Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tieu_chuan_ky_nang_nghe_nuoi_trong_thuy_san_nuoc_ngot.doc
Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Thông tư số /2012/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ) TÊN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MÃ SỐ NGHỀ: 1
- GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt được xây dựng theo Quyết định số: 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Để triển khai xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số /QĐ-BNN ngày 2/7/2008 V/v thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tháng 7/2008 Vụ kỹ năng nghề - Tổng cục dạy nghề tổ chức tập huấn tại Quảng Ninh về các nôi dung: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề và định hướng xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia; nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia; quản lý tài chính trong việc xây dựng Tiêu chuẩn kỹ ăng nghề Quốc gia; một số lỗi thường gặp và cách chỉnh sửa, hoàn thiện phân tích nghề, phân tích công việc để biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia; kỹ thuật biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia và một số lưu ý về lõi thường gặp trong Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Ban chủ nhiệm đã cử cán bộ tham dự tập huấn. Sau đợt tập huấn ban chủ nhiệm chỉ đạo các tiểu ban khảo sát quy trình kỹ thuật, vị trí làm việc của nghề thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát bổ sung, các tiểu ban chỉnh sửa và hoàn thiện phân tích nghề, phân tích công việc. Căn cứ vào bộ phiếu phân tích công việc đã được hoàn thiện, tiến hành biên soạn Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia; tổ chức lấy ý kiến của 30 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn và không tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của các chuyên gia; tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Tiểu ban biên soạn chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia trình độ TCN, CĐN nghề Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Ngày 24 tháng 11năm 2009 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3374/QĐ-BNN-TCCB V/v thành lập Hội đồng thẩm định Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia (Hội đồng thẩm định TCKNNQG nghề Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt - Phụ lục 1). Trên cơ sở ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định tiểu ban biên soạn chỉnh sửa và hoàn thiện Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia nghề Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt được phê chuẩn và ban hành theo Quyết định số /QĐ-BNN ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2
- II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề 1 Vũ Trọng Hà Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2 Th.S Nguyễn Văn Việt Trường Cao đẳng Thuỷ sản 3 Hoàng Ngọc Thịnh Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT 4 Phạm Ngọc Sơn Cục Nuôi trồng thuỷ sản 5 Bùi Văn Thưởng Hội Nghề cá Việt Nam 6 Đỗ Hoàng Quý Công ty Cổ phân dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Hạ Long 7 Phạm Thị Tuyết Doanh nghiệp Tư nhân nuôi trồng thuỷ sản Hải Lê 8 Trần Thế Mưu Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I Tiểu ban phân tích nghề 1 Th.S Nguyễn Văn Việt Trường Cao đẳng Thuỷ sản 2 Hoàng Ngọc Thịnh Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3 Th.S Lê Văn Thắng Trường Cao đẳng Thuỷ sản 4 Th.S Nguyễn Hữu Loan Trường Cao đẳng Thuỷ sản 5 Phùng Văn Kháng Trường Cao đẳng Thuỷ sản 6 Ngô Thế Anh Trường Cao đẳng Thuỷ sản 7 Bùi Quang Tề Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 8 Bùi Huy Cộng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 9 Nguyễn Thị Phương Thanh Trường Trung học Thuỷ sản 10 Lê Văn Yến Cục Nuôi trồng thuỷ sản 11 Dương Văn Ca Công ty Cổ phần thuỷ sản BIM III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 T.S Phạm Hùng Phó vụ trưởng - Vụ TCCB – BNN&PTNT 2 T.S Lê Viễn Chí P.Cục trưởng - Cục NTTS – BNN&PTNT 3 Th.S Phùng Hữu Cần Vụ TCCB - Bộ NN&PTNT 4 Nguyễn Ngọc Đức Chánh văn phòng Hội nghề cá Việt Nam 5 Nguyễn Mạnh Toàn Công ty Cổ phần nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An 6 Đào Văn Việt Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Đình Vũ, 3
- Hải Phòng 7 Bùi Văn Điền Trung tâm Quốc gia giống hải sản Miền Bắc 8 Nguyễn Việt Nam Viện Quy hoạch và Kinh tế thuỷ sản 9 Lê Tiến Dũng Trường Trung học Thuỷ sản 4
- MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT MÃ SỐ NGHỀ: . Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là một bộ phận của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Nghề Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề sản xuất ra các loại sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao phục vụ cho đời sống của nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, góp phần cải tạo môi trường sinh thái. 1. Phạm vi, vị trí làm việc của nghề: Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng nước ngọt nội địa, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể tham gia vào vị trí sau: - Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt; - Kỹ thuật viên nuôi thương phẩm thuỷ sản nước ngọt; - Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch; - Kỹ thuật viên phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. 2. Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện của nghề: - Xác định thủy sinh vật; - Xác định một số chỉ tiêu sinh học ở cá; - Khảo sát, thiết kế công trình nuôi thủy sản; - Chuẩn bị công trình nuôi thuỷ sản; - Sản xuất và sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản; - Quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản; - Phòng và trị bệnh động vật thủy sản; - Thực hiện an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản; - Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi; - Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính; - Sản xuất giống cá da trơn; - Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực; - Sản xuất giống tôm càng xanh; - Nuôi cá ao nước tĩnh; - Nuôi cá ruộng; - Nuôi cá lồng bè; - Nuôi tôm càng xanh; - Nuôi cá tra, basa; - Sản xuất giống và nuôi baba; - Sản xuất giống và nuôi ếch; - Vận chuyển động vật thuỷ sản. 3. Điều kiện môi trường làm việc của nghề: - Điều kiện làm việc của nghề: Người hành nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị; có đạo đức, yêu 5
- nghề và lương tâm nghề nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực; có đủ sức khỏe, biết bơi lội để hành nghề; được trang bị an toàn lao động. - Môi trường làm việc của nghề: nuôi trồng thủy sản nước ngọt thực hiện ở các dạng mặt nước nội địa vùng đồng bằng, đồng bằng ven biển, trung du và miền núi; môi trường làm việc chịu sự tác động lớn của thiên nhiên như: mưa, bão, lũ nên hoạt động nghề chịu rủi ro cao. 4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt - Giống thuỷ sản chất lượng; - Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; - Phòng thực hành: thuỷ sinh, vi sinh, ngư loại, phân tích môi trường, chẩn đoán và phòng trị bệnh thuỷ sản; - Tài liệu giáo dục Chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng, tiếng anh, tuin học tài liệu chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, pháp luật bảo vệ thủy sản ; - Dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển, thiết bị thông tin phục vụ sản xuất; - Kho tàng, thiết bị bảo quản sản phẩm thuỷ sản 6
- DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT MÃ SỐ NGHỀ: Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Công việc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A Xác định thủy sinh vật 1. Điều tra phân bố của cá, giáp xác, A01 x động vật thân mềm nước ngọt 2. Xác định sinh vật phù du A02 x (Plankton) 3. A03 Phân loại sinh vật tự bơi (Nekton) x 4. A04 Xác định sinh vật đáy (Benthos) x 5. A05 Xác định sinh vật nổi (Pelagos) x Xác định một số chỉ tiêu sinh học B ở cá 6. B01 Phân loại cá x 7. B02 Xác định độ béo của cá x 8. B03 Xác định độ mỡ (Ball mỡ) của cá x 9. Xác định hệ số thành thục của cá B04 x bố mẹ 10. Xác định sức sinh sản tương đối của B05 x cá 11. B06 Xác định tỷ lệ trứng thụ tinh x 12. B07 Xác định tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh x C Khảo sát, thiết kế công trình nuôi thuỷ sản (NTS) 13. C01 Khảo sát địa điểm xây dựng trại x nuôi thuỷ sản 14. C02 Thiết kế mặt bằng trại nuôi thuỷ sản x 15. C03 Thiết kế mương chuyển nước x 16. C04 Thiết kế cống x 17. C05 Thiết kế ao nuôi thủy sản x 18. C06 Thiết kế đầm nuôi thuỷ sản nước x ngọt 19. C07 Thiết kế lồng bè nuôi cá x 20. C08 Thiết kế bể nuôi x D Chuẩn bị công trình nuôi thuỷ sản 7
- 21. D01 Chuẩn bị ao nuôi tôm cá thương x phẩm 22. D02 Chuẩn bị ruộng nuôi cá x 23. D03 Chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng x 24. D04 Chuẩn bị lồng bè nuôi cá x 25. D05 Chuẩn bị công trình cho cá sinh sản x nhân tạo 26. D06 Chuẩn bị đăng chắn cá nước chảy x Sản xuất và sử dụng thức ăn E trong nuôi thủy sản 27. Xác định nhu cầu thức ăn của động E01 x vật thủy sản nước ngọt 28. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao E02 x đầm nuôi thuỷ sản 29. Nuôi sinh khối tảo Spyrulina, tảo E03 x Chlorella 30. Nuôi sinh khối Moina micrura, E04 x Moina dubia 31. Nuôi ấu trùng muỗi lắc Chiromonus E05 x trong ao ương cá chép giống 32. E06 Nuôi giun quế x 33. E07 Chế biến cá tạp x 34. E08 Sản xuất thức ăn hỗn hợp x 35. E09 Trồng rau lấp x 36. E10 Trồng cỏ voi x 37. Sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ E11 sản Quản lý chất lượng nước trong F nuôi thủy sản 38. F01 Khảo sát, đánh giá môi trường trước x khi nuôi 39. F02 Quản lý các yếu tố thủy lý x 40. F03 Quản lý các yếu tố thủy hóa x 41. F04 Quản lý nước sau nuôi thuỷ sản x Phòng và trị bệnh động vật thủy G sản 42. G01 Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản x 43. G02 Phòng bệnh tổng hợp x 44. G03 Sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy x sản 45. G04 Phòng và trị bệnh do ký sinh trùng x 8
- 46. G05 Phòng và trị bệnh do vi khuẩn x 47. G06 Phòng và trị bệnh do nấm x 48. G07 Phòng và trị bệnh do vi rút x 49. G08 Phòng và trị bệnh do dinh dưỡng x 50. G09 Phòng và trị bệnh do môi trường x Thực hiện an toàn lao động trong H nuôi trồng thủy sản 51. H01 Công tác bảo hộ lao động x 52. H02 Vệ sinh lao động x 53. H03 An toàn lao động x Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng I bán trôi nổi 54. Nhận biết đặc điểm sinh học một số I01 x loài nuôi để trứng bán trôi nổi 55. I02 Nuôi vỗ cá bố mẹ x 56. I03 Cho cá đẻ trứng x 57. I04 Ấp trứng cá x 58. I05 Ương nuôi cá bột lên hương x 59. I06 Ương nuôi cá hương lên giống x Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng J dính 60. Nhận biết đặc điểm sinh học một số J01 x loài nuôi để trứng dính 61. J02 Nuôi vỗ cá bố mẹ x 62. J03 Cho cá đẻ trứng x 63. J04 Ấp trứng cá x 64. J05 Ương nuôi cá bột lên hương x 65. J06 Ương nuôi cá hương lên giống x K Sản xuất giống cá da trơn 66. Nhận biết đặc điểm sinh học một số K01 x loài cá da trơn 67. K02 Nuôi vỗ cá bố mẹ x 68. K03 Cho cá đẻ trứng x 69. K04 Ấp trứng cá x 70. K05 Ương nuôi cá bột lên hương x 71. K06 Ương nuôi cá hương lên giống x Sản xuất giống cá rô phi đơn tính L đực 72. L01 Nuôi vỗ cá bố mẹ x 73. L02 Thu và phân loại trứng cá x 74. L03 Ấp trứng cá x 9
- 75. L04 Xử lý giới tính cá 21 ngày x 76. L05 Ương nuôi cá hương lên giống x 77. M Sản xuất giống tôm càng xanh 78. M01 Nuôi tôm bố mẹ thành thục trong bể x 79. M02 Ấp nở và thu ấu trùng x 80. M03 Ương nuôi ấu trùng x 81. Ương nuôi tôm bột thành tôm M04 x giống 20- 30 ngày tuổi N Nuôi cá ao nước tĩnh 82. Xác định điều kiện, môi trường ao N01 x nuôi 83. N02 Thả cá giống x 84. N03 Giải quyết thức ăn nuôi cá x 85. N04 Quản lý môi trường ao nuôi x 86. N05 Quản lý dịch bệnh x 87. N06 Thu hoạch cá x O Nuôi cá ruộng 88. O01 Xác định hình thức, chu kỳ nuôi x 89. O02 Thả cá giống x 90. O03 Quản lý an toàn đàn cá nuôi x 91. O04 Chăm sóc đàn cá nuôi x 92. O05 Thu hoạch cá x P Nuôi cá lồng bè 93. P01 Chọn vị trí đặt lồng bè x 94. P02 Thả cá giống x 95. P03 Cho cá ăn x 96. P04 Quản lý lồng bè nuôi cá x 97. P05 Quản lý dịch bệnh x 98. P06 Thu hoạch cá x Q Nuôi tôm càng xanh 99. Xác định điều kiện, môi trường ao Q01 x nuôi 100. Q02 Thả tôm giống x 101. Q03 Cho tôm ăn x 102. Q04 Quản lý môi trường nuôi x 103. Q05 Quản lý bệnh x 104. Q06 Thu hoạch x R Nuôi cá tra, basa 105. R01 Chuẩn bị ao nuôi cá x 106. R02 Thả cá giống x 10
- 107. R03 Cho cá ăn x 108. R04 Quản lý môi trường ao nuôi x 109. R05 Quản lý dịch bệnh x 110. R06 Thu hoạch x S Sản xuất giống và nuôi baba 111. S01 Nuôi vỗ baba bố mẹ x 112. S02 Cho đẻ và ấp nở ba ba x 113. S03 Ương ba ba giống x 114. S04 Nuôi ba ba thương phẩm x T Sản xuất giống và nuôi ếch 115. T01 Nuôi vỗ ếch bố mẹ x 116. T02 Cho đẻ và ấp nở trứng ếch x 117. T03 Ương nòng nọc thành ếch giống x 118. T04 Nuôi ếch thương phẩm x U Vận chuyển động vật thuỷ sản 119. U01 Vận chuyển kín bơm ôxy x 120. U02 Vận chuyển bằng lồ x 121. Vận chuyển bằng phương pháp giữ U03 x ẩm 122. Vận chuyển bằng phương pháp gây U04 x mê 11
