Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ nhiệt luyện

pdf 250 trang phuongnguyen 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ nhiệt luyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_cong_nghe_nhiet_luyen.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ nhiệt luyện

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, tháng 11/ 2009 0
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 1. Căn cứ pháp lý: - Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. - Quyết định số 3258/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc thành lập các Ban chủ nhiệm xây dựng Ti êu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia năm 2009. 2. Quá trình thực hiện 2.1. Công tác chuẩn bị - Thành lập Tiểu ban phân tích nghề - Tập huấn phương pháp cho các thành viên tham gia. 2.2. Phân tích nghề - Thu nhập thông tin về các tiêu chuẩn liên quan; - Lựa chọn Doanh nghiệp và khảo sát quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh để phục vụ cho phân tích nghề, phân tích công việc v à xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; - Tổ chức Hội thảo phân tích nghề theo ph ương pháp DACUM; - Lấy ý kiến 30 chuyên gia, hoàn chỉnh sơ đồ phân tích nghề. 2.3. Phân tích công việc - Biên soạn nội dung các phiếu phân tích công việc; - Lấy ý kiến 30 chuyên gia góp ý kiến bộ phiếu phân tích công việc; - Tổ chức Hội thảo khoa học về phiếu phân tích công việc, cách xác định chuẩn kiến thức kỹ năng; - Hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc. 1
  3. 2.4. Xây dựng danh mục các công việc theo các bậc tr ình độ kỹ năng - Xác định mức độ phức tạp của các công việc để lựa chọn, sắp xếp theo các bậc trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc; - Lập mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng; - Gửi phiếu xin ý kiến 30 chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng; - Tổng hợp các ý kiến góp ý của các chuyên gia về danh mục công việc theo các bậc trình độ kỹ năng. 2.5. Biên soạn và thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Biên soạn các phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Lập mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Gửi phiếu xin ý kiến 30 chuyên gia về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc; - Viết báo cáo kết quả; - Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia họp thẩm định; - Hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 3. Kết quả thực hiện - Sơ đồ phân tích nghề cho nghề Công nghệ nhiệt luyện; - Bộ phiếu phân tích công việc; - Bảng tổng hợp kiến thức kỹ năng nghề theo cấp tr ình độ đào tạo; - Bảng danh mục các công việc theo cấp tr ình độ đào tạo; - Bảng xác định danh mục các công việc theo 5 bậc tr ình độ kỹ năng nghề; - Bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. 2
  4. II. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 1 ThS. Phạm Mạnh Tản Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức 2 ThS. Phạm Văn Thắng Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức 3 ThS. Bùi Quang Chuyện Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương 4 ThS. Nguyễn Ngọc Đương Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức 5 ThS. Nguyễn Đức Quảng Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức 6 KS. Hoàng Ngọc Quế Công ty Cổ phần Máy và Phụ tùng số 1 7 KS. Đỗ Cao Ca Công ty MEINFA 8 ThS. Trần Văn Mạnh Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 9 ThS. Nguyễn Đức Sinh Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức 10 ThS. Nguyễn Thị Hồng Sơn Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức III. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 ThS. Nguyễn Văn Mẽ Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung 2 GS.TSKH. Bùi Văn Mưu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 ThS. Trần Văn Thắng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Bộ Công thương 4 KS. Ngô Huy Tú Nhà máy Quy chế Từ Sơn, Bắc Ninh 5 KS. Nguyễn Thành Trung Công ty Cơ khí 17, Bộ Quốc phòng 6 KS. Phạm Phan Hải Vụ Tổ chức - Cán bộ, Bộ Công thương 7 KS. Phạm Ngọc Đức Công ty Cổ phần DIEZEN Sông Công 8 ThS. Nguyễn Duy Chiến Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung 9 ThS. Lê Chí Thanh Trường CĐ công nghiệp và xây dựng - Uông Bí 3
  5. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN MÃ SỐ NGHỀ: “Công nghệ nhiệt luyện” là nghề gia công kim loại và hợp kim ở trạng thái rắn dưới tác dụng của nhiệt, hóa chất, qua quá tr ình nung nóng, giữ nhiệt, làm nguội nhằm làm thay đổi tổ chức, cơ tính, tính chất của kim loại và hợp kim theo mục đích xác định. Phạm vi/vị trí làm việc: Người thợ “Công nghệ nhiệt luyện” làm việc tại: - Phân xưởng hoặc bộ phận nhiệt luyện trong các c ơ sở sản xuất cơ khí; - Các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ nhiệt luyện. Các nhiệm vụ chính của nghề: - Vận hành thiết bị nhiệt luyện - Ủ - Thường hóa - Tôi - Ram - Hóa già - Hóa nhiệt luyện - Nhuộm đen. Thiết bị, dụng cụ chủ yếu của nghề: Gồm có: Các loại lò nung; máy tôi; các bể tôi, bể làm nguội; thiết bị làm sạch; bể tẩy rửa; các thiết bị kiểm tra (kiểm tra mác thép, độ cứng, tổ chức kim tương); các dụng cụ chuyên dùng của nghề (móc, kìm, đồ gá ); các thiết bị uốn nắn, nâng chuyển. Đặc điểm môi trường làm việc: Người thợ “Công nghệ nghiệt luyện” làm việc trong môi trường nóng, độc hại, tần số cao; tiềm ẩn nguy c ơ cháy nổ, mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp. 4
  6. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN MÃ SỐ NGHỀ: 50510904. Mã số Trình độ kỹ năng nghề công Công vi TT ệc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A Thực hiện chế độ lao động 1 A1 Tuân thủ các chính sách lao động và x nội qui làm việc 2 A2 Thực hiện biện pháp phòng chống x cháy nổ 3 A3 Thực hiện các biện pháp an toàn sử x dụng điện 4 A4 Thực hiện các biện pháp phòng chống x tai nạn lao động 5 A5 Thực hiện vệ sinh công nghiệp x 6 A6 Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động x 7 A7 Tham gia lập biên bản khi có sự cố x xảy ra 8 A8 Nhận và bàn giao ca x B Chuẩn bị điều kiện làm việc 9 B1 Nhận nhiệm vụ gia công x 10 B2 Lập qui trình công nghệ x 11 B3 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ x 12 B4 Chuẩn bị vị trí làm việc x 13 B5 Kiểm tra sản phẩm trước nhiệt luyện x C Vận hành thiết bị 14 C1 Vận hành lò buồng điện trở x 15 C2 Vận hành lò muối điện trở x 16 C3 Vận hành lò muối điện cực x 17 C4 Vận hành lò giếng điện trở x 18 C5 Vận hành lò điện trở kiểu trống x 19 C6 Vận hành lò điện chân không x 20 C7 Vận hành lò chụp x 21 C8 Vận hành lò đáy nghiêng x 22 C9 Vận hành lò thấm các bon thể lỏng x 23 C10 Vận hành lò giếng thấm cacbon thể x khí 24 C11 Vận hành lò điện trở thấm Nitơ thể x khí 25 C12 Vận hành lò thấm xianua thể lỏng x 5
  7. 26 C13 Vận hành lò liên hợp x 27 C14 Vận hành lò tôi trung tần sử dụng x động cơ phát tần 28 C15 Vận hành lò tôi cao tần x 29 C16 Vận hành thiết bị tôi bằng ngọn lửa x oxy-axêtylen 30 C17 Vận hành thiết bị bể tôi x 31 C18 Vận hành thiết bị bể rửa x 32 C19 Vận hành thiết bị kiểm tra độ cứng x 33 C20 Vận hành thiết bị kiểm tra kéo nén x 34 C21 Vận hành thiết bị kiểm tra quang phổ x 35 C22 Vận hành hệ thống hút bụi, hút độc x 36 C23 Vận hành hệ thống xử lý chất thải độc x hại 37 C24 Vận hành hệ thống cung cấp nước x làm mát 38 C25 Vận hành thiết bị tạo khí bảo vệ x 39 C26 Vận hành máy ép thủy lực x 40 C27 Vận hành thiết bị nâng chuyển x D Ủ 41 D1 Ủ hoàn toàn x 42 D2 Ủ không toàn x 43 D3 Ủ đẳng nhiệt x 44 D4 Ủ cầu hóa x 45 D5 Ủ kết tinh lại x 46 D6 Ủ khử ứng suất x 47 D7 Ủ khuếch tán x 48 D8 Ủ thay đổi lượng các bon liên kết x E Thường hóa 49 E1 Thường hóa giảm độ cứng vật rèn x 50 E2 Thường hóa cải thiện tổ chức và cơ x tính 51 E3 Thường hóa xử lý khuyết tật sau nhiệt x luyện F Tôi 52 F1 Tôi 1 môi trường x 53 F2 Tôi 2 môi trường x 54 F3 Tôi 2 lần x 55 F4 Tôi phân cấp x 56 F5 Tôi đẳng nhiệt x 57 F6 Tôi bề mặt x 58 F7 Tôi cục bộ x 59 F8 Tôi cải thiện x 60 F9 Tôi tự ram x 6
  8. G Ram 61 G1 Ram thấp x 62 G2 Ram trung bình x 63 G3 Ram cao x 64 G4 Ram tạo màu x H Hóa già 65 H1 Hóa già tự nhiên hợp kim đen x 66 H2 Hóa già nhân tạo hợp kim đen x 67 H3 Hóa già nhân tạo hợp kim màu x I Hóa nhiệt luyện 68 I1 Thấm các bon thể rắn x 69 I2 Thấm các bon thể lỏng x 70 I3 Thấm các bon thể khí x 71 I4 Thấm ni tơ x 72 I5 Thấm Các bon-Ni tơ x 73 I6 Thấm bo x 74 I7 Thấm nhôm x 75 I8 Thấm crôm x 76 I9 Thấm titan x 77 I10 Thấm silic x 78 I11 Thấm đồng thời crôm-mangan x 79 I12 Thấm đồng thời silíc-mangan x 80 I13 Thấm đa nguyên tố x J Nhuộm màu 81 J1 Nhuộm đen xanh x 82 J2 Nhuộm đen bóng x K Làm sạch sản phẩm 83 K1 Làm sạch bằng hóa chất x 84 K2 Làm sạch bằng thủy lực x 85 K3 Làm sạch bằng phun bi x 86 K4 Làm sạch bằng phun cát x 87 K5 Làm sạch trong thùng quay x 88 K6 Làm sạch bằng chải x 89 K7 Làm sạch bằng mài x 90 K8 Làm sạch bằng siêu âm x L Kiểm tra và xử lý khuyết tật 91 L1 Kiểm tra mác thép x 92 L2 Kiểm tra độ cứng x 93 L3 Kiểm tra bằng phân tích quang phổ x 94 L4 Kiểm tra cơ tính x 95 L5 Kiểm tra ngoại quan x 96 L6 Kiểm tra bằng từ tính x 97 L7 Kiểm tra bằng tia rơn gen x 7
  9. 98 L8 Kiểm tra bằng siêu âm x 99 L9 Kiểm tra bằng hóa chất x 100 L10 Xử lý sản phẩm bị cong vênh x 101 L11 Xử lý thoát các bon bề mặt x 102 L12 Xử lý độ cứng không đạt yêu cầu x 103 L13 Xử lý dòn ram x M Nhiệt luyện bằng phương pháp tiên tiến 104 M1 Nhiệt luyện bằng tia laser x 105 M2 Nhiệt luyện bằng tia Plasma x N Thực hiện các công việc bổ trợ 106 N1 Làm các công việc cơ bản nguội x 107 N2 Hàn điện x 108 N3 Hàn, Cắt hơi x 109 N4 Làm các công việc cơ bản rèn x 110 N5 Làm các công việc cơ bản điện x 111 N6 Sử dụng máy tính x 112 N7 Nhận biết các loại hóa chất x O Nâng cao hiệu quả công việc và phát triển nghề nghiệp 113 O1 Tổ chức và điều hành tổ sản xuất x 114 O2 Đề xuất phương án tổ chức sản xuất x 115 O3 Quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm x và hiệu quả 116 O4 Cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng x suất 117 O5 Tham gia tập huấn chuyên môn, x nghiệp vụ 118 O6 Tham gia thi tay nghề x 119 O7 Kèm cặp thợ bậc dưới x 120 O8 Đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm x 121 O9 Giao tiếp với bộ phận liên quan x 8
  10. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tuân thủ các chính sách lao động v à nội quy làm việc Mã công việc: A1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, thực hiện các nội quy quy định tại nơi làm việc. Nội dung các công việc bao gồm: - Học tập, tìm hiểu các chế độ lao động - Ký hợp đồng với người sử dụng lao động - Thực thi quyền lợi nghĩa vụ của người lao động - Tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Nắm được các chính sách chế độ lao động theo luật định - Vận dụng và thực thi đúng quyền lợi, nghĩa vụ v à các chế độ đãi ngộ đối với người lao động - Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định về kỷ luật lao động - Trang thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo an toàn và phù hợp III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Nhận biết các văn bản về chế độ chính sách, nội quy quy định đối với người lao động - Tiếp thu và làm theo các quy định - Cập nhật văn bản mới về chính sách lao động và nội quy làm việc - Sử dụng bảo hộ lao động phù hợp 2. Kiến thức: - Hiểu nội dung các văn bản về chính sách lao động v à nội quy quy định của đơn vị quản lý - Nắm vững nội dung nhiệm vụ được giao - Biết công dụng và phương pháp sử dụng phương tiện bảo hộ lao động IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các văn bản về chính sách lao động và nội quy làm việc - Có các văn bản quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; các văn bản quy định về an toàn và vệ sinh lao động - Được phổ biến và có điều kiện tự nghiên cứu về chính sách lao động và nội quy làm việc 9
