, độ tin cậy của - Tìm hiểu cụ thể nhà cung cấp nhà cung cấp - Độ phù hợp về giá nguyên phụ liệu - Tìm hiểu trên hoá đơn mua hàng của người thực hiện - Độ chuẩn xác về thời gian giao hàng - Đối chiếu với hợp đồng mua hàng và chủng loại nguyên vật liệu và quan sát trực tiếp nguyên vật liệu
  31. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Kiểm tra nguyên phụ liệu MÃ SỐ: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu, báo cáo khách hàng về chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nguyên phụ liệu được kiểm tra lại đầy đủ, ghi nhận lại cá c lỗi của nguyên phụ liệu do quá trình sản xuất, vận chuyển - Số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu được đánh giá, tổng hợp báo cáo đến khách hàng và cấp trên có liên quan III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đặt nguyên liệu vào máy kiểm tra, đánh dấu các vị trí bị lỗi do in hoa nhuộm mầu hoặc bị thủng rách - Cân, đo đếm số lượng nguyên phụ liệu - Viết báo cáo về chất lượng nguyên phụ liệu 2. Kiến thức - Trình bày được trình tự các bước tiến hành kiểm tra nguyên liệu - Nắm được quy trình và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai kiểm tra nguyên liệu trên máy - Xác định được phương pháp kiểm tra phù hợp với nguyên phụ liệu - Các quy định của nhà máy khi viết báo cáo về chất lượng nguyên phụ liệu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các nguyên phụ liệu đã nhập kho - Máy kiểm tra nguyên liệu - Cân, thước - Sổ tay, bút viết, mẫu biểu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về số lượng, chất - Đối chiếu với số lượng và chất lượng của nguyên phụ liệu sau khi lượng của nguyên phụ liệu theo hoá kiểm tra đơn giao nhận - Kỹ năng cân và đo nhanh, chuẩn xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Thao tác, phương thức đánh dấu vị - Quan sát trực tiếp người thực hiện trí bị lỗi nhanh, chuẩn xác - Báo cáo đầy đủ nội dung kiểm tra - Nghe phần trình bày về kết quả kiểm theo quy định tra trong bnr báo cáo
  32. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Xác định độ co nguyên liệu MÃ SỐ: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận mẫu nguyên liệu, kiểm tra độ co, đưa ra kết luận và báo cáo cấp trên về độ co nguyên liệu của mã hàng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nguyên liệu được chọn ngẫu nhiên trong kho hàng, đảm bảo tính đại diện - Xác định được chính xác độ co nguyên liệu bằng cách tra bảng hoặc xác định độ co theo phương pháp thực nghiệm - Đưa ra kết luận cần thiết, báo cáo cấp trên về kết quả đã xác định được III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Chọn nguyên liệu trong kho hàng, đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện - Tra bảng độ co nguyên phụ liệu nhanh, chuẩn xác - Xác định độ co của nguyên liệu bằng phương pháp thực nghiệm - Viết báo cáo về kết quả độ co của nguyên liệu đã xác định được 2. Kiến thức - Phương thức lấy mẫu nguyên liệu trong kho hàng - Trình bày được trình tự các bước tiến hành xác định độ co nguyên liệu khi tra bảng độ co hoặc xác định bằng phương pháp thực nghiệm - Xác định được quy trình và yêu cầu khi triển khai xác định độ co nguyên phụ liệu - Nắm được phương pháp đánh giá độ co nguyên liệu - Các quy định của nhà máy khi viết báo cáo về độ co nguyên liệu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các nguyên liệu đã nhập kho - Bảng tra độ co nguyên liệu - Bàn là, thước, bột giặt . - Sổ tay, bút viết V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về mẫu nguyên phụ - Quan sát trược tiếp người thực hiện liệu lấy trong kho hàng - Độ chuẩn xác về độ co nguyên liệu - Đối chiếu tiêu chuẩn về độ co của sau khi kiểm tra nguyên liệu - Kỹ năng tra bảng độ co hoặc xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện định độ co bằng phương pháp thực nghiệm - Báo cáo đầy đủ nội dung theo quy - Nghe phần trình bày về kết quả kiểm định tra
  33. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Xác định độ bền nguyên liệu MÃ SỐ: B06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận mẫu nguyên liệu, kiểm tra độ bền của nguyên liệu, đưa ra kết luận và báo cáo cấp trên về độ bền nguyên liệu của mã hàng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nguyên liệu được chọn ngẫu nhiên trong kho hàng, đảm bảo tính đại diện - Xác định được chính xác độ bền nguyên liệu bằng cách tra bảng hoặc xác định độ bền theo phương pháp thực nghiệm - Đưa ra kết luận cần thiết, báo cáo cấp trên về kết quả đã xác định được III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Chọn nguyên liệu trong kho hàng, đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện - Tra bảng độ bền nguyên phụ liệu nhanh, chuẩn xác - Xác định độ bền của nguyên liệu bằng phương pháp thực nghiệm - Viết báo cáo về kết quả độ xác định độ bển của nguyên liệu đã xác định 2. Kiến thức - Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu trong kho hàng - Trình bày được trình tự các bước tiến hành xác định độ bền nguyên liệu khi tra bảng độ bền hoặc xác định bằng phương pháp thực nghiệm - Xác định được quy trình và yêu cầu khi triển khai xác định độ bền nguyên liệu - Nắm được phương pháp đánh giá độ bền nguyên liệu - Các quy định của nhà máy khi viết báo cáo về độ bền nguyên liệu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các nguyên liệu đã nhập kho - Bảng tra độ bền nguyên liệu - Bàn là, thước, bột giặt . - Bộ dụng cụ thí nghiệm phù hợp - Sổ tay, bút viết V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của mẫu nguyên phụ - Quan sát trược tiếp người thực hiện liệu khi giao nhận - Độ chuẩn xác về độ bền cơ, lý hoá - Đối chiếu tiêu chuẩn về độ bền của của nguyên liệu sau khi kiểm tra nguyên liệu - Kỹ năng tra bảng độ bền hoặc xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện định độ bền bằng ph ương pháp thực nghiệm - Báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định - Nghe phần trình bầy về kết quả kiểm tra
  34. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Thiết kế chuyền và chuẩn bị cữ gá MÃ SỐ: B07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xây dựng quy trình công nghệ may sản phẩm - Tính toán, bố trí nhân lực, sắp xếp trang thiết bị ph ù hợp với quy trình gia công sản phẩm theo dây chuyền sản xuất cho một m ã hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nghiên cứu, tìm ra phương pháp lắp ráp mới phù hợp với điều kiện trang thiết bị của công ty - Bấm giờ ít nhất hai lần trên một công đoạn sản xuất, tính tổng thời gian cần thiết để hoàn thành sản phẩm - Tính toán thiết kế dây chuyền, ghép thời gian các b ước công việc cần đảm bảo sự lưu thông tránh sự quay trở lại của sản phẩm trên chuyền - Bố trí nhân lực, trang thiết bị cần ph ù hợp với tính chất công việc, nghiệp vụ chuyên môn III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát, phân tích các bước công việc - Nhận biết công việc chính, phụ, bấm giờ cho từng công đoạn sản xuất bằng đồng hồ (điện tử hoặc cơ) - Lập quy trình gia công sản phẩm và lựa chọn trang thiết bị, bố trí nhân lực phù hợp với công đoạn sản xuất - Bố trí thiết bị, nhân lực phù hợp với từng công đoạn sản xuất 2. Kiến thức - Mô tả được hình dáng, cấu trúc của sản phẩm - Xác định được cấu tạo, tính chất của nguyên phụ liệu - Nắm được tính năng, công dụng và các ưu, nhược điểm của từng loại dây chuyền sản xuất - Biết được số nhân công và trang thiết bị hiện có tại công ty để lựa chọn, bố trí trang thiết bị và nhân công phù hợp - Vận dụng được kiến thức môn học Thiết kế chuyền v ào thực tế IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Quy trình may sản phẩm - Đồng hồ bấm giờ - Bảng tổng hợp thời gian của từng công đoạn sản xuất - Mặt bằng phân xưởng sản xuất - Trang thiết bị may và nhân lực - Phòng làm việc có máy vi tính
