Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa

pdf 231 trang phuongnguyen 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_quan_tri_kinh_doanh_van_tai_duong_th.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, tháng 6 năm 2011
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG: Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa được thành lập theo Quyết định số 1857/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa đã được Ban Chủ nhiệm thực hiện theo đúng Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trượng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc Ban hành Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Sau khi tập huấn, ban chủ nhiệm đã họp thông qua kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tiến hành đầy đủ các bước theo đúng quy định hướng dẫn, trong đó: Tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Thực hiện điều tra, khảo sát về qui tr ình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa trong Tổng công ty vận tải đ ường thuỷ (Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1,2,3 v à 4. Cảng Hà Nội) và các doanh nghiệp cổ phần vận tải và xếp dỡ Trung ương và địa phương. Tổ chức hội thảo phân tích nghề DACUM với sự chủ tr ì của chuyên gia phân tích nghề viện khoa học dạy nghề và 15 đại biểu là những người có thâm niên lâu năm trong nghề Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa đang công tác tại nhiều vị trí trong các doanh nghiệp vận tải đ ường thuỷ nội địa. Hội thảo đã xác định được nhiệm vụ của nghề và các công việc của nghề. Từ kết quả hội thảo DACUM, Ban chủ nhiệm tiến hành xây dựng sơ đồ phân tích nghề Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa gồm 12 nhiệm vụ với 102 công việc. Sau đó lấy ý kiến 30 chuy ên gia về sơ đồ phân tích nghề qua đó tổng hợp chỉnh sửa lần thứ nhất. Biên soạn 102 phiếu phân tích công việc (gọi l à bộ phiếu phân tích công việc). Sau đó lấy ý kiến 30 chuyên gia về bộ phiếu phân tích công việc qua đó tiến hành chỉnh sửa lần thứ 2. Tổ chức hội thảo nghiệm thu sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc, trên cơ sở kết luận tại hội thảo ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa lại lần thứ 3 Lập bảng danh mục các công việc thao 5 bậc tr ình độ. Xin ý kiến 30 chuyên gia trong nghề về bảng danh mục các công việc theo 5 bậc tr ình độ. Trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, Ban chủ nhiệm đã hoàn chỉnh lại. Tiến hành biên soạn 102 phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc (gọi là bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc). Xin ý kiến 30 chuy ên gia trong nghề về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. Trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, Ban chủ nhiệm đã hoàn chỉnh lại. - Hội thảo DACUM để phân tích nghề, phân tích công việc v à các hội thảo xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã được tổ chức thực hiện theo đúng quy tr ình 2
  3. và đúng thành phần quy định. - Các sản phẩm: Hồ sơ phân tích nghề; Bộ phiếu phân tích công việc, Danh mục công việc theo các cấp trình độ kỹ năng nghề và Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc theo các cấp trình độ kỹ năng nghề và Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựng công phu tỷ mỷ và theo đúng mẫu hướng dẫn tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH. Trước khi hoàn thiện đều được xin ý kiến góp ý của các chuyên gia. Các sản phẩm nêu trên đều được Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của Bộ GTVT nghiệm thu. - Trong suốt quá trình thực hiện, Ban chủ nhiệm luôn được sự giúp đỡ, chỉ đạo và góp ý của Tổng cục Dạy nghề, Bộ GTVT, Cục Đ ường thủy nội địa Việt Nam và các chuyên gia trong nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị kinh doanh vận tải đ ường thủy nội địa có thể sử dụng với mục đích giúp cho: - Người lao động làm về lĩnh vực Quản trị kinh doanh vận tải thủy nội địa có định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trinh l àm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. - Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động. - Các cơ sở dạy nghề căn cứ để xây dựng Ch ương trình dậy nghề Quản trị kinh doanh vận tải thủy nội địa tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. - Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ng ười lao động. 3
  4. II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 01 Nguyễn Thế Vượng Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 02 Nguyễn Duy Tiến Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 03 Nguyễn Thị Minh Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 04 Đặng Thị Mây Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 05 Lê Thị Năm Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 06 Nguyễn Thị Niên Trường CĐNGTVT Đường thuỷ I 07 Lê Văn Mạo Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam 08 Nguyễn Thanh Bình Tổng công ty vận tải thuỷ 09 Nguyễn Tiến Công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 10 Nguyễn Văn Trung Công ty cổ phần vận tải thuỷ 4 II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 01 Trần Bảo Ngọc Phó vụ trưởng Vụ TCCB, Bộ GTVT. 02 Lê Khánh Bồng Phó tổng Giám đốc Tcty vận tải thuỷ. 03 Nguyễn Văn Nghĩa Chuyên viên, Vụ TCCB, Bộ GTVT 04 Trịnh Văn Tài Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ. 05 Lê Văn Soái Phó Giám đốc Cty CP Vận tải thuỷ số 4 - Tổng Công ty vận tải thuỷ. 06 Đinh Thị Bình Phó phòng Tổ chức nhân chính, Công ty Cổ phần vận tải thuỷ số 1, TCty vận tải thuỷ. 07 Đào Chí Dũng Phó phòng Pháp chế vận tải, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam. 08 Nguyễn Thị Dung Phó phòng Kinh doanh, Cảng Hà Nội. 09 Nguyễn Hùng Trưởng phòng Vận tải, Sở GTVT Hải Dương. 4
  5. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA MÃ SỐ NGHỀ: Quản trị kinh doanh vận tải ®­êng thuỷ nội địa là nghề tổ chức vµ quản lý viÖc khai thác phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa, khai thác cảng thủy nội địa; tham mưu hoặc đưa ra những quyết sách, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp về tổ chức, nhân sự, kinh doanh, marketing, t ài chính đảm bảo đúng luật pháp và đạt hiệu quả cao. Vị trí làm việc của các nhà quản trị tại các phòng, ban, các đội sản xuất hoặc làm trợ lý giám đốc hoặc có thể chịu trách nhiệm điều hành một bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh. Điều kiện làm việc của các nhà quản trị: Làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm đạt được các kết quả và hiệu quả trong điều kiện tài nguyên bị hạn chế. Môi trường làm việc: Môi trường kinh tế; chính trị - pháp luật; văn hoá - xã hội; công nghệ; quan hệ với khách h àng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và các nhóm có quyền lợi trong doanh nghiệp. Họ thực hiện trong môi trường luôn luôn biến đổi nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức có hiệu quả. Dụng cụ trang thiết bị chủ yếu của các nh à quản trị là giấy, bút, máy tính cá nhân, bảng biểu, hoá đơn chứng từ, các hợp đồng và các thiết bị thông tin phục vụ cho mục đích kinh doanh. 5
  6. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA. MÃ SỐ NGHỀ: Số MÃ SỐ TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CÔNG TT CÔNG VIỆC VIỆC Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc 1 2 3 4 5 A Khai thác tàu hàng 1 A01 Nghiên cứu thị trường vận tải x hàng hoá. 2 A02 Dự kiến nguồn hàng cần vận x tải. 3 A03 Nghiên cứu đặc điểm các tuyến x đường thủy nội địa Quốc gia. 4 A4 Nghiên cứu đặc điểm các cảng, x bến thủy nội địa. 5 A05 Nghiên cứu tình hình phương x tiện vận tải của doanh nghiệp. 6 A06 Lập kế hoạch khai thác nguồn x hàng. 7 A07 Lập dự toán chuyến đi. x 8 A08 Lập kế hoạch khai thác phương x tiện vận tải. 9 A09 Điều hành vận tải x 10 A10 Giải quyết sự cố thương vụ x 11 A11 Xác định hiệu quả sản xuất x kinh doanh. B Khai thác tàu khách 12 B01 Nghiên cứu đặc điểm, tình hình x hoạt động của cảng, bến thủy nội địa. 13 B02 Nghiên cứu đặc điểm các tuyến x đường vận tải hành khách thủy nội địa Quốc gia. 14 B03 Nghiên cứu tình hình phương x tiện vận tải hành khách của doanh nghiệp. 15 B04 Nghiên cứu thị trường vận tải x hành khách. 6
  7. 16 B05 Xác định khả năng vận tải của x doanh nghiệp. 17 B06 Lập tuyến vận tải. x 18 B07 Làm vé. x 19 B08 Lập kế hoạch khai thác phương x tiện vận tải. 20 B09 Tổ chức phục vụ tại cảng, bến. x 21 B10 Điều hành chuyến đi. x 22 B11 Ký kết hợp đồng vận tải. x 23 B12 Giải quyết sự cố thương vụ. x 24 B13 Xác định hiệu quả kinh doanh. x C Giao nhận và bảo quản hàng hoá 25 C01 Giao nhận hàng hoá theo mớn x nước 26 C02 Giao nhận theo thể tích, khối x lượng 27 C03 Giao nhận hàng bao,bó, kiện x 28 C04 Giao nhận hàng xăng dầu x 29 C05 Giao nhận nguyên hầm, nguyên x phương tiện 30 C06 Bảo quản hàng rời x 31 C07 Bảo quản hàng bao, bó, kiện x 32 C08 Bảo quản xăng dầu x 33 C09 Bảo quản hàng nguy hiểm x 34 C10 Bảo quản hàng tươi sống x D Tổ chức khai thác cảng 35 D01 Tìm kiếm khách hàng x 36 D02 Thu thập thông tin khi tàu đến x bến 37 D03 Phân tích ảnh hưởng của điều x kiện tự nhiên đến sản xuất 38 D04 Phân tích thiết bị xếp dỡ x 39 D05 Phân tích kho bãi của cảng x 40 D06 Lập kế hoạch điều độ. x 41 D07 Theo dõi quá trình bốc xếp x hàng hoá 42 D08 Giải quyết sự cố thương vụ x 43 D09 Thanh toán với khách hàng x E Quản lý nhân lực và tiền lương 7
  8. 44 E01 Xây dựng mô hình tổ chức x doanh nghiệp 45 E02 Lập kế hoạch nhân lực và tiền x lương 46 E03 Tuyển dụng nhân lực x 47 E04 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng x nhân lực 48 E05 Thực hiện các chế độ chính x sách 49 E06 Thực hiện các thủ tục thành lập, x giải thể bộ phận 50 E07 Quản lý công tác thi đua x 51 E08 Bổ nhiệm cán bộ x 52 E09 Tính toán tiền lương cho người x lao động 53 E10 Quản lý hồ sơ x 54 E11 Thực hiện an toàn lao động và x môi trường F Marketing 55 F01 Nghiên cứu thị trường x 56 F02 Dự báo thị trường x 57 F03 Phân đoạn thị trường x 58 F04 Xác định thị trường mục tiêu x 59 F05 Xác lập chiến lược marketing x 60 F06 Đề ra các chính sách marketing x 61 F07 Lập kế hoạch chiến lược x marketing 62 F08 Triển khai thực hiện chiến lược x marketing 63 F09 Theo dõi, điều chỉnh các chính x sách và chiến lược marketing G Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp 64 G01 Tổ chức công tác kế toán x 65 G02 Luân chuyển chứng từ và kiểm x kê 66 G03 Tính giá các đối tượng kế toán x 67 G04 Kế toán quá trình sản xuất kinh doanh 68 G05 Báo cáo kế toán tài chính x 69 G06 Phân tích giá thành x 8
  9. 70 G07 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - giá thành - lợi nhuận 71 G08 Báo cáo kế toán quản trị x H Quản lý tài chính doanh nghiệp 72 H01 Quản lý vốn kinh doanh trong x doanh nghiệp 73 H02 Quản lý chi phí sản xuất x 74 H03 Quản lý kết quả hoạt động sản x xuất kinh doanh 75 H04 Hoạch định vốn đầu tư x 76 H05 Giao dịch với ngân hàng và tổ x chức tín dụng 77 H06 Phân tích tài chính doanh x nghiệp 78 H07 Lập kế hoạch tài chính trong x doanh nghiệp 79 H08 Quản lý rủi ro trong kinh doanh x I Quản lý dự án đầu tư 80 I01 Xác định dự án đầu tư x 81 I02 Xây dựng mô hình tổ chức x quản lý dự án 82 I03 Lập kế hoạch dự án x 83 I04 Quản lý thời gian và tiến độ dự x án 84 I05 Phân phối nguồn lực cho dự án x 85 I06 Dự toán ngân sách x 86 I07 Quản lý chất lượng x 87 I08 Giám sát và đánh giá dự án x 88 I09 Quản lý rủi ro đầu tư x J Quản trị chiến lược kinh doanh 89 J01 Dự báo chiến lược kinh doanh x 90 J02 Xây dựng chiến lược kinh x doanh 91 J03 Lựa chọn chiến lược kinh x doanh 92 J04 Tổ chức thực hiện x 93 J05 Kiểm tra, đánh giá x K Quản trị hành chính văn phòng 9
  10. 94 K01 Xác định công việc văn phòng x 95 K02 Thực hiện nguyên tắc trong văn x phòng 96 K03 Quản lý công việc văn phòng x 97 K04 Sử dụng nhân lực trong văn x phòng 98 K05 Phát triển công nghệ văn phòng x L Nâng cao trình độ chuyên môn 99 L01 Cập nhật thông tin mới x 100 L02 Dự khoá huấn luyện nghiệp vụ x 101 L03 Tham dự hội thảo x 102 L04 Đọc tài liệu chuyên môn x 10