  11. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tìm hiểu và nắm được các chế độ - Phỏng vấn và viết thu hoạch cá nhân chính sách quy định đối với người lao động - Vận dụng được các văn bản quy - Theo dõi việc thực hiện chế độ chính định về chế độ lao động do nhà nước sách về chế độ lao động ban hành - Thực hiện đúng các nội quy, quy - Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với định làm việc của cơ sở sản xuất. các nội quy quy định của cơ sở sản xuất. 10
  12. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ Mã công việc: A2 I.MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện các biện pháp đề phòng cháy nổ có thể xảy ra, cách thức ứng xử trong trường hợp có cháy nổ. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu tiêu lệnh chữa cháy và các quy định về phòng chống cháy nổ - Nghiên cứu sơ đồ bố chí các thiết bị phòng chống cháy nổ - Tìm hiểu, học tập về các nguy cơ cháy nổ đối với nghề và vị trí làm việc - Tham gia diễn tập về phòng chống cháy nổ II.CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thông thuộc các tiêu lệnh chữa cháy - Thông thuộc vị trí bố phòng các trang thiết bị phòng chống cháy nổ trong phân xưởng - Xác định và phân cấp được các nguy cơ cháy nổ đối với nghề và đối với vị trí làm việc - Biết các biện pháp phòng chống cháy nổ đối với vị trí làm việc - Sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ đúng quy định và đúng mục đích - Biết sơ cứu người bị nạn kịp thời và đúng thao tác khi có cháy nổ xảy ra III.CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1.Kỹ năng: - Tiếp thu và làm theo các quy định - Xác định được các nguy cơ cháy nổ, đề ra các biện pháp phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc - Vận hành các thiết bị phòng chống cháy nổ - Thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị nạn khi có cháy nổ xảy ra 2.Kiến thức: - Hiểu các văn bản pháp quy về phòng chống cháy nổ - Các tính năng và cách sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ - Cấu tạo nguyên lý và cách sử dụng các phương tiện cứu hộ - Các phương pháp sơ cứu người bị nạn IV.CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các văn bản pháp quy về phòng chống cháy nổ - Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ: Bình cứu hỏa, hệ thống nước cứu hỏa, các dụng cụ cứu hỏa (câu li êm, chổi dập lửa, chăn dập lửa, cát, xô, chậu, xẻng, ) - Hệ thống biển báo, tiêu lệnh chữa cháy, hệ thống báo cháy - Các phương tiện dụng cụ sơ cứu người bị nạn 11
  13. V.TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu các quy định về phòng chống - Phỏng vấn, làm các bài kiểm tra trắc cháy nổ nghiệm hoặc tự luận - Thông thuộc hệ thống trang thiết bị - Yêu cầu mô tả lại hoặc biểu diễn bằng phòng chống cháy nổ của đơn vị sơ đồ - Vận dụng các biện pháp phòng - Quan sát, theo dõi và đánh giá tại chỗ chống cháy nổ làm việc - Sử dụng các thiết bị phòng chống - Đánh giá qua diễn tập cháy nổ 12
  14. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện các biện pháp an toàn sử dụng điện Mã công việc: A3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện các biện pháp về tổ chức, đảm bảo an to àn điện nơi làm việc và khi sử dụng các thiết bị điện. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu các tác hại của dòng điện gây ra cho người - Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng điện - Đảm bảo thiết bị có nối đất bảo vệ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Hiểu được tác hại của dòng điện gây ra cho người, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ điện giật - Trình bầy được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Thực hiện đúng quy trình quy phạm khi sử dụng các thiết bị dụng cụ có sử dụng năng lượng điện - Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn điện - Kiểm tra việc nối đất bảo vệ các thiết bị tại n ơi làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Phân tích và nhận biết được tác hại của dòng điện, các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị đo lường điện thông thường - Làm theo các biển báo an toàn điện - Nhận biết được hệ thống nối đất đảm bảo an toàn - Phát hiện được các khiếm khuyết về an toàn điện, phản ảnh kịp thời với người có trách nhiệm để khắc phục. 2.Kiến thức: - Các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Biện pháp kỹ thuật an toàn điện - Quy trình quy phạm an toàn điện khi sử dụng thiết bị dụng cụ dùng năng lượng điện - Quy cách và ý nghĩa của biển báo an toàn điện - Ý nghĩa của việc nối đất bảo vệ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Tài liệu chuyên môn về kỹ thuật an toàn điện - Dụng cụ, thiết bị đo lường điện thông thường (đồng hồ đo, bút thử điện) - Các loại biển báo an toàn điện 13
  15. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết được tác hại của dòng - Phỏng vấn, thu hoạch cá nhân điện và các nhân tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị - Quan sát quá trình thao tác đối chiếu dùng năng lượng điện đảm bảo an với quy trình sử dụng. toàn - Hiểu và vận dụng nội quy về an - Giao các bài tập tình huống toàn sử dụng điện 14
  16. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn lao động Mã công việc: A4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Đề phòng tai nạn lao động có thể xảy ra. Các bước thực hiện bao gồm: - Tìm hiểu nguy cơ mất an toàn lao động tại vị trí làm việc - Thực hiện các biện pháp tổ chức bố trí n ơi làm việc khoa học hợp lý - Thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ, thiết bị - Sử dụng hợp lý trang bị bảo hộ lao động II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Bố trí nơi làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh theo quy định - Chấp hành nghiêm ngặt quy trình quy phạm khi sử dụng thiết bị dụng cụ - Sử dụng trang bị bảo hộ lao động thường xuyên và đúng mục đích. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết nguy cơ mất an toàn lao động - Làm theo các nội quy quy định nhằm phòng chống tai nạn lao động - Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học - Vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ đúng quy tr ình, quy phạm. 2. Kiến thức: - Hiểu các nội dung về bảo hộ lao động nói chung, các biện pháp phòng chống tai nạn, tai nạn nói riêng - Nắm vững các quy định về an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ - Hiểu tác dụng và biết sử dụng các loại trang bị bảo hộ lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Tài liệu về bảo hộ lao động - Tranh ảnh phòng chống tai nạn lao động, các biển báo nguy hiểm về an toàn lao động - Tranh ảnh các sự cố, tai nạn - Các trang, thiết bị bảo hộ lao động như: Mũ bảo hiểm, dây an toàn, quần áo bảo hộ lao động, găng tay bảo hộ, vv 15
  17. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện các nội quy quy định về - Theo dõi, thống kê, đối chiếu với quy an toàn lao động định - Biết phương pháp bố trí, sắp sếp - Quan sát, đánh giá theo thực tế nơi làm việc tương ứng với nó - Sử dụng các thiết bị dụng cụ đúng - Theo dõi việc thực hiện đối chiếu với mục đích, đúng quy trình quy phạm quy định - Sử dụng hợp lý trang bị bảo hộ lao - Quan sát đánh giá theo thực tế. động. 16
  18. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Thực hiện vệ sinh công nghiệp Mã công việc: A5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Thực hiện giũ gìn vệ sinh công nghiệp cho thiết bị, vị trí l àm việc và cá nhân người lao động. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện để thực hiện và duy trì vệ sinh công nghiệp - Sắp xếp bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học - Duy trì vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc - Vệ sinh thiết bị máy móc, vị trí làm việc sau ca làm việc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định các yêu cầu đối với vệ sinh công nghiệp - Nhận biết được vị trí và các máy móc, thiết bị, dụng cụ cần được duy trì vệ sinh công nghiệp - Bố trí sắp xếp nơi làm việc theo yêu cầu quy định - Sử dụng hợp lý các phương tiện hỗ trợ để làm vệ sinh công nghiệp - Duy trì được trạng thái tích cực về vệ sinh công nghiệp trong quá tr ình làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết tình trạng vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc - Liệt kê đầy đủ các nội dung công việc, dụng cụ, thiết b ị cần thiết để thực hiện và duy trì vệ sinh công nghiệp - Thao tác, sử dụng, dụng cụ phương tiện trong quá trình làm vệ sinh công nghiệp - Tổ chức công tác vệ sinh công nghiệp theo yêu cầu 2. Kiến thức: - Nội dung và yêu cầu đối với công tác vệ sinh công nghiệp - Tính năng tác dụng và phạm vi sử dụng các loại dụng cụ, vật t ư, thiết bị dùng cho quá trình làm vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sổ tay, giấy bút để ghi chép tổng hợp - Các tài liệu, quy định, hướng dẫn về vệ sinh công nghiệp - Dụng cụ, thiết bị phục vụ vệ sinh công nghiệp. 17
  19. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiểu biết về nội dung và yêu cầu - Phỏng vấn, kiểm tra (trắc nghiệm, tự nhằm đảm bảo vệ sinh công luận), viết thu hoạch cá nhân nghiệp - Biết triển khai các biện pháp đảm - Quan sát, theo dõi, đối chiếu với các bảo vệ sinh công nghiệp quy định - Biết duy trì trạng thái tích cực về - Quan sát, ghi chép, nhận xét quá vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc trình làm việc 18
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động Mã công việc: A6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Sơ cứu người bị nạn khi có tai nạn lao động xảy ra. Các b ước thực hiện bao gồm: - Dừng khẩn cấp máy, thiết bị - Di chuyển người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm - Thực hiện biện pháp sơ cứu - Di chuyển nạn nhân lên tuyến trên - Tham gia phân tích hiện trường và nguyên nhân tai nạn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Phát hiện nhanh sự cố, tác động kịp thời việc dừng máy, thiết bị - Sơ cứu khẩn trương, đúng hướng dẫn, có kỹ thuật - Hợp tác với các bên liên quan làm rõ sự việc III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phản ứng linh hoạt khi có sự cố - Thực hiện các thao tác sơ cứu như: Hô hấp nhân tạo, garo cầm máu, sử dụng các vật dụng vận chuyển nạn nhân, - Phân tích sự việc khách quan. 2. Kiến thức: - Những dấu hiệu khi có sự cố hoặc tai nạn lao động - Một số phương pháp sơ cứu người bị nạn: Kỹ thuật băng garo cầm má u, hô hấp nhân tạo, sơ cứu nạn nhân bị gãy xương, IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các tài liệu hướng dẫn về sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn - Trang bị tủ thuốc cấp cứu cho từng bộ phận hoặc phân x ưởng - Trang bị các vật dụng cấp cứu: Cáng, băng c a, bông băng y tế, gạc thưa sát trùng, thuốc cầm máu, nẹp bó gãy xương tạm thời, V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết được các dấu hiệu khi - Phỏng vấn, kiểm tra viết có tai nạn xảy ra - Sơ cứu kịp thời nạn nhân khi có - Quan sát, theo dõi qua thao diễn hoặc tai nạn trước khi đưa đi điều trị đánh giá việc giải quyết tình huống - Hợp tác phân tích hiện trường, - Nhận xét vai trò và hiệu quả tham gia; tìm nguyên nhân góp phần khắc giải quyết tình huống giả định. phục nguy cơ gây tai nạn. 19
