Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ dệt

pdf 226 trang phuongnguyen 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ dệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_cong_nghe_det.pdf

Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Công nghệ dệt

  1. Tiªu chuÈn kü n¨ng nghÒ TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ DỆT MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, 2009 1
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ban Chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Công nghệ Dệt được Bộ Công thương thành lập tại Quyết định số 3258/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2009 gồm 11 thành viên, trong đó có 01 PGS, 01 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ và 04 cử nhân, là những giáo viên, cán bộ kỹ thuật có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu trong nghề Dệt. Ban Chủ nhiệm dựa vào sơ đồ phân tích nghề do Tổng cục Dạy nghề cung cấp, tiến hành hội thảo rà soát chỉnh sửa bao gồm: 16 nhiệm vụ chia th ành 104 công việc nghề Công nghệ Dệt. Sau khi từng thành viên Ban xây dựng đọc nghiên cứu cùng nhau hội thảo đã đi đến nhất trí với nội dung phiếu phân tích nghề về cách phân chia nhiệm vụ và công việc như trong tài liệu. Tuy nhiên cần thay đổi một số ít nội dung sau: - Mô tả lại công việc: G01, G02, G03, H01, H02, H03, I01, I02, I03, I04, I05, M01, M02, M03 - Tên công việc: I04, I05, M02 - Bước công việc: 2 của công việc G02 - Bước công việc: 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của công việc H02 - Bước công việc: 1, 2 của công việc I02 - Bước công việc: 1, 2, 7 của công việc I03 - Bước công việc: 2, 3, 4, 5, 6 của công việc I04 - Bước công việc: 1 của công việc M01 - Bước công việc: 1, 4, 5, 6 của công việc M02 - Có từ dùng chưa chính xác nên bỏ (máy móc), một vài lỗi chính tả. Tập hợp các tài liệu đã có, Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề tiến hành phân tích các bước công việc theo nguyên tắc làm việc cá nhân viết và thông qua nhóm. Cùng với kết quả phân tích công việc và các văn bản hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Tiến hành biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ng ày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau khi xác định tiêu chuẩn kỹ năng nghề căn cứ v ào độ phức tạp và yêu cầu từng công việc trong nghề, Ban chủ nhiệm hội thảo xây dựng danh mục công việc trong nghề tương ứng với bậc trình độ của nghề Công nghệ Dệt. Xây dựng phiếu góp ý kiến danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề gửi 50 phiếu xin ý kiến các cá nhân hoạt động trong nghề tại 16 công ty xí nghiệp Dệt địa phương và trung ương trên địa bàn khác nhau như (Hà 2
  3. Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Đông) đã thu về được 32 ý kiến góp ý. Dựa trên cơ sở số liệu đóng góp của các cá nhân gửi đến Ban chủ nhiệm tiến h ành hội thảo xây dựng lại danh mục các công việc theo các bậc tr ình độ kỹ năng nghề “nghề Công nghệ Dệt”. Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Công nghệ Dệt được xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Đối với người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động. Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp và tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Ngoài ra, các cơ quan có th ẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ng ười lao động. 3
  4. II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG TT Họ và tên Nơi làm việc 01 Phạm Ngọc Anh Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 02 Trần Minh Nam Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 03 Phạm Minh Đạo Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 04 Trần Ngọc Huy Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 05 Nguyễn Thị Thảo Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 06 Chu Bính Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 07 Vũ Văn Sửu Trường Đại học KT - KT Công nghiệp 08 Phạm Văn Lượng Viện kinh tế kỹ thuật dệt may 09 Nguyễn Văn Đoàn Công ty cổ phần Dệt May Sơn nam 10 Đặng Anh Tuấn Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai 11 Phạm Văn Cương Công ty cổ phần Dệt May Sơn nam 4
  5. III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 01 Dương Tử Bình Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định 02 Nguyễn Sĩ Phương Viện kinh tế kỹ thuật dệt may 03 Đặng Thanh Thủy Vụ TCCB Bộ Công Thương 04 Trần Minh Đức Công ty cổ phần Dệt Hà Đông 05 Phan Thanh Tuấn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 06 Vũ Văn Hiều Viện kinh tế kỹ thuật dệt may 07 Phạm Tuấn Anh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai 08 Trương Thị Ngân Trường CĐCN Dệt may thời trang Hà Nội 5
  6. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ DỆT MÃ SỐ NGHỀ: Nghề Công nghệ dệt là nghề thiết kế, gia công các loại nguyên liệu (xơ hoặc sợi) trên các dây chuyền công nghệ dệt để tạo ra vải đạt yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn. Người hành nghề Công nghệ dệt cần phải: - Biết được cấu tạo, tính chất, công dụng của các loại vải v à nguyên liệu tạo ra vải; - Biết thiết kế mặt hàng dựa trên cơ sở phân tích mẫu thật hoặc yêu cầu của khách hàng; - Biết thiết kế đơn công nghệ gia công trên từng thiết bị và trên dây chuyền sản xuất; - Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm; - Xây dựng được định mức sản xuất cho từng thiết bị v à cho cả dây chuyền; - Thiết kế được dây chuyền sản xuất hợp lý tr ên điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp; - Biết vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật các thiết bị gia công trên dây chuyền công nghệ dệt, đảm bảo năng suất. chất l ượng sản phẩm; - Giám sát và xử lý được sự cố trong quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ dệt; - Có đủ sức khoẻ phù hợp với môi trường công việc nóng, ồn, bụi; - Có khả năng giao tiếp và tác phong công nghiệp; - Đọc, hiểu được các tài liệu kỹ thuật; - Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Vị trí làm việc của người hành nghề Công nghệ dệt đó là: - Trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền công nghệ dệt của các cơ sở sản xuất ngành dệt trong nước hoặc xuất khẩu lao động; - Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật thiết kế mẫu vải, kỹ thuật chuyền, kỹ thuật xây dựng định mức, kỹ thuật thiết kế công nghệ sản xuất, nhân viên kỹ thuạt kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, gia công các mặt hàng vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt; - Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất ngành dệt với quy mô vừa và nhỏ. 6
  7. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: CÔNG NGHỆ DỆT MÃ SỐ NGHỀ: Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Công việc việc 1 2 3 4 5 A Thiết kế mặt hàng vải dệt thoi 1 A01 Phân tích mặt hàng vải dệt thoi x 2 A02 Thiết kế mẫu vải dệt thoi x 3 A03 Dệt thử vải dệt thoi x 4 A04 Hiệu chỉnh thiết kế vải dệt thoi x B Thiết kế mặt hàng vải dệt kim 5 B01 Phân tích mặt hàng vải dệt kim x 6 B02 Thiết kế mẫu vải dệt kim x 7 B03 Dệt thử vải dệt kim x 8 B04 Hiệu chỉnh thiết kế vải dệt kim x C Thiết kế mặt hàng vải không dệt 9 C01 Phân tích mẫu vải không dệt x 10 C02 Thiết kế mẫu vải không dệt x 11 C03 Sản xuất thử vải không dệt x 12 C04 Hiệu chỉnh thiết kế vải không dệt x D Thiết kế công nghệ sản xuất vải dệt thoi 13 D01 Thiết kế công nghệ mắc đồng loạt x 14 D02 Thiết kế công nghệ mắc phân băng x 15 D03 Thiết kế công nghệ hồ, dồn sợi dọc x 16 D04 Thiết kế công nghệ luồn sợi dọc x 17 D05 Thiết kế công nghệ dệt vải x E Thiết kế công nghệ sản xuất vải dệt kim 18 E01 Thiết kế công nghệ trên máy dệt kim đan ngang x 19 E02 Thiết kế công nghệ trên máy mắc dệt kim đan dọc x 20 E03 Thiết kế công nghệ trên máy dệt kim đan dọc x F Thiết kế công nghệ sản xuất vải không dệt 21 F01 Thiết kế công nghệ trên máy xé trộn x 22 F02 Thiết kế công nghệ trên máy chải x 23 F03 Thiết kế công nghệ trên máy xếp lớp x 7
  8. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Công việc việc 1 2 3 4 5 Thiết kế công nghệ liên kết bằng hoá học 24 F04 x trên máy sản xuất vải không dệt Thiết kế công nghệ liên kết bằng cơ học trên 25 F05 x máy sản xuất vải không dệt 26 F06 Thiết kế công nghệ trên máy cán ép định hình x G Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 27 G01 Xây dựng chỉ tiêu chất lượng x 28 G02 Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng x 29 G03 Xây dựng định mức đánh giá chất lượng x H Xây dựng định mức lao động 30 H01 Khảo sát mức tiêu hao thời gian làm việc x 31 H02 Lập mức x 32 H03 Áp dụng mức x I Lập kế hoạch sản xuất 33 I01 Xác định mặt hàng sản xuất x 34 I02 Xác định dây chuyền công nghệ x 35 I03 Tính số lượng công nhân x 36 I04 Cân đối nguyên vật liệu x 37 I05 Lập bảng kế hoạch sản xuất x J Sản xuất vải dệt thoi 38 J01 Chuẩn bị thiết bị mắc đồng loạt x 39 J02 Chuẩn bị vật liệu mắc đồng loạt x 40 J03 Vận hành máy mắc đồng loạt x 41 J04 Thay thùng sợi mắc đồng loạt x 42 J05 Chuẩn bị thiết bị mắc phân băng x 43 J06 Chuẩn bị nguyên vật liệu mắc phân băng x 44 J07 Vận hành máy mắc phân băng x 45 J08 Thay thùng sợi trên máy mắc phân băng x 46 J09 Chuẩn bị thiết bị dồn sợi dọc x 47 J10 Chuẩn bị nguyên vật liệu dồn sợi dọc x 48 J11 Vận hành máy dồn sợi dọc x 49 J12 Thay thùng sợi trên máy dồn x 50 J13 Chuẩn bị nguyên liệu nấu hồ x 8
  9. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Công việc việc 1 2 3 4 5 51 J14 Nấu hồ x 52 J15 Kiểm tra dung dịch hồ x 53 J16 Chuẩn bị thiết bị hồ sợi dọc x 54 J17 Chuẩn bị nguyên vật liệu hồ sợi dọc x 55 J18 Vận hành máy hồ sợi dọc x 56 J19 Thay thùng sợi trên máy hồ x 57 J20 Chuẩn bị nguyên vật liệu luồn sợi dọc x 58 J21 Luồn sợi dọc x 59 J22 Quấn suốt sợi ngang x 60 J23 Chuẩn bị điều kiện làm việc trên máy dệt x 61 J24 Vận hành, xử lý trên máy dệt x 62 J25 Thay thùng sợi trên máy dệt x 63 J26 Kiểm tra phân loại vải dệt thoi x 64 J27 Đóng kiện, ghi mã hàng hoá x 65 J28 Nhập kho vải dệt thoi x K Sản xuất vải dệt kim Chuẩn bị điều kiện làm việc trên máy dệt x 66 K01 kim đan ngang 67 K02 Vận hành máy dệt kim đan ngang x 68 K03 Thay kim máy dệt kim đan ngang x 69 K04 Thay trục vải trên máy dệt kim đan ngang x 70 K05 Chuẩn bị vật liệu mắc phân đoạn x 71 K06 Chuẩn bị máy mắc phân đoạn x 72 K07 Vận hành máy mắc phân đoạn x 73 K08 Thay thùng mắc phân đoạn x Chuẩn bị điều kiện làm việc trên máy dệt x 74 K09 kim đan dọc 75 K10 Vận hành máy dệt kim đan dọc x 76 K11 Thay kim máy dệt kim đan dọc x 77 K12 Thay trục vải máy dệt kim đan dọc x 78 K13 Kiểm tra, phân loại vải dệt kim x 79 K14 Đóng kiện vải dệt kim x 80 K15 Nhập kho vải dệt kim x 9
  10. Mã số Trình độ kỹ năng nghề TT công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Công việc việc 1 2 3 4 5 L Sản xuất vải không dệt 81 L01 Tiếp nguyên liệu x Vận hành dây chuyền liên kết màng xơ x 82 L02 bằng hoá học Vận hành dây chuyền liên kết màng xơ x 83 L03 bằng cơ học 84 L04 Cán ép định hình x 85 L05 Kiểm tra, phân loại, nhập kho vải không dệt x M Kiểm tra chất lượng sản phẩm 86 M01 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu x 87 M02 Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm x 88 M03 Kiểm tra chất lượng vải x N Quản lý sản xuất 89 N01 Quản lý lao động x 90 N02 Quản lý trang thiết bị x 91 N03 Quản lý nguyên vật liệu x 92 N04 Quản lý chất lượng sản phẩm x 93 N05 Điều hành sản xuất x 94 N06 TuyÓn dông lao ®éng x 95 N07 X©y dùng chiÕn l­îc kinh doanh x 96 N08 Marketing x O Thực hiện an toàn và vệ sinh lao động 97 O01 Thực hiện biện pháp an toàn lao động x 98 O02 Thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ x 99 O03 Cấp cứu người bị điện giật x 100 O04 Sơ cứu người bị tai nạn lao động x 101 O05 Thực hiện vệ sinh môi trường làm việc x P Bồi dưỡng nâng cao trình độ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực x 102 P01 thực hành 103 P02 Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học x 104 P03 Đào tạo thợ bậc dưới x 10
  11. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phân tích mặt hàng vải dệt thoi Mã số Công việc: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phân tích mặt hàng, xác định chỉ số kỹ thuật của vải dệt thoi: - Xác định thành phần của nguyên liệu sợi; - Xác định độ mảnh của sợi; - Xác định cấu trúc của vải dệt thoi; - Xác định mật độ sợi dọc, sợi ngang của vải dệt thoi; - Xác định khổ rộng của vải dệt thoi; - Xác định độ co của vải dệt thoi; - Xác định khối lượng của vải dệt thoi; - Xác định độ thẩm thấu hơi nước, không khí của vải dệt thoi; - Xác định độ chứa ẩm của vải dệt thoi; - Xác định độ bền của vải dệt thoi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện đúng các phản ứng hoá phân t ích để xác định thành phần nguyên liệu xơ, sợi của vải; - Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu, thí nghiệm, tính toán xác định độ mảnh của sợi dọc và sợi ngang của vải; - Dùng kim để tách sợi từ mẫu vải và xác định đúng kiểu dệt vải và rappo màu của vải; - Dùng kính soi mật độ để xác định mật độ sợi dọc và sợi ngang của vải; - Đo chính xác khổ rộng của vải và khổ rộng của biên vải; - Giặt vải, phơi khô và đo đạc chính xác để xác định độ co của vải; - Cân mẫu vải dệt thử để xác định chính xác khối l ượng 1m2 và 1m vải; - Thực hiện đúng phương pháp sấy vải bằng tủ sấy để xác định độ ẩm của vải; - Dùng máy thử độ thẩm thấu nước và không khí để xác định độ thẩm thấu hơi nước, không khí của vải; - Dùng máy thử độ bền kéo đứt băng vải để xác định độ bền của vải. 11