  11. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG HÓA . MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A01. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thu thập các thông tin về lượng hàng hóa vận tải của năm trước, tình hình sản xuất ra sản phẩm của các doanh nghiệp khác và nhu cầu tiêu dùng của năm nay để làm dữ liệu phân tích, tổng hợp tình hình thị trường vận tải đường thuỷ nội địa. Các bước thực hiện công việc gồm: - Thu thập các thông tin về lượng hàng hóa vận tải của năm trước. - Thu thập các thông tin về tình hình sản xuất ra các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. - Thu thập các thông tin về tiêu dùng một số mặt hàng có liên quan đến nhu cầu vận tải đường thuỷ nội địa. - Phân tích, tổng hợp tình hình thị trường vận tải đường thuỷ nội địa. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: Các thông tin tập hợp phải đầy đủ và có độ chính xác cao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng internet để thu thập thông tin lượng hàng hóa vận tải của năm trước; Tình hình sản xuất ra sản phẩm của các doanh nghiệp; Một số mặt hàng có liên quan đến vận tải bằng đường thuỷ nội địa. - Giao tiếp. - Phân loại, lựa chọn, xử lý thông tin nhanh, nhạy và kịp thời. - Lập được báo cáo phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình thị trường vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa. - Tư duy sáng tạo. 2. Kiến thức: - Biết thống kê sản lượng. - Hiểu đặc điểm, tính chất có liên quan đến vận tải của các loại hàng hóa. - Hiểu mối quan hệ cung - cầu về hàng hoá và dịch vụ. - Hiểu thông tin về nhu cầu vận tải bằng đường thuỷ nội địa trên thị trường. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết xử dụng mạng để thu thập thông tin. - Vận dụng kiến thức marketing để nghiên cứu thị trường vận tải đường thủy nội địa. - Biết soạn thảo văn bản. 11
  12. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Điện thoại, máy fax, máy vi tính. - Phương tiện đi lại. - Danh sách các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa. - Một số thông tin về các chính sách kinh tế của chính phủ có li ên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội. - Thông tin về nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. - Thông tin về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các vùng, miền. - Thông tin tình hình phát triển kinh tế của xã hội. - Các báo cáo có liên quan đến cung, cầu vận tải bằng đường thuỷ nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ K Ỹ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sử dụng mạng thành thạo, thu thập 1. Kiểm tra, đối chiếu đánh giá độ được các thông tin cần thiết. chính xác của các thông tin đã thu thập so với thông tin trên mạng và thực tế. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân tích, 2. Kiểm tra, đánh giá việc phân loại xử lý thông tin nhanh, nhạy. lựa chọn, phân tích thông tin so với yêu cầu của việc lựa chọn và phân tích thông tin. 3. Đánh giá được tình hình thị trường 3. Kiểm tra, đối chiếu tình hình thị vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa. trường vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa với tình hình thị trường vận tải trên thực tế. 12
  13. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: DỰ KIẾN NGUỒN HÀNG CẦN VẬN TẢI. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A02. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Phân tích thông tin nguồn hàng cần vận tải bằng đường thuỷ nội địa để dự kiến số lượng hàng hóa, luồng hàng hóa cần vận tải trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. Các bước thực hiện công việc: - Phân tích thông tin về số lượng hàng hóa cần vận tải. - Phân tích thông tin về luồng hàng hóa vận tải. - Dự kiến nguồn hàng cần vận tải trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thu thập và xử lý các thông tin phải có độ tin cậy cao. - Kết quả phân tích phải đánh giá được nhu cầu vận tải đường thủy nội địa trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. - Thống kê được số lượng doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh vận tải. - Nguồn hàng thống kê phải sát với thực tế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để tra cứu các thông tin về nhu cầu vận tải đường thủy nội địa. - Phân loại, xử lý thông tin nhanh, nhạy và có độ tin cậy cao. - Tổng hợp thông tin nghiên cứu thị trường vận tải đường thủy nội địa. - Phân tích thông tin nghiên cứu thị trường vận tải đường thủy nội địa. - Lập báo dự kiến nguồn hàng cần vận tải trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. 2. Kiến thức: - Hiểu đặc điểm, tính chất và yêu cầu đối với vận tải của các loại hàng hóa. - Hiểu thông tin về nhu cầu vận tải trên thị trường. - Biết tính lượng hàng hóa cần vận tải. - Hiểu mối quan hệ cung - cầu về hàng hoá và dịch vụ. - Hiểu mối liên quan giữa các phương thức vận tải hàng hóa. - Hiểu phong tục, tập quán, thói quen của ng ười tiêu dùng theo các vùng, miền khác nhau. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. 13
  14. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang, thiết bị văn phòng. - Báo cáo thống kê tập hợp thông tin khi nghiên cứu thị trường vận tải đường thuỷ nội địa. - Thông tin về các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và nhu cầu về hàng hóa trên thị trường. - Thông tin về các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy nội địa và các phương thức vận tải khác liên quan đến vận tải thủy nội địa. - Phương tiện đi lại để thu thập thông tin, kiểm tra thông tin. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập được các thông tin cần 1. Kiểm tra, đánh giá các thông tin thu thiết về thi trường vận tải thủy nội thập được, đối chiếu với thực tế. địa. 2. Biết phân loại, lựa chọn những 2. Kiểm tra việc phân loại, lựa chọn, thông tin tin cậy và phân tích các phân tích thông tin và đánh giá tác dụng thông tin đó. của công việc này với yêu cầu của việc dự kiến nguồn hàng cần vận tải. 3. Dự kiến được nguồn hàng cần vận 3. Kiểm tra kết quả dự kiến được nguồn tải. hàng cần vận tải và đối chiếu với các nguồn thông tin đã thu thập trên thực tế. 14
  15. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều, các thông số kỹ thuật của các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia để từ đó đánh giá khả năng thông qua của nó. Các bước thực hiện công việc: - Thu thập thông tin về đặc điểm của các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia. - Phân tích đặc điểm của các tuyến vận tải thủy nội địa - Đánh giá khả năng thông qua của các tuyến vận tải hàng hóa II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập sau khi đã xử lý phải đấy đủ và có độ tin cậy. - Các thông tin đưa ra phân tích phải đầy đủ, chính xác. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng về khả năng thông qua của các tuyến đường. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để thu thập thông tin về đặc điểm của các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia. - Phân loại, lựa chọn, xử lý thông tin đã thu thập. - Phân tích thống kê và lập báo cáo về đặc điểm và khả năng thông qua của cá các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia. 2. Kiến thức: - Hiểu được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều, các thông số kỹ thuật của tuyến đường thuỷ nội địa đến việc điều động phương tiện vận tải. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. - Phương tiện đi lại. - Bản đồ tuyến đường thuỷ nội địa Việt Nam (Miền Bắc, miền Trung và miền Nam). - Thông tin về điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều và các thông số kỹ 15
  16. thuật về cự ly, chiều rộng, độ sâu luồng chạy của phương tiện vận tải, chiều cao tĩnh không nơi có cầu, cống; bán kính cong quay trở của các tuyến đường thuỷ nội địa Việt Nam có ảnh hưởng đến việc điều động phương tiện vận tải thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ, chính xác 1. Kiểm tra thông tin đã thu thập, đối chiếu các thông tin về tuyến đường thủy với thực tế về đặc điểm cơ bản của hệ nội địa Quốc gia. thồng các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia như: - Sơ đồ các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia. - Điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều và các thông số kỹ thuật về, cự ly, chiều rộng, độ sâu luồng chạy tàu, chiều cao tĩnh không nơi có cầu, cống, bán kính cong quay trở của các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia. 3. Xác định đúng khả năng 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả xác định khả thông qua của các tuyến đường năng thông qua của các tuyến đường thủy thủy nội địa Quốc gia. nội địa quôc gia đối chiếu với thực tế. 16
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tìm hiểu các thông số của cảng, bến thủy nội địa và những vấn đề có liên quan đến hoạt động của cảng bến; Phân tích, đánh giá khả năng thông qua của một số cảng; bến thủy nội địa. Các bước chính thực hiện công việc: - Thu thập thông tin về đặc điểm các cảng, bến thủy nội địa khi các phương tiện của doanh nghiệp đến neo đậu để trả hoặc lấy hàng. - Phân tích đặc điểm cảng, bến thủy nội địa đó. - Đánh giá khả năng thông qua của các bến cảng . II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải đấy đủ và có độ tin cậy. - Các thông tin đưa ra phân tích phải đầy đủ, chính xác. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng của các bến cảng thủy nội địa. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để thu thập các thông tin về đặc điểm vận tải và điều kiện thủy văn, thủy triều của các cảng, bến thủy nội địa phương tiện sẽ neo đậu. - Phân loại, xử lý thông tin đã thu thập. - Phân tích đặc điểm vận tải và điều kiện thủy văn, thủy triều của các cảng, bến thủy nội địa. - Lập báo cáo đánh giá khả năng thông qua của các cảng, bến thủy nội địa. 2. Kiến thức: - Hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều, các thông số kỹ thuật của cảng bến thủy nội địa và ảnh hưởng của nó đến việc xếp dỡ hàng hóa, điều động phương tiện vận tải ra, vào cảng, bến. - Hiểu đặc điểm, ưu, nhược điểm của các thiết bị xếp, dỡ và tính năng sử dụng của nó. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. 17
  18. - Phương tiện đi lại. - Các tài liệu về: + Danh sách các bến, cảng. + Các thông số về chiều dài, chiều rộng, độ sâu bến cảng. + Số lượng cầu phương tiện vận tải + Số lượng thiết bị xếp, dỡ. + Năng suất xếp dỡ của bến cảng. + Tình hình thời tiết, thủy văn, thủy triều của các bến cảng. + Các thông tin đã thu thập về đặc điểm cảng, bến thủy nội địa. + Một số Điều luật và văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của cảng, bến thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ các thông tin 1. Kiểm tra thông tin đã thu thập và đối về đặc điểm của các cảng, bến chiếu với thực tế về đặc điểm cảng, bến thủy nội địa Quốc gia. thủy nội địa như: - Danh sách các cảng, bến thủy nội địa Quốc gia - Các thông số về chiều dài, chiều rộng, độ sâu cảng bến . - Số lượng cầu tàu - Số lượng thiết bị xếp, dỡ. - Năng suất xếp dỡ của cảng bến. - Tình hình thời tiết, thủy văn, thủy triều. 2. Đánh giá đúng khả năng thông 2. Kiểm tra, đánh giá và đối chiếu kết quả qua phương tiện chở hàng hóa đánh giá khả năng thông qua phương tiện của các cảng, bến thủy nội địa. chở hàng hóa của các cảng, bến thủy nội địa với thực tế. 18
  19. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA DOANH NGHIỆP. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A05. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thống kê số lượng, chủng loại và tình trạng kỹ thuật của các phương tiện vận tải tiện trong doanh nghiệp, để từ đó đánh giá khả năng vận tải của chúng. Các bước chính thực hiện công việc: - Thống kê số lượng, chủng loại phương tiện vận tải của doanh nghiệp - Thống kê thông số kỹ thuật của các loại phương tiện vận tải - Đánh giá khả năng vận tải của các phương tiện. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải có độ tin cậy. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng về khả năng vận tải của các phương tiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập các thông tin về phương tiện qua phòng kỹ thuật hoặc tra cứu trên mạng khi phòng kỹ thuật đưa các số liệu lên mạng. - Thống kê số lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật các phương tiện vận tải của doanh nghiệp. - Sử dụng máy vi tính. - Phân loại phương tiện, phân loại các thông số kỹ thuật của phương tiện. - Phân tích khả năng vận tải của từng loại phương tiện có trong doanh nghiệp. - Lập báo cáo kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng về khả năng vận tải của các phương tiện. 2. Kiến thức: - Biết phân loại các loại phương tiện vận tải thủy nội địa. - Hiểu đặc điểm, tính chất của các loại hàng hóa cần vận chuyển. - Hiểu được các thông số kỹ thuật của phương tiện vận tải thủy nội địa và khả năng vận tải của chúng. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. 19
