Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Rèn, dập

pdf 252 trang phuongnguyen 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Rèn, dập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_ren_dap.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Rèn, dập

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: RÈN, DẬP MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, tháng 11/ 2009 0
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 1. Căn cứ pháp lý: - Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 3 năm 2008 c ủa Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ban hành quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. - Quyết định số 3258/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc thành lập các Ban chủ nhiệm xây dựng Ti êu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia năm 2009. 2. Quá trình thực hiện 2.1. Công tác chuẩn bị - Thành lập Tiểu ban phân tích nghề - Tập huấn phương pháp cho các thành viên tham gia. 2.2. Phân tích nghề - Thu nhập thông tin về các tiêu chuẩn liên quan; - Lựa chọn Doanh nghiệp và khảo sát quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh để phục vụ cho phân tích nghề, phân tích công việc v à xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; - Tổ chức Hội thảo phân tích nghề theo ph ương pháp DACUM; - Lấy ý kiến 30 chuyên gia, hoàn chỉnh sơ đồ phân tích nghề. 2.3. Phân tích công việc - Biên soạn nội dung các phiếu phân tích công việc; - Lấy ý kiến 30 chuyên gia góp ý kiến bộ phiếu phân tích công việc; - Tổ chức Hội thảo khoa học về phiếu phân tích công việc, cách xác định chuẩn kiến thức kỹ năng; - Hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc. 2.4. Xây dựng danh mục các công việc theo các bậc tr ình độ kỹ năng - Xác định mức độ phức tạp của các công việc để lựa chọn, sắp xếp theo các bậc trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc; - Lập mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng; - Gửi phiếu xin ý kiến 30 chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng; - Tổng hợp các ý kiến góp ý của các chuyên gia về danh mục công việc theo các bậc trình độ kỹ năng. 2.5. Biên soạn và thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Biên soạn các phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Lập mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Gửi phiếu xin ý kiến 30 chuyên gia về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; 1
  3. - Tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Viết báo cáo kết quả; - Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia họp thẩm định; - Hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 3. Kết quả thực hiện - Sơ đồ phân tích nghề cho nghề “Rèn, dập”; - Bộ phiếu phân tích công việc; - Bảng xác định danh mục các công việc theo 5 bậc tr ình độ kỹ năng nghề; - Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. II. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Ths. Phạm Mạnh Tản Trường CĐCN Việt-Đức 2 Ths. Phạm Văn Thắng Trường CĐCN Việt-Đức 3 Ths. Bùi Quang Chuyện Vụ CNNg, Bộ công thương 4 Ths. Nguyễn Ngọc Đương Trường CĐCN Việt-Đức 5 Ths. Nguyễn Đức Sinh Trường CĐCN Việt-Đức 6 KS. Lê văn Cam Trường CĐCN Việt-Đức 7 KS. Trần Văn Vương Trường CĐCN Việt-Đức 8 KS. Trần Ngọc Quang Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng 9 KS. Tôn Thất Hòa Trường CĐCN Huế 10 KS. Lê Vĩnh Cường Công Ty CP Phụ tùng máy Số 1 III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Ths. Kim Xuân Phương Trường ĐHCN Hà Nội 2 Ths. Đào Đức Quý Trường CĐCN Việt Hung 3 Ths. Trần Văn Thắng Vụ TCCB, Bộ Công Thương 4 KS. Nguyễn Xuân Hoàn Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên 5 KS. Trần Đình Chính Công ty Cơ khí 31, Bộ Quốc phòng 6 KS. Phạm Phan Hải Vụ TCCB, Bộ Công Thương 7 KS.Bùi Văn Hợi Nhà máy Quy chế Từ Sơn 8 KS. Lê Huy Thiện Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng 9 Ths. Nguyễn Duy Chiến Trường CĐCN Việt Hung 2
  4. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: RÈN, DẬP MÃ SỐ NGHỀ: “Rèn, dập” là nghề gia công kim loại bằng áp lực trong môi tr ường nhiệt độ biến dạng dẻo (nhiệt độ rèn) để tạo phôi hoặc tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu xác định, đồng thời cải thiện c ơ tính của vật liệu. Rèn, dập được thực hiện bằng tay, bằng máy hoặc bằng hệ thống r èn, dập tự động. Phạm vi/vị trí làm việc: Người thợ “Rèn, dập” làm việc tại: - Xưởng Rèn, dập của các DNSX cơ khí; - Các cơ sở chuyên về dịch vụ Rèn, dập; - Các bộ phận Rèn, dập của các công trình lưu động. Các nhiệm vụ chính của nghề: - Vận hành lò nung và thiết bị rèn - Rèn tự do bằng tay - Rèn tự do bằng máy - Rèn khuôn bằng tay - Rèn khuôn bằng máy - Rèn dập trên hệ thống Rèn, dập liên hoàn. Thiết bị dụng cụ chủ yếu của nghề: Máy cắt, Máy búa, Máy dập, Máy rèn - dập liên hoàn, các thiết bị uốn nắn, các dụng cụ chuyên dùng của nghề, lò nung, các thiết bị kiểm tra, thiết bị nâng chuyển. Đặc điểm môi trường làm việc: Người thợ “Rèn, dập” làm việc trong môi trường nóng, độc hại, rung động, tiếng ồn; tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp. 3
  5. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: RÈN, DẬP MÃ SỐ NGHỀ: Mã số Trình độ kỹ năng nghề công Công vi TT ệc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A Thực hiện chế độ lao động 1 A1 Tuân thủ các chính sách lao động x và nội qui làm việc 2 A2 Thực hiện biện pháp phòng chống x cháy nổ 3 A3 Thực hiện các biện pháp an toàn x sử dụng điện 4 A4 Thực hiện các biện pháp phòng x chống tai nạn lao động 5 A5 Thực hiện vệ sinh công nghiệp x 6 A6 Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao x động 7 A7 Tham gia lập biên bản khi có sự x cố xảy ra 8 A8 Nhận và bàn giao ca x B Chuẩn bị điều kiện làm việc 9 B1 Nhận nhiệm vụ gia công x 10 B2 Đọc bản vẽ x 11 B3 Xác định kích thước từ sản phẩm x mẫu 12 B4 Tính kích thước phôi x 13 B5 Chuẩn bị phôi x 14 B6 Thử mác thép bằng mài x 15 B7 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ x 16 B8 Chuẩn bi môi trường làm nguội x C Vận hành lò nung và thiết bị rèn 17 C1 Vận hành lò than x 18 C2 Vận hành lò dầu x 19 C3 Vận hành lò khí ga x 20 C4 Vận hành lò điện x 21 C5 Duy trì trạng thái làm việc của lò x 22 C6 Vận hành máy búa không khí x 23 C7 Vận hành máy búa hơi nước- x không khí 4
  6. 24 C8 Vận hành máy búa ma sát kiểu x ván 25 C9 Vận hình máy búa nhíp x 26 C10 Vận hành máy rèn ngang x 27 C11 Vận hành máy ép thủy lực x 28 C12 Vận hành máy dập trục khuỷu x 29 C13 Vận hành máy ép ma sát kiểu trục x vít 30 C14 Vận hành thiết bị nâng chuyển x D Rèn tự do bằng tay 31 D1 Nung phôi đến nhiệt độ rèn x 32 D2 Vuốt dát mỏng x 33 D3 Vuốt tạo tiết diện x 34 D4 Vuốt côn x 35 D5 Xấn lệch x 36 D6 Xấn bậc x 37 D7 Vuốt bậc x 38 D8 Vuốt phôi có lỗ x 39 D9 Chồn cục bộ x 40 D10 Chồn toàn bộ x 41 D11 Chặt vết x 42 D12 Chặt phân chia x 43 D13 Chặt phần thừa x 44 D14 Bổ kim loại x 45 D15 Đột lỗ suốt x 46 D16 Đột lỗ không suốt x 47 D17 Nong lỗ x 48 D18 Tóp lỗ x 49 D19 Uốn cung cong x 50 D20 Uốn xoắn x 51 D21 Uốn góc x 52 D22 Uốn hình x 53 D23 Uốn phôi rỗng x 54 D24 Uốn phôi thép hình x 55 D25 Hàn rèn đối đầu x 56 D26 Hàn rèn chồng x 57 D27 Hàn rèn ghép x 58 D28 Đánh búa theo lệnh của thợ chính x E Rèn tự do bằng máy 59 E1 Vuốt dát mỏng x 60 E2 Vuốt tạo tiết diện x 61 E3 Vuốt côn x 62 E4 Xấn lệch x 5
  7. 63 E5 Xấn bậc x 64 E6 Vuốt bậc x 65 E7 Vuốt phôi có lỗ x 66 E8 Chồn toàn bộ phôi x 67 E9 Chồn cục bộ phôi x 68 E10 Chặt vết x 69 E11 Chặt phân chia x 70 E12 Chặt phần thừa x 71 E13 Bổ kim loại x 72 E14 Đột lỗ suốt x 73 E15 Đột lỗ không suốt x 74 E16 Nong lỗ x 75 E17 Tóp lỗ x 76 E18 Uốn cung cong x 77 E19 Uốn góc x 78 E20 Uốn hình x 79 E21 Uốn phôi có lỗ x 80 E22 Uốn phôi thép hình x 81 E23 Rèn thép hợp kim x 82 E24 Rèn hợp kim x 83 E25 Rèn kim loại mầu x F Rèn khuôn bằng tay 84 F1 Tạo khuôn rèn x 85 F2 Gá lắp khuôn rèn x 86 F3 Tạo phôi sơ bộ trước khi trước x khi rèn khuôn 87 F4 Rèn bằng khuôn hở x 88 F5 Rèn bằng khuôn kín x G Rèn khuôn bằng máy 89 G1 Gá lắp khuôn x 90 G2 Gia nhiệt cho khuôn x 91 G3 Rèn khuôn trên máy hành trình x mềm 92 G4 Rèn khuôn trên máy hành trình x cứng 93 G5 Rèn khuôn trên máy hành trình x lưỡng tính 94 G6 Cắt vành biên x 95 G7 Bôi trơn, làm mát x H Điều khiển hệ thống rèn, dập liên hoàn 96 H1 Vận hành lò nung tự động x 97 H2 Gá lắp dụng cụ x 6
  8. 98 H3 Vận hành máy rèn, dập liên hoàn x 99 H4 Dập chi tiết theo khuôn x I Làm sạch sản phẩm 100 I1 Làm sạch bằng máy phun cát x 101 I2 Làm sạch bằng máy phun bi x 102 I3 Làm sạch bằng máy quay bóng x 103 I4 Làm sạch bằng hóa chất x K Xử lý nhiệt sản phẩm rèn, dập 104 K1 Ủ, thường hoá chi tiết x 105 K2 Tôi chi tiết x 106 K3 Ram chi tiết x 107 K4 Nhuộm đen chi tiết x L Thực hiện các công việc bổ trợ 108 L1 Mài kim loại x 109 L2 Vạch dấu kim loại x 110 L3 Dũa kim loại x 111 L4 Đục kim loại x 112 L5 Cưa kim loại x 113 L6 Khoan lỗ trên máy khoan x 114 L7 Ta rô ren bằng bàn ren tay x 115 L8 Hàn điện x 116 L9 Hàn-Cắt hơi x M Nâng cao hiệu quả công việc 117 M1 Tổ chức và điều hành tổ sản xuất x 118 M2 Đề xuất phương án tổ chức sản x xuất 119 M3 Quản lý sử dụng năng lượng tiết x kiệm và hiệu quả 120 M4 Cải tiến kỹ thuật để nâng cao x năng xuất 121 M5 Tham gia tập huấn chuyên môn, x nghiệp vụ 122 M6 Tham gia thi tay nghề x 123 M7 Kèm cặp thợ bậc dưới x 124 M8 Đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm x 125 M9 Giao tiếp với bộ phận liên quan x 7
  9. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tuân thủ các chính sách lao động v à nội quy làm việc Mã công việc: A1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, thực hiện các nội quy quy định tại nơi làm việc. Nội dung các công việc bao gồm: - Học tập, tìm hiểu các chế độ lao động - Ký hợp đồng với người sử dụng lao động - Thực thi quyền lợi nghĩa vụ của người lao động - Tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nắm được các chính sách chế độ lao động theo luật định - Vận dụng và thực thi đúng quyền lợi, nghĩa vụ v à các chế độ đãi ngộ đối với người lao động - Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định về kỷ luật lao động - Trang thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo an toàn và phù hợp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Nhận biết các văn bản về chế độ chính sách, nội quy quy định đối với người lao động - Tiếp thu và làm theo các quy định - Cập nhật văn bản mới về chính sách lao động v à nội quy làm việc - Sử dụng bảo hộ lao động phù hợp 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung các văn bản về chính sách lao động và nội quy quy định của đơn vị quản lý - Nắm vững nội dung nhiệm vụ được giao - Biết công dụng và phương pháp sử dụng phương tiện bảo hộ lao động IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các văn bản về chính sách lao động và nội quy làm việc - Có các văn bản quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; các văn bản quy định về an toàn và vệ sinh lao động - Được phổ biến và có điều kiện tự nghiên cứu về chính sách lao động và nội quy làm việc 8