  12. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Kỹ năng thực hiện thuần thục các ph ương pháp lấy mẫu và phương pháp thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vải; - Kỹ năng ghi chép số liệu và tính toán kết quả thí nghiệm chính xác. 2. Kiến thức - Nắm vững nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại máy dệt thoi; - Nắm vững kiến thức về cấu tạo v à các đặc trưng tính chất hoá, lý và cơ học của vật liệu xơ, sợi và phạm vi ứng dụng của mỗi loại và cấu tạo vải dệt thoi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các dụng cụ: đồng hồ, kim tách sợi, kính soi mật độ; - Mẫu vải của khách hàng, mẫu vải dệt thử, bảng ghi chỉ tiêu kỹ thuật của vải thiết kế; - Ghi chép, tính toán các kết quả thí nghiệm trung thực, chính xác. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác vật liệu xơ, - Theo dõi việc pha chế hoá chất, thực sợi. hiện các phản ứng hoá học để xác định tính chất vật liệu xơ, sợi tại phòng thí nghiệm hoá dệt. - Tính chất cơ lý của vải. - So sánh tính chất cơ lý của vải, thiết kế với tính chất cơ lý của mẫu vải khách hàng. - Xác định đúng kiểu dệt. - Kiểm tra hình mắc máy kiểu dệt vải thiết kế. - Đảm bảo điều kiện thí nghiệm - Theo dõi việc thực hiện thí nghiệm xem chuẩn xác. có đảm bảo đúng phương pháp và tiêu chuẩn không. - Đảm bảo an toàn lao động. - Kiểm tra xem có đủ các trang thiết bị an toàn cho người và thiêt bị. - Khối lượng 1m2 vải. - Lấy mẫu và đo trực tiếp và so sánh với mẫu của khách hàng đã đặt. - Khổ rộng của vải. - Đo trực tiếp vải đang dệt để so sánh. - Mật độ sợi dọc, sợi ngang. - Dùng kính mật độ để kiểm tra trên vải đang dệt để so sánh. 12
  13. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế mẫu vải dệt thoi Mã số Công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế kiểu dệt và các chỉ tiêu kỹ thuật của vải dệt thoi - Thiết kế cấu trúc vải dệt thoi; - Thiết kế khổ rộng vải; - Thiết kế mật độ sợi dọc, sợi ngang của vải; - Tính tổng số sợi dọc; - Tính các thông số kỹ thuật của lược mật độ; - Tính thông số kỹ thuật của go; - Tính thông số kỹ thuật của lamen; - Tính khối lượng vải dệt thoi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vẽ được hình mắc máy kiểu dệt vải, ghi các số liệu về h ình mắc máy, hình mắc go khổ, hình điều go; - Biết cách chọn các dữ liệu và thông số kỹ thuật để thiét kế đúng khổ rộng ; mật độ sợi dọc, sợi ngang của vẩi đúng nh ư mẫu vải của khách hàng đặt; - Xác định và chọn đúng mật độ của lược mật độ; - Biết phương pháp chọn go và xác định đúng số khung go, dây go và số sợi luồn vào một dây go cúng như loại lamen, số dàn lamen và tổng số lamen; - Đảm bảo khối lượng 1m dài và 1m2 của vải theo đúng đơn đặt hàng của khách. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Chọn sợi dọc và sợi ngang để dệt vải chính xác; - Vẽ và thiết kế cấu tạo các kiểu dệt của vải dệt thoi chính xác; - Tính toán các thông số kỹ thuật của vải dệt thoi thuần thục; - Xác định đặc điểm đặc trưng tính chất của các loại vải chính xác. 2. Kiến thức - Phân tích cấu tạo và thiết kế vải dệt thoi; - Hiểu biết về vật liệu xơ, sợi, chọn sợi phù hợp với vải định dệt; - Đánh giá tính năng công nghệ của thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải. 13
  14. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mẫu vải theo đơn đặt mẫu vải của khách hàng; - Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất phải đảm bảo hiệu chỉnh theo thông số kỹ thuật cho trước của mẫu vải của khách hàng; - Các loại cân, kính soi mật độ, thước đo, mẫu vải của khách, tài liệu hố sơ kỹ thuật của thiết bị. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đúng hình mắc máy kiểu dệt. - So sánh thông số trên hình mắc máy. - Vải được thiết kế đúng với mẫu - So sánh trên mẫu vải dệt thử của khách vải của khách hành. về các thông số kỹ thuật của vải nh ư: mật độ dọc, ngang; tổng số sợi dọc, khối l ượng 1m2 và 1m vải. - Thiết kế đúng các thông số kỹ - Kiểm tra trực tiếp các thông số kỹ thuật thuật của vải. như lamen, go, khổ và so sánh với bản thiết kế. 14
  15. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Dệt thử vải dệt thoi Mã số Công việc: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sản xuất thử mặt hàng theo thiết kế: - Chuẩn bị dệt; - Dệt vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện tại xưởng dệt; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, an toàn về điện; - Lắp đặt và kiểm tra các thông số kỹ thuật theo mặt h àng thiết kế; - Dệt vải theo đúng các thông số công việc của vải thiết kế; - Thường xuyên kiểm tra chất lượng vải và năng suất lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Có kỹ năng thao tác máy dệt thành thạo; - Có kỹ năng xử lý các lỗi vải thuần thục; - Có tay nghề dệt vải với năng suất và chất lượng cao. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức cấu tạo và tính chất các kiểu dệt thoi; - Nắm vững kiến thức về cấu tạo vải v à phương pháp luồn go, khổ; - Nắm vững kiến thức về các yêu cầu chất lượng của vải dệt thoi; - Nắm vững kiến thức về nguyên lý và tính năng công nghệ của máy dệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Trục dệt phải được chuẩn bị tốt; - Sợi phải có chất lượng tốt, đúng chủng loại; - Các cơ cấu máy dệt phải đảm bảo chất lượng tốt; - Có đủ công cụ, đồng hồ đo và thước đo phục vụ thí nghiệm; - Thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động cho con người và thiết bị; - Có mẫu vải của khách hàng và các thông số kỹ thuật của vải; - Có hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất. 15
  16. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo đúng các chỉ tiêu kỹ - So sánh các thông số kỹ thuật của vải dệt thuật của vải. thử và vải của khách hàng đặt. - Đảm bảo đúng các chỉ tiêu chất - So sánh chất lượng của vải dệt thử với lượng của vải. chất lượng mẫu vải của khách hàng. - Dệt vải phải đạt năng suất lao - Kiểm tra theo định mức lao động và định động và năng suất thiết bị cao. mức thiết bị theo tiêu chuẩn ngành dệt. - Đảm bảo an toàn cho người và - Kiểm tra xem có trang bị đủ bảo hộ lao cho thiết bị. động và quy trình thao tác có đảm bảo an toàn không. - Kỹ năng thao tác máy dệt thành - Quan sát các thao tác kỹ thuật khi vận thạo. hành máy. - Kỹ năng xử lý khắc phục các lỗi - Quan sát kỹ thuật xử lý lỗi vải. vải thành thạo. 16
  17. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Hiệu chỉnh thiết kế vải dệt thoi Mã số Công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC So sánh, đánh giá, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của mẫu vải dệt thử v à mẫu thiết kế: - Lấy mẫu vải thí nghiệm; - Xác định các thông số kỹ thuật của các mẫu vả i; - Hiệu chỉnh thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu và chọn mẫu; - Thực hiện xác định các thông số kỹ thuật của các mẫu vải đúng ph ương pháp; - So sánh các sai lệch nếu có giữa mẫu vải dệt thử và mẫu vải thiết kế để đề ra phương án điều chỉnh phù hợp; - Thực hiện chính xác giải pháp hiệu chỉnh cho ph ù hợp mẫu vải thiết kế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện phân tích mẫu vải thuần thục, đúng ph ương pháp; - Khả năng phân tích phát hiện các sai lệch về thông số kỹ thuật vải v à khắc phục sai lệch; - Có khả năng hiệu chỉnh thiết bị cho phù hợp thông số kỹ thuật vải; - Khả năng thao tác kỹ thuật thuần thục, an to àn. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về thiết kế công ng hệ dây chuyền sản xuất; - Nắm vững kiến thức về thiết bị và phương pháp hiệu chỉnh thiết bị dệt; - Nắm vững kiến thức về chất lượng sản phẩm và nguyên nhân gây ra các dạng lỗi, cách khắc phục. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các mẫu vải để phân tích các thông số kỹ thuật của vải dệt thử và vải của khách; - Thực hiện đúng quy trình an toàn về người và thiết bị; - Các công cụ, thiết bị đo đếm các chỉ tiêu kỹ thuật của vải phải chính xác, kết quả thí nghiệm phải trung thực; 17
  18. - Có đầy đủ các máy móc và công cụ thí nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật của hai loại vải thử và vải của khách hàng; - Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của vải phải có khả năng hiệu chỉnh được theo thông số kỹ thuật của vải thiết kế; - Có hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị; - Có đầy đủ công cụ như: thước đo, đồng hồ, kim tách sợi, kính soi mật độ, cân tiểu li, tủ sấy sợi khô. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện đúng phương pháp - Quan sát các quy trình lấy mẫu, chọn mẫu chọn mẫu và lấy mẫu thí nghiệm. thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. - Xác định đúng các chỉ tiêu kỹ - So sánh chỉ tiêu kỹ thuật của vải thiết kế thuật của vải. với chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu vải khách hàng đặt. - Hiệu chỉnh đúng thông số kỹ - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của các thuật của các thiết bị trong dây thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải. chuyền sản xuất vải. - Các công cụ và máy móc thí - Kiểm tra xem có đủ các công cụ thí nghiệm đầy đủ và đúng tiêu nghiệm như: thước, kim, kính soi mật độ chuẩn. vải, - Kiểm tra các máy móc của phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn của ngành. - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động, - Thực hiện đúng các điều kiện an các thiết bị về độ an toàn lao động và so toàn và vệ sinh công nghiệp. sánh với nội quy an toàn của xí nghiệp. 18
  19. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phân tích mặt hàng vải dệt kim Mã số Công việc: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vải dệt kim: - Xác định thành phần nguyên liệu sợi; - Xác định độ mảnh của sợi; - Xác định cấu trúc vải dệt kim; - Xác định mật độ cột vòng, hàng vòng, chiều dài vòng sợi vải dệt kim; - Xác định khổ rộng của vải dệt kim; - Xác định độ co của vải dệt kim; - Xác định khối lượng của vải dệt kim; - Xác định độ chứa ẩm của vải dệt kim; - Xác định độ thẩm thấu không khí, nước của vải dệt kim; - Xác định độ bền của vải dệt kim. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện đúng phương phấp lấu mẫu và thí nghiệm xác định: + Thành phần nguyện liệu xơ, sợi của vải dệt kim; + Độ mảnh của sơ sợi; + Sự liên kết cuẩ các vòng sợi trong 1 Rappo kiểu dệt; + Mật độ cột vòng, hàng vòng. - Thực hiện đúng các phương pháp xác định các tính chất cơ lý cảu vải: + Độ co của vải; + Khổ rộng của vải; + Độ ẩm của vải; + Độ thẩm thấu không khí và hơi nước; + Độ bền của vải; + Khối lượng 1m2 của vải dệ kim. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thao tác thuần thục các máy và công cụ của phòng thí nghiệm; - Thực hiện thuần thục các phương pháp lấy mẫu và phương pháp thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vải dệt kim; 19
  20. - Ghi chép số liệu và tính toán các kết quả thí nghiệm chính xác, trung thực. 2. Kiến thức - Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy dệt kim dọc; - Nắm vững kiến thức về cấu tạo, các đặc tr ưng tính chất hoá, lý và cơ học của vật liệu xơ, sợi và ứng dụng của mỗi loại. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có mẫu vải của khách hàng và mẫu vải dệt thử; - Các phòng thí nghiệm phải có các công cụ, máy móc, đồng hồ v à dụng cụ, đo đếm chính xác và kim, kính soi mật độ vải; - Thực hiện đúng các phương pháp lấy mẫu, tiến hành thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vải; - Ghi chép, tính toán các kết quả thí nghiệm trung thực chính xác v à đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác tính chất hoá - Quan sát việc thực hiện quy trình thí học của vật liệu xơ, sợi. nghiệm xác định tính chất hoá học của vật liệu xơ, sợi. So sánh kết quả với chỉ tiêu tính chất hoá học của xơ, sợi. - Tính chất cơ lý của vải dệt kim. - Quan sát việc thực hiện thí nghiệm xác định tính chất cơ lý của vải: độ mảnh, độ săn, độ bền kéo đứt, độ co, độ ẩm, độ đều, khối lượng 1m2 vải. - Xác định kiểu dệt vải, dệt kim - Quan sát việc dùng kim tách sợi để xác dọc. định kiểu dệt trên mẫu vải. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ - Kiểm tra các trang thiết bị bảo hộ lao sinh công nghiệp. động và quan sát việc vận hành máy móc thiết bị và vệ sinh công nghiệp. 20