  20. - Phương tiện đi lại - Các số liệu về: + Danh sách các loại phương tiện vận tải sông và số lượng từng loại . + Các thông số về chiều dài, chiều rộng, chiều cao, mớn nước, trọng tải, công suất của phương tiện vận tải. + Tính chất, số lượng của những hàng hóa cần vận tải. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thống kê được số lượng từng loại 1. Kiểm tra, đối chiếu kết quả thống kê phương tiện vận tải của doanh với số lượng từng loại phương tiện vận nghiệp. tải thực tế của doạnh nghiệp. 2. Đánh giá đúng thực trạng về khả 2. Kiểm tra, đối chiếu kết quả đánh giá năng vận tải hàng hóa của các thực trạng về khả năng vận tải hàng phương tiện có trong doanh nghiệp. hóa của các phương tiện có trong doanh nghiệp với thực tế. 20
  21. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC NGUỒN HÀNG. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A06. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu kết quả phân tích về nguồn hàng trên thị trường, tuyến đường vận chuyển, bến cảng và tình hình phương tiện thực tế của doanh nghiệp; Tham mưu, ký kết hợp đồng vận tải để từ đó dự kiến nguồn hàng doanh nghiệp có thể đảm nhận và lập kế hoạch phân bổ cho các đội phương tiện vận tải. Các bước chính thực hiện công việc: - Nghiên cứu các kết quả phân tích về nguồn h àng, tuyến đường, bến cảng. - Nghiên cứu các điều, khoản để ký kết hợp đồng vận tải. - Giao dịch với khách hàng. - Ký hợp đồng vận tải. - Dự báo nguồn hàng. - Lập kế hoạch phân bổ nguồn hàng cho các đội phương tiện vận tải. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải có độ tin cậy. - Phân tích được mối quan hệ của các yếu tố để có cơ sở dự báo nguồn hàng. - Hiểu đầy đủ, chính xác nội dung của các điều khoản trong hợp đồng, xử lý linh hoạt, tuân thủ các bước theo thông lệ, theo đúng pháp luật. - Kết quả phải dự báo được số lượng hàng, loại hàng, luồng hàng sát với thực tế, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Tổng khối lượng hàng phân bổ cho các đội phương tiện vận tải phải bằng khối lượng hàng dự kiến khai thác của toàn doanh nghiệp. - Kế hoạch phân bổ nguồn hàng phải phù hợp với tình hình phương tiện của đội phương tiện vận tải. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng máy vi tính. - Sử dụng mạng để thu thập các thông tin về nguồn hàng. - Phân loại, lựa chọn, phân tích thông tin nhanh, nhạy và chính xác. - Phân định nội dung để ký kết hợp đồng hợp đồng. - Đánh giá, trao đổi thông tin, thuyết phục khách hàng. - Soạn thảo hợp đồng vận tải. - Ký kết hợp đồng. - Tổng hợp nguồn hàng. - Lập kế hoạch phân bổ nguồn hàng 21
  22. 2. Kiến thức: - Hiểu các nghiệp vụ giao nhận hàng, các nghiệp vụ thương mại. - Hiểu nội dung và phương pháp soạn thảo hợp đồng vận tải hàng hóa. - Tính toán, dự kiến được giá thành, cước phí và lợi nhuận sau thuế khi thực hiện hợp đồng vận tải. - Hiểu các quy định, điều luật về vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa - Hiểu đặc điểm, tính chất, yêu cầu đối với vận tải của loại hàng hóa ký hợp đồng vận tải. - Hiểu các quy định về tính toán các khoản cước phí, phụ phí, thưởng, phạt khi thực hiện hợp đồng vận tải. - Hiểu đặc điểm, thông số kỹ thuật của tuyến đường, cảng bến phải điều động phương tiện vận tải khi thực hiện hợp đồng. - Hiểu các thông tin khi nghiên cứu thị trường vận tải. - Hiểu tình hình phát triển kinh tế của xã hội, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Hiểu được mối quan hệ cung - cầu trên thị trường vận tải thủy nội địa và các phương thức vận tải có liên quan. - Biết dự báo số lượng, chủng loại phương tiện vận tải cần thiết để phục vụ cho công tác vận tải. - Hiểu đặc điểm của tuyến đường, bến cảng, phương tiện và tính mùa vụ trong vận tải. - Biết dự báo khả năng cung cấp dịch vụ trên thị trường vận tải. - Hiểu các thông tin kinh tế, chính trị xã hội và ảnh hưởng của nó tới việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. - Biết lập kế hoạch phân bổ nguồn hàng. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang bị văn phòng. - Các tài liệu về: + Sơ đồ các tuyến đường thuỷ nội địa. + Các thông số về cự ly tuyến đường, chiều rộng, độ sâu luồng lạch. + Các báo cáo về sản lượng hàng hóa vận tải năm trước . + Thông tin về nhu cầu thị trường vận tải thủy nội địa. + Thông tin về phân tích tuyến đường, bến cảng, tình hình phương tiện của doanh nghiệp. + Mẫu hợp đồng vận tải. + Luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa. 22
  23. + Thông tin các hợp đồng vận tải. + Một số công ước, hiệp ước quốc tế, luật doanh nghiệp, pháp lệnh hợp đồng kinh tế có liên quan đến hợp đồng vận tải đường thuỷ nội địa. + Tài liệu về hàng hóa, tuyến đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập và xử lý và phân tích 1. Kiểm tra số lượng, chất lượng, tính hiệu các thông tin cần thiết. quả của các thông tin đã thu thập về nguồn hàng và đối chiếu với thực tế. 2. Ký kết hợp đồng đạt hiệu quả 2. So sánh hiệu quả dự kiến của hợp đồng kinh tế cao. với thực tế thực hiện hợp đồng. 3. Dự kiến nguồn hàng sát với thực 3. So sánh nguồn hàng kế hoạch với tế và phù hợp với điều kiện của nguồn hàng thực hiện. doanh nghiệp. 4. Lập kế hoạch phân bổ nguồn 4. So sánh nguồn hàng phân bổ trên kế hàng cho các đội phương tiện vận hoạch với khả năng vận tải thực tế của các tải hợp lý. đội phương tiện. 23
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LẬP DỰ TOÁN CHUYẾN ĐI MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Dự toán chi phí, dự toán cước phí thu được, tính toán kết quả lợi nhuận của các phương án, so sánh lựa chọn phương án đó để tìm phương án tối ưu. Các bước chính thực hiện công việc: - Dự toán chi phí cho các phương án. - Dự toán cước phi thu được cho phương án trên. - Tổng hợp kết quả dự tính. - So sánh các kết quả tính toán và lựa chọn phương án tối ưu. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Tính toán phải đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí cần thiết và các khoản thu. - Lựa chọn được phương án tối ưu trong vận tải. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng phần mềm xác định vị trí và tính khoảng cách các cảng . - Soạn thảo văn bản. - Liệt kê các loại chi phí liên quan đến chuyến đi. - Lập công thức tính các khoản mục chi phí và doanh thu cho chuyến đi. - Kiểm tra thông tin về cảng, về giá nhiên liệu. - Phân tích, phản biện, đánh giá ưu nhược điểm, dự đoán - Phân tích, tổng hợp và lựa chọn được chuyến đi có hiệu quả tối ưu nhất. 2. Kiến thức: - Hiểu thông số kỹ thuật, đặc điểm của tuyến đường, bến cảng có liên quan đến việc điều động phương tiện vận tải. - Hiểu đặc điểm, tính chất của loại hàng cần vận tải. - Hiểu các khoản mục chi phí, cước phí, phụ phí cho chuyến đi. - Biết một số quy định vận tải hàng hóa có liên quan. - Biết tính sản lượng hàng hóa vận tải, chi phí, cước phí lợi nhuận dự kiến của chuyến đi. - Hiểu các thông tin về giá cả trên thị trường vận tải. - Vận dụng được lợi thế so sánh. - Biết giải quyết các bài toán vận tải bằng phương pháp tối ưu. - Hiểu nội dung hạch toán chuyến đi. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. 24
  25. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Sơ đồ các tuyến đường thuỷ nội địa và thông số kỹ thuật của nó. - Phần mềm vi tính xác định vị trí và khoảng cách các cảng , bến thủy nội địa. - Bảng kế hoạch chuyến đi. - Thông tin về hàng hóa vận tải. - Bảng kết quả tính toán về chi phí cho tất cả các phương tiện vận tải theo từng tuyến đường. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính đúng, tính đủ các khoản 2. Kiểm tra, đánh giá các kết quả tính toán mục chi phí và các khoản thu. và đối chiếu với các khoản mục chi phí v à các khoản thu có trong danh mục tính toán. 2. Lựa chọn phương án chuyến đi 2. Kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hợp lý hiệu quả của phương án lựa chọn, đối chiếu với kết quả các phương án đã tính toán và rút kinh nghiệm thông qua thực tế. 25
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC ĐỘI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu nguồn hàng, tình hình phương tiện để lập kế hoạch điều độ đội phương tiện vận tải hợp lý. Các bước chính thực hiện công việc: - Nghiên cứu kế hoạch sản lượng của đội phương tiện vận tải. - Đánh giá tình trạng kỹ thuật của đội tàu . - Lập kế hoạch điều độ cho đội phương tiện vận tải. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thông tin về nguồn hàng và phương tiện phải đầy đủ, chính xác. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạ ng và khả năng vận tải của phương tiện. - Kế hoạch điều độ phải phù hợp với tình trạng kỹ thuật và thời gian khai thác của phương tiện vận tải, có khả năng kiểm soát thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng và phương tiện giao thông để thu thập các thông tin về nguồn hàng và tình hình đội phương tiện vận tải. - Phân loại, xử lý thông tin đã thu thập. - Đọc và hiểu thông số kỹ thuật của tàu. - Hiểu nội dung của các chứng chỉ của tàu. - Lên danh mục hàng hóa và các điều kiện vận tải. - Lập sơ đồ tuyến đường, luồng hàng. - Phân bổ tàu theo khu vực khai thác dự kiến . 2. Kiến thức: - Hiểu đặc điểm, tính chất của các loại hàng hóa cần vận tải. - Hiểu các thông số kỹ thuật và đánh giá được khả năng tham gia sản xuất vận tải của từng phương tiện. - Biết lập kế hoạch hoạt động của phương tiện vận tải. - Biết xây dựng biểu đồ vận hành và cách điều chỉnh khi biểu đồ vận hành của phương tiện vận tải bị vỡ. - Hiểu đặc điểm, tính chất và yêu cầu đối với vận tải của loại hàng cần vận tải. - Hiểu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thuỷ văn đến quá trình tổ chức vận tải. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. 26
  27. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. - Nguồn hàng được phân bổ từ trên xuống - Nguồn hàng từ các hợp đồng vận tải khác. - Thông tin về sản lượng hàng hóa từ các hình thức vận tải khác. - Thông số kỹ thuật của đội phương tiện vận tải. - Danh bạ thuyền viên. - Trang thiết bị văn phòng. - Sơ đồ các tuyến đường thuỷ nội địa - Số liệu về thời gian khai thác trong kỳ kinh doanh của từng loại phương tiện vận tải. - Thông tin về khả năng xếp, dỡ tại các cảng, bến thủy nội địa. - Thông tin về điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn. - Phương tiện giao thông. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ, chính xác các 1.Kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng thông tin về nguồn hàng và tình thông tin đã thu thập, đối chiếu với thực tế hình phương tiện của đội phương về nguồn hàng, tình hình phương tiện của tiện vận tải. đội phương tiện vận tải. 2. Lập được kế hoạch điều độ đội 2. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch điều độ phương tiện vận tải hợp lý. được lập, đối chiếu với các tiêu chuẩn đặt ra của việc tổ chức khai thác đội phương tiện vận tải và rút kinh nghiệm từ thực tế. 27
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: ĐIỀU HÀNH VẬN TẢI MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Căn cứ kế hoạch vận tải được duyệt điều động phương tiện thực hiện, theo dõi hoạt động của các phương tiện và xử lý tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất; Phát hành hóa đơn và thu tiền cước; Kiểm tra xác nhận và lưu giữ chứng từ vận tải. Các bước chính thực hiện công việc: - Lập kế hoạch điều động phương tiện. - Theo dõi chuyến đi. - Xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất. - Phát hành hóa đơn thu tiền cước. - Kiểm tra xác nhận và lưu giữ chứng từ vận tải . II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Kế hoạch chuyến đi phải đầy đủ các thông tin cần thiết để thuyền trưởng thực hiện chuyến đi thuận lợi. - Phải theo dõi thường xuyên, liên tục, cập nhật đầy đủ, chính xác mọi thông tin chuyến đi . - Nắm được cụ thể các tình huống xảy ra để xử lý nhanh chóng , kịp thời và có hiệu quả. - Tiền cước phí phải được tính đúng, tính đủ các khoản mục. - Nội dung của chứng từ vận tải phải xác thực và được lưu giữ cẩn thận, khoa học. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng, nghe điện thoại để thu thập các thông tin về chuyến đi. - Phân tích các thông tin đã thu thập về chuyến đi. - Giao dịch với khách hàng. - Tính cước phí, phụ phí vận tải cho chuyến đi. - Lập kế hoạch chạy tàu. - Theo dõi, kiểm tra giảm sát, tổng hợp và đánh giá thông tin về chuyến đi. - Giao dịch với khách hàng. - Xử lý các tình huống xảy ra trong chuyến đi nhanh, chính xác. - Đọc chứng từ vận tải. - Lập hóa đơn thanh toán với khách hàng. - Photocopy hóa đơn và gửi cho khách hàng. - Thu thập, sắp xếp chứng từ. - Kiểm tra, xác nhận chứng từ vận tải. 28
