Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa

pdf 245 trang phuongnguyen 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_dieu_khien_phuong_tien_thuy_noi_dia.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, /200 1
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I- QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa được thành lập theo Quyết định số 1857/QĐ- BGTVT ngày 26/ 6/ 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn KNNQG nghề điều khiển PTTNĐ đ ã được Ban Chủ nhiệm thực hiện theo đúng Quyết định 09/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội về việc ban hành Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Sau khi tập huấn, Ban chủ nhiệm đ ã họp thông qua kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tiến hành đầy đủ các bước theo đúng quy trình hướng dẫn, trong đó: - Việc điều tra khảo sát lực lượng lao động và quy trình làm việc của nghề được tiến hành ở các doanh nghiệp đã lựa chọn, đảm bảo tính đa dạng gồm c ác công ty vận tải trung ương, công ty của địa phương và HTX vận tải- gồm: các công ty vận tải thuỷ số 1,2,3,4 thuộc Tổng công ty Vận tải thuỷ, Xí nghiệp Xếp dỡ v à vận tải thuỷ Quảng Ninh, HTX vận tải thuỷ Trung K ênh- Bắc Ninh. - Hội thảo DACUM để phân tích nghề, phân tích công việc và các hội thảo xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã được tổ chức thực hiện theo đúng quy tr ình và đúng thành phần quy định. - Các sản phẩm gồm: Sơ đồ phân tích nghề; Bộ phiếu phân tích công việc, Danh mục các công việc theo các cấp trình độ kỹ năng nghề và Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựng công phu tỷ mỷ và theo đúng mẫu hướng dẫn tại quyết định 09/2008/QĐ- BLĐTBXH. Trước khi hoàn thiện đều được xin ý kiến góp ý của các chuyên gia. Các sản phẩm nêu trên đều đã được Hội đồng thẩm định TCKNNQG của Bộ GTVT nghiệm thu - Trong suốt quá trình thực hiện, Ban chủ nhiệm luôn được sự giúp đỡ, chỉ đạo và góp ý của Tổng cục Dạy nghề, của Bộ GTVT, của Cục Đ ường thuỷ nội địa Việt Nam và các chuyên gia trong nghề. *Tiêu chuẩn KNNQG nghề điều khiển phương tiện thuỷ nội địa có thể sử dụng với mục đích giúp cho: - Người lao động (nghề điều khiển PTTNĐ) có định h ướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. - Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc v à trả lương hợp lý cho người lao động. - Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng Ch ương trình dạy nghề điều khiển phương tiện thuỷ nội địa tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. - Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ng ười lao động. 2
  3. II- DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và Tên Nơi làm việc 1 Nguyễn Thế Vượng Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 2 Dương Đức Vinh Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 3 Nguyễn Duy Chúng Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 4 Hoàng Văn Tản Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 5 Phùng Huy Viễn Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 6 Bùi Xuân Hanh Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 7 Dương Hải Thanh Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam 8 Vũ Văn Thanh Tổng Công ty Vận tải thuỷ 9 Trần Phúc Sơn Công ty CP Vận tải thuỷ số 2- Tổng Cty VT thuỷ 10 Đặng Văn Trọng Công ty CP Vận tải thuỷ số 3- Tổng Cty VT thuỷ III- DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Trần Bảo Ngọc Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Giao thông vận tải 2 Nguyễn Hữu Thanh Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Giao thông vận tải 3 Trần Xuân Đính Tổng Công ty Vận tải thuỷ 4 Trần Xuân Hoà Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thuỷ 1 5 Hoàng Minh Toàn Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam 6 Tạ Minh Giám Công ty CP Vận tải thuỷ số 2- Tổng Cty VT thuỷ 7 Đỗ Văn Thắng Công ty CP Vận tải thuỷ số 3- Tổng Cty VT thuỷ 8 Ngô Xuân Đến Công ty CP Vận tải thuỷ số 4- Tổng Cty VT thuỷ 9 Vũ Văn Thanh Trung tâm Dạy nghề- Trung Hải- Tp. Nam Định 3
  4. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA MÃ SỐ NGHỀ: Nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa là nghề trực tiếp điều khiển tàu, thuyền hoặc các cấu trúc nổi khác hoạt động trên đường thủy nội địa. Nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm nghề có điều kiện lao động loại IV quy định trong "Danh mục nghề và công việc nặng nhọc nguy hiểm" ban hành kèm theo quyết định số 1453/LĐTBXH- QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; là nghề thường xuyên lưu động, công việc nặng nhọc luôn luôn phải chịu sóng gió, ru ng động, tiếng ồn; luôn gặp khó khăn trong lúc hành nghề nhất là khi gặp sóng to, gió lớn, lũ lụt hoặc bão tố, khi làm việc trên cao hoặc dưới hầm hàng; luôn phải tiếp xúc với sơn, dầu mỡ và các chất độc hại khác. Nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa là nghề cần có tính sáng tạo, quyết đoán, xử lý nhanh nhạy kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra; đồng thời cần có tính kiên trì, bền bỉ để phù hợp với những chuyến đi độc lập dài ngày. Kết quả của mỗi chuyến vận tải phụ thuộc vào sự phối hợp làm việc nhịp nhàng, nỗ lực của mỗi thuyền viên ở từng vị trí khác nhau trên phương tiện vận tải; vì vậy mọi người làm việc trên phương tiện cần phải có ý thức tập thể, tinh thần hợp tác, tác phong công nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cộng đồng; trong đó người điều khiển phương tiện thuỷ nội địa phải là người có ý thức trách nhiệm cao nhất vì kết quả làm việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn phương tiện, tài sản hàng hoá, sinh mạng hành khách và thuyền viên trong quá trình sử dụng khai thác phương tiện thuỷ. Phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho nghề Điều khiển ph ương tiện thuỷ nội địa bao gồm: Tàu thuỷ, thuyền, ca nô và các loại cấu trúc nổi khác mà trên đó người ta trang bị các trang, thiết bị an to àn theo quy định của luật giao thông đường thuỷ nội địa như: Trang thiết bị cứu sinh gồm: Thuyền, xuồng cứu sinh, các loại áo phao, phao áo. Trang, thiết bị cứu hoả gồm bơm cứu hoả, thùng xô, câu liêm, thang chèo, quần áo chống cháy. Trang thiết bị cưú thủng gồm: Bơm nước, thùng xô, các loại nêm gỗ bu lông sắt và các loại bảo hộ lao động an toàn khác. 4
  5. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NGHỀ BAO GỒM : A. Chuẩn bị cho chuyến đi; B. Làm dây; C. Vận hành các trang thiết bị boong; D. Giao nhận và bảo quản hàng hóa; E. Đón trả và phục vụ hành khách; F. Điều động tàu; G. Trực ca; H. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện và các thiết bị boong; I. Vận hành và bảo dưỡng các thiết bị hàng hải; J. Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường; K. Thực hiện công tác hậu cần; L. Thực hiện quan hệ giao dịch; M. Hạch toán vận tải; N. Thực hiện kế hoạch sửa chữa; O. Lãnh đạo và quản lý; P. Hành động trong các tình huống nguy cấp. 5
  6. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIÊN THỦY NỘI ĐỊA MÃ SỐ NGHỀ: Mã TT số Công việc Trình độ kỹ năng nghề công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A Chuẩn bị cho chuyến đi 1 A1 Làm các thủ tục hành chính x 2 A2 Thông báo kế hoạch chuyến đi & x phân công nhiệm vụ cho thuyền viên 3 A3 Chuẩn bị tàu và sà lan x 4 A4 Nhận viên/vật liệu, dụng cụ làm x việc và sinh hoạt 5 A5 Ghép đoàn (lắp ghép tàu với sà lan x nếu có) 6 A6 Phân tích tình hình thời tiết, luồng x lạch 7 A7 Thao tác sơ bộ trên hải đồ để xác x định tuyến đi 8 A8 Kiểm tra công tác chuẩn bị x B Làm dây 9 B1 Nhận dạng và phân loại dây x 10 B2 Làm các nút dây x 11 B3 Đấu dây x 12 B4 Tết dây thành quả ném x 13 B5 Ném dây x 14 B6 Dùng dây buộc cố định phương x tiện C Vận hành trang, thiết bị Boong 15 C1 Vận hành tời dây x 16 C2 Vận hành máy neo có động cơ lai x 17 C3 Vận hành máy tời neo không có x động cơ lai để thả neo 18 C4 Vận hành máy tời neo không có x động cơ lai để thu neo 19 C5 Vận hành máy tời neo không có x động cơ lai để di chuyển tàu 20 C6 Vận hành kiểm tra hệ thống lái x truyền lực bằng dây 21 C7 Vận hành kiểm tra hệ thống lái x 6
  7. truyền lực bằng trục và Điện - thủy lực 22 C8 Sử dụng ròng rọc - pa lăng x 23 C9 Vận hành cần cẩu x D Giao nhận và bảo quản hàng hóa 24 D1 Làm thủ tục nhận hàng x 25 D2 Vệ sinh hầm hàng x 26 D3 Nhận hàng x 27 D4 Sắp xếp hàng hóa x 28 D5 Kiểm tra xử lý thế cân bằng của x tàu 29 D6 Xác định lượng hàng x 30 D7 Che đậy hàng x 31 D8 Vận hành hệ thống thông gió x 32 D9 Xử lý ẩm mốc x 33 D10 Phòng chống chuột bọ x 34 D11 Làm thủ tục trả hàng x 35 D12 Trả hàng x E Đón trả và phục vụ hành khách 36 E1 Làm thủ tục nhận khách x 37 E2 Vệ sinh buồng khách x 38 E3 Nhận hành khách x 39 E4 Xác định lượng khách x 40 E5 Hướng dẫn hành khách sử dụng x phao cứu sinh 41 E6 Hướng dẫn nội quy sinh hoạt x 42 E7 Trả khách x F Điều động tàu 43 F1 Điều động tàu ra bến x 44 F2 Điều động tàu vào bến x 45 F3 Điều động tàu manơ x 46 F4 Điều động tàu đi theo báo hiệu x định hướng 47 F5 Điều động tàu đi theo chập tiêu x tim luồng 48 F6 Điều động tàu chuyển hướng x luồng 49 F7 Điều động tàu qua đoạn luồng x cong 50 F8 Điều động tàu đi qua ngã 3/luồng x giao nhau 51 F9 Điều động tàu vượt nhau x 52 F10 Điều động tàu tránh nhau x 7
  8. 53 F11 Điều động tàu qua cầu x 54 F12 Điều động tàu khi tàu bị thủng x 55 F13 Điều động tàu vào nằm cạn theo x dư kiến 56 F14 Điều động tàu tránh bão x 57 F15 Điều động tàu khi có lũ x 58 F16 Điều động tàu khi tầm nhìn bị hạn x chế G Trực ca 59 G1 Giao nhận ca x 60 G2 Thực hiện công việc trong ca khi x hành trình 61 G3 Thực hiện công việc trong ca khi x neo đậu 62 G4 Ghi chép sổ sách x H Bảo quản,bảo dưỡng phương tiện và các thiết bị boong 63 H1 Gõ rỉ, sơn vỏ tàu từ mớn nước trở x lên 64 H2 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái x 65 H3 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống neo x 66 H4 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống cần x cẩu 67 H5 Kiêm tra bảo dưỡng dây x 68 H6 Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị buộc, x luồn dây 69 H7 Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị nâng x hạ xuồng cứu sinh 70 H8 Kiểm tra bảo dưỡng xuồng cứu x sinh 71 H9 Kiểm tra bảo dưỡng các loại phao x cứu sinh 72 H10 Kiểm tra bảo dưỡng các loại bình x chữa cháy 73 H11 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bơm x cứu hỏa 74 H12 Kiểm tra bảo dưỡng các dụng cụ x cứu hỏa khác 75 H13 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bơm x cứu đắm 76 H14 Kiểm tra bảo dưỡng nắp vít bịt lỗ x thủng 77 H15 Kiểm tra xử lý các dụng cụ bịt lỗ x thủng khác 8
  9. I Vận hành và bảo dưỡng thiết bị Hàng Hải 78 I1 Vận hành và bảo dưỡng máy VHF x 79 I2 Vận hành và bảo dưỡng RADAR x 80 I3 Vận hành và bảo dưỡng GPS x 81 I4 Vận hành và bảo dưỡng La bàn từ x 82 I5 Vận hành và bảo dưỡng La bàn x điện 83 I6 Vận hành và bảo dưỡng Máy đo x sâu 84 I7 Vận hành và bảo dưỡng NAVTEX x J Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường 85 J1 Bảo đảm an toàn cháy nổ x 86 J2 Bảo đảm an toàn lao động x 87 J3 Bảo đảm an toàn phương tiện x 88 J4 Điều khiển xuồng cứu sinh x 89 J5 Tổ chức sơ cứu x 90 J6 Chống tràn dầu x 91 J7 Thu gom chất thải x 92 J8 Sử dụng bình cứu hỏa để chữa x cháy 93 J9 Sử dụng nêm để chống thủng x K Thực hiện công tác hậu cần 94 K1 Chuẩn bị lương thực thực phẩm, x nước sinh hoạt 95 K2 Bảo quản lương thực thực phẩm x 96 K3 Lập thực đơn x 97 K4 Chế biến đồ ăn x 98 K5 Đồ uống x 99 K6 Tổ chức vui chơi giải trí x L Thực hiện quan hệ giao dịch 100 L1 Thỏa thuận với chủ hàng, khách x hàng để ký kết hợp đồng 101 L2 Quan hệ với cảng vụ để làm thủ x tục ra/vào cảng 102 L3 Đăng ký tạm trú x 103 L4 Liên lạc các vấn đề đơn giản bằng x từ vựng tiếng anh tiêu chuẩn Hàng hải M Hạch toán vận tải 104 M1 Tính toán tổng thu x 105 M2 Tính toán các khoản chi x 106 M3 Tính phần thu lãi ròng x 9
  10. N Thực hiện kế hoạch sửa chữa 107 N1 Làm thủ tục trước khi lên đà x 108 N2 Làm kế hoạch hoạt động trong khi x lên đà 109 N3 Chuẩn bị cho tàu lên đà x 110 N4 Phối hợp thực hiện lên đà x 111 N5 Kiểm tra khảo sát thân tàu (chú ý x phần ngập nước) 112 N6 Kiểm tra bánh lái, hệ trục chân vịt x 113 N7 Làm báo cáo hoàn thành x 114 N8 Chuẩn bị việc hạ thủy x 115 N9 Phối hợp thực hiện hạ thủy x O Lãnh đạo và quản lý tàu 116 O1 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành x chế độ chính sách 117 O2 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành x Pháp luật giao thông 118 O3 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành x quy tắc ATLĐ 119 O4 Quản lý thuyền viên trên phương x tiện 120 O5 Quản lý phương tiện mình phụ x trách 121 O6 Quản lý hành trình chuyến đi an x toàn, kinh tế 122 O7 Chăm lo đầy đủ đời sống vật chất, x tinh thần cho thuyền viên 123 O8 Tổ chức tốt việc giáo dục, bồi x dương cho thuyền viên 124 O9 Lập và quản lý danh bạ thuyền viên, x nhật ký tàu và các tài liệu liên quan, xuất trình giấy tờ khi cần thiết P Hành động trong tình huống nguy cấp 125 P1 Phòng ngừa sự cố tai nạn đường x thủy/ Hàng hải 126 P2 Điều động tàu thoát cạn x 127 P3 Xử lý khi tàu bị đâm va x 128 P4 Hành động khi có sự cố cháy nổ x 129 P5 Hành động khi có sự cố phải rời x tàu 130 P6 Điều động tàu vớt người ngã x xuống nước 10