  21. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tham gia lập biên bản khi có tai nạn xẩy ra Mã công việc: A7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tham gia lập biên bản xác nhận tai nạn, phân tích nguyên nhân, hậu quả và trách nhiệm khi có tai nạn lao động xảy ra. Các bước lập biên bản bao gồm: - Xác định thành phần tham gia lập biên bản - Mời họp lập biên bản tai nạn - Xác định người chủ trì và thư ký cuộc họp - Phân tích và đánh giá mức độ tai nạn - Xác định trách nhiệm đối với các bên liên quan - Thống nhất nội dung biên bản và ký xác nhận. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Biên bản được lập kịp thời, có đủ và đúng thành phần tham dự - Nội dung biên bản rõ dàng, phù hợp với thực tế - Làm rõ được trách nhiệm của các bên liên quan - Có tác dụng giúp cho việc cải tiến điều kiện l àm việc, khắc phục nguy cơ gây tai nạn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mô tả sự việc xảy ra - Phân tích sự việc và nguyên nhân gây ra tai nạn - Hợp tác và làm việc theo nhóm. 2. Kiến thức: - Quy trình thủ tục lập biên bản - Nội dung biên bản tai nạn lao động - Trách nhiệm của người tham gia lập biên bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý thiết bị và an toàn trong tại nơi làm việc - Các tài liệu liên quan đến vụ việc tai nạn - Các văn bản quy định về an toàn và bảo hộ lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tham gia phân tích sự việc và - Nhận xét tinh thần, thái độ và sự nguyên nhân xảy ra tai nạn đóng góp vào quá trình lập biên bản - Kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giải quyết bài tập tình huống. 20
  22. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhận và bàn giao ca Mã công việc: A8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nhận (từ người của ca trước), bàn giao (cho người kế tiếp ca sau) về thiết bị, công việc và môi trường làm việc. Các bước thực hiện bao gồm: - Xác định tình trạng thiết bị, môi trường làm việc - Tiếp nhận (bàn giao) công việc - Ghi và ký sổ nhận và bàn giao ca II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định đúng các thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động của thiết bị trước và sau ca làm việc - Ghi đúng nội dung công việc làm được, còn dở dang và cần tiếp tục - Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Giao tiếp với đồng nghiệp: Nghiêm túc, chặt chẽ và thân thiện - Đánh giá đúng tình trạng thiết bị, môi trường trước và sau ca làm việc - Ghi chép sổ sách. 2. Kiến thức: - Phương pháp đánh giá tình trạng thiết bị, môi trường làm việc - Cách ghi chép sổ nhận và bàn giao ca. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nội quy sử dụng thiết bị - Phiếu theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị - Sổ theo dõi quá trình sản xuất - Sổ nhận và bàn giao ca. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kỹ năng giao tiếp - Phỏng vấn, tiếp xúc - Đánh giá tình trạng thiết bị, môi - Giải quyết tình huống có vấn đề, trường làm việc nhận xét kỹ năng đánh giá - Ghi chép sổ sách - Quan sát nhận xét hồ sơ 21
  23. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhận nhiệm vụ gia công Mã công việc: B1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nhận kế hoạch gia công, phân công nhiệm vụ v à bố trí nhân lực. Các bước thực hiện bao gồm: - Nhận phiếu giao việc - Nhận bản vẽ, phôi và hóa chất - Lập kế hoạch triển khai công việc II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định rõ số lượng, chất lượng, định mức công việc, thời gian ho àn thành sản phẩm. - Kiểm tra hình dạng, kích thước phôi theo tiêu chuẩn - Kiểm tra hoá chất đúng chủng loại, đủ số lượng - Kế hoạch thực hiện công việc rõ dàng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Nhận biết được những yêu cầu của công việc cần làm - Nhận biết đúng chủng loại phôi, hoá chất - Lập kế hoạch 2. Kiến thức: - Phương pháp tổ chức nơi làm việc - Nhận biết được loại vật liệu và các loại hoá chất - Tiêu chuẩn kỹ thuật của phôi - Tiêu chuẩn kỹ thuật của hoá chất - Quy trình công nghệ gia công sản phẩm IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Có phiếu giao việc - Yêu cầu kỹ thuật đánh giá chất lượng sản phẩm - Phôi tiêu chuẩn - Hoá chất tiêu chuẩn - Sổ giao nhận công việc V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác các yêu cầu - Đối chiếu các yêu cầu với phiếu giao công việc cần làm. việc - Nhận biết đúng chủng loại phôi, - So sánh loại phôi, hoá chất với tiêu hoá chất. chuẩn. - Lập kế hoạch làm việc. - Nhận xét văn bản kế hoạch của cá nhân. 22
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lập quy trình công nghệ Mã công việc: B2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Lập quy trình công nghệ nhiệt luyện, lập tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn kiểm tra và lập phiếu kết quả kiểm tra. Bao gồm các b ước: - Chuẩn bị bản vẽ, sổ tay tra cứu, sổ tay nhiệt luyện - Nghiên cứu bản vẽ - Lập quy trình công nghệ, tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn kiểm tra và lập phiếu kết quả kiểm tra - Duyệt phiếu nguyên công II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết gia công - Lập quy trình công nghệ tối ưu - Nêu được thứ tự các bước cho công việc cần thực hiện - Tiêu chuẩn công việc phù hợp với điều kiện thực tế - Duyệt đầy đủ phiếu nguyên công trước khi triển khai sản xuất. III.CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1.Kỹ năng: - Đọc chính xác bản vẽ gia công - Lập đầy đủ các bước trong quy trình công nghệ - Lập được tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm 2.Kiến thức: - Kiến thức cơ bản về công nghệ nhiệt luyện - Có kiến thức về vẽ kỹ thuật - Dung sai, chuỗi kích thước, giới hạn miền dung sai - Vật liệu cơ bản, phân biệt các loại vật liệu, các mác thép - Quy định về các bước thực hiện quá trình sản xuất IV.CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Phiếu giao việc, chi tiết nhiệt luyện - Bản vẽ chi tiết - Các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn thực hiện của chi tiết gia công. - Các tài liệu về công nghệ nhiệt luyện - Sổ tay công nghệ nhiệt luyện 23
  25. V.TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc và hiểu chính xác bản vẽ gia - Xác nhận lại đối chiếu với bản vẽ gia công công - Lập được đầy đủ các bước trong -Theo dõi quá trình sản xuất đối chiếu quy trình công nghệ quy trình đã được xác lập - Lập chính xác các tiêu chí cần kiểm - Đối chiếu các tiêu chí với yêu cầu kỹ tra chất lượng sản phẩm. thuật của bản vẽ. 24
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ Mã công việc: B3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để tháo lắp, di chuyển v à tác nghiệp trong công tác nhiệt luyện. Các bước thực hiện bao gồm: - Chuẩn bị dụng cụ thiết bị cần thiết - Kiểm tra tính năng của dụng cụ, thiết bị - Chạy thử không tải, đánh giá khả năng hoạt động của thiết bị - Sắp xếp các thiết bị, dụng cụ vào vị trí làm việc II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Khai thác triệt để phương tiện sẵn có để đáp ứng một phần hay tất cả công việc - Di chuyển được thiết bị tới vị trí thực hiện công việc - Phương tiện, dụng cụ phải được xắp xếp gọn gàng ngăn nắp, đễ thấy, dễ lấy - Sử dụng đúng tính năng của phương tiện, dụng cụ - Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát - Định kỳ bảo dưỡng phương tiên, dụng cụ, thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Khai thác sử dụng các phương tiện sẵn có đảm bảo an toàn - Sắp xếp phương tiện đảm bảo gọn gàng khoa học chắc chắn - Sử dụng đúng phương tiện, dụng cụ phù hợp với từng loại công việc. 2. Kiến thức: - Hiểu rõ tính năng làm việc của các loại dụng cụ, phương tiện hỗ trợ - Biết cách tổ chức, sắp đặt thiết bị trên thiết bị chuyên chở - Biết cách tổ chức, sắp đặt dụng cụ trong tủ tr ên giá - Biết cách tổ chức, sắp đặt phương tiện vận chuyển trong ga ra. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các trang thiết bị phụ trợ như: Cáp tải, giá kê, kích - Các dụng cụ cần để che chắn, bảo vệ thiết bị - Các dụng cụ phụ trợ - Tủ đựng dụng cụ - Giá để dụng cụ - Ga ra để phương tiện vận chuyển - Phiếu, biển báo để nhận biết dụng cụ, ph ương tiện - Dẻ sạch - Dầu mỡ bảo quản - Danh mục dụng cụ phương tiện. 25
  27. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Khai thác triệt để phương tiện sẵn - Quan sát quá trình thực hiện công việc có tại mặt bằng đảm bảo an toàn phù đối chiếu với quy định về an toàn lao hợp động - Sắp đặt các phương tiện, dụng cụ - Quan sát vị trí sắp đặt, đối chiếu với phải đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, quy định. khoa học. - Sử dụng dụng cụ, phương tiện phù - Theo dõi quá trình sử dụng nhận xét hợp với từng loại công việc. mức độ phù hợp của phương tiện, dụng cụ với từng công việc. 26
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị vị trí làm việc Mã công việc: B4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Chuẩn bị vị trí làm việc, mặt bằng phù hợp với yêu cầu của công việc nhiệt luyện. Các bước thực hiện bao gồm: - Khảo sát mặt bằng - Lên phương án tổ chức sản xuất - Sắp xếp vị trí quản lý phôi liệu, thiết bị và chi tiết gia công - Khoanh vùng quản lý vật tư, thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Không gian thích hợp - Chuyên chở thuận lợi - Thao tác công việc dễ dàng - Mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng - Vật tư để gần vị trí sản xuất - Vật tư dụng cụ quý hiếm phải được bảo quản trong kho - Vật tư có khả năng gây tác động xấu với nhau (cháy, nổ ) phải để xa nhau theo quy định. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát, xếp đặt được phôi liệu, dụng cụ, trang thiết bị - Tổng hợp được các công việc cần thực hiện - Quản lý vật tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất - Nhận biết được các loại vật tư, tính năng và tác dụng của chúng 2. Kiến thức: - Phương pháp tổ chức vị trí làm việc - Cách thức quản lý vật tư, phôi liệu, dụng cụ IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Thước dây - Phương tiện có sẵn trên mặt bằng ( Cẩu, palăng, tời, tó) - Các khụng, giá, kê, đựng chi tiết - Biển báo nhận biết - Phương tiện vận chuyển chi tiết vầo kho - Biển cấm người không nhiệm vụ qua lại - Biển báo khu vực quản lý vật tư - Danh mục vật tư của các vùng. 27
  29. V.TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xếp đặt được phôi liệu, trang thiết - Quan sát vị trí sắp xếp đối chiếu với bị, dụng cụ gọn gàng khoa học sơ đồ lắp đặt thiết bị - Tổng hợp được các công việc cần - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu thực hiện với nội dung công việc cần làm - Quản lý được vật tư, trang thiết bị, - Theo dõi quá trình sản xuất đối chiếu dụng cụ phục vụ sản xuất với danh mục vật tư, dụng cụ, thiết bị - Nhận biết được các loại vật tư, tính - Quan sát, ghi chép, nhận xét quá trình năng và tác dụng của chúng. thực hiện sản xuất. 28