  29. - Lập báo cáo về tình hình vận tải của phương tiện. - Sử dụng máy vi tính. 2. Kiến thức: - Hiểu kế hoạch chuyến đi - Hiểu đặc điểm, tính chất và yêu cầu đối với vận tải của loại hàng cần vận tải. - Biết ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thuỷ văn, thủy triều, các thông số kỹ thuật của tuyến đường, bến cảng đến quá trình tổ chức vận tải qua mạng và dự báo thời tiết. - Hiểu một số điều luật và quy định về vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa. - Biết dự tính các khoản chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ chuyến đi. - Hiểu các điều khoản trong hợp đồng vận tải - Hiểu nội dung báo cáo hành trình của phương tiện vận tải. - Hiểu các thông tin thu thập về hoạt động trên đường và đỗ tại các bến cảng của phương tiện vận tải. - Hiểu các quy định về xử lý các trường hợp xảy ra trong quá trình vận tải. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết lập, phát hành hóa đơn đúng quy định. - Biết các quy định về cước phí, phụ phí, giao nhận trong vận tải. - Biết tính đúng, tính đủ tiền cước phí, phụ phí của chuyến đi. - Hiểu các quy định về lưu giữ chứng từ. - Biết soạn thảo được văn bản. - Biết giao tiếp thông thường và tra cứu được thông tin trên mạng bằng tiếng Anh. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. - Hợp đồng vận tải (nếu có). - Lệnh điều độ. - Kế hoạch chuyến đi đã duyệt. - Thông tin về cảng. - Thông tin về phương tiện vận tải, hàng - Quy định về cước phí, phụ phí trong vận tải. - Báo cáo hành trình của phương tiện vận tải. - Thông tin về các vướng mắc trong quá trình sản xuất - Một số quy định và điều luật về vận tải hàng hóa liên quan. 29
  30. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Lập được kế hoạch điều động 1. Kiểm tra, đánh giá nội dung kế hoạch phương tiện hợp lý. điều động phương tiện được lập, đối chiếu với kế hoạch mẫu và tình hình thực tế. 2. Xử lý nhanh, hợp lý các tình 2. Kiểm tra kết quả việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình sản huống xảy ra trong quá trình sản xuất vận xuất vận tải. tải và đánh giá hiệu quả qua đối chiếu với kinh nghiệm thực tế. 3. Tính toán tiền cước vận tải dầy 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả tính toán của đủ và chính xác. chứng từ thu cước bằng cách tính kiểm tra các khoản thu từ người thuê vận tải. 4. Kiểm tra xác nhận chứng từ 4. Kiểm tra thực tế để đánh giá độ xác vận tải. thực của các chứng từ vận tải. 5. Lưu giữ chứng từ vận tải đầy 5. Kiểm tra, đánh giá việc lưu trữ chúng đủ, sắp xếp khoa học. từ, đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra. 30
  31. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIẢI QUYẾT CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thu thập tài liệu, thông tin; nghiên cứu hợp đồng; nghiên cứu tài liệu về pháp luật; đàm phán với khách hàng; Tính thưởng, phạt. Các bước chính thực hiện công việc: - Thu thập tài liệu, thông tin có liên quan. - Nghiên cứu hợp đồng và các chứng từ có liên quan . - Nghiên cứu tài liệu về pháp luật. - Đàm phán với khách hàng. - Tính tiền thưởng phạt. - Lập hồ sơ thanh toán với khách hàng. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải đầy đủ, chính xác. - Nắm vững nội dung các điều khoản trong hợp đồng - Đàm phán với khách hàng để giải quyết được vấn đề; Tìm ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người vận tải hoặc giảm tổn thất tới mức tối thiểu. - Tính thưởng, phạt phải tính đúng, tính đủ. - Lập hồ sơ thanh toán với khách hàng đầy đủ, chính xác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập, đọc chứng từ và xử lý thông tin về sự cố thương vụ. - Đọc hợp đồng vận tải. - Đọc các tài liệu về luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa có liên quan . - Tìm các dẫn chứng có liên quan đến sự cố thương vụ cần giải quyết. - Tìm giải pháp giải quyết tranh chấp. - Có nghệ thuật đàm phán - Xác định mức thưởng, phạt. - Tính tiền thưởng, phạt. - Chuẩn bị các chứng từ, hóa đơn. - Sắp xếp, kiểm tra chứng từ. - Photocopy, lưu trữ các chứng từ liên quan, - Gửi thông tin cho khách hàng. 2. Kiến thức: - Hiểu các vấn đề có liên quan đến tổ chức khai thác phương tiện vận tải. - Hiểu các thông tin thu thập về hoạt động trên đường và đỗ tại các bến cảng của phương tiện vận tải. 31
  32. - Biết các quy định về xử lý các trường hợp xảy ra trong quá trình vận tải. - Hiểu các điều khoản trong hợp đồng. - Hiểu các điều luật và quy định để xử lý thưởng, phạt khi thực hiện hợp đồng vận tải. - Biết các quy định về bảo hiểm có liên quan. - Biết quy định, thủ tục giải quyết tranh chấp. - Biết quy định về pháp luật hợp đồng kinh tế - Biết tính các khoản mục chi phí trong quá tr ình vận tải. - Hiểu quy định về tính cước phí, phụ phí vận tải. - Biết đọc và dịch được tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra sử dụng mạng để thu thập và gửi thông tin. - Biết soạn thảo được văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Các văn bản, chứng từ, biên bản có liên quan đến việc tổ chức vận tải. - Hợp đồng vận tải. - Quy định về pháp luật hợp đồng kinh tế. - Công ước quốc tế có liên quan. - Một số điều luật giao thông đường thủy, công ước quốc tế và các quy định về vận tải hàng hóa, có liên quan đến vấn đề tranh chấp. - Các chứng từ vận tải có liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Biết phân loại thông tin, xử lý 1. Kiểm tra, đánh giá kết quả phân loại, xử thông tin có độ tin cậy và phân lý và phân tích thông tin, đối chiếu với yêu tích thông tin nhanh, nhạy. cầu đặt ra. 2. Khôn khéo trong đàm phán, 2. Kiểm tra kết quả việc đàm phán với khách giải quyết tranh chấp thoả đáng. hàng, xử lý các sự cố xảy ra đối chiếu với các điều khoản trong quy định vận tải hàng hoá công ước Quốc tế và mục tiêu cần đạt được. 3. Tính toán tiền thưởng, (phạt) 3. Kiểm tra kết quả tính toán của chứng từ tính chính xác. thưởng (phạt) và đối chiếu với các điều khoản trong quy định vận tải hàng hoá. 4. Lập được hồ sơ thanh toán. 4. Kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác, đầy đủ, khoa học của hồ sơ thanh toán và đối chiếu với tiêu chuẩn đặt ra. 32
  33. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tính toán chi phí khai thác, doanh thu, lợi nhuận. Các bước chính thực hiện công việc: - Tính toán chi phí. - Tính toán doanh thu. - Tính toán lợi nhuận. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: Tính đúng và đầy đủ các khoản mục chi và thu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập hóa đơn, chứng từ. - Kiểm tra sổ sách kế toán. - Kiểm tra các hợp đồng. - Tính toán chi phí, thu nhập, lợi nhuận. - Tổng hợp kết quả tính toán. - Thu thập và kiểm tra chứng từ vận tải. - Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung của các chứng từ vận tải. - Biết tính giá thành vận tải thực tế của từng chuyến đi và cả quá trình sản xuất kinh doanh của từng đội phương tiện vận tải, các đội phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. - Biết tính cước phí, phụ phí vận tải thực tế của từng chuyến đi và cả quá trình sản xuất kinh doanh của từng đội phương tiện vận tải, các đội phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. - Biết tính lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh của từng phương tiện, cả đội phương tiện vận tải và các đội phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. - Biết đọc và dịch được tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo được văn bản và excel. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Mạng internet. 33
  34. - Hồ sơ lưu trữ. - Các chứng từ vận tải có liên quan. - Các biểu mẫu về bảng cân đối và báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính đúng lợi nhuận của doanh 1. Kiểm tra kết quả việc tính toán lợi nghiệp thu được từ việc kinh nhuận của doanh nghiệp, đối chiếu với doanh vận tải hàng hóa. tính toán theo thực tế các khoản chi, thu của doanh nghiệp. 2. Lập được báo cáo kết quả sản 2. Kiểm tra đối chiếu báo cáo đã lập với xuất kinh doanh vận tải hàng yêu cầu đặt ra của báo cáo kết quả sản hóa. xuất kinh doanh mẫu. 34
  35. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của cảng, bến v à những vấn đề có liên quan đến hoạt động của cảng, bến. Đánh giá khả năng thông qua của cảng, bến thủy nội địa. Các bước chính thực hiện công việc: - Thu thập thông tin về đặc điểm, tình hình hoạt động các cảng, bến. - Phân tích đặc điểm, tình hình hoạt động các cảng, bến thủy nội địa. - Đánh giá khả năng thông qua của các cảng , bến. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải đầy đủ và có độ chính xác cao. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng về khả năng thông qua của các cảng, bến. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập thông tin về đặc điểm, tình hình hoạt động các cảng, bến thủy nội địa. - Phân loại thông tin đã thu thập. - Phân tích các thông tin đã thống kê. - Tổng hợp và lập báo cáo đánh giá khả năng thông qua của cảng, bến thủy nội địa. 2. Kiến thức: - Thống kê, tổng hợp được các thông tin về đặc điểm, tình hình hoạt động của cảng bến thủy nội địa. - Hiểu các thông tin về tình hình hoạt động của các cảng, bến. - Hiểu được đặc điểm của cảng, bến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa và phân tích được ảnh hưởng của nó đến việc neo đậu phương tiện vận tải, đón, trả khách và dung lượng chứa hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi khi chờ đợi. - Hiểu biết một số kiến thức về địa lý vận tải đ ường thuỷ nội địa và công trình cảng, bến thủy. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp tiếng Anh thông thường. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo được văn bản. 35
  36. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Danh mục các cảng, bến thủy nội địa Quốc gia. - Các thông số về chiều dài, chiều rộng, độ sâu cảng, bến. - Số lượng cầu phương tiện vận tải. - Số lượng trang thiết bị phục vụ hành khách. - Thông số kỹ thuật của các . phòng chờ, kho bãi tại các của cảng, bến - Các thông tin đã thu thập được về đặc điểm, tình hình hoạt động các cảng, bến. - Tình hình thời tiết, thủy văn, thủy triều của các bến cảng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập được các thông tin về đặc 1. Kiểm tra các thông tin đã thu điểm, tình hình hoạt động các cảng, bến thập, đối chiếu với thực tế. thủy nội địa. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân tích, xử 2. Kiểm tra, đánh giá việc phân lý thông tin nhanh, nhạy. loại lựa chọn, phân tích thông tin so với yêu cầu của việc lựa chọn và phân tích thông tin. 3. Đánh giá được khả năng thông qua 3. Đối chiếu kết quả đánh giá với phương tiện chở khách của cảng, bến thực tế. thủy nội địa 36
  37. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B02. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều, và các thông số kỹ thuật của các tuyến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa Quốc gia để từ đó đánh giá khả năng thông qua của nó. Các bước thực hiện công việc: - Thu thập thông tin về đặc điểm của các tuyến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa Quốc gia. - Phân tích đặc điểm của các tuyến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa - Đánh giá khả năng thông qua của các tuyến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa Quốc gia. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải đấy đủ và có độ tin cậy. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng về khả năng thông qua của các tuyến đường thuỷ nội địa. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng. - Sử dụng mạng. - Sử dụng máy vi tính. - Phân loại, xử lý thông tin nhanh, nhạy. - Phân tích thống kê. - Tổng hợp và lập báo cáo. 2. Kiến thức. - Biết thống kê, tổng hợp được các thông tin cần thiết. - Hiểu và phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều, các thông số kỹ thuật của tuyến đường thuỷ nội địa đến việc điều động phương tiện vận tải. - Hiểu biết một số kiến thức về địa lý vận tải đ ường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp tiếng Anh thông thường. - Biết soạn thảo văn bản. 37