  11. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: LÀM CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Mã số Công việc: A.1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thỏa thuận và ký hợp đồng; Lấy lệnh điều động; Ký sổ hành trình; Kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến phương tiện, hàng hoá, thuyền viên; Trình báo sổ sách giấy tờ với các cơ quan hữu trách kịp thời, đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước để chuẩn bị điều động tàu hay đoàn tàu thực hiện một chuyến hay 1 quay vòng vận tải. Gồm các việc chính sau đây: - Thoả thuận và ký hợp đồng vận tải - Lấy lệnh điều động phương tiện - Trình ký sổ hành trình - Kiểm tra các giấy tờ liên quan - Trình báo sổ sách, giấy tờ cần thiết với các cơ quan chức năng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kịp thời, chính xác, trung thực và đầy đủ - Hợp đồng vận tải phải đúng mẫu quy định. - Trước khi ký phải xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng với các các điều khoản đã thoả thuận theo quy định của Pháp luật. - Trình báo, trình ký đầy đủ các giấy tờ như: Lệnh điều động phương tiện; Sổ kiểm tra kỹ thuật tàu; Đăng ký tàu; Sổ dung tích tàu; Danh bạ thuyền viên; Phiếu/Hoá đơn hàng hoá; Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của thuyên viên, phương tiện, hàng hoá; Giấy phép ra/vào Cảng thủy nội địa; Đăng ký tạm trú/ tạm vắng với cơ quan thẩm quyền có chức năng tương ứng. Các giấy tờ trên phải đúng với logic thời gian, không gian và địa điểm. - Thực hiện trong thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc giao tiếp thoả thuận, ký kết Hợp đồng vận tải đường thủy nội địa với chủ/ khách hàng thân thiện và hiệu quả. - Làm được việc ghi chép đầy đủ các giấy tờ, sổ sách có liên quan đến vận tải đường thủy Nội địa. 2. Kiến thức - Hiểu nội dung, yêu cầu của các thủ tục ra/ vào cảng/ bến thủy nội địa - Hiểu các quy định về giấy tờ, hồ sơ cần có đối với phuơng tiện, hàng hoá, thuyền viên khi hoạt động trên đường thủy nội địa. - Hiểu quy định về vận tải hàng hoá/ hành khách trên đường thủy nội địa (Ban hành kèm theo các Quyết định số 33; 34/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ Giao thông vận tải) - Hiểu các quy định về bảo hiểm con người, phương tiện và hàng hoá vận tải. 11
  12. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có khoảng thời gian hợp lý - Có các mẫu văn bản, giấy tờ, sổ sách liên quan đến phương tiện, hàng hoá và thuyền viên đúng quy định hiện hành. - Thuyền viên đã được học kiến thức quy định về hợp đồng vận tải đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính kịp thời so với các công đoạn 1. Theo dõi thời điểm làm thủ tục đã được duyệt 2. Tính chính xác theo mẫu đã được 2. Kiểm tra việc ghi chép các giấy tờ, Nhà nước ban hành hồ sơ của phuơng tiện, hàng hoá, thuyền viên so với các mẫu quy định 3. Tính khoa học thể hiện ở trình tự 3. Kiểm tra việc ghi chép và trình tự thực hiện, vận dụng khi thực hiện trình thực hiện công việc tự, hình thức thực hiện. 4. Hiệu quả thực hiện thể hiện ở sự 4. Đối chiếu với các quy định hiện đầy đủ, đúng quy định, thời gian hoàn hành về thủ tục hành chính trước khi thành khởi hành 12
  13. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: THÔNG BÁO KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THUYỀN VIÊN Mã số công việc: A.2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tập trung thuyền viên; Triển khai kế hoạch; Phân công nhiệm vụ theo chức danh trước khi khởi hành một chuyến hay một quay vòng tàu hoạt động, sau khi người điều khiển phương tiện thủy nội địa (PTTNĐ) đã dự kiến kế hoạch đó có tính đến các yếu tố chủ quan, khách quan tác động. Bao gồm các việc chính như sau: - Tập trung thuyền viên - Triển khai kế hoạch chuyến đi - Phân công nhiệm vụ theo chức danh II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung đầy đủ mọi thuyền viên của phương tiện. - Phải nghiêm túc, tạo được tâm lý thoải mái và cùng hợp tác trách nhiệm - Phải chi tiết, cụ thể. Phác hoạ được tổng quan nhiệm vụ và đặt ra mục tiêu cần đạt được của chuyến đi. Phổ biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thủy triều, tình hình tuyến luồng tàu đi qua. Nhận định một số tình huống khách quan, chủ quan có thể xảy ra trong chuyến đi đồng thời đưa ra phương án xử lý. Nếu cần cho thuyền viên dân chủ thảo luận để đồng tâm thực hiện mục tiêu chuyến đi. - Phân công nhiệm vụ cho mỗi thuyền viên phải cụ thể, quyết đoán, dựa trên nhiệm vụ của từng chức danh trên tàu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc cập nhật, tổng hợp thông tin trên các phương tiện nghe, nhìn đầy đủ, chính xác. - Phán đoán tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thủy triều, tình hình luồng chạy tàu sát với thực tế. - Làm được việc tổng hợp thông tin có liên quan đến kế hoạch chuyến đi đầy đủ, chính xác. - Dự thảo được kế hoạch chuyến đi của phương tiện. - Làm được việc tổ chức triển khai thông báo kế hoạch công tác kịp thời và cụ thể. - Làm được việc giao tiếp, thuyết phục người cộng sự thân thiện và hiệu quả. 2. Kiến thức - Hiểu được quy định nhiệm vụ, chức trách thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa (Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ GTVT). - Hiểu nội dung địa lý vận tải thủy nội địa/ Hàng Hải 13
  14. - Thuộc được luồng chạy tàu thuyền đường thủy nội địa/ ven biển - Hiểu rõ đặc điểm khí tượng, thuỷ văn, thuỷ triều ở khu vực mình hoạt động. - Hiểu nội dung, yêu cầu của quy trình vận hành, sử dụng Ra đa. - Hiểu phương pháp việc tra bảng thuỷ triều một cách thành thạo. - Hiểu rõ các phương pháp hạch toán vận tải đường thủy nội địa/ Ven biển - Biết vận dụng xử lý tình huống trong điều động tàu thủy một cách hiệu quả. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có bảng thuỷ triều, bản đồ đường sông, Hải đồ, Ti vi, Radio và các thiết bị nghe nhìn hàng hải. Có dự kiến kế hoạch trước. Có không gian đủ để tập trung toàn bộ thuyền viên trên phương tiện. - Thuyền viên đã có hiểu biết về nội dung công tác chuẩn bị cho một chuyến đi trên đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tập trung đầy đủ thuyền viên, thái 1. Kiểm tra khi tập trung thuyền viên, độ nghiêm túc, thân thiện. theo dõi thái độ giao tiếp của thuyền trưởng. 2. Khái quát được nhiệm vụ chuyến đi, 2. Kiểm tra dự kiến kế hoạch chuyến nhận định sát thực tế các yếu tố thời đi, theo dõi thái độ của thuyền viên tiết, khí tượng, thủy văn, thủy triều, tuyến luồng. Tạo tâm lý vui vẻ, hợp tác cho thuyền viên 3. Mọi thuyền viên đều hiểu được 3.Kiểm tra thuyền viên điểm, đối nhiệm vụ cụ thể của mình, đúng với chiếu với chức danh từng người trong chức danh chuyên môn. sổ danh bạ thuyền viên. 4. Hoàn thành trong thời gian không 4. Theo dõi thời gian quá trình thực quá 30 phút hiện công việc 14
  15. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: CHUẨN BỊ TÀU VÀ SÀ LAN Mã số công việc: A.3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng tàu/ sà lan theo yêu cầu của chuyến đi cụ thể. Bao gồm các việc chính như sau: - Chọn sà lan (đối với đoàn tàu lai) phù hợp cho từng vị trí ghép - Kiểm tra vỏ tàu, sà lan (nếu có) - Kiểm tra số, chất lượng các trang, thiết bị trên tàu - Mở các cửa thoát hiểm và hệ thống thông gió - Nâng/ hạ cột buồm/ tàu cán II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn được sà lan đúng chủng loại phù hợp với tuyến luồng hoạt động, loại hàng chuyên chở và đảm bảo dễ lắp ghép, dễ điều động. - Kiểm tra tỷ mỷ, đánh giá chính xác hiện trạng vỏ tàu, xà lan, các trang, thiết bị. Kịp thời phát hiện và khắc phục hoặc đề xuất khắc phục được các thiếu xót nếu có. Đảm bảo an toàn khi làm việc. - Mở cửa thoát hiểm và hệ thống thông gió, nâng/ hạ các thiết bị cần thiết trên thượng tầng phải đúng quy trình kỹ thuật và an toàn. - Thực hiện trong thời gian từ 2 đến 3 giờ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc phối hợp làm việc nhóm một cách hiệu quả. - Chọn đội hình đoàn tàu lai nhanh và phù hợp với thực tế. - Làm tốt việc quan sát, đánh giá tình trạng kỹ thuật vỏ phương tiện và các trang, thiết bị trên tàu một cách chính xác. - Thao tác đóng, mở cửa, hệ thống thông gió, nâng/ hạ cột có bản lề đúng quy trình, an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu được quy trình an toàn lao động trong công tác chuẩn bị phương tiện. - Nắm được các loại đội hình lai dắt trong vận tải đường thủy. - Hiểu được được cách chọn đội hình đoàn lai dắt trong điều kiện cụ thể. - Biết các thông số kỹ thuật của vỏ, các trang thiết bị của ph ương tiện đường thủy nội địa. - Hiểu được các phương pháp kiểm tra vỏ và các trang, thiết bị của phương tiện. - Biết nội dung bộ tiêu chuẩn ngành về vỏ và trang thiết bị tàu thủy IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Làm việc theo nhóm từ 4 đến 5 thuyền viên. - Có sà lan để chọn 15
  16. - Đèn pin để kiểm tra trong các khoang, hầm, những n ơi thiếu ánh sáng. - Có đủ cơ số nhiên, vật liệu phục vụ cho kiểm tra động cơ, máy móc cần thiết. - Người thực hiện đã được trang bị kỹ năng lắp ghép các loại đội hình lai dắt đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Việc chuẩn bị đảm bảo dễ lắp ghép, 1. Kiểm tra tàu và đoàn sà lan đã chọn, dễ điều động, phù hợp với tuyến luồng đối chiếu với tuyến luồng sẽ hoạt hoạt động, loại hàng chuyên chở động. 2. Sau khi chuẩn bị, các phương tiện 2. Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với bộ đảm bảo tình trạng kỹ thuật theo quy tiêu chuẩn phượng tiện thủy nội địa. định 3. Mở đủ, an toàn các cửa thoát hiểm, 3. Quan sát, kiểm tra không cản trở hoạt động khác 4. Nâng/ hạ cột đúng quy trình, cột 4. Quan sát, kiểm tra đứng hoặc nằm đúng vị trí, đảm bảo chắc chắn, an toàn. 5. Hoàn thành công việc trong khoảng 5. Theo dõi, đối chiếu thời gian không quá 4 giờ. 16
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: NHẬN NHIÊN/VẬT LIỆU, DỤNG CỤ LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT Mã số công việc: A.4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận đủ số lượng, đúng chủng loại nhiên/vật liệu, dụng cụ làm việc và sinh hoạt cho chuyến đi. Bao gồm các công việc chính sau đây: - Dự tính số lượng, chủng loại cần dùng trong chuyến đi - Kiểm tra số lượng đã có. Tính số lượng cần bổ sung. - Làm thủ tục lĩnh/ mua bổ sung. - Nhận đủ số lượng và đúng chất lượng. - Vận chuyển, sắp xếp xuống phương tiện II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tỷ mỷ, chính xác trong tính toán số lượng, xác định chủng loại nhiên liệu, vật liệu và những dụng cụ cần thiết phải có trong chuyến đi - Làm thủ tục nhận, lĩnh đúng trình tự theo quy định. - Cẩn thận, tỷ mỷ trong khi nhận, lĩnh đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại nhất là nhiên liệu. - Vận chuyển phải thận trọng đúng quy trình an toàn tránh rơi, vãi, đổ vỡ. - Đưa xuống phương tiện phải để đúng vào kho, két chuyên dùng, làm đầy đủ các biện pháp bảo vệ đảm bảo an toàn, an ninh và không ô nhiễm môi trường. - Thực hiện trong thời gian không quá 3 giờ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc phối hợp làm việc nhóm có hiệu quả. - Tính toán lượng tiêu hao nhiên liệu của phương tiện cho chuyến đi theo định mức một cách sát hợp. - Làm chính xác việc quan sát, kiểm tra, đánh giá, nhận biết chủng loại, chất lượng nhiên/vật liệu, dụng cụ, đồ dùng làm việc và sinh hoạt. - Xác định được số lượng, chủng loại vật liệu dụng cụ cần thiết cho chuyến đi một cách chính xác. - Làm tốt việc áp dụng các phương pháp vận chuyển, bảo quản nhiên/vật liệu, dụng cụ, đồ dùng làm việc và sinh hoạt. 2. Kiến thức - Biết phương pháp tính mức tiêu hao nhiên liệu của chuyến đi theo quy định một cách hợp lý. - Hiểu được tính chất, phương pháp vận chuyển, bảo quản nhiên/ vật liệu, dụng cụ, đồ dùng làm việc và sinh hoạt. - Hiểu yêu cầu, nội dung quy định về an toàn môi trường, an toàn cháy nổ, an toàn lao động khi nhận. vận chuyển nhiên/ vật liệu, dụng cụ, đồ dùng ở đường thủy nội địa. 17