  35. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tìm ra phương pháp lắp ráp mới phù - Nghe phần trình bày của người thiết hợp với điều kiện trang thiết bị của kế dây chuyền về phương án lắp ráp công ty sản phẩm - Quy trình công nghệ lắp ráp hợp lý, - Quan sát trực tiếp người thực hiện đúng trình tự so sánh với các tiêu chí - Bố trí thời gian, công việc phù hợp - Quan sát trực tiếp người thực hiện với năng lực của công nhân so sánh với các tiêu chí - Lựa chọn trang thiết bị, cữ gá phù - Quan sát, đối chiếu với quy trình hợp với các bước công việc và điều may sản phẩm, trang thiết bị của kiện sản xuất của công ty công ty - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sanh với định mức của một số theo quy định của doanh nghiệp doanh nghiệp
  36. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Cấp nguyên phụ liệu cho các bộ phận MÃ SỐ: B08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Cân đối số lượng, chủng loại nguyên phụ liệu, cấp phát nguyên phụ liệu theo định mức cho các tổ, phòng ban có liên quan II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định chính xác số nguyên phụ liệu hiện có và nhu cầu của từng bộ phận - Cân đối, cấp đúng chủng loại, đủ số lượng nguyên vật liệu cho từng bộ phận trong công ty - Vào sổ theo dõi xuất kho của cá nhân III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Nhận biết đúng chủng loại nguyên vật liệu - Cân, đo, đếm nguyên phụ liệu - Cấp phát nguyên phụ liệu nhanh, chính xác, đảm bảo sự cân đối giữ các bộ phận sản xuất trong công ty may 2. Kiến thức - Mô tả được hình dáng, cấu trúc của sản phẩm - Cấu tạo, tính chất của nguyên phụ liệu - Nắm được kế hoạch sản xuất của từng bộ phận - Vận dụng kiến thức về: Công nghệ may, công nghệ sản xuất vào việc cấp, phát nguyên phụ liệu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Kế hoạch sản xuất - Giấy lĩnh vật tư, bản định mức nguyên phụ liệu - Nguyên phụ liệu đã nhập kho - Bảng mầu gốc - Kéo cắt tay, thước, cân - Sổ tay, bút viết V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về số lượng, chủng - Kiểm tra số lượng, chủng loại loại nguyên vật liệu hiện có tại kho nguyên liệu tại kho hàng - Cấp đúng chủng loại, đủ số lượng - Quan sát, đối chiếu với kế hoạch sản nguyên phụ liệu cho từng bộ phận xuất của từng bộ phận sản xuất - Nguyên phụ liệu được cấp đúng, đủ - Quan sát người thực hiện, đối chiếu theo giấy lĩnh với phiếu lĩnh vật tư
  37. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Làm mẫu sang dấu MÃ SỐ: B09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Sao in từ mẫu mỏng sang mẫu cứng, lấy dấu các vị trí sang dấu cung cấp cho các bộ phận có liên quan II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sao in chính xác từ mẫu mỏng sang mẫu cứng các chi tiết cần sang dấu - Xác định, cắt hoặc dập chính xác các vị trí sang dấu tr ên mẫu cứng - Kiểm tra lại mức độ chính xác của mẫu đ ã cắt dập vị trí sang dấu - Xác định được các loại mẫu sử dụng trong mã hàng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sao, in từ mẫu mỏng sang mẫu cứng bằng tay đảm bảo độ chính xác về thông số kích thước - Cắt, dập chính xác các vị trí sang dấu tr ên mẫu cứng - Kiểm tra lại độ chính xác của các chi tiết mẫu 2. Kiến thức - Mô tả được hình dáng, cấu trúc các chi tiết mẫu của sản phẩm - Xác định được cấu tạo, tính chất của nguyên phụ liệu - Xác định được tính năng, tác dụng của từng chi tiết mẫu - Nắm được quy trình làm mẫu sang dấu - Vận dụng kiến thức về: Thiết kế, công nghệ may, công nghệ sản xuất để làm mẫu sang dấu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bộ mẫu mỏng chuẩn - Giấy bìa cứng - Kéo cắt tay, dụng cụ đục lỗ - Bút chì, bút viết - Máy khoan dấu - Thước V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về kích thước của mẫu - Quan sát, so sánh với mẫu mỏng sang dấu - Độ chuẩn xác của các vị trí cắt, dập - Kiểm tra, so sánh với mẫu mỏng - Thao tác cắt an toàn, nhanh, chuẩn - Quan sát trực tiếp người thực hiện xác - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp
  38. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Hoạch toán bàn cắt MÃ SỐ: C05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Tìm hiểu tính chất của nguyên phụ liệu, số lượng cỡ cỡ của sản phẩm; tính toán số lượng cỡ trong một mã hàng, hoạch bàn cắt trong mã hàng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chủng loại, tính chất của nguyên phụ liệu được xác định chuẩn xác, đảm bảo đúng yêu cầu - Số lượng sản phẩm, mầu sắc của mỗi cỡ trong một mã hàng được tính toán chính xác - Số lượng bàn cắt được xác định chuẩn xác đảm bảo số lượng sản phẩm trong mã hàng - Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra và xác định chính xác tính chất, mầu sắc của nguyên phụ liệu trong mã hàng - Kiểm tra, tính toán chính xác số lượng cỡ số, mầu sắc củấmản phẩm trong một mã hàng - Tính toán số lượng bàn cắt, số lượng sản phẩm sau khi cắt phù hợp với tổng số sản phẩm của mã hàng 2. Kiến thức - Xác định được các yêu cầu kỹ thuật và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong mã hàng - Nắm được hình dáng, cấu trúc của sản phẩm, tính chất của nguyên phụ liệu - Phương pháp xác định cỡ số, mầu sắc sản phẩm, số lượng bàn cắt trong mã hàng - Tính toán số lượng sản phẩm, ghép cỡ số trong một b àn cắt hoặc sơ đồ IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nguyên phụ liệu của mã hàng - Sản phẩm mẫu - Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Máy vi tính và máy tính cá nhân
  39. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Khả năng tính toán và ghép cỡ số - Quan sát trực tiếp người thực hiện trong một mã hàng - Độ chuẩn xác về mầu sắc, số lượng - Quan sát người thực hiện, đối chiấu sản phẩm của từng cỡ trong một mã với tài liệu kỹ thuật của mã hàng hang - Số lượng bàn cắt, cỡ số trên sơ đồ - Quan sát người thực hiện, đối chiấu được tính toán chuẩn xác phù hợp với tài liệu kỹ thuật của mã hàng với thực tế sản xuất - Sự đảm bảo về mầu sắc, cỡ số trong - Quan sát trưc tiếp về mầu sác, cỡ số một mã hàng sản phẩm khi giác sơ đồ, khi cắt - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp