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Điều tra phân bố của cá, giáp xác, động vật thân mềm nước ngọt. Mã số Công việc: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Điều tra sự phân bố của cá, giáp xác, động vật thân mềm nước ngọt nhằm xác định vị trí nuôi các đối tượng phù hợp. Các bước chính thực hiện công việc: xác định sự phân bố của cá, giáp xác, động vật thân mềm nước ngọt theo dạng thuỷ vực và theo tầng nước. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phiếu điều tra phù hợp với đối tượng; - Xác định sự phân bố theo dạng thủy vực: ao,ruộng, hồ; - Xác định sự phân bố theo tầng nước: tầng mặt, tầng đáy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lập được phiếu điều tra; - Điều tra được sự phân bố của các đối tượng; - Tổng hợp, phân tích số liệu, vẽ bản đồ phân bố của các đối tượng. 2. Kiến thức: - Phương pháp điều tra và thu thập số liệu; - Phương pháp xử lí số liệu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các tài liệu: bản đồ hành chính, tài liệu phân loại thủy sinh vật; - Dụng cụ thu mẫu, máy tính có phần mềm thống kê sinh học, bút, thước kẻ, giấy; - Phương tiện đi lại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Lập phiếu điều tra phân bố cá, giáp 1. Kiểm tra phiếu điều tra; xác, động vật thân mềm theo thủy vực 2. Kiểm tra bảng số liệu; và theo tầng nước; 3. Kiểm tra bản đồ phân bố thuỷ sinh 2. Số liệu điều tra thu được; vật; 3. Bản đồ phân bố thuỷ sinh vật; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện công việc: 4 giờ 12
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định sinh vật phù du Plankton Mã số Công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định sinh vật phù du Plankton nhằm định loại thành phần loài và số lượng sinh vật phù du. Các bước chính thực hiện công việc: chọn vị trí và thu mẫu, xác định thành phân loài và số lượng thực vật phù du (Phytoplankton) và động vật phù du (Zooplankton). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí và thu mẫu định tính, định lượng sinh vật phù du trong ao chính xác; - Phân loại tảo lam Cyanophyta, tảo silic Bacilariophyta, tảo mắt Euglenophyta, tảo lục Chlorophyta, Nguyên sinh động vật Protozoa, Trùng bánh xe Rotatoria, giáp xác Crustacea, Ấu trùng côn trùng Isecta; - Định lượng thực vật phù du (tb/lít) và động vật phù du (ct/lít) sai số 0,05. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Xác định được vị trí và thu được mẫu định tính, định lượng SVPD trong ao; - Nhận biết được Cyanophyta, Bacilariophyta, Euglenophyta, Chlorophyta, Protozoa, Rotatoria, Crustacea, Isecta; - Định lượng được thực vật phù du và động vật phù du. 2. Kiến thức: - Phương pháp thu mẫu sinh vật phù du; - Phương pháp định tính, định lượng động, thực vật phù du. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu định loại sinh vật phù du; - Dụng cụ: thuyền, vợt, xô nhựa, bình đong, lọ nút mài 100ml, foormol 4%, lam, lamen, khăn sạch, ống hút, buồng đếm thực, động vật phù du, máy tính. - Thiết bị: kính hiển vi (thị kính 10, vật kính 40). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định vị trí và thu mẫu định tính, định 1. Quan sát và đánh giá; lượng sinh vật phù du; 2. Kiểm tra, đối chiếu với tài liệu 2. Xác định Cyanophyta, Bacilariophyta, phân loại; Euglenophyta, Chlorophyta, Protozoa, 3. Kiểm tra, so sánh kết quả với Rotatoria, Crustacea, Isecta; mẫu chuẩn; 3. Định lượng thực vật phù du và động vật 4. Theo dõi thời gian thực hiện. phù du. 4. Thời gian thực hiện: 2 – 3 giờ. 13
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phân loại sinh vật tự bơi (Nekton) Mã số Công việc: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định sinh vật bơi (Nekton) nhằm định loại thành phần cá ở ao sông nước ngọt. Các bước chính thực hiện công việc: thu mẫu và phân loại cá. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mẫu, phân loại cá ở ao, ruộng chính xác 70%; - Thu mẫu, phân loại cá ở hồ tự nhiên chính xác 60%;. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thu mẫu và phân loại được cá ở ao, ruộng; - Thu mẫu và phân loại được cá ở hồ tự nhiên; 2. Kiến thức: - Phương pháp thu mẫu và phân loại cá. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu định loại cá nước ngọt; - Mẫu cá thu ở ao, ruộng, hồ tự nhiên; - Dụng cụ: thuyền, panh, cân, kính lup, compa, thước kỹ thuật, khay men, khăn lau; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Phân loại chính xác 70% số cá có 1. Kiểm tra, đối chiếu bảng phân loại trong mẫu thu ở ao, ruộng; thành phần loài; 2. Phân loại chính xác 60% số cá có 2. Kiểm tra, đối chiếu bảng phân loại trong mẫu thu ở hồ tự nhiên; thành phần loài; 3. Thời gian thực hiện: 1 – 2 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 14
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định sinh vật đáy (Benthos) Mã số Công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định sinh vật đáy (Benthos) nhằm định loại thành phần loài và khối lượng, số lượng thực vật và động vật đáy có trong thuỷ vực. Các bước chính thực hiện công việc: thu mẫu, phân loại, định lượng thực vật đáy (Phytobenthos) và động vật đáy (zoobenthos). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí và thu mẫu định tính, định lượng sinh vật đáy (Benthos) trong đầm nước ngọt chính xác; - Phân loại thực vật đáy Phytobenthos: tảo silic Fragillaria, tảo thuyền Navicula, tảo vòng Charophyta, súng Nymphaeaceae, sen Nelumbonaceae, - Phân loại động vật đáy zoobenthos: giun ít tơ Oliochaeta, thân mềm Moollusca phân lớp có phổi Pulmonata, lớp chân rìu Pelecypoda, ấu trùng của bộ phù du Ephemeropter, giáp xác Crustacea; - Định lượng thực vật đáy (kg/m2) và động vật đáy (ct/m2). III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Xác định được vị trí và thu được mẫu định tính, định lượng sinh vật đáy trong ao, hồ tự nhiên; - Phân loại được Phytobenthos: Fragillaria, Navicula, Charophyta, Nymphaeaceae, Nelumbonaceae, zoobenthos, Oliochaeta, Moollusca Pulmonata, Pelecypoda, Ephemeropter, Crustacea; - Định lượng được thực vật đáy và động vật đáy (sai số 0,05). 2. Kiến thức: - Phương pháp thu mẫu sinh vật đáy; - Phương pháp định tính, định lượng động và thực vật đáy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu định loại sinh vật đáy; - Dụng cụ: kính hiển vi, thước kỹ thuật, compa, kính lúp cầm tay, khay men; - Mẫu động, thực vật đáy ở đầm nước ngọt. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định vị trí và thu mẫu định tính, định 1. Quan sát và đánh giá; lượng sinh vật đáy; 2. Kiểm tra, đối chiếu với tài liệu 2. Phân loại Phytobenthos: Fragillaria, phân loại; Navicula, Charophyta, Nymphaeaceae, 3. Kiểm tra, so sánh kết quả với Nelumbonaceae, zoobenthos, Oliochaeta, mẫu chuẩn; Moollusca Pulmonata, Pelecypoda, 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 15
- Ephemeropter, Crustacea; 3. Định lượng thực vật đáy và động vật đáy 4. Thời gian thực hiện: 2 – 3 giờ. 16
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định sinh vật nổi (Pelagos) Mã số Công việc: A05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định sinh vật nổi (Pelagos) nhằm xác định thành phần loài và số lượng sinh vật nổi. Các bước chính thực hiện công việc: phân loại và định lượng sinh vật nổi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phân loại Bèo ong Salvinia cuculata, Bèo hoa dâu Azolla caroliniana, Bèo vảy ốc Salvinia natans, Bèo nhật bản Eichhornia crassipes, Ốc tai Lymaoea, cà niễng hydrophyliae, bọ gạo Notonecta, cất vó Gerris; - Định lượng sinh vật nổi ở ao, hồ; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Phân loại được một số loài sinh vật nổi ở ao hồ; - Định lượng được một số sinh vật nổi ở ao, hồ; 2. Kiến thức: - Phương pháp xác định địa điểm thu mẫu và thu mẫu sinh vật nổi; - Phương pháp định tính, định lượng thực vật và động vật nổi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: phân loại động vật và thực vật thủy sinh; - Dụng cụ: Lưới, vợt, khung, foormol 4%, nhiệt kế thuỷ ngân, giấy pH, nhãn) và dụng cụ phân tích mẫu (Kính lúp cầm tay, kính hiển vi). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Phân loại Salvinia cuculata, Azolla 1. Trình bày được các đặc điểm caroliniana, Salvinia natans, Eichhornia phân loại và vị trí phân loại của crassipes, Lymaoea, hydrophyliae, các đối tượng trên; Notonecta, Gerris; 2. Kiểm tra bảng thống kê thành 2. Định lượng Lymaoea, Notonecta phần loài sinh vật nổi ở ao, hồ; 3. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện công việc 17
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phân loại cá Mã số Công việc: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phân loại cá nhằm xác định tên khoa học một loài cá theo hệ thống phân loại. Các bước chính thực hiện công việc: xác định các thứ hạng trong phân loại, xác định dấu hiệu phân loại và mô tả đặc điểm phân loại một số bộ cá kinh tế. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Hệ thống phân loại của T. X. Rass và G. U. Linberg (1971); - Các thứ hạng trong hệ thống phân loại động vật; - Phân loại cá dựa kiểu hình; - Phân loại cá đến phân bộ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được các chỉ tiêu phân loại cá; - Phân biệt được đặc điểm của một số bộ cá kinh tế nước ngọt; - Sử dụng được khoá tra phân loại để phân loại một số loài cá kinh tế. 2. Kiến thức - Trình bày các thứ hạng trong hệ thống phân loại; - Nêu các dấu hiệu được sử dụng trong phân loại; - Nêu các đặc điểm phân loại của một số bộ, phân bộ cá kinh tế nước ngọt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về phân loại cá nước ngọt Việt Nam; - Vật liệu: mẫu vật cá tươi sống, cá ngâm Foormol; - Dụng cụ: kính lúp, dao, kéo, panh, thước, khay men, cân đồng hồ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Khả năng xác định các thứ hạng trong 1. Đánh giá khả năng xác định; phân loại đến loài, cách đặt tên loài của 2. Kiểm tra và đánh giá độ chính xác Linaeus; các chỉ tiêu phân loại; 2. Xác định chính xác các dấu hiệu sử 3. Kiểm tra và đánh giá khả năng định dụng trong phân loại; loại cá; 3. Khả năng sử dụng khoá tra phân loại 4. Theo dõi thời gian thực hiện định loại được một số loài cá kinh tế; 4. Thời gian thực hiện: 5 giờ. 18
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định độ béo của cá Mã số Công việc: B02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định độ béo của cá để đánh giá kết quả nuôi cá. Các bước chính thực hiện công việc: xác định độ béo fulton, xác định độ béo Cllack. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định độ béo fulton của cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ chính xác; - Xác định độ béo Cllack của cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ chính xác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được độ béo Fulton của cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ ; - Xác định được độ béo Cllack của cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ . 2. Kiến thức - Phương pháp xác định độ béo fulton, độ béo Cllack. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về phương pháp xác định độ béo fulton, độ béo Cllack; - Vật liệu: mẫu vật cá mè trắng tươi sống; - Dụng cụ: dao, kéo, panh, khay men, cân đồng hồ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được độ béo fulton của 1. Quan sát, kiểm tra và đánh giá mức độ cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ ; chính xác kết quả; 2. Xác định được độ béo Cllack của 2. Quan sát, kiểm tra và đánh giá mức độ cá mè trắng ở độ tuổi 1+, 2+ ; chính xác kết quả; 3. Thời gian thực hiện: 1 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện 19
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định độ mỡ (Ball mỡ) của cá Mã số Công việc: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định độ mỡ của cá để đánh giá kết quả vỗ béo đàn cá bố mẹ. Các bước chính thực hiện công việc là: giải phẫu cá, quan sát và đánh giá ball mỡ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ, mè trắng, cá chép; - Quan sát và đánh giá ball mỡ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ đúng kỹ thuật; - Xác định đúng ball mỡ . 2. Kiến thức - Phương pháp xác định ball mỡ của cá theo thang 6 bậc của Pzorolopski. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về phương pháp xác định ball mỡ của cá theo Pzorolopski; - Vật liệu: mẫu vật cá trắm cỏ bố mẹ tươi sống; - Dụng cụ: dao, kéo, panh, khay men, cân đồng hồ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ; 1. Quan sát và đánh giá mức độ chính 2. Xác định ball mỡ của cá mẫu; xác thao tác giải phẫu cá; 3. Thời gian thực hiện: 1 giờ. 2. Kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác kết quả; 3. Theo dõi thời gian thực hiện 20