  18. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Người thực hiện đã có kỹ năng về an toàn cháy nổ, phương pháp vận chuyển nhiên liệu và an toàn lao động. - Có máy tính cầm tay, lý lịch tàu và máy tàu, sổ cấp phát vật tư, nhiên liệu, tiền mặt hoặc số dư cần thiết trong tài khoản, phương tiện vận chuyển nhiên, vật liệu và dụng cụ cần nhận/mua, đủ trang bị bảo hộ lao động để làm công việc trên. - Có phương tiện, dụng cụ để vận chuyển nhiên liệu. - Thời tiết không ảnh hưởng đến chất lượng, việc vận chuyển nhiên/vật liệu xuống tàu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mua/ Nhận đủ về số lượng, đúng về 1. Kiểm tra đối chiếu với nhu cầu cần chất lượng, chủng loại nhiên/ vật liệu, thiết cho chuyến đi của phương tiện. dụng cụ, đồ dùng làm việc sinh hoạt cho chuyến đi định trước. 2. Vận chuyển an toàn không bị hao 2. Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hụt, mất mát, biến chất, biến dạng. hiện công việc 3. Để/ Cất nhiên/ vật liệu ở nơi đúng 3. Quan sát, kiểm tra dưới phương tiện quy định, gọn gàng và đảm bảo an toàn. 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian 18
  19. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: GHÉP ĐOÀN (lắp ghép tàu với các sà lan nếu có) Mã số công việc: A.5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lắp ghép tàu với sà lan thành một đoàn lai dắt theo hình thức đã chọn đảm bảo đúng nguyên tắc, chắc chắn, dễ điều động, phù hợp với đặc điểm tuyến luồng sẽ hoạt động. Bao gồm các việc chính như sau: - Chọn đội hình - Đưa các xà lan vào vị trí - Nới các tăng đơ (Nếu là đoàn lai đẩy) - Cho các khuyết dây vào các tăng đơ (Nếu là đoàn lai đẩy) - Quấn dây và kô dây liên kết các xà lan - Tăng các tăng đơ để rút căng dây (Nếu là đoàn lai đẩy) - Làm dây liên kết tàu và sà lan - Bắt, buộc dây lai - Điều chỉnh các dây cho phù hợp II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn lao động trong khi thao tác. - Chọn đội hình sao cho lực cản là nhỏ nhất, dễ điều động, phù hợp với đặc điểm tuyến luồng sẽ hoạt động. - Làm dây liên kết toàn đoàn phải đảm bảo chắc chắn, cân lực, an toàn. - Đối với đoàn lai đẩy sau khi buộc dây xong toàn đoàn phải là một khối cứng, tốt nhất phải có trục đối xứng. - Thực hiện trong thời gian không quá 2 giờ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc phối hợp làm việc với nhóm một cách hiệu quả. - Làm tốt việc quan sát, điều chỉnh đoàn lai dắt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chọn đội hình các đoàn lai phù hợp với yêu cầu vận chuyển và đặc điểm tuyến luồng sẽ hoạt động - Làm chính xác thao tác điều động tàu làm ma nơ đảm bảo hiệu quả và an toàn. - Buộc dây liên kết đoàn lai dắt đúng nguyên tắc, đảm bảo yêu cầu, phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị. 2. Kiến thức - Hiếu được nội dung công tác chuẩn bị lắp, ghép, buộc dây đoàn lai dắt. - Hiểu được cách chọn đội hình đoàn lai dắt một cách hợp lý. - Hiểu được kỹ thuật điều động tàu làm ma nơ (lai áp mạn) - Hiểu vị trí, tên gọi, tác dụng và cách buộc, nguyên tắc buộc, yêu cầu các dây của đoàn tàu lai. - Hiểu được cách tra bảng thủy triều tại vị trí/ vùng cụ thể. 19
  20. - Hiểu yêu cầu, nội dung quy trình vận hành thiết bị báo thời tiết, máy đo sâu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - ATLĐ khi lắp ghép đoàn tàu. - Có nhu cầu vận chuyển bằng các đoàn tàu lai - Có đủ số lượng xà lan bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt. - Đủ số lượng dây buộc, đảm bảo kích tước và chắc chắn. - Làm việc theo nhóm. Có đủ trang bị bảo hộ lao động. - Điều kiện thời tiết bình thường, không giông, bão. - Tàu ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chọn đội hình đoàn lai sao cho lực 1. Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với cản là nhỏ nhất, dễ điều động, phù hợp yêu cầu kỹ thuật của đoàn lai đã chọn, với đặc điểm tuyến luông sẽ hoạt đặc điểm tuyến luồng sẽ hoạt động. động. 2. Làm dây liên kết toàn đoàn phải 2. Quan sát, kiểm tra bằng dụng cụ đảm bảo chắc chắn, cân lực, dễ điều chuyên dùng động. 3. Đảm bảo an toàn, nhanh và hiệu quả 3. Theo dõi và kiểm tra 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu với định mức. thời gian cho phép. 20
  21. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỜI TIẾT LUỒNG TÀU CHẠY Mã số công việc: A.6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp chính xác, đầy đủ các dữ liệu thu thập từ tài liệu, thiết bị báo thời tiết, khí tượng, thuỷ văn, thủy triều, luồng chạy tàu để phân tích đưa ra nhận định sự tác động của chúng tới hoạt động của tàu trong chuyến đi. Bao gồm các việc sau: - Lấy các dữ liệu thông tin từ máy DFAX và NAVTEX hoặc các phương tiện nghe nhìn khác về thời tiết. - Dự báo tình hình khí tượng. - Tra bảng thủy triều - Kiểm tra các thông báo về chướng ngại vật mới phát sinh trên tuyến luồng tàu hoạt động. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phải chi tiết, chính xác, kỹ lưỡng. - Dự báo được tương đối chính xác tình hình khí tượng, thủy văn, thủy triều, luồng lạch làm cơ sở tin cậy cho công tác chuẩn bị chuyến đi đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và an toàn. - Thực hiện trong thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc vận hành, sử dụng các thiết bị FAX và NAVTEX hiệu quả và an toàn. - Làm tốt, chính xác việc tính toán thủy triều, thủy văn. - Phán đoán diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn sát với thực tế - Đọc và phân tích các thông tin về luồng chạy tàu/ ven biển một cách chính xác. 2. Kiến thức - Hiểu được cấu tạo và quy trình vận hành, sử dụng máy FAX và NAVTEX . - Hiểu được cấu tạo và cách tra bảng thủy triều. - Phân tích được đặc điểm thời tiết, khí hậu và thủy văn ở Việt Nam. - Hiểu biết các hệ thống sông kênh / vùng ven biển ở Việt Nam. - Hiểu được địa lý vận tải đường thủy nội địa/ Ven biển Việt Nam. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Người thực hiện đã được học Luồng chạy tàu thuyền đường thủy nội địa. - Có bảng thủy triều. - Có máy FAX và NAVTEX , Radio, TiVi, nguồn điện đủ các thông số cho các thiết bị trên hoạt động tốt. 21
  22. - Có các tài liệu liên quan đến các vấn đề trên. - Thông báo của cơ quan quản lý luồng chạy tàu. - Nơi làm việc phải đủ ánh sáng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Phân tích chính xác được tất cả các 1. Kiểm tra, đối chiếu với các tham số yếu tố thời tiết, khí tượng, thủy triều, trên tài liệu, thiết bị có liên quan đến thủy văn có ảnh hưởng đến điều động thời tiết, khí hậu, thủy văn, thuỷ triều, tàu, vận chuyển hàng hoá/ làm nhiệm luồng lạch trên tuyến đã xác định. vụ trên tuyến đã xác định. 2. Dự báo có cơ sở tình hình thời tiết 2. Kiểm tra, phân tích tổng hợp các trong chuyến đi tham số. 3. Nắm chắc được tình hình tuyến 3. Kiểm tra, đối chiếu trên bản đồ và luồng phương tiện sẽ hoạt động. các thông báo mới nhất của cơ quan chức năng. 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian 22
  23. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: THAO TÁC SƠ BỘ TRÊN HẢI ĐỒ ĐỂ XÁC ĐỊNH TYUẾN ĐI Mã số công việc: A.7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dùng bút chì và các dụng cụ cần thiết để kẻ vẽ đường đi của tàu/ đoàn tàu từ bến xuất phát đến bến cuối trên tuyến chạy tàu đã xác định đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và hợp lý. Gồm các việc sau: - Chọn tổng đồ - Chọn và xếp thứ tự Hải đồ tuyến đi. - Chuẩn bị các dụng cụ để thao tác. - Thao tác sơ bộ tuyến đi trên tổng đồ. - Tính cự ly, thời gian hành trình của các hướng và toàn tuyến. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn đúng tổng đồ, sắp xếp trình tự theo vùng địa lý liên tiếp nhau từ bến xuất phát đến bến cuối. - Chuẩn bị đủ, phù hợp các dụng cụ thao tác Hải đồ. - Thao tác chính xác hướng, toạ độ, đo và chuyển đổi cự ly chính xác. Xác định tương đối chính xác thời gian hành trình trên từng đoạn luồng và toàn tuyến. - Quá trình thao tác: Hải đồ không bị nhàu nát, mờ và bẩn. Các dụng cụ thao tác không bị hỏng. - Thực hiện trong thời gian không quá 30 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt, chính xác việc nhận biết được vị trí địa lý của tuyến luồng đã xác định. - Chọn dụng cụ thao tác Hải đồ phù hợp, hiệu quả. - Đọc và thao tác Hải đồ nhanh và chính xác. 2. Kiến thức - Hiểu được các đường cơ bản, toạ độ điểm trên mặt đất - Hiểu được cấu tạo, nội dung của Hải đồ và cách sử dụng. - Hiểu địa lý Vận tải thủy nội địa/ Ven biển Việt Nam. - Phân tích được các hệ thống sông kênh ở Việt Nam. - Hiểu được phương pháp tính toán thời gian hành trình, vận tốc phương tiện. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Phải có bộ Hải đồ thể hiện toàn vùng phương tiện hoạt động. - Phải có thước song song, thước đo độ, compa, bút chì, bàn thao tác. - Nơi thao tác có đủ ánh sáng. - Người thực hiện đã được trang bị kiến thức về Hàng hải. 23
  24. - Có các tài liệu về các tuyến luồng chạy tàu thuộc khu vực tàu hoạt động. - Có phần mềm Maps Waterway Inland V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chọn đúng, đủ các tờ Hải đồ tạo 1. Kiểm tra đối chiếu với tổng đồ mẫu thành tổng đồ thể hiện toàn vùng tàu sẽ họat động. 2. Thao tác chính xác hướng, toạ độ. 2. Đối chiếu, kiểm tra bằng công cụ Đo và chuyển đổi cự ly chính xác. Xác chuyên dùng định tương đối chính xác thời gian hành trình trên từng đoạn luồng và toàn tuyến. 3. Quá trình sử dụng tập Hải đồ không 3. Kiểm tra Hải đồ và các dụng cụ bị nhàu nát, mờ và bẩn. Các dụng cụ thao tác không bị hỏng. 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian 24
  25. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Mã số công việc: A.8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Rà soát, đánh giá, xét thấy cần thiết yêu cầu bổ sung hay làm lại việc chuẩn bị trước chuyến đi của bộ phận boong, máy, quản trị(nếu có) trên phương tiện đảm bảo đủ yêu cầu của chuyến đi hay quay vòng tàu hoạt động. Gồm các việc sau: - Nghe Thuyền phó báo cáo công tác chuẩn bị của bộ phận boong. - Nghe Máy trưởng báo cáo công tác chuẩn bị của bộ phận máy. - Kiểm tra, xử lý những phần cần bổ xung. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nghe phải đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, nghiêm túc. - Kiểm tra trực tiếp, tỷ mỷ. Quyết định bổ xung, sửa chữa, hay cho ý kiến chỉ đạo bổ xung kịp thời, kiên quyết những thiếu xót nếu có. - Thực hiện trong thời gian không quá 15 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt công tác chuẩn bị cho một chuyến đi. - Nghe báo cáo và tổng hợp, nhận định, nhận xét một cách chính xác. - Làm được việc xử lý những vấn đề tồn tại trong công tác chuẩn bị cho chuyến đi. 2. Kiến thức - Hiểu được nội dung công tác chuẩn bị khởi hành. - Hiểu chức trách, nhiệm vụ của thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa. - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật của vỏ tàu, các trang thiết bị trên tàu. - Phân tích được yêu cầu ghép (đối với đoàn lai), buộc dây trên phương tiện đường thủy nội địa. - Phân tích sơ đồ, đặc điểm luồng chạy tàu thuyền. - Hiểu được phương pháp hạch toán vận tải đường thủy nội địa một cách phù hợp. - Hiểu biết cấu tạo và quy trình vận hành các thiết bị Hàng hải. - Hiểu quy định về an toàn lao động, an toàn môi trường đường thủy, an toàn cháy nổ, an toàn sinh mạng trên đường thủy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sau khi các bộ phận đã làm xong công tác chuẩn bị từng phần hoặc toàn bộ. - Có đủ hồ sơ về vỏ, máy tàu và các thiết bị. - Người thực hiện đã được trang bị kỹ năng nghiệp vụ thuyền trưởng. - Đã xác định được mục đích của chuyến đi, tuyến và cự ly tàu hoạt động. 25
  26. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Kiểm tra phải tỷ mỷ, đầy đủ, chuẩn 1. Quan sát, kiểm tra đối chiếu với các xác, hết bộ phận này mới kiểm tra bộ tiêu chuẩn về vỏ tàu, các trang thiết bị. phận khác. 2. Ra được quyết định bổ xung những 2. Quan sát, kiểm tra các quyết định thiếu xót hợp lý, chính xác. 3. Hoàn thành công việc trong khoảng 3. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian của công việc 26
  27. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN LOẠI DÂY Mã số công việc: B.1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận dạng loại dây, chất lượng dây cho phù hợp với yêu cầu sử dụng ở vị trí buộc cụ thể nào đó. Phân loại dây phù hợp với yêu cầu sử dụng và áp dụng biện pháp bảo quản thích hợp. Bao gồm các việc chính sau đây: - Kiểm tra, quan sát, nhận dạng các loại dây thường dùng trên tàu. - Đánh giá chất lượng, phân loại dây để sử dụng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, quan sát tỷ mỷ, kỹ lưỡng. - Xác định được đúng chất lượng các dây, quan sát nhận biết được dấu hiệu dây còn tốt hay dây đã kém chất lượng, loại bỏ hoặc khắc phục những dây chưa đảm bảo đủ các yêu cầu sử dụng. - Chọn được loại dây phù hợp với yêu cầu sử dụng ở từng vị trí buộc đảm bảo sức chịu làm việc của dây. - Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. - Thực hiện trong thời gian từ không quá 15 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc quan sát và nhận biết kích thước, chất lượng một cách chính xác các dây dùng trên phương tiện thủy nội địa(PTTNĐ) - Làm tốt việc nhận dạng và phân loại dây theo yâu cầu làm việc trên phương tiện Đường thủy Nội địa. - Sử dụng và bảo quản dây trên phương tiện Đường thủy Nội địa đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu được quy trình An toàn lao động khi làm dây. - Hiểu được cấu tạo các loại dây dùng trên phương tiện Đường thủy Nội địa. - Biết phương pháp tính sức chịu của các loại dây dùng trên phương tiện Đường thủy Nội địa. - Hiểu được cách sử dụng, bảo quản các loại dây dùng trên phương tiện Đường thủy Nội địa. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ dây để nhận dạng, phân loại theo nhu cầu làm việc - Có đủ trang bị bảo hộ lao động cho việc làm dây. - Nơi làm việc có đủ ánh sáng. - Người thực hiện đã được trang bị kỹ năng thủy nghiệp cơ bản. 27