  30. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra sản phẩm trước khi nhiệt luyện Mã công việc: B5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Kiểm tra chất lượng, kích thước, hình dáng hình học, mác thép của sản phẩm trước khi nhiệt luyện. Các bước thực hiện bao gồm: - Nghiên cứu bản vẽ - Kiểm tra mác thép - Kiểm tra kích thước, hình dáng hình học. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định chính xác yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm - Xác định đúng mác thép -Xác định chính xác kích thước, hình dáng hình học của sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Đọc chính xác bản vẽ gia công - Vận hành máy mài để thử mác thép - Xác định được chính xác mác thép của chi tiết - Kiểm tra, xác định đúng kích thước tiêu chuẩn của phôi 2. Kiến thức: - Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật (đọc được bản vễ lắp), vật liệu (nhận biết được các loại vật liệu, mác thép), dung sai lắp ghép hệ thống, đo l ường kỹ thuật - Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại dụng cụ đo, kiểm, thiết bị máy mài - Vận dụng phương pháp kiểm tra mác thép. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bản vẽ chi tiết, chi tiết gia công - Máy mài - Mẫu thép - Phòng phân tích hoá nghiệm - Các loại dụng cụ đo kiểm - Các loại phôi thép 29
  31. V.TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc chính xác bản vẽ gia công - Đối chiếu với các yêu cầu của bản vẽ gia công - Mài được sản phẩm nhiệt luyện - Quan sát sản phẩm mài đối chiếu với cần kiểm tra đạt yêu cầu yêu cầu cần kiểm tra - Xác định được mác thép - So sánh kết quả kiểm tra với mẫu thép - Xác định đúng kích thước, chủng - So sánh kết quả kiểm tra với yêu cầu, loại phôi tiêu chuẩn của phôi nhiệt luyện 30
  32. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò buồng điện trở Mã công việc: C1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò buồng điện trở để nung chi tiết phục vụ cho các nguy ên công nhiệt luyện. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò - Đóng áp tô mát tổng - cấp điện cho lò - Cài đặt các thông số làm việc cho lò - Cắt điện, mở nắp lò, đưa chi tiết vào lò - Đóng nắp lò, đóng điện, mở van cấp khí bảo vệ - Duy trì hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò buồng điện trở - Đảm bảo việc cung cấp khí bảo vệ để chống ôxy hóa v à thoát các bon - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị 2. Kiến thức - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò buồng điện trở - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị đo nhiệt độ, thời gian của l ò - Tính năng và phạm vi ứng dụng của khí bảo vệ chống ôxy hóa v à thoát các bon - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò buồng điện trở. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò buồng điện trở - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của lò buồng điện trở - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò buồng điện trở, khí bảo vệ - Thiết bị đo nhiệt độ, thời gian của lò - Trang thiết bị bảo hộ lao động - Dụng cụ vệ sinh lò. 31
  33. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng chung của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò - Kĩ năng vận hành lò buồng điện trở - Giám sát các bước thực hiện công thiết bị đo và khống chế nhiệt độ, việc, đối chiếu với tiêu chuẩn được thời gian quy định trong nội quy vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kĩ thông số kĩ thật thật được quy định trong thuyết minh của lò - Đánh giá được mức độ hỏng hóc và - Giám sát quá trình xử lí hỏng hóc và sửa chữa thiết bị đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động 32
  34. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò muối điện trở Mã công việc: C2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò muối điện trở để nung chi tiết ở nhiệt độ d ưới 900ºc trong môi trường hỗn hợp muối nóng chảy. Bao gồm các b ước sau : - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò - Đóng áp tô mát cấp điện vào lò - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò - Đưa hỗn hợp muối tôi vào nồi lò để nung chảy - Sấy khô đồ gá, dụng cụ và chi tiết - Khử ôxy cho lò, kiểm tra nhiệt độ lò - Đưa chi tiết vào lò để nung - Duy trì hoạt động của lò. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò muối điện trở - Hệ thống hút độc làm việc tốt - Đảm bảo mức muối lỏng cần thiết - Khử hết ôxy cho lò muối - Thực hiện đúng trình tự dừng lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Vận hành lò, máy biến áp và quạt hút - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị 2. Kiến thức - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò muối điện trở , quạt hút độc - Cấu tạo và nguyên lí làm việc của thiết bị đo nhiệt độ lò muối - Nguyên tắc khử ôxy trong lò muối - Trang thiết bị được sử dụng ở lò muối điện trở - Kiến thức chung về điện và hóa chất - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò muối 33
  35. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò muối điện trở - Sơ đồ cấu tạo của lò muối và quạt hút độc - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò muối điện trở, quạt hút độc - Thiết bị đo nhiệt độ - Muối làm môi trường nung, chất khử ôxy - Các trang bị bảo hộ lao động V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng chung của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò - Kĩ năng vận hành lò muối điện trở, - Giám sát các bước thực hiện công quạt hút độc, thiết bị đo nhiệt độ việc, đối chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong nội quy vận hành lò - Lò hoạt động ổn định , đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kĩ thông số kĩ thuật thật được quy định trong thuyết minh của lò - Đánh giá được mức độ hỏng hóc và - Giám sát quá trình xử lí hỏng hóc và sửa chữa thiết bị đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động 34
  36. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc : Vận hành lò muối điện cực Mã công việc : C3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò muối điện cực để nung chi tiết ở nhiệt độ cao trong môi tr ường muối nóng chảy. Bao gồm các bước sau: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò - Kẹp chặt điện cực phụ vào điện cực chính - Đóng áp tô mát tổng cấp điện, nung chảy muối tôi - Điều chỉnh điện áp đầu ra để tôi - Khử ôxy cho lò, kiểm tra nhiệt độ lò - Sấy khô đồ gá, dụng cụ và chi tiết - Tháo điện cực phụ, đưa chi tiết vào lò để nung - Duy trì hoạt động của lò nung. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tường lò không bị ăn mòn nhiều - Biến áp lò không có sự cố - Hệ thống hút độc làm việc tốt - Tiếp xúc tốt giữa điện cực chính và điện cực phụ - Muối lỏng được khuấy đảo tốt - Điện áp làm việc của lò khi tôi đặt ở mức an toàn cho người thao tác - Khử ôxy cho lò triệt để , không để muối nóng chảy bắn ra ngo ài - Đồ gá, chi tiết, dụng cụ thao tác trên lò phải được sấy khô - Nhiệt độ của lò phải đảm bảo theo yêu cầu - Thực hiện đúng trình tự dừng lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Vận hành lò, máy biến áp và quạt hút - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò muối điện cực, máy biến áp, quạt hút độc - Nguyên lí làm việc của thiết bị đo nhiệt độ lò muối - Nguyên lý khử ôxy trong lò muối nhiệt độ cao - Trang thiết bị được sử dụng ở lò muối điện cực - Kiến thức chung về điện và hóa chất - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò muối. 35
  37. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò muối điện cực - Sơ đồ cấu tạo của lò muối, biến áp lò muối và quạt hút độc - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò muối điện cực, biến áp, quạt hút - Thiết bị đo nhiệt độ - Điện cực phụ, búa, nêm thép - Muối làm môi trường nung, chất khử ôxy - Các trang bị bảo hộ lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng chung của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò - Kĩ năng vận hành lò muối điện cực, - Giám sát các bước thực hiện công biến áp lò muối, quạt hút độc, thiết bị việc, đối chiếu với tiêu chuẩn được quy đo nhiệt độ định trong nội quy vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kĩ thông số kĩ thật thật được quy định trong thuyết minh của lò - Đánh giá được mức độ hỏng hóc và - Giám sát quá trình xử lí hỏng hóc và sửa chữa thiết bị đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động 36
  38. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò giếng điện trở Mã công việc: C4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò giếng điện trở để nung phục vụ nhiệt luyên các chi tiết dài. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò - Đóng Áp tô mát cấp điện cho lò - Cài đặt các thông số làm việc cho lò - Cắt điện, mở nắp lò đưa chi tiết vào lò để nung, đóng nắp lò, đóng điện - Kiểm tra và bật quạt đối lưu khí lò - Mở van cấp khí bảo vệ - Duy trì hoạt động của lò nung. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò giếng điện trở - Đảm bảo việc cung cấp khí bảo vệ để chống ôxy hóa v à thoát các bon - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thờng gặp - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị 2. Kiến thức - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò buồng điện trở - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị đo nhiệt độ. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của khí bảo vệ chống ôxy hóa v à thoát các bon - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò buồng điện trở IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò buồng điện trở - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của lò giếng điện trở - Lò giếng điện trở, khí bảo vệ - Thiết bị đo nhiệt độ, thời gian của lò - Trang thiết bị bảo hộ lao động - Dụng cụ vệ sinh lò 37
  39. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng chung của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò - Kĩ năng vận hành lò giếng điện trở - Giám sát các bước thực hiện công thiết bị đo và khống chế nhiệt độ , việc, đối chiếu với tiêu chuẩn được thời gian quy định trong nội quy vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kĩ thông số kĩ thật thật được quy định trong thuyết minh của lò - Đánh giá được mức độ hỏng hóc và - Giám sát quá trình xử lí hỏng hóc và sửa chữa thiết bị đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động 38
  40. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò điện trở kiểu trống Mã công việc: C5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành lò điện trở kiểu trống để tôi và ram chi tiết nhỏ (như bi cầu, bi đũa ). Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra lò trước khi vận hành - Đóng điện vào lò nung và bảng điều khiển - Mở van khí bảo vệ - Cài đặt chế độ tự động cho lò nung - Mở cửa lò, đưa chi tiết vào lò nung - Duy trì hoạt động của lò nung. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra đầy đủ hệ thống thiết bị. - Vận hành đúng quy trình. - Đảm bảo cho hệ thống hoạt động nhịp nh àng , liên tục, chính xác (đồng hồ đo, can nhiệt, hệ thống cung cấp khí, động c ơ làm mát) - Cung cấp đủ lượng dầu cho bể tôi - Đàm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành - Đảm bảo thời gian định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát và phát hiện chính xác tình trạng thiết bị trước khi vận hành. - Vận hành thiết bị đúng quy trình - Cài đặt chế độ nung, tốc độ băng tải, chế độ tự động phải chính xác. - Thao tác mở, đóng van khí, cầu dao phải chuẩn xác. 2. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo, nguyên lý, cách vận hành thiết bị lò điện trở kiểu trống - Quy trình vận hành thiết bị lò điện trở kiểu trống. - Công dụng của khí bảo vệ lò điện trở kiểu trống. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết - Phiếu giao việc, chi tiết nhiệt luyện - Sổ tay nhiệt luyện - Khí bảo vệ - Lò nhiệt luyện - Môi trường làm nguội 39