  38. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Điện thoại, máy fax, máy vi tính. - Sơ đồ các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia. - Thông tin về điều kiện tự nhiên, thời tiết, thủy văn, thủy triều và các thông số kỹ thuật về cự ly, chiều rộng, độ sâu luồng chạy của phương tiện vận tải, chiều cao tĩnh không nơi có cầu, cống, bán kính cong quay trở của các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia. - Một số điều luật và văn bản pháp quy có liên quan đến vận tải hành khách đương thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập được các thông tin 1. Kiểm tra số lượng, chất lượng các thông cần thiết về các tuyến đường vận tin đã thu thập bằng cách đối chiếu với tải hành khách đường thủy nội thông tin trên thực tế và yêu cầu đặt ra. địa. 2. Đối chiếu kết quả đánh giá khả năng 2. Đánh giá được khả năng thông thông qua phương tiện chở khách của các qua phương tiện chở khách của tuyến đường thủy nội địa với thực tế. các tuyến đường thủy nội địa. 38
  39. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA DOANH NGHIỆP. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B03. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thống kê số lượng, chủng loại, xác định tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải của doanh nghiệp để từ đó đánh giá khả năng vận tải của từng phương tiện. Các bước chính thực hiện công việc: - Thống kê số lượng, chủng loại phương tiện vận tải của doanh nghiệp. - Thống kê thông số kỹ thuật của các loại phương tiện vận tải. - Đánh giá khả năng vận tải hành khách của các phương tiện có trong doanh nghiệp. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin thu thập phải có độ tin cậy cao. - Kết quả nghiên cứu phải phản ánh đúng thực trạng về khả năng vận tải của từng phương tiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để thống kê số lượng, chủng loại và các thông số kỹ thuật của từng loại phương tiện vận tải của doanh nghiệp. - Sử dụng máy vi tính. - Phân loại, xử lý thông tin đã thu thập. - Phân tích các thông tin về phương tiện - Tổng hợp và lập báo cáo đánh giá khả năng vận tải hành khách của các phương tiện có trong doanh nghiệp. 2. Kiến thức: - Vận dụng được các phương pháp thống kê hợp lý. - Hiểu về cấu trúc phương tiện vận tải. - Biết tổ chức và khai thác đội phương tiện vận tải. - Hiểu nội dung của phương pháp phân tích thống kê. - Hiểu biết về đặc điểm của các tuyến đường vận tải thủy nội địa. - Hiểu khả năng khai thác kỹ thuật của các phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. 39
  40. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang, thiết bi văn phòng. - Danh sách các loại phương tiện, số lượng từng loại vận tải hành khách của doanh nghiệp. - Các thông số kỹ thuật về chiều dài, chiều rộng, chiều cao, công suất máy và mức ghế đăng kiểm, khả năng vận tải hành lý ký gửi, bao gửi của từng phương tiện. - Một số Điều luật và văn bản pháp quy có liên quan đến vận tải hành khách. - Phương tiện đi lại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập được các thông tin 1. Đối chiếu các thông tin đã thu thập với về số lượng, chủng loại và các thực tế để đánh giá mức độ đầy đủ và thông số kỹ thuật của từng loại chính xác của thông tin phương tiện vận tải của doanh nghiệp. 3. Đánh giá khả năng vận tải 3. Kiểm tra kết quả đánh giá khả năng vận hành khách của các phương tải hành khách của các phương tiện có tiện có trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp, đối chiếu với thực tế. 40
  41. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH . MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B04. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu các thông tin về lượng hành khách và hành lý ký gửi bao gửi vận tải của năm trước, nhu cầu vận tải hành khách, hành lý ký gửi bao gửi hiện tại, trong tương lai để làm cơ sở dự báo về nguồn hành khách, hành lý ký gửi bao gửi mà doanh nghiệp có thể đảm nhận vận tải Các bước thực hiện công việc gồm: - Nghiên cứu các thông tin về lưu lượng hành khách và hành lý ký gửi bao gửi vận tải của năm trước trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. - Nghiên cứu các thông tin về nhu cầu hành khách, hành lý ký gửi bao gửi vận tải ở hiện tại, tương lai và quy luật bất bình hành trong vận tải hành khách. - Tập hợp thông tin về thị trường vận tải hành khách. - Dự báo về nguồn hành khách và hành lý ký gửi bao gửi vận tải mà doanh nghiệp có thể đảm nhận vận tải. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Có kinh nghiệm trong thống kê - Các thông tin thu thập phải đầy đủ, có độ chính xác cao. - Kết quả phân tích phải phản ánh được mối quan hệ cung-cầu của thị trường vận tải hành khách - Dự báo nhu cầu vận tải hành khách chính xác, sát với thực tế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng. - Phân loại, lựa chọn, xử lý thông tin nhanh, nhạy. - Nhận định và dự báo thị trường - Phân tích thị trường vận tải hành khách. - Dự báo thị trường vận tải hành khách. - Thống kê và lập báo cáo dự báo nhu cầu vận tải hành khách chính xác, sát với thực tế. 2. Kiến thức: - Vận dụng được các phương pháp thống kê hợp lý. - Hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của các khu vực địa lý , tính mùa vụ có liên quan đến thị trường vận tải của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới vận tải thủy nội địa và các phương thức vận tải liên quan. - Hiểu về thông tin kinh tế thị trường vận tải hành khách đường thuỷ nội địa và các 41
  42. phương thức vận tải liên quan của kỳ kinh doanh trước và kỳ kinh doanh tiếp theo. - Hiểu được tính mùa vụ, phong tục tập quán của hành khách có ảnh hưởng tới vận tải thủy nội địa và các phương thức vận tải liên quan. - Biết các nhân tố kinh tế, chính trị có ảnh hưởng đến thị trường vận tải hành khách. - Hiểu kiến thức về cung - cầu trong thị trường vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết đặc điểm của các phương tiện chở khách mà doanh nghiệp hiện có. - Hiểu đặc điểm của các cảng, bến thủy nội địa - Biết dự báo nguồn hành khách và hành lý ký gửi bao gửi vận tải mà doanh nghiệp có thể đảm nhận vận tải. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường . - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang thiết bị văn phòng. - Danh sách các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách . - Báo cáo sản lượng vận tải hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi của doanh nghiệp năm trước. - Danh sách các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách . - Các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của các khu vực địa lý có liên quan đến thị trường vận tải của doanh nghiệp. - Các báo cáo có liên quan đến cung - cầu vận tải hành khách và hành lý ký gửi, bao gửi. - Thông tin về khả năng thông qua của tuyến đường. - Thông tin về khả năng thông qua của các cảng, bến thủy nội địa. - Thông tin về khả năng vận tải của doanh nghiệp V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sử dụng mạng thành thạo, thu 1. Kiểm tra, đối chiếu đánh giá độ chính xác thập được các thông tin cần thiết. của các thông tin đã thu thập so với thông tin trên mạng và thực tế. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân 2. Kiểm tra, đánh giá việc phân loại lựa tích, xử lý thông tin nhanh, nhạy. chọn, phân tích thông tin so với yêu cầu của việc lựa chọn và phân tích thông tin. 3. Đánh giá được tình hình thị 3. Kiểm tra, đối chiếu kết quả đánh giá tình hình trường vận tải hành khách đường thị trường vận tải hành khách đường thuỷ nội thuỷ nội địa. địa với tình hình thị trường trên thực tế. 42
  43. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG VẬN TẢI CỦA DOANH NGHIỆP MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thống kê số liệu phân tích về tuyến đường, cảng, bến tình hình phương tiện có trong kỳ; luồng hành khách, năng lực marketing của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ thực tế của các yếu tố trên để xác định khả năng vận tải của doanh nghiệp và dự kiến các tuyến vận tải. Các bước chính thực hiện công việc: - Thống kê số liệu phân tích về tuyến đường, bến cảng, tình hình phương tiện có trong kỳ; luồng hành khách, năng lực marketing của doanh nghiệp. - Phân tích mối quan hệ thực tế của các yếu tố tuyến đường, bến cảng, tình hình phương tiện. - Xác định khả năng vận tải của doanh nghiệp. - Dự kiến các tuyến vận tải. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Số liệu thống kê phải đầy đủ, chính xác. - Kết quả phân tích phải dựa trên thức tế và đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải khách - hàng của doanh nghiệp. - Kết quả dự kiến về khả năng vận tải hành khách của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường và điều kiện đáp ứng thực tế của doanh nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để thu thập các số liệu phân tích về tuyến đường, cảng, bến tình hình phương tiện có trong kỳ; luồng hành khách, năng lực marketing của doanh nghiệp. - Vi tính văn phòng. - Lập phương án dự kiến các tuyến vận tải. - Phân tích, tổng hợp các thông tin đã thu thập và lập báo cáo. 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung của phương pháp thống kê và phân tích thống kê. - Hiểu nội dung của bảng tổng hợp số liệu phân tích về tuyến đường, cảng, bến, tình hình phương tiện, sản lượng vận tải của kỳ trước, số liệu dự kiến về luồng hành khách của kỳ tiếp theo. - Biết phân loại phương tiện và các thông số chủ yếu có liên quan đến khả năng vận tải của phương tiện vận tải hành khách của doanh nghiệp. - Biết khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải hành khách của doanh nghiệp. 43
  44. - Biết một số kiến thức về địa lý vận tải, cấu trúc phương tiện vận tải thủy có liên quan đến việc điều động và khai thác phương tiện chở khách đường thuỷ nội địa. - Hiểu một số Điều luật, văn bản pháp quy có liên quan đến vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tính mùa vụ, phong tục tập quán, yếu tố văn hóa, tâm lý của các vùng miền , địa phương và ảnh hưởng của nó đến nhu cầu vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Mạng internet. - Bảng tổng hợp số liệu phân tích về tuyến đường, bến cảng, tình hình phương tiện. - Bảng tổng hợp kết quả phân tích đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải khách hàng của doanh nghiệp. - Số liệu về sản lượng vận tải hành khách của kỳ trước. - Số liệu dự kiến về luồng hành khách của kỳ tiếp theo. - Số liệu về năng lực marketing của doanh nghiệp. - Một số quy định về vận tải hành khách của Bộ Giao thông vận tải. - Một số Điều luật đường thuỷ nội địa có liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ K Ỹ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ, chính xác các 1.Kiểm tra, đối chiếu các thông tin đã thu số liệu phân tích về tuyến đường, thập với thực tế và qua hồ sơ lưu trữ. cảng, bến tình hình phương tiện có trong kỳ; luồng hành khách, năng lực marketing của doanh nghiệp. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân 2. Kiểm tra, đánh giá việc phân loại và lựa tích, xử lý thông tin nhanh, nhạy. chọn, phân tích, tổng hợp thông tin đối chiếu với yêu cầu đặt ra. 3. Dự kiến lập tuyến vận tải sát 3. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả dự kiến và với thực tế và phù hợp với điều so sánh với thực tế. kiện của doanh nghiệp. 44
  45. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LẬP TUYẾN VẬN TẢI. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B06. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thiết lập hệ thống đại lý và nguồn khách hàng; Thiết lập hệ thống phục vụ trên tuyến và lựa chọn luồng phương tiện vận tải chạy Các bước chính thực hiện công việc: - Thiết lập hệ thống đại lý và nguồn khách hàng - Thiết lập hệ thống phục vụ (cầu phương tiện vận tải, nhà chờ, phòng bán vé, kho chứa ) - Thiết lập hệ thống luồng phương tiện vận tải chạy . II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Đủ năng lực và uy tín. - Đảm bảo an toàn cho việc đón và trả khách, giải phóng phương tiện nhanh chóng. - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập, lựa chọn, kiểm tra và xử lý các thông tin về tuyến vận tải hành khách. - Tìm hiểu khả năng nguồn khách hàng. - Đánh giá phân tích thông tin về tuyến vận tải hành khách và khả năng nguồn khách hàng. - Lập hợp đồng vận tải hành khách (nếu cần) - Xác định số lượng cảng, bến mà phương tiện vận tải ghé vào. - Đánh giá tình trạng hiện tại, quy hoạch trong tương lai của cảng. - Đánh giá cơ sở vật chất của cảng và khả năng thông qua của cảng. - Khảo sát thực tế về tuyến vận tải ành khách. - Tổ chức đấu thầu hoặc lập dư toán xây dựng mới các cảng, bến đón, trả khách. - Nhận định, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tuyến vận tải hành khách. - Dự báo hiệu quả sản xuất vận tải hành khách của tuyến tròn tương lai. - Tổng hợp, lập cáo cáo về việc lập tuyến vận tải hành khách. 2. Kiến thức: - Biết các nghiệp vụ đại lý vận tải. - Hiểu các điều khoản trong hợp đồng. - Biết phương pháp thống kê, thu thập thông tin. - Hiểu một số Điều luật và văn bản pháp quy có liên quan đến việc lập tuyến vận tải hành khách. 45