  28. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Dùng đủ, đúng các trang bị bảo hộ 1. Quan sát, kiểm tra lao động khi làm dây. 2. Nhận dạng đúng về loại, chất lượng 2. Quan sát, kiểm tra đối chiếu với yêu dây cho yêu cầu làm việc cụ thể. cầu sử dụng dây buộc trên phương tiện Đường thủy Nội địa 3. Nhận biết được dấu hiệu về chất 3. Quan sát, kiểm tra đối chiếu với tài lượng các dây, loại bỏ hoặc khắc phục liệu liên quan những dây chưa đảm bảo yêu cầu sử dụng. 4. Chọn được loại dây phù hợp với 4. Quan sát, kiểm tra việc sử dụng dây yêu cầu sử dụng ở từng vị trí buộc ở từng vị trí cụ thể. Dùng thước cặp đo đảm bảo sức chịu làm việc của dây, an cỡ dây, đối chiếu giữa cỡ dây và sức toàn trong quá trình làm việc. chịu tại nơi làm việc của dây. 5. Hoàn thành công việc trong khoảng 5. Theo dõi, đối chiếu với định mức ở thời gian cho phép. tiêu chí thực hiện. 28
  29. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: LÀM CÁC NÚT DÂY Mã số công việc: B.2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn đúng dây cần sử dụng, đưa ra chỗ làm việc, làm các thao tác cần thiết để ra sản phẩm là các nút dây,dảm bảo yêu cầu, thích hợp với việc sử dụng buộc tàu. Bao gồm các công việc sau đây: - Chọn đúng loại dây cần dùng. - Lấy dây ra chỗ làm việc theo đúng quy trình. - Gấp đôi đầu dây theo kích thước nút cần làm. - Luồn đầu dây tạo thành các nút theo yêu cầu cụ thể. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng. - Sử dụng đúng, đủ các trang bị bảo hộ lao động khi làm dây. - Chọn được đúng loại dây cần dùng, đảm bảo yêu cầu sử dụng cụ thể. - Ước lượng đúng kích thước nút dây theo yêu cầu sử dụng cụ thể. - Luồn dây đúng chiều của dây và yêu cầu của nút. - Thực hiện đúng quy trình làm dây - Nút dây phải chắc chắn, gọn và đẹp. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc. - Thực hiện trong thời gian: nút đơn giản từ không quá 2 phút; nút phức tạp từ > 2 đến 3 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc nhận biết và phân loại đúng dây theo yêu cầu sử dụng cụ thể. - Thực hiện làm các nút dây đảm bảo kỹ thuật nhanh và an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu được quy trình An toàn lao động khi làm dây. - Biết phân loại dây dùng trên phương tiện Đường thủy Nội địa - Hiểu được phương pháp tính sức chịu của dây dùng trên Đường thủy Nội địa một cách chính xác. - Hiểu phương pháp sử dụng và bảo quản dây dùng trên Đường thủy Nội địa - Vận dụng được lý thuyết và thực hành làm nút dây. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Không gian đủ rộng, có các dụng cụ để làm nút dây như xoa, búa sắt/gỗ/cao su, dùi, đục sắt/ kéo, trang bị bảo hộ lao động. - Có đủ dây đảm bảo yêu cầu sử dụng. - Nơi làm việc phải có đủ ánh sáng. - Người thực hiện đã được học Mô đun thủy nghiệp. 29
  30. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sử dụng đủ, đúng các dụng cụ bảo 1. Kiểm tra các dụng cụ bảo hộ: Găng hộ khi làm dây tay, giầy/ dép, kính bảo hộ, Mũ bảo hiểm, quần áo bảo hộ lao động. 2. Chọn được đúng loại dây, đảm bảo 2. Quan sát loại dây, dùng thước kẹp kích thước, chất lượng cần dùng. đo cỡ dây, thước dài đo chiều dài dây đối chiếu với yêu cầu sử dụng cụ thể. 3. Ước lượng đúng kích thước nút dây 3. Dùng thước dài đo chiều dài, rộng theo yêu cầu sử dụng cụ thể. của nút dây đối chiếu với yêu cầu sử dụng cụ thể. 4. Thực hiện đúng quy trình làm từng 4. Quan sát, theo dõi, chiều luồn dây loại nút dây cụ thể. so với chiều đánh của dây; Trình tự thao tác; Sử dụng dụng cụ làm dây phù hợp; Tính khoa học khi thao tác. 5. Nút dây phải chắc chắn, gọn và đẹp, 5. Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với đủ kích thước theo yêu cầu sử dụng. tiêu chuẩn từng loại nút; Yêu cầu sử dụng cụ thể. 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép đối với từng loại thời gian từng loại nút dây. nút dây. 30
  31. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: ĐẤU DÂY Mã số công việc: B.3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dùng các công cụ thích hợp để nối các dây lại với nhau hoặc tạo một đầu dây thành khuyết để chụp vào đầu cột/ cọc đảm bảo đúng kỹ thuật, chắc chắn, đẹp. Bao gồm các việc làm sau đây: - Lấy dụng cụ ra chỗ làm việc. - Lấy các đầu dây ra chỗ làm việc. - Tách đầu dây ra thành từng nhánh (tao) với chiều dài thích hợp. - Dùng dây nhỏ buộc các đầu nhánh, cổ dây lại. - Gấp đôi đầu dây (nếu đấu khuyết) thích hợp với kích thước khuyết dây. - Chầu các nhánh vào kẽ dây tạo thành khuyết hoặc mối nối. - Dùng xoa hoặc dùi gỗ tách các kẽ dây theo trình tự, đúng chiều đấu dây. - Luồn từng nhánh qua kẽ dây đã tách theo trình tự, đúng chiều đấu dây. - Cắt các đầu nhánh (tao) thừa. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng. - Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. - Đúng quy trình kỹ thuật đấu dây. - Đảm bảo chắc chắn, đủ kích thước, đẹp. - Thực hiện trong thời gian: Nút đơn giản không quá 5 phút; Nút phức tạp không quá 10 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc bảo đảm an toàn tuyệt đối trong khi đấu dây. - Lầm tốt việc sử dụng dụng cụ, công cụ để đấu dây an toàn và hiệu quả. - Thực hiện đấu dây an toàn, nhanh và hiệu quả. 2. Kiến thức - Vận dụng đúng trình ATLĐ khi làm dây trên PTTNĐ - Hiểu quy trình kỹ thuật đấu dây. - Vận dụng đúng phương pháp đấu cho từng loại dây. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Không gian đủ rộng, có các dụng cụ để đấu dây như xoa, búa sắt/gỗ/cao su, dùi gỗ, đục sắt/ kéo, trang bị bảo hộ lao động. - Có đủ dây đảm bảo yêu cầu sử dụng. - Nơi làm việc có đủ ánh sáng cần thiết cho đấu dây. - Người thực hiện đã được học Mô đun thủy nghiệp. 31
  32. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đảm bảo an toàn trong quá trình 1. Kiểm tra việc sử dụng các trang bị làm việc. BHLĐ khi làm dây 2. Đúng quy trình kỹ thuật đấu dây. 2. Quan sát, theo dõi cách lấy dây ra, thứ tự các thao tác đấu, việc sử dụng công cụ hợp lý, chiều luồn và cách luồn các tao, số lượt vào mắt các tao, cách dùng công cụ làm chặt các nút đấu. 3. Đảm bảo chắc chắn, đủ kích thước, 3. Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với đẹp. tiêu chuẩn từng nút đấu và yêu cầu sử dụng cụ thể. 4. Thực hiện trong thời gian cho phép. 4. Quan sát, theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian của tưng loại nút đấu. 32
  33. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: TẾT DÂY THÀNH QUẢ NÉM Mã số công việc: B.4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Gấp một đầu dây thành nếp theo một trật tự nhất định, luồn dây vuông góc với nếp dây trước từ 3 đến 5 vòng cho đến khi các vòng dây liên kết với nhau thành dạng hình cầu. Nhét một vật cứng hình cầu có trọng lượng vừa phải vào giữa làm quả đối trọng rồi tết đầu dây còn thừa cho gọn, đẹp thành quả ném. Các bước thực hiện như sau: - Chọn cốt quả ném thích hợp. - Lấy dây ra vị trí làm việc. - Quấn dây theo cốt. - Luồn, đan dây đúng quy trình kỹ thuật. - Rút chặt các vòng dây. - Tách nhánh (tao) đầu dây, đấu các nhành (tao) vào dây ném. - Cắt bỏ các đầu nhánh (tao) dây thừa. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo an toàn trong khi làm. - Chọn cốt quả ném rắn, hình cầu, đẹp, đường kính từ 4 đến 6 cm, đủ trọng lượng với sức ném của người bình thường. - Gấp một đầu dây thành nếp gồm từ 3 đến 5 vòng có cùng một đường kính, theo một trật tự nhất định. - Luồn đầu dây vuông góc với nếp dây trước từ 3 đến 5 vòng, 3 đến 5 lượt. Lựơt sau làm với lượt trước một góc 900, đúng quy trình kỹ thuật tết quả dây. - Đưa cốt dây vào tâm các vòng dây sao cho cốt được bọc kín. - Rút chặt các vòng dây theo thứ tự từ trong ra ngoài đảm bảo chắc chắn, đủ kích thước, đẹp. - Đấu đầu dây còn thừa vào thân dây chết sao cho chắc chắn, đẹp. - Thực hiện trong thời gian không quá 7 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc đảm bảo an toàn khi tết dây thành quả ném. - Thực hành tết quả ném đúng kỹ thuật, đẹp và an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu quy trình an toàn khi tết dây thành quả ném. - Biết các phương pháp tết quả ném. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Không gian đủ rộng, có các dụng cụ để tết quả ném như xoa, búa sắt/gỗ/cao su, dùi gỗ, đục sắt/ kéo, trang bị bảo hộ lao động. - Có đủ dây đảm bảo yêu cầu sử dụng. 33
  34. - Nơi làm việc đủ ánh sáng. - Người thực hiện đã được học Mô đun thủy nghiệp. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đảm bảo an toàn lao động 1. Theo dõi, kiểm tra đối chiếu với quy trình an toàn khi tết dây thành quả ném. 2. Chọn cốt quả ném đúng. 2. Dùng thước cặp đo kiểm tra. 3. Luồn dây đúng quy trình kỹ thuật 3. Quan sát, kiểm tra các vòng dây tết quả ném. 4. Quả ném đảm bảo chắc chắn, đủ 4. Kiểm tra bằng cảm giác các vòng kích thước, đẹp. dây, đo kích thước quả ném so sánh với yêu cầu. 5. Thực hiện trong thời gian cho phép. 5. Quan sát, theo dõi bằng đồng hồ giây, đối chiếu với định mức. 34
  35. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: NÉM DÂY Mã số công việc: B.5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đưa dây ra vị trí, cuộn vòng đầu dây có quả ném thành nhiều vòng theo một trật tự, chọn tư thế đứng thích hợp, vung các vòng dây qua lại lấy đà rồi tập trung lực ném để các vòng dây đến đích định trước, đảm bảo an toàn. Gồm các bước thực hiện như sau: - Lấy dây ném ra vị trí. - Cố định đầu dây chết vào dây buộc tàu. - Đánh vòng dây ném theo thứ tự. - Chia các vòng dây làm 2 phần. - Chọn tư thế đứng phù hợp. - Đưa tay không thuận cầm các vòng dây có đầu dây chết về phía trước. - Đưa tay thuận cầm các vòng dây có quả ném về phía trước. - Quay các vòng dây có quả ném với số lần thích hợp lấy đà. - Ném dây theo hướng định trước. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo an toàn trong trong khi ném dây. - Đánh vòng dây ném có đường kính tương tự nhau, xếp các vòng lần kượt, không chồng chéo nhau, không bị rối. - Chọn tư thế đứng vững vàng, chân ở phía trước ngược chiều với phía tay thuận, hai chân mở rộng vừa phải, người ngả ra phía trước vừa đủ. - Cầm chặt phần vòng dây có quả ném, tay kia cầm lỏng phần vòng dây còn lại. - Vung tay lấy đà không quá 5 lần. - Dùng lực cánh tay để ném dây đảm bảo tới đích đã chọn, đảm bảo dây không bị tuột khỏi đường dây cần di chuyển. - Thời gian hoàn thành ném dây không quá 3 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ném dây. - Làm tốt việc phối hợp làm việc với người khác. - Quan sát, nhận định chính xác khoảng cách và vị trí đích ném đây tới. - Thực hành ném dây đảm bảo an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Biết các phương pháp truyền thông tin bằng tín hiệu trong vận tải đường thủy nội địa. - Hiểu được phương pháp đánh vòng dây. - Hiểu được phương pháp ném dây tới đích định trước. 35
  36. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tình trạng sức khoẻ tốt. - Không gian đủ rộng, đảm bảo khi ném dây không bị vướng vào chướng ngại vật. - Có đủ dụng cụ bảo hộ lao động. - Người thực hiện đã được học Mô đun thủy nghiệp. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đánh vòng và chia dây phù hợp. 1. Quan sát đành vòng, kiểm tra kết quả chia dây so với thể lực người thực hiện 2. Tư thế đứng ném đúng kỹ thuật. 2. Quan sát đành vòng, kiểm tra so sánh với thể lực người thực hiện 3. Thao tác ném nhanh, trúng và đúng 3. Quan sát quy trình ném, kết quả kỹ thuật. ném dây. 4. Đảm bảo an toàn khi ném dây. 4. Quan sát, theo dõi 5. Hoàn thành công việc trong khoảng 5. Theo dõi bằng đồng hồ giây, đối thời gian cho phép. chiếu với định mức thời gian ném dây. 36