  10. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tìm hiểu và nắm được các chế độ - Phỏng vấn và viết thu hoạch cá nhân chính sách quy định đối với người lao động - Vận dụng được các văn bản quy - Theo dõi việc thực hiện chế độ chính định về chế độ lao động do nhà nước sách về chế độ lao động ban hành - Thực hiện đúng các nội quy, quy - Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với định làm việc của cơ sở sản xuất. các nội quy quy định của cơ sở sản xuất. 9
  11. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ Mã công việc: A2 I.MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện các biện pháp đề phòng cháy nổ có thể xảy ra, cách thức ứng xử trong trường hợp có cháy nổ. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu tiêu lệnh chữa cháy và các quy định về phòng chống cháy nổ - Nghiên cứu sơ đồ bố chí các thiết bị phòng chống cháy nổ - Tìm hiểu, học tập về các nguy cơ cháy nổ đối với nghề và vị trí làm việc - Tham gia diễn tập về phòng chống cháy nổ II.CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thông thuộc các tiêu lệnh chữa cháy - Thông thuộc vị trí bố phòng các trang thiết bị phòng chống cháy nổ trong phân xưởng - Xác định và phân cấp được các nguy cơ cháy nổ đối với nghề và đối với vị trí làm việc - Biết các biện pháp phòng chống cháy nổ đối với vị trí làm việc - Sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ đúng quy định và đúng mục đích - Biết sơ cứu người bị nạn kịp thời và đúng thao tác khi có cháy nổ xảy ra III.CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1.Kỹ năng: - Tiếp thu và làm theo các quy định - Xác định được các nguy cơ cháy nổ, đề ra các biện pháp phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc - Vận hành các thiết bị phòng chống cháy nổ - Thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị nạn khi có cháy nổ xảy ra 2.Kiến thức: - Hiểu các văn bản pháp quy về phòng chống cháy nổ - Các tính năng và cách sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ - Cấu tạo nguyên lý và cách sử dụng các phương tiện cứu hộ - Các phương pháp sơ cứu người bị nạn IV.CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các văn bản pháp quy về phòng chống cháy nổ - Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ: Bình cứu hỏa, hệ thống nước cứu hỏa, các dụng cụ cứu hỏa (câu li êm, chổi dập lửa, chăn dập lửa, cát, xô, chậu, xẻng, ) - Hệ thống biển báo, tiêu lệnh chữa cháy, hệ thống báo cháy - Các phương tiện dụng cụ sơ cứu người bị nạn 10
  12. V.TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu các quy định về phòng chống - Phỏng vấn, làm các bài kiểm tra trắc cháy nổ nghiệm hoặc tự luận - Thông thuộc hệ thống trang thiết bị - Yêu cầu mô tả lại hoặc biểu diễn bằng phòng chống cháy nổ của đơn vị sơ đồ - Vận dụng các biện pháp phòng - Quan sát, theo dõi và đánh giá tại chỗ chống cháy nổ làm việc - Sử dụng các thiết bị phòng chống - Đánh giá qua diễn tập cháy nổ 11
  13. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện các biện pháp an toàn sử dụng điện Mã công việc: A3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện các biện pháp về tổ chức, đảm bảo an to àn điện nơi làm việc và khi sử dụng các thiết bị điện. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu các tác hại của dòng điện gây ra cho người - Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an to àn khi sử dụng điện - Đảm bảo thiết bị có nối đất bảo vệ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Hiểu được tác hại của dòng điện gây ra cho người, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ điện giật - Trình bầy được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Thực hiện đúng quy trình quy phạm khi sử dụng các thiết bị dụng cụ có sử dụng năng lượng điện - Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn điện - Kiểm tra việc nối đất bảo vệ các thiết bị tại n ơi làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Phân tích và nhận biết được tác hại của dòng điện, các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị đo lường điện thông thường - Làm theo các biển báo an toàn điện - Nhận biết được hệ thống nối đất đảm bảo an toàn - Phát hiện được các khiếm khuyết về an toàn điện, phản ảnh kịp thời với người có trách nhiệm để khắc phục. 2.Kiến thức: - Các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Quy trình quy phạm an toàn điện khi sử dụng thiết bị dụng cụ dùng năng lượng điện - Quy cách và ý nghĩa của biển báo an toàn điện - Ý nghĩa của việc nối đất bảo vệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Tài liệu chuyên môn về kỹ thuật an toàn điện - Dụng cụ, thiết bị đo lường điện thông thường (đồng hồ đo, bút thử điện) - Các loại biển báo an toàn điện 12
  14. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết được tác hại của dòng - Phỏng vấn, thu hoạch cá nhân điện và các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị - Quan sát quá trình thao tác đối chiếu dùng năng lượng điện đảm bảo an với quy trình sử dụng. toàn - Hiểu và vận dụng nội quy về an - Giao các bài tập tình huống toàn sử dụng điện 13
  15. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn lao động Mã công việc: A4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Đề phòng tai nạn lao động có thể xảy ra. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu nguy cơ mất an toàn lao động tại vị trí làm việc - Thực hiện các biện pháp tổ chức bố trí n ơi làm việc khoa học hợp lý - Thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị - Sử dụng hợp lý trang bị bảo hộ lao động II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Bố trí nơi làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh theo quy định - Chấp hành nghiêm ngặt quy trình quy phạm khi sử dụng thiết bị dụng cụ - Sử dụng trang bị bảo hộ lao động thường xuyên và đúng mục đích. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết nguy cơ mất an toàn lao động - Làm theo các nội quy quy định nhằm phòng chống tai nạn lao động - Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học - Vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ đúng quy tr ình, quy phạm. 2. Kiến thức: - Hiểu các nội dung về bảo hộ lao động nói chung, các biện pháp ph òng chống tai nạn, tai nạn nói riêng - Nắm vững các quy định về an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ - Hiểu tác dụng và biết sử dụng các loại trang bị bảo hộ lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Tài liệu về bảo hộ lao động - Tranh ảnh phòng chống tai nạn lao động, các biển báo nguy hiểm về an toàn lao động - Tranh ảnh các sự cố, tai nạn - Các trang, thiết bị bảo hộ lao động như: Mũ bảo hiểm, dây an toàn, quần áo bảo hộ lao động, găng tay bảo hộ, vv 14
  16. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện các nội quy quy định về - Theo dõi, thống kê, đối chiếu với quy an toàn lao động định - Biết phương pháp bố trí, sắp sếp - Quan sát, đánh giá theo thực tế nơi làm việc tương ứng với nó - Sử dụng các thiết bị dụng cụ đúng - Theo dõi việc thực hiện đối chiếu với mục đích, đúng quy trình quy phạm quy định - Sử dụng hợp lý trang bị bảo hộ lao - Quan sát đánh giá theo thực tế. động. 15
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện vệ sinh công nghiệp Mã công việc: A5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thực hiện giũ gìn vệ sinh công nghiệp cho thiết bị, vị trí l àm việc và cá nhân người lao động. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện để thực hiện và duy trì vệ sinh công nghiệp - Sắp xếp bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học - Duy trì vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc - Vệ sinh thiết bị máy móc, vị trí làm việc sau ca làm việc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định các yêu cầu đối với vệ sinh công nghiệp - Nhận biết được vị trí và các máy móc, thiết bị, dụng cụ cần được duy trì vệ sinh công nghiệp - Bố trí sắp xếp nơi làm việc theo yêu cầu quy định - Sử dụng hợp lý các phương tiện hỗ trợ để làm vệ sinh công nghiệp - Duy trì được trạng thái tích cực về vệ sinh công nghiệp trong quá tr ình làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết tình trạng vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc - Liệt kê đầy đủ các nội dung công việc, dụng cụ, thiết bị cần thiết để thực hiện và duy trì vệ sinh công nghiệp - Thao tác, sử dụng, dụng cụ phương tiện trong quá trình làm vệ sinh công nghiệp - Tổ chức công tác vệ sinh công nghiệp theo yêu cầu 2. Kiến thức: - Nội dung và yêu cầu đối với công tác vệ sinh công nghiệp - Tính năng tác dụng và phạm vi sử dụng các loại dụng cụ, vật t ư, thiết bị dùng cho quá trình làm vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sổ tay, giấy bút để ghi chép tổng hợp - Các tài liệu, quy định, hướng dẫn về vệ sinh công nghiệp - Dụng cụ, thiết bị phục vụ vệ sinh công nghiệp. 16
  18. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu biết về nội dung và yêu cầu - Phỏng vấn, kiểm tra (trắc nghiệm, tự nhằm đảm bảo vệ sinh công luận), viết thu hoạch cá nhân nghiệp - Biết triển khai các biện pháp đảm - Quan sát, theo dõi, đối chiếu với các bảo vệ sinh công nghiệp quy định - Biết duy trì trạng thái tích cực về - Quan sát, ghi chép, nhận xét quá vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc trình làm việc 17
  19. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động Mã công việc: A6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Sơ cứu người bị nạn khi có tai nạn lao động xảy ra. Các b ước thực hiện bao gồm: - Dừng khẩn cấp máy, thiết bị - Di chuyển người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm - Thực hiện biện pháp sơ cứu - Di chuyển nạn nhân lên tuyến trên - Tham gia phân tích hiện trường và nguyên nhân tai nạn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Phát hiện nhanh sự cố, tác động kịp thời việc dừng máy, thiết bị - Sơ cứu khẩn trương, đúng hướng dẫn, có kỹ thuật - Hợp tác với các bên liên quan làm rõ sự việc III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phản ứng linh hoạt khi có sự cố - Thực hiện các thao tác sơ cứu như: Hô hấp nhân tạo, garo cầm máu, sử dụng các vật dụng vận chuyển nạn nhân, - Phân tích sự việc khách quan. 2. Kiến thức: - Những dấu hiệu khi có sự cố hoặc tai nạn lao động - Một số phương pháp sơ cứu người bị nạn: Kỹ thuật băng garo cầm máu, hô hấp nhân tạo, sơ cứu nạn nhân bị gãy xương, IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các tài liệu hướng dẫn về sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn - Trang bị tủ thuốc cấp cứu cho từng bộ phận hoặc phân x ưởng - Trang bị các vật dụng cấp cứu: Cáng, băng ca, bông băng y tế, gạc th ưa sát trùng, thuốc cầm máu, nẹp bó gãy xương tạm thời, V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết được các dấu hiệu khi - Phỏng vấn, kiểm tra viết có tai nạn xảy ra - Sơ cứu kịp thời nạn nhân khi có - Quan sát, theo dõi qua thao diễn hoặc tai nạn trước khi đưa đi điều trị đánh giá việc giải quyết tình huống - Hợp tác phân tích hiện trường, - Nhận xét vai trò và hiệu quả tham gia; tìm nguyên nhân góp phần khắc giải quyết tình huống giả định. phục nguy cơ gây tai nạn. 18