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định hệ số thành thục của cá bố mẹ Mã số Công việc: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định hệ số thành thục của cá bố mẹ nhằm đánh giá kết quả nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ. Các bước chính thực hiện công việc: giải phẫu cá, xác định khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng thân cá và tính hệ số thành thục. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ, mè trắng, cá chép (một con đực, một con cái/loài) đúng kỹ thuật; - Xác định chính xác khối lượng buồng trứng, buồng sẹ (pt); - Xác định chính xác khối lượng cá cái, cá đực đã bỏ nội quan (p0); - - Tính được hệ số thành thục của cá cái, cá đực theo công thức: pt/ p0 x 100 (%) III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Giải phẫu được cá bố mẹ trắm cỏ, mè trắng, cá chép; - Xác định được khối lượng buồng trứng, buồng sẹ; - Xác định được khối lượng cá cái, cá đực đã bỏ nội quan; - Tính toán được hệ số thành thục của cá cái, cá đực. 2. Kiến thức - Phương pháp xác định hệ số thành thục. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về phương pháp xác định hệ số thành thục của cá; - Vật liệu: mẫu vật cá trắm cỏ, mè trắng, cá chép thành thục sinh dục; - Dụng cụ: dao, kéo, panh, khay men, cân đồng hồ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ; 1. Quan sát và đánh giá mức độ chính 2. Xác định khối lượng buồng trứng, xác thao tác giải phẫu cá; buồng sẹ, khối lượng cá cái, cá đực đã 2. Kiểm tra và đánh giá kết quả; bỏ nội quan; 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 3. Xác định công thức và tính hệ số 4. Theo dõi thời gian thực hiện thành thục; 4. Thời gian thực hiện: 1 giờ. 21
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định sức sinh sản tương đối của cá Mã số Công việc: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định sức sinh sản tương đối của cá bố mẹ để đánh giá kết quả nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ. Các bước chính thực hiện công việc: giải phẫu cá, xác định số lượng trứng, xác định khối lượng thân cá. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ (một con cái); - Xác định chính xác số lượng trứng (n = n1/gt x G); - Xác định khối lượng cá cái bỏ nội quan (P0); - Tính sức sinh sản tương đối theo công thức: n/p0 (t/g) III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Giải phẫu được cá mẹ trắm cỏ đúng kỹ thuật; - Xác định được số lượng trứng (n); - Xác định được khối lượng cá cái (p0); - Tính toán được sức sinh sản tương đối. 2. Kiến thức - Phương pháp xác định sức sinh sản tương đối ở cá. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về phương pháp xác định sức sinh sản tương đối ở cá; - Vật liệu: cá trắm cái thành thục sinh dục; - Dụng cụ: dao, kéo, panh, khay men, cân đồng hồ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giải phẫu cá bố mẹ trắm cỏ; 1. Quan sát và đánh giá mức độ chính 2. Xác định số lượng trứng, khối lượng xác thao tác giải phẫu cá; cá cái đã bỏ nội quan; 2. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 3. Xác định công thức và tính sức sinh 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả; sản tương đối; 4. Theo dõi thời gian thực hiện 4. Thời gian thực hiện: 1 giờ. 22
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định tỷ lệ trứng thụ tinh Mã số Công việc: B06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định tỷ lệ trứng thụ tinh trong sinh sản nhân tạo cá để đánh giá kết quả cho cá đẻ và chất lượng sản phẩm sinh dục. Các bước chính thực hiện công việc: thu mẫu trứng, xác định số lượng trứng thụ tinh trong mẫu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mẫu trứng (ba mẫu ở đầu, giữa và cuối đợt cho cá đẻ; mỗi mẫu 100 trứng); - - Nhận biết thời điểm (giai đoạn phôi vị) để xác định số lượng trứng thụ tinh trong mẫu; - Tính tỷ lệ trứng thụ tinh theo công thức: ntt/n.100 (%). III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thu mẫu trứng đúng thời điểm và đại diện cho bể trứng cá; - Xác định chính xác giai đoạn phôi vị và số lượng trứng thụ tinh trong mẫu; - Tính được tỷ lệ trứng thụ tinh (%). 2. Kiến thức - Phương pháp xác định tỷ lệ trứng thụ tinh. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Vật liệu: cá sinh sản, trứng cá. - Dụng cụ: vợt, đĩa đồng hồ, thìa, mát tính. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu mẫu trứng đại diện cho bể trứng cá; 1. Quan sát và đánh giá; 2. Xác định giai đoạn phôi vị và số lượng 2. Kiểm tra phôi trên kính hiển vi; trứng thụ tinh trong mẫu; 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 3. Tính tỷ lệ trứng thụ tinh; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 1 giờ. 5. Thời gian có sản phẩm: 65 – 70 giờ. 23
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh Mã số Công việc: B07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh trong sinh sản nhân tạo cá để đánh giá kết quả ấp trứng cá và chất lượng sản phẩm sinh dục. Các bước chính thực hiện công việc: thu mẫu trứng thụ tinh, xác định số lượng ấu thể nở ra có trong mẫu, tính tỉ lệ nở. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mẫu trứng thụ tinh (ba mẫu; mỗi mẫu 100 trứng); - Xác định chính xác số lượng ấu thể nở ra có trong mẫu; - Tính tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh theo công thức: nct/ ntt.100 (%). III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thu được trứng thụ tinh và quản lý phôi phát triển bình thường trong mẫu; - Xác định được số lượng ấu thể nở ra có trong mẫu; - Tính toán được tỷ lệ nở (%). 2. Kiến thức - Phương pháp xác định tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Vật liệu: cá sinh sản, trứng cá được thụ tinh. - Dụng cụ: vợt, đĩa đồng hồ, thìa, máy tính. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu mẫu trứng thụ tinh; 1. Quan sát và đánh giá thao tác; 2. Xác định số lượng ấu thể nở ra có 2. Kiểm tra phôi trên kính hiển vi; trong mẫu; 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 3. Tính tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Thời gian có sản phẩm: 26 – 30 giờ. 24
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Khảo sát địa điểm xây dựng trại nuôi thuỷ sản Mã số Công việc: C01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khảo sát địa điểm xây dựng trại nuôi thuỷ sản làm cơ sở xây dựng được trại nuôi đạt tiêu chuẩn. Các bước chính thực hiện công việc: thành lập ban điều tra; khảo sát địa hình, địa lý, địa chất, nguồn nước, thuỷ văn, giao thông, kinh tế, xã hội. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thành lập ban điều tra đủ thành phần, đảm bảo trình độ về kỹ thuật xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, kinh tế, xã hội - Khảo sát địa hình, địa lý, địa chất, nguồn nước, thuỷ văn, giao thông, kinh tế và xã hội. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thành lập được ban điều tra; - Xác định được các thông số về địa hình, địa lý, địa chất, nguồn nước, thuỷ văn, giao thông, kinh tế, xã hội. 2. Kiến thức - Phân tích thành phần, trình độ của ban điều tra - Phân tích đặc điểm về địa hình, địa lý, địa chất, nguồn nước, thuỷ văn, giao thông, kinh tế, xã hôi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về giao thông, kinh tế, xã hội. - Dụng cụ: máy đo chỉ tiêu chất nước, thước đo dài, đo góc, đo độ, la bàn, máy kinh vĩ; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định thành phần, trình độ của 1. Đối chiếu, so sánh với yêu cầu ban ban điều tra; điều tra; 2. Xác định các thông số về địa hình, 2. Đối chiếu với yêu cầu địa điểm xây địa lý, địa chất, nguồn nước, thuỷ văn; dựng trại nuôi thuỷ sản; 3. Xác định các thông số về điều kiện 3. So sánh, đối chiếu với yêu cầu; giao thông, kinh tế, xã hội; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 4 giờ. 25
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế mặt bằng trại nuôi thuỷ sản Mã số Công việc: C02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế mặt bằng trại nuôi thuỷ sản nhằm bố trí mặt bằng các kiến trúc vật phù hợp trong trại nuôi thuỷ sản. Các bước chính thực hiện trong công việc: xác định yêu cầu bố trí mặt bằng, bố trí mặt bằng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định yêu cầu bố trí mặt bằng trạm bơm nước, kênh cấp tiêu nước, ao, công trình phụ trợ, nhà xưởng ; - Bố trí mặt bằng thích hợp trại nuôi thuỷ sản nước ngọt; - Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong giới hạn cho phép; - Thực hiện đúng quy định an toàn lao động cho người, thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được yêu cầu bố trí mặt bằng các kiến trúc vật trại nuôi thuỷ sản nước ngọt; - Bố trí được mặt bằng thích hợp trại nuôi thuỷ sản nước nước ngọt; - Tính toán được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật; - Thực hiện được quy định an toàn lao động cho người, thiết bị. 2. Kiến thức - Đọc, hiểu bản đồ địa hình và phân biệt được dạng mặt bằng; - Phân tích yêu cầu bố trí mặt bằng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thước đo, êke, bút, giấy vẽ, máy tính; - Bản đồ địa hình. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1.Xác định yêu cầu bố trí mặt bằng các 1. Kiểm tra và đối chiếu với yêu cầu; kiến trúc vật; 2.Quan sát và so sánh với chỉ tiêu, điều 2.Bố trí mặt bằng thích hợp với nuôi kiện nuôi thuỷ sản nước ngọt; thuỷ sản nước ngọt; 3. Kiểm tra và đánh giá; 3.Tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kỹ 4.Theo dõi thời gian thực hiện. thuật; 4.Thời gian thực hiện: 3 giờ. 26
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế mương chuyển nước Mã số Công việc:C03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế mương chuyển nước để đảm bảo mương chuyển được khối lượng nước nhiều nhất trong thời gian nhất định. Các bước chính thực hiện công việc: thiết kế hình dạng mặt cắt ngang, xác định các thông số về mương. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết kế hình dạng mặt cắt ngang phù hợp; - Xác định thông số về mương (Vtb, m, b) chính xác; - Thực hiện an toàn lao động cho người, thiết bị và dụng cụ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thiết kế được hình dạng mặt cắt ngang của mương; - Xác định được các thông số Vtb, m, b; 2. Kiến thức - Phân tích loại hình mặt cắt thích hợp; - Đọc, hiểu các chỉ tiêu cho phép. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thước, êke, bút, giấy vẽ, máy tính; - Bảng chỉ tiêu về lưu tốc, độ dốc đáy, hệ số mái đất tự nhiên. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định hình dạng mặt cắt ngang 1. Kiểm tra và đánh giá; của mương; 2. So sánh với chỉ tiêu cho phép của 2. Xác định các thông số về mương: mương trong trại nuôi thủy sản nước Vtb, m, b; ngọt; 3. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 27
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế cống Mã số Công việc:C04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế cống để có được cống cấp tiêu nước ở ao đầm nuôi thuỷ sản ngọt chất lượng, hiệu quả và bền vững. Các bước chính thực hiện công việc: xác định loại hình, khẩu độ, cao trình đáy cống và thiết kế các bộ phận của cống. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định khẩu độ, loại hình, cao trình đáy cống phù hợp; - Thiết kế các bộ phận: nền, móng, thân cống, sân trước, sân sau, tường cánh gà chính xác, an toàn, hiệu quả; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được khẩu độ, loại hình, cao trình đáy cống; - Thiết kế được nền, móng, thân cống, sân trước, sân sau, tường cánh gà; 2. Kiến thức - Đọc và hiểu tài liệu về mực nước, cao trình mặt đất; - Lựa chọn được công thức và phương pháp tính toán các thông số phù hợp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thước đo, êke, bút, giấy vẽ, máy tính; - Bản đồ địa hình, bảng chỉ tiêu về lưu tốc, độ dốc đáy, hệ số mái đát tự nhiên; - Cuốc, xẻng, dao. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định các chỉ tiêu của các bộ 1. Đối chiếu các chỉ tiêu; phận về cống; 2. Kiểm tra các hệ số an toàn; 2. Xác định các chỉ số an toàn; 3. Thời gian thực hiện. 3. Thời gian thực hiện: 4 giờ. 28
