Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Kiểm soát không lưu

pdf 267 trang phuongnguyen 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Kiểm soát không lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_kiem_soat_khong_luu.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Kiểm soát không lưu

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA TÊN NGHỀ: KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU Hà Nội, năm 2010
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu , được thực hiện theo các bước sau: 1. Thành lập Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Kiểm soát không lưu (sau đây gọi là Ban Chủ nhiệm) được thành lập theo Quyết định số 1857/QĐ- BGTVT ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 2. Họp Ban Chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cho các th ành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng và biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu, theo hướng dẫn tại Quyết định số 09/2008/QĐ -BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu , theo trình tự a) Phân tích nghề - Nghiên cứu tài liệu: + Các yêu cầu, nội dung, đặc điểm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; + Các quy chế, nghị định, văn bản pháp quy và tài liệu liên quan đến nghề Kiểm soát không lưu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành và các khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). - Nghiên cứu khảo sát tại các đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ li ên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu, bao gồm: + Công ty Quản lý bay miền Bắc; + Công ty Quản lý bay miền Trung; + Công ty Quản lý bay miền Nam. - Khảo sát quy trình làm việc tại các đơn vị trên; - Tổ chức hội thảo lần thứ nhất với số khách mời tham gia là 36 người để phân tích kết quả khảo sát lập sơ đồ phân tích nghề; - Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia về sơ đồ phân tích nghề, số bản phát ra 40 bản, số bản góp ý thu được 36 bản. b) Phân tích công việc - Lập phiếu phân tích công việc cho tất cả các công việc có trong sơ đồ phân tích nghề để phân tích theo các nội dung: trình tự thực hiện các bước công việc, tiêu chuẩn thực hiện như kỹ năng cần thiết và kiến thức có liên quan; các 2
  3. điều kiện về công cụ, máy, thiết bị, dụng cụ, nguy ên vật liệu và môi trường làm việc để thực hiện công việc có hiệu quả; - Tổ chức hội thảo lần thứ hai với số khách mời tham gia l à 40 người nội dung hội thảo: tiến hành đánh giá các tiêu chí cơ bản liên quan đến phiếu phân tích công việc; làm rõ và giải thích các vướng mắc về hình thức, nội dung và cách dùng các thuật ngữ trong phiếu phân tích công việc; - Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia về phiếu tích công việc số bản phát ra 40 bản, số bản góp ý thu lại được 39 bản. c) Xây dựng danh mục các công việc - Tiến hành lựa chọn và sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích nghề thành danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề; - Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia về danh mục công việc, số bản phát ra 40 bản, số bản góp ý thu lại được 40 bản; - Tổ chức hội thảo lần thứ ba với số khách mời tham gia l à 40 người tiến hành đánh giá các tiêu chí cơ bản liên quan đến danh mục công việc. d) Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Căn cứ vào phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc, tiến h ành biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu định dạng ti êu chuẩn kỹ năng nghề tại Phụ lục IV của Quyết định số 09/2008/QĐ -BLĐTBXH; - Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia về bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, số bản phát ra 40 bản, số bản góp ý thu lại được 39 bản; - Tiến hành hội thảo với số khách mời tham gia là 40 người để lấy ý kiến đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn, hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia bàn giao cho Ban Chủ nhiệm nghiệm thu trước khi tổ chức thẩm định. 4. Hoàn thiện gửi Bộ GTVT thẩm định Căn cứ tài liệu hướng dẫn biên soạn tiêu chuẩn nghề quốc gia , tài liệu chuyên ngành, khảo sát thực tế, ý kiến chuyên gia và hội thảo. Ban Chủ nhiệm đã hoàn thành bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu gửi Bộ GTVT thẩm định. 5. Phạm vi sử dụng Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát không lưu đã khái quát hóa các kỹ năng, kiến thức và thái độ của một nhân viên Kiểm soát không lưu cần có khi thực hiện một công việc trong nhiệm vụ cụ thể. Bộ ti êu chuẩn này tác động tích cực đến mối quan hệ đa chiều của bốn nhóm đối t ượng đó là: Người lao động, Người quản lý lao động, Cơ sở đào tạo, Cơ quan quản lý nhà nước: - Đối với người lao động: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp người lao động hiểu rõ được điều kiện và môi trường làm việc; các kỹ năng, kiến thức và thái độ 3
  4. cần có khi chọn nghề. Mặt khác người lao động có định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề của bản thân qua việc học tập, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; - Đối với người sử dụng lao động: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp người sử dụng lao động xây dựng các tiêu chí tuyển chọn lao động, bố trí công việc v à trả lương hợp lý cho người lao động; - Đối với cơ sở dạy nghề: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp cơ sở dạy nghề định hướng trong đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đảm bảo tính li ên thông giữa các bậc trình độ kỹ năng nghề nhằm tiết kiệm thời gian, ngu ồn lực đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội; - Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp Cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các tiêu chí và phương pháp nh ằm đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; Mặt khác, bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Kiểm soát kiểm soát không lưu, là tài liệu giúp quá trình hội nhập thị truờng lao động trong nước, khu vực và quốc tế một cách toàn diện và bền vững. 4
  5. II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Dương Cao Thái Nguyên Học viện Hàng không Việt Nam 2 Nguyễn Văn Trọng Học viện Hàng không Việt Nam 3 Nguyễn Hồng Chung Công ty Quản lý bay miền Bắc 4 Phan Minh Sinh Công ty Quản lý bay miền Trung 5 Đặng Đằng Văn Công ty Quản lý bay miền Nam 6 Trần Duy Khanh Công ty Quản lý bay miền Nam 7 Trần Thị Quang Hiển Công ty Quản lý bay miền Nam 8 Nguyễn Hữu Tôn Nguyên kiểm soát viên không lưu Công ty Quản lý bay miền Nam 9 Vũ Ngọc Điệp Nguyên kiểm soát viên không lưu Công ty Quản lý bay miền Nam III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Trần Bảo Ngọc Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giao thông vận tải 2 Bùi Văn Võ Cục Hàng không Việt Nam 3 Nguyễn Hữu Thanh Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giao thông vận tải 4 Nguyễn Đình Tuấn Tổng Cty Quản lý bay Việt Nam 5 Nguyễn Mạnh Kiên Công ty Quản lý bay miền Bắc 6 Đoàn Hữu Gia Công ty Quản lý bay miền Trung 7 Nguyễn Vũ Linh Công ty Quản lý bay miền Nam 5
  6. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU Kiểm soát không lưu là một nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất. Kiểm soát vi ên không lưu thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với t àu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận đ ược từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ Quản lý bay khác có liên quan. Để đảm bảo nền không lưu an toàn, điều hòa và hiệu quả, kiểm soát viên không lưu thường xuyên cung cấp cho tổ lái các huấn lệnh, tin tức cần thiết và khuyến cáo về độ cao bay, tốc độ bay, đ ường bay, các thông tin về thời tiết và các thông tin hoạt động bay liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu vực sân bay. Kiểm soát không lưu là một nghề mang tính quốc tế nên kiểm soát viên không lưu không những tuân thủ mọi yêu cầu và qui định của Cục Hàng không Việt Nam mà còn phải tuân theo những khuyến cáo và thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). - Các nhiệm vụ chính: Cung cấp dịch vụ Kiểm soát tại sân; Cung cấp dịch vụ Kiểm soát tiếp cận; Cung cấp dịch vụ Kiểm soát đường dài; Cung cấp dịch vụ Thông báo bay; Cung cấp dịch vụ Báo động; Hiệp đồng với các cơ quan liên quan; Kiểm soát những trường hợp bất thường; Trao đổi điện văn dịch vụ không lưu; Phát hiện và giải quyết các tình huống có tiềm ẩn xung đột hoặc xung đột thực sự Viết báo cáo Giao tiếp Nâng cao nghiệp vụ 6