  37. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: DÙNG DÂY BUỘC CỐ ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN Mã số công việc: B.6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn đúng loại, cỡ dây cho vị trí buộc cụ thể, đưa dây đã chọn ra vị trí cần buộc, thao tác buộc dây bằng các mối, nút buộc thích hợp đảm bảo yêu cầu buộc tại vị trí đó. Các bước thực hiện như sau: - Chọn và lấy đúng loại dây ra vị trí buộc. - Luồn dây qua lỗ Xôma. - Kéo dây lên vị trí buộc. - Tròng/ chụp khuyết dây vào cột/ cọc. - Xử lý khi khuyết dây nhỏ hơn cột/ cọc. - Kô dây và khoá dây vào thiết bị buộc. - Lắp dụng cụ chống chuột. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Dùng đủ, đúng các dụng cụ bảo hộ cho làm dây. - Chọn đúng loại, cỡ dây cho vị trí buộc cụ thể. - Tư thế buộc dây vững chắc, đứng phía sau các thiết bị buộc dây so với mạn tàu, không dẫm, đạp lên dây, không đứng trong các vòng dây, có biện pháp đề phòng dây bị đứt đột ngột. - Chọn đúng mối, nút buộc cho yêu cầu buộc tại vị trí cụ thể. - Khuyết dây nhỏ so cột/ cọc thì xử lý bằng nút gỗ hoặc tròng đầu cột. - Kô dây đúng quy trình kỹ thuật: Dây sợi vòng qua thân dây chết lộn ngược nhau từ 3 đến 5 lần; Dây cáp kô hình số 8 từ 3 đến 4 lần. - Khoá dây: Dây sợi dùng từ 2 đến 3 khoá ngược đầu; Dây cáp dùng 2 đến 3 khóa vắn số 8. - Lắp đủ dụng cụ chống chuột vào các dây lên cầu cảng hoặc lên bờ. độ lớn của dụng cụ chống chuột đảm bảo chuột không vượt qua được và cách mạn tàu từ 0,7 đến 1m. - Thực hiện xong trong thời gian không quá 2 phút, đảm bảo an toàn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc quan sát, nhận định yêu cầu dây và cách buộc tại vị trí cụ thể trên PTTNĐ một cách chính xác. - Chọn dây phù hợp với yêu cầu buộc dây cố định phương tiện tại vị trí cụ thể trên PTTNĐ. - Thực hành dùng dây buộc cố định phương tiện an toàn, hiệu quả. 2. Kiến thức - Hiểu được công tác an toàn khi làm dây. - Nắm vững vị trí, tên gọi và tác dụng của các dây buộc cố định tàu. - Hiểu được các phương pháp buộc dây để cố định PTTNĐ. 37
  38. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ các thiết bị để buộc dây: Bích/ sừng bò, cọc, cột v.v. - Có đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho buộc dây: Găng tay, kính bảo hộ, mũ bảo hộ, giầy/ dép bảo hộ. - Người thực hiện đã được học Mô đun thủy nghiệp. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ, đảm 1. Kiểm tra, theo dõi khi thực hiện. bảo an toàn khi làm việc. 2. Chọn đúng loại, cỡ dây tại vị trí 2. Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu dây buộc. buộc và buộc dây tại vị trí buộc. 3. Tư thế làm dây vững chắc, đảm bảo 3. Quan sát, đánh giá bằng đối chiếu an toàn với các tư thế mẫu và hiệu quả thực hiện thao tác của người thực hiện. 4. Thực hiện đủ, đúng quy trình kỹ 4. Quan sát, kiểm tra bằng đối chiếu thuật buộc dây cố định phượng tiện. với quy trình mẫu. 5. Mức độ chắc chắn và khả năng cố 5. Quan sát, kiểm tra bằng cảm giác định phương tiện. trong điều kiện ngoại cảnh phổ biến của mùa vụ trong khu vực tàu hoạt động. 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian buộc dây cụ thể. 38
  39. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH TỜI DÂY Mã số công việc: C.1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng máy tời dây trên phương tiện để di chuyển phương tiện đến vị trí mới hay kéo vật khác về phía phương tiện hoặc làm các tiện ích khác của máy tời, đảm bảo quy trình thao tác, an toàn và hiệu quả. Gồm các bước thao tác như sau: - Chuyển chế độ làm việc trục tàu của máy tời dây. - Khởi động thử máy tời. - Ngừng hoạt động thử. - Quấn dây đúng chiều vào trống tời, đủ số vòng: Dây cáp từ 3 đến 4 vòng; Dây sợi từ 4 đến 6 vòng. - Giữ đầu dây chết thật chắc chắn. - Khởi động máy tời. - Đóng ly hợp lai trống quấn dây, điều chỉnh tốc độ và tời xếp dây theo đúng quy trình. - Ngừng hoạt động máy tời đúng quy trình kỹ thuật. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, hợp tác và nghiêm túc khi làm việc. Đứng ở phía sau máy so với hướng đầu dây kéo về. Đeo gang tay và kính bảo hộ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tời. - Thực hiện đúng quy trình vận hành trong thời gian ngắn nhất. - Quấn đúng chiều dây. - Giữ dây đảm bảo dây không bị trượt trên trống. - Sử dụng tốc độ tời hợp lý sao cho dây được quấn lần lượt vào trống. - Không ngừng máy đột ngột, sau khi hoàn thành công việc phải chuyển chế độ hoạt động ngược lại cho máy. - Hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất (tuỳ thuộc vào khối lượng vật kéo, cự ly kéo) III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc đảm bảo an toàn lao động khi vận hành máy tời. - Thực hiện phối hợp làm việc nhóm có hiệu quả. - Thực hiện vận hành máy tời đúng kỹ thuật, hiệu quả, an toàn. - Làm dây đúng kỹ thuật khi vận hành máy tời dây. - Làm được việc quan sát, nhận biết nhanh, chính xác các hiện tượng phát sinh khi vận hành máy tời dây. 2. Kiến thức - Hiểu cấu tạo và quy trình vận hành máy tời. - Biết phương pháp quấn dây vào máy tời. - Hiểu quy trình an toàn lao động khi vận hành máy tời dây. 39
  40. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cần từ 2 đến 3 người phối hợp làm việc. - Có máy tời dây tình trạng hoạt động tốt và đối tượng tời. - Có dây đảm bảo kích thước và sức chịu theo lực cần kéo. - Dụng cụ bảo hộ lao động gồm : Găng tay, kính, mũ, giầy/ dép nhựa. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đảm bảo an toàn lao động đúng yêu 1. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo cầu . hộ lao động 2. Thực hiện chế độ vận hành thử máy 2. Quan sát vận hành thử đối chiếu với tời và chuẩn bị dây tời đúng quy trình, quy trình mẫu. Kiểm tra chủng loại và đảm bảo dây đúng chủng loại và kích kích thước dây tời so với khối lượng thước cho đối tượng tời cụ thể. đối tượng tời cụ thể. 3. Thực hiện đúng quy trình vận hành 3. Quan sát, theo dõi, kiểm tra đối máy tời, tốc độ tời hợp lý chiếu với quy trình mẫu. 4. Quấn đúng chiều dây. Giữ dây đảm 4. Quan sát, theo dõi, kiểm tra các bảo dây không bị trượt trên trống. bước trên 5. Sự nhịp nhàng trong phối hợp làm 5. Quan sát, theo dõi, kiểm tra việc nhóm và an toàn 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu thời gian cho phép. 40
  41. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH MÁY TỜI NEO CÓ ĐỘNG CÓ LAI Mã số công việc: C.2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng máy tời chuyên dụng có động cơ lai để kéo neo từ đáy luồng về tàu hay thả neo từ tàu xuống đáy luồng đúng quy trình và đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Gồm các việc chính sau: - Kiểm tra tình trạng lỉn neo, xử lý nếu xét thấy không an to àn. - Kiểm tra xem có chướng ngại vật vướng vào lỉn, cánh neo, xử lý nếu có. - Kiểm tra sự ăn khớp giữa lỉn neo với vòng trám máy tời neo. - Chuyển chế độ làm việc của máy tời neo. - Chuyển cóc , phanh hãm về chế độ thu hoặc thả neo. - Khởi động máy tời neo. - Điều chỉnh tốc độ thu/ thả neo. Quan sát xử lý tình huống khi máy làm việc. - Treo/ hạ tín hiệu tàu neo. - Ngừng hoạt động máy tời neo. - Hãm phanh máy, hãm lỉn neo đảm bảo an toàn. - Thông báo hoàn thành công việc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sử dụng đúng, đủ các dụng cụ BHLĐ khi vận hành máy tời neo. - Kiểm tra trước khi vận hành đầy đủ, tỷ mỷ máy tời neo, hệ thống neo lỉn đảm bảo an toàn. - Vận hành đúng quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn. - Điều chỉnh tốc độ hợp lý, không xảy ra hiện tượng giật cục/ ồ ạt/ tô hầu hay lỉn bị rối. - Treo/ hạ tín hiệu đúng thời điểm theo luật định. - Sau khi hoàn thành công việc, toàn bộ hệ thống ở trạng thái tĩnh. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc quan sát, kiểm tra nhanh, chính xác tình trạng hoạt động của máy khi vận hành máy tời neo. - Thực hiện vận hành máy tời neo có động cơ lai đảm bảo kỹ thuật, hiệu quả, an toàn. - Áp dụng đúng luật đường thủy Nội địa khi neo đậu phương tiện. 2. Kiến thức - Hiểu cấu tạo, hoạt động của máy tời neo có động cơ lai. - Biết rõ quy trình vận hành máy tời neo có động cơ lai. - Vận dụng đúng tín hiệu trên phương tiện neo đậu ( Điều 56 chương V Luật ĐTNĐ) - Hiểu được quy định an toàn môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy tời có động cơ lai. 41
  42. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có máy tời neo có động cơ lai, tình trạng kỹ thuật tốt. - Có đủ trạng bị bảo hộ khi vận hành máy neo. - Phương tiện có đủ dấu tín hiệu neo đậu theo Luật định. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thực hiện nghiêm túc công tác an 1. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ toàn lao động. BHLĐ khi vận hành máy tời neo. Theo dõi quy trình an toàn vận hành đối chiếu với quy trình mẫu. 2. Làm công tác kiểm tra trước khi vận 2. Quan sát, theo dõi , kiểm tra từng hành đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. bước công việc trong kiểm tra 3. Thực hiện vận hành đúng quy trình 3. Quan sát, theo dõi , kiểm tra đối kỹ thuật, quy trình an toàn. chiếu với quy trình mẫu. 4. Thực hiện điều chỉnh tốc độ hợp lý. 4. Quan sát, theo dõi sự dịch chuyển nhịp nhàng của neo, tàu khi vận hành máy. 5. Dùng đúng tín/ dấu hiệu phương 5. Quan sát, theo dõi đối chiếu với tiện neo đậu quy định tại điều 56 Điều 56 chương V Luật GTĐTNĐ chương V Luật GTĐTNĐ, treo/ hạ tín hiệu đúng thời điểm theo luật định. 6.Đánh giá trạng thái hệ thống sau vận 6. Quan sát, kiểm tra trạng thái máy hành chính xác. 7. Hoàn thành công việc trong khoảng 7. Theo dõi, đối chiếu với khối lượng thời gian cho phép. tàu, độ dài lỉn neo. 42
  43. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH MÁY TỜI NEO KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ LAI ĐỂ THẢ NEO Mã số công việc: C.3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng máy tời chuyên dụng không có động cơ lai để thả neo từ tàu xuống đáy luồng đúng quy trình và đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Gồm các việc chính sau: - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. - Kiểm tra hệ thống neo, lỉn. - Chuyển cóc , phanh hãm về chế độ thả neo. - Rút chốt liên kết, tách ly hợp máy. - Mở hãm lỉn neo. - Mở phanh đai hãm. - Xông lỉn neo từ từ cho đủ định mức. Treo tín hiệu neo đậu. - Hãm lỉn neo. - Hãm phanh đai hãm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ khi vận hành máy neo. - Kiểm tra trước khi vận hành đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. - Vận hành đúng quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn. - Điều chỉnh tốc độ hợp lý tuỳ theo mục đích thả neo, không xảy ra hiện tượng giật cục/ ồ ạt, lỉn bị rối. Đảm bảo neo bám đáy tốt. - Treo tín hiệu neo đậu đúng thời điểm theo luật định: khi neo bám chắc đáy. - Hoàn thành công việc trong thời gian không quá 7 phút tuỳ theo mục đích neo và độ dài lỉn neo. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc quan sát, kiểm tra khi vận hành máy tời neo trước khi thả neo. - Thực hiện vận hành máy tời neo để thả neo theo mục đích cụ thể: Đỗ đậu, quay trở, vào bến hay hãm trớn tàu đúng quy trình, hiệu quả, an toàn. - Áp dụng đúng luật đường thủy nội địa khi neo đậu phương tiện. 2. Kiến thức - Hiểu cấu tạo, hoạt động của máy tời neo không có động cơ lai. - Vận dụng quy trình vận hành máy tời neo không có động cơ lai ở chế độ thả neo. - Vận dụng đúng tín hiệu trên phương tiện neo đậu ( Điều 56 chương V Luật ĐTNĐ) - Hiểu được quy định về an toàn môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy tời không có động cơ lai. 43
  44. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ trạng bị bảo hộ khi vận hành máy neo. - Có hệ thống thiết bị neo tình trạng kỹ thuật tốt. - Phương tiện có đủ dấu tín hiệu neo đậu theo Luật định. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thực hiện nghiêm túc công tác an 1. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ toàn khi vận hành BHLĐ khi vận hành máy tời neo. Theo dõi quy trình an toàn vận hành đối chiếu với quy trình mẫu. 2. Kiểm tra trước khi vận hành đầy đủ, 2. Quan sát, theo dõi , kiểm tra từng tỷ mỷ đảm bảo an toàn. bước công việc trong kiểm tra 3. Vận hành đúng quy trình kỹ thuật, 3. Quan sát, theo dõi , kiểm tra đối quy trình an toàn. chiếu với quy trình mẫu. 4. Thực hiện xông lỉn thích hợp cho 4. Quan sát, theo dõi tốc độ, mức độ neo bám đáy tốt xông lỉn 5. Dùng đúng tín/ dấu hiệu phương 5. Quan sát, theo dõi đối chiếu với tiện neo đậu quy định tại điều 56 Điều 56 chương V Luật GTĐTNĐ chương V Luật GTĐTNĐ, treo tín hiệu đúng thời điểm theo luật định. 6. Đánh giá trạng thái hệ thống sau 6. Quan sát, kiểm tra trạng thái máy vận hành đảm bảo yêu cầu. 7. Hoàn thành công việc trong khoảng 7. Theo dõi, đối chiếu với khối lượng thời gian cho phép. tàu, độ dài lỉn neo. 44