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế ao nuôi thủy sản Mã số Công việc:C05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế ao nuôi thuỷ sản để có được ao nuôi thuỷ sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sử dụng hiệu quả và bền vững. Các bước chính thực hiện công việc: Xác định diện tích, độ sâu ao; thiết kế đáy, bờ, cống điều tiết nước ao II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định không gian thích hợp của ao nuôi thủy sản; - Thiết kế các bộ phận của ao: diện tích, độ sâu ao; thiết kế đáy, bờ, cống điều tiết nước ao; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được không gian thích hợp của ao; - Thiết kế được các bộ phận của ao 2. Kiến thức - Phân tích yêu cầu của ao nuôi thủy sản - Trình bày nguyên tắc an toàn và thuận lợi thao tác trong quá trình sản xuất IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thước vẽ, thước đo độ, máy tính - Tài liệu về mực nước, bảng phân loại đất, bản đồ địa hình V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1.Yêu cầu không gian của ao nuôi 1. Kiểm tra và đối chiếu tiêu chuẩn; thủy sản 2. Kiểm tra và đối chiếu tiêu chuẩn; 2. Xác định diện tích, độ sâu ao; 3. Phân tích, so sánh các thông số; 3. Bản vẽ thiết kế đáy, bờ, cống điều 4. Theo dõi thời gian thực hiện. tiết nước ao; 4. Thời gian thực hiện: 4 – 5 giờ. 29
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế đầm nuôi thuỷ sản nước ngọt Mã số Công việc:C06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế đầm nuôi nuôi thuỷ sản nước ngọt để có được đầm nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sử dụng hiệu quả và bền vững. Các bước chính thực hiện công việc: chọn vị trí xây dựng đầm; thiết kế đê, mương; thiết kế cống. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vị trí xây dựng đầm; - Thiết kế đê, mương đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thiết kế cống đúng yêu cầu kỹ thuật; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lựa chọn được vị trí xây dựng đầm; - Tính toán, thiết kế được đê, mương; - Tính toán, thiết kế được cống; 2. Kiến thức - Phân tích vùng triều. - Trình bày phương pháp xác định thông số kỹ thuật đê, mương,cống của đầm nuôi thuỷ sản nước ngọt . IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về bản đồ địa hình, sóng, gió ; - Thước, bút, giấy, máy tính; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Yêu cầu vị trí xây dựng đầm nuôi 1. So sánh yêu cầu nuôi cá đầm; thuỷ sản nước ngọt; 2. Kiểm tra, đối chiếu với TC N; 2. Thông số kỹ thuật thiết kế đê, 3. Kiểm tra, đối chiếu với TC N; mương; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 3. Thông số kỹ thuật thiết kế cống; 4. Thời gian thực hiện: 4 – 5 giờ. 30
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế lồng bè nuôi cá Mã số Công việc:C07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế lồng bè nuôi thuỷ sản để có được lồng bè đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sử dụng hiệu quả và bền vững. Các bước chính thực hiện công việc: thiết kế khung lồng, phao, neo cụm lồng; thiết kế lồng lưới; thiết kế nhà quản lý và sinh hoạt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết kế khung lồng, phao, neo cụm lồng, bè đúng kỹ thuật; - Thiết kế lồng lưới đúng kỹ thuật; - Thiết kế nhà quản lý và sinh hoạt phù hợp, sử dụng thuận tiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thiết kế được khung lồng, phao, neo cụm lồng bè; - Thiết kế được lồng lưới; - Thiết kế được nhà quản lý và sinh hoạt. 2. Kiến thức - Phân tích các thông số kỹ thuật khung lồng, phao, neo cụm lồng, bè; - Phân tích các thông số kỹ thuật lồng lưới; - Phân tích các thông số kỹ nhà quản lý, sinh hoạt trên lồng, bè. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về kích thước vật liệu, hệ số an toàn lồng bè; - Tài liệu về bản đồ địa hình, thuỷ văn, sóng, gió vị trí đặt lồng, bè; - Thước, bút, giấy, máy tính. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thông số kỹ thuật thiết kế khung lồng, 1. Kiểm tra, đối chiếu với TC N; phao, neo cụm lồng, bè; 2. Kiểm tra, đối chiếu với TC N; 2. Thông số kỹ thuật thiết kế lồng lưới; 3. Kiểm tra, đối chiếu với TC N; 3. Thông số kỹ thuật thiết kế nhà quản lý 4. Theo dõi thời gian thực hiện. và sinh hoạt; 4. Thời gian thực hiện: 5 – 6 giờ. 31
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế bể nuôi Mã số Công việc:C08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế bể xi măng nuôi thuỷ sản để có được bể nuôi thuỷ sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sử dụng thuận tiện và bền vững. Các bước chính thực hiện công việc: xác định hình dạng, kích thước; thiết kế bể nuôi; xác định tính ổn định của bể. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Hình dạng: vuông, chữ nhật, hình tròn; kích thước phù hợp mục đích sử dụng; - Thiết kế các bộ phận của bể; - Tính ổn định của bể. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được hình dạng, kích thước bể; - Thiết kế được các bộ phận của bể; - Xác định được tính ổn định của bể. 2. Kiến thức - Nêu yêu cầu kỹ thuật bể cho sinh sản, nuôi thuỷ sản ngọt; - Phân tích các thông số kỹ thuật các bộ phận của bể; - Phân tích thông số về tính ổn định của bể xây xi măng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về hình dạng, kích thước loại hình bể nuôi thuỷ sản; - Thước, bút, giấy, máy tính; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Yêu cầu kỹ thuật về hình dạng, kích 1. Kiểm tra, đối chiếu với TCN ; thước bể; 2. Kiểm tra, đối chiếu với TCN; 2. Thông số kỹ thuật các bộ phận của 3. Kiểm tra và đánh giá; bể xi măng; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 3. Xác định tính ổn định của bể; 4. Thời gian thực hiện: 2 – 3 giờ. 32
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị ao nuôi tôm cá thương phẩm Mã số Công việc:D01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị ao nuôi tôm, cá thương phẩm nhằm có được môi trường nuôi cá tốt, cá lớn nhanh, tỷ lệ sống cao. Các bước chính thực hiện công việc: tu bổ ao và vệ sinh ao, tẩy trùng diệt tạp, lọc nước vào ao, bón phân gây màu nước và kiểm tra môi trường. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tu bổ ao và vệ sinh ao: làm cạn nước ao, tu bổ bờ, cống cấp tiêu nước, đăng chắn cá, vệ sinh cây cỏ, rác bẩn; - Tẩy trùng, diệt tạp: dùng vôi 10 – 15 kg/100m2 ao, phơi nắng ao 2- 3 ngày. - Lọc nước vào ao đảm bảo không lẫn địch hai, cá tạp, rác bẩn; - Bón phân gây màu nước: kết hợp đạm lân theo tỷ lệ 2/1, mầu nước xanh vỏ đỗ; - Kiểm tra môi trường: pH 7 – 8, DO từ 3 mg/lít trở lên, độ trong 20 – 30 cm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tu bổ và vệ sinh được ao nuôi; - Thực hiện tẩy trùng, diệt tạp triệt để; - Thực hiện lọc được nước vào ao; - Gây được màu nước ao xanh vỏ đỗ; - Kiểm tra và đánh giá được môi trường ao nuôi; 2. Kiến thức - Trình bày được phương pháp cải tại ao nuôi tôm cá thương phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về kỹ thuật cải tại ao nuôi tôm cá thương phẩm; - Dụng cụ: máy bơm nước, cuốc xẻng, bàn trang, gầu hất bùn, xô, lưới lọc nước ; - Vật liệu: vôi, phân đạm, lân. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tu bổ và vệ sinh ao; 1. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 2. Thao tác bón vôi tẩy trùng, diệt tạp; 2. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 3. Thao tác lọc nước vào ao; 3. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 4. Các thông số môi trường phù hợp: 4. Kiểm tra và so sánh với TCN; 5. Thời gian thực hiện: 3 - 4 giờ. 5. Theo dõi thời gian thực hiện. 33
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị ruộng nuôi cá Mã số Công việc: D02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị ruộng nuôi cá nhằm có được điều kiện môi trường phù hợp để nuôi cá đạt tỷ lệ, năng suất cao. Các bước chính thực hiện công việc: chọn ruộng nuôi cá, đắp bờ bao, đào mương cho cá trú, làm cống, làm đăng chắn cá, lấy nước vào ruộng và kiểm tra môi trường. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn ruộng nuôi cá đảm bảo tiêu chuẩn; - Đắp bờ bao, đào mương cho cá trú, làm cống, làm đăng chắn cá đúng yêu cầu kỹ thuật; - Lấy nước vào ruộng: hn = 0,2 – 0,4m; hat = 0,3 – 0,5m; - Kiểm tra môi trường: pH 7 -8, DO từ 3 mg/lít trở lên, sạch tạp; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Chọn được ruộng nuôi cá thích hợp; - Thực hiện được đắp bờ bao, đào mương cho cá trú, làm cống, làm đăng chắn; - Lấy được nước vào ruộng; - Kiểm tra được môi trường; 2. Kiến thức - Trình bày được phương pháp cải tại ao nuôi cá thương phẩm; - Nêu phương pháp xác định yếu tố môi trường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về kỹ thuật chuẩn bị ruộng nuôi cá; - Dụng cụ: máy bơm nước, cuốc xẻng, bàn trang, gầu hất bùn, xô, lưới lọc nước ; - Vật liệu: vôi. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chọn ruộng nuôi cá thích hợp; 1. Kiểm tra, đánh theo TCN; 2. Thực hiện đắp bờ bao, đào mương 2. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; cho cá trú, làm cống, làm đăng chắn; 3. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 3. Kiểm tra môi trường; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 3 - 4 giờ. 34
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng Mã số Công việc: D03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng nhằm có được bể nôi sạch bệnh, môi trường thuận lợi cho ấu trùng sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao. Các bước chính thực hiện công việc: vệ sinh và tẩy trùng bể; lắp đặt các thiết bị khí, nhiệt; lấy nước vào bể và kiểm tra môi trường. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vệ sinh và tẩy trùng bể: làm sạch bể; tẩy trùng: ngâm bể bằng dung dịch Chlorin 10 ppm; - Lắp đặt các thiết bị khí, nhiệt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Lấy nước vào bể; - Các thiết bị khí, nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật; 0 - Kiểm tra môi trường: pH 7,5 – 8,5, độ mặn 28 – 32 /00, DO 4 – 8 mg/lít, độ trong 40 – 50 cm; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện vệ sinh và tẩy trùng bể triệt để; - Lắp đặt được các thiết bị khí, nhiệt; - Lấy được nước vào bể; - Xác định được các yếu tố môi trường; 2. Kiến thức - Trình bày được phương pháp xác định yếu tố môi trường; - Nêu yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về kỹ thuật cuẩn bị bể nuôi ấu trùng tôm cá; phương pháp xác đinh yếu tố môi trường; - Dụng cụ: vệ sinh bể, máy đo ôxy, pH, xô chậu; - Vật liệu: các thiết bị khí và nhiệt, Chlorin. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tu bổ và vệ sinh bể; 1. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 2. Thao tác tẩy trùng; 2. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 3. Thao tác lắp đặt thiết bị khí, nhiệt; 3. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả; 4. Các thông số môi trường phù hợp: 4. Kiểm tra và so sánh với TCN; 5. Thời gian thực hiện: 3 - 4 giờ. 5. Theo dõi thời gian thực hiện. 35
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị lồng bè nuôi cá Mã số Công việc:D04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị lồng bè nuôi cá nhằm có được lồng nuôi chắc chắn, an toàn môi trường nuôi thuận lợi cho cá sinh trưởng, tỷ lệ sống cao. Các bước chính thực hiện công việc: Kiểm tra và gia cố khung lồng, phao, neo; kiểm tra và vệ sinh lồng lưới; lắp lắp lồng lưới vào khung lồng và thả can cát. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra và gia cố khung lồng, phao, neo đảm bảo chắc chắn, an toàn; - Kiểm tra và vệ sinh lồng lưới đảm bảo an toàn, sạch; - Lắp lồng lưới vào khung lồng và thả can cát: nút buộc chắc chắn, dễ cởi nút, lồng lưới căng đều, can cát cách đáy lồng 20 cm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định và gia cố được khung lồng, phao, neo; - Lồng lưới được kiểm tra an toàn và vệ sinh; - Lắp được lồng lưới vào khung lồng và thả can cát 4 góc lồng. 2. Kiến thức - Trình bày biện pháp kiểm tra lồng nuôi cá; - Nêu kỹ thuật lắp lồng lưới vào khung lồng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: kỹ thuật chuẩn bị lồng bè nuôi cá; - Dụng cụ: thước đo, găng tay; - Vật liệu: khung lồng, lồng lưới, phao, neo, can cát; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Gia cố được khung lồng, phao, neo; 1. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 2. Kiểm tra an toàn và vệ sinh lồng lưới; 2. Kiểm tra, đối chiếu với qui trình; 3. Lồng nuôi theo tiêu chuẩn, lắp lồng 3. Kiểm tra và đánh giá kết quả; lưới vào khung lồng và thả can cát 4 góc 4. Theo dõi thời gian thực hiện. lồng. 4. Thời gian thực hiện: 2 - 3 giờ. 36