  46. - Biết được tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tính mùa vụ, phong tục tập quán, yếu tố văn hóa, tâm lý của các vùng miền , địa phương và ảnh hưởng của nó đến nhu cầu vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết đặc điểm, tính chất các loại hành lý ký gửi, bao gửi mà hành khách thường gửi theo. - Biết tính toán, dự kiến được lưu lượng, đối tượng hành khách trên tuyến - Biết đặc điểm và thông số kỹ thuật của các phương tiện vận tải trên tuyến. - Biết xác định ảnh hưởng của các công trình cầu cống trên tuyến vận tải đối với việc thông qua của phương tiện chở khách trên tuyến. - Biết luồng khách và đối tượng hành khách. - Biết đặc điểm thời tiết, thủy văn, thủy triều và các thông số kỹ thuật của tuyến vận tải và cảng, bến trên tuyến. - Hiểu nội dung của vận tải Logistics. - Hiểu quy luật bất bình hành trong vận tải hành khách. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết đọc và dịch tài liệu bằng tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Mạng internet. - Mẫu hợp đồng - Thông tin về quá trình hình thành và phát triển của các công ty đại lý trong danh sách đối tác cần quan hệ - Các Điều luật và văn bản pháp quy có liên quan đến việc lập tuyến vận tải hành khách. - Số liệu về luồng hành khách đi phương tiện vận tải và khả năng vận tải của các phương tiện vận tải khách của doanh nghiệp trên mỗi tuyến. - Sơ đồ các tuyến đường thuỷ nội địa, các thông tin về số lượng, đặc điểm của cảng, bến dọc đường trên tuyến vận tải - Thông tin về các công trình cầu cống trên tuyến vận tải. - Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tính mùa vụ, phong tục tập quán, yếu tố văn hóa, tâm lý của các vùng miền , địa phương. - Phương tiện đi lại 46
  47. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ, chính xác các 1. Kiểm tra, đối chiếu các thông tin đã thông tin về tuyến vận tải hành thu thập với thực tế và các tài liệu lưu khách và khả năng nguồn khách trữ. hàng, năng lựa marketing của doanh nghiệp. 2. Tạo được mối quan hệ hợp tác 2. Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa kinh doanh vận tải với đại lý. doanh nghiệp với đại lý, đối chiếu với yêu cầu đặt ra khi tạo mối quan hệ hợp tác. 3. Lập được tuyến vận tải hợp lý. 3. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tuyến vận tải, đối chiếu với các tiêu chuẩn dự toán đặt ra khi lập tuyến. 47
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LÀM VÉ. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B07. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Xác định giá cước vận tải hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi và phát hành vé. Các bước chính thực hiện công việc: - Xác định giá vé. - Phát hành vé. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Giá vé phải đảm bảo bù đắp được chi phí, thu được lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường vận tải hành khách. - Vé phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, rõ ràng, chính xác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để tìm hiểu về mức giá cước trên thị trường vận tải hành khách. - Thống kê, phân loại, xử lý thông tin về mức giá cước trên thị trường vận tải hành khách. - Phân tích, tổng hợp thông tin về mức giá cước trên thị trường vận tải hành khách. - Dự kiến các mức giá và lựa chọn giá vé. - Tìm hiểu, thu thập thông tin về nhà phát hành vé. - Giao dịch với người phát hành vé. - Ký hợp đồng để phát hành vé. 2. Kiến thức: - Hiểu một số Điều luật và quy định về giá vé vận tải hành khách đường thuỷ nội địa có liên quan. - Biết tính các khoản mục chi phí vận tải và phát hành vé cần thiết. - Hiểu được các thông tin kinh tế trên thị trường vận tải. - Biết tính lợi nhuận dự kiến. - Biết tính giá vé hành khách và cước phí hành lý ký gửi, bao gửi. - Hiểu nội dung, quy định của vé vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết lựa chọn mẫu thiết kế vé phù hợp với các quy định và mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. - Biết các quy định về phát hành vé. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang, thiết bị văn phòng. - Một số Điều luật và quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa có liên quan 48
  49. - Thông tin về chi phí vận tải - Thông tin về giá vé của các doanh nghiệp vận tải khác trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp. - Một số thông tin về khách hàng có liên quan đến khả năng thanh toán. - Một số Điều luật và quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa có liên quan - Mẫu thiết kế vé. - Phương tiẹn đi lại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Dự kiến được mức giá vé cước 1.Kiểm tra, đối chiếu so sánh mức giá vé vận tải hợp lý cước vận tải dự kiến với khả năng bù đắp được chi phí, thu được lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường vận tải hành khách. 2. Phát hành được vé. 2. Kiểm tra, đánh giá nội dung và hình thức của vé theo quy định. 49
  50. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: LẬP KẾ HOẠCH KHAI THÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B08. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Căn cứ vào điều kiện thực tế của phương tiện và nguồn khách hàng để lập kế hoạch khai thác phương tiện mang tính khả thi, đạt hiệu quả cao. Các bước chính thực hiện công việc: - Xác định khả năng vận tải của phương tiện vận tải. - Xây dựng biểu đồ vận hành kế hoạch. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Phải đảm bảo số lượng hành khách xuống phương tiện vận tải không lớn hơn số ghế định mức của phương tiện, tổng trọng tải hành lý ký gửi, bao gửi không lớn hơn khả năng trọng tải hàng hóa thực chở cho phép của phương tiện. - Xây dựng biểu đồ vận hành kế hoạch phù hợp với tình trạng kỹ thuật và thời gian khai thác của phương tiện vận tải, có khả năng kiểm soát thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng mạng để thu thập các thông tin về tuyến vận tải h ành khách mà phương tiện hoạt động. - Thống kê, phân loại, xử lý các thông tin đã thu thập. - Lập sơ đồ tuyến đường. - Lên danh mục hành lý ký gửi. bao gửi và các điều kiện vận tải. - Phân bổ tàu theo khu vực khai thác dự kiến . - Vẽ biểu đồ vận hành. 2. Kiến thức: - Biết khai thác các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của phương tiện. - Hiểu các quy định đối với phương tiện chở khách đường thuỷ nội địa. - Hiểu một số Điều luật và quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa có liên quan. - Vận dụng được phương pháp thống kê hợp lý. - Xác định được các yếu tố có liên quan đến việc vẽ biểu đồ vận hành. - Biết phương pháp vẽ biểu đồ vận hành. - Biết tổ chức và khai thác phương tiện vận tải thủy nội địa. - Biết được số ghế cho phép và khả năng vận tải hành lý ký gửi, bao gửi cho phép của phương tiện. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. 50
  51. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Trang, thiết bị văn phòng. - Thông tin về số ghế định mức của phương tiện vận tải. - Thông tin về khả năng chở hành lý ký gửi, bao gửi của phương tiện. - Một số Điều luật và quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa có liên quan. - Thông tin về thông số kỹ thuật của phương tiện. - Thông tin về tuyến vận tải. - Số liệu về thời gian khai thác trong kỳ kinh doanh của phương tiện vận tải. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sử dụng mạng thành thạo, thu 1. Kiểm tra, đánh giá các thông tin thu thập được các thông tin cần thiết thập được, đối chiếu với thực tế và hồ sơ về phương tiện, tuyến đường. lưu trữ. 2. Sơ đồ tuyến vận tải phải 2. Kiểm tra, đánh giá sơ đồ tuyến với mang tính khả thi. thực tế. 3. Kế hoạch điều độ các phương 3. Kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kế tiện vận tải theo khu vực khai hoạch đối chiếu với điều kiện thực tế của thác dự kiến phải mang tính khả phương tiện. thi. 4. Xây dựng được biểu đồ vận 4. Kiểm tra, đánh giá tính khả thi và hiệu hành kế hoạch cho các phương quả kinh tế của biểu đồ vận hành kế tiện vận tải sát với thực tế. hoạch, đối chiếu với yêu cầu đặt ra. 51
  52. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: TỔ CHỨC PHỤC VỤ TẠI CẢNG, BẾN . MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tổ chức niêm yết và thông báo các quy định cần thiết, bán vé, nhận, trả hành lý ký gửi, bao gửi, đón, trả khách. Các bước chính thực hiện công việc: - Tổ chức niêm yết và thông báo các quy định cần thiết. - Tổ chức bán vé. - Tổ chức nhận, trả hành lý ký gửi, bao gửi. - Tổ chức đón, trả hành khách. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Nội dung thông báo phải đầy đủ, ngắn gọn, chính xác, dễ nhớ, gây được sự chú ý của hành khách. - Thời gian bán vé phải phù hợp với thời gian đón khách và điều động phương tiện rời cảng, bến. - Việc giao nhận phải nhanh chóng, đúng thủ tục quy định, phù hợp với thời gian đón khách và điều động phương tiện rời cảng, bến. - Việc đón và trả khách phải đảm bảo an toàn, nhanh chóng, phù hợp với thời gian rời bến của phương tiện theo quy định. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Tổ chức niêm yết các bảng thông báo. - Sử dụng mạng thu thập các thông tin cần thiết cho việc bi ên soạn nội dung các thông báo. - Gửi thông báo đến nơi cần thiết - Phân công lao động và tổ chức phục vụ tại cảng, bến. - Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh nội dung thông báo, nơi đặt các thông báo, phân công lao động và tổ chức phục vụ tại cảng, bến. 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung của các bảng thông báo nội quy cảng bến, nh à chờ, quy định giá vé, thời gian bán vé, về nhận, trả hành lý ký gửi, bao gửi, thời gian đón khách, thời gian phương tiện cập bến. - Biết lập sơ đồ niêm yết bảng thông báo hợp lý. - Biết lập kế hoạch phân công lao động phục vụ tại cảng, bến. - Biết điều hành, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh việc bán vé, nhận, trả hành lý ký gửi, bao gửi đón, trả hành khách. - Hiểu một số quy định về vé hành khách, nhận, trả hành lý ký gửi, bao gửi, đón, 52
  53. trả hành khách của Bộ Giao thông vận tải có liên quan. - Biết tra cứu và gửi được thông tin lên mạng internet. - Biết soạn thảo văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang, thiết bị văn phòng. - Mạng internet. - Nội dung cần thông báo và các bảng thông báo cần niêm yết. - Một số quy định của Bộ Giao thông vận tải có liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ K Ỹ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Niêm yết các bảng thông báo 1.Kiểm tra, đánh giá nơi niêm yết các đúng nơi quy định. bảng thông báo so với sơ đồ đã lập. 2. Gửi đúng thông báo đến nơi 2. Kiểm tra, đánh giá nội dung và địa cần thiết. điểm gửi thông báo đến, đối chiếu với danh sách nơi gửi thông báo đã lập. 3. Phân công lao động hợp lý 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của các lao động được phân công phục vụ tại cảng, bến, đối chiếu với yêu cầu của công việc đặt ra. 4. Điều hành được công tác phục 4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện điều vụ tại cảng, bến đảm bảo thực hành công tác phục vụ tại các cảng, bến hiện đúng theo các quy định của đối chiếu với các quy định của pháp luật pháp luật và pháp lệnh sản xuất và pháp lệnh sản xuất vận tải hành khách vận tải hành khách đường thuỷ đường thuỷ nội địa. nội địa. 53