  41. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 40
  42. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò điện chân không Mã công việc: C6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Hút chân không và gia nhiệt nung các chi tiết bằng thép hợp kim cao để nhiệt luyện theo yêu cầu. Thực hiện theo các bước sau: - Đóng nguồn cấp điện cho hệ thống - Mở cửa trước kiểm tra các thanh điện trở và gioăng cửa lò - Đóng cửa trước, bơm nước làm mát thiết bị - Bổ sung dầu bơm chân không, bơm hút và mở van chân không - Cài đặt chế độ nung nóng và ra nhiệt - Cấp khí Nitơ và bật quạt cao tốc - Duy trì hoạt động của lò nung. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra tình trạng thiết bị lò - Vận hành đúng trình tự theo qui trình công nghệ - Hút chân không đạt áp suất 1-0.E.1 bơm nước làm mát đủ áp suất 0.5÷0.8kg/cm3. - Cài đặt đúng chế độ nung và nhiệt độ, gia nhiệt lò - Thời gian vận hành đạt nhiệt độ đúng với thời gian cài đặt - Đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò - Phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời - Vận hành đúng qui trình - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị lò 2. Kiến thức - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò điện chân không - Qui trình hướng dẫn vận hành lò - Qui phạm về an toàn sử dụng bình khí áp lực - Nội qui về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội qui vận hành lò điện chân không - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của hệ thống vận hành - Dầu chân không, nước làm mát, khí N2 - Lò điện chân không và hệ thống điều khiển lò - Dụng cụ vệ sinh - Sổ bàn giao ca 41
  43. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 42
  44. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò chụp Mã công việc: C7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đóng các chụp nồi lò và chụp ra nhiệt vào sau đó hút chân không và ra nhiệt để ủ các chi tiết theo yêu cầu. Các bước thực hiện như sau: - Mở van xả áp lò để mở lò - Khóa van và tháo ống nước làm mát lò - Nâng, hạ các chụp gia nhiệt và chụp nồi lò - Cấp điện cho tủ điều khiển lò - Hút chân không và bơm nước làm mát - Cài đặt chế độ ủ và gia nhiệt lò - Cấp khí bảo vệ và theo dõi tình trạng làm việc của lò - Duy trì hoạt động của lò. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vận hành đúng trình tự theo qui trình công nghệ - Hút chân không đạt áp suất chân không -150 ÷ - 200 P - Duy trì đủ nước làm mát trong quá trình ủ - Cài đặt và gia nhiệt đúng chế độ - Thời gian thực hiện đúng với thời gian c ài đặt - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò chụp - Sử dụng palăng, cần trục nâng hạ thành thạo - Vận hành đúng qui trình công nghệ - Theo dõi quá trình làm việc của lò - Phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường 2. Kiến thức - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò chụp - Phương pháp sử dụng palăng, cầu trục - Phương pháp sử dụng bình khí áp lực - Nội qui an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội qui vận hành lò chụp - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống vận hành lò - Khí bảo vệ và nước làm mát lò - Lò chụp, palăng và hệ thống điều khiển vận hành lò - Dụng cụ vệ sinh, sổ bàn giao ca 43
  45. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 44
  46. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị lò đáy nghiêng Mã công việc: C8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị lò đáy nghiêng dùng để tôi và ram chi tiết máy, lò được nung bằng dây đốt kim loại trong môi trường khí bảo vệ. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra trước khi vận hành - Đóng điện, mở van cung cấp khí bảo vệ - Cài đặt chế độ tự động theo quy trình công nghệ đã lập - Mở cửa lò, đưa chi tiết vào lò và đóng cửa lò - Mở động cơ quay nghiêng lò, đưa chi tiết vào vùng ram - Tiến hành ram và duy trì hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Phát hiện dấu hiệu bất thường. - Vận hành theo quy trình. - Theo dõi, giám sát quá trình làm việc của thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị lò đáy nghiêng. - Phát hiện dấu hiệu khác thường, hỏng hóc. - Vận hành đúng quy trình công nghệ. - Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình vận hành thiết bị lò đáy nghiêng. - Tính năng và phạm vi ứng dụng của khí bảo vệ. - Tính toán chế độ nung. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành thiết bị lò đáy nghiêng. - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo lò đáy nghiêng. - Sổ bàn giao. - Thiết bị lò đáy nghiêng. - Khí bảo vệ. - Dụng cụ vệ sinh. 45
  47. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiêt bị lò đáy - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu nghiêng với sơ đồ cấu tạo lò - Theo dõi thực hiện vận hành đối - Vận hành thiêt bị lò đáy nghiêng chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội đúng trình tự qui vận hành lò - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn - Lò hoạt động ổn định, đạt được các kỹ thuật theo thuyết minh lò thông số - Theo dõi quá trình thực hiện và so - Đảm bảo an toàn cho người và thiết sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ bị lao động. 46
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò thấm cacbon thể lỏng Mã công việc: C9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Gia nhiệt nung nóng chảy hỗn hợp hóa chất để thấm cacbon thể lỏng. Thực hiện theo các bước sau: - Kiểm tra lò trước khi vận hành - Đóng điện gia nhiệt và quạt hút khí - Kiểm tra nhiệt độ và thành phần chất thấm - Bổ sung hỗn hợp chất thấm vào lò - Cho phôi vào lò, giữ nhiệt và theo dõi hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Gia nhiệt đạt nhiệt độ thấm cácbon thể lỏng - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò thấm cacbon thể khí - Bổ sung hóa chất thấm đúng tỷ lệ - Vận hành lò đúng qui trình công nghệ - Theo dõi quá trình làm việc của lò 2. Kiến thức - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò thấm cacbon thể lỏng - Qui trình hướng dẫn vận hành lò - Ký hiệu hóa học và tính năng tác dụng của hỗn hợp hóa chất thấm cacbon thể lỏng - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội qui vận hành lò thấm cácbon thể lỏng - Lò thấm và hệ thống điều khiển - Đầy đủ lượng hóa chất trong lò để nâng nhiệt - Sổ bàn giao ca - Dụng cụ vệ sinh 47
  49. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 48
  50. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò giếng thấm các bon thể khí Mã công việc: C10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò giếng để thực hiện công nghệ thấm các bon thể khí cho các chi tiết bằng thép. Các bước thực hiện bao gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò - Đóng Aptômat tổng cấp điện cho lò; vận hành hệ thống bơm nước làm mát - Cài đặt các thông số làm việc cho lò - Mở nắp lò và đưa gá chi tiết vào lò để nung - Đưa chất thấm cacbon vào lò, bật quạt đối lưu khí thấm - Mở và điều chỉnh chất thấm II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò thấm các bon thể khí - Đảm bảo việc cung cấp chất thấm các bon theo y êu cầu công nghệ - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng : - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Vận hành đúng quy trình - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị 2. Kiến thức - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò thấm các bon thể khí - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị đo nhiệt độ, thời gian của l ò - Tính năng và phạm vi ứng dụng của chất thấm các bon - Cấu tạo nguyên lí của hệ thống cung cấp và kiểm soát chất thấm các bon cho lò - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò thấm các bon thể khí IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò thấm các bon thể khí - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của lò thấm các bon thể khí - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò thấm các bon thể khí, các chất thấm các bon - Thiết bị đo nồng độ các bon, nhiệt độ, thời gian của l ò - Trang thiết bị bảo hộ lao động 49
  51. - Dụng cụ vệ sinh lò V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Tình trạng chung của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của lò - Kĩ năng vận hành lò thấm các bon - Giám sát các bước thực hiện công thể khí, thiết bị đo và khống chế nồng việc, đối chiếu với tiêu chuẩn được độ các bon, nhiệt độ, thời gian quy định trong nội quy vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đảm bảo các - Quan sát và đối chiếu với thông số kĩ thông số kĩ thật thật đợc quy định trong thuyết minh của lò - Đánh giá được mức độ hỏng hóc và - Giám sát quá trình xử lí hỏng hóc và sửa chữa thiết bị đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và đối bị chiếu với tiêu chuẩn được quy định trong quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động 50
  52. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò điện trở thấm Nitơ thể khí Mã công việc: C11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Gia nhiệt lò và cấp khí NH3 vào lò để thấm nitơ các chi tiết. Công việc thực hiện theo các bước sau: - Đóng điện nguồn cho tủ điều khiển lò - Bơm cấp nước vào bình lọc khí và làm mát thiết bị - Cài đặt chế độ nung và gia nhiệt lò - Điều khiển lưu lượng khí N2 bảo vệ - Điều khiển lưu lượng khí NH3 khi đạt chế độ thấm - Kiểm tra thường xuyên lò trong quá trình thấm II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vận hành đúng trình tự theo qui trình vận hành lò - Gia nhiệt đạt nhiệt độ thấm theo qui trình - Cấp khí N2 và khí NH3 đủ liều lượng - Thời gian thực hiện đúng với thời gian c ài đặt - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò thấm Nitơ thể khí - Vận hành đúng qui trình công nghệ - Cài đặt và điều chỉnh lưu lượng khí - Theo dõi quá trình làm việc của lò - Phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường 2. Kiến thức - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò thấm Nitơ thể khí - Qui trình hướng dẫn vận hành lò - Quy phạm an toàn về sử dụng bình khí áp lực - Nội qui an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội qui vận hành lò điện thấm Nitơ thể khí - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống vận hành lò - Khí N2 và khí NH3, nước làm mát thiết bị - Lò thấm Nitơ thể khí - Dụng cụ vệ sinh và sổ bán giao 51
  53. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 52