  45. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH MÁY TỜI NEO KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ LAI ĐỂ THU NEO Mã số công việc: C.4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng máy tời chuyên dụng không có động cơ lai để thu neo từ đáy luồng về tàu đúng quy trình và đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Gồm các việc chính sau: - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. - Kiểm tra hệ thống neo, lỉn. - Chuyển cóc , phanh hãm về chế độ thu neo. - Lắp tay quay vào máy - Đóng chốt liên kết, ly hợp máy. - Chọn tư thế đứng. - Mở hãm lỉn neo. - Mở phanh đai hãm. - Cầm tay quay, quay đúng chiều. Hạ tín hiệu neo đậu. - Làm sạch lỉn , neo. - Hãm lỉn neo. - Hãm phanh đai hãm. - Tháo tay quay ra khỏi máy. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ khi vận hành máy neo. - Kiểm tra trước khi vận hành đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. - Vận hành đúng quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn. - Lỉn và neo thu về phải được rửa sạch nước mặn, bùn đất bằng nước ngọt. - Hạ tín hiệu neo đậu đúng thời điểm theo luật định: Khi neo rời khỏi đáy. - Sau khi hoàn thành công việc, toàn bộ hệ thống ở trạng thái tĩnh. - Hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất tuỳ thuộc v ào mục đích thả neo và độ dài lỉn neo. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc chỉ huy, thực hiện phối hợp làm việc với nhóm có hiệu quả. - Quan sát, kiểm tra khi vận hành máy tời neo đảm bảo kịp thời, chính xác. - Thực hành vận hành máy tời neo không có động cơ lai để thu neo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. - Áp dụng đúng luật đường thủy nội địa khi neo đậu. 2. Kiến thức - Hiểu được cấu tạo, hoạt động của máy tời neo không có động cơ lai. - Hiểu quy trình vận hành máy tời neo không có động cơ lai để thu neo. 45
  46. - Vận dụng đúng tín hiệu trên phương tiện neo đậu ( Điều 56 chương V Luật ĐTNĐ) - Phân tích được vấn đề an toàn môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy tời. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cần từ 2 người trở lên, đã có kỹ năng trên cùng làm việc . - Có hệ thống thiết bị neo tình trạng kỹ thuật tốt. - Có đủ trạng bị bảo hộ khi vận hành máy neo. - Có đủ nước ngọt và hệ thống bơm, vòi rồng để rửa lỉn và neo. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an 1. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ toàn khi vận hành. BHLĐ khi vận hành máy tời neo. Theo dõi quy trình an toàn vận hành đối chiếu với quy trình mẫu. 2. Kiểm tra trước khi vận hành thu neo 2. Quan sát, theo dõi , kiểm tra từng đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. bước công việc trong kiểm tra 3. Vận hành thu neo đúng quy trình kỹ 3. Quan sát, theo dõi , kiểm tra đối thuật, quy trình an toàn. chiếu với quy trình mẫu. 4. Đánh giá mức độ sạch nước mặn, 4. Quan sát, theo dõi việc rửa lỉn, neo bùn đất của lỉn và neo. trong khi thu neo. 5. Hạ tín/ dấu hiệu phương tiện neo 5. Quan sát, theo dõi đối chiếu với đậu đúng thời điểm theo luật định. Điều 56 chương V Luật GTĐTNĐ 6. Để trạng thái hệ thống sau vận 6. Quan sát, kiểm tra trạng thái máy, hành: Máy ở chế độ sẵn sàng thả neo; lỉn, neo. neo nằm gọn, chắc chắn trong lỗ nống; lỉn được xếp tuần tự và gọn trong giếng. 7. Hoàn thành công việc trong khoảng 7. Theo dõi, đối chiếu với khối lượng thời gian cho phép. tàu, độ dài lỉn neo. 46
  47. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH MÁY TỜI NEO KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ LAI ĐỂ DI CHUYỂN TÀU Mã số công việc: C.5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng máy tời chuyên dụng không có động cơ lai để di chuyển tàu đến vị trí mới đúng quy trình và đảm bảo an toàn, nhanh và chính xác. Gồm các việc chính sau: - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. - Kiểm tra máy tời. - Rút chốt liên kết/ tách ly hợp. - Đưa đầu dây buộc tàu đến vị trí định trước. - Chụp/ buộc dây vào cọc, cột của tàu. - Quấn dây vào trống ít nhất 3 vòng đúng chiều. - Giữ đầu dây. - Lắp tay quay vào máy. - Chọn tư thế đứng. - Cầm tay quay, quay đúng chiều. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ khi vận hành máy neo. - Kiểm tra trước khi vận hành đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. - Rút chốt liên kết/ tách ly hợp đảm bảo khi kéo tàu không ảnh hưởng đến lỉn, neo. - Chọn cỡ dây kéo tàu đảm bảo sức chịu làm việc khi kéo, an toàn. - Cầm 2 bên quai khuyết, chụp dây vào cọc/ cột chắc chắn. - Quấn dây đúng chiều dây, tối thiểu 3 vòng và phù hợp với chiều dịch chuyển của tàu. - Giữ đầu dây chết thật chắc chắn, đảm bảo dây không bị trượt trên trống của máy. - Lắp tay quay kín khít với trục, quay đúng chiều để dây được thu về phía sau máy so với hướng đối tượng kéo. - Tàu được di chuyển đến đúng vị trí định trước trong thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc vận hành, bảo quản máy tời neo không có động cơ lai đúng quy trình, đảm bảo an toàn, có hiệu quả. - Chọn đúng dây theo sức chịu làm việc cụ thể đảm bảo yêu cầu. - Thực hành làm dây khi dùng tời kéo tàu hiệu quả, an toàn. - Làm được việc vận hành máy tời chuyên dụng không có động cơ lai để di chuyển tàu đúng quy trình, đảm bảo an toàn, có hiệu quả. 47
  48. - Thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn môi trường, an toàn lao động khi vận hành, bảo quản máy tời neo không có động cơ lai. 2. Kiến thức - Hiểu được cấu tạo, hoạt động của máy tời không có động cơ lai - Biết và đánh giá được các loại dây và cỡ dây. - Hiểu các phương pháp tính sức chịu của dây. - Vận dụng được phương pháp quấn dây vào tời. - Hiểu biết được quy trình vận hành máy tời neo không có động cơ lai khi kéo tàu. - Hiểu được công tác an toàn môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy tời. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cần từ 2 người trở lên, đã có kỹ năng trên cùng làm việc . - Có máy tời tình trạng kỹ thuật tốt. - Có dây kéo đủ sức chịu làm việc để kéo tàu. - Có đủ trạng bị bảo hộ khi vận hành máy neo và làm dây. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thực hiện an toàn khi vận hành khi 1. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ vận hành, lbảo quản máy tời. BHLĐ khi vận hành máy tời neo. Theo dõi quy trình an toàn vận hành đối chiếu với quy trình mẫu. 2. Kiểm tra trước khi vận hành thu neo 2. Quan sát, theo dõi , kiểm tra từng đầy đủ, tỷ mỷ đảm bảo an toàn. bước công việc trong kiểm tra 3. Chọn dây đảm bảo sức chịu làm 3- Kiểm tra loại, cỡ dây so với khối việc khi tời, đảm bảo an toàn. lượng tàu. 4. Cách chụp khuyết dây vào cột/ cọc 4. Quan sát vị trí cầm của khuyết dây, chụp tới gốc cột/ cọc. 5- Quấn dây vào trống của tời chắc 5. Kiểm tra chiều dây, số vòng quấn chắn, đúng kỹ thuật. 6. Giữ dây chắc chắn, đúng kỹ thuật. 6. Tư thế: ngồi hơi ngả người về phía sau, cầm thật chắc dây đảm bảo không bị tuột. 7. Vận hành thu neo đúng quy trình kỹ 7. Quan sát, theo dõi , kiểm tra đối thuật, quy trình an toàn, nhanh. chiếu với quy trình mẫu. 8. Tàu được di chuyển đến đúng vị trí 8 Quan sát, theo dõi , kiểm tra định trước an toàn, trong thời gian ngắn nhất. 9. Hoàn thành công việc trong khoảng 9. Theo dõi, đối chiếu với khối lượng thời gian cho phép. tàu, cự ly kéo. 48
  49. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI TRUYỀN ĐỘNG BẰNG DÂY Mã số công việc: C.6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quan sát toàn bộ hệ thống lái truyền lực bằng dây, quay vô l ăng điều chỉnh cho kim chỉ góc nghiêng của bánh lái so với mặt phẳng trục dọc t àu ở vị trí 00, quan sát quạt lái xem có thẳng hướng với mặt phẳng trục dọc tàu không, nếu có sai lệch thì điều chỉnh dây lái cho quạt lái trùng với chỉ số góc của kim chỉ độ. Quay vô lăng để kiểm tra độ căng, trùng của dây lái và sự trơn tru của các bánh răng máy lái, bánh xe dẫn hướng. Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Quay vô lăng kiểm tra kim chỉ độ. - Quay vô lăng kiểm tra hệ thống truyền lực. - Quay vô lăng kiểm tra góc quạt lái. - Thử tay lái phụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra. - Quay vô lăng để kiểm tra phải đứng thẳng người, hai chân mở bằng vai. Người cách vô lăng từ 25 đến 30cm. - Kiểm tra đầy đủ, tỷ mỷ: Chỉ số góc lái giữa kim chỉ độ và quạt lái/ bánh lái. Nếu có sự chênh lệch phải điều chỉnh. - Kiểm tra máy lái, dây lái, các bánh xe Puly dẫn hướng xem có bị vướng kẹt không? Nếu có phải xử lý hoặc xin ý kiến xử lý kịp thời những h ư hỏng, thiếu sót nếu có. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian không quá 10 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc quan sát, kiểm tra hệ thống lái. - Nhận biết được tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng dây. - Sửa chữa, điều chỉnh các hư hỏng thông thường của hệ thống lái truyền lực bằng dây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. - Thực hành kiểm tra hệ thống lái có hiệu quả, an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu được cấu tạo, hoạt động, yêu cầu của hệ thống thiết bị lái truyền lực bằng dây. - Biết quy trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng dây. - Vận dụng được phương pháp điều chỉnh góc lái giữa kim chỉ độ và quạt lái, bánh lái. - Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục khi hệ thống thiết bị lái truyền lực bằng dây bị vướng kẹt một cách chính xác. 49
  50. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có hệ thống lái truyền lực bằng dây. - Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng dây. - Có đủ trang bị BHLĐ: Găng tay, mũ, kính bảo hiểm. - Có đèn pin để soi những chỗ thiếu ámh sáng. - Có clê các cỡ, tuốc nô vít để sửa chữa hư hỏng, dầu nhờn, mỡ công nghiệp để tra vào các bánh răng, bánh xe puly, dây lái. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng cao, sử dụng 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. đúng, đủ dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Tư thế đứng quay vô lăng đảm bảo 2. Quan sát yêu cầu 3. Kiểm tra sự trùng khớp giữa kim 3. Kiểm tra chỉ số của kim chỉ độ và chỉ độ và quạt lái chính xác. góc lệch của quạt lái so với mặt phẳng trục dọc tàu. 4. Kiểm tra sự trơn tru của máy lái, 4. Quan sát, theo dõi , kiểm tra máy dây lái, các bánh xe Puly dẫn hướng. lái, dây lái, các bánh xe Puly dẫn hướng xem có vướng kẹt không. 5. Xử lý được/ xin ý kiến xử lý kịp 5. Quan sát, theo dõi , kiểm tra kết quả thời những hư hỏng, thiếu sót nếu có. xử lý 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. 50
  51. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG Tên công việc: VẬN HÀNH KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI TRUYỀN ĐỘNG BẰNG TRỤC VÀ ĐIỆN-THỦY LỰC Mã số công việc: C.7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quan sát toàn bộ hệ thống lái truyền lực bằng trục, quay vô lăng điều chỉnh cho secter lai trục lái thẳng hướng với mặt phẳng trục dọc tàu. Lên buồng lái quan sát chỉ số góc của kim chủ độ xem có ở vị trí 00 không? Nếu có sai lệch thì điều chỉnh kim chỉ độ về chỉ số trùng với chỉ số góc của secter (00). Quay vô lăng để kiểm tra sự trơn tru của các trục truyền động lực lái, các bánh răng, khớp Cácđăng truyền lực. Sau khi kiểm ta, đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, đạt các yêu cầu kỹ thuật. Bao gồm các bước công việc sau: - Quay vô lăng kiểm tra hoạt động của hệ thống. - Quay vô lăng kiểm tra kim chỉ độ, secter - Kiểm tra trục truyền lực. - Kiểm tra các khớp đỡ, khớp đổi hướng. - Kiểm tra sự liên kết giữa bánh răng trục truyền với bánh răng secter - Kiểm tra sự liên kết giữa secter với trục lái. - Thử tay lái phụ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, sử dụng đủ dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra. - Quay vô lăng để kiểm tra phải đứng thẳng người, hai chân mở bằng vai. Người cách vô lăng từ 25 đến 30cm. - Quay vô lăng để hướng secter thẳng hướng với trục dọc tàu. - Kiểm tra tỷ mỷ hướng secter, kiểm tra chỉ số góc của kim chỉ độ. Nếu trùng chỉ số 00 là được. Nếu sai thì điều chỉnh kim chỉ độ cho chính xác. - Kiểm tra tỷ mỷ hệ trục truyền lực đảm bảo không bị biến dạng. - Kiểm tra các chốt liên kết đầu các khớp đỡ, khớp đổi hướng; Kiểm tra mức độ tiết xúc giữa các cặp bánh răng phát hiện sự mài mòn có còn trong tiêu chuẩn cho phép không? Nếu mòn quá phải xin ý kiến người phụ trách cho biện pháp khắc phục. - Kiểm tra sự liên kết giữa bánh răng trục truyền với bánh răng secter phát hiện sự mài mòn có còn trong tiêu chuẩn cho phép không, có bị vướng kẹt không? Nếu mòn quá, hoặc bị vướng kẹt phải xin ý kiến người phụ trách cho biện pháp khắc phục. - Kiểm tra Kavet, đai ốc hãm đầu trục lái để đảm bảo sự liên kết giữa secter với trục lái chặt chẽ. - Kiểm tra tay lái phụ về độ bền, sự cong vênh và sự ăn khớp với đầu trục lái. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian không quá 10 phút (không kể thời gian khắc phục hư hỏng nếu có) 51