  40. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Trải vải MÃ SỐ: C02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Kiểm tra số lượng nguyên liệu được giao, trải vải lên bàn cắt đủ số lượng đảm bảo độ êm phẳng, viết số bàn cắt II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đúng, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, màu sắc nguyên liệu trước khi trải vải - Trải đúng, đủ số lượng các lớp vải trên một bàn cắt đảm bảo độ êm phẳng, đúng yêu cầu kỹ thuật, một cạnh biên vải bằng nhau, đứng thành - Chính xác số bàn cắt III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đo, kiểm nhanh, chính xác, đúng mầu sắc, chủng loại nguy ên liệu được giao - Trải, vuốt phẳng vải bằng tay đúng mặt vải, đảm bảo số lượng, độ êm phẳng các lớp vải, một cạnh biên vải bằng nhau, đứng thành (nếu trải vải bằng tay) - Trải đúng mặt vải, đảm bảo số lượng, độ êm phẳng các lớp vải, một cạnh biên vải bằng nhau, đứng thành (nếu trải vải bằng máy) - Sử dụng máy trải vải, máy cắt xén đầu b àn 2. Kiến thức - Nắm được cấu tạo, tính chất của nguyên phụ liệu - Xác định được tính năng, công dụng của máy trải vải, máy cắt xén đầu b àn - Lựa chọn được quy trình và phương pháp trải các loại vải có đặc điểm cấu tạo, tính chất khác nhau phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng cắt - Bàn cắt - Máy trải vải, máy cắt xén đầu bàn - Nguyên liệu (vải chính, vải lót) - Thước gỗ, phấn may, bút sáp
  41. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về số lượng, chất - Kiểm tra, đối chiếu với bảng mầu và lượng nguyên liệu được giao biên bản giao nhận nguyên liệu - Độ êm phẳng, đứng thành của cạnh - Qua sát trực tiếp bàn vải sau khi trải biên vải - Thao tác tr v i, c t xén bàn an ải ả ắ đầu - Quan sát trực tiếp người thực hiện toàn, nhanh, chuẩn xác - Đếm số lớp vải trên bàn cắt đối chiếu - Độ chuẩn xác về số lượng lớp vải với tiêu chuẩn quy định trên bàn cắt - Độ chuẩn xác về mầu sắc, chiều - Quan sát và kiểm tra trực tiếp người hướng và mặt trái, phải của nguyên thực hiện phụ liệu - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp
  42. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Cắt phá, cắt gọt chi tiết MÃ SỐ: C03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Tiến hành cắt phá; cắt gọt tập vải thành các chi tiết bán thành phẩm đảm bảo đúng hình dáng của chi tiết theo nét vẽ II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đúng đường cắt phá, cắt gọt, đảm bảo độ chính xác của các chi tiết bán thành phẩm - Đường cắt trơn đều, không bị sơ mép cắt - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lựa chọn đường cắt phá, cắt gọt chi tiết - Nhận định độ êm phẳng, chính xác của sơ đồ và các lớp vải - Cắt phá tập vải thành các chi tiết bán thành phẩm theo sơ đồ cắt bằng máy cắt đẩy tay - Cắt gọt chính xác các chi tiết bán th ành phẩm bằng máy cắt vòng theo mẫu hoặc sơ đồ cắt - Sử dụng và vận hành máy cắt đẩy tay, máy cắt vòng 2. Kiến thức - Nhận định được các ký hiệu trên sơ đồ - Mô tả được hình dáng, cấu trúc các chi tiết mẫu của sản phẩm - Cấu tạo và tính chất của nguyên liệu để lựa chọn phương pháp cắt phù hợp - Xác định được tính năng, công dụng và cách vận hành máy cắt đẩy tay, máy cắt vòng - Quy trình và phương pháp cắt phá, cắt gọt tập vải thành các chi tiết bán thành phẩm - An toàn lao động khi sử dụng máy cắt IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng cắt, bàn cắt - Máy cắt vòng, máy cắt đẩy tay - Tập vải sau khi trải trên bàn cắt - Bộ mẫu cứng - Dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp
  43. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của sơ đồ trên bàn vải - Quan sát, kiểm tra chiều sơ đồ trên bàn cắt - Kiểm tra chi tiết bán thành phẩm sau - chu n xác c a các chi ti t bán Độ ẩ ủ ế khi cắt thành phẩm sau khi cắt phá, cắt gọt - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Thao tác cắt an toàn, nhanh, chuẩn xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Kỹ năng sử dụng và vận hành máy căt - So sánh với định mức của doanh - Đảm bảo định mức của sản phẩm nghiệp theo quy định của doanh nghiệp
  44. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Kiểm tra cắt bán thành phẩm MÃ SỐ: C04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Kiểm tra mẫu gốc; kiểm tra sơ đồ cắt, quá trình cắt và bán thành phẩm sau khi cắt; tiến hành lập biên bản kiểm tra II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Bộ mẫu gốc được kiểm tra, xác định chuẩn xác về chủng loại và thông số kích thước theo đúng quy định - Thao tác và đường cắt trên nguyên liệu được kiểm tra trong quá trình cắt - Có thực hiện việc kiểm tra bán thành phẩm sau khi cắt - Đưa ra kết luận cần thiết, báo cáo cấp trên về kết quả kiểm tra III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra và nhận dạng chính xác bộ mẫu chuẩn theo quy định - Kiểm tra độ chính xác, rõ nét của sơ đồ trên bàn cắt - Quan sát, nhận dạng chính xác các thao tác cắt bán thành phẩm - Xác định, lựa chọn đường cắt phù họp với từng sơ đồ - Viết báo cáo về kết quả kiểm tra cắt bán thành phẩm 2. Kiến thức - Nắm được hình dáng, cấu trúc của bộ mẫu gốc - Nắm được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ - Xác định được quy trình, phương pháp cắt bán thành phẩm và tính chất của nguyên vật liệu - Các quy định của nhà máy khi viết báo cáo III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các nguyên liệu đã trải trên bàn cắt - Bán thành phẩm đã cắt - Thước, mẫu . - Sổ tay, bút viết IV. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác về sơ đồ cắt và bán - Sử dụng các dụng cụ đo kiểm và đối thành phẩm trong quá trình kiểm tra chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật - Kỹ năng kiểm tra và phát hiện các - Quan sát trực tiếp người thực hiện nguyên nhân sai hỏng trong quá trình cắt bán thành phẩm - Báo cáo đầy đủ nội dung theo quy - Nghe phần trình bày về kết quả kiểm định của doanh nghiệp tra
  45. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Đánh số thứ tự chi tiết MÃ SỐ: C05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Đánh số thứ tự toàn bộ các chi tiết bán thành phẩm đúng vị trí, theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chính xác vị trí đánh số và theo trình tự hợp lý - Rõ ràng, không nhầm lẫn bắt đầu từ lá mặt bàn cho đến hết, đảm bảo yêu cầu vệ sinh sản phẩm III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định đúng tình tự, phương pháp đánh số và vị trí đánh số trên từng chi tiết bán thành phẩm - Viết số bằng bút sáp hoặc phấn may nhanh, chính xác, r õ ràng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh sản phẩm 2. Kiến thức - Xác định được cấu tạo và tính chất của nguyên liệu để lựa chọn phương pháp, dụng cụ viết phù hợp - Hình dáng, cấu trúc của các chi tiết bán thành phẩm - Quy trình và phương pháp viết số vào các chi tiết bán thành phẩm III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng cắt - Bàn để đánh số - Các chi tiết bán thành phẩm - Bút sáp, phấn may IV. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác khi đánh số chi tiết - Kiểm tra chi tiết bán thành phẩm sau bán thành phẩm khi viết, đánh số - Thao tác viết, đánh số nhanh, rõ - Quan sát trực tiếp người thực hiện ràng, chuẩn xác - Kỹ năng sử dụng bút sáp, phấn khi - Quan sát trực tiếp người thực hiện đánh số - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp
  46. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: In chi tiết MÃ SỐ: C07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Bóc tách các chi tiết cần in; chuẩn bị mẫu in, bố trí in biểu t ượng vào chi tiết bán thành phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mẫu in theo quy định và yêu cầu của mã hàng - Đúng biểu tượng hoặc Logo vào chi tiết bán thành phẩm theo quy định và yêu cầu của mã hàng - Mẫu in hoặc Logo in có tính thẩm mỹ cao - Thực hiện kiểm tra và xử lý chi tiết in sai III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tạo mẫu in trên máy vi tính theo yêu cầu của mã hàng và có tính thẩm mỹ cao - Bố trí, in biểu tượng bằng tay vào chi tiết bán thành phẩm theo đúng quy định, đảm bảo cân đối, rõ nét - Kiểm tra, xử lý các chi tiết in không đảm bảo y êu cầu 2. Kiến thức - Biết được cấu tạo và tính chất của nguyên liệu để lựa chọn phương pháp, dụng cụ in phù hợp - Xác định được hình dáng và cấu trúc chi tiết bán thành phẩm cần in, của mẫu in - Nắm được quy trình và phương pháp in biểu tượng bằng mực in vải vào chi tiết bán thành phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng in - Bàn để in - Các chi tiết bán thành phẩm cần in - Mực in vải - Mẫu in, dụng cụ in
  47. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của mẫu in theo quy - Quan sát mẫu in định - Mẫu in có tính khả thi, có thể triển - Phân tích, đối chiếu với điều kiện in khai in hàng loạt ấn của công ty - Tính thẩm mỹ của mẫu in - Thao tác in nhanh, chuẩn xác - Quan sát mẫu in và đối chiếu với yêu cầu của doanh nghiệp, khách hang - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Độ chuẩn xác của sản phẩm in Quan sát sản phẩm sau khi in - So sánh với định mức của doanh - Đảm bảo định mức của sản phẩm nghiệp theo quy định của doanh nghiệp -
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Thêu chi tiết MÃ SỐ: C08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Bóc tách các chi tiết cần thêu; chuẩn bị mẫu thêu, bố trí thêu biểu tượng vào chi tiết bán thành phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mẫu thêu theo quy định và yêu cầu của mã hàng - Đúng biểu tượng hoặc Logo vào chi tiết bán thành phẩm theo quy định và yêu cầu của sản phẩm - Mẫu thêu hoặc Logo thêu có tính thẩm mỹ cao - Thực hiện kiểm tra và xử lý chi tiết thêu sai III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tạo mẫu thêu trên máy vi tính theo yêu cầu của mã hàng đảm bảo tính thẩm mỹ - Bố trí các chi tiết bán thành phẩm vào cữ gá trên dàn thêu - Thêu biểu tượng trên dàn thêu đảm bảo tính thẩm mỹ, bền chắc, êm phẳng - Kiểm tra, xử lý các chi tiết thêu không đảm bảo yêu cầu - Sử dụng và vận hành dàn thêu, máy thêu 2. Kiến thức - Nắm được cấu tạo và tính chất của nguyên liệu để lựa chọn phương pháp thêu phù hợp - Nhận định chính xác hình dáng và cấu trúc chi tiết bán thành phẩm, của mẫu thêu - Xác định được quy trình và phương pháp thêu biểu tượng - Xác định được quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật của biểu tượng thêu khi triển khai IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng thêu, dàn thêu, cữ gá chuyên dùng - Các chi tiết bán thành phẩm cần thêu - Mẫu thêu, phụ liệu thêu
  49. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của mẫu thêu theo quy - Quan sát mẫu thêu định - Mẫu thêu có tính khả thi, có thể triển - Phân tích, đối chiếu với điều kiện khai thêu hàng loạt trang thiết bị thêu của công ty - Bố trí chi tiết bán thành phẩm cần - Quan sát trực tiếp người thực hiện thêu nhanh, chuẩn xác - Độ chuẩn xác của biểu tượng sau khi - Quan sát sản phẩm sau khi thêu thêu - Tính thẩm mỹ của mẫu thêu và biểu - Quan sát sản phẩm sau khi thêu tượng sau khi thêu - Kỹ ăng sử dụng dàn thêu, máy thêu - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp - - -
  50. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Phối kiện bán thành phẩm MÃ SỐ: C09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Sắp xếp, bó buộc các chi tiết bán th ành phẩm thành từng kiện theo mầu, cỡ; xếp các kiện vào nơi quy định II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đúng mầu, cỡ các chi tiết bán thành phẩm - Sắp xếp các chi tiết bán thành phẩm vị trí dây buộc đúng quy, đảm bảo chắc chắn - Xếp các kiện chi tiết vào đúng nơi quy định - Phiếu ghi thông tin phải đầy đủ III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Bóc tách, sắp xếp các chi tiết bán thành phẩm theo mầu, cỡ - Bó kiện các chi tiết bán thành phẩm đảm bảo chắc chắn theo đúng quy định - Lựa chọn vị trí dây bó phù hợp với chi tiết bán thành phẩm - Sắp xếp các kiện chi tiết bán thành phẩm trong kho 2. Kiến thức - Biết được hình dáng và cấu trúc của sản phẩm - Xác định được cấu tạo và tính chất của nguyên liệu để lựa chọn phương pháp bó kiện phù hợp - Xác định được quy trình và phương pháp bó buộc các chi tiết bán thành phẩm - Nắm được các quy định khi xếp kiện các chi tiết bán th ành phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng cắt - Dây bó buộc - Xe đẩy - Phiếu ghi thông tin - Các chi tiết bán thành phẩm dã cắt, sau khi đánh số thứ tự
  51. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Cách thức đánh giá Tiêu chí đánh giá - Độ chuẩn xác của các chi tiết sau khi - Quan sát chi tiết bán thành phẩm bóc tách theo mầu, cỡ - Dây bó kiện chắc chắn, đúng quy - Kiểm tra sau khi bó kiện định - Thao tác bó kiện nhanh, chuẩn xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Độ chuẩn xác của thông tin trên - Kiểm tra bán thành phẩm so ánh với phiếu thông tin trên phiếu - Kỹ năng bố trí sắp xếp hàng đã bó - Quan sát trực tiếp người xếp hàng buộc trong kho vào kho - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp -
  52. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Cấp phát bán thành phẩm cho tổ sản xuất MÃ SỐ: C10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Chuyển các kiện chi tiết bán thành phẩm cấp phát cho các tổ sản xuất theo kế hoạch sản xuất của từng tổ, từng bộ phận II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đúng và đủ số lượng các chi tiết bán thành phẩm - Vận chuyển và bàn giao các kiện chi tiết bán thành phẩm từng tổ theo đúng kế hoạch sản xuất của công ty III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm, nhận, bàn giao các chi tiết bán thành phẩm nhanh, chuẩn xác - Vận chuyển đúng mầu, cỡ, đủ số lượng các kiện chi tiết bán thành phẩm bằng xe đẩy đến các tổ theo kế hoạch sản xuất trong công ty 2. Kiến thức - Nắm được cấu tạo và tính chất của nguyên liệu - Xác định chính xác hình dáng và cấu trúc, số lượng các chi tiết bán thành phẩm của từng kiện hàng - Xác định được kế hoạch, tiến độ sản xuất của từng tổ trong công ty IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các kiện hàng - Bàn để bán thành phẩm - Xe đẩy - Kế hoạch sản xuất của từng tổ - Để hoàn tất công việc này cần 02 người V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm, nhận các kiện chi tiết bán - Quan sát người thực hiện thành phẩm - Vận chuyển các kiện chi tiết nhanh, - Quan sát trực tiếp người thực hiện chuẩn xác - Sự phù hợp về số lượng bán thành - Quan sát, đối chiếu với kế hoạch, phẩm cấp phát cho từng tổ sản xuất tiến dộ sản xuất của từng tổ - Sự an toàn cho người và thiết bị - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức của doanh theo quy định của doanh nghiệp nghiệp