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị công trình cho cá sinh sản nhân tạo Mã số Công việc:D05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị công trình sinh sản cá nhân tạo nhằm mục đích vệ sinh, lắp đặt các thiết bị, dụng cụ để chuẩn bị cho cá sinh sản. Các bước chính thực hiện công việc: vệ sinh công trình, lắp đặt các thiết bị, chuẩn bị dụng cụ, vận hành thử; II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Công trình sạch; - Có đầy đủ thiết bị và dụng cụ cần thiết và phù hợp; - Vận hành hệ thống bể và thiết bị hoạt động bình thường và an toàn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Vệ sinh được hệ thống công trình sạch; - Lắp được đầy đủ thiết bị và dụng cụ; - Vận hành được hệ thống bể và thiết bị. 2. Kiến thức - Trình bày phương pháp chuẩn bị các công trình phục vụ sinh sản cá; - Nêu phương pháp lắp đặt thiết bị cần thiết. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị hệ thống phụ trợ cá sinh sản. - Dụng cụ: máy bơm, thiết bị phụ trợ và dụng cụ cho đối tượng cụ thể; - Vật liệu: chllorin. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Vệ sinh hệ thống công trình sạch; 1. Kiểm tra và đánh giá; 2. Lắp được thiết bị và dụng cụ cần thiết; 2. Đối chiếu với TCKT; 3.Vận hành hệ thống bể và thiết bị. 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả; 4. Thời gian thực hiện 2 - 3 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 37
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chuẩn bị đăng chắn cá nước chảy Mã số Công việc:D06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị đăng chắn cá nước chảy nhằm quản lý được đối tượng nuôi. Các bước chính thực hiện công việc: xác định vị trí xây dựng đăng, lựa chọn loại đăng và giá đăng, làm mành đăng, làm cửa đăng, thả mành đăng và cố định. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định vị trí xây dựng đăng chắc chắn, hiệu quả; - Lựa chọn loại đăng và giá đăng thích hợp; - Làm cửa đăng đúng yêu cầu kỹ thuật; - Làm mành đăng, thả mành đăng và cố định. - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị dụng cụ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được vị trí xây dựng đăng; - Lựa chọn được loại đăng và giá đăng thích hợp; - Làm được cửa đăng; - Làm được mành đăng, thả mành đăng và cố định. 2. Kiến thức - Nêu yêu cầu chọn vị trí làm đăng chắn cá nước chảy; - Trình bày phương pháp làm đăng chắn cá nước chảy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: Kỹ thuật làm đăng chắn cá nước chảy. - Dụng cụ: dao, cưa, cuốc, xẻng, vồ gỗ, thước, giấy, máy tính, bản đồ địa hình, bản vẽ thiết kế; - Vật liệu: cây tre, dây thép không rỉ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định vị trí xây dựng đăng; 1. So sánh TCKT; 2. Xác đinh loại đăng và giá đăng 2.Quan sát thực tế và đối chiếu TCKT; thích hợp; 3. So sánh TCKT; 3 Làm cửa đăng, mành đăng; 4. Kiểm tra và đánh giá kết quả; 4. Thả mành đăng và cố định. 5. Theo dõi thời gian thực hiện. 5. Thời gian thực hiện 1 - 3 giờ. 38
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xác định nhu cầu thức ăn của động vật thủy sản nước ngọt Mã số Công việc: E01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của động vật thủy sản nhằm xác định nhu cầu thức ăn của chúng. Các bước chính thực hiện công việc: Giải phẫu lấy mẫu thức ăn trong ống tiêu hoá cá; xác định loại thức ăn trong ống tiêu hóa; xác định tỷ lệ thức ăn trong ống tiêu hóa; II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lấy mẫu thức ăn trong ống tiêu hóa; - Xác định loại thức ăn trong ống tiêu hóa; - Xác định tỷ lệ thức ăn trong ống tiêu hóa; - Đánh giá sơ bộ nhu cầu dinh dưỡng của cá. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Giải phẫu và lấy được mẫu thứa ăn trong ống tiêu hoá của cá; - Xác định được loại và lượng thức ăn trong ống tiêu hóa; - Xác định được tỷ lệ thức ăn trong ống tiêu hóa; - Đánh giá được nhu cầu dinh dưỡng của cá. 2. Kiến thức - Nêu phương pháp giải phẫu lấy được mẫu thức ăn trong ống tiêu hóa; - Phân tích thành phần thức ăn của cá; - Nêu phương pháp định lượng thức ăn; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi truỷ sản, thức ăn tự nhiên của cá; - Dụng cụ: bộ đồ giải phẫu, kính hiển vi, máy phân tích; - Vật liêu: mẫu cá, hoá chất. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định các loại thức ăn trong ống 1. Kiểm tra và đánh giá kết quả; tiêu hóa; 2. Kiểm tra thao tác, đối chiếu bảng 2. Định lượng một số loại thức ăn trong thống kê thành phần thức ăn trong ống ống tiêu hóa; tiêu hóa; 3. Đánh giá sơ bộ nhu cầu dinh dưỡng 3. Phân tích và đánh giá kết quả; của cá; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện công việc: 3-4 giờ. 39
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thuỷ sản Mã số Công việc: E02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thuỷ sản nhằm tạo ra thức ăn tự nhiên cho động vật thuỷ sản. Các bước chính thực hiện công việc: bón lót cho ao đầm; bón phân hoá học, bón phân hữu cơ và bón vôi trong quá trình nuôi động vật thuỷ sản; II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Bón lót cho ao đầm: phân xanh 15 – 20 kg/100m2, phân chuồng 7 – 10 kg/100 m2, - Bón phân hoá học trong quá trình nuôi động vật thuỷ sản: đạm Urê kết hợp lân theo tỷ lệ 2/1; - Bón phân hữu cơ trong quá trình nuôi động vật thuỷ sản: phân xanh 7 -10 kg/100m2/tuần, 15 – 20 kg/100 m2 /tuần; - Bón phân vôi trong quá trình nuôi động vật thuỷ sản: 2 – 3 kg/100m2/ tháng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thực hiện được bón lót cho ao đầm; - Sử dụng được phân hoá học gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thuỷ sản: thực vật phù du là 10.000 tb/ml, động vật phù du 1.000 cá thể/l; - Sử dụng được phân hữu cơ gây thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thuỷ sản; - Sử dụng được vôi bón cho ao đầm nuôi thuỷ sản. 2. Kiến thức: - Trình bầy kỹ thuật sử dụng vôi, phân hữu cơ, phân hoá học bón cho ao đầm nuôi thuỷ sản; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu về kỹ thuật sử dụng vôi, phân hữu cơ, phân hoá học bón cho ao đầm nuôi thuỷ sản; thông tin về thời tiết; - Dụng cụ: xô, thùng, cân; - Vật liêu: ao đầm nuôi thuỷ sản, vôi, phân xanh, phân chuồng, phân đạm và lân. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thực hiện bón lót cho ao đầm; 1. Quan sát và đánh giá; 2. Xác định lượng vôi, đạm Urê, lân, 2. Kiểm tra kết quả và đánh giá; phân xanh, phân chuồng bón cho ao đầm 3. Quan sát và đánh giá; nuôi thuỷ sản; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 3. Thao tác bón vôi, đạm Urê, lân, phân xanh, phân chuồng ; 4. Thời gian thực hiện: 2 – 3 giờ. 40
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Nuôi sinh khối tảo Spyrulina, tảo Chlorella Mã số Công việc: E03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nuôi sinh khối tảo Spyrulina, tảo Chlorella làm thức ăn cho động vật thủy sản. Các bước chính thực hiện công việc: chọn vị trí và dụng cụ nuôi tảo, chuẩn bị môi trường nuôi tảo, thả giống tảo; chăm sóc và thu hoạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí, dụng cụ nuôi tảo thích hợp; - Pha chế môi trường nuôi tảo; - Gây, nuôi tảo Spyrulina, tảo Chlorella: mật độ ban đầu 200.000TB/lít; - Thu tảo đúng thời điểm: 1.000.000 tế bào/ml sau 7 ngày; triệt để không lẫn tạp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Chọn được vị trí, dụng cụ nuôi tảo; - Thực hiện vệ sinh túi nilon, bể nuôi tảo; - Pha chế được môi trường nuôi tảo; - Thả giống tảo: Spyrulina, tảo Chlorella ; - Chăm sóc và thu hoạch đúng thời điểm: . 2. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm sinh học của tảo Spyrulina, tảo Chlorella ; - Trình bày quy trình nuôi sinh khối tảo Spyrulina, tảo Chlorella . - Nêu phương pháp định lượng tảo. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thông tin về thời tiết; - Tài liệu: quy trình nuôi sinh khối tảo Spyrulina, tảo Chlorella; - Dụng cụ: túi nilon hoặc bể xi măng có mái che di động, vợt, xô, que khấy tảo (nếu nuôi bể), sục khí (nếu nuôi túi); - Có nguồn nước sạch, cấp và thoát nước thuận lợi; - Vật tư: giống tảo thuần và sạch bệnh, đạm, lân, phân gà, men bánh mỳ; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Yêu cầu về vị trí, dụng cụ nuôi tảo; 1. Kiểm tra đối chiếu qui trình; 2. Vệ sinh túi nilon, bể nuôi tảo; 2. Quan sát và đánh giá kết quả; 3. Pha chế được môi trường nuôi tảo; 3. Kiểm tra đối chiếu qui trình; 4. Xác định Mật độ tảo ban đầu; 4. Kiểm tra kết quả định lượng tảo; 5. Thu hoạch đúng thời điểm: . 5. Kiểm tra kết quả định lượng tảo 6. Thời gian thực hiện: 6. Theo dõi thời gian thực hiện. - Thực hiện công việc: 3-4 giờ - Kiểm tra sản phẩm: 7 ngày. 41
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Nuôi sinh khối Moina micrura, Moina dubia Mã số Công việc: E04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nuôi sinh khối Moina micrura, Moina dubia làm thức ăn cho động vật thủy sản. Các bước chính thực hiện công việc: chọn vị trí và dụng cụ nuôi, chuẩn bị môi trường nuôi, thả giống, chăm sóc và thu hoạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí và dụng cụ nuôi: ánh sáng nhạt, bể xi măng, bể compozite; - Chuẩn bị môi trường nuôi: mật độ tảo 1.000.000 TB/lit; - Thả giống: 200 CT/lít; - Chăm sóc và thu hoạch: bón phân urê kết hợp phân lân theo tỷ lệ 2/1, hàm lượng N 2 – 3 mg/lít, hàm lượng P2O5 từ 0,5 - 0,7 mg/lít. Thu hoạch đúng thời điểm: mật độ Moina micrura, Moina dubia 1000 – 1200 CT/lít. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Chọn được vị trí và dụng cụ nuôi; - Chuẩn bị được môi trường nuôi; - Thả giống đảm bảo mật độ qui định; - Thực hiện chăm sóc và thu hoạch luân trùng đúng thời điểm. 2. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm sinh học của Moina micrura, Moina dubia ; - Trình bày được quy trình nuôi sinh khối Moina micrura, Moina dubia . IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: đặc điểm sinh học, quy trình nuôi sinh khối Moina micrura, Moina dubia -Dụng cụ: bể xi măng hoặc bể composite, xô, vợt; - Vật tư: luân trùng Moina micrura, Moina dubia , đạm, lân, men bánh mỳ, vôi. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Yêu cầu về vị trí, dụng cụ nuôi; 1. Kiểm tra đối chiếu qui trình; 2. Vệ sinh bể nuôi; 2. Quan sát và đánh giá kết quả; 3. Pha chế được môi trường nuôi; 3. Kiểm tra đối chiếu qui trình; 4. Xác định Mật độ luân trùng ban đầu; 4. Kiểm tra kết quả định lượng tảo; 5. Thu hoạch đúng thời điểm: . 5. Kiểm tra kết quả định lượng tảo 6. Thời gian thực hiện: 6. Theo dõi thời gian thực hiện. - Thực hiện công việc: 3-4 giờ - Kiểm tra sản phẩm: 7 ngày. 42
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Nuôi ấu trùng muỗi lắc Chiromonus trong ao ương cá chép giống Mã số Công việc: E05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nuôi sinh ấu trùng muỗi lắc làm thức ăn cho cá chép giống. Các bước chính thực hiện công việc: cải tạo ao ương cá chép giống, chuẩn bị lá dầm và thả lá dầm, thả cá chép bột. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Ao sạch, không địch hại, có nguồn nước sạch, cấp thoát nước thuận lợi; - Lựa chọn lá dầm và thả lá dầm đúng kỹ thuật; - Thả cá chép bột: mật độ và thời gian thả giống cá chép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng thời điểm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Chuẩn bị được ao ương cá chép giống; - Lựa chọn và thả được lá dầm xuống ao; - Thả được cá chép bột vào ao đúng thời điểm. 2. Kiến thức - Hiểu được đặc tính sinh học của muỗi lắc; - Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi ấu trùng muỗi lắc Chiromonus. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: đặc điểm sinh học muỗi lắc, quy trình kỹ thuật gây nuôi ấu trùng muỗi lắc Chiromonus trong ao ương cá chép; - Dụng cụ: ao, máy bơm, lưới lọc, vợt, xô; - Vật tư: phân hữu cơ, lá dầm, cá chép bột. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Ấu trùng muỗi lắc tăng sinh khối 1. Quan sát và đánh giá ấu trùng muỗi nhanh sau 3 ngày; lắp; 2. Thả cá chép bột đúng kỹ thuật; 2. Quan sát và đánh giá kỹ thuật thả cá 3. Cá chép đạt cỡ 2 – 3 cm sau 3 tuần chép bột; nuôi; 3. Thu 30 cá thể và đo chiều dài thân cá; 4. Thời gian thực hiện: 10 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 43
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Nuôi giun quế MÃ SỐ: E06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nuôi giun quế làm thức ăn cho cá có tính ăn động vật. Các bước chính thực hiện công việc: chuẩn bị bể, tạo luống; rải chất nền; thả giống; Chăm sóc, quản lý và thu hoạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí và kích thước bể phù hợp; - Tạo luống có kích thước cao 10 cm, rộng 40 cm, chất nền đủ dinh dưỡng và độ ẩm thích hợp; - Giống sạch bệnh, mật độ 0,5 kg/m2; - Chăm sóc, phòng bệnh, thu hoạch đúng kỹ thuật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Chọn được vị trí và kích thước bể; - Tạo được luống, chất nền; - Lựa chọn được giống sạch bệnh, thả được giống; - Chăm sóc, phòng bệnh, thu hoạch đúng kỹ thuật. - Thực hiện chăm sóc, phòng bệnh; - Thu hoạch giun đúng kỹ thuật. 2. Kiến thức - Hiểu được đặc tính sinh học của giun quế; - Mô tả được kỹ thuật làm sạch bể; - Chuẩn bị được chất nền và tạo luống nuôi giun quế; - Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi giun quế. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: đặc điểm sinh học, quy trình kỹ thuật nuôi giun quế; - Dụng cụ: bể, xô, cuốc, cào, vải bạt, ozoa; - Vật tư: giống giun quế, đất thịt, phân trâu bò, mùn bã hữu cơ; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Năng suất 1 – 2 kg/m2/15 ngày; 1. Cân xác định khối lượng sau thu 2. Không bị bệnh; hoạch giun quế; 3. Thời gian thực hiện: 3-4 giờ. 2. Kiểm tra bệnh; 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 44