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tham gia lập biên bản khi có tai nạn xẩy ra Mã công việc: A7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tham gia lập biên bản xác nhận tai nạn, phân tích nguyên nhân, hậu quả và trách nhiệm khi có tai nạn lao động xảy ra. Các b ước lập biên bản bao gồm: - Xác định thành phần tham gia lập biên bản - Mời họp lập biên bản tai nạn - Xác định người chủ trì và thư ký cuộc họp - Phân tích và đánh giá mức độ tai nạn - Xác định trách nhiệm đối với các bên liên quan - Thống nhất nội dung biên bản và ký xác nhận. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Biên bản được lập kịp thời, có đủ và đúng thành phần tham dự - Nội dung biên bản rõ dàng, phù hợp với thực tế - Làm rõ được trách nhiệm của các bên liên quan - Có tác dụng giúp cho việc cải tiến điều kiện l àm việc, khắc phục nguy cơ gây tai nạn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mô tả sự việc xảy ra - Phân tích sự việc và nguyên nhân gây ra tai nạn - Hợp tác và làm việc theo nhóm. 2. Kiến thức: - Quy trình thủ tục lập biên bản - Nội dung biên bản tai nạn lao động - Trách nhiệm của người tham gia lập biên bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý thiết bị và an toàn trong tại nơi làm việc - Các tài liệu liên quan đến vụ việc tai nạn - Các văn bản quy định về an toàn và bảo hộ lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tham gia phân tích sự việc và - Nhận xét tinh thần, thái độ và sự nguyên nhân xảy ra tai nạn đóng góp vào quá trình lập biên bản - Kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giải quyết bài tập tình huống. 19
  21. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhận và bàn giao ca Mã công việc: A8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nhận (từ người của ca trước), bàn giao (cho người kế tiếp ca sau) về thiết bị, công việc và môi trường làm việc. Các bước thực hiện bao gồm: - Xác định tình trạng thiết bị, môi trường làm việc - Tiếp nhận (bàn giao) công việc - Ghi và ký sổ nhận và bàn giao ca II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định đúng các thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động của thiết bị trước và sau ca làm việc - Ghi đúng nội dung công việc làm được, còn dở dang và cần tiếp tục - Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Giao tiếp với đồng nghiệp: Nghiêm túc, chặt chẽ và thân thiện - Đánh giá đúng tình trạng thiết bị, môi trường trước và sau ca làm việc - Ghi chép sổ sách. 2. Kiến thức: - Phương pháp đánh giá tình trạng thiết bị, môi trường làm việc - Cách ghi chép sổ nhận và bàn giao ca. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nội quy sử dụng thiết bị - Phiếu theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị - Sổ theo dõi quá trình sản xuất - Sổ nhận và bàn giao ca. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng giao tiếp - Phỏng vấn, tiếp xúc - Đánh giá tình trạng thiết bị, môi - Giải quyết tình huống có vấn đề, trường làm việc nhận xét kỹ năng đánh giá - Ghi chép sổ sách - Quan sát nhận xét hồ sơ 20
  22. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhận nhiệm vụ gia công Mã công việc: B1 I.MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nhận kế hoạch gia công, phân công nhiệm vụ v à bố trí nhân lực. Các bước thực hiện bao gồm: - Nhận phiếu giao việc - Nhận phôi, dụng cụ, thiết bị. - Triển khai, phân công công việc II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định rõ số lượng, chất lượng, định mức công việc, thời gian ho àn thành sản phẩm. - Kiểm tra hình dạng, kích thước phôi theo tiêu chuẩn - Kiểm tra tình trạng dụng cụ và thiết bị đúng chủng loại, đủ số lượng - Phân công nhiệm vụ - Tổng hợp kết quả sản phẩm và lập báo cáo. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết được những yêu cầu của công việc cần làm - Nhận biết đúng chủng loại phôi, đúng chủng loại dụng cụ và thiết bị. - Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ. - Tổng hợp được kết quả và lập báo cáo. 2. Kiến thức: - Phương pháp tổ chức nơi làm việc - Vật liệu kim loại, vật tư dụng cụ dùng trong rèn, dập - Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của phôi - Tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thụât của dụng cụ thiết bị rèn, dập - Quy trình gia công sản phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Có phiếu giao việc - Yêu cầu kỹ thuật đánh giá chất lượng sản phẩm - Phôi tiêu chuẩn - Dụng cụ, thiết bị phù hợp gia công - Sổ giao nhận công việc 21
  23. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác các về yêu cầu - Đối chiếu các yêu cầu với phiếu giao công việc cần làm. việc - Nhận biết đúng chủng loại phôi, - So sánh loại phôi, với tiêu chuẩn. dụng cụ và thiết bị. - Theo dõi ghi chép và nhận xét quá - Lập được kế hoạch phân công trình sản xuất tại phân xưởng nhiệm vụ - Quan sát kết quả đối chiếu với các quy - Tổng hợp được kết quả và lập báo định về bàn giao ca tại phân xưởng. cáo đúng quy định. 22
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đọc bản vẽ Mã công việc: B2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu, phân tích bản vẽ chi tiết gia công. Các b ước thực hiện gồm: - Nghiên cứu bản vẽ; - Lập quy trình gia công. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc hiểu chính xác bản vẽ gia công; - Kiểm tra các thông số ghi trên bản vẽ gia công đối chiếu với bản vẽ chi tiết; - Kiểm tra lượng thừa, lượng dư, dung sai trên bản vẽ gia công; - Chọn thiết bị lò nung với công suất phù hợp; - Chọn lực đập, trọng lượng rơi của búa phù hợp chi tiết gia công; - Dụng cụ đo phù hợp với chi tiết gia công. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc bản vẽ, phân tích bản vẽ, nhận dạng chi tiết gia công; - Tra cứu lượng thừa, lượng dư, dung sai cho chi tiết gia công; - Lập quy trình gia công cho chi tiết; - Chọn dụng cụ rèn hợp lý khi rèn tay, rèn máy phù hợp với chi tiết gia công. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và vẽ được bản vẽ chi tiết gia công; - Phương pháp sử dụng thước lá, compa đo, dưỡng IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết; - Bản vẽ vật rèn đã có lượng dư, lượng thừa, dung sai; - Sổ tay kỹ thuật rèn dập nóng; - Sổ tay vật liệu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc và hiểu chính xác bản vẽ gia - Xác nhận lại đối chiếu với bản vẽ gia công công - Lập được đầy đủ các bước trong - Theo dõi quá trình sản xuất đối chiếu quy trình công nghệ quy trình đã được xác lập - Lập chính xác các tiêu chí cần kiểm - Đối chiếu các tiêu chí với yêu cầu kỹ tra chất lượng sản phẩm. thuật của bản vẽ. 23
  25. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xác định kích thước từ sản phẩm mẫu Mã công việc: B3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu sản phẩm mẫu để xây dựng bản vẽ chi tiết. Các b ước thực hiện gồm: - Xác định cấu trúc sản phẩm mẫu; - Xác định các loại dụng cụ đo cần thiết; - Vẽ phác bản vẽ chi tiết, đo kích thước của sản phẩm; - Vẽ bản vẽ chi tiết. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định đúng cấu trúc hình dáng cùa sản phẩm mẫu; - Xác định đúng vị trí tọa độ, đường bao của sản phẩm; - Sử dụng dụng cụ đo cấp độ chính xác phù hợp; - Hiệu chỉnh vẽ lại bản vẽ chính xác, ghi thông số kỹ thuật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Nhận dạng, phân tích sản phẩm mẫu; - Sử dụng dụng cụ đo và vẽ thích hợp; - Vẽ phác chi tiết - Hiệu chỉnh và ghi thông số kỹ thuật trên bản vẽ chi tiết. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và vẽ được bản vẽ chi tiết gia công; - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo và vẽ bản vẽ; - Các kiến thức về lượng thừa, lượng dư, dung sai rèn; - Kiến thức dựng hình chiếu trục đo. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sản phẩm mẫu; - Thước cặp, thước lá, eke, thước đo góc vạn năng, sổ ghi thông số kỹ thuật. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của bản vẽ chi tiết - Quan sát và so sánh với sản phẩm mẫu, sử dụng dụng cụ đo kiểm đối chiếu với thông số kỹ thuật từ bản vẽ chi tiết và sản phẩm mẫu. - Ghi kích thước rõ ràng và chính - Theo dõi và kiểm tra đối chiếu tiêu chuẩn xác trên bản vẽ chi tiết quy định lượng dư, lượng thừa, dung sai. 24
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tích kích thước phôi Mã công việc: B4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tinh kích thước phôi để xác định thể tích phôi liệu v à trọng lượng phôi. Các bước thực hiện gồm: - Chia thể tích chi tiết thành nhiều phần để thuận lợi cho việc tính toán; - Tính thể tích từng phần; - Tính tổn thất cho chi tiết; - Tính thể tích tổng thể chi tiết; - Tính kích thước phôi liệu và chiều dài phôi theo tiêu chuẩn - Kiểm tra hoàn thiện tính phôi liệu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phân chia phần để tính toán thành các khối thuận lợi cho việc tính thể tích. - Tính thể tích từng phần của vật rèn. - Tính thể tích tổn thất cho vật rèn. - Tính thể tích tổng thể phôi liệu. - Tính các kích thước phôi liệu, chiều dài phôi theo tiêu chuẩn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân chia thể tích đơn giản để tính toán; - Tính toán thể tích vật rèn, dập; - Tra bảng kích thước quy chuẩn của thép. 2. Kiến thức: - Kỹ năng tính toán, sử dụng công thức phôi liệu; - Các kiến thức về quy đổi đơn vị tính toán; - Vận dụng kiến thức đã học Phổ thông trung học. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết gia công sản phẩm; - Bảng tra kích thước quy chuẩn vật liệu. - Bảng quy đổi kích thước, quy chuẩn thép cán. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kích thước phôi liệu đạt quy chuẩn - Thực hiện và đối chiếu kết quả khi tính toán - Trình tự thực hiện các bước tính toán - Quan sát kết quả qua các bước thực hiện 25
  27. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị phôi Mã công việc: B5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Kiểm tra số lượng, chất lượng phôi và sắp xếp phôi để sẵn sàng gia công. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra số lượng phôi theo phiếu giao việc; - Kiểm tra kích thước phôi theo bản vẽ; - Vận chuyển phôi về vị trí làm việc - Sắp xếp phôi vào vị trí chuẩn bị gia công II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra đủ số lượng phôi, kích thước phôi liệu, chất lượng phôi, mác thép ghi trong phiếu giao việc; - Đưa phôi về vị trí đúng quy định; - Sắp xếp theo quy cách, chủng loại phôi trong khu vực nung kim loại. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đánh giá chất lượng, mác thép của phôi liệu; - Sắp xếp phôi liệu vào khu vực nung kim loại; - Bố trí vị trí xếp phôi. 2. Kiến thức: - Phương pháp kiểm tra kích thước, chất lượng phôi liệu; - Phương pháp kiểm tra tình trạng hoạt động, vận hành thiết bị vận chuyển phôi; - An toàn lao động vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Số lượng phôi đã có trong phiếu giao việc; - Thiết bị vận chuyển phôi; - Mặt bằng bố trí sắp xếp phôi liệu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Cách thức đánh giá Tiêu chí đánh giá - Độ chính xác về kích thước của phôi - Quan sát và so sánh với phôi mẫu, liệu, chất lượng phôi liệu, đúng mác đo và đối chiếu với thông số kỹ thép. thuật ghi trên bản vẽ. - Sắp xếp phôi liệu theo quy cách đúng - Giám sát việc thực hiện đối chiếu chủng loại. với vị trí không gian cho phép - Sự an toàn cho người và thiết bị, dụng - Theo dõi quá trình tổ chức thực cụ. hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, tổ chức làm việc. 26