  21. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế mẫu vải dệt kim Mã số Công việc: B02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế kiểu dệt và các chỉ tiêu kỹ thuật vải dệt kim: - Thiết kế cấu tạo vải dệt kim; - Thiết kế khổ rộng vải dệt kim; - Thiết kế mật độ cột vòng, hàng vòng, chiều dài vòng sợi của vải; - Tính toán tổng số sợi trên máy dệt kim đan dọc; - Xác định cấp máy, chủng loại máy dệt kim; - Xác định chủng loại kim; - Tính khối lượng vải dệt kim. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vẽ đúng kiểu đan kết giữa các v òng sợi trên vải dệt kim và đúng các thông số kỹ thuật của vải trên hình vẽ; - Chọn kích thước giường kim đúng khổ vải đệt kim như thiết kế; - Có tài liệu và hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất; - Chọn cấp máy, loại kim đúng mật độ của cột v òng, hàng vòng, chiều dài vòng sợi theo mẫu vải dệt kim của khách hàng; - Mắc thùng sợi theo đúng tổng số sợi trên máy dệt kim đan dọc; - Có mẫu vải dệt kim của khách và mẫu vải dệt thử; - Các trang thiết bị của dây chuyền sản xuất vải phải ph ù hợp vơi loại vải cần dệt; - Đảm bảo dệt đúng khối lượng 1m2 vải; - Đảm bảo các điều kiện an toàn cho máy móc và con người; - Thực hiện đúng quy trình vệ sinh công nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thao tác chọn sợi và các tiết tạo vòng thuần thục; - Thao tác vẽ hình kiểu dệt, lập bảng biểu ghi thông số kỹ thuật vải đúng; - Sử dụng thuần thục các công cụ và máy để phân tích mẫu; - Tách sợi và phân tích mẫu vải thuần thục. 21
  22. 2. Kiến thức - Phân tích cấu tạo vải và thiết kế vải dệt kim ; - Biết về vật liệu xơ, sợi, chọn sợi phù hợp với vải cần sản xuất; - Đánh giá về tính năng công nghệ các thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải dệt kim. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đảm bảo mẫu vải thiết kế đũng mẫu vải theo đ ơn đặt hàng của khách; - Có các mẫu vải của khách và mẫy vải dệt thử; - Chuẩn bị đầy đủ các máy móc thiết bị cần thiết theo đay chuyền công nghệ sản xuất vải; - Có đủ các công cụ sản xuất: kéo, móc luồn sợi, bảo hộ an to àn lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thiết kế đúng khổ rộng vải. - So sánh khổ vải dệt thử với khổ vải mẫu đặt hàng. - Mắc đúng thông số sợi của vải. - Đếm sợi khi dệt thử. - Chọn đúng loại kim, giường kim - Kiểm tra trực tiếp trên máy khi tiến hành và các tiết tạo vòng, đúng cấp dệt thử. máy dệt và loại máy. - Khối lượng 1m2 vải đúng theo - So sánh khối lượng của mẫu vải dệt thử đơn đặt hàng và mẫu vải của khách. 22
  23. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Dệt thử vải dệt kim Mã số Công việc: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sản xuất thử mặt hàng theo thiết kế: - Chuẩn bị dệt; - Dệt vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vệ sinh máy và mắc sợi lên máy đúng kỹ thuật; - Đảm bảo đúng các thông số mắc máy v à chất lượng sợi trục mắc tốt; - Đảm báo chất lượng vải tốt và năng xuất lao động cao; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết kế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Có khả năng tháo tác thành thạo mắc sợi lên máy dệt kim dọc; - Thực hiện các thao tác công nghệ vận h ành máy phải thuần thục, chính xác; - Có tay nghề dệt vải đạt năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn ngành. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về cấu tạo kiểu dệt vải dệt kim; - Nắm vững kiến thức về kỹ thuật và công nghệ dệt kim ; - Nắm vững kiến thức về các yêu cầu chất lượng của mặt hàng dệt kim; - Nắm vững kiến thức về phương pháp công nghệ tiên tiến sản xuất vải dệt kim. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Trục dệt phải được chuẩn bị tốt, sợi có chất lượng tốt; - Máy dệt hoạt động tốt, có năng suất và chất lượng cao; - Thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động; - Có đầy đủ các công cụ như kéo nối, móc luồn sợi, thước đo, quần áo bảo hộ cho công nhân dệt; - Có mẫu vải của khách hàng và bảng chỉ tiêu kỹ thuật vải; - Có hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất. 23
  24. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo đúng các chỉ tiêu kỹ - So sánh các thông số kỹ thuật của vải dệt thuật của vải theo yêu cầu của thử và vải của khách hàng. khách hàng. - Đảm bảo đúng các chỉ tiêu chất - So sánh các chỉ tiêu chất lượng của vải lượng vải như yêu cầu của khách dệt thử với vải của khách hàng. hàng. - Năng xuất lao động và năng - Kiểm tra năng xuất lao động và thiết bị xuất thiết bị đạt tiêu chuẩn của theo định mức của ngành. ngành. - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động quy - Đảm bảo an toàn về người và trình vận hành thiết bị theo nội quy an toàn thiết bị. của xí nghiệp. - Kỹ năng thao tác máy thuần - Quan sát các thao tác kỹ thuật và xử lý lỗi thục. vải khi vận hành máy. 24
  25. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Hiệu chỉnh thiết kế vải dệt kim Mã số Công việc: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC So sánh, đánh giá, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của mẫu vải dệt thử v à mẫu thiết kế: - Lấy mẫu vải thí nghiệm; - Xác định các thông số kỹ thuật của mẫu vải; - Hiệu chỉnh thiết bị theo yêu cầu của vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo hiệu chỉnh thiết bị đúng phương pháp và kỹ thuật; - Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu và chọn mẫu thí nghiệm; - Xác định đúng thông số kỹ thuật vải giữa mẫu vải dệt thử v à mẫu vải thiết kế; - Đưa ra đúng giải pháp hiệu chỉnh các sai lệch cho phù hợp với mẫu vải thiết kế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện phân tích mẫu vải thuần thục v à đúng phương pháp; - Thao tác thí nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật của vải chính xác; - Có khả năng đọc hồ sơ kỹ thuật máy và bản thiết kế vải; - Có khả năng hiệu chỉnh thiết bị để sản xuất vải theo đúng thông số kỹ thuật của vải thiết kế. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về thiết kế công nghệ sản xuất vải dệt kim; - Nắm vững kiến thức về tính năng công nghệ của thiết bị và hiệu chỉnh thiết bị; - Nắm vững kiến thức về chất lượng vải và nguyên nhân gây nên các dạng lỗi và biện pháp khắc phục. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các mẫu vải của khách và mẫu vải dệt thử; - Chuẩn bị tốt nguyên liệu và thiết bị máy dệt để dệt vải; - Máy dệt phải đảm bảo dệt đúng các chỉ tiêu kỹ thuật của vải theo thiết kế; - Các công cụ, thiết bị đo đếm các chỉ tiêu kỹ thuật chính xác; 25
  26. - Đảm bảo phương pháp lấy mẫu và chọn mẫu thí nghiệm phải thực hiện đúng quy trình và kết quả thí nghiệm phải chính xác, trung thực; - Phải có đầy đủ các công cụ, máy móc, dụng cụ đo đạc nh ư: thước đo, đồng hồ, kim tách sợi để thí nghiệm phân tích mẫu vải; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp tốt; - Có hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện đúng phương pháp - Quan sát quy trình lấy mẫu, chọn mẫu thí chọn mẫu và lấy mẫu thí nghiệm. nghiệm tại phòng thí nghiệm. - Xác định đúng các chỉ tiêu kỹ - So sánh chỉ tiêu kỹ thuật của vải thiết kế thuật của vải. với chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu vải của khách hàng. - Hiệu chỉnh đúng thông số kỹ - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của các thuật của các thiết bị trong dây thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải về sự chuyền sản xuất vải. chính xác của việc hiệu chỉnh. - Các công cụ và máy móc thiết bị - Kiểm tra các công cụ, máy móc thí phải đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. nghiệm xem có đầy đủ, đúng chủng loại v à đúng tiêu chuẩn như bản thiết kế. - Thực hiện đúng các điều kiện an - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động, v à toàn và vệ sinh công nghiệp. độ an toàn của các thiết bị theo nội quy an toàn của xí nghiệp. 26
  27. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Phân tích mặt hàng vải không dệt Mã số Công việc: C01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật vải không dệt: - Xác định thành phần nguyên liệu xơ trong vải không dệt; - Xác định độ mảnh của xơ trong vải không dệt; - Xác định kiểu liên kết các màng xơ trong vải không dệt; - Xác định vật liệu liên kết các màng xơ; - Xác định khổ rộng vải không dệt; - Xác định khối lượng vải không dệt; - Xác định độ chứa ẩm vải không dệt; - Xác định độ thẩm thấu khí và hơi nước vải không dệt; - Xác định độ co vải không dệt; - Xác định độ dày vải không dệt; - Xác định độ bền vải không dệt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu và làm thí nghiệm để xác định tính chất cơ lý của xơ, sợi và cấu trúc của vải: + Thành phần nguyên liệu xơ, sợi của vải; + Độ mảnh, độ bền, độ giãn đứt, tính chất cơ lý của xơ, sợi; + Sự liên kết của các màng xơ trong vải không dệt; + Vật liệu liên kết và phương pháp liên kết. - Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu và làm thí nghiệm để xác định các tính chất cơ lý của vải: + Độ co, độ bền kéo đứt băng vải, độ ẩm của vải; + Độ thẩm thấu hơi nước và không khí của vải; + Khổ rộng của vải; + Khối lượng 1m dài và 1m2 của vải. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện thuần thục các phương pháp lẫy mẫu và phương pháp thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật vải không dệt; 27
  28. - Ghi chép số liệu và tính toán kết quả thí nghiệm chính xác; 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về cấu tạo, các đặc tr ưng tính chất hoá, lý và cơ học của các vật liệu xơ, sợi và ứng dụng của mỗi loại; - Nắm vững kiến thức về cấu tạo vải v à các đặc trưng tính chất vải không dệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các phòng thí nghiệm phảo đảm bảo đầy đủ điều kiện thí nghiệm, dụng cụ, máy móc, đồng hồ và dụng cụ đo chính xác; - Thực hiện đúng các phương pháp lấy mẫu, tiến hành thí nghiệm có kết quả chính xác, trung thực; - Ghi chép tính toán các kết quả thí nghiệm trung thực, chính xác, tỉ mỉ v à có đủ trang bị an toàn lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác các tính chất - Theo dõi quy trình chọn mẫu, lấy mẫu và hoá học vật liệu xơ, sơi. làm các thí nghiệm về sợi, xơ ở phòng thí nghiệm và so sánh kết quả với tính chất hoá học của vải mẫu. - Xác định chính xác các tính chất - Kiểm tra các kết quả thí nghiệm các tính cơ lý của xơ, sợi của vải. chất cơ lý của xơ, sợi đã xác định và so sánh với chỉ tiêu cơ lý của xơ, sợi của mẫu vải. - Xác định liên kết xơ trong màng - Theo dõi phương pháp lấy mẫu và kết xơ và vật liệu liên kết trong các quả thí nghiệm so với cấu trúc của vải màng xơ. trong bảng thiết kế. - Đảm bảo các điều kiện thí - Kiểm tra các điều kiện chuẩn của ph òng nghiệm. thí nghiệm. - Đảm bảo an toàn lao động. - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động; độ an toàn khi vận hành thiết bị so với nội quy của thí nghiệp. 28
  29. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế mẫu vải không dệt Mã số Công việc: C02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế kiểu liên kết và các chỉ tiêu kỹ thuật vải không dệt: - Thiết kế tỉ lệ pha trộn xơ; - Thiết kế kiểu liên kết các màng xơ; - Thiết kế tỉ lệ pha trộn hoá chất kết dính; - Thiết kế khổ rộng vải không dệt; - Thiết kế khổ rộng, độ dày màng xơ và đệm xơ; - Thiết kế bàn kim; - Xác định phương pháp định hình vải; - Xác định khối lượng vải không dệt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn nguuyên liệu xơ, chất lượng xơ và thiết kế đúng tỉ lệ pha trộn để sản xuất vải không dệt; - Xác định đúng phương pháp chải xơ, xếp các màng xơ để chúng liên kết với nhau; - Sử dụng loại chất dính và phương pháp liên kết các màng xơ trong vải; - Xác định đúng khổ rộng của vải không dệt theo mục đích sử dụng của vải; - Chọn đúng loại kim, cấp máy và chiều rộng giường kim để dệt đúng mật độ xơ, độ dày màng xơ và khổ rộng của màng xơ như thiết kế; - Vận dụng phương pháp định hình vải bằng nhiệt và hoá chất; - Điều chỉnh thiết bị để dệt đúng khối lượng 1 mét dài và 1 mét vuông vải. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thao tác chọn xơ và phân loại xơ thuần thục; - Thao tác pha trộn xơ đúng tỉ lệ và phương pháp thuần thục; - Thao tác thuần thục việc chọn chất kết dính, tỉ lệ pha trộn; - Thao tác chọn kim, cắm kim, xác định khổ rộng của đệm x ơ và vận hành máy tốt. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về cấu tạo, đặc tr ưng, tính chất các loại xơ dệt, các vật liệu chất dính liên kết và phương pháp định hình đệm xơ; 29