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chế biến cá tạp Mã số Công việc: E07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chế biến cá tạp làm thức ăn cho động vật nuôi thuỷ sản. Các bước chính thực hiện công việc: thu mua cá tạp; làm sạch nguyên liệu; nấu chín cá; xay nhuyễn, bổ sung phụ gia và phối trộn; tạo viên. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mua cá tạp: đảm bảo chất lượng cá không ươn thối, giá thành thấp; - Làm sạch nguyên liệu: cá được làm sạch cát, bẩn và sạch mầm bệnh; - Nấu chín cá ở mức độ thịt cá tách khỏi xương; - Xay nhuyễn, bổ sung phụ gia và phối trộn; - Tạo viên: sản phẩm có mùi thơm, sạch. - An toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thu mua được cá tạp; - Vận hành thành thạo thiết bị chế biến; - Thực hiện được qui trình công nghệ chế biến. 2. Kiến thức: - Hiểu biết về loại, mùa vụ, giá cả cá tạp; - Trình bày qui trình chế biến cá tạp; - Mô tả được thao tác sử dụng các thiết bị chế biến. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: chế biến thức ăn thủy sản, thông tin giá cả thị trường; - Vật liệu: cá tạp, chất phụ gia, chất bổ sung dinh dưỡng; - Dụng cụ: máy xay, nồi, nhiên liệu nấu chín thức ăn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Cá tạp không ươn, thối, giá phù hợp; 1. Kiểm tra và đánh giá chất lượng cá; 2. Thực hiện các bước của quy trình chế 2. Quan sát và kiểm tra thực hiện thao biến; tác kỹ thuật; 3. Vận hành máy xay, trộn, ép viên; 3. Quan sát và kiểm tra cách vận hành 4. Sản phẩm thơm, có độ kết dính thích máy; hợp; 4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm; 5. An toàn người và thiết bị; 5. Kiểm tra; 6. Thời gian thực hiện: 3-4 giờ. 6. Theo dõi thời gian thực hiện. 45
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Sản xuất thức ăn hỗn hợp Mã số Công việc: E08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sản xuất thức ăn hỗn hợp làm thức ăn cho động vật thủy sản. Các bước chính thực hiện công việc: Lập công thức thức ăn; tuyển chọn, làm sạch nguyên liệu; sơ chế nguyên liệu; nghiền nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu; ép viên và phơi sấy thức ăn; đóng bao và bảo quản. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lập công thức thức ăn: nguyên liệu dễ tìm, giá thành thấp, đáp ứng được nhu cầu Pro 40 – 45% (tôm cá con), 20 – 30% (tôm cá nuôi thương phẩm); - Tuyển chọn, làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu sạch cát bẩn, sạch mầm bệnh; - Sơ chế nguyên liệu: nguyên liệu thể rắn được băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô; - Nghiền nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu: nguyên liệu được nghiền dạng bột mịn, phối trộng theo tỷ lệ, bổ xung chất kết dính, khoáng, vitamin (theo công thức thức ắn đã xác định); - Ép viên và phơi sấy thức ăn; đóng bao và bảo quản: thức ăn có sức bền cao, có độ nổi lớn, độ ẩm ≤ 10% và kích cỡ phù hợp đối tượng nuôi. - An toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lập được công thức thức ăn; - Tuyển chọn, làm sạch được nguyên liệu; - Sơ chế được nguyên liệu; - Nghiền và phối trộn nguyên liệu theo công thức thức ắn đã xác định; - Thực hiện ép viên, làm khô thức ăn, đóng bao, bảo quản; - An toàn lao động cho người và thiết bị. 2. Kiến thức: - Nêu nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản; - Nêu định thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu; - Trình bầy quy trình kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: thành phần dinh dưỡng của thức ăn; quy trình kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp; - Dụng cụ: máy thái, máy nghiền, máy ép viên, máy sấy khô, bao bì, kho bảo quản. - Vật liệu: bột cỏ, ngô, đậu tương, bột cá, khoáng, bột sắn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Lập công thức thức ăn; 1. Kiểm tra và đánh giá; 2. Thao tác làm sạch và sơ chế 2. Quan sát, đối chiếu yêu cầu qui trình; 46
- nguyên liệu; 3. Quan sát, đối chiếu yêu cầu qui trình; 3. Thao tác phối trộn nguyên liệu; 4. Quan sát, đối chiếu yêu cầu qui trình; 4. Thao tác ép viên, làm khô thức ăn, 5. Kiểm tra và đánh giá; đóng bao; 6. Theo dõi thời gian thực hiện 5. Thức ăn hỗn hợp có mùi thơm hấp dẫn, có độ bền, độ nổi, chất dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm; 6. Thời gian thực hiện: 6 - 8 giờ. 47
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Trồng rau lấp Mã số Công việc: E09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Trồng rau lấp làm thức ăn cho nuôi cá. Các bước chính thực hiện công việc: chọn ruộng, chuẩn bị đất và bón phân; chuẩn bị giống cấy giống hoặc rắc giống; chăm sóc rau lấp và thu hoạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn ruộng có độ ẩm thích hợp, làm đất và bón phân đúng kỹ thuật; - Chuẩn bị giống: khoẻ, sạch bệnh, dài 15 – 20cm; cấy giống hoặc rắc giống 0,5 – 1 kg/m2 đúng kỹ thuật; - Chăm sóc: bón phân 0,5 - 1 kg phân đạm ure/ 100m 2/tuần; ngập nước mặt ruộng rau lấp, rau lấp sinh trưởng tốt; - Thu hoạch sản phẩm: 10 ngày thu hoạch 1 lần, cắt rau lấp chừa lại gốc dài 7 – 10 cm, năng suất đạt 10 – 15 kg/m2/lần thu hoạch, rau không bị dập nát; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thực hiện được chọn ruộng, làm đất và bón phân; - Chuẩn bị được giống rau lấp; - Chăm sóc được ruộng rau lấp; - Thu hoạch được sản phẩm. 2. Kiến thức: - Hiểu đặc điểm sinh học của rau lấp; - Trình bày quy trình kỹ thuật trồng rau lấp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: đặc điểm sinh học, quy trình kỹ thuật trồng rau lấp; - Dụng cụ: cày, cuốc, cào, ruộng có diện tích 500 – 1000 m2, có độ ẩm thích hợp, đạm urre; - Vật tư: giống tốt không nhiễm bệnh, phân hữu cơ, V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định yêu cầu chọn ruộng, làm đất và 1. Kiểm tra, đối chiếu TCKT; bón phân ruộng trồng rau lấp; 2. Quan sát, kiểm tra và đánh giá; 2.Chuẩn bị giống rau lấp; 3. Quan sát, kiểm tra và đánh giá; 3.Thực hiện chăm sóc và thu hoạch rau lấp. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 8 giờ. 48
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Trồng cỏ voi Mã số Công việc: E10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Trồng cỏ voi làm thức ăn cho nuôi cá. Các bước chính thực hiện công việc: chọn ruộng, chuẩn bị đất và bón phân; chuẩn bị giống rắc giống; chăm sóc rau lấp và thu hoạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn ruộng có độ ẩm thích hợp, làm đất đánh luống, khoảng cách giữa 2 luống từ 30 – 40 cm, bón phân 10 – 15 kg/100m2; - Chuẩn bị giống: khoẻ, sạch bệnh, dài 15 – 20cm; rắc giống 0,5 kg/m và lấp đất đúng kỹ thuật; - Chăm sóc: bón phân 0,5 - 1 kg phân đạm ure/ 100m 2/tuần; tưới nước giữ độ ẩm cho đất, cỏ voi sinh trưởng tốt; - Thu hoạch sản phẩm: 45 – 50 ngày thu hoạch lần đầu, các lần tiếp sau 30 ngày thu hoạch một lần. Cắt cỏ voi chừa lại gốc dài 7– 10 cm, năng suất đạt 200 – 300 tấn/ha/năm; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thực hiện được chọn ruộng, làm đất và bón phân; - Chuẩn bị được giống cỏ voi; - Chăm sóc được ruộng cỏ voi; - Thu hoạch được sản phẩm. 2. Kiến thức: - Hiểu đặc điểm sinh học của cỏ voi; - Trình bày quy trình kỹ thuật trồng cỏ voi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: đặc điểm sinh học, quy trình kỹ thuật trồng cỏ voi; - Dụng cụ: cày, cuốc, cào, ruộng có diện tích 500 – 10.000 m 2, có độ ẩm thích hợp, đạm urre; - Vật tư: giống tốt không nhiễm bệnh, phân hữu cơ, V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định yêu cầu chọn ruộng, làm đất 1. Kiểm tra, đối chiếu TCKT; và bón phân ruộng trồng cỏ voi; 2. Quan sát, kiểm tra và đánh giá; 2.Chuẩn bị giống cỏ voi; 3. Quan sát, kiểm tra và đánh giá; 3.Thực hiện chăm sóc và thu hoạch cỏ voi. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 8 giờ. 49
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản Mã số Công việc: E11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng thức ăn nhân tạo hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật sử dụng thức ăn trong nuôi động vật thủy sản. Các bước chính thực hiện công việc: xác định yếu tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo, kỹ thuật sử dụng thức ăn nhân tạo. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định yếu tố: thời tiết, vị trí cho ăn, chất lượng thức ăn, vi sinh vật; - Thực hiện đúng 4 định, 3 xem về sử dụng thức ăn; - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Xác định được khẩu phần ăn, điều chỉnh khẩu phần ăn và xác định lượng thức ăn; - Đánh giá được chất lượng thức ăn; - Thực hiện được 4 định, 3 xem khi sử dụng thức ăn trong nuôi thuỷ sản ; - Tính được hệ số thức ăn và chi phí thức ăn. 2. Kiến thức: - Hiểu được phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng; - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo trong nuôi thuỷ sản; - Trình bày được quy tắc 4 định, 3 xem khi sử dụng thức ăn nhân tạo trong nuôi thủy sản; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: phương pháp phân tích môi trường, đặc điểm dinh dưỡng của động vật thủy sản; - Dụng cụ: cân, xô, thuyền, lưới, vợt, sàng (nhá) ăn; - Vật tư: thức ăn nhân tạo, động vật thủy sản nuôi. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Hệ số thức ăn thấp; 1. Tính hệ số thức ăn đối chiếu với tiêu 2. Động vật thủy sản nuôi sinh trưởng chuẩn; nhanh; 2. Kiểm tra sinh trưởng của động vật 3. Môi trường nuôi không bị ô nhiễm; thủy sản; 4. Thời gian thực hiện: 2-3 giờ. 3. Kiểm tra các yếu tố môi trường; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 50
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ Tên công việc: Khảo sát, đánh giá môi trường trước khi nuôi Mã số công việc: F01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khảo sát, đánh giá môi trường trước khi nuôi nhằm đảm bảo môi trường đạt tiêu chuẩn trước khi thả giống. Các bước thực hiện công việc: thu mẫu, ghi chép và bảo quản mẫu nước; phân tích mẫu nước; đánh giá chất lượng nước. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mẫu đúng kỹ thuật: mẫu đáy, mẫu giữa, mẫu mặt, 4-5h sáng, 2-3 chiều; - Ghi chép và bảo quản mẫu đúng tiêu chuẩn: thông tin mẫu đầy đủ, mẫu không lẫn, không biến chất; - Phân tích các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ trong, pH, DO, kim loại nặng, NH3, NO2, H2S. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thu mẫu nước đúng kỹ thuật; - Ghi chép và bảo quản mẫu đúng tiêu chuẩn; - Phân tích được mẫu nước đúng qui trình. 2. Kiến thức - Trình bày phương pháp thu mẫu, ghi chép các thông tin trên mẫu, bảo quản mẫu; - Trình bày Phương pháp phân tích mẫu nước. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu nước; - Dụng cụ: xô, bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, bút, sổ ghi chép; - Vật tư: mẫu nước, hóa chất phân tích mẫu nước. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mẫu nước được thu đúng kỹ thuật; 1. Quan sát, kiểm tra thao tác thu mẫu; 2. Mấu được ghi chép và bảo quản đạt 2. Kiểm tra kết quả phân tích; tiêu chuẩn; 3. Theo dõi thao tác, kiểm tra kết quả; 3. Mẫu nước được phân tích đúng kỹ 4. Theo dõi thời gian thực hiện. thuật; 4. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 51
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ Tên công việc: Quản lý các yếu tố thuỷ lý Mã số công việc: F02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quản lý các yếu tố thuỷ lý nhằm ổn định nhiệt độ nước, độ đục, màu, mùi nước trong quá trình nuôi. Các bước thực hiện công việc: lấy mẫu, xác định các yếu tố thủy lý, xử lý biến động các yếu tố thủy lý, đánh giá kết quả xử lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lấy mẫu đúng kỹ thuật: tầng giữa, tầng đáy, tầng mặt, buổi sáng, buổi chiều, tối; - Xác định các yếu tố thủy lý: nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước; - Quản lý các yếu tố thủy lý: nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lấy được mẫu nước đúng kỹ thuật; - Xác định được các yếu tố thủy lý; - Quản lý được các yếu tố thủy lý đạt tiêu chuẩn; - Đánh giá được các yếu tố thủy lý sau khi xử lý. 2. Kiến thức - Mô tả các phương pháp xác định các yếu tố thủy lý; - Nêu các biện pháp quản lý các yếu tố thủy lý. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: phương pháp quản lý các yếu tố thủy lý; - Dụng cụ: nhiệt kế bách phân, máy đo nhiệt độ, đĩa đo độ trong, dụng cụ nâng nhiệt, máy bơm, quạt nước, biểu bản mẫu, bút, sổ ghi chép; - Vật tư: phân bón, vôi, hoá chất, chế phẩm sinh học. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mẫu nước được lấy đúng kỹ thuật; 1. Theo dõi thao tác, kiểm tra kết quả; 2. Các yếu tố thủy lý được phân tích 2. Theo dõi thao tác, kiểm tra kết quả, đúng kỹ thuật; đối chiếu với tiêu chuẩn ngành; 3. Các yếu tố thủy lý được quản lý đạt 3. Kiểm tra kết quả, đối chiếu với tiêu chuẩn; TCN; 4. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 52