  7. - Môi trường làm việc: Kiểm soát viên không lưu làm tại: + Đài kiểm soát tại sân bay: ở vị trí này kiểm soát viên cung cấp chỉ thị và các thông tin cần thiết cho tàu bay đi cất cánh đúng theo kế hoạch bay dự kiến với sự chậm trễ trung bình ít nhất; hướng dẫn các tàu bay đến vào hạ cánh và lăn vào sân đỗ tại cảng hàng không. Tại các cảng hàng không lớn có nhiều tàu bay hoạt động đài kiểm soát không lưu có thể được phân chia ra thành vị trí kiểm soát tàu bay cất hạ cánh và bộ phận kiểm soát mặt đất bao gồm việc kiểm soát sự di chuyển của tàu bay và các phương tiện xe cộ trên các đường lăn, sân đỗ trên sân bay. + Cơ sở kiểm soát tiếp cận: ở vị trí này kiểm soát viên dẫn dắt và sắp xếp thứ tự các tàu bay đến theo một thứ tự hiệu quả nhất để t àu bay vào làm tiếp cận và hạ cánh; dẫn dắt các tàu bay đi ra nhanh chóng lấy được độ cao bay và đường bay mong muốn trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn bay đường dài. + Trung tâm kiểm soát đường dài: ở vị trí này kiểm soát viên điều hành hoạt động bay của tàu bay trên các đường hàng không, chỉ thị cho tàu bay lấy độ cao hoặc giảm độ cao và chỉ định các mực bay bằng đường dài. - Thiết bị, dụng cụ cần thiết: + Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; + Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; + Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; + Màn hiển thị tốc độ gió và hướng; máy đo khí áp, màn hiển thị khí áp; màn hiển thị khí tượng bao gồm cả đặt khí áp; + Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển và console; + Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; + Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; bảng dữ liệu bay, hành trình bay; + Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); + Tập AIP Việt Nam, bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; + Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); + Tài liệu về thiết bị dẫn đường; Tài liệu về tính năng tàu bay; + Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu, các văn bản hiệp đồng liên quan; + Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; + Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 7
  8. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM SOÁT TẠI SÂN 1 A1 Ki ình tr ểm tra t ạng đường X băng, đường lăn, sân đỗ 2 A2 Ki ình tr ểm tra t ạng hoạt X động của thiết bị dẫn đường 3 A3 Ki ình tr ểm tra t ạng hoạt X động của các đèn hiệu 4 A4 Kiểm soát tàu bay và phương tiện xe cộ trên khu X hoạt động 5 A5 Kiểm soát tàu bay cất cánh X 6 A6 Kiểm soát tàu bay hạ cánh X 7 A7 Ki àu bay trên vòng ểm soát t X lượn sân bay B CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM SOÁT TIẾP CẬN 8 B1 Ki ểm soát tàu bay đi trong X giai đoạn tiếp cận có ra đa 9 B2 Kiểm soát tàu bay đến trong X giai đoạn tiếp cận có ra đa 10 B3 Ki àu bay quá c ểm soát t ảnh X tiếp cận có ra đa 11 B4 Kiểm soát tàu bay đi trong giai đoạn tiếp cận không ra X đa 12 B5 Kiểm soát tàu bay đến trong giai đoạn tiếp cận không ra X đa 13 B6 Kiểm soát tàu bay quá cảnh trong giai đoạn tiếp cận X không ra đa 14 B7 Ki àu bay ti ểm soát t ếp cận X bằng mắt 15 B8 Kiểm soát tàu bay tiếp cận X 8
  9. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 bằng mắt đặc biệt C CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG DÀI 16 C1 Kiểm soát tàu bay đi trong giai đoạn bay đường dài có X ra đa 17 C2 Kiểm soát tàu bay đến trong giai đoạn bay đường dài có X ra đa 18 C3 Ki àu bay quá c ểm soát t ảnh X có ra đa 19 C4 Kiểm soát tàu bay đi trong giai đoạn bay đường dài X không ra đa 20 C5 Kiểm soát tàu bay đến trong giai đoạn bay đường dài X không ra đa 21 C6 Ki àu bay quá c ểm soát t ảnh X không ra đa D CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG BÁO BAY 22 D1 Cung c ấp thông tin khí X tượng 23 D2 Cung cấp tin tức về tình tr ạng hoạt động của các X trang thiết bị dẫn đường cho tàu bay 24 D3 Cung c ình ấp tin tức về t X trạng sân bay. 25 D4 Cung cấp các khuyến cáo và những chỉ thị cần thiết X cho tổ lái 26 D5 Cung cấp cảnh báo thời tiết (SIGMET) thích hợp cho X tàu bay 27 D6 Chuy ên ển các báo cáo tr X không đặc biệt tới tàu bay 28 D7 Chuyển các báo cáo trên không đặc biệt tới các các X cơ quan khí tượng 29 D8 Chuyển các báo cáo trên X 9
  10. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 không đặc biệt tới cơ sở điều hành bay có liên quan 30 D9 Cung c tin t ấp ức về hoạt X động của núi lửa 31 D10 Cung cấp về việc thả vào khí quyển các chất phóng X xạ hoặc hoá chất độc hại 32 D11 Cung c tin t ấp ức cho các X chuyến bay bằng mắt 33 D12 Cung cấp tin tức thích hợp về hoạt động của tàu bay X không người lái E CUNG CẤP DỊCH VỤ BÁO ĐỘNG 34 E1 Thu thập số liệu liên quan đến tình trạng khẩn cấp của X tàu bay 35 E2 Đánh giá thông tin thu thập X được 36 E3 Thông báo tình tr ạng khẩn X nguy 37 E4 Theo dõi tình tr àu ạng của t X bay bị khẩn nguy 38 E5 Chấm dứt tình trạng báo X động F HIỆP ĐỒNG VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN 39 F1 Hiệp đồng giữa hai Trung X tâm kiểm soát đường dài 40 F2 Hiệp đồng giữa Trung tâm kiểm soát đường dài và Cơ X sở kiểm soát tiếp cận 41 F3 Hiệp đồng giữa Trung tâm kiểm soát đường dài và Đài X kiểm soát tại sân bay. 42 F4 Hiệp đồng giữa Trung tâm kiểm soát đường dài với cơ X quan cấp phép bay. 43 F5 Hiệp đồng giữa Cơ sở kiểm soát tiếp cận với Đài kiểm X soát tại sân bay. 10
  11. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 44 F6 Hiệp đồng giữa Đài kiểm soát tại sân bay với Phòng X thủ tục bay 45 F7 Hiệp đồng giữa đài kiểm soát tại sân bay với Phòng X kế hoạch bay 46 F8 Hiệp đồng với các đơn vị quân sự (phòng không, X không quân,trường bắn ) 47 F9 Hi ệp đồng với cơ quan cứu X hỏa, cứu thương .sân bay 48 F10 Hiệp đồng với cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu X nạn 49 F11 Hiệp đồng với cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng X không 50 F12 Hiệp đồng với cơ sở cung X cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS 51 F13 Hiệp đồng giữa cơ quan X kiểm soát không lưu với nhà khai thác tàu bay 52 F14 Hiệp đồng giữa cơ quan kiểm soát không lưu với X Đài viễn thông hàng không G KIỂM SOÁT NHỮNG TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG 53 G1 Ki àu bay trong ểm soát t X trường hợp xuống khẩn cấp 54 G2 Kiểm soát tàu bay trong trường hợp hạ cánh khẩn X cấp 55 G3 Kiểm soát tàu bay trong trường hợp bị can thiệp bất X hợp pháp 56 G4 Ki àu bay trong ểm soát t X trường hợp mất liên lạc vô 11
  12. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 tuyến 57 G5 Kiểm soát tàu bay trong trường hợp thời tiết xấu đột X ngột 58 G6 Kiểm soát tàu bay trong trường hợp bị sự cố kỹ X thuật trên không, trên mặt đất. 59 G7 Ki àu bay trong ểm soát t X trường hợp bị lạc 60 G8 Ki àu bay l ểm soát t ạ xâm X phạm vùng trời trách nhiệm 61 G9 Kiểm soát tàu bay trong X trường hợp ra đa bị hỏng 62 G10 Ki àu bay trong ểm soát t X trường hợp bị bay chặn H TRAO ĐỔI ĐIỆN VĂN DỊCH VỤ KHÔNG LƯU 63 H1 Soạn điện văn X 64 H2 Khai thác điện văn X 65 H3 Lưu trữ điện văn X I PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG CÓ TIỀM ẨN XUNG ĐỘT 66 I1 Phát hi ện các nguy cơ xung X đột hoặc xung đột thực sự 67 I2 Lựa chọn các công cụ được cung cấp để giải quyết tình X huống xung đột 68 I3 Áp dụng các tiêu chuẩn phân cách quy định của các X công cụ để giải quyết tình huống xung đột 69 I4 Đưa ra các huấn lệnh, chỉ dẫn kịp thời hoặc cảnh báo an toàn cho tàu bay b ị xung X đột/ hoặc gần bị xung đột trên đường bay hoặc ở độ cao bay thấp. 70 I5 Cung c ên quan ấp tư vấn li X hoặc chỉ thị kịp thời về 12
  13. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 vùng trời bị cấm, hạn chế, nguy hiểm hoặc khu vực di chuyển bị xâm phạm. 71 I6 Yêu cầu hoặc nhận thông báo t ã nhìn th ừ tổ lái đ ấy X tàu bay có khả năng gây xung đột. 72 I7 Thông báo cho tổ lái khi tình huống xung đột không X còn nữa J VIẾT BÁO CÁO 73 J1 Vi ết báo cáo uy hiếp an X toàn bay 74 J2 Viết báo cáo tình trạng hoạt động của hệ thống kỹ thuật, X trang bị, thiết bị CNS 75 J3 Viết báo cáo thường kỳ (tình hình hoạt động bay, các trang thiết bị kỹ thuật X hằng ngày; tổng hợp tuần, tháng, quý, năm) K GIAO TIẾP 76 K1 Giao tiếp với đồng nghiệp X 77 K2 Giao tiếp với lãnh đạo X 78 K3 Giao tiếp với khách hàng X L NÂNG CAO NGHIỆP VỤ 79 L1 Huấn luyện định kỳ X 80 L2 Huấn luyện nâng cao X 81 L3 Huấn luyện chuyên ngành X 82 L4 Hu àm quen ấn luyện bay l X (bay cảm giác) 83 L5 Tự rèn luyện tay nghề X 13