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò thấm xianua thể lỏng Mã công việc: C12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Gia nhiệt nung chảy hoá chất Xianua trong l ò nhằm bổ xung đồng thời hai nguyên tố Cacbon và Nitơ vào bề mặt chi tiết. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc của lò - Cấp dung dịch hóa chất Xianua vào lò - Đóng điện gia nhiệt và hút khí độc - Bơm nước cho tủ lọc khí độc - Theo dõi, kiểm tra và giữ nhiệt độ cho lò - Duy trì hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Vận hành đúng trình tự; - Gia nhiệt đủ nhiệt độ thấm Xianua thể lỏng; - Bơm phun nước lọc khí và hút khí độc; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò thấm Xianua thể lỏng; - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Theo dõi quá trình hoạt động của lò; - Phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử lý các tình huống. 2. Kiến thức: - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò thấm Xianua thể lỏng; - Qui trình vận hành lò. - Quy phạm an toàn về tiếp xúc với muối Xianua độc hại; - Nội quy an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nội quy vận hành lò thấm Xiannua thể lỏng; - Sơ đồ hệ thống thiết bị vận hành; - Các trang bị phòng hộ lao động; - Lò thấm Xianua và muối dùng để thấm Xianua thể lỏng; - Hệ thống bơm phút nước lọc khí và hút khí độc; - Sổ bàn giao. 53
  55. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 54
  56. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò liên hợp Mã công việc: C13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Gia nhiệt để nung nóng chi tiết liên tục gồm: Thấm Cacbon, tôi, ram, rửa. Được thực hiện bằng hệ thống băng tải kéo. Các bước thực hiện gồm: - Đóng điện và cài đặt chế độ nung và gia nhiệt - Bơm nước làm mát thiết bị và rửa sản phẩm - Cài đặt chế độ nung và điều chế Cacbon vào lò - Cung cấp khí Gas tạo Cacbon - Điều chỉnh hỗn hợp khí Gas vào lò - Đóng điện và điều chỉnh hệ thống băng tải - Gia nhiệt lò ram - Bơm rửa sản phẩm và thổi khô sản phẩm II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Vận hành đúng các bước trình tự; - Gia nhiệt các lò đúng nhiệt độ; - Cung cấp khí Gas đủ nồng độ để tạo Cacbon; - Điều chỉnh hệ thống băng tải đúng tốc độ; - Điều chỉnh đạt lượng Cacbon trong lò nung thấm; - Thời gian vận hành đạt nhiệt độ đúng với chương trình đã lập; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra và nắm vững tình trạng thiết bị lò liên hợp; - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Cài đặt chế độ nung và nhiệt độ cần nung, bộ điều khiển; - Khí Gas và duy trì nông độ Cacbon trong lò; - Điều chỉnh các lực lượng Kế khí, Gas; - Theo dõi quá trình hoạt động của lò, phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử lý các tình huống. 2. Kiến thức: - Cấu tạo nguyên lý làm việc của lò liên hợp; - Qui trình vận hành lò. - Quy phạm an toàn về bình khí áp lực(Khí Gas); - Nội quy về an toàn vệ sinh lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nội quy vận hành lò liên hợp; - Sơ đồ hệ thống thiết bị vận hành; - Lò nhiệt luyện liên hợp và tủ điều khiển; - Khí Gas; 55
  57. - Nước làm mát; - Sổ bàn giao ca. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 56
  58. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò tôi trung tần sử dụng động cơ phát tần Mã công việc: C14 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò tôi trung tần sử dụng động cơ phát tần để thực hiện công nghệ tôi tần số bề mặt chi tiết bằng thép và gang. Các bước thực hiện công việc chính bao gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò trước khi vận hành - Đóng Aptômat cấp điện cho lò - Bơm nước làm nguội động cơ phát tần và vòng cảm ứng - Điều chỉnh công suất của động cơ phát tần - Cài đặt các thông số làm việc cho lò và máy tôi - Vận hành máy tôi, cài đặt thời gian tôi tự động - Duy trì hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò và máy tôi - Đảm bảo áp lực và lưu lượng nước làm nguội - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Vận hành động cơ phát tần đúng quy trình - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò tôi trung tần sử dụng động cơ phát tần - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy tôi sử dụng dòng điện trung tần - Cấu tạo, vận hành máy bơm nước làm nguội - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò tôi trung tần. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò tôi trung tần - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của động cơ phát tần - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò tôi trung tần, máy bơm nước - Máy tôi, dụng cụ, vòng cảm ứng - Trang thiết bị bảo hộ lao động - Dụng cụ vệ sinh lò. 57
  59. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 58
  60. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò tôi cao tần Mã công việc: C15 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành lò tôi cao tần sử dụng đèn điện tử phát tần để thực hiện công nghệ tôi bề mặt chi tiết bằng thép và gang. Các bước thực hiện công việc chính bao gồm: - Kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện làm việc cho lò trước khi vận hành - Đóng Aptômat cấp điện cho lò - Bơm nước làm mát cho lò và bóng đèn điện tử phát tần - Đóng áp tô mát cấp điện vào lò - Điều chỉnh các thông số phù hợp với chi tiết tôi - Cài đặt chế độ tự động - Duy trì hoạt động của lò II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của lò - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác - Cài đặt đúng chế độ làm việc cho lò - Đảm bảo áp lực và lưu lượng nước làm nguội cho lò và vòng cảm ứng - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết tình trạng chung của thiết bị - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị - Phát hiện các dấu hiệu bất thường - Xử lí các sự cố thường gặp - Vận hành lò tôi cao tần đúng quy trình - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò tôi cao tần sử dụng đèn điện tử phát tần - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của đèn điện tử phát tần - Cấu tạo, vận hành máy bơm nước làm nguội - Nguyên tắc điều chỉnh lò tôi cao tần - An toàn và vệ sinh lao động khi làm việc ở lò tôi trung tần IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành lò tôi cao tần - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của lò tôi cao tần - Sổ ghi chép, bàn giao - Lò tôi cao tần, máy bơm nước - Đồ gá, dụng cụ, vòng cảm ứng - Trang thiết bị bảo hộ lao động - Dụng cụ vệ sinh lò. 59
  61. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của lò - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo lò - Vận hành lò đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành lò - Lò hoạt động ổn định, đạt được các - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo thuyết minh lò - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 60
  62. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị tôi bằng ngọn lửa oxy- axetylen Mã công việc: C16 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị nhằm điều chỉnh ngọn lửa ôxy-axetylen để đạt nhiệt độ cao dùng để tôi bề mặt. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra thiết bị - Bơm nước vào bình nạp đất đèn - Nạp đất đèn vào bình - Lắp vòi dẫn khí Oxy và Axetylen vào mỏ đốt - Mở van điều chỉnh mỏ đốt - Duy trì ngọn lửa Oxy Axetylen để tôi bề mặt chi tiết. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Vận hành đúng các bước trình tự; - Cân đối tỷ lệ giữa đất đèn và nước trung bình áp suất là 1kg/10 lít; - Điều chỉnh mỏ đốt đạt nhiệt độ; - Sắp xếp nơi làm việc hợp lý; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra tình trạng thiết bị; - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Nạp đất đèn vào bình và nước đúng tỷ lệ; - Điều chỉnh áp suất trung bình đúng quy trình; - Lắp và điều chỉnh mỏ đốt; - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo nguyên lý làm việc của thiết bị; - Qui trình vận hành thiết bị tôi bằng ngọn lửa Oxy- Axety len; - Quy phạm an toàn về sử dụng bình khí; - Nội quy về an toàn vệ sinh lao động; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nội quy vận hành thiết bị tôi bằng ngọn lửa Oxy-Axetylen; - Đất đèn, bình khí Axetylen, bình khí Oxy, nước; - Dân dần, van, mỏ đốt; - Dụng cụ vệ sinh, sổ bàn giao ca. 61
  63. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi quá trình vận hành so sánh với tiêu chuẩn trong nội quy vận hành. - Thiết bị hoạt động tốt - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn theo thuyết minh của thiết bị. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội quy về an toàn lao động. 62
  64. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị bể tôi Mã công việc: C17 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị bể tôi để làm nguội sản phẩm để khi tôi được đồng đều. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra mức dung dịch trong bể tôi, hệ thống b ơm khuấy và băng tải - Gia nhiệt cho bể tôi khi nhiệt độ thấp, bơm khuấy - Làm mát bể tôi khi dung dịch quá nhiệt độ theo yêu cầu - Đóng điện cho động cơ băng tải hoạt động - Duy trì hoạt động của bể tôi II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Mức dung dịch trong bể đạt đúng với mốc giới hạn trong bể; - Gia nhiệt độ cho bể tôi đạt 60 - 800C; - Mở van nước làm nguội bể tôi khi nhiệt độ vượt qua 800C; - Bơm khấy dung dịch với áp suất 0,5kg/m 3 - Điều chỉnh băng tải, chạy thẳng tâm không lệch; - Thực hiện an toàn cho người và thiết bị; - Thời gian thực hiện đúng theo quy trình. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Kỹ năng: - Nắm vững nguyên lý làm việc của bể tôi; - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Gia nhiệt, bơm khấy dung dịch, chạy băng tải; - Điều chỉnh băng tải khi chạy lệch; - Điều chỉnh áp suất bơm khấy đúng quy định; - Điều chỉnh nhiệt độ bể tôi đúng quy định; 2. Kiến thức: - Nguyên lý làm việc của bể tôi; - Qui trình vận hành của thiết bị bể tôi; - Nội quy về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các trang bị bảo hộ lao động; - Bể tôi đủ dung lượng; - Dầu dự trữ bổ sung; - Bộ gia nhiệt và đồng hồ đo nhiệt độ bể tôi; - Các van bơm khấy và máy bơm. đồng hồ đo áp suất; - Các van nước làm mát dầu và đồng hồ đo nhiệt độ nước; - Băng tải và động cơ kéo. 63
  65. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 64
  66. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị bể rửa Mã công việc: C18 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành hệ thống thiết bị gồm (bể tẩy dầu mỡ, bể tẩy gỉ, hút khí độc) để làm sạch sản phẩm trước hoặc sau khi nhiệt luyện. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị - Hút thông khí, gia nhiệt bể tẩy dầu mỡ - Cài đặt các chế độ hoạt động của thiết bị bể rửa - Bổ xung hoá chất vào các bể rửa - Tiến hành tẩy rửa và duy trì hoạt động của thiết bị II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Bổ xung hoá chất và nước vào bể tẩy dầu đúng liều lượng và dung lượng quy định gồm 5 7 % chất tẩy dầu thường dùng là P1050; - Bổ sung axit HCl vào bể tẩy gỉ đúng mốc quy định trong bể tẩy; - Đặt và gia nhiệt cho bể tẩy dầu mỡ là 1000C; - Thực hiện vận hành an toàn cho người và thiết bị; - Thời gian thực hiện đúng quy trình. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Kỹ năng: - Vận hành đúng quy trình công nghệ; - Pha chế, bổ sung hoá chất đúng tỷ lệ và dung lượng; - Gia nhiệt đạt nhiệt độ theo quy định; - Vận hành hệ thống hút khí độc. 2. Kiến thức: - Nắm vững nguyên lý vận hành hệ thống bể tẩy rửa; - Kiến thức về hoá, nhận biết các ký hiệu hoá học; - Nội quy an toàn về sử dụng hoá chất độc hại; - Quy trình vận hành thiết bị bể tẩy rửa. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các trang bị bảo hộ lao động; - Hoá chất gồm HCl P1050; - Bể tẩy gỉ, bể tẩy dầu mỡ, nước, các bể nước rửa; - Bộ gia nhiệt và đồng hồ đo nhiệt; - Van và vòi phun nước làm lạnh hoá chất sau khi tẩy; - Bể trung hoà. 65