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ Tên công việc: Quản lý các yếu tố thủy hóa Mã số công việc: F03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quản lý các chất khí hòa tan nhằm ổn định các yếu tố thủy hóa, trong quá trình nuôi. Các bước thực hiện công việc: lấy mẫu, xác định các yếu tố thủy hóa, xử lý biến động các yếu tố thủy hóa, đánh giá kết quả sau xử lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định các hàm lượng các chất khí tan: DO, CO 2, H2S, NH3, NO2, pH, các muối dinh dưỡng (Đạm, lân, silic); - Quản lý các yếu tố thủy hóa DO, CO2, H2S, NH3, NO2, pH, các muối dinh dưỡng (Đạm, lân, silic). III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lấy được mẫu nước đúng kỹ thuật; - Xác định được các yếu tố thủy hóa; - Quản lý được các yếu tố thủy hóa đạt tiêu chuẩn; - Đánh giá được các yếu tố thủy hóa sau khi xử lý. 2. Kiến thức - Mô tả các phương pháp xác định các yếu tố thủy hóa; - Nêu các biện pháp quản lý các yếu tố thủy hóa. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: phương pháp quản lý các yếu tố thủy hóa; - Dụng cụ: máy đo (bộ test) DO, CO2, H2S, NH3, NO2, pH, các muối dinh dưỡng, máy bơm, quạt nước, biểu bản mẫu, bút, sổ ghi chép; - Vật tư: vôi, hoá chất, chế phẩm sinh học. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mẫu nước được lấy đúng kỹ thuật; 1. Quan sát và kiểm tra kết quả; 2.Các yếu tố thủy hóa được xác định 2. Quan sát, kiểm tra, đánh giá kết đúng kỹ thuật; quả đối chiếu với TCN; 3. Các yếu tố thủy hóa được quản đạt 3. Kiểm tra kết quả, đối chiếu với tiêu tiêu chuẩn ngành; chuẩn ngành; 4. Thời gian thực hiện: 6 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 53
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ Tên công việc: Quản lý nước sau nuôi thuỷ sản Mã số công việc: F04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quản lý nước sau nuôi thủy sản nhằm đảm bảo môi trường đạt tiêu chuẩn trước khi thả ra ngoài môi trường. Các bước thực hiện công việc: thu mẫu, ghi chép và bảo quản mẫu nước; phân tích mẫu nước; xử lý nước, đánh giá chất lượng nước. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu mẫu đúng kỹ thuật: mẫu đáy, mẫu giữa, mẫu mặt, 4-5h sáng, 2-3 chiều, - Ghi chép và bảo quản mẫu đúng tiêu chuẩn: thông tin mẫu đầy đủ, mẫu không lẫn, không biến chất; - Phân tích các yếu tố môi trường: pH, DO, kim loại nặng, NH 3, NO2, H2S, dư lượng thuốc và hóa chất; - Môi trường đạt tiêu chuẩn TCVN. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thu mẫu nước đúng kỹ thuật; - Ghi chép và bảo quản mẫu đúng tiêu chuẩn; - Phân tích được mẫu nước đúng qui trình; - Xử lý được các chất gây hại cho môi trường có trong nước nuôi. 2. Kiến thức - Trình bày phương pháp thu mẫu, ghi chép các thông tin trên mẫu, bảo quản mẫu; - Trình bày phương pháp phân tích mẫu nước; - Trình bày biện pháp xử lý môi trường nước nuôi thủy sản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: Phương pháp quản lý chất lượng nước sau nuôi thủy sản; - Dụng cụ: xô, bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, bút, sổ ghi chép; - Vật tư: mẫu nước, hóa chất phân tích mẫu nước. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mẫu nước được thu đúng kỹ thuật; 1. Quan sát, kiểm tra thao tác thu 2. Mấu được ghi chép và bảo quản đạt mẫu; tiêu chuẩn; 2. Kiểm tra kết quả phân tích; 3. Mẫu nước được phân tích đúng kỹ 3. Theo dõi thao tác, kiểm tra kết quả; thuật; 4. Kiểm tra kết quả, đối chiếu tiêu 4. Mẫu nước được xử lý đạt tiêu chuẩn chuẩn môi trường TCVN; môi trường TCVN; 5. Theo dõi thời gian thực hiện. 5. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 54
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản Mã số Công việc: G01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản (ĐVTS) nhằm xác định nguyên nhân và nguồn gốc gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: điều tra thời tiết, quan sát biểu hiện của môi trường nuôi, quan sát hoạt động của ĐVTS, điều tra tình hình chăm sóc quản lý, quan sát cơ thể ĐVTS bị bệnh, xác định được nguyên nhận gây bệnh cho ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ tác động của thời tiết đến ĐVTS: làm chết, ảnh hưởng, không ảnh hưởng; - Mức độ tác động của các yếu tố môi trường đến ĐVTS: tốt, xấu, nguy hại; - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng: đen mình, xuất huyết, nhớt ; - Xác định bệnh là do: môi trường, dinh dưỡng, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm - Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đánh giá được ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, hoạt động của ĐVTS; - Đo, đọc chính xác các chỉ tiêu môi trường; - Quan sát mô tả được những dấu hiệu bệnh lý ở ĐVTS; - Chẩn đoán được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, vi rút, môi trường và dinh dưỡng; - Sử dụng được thiết bị, dụng cụ dùng chẩn đoán bệnh ĐVTS. 2. Kiến thức - Trình bày được qui trình chẩn đoán bệnh cho ĐVTS; - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết, môi trường, tác nhân gây bệnh đến sức khỏe của ĐVTS. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: chẩn đoán bệnh ĐVTS và thời tiết khí hậu, nhật ký kỹ thuật, nhật ký công việc; - Nguyên vật liệu: ĐVTS bị bệnh còn sống, môi trường nuôi; - Dụng cụ: kính hiển vi, dao, kéo, pank, lame, dụng cụ đo môi trường. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đo các chỉ tiêu môi trường; 1. Theo dõi và so sánh với thao tác 2. Mô tả dấu hiệu bệnh lý; chuẩn; 3. Xác định nguyên nhân gây bệnh; 2. Quan sát đối chiếu thực tế, mẫu vật; 4. Thời gian thực hiện:3 giờ. 3. Kiểm tra thực tế, so sánh với tài liệu, mẫu vật; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 55
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng bệnh tổng hợp Mã số Công việc: G02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng bệnh tổng hợp nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của dịch bệnh xảy ra trong ao nuôi thuỷ sản. Các bước chính thực hiện công việc: lựa chọn vị trí xây dựng ao, lồng nuôi; tẩy trùng ao, lồng trước khi nuôi; xử lý nước trước khi đưa vào ao; tắm phòng bệnh cho ĐVTS trước khi thả; quản lý môi trường nuôi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vị trí nuôi theo tiêu chuẩn ngành; - Ao/lồng sạch trước khi nuôi; - Môi trường đảm bảo theo qui trình kỹ thuật (pH= 7,5 – 8,5; DO>4mg/l; NH3<0,03); - Sử dụng thiết bị, dụng cụ, hoá chất đúng chỉ dẫn; - Đối tượng nuôi không bị bệnh; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đo, đọc chính xác các chỉ tiêu về môi trường; - Chuẩn bị được ao lồng sạch; - Quản lý được môi trường nuôi đảm bảo theo qui trình - Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ, hóa chất; - Thực hiện phòng bệnh tổng hợp cho ĐVTS; 2. Kiến thức - Nêu yêu cầu kỹ thuật của ao, lồng nuôi; - Trình bày biện pháp phòng bệnh tổng hợp; - Nêu tác dụng, cách dùng của trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong NTTS; - Nêu giới hạn thích ứng của ĐVTS với môi trường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: bệnh ĐVTS, bản đồ qui hoạch vùng nuôi thủy sản; - Vật liệu: thuốc, hóa chất khử trùng diệt tạp; - Dụng cụ: máy tính, cân, xô, chậu, dụng cụ bảo hộ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị ao/lồng nuôi đúng tiêu 1. Theo dõi thực tế đối chiếu thực tế chuẩn; và tiêu chuẩn ngành; 2. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh 2. Theo dõi và đánh giá kết quả tổng hợp 3. Theo dõi thao tác sử dụng, kiểm tra 3. Sử dụng thiết bị, hóa chất phòng trị kết quả, đối chiếu với tiêu chuẩn an bệnh hiệu quả, an toàn; toàn lao động; 4. Thời gian thực hiện: 5-6giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 56
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Sử dụng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản Mã số Công việc: G03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhằm phòng và trị bệnh cho ĐVTS bằng thuốc. Các bước chính thực hiện công việc: nhận dạng thuốc, trộn thuốc vào thức ăn, tắm thuốc cho ĐVTS, ngâm thuốc cho ĐVTS, phun thuốc vào môi trường nuôi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nhận dạng và phân biệt được các loại thuốc ; - Sử dụng: Chlorine, formaline, vôi, vitamine thảo dược phòng bệnh ĐVTS: - Sử dụng thuốc: formalin, CuSO4, kháng sinh, thảo dược trị bệnh ĐVTS; - Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, an toàn cho con ngươi và vật nuôi; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định đúng loại thuốc cần sử dụng; - Sử dụng được các loại thuốc phòng bệnh ĐVTS; - Sử dụng được các loại thuốc để trị bệnh ĐVTS; - Sử dụng thuốc an toàn cho người và vật nuôi; 2. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tác dụng và cách dùng của từng loại thuốc; - Biết được phương pháp tắm, ngâm, phun thuốc; trộn thuốc vào thức ăn cho ĐVTS; - Tiêu chuẩn an toàn sử dụng thuốc, hoá chất trong NTTS. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: sử dụng thuốc, hoá chất phòng và trị bệnh ĐVTS; - Vật liệu: formalin, CuSO4,KMnO4, kháng sinh, thảo dược ; - Dụng cụ: máy tính, cân kỹ thuật, xô, chậu, bạt, bể, máy sục khí, thức ăn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nhận dạng các loại thuốc; 1. Đối chiếu với liệu hướng dẫn, mẫu 2. Thao tác sử dụng thuốc; thuốc; 3. An toàn trong quá trình sử dụng 2. Theo dõi thao tác, đối chiếu với quy tắc thuốc; sử dụng thuốc; 4. Thời gian thực hiện: 4-5 giờ. 3. Theo dõi thực hiện, đối chiếu với qui định sử dụng thuốc trong NTTS; 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 57
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do ký sinh trùng Mã số Công việc: G04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do ký sinh trùng (KST) nhằm ngăn chặn và tiêu diệt ký sinh trùng gây hại cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định thuốc và phương pháp phòng trị; xác định thể tích nước, khối lượng ĐVTS đang nuôi; xác định lượng thuốc cần dùng; thực hiện biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng ở ĐVTS. II. CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN - Xác định loại thuốc, phương pháp phòng trị: formalin, CuSO4, thảo dược, KMnO4 ; - Xác định thể tích nước hoặc khối lượng ĐVTS đang nuôi: m3, kg; - Xác định lượng thuốc, hoá chất cần dùng: g/m3, ml/m3; - Thực hiện phòng trị bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả (tắm thuốc 30-60 phút, ngâm thuốc 6 – 24giờ); III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị thích hợp; - Xác định được thể tích nước và khối lượng ĐVTS đang nuôi; - Xác định được lượng thuốc, hoá chất cần dùng - Thực hiện được thao tác phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của bệnh KST ở ĐVTS; - Nêu được đặc điểm, cách sử dụng của thuốc trị bệnh KST ở ĐVTS IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: sử dụng thuốc phòng trị bệnh KST ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh KST; - Dụng cụ: Máy tính, kính hiển vi, pank, kéo, lame, cân kỹ thuật, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được loại thuốc sử dụng 1. Quan sát, kiểm tra kết quả, đối chiếu phù hợp; với tài liệu; 2. Sử dụng formalin để phòng bệnh 2. Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh KST; giá; 3. Sử dụng KMnO4 để trị bệnh KST 3.Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh giá; 4. Thời gian thực hiện: 6-8 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 58
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do vi khuẩn Mã số Công việc: G05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do vi khuẩn nhằm ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định thuốc và phương pháp phòng trị; xác định thể tích nước, khối lượng ĐVTS đang nuôi; xác định lượng thuốc cần dùng; thực hiện biện pháp phòng trị bệnh vi khuẩn ở ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định loại thuốc, phương pháp phòng trị: kháng sinh, thảo mộc, vitamine, Iodine ; - Xác định thể tích nước hoặc khối lượng ĐVTS đang nuôi: m3, kg; - Xác định lượng thuốc, hoá chất cần dùng: g/m3, mg/kg thể trọng; - Thực hiện phòng trị bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả: ĐVTS không bị bệnh; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị thích hợp; - Xác định được thể tích nước và khối lượng ĐVTS đang nuôi; - Xác định được lượng thuốc, hoá chất cần dùng; - Thực hiện được thao tác phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của bệnh vi khuẩn ở ĐVTS; - Nêu được đặc điểm, cách sử dụng của thuốc trị bệnh vi khuẩn ở ĐVTS IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: sử dụng thuốc phòng trị bệnh vi khuẩn ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh vi khuẩn; - Dụng cụ: Máy tính, kính hiển vi, pank, kéo, lame, cân kỹ thuật, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được loại thuốc sử dụng 1. Quan sát, kiểm tra kết quả, đối chiếu phù hợp; với tài liệu; 2. Sử dụng KN04-12, tiên đắc, 2. Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh vitamine để phòng bệnh; giá; 3. Sử dụng Oxyteracyclin,KN04-12, 3.Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh tiên đắc, vitamine để trị bệnh. giá; 4. Thời gian thực hiện: 24 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 59