  30. - Nắm vững kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị sản xuất vải không dệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Phải có mẫu vải theo đơn đặt hàng của khách hàng; - Mẫu vải thiết kế phải đúng các chỉ tiêu kỹ thuật vải của khách; - Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất vải không dệt phải đ ược chuẩn bị tốt và hiệu chỉnh đúng kỹ thuật; - Có đầy đủ công cụ, máy móc thí nghiệm để xác định các chỉ ti êu kỹ thuật của vải, đảm bảo an toàn lao động. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tỉ lệ pha trộn xơ đúng. - Lấy mẫu để kiểm tra và so sánh với tỉ lệ pha trộn xơ đã thiết kế - Kiểu liên kết của các màng xơ, - Lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra theo bản đệm xơ đúng kỹ thuật. thiết kế sự liên kết màng xơ. - Xử dụng đúng vật liệu chất dính - Lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra tỉ lệ pha và liên kết xơ đúng kỹ thuật. trộn chất dính, vật liệu chất dính, li ên kết màng xơ so với thiết kế. - Xác định đúng kích thước khổ - Kiểm tra trực tiếp trên thiết bị dệt khi sản rộng, độ dày của các đệm xơ trên xuất. vải không dệt. - Thực hiện đúng phương pháp - Lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra tính chất định hình của vải không dệt. định hình của vải theo thiết kế. - Thực hiện đúng khối lượng của - Lấy mẫu vải để xác định khối lượng 1 vải. mét dài và 1 m2 vải 30
  31. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Sản xuất thử vải không dệt Mã số Công việc: C03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sản xuất mặt hàng theo thiết kế: - Chuẩn bị sản xuất; - Sản xuất vải không dệt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo vệ sinh thiết bị, chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị tốt để tiến hành sản xuất; - Phải lắp đặt và kiểm tra các thông số kỹ thuật theo mặt h àng dệt thử; - Tiến hành dệt vải theo đúng thông số công nghệ mặt h àng vải thiết kế; - Đảm bảo năng xuất chất lượng mặt hàng đúng theo thiết kế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Chuẩn bị nguyên liệu và phối trộn xơ thành thạo; - Thao tác công nghệ thành thạo; - Xử lý các lỗi vải thuần thục; - Dệt vải đạt năng suất và chất lượng cao. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về cấu tạo và phương pháp công việc sản xuất vải không dệt; - Nắm vững kiến thức về các yêu cầu công nghệ và chất lượng vải; - Nắm vững kiến thức về thiết bị may dệt v à tính năng công nghệ của thiết bị dệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nguyên liệu và thiết bị phải được vệ sinh, lắp đặt chuẩn; - Thiết bị dệt phải đảm bảo chất lượng tốt và hiệu chỉnh đúng kỹ thuật; - Thực hiện đúng quy trình vệ sinh công nghiệp; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị; - Có đầy đủ các công cụ sản xuất như: dao, kéo, móc, quần áo bảo hộ, xe vận chuyển vải và nguyên phụ liệu; - Có mẫu vải và bản thiết kế quy trình công nghệ; 31
  32. - Nguyên phụ liệu phải đảm bảo chất lượng tốt; - Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất có đủ hồ s ơ kỹ thuật. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đảm bảo dệt đúng các chỉ tiêu - Đối chiếu với bảng ghi chỉ tiêu kỹ thuật kỹ thuật của vải. công nghệ của vải thiết kế. - Các dữ liệu chất lượng của vải - Đối chiếu với bảng ghi các yêu cầu về đảm bảo đúng yêu cầu. chất lượng vải và các chỉ tiêu về chất - Dệt với năng suất lao động và lượng. năng suất thiết bị tốt. - Kiểm tra trực tiếp năng suất lao động tại - Chất lượng chuẩn bị nguyên liệu xưởng dệt theo tiêu chuẩn ngành. xơ dệt tốt. - Kiểm tra kỹ thuật trộn xơ, xé xơ, ghép xơ, chải xơ, lấy mẫu thí nghiệm tại các công - Quy trình công nghệ sản xuất đoạn để kiểm tra và so sánh các chỉ tiêu. vải phù hợp. - So sánh đối chiếu với quy trình công - Đảm bảo an toàn lao động cho nghệ đã thiết kế. người và thiết bị. - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động, sự - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp an toàn khi vận hành thiết bị. tốt. - Theo dõi công việc vệ sinh máy móc thiết bị, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước. - Kỹ năng thao tác xử lý máy - Quan sát các thao tác kỹ thuật và xử lý lỗi thuần thục. vải khi vận hành máy. 32
  33. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Hiệu chỉnh thiết kế vải không dệt Mã số Công việc: C04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC So sánh đánh giá, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của mẫu vải sản xuất thử và mẫu thiết kế. - Lấy mẫu vải thí nghiệm; - Xác định các thông số kỹ thuật của các mẫu vải; - Hiệu chỉnh thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hện đúng phương pháp lấy mẫu và chọn mẫu thí nghiệm; - Xác định các thông số kỹ thuật của vải thiết kế chính xác; - So sánh các sai lệch giữa mẫu vải dệt thử và mẫu vải thiết kế; - Đưa ra giải pháp hiệu chỉnh thiết bị cho phù hợp với mẫu vải thiết kế; - Đảm bảo hiệu chỉnh thiết bị đúng phương pháp và kỹ thuật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Có khả năng dọc hồ sơ kỹ thuật và bản thiết kế vải; - Thao tác tiến hành chuẩn bị phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm thuần thục; - Thao tác lấy mẫu và làm thí nghiệm đạt hiệu quả chính xác thông số kỹ thuật của mẫu vải; - Hiểu chỉnh chính xác thiết bị để sản xuất vải thei đúng thông số kỹ thuật của vải thiết kế. 2. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về thiết kế công nghệ vải không dệt; - Nắm vững kiến thức về tính năng công nghệ v à hiệu chỉnh thiết bị vải không dệt; - Nắm vững kiến thức về chất lượng vải và nguyên nhân gây nên các dạng lỗi và biện pháp khắc phục. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có các mẫu vải của khách và mẫu vải dệt thử; - Chuẩn bị tốt nguyên liệu và thiết bị dệt vải; 33
  34. - Máy dệt phải được chuẩn bị tốt và phải hiệu chỉnh cho đúng các chỉ tiêu công nghệ của vải thiết kế; - Công cụ thiết bị đo đếm các chỉ tiêu kỹ thuật của vải chính xác; - Thực hiện đúng các phương pháp lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm đạt kết quả chính xác, trung thực; - Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thiết bị trong dây chuyền sản xuất. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tính đại diện và tính chính xác cảu - Theo dõi việc thực hiện quy trình lấy mẫu thí nghiệm. mẫu và chọn mẫu thí nghiệm khi thực hiện tại phòng thí nghiệm. - Sự chính xác của các thông số kỹ - So sánh các thông số kỹ thuật của hai thuật của vải dệt thử và vải thiết kế. loạ vải trên các bảng ghi chỉ tiêu kỹ thuật của vải dệt thử và vải thiết kế. - Sự chính xác của công việc hiệu - Kiểm tra trực tiếp trên máy dệt về sự chỉnh thiết bị theo chỉ tiêu kỹ thuật của chính xác của các chỉ tiêu kỹ thuật khi vải thiết kế. hiệu chỉnh. - Các máy móc, công cụ thí nghiệm - Kiểm tra trực tiếp tại phòng thí phảo đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. nghiệm về việc chuẩn bị phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, máy móc theo đúng tiêu chuẩn quy định. - Thực hiện đúng các điều kiện an toàn - Kiểm tra các trang bị bảo hộ lao và vệ sinh công nghiệp. động, việc tiến hành thí nghiệm đảm bảo an toàn theo nội quy của xí nghiệp. 34
  35. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ mắc đồng loạt Mã số Công việc: D01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ mắc đồng loạt gồm các bước công việc: - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi trên mỗi thùng mắc của máy mắc đồng loạt; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, độ dài sợi trên mỗi quả sợi; - Xác định số thùng mắc cho một lớp sợi hồ; - Xác định số thùng dệt có trong một loạt hồ; - Xác định số thùng mắc có trong một quả sợi; - Lựa chọn sức căng của sợi, mật độ sợi tr ên lược co giãn, lực ép thùng mắc, tốc độ quấn sợi; - Lập biểu công nghệ cho máy mắc đồng loạt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ củ a máy mắc đồng loạt đúng công thức và quy trình kỹ thuật; - Thông số công nghệ được ghi chính xác, rõ ràng trên phiếu công nghệ máy mắc đồng loạt; - Đảm bảo chất lượng thùng mắc đồng loạt. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích đúng phiếu thiết kế công nghệ mắc đồng loạt; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ mắc đồng loạt. 2. Kiến thức - Nắm được khả năng công nghệ của máy mắc đồng loạt lựa chọn; - Phương pháp tính các thông số công nghệ mắc đồng loạt; - Tiêu chuẩn chất lượng sợi; - Biết được công nghệ hồ sợi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật công đồng loạt; - Phiếu thiết kế công nghệ mắc mắc đồng loạt; - Các thông số kỹ thuật của qủa sợi; 35
  36. - Đặc tính kỹ thuật của máy hồ sợi; - Bút viết; - Sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng,thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ mắc đồng loạt. của các thông số công nghệ mắc đồng loạt đã lựa chọn phù hợp với khả năng công nghệ của máy và yêu cầu kỹ thuật. - Lựa chọn chính xác các thông số - Kiểm tra các thông số sức căng của sợi, sức căng của sợi, mật độ sợi trên mật độ sợi trên lược co giãn, lực ép thùng lược co giãn, lực ép thùng mắc, mắc, tốc độ quấn sợi được đã lựa chọn phù tốc độ quấn sợi. hợp với khả năng công nghệ của máy v à yêu cầu kỹ thuật. - Thùng mắc đảm bảo đúng yêu - Kiểm tra chất lượng thùng mắc đảm bảo cầu kỹ thuật. yêu cầu kỹ thuật về hình dáng, độ xốp 36
  37. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ mắc phân băng Mã số Công việc: D02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ mắc phân băng gồm các bước công việc: - Xác định rappo màu; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi trên trục dệt; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi trên mỗi băng sợi của máy mắc phân băng; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, độ dài sợi trên mỗi quả sợi; - Xác định số băng sợi cho một thùng mắc; - Xác định số thùng dệt có trong một thùng mắc; - Xác định số băng sợi có trong một quả sợi; - Xác định số lớp cần tách trên lược mật độ (đối với sợi qua hồ); - Xác định góc côn đầu thùng mắc và độ dịch chuyển của giá đỡ khổ (giá le); - Lựa chọn sức căng của sợi, mật độ sợi tr ên lược co giãn, lực ép thùng mắc, tốc độ quấn sợi lên thùng mắc, tốc độ dồn sợi lên thùng dệt; - Lập biểu công nghệ cho máy mắc phân băng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính toán đúng rappo màu; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ của máy mắc phân băng đúng công thức và quy trình kỹ thuật; - Thông số công nghệ được ghi chính xác, rõ ràng trên phiếu công nghệ máy mắc đồng loạt; - Đảm bảo chất lượng thùng mắc phân băng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích phiếu thiết kế công nghệ mắc phân băng; - Tính toán, xác định rappo màu; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ mắc phân băng. 2. Kiến thức - Biết khả năng công nghệ của máy mắc phân băng lựa chọn; 37
  38. - Nắm vững phương pháp tính các thông số công nghệ mắc phân băng; - Nắm vững phương pháp tính toán, xác định rappo màu; - Biết tiêu chuẩn chất lượng sợi; - Nắm vững công nghệ dồn sợi, hồ sợi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật mắc phân băng; - Phiếu thiết kế công nghệ mắc mắc phân băng; - Các thông số kỹ thuật của qủa sợi; - Đặc tính kỹ thuật của thùng dệt; - Đặc tính kỹ thuật của máy hồ sợi; - Bút viết; - Sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của rappo màu. - Kiểm tra đúng rappo màu. - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ mắc phân băng. của các thông số công nghệ mắc phân băng đã lựa chọn phù hợp với khả năng công nghệ của máy và yêu cầu kỹ thuật. - Độ chính xác góc côn đầu thùng - Kiểm tra góc côn đầu thùng mắc và độ mắc và độ dịch chuyển của giá đỡ dịch chuyển của giá đỡ khổ (giá le) phải khổ (giá le). xác định đúng để các lớp sợi của băng sợi nằm trên một mặt phẳng. - Lựa chọn chính xác các thông số - Kiểm tra các thông số sức căng của sợi, sức căng của sợi, mật độ sợi trên mật độ sợi trên lược co giãn, lực ép thùng lược co giãn, lực ép thùng mắc, mắc, tốc độ quấn sợi lên thùng mắc, tốc độ tốc độ quấn sợi lên thùng mắc, tốc dồn sợi lên thùng dệt được đã lựa chọn phù độ dồn sợi lên thùng dệt. hợp với khả năng công nghệ của máy v à yêu cầu kỹ thuật. - Thùng mắc đảm bảo đúng yêu - Kiểm tra chất lượng thùng mắc đảm bảo cầu kỹ thuật. yêu cầu kỹ thuật về hình dáng, độ xốp 38
  39. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ hồ, dồn sợi dọc Mã số Công việc: D03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ hồ, dồn sợi dọc gồm các bước công việc: - Xây dựng đơn công nghệ hồ, quy trình nấu hồ, phương thức hồ sợi; - Xác định nhiệt độ bể hồ, nhiệt độ sấy, sức căng sợi, vận tốc máy, lực nén trục ép hồ, lực ép thùng dệt, số dây tách lớp sợi, độ kéo dãn sợi, độ ẩm của sợi, tỷ lệ hồ sợi trên máy hồ; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi trên mỗi thùng mắc; - Xác định số thùng mắc cho một lớp sợi hồ; - Xác định số thùng dệt có trong một loạt hồ; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều d ài sợi, chiều dài đánh dấu tấm trên thùng dệt; - Lập biểu công nghệ cho máy hồ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Quy trình nấu hồ theo đúng đơn công nghệ; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ hồ sợi đúng công thức và quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo chất lượng thùng dệt. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích phiếu thiết kế công nghệ hồ sợi; - Lựa chọn vật liệu hồ, hóa chất, xây dựng đ ơn công nghệ hồ, quy trình nấu hồ, phương thức hồ; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ hồ sợi. 2. Kiến thức - Biết được khả năng công nghệ của máy hồ lựa chọn; - Phương pháp tính các thông số công nghệ hồ sợi; - Tiêu chuẩn chất lượng sợi; - Biết được công nghệ công đoạn dồn sợi, hồ sợi. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật hồ sợi; 39