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thử mác thép bằng mài Mã công việc: B6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tỳ thép vào đá mài sẽ có một chùm tia lửa bắn ra. Căn cứ vào đặc tính màu sắc của hoa lửa để xác định thành phần hóa học của thép. Các bước thực hiện gồm: - Lấy mẫu thép để mài; - Bật máy mài hai đá, tỳ thép vào đá mài; - Quan sát phán đoán cường độ phát quang của chùm tia lửa mài; - Tắt máy, vệ sinh; - Kết luận mác thép và ghi kết quả. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc đá mài hai đá  200. - Độ chiếu sáng ổn định; - Mài mẫu để xác định mác thép thông qua nhận biết tia lửa m ài; - Xác định được mác thép, ghi kết luận mác thép v ào phiếu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Vận hành thiết bị máy mài đúng quy trình; - Theo dõi quá trình làm việc của máy mài hai đá; - Xác nhận chính xác mác thép; - Nhận biết tia lửa mài đối với từng loại vật liệu. 2. Kiến thức: - Có kiến thức về kim loại học, vật liệu học; - Quy trình vận hành máy mài hai đá  200; - Các quy định về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng mẫu chuẩn mác thép; - Máy mài hai đá; - Thép để mài xác định mác V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc chính xác mác thép - Quan sát và so sánh với bảng mẫu chuẩn. - Kỹ năng vận hành máy mài hai đá  - Giám sát thao tác thực hiện và đối 200. chiếu tiêu chuẩn quy định quy trình vận hành máy. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị mài chiếu tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo hộ lao động 27
  29. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ Mã công việc: B7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ để tháo lắp, di chuyển và tác nghiệp trong rèn dập. Các bước thực hiện gồm: - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết để thực hiện công việc; - Kiểm tra tính năng của thiết bị, dụng cụ; - Chạy thử không tải đánh giá khả năng hoạt động của thiết bị. - Sắp xếp các dụng cụ vào vị trí làm việc trong phạm vi thiết bị lựa chọn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sử dụng dụng cụ phù hợp yêu cầu tháo lắp thiết bị; - Lựa chọn thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất; - Yêu cầu thiết bị đảm bảo đủ công suất làm việc; - Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng thực trạng của thiết bị đảm bảo ch o thiết bị làm việc bình thường; - Xếp đặt dụng cụ hợp lý để dễ thấy, dễ lấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lựa chọn được dụng cụ, thiết bị hợp lý; - Sử dụng được trang thiết bịn hiện có; - Kiểm tra, vận hành, nhận biết chủng loại dụng cụ, thiết bị; 2. Kiến thức: - Sử dụng các tài liệu hướng dẫn thiết bị và dụng cụ; - Hiểu tính năng, công dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị, dụng cụ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ danh mục các phương tiện, dụng cụ, thiết bị; - Sử dụng, vận dụng các tài liệu hướng dẫn; - Tủ đựng dụng cụ, giá để dụng cụ, Gara để ph ương tiện vận chuyển, biển báo để nhận biết dụng cụ và phương tiện. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lựa chọn hợp lý, đúng dụng cụ và thiết - Quan sát thực hiện và đối chiếu với bị phục vụ cho tháo lắp, di chuyển tác sơ đồ cấu tạo của thiết bị. nghiệp - Kỹ năng vận hành được các loại thiết bị - Theo dõi việc thực hiện nội quy vận hành thiết bị - Sắp đặt dụng cụ ngăn nắp, khoa học, an - Theo dõi quá trình thực hiện và đối toàn cho người, dụng cụ và thiết bị chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn 28
  30. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị môi trường làm nguội Mã công việc: B8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Chuẩn bị môi trường làm nguôi để ổn định tổ chức kim loại phục vụ gia công cơ tiếp theo. Các bước công việc bao gồm: - Xác định loại môi trường làm nguội tương ứng với từng loại sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng dung dịch làm nguội - Tập kết dung dich làm nguội. - Chuẩn bị mặt bằng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định môi trường làm nguội phù hợp với yêu cầu của từng sản phẩm. - Chất lượng của các loại dung dịch làm nguội đạt yêu cầu. - Vận chuyển dung dịch làm nguội đúng chủng loại, đủ số lượng và an toàn đến vị trí tập kết. - Chuẩn bị mặt bằng đủ rộng để xếp sản phẩm cần l àm nguội. - Khu vực mặt bằng xếp sản phẩm làm nguội phải có biển báo nguy hiểm không nhiệm vụ miễn vào. - Có nội quy về an toàn dành riêng cho khu vực xếp sản phẩm làm nguội III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích và lựa chọn môi trường làm nguội hợp lý. - Quan sát và đánh giá chất lượng của dung dịch - Điều khiển phương tiện vận chuyển dung dịch - Sắp xếp vào vị trí tập kết - Bố trí các vị trí xếp sản phẩm trên mặt bằng. 2. Kiến thức: - Kim loại học và nhiệt luyện - Hóa chất - Phương pháp vận chuyển dung dịch. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ tay nhiệt luyện - Sổ danh mục các loại dung dịch làm nguội - Dung dich, thùng chứa, bể chứa - Mặt bằng, vị trí tập kết - Phương tiện vận chuyển - Trang phục bảo hộ chuyên dụng - Biển báo an toàn - Nội quy làm việc. 29
  31. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Môi trường làm nguội phù hợp với sản Đối chiếu với sổ tay hướng dẫn sử phẩm dụng môi trường làm nguội sản phẩm Chất lượng của dung dịch làm nguội Quan sát, đo nồng độ và đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng dung dịch làm nguội được quy định trong sổ tay nhiệt luyện Chủng loại và số lượng dung dịch làm Kiểm tra và đối chiếu với phiếu giao nguội đúng yêu cầu việc Để dung dịch làm nguội đúng vị trí quy Quan sát xác định vị trí định Bố trí mặt bằng để sản phẩm làm nguội Quan sát và đánh giá tính hợp lý. gọn gàng, khoa học và an toàn tuyệt đối 30
  32. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò than. Mã công việc: C1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành lò than để nung phôi đạt nhiệt độ yêu cầu của dây chuyền rèn dập. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra lò than trước khi vận hành; - Đốt lò; - Giữ nhiệt (Ủ lò ); - Thao tác dừng lò; - Vệ sinh bảo dưỡng lò và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò than. - Thực hiện đúng trình tự, thao tác đốt lò. - Duy trì chế độ làm việc để giữ nhiệt. - Thực hiện đúng trình tự, thao tác dừng lò. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình hình hoạt động của lò than. - Phát hiện những dấu hiệu bất thường. - Vận hành đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của lò than. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành các lò than. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của các loại than. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò than. - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò than. - Sổ bàn giao ca. - Lò nung bằng nhiên liệu than, than, củi. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng. 31
  33. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò than. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò than. - Trình tự vận hành lò than. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Lò than hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số kỹ các thông số kỹ thuật. thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 32
  34. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò Dầu Fo Mã công việc: C2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành lò nung bằng nhiên liệu dầu Fo để nung phôi đạt nhiệt độ yêu cầu của dây chuyền rèn dập. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra lò trước khi vận hành. - Khởi động hệ thống cung cấp dầu. - Khởi động hệ thống cung cấp khí nén. - Khởi động hệ thống cung cấp gió nóng. - Vận hành điều chỉnh mỏ đốt. - Vệ sinh thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự, thao tác khởi động các hệ thống. - Điều chỉnh mỏ đốt đảm bảo dầu được đốt cháy hoàn toàn tạo nhiệt độ và chiều dài ngọn lửa đúng yêu cầu . - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị. - Phát hiện những dấu hiệu bất bình thường. - Vận hành đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành các lò nung bằng nhiên liệu dầu Fo. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của khí nén và gió nóng. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò đốt nhiên liệu bằng dầu Fo. - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò dầu Fo. - Sổ bàn giao ca. - Lò nung dầu Fo, dầu Fo, khí nén, gió nóng. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 33
  35. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò dầu Fo. - Quan sát thực trạng và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò dầu Fo. - Trình tự vận hành lò dầu Fo. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong nội quy vận hành lò dầu Fo. - Lò dầu Fo hoạt động ổn định đảm - Quan sát và đối chiếu với thông số bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh của lò dầu Fo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 34
  36. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò khí gas. Mã công việc: C3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành lò nung bằng nhiên liệu khí gas để nng phôi đạt nhiệt độ yêu cầu của dây truyền rèn dập. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra lò trước khi hoạt động. - Khởi động hệ thống cung cấp khí đốt. - Khởi động hệ thống cung cấp không khí. - Vận hành điều chỉnh mỏ đốt. - Vệ sinh thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự, thao tác khởi động các hệ thống. - Điều chỉnh mỏ đốt hợp lý để khí gas được đốt cháy hoàn toàn tạo nhiệt độ theo đúng yêu cầu . - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị. - Phát hiện những dấu hiệu bất thường. - Vận hành thao tác đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành các lò nung bằng nhiên liệu khí gas. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của khí gas và không khí. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò đốt nhiên liệu khí gas. - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò khí gas. - Sổ bàn giao ca. - Lò nung khí gas, khí gas, không khí. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 35
  37. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò khí gas. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò khí gas. - Trình tự vận hành lò khí gas. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy vận hành lò khí gas. - Lò khí gas hoạt động ổn định đảm - Quan sát và đối chiếu với thông số bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 36