  53. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Nhận bóc, tách bán thành phẩm MÃ SỐ: D01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận các chi tiết bán thành phẩm đã cắt; bóc tách các chi tiết giao cho công nhân trong tổ gia công theo quy trình công nghệ II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các chi tiết sau khi bóc tách đúng mầu, đủ số lượng - Giao cho từng công nhân theo các công đoạn sản xuất - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Bóc, tách các chi tiết bán thành phẩm đúng cỡ, đúng mầu, đảm bảo số lượng - Giao đúng, đủ số lượng chi tiết theo quy trình gia công sản phẩm 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc, hình dáng của sản phẩm. - Nắm được quy cách và yêu cầu khi bóc tách bán thành phẩm - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp bóc tách phù hợp - Xác định được khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng công nhân IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết bán thành phẩm - Bảng quy trình gia công sản phẩm - Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng. - Xưởng sản xuất có đầy đủ nhân lực V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Số lượng sản phẩm đã được bóc tách - Kiểm tra sản phẩm sau khi bóc tách - Mầu sắc sản phẩm sau khi bóc tách - Kiểm tra sản phẩm sau khi bóc tách - Thao tác bóc tách của người công - Quan sát trực tiếp người thực hiện nhân - Sự phù hợp về số lượng, chủng loại - Quan sát trực tiếp người thực hiện chi tiết đã bóc tách giao cho công bóc tác và giao nhận nhân trên dây chuyền - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức của doanh quy định của doanh nghiệp nghiệp
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Sang dấu chi tiết MÃ SỐ: D02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận các chi tiết đã được bóc tách, sang dấu đường may ly, chiết, vị trí túi (nếu có) theo quy cách, yêu cầu lỹ thuật của từng mã hàng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các chi tiết sau khi sang dấu phải đảm bảo đúng kích thước, đúng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm - Bó buộc gọn gàng sau khi sang dấu - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sang dấu nhanh, đảm bảo vị trí, đúng thông số kích thước, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. - Bó buộc gọn gàng các chi tiết sau khi sang dấu. 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của chi tiết cần sang dấu - Trình bày được quy cách sang dấu của từng chi tiết trong mã hàng - Xác định được quy cách và yêu cầu khi sang dấu từng chi tiết bán thành phẩm - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp sang dấu phù hợp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được bóc tách - Bộ mẫu sang dấu - Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Số lượng chi tiết sản phẩm đã được - Kiểm tra số lượng sản phẩm sau khi sang dấu sang dấu - Thông số kích thước và độ chuẩn - Kiểm tra sản phẩm sau khi sang dấu xác của chi tiết cần sang dấu đối chiếu với bộ mẫu chuẩn - Thao tác sang dấu nhanh, chính xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện của người công nhân - Tính thẩm mỹ, đảm bảo yêu cầu vệ - Quan sát trực tiếp chi tiết đã sang sinh công nghiệp của chi tiết sang dấu dấu - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  55. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May lộn chi tiết MÃ SỐ: D03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận chi tiết đã được sang dấu; may lộn chi tiết đảm bảo đúng vị trí, đúng hình dáng, thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các chi tiết được may lộn đúng vị trí, đường sang dấu - Đường may đúng quy cách, chắc chắn, êm phẳng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May lộn chi tiết đúng vị trí đúng đường sang dấu. - May các đường may trên máy một kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu chi tiết cần may lộn - Trình bày được các phương pháp may lộn chi tiết. - Nắm được quy cách và yêu cầu của phương pháp khi triển khai may lộn - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp may phù hợp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết cần được may lộn - Máy may 1 kim, kéo bấm, mẫu thành phẩm - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của các chi tiết cần may lộn V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự đảm bảo về thông số, kích th ước, - Kiểm tra sản phẩm sau khi may lộn hình dáng của sản phẩm sau khi may đối chiếu với thông số kích th ước của sản phẩm hoặc bằng mẫu - Mức độ đồng nhất mầu sắc các chi - Kiểm tra sản phẩm sau khi may lộn tiết sản phẩm sau khi may lộn - Thao tác may lộn của người công - Quan sát trực tiếp người thực hiện nhân - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức của doanh quy định của doanh nghiệp nghiệp
  56. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Sửa lộn chi tiết MÃ SỐ: D04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận chi tiết đã may lộn, sửa đường may theo quy cách, yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng, lộn đẩy mặt phải ra ngoài, cạo lé chi tiết, kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các chi tiết sau khi sửa, lộn đẩy đảm bảo đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật của mã hàng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sửa lộn chi tiết đúng quy các theo quy định. - Lộn đẩy mặt phải của các chi tiết ra ngoài và cạo lé chi tiết bằng tay nhanh chuẩn xác. 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu chi tiết cần sửa lộn - Trình bày được các nguyên tắc sửa lộn. - Xác định được quy cách và yêu cầu, phương pháp khi triển khai sửa lộn - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp sửa, lộn đẩy phù hợp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được may lộn - Máy may 1 kim, kéo, mẫu thành phẩm - Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của các chi tiết cần sửa lộn V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sản phẩm sửa đúng quy cách, đảm - Kiểm tra sản phẩm sau khi sửa lộn bảo yêu cầu kỹ thuật - Thao tác sửa lộn của người công - Quan sát trực tiếp người thực hiện nhân - Sản phẩm sau khi lộn đẩy đảm bảo - Quan sát trực tiếp người thực hiện, dúng hình dáng kích thước theo quy sử dụng mẫu, thước kiểm tra chi tiết định lộn đẩy - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  57. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Là chi tiết MÃ SỐ: D05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận các chi tiết là; đặt chế độ là theo vật liệu; xác định trình tự là theo kết cấu sản phẩm; là các chi tiết theo trình tự là đã xác định; kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi là. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nhiệt độ, độ ẩm của bàn là được điều chỉnh phù hợp với vật liệu may - Chi tiết sau khi là đảm bảo đúng dáng, phẳng, không bị bóng, cháy theo quy định của từng mã hàng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm của bàn là phù hợp với vật liệu may - Là các chi tiết đúng dáng, phẳng, không bị bóng, cháy đảm bảo y êu cầu kỹ thuật của mã hàng. 2. Kiến thức - Xác định đúng các quy định về chế độ là (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, thời gian) phù hợp với tính chất của nguyên liệu - Trình bày được trình tự và phương pháp là các chi tiết của sản phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết cần là - Bàn là hơi, bàn là điện - Các yêu cầu kỹ thuật khi là chi tiết của sản phẩm V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chế độ bàn là phù hợp vật liệu may - Quan sát thao tác đặt nhiệt độ là, thời gian của người thực hiện là theo quy định của mã hàng - Chi tiết sau khi là đảm bảo đúng yêu - Kiểm tra trực tiếp sản phẩm sau khi cầu kỹ thuật theo quy định của mã là: Độ êm phẳng, bám dính hàng - Thao tác nhanh, chuẩn xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Đảm bảo an toàn cho người và trang - Quan sát trực tiếp người thực hiện thiết bị - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  58. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Là định hình MÃ SỐ: D06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Nhận các chi tiết là, xác định chế độ là theo vật liệu; đặt mẫu vào chi tiết; là các chi tiết đảm bảo chết nếp theo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng; kiểm tra sản phẩm sau khi là II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nhiệt độ, độ ẩm của bàn là phù hợp với vật liệu may - Chi tiết sau khi là định hình đảm bảo chết nếp, đúng mẫu, không bị bóng, cháy theo quy định của từng mã hàng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy đ ịnh doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm của bàn là phù hợp với vật liệu may - Chi tiết sau khi là định hình đảm bảo chết nếp, đúng mẫu, đúng yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng. 2. Kiến thức - Trình bày được trình tự và phương pháp là định hình các chi tiết của sản phẩm. - Xác định chính xác các quy định về chế độ là (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, thời gian) phù hợp với tính chất của nguyên liệu IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết cần là - Bàn là hơi, bàn là điện. - Các yêu cầu kỹ thuật khi là định hình các chi tiết của sản phẩm V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chế độ bàn là phù hợp vật liệu may - Quan sát thao tác đặt nhiệt độ là, thời gian của người thực hiện là theo quy định của mã hàng - Chi tiết sau khi là định hình đảm - Kiểm tra sản phẩm sau khi l à về bảo đúng yêu cầu kỹ thuật theo quy hình dáng chi tiết, độ êm phẳng, chi định của mã hàng tiết không bị bóng, cháy - Đảm bảo an toàn cho người và trang - Quan sát trực tiếp người thực hiện thiết bị - Thao tác là nhanh, chuẩn xác. - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Ép mex chi tiết MÃ SỐ: D07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Bóc, tách các chi tiết cần ép mex. Tiến hành ép định vị mex và ép chặt mex vào chi tiết bằng máy ép II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đúng, đủ số lượng chi tiết cần ép mex - Ép mex vào đúng mặt vải theo quy định - Sau khi ep dán xong đảm bảo yêu cầu mex không bị bong, vàng, nhăn chi tiết III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng bàn là điện, hơi, máy ép mex - Điều chỉnh, lựa chọn nhiệt độ, thời gian, áp suất ép dán phù hợp chủng loại nguyên phụ liệu 2. Kiến thức - Cấu tạo và tính chất của chủng loại nguyên phụ liệu, mex - Vận hành, sử dụng máy ép dán mex đúng quy trình và phương pháp ép dán - Quy trình tiến hành ép dán mex vào chi tiết IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết cần ép mex - Mex - Máy ép mex, bàn là hơi (điện) V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chi tiết ép dán đảm bảo yêu cầu: - Kiểm tra chi tiết bán thành phẩm sau Không bong, vàng úa khi ép dán mex - Thao tác ép dán nhanh, chuẩn xác - Quan sát trực tiếp người thực hiện - Sử dụng thành thạo máy ép dán, bàn - Quan sát thao tác vận hành, sử dụng là của người thực hiện - Thao tác điều chỉnh, lựa chọ chế độ - Quan sát tthao tác điều chỉnh của ép dán chuẩn xác người thực hiện - Đảm bảo định mức của sản phẩm - So sánh với định mức quy định theo quy định
  60. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May nẹp áo MÃ SỐ: D08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Bẻ gập và là định hình (nếu cần) các cạnh của nẹp áo theo quy cách, may các cạnh của nẹp áo đảm bảo đúng hình dáng, thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nẹp áo được bẻ gấp và may đúng quy cách và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Đường may đúng quy cách, chắc chắn, êm phẳng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Bẻ gấp và may các cạnh bên của nẹp áo theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật - May các đường may trên máy một kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc êm phẳng 2. Kiến thức - Xác định được cấu trúc, hình dáng của từng kiểu nẹp áo - Trình bày được các bước may mí, diễu nẹp áo - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may mí diễu nẹp áo - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp may phù hợp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu, là ép - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật may nẹp áo V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Các cạnh của nẹp áo được bẻ gấp và - Kiểm tra thông số kích thước, độ êm may đúng vị trí sang dấu, đảm bảo phẳng của sản phẩm sau khi may đúng thông số, quy cách và yêu cầu theo quy định của mã hàng kỹ thuật - Đường may đúng quy cách, chắc - Kiểm tra mật độ mũi may, độ bền chắn êm phẳng chắc của sản phẩm sau khi may - Thao tác may nhanh, chuẩn xác trên - Quan sát trực tiếp người thực hiện máy may 1 kim - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May dán nắp túi MÃ SỐ: D09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May dính nắp túi vào thân áo, diễu gáy nắp túi đảm bảo đúng vị trí, đúng hình dáng, thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nắp túi đựơc may vào thân đúng vị trí sang dấu - Đường may đúng quy cách, chắc chắn, êm phẳng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May dán nắp túi đúng vị trí đúng đường sang dấu - May các đường may trên máy một kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc êm phẳng 2. Kiến thức - Xác định được cấu trúc, hình dáng của từng kiểu nắp túi - Trình bày được các bước may dán nắp túi - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may dán nắp túi - Biết được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu để chọn phương pháp may phù hợp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo, mẫu, thành phẩm - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của nắp túi V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nắp túi được may vào thân đúng vị - Kiểm tra vị trí của nắp túi trên sản trí sang dấu phẩm sau khi may - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra mật độ mũi may, độ êm chắn, êm phẳng phẳng, chắc chắn của sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy may 1 kim - Quan sát trực tiếp người thực hiện thành thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  62. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May túi ốp ngoài MÃ SỐ: D10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May đô túi, may viền miệng túi và may dán túi vào thân áo hoặc may lộn thân túi với thân áo (nếu túi áo kiểu lộn boong) đảm bảo đúng vị trí đúng thông số hình dáng kích thước và yêu cầu kỹ thuật làm sạch sản phẩm kiểm tra sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Túi được may vào thân đúng vị trí sang dấu, giữ được hình dáng sản phẩm - Đường may đúng quy cách chắc chắn, êm phẳng - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May túi ốp ngoài đúng vị trí, đúng đường sang dấu, giữ được hình dáng sản phẩm - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may, bền chắc, êm phẳng 2. Kiến thức - Xác định được cấu trúc hình dáng của các kiểu túi ốp ngoài - Trình bày được trình tự các bước may túi ốp ngoài - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may túi ốp ngoài - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo, - Yêu cầu kỹ thuật của túi ốp ngoài IV. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Túi được may vào thân đúng vị trí, giữ - Kiểm tra vị trí túi, thông số kích được hình dáng của sản phẩm thước của túi trên sản phẩm sau khi may - Đường may đúng quy cách, chắc chắn, - Kiểm tra mật độ mũi may, độ êm êm phẳng phẳng, chắc chắn của sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy - So sánh với định mức quy định định