  40. - Phiếu thiết kế công nghệ hồ sợi; - Đặc tính kỹ thuật của thùng dệt; - Đặc tính kỹ thuật của thùng mắc; - Bút viết; - Sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của đơn công nghệ - Kiểm tra đơn công nghệ hồ thích hợp với hồ. sợi hồ và yêu cầu kỹ thuật. - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ hồ sợi. của các thông số công nghệ hồ sợi đã lựa chọn phù hợp với khả năng công nghệ của máy và yêu cầu kỹ thuật. -Thùng dệt đảm bảo đúng yêu cầu - Kiểm tra chất lượng thùng dệt đảm bảo kỹ thuật. yêu cầu kỹ thuật 40
  41. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ luồn sợi dọc Mã số Công việc: D04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ luồn sợi dọc gồm các bước công việc: - Kiểm tra phiếu công nghệ luồn sợi dọc; - Xác định các chỉ tiêu về lamen, go, khổ; - Lập biểu công nghệ luồn go. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính toán, lựa chọn chỉ tiêu về lamen, go, khổ đúng cầu kỹ thuật của mặt hàng; - Đảm bảo chất lượng luồn sợi dọc đúng hình mắc máy; - Thông số công nghệ được ghi chính xác, rõ ràng trên phiếu công nghệ luồn sợi dọc; - Ghi chép cụ thể phương pháp luồn sợi theo kiểu dệt, rappo màu đối với mặt hàng kẻ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích đúng phiếu thiết kế công nghệ luồn sợi dọc; - Tính toán, lựa chọn trọng lượng lamen, mật độ lamen, phương pháp luồn go, mật độ go, chi số khổ, số sợi luồn vào một kẽ răng khổ đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Kiến thức - Phương pháp tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ luồn sợi dọc; - Phương pháp luồn sợi dọc qua lamen, go, khổ; - Kiểu dệt thiết kế. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật luồn sợi dọc; - Phiếu thiết kế công nghệ luồn sợi dọc; - Đặc tính kỹ thuật của thùng dệt; - Giá luồn sợi dọc; - Khung go, lamen, khổ; - Bút viết, sổ tay; - Thước dây; 41
  42. - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ luồn sợi dọc. của các thông số công nghệ luồn sợi dọc đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra trọng lượng lamen phù hợp với - Độ chính xác của trọng lượng chi số sợi dọc. lamen. - Kiểm tra phương pháp luồn sợi dọc qua - Độ chính xác của phương pháp lamen, go, khổ đúng với hình mắc máy luồn sợi dọc. thiết kế. 42
  43. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ dệt vải Mã số Công việc: D05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ dệt vải gồm các bước công việc: - Xác định các thông số công nghệ thiết kế mặt h àng: loại sợi, chi số sợi, mật độ sợi, kiểu dệt, phương pháp luồn sợi; - Xác định chủng loại thiết bị dệt: phương pháp điều go, phương pháp cấp sợi ngang; - Xác định chỉ tiêu sức căng sợi dọc, vận tốc máy; - Xác định các thông số kỹ thuật thùng dệt: trọng lượng sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi; - Xác định thông số kỹ thuật trục cuộn vải: trọng l ượng, chiều dài vải; - Lập bảng thông số kỹ thuật. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ dệt vải đúng cầu kỹ thuật của mặt hàng; - Lựa chọn thiết bị dệt phù hợp với yêu cầu công nghệ; - Thông số công nghệ được ghi chính xác, rõ ràng trên phiếu công nghệ dệt vải; - Đảm bảo chất lượng thùng cuộn vải. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích đúng phiếu thiết kế công nghệ dệt vải; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ dệt vải đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Kiến thức - Biết khả năng công nghệ của máy dệt lựa chọn; - Nắm vững phương pháp tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ dệt vải; - Phân tích kiểu dệt thiết kế. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật dệt vải; - Phiếu thiết kế công nghệ dệt vải; - Đặc tính kỹ thuật của thùng dệt; 43
  44. - Đặc tính kỹ thuật của trục vải; - Bút viết, sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ dệt vải. của các thông số công nghệ dệt vải đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. - Độ chính xác của phương pháp - Kiểm tra phương pháp điều go phù hợp điều go. với kiểu dệt thiết kế. 44
  45. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy dệt kim đan ngang Mã số Công việc: E01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xây dựng biểu công nghệ sản xuất vải tr ên máy dệt kim đan ngang gồm các bước công việc: - Thiết kế thông số công nghệ; - Thiết kế lắp đặt cam, kim; - Lập biểu công nghệ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo các thông số Pn, Pd, Lvs, Dm, Qm theo y êu cầu công nghệ (Pn, Pd, Lvs, Dm, Qm : Mật độ sợi ngang; mật độ sợi dọc; chiều dài vòng sợi; chiều rộng khổ vải; khối lượng 1m2 vải); - Lựa chọn các thông số kỹ thuật của máy đảm bảo y êu cầu công nghệ; - Sắp xếp, lắp đặt cam, kim, platin theo đúng quy luật tạo vòng; - Nguyên liệu phù hợp với yêu cầu công nghệ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính toán, thiết kế thông số công nghệ; - Thiết kế lắp đặt cam, kim; - Lập biểu công nghệ. 2. Kiến thức - Biết yêu cầu của sợi dùng trong dệt kim; - Biết phương pháp thiết kế vải dệt kim đan ngang; - Nắm vững quá trình công nghệ và thiết bị dệt kim đan ngang; - Nắm vững phương pháp thiết kế thông số công nghệ trên máy dệt kim đan ngang; - Biết phương pháp thiết kế lắp đặt cam, kim; - Biết phương pháp lập biểu công nghệ sản xuất vải dệt kim đan ngang. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Phiếu công nghệ thiết kế mặt hàng; - Đặc tính kỹ thuật của máy dệt kim đan ngang; - Bút viết, sổ tay; 45
  46. - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ trên máy dệt kim đan ngang. của các thông số công nghệ trên máy dệt kim đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. - Kỹ năng thiết kế lắp đặt cam, - Kiểm tra biên dạng cam đúng yêu cầu kỹ kim. thuật đảm bảo kim chạy êm. 46
  47. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy mắc dệt kim đan dọc Mã số Công việc: E02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế các thông số công nghệ cho máy mắc phân đoạn gồm các b ước công việc: - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, số sợi, mật độ sợi, chiều dài sợi trên mỗi thùng mắc của máy mắc phân đoạn; - Xác định thể tích sợi, trọng lượng sợi, độ dài sợi trên mỗi quả sợi; - Xác định số thùng mắc cho một loạt dồn sợi thành thùng dệt; - Xác định số thùng mắc có trong một quả sợi; - Lựa chọn sức căng của sợi, mật độ sợi tr ên lược co giãn, lực ép thùng mắc, tốc độ quấn sợi; - Lập biểu công nghệ cho máy mắc phân đoạn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ của máy mắc phân đoạn đúng công thức và quy trình kỹ thuật; - Thông số công nghệ được ghi chính xác, rõ ràng trên phiếu công nghệ máy mắc phân đoạn; - Đảm bảo chất lượng thùng mắc phân đoạn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích đúng phiếu thiết kế công nghệ công đoạn mắc phân đo ạn; - Tính toán, lựa chọn các thông số công nghệ công đoạn mắc phân đoạn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 2. Kiến thức - Biết khả năng công nghệ của máy mắc phân đoạn lựa chọn; - Biết Phương pháp tính các thông số công nghệ của công đoạn mắc phân đoạn; - Biết tiêu chuẩn chất lượng sợi; - Biết công nghệ công đoạn dồn sợi; - Biết phương pháp lập biểu công nghệ sản xuất trên máy mắc dệt kim đan dọc. 47
  48. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật công đoạn mắc phân đoạn; - Phiếu thiết kế công nghệ công đoạn mắc mắc phân đoạn; - Các thông số kỹ thuật của qủa sợi; - Bút viết, sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu nghệ trên công đoạn mắc phân tính của các thông số công nghệ trên công đoạn. đoạn mắc phân đoạn đã lựa chọn phù hợp với khả năng công nghệ của máy v à yêu cầu kỹ thuật. - Lựa chọn chính xác các thông số - Kiểm tra các thông số sức căng của sợi, sức căng của sợi, mật độ sợi trên mật độ sợi trên lược co giãn, lực ép thùng lược co giãn, lực ép thùng mắc, tốc mắc, tốc độ quấn sợi được đã lựa chọn độ quấn sợi. phù hợp với khả năng công nghệ của máy và yêu cầu kỹ thuật. - Thùng mắc đảm bảo đúng yêu cầu - Kiểm tra chất lượng thùng mắc đảm bảo kỹ thuật. yêu cầu kỹ thuật về hình dáng, độ xốp 48
  49. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy dệt kim đan dọc Mã số Công việc: E03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xây dựng biểu công nghệ mặt hàng cho thiết bị máy dệt kim đan dọc gồm các bước công việc: - Thiết kế thông số công nghệ; - Thiết kế lắp đặt cam, xích tạo hoa, kim; - Lập biểu công nghệ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các thông số công nghệ: Pn, Pd, Lvs, Qm, D m đưa ra phù hợp thiết kế mặt hàng; - Các thông số về thiết bị: cấp máy, lắp đặt cam, kim, platin phải đảm bảo yêu cầu công nghệ; - Sắp xếp, lắp đặt cam, kim, platin theo đúng quy luật tạo vòng; - Xác định các thông số của thiết bị: + Tốc độ cuộn vải; + Sức căng sợi ban đầu; + Quy luật đặt sợi của thanh kim lỗ; + Quy luật điều thanh kim lỗ bằng cam hoa, xích hoa phải ph ù hợp yêu cầu mặt hàng; - Các thông số được lập đầy đủ, đảm bảo chính xác; - Thông số được trình bày rõ ràng, đúng thứ tự, đúng quy ước. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính toán, thiết kế thông số công nghệ; - Thiết kế lắp đặt cam, kim; - Biểu diễn các quy luật tạo hoa trên giấy; - Lập biểu công nghệ. 2. Kiến thức - Biết yêu cầu của sợi dùng trong dệt kim; - Biết phương pháp thiết kế vải dệt kim đan dọc; - Hiểu thiết bị dệt kim đan dọc, các quá tr ình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc và nguyên lý hoạt động của máy dệt kim đan dọc; 49
  50. - Biết phương pháp thiết kế thông số công nghệ trên máy dệt kim đan dọc; - Nắm vững quy luật của các cơ cấu tạo hoa; - Biết phương pháp thiết kế lắp đặt cam, kim trên máy dệt kim đan dọc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tài liệu kỹ thuật máy dệt kim đan dọc; - Phiếu thiết kế công nghệ công đoạn dệt kim đan dọc; - Các thông số kỹ thuật của thùng dệt; - Bút viết, sổ tay; - Máy tính tay; - Nơi làm việc đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác các thông số công - Kiểm tra đúng công thức tính, số liệu tính nghệ trên máy dệt kim đan dọc. của các thông số công nghệ trên máy dệt kim đan dọc đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. - Kỹ năng thiết kế lắp đặt cam, - Kiểm tra biên dạng cam, cách lắp xích tạo xích tạo hoa, kim. hoa đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo kim chạy êm. 50
  51. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy xé trộn Mã số Công việc: F01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán, xác định các thông số công nghệ cài đặt rên máy xé trộn. Các bước công việc gồm: - Xác định chủng loại, chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu xơ; - Xác định tỷ lệ pha trộn các thành phần xơ; - Xác định tỷ lệ hơi nước trong nguyên liệu; - Thiết kế tốc độ trục xé, tốc độ phên đưa; - Thiết kế cự ly công tác các bộ phận của máy xé trộn; - Lập bảng các thông số công nghệ; - Cài đặt các thông số vào máy xé trộn và máy tính trung tâm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu xơ bao gồm chủng loại, tiết diện ngang, chiều dài, độ mảnh, độ bền, độ giãn, độ ẩm và tỷ lệ pha trộn các thành phần xơ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; - Thiết kế tốc độc trục xé, phên đưa và cự ly công tác của các bộ phận máy xé trộn bảo đảm yêu cầu xé tơi, loại bỏ tạp chất và năng suất của máy xé trộn; - Lập bảng các thông số về nguyên liệu xơ, tốc độ và cự ly công tác của các bộ phận máy xé trộn được trình bày rõ ràng và khoa học; - Cài đặt chính xác các thông số kỹ thuật đ ã tính toán vào máy xé trộn và máy tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Có kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và nhận xét chính xác; - Vận hành thành thạo máy xé trộn; - Sử dụng thành thạo thiết bị bổ sung ẩm, tháo lắp v à hiệu chỉnh cự ly công tác của các bộ phận máy xé trộn; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt chuẩn xác các thông số kỹ thuật vào máy tính trên máy xé trộn và máy tính trung tâm. 2. Kiến thức: - Nắm vững bản chất hoá học và các tính chất cơ lý của xơ dệt; 51