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do nấm Mã số Công việc: G06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do nấm nhằm ngăn chặn và tiêu diệt nấm gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định thuốc và phương pháp phòng trị; xác định thể tích nước, khối lượng ĐVTS đang nuôi; xác định lượng thuốc cần dùng; thực hiện biện pháp phòng trị bệnh do nấm ở ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định loại thuốc, phương pháp phòng trị: Xanh methylen, P.V.P Iodine - Xác định thể tích nước hoặc khối lượng ĐVTS đang nuôi: m3, kg; - Xác định lượng thuốc, hoá chất cần dùng: g/m3; - Thực hiện phòng trị bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả: ĐVTS không bị bệnh; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị thích hợp; - Xác định được thể tích nước và khối lượng ĐVTS đang nuôi; - Xác định được lượng thuốc, hoá chất cần dùng; - Thực hiện được thao tác phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của bệnh do nấm ở ĐVTS; - Nêu được đặc điểm, cách sử dụng của thuốc trị bệnh do nấm ở ĐVTS IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: sử dụng thuốc phòng trị bệnh do nấm ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh do nấm; - Dụng cụ: Máy tính, kính hiển vi, pank, kéo, lame, cân kỹ thuật, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được loại thuốc sử dụng 1. Quan sát, kiểm tra kết quả, đối chiếu phù hợp; với tài liệu; 2. Sử dụng Xanh methylen để 2. Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh phòng bệnh; giá; 3. Sử dụng P.V.P. Iodine để trị 3.Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh giá; bệnh. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 4. Thời gian thực hiện: 24 giờ. 60
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do vi rút Mã số Công việc: G07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do vi rút nhằm ngăn chặn và tiêu diệt vi rút gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định thuốc và phương pháp phòng trị; xác định thể tích nước, khối lượng ĐVTS đang nuôi; xác định lượng thuốc cần dùng; thực hiện biện pháp phòng trị bệnh vi rút ở ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định loại thuốc, phương pháp phòng trị: thảo dược, vitamin C, ß-glucan, vác xin, chlorine, P.V.P Iodine, ; - Xác định thể tích nước hoặc khối lượng ĐVTS đang nuôi: m3, kg; - Xác định lượng thuốc, hoá chất cần dùng: g/m3, g/kg thể trọng, g/kg thức ăn; - Thực hiện phòng trị bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả: ĐVTS không bị bệnh; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị thích hợp; - Xác định được thể tích nước và khối lượng ĐVTS đang nuôi; - Xác định được lượng thuốc, hoá chất cần dùng; - Thực hiện được thao tác phòng trị bệnh an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của bệnh do vi rút ở ĐVTS; - Nêu được đặc điểm, cách sử dụng của thuốc trị bệnh do vi rút ở ĐVTS. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: sử dụng thuốc phòng trị bệnh do vi rút ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh do vi rút; - Dụng cụ: Máy tính, kính hiển vi, pank, kéo, lame, cân kỹ thuật, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được loại thuốc sử dụng 1. Quan sát, kiểm tra kết quả, đối chiếu phù hợp; với tài liệu; 2. Sử dụng vitamin C để phòng 2. Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh bệnh; giá; 3. Sử dụng vac xin để phòng bệnh. 3.Quan sát, kiểm tra kết quả và đánh giá; 4. Thời gian thực hiện: 24 giờ. 4. Theo dõi thời gian thực hiện. 61
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do dinh dưỡng Mã số Công việc: G08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do dinh dưỡng nhằm ngăn chặn bệnh do dinh dưỡng gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định loại thức ăn và chất lượng thức ăn, khối lượng ĐVTS đang nuôi; xác định lượng thuốc cần dùng; thực hiện biện pháp phòng trị bệnh do dinh dưỡng ở ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định thành phân dinh dưỡng gây bệnh: hàm lượng protein, khoáng, nhiễm nấm mốc ; - Xác định loại thuốc cần dùng: g/m3, g/kg thể trọng, g/kg thức ăn - Xác định phương pháp phòng trị bệnh: thay thức ăn, bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn hoặc môi trường; - Xác định thể tích nước hoặc khối lượng ĐVTS đang nuôi: m3, kg; - Thực hiện phòng trị bệnh đúng kỹ thuật: ĐVTS khỏe sau phòng trị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, độc tố trong thức ăn; - Xác định được thể tích nước và khối lượng ĐVTS đang nuôi; - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị bệnh thích hợp - Thực hiện phòng và xử lý bệnh do dinh dưỡng an toàn; 2. Kiến thức - Nêu tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của từng loài ĐVTS; - Mô tả đặc điểm của thức ăn nhiễm độc tố; - Trình bày được phương pháp xác định chất lượng thức ăn IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: bệnh do dinh dưỡng ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh do dinh dưỡng; - Dụng cụ: Máy tính, kính hiển vi, máy phân tích dinh dưỡng, kéo, dao, bộ thử nhanh, cân, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn, 1. Quan sát, đối chiếu với thực mức độ nhiễm độc tố trong thức ăn; tế; 2. Bổ sung thành phần dinh dưỡng thiếu vào 2. Theo dõi, đối chiếu với tiêu thức ăn; chuẩn qui trình kỹ thuật; 3. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 62
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phòng và trị bệnh do môi trường Mã số Công việc: G09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phòng và trị bệnh do môi trường nhằm ngăn chặn bệnh do môi trường gây bệnh cho ĐVTS. Các bước chính thực hiện công việc: xác định yếu tố môi trường gây bệnh; xác định thuốc và phương pháp phòng trị, thực hiện biện pháp phòng trị bệnh do môi ở ĐVTS. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN o - Xác định yếu tố môi trường gây bệnh: H2S, NH3, DO, T , pH. - Xác định loại thuốc cần dùng: g/m3 - Xác định phương pháp phòng trị bệnh: thay nước, sục khí, bổ sung thuốc vào môi trường; - Xác định thể tích nước đang nuôi: m3; - Thực hiện phòng trị bệnh đúng kỹ thuật: ĐVTS khỏe sau phòng trị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được yếu tố môi trường gây bệnh; - Xác định được thể tích nước đang nuôi; - Xác định được loại thuốc và phương pháp phòng trị bệnh thích hợp - Thực hiện phòng và trị bệnh môi trường: môi trường nuôi thích hợp; 2. Kiến thức - Nêu tiêu chuẩn môi trường nuôi ĐVTS; - Mô tả đặc điểm bệnh lý của môi trường gây bệnh; - Trình bày được phương pháp xác định các yếu tố môi trường IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu: bệnh do môi trường ở ĐVTS; - Vật liệu: động vật thuỷ sản bị bệnh, thuốc dùng để trị phòng và trị bệnh môi trường o - Dụng cụ: Máy đo môi trường hoặc bộ test môi trường (H 2S, NH3, DO, T , pH) cân, xô, chậu V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định yếu tố môi trường gây 1. Quan sát, đối chiếu với thực tế; bệnh; 2. Theo dõi, kiểm tra kết quả và đối 2. Bổ sung vôi nâng pH trong ao nuôi; chiếu với tiêu chuẩn ngành. 3. Thời gian thực hiện: 3 giờ. 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 63
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Công tác bảo hộ lao động Mã số Công việc: H01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Công tác bảo hộ lao động nhằm xác định điều kiện lao động và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. Các bước chính thực hiện công việc: xác định điều kiện lao động, công tác bảo hộ lao động và pháp luật về bảo hộ lao động. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Điều kiện lao động: yêu cầu nhà xưởng, trang trại, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu , phương tiện và con người tham gia lao động theo quy định cụ thể của ngành; - Bảo hộ lao động về: luật lệ, chế độ chính sách, kỹ thuật, tổ chức, vệ sinh ; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được điều kiện lao động; - Thực hiện bảo hộ lao động theo quy định; 2. Kiến thức - Trình bày được nội dung của công tác bảo hộ lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng quy trình bảo hộ lao động. - Các tài liệu bảo hộ lao động – Bộ LĐTB và XH quy định. - Dụng cụ, thiết bị và phương tiện bảo hộ lao động liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Điều kiện lao động cụ thể; 1. Đối chiếu với quy định điều kiện làm 2. Bảo hộ lao động: sắc lệnh 29SL, việc cụ thể; 77SL, chỉ thị 132CT ; 2. Đối chiếu với quy định bảo hộ lao 3. Thời gian thực hiện: 0,5-1giờ. động cụ thể; 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 64
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Vệ sinh lao động Mã số Công việc: H02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vệ sinh lao động nhằm xác định những yêu cầu vệ sinh trong lao động và thực hiện vệ sinh đúng yêu cầu. Các bước chính thực hiện công việc: xác định các yêu cầu vệ sinh và các biện pháp vệ sinh trong lao động thuỷ sản. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vệ sinh lao động: người lao động, máy móc, thiết bị, hệ thống cấp thoát nước, kho lưu giữa vật liệu, nguyên vật liệu, dụng cụ phương tiện vận chuyển, đối tượng thuỷ sản ; - Biện pháp vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản: kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật vệ sinh, phòng hộ cá nhân, tổ chức lao động khoa học, y tế, cấp cứu, đề phòng chung về kỹ thuật III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện được các biện pháp vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản; - Tuân thủ các biện pháp vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản. 2. Kiến thức - Nêu được những vấn đề chung về vệ sinh lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng quy trình vệ sinh lao động. - Các tài liệu bảo hộ lao động – Bộ LĐTB và XH quy định. - Dụng cụ, thiết bị và phương tiện bảo hộ lao động liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp; 1. Đối chiếu với quy định các yếu tố 2. Vệ sinh lao động; tác hại nghề nghiệp cụ thể; 3. Thời gian thực hiện: 1-2 giờ. 2. Đối chiếu với quy định vệ sinh lao động cụ thể; 3. Theo dõi thời gian thực hiện. 65
- TIẾU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: An toàn lao động Mã số Công việc: H03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC An toàn lao động nhằm xác định những vấn đề về an toàn lao động để thực hiện được các biện pháp an toàn trong lao động nuôi thủy sản. Các bước chính thực hiện công việc: chấn thương lao động, những nguy hiểm gây tai nạn lao động, cải thiện điều kiện làm việc và cháy, nổ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chấn thương lao động: cơ học, nhiệt, hoá học, sinh hoạt, di chuyển ; - Tai nạn lao động: chuyển động của máy, nhiệt, chất độc, họat tính chất lỏng, bụi, tia bức xạ, đổ vỡ, ngã, tai nạn giao thông ; - Điều kiện làm việc: nhà xưởng, trang trại, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu , phương tiện và con người tham gia lao động theo quy định cụ thể của ngành; - Cháy, nổ: phản ứng hoá học, điện, ma sát va chạm, áp lực thay đổi III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định được chấn thương thường xẩy ra trong lao động thuỷ sản; - Xác định được các tai nạn thường xẩy ra trong lao động thuỷ sản; - Xác định được các điều kiện đảm bảo cho lao động thuỷ sản; - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong lao động chống cháy nổ. 2. Kiến thức - Nêu được những vấn đề chung về an toàn lao động trong thuỷ sản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng quy trình an toàn lao động. - Các tài liệu bảo hộ lao động – Bộ LĐ-TB và XH quy định. - Dụng cụ, thiết bị và phương tiện bảo hộ lao động liên quan. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chấn thương lao động; 1. Đối chiếu với chấn thương thường xẩy ra; 2. Tai nạn lao động; 2. Đối chiếu với tai nạn thường xẩy ra; 3. Điều kiện làm việc 3. Quy định về điều kiện làm việc tại cơ sở 4. Cháy, nổ; cụ thể; 5. Thời gian thực hiện: 1-2 giờ. 4. Đối chiếu với cháy, nổ thường xẩy ra; 5. Theo dõi thời gian thực hiện. 66