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: ĐIỀU HÀNH CHUYẾN ĐI. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B10. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Làm lệnh điều động, tổng hợp số luợng khách - hàng cần vận tải; theo dõi hành trình của phương tiện; Cập nhật thông tin cho đại lý. Kiểm tra chứng từ. Các bước chính thực hiện công việc: - Làm lệnh điều động chuyến đi. - Tổng hợp khối luợng hàng hóa và hành khách cần vận tải. - Theo dõi hành trình của phương tiện vận tải. - Cập nhật thông tin cho đại lý. - Kiểm tra chứng từ. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Nội dung lệnh điều động phải đầy đủ, rõ ràng. - Số liệu tổng hợp khối luợng hàng hóa và hành khách phải đầy đủ và chính xác. - Thông tin cập nhật phải kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. - Phải kiểm tra kịp thời, đầy đủ và xác định được độ chính xác của chứng từ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Biên soạn lệnh điều động piương tiện vận tải - Thông tin với các phòng chức năng. - Kiểm tra tình trạng ga cảng, tuyến đuờng theo từng thời điểm. - Kiểm tra số liệu. - Nhập số liệu. - Điều chỉnh số liệu. - Xác định vị trí phương tiện vận tải. - Kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu. - Theo dõi tình trạng kỹ thuật trên phương tiện vận tải. - Gửi điện cho phương tiện vận tải - Thu nhận thông tin về chuyến đi từ phương tiện vận tải. - Lập và gửi điện cho đại lý. - Tiếp nhận thông tin phản hồi từ thuyền trưởng hoặc đại lý. - Thu thập chứng từ vận tải. - Đối chiếu chứng từ vận tải. - Chỉnh sửa chứng từ vận tải cho phù hợp với thực tế. 2. Kiến thức: - Biết tổ chức vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Hiểu được điều kiện liên quan đến khai thác phương tiện và tổ chức hoạt động của 54
  55. phương tiện vận tải trên tuyến. - Hiểu nội dung lệnh điều động phương tiện vận tải hành khách. - Hiểu nội dung danh sách bán vé hành khách. - Hiểu các chứng từ giao, nhận hành lý ký gửi, bao gửi. - Biết phương pháp thống kê, tính luợng khách - hàng cần vận tải của từng chuyến đi. - Hiểu các thông tin về tuyến vận tải. - Hiểu nội dung biểu đồ vận hành của phương tiện. - Hiểu về thời tiết, thủy văn, thủy triều, luồng hoạt động của phương tiện vận tải, hoạt động đón, trả khách. - Hiểu các thông tin từ việc hoạt động của phương tiện vận tải. - Biết được lượng khách lên, xuống phương tiện vận tải tại các cảng, bến trên tuyến. - Hiểu các khoản mục chi phí trong chuyến đi. - Biết xử dụng mạng để cập nhật và gửi thông tin. - Hiểu được nội dung của các chứng từ vận tải và các vấn đề liên quan đến các chứng từ đó. - Biết tra cứu thông tin cần thiết trên mạng internet. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Soạn thảo được văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang, thiết bị văn phòng. - Mạng internet. - Một số hồ sơ lưu trữ có liên quan đến khai thác phương tiện và tổ chức hoạt động của phương tiện vận tải trên tuyến. - Danh sách bán vé hành khách. - Các chứng từ giao, nhận hành lý ký gửi, bao gửi của chuyến đi. - Các thông tin về tuyến vận tải. - Lệnh điều động - Biểu đồ vận hành phương tiện. - Các thông tin cập nhật được từ chuyến đi. 55
  56. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Biết xây dựng biểu đồ vận hành 1.Kiểm tra, đánh giá biểu đồ vận hành kế và điều chỉnh biểu đồ vận hành hoạch được duyệt, đối chiếu với điều kiện khi bị vỡ. thực tế của phương tiện và tuyến đường. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân 2. Kiểm tra kết quả việc xử lý các tình tích, xử lý thông tin nhanh, nhạy. huống, đối chiếu với tiêu chuẩn đặt ra. 3. Làm việc khẩn trương, trung 3. Kiểm tra thực tế để đánh giá khả năng thực. xử lý công việc. 4. Lưu trữ chứng từ đầy đủ, sắp 4. Kiểm tra, đối chiếu việc lưu trữ chứng xếp khoa học. từ với quy định lưu trữ chứng từ. 56
  57. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VẬN TẢI . MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B11. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nghiên cứu, thảo luận, đàm phán các điều khoản và ký kết hợp đồng vận tải. Các bước chính thực hiện công việc: - Nghiên các điều khoản để ký hợp đồng. - Giao dịch. - Ký hợp đồng. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Hiểu đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng. - Linh hoạt trong giao dịch và quyết định các điều khoản trong nội dung hợp đồng - Phải tuân thủ các bước theo thông lệ. - Ký kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Đọc hợp đồng. - Phân định nội dung hợp đồng. - Trao đổi thông tin với khách hàng. - Đánh giá thông tin khách hàng đưa ra. - Thuyết phục khách hàng. - Soạn thảo hợp đồng. - Photocopy. - Đóng dấu hợp đồng. - Lưu trữ hợp đồng và các chứng từ có liên quan. 2. Kiến thức: - Hiểu các điều luật, các quy định có liên quan đến việc ký kết hợp đồng vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Hiểu các quy định về tính toán các khoản chi phí, phụ phí, th ưởng phạt khi thực hiện hợp đồng vận tải. - Hiểu đặc điểm, thông số kỹ thuật của tuyến đường, cảng bến phải điều động phương tiện vận tải khi thực hiện hợp đồng. - Biết tính toán, dự kiến chi phí, doanh thu và lãi khi thực hiện hợp đồng. - Biết lập hợp đồng vận tải hành khách đường thủy nội địa. - Biết giao tiếp và tra cứu thông tin trên mạng bằng tiếng Anh. - Biết soạn thảo được văn bản. 57
  58. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Một số Điều khoản của luật đường thuỷ nội địa và quy định về hợp đồng vận tải hành khách của Bộ Giao thông vận tải có liên quan. - Công ước quốc tế có liên quan. - Mẫu hợp đồng vận tải. - Tài liệu về hành khách, về tuyến đường, cảng bến có liên quan đến hợp đồng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ K Ỹ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ các thông tin 1.Đánh giá tính hữu dụng của thông tin so cần thiết có liên quan đến việc ký với yêu cầu đặt ra. kết hợp đồng vận tải hành khách. 2. Biết phân loại, lựa chọn, phân 2. Kiểm tra việc phân loại và lựa chọn, tích, xử lý thông tin nhanh, nhạy. phân tích, tổng hợp thông tin, đối chiếu với yêu cầu đặt ra để ký kết hợp đồng 3. Ký kết hợp đồng đạt hiệu quả 3. So sánh hiệu quả dự kiến của hợp đồng kinh tế cao. với thực tế thực hiện hợp đồng. 58
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIẢI QUYẾT CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B12. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thu thập tài liệu, thông tin; Nghiên cứu hợp đồng; Nghiên cứu tài liệu về pháp luật; Đàm phán với khách hàng; Thanh toán với khách hàng. Các bước chính thực hiện công việc: - Thu thập tài liệu, thông tin có liên quan. - Nghiên cứu hợp đồng và các chứng từ có liên quan . - Nghiên cứu tài liệu về pháp luật. - Đàm phán với khách hàng. - Tính thưởng, phạt. - Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, chứng từ với đại lý. - Lập hồ sơ thanh toán với khách hàng. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thông tin, tài liệu về các sự cố thương vụ phải đầy đủ, chính xác. - Nắm vững nội dung các điều khoản trong hợp đồng - Đàm phán với khách hàng giải quyết được vấn đề ; Tìm ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người vận tải hoặc giảm tổn thất xuống mức tối thiểu - Tính thưởng, phạt phải tính đúng, tính đủ. - Lập hồ sơ thanh toán với khách hàng đầy đủ, chính xác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập, đọc chứng từ và sử lý thông tin về sự có thương vụ - Đọc hợp đồng vận tải (nếu có) - Đọc các tài liệu về luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa có liên quan . - Tìm các dẫn chứng có liên quan đến sự cố thương vụ. - Tìm giải pháp giải quyết tranh chấp. - Đàm phán với khách hàng. - Xác định mức thưởng phạt. - Tính tiền thưởng, phạt - Chuẩn bị các chứng từ, hóa đơn. - Sắp xếp, kiểm tra chứng từ vận tải có liên quan đến sự cố thương vụ. - Gửi thông tin cho khách hàng. 2. Kiến thức: - Biết các vấn đề có liên quan đến tổ chức khai thác phương tiện chở khách. - Hiểu các thông tin thu thập về hoạt động trên đường và đỗ tại các cảng, bến của phương tiện vận tải. 59
  60. - Hiểu các điều khoản trong hợp đồng. - Hiểu các điều luật và quy định để xử lý thưởng, phạt khi thực hiện hợp đồng vận tải hành khách đường thuỷ nội địa. - Biết các quy định về bảo hiểm có liên quan. - Biết các quy định, thủ tục giải quyết tranh chấp. - Hiểu quy định về pháp luật hợp đồng kinh tế. - Hiểu các nghiệp vụ đại lý vận tải. - Biết phương pháp thống kê. - Hiểu các nghiệp vụ kế toán - Biết quy định, thủ tục về thanh lý hợp đồng. - Biết soạn thảo được văn bản. - Biết tra cứu được thông tin trên mạng. - Biết giao tiếp thông thường và tra cứu được thông tin trên mạng bằng tiếng Anh. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Các tài liệu về: + Hợp đồng vận tải. + Pháp luật kinh tế. + Quy định vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa. + Công ước quốc tế. + Luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa có liên quan đến vấn đề tranh chấp . - Phương tiện đi lại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đầy đủ các thông tin 1. Kiểm tra, đánh giá tính hữu dụng của có liên quan đến sự cố thương vụ. thông tin đã thu thập đến việc sử lý sự cố thương vụ. 2. Khôn khéo trong đàm phán. 2. Kiểm tra kết quả việc đàm phán với khách hàng, xử lý các sự cố xảy ra. 3. Tính thưởng, phạt chính xác. 3 Kiểm tra chứng từ tính thưởng (phạt), đối chiếu với các quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa. 4. Lập được hồ sơ thanh toán. 4. Kiểm tra hồ sơ thanh toán, đối chiếu với yêu cầu đặt ra. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: B13. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tính toán chi phí khai thác, doanh thu, lợi nhuận Các bước chính thực hiện công việc: - Tính toán chi phí. - Tính toán doanh thu - Tính toán lợi nhuận II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: Tính đúng và đầy đủ các khoản mục chi, thu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập hóa đơn, chứng từ vận tải. - Kiểm tra sổ sách kế toán. - Kiểm tra các hợp đồng và lượng vé bán. - Tổng hợp chi phí. - Tổng hợp doanh thu. - Lập bảng cân đối. - Tổng hợp và lập báo cáo tài chính. 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung của các chứng từ. - Hiểu các khoản mục chi phí vận tải hành khách dường thủy nội địa. - Hiểu các khoản mục chi phí. - Biết tính chi phí khai thác phương tiện. - Biết thống kê các khoản thu. - Biết tính toán từng khoản thu. - Biết tính tổng doanh thu và lợi nhuận khai thác phương tiện. - Biết tra cứu thông tin trên mạng. - Biết soạn thảo được văn bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Trang thiết bị văn phòng. - Mạng internet. - Hồ sơ lưu trữ. - Chứng từ. - Các biểu mẫu về bảng cân đối và báo cáo 61
  62. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính đúng lợi nhuận của doanh 1. Kiểm tra kết quả việc tính toán lợi nghiệp thu được từ việc kinh nhuận của doanh nghiệp, đối chiếu với doanh vận tải hành khách. tính toán theo thực tế các khoản chi, thu của doanh nghiệp. 2. Lập được báo cáo kết quả sản 2. Kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác, xuất kinh doanh vận tải hành đầy đủ, khoa học và đối chiếu báo cáo đã khách của doanh nghiệp. lập với yêu cầu đặt ra của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh mẫu. 62
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIAO NHẬN HÀNG HÓA THEO MỚN NƯỚC PHƯƠNG TIỆN. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C01. I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Dùng thước mét đo mạn khô để tính trọng lượng khi đo nổi, sau khi hàng được xếp xuống tàu xong, ta lại đo mạn khô để tính trọng lượng cả hàng và trọng lượng tàu, sau khi tàu đến bến lại làm các công việc như trên cùng với các đại lượng biến động trên tàu, ta xác định khối lượng hàng hoá được xếp xuống và dỡ khỏi tàu, qua đó tính được khối lượng hàng hoá thừa, thiếu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Sự phù hợp của phương tiện có sổ SI-03 và biên bản giám định SA-03. - Dụng cụ đo phải chính xác. - Xác định đúng điểm đo theo sổ dung tích của ph ương tiện vận tải. - Điểm đo lần một tại vị trí nào, các lần đo tiếp theo cũng đúng tại vị trí đó. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được sổ dung tích hiện có với loại ph ương tiện vận tải đang sử dụng tại nơi lấy hàng. - Kiểm tra các loại thước mét trước khi đo. - Xác định đúng điểm đo. - Đo, đọc đúng yêu cầu kỹ thuật. - Tính toán nhanh. 2. Kiến thức: - Biết đặc trưng kỹ thuật của phương tiện vận tải thuỷ. - Hiểu biết các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của phương tiện vận tải thuỷ. - Biết soạn thảo văn bản trên máy vi tính. - Biết đọc và dịch tiếng Anh chuyên ngành vận tải đường thuỷ nội địa. - Hiểu và vận dụng các công thức toán học để tính về giao nhận theo mớn nước phương tiện. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sổ đăng kiểm SI - 03 và biên bản giám định SA - 03. - Hệ thống mạng. - Sổ sách ghi chép và các thiết bị chắn sóng. - Dụng cụ đo phải chính xác. - Thước mét. - Máy tính cá nhân. - Đèn pin. 63