  14. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm tra tình trạng đường băng, đường lăn, sân đỗ Mã số Công việc: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên tại sân bay phải thường xuyên quan sát, theo dõi hoặc sử dụng các tin tức từ các nguồn khác nh ư kết quả quan trắc của các bộ phận kiểm tra đường cất hạ cánh, điện cơ, xe dẫn tàu bay, nhân viên khai thác khu bay hay báo cáo của tổ lái để luôn luôn nắm vững t ình trạng hoạt động của các đường băng, đường lăn, sân đổ nhằm cung cấp trực tiếp kịp thời cho tổ lái hoặc thôn g qua cơ sở kiểm soát tiếp cận hoặc khi tổ lái yêu cầu để đảm bảo an toàn bay. Các bước thực hiện công việc như sau: - Thu thập đầy đủ các thông tin về công việc sửa chữa, xây dựng tr ên khu di chuyển hoặc ở ngay sát khu này; - Thu thập các thông tin về chỗ ghồ ghề, vết nứt, nước đọng trên đường cất hạ cánh, đường lăn hoặc sân đỗ thông qua nhân vi ên mặt đất hoặc báo cáo của tổ lái; - Quan sát bằng mắt trong phạm vi tầm nhìn từ đài kiểm soát tại sân bay để nắm vững tình trạng hoạt động của các đường băng, đường lăn, sân đổ; - Cung cấp trực tiếp hoặc thông qua cơ sở kiểm soát tiếp cận kịp thời cho từng tổ lái để đảm bảo an toàn bay; - Cung cấp huấn lệnh, thông tin để đảm bảo an toàn cho tàu bay, xe cộ và các phương tiện kỹ thuật khi có sự hỏng hóc hoặc hoạt động không b ình thường của các đường băng, đường lăn, sân đổ; - Thông báo cho nhà chức trách sân bay và các cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật để có các biện pháp khắc phục các hỏng hóc . II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thông tin phải được thu thập và cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ cho tổ lái; - Tổ lái nhận được thông tin có đủ thời gian để xử lý. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; 14
  15. - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn ; - Phát hiện được những bất thường xảy ra trên bề mặt đường băng , đường lăn, sân đỗ; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Hiểu được các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; sân đỗ, đường lăn và các vị trí để kiểm tra dữ liệu kỹ thuật; hệ thống kiểm soát, h ướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu; - Hiểu được các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 15
  16. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sử dụng thành thạo các dụng - Quan sát thao tác vận hành ống nhòm, bộ cụ, trang thiết bị để nhận biết đàm, micrô, cách nhận và xử lý điện văn hoặc thu thập thông tin về tình và các dụng cụ khác. trạng đường băng, đường lăn, sân đỗ. - Nhận và chuyển đầy đủ, kịp - Giám sát thao tác khai thác các loại điện thời các thông tin về tình trạng văn và phát thông tin trong điện văn theo sân đường và các trang thiết bị quy định trong quy chế không lưu của Cục tại đó, kể cả tin tức về tình Hàng không Việt Nam và khuyến cáo của trạng khu hoạt động của sân Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế bay bị ngập nước cho tàu bay. (ICAO). - Kiểm tra việc nhận và chuyển đầy đủ các điện văn thông báo cho người bay (NOTAM). - Kiểm tra việc nhận thông tin từ các bộ phận khác và phát lại cho tổ lái. - Cập nhật kịp thời các thông - Kiểm tra việc cập nhật khi có sự thay đổi tin mới nhất về tình trạng về tình trạng đường băng, đường lăn, sân đường băng, đường lăn, sân đỗ. đỗ. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của xác, rõ ràng, mạch lạc đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Tác phong làm việc cẩn thận. - Quan sát tác phong làm việc và đối chiếu với qui định 16
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị dẫn đường Mã số Công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên tại sân bay sử dụng các thiết bị kiểm tra tự động hoặc sử dụng các tin tức từ các nguồn khác nh ư báo cáo của các bộ phận kỹ thuật, từ điện văn thông báo cho người bay (NOTAM) hay báo cáo của tổ lái để biết chắc thiết bị dẫn đường có hoạt động tốt hay không, nhằm cung cấp trực tiếp kịp thời cho từng tổ lái hoặc thông qua cơ sở kiểm soát tiếp cận hoặc khi tổ lái yêu cầu để đảm bảo an toàn bay. Các bước thực hiện công việc như sau: - Thu thập đầy đủ các thông tin về tình trạng hoạt động của các đài phù trợ vô tuyến dẫn đường và hạ cánh thông qua bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường tại vị trí làm việc, và thông qua các NOTAMS, hoặc các báo cáo của bộ phận kỹ thuật, ghi chú của các ca trực trước; - Thu thập đầy đủ các thông tin về tình trạng hoạt động của các đài dẫn đường phục vụ cho tiếp cận và hạ cánh thông qua báo cáo của tổ lái; - Cung cấp trực tiếp hoặc thông qua cơ sở kiểm soát tiếp cận kịp thời cho từng tổ lái để đảm bảo an toàn bay; - Đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo an to àn cho các tàu bay khi có sự hỏng hóc hoặc hoạt động không bình thường của các đài dẫn đường; - Thông báo cho nhà chức trách sân bay và các cơ quan kỹ thuật để có các biện pháp khắc phục ngay các hỏng hóc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thông tin phải được thu thập và cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ cho tổ lái; - Tổ lái nhận được thông tin có đủ thời gian để xử lý. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những bất thường xảy ra trên bề mặt đường băng , đường lăn, sân đỗ; 17
  18. - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Nắm được các đài phù trợ vô tuyến dẫn đường và hạ cánh (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu được hoạt động của thiết bị dẫn đường (nguyên lý hoạt động, tính năng, và công dụng của mỗi loại đài); - Hiểu được cấu tạo và nguyên ký hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay; - Phân tích được sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về thiết bị dẫn đường; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 18
  19. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sử dụng thành thạo các dụng - Kiểm tra thao tác quan sát bảng điều cụ, trang thiết bị để nhận biết khiển có lắp đặt thiết bị (các đèn LED) hoặc thu thập thông tin về tình theo dõi trạng thái hoạt động của các trạng hoạt động của các trang trang thiết bị dẫn đường tại vị trí làm thiết bị dẫn đường cho tàu bay. việc. - Nhận và chuyển đầy đủ, kịp - Quan sát thao tác khai thác các loại thời các thông tin về tình trạng điện văn và phát thông tin trong điện hoạt động của thiết bị dẫn văn đối chiếu với quy định trong quy đường, phương tiện trực quan chế không lưu của Cục Hàng không giúp cho tàu bay hạ cánh, cất Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức cánh, tiếp cận, di chuyển trên Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). m trong khu v ặt đất ực trách - Kiểm tra việc nhận và chuyển đầy đủ nhi ệm các điện văn thông báo cho người bay (NOTAM). - Kiểm tra việc nhận thông tin từ các bộ phận khác và phát lại cho tổ lái. - Cập nhật kịp thời các thông tin - Kiểm tra việc cập nhật khi có sự thay mới nhất về tình trạng hoạt động đổi về tình trạng hoạt động của các của các trang thiết bị dẫn đường trang thiết bị dẫn đường cho tàu bay. cho tàu bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của xác, rõ ràng, mạch lạc đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát tại vị trí làm việc và đối thường và nhanh chóng xử lý chiếu với quy định - Tác phong làm việc cẩn thận. - Quan sát tác phong làm việc và đối chiếu với qui định. 19
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đèn hiệu Mã số Công việc: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu tại sân bay sử dụng các thiết bị kiểm tra tự động hoặc quan sát bằng mắt để biết chắc các đ èn hiệu có hoạt động tốt và phù hợp với bảng điều khiển được trang bị tại vị trí làm việc không nhằm cung cấp trực tiếp kịp thời cho tổ lái hoặc thông qua c ơ sở kiểm soát tiếp cận hoặc khi tổ lái yêu cầu để đảm bảo an toàn bay. Các bước thực hiện công việc như sau: - Theo dõi liên tục trên bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay để biết chắc các đèn hiệu có hoạt động tốt không; - Quan sát bằng mắt các đèn trong phạm vi tầm nhìn từ đài kiểm soát tại sân bay để nắm vững tình trạng hoạt động của các đèn hiệu; - Sử dụng các tin tức từ các nguồn khác nh ư báo cáo từ tổ lái, bộ phận kỹ thuật để luôn luôn nắm vững tình trạng hoạt động của các đèn hiệu; - Cung cấp trực tiếp hoặc thông qua cơ sở kiểm soát tiếp cận kịp thời cho từng tổ lái để đảm bảo an toàn bay; - Đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo an to àn cho các tàu bay, xe cộ và các phương tiện kỹ thuật khi có sự hỏng hóc hoặc hoạt động không b ình thường của các đèn hiệu; - Thông báo cho các cơ quan kỹ thuật khắc phục ngay các hỏng hóc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thông tin phải được thu thập và cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ cho tổ lái; - Tổ lái nhận được thông tin có đủ thời gian để xử lý. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những hoạt động bất thường hoặc hỏng hóc của các đèn hiệu; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; 20