  67. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 66
  68. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị kiểm tra độ cứng Mã công việc: C19 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị kiểm tra độ cứng để xác định độ cứng HRA, HRB, HRC của chi tiết sau khi đã nhiệt luyện. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành - Lựa chọn, gá lắp mũi thử - Mài sạch và gá lắp mẫu thử hoặc chi tiết thử - Đặt tải trọng, vận hành nén - Đọc trị số. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự thao tác. - Lựa chon gá lắp mũi thử chính xác. - Mài và vệ sinh mẫu, chi tiết đảm bảo quy định. - Đặt tải trọng và vận hành đúng quy trình. - Đọc trị số chính xác. - Đảm bảo an toàn cho người, thiết bị trong quá trình kiểm tra. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Nhận biết, phát hiện sai hỏng, dấu hiệu bất th ường. - Lựa chọn mũi thử, chuẩn bị mẫu theo quy định. - Vận hành thiết bị đúng quy trình. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị. - Phương pháp kiểm tra độ cứng. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành thiết bị kiểm tra độ cứng. - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo thiết bị kiểm tra độ cứng. - Sổ bàn giao. - Thiết bị kiểm tra, mũi thử, mẫu thử, chi tiết. - Dụng cụ vệ sinh. 67
  69. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 68
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị kiểm tra kéo nén Mã công việc: C20 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị kiểm tra kéo nén để xác định về c ơ tính của kim loại như độ bền kéo – nén – uốn, độ dãn dài của kim loại. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành. - Chuẩn bị mẫu và gá lắp mẫu. - Đặt tải trọng và vận hành thiết bị - Tháo mẫu, đo kích thước và tính toán trị số. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước. - Chuẩn bị mẫu thử đúng quy cách. - Đặt tải trọng đúng quy định. - Đo kích thước, tính toán trị số chính xác. - Đảm bảo an toàn cho người, thiết bị trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng thiết bị. - Phát hiện các sự cố, hỏng hóc. - Vận hành đúng theo quy trình. - Tính toán trị số chính xác. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí, cách sử dụng thiết bị kéo, nén. - Tiêu chuẩn mẫu, phương pháp gá lắp. - Biến dạng dẻo của kim loại. - Đo lường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành thiết bị kiểm tra kéo, nén. - Sơ đồ nguyên lí, cấu tạo của thiết bị. - Sổ bàn giao ca. - Mẫu thử. - Dụng cụ sửa chữa. - Dụng cụ vệ sinh. 69
  71. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 70
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị kiểm tra quang phổ Mã công việc: C21 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị kiểm tra quang phổ nhằm xác định mác kim loại bằng tia hồ quang. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành - Cho mẫu hoặc chi tiết vào lò nung - Cài đặt chế độ nhiệt, đóng điện vào lò - Phân tích tia hồ quang để xác định mác kim loại. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đầy đủ các bước thao tác. - Mở lò, đóng lò để cho phôi và lấy phôi phải thao tác nhanh. - Phán đoán xác định định tính, định lượng phải chính xác. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra đánh giá thực trạng thiết bị. - Phát hiện chính xác dấu hiệu bất thường. - Vận hành đúng quy trình và đủ các bước. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Nguyên lí, cấu tạo, cách vận hành thiết bị. - Tổ chức tế của kim loại. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nội quy vận hành thiết bị kiểm tra quang phổ. - Phim chụp. - Phôi, mẫu. - Móc. - Dụng cụ vệ sinh. - Đồng hồ. - Sổ bàn giao ca. 71
  73. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 72
  74. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hệ thống hút bụi, hút độc Mã công việc: C22 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành hệ thống hút bụi, hút độc để điều hòa nhiệt độ và không khí khu vực xưởng và thải các khí độc hại, bụi bẩn ở các c ơ sở nhiệt luyện. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành - Cấp điện cho động cơ hoạt động - Theo dõi và duy trì sự hoạt động của hệ thống II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra tình trạng trước ca làm việc. - Đóng ngắt cầu dao đúng thao tác, đúng trình tự. - Đảm bảo hệ thống hút thải hoạt động tốt. - Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống. - Phát hiện các dấu hiệu bất thường. - Vận hành đúng trình tự thao tác. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống hút, thải. - Sơ đồ hệ thống hút, thải. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hệ thống hút, thải bụi, hút độc. - Dụng cụ sửa chữa cơ khí. - Dụng cụ vệ sinh. - Sơ đồ hệ thống hút bụi, hút độc. - Sổ bàn giao. - Nội quy vận hành. 73
  75. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của hệ thống - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo hệ thống - Vận hành hệ thống đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành hệ thống - Hệ thống hoạt động ổn định, đạt - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn được các thông số kỹ thuật theo thuyết minh hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 74
  76. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hệ thống xử lí chất thải độc hại Mã công việc: C23 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành hệ thống xử lí chất thải độc hại để tinh lọc, khử bỏ dầu công nghiệp, các hóa chất dùng trong nhiệt luyện để thải ra ngoài nhằm tránh ô nhiễm và đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành - Mở van đưa chất thải từ xưởng nhiệt luyện vào bể chứa - Xử lí lọc chất thải - Mở van thoát chất thải đã xử lí ra ngoài II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của hệ thống. - Thực hiện thao tác vận hành đúng các bước. - Xử lí chất thải sạch hoá chất và dầu. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống. - Phát hiện sự cố bất thường. - Vận hành đúng các bước. -Theo dõi liên tục quá trình xử lí. 2. Kiến thức: - Sơ đồ hệ thống xử lí chất thải. - Cấu tạo, sử dụng hoá chất dùng xử lí. - Nguyên lí cấp, thoát nước, dòng chảy. - An toàn khi sử dụng hoá chất và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ hệ thống . - Nội quy vận hành. - Cân, thùng đo hoá chất. - Dụng cụ cơ khí. - Hoá chất để xử lí lọc. - Sổ bàn giao ca. 75
  77. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của hệ thống - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo hệ thống - Vận hành hệ thống đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành hệ thống - Hệ thống hoạt động ổn định, đạt - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn được các thông số kỹ thuật theo thuyết minh hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 76
  78. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hệ thống cung cấp nước Mã công việc: C24 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành hệ thống cung cấp nước nhằm bổ sung nước cho bể làm nguội cung cấp nước tưới nguội cho máy tôi trung cao tần, phục vụ VSCN. Các b ước thực hiện gồm: - Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành - Mở van tổng để cung cấp nước cho hệ thống - Mở van vào bể làm nguội hoặc tưới nguội cho máy - Đóng van vào bể chứa, đóng van tổng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Phát hiện các sự cố. - Đóng, mở van đúng quy định. - Theo dõi quá trình cung cấp nước của hệ thống. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng của thiết bị. - Phát hiện nhanh sự cố bất thường của hệ thống - Vận hành đóng, mở đúng quy định, trình tự. - Theo dõi lưu lượng nước cấp, nhiệt độ ở bể chứa. 2. Kiến thức: - Sơ đồ hệ thống cung cấp nước. - Quy trình vận hành cung cấp nước. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ hệ thống . - Dụng cụ cơ khí. - Cặp nhiệt độ. - Dụng cụ vệ sinh. - Sổ bàn giao. - Nội quy vận hành. 77
  79. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của hệ thống - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo hệ thống - Vận hành hệ thống đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành hệ thống - Hệ thống hoạt động ổn định, đạt - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn được các thông số kỹ thuật theo thuyết minh hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 78
  80. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hệ thống thiết bị tạo khí bảo vệ Mã công việc: C25 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị tạo khí bảo vệ nhằm cung cấp khí bảo vệ cho lò nung để tránh hiện tượng ôxi hóa, thoát Cacbon bề mặt chi tiết. Các b ước thực hiện gồm: - Kiểm tra hệ thống sinh khí trước khi vận hành - Mở van tổng để cung cấp khí - Mở van công tác vào lò nung - Đóng van công tác và van tổng khi kết thúc quá trình hoạt động của hệ thống thiết bị. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự thao tác. - Mở, đóng van tổng, van phụ tải đúng quy định v à quan sát chính xác lưu lượng khí vào lò. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong khi thao tác vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra đầy đủ trình tự hoạt động của các hệ thống. - Phát hiện nhanh sự cố bất thường. - Thao tác đúng trình tự. - Đảm bảo đủ lưu lượng khí quy định. - Theo dõi quá trình cung cấp khí. 2. Kiến thức: - Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí của thiết bị. - Nguyên lí vận hành thiết bị khí. - Công dụng của khí bảo vệ. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆ C - Sơ đồ cấu tạo của thiết bị sinh khí. - Nội quy vận hành. - Sổ bàn giao. - Thiết bị tạo khí bảo vệ. - Dụng cụ cơ khí. - Dụng cụ vệ sinh. 79
  81. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của hệ thống - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của hệ thống - Vận hành hệ thống đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành hệ thống - Hệ thống hoạt động ổn định, đạt - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn được các thông số kỹ thuật theo thuyết minh hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 80
  82. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị máy ép thủy lực Mã công việc: C26 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành máy ép thủy lực tạo ra lực ép tĩnh để uốn, nắn các chi tiết bị cong vênh trong quá trình nhiệt luyện. Các bước thực hiện gồm: - Kiểm tra tình trạng thiết bị - Khởi động bơm cao áp - Đóng điện vào động cơ - Gá đặt chi tiết lên bàn ép - Vận hành ép và nắn - Kiểm tra chi tiết. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị. - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác. - Khởi động bơm cao áp tạo dòng chảy liên tục. - Đặt sản phẩm xác định đúng chiều cong để ép. - Tạo lực ép đủ và từ từ. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. - Phát hiện chính xác sự cố bất thường. - Thao tác vận hành đủ các bước, đúng quy trình. - Quan sát mức độ cong vênh, xác định đúng lực ép. - Theo dõi quá trình làm việc của thiết bị. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của máy ép thủy lực. - Nguyên lí ép thủy lực. - Phương pháp kiểm tra độ cong vênh. - Nguyên lí gá. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí của máy ép thủy lực. - Phôi hoặc chi tiết. - Sổ bàn giao. - Thiết bị máy ép thủy lực. - Dụng cụ vệ sinh. - Nội quy vận hành 81