  52. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm tốt việc phối hợp làm việc nhóm một cách có hiệu quả. - Quan sát, kiểm tra hệ thống lái truyền lực bằng trục một cách chính xác. - Làm được việc đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng trục một cách chính xác. - Thực hành kiểm tra hệ thống lái truyền lực bằng trục đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. 2. Kiến thức - Hiểu cấu tạo, hoạt động, yêu cầu của hệ thống thiết bị lái truyền lực bằng trục. - Hiểu quy trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng trục. - Vận dụng phương pháp điều chỉnh góc lái giữa kim chỉ độ và secter lái hợp lý. - Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục khi hệ thống thiết bị lái truyền lực bằng trục bị vướng kẹt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cần 1 người phối hợp làm việc. - Có hệ thống lái truyền lực bằng trục. - Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống lái truyền lực bằng trục. - Có đủ trang bị BHLĐ: Găng tay, mũ, kính bảo hiểm. - Có đèn pin để soi những chỗ thiếu ámh sáng. - Có cơlê các cỡ, tuốc nô vít, chốt liên kết dự trữ để sửa chữa hư hỏng, dầu nhờn, mỡ công nghiệp để tra vào các bánh răng, khớp Các đăng. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng, sử dụng đủ 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Tư thế đứng quay vô lăng khi kiểm 2. Quan sát tra, vận hành. 3. Kiểm tra sự trùng khớp giữa kim 3. Kiểm tra chỉ số của kim chỉ độ và chỉ độ và quạt lái góc lệch của quạt lái so với mặt phẳng trục dọc tàu. 4. Kiểm tra sự trơn tru của máy lái, 4. Quan sát, theo dõi , kiểm tra máy các trục truyền động. lái, các trục truyền động xem có vướng kẹt không. 5. Xử lý được/ xin ý kiến xử lý kịp 5. Quan sát, theo dõi , kiểm tra kết quả thời những hư hỏng, thiếu sót nếu có. xử lý 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. 52
  53. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: SỬ DỤNG RÒNG RỌC, PA LĂNG Mã số công việc: C.8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dùng ròng rọc, Palăng để đưa vật lên cao, xuống thấp hay di chuyển vị trí vật đảm bảo an toàn, nhanh và chính xác. Gồm các buớc thực hiện như sau: - Xác định trọng lực. - Chọn số Puly, ròng rọc và dây phù hợp. - Luồn dây đúng chiều dây và trình tự kỹ thuật. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sử dụng đủ trang bị BHLĐ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi làm việc. - Xác định trọng lực chuẩn xác. - Chọn số Puly, ròng rọc sao cho phù hợp với vỏ Pa lăng và đảm bảo lực kéo nhỏ nhất. - Chọn dây sao cho cỡ dây phù hợp với kích thước ròng rọc và làm việc trong sức chịu an toàn với trọng lực đã xác định. - Luồn dây đúng chiều dây và trình tự kỹ thuật. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian không quá 7 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc chọn Palăng, ròng rọc làm việc với một trọng lực cụ thể. - Thực hiện chọn và luồn dây vào Palăng đảm bảo kỹ thuật và an toàn. 2. Kiến thức - Biết cấu tạo của ròng rọc, Palăng. - Hiểu phương pháp tính sức chịu làm việc của Palăng. - Biết các loại dây dùng trên PTTNĐ và xác định cỡ dây. - Biết cách tính sức chịu của các loại dây. - Hiểu các cách luồn dây vào từng loại Palăng IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có vật/ hàng hoá cụ thể cần kéo lên cao hay di chuyển. - Có găng tay, mũ bảo hiểm. - Có Pa lăng, đủ số ròng rọc phù hợp tải trọng vật/ hàng. - Có đủ dây đảm bảo kích thước, độ bền với trọng lực vật/ hàng. - Không gian đủ rộng đảm bảo thao tác sử dụng pa lăng an toàn. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. 53
  54. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng cao, sử dụng 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. đúng đủ dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Xác định trọng lực chính xác. 2. Quan sát, kiểm tra bằng trọng lưọng vật, tính trọng lực. 3. Chọn số Puly, ròng rọc chính xác. 3. Quan sát, kiểm tra số lượng, kích thước Puly, ròng rọc, đối chiếu với bảng tính sức chịu của Palăng 4. Chọn cỡ dây phù hợp với kích 4. Quan sát, kiểm tra loại dây, cỡ dây thước ròng rọc và làm việc trong sức có phù hợp với kích thước Puly, ròng chịu an toàn với trọng lực đã xác định. rọc. Đối chiếu với bảng tính sức chịu của dây. 5. Luồn dây đúng chiều dây và trình tự 5. Quan sát, kiểm tra chiều dây, thứ tự kỹ thuật. và hướng luồn các đoạn dây đảm bảo trọng lực vật được chia đều cho các đoạn dây. 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức. thời gian cho phép. 54
  55. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VẬN HÀNH CẦN CẨU Mã số công việc: C.9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định trọng lượng của mỗi mã hàng, xác định khoảng cách từ đống hàng đến tâm cẩu để điều chỉnh tầm với an toàn làm việc của cần cẩu. Kiểm tra tỷ mỷ tình trạng kỹ thuật của tất cả các bộ phận của cần cẩu, đảm bảo hoạt động tốt mới vận hành thử trước khi đưa cần cẩu vào cẩu hàng. Vận hành đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo nhanh, chính xác và an toàn. Gồm các bước công việc sau: - Xác định trọng lượng hàng hoá phù hợp cho mỗi lần cẩu hàng. - Xác định tầm với của cần cẩu. - Xác định bán kính quay, chiều quay. - Kiểm tra móc cẩu, thiết bị buộc và dụng cụ mang hàng. - Vận hành thử cần cẩu. - Vận hành cẩu hàng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn các mã hàng có trọng lượng phù hợp với khả năng tải trọng làm việc của cần cẩu. - Xác định khoảng cách từ đống hàng đến tâm cần cẩu phù hợp với tầm với làm việc an toàn cho phép của cần cẩu. - Xác định bán kính quay, chiều quay sao cho ít phải di chuyển cẩu nhất khi cẩu hết đống hàng và đảm bảo khi quay không vướng vào chướng ngại vật, an toàn. - Kiểm tra tỷ mỷ móc cẩu, thiết bị buộc v à dụng cụ mang hàng đảm bảo làm việc an toàn và phù hợp với hình dáng, kích thước và tính chất của hàng. - Vận hành thử cần cẩu theo chế độ không tải, có tải đúng quy trình vận hành. - Vận hành cẩu hàng đảm bảo quy trình kỹ thuật và an toàn. - Hoàn thành công việc trong thời gian không quá 20 phút. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc lựa chọn trọng lượng hàng hoá phù hợp với khả năng tải trọng của cần cẩu cụ thể. - Làm được việc nhận biết, phân loại hàng hoá được một cách chính xác. - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và điều kiện cần thiết một cách chính xác của cần cẩu đảm bảo yêu cầu làm việc. - Vận hành được cần cẩu để cẩu hàng hiệu quả và an toàn. - Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn lao động khi cẩu hàng, an toàn môi trường. 2. Kiến thức - Biết cấu tạo và hoạt động của các loại cần cẩu ở tàu thủy 55
  56. - Phân tích được đặc điểm, tính chất của các loại hàng hoá. - Biết quy ước về nhãn hiệu hàng hoá. - Hiểu các thông số làm việc của cần cẩu. - Phân tích việc xác định tầm với làm việc của cần cẩu. - Biết quy trình vận hành cần cẩu. - Hiểu quy tắc an toàn lao động khi cẩu hàng, an toàn môi trường đường thủy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có thiết bị cần cẩu hoạt động tốt và đủ dụng cụ mang hàng cần thiết. - Có đủ trang bị bảo hộ khi làm việc trên cần cẩu. - Có thước đo dài để xác định tầm với của cẩu. - Nơi làm việc đã được thanh thải chướng ngại vật. - Có người làm nhiệm vụ cảnh giới an toàn và dẫn hướng. - Người thực hiện đã được học Mô đun Thiết bị Hàng hải; Thiết bị trên boong. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng cao, sử dụng 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. đúng đủ dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra, Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ vận hành 2. Xác định trọng lượng hàng hoá một 2. Kiểm tra trên nhãn hiệu hàng hoá cách chính xác. 3. Xác định tầm với của cần cẩu chính 3. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của cần cẩu, xác. đối chiếu với khoảng cách từ đống hàng đến tâm cần cẩu 4. Xác định bán kính quay, chiều quay 4. Kiểm tra, quan sát khi cẩu hàng cần chính xác. cẩu ổn định, các thiết bị theo cần cẩu không va chạn vào chướng ngại vật. 5. Kiểm tra móc cẩu, thiết bị buộc v à 5. Kiểm tra, quan sát móc cẩu đảm bảo dụng cụ mang hàng đầy đủ và chính chắc chắn, đóng mở linh hoạt, dây xác. buộc hàng đủ kích thước so với kích thước và khối lượng hàng, không làm hỏng bao hàng. Dụng cụ mang hàng phù hợp với tính chất hàng, hình dáng bao hàng. 6. Vận hành thử cần cẩu. 6. Kiểm tra quy trình vận hành thử đối chiếu với quy trình mẫu. 7. Vận hành cẩu hàng nhanh, hiệu quả 7. Quan sát, kiểm tra việc cẩu hàng và an toàn. đến đúng đích, đảm bảo an toàn và trong thời gian ngắn nhất. 8. Hoàn thành công việc trong khoảng 8. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian. 56
  57. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: LÀM THỦ TỤC NHẬN HÀNG Mã số công việc: D.1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quan hệ với chủ/ khách hàng có đã ký hợp đồng vận chuyển, đi lại bằng phưong tiện do mình phụ trách để thoả thuận về khối lượng hàng, phương thức giao nhận hàng, xác định chủng loại, khối lượng, chất lượng hàng đúng như HĐ đã ký rồi điều động phương tiện vào nhận hàng đmr bảo an toàn, nhanh và chính xác. Gồm các bước công việc như sau: - Gặp chủ hàng thống nhất phương thức giao nhận. - Thống nhất khối lượng hàng hoá giao nhận. - Kiểm tra hàng hoá. - Đưa phương tiện vào nhận hàng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thái độ giao tiếp với chủ hàng thân thiện, hợp tác và tôn trọng lợi ích của cả 2 bên. - Thống nhất phương thức giao nhận với chủ hàng dựa vào quy tắc vận tải trên nguyên tắc thống nhất phương thức giữa giao và nhận, thể hiện trên văn bản. - Thống nhất khối lượng hàng dựa vào sức tải cho phép của phương tiện và phải nhất quán, rõ ràng, thể hiện trên văn bản. - Kiểm tra hàng hoá phải xác định được chủng loại, phẩm cấp, sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên hàng hoá, sự ảnh hưởng của hàng hoá đến độ bền phương tiện. Thể hiện trên văn bản. - Đưa phương tiện vào nhận hàng đúng vị trí đã thoả thuận và đảm bảo việc xếp dỡ thuận lợi và an toàn. - Hoàn thành cộng việc trong thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được việc giao tiếp thoả thuận làm thủ tục nhận hàng chuyên chở. - Làm tốt việc quan sát, nhận biết về hàng hoá một cách chính xác. - Thực hành điều động tàu thủy vào bến đảm bảo an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Biết các phương thức giao, nhận hàng hoá ĐTNĐ. - Phân tích được đặc điểm, tính chất của các loại hàng hoá. - Hiểu bản chất về sức chở của PTTNĐ - Biết các phương pháp vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện đường thủy. - Vận dụng đúng phương pháp điều động tàu vào bến trong điều kiện cụ thể. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đã có hợp đồng vận chuyển. - Có hàng hoá vận chuyển và cảng, bến xếp dỡ. 57
  58. - Có công cụ kiểm tra chất lượng hàng hoá. - Thời tiết không ở tình trạng đặc biệt. - Người thực hiện đã hiểu biết Quy định về vận tải hàng hoá, hành khách trên đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thái độ ứng xử khi giao tiếp thân 1. Theo dõi, kiểm tra kết quả giao tiếp. thiện, hiệu quả. 2. Thống nhất phương thức giao nhận 2. Kiểm tra, đối chiếu với Quy tắc vận đúng quy định và nguyên tắc vận tải chuyển hàng hoá trên ĐTNĐ 3. Thống nhất khối lượng hàng chính 3. Kiểm tra HĐ vận chuyển, đối chiếu xác, phù hợp với sức chở cho phép của với sổ đăng ký kỹ thuật của phương phương tiện tiện. 4. Kiểm tra hàng hoá phải đánh giá 4. Quan sát, kiểm tra, đối chiếu với đựơc phẩm cấp, chất lượng và ảnh thực tế và tính chất của loại hàng sẽ hưởng của nó tới phương tiện. chở. 5. Đưa phương tiện vào nhận hàng 5. Quan sát, kiểm tra thực tế. đúng vị trí, thuận lợi, an toàn cho xếp, dỡ . 58
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: VỆ SINH HẦM HÀNG Mã số công việc: D.2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Làm công tác vệ sinh các khoang, hầm chứa hàng hoá để chuẩn bị nhận hàng hoá xuống tàu đảm bảo yêu cầu, phù hợp với loại hàng hoá sẽ chuyên chở. Gồm các bước công việc như sau: - Mở nắp khoang/ hầm hàng. - Dọn vệ sinh. - Kiểm tra hầm/ khoang hàng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng khi làm việc. Sử dụng các trang bị BHLĐ: Khẩu trang, găng tay, kính chắn bụi, mũ BH - Chuẩn đầy đủ các công cụ, thiết bị phù hợp để mở nắp hầm hàng. - Chuẩn đầy đủ các công cụ, thiết bị phù hợp để làm vệ sinh hầm hàng tùy thuộc vào khối lượng công việc cần làm, yêu cầu vệ sinh của loại hàng chuyên chở. - Mở nắp khoang/ hầm hàng phải đúng quy trình, an toàn đảm bảo khoang hầm thông thoáng, đủ ánh sáng. - Vệ sinh phải sạch nước, bụi bẩn đảm bảo không ảnh hưởng đến hàng, không làm ô nhiễm môi trường. - Kiểm tra khoang/ hầm phải tỷ mỷ, đánh giá được độ kín nước, sự trong sạch, nhiệt độ, khí độc hại, khả năng thông gió, dự kiến phương án xếp dỡ phù hợp với loại hàng chuyên chở. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian cho phép. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Vận dụng đúng quy trình an ATLĐ khi mở nắp hầm hàng và vệ sinh khoang/ hầm hàng. - Vận hành đóng mở nắp, vệ sinh khoang/ hầm hàng đảm bảo kỹ thuật, an toàn. - Kiểm tra, đánh giá khoang/ hầm hàng chính xác. - Làm được công việc vận chuyển, bảo quản hàng hoá đảm bảo an toàn, kinh tế. 2. Kiến thức - Biết các quy định về ATLĐ khi mở nắp hầm hàng và vệ sinh khoang/ hầm hàng. - Biết các biện pháp chống ô nhiễm môi trường khi làm vệ sinh phương tiện. - Hiểu đặc điểm, yêu cầu và các thông số kỹ thuật của hầm hàng và các thiết bị đóng, mở nắp hầm hàng. - Vận dụng đúng quy trình đóng mở nắp, khoang/hầm hàng. - Biết yêu cầu, nội dung công tác vệ sinh khoang/hầm hàng. 59