  38. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò điện trở. Mã công việc: C4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành lò nung bằng điện trở để nung phôi đạt nhiệt độ yêu cầu của dây truyền rèn dập. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra lò trước khi vận hành. - Đóng áp tô mát cấp điện cho lò. - Điều chỉnh chế độ nhiệt. - Vận hành điều chỉnh mỏ đốt. - Vệ sinh thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự, thao tác khởi động các hệ thống. - Điều chỉnh chế độ nung đạt nhiệt độ theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị. - Phát hiện những dấu hiệu bất thường. - Vận hành thao tác đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. - Đo và đọc các thông số trên dụng cụ đo nhiệt, điện. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành lò điện trở. - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo nhiệt độ - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò điện trở. - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của lò điện trở. - Sổ bàn giao ca. - Lò điện trở. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng. 37
  39. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò điện trở. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò điện trở. - Trình tự vận hành lò điện trở. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy vận hành lò điện trở. - Lò điện trở hoạt động ổn định đảm - Quan sát và đối chiếu với thông số bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh của lò điện trở. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 38
  40. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Duy trì trạng thái làm việc của lò nung. Mã công việc: C5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Duy trì trạng thái làm việc của lò nung, để lò làm việc tốt, liên tục cấp đủ nhiệt để nung phôi đạt nhiệt độ rèn, dập. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra, theo dõi trạng thái làm việc của lò. - Cung cấp bổ xung nhiên liệu. - Đo kiểm tra nhiệt độ lò để điều chỉnh đúng chế độ nhiệt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra duy trì trạng thái làm việc ổn định của lò. - Thực hiện cung cấp bổ xung nhiên liệu đúng quy trình, lưu lượng hợp lý. - Đo kiểm, xác định chính xác được nhiệt độ lò. - Điều chỉnh chế độ nung hợp lý theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình làm việc cuả lò. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Theo dõi quá trình làm việc của các loại lò nung. - Phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường xảy ra khi lò đang hoạt động. - Vận hành điều chỉnh đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành các loại lò nung. - Cấu tạo, nguyên lý làm việc các loại dụng cụ đo nhiệt, điện. - Tính năng của các loại nhiên liệu, khí nóng, khí nén. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành các loại lò nung. - Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý việc cuả các loại lò nung. - Sơ đồ cấu tạo của các loại dụng cụ đo nhiệt - điện. - Sổ bàn giao ca. - Các loại lò nung kim loại. - Dụng cụ vệ sinh lò, bảo dưỡng lò. 39
  41. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự duy trì trạng thái làm việc của - Theo dõi quá trình thực hiện và đối các loại lò nung . chiếu với tiêu chuẩn quy định trong nội quy vận hành của các loại lò nung. - Lò hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với các thông nhiệt độ nung phôi. số kỹ thuật được quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành của các loại lò nung. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 40
  42. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy búa không khí Mã công việc: C6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy búa không khí để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy búa trước khi vận hành. - Đóng AT tomax cấp điện cho máy. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của máy búa không khí ở trạng thái tĩnh. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển lực đập của máy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Thao tác vận hành đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy búa không khí. - Tính năng và phạm vi ứng dụng. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy búa không khí. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy búa không khí. - Sổ giao ca. - Máy búa không khí. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng. 41
  43. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy búa không khí. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy búa không khí - Trình tự vận hành máy búa không - Theo dõi quá trình thực hiện và đối khí. chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy vận hành máy. - Máy búa không khí hoạt động ổn - Quan sát và đối chiếu với thông số định đảm bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối - Đảm bảo an toàn cho người và thiết chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ bị. thuật an toàn và bảo hộ lao động. 42
  44. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy búa hơi nước- không khí Mã công việc: C7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy búa hơi nước- không khí để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy búa trước khi vận hành. - Mở van cấp hơi nước- không khí vào buồng chứa. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Gia nhiệt cho đầu búa. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Hơi nước- không khí trong từng buồng chứa phải đủ áp lực. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy búa hơi nước- không khí. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của thiết bị. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Nguyên lý làm việc của đường dẫn, bể chứa. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy búa hơi nước- không khí. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy búa hơi nước- không khí. - Sổ bàn giao ca. - Máy búa hơi nước- không khí. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. - Sơ đồ nguyên lý của bể dẫn, bể chứa. 43
  45. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy búa hơi nước- - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ không khí. đồ cấu tạo của máy búa hơi nước – không khí. - Trình tự vận hành máy búa hơi nước - Theo dõi quá trình thực hiện và đối – không khí. chiếu tiêu chuẩn được quy định trong nội quy. - Máy búa hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 44
  46. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy búa ma sát kiểu ván gỗ. Mã công việc: C8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy búa ma sát kiểu ván gỗ để máy hoạt động tốt tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy búa trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ hai con lăn. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy búa ma sát kiểu ván gỗ. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của thiết bị. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy búa ma sát kiểu ván gỗ. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy búa ma sát kiểu ván gỗ. - Sổ bàn giao ca. - Máy búa ma sát kiểu ván gỗ. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 45
  47. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy búa ma sát kiểu - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ ván gỗ. đồ cấu tạo của máy búa ma sát kiểu ván gỗ - Trình tự vận hành máy búa ma sát - Theo dõi quá trình thực hiện và đối kiểu ván gỗ. chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy búa hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 46
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy búa nhíp. Mã công việc: C9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy búa nhíp để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy búa trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy tr ình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy búa nhíp. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của thiết bị. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy búa nhíp - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy búa nhíp. - Máy búa nhíp. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 47
  49. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy búa nhíp. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy búa nhíp. - Trình tự vận hành máy búa nhíp. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy búa hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 48
  50. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy rèn ngang. Mã công việc: C10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy rèn ngang để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy búa trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy tr ình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy rèn ngang. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của máy rèn ngang. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy rèn ngang. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy rèn ngang. - Máy rèn ngang. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 49
  51. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò máy rèn ngang. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy máy rèn ngang. - Trình tự vận hành máy rèn ngang. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy rèn ngang hoạt động ổn định - Quan sát và đối chiếu với thông số đảm bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 50
  52. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy ép thuỷ lực. Mã công việc: C11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy ép thuỷ lực để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy ép trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy tr ình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy ép thuỷ lực. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của máy ép thuỷ lực. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy ép thuỷ lực. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy ép thuỷ lực. - Máy ép thuỷ lực. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 51
  53. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy ép thủy lực. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy ép thủy lực. - Trình tự vận hành máy ép thủy lực. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy ép thủy lực hoạt động ổn định - Quan sát và đối chiếu với thông số đảm bảo các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 52
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy ép trục khuỷu. Mã công việc: C12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy ép trục khuỷu để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy ép trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy tr ình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy ép trục khuỷu. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của máy ép trục khuỷu. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy ép trục khuỷu. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy ép trục khuỷu. - Máy ép trục khuỷu. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 53