  21. - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Hiểu được tính năng và vận hành tốt các loại đèn hàng không bao gồm đèn tiếp cận và đèn đường cất hạ cánh; các loại đèn khác và nguồn điện dự phòng; - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; hệ thống kiểm soát, hướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu; - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay; - Hiểu biết rõ giờ hoạt động của các đèn hiệu; - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 21
  22. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sử dụng thành thạo các dụng - Giám sát thao tác quan sát bảng điều cụ, trang thiết bị để nhận biết khiển đèn có lắp đặt thiết bị (các đèn hoặc thu thập thông tin về tình LED) theo dõi trạng thái hoạt động của trạng hoạt động của các đèn hiệu các đèn tại vị trí làm việc - Nhận và chuyển đầy đủ, kịp - Giám sát thao tác khai thác các lo ại thời các thông tin về tình trạng điện văn và phát thông tin trong điện văn hoạt động của các đèn hiệu cho đối chiếu với quy định trong quy chế tàu bay không lưu của Cục Hàng không Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) - Kiểm tra việc nhận và chuyển đầy đủ các điện văn thông báo cho người bay (NOTAM) - Kiểm tra việc nhận thông tin từ các bộ phận khác và phát lại cho tổ lái - Cập nhật kịp thời các thông tin - Kiểm tra việc cập nhật khi có sự thay mới nhất về tình trạng hoạt động đổi về tình trạng hoạt động của các đèn của các đèn hiệu cho tàu bay hiệu - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của xác, rõ ràng, mạch lạc đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát tại vị trí làm việc và đối chiếu thường và nhanh chóng xử lý với quy định - Tác phong làm việc cẩn thận - Quan sát tác phong làm việc, đối chiếu với qui định. 22
  23. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay và phương tiện xe cộ trên khu hoạt động Mã số Công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên tại đài kiểm soát tại sân bay cung cấp các tin t ức và huấn lệnh cho tàu bay và các hoạt động của người , phương tiện di chuyển trên khu hoạt động chịu sự kiểm soát của mình để đảm bảo an toàn việc lăn ra , lăn vào cùng một lúc của nhiều tàu bay đến và đi (IFR và/hay VFR) và giữa các tàu bay và xe cộ trên khu hoạt động, hoặc giữa các tàu bay trên khu hoạt động và các vật chướng ngại trên khu vực đó. Các bước thực hiện công việc như sau: - Theo dõi liên tục bằng mắt các hoạt động bay tr ên sân bay gồm các tàu bay, xe cộ, phương tiện kỹ thuật và nhân viên trên khu hoạt động; - Cấp chỉ thị cho tàu bay hoặc phương tiện xe cộ dừng chờ tại sân đỗ khi điều kiện không lưu chưa cho phép tàu bay hoặc phương tiện xe cộ hoạt động; - Thông báo cho tổ lái biết sự chậm trễ ở mặt đất; - Thông báo cho tổ lái giờ dự kiến nhận huấn lệnh khởi hành; - Nhận và phổ biến cho tổ lái sự hủy bỏ các hạn chế về quản lý không l ưu; - Nhận yêu cầu của tổ lái xin chỉ thị khởi động động c ơ/ đẩy lùi tàu bay; - Nhận yêu cầu của tổ lái xin chỉ thị lăn; - Cấp chỉ thị lăn và thông tin về điều kiện sân bay cho tàu bay đi từ sân đỗ ra đến vị trí chờ hoặc cho tàu bay đến vừa rời đường cất hạ cánh về sân đỗ; - Nhận yêu cầu của tổ lái hoặc nhân viên lái xe của các phương tiện xe cộ xin di chuyển trên hoặc xuyên qua khu di chuyển; - Chỉ thị cho tàu bay hoặc phương tiện xe cộ dừng chờ bên ngoài đường cất hạ cánh/ đường lăn khi có tàu bay khác đang hoạt động hoặc có chướng ngại vật trên đường cất hạ cánh; - Từ chối yêu cầu của tổ lái hoặc nhân viên lái xe xin di chuyển trên khu hoạt động hoặc khu di chuyển của sân bay k hi điều kiện không lưu chưa cho phép; - Chỉ thị cho tổ lái lăn tránh các khu di chuyển đang bị đóng cửa v ì có công trình đang thi công; - Cấp những huấn lệnh thích hợp kịp thời cho các t àu bay đi, đến, xe cộ và phương tiện kỹ thuật nhằm tránh va chạm trên khu hoạt động. 23
  24. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các xe cộ, phương tiện kỹ thuật và nhân viên hoạt động trên sân bay được kiểm soát để đảm bảo cho hoạt động của t àu bay được an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; - Kiểm soát được tàu bay và phương tiện xe cộ; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Phát hiện nhanh chóng những hoạt động bất thường của tàu bay ,và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ điều hành bay. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Hiểu được các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố ; sân đỗ, đường lăn và các vị trí để kiểm tra dữ liệu kỹ thuật; hệ thống kiểm soát, hướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu; - Vận hành tốt các loại đèn hàng không bao gồm đèn tiếp cận và đèn đường cất hạ cánh; các loại đèn khác và nguồn điện dự phòng; - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các đài phù trợ vô tuyến dẫn đường và hạ cánh (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay; - Hiểu biết rõ tình trạng hoạt động và tần số của các phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; Các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm (đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay và nguy hiểm); loại tin tức khí tượng được cung cấp; - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay; phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; 24
  25. - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Màn hiển thị tốc độ gió và hướng; - Máy đo khí áp, màn hiển thị khí áp; - Màn hiển thị khí tượng bao gồm cả đặt khí áp; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; - Bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về thiết bị dẫn đường; - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console. 25
  26. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo mọi hoạt động của tàu bay, - Quan sát thực tế và đối chiếu người, và phương tiện xe cộ trên khu di với các quy định về phân cách chuyển an toàn đủ phân cách, không vi an toàn giữa tàu bay với nhau, phạm tiêu chuẩn phân cách an toàn tối giữa tàu bay với chướng ngại thiểu và hiệu quả vật. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tin tức về - Quan sát trình tự thực hiện tình trạng khai thác của sân bay, tình nhiệm vụ cung cấp thông tin cho trọng khác. tàu bay và đối chiếu với quy định tại Quy chế thông báo tin trạng khai thác của dịch vụ, hệ thống tức hàng không kỹ thuật và thiết bị dẫn đường liên quan trong khu vực trách nhiệm, các tin tức có tính chất khai thác quan - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn xác, rõ - Đối chiếu với thuật ngữ quy ràng, mạch lạc định của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Sớm phát hiện ra những bất thường và - Quan sát tại vị trí làm việc và nhanh chóng xử lý đối chiếu với quy định. 26
  27. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay cất cánh Mã số Công việc: A05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu tại sân bay sẽ hiệp đồng với bộ phận kiểm soát mặt đất, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm kiểm soát đ ường dài và các đơn vị không lưu khác để đảm bảo hoạt động cất cánh của t àu bay an toàn, trật tự và nhanh chóng. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận đề nghị khởi hành từ bộ phận kiểm soát mặt đất tại sân bay; - Phối hợp với Trung tâm kiểm soát đường dài để nhận huấn lệnh kiểm soát không lưu trước khi tàu bay cất cánh; - Phối hợp với cơ sở kiểm soát tiếp cận để thông báo đề nghị khởi h ành và xin chỉ thị khởi hành; - Cấp huấn lệnh kiểm soát không lưu và chỉ thị khởi hành cho tàu bay đi thông qua bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Nhận hiệp đồng chuyển giao tàu bay đi từ bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat t àu bay đi từ bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Thiết lập liên lạc với tàu bay đi IFR và VFR; - Phân cách và sắp xếp thứ tự cất cánh cho tàu bay đi IFR và VFR xen kẻ với các tàu bay đến; - Cấp huấn lệnh cất cánh cho tàu bay đi IFR và VFR tùy thuộc vào điều kiện không lưu hiện hành; - Thông báo giờ cất cánh cho cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Thông báo giờ cất cánh cho phòng thủ tục bay và ghi vào sổ nhật ký không lưu (ATS Log); - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay đi cho cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Chuyển giao quyền kiểm sóat tàu bay đi cho cơ sở kiểm soát tiếp cận. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc kiểm soát các hoạt động trên sân bay phải đảm bảo cho hoạt động của tàu bay đi cất cánh an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . 27