  83. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 82
  84. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành thiết bị nâng chuyển Mã công việc: C27 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Vận hành thiết bị nâng chuyển để vận chuyển phôi liệu, sản phẩm v ào và ra lò trong quá trình nhiệt luyện. Các bước chủ yếu gồm: - Kiểm tra tình trạng thiết bị - Khởi động động cơ - Bấm nút di chuyển móc thiết bị và móc chi tiết - Di chuyển chi tiết vào vị trí. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra điều kiện làm việc của thiết bị nâng chuyển. - Thực hiện đúng trình tự các bước vận hành. - Đóng điện, bấm nút di chuyển lên xuống nhịp nhàng, đúng hướng. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phát hiện các hỏng hóc, sự cố. - Quan sát xác định phương hướng di chuyển chính xác. - Vận hành thành thạo, đúng quy trình. 2. Kiến thức: - Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của thiết bị nâng chuyển. - Quy trình vận hành thiết bị nâng chuyển. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thiết bị nâng chuyển và bảng điều khiển. - Nội quy vận hành thiết bị. - Sổ bàn giao ca. - Dụng cụ vệ sinh. - Sơ đồ cấu tạo thiết bị. 83
  85. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tình trạng của thiết bị - Quan sát việc thực hiện và đối chiếu với sơ đồ cấu tạo của thiết bị - Vận hành thiết bị đúng trình tự - Theo dõi thực hiện vận hành đối chiếu với tiêu chuẩn qui định trong nội qui vận hành thiết bị - Thiết bị hoạt động ổn định, đạt được - Quan sát và đối chiếu với tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật theo thuyết minh thiết bị - Đảm bảo an toàn cho người và thiết - Theo dõi quá trình thực hiện và so bị sánh với nội qui về an toàn và bảo hộ lao động. 84
  86. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Ủ hoàn toàn Mã công việc: D1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nung nóng thép đến nhiệt độ thích hợp, giữ nhiệt và làm nguội chậm để đạt được yêu cầu làm nhỏ hạt, giảm độ cứng, tăng độ dẻo, dễ gia công c ơ khí. Bao gồm các bước thực hiện công việc chính sau: - Nghiên cứu bản vẽ - Lập quy trình công nghệ ủ hoàn toàn - Lựa chọn thiết bị đồ gá, dụng cụ - Tiến hành ủ - Kiểm tra II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đạt yêu cầu về độ cứng và độ biến dạng của sản phẩm - Quy trình ủ phải thể hiện đầy đủ các thông số - Thiết bị, đồ gá dụng cụ phải phù hợp - Thao tác đúng trình tự các bước - Quá trình nung và giữ nhiệt đảm bảo chuyển biến hoàn toàn thành Auxtenit - Tốc độ làm nguội phải đảm bảo theo yêu cầu - Sản phẩm đạt tổ chức, độ cứng, độ biến dạng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng : - Đọc và hiểu các yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật - Lập quy trình công nghệ ủ, tính toán chế độ ủ phù hợp - Vận hành lò ủ - Nhận biết được các tổ chức kim loại - Giám sát quá trình vận hành và sự cố xảy ra để có biện pháp xử lý, khắc phục - Kiểm tra độ biến dạng, độ cứng, tổ chức của sản phẩm sau ủ 2. Kiến thức: - Vẽ kĩ thuật cơ khí, dung sai, vật liệu học - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò nhiệt luyện dùng để ủ - Dụng cụ, đồ gá dùng trong nhiệt luyện - Phương pháp lập quy trình công nghệ ủ - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị kiểm tra, thiết bị đo độ cứng, dụng cụ kiểm tra độ biến dạng - An toàn và bảo hộ lao động IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ - Sổ sách ghi chép 85
  87. - Sổ tay tra cứu nhiệt luyện - Lò ủ - Thiết bị kiểm tra độ cứng, độ biến dạng - Đồ gá, kìm, móc, pa lăng, cầu trục - Các trang bị bảo hộ lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật của - Đối chiếu với bản vẽ gia công và xác bản vẽ nhận lại - Lập quy trình công nghệ ủ - Đối chiếu các thông số của quy trình ủ đã lập với sổ tay tra cứu nhiệt luyện và tài liệu công nghệ nhiệt luyện -Các thao tác thực hiện công nghệ ủ - Quan sát việc thực hiện công việc cụ thể , đối chiếu với quy trình ủ đã lập - Thực hiện các yêu cầu kiểm tra sản - Giám sát việc thực hiện và đối chiếu phẩm sau khi ủ với quy trình kiểm tra - Quan sát việc thực hiện công việc và - An toàn và bảo hộ lao động đối chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động 86
  88. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Ủ không hoàn toàn Mã công việc: D2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nung nóng thép đến nhiệt độ chưa xảy ra chuyển biến hoàn toàn thành Auxtenit sau đó giữ nhiệt và làm nguội chậm với mục đích làm giảm độ cứng để dễ gia công cắt gọt. Bao gồm các bước thực hiện công việc chính sau: - Nghiên cứu bản vẽ - Lập quy trình công nghệ ủ không hoàn toàn - Lựa chọn thiết bị đồ gá, dụng cụ - Tiến hành ủ - Kiểm tra. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đạt yêu cầu về độ cứng và độ biến dạng của sản phẩm - Quy trình ủ phải thể hiện đầy đủ các thông số - Thiết bị, đồ gá dụng cụ phải phù hợp - Thao tác đúng trình tự các bước - Quá trình nung và giữ nhiệt đảm bảo cho Peclit chuyển biến th ành Auxtenit - Tốc độ làm nguội phải đảm bảo theo yêu cầu - Sản phẩm đạt tổ chức, độ cứng, độ biến dạng III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết - Lập quy trình công nghệ ủ, tính toán chế độ ủ phù hợp - Vận hành lò ủ - Thực hiện trình tự thao tác cụ thể các bước của công nghệ ủ không hoàn toàn - Nhận biết được các tổ chức kim loại - Giám sát quá trình vận hành và sự cố xảy ra để có biện pháp xử lí, khắc phục - Kiểm tra độ biến dạng, độ cứng, tổ chức của sản phẩm sau ủ 2. Kiến thức: - Vẽ kĩ thuật cơ khí, dung sai, vật liệu học - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò ủ - Dụng cụ, đồ gá dùn - Phương pháp lập quy trình công nghệ - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị kiểm tra, thiết bị đo độ cứng, dụng cụ kiểm tra độ biến dạng - An toàn và bảo hộ lao động 87
  89. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết - Sổ sách ghi chép - Sổ tay tra cứu nhiệt luyện - Lò ủ - Thiết bị kiểm tra độ cứng, độ biến dạng - Đồ gá, kìm, móc, pa lăng, cầu trục - Các trang bị bảo hộ lao động V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật của - Đối chiếu với bản vẽ gia công và xác bản vẽ nhận lại - Lập quy trình công nghệ ủ - Đối chiếu các thông số của quy trình ủ đã lập với sổ tay tra cứu nhiệt luyện và tài liệu công nghệ nhiệt luyện -Các thao tác thực hiện công nghệ ủ - Quan sát việc thực hiện công việc cụ thể , đối chiếu với quy trình ủ đã lập - Thực hiện các yêu cầu kiểm tra sản - Giám sát việc thực hiện và đối chiếu phẩm sau khi ủ với quy trình kiểm tra - Quan sát việc thực hiện công việc và - An toàn và bảo hộ lao động đối chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động 88
  90. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Ủ đẳng nhiệt Mã công việc: D3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nung nóng thép đến nhiệt độ ủ, giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh xuống dưới điểm AC1 đến một nhiệt độ nhất định tùy theo yêu cầu tổ chức kim loại nhận được, giữ nhiệt lâu trong lò ở nhiệt độ đó để Auxtenit chuyển hóa th ành hỗn hợp ferit – xementit có độ cứng thấp. Các bước thực hiện công việc chính bao gồm: - Nghiên cứu bản vẽ chi tiết - Lập quy trình công nghệ ủ đẳng nhiệt - Lựa chọn thiết bị đồ gá, dụng cụ - Tiến hành ủ - Kiểm tra II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đạt được yêu cầu về độ cứng và độ biến dạng - Quy trình ủ phải thể hiện đầy đủ các thông số, đúng tr ình tự - Thiết bị, đồ gá dụng cụ phải phù hợp - Thao tác đúng trình tự các bước của quy trình - Quá trình giữ nhiệt phải đủ thời gian để Auxtenit chuyển hóa th ành hỗn hợp ferit –xementit - Đảm bảo tốc độ nguội đẳng nhiệt theo yêu cầu - Sản phẩm đạt tổ chức, độ cứng, độ biến dạng theo y êu cầu - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết - Lập quy trình công nghệ ủ đẳng nhiệt, tính toán chế độ ủ phù hợp - Vận hành lò ủ - Thao tác thực hiện đầy đủ các bước công nghệ ủ đẳng nhiệt - Nhận biết được các tổ chức kim loại - Giám sát quá trình và sự cố xảy ra để có biện pháp xử lí khắc phụ c - Kiểm tra độ biến dạng, độ cứng, tổ chức của sản phẩm sau ủ 2. Kiến thức: - Vẽ kĩ thuật cơ khí, dung sai, vật liệu học - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò nhiệt luyện dùng để ủ đẳng nhiệt - Dụng cụ, đồ gá dùng trong nhiệt luyện - Phương pháp lập quy trình công nghệ ủ đẳng nhiệt - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị kiểm tra, thiết bị đo độ cứng, dụng cụ kiểm tra độ biến dạng - An toàn và bảo hộ lao động. 89
  91. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết - Sổ sách ghi chép - Sổ tay tra cứu nhiệt luyện - Lò ủ - Thiết bị kiểm tra độ cứng, độ biến dạng - Đồ gá, kìm, móc, pa lăng, cầu trục - Các trang bị bảo hộ lao động V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc và hiểu các yêu cầu của bản vẽ - Đối chiếu với bản vẽ gia công và xác nhận lại - Lập quy trình công nghệ ủ đẳng nhiệt - Đối chiếu các thông số của quy trình ủ đã lập với sổ tay tra cứu nhiệt luyện và tài liệu công nghệ nhiệt luyện - Các thao tác thực hiện công nghệ ủ - Quan sát việc thực hiện công việc đẳng nhiệt cụ thể, đối chiếu với quy trình ủ đẳng nhiệt đã lập - Thực hiện các yêu cầu kiểm tra sản - Giám sát việc thực hiện và đối phẩm sau khi ủ chiếu với quy trình kiểm tra - Quan sát việc thực hiện công việc - An toàn và bảo hộ lao động và đối chiếu với quy định về an toàn và bảo hộ lao động 90
  92. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Ủ cầu hóa Mã công việc: D4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nung nóng thép dao động tuần hoàn trên dưới nhiệt độ tới hạn AC1, sau đó làm nguội chậm để đạt được tổ chức của Peclit và Xementit dạng cầu. Các bước thực hiện công việc chính bao gồm: - Nghiên cứu bản vẽ - Lập quy trình công nghệ ủ cầu hóa - Lựa chọn thiết bị đồ gá, dụng cụ - Tiến hành ủ - Kiểm tra II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đạt được yêu cầu độ cứng và tổ chức Pelit cầu - Quy trình ủ phải thể hiện đầy đủ các thông số, đúng tr ình tự - Thiết bị, đồ gá dụng cụ phải phù hợp - Thao tác đúng trình tự các bước - Thời gian giữ nhiệt phải đảm bảo - Tốc độ nguội tuân thủ theo quy trình ủ cầu hóa - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết - Lập quy trình công nghệ ủ cầu hóa, tính toán chế độ ủ phù hợp - Vận hành lò ủ - Thao tác thực hiện các bước - Nhận biết được các tổ chức kim loại - Giám sát quá trình và sự cố xảy ra để có biện pháp xử lí, khắc phục - Kiểm tra độ biến dạng, độ cứng, tổ chức của sản phẩm sau ủ. 2. Kiến thức: - Vẽ kĩ thuật cơ khí, dung sai, vật liệu học - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của lò nung - Dụng cụ, đồ gá dùng trong ủ - Phương pháp lập quy trình công nghệ ủ cầu hóa - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của thiết bị kiểm tra, thiết bị đo độ cứng, dụng cụ kiểm tra độ biến dạng - An toàn và bảo hộ lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản vẽ chi tiết - Sổ sách ghi chép - Sổ tay tra cứu nhiệt luyện 91