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May túi bổ MÃ SỐ: D11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Máy dính sợi viền, lót túi vào thân sản phẩm (có hoặc không sử dụng dưỡng); bấm và lộn đẩy miệng túi, may chặn ngạnh tr ê, may chân viền dưới đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kich th ước và yêu cầu kỹ thuật; kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sợi viền được may vào thân đúng vị trí sang dấu, đảm bảo đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Bấm miệng túi và lộn đẩy túi đúng quy cách, góc tui vuông, không sổ tuột - May các cạnh túi đúng quy cách, êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May sợi viền vào thân đúng vị trí, đúng đường sang dấu - Bấm, lộn đẩy miệng túi đúng quy cách, đảm bảo y êu cầu kỹ thuật - May trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắ c, êm phẳng 2. Kiến thức - Trình bày được trình tự các bước may túi bổ - Xác định được cấu trúc hình dáng của các kiểu túi bổ - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may túi bổ - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, máy lập trình, kéo - Bộ cứ gá - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của túi ốp ngoài
  64. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sợi viền túi được may vào thân đúng - Kiểm tra vị trí, độ đều của sợi viền đường sang dấu trên sản phẩm sau khi may - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra độ êm phẳng, chính xác chắn êm phẳng về đường may của sản phẩm sau khi may - Thao tác bấm, lộn đẩy miệng túi - Kiểm tra vị trí bấm, độ êm nhanh, chuẩn xác phẳng của túi, góc miệng túi sau khi bấm, lộn đẩy - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  65. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May túi hộp MÃ SỐ: D12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May trang trí trên thân túi hộp, may xúp túi vào thân túi (nếu có) may viền miệng túi, may dán túi vào thân áo đảm bảo đúng vị trí đúng thông số hình dáng kích thước và yêu cầu kỹ thuật làm sạch sản phẩm kiểm tra sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - May trang trí thân túi đảm bảo cân đối, đúng quy cách, viền miệng túi đều, êm phẳng - Thân túi được may vào thân sản phẩm đúng vị trí sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật - Đường may đúng quy cách chắc chắn, êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May túi hộp đúng vị trí, đúng đường sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật - May trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng. 2. Kiến thức - Xác định được cấu trúc hình dáng của các kiểu túi hộp - Trình bày được trình tự các bước may túi hộp - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định đúng quy cách, yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may túi hộp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của túi hộp
  66. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chi tiết may trang trí cân đối, đúng - Kiểm tra chi tiết may trang trí vị trí đảm bảo êm phẳng sau khi may theo quy các và yêu c ầu kỹ thuật của sản phẩm - Túi được may vào thân đúng đường - Kiểm tra vị trí, thông số kích th sang dấu ước, vị trí của túi theo quy các v à yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra mật độ mũi may, độ chắn êm phẳng êm phẳng, bền chắc của sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  67. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May túi dọc, túi chéo MÃ SỐ: D13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May dính đáp túi với lót túi, lót túi vào thân sản phẩm (có hoặc không sử dụng dưỡng), may mí, may diễu miệng túi Đảm bảo đúng vị trí đúng thông số hình dáng kích thước và yêu cầu kỹ thuật làm sạch sản phẩm kiểm tra sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - May đáp trước, sau vào lót túi đúng vị trí đảm bảo độ êm phẳng - May được lót túi trước, sau vào thân đúng vị trí sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May đáp túi trước, sau vào lót túi đings vị trí đảm bảo êm phẳng - May lót túi trước, sau vào thân sản phẩm (túi dọc thẳng, túi chéo) đúng vị trí, đúng đường sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật - Các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắn, êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu túi dọc, túi chéo - Trình bày được trình tự các bước may túi dọc, túi chéo - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may của túi dọc thẳng, túi chéo IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của túi dọc, túi chéo
  68. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đáp túi được may vào lót túi đúng - Kiểm tra vị trí may dán đáp trước và quy cách đáp sau trên lót túi - Lót túi trước và sau được may vào - Kiểm tra vị trí, độ êm phẳng của lót thân sản phẩm đúng vị trí, đảm bảo túi trước và sau, kích thước của thông số kích thước, đạt yêu cầu kỹ miệng túi, độ chéo của miệng túi thuật - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra độ êm phẳng, bền chắc của chắn êm phẳng đường may, sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - So sánh với định mức quy định - Đảm bảo định mức sản phẩm theo quy định
  69. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May túi hàm ếch MÃ SỐ: D14 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May đáp sau vào lót túi, may lót túi vào miệng túi thân trước và may mí diễu miệng túi, diễu đáy túi, may chắp (cuốn) dọc quần đảm bảo đúng vị trí đúng thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đáp sau được may vào lót túi đúng vị trí, đảm bảo êm phẳng - Túi được may vào thân đúng vị trí sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật. - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May túi hàm ếch đúng vị trí, đúng đường sang dấu, đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật - Các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu túi hàm ếch - Trình bày được trình tự các bước may túi hàm ếch - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may túi hàm ếch III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của túi hàm ếch IV. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Túi được may vào thân đúng đường - Kiểm tra miệng túi, đường may mí sang dấu, đảm bảo đúng thông số diễu miệng túi, theo quy cách v à yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra độ êm phẳng, chắc chắn chắn êm phẳng của sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May tra cổ áo có chân MÃ SỐ: D15 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May tra cổ vào thân áo may mí cổ áo, đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - May tra cổ vào thân, may mí chân cổ đúng vị trí, đúng đường sang dấu - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May tra cổ đúng vị trí đúng đường sang dấu, đảm bảo cân đối - May mí cổ áo đều, êm phẳng, đầu chân cổ bám sát - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng. 