  28. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; kiểm soát được tàu bay cất cánh; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những bất thường của tàu bay cất cánh và bất kỳ chướng ngại vật nào xảy ra trên bề mặt đường băng , đường lăn, sân đỗ; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; hệ thống kiểm soát, hướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu; - Hiểu được các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; - Vận hành tốt các loại đèn hàng không bao gồm đèn tiếp cận và đèn đường cất hạ cánh; các loại đèn khác và nguồn điện dự phòng; - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay; - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; - Hiểu biết rõ kế hoạch, số lượng, thứ tự tàu bay sẵn sàng cất cánh; - Hiểu biết rõ các yếu tố khí tượng để chọn lựa đường cất cánh phù hợp cho tàu bay; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; 28
  29. - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Màn hiển thị tốc độ gió và hướng; - Máy đo khí áp, màn hiển thị khí áp; - Màn hiển thị khí tượng bao gồm cả đặt khí áp; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; - Bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về thiết bị dẫn đường; - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console. 29
  30. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo mọi hoạt động cất - Quan sát thực tế và đối chiếu với cánh của tàu bay an toàn và hiệu các quy định về phân cách an quả toàn giữa tàu bay với nhau, giữa tàu bay với chướng ngại vật. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các - Quan sát trình tự thực hiện tin tức về tình trạng khai thác của sân bay, tình trạng khai nhiệm vụ cung cấp thông tin cho thác của dịch vụ, hệ thống kỹ tàu bay và đối chiếu với quy thuật và thiết bị dẫn đường định tại Quy chế thông báo tin liên quan trong khu vực trách tức hàng không nhiệm, các tin tức có tính chất khai thác quan trọng khác. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát tại vị trí làm việc và thường và nhanh chóng xử lý đối chiếu với quy định 30
  31. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay hạ cánh Mã số Công việc: A06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu tại sân bay sắp xếp thứ tự và phân cách các tàu bay đến theo quy tắc bay bằng mắt (VFR), quy tắc bay bằng mắt đặc biệt (special VFR) với các tàu bay đến theo quy tắc bay bằng thiết bị (IFR) được chuyển giao từ cơ sở kiểm soát tiếp cận đang làm tiếp cận trên tuyến tiếp cận chót vào hạ cánh một cách an toàn, trật tự và nhanh chóng. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận ‘chuyển giao tàu bay đến’ từ cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Chuyển ‘chuyển giao tàu bay đến’ cho bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat t àu bay đến IFR từ cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Thiết lập liên lạc với tàu bay đến IFR và VFR; - Phân cách và sắp xếp thứ tự hạ cánh cho tàu bay đến IFR và VFR; - Cấp huấn lệnh hạ cánh cho tàu bay đến IFR và VFR; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay đến cho bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Chuyển giao quyền kiểm soát tàu bay đến cho bộ phận kiểm sóat mặt đất tại sân bay; - Ghi giờ hạ cánh vào sổ nhật ký không lưu (ATS Log). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc kiểm soát các hoạt động trên sân bay phải đảm bảo cho hoạt động của tàu bay đến hạ cánh an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; kiểm soát được tàu bay hạ cánh; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; 31
  32. - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những bất thường của tàu bay đang thực hiện tiếp cận hạ cánh và đã hạ cánh và bất kỳ chướng ngại vật nào xảy ra trên bề mặt đường băng, đường lăn; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; hệ thống kiểm soát, hướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu; - Hiểu được các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; - Vận hành tốt các loại đèn hàng không bao gồm đèn tiếp cận và đèn đường cất hạ cánh; các loại đèn khác và nguồn điện dự phòng; - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu bay trên khu vực sân bay; - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; - Hiểu biết rõ kế hoạch, số lượng, thứ tự tàu bay vào hạ cánh; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng để chọn lựa đường hạ cất cánh phù hợp cho tàu bay, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an t oàn bay của tàu bay; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Hiểu biết rõ Phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường và hạ cánh (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ phương thức bay chờ, tiếp cận, hạ cánh và khởi hành Phương thức bay chờ, tiếp cận bằng thiết bị được thiết lập Phương thức đến và đi chuẩn (STARs & SIDs) Phương thức tiếp cận hụt cho mỗi loại tiếp cận Phương thức dự phòng trong trường hợp trang thiết bị bị hỏng 32
  33. Mực bay và độ cao chuyển tiếp Độ cao an toàn tối thiểu - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Màn hiển thị tốc độ gió và hướng; - Máy đo khí áp, màn hiển thị khí áp; - Màn hiển thị khí tượng bao gồm cả đặt khí áp; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; - Bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về thiết bị dẫn đường; - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console. 33
  34. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Quan sát th - Đảm bảo mọi hoạt động hạ ực tế và đối chiếu với các cánh của tàu bay an toàn và hiệu quy định về phân cách an toàn gi àu bay v quả ữa t ới nhau, giữa tàu bay với chướng ngại vật. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các - Quan sát trình tự thực hiện tin tức về tình trạng khai thác nhiệm vụ cung cấp thông tin cho của sân bay, tình trạng khai tàu bay và đối chiếu với quy thác của dịch vụ, hệ thống kỹ định tại Quy chế thông báo tin thuật và thiết bị dẫn đường tức hàng không. liên quan trong khu vực trách nhiệm, các tin tức có tính chất khai thác quan trọng khác. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Quan sát tại vị trí làm việc và - Sớm phát hiện ra những bất đối chiếu với quy định. thường và nhanh chóng xử lý 34
  35. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay trên vòng lượn sân bay Mã số Công việc: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu tại sân bay sẽ hiệp đồng với cơ sở kiểm soát tiếp cận và các đơn vị không lưu khác, đồng thời phải liên tục theo dõi bằng mắt các hoạt động bay trên sân bay và trong vùng phụ cận sân bay để đảm bảo hoạt động của các tàu bay đến IFR và/hoặc VFR, tàu bay huấn luyện dân dụng và quân sự tại sân bay tiến nhập vào mạch bay tại sân trước khi hạ cánh một cách an toàn, trật tự và nhanh chóng. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận ‘chuyển giao tàu bay đến IFR’ từ cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Nhận dự báo tàu bay đến VFR từ các cơ quan cung cấp dịch vụ không lưu; - Nhận hiệp đồng chuyển giao tàu bay (đi) huấn luyện tại sân bay từ bộ phận kiểm soát mặt đất tại sân bay; - Chuyển ‘chuyển giao tàu bay đến IFR’ và thông tin của tàu bay đến VFR cho bộ phận kiểm soát mặt đất; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat tàu bay đến IFR từ cơ sở kiểm soát tiếp cận; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat t àu bay (đi) huấn luyện tại sân bay từ bộ phận kiểm soát mặt đất tại sân bay; - Thiết lập liên lạc với tàu bay đến IFR, VFR và tàu bay (đi) huấn luyện tại sân bay; - Cấp huấn lệnh và thông tin về thời tiết cho tàu bay đến, tàu bay huấn luyện tại sân bay tiến nhập vào mạch bay và sắp xếp thứ tự hạ cánh cho tàu bay đến IFR, VFR và tàu bay huấn luyện. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các tàu bay đến IFR và/hoặc VFR, tàu bay huấn luyện dân dụng và quân sự tại sân bay khi tiến nhập vào mạch bay tại sân trước khi hạ cánh phải được kiểm soát một cách an toàn, trật tự và nhanh chóng; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . 35