  55. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy ép trục khuỷu. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy ép trục khuỷu. - Trình độ vận hành máy ép trục - Theo dõi quá trình thực hiện và đối khuỷu. chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy vận hành. - Máy ép hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 54
  56. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành máy ép ma sát kiểu trục vít. Mã công việc: C13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy ép ma sát kiểu trục vít để máy hoạt động tốt, tạo đủ lực để biến dạng vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy ép trước khi vận hành. - Đóng điện cấp cho động cơ. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra máy chạy không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy tr ình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy ép ma sát kiểu trục vít. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của máy ép ma sát kiểu trục vít. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành máy ép ma sát kiểu trục vít. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của máy ép ma sát kiểu trục vít. - Máy ép ma sát kiểu trục vít. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 55
  57. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy ép ma sát kiểu - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ trục vít. đồ cấu tạo của máy ép ma sát kiểu trục vít. - Trình độ vận hành máy ép ma sát - Theo dõi quá trình thực hiện và đối kiểu trục vít. chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy ép hoạt động ổn định đảm bảo - Quan sát và đối chiếu với thông số các thông số kỹ thuật. kỹ thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 56
  58. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị nâng chuyển. Mã công việc: C14 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray để thiết bị hoạt động tốt, nâng chuyển cấp phôi cho dây truyền sản xuất. Các b ước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra máy nâng chuyển trước khi vận hành. - Mở khí nén và đóng cấp điện cho năng điện. - Vận hành chạy thử và cho máy hoạt động. - Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị và ghi sổ giao ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Vận hành và kiểm tra ở chế độ không tải. - Điều khiển cho máy chạy theo yêu cầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Quan sát, phát hiện những dấu hiệu, sự cố bất thường. - Vận hành, điều khiển hoạt động thiết bị đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và quy trình vận hành thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray. - Tính năng và phạm vi ứng dụng thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray. - Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray. - Thiết bị nâng chuyển cầu trục một ray. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. 57
  59. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của máy nâng chuyển. - Quan sát thực trạng đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của máy nâng chuyển. - Trình tự vận hành máy nâng chuyển. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu tiêu chuẩn được quy định trong Nội quy. - Máy hoạt động ổn định đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kỹ thông số kỹ thuật. thuật được quy định trong thuyết minh. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. 58
  60. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nung phôi đến nhiệt độ rèn Mã công việc: D1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nung phôi đến nhiệt độ có khả năng biến dạng dẻo cao nhất v à giảm khả năng chống biến dạng, tạo thuận lợi cho quá trình rèn dập. Các bước công việc bao gồm: - Xác định mác thép; - Xác định chế độ nung; - Chuẩn bị lò nung, dụng cụ, nhiên liệu đốt; - Kiểm tra nhiệt độ rèn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra mác thép bằng màu sơn, mẫu tiêu chuẩn; - Lựa chọn khoảng nhiệt độ rèn cho từng mác thép; - Tra chế độ nung (nhiệt độ, thời gian nung hoặc tính toán thời gian nung hợp lý); - Lựa chọn thiết bị nung phù hợp với kích thước A, B-D và chiều dài phôi; - Số lượng phôi xếp trong lò, nhiên liệu đốt phù hợp có nguồn nhiệt cao; - Thiết bị nâng chuyển, kẹp giữ phôi, có thiết bị đo nhiệt độ l ò hay sử dụng kinh nghiệm nhìn màu sáng vật nung. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Nhận dạng phôi liệu qua hình dáng thép thanh, thép tròn; - Điều chỉnh tốc độ nung cho lò nung. - Vận chuyển phôi liệu; - Sắp xếp phôi liệu trong lò nung; - Xoay trở vật nung; - Đo được nhiệt độ cho vật nung với từng mác thép; - Nhìn màu sáng của vật nung. 2. Kiến thức: - Các quy ước về ký hiệu của thép; - Tính toán và chọn chế độ nung phù hợp cho từng mác thép; - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của từng thiết bị lò nung, máy nâng chuyển phôi liệu; - Sử dụng đồng hồ đo nhiệt độ hoặc nhìn màu độ sáng của vật nung. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ rèn tự do; - Thiết bị nung kim loại; - Nhiên liệu đốt; - Bảng màu theo tiêu chuẩn; - Bảng tra mác thép, nhiệt độ rèn, dập kim loại; 59
  61. - Dụng cụ đo nhiệt độ rèn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác khi nung phôi rèn dập - Quan sát và so sánh với nhiệt độ chuẩn mẫu, đối chiếu bảng màu - Kỹ năng vận hành thiết bị lò nung, - Tiêu chuẩn quy định trong sơ đồ cấu máy nâng chuyển, dụng cụ. tạo - Sự an toàn cho người và thiết bị - theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu tiêu chuẩn an toàn và bảo hộ lao động. - Đảm bảo thời gian nung phôi với định - Theo dõi thời gian nung và so sánh mức thời gian tính toán thời gian quy định trong tính toán. 60
  62. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vuốt dát mỏng khi rèn tay Mã công việc: D2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc khi rèn tay: vuốt dát mỏng một phần hoặc toàn bộ vật rèn từ phôi có tiết diện bất kì. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ rèn tay đảm bảo an toàn khi thao tác. - Chuẩn bị: bàn dát, búa tạ, búa tay, dụng cụ đo kiểm tra. - Chuẩn bị phôi và nung phôi, bàn là phẳng. - Vuốt tạo sơ bộ, vuốt dát mỏng và làm phẳng nhẵn bề mặt kích thước đường bao, hình dáng chi tiết. - Vệ sinh bảo dưỡng dụng cụ sau khi gia công rèn vuốt dát mỏng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình dát mỏng. - Dát mỏng được vật rèn thép có hàm lượng các bon ≤ 0,3%, chiều dày đạt ≤ 2mm, dung sai ± 0,5mm, vết oxy hóa ≤ 0,5mm, - Xếp đặt dụng cụ, tổ chức nơi làm việc gọn gàng, thứ tự ngăn nắp. - Đảm bảo quy định về an toàn lao động khi rèn tay. - Thời gian gia công đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai, bảng màu ứng với nhiệt độ rèn. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác đánh búa theo lệnh thợ chính bước dịch chuyển phôi sau mỗi lần đặt bàn dát bằng 2/3 chiều rộng bàn dát. - Sử dụng dụng cụ đo: compa, thước lá, dưỡng hình. - Đo và kiểm tra chất lượng vật rèn, đạt yêu cầu kỹ thuật. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu thể hiện trên bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung, nung kim loại. - Xác định nhiệt độ nung cho mác thép. - Quy trình công nghệ rèn vuốt dát mỏng khi rèn tay. - Phương pháp sử dụng dụng cụ bàn dát, bàn là. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra. - Kích thước về dung sai và sai lệch giới hạn. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 61
  63. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn - Phiếu công nghệ, sổ tay vật liệu cơ khí. - Các loại dụng cụ gia công, kìm, bàn dát, búa tạ, búa tay, bàn là đế phẳng, dụng cụ đo và kiểm tra. - Phôi đủ lượng dư gia công và không bị khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn ≤ 2mm, - Sử dụng dụng cụ đo vật rèn và đối lượng ô xy hóa ≤ 0,5mm chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu với vật mẫu. - Vận hành sử dụng lò nung kim loại - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác đúng quy định. dát mỏng và đối chiếu với chuẩn quy định vận hành. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Theo dõi quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu. - An toàn cho người và thiết bị. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định tiêu chuẩn an toàn bảo hộ lao động. - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dói thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian gia công định mức. 62
  64. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vuốt tiết diện khi rèn tay Mã công việc: D3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện rèn tay để vuốt tiết diện vuông, tròn, lục giác, chữ nhật. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị lò nung, dụng cụ rèn tay, chất lượng, độ an toàn khi gia công sản phẩm. - Nung phôi đến nhệt độ rèn. - Vuốt tiết diện sơ bộ, vuốt hiệu chỉnh, là phẳng nhẵn bề mặt, kiểm tra độ song song và vuông góc các cặp cạnh. - Vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ sau khi gia công xong. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình gia công vuốt tiết diện khi rèn tay. - Vuốt được các loại tiết diện vuông, tròn, lục giác, chữ nhật với cạnh a hoặc d ≤ 25mm với chiều dài 300mm, trọng lượng phôib ≤ 0,5 kg đạt yêu cầu kỹ thuật. - Vật liệu thép cácbon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%. - Thực hiện đúng mối quan hệ thông số vuốt: S Ah. - Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ. - Thời gian gia công đảm bảo định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác dụng cụ rèn tay, thực hiện đánh búa theo lệnh của thợ chính. - Vuốt đạt kích thước tiết diện. - Sử dụng dụng cụ đo: compa, thước lá. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành lò nung, nung kim loại. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ. - Quy trình gia công vuốt tiết diện phôi khi rèn tay. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo, kiểm tra. - Hiệu chỉnh hình dáng, kích thước chi tiết. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 63
  65. V. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ rèn tay, dụng cụ đo kiểm. - Phôi đủ kích thước, không có khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo nhiệt độ yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra và đối chiếu với các thông số kỹ thuật bản - Vận hành lò nung ổn định vẽ. - Theo dõi quá trình thực hiện trong quy trình vận hành đối chiếu với tiêu - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. chuẩn vận hành lò nung. - Theo dõi quá trình làm việc và đối - An toàn cho người và dụng cụ thiết chiếu với yêu cầu. bị. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn - Thời gian thực hiện đúng định mức. và bảo hộ lao động - Theo dói thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức. 64