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu cổ áo chân - Trình bày được trình tự các bước may cổ áo chân - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định được quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may tra cổ áo IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản cổ, chân cổ đã may cặp ba lá - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của cổ áo chân V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Cổ được may vào thân đảm bảo - Kiểm tra sự cân đối giữa hai đầu đúng thông số, quy cách, cân xứng chân cổ, họng cổ, độ êm phẳng của đường may tra - Đường may mí cổ áo đều, êm phẳng - Kiểm tra độ êm phẳng, độ đồng đều của đường may mí, độ bám sát của đầu chân cổ - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra sản mật độ mũi may theo chắn êm phẳng quy cách và độ bền chắc của phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  71. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May tra cổ áo không chân MÃ SỐ: D16 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May tra cổ áo vào thân áo, may mí cổ áo đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Cổ được may vào thân đúng vị trí đúng đường sang dấu - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May tra cổ đúng vị trí đúng đường sang dấu, đảm bảo độ cân xứng của cổ áo - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng. 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu cổ áo không có chân cổ - Trình bày được trình tự các bước may cổ áo không chân - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Nắm vững quy cách, yêu cầu kỹ thuật khi may tra cổ áo không có chân IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản cổ đã được may lộn, thân áo đã may chắp cầu vai, vai con, đã sang dấu - Máy may 1 kim, kéo, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của cổ áo V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Cổ được may tra vào thân đảm bảo - Kiểm tra độ cân xứng của hai đầu đúng thông số, quy cách cổ, độ êm phẳng của đường may theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau khi may - Đường may mí cổ áo đều, êm phẳng, - Kiểm tra mức độ đồng đều của bền chắc đường may mí, độ bền chắc của đường may - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra mức độ êm phẳng, bền chắn êm phẳng chắc của đường may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May tra cổ áo có mũ MÃ SỐ: D17 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May hoàn chỉnh mũ, tra cổ mũ vào thân áo may mí, diễu cổ, mũ áo, đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kích th ước và yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Cổ, mũ được may vào thân đúng vị trí đúng đường sang dấu - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May tra cổ, mũ đúng vị trí đúng đường sang dấu, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đầu cổ, mũ bám sát - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu cổ, mũ - Trình bày được trình tự các bước may cổ, mũ - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định được quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may tra cổ áo có mũ III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cổ áo đã may lộn hoàn chỉnh - Các chi tiết đã được sang dấu, may lộn - Máy may 1 kim, kéo - Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của cổ, mũ IV. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Cổ, mũ được may vào thân đúng - Kiểm tra độ cân xứng của hai đầu thông số quy cách, vị trí sang dấu cổ, độ êm phẳng của mũ, đường may và vị trí của mũ trên sản phẩm sau khi may - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra độ êm phẳng, bền chắc của chắn êm phẳng sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  73. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: May thép tay MÃ SỐ: D18 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May chắp sợi viền, mí chặn viền cửa tay đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kích thước và yêu cầu kỹ thuật; kiểm tra và làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Viền cửa tay được may vào thân đúng vị trí đúng đường sang dấu - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May viền cửa tay vào tay áo đúng vị trí đúng đường sang dấu, đạt yêu cầu kỹ thuật mã hàng - May chặn viền cửa tay đúng vị trí, êm phẳng - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắc, êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu viền cửa tay - Trình bày được trình tự các bước may viền cửa tay - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi triển khai may viền cửa tay IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Tay áo đã có vị trí xẻ cửa tay - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật may viền cửa tay V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Viền cửa tay được may vào thân - Kiểm tra độ êm phẳng, cân xứng của đúng thông số quy cách, đạt yêu cầu viền cửa tay và tay áo sau khi may kỹ thuật theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra sản phẩm sau khi may chắn êm phẳng - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định
  74. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: Tra măng séc MÃ SỐ: D19 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - May tra lộn và may mí cặp măng séc, may diễu măng séc đảm bảo đúng vị trí, đúng thông số kích thước và yêu cầu, kiểm tra làm sạch sản phẩm sau khi may II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Măng séc được may vào thân đúng vị trí đúng đường sang dấu - Đường may đúng quy cách chắc chắn êm phẳng - Đảm bảo đúng định mức sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - May măng séc đúng vị trí đúng đường sang dấu, đầu bác tay bám sát viền cửa tay đảm bảo đúng thông số, đạt yêu cầu kỹ thuật. - May các đường may trên máy may 1 kim đảm bảo đúng mật độ mũi may bền chắn êm phẳng 2. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc hình dáng của các kiểu măng séc - Trình bày được trình tự các bước tra măng séc - Giải thích được tính chất cơ lý của nguyên vật liệu có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp may - Xác định đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi may tra măng séc IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các chi tiết đã được sang dấu - Máy may 1 kim, kéo - Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của măng séc V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Măng séc được may vào thân đúng - Kiểm tra độ bám sát của đầu măng vị trí sang dấu, đúng quy cách, đạt séc, vị trí xếp ly trên tay áo theo quy yêu cầu kỹ thuật cách, đảm bảo tay áo không nhăn, đường may tra, may mí đều - Đường may đúng quy cách chắc - Kiểm tra độ êm phẳng, bền chắc của chắn êm phẳng sản phẩm sau khi may - Thao tác may trên máy 1 kim thành - Quan sát trực tiếp người thực hiện thạo - Đảm bảo định mức sản phẩm theo - So sánh với định mức quy định quy định