  52. - Biết phương pháp xác định chủng loại xơ dệt và các thông số kỹ thuật của xơ; - Biết phương pháp xác định tỷ lệ pha trộn trong xơ và độ ẩm của xơ; - Hiểu nguyên lý hoạt động của các cơ cấu máy xé trộn. Nắm vững qui trình vận hành và phương pháp hiệu chỉnh cự ly công tác của các bộ phận máy xé trộn; - Có kiến thức vững về tin học ứng dụng, đọc hiểu đ ược các tài liệu ngoại ngữ về “Hướng dẫn sử dụng” máy xé trộn; - Hiểu các biện pháp kỹ thuật an toàn điện, an toàn đối với thiết bị và nguyên tắc phòng chống cháy nổ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có tài liệu giáo trình về vật liệu dệt và công nghệ không dệt; - Catalog về thiết bị bổ sung ẩm, máy xé trộn; - Có mẫu nguyên liệu xơ, bảng chỉ tiêu chất lượng và bảng chỉ định sử dụng nguyên liệu xơ, bảng tốc độ, cự ly công tác của máy xé trộn; - Máy tính bỏ túi, máy vi tính có phần mềm chuyên dụng đã cài đặt và sản phẩm mẫu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng chủng loại xơ, tỷ - Kiểm tra lý thuyết: lệ thành phần xơ, các thông số kỹ + Trình bày phương pháp xác định các thuật của xơ. thông số kỹ thuật của xơ dệt và tỷ lệ - Tính toán được tốc độ trục xé, thành phần xơ. phên đưa. + Tính toán tốc độ trục xé, phên đưa trên - Xác định và hiệu chỉnh được cự cơ sở các dữ liệu cho trước. ly của các bộ phận máy xé trộn - Bài tập thực hành: phù hợp với yêu cầu công nghệ. + Cho mẫu xơ dệt hai thành phần, xác - Các kết quả tính toán được trình định các thông số kỹ thuật xơ và tỷ lệ bày rõ ràng, khoa học và được thành phần nguyên liệu trong xơ. nhập chính xác, đầy đủ vào máy + Hiệu chỉnh cự ly công tác của các bộ vi tính. phận máy xé trộn theo yêu cầu công nghệ. + Nhập các dữ liệu cần thiết vào máy vi tính của máy xé trộn và máy tính trung tâm. 52
  53. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy chải Mã số Công việc: F02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán, xác định các thông số công nghệ cài đặt trên máy chải. Công việc này gồm các bước: - Xác định lưu lượng cấp nguyên liệu từ hòm bông; - Tính toán tốc độ các bộ phận công tác của máy chải; - Thiết kế cự ly công tác của các bộ phận máy; - Xác định kích thước, khối lượng 1m2 của màng xơ; - Lập bảng các thông số công nghệ; - Cài đặt các thông số công nghệ trên máy chải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định được lưu lượng cấp nguyên liệu từ hòm bông bảo đảm yêu cầu về độ dày, khối lượng 1m2 của màng bông và khối lượng nguyên liệu cho sản phẩm; - Tính toán tốc độ và xác định đúng cự ly các bộ phận công tác của máy chải bảo đảm được yêu cầu xé tơi; loại bỏ tạp chất từ nguyên liệu xơ, khối lượng 1m2 màng xơ sau khi ra khỏi máy chải và không gây tắc, kẹt máy; - Lập bảng các thông số kỹ thuật về cấp nguyên liệu xơ, tốc độ và cự ly công tác của các bộ phận máy chải được trình bày khoa học và rõ ràng; - Cài đặt chuẩn xác các thông số kỹ thuật đ ã xác định được vào máy chải và máy tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật về máy chải; - Có kỹ năng quan sát, phân tích và nhận xét chuẩn xác; - Vận hành thành thạo máy chải; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm để xác định kích th ước và khối lượng 1m2 màng xơ, tháo lắp, hiệu chỉnh được cự ly các bộ phận công tác của máy chải; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt chuẩn xác các thông số kỹ thuật đã xác định vào máy tính của máy chải và máy tính trung tâm. 53
  54. 2. Kiến thức: - Biết phương pháp tính toán lưu lượng cấp nguyên liệu từ hòm bông bảo đảm yêu cầu về khối lượng của sản phẩm; - Hiểu về nguyên lý hoạt động của máy chải. Nắm vững qui tr ình vận hành máy chải và phương pháp xác định tốc độ, phương pháp xác định và hiệu chỉnh cự ly các bộ phận máy chải; - Có kiến thức vững về tin học ứng dụng, đọc hiểu được catalog về máy chải qua ngoại ngữ; - Có kiến thức về an toàn lao động: an toàn điện, an toàn đối với thiết bị và nguyên tắc phòng chống cháy nổ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có tài liệu giáo trình về công nghệ không dệt và công nghệ sợi; - Catalog hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng máy chải; - Bảng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bảng thông số về tiến độ, cự ly các bộ phận công tác máy chải, thông số kỹ thuật của m àng xơ; - Mẫu nguyên liệu, bảng đen, thước đo, cân khối lượng, máy tính bỏ túi, máy tính đã cài đặt phần mềm chuyên dụng và sản phẩm mẫu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng lưu lượng cấp - Kiểm tra lý thuyết: nguyên liệu. + Trình bày phương pháp xác định - Tính toán đúng tốc độ của các bộ lưu lượng cấp bông từ hòm bông phận công tác máy chải. của máy chải. - Xác định đúng cự ly của các bộ + Tính toán tốc độ của các bộ phận phận công tác máy chải. công tác máy chải trên cơ sở các dữ - Xác định được các thông số kỹ liệu cho trước. thuật của màng xơ (cui chải). - Kiểm tra thực hành: - Lập được bảng các thông số công + Cho mẫu màng bông, xác định các nghệ, trình bày khoa học và nhập thông số kỹ thuật. chính xác vào máy vi tính. + Hiệu chỉnh cự ly các bộ phận công tác máy chải theo yêu cầu công nghệ. + Nhập các dữ liệu cần thiết vào máy vi tính của máy chải và máy tính trung tâm. 54
  55. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy xếp lớp Mã số Công việc: F03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán, xác định các thông số công nghệ cài đặt trên máy xếp lớp, gồm các bước công việc: - Tính tốc độ của phên đưa màng bông và phên dao động; - Tính số lượng, kích thước màng xơ trong đệm xơ; - Lập bảng các thông số công nghệ; - Cài đặt các thông số vào máy xếp lớp và máy tính trung tâm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tốc độ của phên đưa màng bông và phên dao động được xác định phải bảo đảm cho máy xếp lớp tạo ra được đệm xơ đạt yêu cầu về khối lượng, độ bền và độ đàn hồi theo cả hai hướng; - Xác định đúng số lượng màng xơ cần thiết, bảo đảm đệm xơ tạo thành đạt yêu cầu về kích thước và khối lượng; - Các thông số công nghệ phù hợp với yêu cầu sản phẩm được ghi đầy đủ trong bảng và phải được nhập chính xác vào máy xếp lớp và màng tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật về máy xếp lớp; - Vận hành thành thạo máy xếp lớp; - Lập được bảng về các thông số công nghệ; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt được các thông số công nghệ vào máy xếp lớp và máy tính trung tâm. 2. Kiến thức: - Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy xếp lớp và qui trình vận hành máy; - Hiểu được sơ đồ động của máy và biết phương pháp tính tốc độ của phên đưa màng bông và phên dao động; - Biết phương pháp xác định số lượng màng xơ trong đệm xơ; - Có kiến thức về dây chuyền công nghệ sản xuất vải không dệt v à tin học ứng dụng; - Có kiến thức về an toàn lao động, hiểu các biện pháp kỹ thuật an to àn điện, an toàn đối với máy xếp lớp và nguyên tắc phòng chống cháy nổ; 55
  56. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có tài liệu giáo trình về công nghệ không dệt; - Có tài liệu hướng dẫn sử dụng máy xếp lớp hoặc catalog của nh à cung cấp máy; - Bảng chỉ tiêu chất lượng đệm xơ và đệm xơ mẫu để đối chứng; - Bảng thông số kỹ thuật của máy xếp lớp v à bảng thiết kế các thông số công nghệ; - Máy tính bỏ túi, máy vi tính đã cài đặt phần mềm chuyên dụng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng tốc độ phên đưa - Kiểm tra lý thuyết: màng bông và phên dao động. + Trình bày phương pháp xác định - Xác định đúng số lượng màng bông tốc độ phên đưa và phên dao động của cần thiết để tạo đệm xơ. máy xếp lớp. - Lập được bảng các thông số công + Xác định số lượng màng bông cần nghệ cho máy xếp lớp, trình bày rõ thiết để máy xếp lớp tạo được đệm xơ ràng và khoa học. theo yêu cầu. - Bài tập thực hành + Tháo, lắp và hiệu chỉnh các cơ cấu để máy xếp lớp đạt được tốc độ phên đưa màng bông và phên dao động theo yêu cầu. + Nhập các dữ liệu đã xác định được vào máy tính của máy xếp lớp và máy tính trung tâm. 56
  57. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ liên kết bằng hoá học trên máy sản xuất vải không Dệt Mã số Công việc: F04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xác định qui trình công nghệ, thành phần liên kết, lựa chọn phương pháp định hình trên máy dệt vải không dệt gồm các bước công việc: - Xác định trình tự liên kết đệm xơ; - Xác định số lượng và chủng loại hoá chất; - Xác định thời gian liên kết của từng giai đoạn; - Lựa chọn thiết bị và dụng cụ ngâm tẩm liên kết đệm xơ; - Xác định phương pháp loại trừ hoá chất liên kết dư thừa trên sản phẩm; - Xác định phương pháp sấy khô, làm mềm sản phẩm; - Xác định qui cách cuộn vải thành phẩm; - Sơ đồ (bảng) qui trình liên kết hoá học; - Cài đặt các thông số trên máy tính trung tâm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định đúng qui trình liên kết đệm sơ bằng phương pháp hoá học. Xác định được lượng hoá chất và thời gian cần thiết để thực hiện từng giai đoạn li ên kết; - Lựa chọn thiết bị và dụng cụ ngâm tẩm phù hợp để thực hiện liên kết đệm xơ, xác định đúng phương pháp loại trừ hoá chất dư trên sản phẩm; - Phương pháp sấy khô sản phẩm phải phù hợp bảo đảm đạt được yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế; - Quy cách cuộn vải phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về chiều dài, khổ rộng, độ chặt, độ phẳng hai đầu cuộn vải, không có vết bẩn v à không được rách vải; - Bảng qui trình liên kết hoá học phải bao gồm đầy đủ các thông số về hoá chất dùng để liên kết, số lượng và chủng loại thiết bị, dụng cụ để thực hiện việc liên kết, phương pháp sấy và các thông số về sấy; Tất cả dữ liệu cần thiết của công nghệ li ên kết được nhập đủ và chính xác vào máy tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Có kỹ năng lựa chọn và sử dụng thành thạo thiết bị và dụng cụ ngâm tẩm liên kết đệm xơ; - Quan suát, phân tích, thực hiện đúng qui cách cuộn vải; - Có kỹ năng phát hiện các dạng lỗi, sự cố phát sinh, t ìm được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục trong quá trình thực hiện liên kết hoá học; 57
  58. - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt chuẩn xác các dữ liệu vào máy tính trung tâm. 2. Kiến thức: - Nắm vững qui trình sản xuất vải không dệt sử dụng liên kết hoá học; - Có kiến thức về hoá học vật liệu dệt, hiểu các tính chất lý hoá v à công dụng của các chất liên kết; - Hiểu nguyên lý hoạt động và nắm vững qui trình vận hành thiết bị và dụng cụ ngâm tẩm, sấy khô và làm mềm sản phẩm; - Hiểu nguyên lý cuộn vải, tính toán các thông số kỹ thuật của cuộn vải v à xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cuộn vải; - Có kiến thức vững về tin học ứng dụng, ngoại ngữ chuyên ngành để có thể tận dụng được sự trợ giúp của máy vi tính và đọc hiểu catalog; - Nắm vững các biện pháp kỹ thuật an to àn về điện, an toàn đối với thiết bị ngâm tẩm, sấy và nguyên tắc phòng chống cháy nổ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có tài liệu giáo trình về công nghệ không dệt; - Catalog thiết bị ngâm tẩm, sấy và làm mềm sản phẩm; - Bảng thông số về các tính chất lý hoá của các hoá chất li ên kết, bảng qui trình công nghệ sấy; - Bảng tính năng và thông số kỹ thuật của thiết bị, dụng cụ ngâm tẩm liên kết đệm xơ; - Sản phẩm mẫu, đồng hồ bấm dây, máy hút chân không, máy tính bỏ túi v à máy sấy công nghiệp; - Máy vi tính có phần mềm chuyên dụng và cài đặt. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng trình tự liên kết đệm - Kiểm tra lý thuyết. xơ, chủng loại, lượng hoá chất và + Căn cứ vào yêu cầu sản phẩm xác thời gian cần cho việc liên kết. định trình tự liên kết đệm xơ, lượng - Xác định qui cách cuộn vải bảo hoá chất và thiết bị cần dùng cho việc đảm độ dài, khổ rộng, độ chặt, độ liên kết. phẳng, độ sạch và ngoại quan. - Bài tập thực hành: - Sơ đồ qui trình liên kết hoá học, + Điều chỉnh bộ phận cuộn vải của bảng các thông số về hoá chất, thời máy để đạt được qui cách cuộn vải gian từng giai đoạn liên kết, sấy khô theo yêu cầu. và làm mềm. + Cài đặt các dữ liệu đã xác định - Các kết quả tính toán, sơ đồ bảng được cho công nghệ liên kết hoá học. thông số kỹ thuật được trình bày rõ ràng, khoa học. 58