  36. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; kiểm soát được tàu bay trên vòng lượn sân bay; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Sử dụng thành thạo các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những bất thường của tàu bay đang thực hiện trên vòng lượn sân bay; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; sơ đồ vòng lượn sân bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; sơ đồ vòng lượn sân bay; - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng để chọn lựa đường hạ cất cánh phù hợp cho tàu bay, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Hiểu biết rõ phương thức bay chờ, tiếp cận, hạ cánh và khởi hành; - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; 36
  37. - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom), bộ đàm, ống nhòm; - Màn hiển thị tốc độ gió và hướng; - Máy đo khí áp, màn hiển thị khí áp; - Màn hiển thị khí tượng bao gồm cả đặt khí áp; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng điều khiển hệ thống đèn tại sân bay; - Bảng theo dõi tín hiệu thiết bị dẫn đường; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về thiết bị dẫn đường; - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console. 37
  38. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo mọi hoạt động của tàu - Quan sát thực tế và đối chiếu với bay dân dụng và quân sự huấn các quy định về phân cách an luyện trên vòng lượn sân bay toàn giữa tàu bay với nhau, hoặc tàu bay tiến nhập vào vòng giữa tàu bay với chướng ngại lượn trước khi vào hạ cánh an vật. toàn và hiệu quả - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các - Quan sát trình tự thực hiện tin tức về tình trạng khai thác nhiệm vụ cung cấp thông tin cho của sân bay, tình trạng khai tàu bay và đối chiếu với quy thác của dịch vụ, hệ thống kỹ định tại Quy chế thông báo tin thuật và thiết bị dẫn đường tức hàng không liên quan trong khu vực trách nhiệm, các tin tức có tính chất khai thác quan trọng khác. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy xác, rõ ràng, mạch lạc định của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Quan sát tại vị trí làm việc và - Sớm phát hiện ra những bất đối chiếu với quy định. thường và nhanh chóng xử lý 38
  39. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay đi trong giai đoạn tiếp cận có ra đa Mã số Công việc: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu phối hợp giữa Đài kiểm soát tại sân bay và Trung tâm kiểm soát đường dài để dẫn dắt tàu bay đến điểm chuyển giao và bàn giao tàu bay cho Trung tâm kiểm soát đường dài. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận dự báo khởi hành từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Cấp chỉ thị khởi hành cho tàu bay thông qua đài kiểm sóat tại sân bay; - Nhận giờ cất cánh từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Thông báo giờ cất cánh cho trung tâm kiểm sóat đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Nhận dạng tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay đến điểm chuyển giao; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm sóat đường dài; - Chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm sóat đường dài. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tàu bay đi được kiểm soát bằng ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu ; kiểm soát được tàu bay cất cánh trong môi trường có ra-đa; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; 39
  40. - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay ,ra đa và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế và nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu biết rõ kế hoạch, số lượng, thứ tự tàu bay sẵn sàng cất cánh; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, Phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát Radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console; 40
  41. - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 41
  42. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Theo dõi trên màn hình ra-đa, kiểm tra phân cách, không vi phạm tiêu xem có các báo động Cảnh báo xung đột chuẩn phân cách an toàn tối thiểu tạm thời (Short Term Conflict Alert - STCA) không? hoặc phân cách giữa tàu bay với chướng ngại vật; giữa tàu bay với địa hình (thông qua hệ thống MSAW) và đối chiếu với các hình thức phân cách tối thiểu qui định. - Canh nghe trên tần số liên lạc, kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai phương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các - Quan sát trình tự thực hiện nhiệm vụ tin tức về tình trạng hệ thống cung cấp thông tin cho tàu bay và đối kỹ thuật, thiết bị dẫn đường và chiếu với quy định tại Quy chế thông các tin tức liên quan quan báo tin tức hàng không trọng khác trong khu vực trách nhiệm. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của xác, rõ ràng, mạch lạc đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các điều các điều khỏan hiệp đồng trong khoản thỏa thuận trong thỏa hiệp thư. thỏa hiệp thư - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm việc và thường và nhanh chóng xử lý đối chiếu với qui định. 42
  43. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay đến trong giai đoạn tiếp cận có ra đa Mã số Công việc: B02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu phối hợp giữa trung tâm đường dài và Đài kiểm soát tại sân bay để dẫn dắt tàu bay từ điểm chuyển giao của đường dài đến điểm làm tiếp cận trên tuyến tiếp cận chót và chuyển giao cho đài kiểm soát tại sân bay có sử dụng rađa. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận dự báo đến từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Chuyển dự báo đến cho đài kiểm sóat tại sân bay; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Nhận dạng tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay đến điểm làm tiếp cận trên tuyến tiếp cận chót; - Cung cấp thông tin về thời tiết; - Thông báo mực bay trống thấp nhất cho trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho đài kiểm sóat tại sân bay; - Chuyển giao tàu bay cho đài kiểm sóat tại sân bay. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay đến được kiểm soát bằng ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . 43
  44. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; kiểm soát được tàu bay đến trong môi trường có ra-đa; - Dẫn dắt được tàu bay bằng ra-đa; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay,ra đa và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu 44
  45. bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát Radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console; - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 45
  46. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Ki ểm soát tàu bay an toàn đủ - Theo dõi trên màn hình ra-đa, kiểm tra phân cách, không vi ph êu ạm ti xem có các báo động Cảnh báo xung đột chu àn t ẩn phân cách an to ối thiểu tạm thời (Short Term Conflict Alert - STCA) không? hoặc phân cách giữa tàu bay với chướng ngại vật; giữa tàu bay với địa hình (thông qua hệ thống MSAW) và đối chiếu với các hình thức phân cách tối thiểu qui định. - Canh nghe trên tần số liên lạc, kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai phương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các - Quan sát trình tự thực hiện nhiệm vụ tin tức về tình trạng hệ thống cung cấp thông tin cho tàu bay và đối kỹ thuật, thiết bị dẫn đường và chiếu với quy định tại Quy c hế thông các tin tức liên quan quan báo tin tức hàng không trọng khác trong khu vực trách nhiệm. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của đ ơn xác, rõ ràng, mạch lạc vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của đ ơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Th à chính xác ực hiện đầy đủ v - Quan sát và đối chiếu với các điều khoản các điều khỏan hiệp đồng trong thỏa thuận trong thỏa hiệp thư. thỏa hiệp thư - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm việc và thường và nhanh chóng xử lý đối chiếu với qui định. 46