  64. - Phấn, sơn. - Bút. - Giấy. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định đúng điểm đo. 1. Quan sát có thẳng với thước mớn nước mũi, lái và dấu mạn khô thực tế. 2. Giám sát đặt vị trí đo được xác định trong sổ đăng kiểm của tàu. 2. Có khả năng đo trong hoàn cảnh gió 3. Giám sát việc đặt ống chắn sóng. to, sóng lớn. 3. Độ biến dạng của vỏ tàu. 4. Giám sát sự khác nhau của chiều cao mạn khô mũi, giữa và đuôi ở cùng một mạn phương tiện. 4. Kỹ năng đo và tính chính xác. 5. Giám sát lấy mẫu hàng để kiểm tra chất lượng và độ ẩm có phù hợp với qui định không. 6. Kết quả được so sánh với các lần lấy trước đó. 5. Có khả năng phối hợp với thuyền 7. Giám sát trong quá trình đo mạn trưởng, cơ quan giám định trong quá khô có làm sai lệch trong quá trình đo trình đo tính. không. 8. Theo dõi quá trình phối hợp trong các bước đo, tính hàng. 6. An toàn cho người trong khi đo hàng 9. Theo dõi quá trình thực hiện đối với ở dưới phương tiện. an toàn lao động theo quy định. 7. Xác định khối lượng hàng vận tải 10. So sánh việc lập phiếu giao, nhận (thừa hay thiếu). hàng giữa khối lượng hàng nhận, giao theo phiếu với khối lượng hàng thực tế. 64
  65. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIAO NHẬN HÀNG THEO KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C02 MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Đo khối lượng, thể tích xếp và dỡ khỏi tàu bằng cách đo trực tiếp theo thể tích của tàu hoặc đo hàng theo các thể tích đống hàng khi đã dỡ khỏi tàu được xếp lên bờ theo các dạng hình học khác nhau, qua đó tính được khối lượng hàng hoá thừa, thiếu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Sự phù hợp của phương tiện tương ứng với sổ dung tích. - Xác định thể tích theo các loại hình học theo hình đổ đống. - Để xăng, dầu ổn định ở kho hoặc dưới tàu mới tiến hành đo và tính hàng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Tính thể tích theo sổ dung tích. - Xác định đúng tỷ trọng của các loại hàng hoá. - Tính toán được thể tích các loại hình học. - Tính được độ thủy phần của hàng hóa. - Sử dụng thành thạo các bảng hiệu chỉnh đo tính xăng dầu và khí gas hoá lỏng theo tiêu chuẩn. 2. Kiến thức - Biết đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của tàu thuỷ. - Biết độ thuỷ phần của hàng đang chở. - Biết sử dụng excel để tính toán. - Vận dụng được công thức tính thể tích của một số loại hình học. - Biết tính chất của hàng hoá. - Biết đặc điểm, tính chất của xăng dầu và sản phẩm của dầu mỏ. - Biết cách tính toán và hiệu chỉnh. - Hiểu cách chuyển đổi từ độ C về độ F hoặc độ K và ngược lại. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sổ đăng kiểm và biên bản giám định. - Hệ thống mạng. - Thước mét. - Máy tính cá nhân. - Sổ sách ghi chép. - Nhiệt kế. 65
  66. - Đồng hồ đo điện tử. - Các bảng hiệu chỉnh, đo tính xăng dầu và khí gas hoá lỏng theo tiêu chuẩn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Độ chính xác về loại hình đổ đống. 1. Quan sát cách đo chiều dài, rộng và đặc biệt chú ý chiều cao không để thước bị chéo hoặc cong. 2. Quan sát điểm đo chiều cao so với mặt bằng của bãi trước khi đổ hàng. 2. Độ chính xác về tỷ trọng từng loại 3. Giám sát độ chặt hay xốp của đống hàng. hàng so với điều kiện cho phép. 3. Độ chính xác về tuyến hình từng 4. Giám sát các điểm đo dưới phương loại phương tiện. tiện khi đã tính được thể tích so với mớn nước tàu để làm bài toán ngược. 4. Kỹ năng tính toán thể tích các loại 5. Giám sát việc áp dụng các công thức hình học. toán học vào cách tính thể tích của từng loại hình học cụ thể. 5. Kỹ năng tính toán theo sổ dung tích 6. So sánh lập phiếu giao, nhận hàng của tàu. giữa khối lượng hàng giao, nhận theo phiếu với khối lượng hàng thực tế. 6. Khả năng phối hợp với chủ hàng, 7. So sánh thời gian tàu nằm tại bến so chủ phương tiện trong quá trình đo thể với kế hoạch thực hiện rời cầu. tích ở dưới tàu cũng như hàng đổ đống ở trên kho, bãi 66
  67. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIAO NHẬN HÀNG BAO, BÓ, KIỆN. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C03 MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khi hàng được đưa từ xe xuống kho, từ kho lên xe hoặc hàng được xếp xuống tàu, dỡ hàng từ tàu lên bờ được xếp dỡ qua mạn phương tiện, hàng được kiểm đếm qua mạn phương tiện vận tải bằng mắt thường theo các mã hàng hoặc qua mắt điện tử tại nơi sản xuất, qua đó tính được khối lượng hàng hoá thừa, thiếu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xếp hàng theo lớp phải bằng nhau. - Máy móc chính xác. - Đếm trực tiếp. - Theo hoá đơn xuất nhập kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Đếm nhanh qua các mã hàng được xếp xuống tàu hoặc dỡ khỏi tàu. - Kiểm hàng qua mắt điện tử cùng với bên giao nhận. - Nắm vững cách kiểm tra các bao bì hỏng, vỡ. 2. Kiến thức: - Biết tính toán được năng suất xếp dỡ của máng xếp dỡ. - Hiểu tính chất, đặc điểm của các loại hàng. - Biết số hàng qua mắt điện tử trong 1 phút theo quy định. - Biết tính toán hàng qua kho, thời hạn hàng được bảo quản trong kho, bãi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Máy tính cá nhân. - Sổ sách ghi chép. - Mắt điện tử qua băng truyền. - Cao bản mắt lưới hoặc cao bản gỗ. - Công cụ mang hàng khác. 67
  68. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Độ chính xác của các hàng, lớp được 1. Quan sát công nhân xếp dỡ xếp hàng xếp lên cao bản hoặc các công cụ theo yêu cầu. mang hàng. 2.Kỹ năng xếp các hàng, lớp trên cao 2. Giám sát tại chỗ bằng mắt thường. bản thẳng hàng. 3. An toàn trong quá trình xếp dỡ và 3. Giám sát việc thực hiện an toàn lao khi xuống tàu. động theo quy định. 4. Kỹ năng đếm nhanh và không bị 4. Giám sát hàng qua các mắt điện tử để nhầm lẫn. đối chiếu hàng thực tế với số hàng đã được thông báo trên bảng đếm điện tử. 5. Lập phiếu giao nhận chính xác về số lượng hàng và số lượng hàng bị đổ vỡ, hay hư hỏng. 5. Phối hợp với chủ hàng và chủ 6. So sánh thời gian giải phóng phương phương tiện để thực hiện công việc. tiện so với kế hoạch. 68
  69. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIAO NHẬN HÀNG XĂNG DẦU. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C04 MÔ TẢ CÔNG VIỆC Hàng được bơm từ kho xuống tàu hoặc ngược lại qua đồng hồ điện tử, qua đồng hồ điện tử biết được số lít đã giao hay nhận, sau đó dùng nhiệt kế để đo nhiệt 4 độ của hàng và đưa về điều kiện tiêu chuẩn d 15 để tính theo bảng hiệu chỉnh do tính xăng dầu và khí gas hoá lỏng theo tiêu chuẩn TCVN 6065 - 1995/ASTM-D. 1250/API.2640/IP.200 của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các thông tin khi tàu đến cảng. - Các dữ liệu phải chính xác và đầy đủ. - Có đủ các dữ liệu về nhiệt độ hàng, thể tích. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập chứng từ và sắp xếp chứng từ. - Theo dõi quá trình bơm hàng lên hoặc xuống tàu theo quy định. - Nắm vững cách sử dụng bảng hiệu chỉnh đo tính xăng dầu nhanh. - Chuyển đổi từ nhiệt độ C sang độ K hoặc sang nhiệt độ F và ngược lại nhanh. 2. Kiến thức - Biết cách làm hợp đồng vận tải. - Hiểu biết các loại chứng từ có liên quan đến chuyến hàng. - Biết đặc điểm, tính chất của dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. - Hiểu về vận tải, xếp dỡ và bảo quản dầu mỏ và khí hoá lỏng chở xô. - Biết cấu trúc của và hệ thống bơm hàng của tàu chở hàng lỏng. - Biết tỷ trọng của một số chất lỏng. - Hiểu cách chuyển đổi từ nhiệt độ C sang độ K hoặc nhiệt độ F và ngược lại. - Biết sử dụng Internet. - Biết sử dụng excel và soạn thảo văn bản. - Biết sử dụng Tiếng Anh giao tiếp thông thường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Thông tin của thuyền trưởng. - Máy bơm. - Đồng hồ đo thể tích. - Sổ sách để ghi chép. - Máy tính cá nhân. 69
  70. - Nhiệt kế. - Bảng hiệu chỉnh đo tính xăng dầu và khí gas hoá lỏng theo tiêu chuẩn TCVN 6065 - 1995/ASTM-D. 1250/API.2640/IP.200. của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Độ chính xác của nhiệt độ dầu để 1. Cách đọc nhiệt kế được gắn trên bể đưa về nhiệt độ tiêu chuẩn. chứa xăng dầu. 2. Độ chính xác tra bảng theo tiêu 2. Giám sát việc xác định nhiệt độ của chuẩn đúng với loại xăng dầu vận tải. dầu nơi đo nhiệt độ. 3. Giám sát nước có trong xăng dầu. 4. Giám sát lượng không khí có trong dầu nhất là đối với dầu đen. 3. Kỹ năng bơm hàng theo đúng qui 5. Giám sát việc thực hiện các qui định định giao nhận xăng dầu. khi bơm hàng xăng dầu. 4. An toàn lao động trong quá trình 6. Giám sát việc thực hiện các qui định bơm. về phòng, chữa cháy. 5. Đảm bảo phòng, chữa cháy trong quá trình giao nhận xăng dầu. 6. Kỹ năng bơm hàng theo công suất 7. So sánh số lít/phút bơm hàng thực của máy bơm. tế với số lít/phút theo quy định. 7. Phối hợp với chủ hàng, chủ phương 8. Giám sát thời gian giải phóng tiện để thực hiện công việc và giải phương tiện so với kế hoạch. phóng phương tiện nhanh. 70
  71. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: GIAO NHẬN HÀNG THEO NGUYÊN HẦM, NGUYÊN PHƯƠNG TIỆN. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C05 MÔ TẢ CÔNG VIỆC Hàng được xếp xuống tàu xong, hoặc trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện, chủ hàng hoặc bên vận tải giao, nhận hàng cho nhau bằng hình thức niêm phong kẹp chì nguyên hầm hoặc nguyên phương tiện. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Theo hợp đồng vận tải loại hàng cần chuyên chở. - Các giấy tờ giao nhận khi các bên đã thống nhất. - Theo nguyên tắc giao nhận mà 2 bên đã thoả thuận. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Làm hợp đồng vận tải. - Xác định vị trí niêm phong. - Cách niêm phong không để bị hư hỏng. - Thu thập chứng từ và sắp xếp chứng từ. - Tranh chấp hợp đồng (nếu có). 2. Kiến thức: - Hiểu biết về cách làm hợp đồng vận tải và các hợp đồng kinh tế khác. - Biết tính chất, phương pháp vận tải của các loại hàng hoá. - Hiểu các nguyên tắc giao nhận hàng hoá. - Biết cách niêm phong hàng hòm, kiện hoặc hầm hàng - Hiểu các Qui định về vận tải hàng hoá. - Biết cách tranh chấp về hàng hoá khi có sự cố xảy ra. - Biết cách làm biên bản thương vụ. - Biết soạn thảo văn bản trên máy tính. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bút. - Giấy. - Các chứng từ vận tải. - Dụng cụ niêm phong. - Các biên bản giao nhận. - Thông tin khi tàu đến bến. - Máy tính. 71
  72. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Độ chính xác vị trí của các lô hàng 1. Quan sát dấu niêm phong còn dưới hầm tàu trước khi kẹp chì. nguyên vẹn. 2. Độ chính xác về niêm phong hầm hàng theo hợp đồng vận tải. 3. Kỹ năng nhận định về niêm phong 2. Giám sát việc xếp xuống phương không bị thay thế hoặc bị phá vỡ. tiện và dỡ hàng khỏi phương tiện về tình trạng hàng hoá, xác định lượng hàng hoá hư hỏng (nếu có). 4. An toàn lao động khi lên, xuống 3. Giám sát việc thực hiện các Qui phương tiện và mở nắp hầm hàng tránh định khi mở nắp hầm hàng. bị ngã hoặc bị ngộ độc do tính chất của hàng hoá. 5. Kỹ năng kiểm định hàng hoá nhanh, 4. Giám sát các phương pháp kiểm chính xác định hàng hoá được phép dùng trong vận tải. 6. Thống nhất với các bên có liên quan 5. Giám sát việc thực hiện theo hợp về giám định niêm phong để tàu hành đồng vận tải. trình đúng thời gian. 72
  73. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TÊN CÔNG VIỆC: BẢO QUẢN HÀNG RỜI. MÃ SỐ CÔNG VIỆC: C06 MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Hàng hoá được xếp xuống tàu, hay được dỡ lên bờ được để vào trong kho hoặc ngoài bãi thành từng đống hàng, phải thường xuyên bảo quản, kiểm tra đống hàng về tính chất lý hoá của hàng hoá, chất lượng của hàng hoá bằng các công cụ khác nhau. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các hợp đồng và giấy giao nhận hàng hoá. - Các thông tin chính xác và đầy đủ. - Nắm bắt được tình hình thời tiết thay đổi. - Tiến hành theo dõi kiểm tra thường xuyên. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Thu thập chứng từ và sắp xếp chứng từ. - Nắm vững các khu vực để hàng tại cảng và các loại kho bãi. - Nắm bắt được tình hình thời tiết thay đổi. - Cách xếp hàng xuống tàu. 2. Kiến thức: - Biết được đặc điểm và phương pháp xếp dỡ, bảo quản của các loại hàng hoá. - Hiểu nội dung của các loại hợp đồng. - Biết các tính chất của các loại hàng hoá. - Biết thời hạn bảo của hàng hoá. - Biết được đặc điểm và phương pháp xếp dỡ, bảo quản của các loại hàng hoá. - Biết cấu trúc kho, bãi. - Biết soạn thảo văn bản được trên máy tính. - Biết sử dụng Internet và excel. - Biết sử dụng Tiếng Anh giao tiếp thông thường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Hệ thống mạng. - Thông tin của thuyền trưởng và chủ hàng gửi. - Kho, bãi. - Dụng cụ chèn, lót hàng. - Nhiệt kế. - Ẩm tốc kế. - Các dụng cụ che đậy hàng hoá. 73