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ liên kết bằng cơ học trên máysản xuất vải không Dệt Mã số Công việc : F05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán, xác định qui trình công nghệ, phương pháp liên kết, phương pháp định hình trên máy sản xuất vải không dệt gồm các bước: - Xác định trình tự liên kết đệm xơ; - Xây dựng qui cách và yêu cầu kỹ thuật của tấm kim trên máy xuyên kim; - Xác định các thông số công nghệ xuyên kim; - Xác định tốc độ dịch chuyển của đệm xơ; - Xác định chế độ kéo giãn cân bằng cường lực; - Xác định qui cách cuộn vải bán thành phẩm; - Lập bảng các thông số của qui trình liên kết ca học; - Cài đặt các thông số vào máy tính trung tâm và hiệu chỉnh các cự ly cần thiết trên máy dệt. III. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sơ đồ trình tự liên kết đệm xơ theo nguyên lý xuyên kim được trình bày rõ ràng và khoa học; - Quy cách tấm kim và qui cách kim phải phù hợp với loại xơ và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, bảo đảm năng suất xuyên kim cao; - Các thông số công nghệ xuyên kim như tốc độ, lực xuyên, độ sâu kim, tần suất xuyên kim . bảo đảm đạt được yêu cầu chất lượng của sản phẩm; - Tốc độ dịch chuyển và bước dịch chuyển của đệm xơ phải phù hợp với điều kiện xuyên kim. Chế độ kéo giãn đệm xơ phải bảo đảm đạt được độ co ngang, độ co dọc, cân bằng cường lực trên toàn bộ khổ vải, độ phẳng, độ đồng đều theo yêu cầu thiết kế; - Qui cách cuộn vải phải bảo đảm đạt được yêu cầu về độ dài, khổ rộng vải, độ phẳng, không vết bẩn và không rách sản phẩm; - Bảng các thông số về qui trình liên kết cơ học gồm đầy đủ các thông số công nghệ, thông số thiết bị và dụng cụ bảo đảm thực hiện được công nghệ liên kết cơ học; - Cự ly cần thiết trên máy dệt được hiệu chỉnh chuẩn xác, các thông số công nghệ được cài đặt vào máy tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU. 1. Kỹ năng: - Xác định được trình tự liên kết đệm xơ; - Nhận biết kiểu kim, số hiệu kim, qui cách tấm kim; 59
  60. - Vận hành thành thạo máy xuyên kim, hiệu chỉnh được các cự ly của các chi tiết máy theo yêu cầu công nghệ, tháo lắp, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận máy khi cần thiết; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt chuẩn xác các thông số kỹ thuật vào máy tính trung tâm. 2. Kiến thức: - Hiểu qui trình công nghệ sản xuất vải không dệt liên kết cơ học; - Hiểu nguyên lý thiết bị xuyên kim, đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng; - Biết kiến thức về cơ học ứng dụng; - Biết phươnêg pháp xác định tốc độ dịch chuyển đệm xơ, thông số công nghệ xuyên kim, chế độ kéo giãn đệm xơ, qui cách tấm kim và qui cách cuộn vải; - Nắm vững kiến thức về tin học ứng dụng, tiếng Anh c huyên ngành để có thể sử dụng thành thạo máy tính và đọc hiểu catalog về thiết bị và công nghệ liên kết cơ học. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có giáo trình về công nghệ sợi và công nghệ không dệt; - Có máy xuyên kim và catalog (hướng dẫn sử dụng) máy xuyên kim; - Bảng thông số kỹ thuật của xơ, đệm xơ; - Sản phẩm đệm xơ mẫu; - Bảng thông số kỹ thuật của kim, qui cách tấm kim v à ứng dụng; - Máy tính bỏ túi và máy vi tính có cài đặt phần mềm chuyên dụng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng trình tự liên kết - Kiểm tra lý thuyết: đệm xơ theo phương pháp xuyên + Trình bày nguyên lý xuyên kim để kim. liên kết đệm xơ - Quy cách tấm kim được xác định + Cơ sở khoa học để xác định tấm kim, phù hợp với loại xơ và yêu cầu sản các thông số công nghệ xuyên kim, chế phẩm không dệt. độ kéo giãn đệm xơ và qui cách cuộn - Các thông số công nghệ xuyên vải không dệt kim, dịch chuyển đệm xơ, chế độ - Bài tập thực hành: kéo giãn đệm xơ theo đúng yêu cầu + Vận hành thành thạo máy xuyên thiết kế. kim. - Cuộn vải đúng qui cách, bảng các + Hiệu chỉnh cự ly của các chi tiết máy thông số công nghệ và thiết bị sử theo yêu cầu. dụng được trình bày rõ ràng, đầy đủ, + Tháo, lắp chi tiết máy khi cần thay thế. bảo đảm tạo ra được sản phẩm + Nhập đủ và chính xác các thông số không dệt chất lượng cao. công nghệ vào máy tính trung tâm. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế công nghệ trên máy cán ép định hình Mã số Công việc: F06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán, xác định các thông số công nghệ để định hình sản phẩm gồm các bước: - Xác định lực ép, tốc độ ép, nhiệt độ định hình sản phẩm; - Xác định cự ly làm việc của máy; - Xác định qui cách cuộn vải thành phẩm; - Lập bảng các thông số công nghệ; - Cài đặt các thông số trên máy tính trung tâm và hiệu chỉnh các cự ly cần thiết trên máy cán ép định hình. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định đúng lực ép, tốc độ ép, nhiệt độ định h ình để đạt được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Cự ly làm việc của máy phải phù hợp với khổ vải sau định hình; - Quy cách cuộn vải được xác định phải bảo đảm chiều d ài, khổ rộng, độ chặt, độ phẳng, không vết bẩn và không rách vải; - Bảng các thông số công nghệ phải đầy đủ, chính xác v à phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của vải; - Các thông số công nghệ được cài đặt chuẩn xác vào máy tính trung tâm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Vận hành thành thạo máy cán ép định hình; - Tính toán, lựa chọn và hiệu chỉnh được các cự ly của máy; - Tính toán lực ép, tốc độ ép, nhiệt độ định hình bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn; - Sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt được các thông số vào máy vi tính, đọc hiểu catalog máy. 2. Kiến thức: - Hiểu qui trình sản xuất vải không dệt, nhiệm vụ của máy cán ép định hình; - Có kiến thức về vật liệu xơ dệt, hiểu sâu về tính chất cơ, lý, hoá của xơ dệt dùng để sản xuất vải không dệt; - Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy cán ép định hình; 61
  62. - Biết phương pháp tính lực ép, tốc độ ép, nhiệt độ định hình theo yêu cầu; - Hiểu nguyên lý của bộ phận cuộn vải và biết phương pháp xác định qui cách cuộn vải trên máy cán ép định hình; - Có kiến thức về an toàn lao động, hiểu các biện pháp an toàn về điện, an toàn đối với thiết bị và nguyên tắc phòng chống cháy nổ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Có tài liệu giáo trình về công nghệ không dệt và vật liệu dệt; - Có máy cán ép định hình và Catalog của máy; - Sản phẩm mẫu, đồng hồ bấm giây, dụng cụ xác định lực ép; - Có bảng thiết kế các thông số công nghệ cho sản phẩm mẫu; - Máy tính bỏ túi và máy tính trung tâm, phần mềm chuyên dụng đã cài đặt trên máy tính của máy cán ép định hình. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đúng lực ép tốc độ ép, - Kiểm tra lý thuyết. nhiệt độ định hình. + Trình bày phương pháp tính lực ép, tốc - Cự ly làm việc của máy phù hợp độ và nhiệt độ định hình trên máy cán ép với sản phẩm. định hình. - Qui cách cuộn vải đạt yêu cầu + Trình bày nguyên lý làm việc của máy kỹ thuật. cán ép định hình, nói rõ chức năng từng - Bảng các thông số công nghệ bộ phận. đầy đủ, phù hợp và được trình - Bài tập thực hành: bày rõ ràng. + Vận hành thành thạo máy cán ép định hình. + Hiệu chỉnh bộ phận cuộn vải để đạt được qui cách cuộn vải theo yêu cầu. + Nhập đủ và chính xác các dữ liệu cần thiết đã xác định được vào máy tính trung tâm. 62
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xây dựng chỉ tiêu chất lượng Mã số Công việc: G01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xây dựng các chỉ tiêu cơ - lí và ngoại quan của vải trên cơ sở thí nghiệm phân tích mẫu dệt thử và tiến hành những tính toán, điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng định trước của khách hàng và phù hợp với điều kiện thực tế của sản xuất. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định đúng khối lượng của mẫu vải dệt thử (g/m2) theo yêu cầu ổn định của khách hàng về mật độ và chi số sợi (vải dệt thoi), mật độ, chi số v à độ dài vòng sợi (vải dệt kim), độ dày và khối lượng thể tích (vải không dệt); - Điều chỉnh mật độ sợi (cho vải dệt thoi và vải dệt kim), khối lượng thể tích (cho vải không dệt) của các mẫu dệt thử v à dệt lại để nhận được độ chênh lệch khối lượng riêng thực tế của chúng không vượt quá giới hạn cho phép so với khối lượng riêng tính toán (không quá 5% đối với vải dệt thoi, ); - Xác định độ dày thực tế của mẫu dệt thử so sánh độ d ày thực tế đo được với độ dày yêu cầu của vải; - Điều chỉnh lượng cấp nguyên liệu (xơ) tại bàn cấp và tỉ lệ tốc độ giữa các cặp trục đưa với các cặp trục nhận của buồng máy để nhận đ ược độ chênh lệch độ dày thực tế của vải không vượt quá giới hạn cho phép so với độ dày yêu cầu; - Xác định độ bền đứt và độ dãn đứt thực tế của mẫu thử; - Kiểm tra độ bền đứt sau giặt của các mẫu tr ên máy thử độ bền bằng phương pháp kéo dãn nửa chu trình đúng qui trình kỹ thuật thao tác. So sánh độ bền thực tế đo được sau giặt của các mẫu thử với độ bề n ban đầu của mẫu dệt thử; - Điều chỉnh lại qui trình, kỹ thuật sản xuất các mẫu dệt thử của vải không dệt (bao gồm qui trình hình thành cấu trúc cơ bản, phương pháp và kỹ thuật gắn kết các xơ trong đệm xơ) để nhận được độ chênh lệch về độ bền thực tế sau giặt không vượt quá giới hạn cho phép so với yêu cầu; - Đo chính xác kích thước sau giặt (chiều dài, chiều rộng, độ dày) của các mẫu thử bằng thước mm và đồng hồ đo độ dày theo đúng các qui định và hướng dẫn cụ thể; - Tính tỉ lệ % thay đổi kích thước toàn phần sau giặt của các mẫu dệt thử theo giá trị trung bình cộng của kết quả các lần thử so với kích th ước ban đầu; - Xác định độ bền xé thực tế của mẫu thử tr ên máy thử độ bền bằng phương pháp kéo dãn nửa chu trình đúng qui trình kỹ thuật thao tác; 63
  64. - Điều chỉnh khối lượng thể tích, qui trình hình thành cấu trúc cơ bản (tạo màng xơ), phương pháp và kỹ thuật gắn kết các xơ trong đệm xơ của các mẫu dệt thử để nhận được độ chênh lệch của độ bền xé thực tế tính theo giá trị trung bình cộng của các kết quả thử không vượt quá giới hạn cho phép so với yêu cầu ổn định; - Xác định độ hút nước của vải bằng cách nhúng riêng từng mẫu vải vào trong nước có nhiệt độ bình thường trong 1 phút (dùng 3 mẫu thử/ một mặt hàng, khối lượng 200-300 mg/ mẫu thử); - Xác định tốc độ ngấm nước trên dụng cụ thử độ thẩm thấu nước của vải không dệt theo đúng qui trình kỹ thuật thao tác; - Xác định mật độ cột vòng, mật độ hàng vòng của vải dệt kim; - Xác định mật độ dọc hoặc mật độ ngang của vải dệt thoi; - Điều chỉnh một số thông số công nghệ cơ bản của máy dệt (chi số khổ và số răng bánh răng thay đổi mật độ sợi ngang tr ên máy dệt thoi, cấp máy dệt kim ); - Đo độ bền mài mòn của vải trên dụng cụ mài mòn có cơ cấu đếm số chu trình mài mòn mẫu thử; - Tính độ bền mài mòn thực tế của vải theo giá trị trung bình của số chu trình mài mòn vải; - Đo chính xác kích thước từng mẫu thử sau khi giặt theo h ướng dọc và theo hướng ngang bằng thước đo mm; - Tính độ co dọc, độ co ngang tương đối (%) của các mẫu dệt thử; - Tính độ dài thực tế của vòng sợi theo giá trị trung bình; - Điều chỉnh lại động trình của các tiết tạo vòng; - Đo độ chống nhàu thực tế theo hướng sợi dọc và theo hướng sợi ngang bằng dụng cụ chống nhàu dùng áp lực nén đúng qui trình kỹ thuật thao tác; - Tính hệ số chống nhàu theo hướng dọc, theo hướng ngang của mẫu dệt thử; - Nhận biết được các dạng lỗi, hình thức lỗi, mức độ phạm lỗi, nguyên nhân gây lỗi trên mặt hàng vải mộc đang sản xuất thử; - Lập bảng riêng cho từng mặt hàng vải mộc cụ thể, trong đó hàm chứa các chỉ tiêu về chất lượng, về qui cách vải, các chỉ tiêu cơ – lí và các chỉ tiêu ngoại quan với độ lớn và sai số cho phép của từng chỉ tiêu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng Quan sát, phát hiện sự việc và tình huống, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin (tập hợp của số liệu khảo sát/ thí nghiệm, ý kiến phản hồi nhận đ ược từ nhà sản xuất, khách hàng, các nhà chuyên môn ) sử dụng thiết bị/ dụng cụ thí 64
  65. nghiệm và các phương tiện, vật tư kỹ thuật cần thiết khác, làm việc độc lập và theo nhóm. 2. Kiến thức - Biết qui trình, nội dung và phương pháp tiến hành đánh giá và xây dựng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm; - Nắm vững phương pháp chọn, bảo quản và chuẩn bị mẫu thí nghiệm, nguyên lý cấu tạo và làm việc của các thiết bị/ dụng cụ thí nghiệm có li ên quan, qui trình thí nghiệm đối với từng chỉ tiêu cụ thể, nội dung và phương pháp tính toán các đại lượng đặc trưng của chỉ tiêu thí nghiệm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các giáo trình và tài liệu kỹ thuật chuyên môn ngành dệt (giáo trình cấu trúc vải, vật liệu dệt, đánh giá chất lượng sản phẩm ngành dệt, tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật liệu dệt); - Xưởng thực hành sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt; - Phòng thí nghiệm vật liệu dệt đủ tiêu chuẩn; - Album các dạng lỗi của các loại vải mộc cần tham khảo; - Đơn đặt hàng và các sản phẩm dệt thử; - Các biểu mẫu chuẩn, phương tiện và dụng cụ theo dõi, ghi chép và tính toán. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị mẫu thử: đúng qui trình và kỹ - Quan sát thao tác. thuật thao tác, qui cách mẫu và số lượng mẫu - Kiểm tra qui cách mẫu và số thử. lượng mẫu được chuẩn bị so với qui chuẩn. - Thực hiện phép thử: đúng qui trình và kỹ - Quan sát thao tác. thuật thao tác lắp đặt mẫu thử vào cơ cấu thử, - Kiểm tra bảng ghi chép số cài đặt các thông số thí nghiệm và vận hành liệu thí nghiệm của báo cáo bài thiết bị/ dụng cụ thí nghiệm; ghi chép r õ ràng, thực hành thí nghiệm. đầy đủ và chính xác kết quả các lần đo vào bảng thống kê số liệu thí nghiệm. - Tính toán kết quả thí nghiệm: chọn phương - Kiểm tra đánh giá nội dung, pháp tính và lập bảng tính toán, thực hiện các phương pháp và kết quả tính nội dung tính toán đầy đủ, hợp lý, chính xác toán trình bày trong bản báo theo yêu cầu của bài thí nghiệm. cáo thí nghiệm. - Thiết lập phương án điều chỉnh đối với - Xét cơ sở khoa học và tính những thông số cần điều chỉnh trong bảng thực tế của phương án được thiết kế công nghệ của mặt hàng dệt thử để trình bày trong bản báo cáo thí sản phẩm đạt được yêu cầu chất lượng ổn nghiệm. định. 65