  47. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay quá cảnh tiếp cận có ra đa Mã số Công việc: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu hiệp đồng giữa hai trung tâm kiểm soát đ ường dài ,dẫn dắt tàu bay quá cảnh tiếp cận có sử dụng rađa. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận hiệp đồng chuyển giao từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat từ tru ng tâm kiểm soát đường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Nhận dạng tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay đến điểm chuyển giao; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm soát đường dài; - Chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm soát đường dài. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay quá cảnh được kiểm soát bằng ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu ; kiểm soát được tàu bay quá cảnh trong môi trường có ra-đa; - Dẫn dắt được tàu bay bằng ra-đa; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; 47
  48. - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), các chức năng trên bàn phím của hệ thống ra-đa; khí tượng; hệ thống khai thác các loại điện văn; - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay ,ra đa và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành bay; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát Radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; 48
  49. - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị ra đa, các bộ phận điều khiển v à console; - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 49
  50. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Theo dõi trên màn hình ra-đa, kiểm tra phân cách, không vi phạm tiêu xem có các báo động Cảnh báo xung đột chuẩn phân cách an toàn tối thiểu tạm thời (Short Term Conflict Alert - STCA) không? hoặc phân cách giữa tàu bay với chướng ngại vật; giữa tàu bay với địa hình (thông qua hệ thống MSAW) và đối chiếu với các hình thức phân cách tối thiểu qui định. - Canh nghe trên tần số liên lạc, kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai phương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của xác, rõ ràng, mạch lạc đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Đối chiếu với thuật ngữ quy định của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các điều khoản các điều khỏan hiệp đồng trong thỏa thuận trong thỏa hiệp thư. thỏa hiệp thư - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm việc và thường và nhanh chóng xử lý đối chiếu với qui định. 50
  51. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay đi trong giai đoạn tiếp cận không ra đa Mã số Công việc: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu phối hợp giữa Đài kiểm soát tại sân bay và Trung tâm kiểm soát đường dài để dẫn dắt tàu bay từ khi xuất phát đến điểm chuyển giao cho Trung tâm kiểm soát đường dài không sử dụng rađa. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận dự báo khởi hành từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Cấp chỉ thị khởi hành cho tàu bay thông qua đài kiểm sóat tại sân bay; - Nhận giờ cất cánh từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Thông báo giờ cất cánh cho trung tâm kiểm sóat đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay đến điểm chuyển giao; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm sóat đường dài; - Chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm sóat đường dài. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tàu bay đi được kiểm soát không ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu ; kiểm soát được tàu bay cất cánh trong môi trường không có ra-đa; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết b ị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom); hệ thống khai thác các loại điện văn, khí tượng; 51
  52. - Phát hiện ra được những hoạt động bất thường của tàu bay , hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành bay; - Đọc được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay và nguy hiểm; - Hiểu biết rõ kế hoạch, số lượng, thứ tự tàu bay sẵn sàng cất cánh; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, Phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát không radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); 52
  53. - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Canh nghe trên tần số liên lạc, phân cách, không vi phạm tiêu kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự chuẩn phân cách an toàn tối thiểu cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an to àn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Ghi chép đúng và đầy đủ những - Quan sát và đối chiếu với qui thông tin kiểm soát trên băng phi định của huấn thư thực hành. diển - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các các điều khỏan hiệp đồng trong điều khoản thỏa thuận trong thỏa thỏa hiệp thư hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm thường và nhanh chóng xử lý việc và đối chiếu với qui định. 53
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay đến trong giai đoạn tiếp cận không ra đa Mã số Công việc: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát đ ường dài và Đài kiểm soát tại sân bay để dẫn dắt tàu bay từ điểm chuyển giao của đường dài đến điểm làm tiếp cận trên tuyến tiếp cận chót và chuyển giao cho đài kiểm soát tại sân bay có sử dụng rađa. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận dự báo đến từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Chuyển dự báo đến cho đài kiểm sóat tại sân bay; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay đến điểm chuyển giao trên tuyến tiếp cận chót; - Cung cấp thông tin về thời tiết cho tổ bay; - Thông báo mực bay trống thấp nhất cho trung tâm kiểm soát đường dài; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho đài kiểm sóat tại sân bay; - Chuyển giao tàu bay cho đài kiểm sóat tại sân bay. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay đến được kiểm soát không ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; - Kiểm soát được tàu bay đến làm tiếp cận trong môi trường không có ra - đa; 54
  55. - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), hệ thống khai thác các loại điện văn, khí tượng; - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay , hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành tàu bay vào tiếp cận hạ cánh theo quy ước (không có ra đa); - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu biết rõ và có thể mô tả chi tiết phương thức bay chờ, tiếp cận, hạ cánh và khởi hành cho tổ lái khi có yêu cầu; Phương thức bay chờ, tiếp cận bằng thiết bị được thiết lập Phương thức đến và đi chuẩn (STARs & SIDs) Phương thức tiếp cận hụt cho mỗi loại tiếp cận 55
  56. Phương thức dự phòng trong trường hợp trang thiết bị bị hỏng Mực bay và độ cao chuyển tiếp Độ cao an toàn tối thiểu - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát không radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 56
  57. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Canh nghe trên tần số liên lạc, phân cách, không vi phạm tiêu kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự chuẩn phân cách an toàn tối thiểu cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an to àn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Ghi chép đúng và đầy đủ những - Quan sát và đối chiếu với qui thông tin kiểm soát trên băng phi định của huấn thư thực hành diển - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các các điều khỏan hiệp đồng trong điều khoản thỏa thuận trong thỏa thỏa hiệp thư hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm thường và nhanh chóng xử lý việc và đối chiếu với qui định. 57
  58. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay quá cảnh trong giai đoạn tiếp cận không ra đa Mã số Công việc: B06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu hiệp đồng giữa hai trung tâm kiểm soát đường dài, dẫn dắt tàu bay quá cảnh tiếp cận không sử dụng ra đa. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận hiệp đồng chuyển giao từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Nhận chuyển giao quyền kiểm sóat từ trung tâm kiểm soát đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Chỉ thị tàu bay đến điểm chuyển giao; - Hiệp đồng chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm soát đường dài; - Chuyển giao tàu bay cho trung tâm kiểm soát đường dài. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay quá cảnh được kiểm soát không có ra-đa phải luôn được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời . III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu, kiểm soát được tàu bay quá cảnh trong môi trường không có ra-đa; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), hệ thống khai thác các loại điện văn, khí t ượng; 58