  66. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vuốt côn khi rèn tay Mã công việc: D4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện rèn tay để vuốt côn, một mặt, hai mặt, bốn mặt và côn theo chu vi. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ rèn tay, kiểm tra chất lượng và độ an toàn của dụng cụ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Chuẩn bị phôi, nung phôi. - Vuốt côn sơ bộ, vuốt côn hiệu chỉnh, là phẳng bề mặt, kiểm tra các kích thước, độ phẳng nhẵn bề mặt. - Vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản dụng cụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng trình tự các bước gia công sản phẩm. - Nung phôi đúng nhiệt độ rẻn quy định. Vuốt côn được vật rèn là thép cácbon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3% có trọng lượng ≤ 0,5 kg côn một mặt, hai mặt, bốn mặt v à chu vi. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, tuần tự các bước gia công sản phẩm. - Thực hiện đúng các quy trình về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Vuốt côn sơ bộ. - Vuốt côn hiệu chỉnh hình dáng, kích thước đạt yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng dụng cụ đo: compa, dưỡng. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung, nung phôi rèn. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình công nghệ rèn vuốt côn khi rèn tay. - Phương pháp sử dụng dụng cụ rèn, dụng cụ đo, kiểm tra. - Phát hiện các dạng sai hỏng, biện pháp khắc phục. - Các kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn, h ình dáng, kích thước chi tiết. 65
  67. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn, quy trình gia công. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công, dụng cụ đo kiểm tra. - Phôi đủ kích thước gia công, không có khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo duy trì nhiệt độ rèn ổn định. - Các điều kiện đảm bảo an toàn khi rèn vuốt tiết diện. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ. - Sử dụng dụng cụ và thao tác đánh - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác búa theo lệnh của thợ chính. đối chiếu với chuẩn quy định trong quy tắc sử dụng dụng cụ rèn tự do. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện đối chiếu với yêu cầu công việc. - An toàn cho người và dụng cụ thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị. chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức. 66
  68. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xấn lệch khi rèn tay Mã công việc: D5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn tay để xấn lệch một mặt và xấn lệch 2 mặt vật rèn. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ: búa tạ, búa tay, đe rèn, bàn xấn, bàn là, kìm, dụng cụ đo kiểm tra đảm bảo chất lượng, an toàn. - Thiết bị lò nung và nung phôi liệu. - Lấy dấu xấn, ép vết. - Tiến hành xấn. - Kiểm tra các kích thước và chiều sâu vết xấn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình xấn lệch. - Nung đúng nhiệt độ quy định tại vùng xấn lệch. - Xấn lệch được vật rèn là thép cácbon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%, trọng lượng phôi ≤ 0,5 kg, dung sai vật rèn ± 1mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh, bảo quản và bảo dưỡng dụng cụ. - Thực hiện đúng các quy trình về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ rèn. - Xấn lệch khi rèn bằng tay. - Sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung kim loại. - Phương pháp nung và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình gia công rèn xấn lệch. - Kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn hình dáng, kích thước vật rèn. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 67
  69. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ rèn tự do khi rèn tay: kìm, búa, đe rèn, bàn xấn, bàn là, dụng cụ đo kiểm, thước lá, dưỡng, compa. - Phôi đủ kích thước, lượng dư, không bị khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo nhiệt độ rèn quy định theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn đạt chiều - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn sâu bậc xấn ≤ 5mm. và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu vật rèn mẫu. - Theo dõi quá trình thực hiện các thao - Vận hành lò nung và nung kim loại tác đối chiếu với chuẩn quy định vận hành và phương pháp nung kim loại - Theo dõi quá trình làm việc và đối - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. chiếu với yêu cầu - Theo dõi quá trình thực hiện và đối - An toàn cho người, dụng cụ. chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Theo dói thời gian gia công thực tế và - Thời gian thực hiện đúng định mức. đối chiếu thời gian trong định mức. 68
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xấn bậc khi rèn tay Mã công việc: D6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn xấn bậc khi rèn tay để rèn xấn bậc một mặt, xấn bậc hai mặt, xấn bốn mặt, xấn chu vi. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ: kìm, đe rèn, bàn xấn, - Thiết bị lò nung và nung phôi liệu. bàn là, búa tạ, búa tay, thước lá, compa, chuẩn bị phôi. - Lấy dấu vị trí xấn, xấn ép vết, xấn tạo bậc. - Kiểm tra chiều sâu xấn. - Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ khi gia công. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình xấn bậc. - Nung phôi đến nhiệt độ rèn quy định tại vùng xấn. - Xấn đạt bậc xấn, phôi là thép có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%, có trọng lượng ≤ 0,5 kg, dung sai ± 1mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Sử dụng dụng cụ rèn tay hợp lý. - Xấn vật rèn trên đe rèn. - Sử dụng các loại dụng cụ đo, dưỡng, compa, thước lá. - Kiểm tra đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung và phương pháp nung kim loại. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra kích thước khi đo. - Quy trình công nghệ rèn xấn bậc. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 69
  71. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công, kìm, đe rèn, búa tạ, búa tay, bàn xấn, thước đo kiểm tra. - Phôi đúng kích thước, không có khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu vật mẫu. - Vận hành thiết bị lò nung và phương - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác pháp nung kim loại vận hành và nung phôi đối chiếu trên chuẩn quy định. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Theo dõi quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu - An toàn cho người, dụng cụ. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức. 70
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vuốt xấn bậc khi rèn tay Mã công việc: D7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn vuốt xấn bậc khi rèn tay vuốt một mặt, vuốt hai mặt, vuốt bậc chu vi. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ gia công, dụng cụ kiểm tra, chuẩn bị phôi v à nung kim loại. - Vuốt sơ bộ phần chiều sâu từng bậc xấn. - Vuốt và hiệu chỉnh kích thước bản vẽ, là phẳng nhẵn bề mặt. - Kiểm tra các kích thước, bậc xấn và hình dáng hình học. - Vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ sau khi gia công. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình gia công vật rèn. - Nung phôi đúng nhiệt độ quy định. - Vuốt bậc được vật rèn là thép cácbon có hàm lượng ≤ 0,3%, trọng lượng phôi ≤ 0,5 kg, dung sai đạt ± 1mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ. - Thực hiện đúng các quy định an toàn và bảo hộ lao động lao động. - Thời gian gia công của sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác búa theo lệnh của thợ chính. - Sử dụng dụng cụ đo, dưỡng, thước lá, compa. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy định, quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung, nung kim loại. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình công nghệ vuốt bậc. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo. - Kích thước về dung sai và sai lệch giới hạn. - Phát hiện các dạng sai hỏng, biện pháp khắc phục. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 71
  73. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công khi rèn tay và dụng cụ đo kiểm tra vật rèn. - Phôi đủ kích thước gia công, không bị khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng, độ nhẵn và đối chiếu vật mẫu. - Vận hành lò nung và nung kim loại - Theo dõi quá trình thực hiện nung phôi và đối chiếu với quy định. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Theo dõi quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật - An toàn cho người, dụng cụ. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian định mức. 72
  74. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vuốt phôi có lỗ Mã công việc: D8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn vuốt phôi có lỗ khi rèn tay phôi đã có lỗ trước. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ, trục tâm, kìm, gá, dụng cụ đo. Kiểm tra chất lượng và đối chiếu độ an toàn của dụng cụ. - Vuốt hiệu chỉnh và làm nhẵn bề mặt. - Kiểm tra các kích thước đường kính trong và ngoài. - Vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản dụng cụ khi gia công. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình vuốt phôi có lỗ trên trục tâm. - Nung đúng nhiệt độ quy định đảm bảo đồng đều trên toàn bộ tiết diện phôi. - Vuốt mở rộng lỗ được vật rèn là thép cácbon có hàm lượng các bon ≤ 0,3%, trọng lượng ≤ 0,5 kg ở dạng lỗ suốt dung sai ± 1mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ rèn. - Thao tác búa theo lệnh của thợ chính. - Mở rộng lỗ trên trục tâm bằng dụng cụ rèn tay. - Sử dụng dụng cụ đo, dưỡng, thước lá, compa. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy định, quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung, nung kim loại. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ. - Quy trình công nghệ rèn vuốt mở rộng lỗ khi rèn tay trên trục tâm - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra vật rèn. - Kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn sai lệch vẽ h ình dáng hình học. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 73
  75. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công: trục tâm, kìm, búa tạ, búa tay, bàn là, gá, dụng cụ đo, thước lá, compa đo. - Phôi phải có lỗ trước, lỗ phôi phải lớn hơn kích thước trục tâm. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của sản phẩm - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ nhẵn và đối chiếu vật rèn mẫu. - Vận hành lò và thao tác rèn - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác vuốt phôi và đối chiếu với quy định trong quy trình thao tác. - An toàn cho người,công nghệ, dụng - Theo dõi quá trình thực hiện và đối cụ. chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian định mức quy định. 74