  66. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng Mã số Công việc: G02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Xây dựng qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm theo phương pháp thí nghiệm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lấy mẫu đúng phương pháp, đúng nguyên tắc, đúng số lượng: - Lập qui trình đo cho từng chỉ tiêu tính chất cụ thể; - Lập phương án thiết bị/ dụng cụ và điều kiện tiến hành thí nghiệm; - Qui định sai số cho phép của phép đo; - Lập các biểu mẫu ghi chép số liệu th í nghiệm với các tiêu chí và thông tin cần thiết cho từng chỉ tiêu xác định; - Tính toán kết quả thí nghiệm thích hợp với cỡ mẫu/ dung tích mẫu thử; - Lập bảng tính toán phù hợp với phương pháp tính toán (phương pháp tích hay tổng); - Tính các đại lượng đặc trưng của tập hợp số liệu thí nghiệm (giá trị trung bình, độ lệch quân phương, hệ số biến sai, độ tin cậy và khoảng tin cậy ) và sai số tính toán cho phép của kết quả thí nghiệm; - Lập đồ thị dưới dạng cột hoặc đường gẫy tần suất/ thẻ kiểm tra điều khiển chất lượng trong hệ tọa độ Decac; - So sánh kết quả thí nghiệm với tiêu chuẩn để kết luận chỉ tiêu đó đạt hay không đạt chất lượng. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng Quan sát, thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin, sử dụng thiết bị thí nghiệm và các phương tiện trợ giúp (máy vi tính, dụng cụ đo ), soạn thảo văn bản, làm việc độc lập và theo nhóm. 2. Kiến thức - Biết phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ngành dệt; - Biết qui trình kiểm tra đánh giá và quản lí chất lượng các sản phẩm ngành dệt; - Nắm vững qui trình thí nghiệm và tính toán xác định các chỉ tiêu tính chất chất lượng sản phẩm ngành dệt; - Biết cấu tạo, tính chất của các bán sản phẩm và sản phẩm dệt; 66
  67. - Nắm vững nguyên lí cấu tạo, làm việc của các thiết bị thí nghiệm; - Biết phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dệt; - Biết tin học cơ bản. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các giáo trình và tài liệu chuyên môn ngành dệt (giáo trình cấu trúc vải, vật liệu dệt, đánh giá chất lượng sản phẩm dệt; tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật liệu dệt); - Sản phẩm và bán sản phẩm cần kiểm tra; - Phòng thí nghiệm vật liệu dệt đủ tiêu chuẩn; - Bảng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và bán sản phẩm các mặt hàng cần tham khảo thuộc các cấp tiêu chuẩn; - Các phương tiện ghi chép, tính toán. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lập phương án lấy mẫu thích hợp với từng - Kiểm tra đánh giá theo nội lô hàng và với mục đích kiểm tra. dung được trình bày trong bài báo cáo của sinh viên. - Lập được qui trình chi tiết thực hiện phép - Kiểm tra đánh giá theo nội đo, phương án về dụng cụ đo, yêu cầu về kỹ dung được trình bày trong bài thuật đo, sai số cho phép của phép đo v à dụng báo cáo của sinh viên. cụ đo đối với chỉ tiêu kiểm tra. - Lập được phương án tính toán các thông số - Kiểm tra đánh giá theo nội chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra: dung được trình bày trong bài phương pháp tính toán được áp dụng và biểu báo cáo của sinh viên. mẫu tính toán tương ứng, các đại lượng đặc trưng cần tính và sai số tính toán. - Lập phương án biểu đồ chất lượng phù hợp - Kiểm tra đánh giá các với chỉ tiêu kiểm tra và mục đích kiểm tra. phương án được trình bày trong bài báo cảo của sinh viên. - Lập được phương án đánh giá chất lượng - Kiểm tra đánh giá các của chỉ tiêu kiểm tra và của toàn lô sản phẩm. phương án được trình bày trong bài báo cáo của sinh viên. 67
  68. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xây dựng định mức đánh giá chất lượng Mã số Công việc: G03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lập qui trình xây dựng mức chất lượng sản phẩm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn hệ thống danh mục chỉ tiêu cần đánh giá trong tập hợp số liệu khảo sát trên cở sở yêu cầu chất lượng, công dụng của sản phẩm và mục tiêu đánh giá; - Xác định trọng số các chỉ tiêu trong hệ thống danh mục đã chọn để so sánh với các chỉ tiêu chuẩn; - Xác định chuẩn/ mẫu cơ sở so sánh gồm các sản phẩm mẫu, ti êu chuẩn chất lượng sản phẩm thuộc các cấp tiêu chuẩn ) phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của doanh nghiệp và yêu cầu chất lượng của sản phẩm; - Xác định mức chất lượng riêng phần trên cơ sở so sánh độ lớn của chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu cần đánh giá với các chuẩn tương ứng; - Xác định mức chất lượng toàn phần của sản phẩm từ các mức chất l ượng riêng phần theo mục tiêu đánh giá; - Lập bảng phân cấp loại chất lượng sản phẩm (A, B, C hoặc loại I, II, III). III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Lựa chọn, phân tích, tổng hợp, xử lí tập hợp số liệu thống k ê và các nguồn thông tin khác nhau; - Sử dụng các phương tiện ghi chép, tính toán. 2. Kiến thức - Biết các khái niệm về chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm; - Nắm vững các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ngành dệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Giáo trình “Đánh giá chất lượng sản phẩm ngành dệt”; - Tài liệu “Thí nghiệm vật liệu dệt”; - Bảng tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm dệt; - Bảng thiết kế công nghệ mặt hàng dệt; - Các dụng cụ và phương tiện ghi chép, tính toán (các bảng mẫu, bút, sổ, máy vi tính ). 68
  69. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thiết lập được đầy đủ danh mục và trình tự - Kiểm tra đánh kết quả bài báo các bước cần tiến hành xây dựng mức chất cáo của sinh viên. lượng hợp với tư duy logic. - Thiết lập được đủ nội dung cần thực hiện và - Kiểm tra đánh giá kết quả bài mục tiêu cụ thể cho từng tiêu chí thực hiện báo cáo của sinh viên. công việc. 69
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Khảo sát mức tiêu hao thời gian làm việc Mã số Công việc: H01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lập qui trình khảo sát mức tiêu hao thời gian thực hiện các bộ phận bước công việc của công nhân trên dây chuyền sản xuất vải bằng phương pháp bấm giờ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lập kế hoạch chi tiết về nội dung và các bước cần tiến hành khảo sát; - Tìm hiểu đặc điểm tình hình công nhân, hệ thống thiết bị, nguyên vật liệu được sử dụng, môi trường lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc; - Tiến hành những cải tiến, điều chỉnh cần thiết cho việc khảo sát; - Chọn nơi có tình hình sản xuất ổn định, vệ sinh môi trường và an toàn lao động tốt, thiết bị sản xuất hoạt động bình thường; - Chọn công nhân có ý thức nghề nghiệp tốt, l àm việc trung thực, trình độ tay nghề đảm bảo yêu cầu khảo sát; - Thực hiện số lần bấm giờ theo dõi các thao tác vừa đủ đảm bảo độ chính xác của kết quả khảo sát, Ghi chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận của bước công việc hoặc của mỗi thao tác; - Xác định thời gian tiêu hao của từng bộ phận bước công việc hoặc của từng thao tác khảo sát; - Đánh giá chất lượng dãy số bấm được trên cơ sở so sánh hệ số ổn định tính toán của dãy số khảo sát với hệ số ổn định tiêu chuẩn hoặc tỉ lệ số lần đo có kết quả quá chênh lệch phải loại bỏ so với tổng số lần khảo sát; - Tính mức tiêu hao thời gian của bước công việc thao tác theo giá trị trung bình; - Lập bảng tổng hợp quy chuẩn thời gian tiêu hao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Giám sát, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin; - Sử dụng dụng cụ đo, ghi chép và tính toán; - Thực hiện các thao tác công nghệ. 2. Kiến thức - Biết cách phân loại tiêu hao thời gian làm việc theo quá trình sản xuất, theo công nhân và theo thiết bị; 70
  71. - Biết các hình thức nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc; - Biết khảo sát mức tiêu hao thời gian làm việc theo phương pháp bấm giờ; - Nắm vững qui trình thao tác xử lí máy ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất vải. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Xưởng sản xuất đủ điều kiện; - Đồng hồ thao tác 3 kim, đồng hồ bấm giây điện tử; - Giáo trình tổ chức lao động và định mức kỹ thuật ngành công nghiệp dệt; - Các biểu mẫu quan sát, bút, sổ ghi chép và tính toán. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thiết lập được đầy đủ danh mục và trình tự - Kiểm tra đánh giá kết quả bài các bước cần tiến hành khảo sát mức tiêu hao báo cáo của sinh viên. thời gian làm việc hợp với tư duy logic. - Thiết lập được đủ nội dung và mục tiêu cần - Kiểm tra đánh giá kết quả bài thực hiện, các chỉ dẫn cụ thể và cần thiết cho báo cáo của sinh viên. từng bước khảo sát. 71
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lập mức Mã số Công việc: H02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lập mức năng suất lao động, mức phục vụ máy cho các loại công nhân công nghệ trong dây chuyền sản xuất vải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN Lập định mức cho công nhân máy ống, công nhân má y mắc, công nhân máy hồ, công nhân máy nối, công nhân luồn go, khổ, công nhân máy dệt thoi, công nhân máy dệt kim, công nhân sản xuất vải không dệt, công nhân kiểm vải, công nhân đo - gấp vải đối với từng mặt hàng trong điều kiện sản xuất xác định. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng dụng cụ, phương tiện tính toán; - Nhận biết chính xác các tiêu hao thời gian thành phần của mỗi nhóm tiêu hao (nhóm thời gian công nghệ phụ, chăm sóc nơi làm việc, dừng trùng). 2. Kiến thức - Biết các dạng tiêu hao thời gian thành phần và nhóm tiêu hao để thực hiện các thao tác công nghệ, chăm sóc nơi làm việc tại mỗi gian máy; - Nắm vững các công thức tính toán mức năng suất lao động, mức phục vụ máy của công nhân công nghệ ở mỗi công đoạn trong dây chu yền sản xuất vải và đơn vị tính. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các bảng tổng hợp qui chuẩn thời gian tiêu hao ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất vải đã được khảo sát; - Các giáo trình, tài liệu về tổ chức lao động và định mức kỹ thuật ngành dệt; - Các phương tiện và dụng cụ ghi chép, tính toán (máy tính bỏ túi, máy vi tính, bút, giấy ). V. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân biệt chính xác các tiêu hao thời gian - Kiểm tra đánh giá kết quả bài thành phần đối với mỗi nhóm tiêu hao thời tập thực hành của sinh viên. gian để sử dụng trong quá trình tính toán. - Vận dụng thành thạo các phương pháp, các - Kiểm tra đánh giá kết quả bài công thức tính toán lập mức và kết quả tính tập thực hành của sinh viên. toán chính xác, ghi chép đầy đủ dữ liệu. 72
  73. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Áp dụng mức Mã số Công việc: H03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thực hiện các công việc cần thiết để đ ưa ra mức vào vận hành trong thực tế sản xuất cũng như trong quá trình mức được vận hành. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phổ biến đầy đủ, cặn kẽ đến tất cả mọi đối t ượng có trách nhiệm thực hiện mức về mức (năng suất lao động và mức phục vụ máy) sắp được áp dụng; - Sử dụng linh hoạt, chính xác các hình thức ban hành phù hợp với tình hình thực tế: ban hành “mức tạm thời” đối với những mức ho àn toàn mới hay “điều chỉnh mức” đối với những mức hiện h ành; - Đưa ra được những qui định và chỉ dẫn về tổ chức và các vấn đề thiết yếu khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thự c hiện mức; - Giao mức cụ thể theo trình độ tay nghề từng công nhân; - Kiểm tra thống kê tình hình thực hiện mức của từng người, từng tổ, từng phân xưởng và toàn doanh nghiệp; - Phân tích rõ nguyên nhân tăng, giảm mức mức thực tế so với mức qui chuẩn; - Điều chỉnh thích hợp phù hợp với điều kiện thực tế. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phát hiện, kiểm tra, phân tích, đánh giá, tính toán; - Tổ chức và điều hành công việc. 2. Kiến thức - Biết đặc trưng tổ chức tổ chức sản xuất và phân công lao động của từng công đoạn công nghệ trong dây chuyền sản xuất vải; - Nắm vững đặc trưng kỹ thuật của các thiết bị sản xuất đ ược sử dụng tại doanh nghiệp; - Biết toán xác suất - thống kê; - Nắm vững nội dung và phương pháp quản lí mức (năng suất lao động và mức phục vụ máy). IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng mức năng suất lao động và mức phục vụ máy mới được thiết kế; - Danh sách tay nghề của công nhân công nghệ; 73