  60. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hàng hoá. - Vận dụng đúng phương pháp vận chuyển, bảo quản loại hàng hoá cụ thể. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có dụng cụ, thiết bị để mở nắp hầm hàng - Có dụng cụ, thiết bị để vệ sinh khoang/ hầm hàng phù hợp với tính chất, yêu cầu vệ sinh của loại hàng chuyên chở. - Có trang bị bảo hộ: Găng tay, kính chắn bụi, khẩu trang, mũ bảo hiểm. - Môi trường trong khoang/ hầm không gây hại cho sức khoẻ con người. - Có thiết bị chiếu sáng khi cần thiết. - Người thực hiện đã hiểu biết Quy định về vận tải hàng hoá, hành khách trên đường thủy nội địa; Kỹ năng thủy nghiệp. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng, sử dụng đủ 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. dụng cụ bảo hộ khi kiểm tra, vận hành Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị mở nắp 2. Kiểm tra việc chuẩn bị, đối chioêú hầm và là vệ sinh phù hợp. với tính chất, yêu cầu vệ sinh của loại hàng chuyên chở. 3. Mở nắp khoang/ hầm hàng phải 3. Quan sát, theo dõi, kiểm tra đối đúng quy trình, an toàn. chiếu với quy trình mẫu. 4. Vệ sinh phải sạch nước, bụi bẩn 4. Quan sát khi làm, kiểm tra kết quả đảm bảo không ảnh hưởng đến hàng. sau khi làm xong đối chiếu với tính chất, yêu cầu vệ sinh của loại hàng chuyên chở. 5. Kiểm tra khoang/ hầm phải tỷ mỷ, 5. Quan sát, kiểm tra thực tế trong đánh giá được độ kín nước, sự trong khoang/ hầm. sạch, nhiệt độ, khí độc hại, khả năng thông gió, dự kiến phương án xếp dỡ. 6. Hoàn thành công việc trong khoảng 6. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian cho loại hâmg hàng tương ứng. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: NHẬN HÀNG Mã số công việc: D.3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phối hợp với bộ phận xếp hàng đưa hàng xuống các khoang/ hầm hàng theo sơ đồ xếp hàng dựng sẵn đúng khối lượng, đảm bảo an toàn phương tiện và hàng hoá. Gồm các bước thực hiện như sau: - Lấy sơ đồ các hầm hàng. - Đưa hàng vào hầm hàng. - Thống kê tính toán lượng hàng từng hầm và tổng số hàng đã nhận. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng khi làm việc. Sử dụng đủ các trang bị BHLĐ khi nhận hàng xuống phương tiện. - Lấy và đọc, hiểu sơ đồ từng hầm một cách cẩn thận và chính xác. - Đưa hàng vào hầm theo đúng sơ đồ đã chọn sao cho tàu luôn cân bằng, hàng không bị rơi vãi, giảm phẩm chất. - Thống kê tỷ mỷ, không bỏ xót khối lượng hàng hoá đã đưa xuống phương tiện và đảm bảo chính xác. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian nhanh nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện ATLĐ khi nhận hàng xuống phương tiện. - Phối hợp làm việc với nhóm có hiệu quả. - Đọc và hiểu được sơ đồ xếp dỡ hàng hoá. - Thực hiện được việc xếp, dỡ hàng hoá xuống phương tiện đảm bảo kỹ thuật, hiệu quả và an toàn. - Thống kê tính toán chính xác được khối lượng hàng hoá đã đưa xuống phương tiện. 2. Kiến thức - ATLĐ khi nhận hàng xuống phương tiện. - Các phương pháp xếp hàng xuống phương tiện. - Phương pháp xếp dỡ và vận chuyển và bảo quản hàng hoá. - Các phương pháp kiểm đếm khối lượng hàng hoá . IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ trang bị, dụng cụ BHLĐ khi xếp hàng xuống phương tiện. - Có sẵn sơ đồ hầm hàng. - Có phương tiện, thiết bị và lao động bốc, xếp hàng hoá. - Có dụng cụ, thiết bị kiểm, đếm hàng hoá. - Có máy tính cầm tay. 61
  62. - Người thực hiện đã hiểu biết Quy định về vận tải hàng hoá, hành khách trên đường thủy nội địa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng, sử dụng đủ 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. dụng cụ bảo hộ khi làm việc. Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Đọc, hiểu đúng sơ đồ xếp hàng từng 2. Kiểm tra trên sơ đồ dựng sẵn cho hầm. hầm định trước. 3- Đưa hàng vào hầm theo đúng sơ đồ 3. Theo dõi, quan sát, kiểm tra độ cân đã chọn nhanh và an toàn. bằng tàu, trật tự hàng được xếp xuống. 4. Thống kê chính xác khối lượng 4. Theo dõi, kiểm tra bảng thống kê, hàng. vận dụng phương pháp kiểm đếm hàng phù hợp. 5. Hoàn thành công việc trong khoảng 5. Theo dõi, đối chiếu việc thực hiện thời gian cho phép. 62
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: SẮP XẾP HÀNG HOÁ Mã số công việc: D.4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sắp đặt, điều chỉnh, san, gạt hàng theo sơ đồ xếp hàng sau khi đã đưa xong hàng hoá xuống phương tiện, đảm bảo khối lượng hàng ở từng khoang phù hợp sao cho tải trọng các khoang như nhau, tàu cân bằng, thế vững tốt, dễ điều động, không ảnh hưởng đến số, chất lượng hàng hoá. Gồm các bước công việc như sau: - Sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ. - Điều chỉnh lượng hàng từng khoang cho phù hợp. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng khi làm việc. Sử dụng đủ các trang bị BHLĐ khi sắp xếp hàng hoá trên phương tiện. - Sắp xếp hàng đảm bảo thế vững của tàu. Sắp xếp sao cho khi dỡ được thuận lợi nhất. - Điều chỉnh lượng hàng từng khoang sao cho cân đối, chống biến dạng vỏ tàu và dễ điều động tàu. - Hạn chế thấp nhất sự ô nhiễm môi trường. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc và hiểu sơ đồ xếp dỡ hàng hoá. - Quan sát, nhận định chính xác trạng thái phương tiện sau khi xếp hàng. - Sắp đặt, điều chỉnh, san, gạt hàng theo sơ đồ xếp hàng trên phương tiện thủy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Thực hành điều động tàu thủy an toàn và hiệu quả. 2. Kiến thức - Biết các quy định về ATLĐ khi sắp xếp hàng hoá trên tàu thủy. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền vỏ tàu thủy. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến điều động tàu thủy. - Hiểu các yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá trên phương tiện thủy. - Vận dụng phù hợp các phương pháp san, gạt, điều chỉnh hàng hoá. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ trang bị, dụng cụ BHLĐ khi làm việc. - Có phương tiện, thiết bị, dụng cụ phù hợp để sắp xếp hàng hoá trong khoang/ hầm. - Có thiết bị chiếu sáng, thiết bị chống ô nhiễm môi trường khi cần thiết. - Người thực hiện đã hiểu biết Quy định về vận tải hàng hoá, hành khách trên đường thủy nội địa. 63
  64. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng, sử dụng đủ 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. dụng cụ bảo hộ khi làm việc Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Sắp xếp hàng đảm bảo thế vững của 2. Quan sát trạng thái cân bằng của tàu. Sắp xếp sao cho khi dỡ được tàu, nhận định, kiểm tra cao độ trọng thuận lợi nhất. tâm tàu. Kiểm tra trật tự hàng xếp. 3. Điều chỉnh lượng hàng từng khoang 3. Quan sát, đối chiếu với sơ đồ xếp nhanh và đạt yêu cầu. hàng. 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian. 64
  65. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: KIỂM TRA, XỬ LÝ THẾ CÂN BẰNG TÀU Mã số công việc: D.5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng thước chuyên dùng đo mớn nước của tàu để kiểm tra sự chênh lệch mớn nước giữa 2 bên mạn với tàu không có thiết bị xác định tự động; Quan sát kim chỉ thị độ nghiêng ngang với tàu có thiết bị xác định tự động để xác định tàu có bị nghiêng ngang hay không, nếu có phải áp dụng biện pháp san, gạt thích hợp đảm bảo tàu cân bằng theo chiều ngang. Sử dụng thước chuyên dùng đo mớn nước của tàu để kiểm tra sự chênh lệch mớn nước giữa mũi và lái với tàu không có thiết bị xác định tự động; Quan sát kim chỉ thị độ nghiêng dọc với tàu có thiết bị xác định tự động để xác định tàu có bị nghiêng dọc hay không, nếu có phải áp dụng biện pháp san, gạt thích hợp đảm bảo tàu cân bằng theo chiều dọc. Gồm các bước công việc như sau: - Kiểm tra xử lý độ nghiêng ngang. - Kiểm tra xử lý độ nghiêng dọc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng khi làm việc. Sử dụng đủ các trang bị BHLĐ khi kiểm tra, sắp xếp hàng trên phương tiện. - Thực hiện việc kiểm tra phải tỷ mỷ, cẩn thận, chính xác. - Xử lý xong nghiêng dọc mới tiến hành xử lý nghiêng ngang (nếu có) - Hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường khi xử lý. - Sau khi hoàn thành công việc tàu phải cân bằng về chiều ngang, hơi chúi lái. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện an toàn khi kiểm tra, sắp xếp hàng hoá trên PTTNĐ. - Kiểm tra chính xác thế cân bằng tàu bằng phương pháp thủ công và bằng thiết bị tự động. - Sắp xếp, điều chỉnh thế cân bằng tàu đảm bảo yêu cầu và an toàn. 2. Kiến thức - Biết các quy định về ATLĐ khi xử lý thế cân bằng tàu TNĐ. - Hiểu bản chất và ý nghĩa của tính thế vững tàu trong vận tải, khai thác. - Hiểu bản chất và ý nghĩa của độ nghiêng ngang tàu. - Hiểu bản chất và ý nghĩa của độ nghiêng dọc (hiệu số mớn nước) tàu. - Hiểu bản chất và ý nghĩa của mớn nước và cách xác định nó. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có đủ dụng cụ bảo hộ để kiểm tra và sắp xếp hàng hoá. - Tàu có thiết bị/ dụng cụ để kiểm tra cân bằng tàu. - Có dụng cụ/ thiết bị đo mớn nước. 65
  66. - Có dụng cụ/ thiết bị để sắp xếp, điều chỉnh hàng hoá cho cân bằng. - Người thực hiện đã có kiến thức về cần bằng tàu thủy. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự tập trung tư tưởng, sử dụng đủ 1. Quan sát, theo dõi thái độ làm việc. dụng cụ bảo hộ khi làm việc Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ 2. Kiểm tra nghiêng ngang, nghiêng 2. Quan sát trạng thái cân bằng tàu, dọc đảm bảo chính xác. kiểm tra bằng đo mớn nước hay chỉ thị của thiết bị tự động xác định độ nghiêng. 3. Sau khi hoàn thành công việc, tàu 3. Quan sát, kiểm tra như trên phải cân bằng về chiều ngang, hơi chúi lái. 4. Chống ô nhiễm môi trường đầy đủ. 4. Quan sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình chống ô nhiễm bằng lực lượng sẵn có. 5. Hoàn thành công việc trong khoảng 5. Theo dõi, đối chiếu với định mức thời gian cho phép. thời gian từng công đoạn. 66
  67. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: XÁC ĐỊNH LƯỢNG HÀNG Mã số công việc: D.6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sử dụng dụng cụ thiết bị phù hợp bằng phương pháp phù hợp để kiểm đếm toàn bộ lượng hàng hoá khi giao nhận với chủ/ khách hàng, đảm bảo nhanh và chính xác. Gồm các bước thực hiện sau đây: - Dùng phương pháp phù hợp để xác định lượng hàng. - Kiểm tra chất lượng hàng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập trung tư tưởng, tỷ mỷ, cẩn thận trong kiểm đếm và tính toán. - Dùng thiết bị phù hợp, phương pháp phù hợp với loại, tính chất của hàng và thực lực tại nơi xác định. - Kiểm tra chất lượng hàng phải dựa trên các dấu hiệu đặc trưng, phổ biến và tỷ mỷ, thận trọng và đầy đủ, chính xác. - Hoàn thành công việc trong khoảng thời gian cho phép tuỳ theo khối lượng, đặc điểm, tính chất của mỗi loại hàng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được công việc kiểm, đếm hàng hoá khi giao nhận và bảo quản một cách nhanh và chính xác. - Quan sát, vận dụng thực lực để xác định chất lượng hàng hoá một cách hiệu quả. 2. Kiến thức - Hiểu các phương thức giao nhận hàng hoá trên ĐTNĐ. - Hiểu Các phương pháp kiểm, đếm hàng hoá. - Vận dụng phù hợp các phương pháp xác định chất lượng hàng hoá. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có thiết bị, dụng cụ kiểm, đếm hàng phù hợp với phương thức giao nhận đã chọn. - Có máy tính cầm tay để tính toán. - Môi trường đủ ánh sáng. - Người thực hiện đã có kiến thức về các phương pháp kiểm đếm hàng hoá. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thái độ làm việc cần mẫn, nghiêm 1. Theo dõi, quan sát sự nghiêm túc, túc. tính thận trọng, tỷ mỷ. 2. Kiểm đếm, xác định chính xác 2. Kỉêm tra phương pháp, sự vận dụng lượng hàng. thực lực và độ chính xác. 3. Kiểm tra, xác định chính xác chất 3. Kỉêm tra phương pháp, sự vận dụng lượng hàng thực lực và độ chính xác. 4. Hoàn thành công việc trong khoảng 4. Theo dõi, đối chiếu định mức từng thời gian cho phép. công đoạn. 67