  76. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chồn cục bộ khi rèn tay Mã công việc: D9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn chồn cục bộ khi rèn tay: chồn đầu, chồn giữa phôi. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị thiết bị lò nung kim loại, dụng cụ rèn tay, dụng cụ đo kiểm, chuẩn bị phôi và nung phôi. - Chồn cục bộ phôi có cạnh a hoặc đường kính ≤ 25mm, đạt cạnh a và đường kính d ≤ 40mm, trọng lượng 0,5 kg. - Chồn hiệu chỉnh và làm nhẵn bề mặt. - Kiểm tra kích thước vùng chồn, hình dáng hình học. - Vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản dụng cụ, cối chồn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình chồn cục bộ phôi. - Nung đúng nhiệt độ quy định tại vùng biến dạng chồn. - Chồn cục bộ được các vật rèn có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Phát hiện và khắc phục các dạng sai hỏng. - Thực hiện quy định về an toàn và bảo hộ lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ rèn đối với từng mác thép. - Thao tác và sử dụng dụng cụ theo lệnh của thợ chính . - Chồn cục bộ phôi bằng dụng cụ cầm tay, gá phụ. - Sử dụng các dụng cụ đo, kỹ thuật đo. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu, bản vẽ vật rèn. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình gia công sản phẩm rèn. - Phương pháp nắn thẳng tâm chi tiết. - Kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn, sai lệch hình dáng hình học. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. 75
  77. - Các loại dụng cụ gia công, đồ gá phụ, dụng cụ đo, th ước lá, compa, dưỡng. - Phôi có đủ kích thước, đủ lượng dư gia công, không có khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của sản phẩm - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu với vật rèn mẫu. - Vận hành lò nung và thao tác chồn - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác cục bộ vuốt phôi và đối chiếu với chuẩn quy định - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng - Theo dõi quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu - An toàn cho người, dụng cụ. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức 76
  78. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chồn toàn bộ khi rèn tay Mã công việc: D10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn chồn toàn bộ phôi đạt kích thước theo yêu cầu kỹ thuật. Các bước thực hiện sau: - Chuẩn bị thiết bị lò nung, nung kim loại. - Chuẩn bị dụng cụ rèn tự do, dụng cụ đo kiểm tra. - Chồn sơ bộ giảm tiết diện chiều cao, tăng tiết diện chiều ngang. - Chồn hiệu chỉnh, là ép xung quanh, tạo mặt phẳng độ nhẵn. - Vệ sinh, bảo dưỡng và bảo quản dụng cụ chồn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chồn toàn bộ. - Nung đúng nhiệt độ phôi, đồng đều suốt chiều dài phôi chồn. - Chồn toàn bộ được vật rèn thép cácbon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%, trọng lượng phôi ≤ 0,5 kg đạt dung sai kích thước ± 1mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ. - Phát hiện các dạng sai hỏng, khắc phục. - Thực hiện đúng an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ vật rèn. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác búa theo lệnh của thợ chính. - Chồn toàn bộ phôi khi rèn tay. - Sử dụng các dụng cụ đo, thước lá, compa. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và bản vẽ vật rèn. - vận hành lò nung, phương pháp nung và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình công nghệ gia công chồn toàn bộ khi rèn tay. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo. - Kích thước về dung sai, sai lệch giới hạn, sai lệch h ình dáng hình học. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. 77
  79. - Các loại dụng cụ gia công: kìm rèn, đe rèn, búa tay, búa tạ, bàn là , compa , thước lá. - Phôi đủ kích thước, không bị khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của sản phẩm - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu với vật mẫu. - Vận hành lò nung và thao tác chồn - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác toàn bộ và đối chiếu với chuẩn quy định - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng - Theo dõi quá trình làm việc và đối chiếu yêu cầu kỹ thuật - An toàn cho người, dụng cụ. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức 78
  80. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chặt vết khi rèn tay Mã công việc: D11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn chặt vết khi rèn tay được vật rèn phục vụ các công việc tiếp theo. Các bước thực hiện gồm: - Chuẩn bị thiết bị lò nung, nung kim loại, phương pháp nung kim loại. - Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ kìm rèn, búa tạ, búa tay, dao chặt vết, dụng cụ đo, chuẩn bị phôi. - Lấy dấu kích thước, chiều sâu chặt, tiến hành chặt theo vạch dấu, kiểm tra các kích thước, mặt phẳng vết chặt, vệ sinh bảo quản, bảo d ưỡng dụng cụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng quy trình chặt vết. - Nung đúng nhiệt độ khu vực chặt vết. - Chuẩn bị dụng cụ chặt, chặt được vết vật rèn thép cácbon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%, có cạnh a hoặc đường kính phôi ≤ 20mm, dung sai ± 2mm. - Tổ chức nơi làm việc. - Vệ sinh bảo quản dụng cụ. - Phát hiện các dạng sai hỏng, khắc phục. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ vật rèn. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác đánh búa theo lệnh của thợ chính. - Chặt vết khi rèn tay. - Sử dụng các dụng cụ đo, thước lá, compa. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và bản vẽ vật rèn. - Vận hành thiết bị lò nung, nung kim loại. - Phương pháp nung và xác định nhiệt độ rèn. - Quy trình công nghệ rèn chặt vết. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo. - Kích thước về dung sai, sai lệch giới hạn. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 79
  81. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ kỹ thuật vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công: búa tạ, đe rèn, dao chặt, dụng cụ đo kiểm, thước lá, dưỡng thanh. - Phôi đủ kích thước. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của sản phẩm - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn và đối chiếu với vật mẫu. - Vận hành lò nung và thao tác khi - Theo dõi quá trình thực hiện khi thao chặt vết tác chặt vết và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định kỹ thuật sử dụng dụng cụ - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu yêu cầu kỹ thuật - An toàn cho người, dụng cụ rèn tay. - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức 80
  82. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Rèn phân chia khi rèn tay Mã công việc: D12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn tay để chặt phân chia. Các bước thực hiện gồm: - Chuẩn bị dụng cụ: dao chặt nóng, dao chặt nguội đảm bảo các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật. - Chuẩn bị phôi và nung phôi. - Chuẩn bị dụng cụ:đe rèn, dao chặt nóng, dao chặt nguội, lấy dấu vị trí chặt, tiến hành chặt. - Kiểm tra các kích thước và khử pa via. - Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ sau khi gia công. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng theo quy trình gia công. - Nung phôi đến nhiệt độ quy định tại vùng chặt phân chia - Chọn dụng cụ, góc dao chặt phôi là thép các bon có hàm lượng cácbon ≤ 0,3%, phôi có cạnh a hoặc đường kính d ≤ 25mm, dung sai kích thước ± 2mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh bảo quản dụng cụ. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng bảng tra cứu, sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác đánh búa theo lệnh thợ chính. - Chặt vết khi rèn tay. - Sử dụng các dụng cụ đo, thước lá, dưỡng thanh. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và bản vẽ vật rèn. - Phương pháp nung phôi và xử lý nhiệt độ rèn. - Quy trình công nghệ chặt kim loại phân chia khi rèn tay. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo kiểm tra. - Kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 81
  83. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ kỹ thuật vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Phôi có đủ lượng dư, kích thước, không bị dập, nứt. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu. - Dụng cụ đảm bảo an toàn khi rèn tay. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn bề mặt chặt. - Vận hành lò nung và thao tác khi - Theo dõi quá trình thực hiện khi thao chặt phân chia tác chặt phân chia và đối chiếu với chuẩn quy định trong sử dụng dụng cụ - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu yêu cầu - An toàn cho người và thao tác chặt - Theo dõi quá trình thực hiện và đối phân chia chiếu với quy định về an toàn lao động và bảo hộ lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức 82
  84. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chặt phần thừa khi rèn tay Mã công việc: D13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị và thực hiện công việc rèn để chặt đi phần thừa kim loại cho những phôi, những vật rèn có hình dáng phức tạp. Các bước thực hiện gồm: - Chuẩn bị thiết bị lò nung, nung phôi liệu đảm bảo an toàn, duy trì tốt nhiệt độ. - Chuẩn bị phôi và nung phôi. - Chuẩn bị dụng cụ: đe rèn, dao chặt, kìm, búa tạ, thước lá. - Lấy dấu, ép vết chặt. - Chặt bỏ phần thừa theo vạch dấu. - Kiểm tra các kích thước và đường bao. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc và hiểu bản vẽ vật rèn. - Thực hiện đúng theo quy trình chặt phần thừa. - Nung đúng nhiệt độ quy định tại vị trí chặt. - Chọn dụng cụ hợp lý để chặt phần thừa vật liệu thép có h àm lượng cácbon ≤ 0,3%, có trọng lượng ≤ 0,5 kg, cạnh a hoặc đường kính d ≤ 25mm. - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng. - Vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản dụng cụ. - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. - Thời gian gia công đảm bảo đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản vẽ. - Sử dụng tra cứu sổ tay vật liệu, dung sai. - Nung phôi và xác định nhiệt độ. - Thao tác đánh búa theo lệnh của thợ chính. - Sử dụng các dụng cụ đo: compa, thước lá. - Đo và đánh giá chất lượng vật rèn. 2. Kiến thức: - Các quy ước, ký hiệu và bản vẽ vật rèn. - Phương pháp nung phôi và xác định nhiệt độ. - Quy trình công nghệ chặt phần thừa kim loại. - Phương pháp sử dụng dụng cụ đo, kỹ thuật đo kiểm tra. - Kiến thức về dung sai, sai lệch giới hạn, sai lệch đường bao. - An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. 83
  85. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ vật rèn. - Phiếu công nghệ, sổ tay công nghệ. - Các loại dụng cụ gia công: đe rèn, kìm, dao chặt nóng, thước lá. - Phôi có đủ lượng dư, kích thước, không bị khuyết tật. - Lò nung hoạt động tốt, đảm bảo nhiệt độ nung theo yêu cầu. - Dụng cụ đảm bảo an toàn khi thao tác rèn tay. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của vật rèn - Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra vật rèn và đối chiếu với các thông số kỹ thuật ghi trên bản vẽ, quan sát hình dáng hình học, độ phẳng nhẵn bề mặt chặt. - Vận hành lò nung và thao tác khi chặt - Theo dõi quá trình thực hiện khi thao phần thừa kim loại tác và đối chiếu với chuẩn quy định trong sử dụng dụng cụ - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu yêu cầu - An toàn cho người và công nghệ chặt - Theo dõi quá trình thực hiện và đối chiếu với quy định về an toàn lao động - Thời gian thực hiện đúng định mức. và bảo hộ lao động - Theo dõi thời gian gia công thực tế và đối chiếu thời gian trong định mức 84