  59. - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay , hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều h ành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành tàu bay quá cảnh theo quy ước (không có ra đa); - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Đọc và phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO; - Có năng định kiểm soát không radar. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; 59
  60. - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Canh nghe trên tần số liên lạc, phân cách, không vi phạm tiêu kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự chuẩn phân cách an toàn tối thiểu cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an to àn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Ghi chép đúng và đầy đủ những - Quan sát và đối chiếu với qui thông tin kiểm soát trên băng phi định của huấn thư thực hành. diển - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các các điều khỏan hiệp đồng trong điều khoản thỏa thuận trong thỏa thỏa hiệp thư hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm thường và nhanh chóng xử lý việc và đối chiếu với qui định. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay tiếp cận bằng mắt Mã số Công việc: B07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên không lưu thông báo các thông tin c ần thiết cho tàu bay trong khi tàu bay tiếp cận bằng mắt. Các bước thực hiện công việc như sau: - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Nhận dạng tàu bay; - Thông báo các tin tức hữu ích cho tàu bay; - Chấm dứt cung cấp dịch vụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay tiếp cận bằng mắt phải được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời; - Cấp chỉ thị, huấn lệnh ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời cho tàu bay. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; - Kiểm soát được tàu bay đến làm tiếp cận bằng mắt ; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), hệ thống khai thác các loại điện văn, khí tượng; - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay , và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều hành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành tàu bay tiếp cận bằng mắt , và xử lý kịp thời những bất thường của tàu bay đang thực hiện tiếp cận hạ cánh và đã hạ cánh; 61
  62. - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Hiểu biết rõ và có thể mô tả chi tiết phương thức bay chờ, tiếp cận, hạ cánh và khởi hành cho tổ lái khi có yêu cầu; - Hiểu và áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; 62
  63. - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định h àng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Canh nghe trên t ên l - Kiểm soát tàu bay vào tiếp cận ần số li ạc, ki s hạ cánh bằng mắt trong điều kiện ểm tra xem tổ bay có báo cáo ự c thời tiết tốt an toàn đủ phân cách, ố không lưu bao gồm vi phạm àn không vi phạm tiêu chuẩn phân quy định về phân cách an to gi àu bay v cách an toàn tối thiểu ữa t ới nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Ghi chép đúng và đầy đủ những - Quan sát và đối chiếu với qui thông tin kiểm soát trên băng phi định của huấn thư thực hành. diển - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các các điều khỏan hiệp đồng trong điều khoản thỏa thuận trong thỏa thỏa hiệp thư hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm thường và nhanh chóng xử lý việc và đối chiếu với qui định. 63
  64. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Kiểm soát tàu bay tiếp cận bằng mắt đặc biệt Mã số Công việc: B 08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm soát viên tiếp cận hiệp đồng với kiểm soát viên không lưu tại sân bay và kiểm soát viên không lưu đường dài cho phép tàu bay thực hiện việc tiếp cận bằng mắt trong điều kiện thời tiết thấp h ơn điều kiện khí tượng bay bằng mắt (VMC), hoặc dẫn dắt tàu bay ra khỏi vùng trời IMC. Các bước thực hiện công việc như sau: - Nhận dự báo khởi hành từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Nhận giờ cất cánh từ đài kiểm sóat tại sân bay; - Thông báo giờ cất cánh cho trung tâm kiểm sóat đ ường dài; - Thiết lập liên lạc với tàu bay; - Nhận dạng tàu bay; - Dẫn dắt tàu bay ra khỏi vùng trời IMC; - Chấm dứt cung cấp dịch vụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Việc nhận và chuyển dự báo cũng như quyền kiểm soát phải được thực hiện theo đúng quy định của ICAO và của đơn vị; - Thông tin về thời tiết phải được cung cấp cho tàu bay càng sớm càng tốt; - Tàu bay tiếp cận bằng mắt đặc biệt phải được đảm bảo phân cách an toàn, điều hòa, nhanh chóng và hiệu quả; - Các sự cố phải được phát hiện và xử lý kịp thời; - Cấp chỉ thị, huấn lệnh ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời cho tàu bay. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát được tổng quan nền không lưu; - Kiểm soát được hoạt động hạ cánh của tàu bay trong điều kiện thời tiết thấp hơn IMC; - Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu; 64
  65. - Hiệp đồng được với các cơ quan liên quan ; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như hệ thống liên lạc (intercom), hệ thống khai thác các loại điện văn, khí tượng; - Phát hiện được những hoạt động bất thường của tàu bay, và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phục vụ khai thác, điều hành, dẫn đường, liên lạc trong điều hành tàu bay tiếp cận bằng mắt đặc biệt , và xử lý kịp thời những bất thường của tàu bay đang thực hiện tiếp cận hạ cánh và đã hạ cánh; - Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của sân bay, khu vực kiểm soát trung tận (TMA); - Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không; phương tiện thông tin liên lạc đối không (ATS) (Các kênh VHF/UHF và tần số ở các phân khu (sector)); đài phù trợ vô tuyến dẫn đường trong khu vực tiếp cận (vị trí và loại, tần số và tên hiệu, tầm phủ và độ chính xác); các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; - Hiểu biết rõ các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế v à nguy hiểm; đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay v à nguy hiểm; - Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ; - Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay đường dài; tính năng hạ cánh); - Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; - Mô tả được chi tiết phương thức bay chờ, tiếp cận, hạ cánh và khởi hành cho tổ lái khi có yêu cầu; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO; - Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO. - 65
  66. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tai nghe, ống nói, loa, máy ghi âm; - Máy thu phát sóng vô tuyến VHF/UHF, mạch trực thoại; - Đồng hồ chỉ giờ quốc tế, hệ thống liên lạc (intercom); - Màn hiển thị khí tượng; - Hồ sơ, hiển thị NOTAMS; - Bảng dữ liệu bay, hành trình bay; - Thiết bị đầu cuối mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN); - Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và các tài liệu khác; - Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation Manual); - Tài liệu về tính năng tàu bay; - Các bản đồ/sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu; - Các văn bản hiệp đồng liên quan; - Băng phi diễn, bút bi đỏ và xanh; - Sổ nhật ký không lưu (ATS Log). 66
  67. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiểm soát tàu bay an toàn đủ - Canh nghe trên tần số liên lạc, phân cách, không vi phạm tiêu kiểm tra xem tổ bay có báo cáo sự chuẩn phân cách an toàn tối thiểu cố không lưu bao gồm vi phạm quy định về phân cách an to àn giữa tàu bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay, gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp an toàn bay. - Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn - Đối chiếu với thuật ngữ quy định xác, rõ ràng, mạch lạc của đơn vị và trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo và thực hành của ICAO. - Ghi chép đúng và đầy đủ những - Quan sát và đối chiếu với qui thông tin kiểm soát trên băng phi định của huấn thư thực hành. diển - Thực hiện đầy đủ và chính xác - Quan sát và đối chiếu với các các điều khỏan hiệp đồng trong điều khoản thỏa thuận trong thỏa thỏa hiệp thư hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm thường và nhanh chóng xử lý việc và đối chiếu với qui định. 67