Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Bảo đảm an toàn hàng hải
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Bảo đảm an toàn hàng hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tieu_chuan_ky_nang_nghe_bao_dam_an_toan_hang_hai.pdf
Nội dung text: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Bảo đảm an toàn hàng hải
- TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI Hà nội, Tháng 05/2010 1
- GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Được sự hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ GTVT và Viện Nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục, Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Bảo đảm an toàn hàng hải đã tiến hành biên soạn hoàn thiện dự thảo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề “Bảo đảm an toàn hàng hải”. Quá trình biên soạn được thực hiện theo đúng nguyên tắc, thủ tục và quy trình tại Quyết định số 09/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cụ thể như sau: 1. Nguyên tắc xây dựng: - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề xây dựng theo danh mục nghề nghiệp; - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề xây dựng theo 5 bậc trình độ kỹ năng; - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề có cấu trúc và định dạng thống nhất; - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được xây dựng theo hướng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất; - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được xây dựng đảm bảo lượng hóa về kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện công việc của nghề; - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được xây dựng phù hợp với xu thế hội nhập với tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nước trong khu vực và thế giới. 2. Quy trình xây dựng được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu, điều tra khảo sát về quy trình sản xuất, các vị trí làm việc, lực lượng lao động của nghề. Bước 2: Phân tích nghề - Hội thảo DACUM: trên cơ sở đã có sơ đồ DACUM của nghề “Bảo đảm an toàn hàng hải” - Hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề và gửi xin ý kiến chuyên gia; - Hoàn thiện và gửi sơ đồ DACUM và phiếu góp ý tới các chuyên gia của các doanh nghiệp: 30 ý kiến; - Hoàn thiện sơ đồ DACUM sau khi đã được góp ý: + Số nhiệm vụ là: 12 + Số công việc là: 77. Bước 3: Hoàn thiện các phiếu phân tích công việc - Trên cơ sở đã có các phiếu phân tích công việc tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện các phiếu phân tích công việc; 2
- - Gửi Bộ phiếu phân tích công việc để xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực của nghề Bảo đảm an toàn hàng hải ở các doanh nghiệp: 30 ý kiến; - Thu nhận các phiếu phân tích công việc để chỉnh sửa, ho àn thiện; - Tổ chức Hội thảo hoàn thiện các phiếu phân tích công việc - Hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau hội thảo. Bước 4: Thực hiện sắp xếp công việc theo 5 bậc tr ình độ kỹ năng - Sắp xếp các công việc theo các cấp bậc tr ình độ kỹ năng nghề; - Xin ý kiến chuyên gia về bảng sắp xếp công việc theo bậc tr ình độ kỹ năng nghề: 30 ý kiến; - Thu thập ý kiến và hoàn thiện bảng sắp xếp công việc theo các cấp trình độ kỹ năng. Bước 5: Thực hiện biên soạn và hoàn thiện bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc - Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo mẫu định dạng; - Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề: 30 ý kiến; - Tổng hợp ý kiến các chuyên gia và hiệu chỉnh bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề; - Hội thảo lấy ý kiến đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã được biên soạn: thực hiện trong 2 ngày; - Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề sau khi được góp ý gửi Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Bộ Giao thông vận tải thẩm định. Bước 6: Thẩm định Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề. 3. Định hướng sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Chuyển mạnh dạy nghề từ “hướng cung” sang “hướng cầu” của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; - Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa toàn diện, đồng bộ, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm ti ên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; - Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ng ành và các cơ sở dạy nghề; - Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho người lao động. 3
- II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG Nơi làm việc TT Họ và tên 1 Trần Văn Giáp Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TPHCM 2 Nguyễn Văn Tiến Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TPHCM 3 Bùi Thanh Tùng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 4 Trần Thị Thu Hường Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TPHCM 5 Nguyễn Hoàng Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TPHCM 6 Trần Mạnh Linh Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TPHCM 7 Ngô Văn Hồng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 8 Trần Minh Thuận Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 9 Nguyễn Thành Đạt Trường Đại học Giao thong vận tải III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Trần Bảo Ngọc Bộ Giao thông vận tải 2 Phạm Đình Vận Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 3 Nguyễn Văn Nghĩa Bộ Giao thông vận tải 4 Lưu Văn Hà Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 5 Nguyễn Trọng Thành Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 6 Nguyễn Phúc Lộc Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 7 Châu Bá Hải Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 8 Nguyễn Thành Dương Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 9 Vũ Thanh Quang Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải II 4
- MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MÃ SỐ NGHỀ: Nghề Bảo đảm an toàn hàng hải là nghề quản lý, vận hành hệ thống báo hiệu đèn biển, hệ thống báo hiệu hàng hải luồng tàu; thanh thải chướng ngại vật trên các luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và các công trình khác; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải; sản xuất, cung cấp bình đồ luồng hàng hải điện tử; nạo vét, duy tu luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và các công trình khác; quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công, khai thác v à quản lý các công trình hàng hải và công trình cải tạo đường sông; điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải đối với các công trình thi công, các hoạt động khác trên vùng nước cảng biển và luồng hàng hải. Nghề Bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm các nhiệm vụ chính sau: - Bảo trì thiết bị báo hiệu hàng hải; - Bảo trì nhà trạm, các thiết bị phụ trợ; - Bảo trì máy phát điện; - Bảo trì phao tiêu báo hiệu; - Thiết kế luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải và nạo vét trên luồng; - Quan trắc khí tượng thủy hải văn; - Phát các tín hiệu khống chế, báo hiệu cảnh giới luồng báo hiệu khí tượng, thủy triều liên lạc với tàu trong khu vực; - Lập kế hoạch tổ chức công tác tiếp tế v à kiểm tra trạm; - Thành lập các loại bản đồ chuyên đề địa hình ven bờ, trên sông và biển; - Tìm kiếm cứu nạn trên biển; - Bảo vệ môi trường biển; - Phát triển nghề nghiệp. Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành về lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải, có khả năng sử dụng thành thạo: - Máy vi tính; - Máy in; - Bộ dụng cụ điện; - Thiết bị đo lường điện; 5
- - Ống ngắm; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Đồng hồ bấm giây; - Đồng hồ Luxmeter; - Bảng giá trị đo Luxmeter; - Thấu kính; - Bộ dụng cụ tháo lắp; - Bơm mỡ; - Thước thăm dầu; - Thiết bị via máy; - Máy định vị cầm tay định vị báo hiệu; - Bộ dụng cụ, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác thiết kế, đo đạc Có khả năng làm việc nhóm với đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có sức khỏe tốt để đảm bảo l àm việc ở các công trình thuộc các doanh nghiệp xây dựng thủy; công ty an toàn đường thủy và hàng hải; công ty tư vấn xây dựng thủy; cơ quan quản lý về hàng hải, đường thủy; cơ quan nghiên cứu khoa học - Công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực an toàn đường thủy. 6
- DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MÃ SỐ NGHỀ: Mã Trình độ kỹ năng nghề số TT Công việc công Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc việc 1 2 3 4 5 A Bảo trì thiết bị báo hiệu hàng hải 1 A1 Đấu lắp hoàn chỉnh một bộ thiết bị x đèn báo hiệu hàng hải 2 A2 Kiểm tra, cân chỉnh bóng đèn x 3 A3 Đo chu kỳ chớp, cường độ sáng, x tính tầm hiệu lực của đèn 4 A4 Đo kiểm tra hệ thống nguồn cung x cấp điện, dây dẫn 5 A5 Bảo trì thiết bị báo hiệu hàng hải x 6 A6 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) B Bảo trì nhà trạm, các thiết bị phụ trợ. 7 B1 Bảo trì hệ thống chống sét nhà x trạm 8 B2 Bảo trì hệ thống điện, hệ thống x nước của nhà trạm 9 B3 Bảo trì hệ thống thông tin liên lạc x của nhà trạm 10 B4 Bảo trì nhà trạm x 11 B5 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) C Bảo trì máy phát điện 12 C1 Bảo dưỡng máy phát điện x 13 C2 Khởi động máy phát điện x 14 C3 Dừng máy phát điện x 15 C4 Thay thế linh kiện, thiết bị máy bị x hư hỏng 16 C5 Ghi chép vào Nhật ký máy x 17 C6 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x 7
- trạm (Nhật ký trạm luồng tàu biển) D Bảo trì phao tiêu báo hiệu 18 D1 Bảo dưỡng hệ thống báo hiệu x 19 D2 Thay thế các vật tư bị hư hại x 20 D3 Tổ chức thi công thay phao báo x hiệu 21 D4 Tổ chức thi công thả phao báo hiệu x 22 D5 Tổ chức thi công điều chỉnh phao x báo hiệu 23 D6 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký trạm luồng tàu biển) E Thiết kế luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải và nạo vét trên luồng. 24 E1 Thiết kế luồng theo các tiêu chuẩn x hiện hành 25 E2 Thiết kế phao báo hiệu x 26 E3 Thiết kế Tiêu, Chập tiêu báo x hiệu 27 E4 Thiết kế hệ thống báo hiệu hàng x hải 28 E5 Thiết kế nạo vét luồng x 29 E6 Thiết kế tổ chức thi công lắp đặt hệ x thống báo hiệu hàng hải. 30 E7 Thiết kế tổ chức thi công nạo vét x luồng 31 E8 Thiết kế tổ chức thi công cảnh giới x luồng phục vụ công tác điều tiết, cảnh giới, thi công nạo vét 32 E9 Thiết kế nhà quản lý luồng, đèn x 33 E10 Thiết kế tổ chức thi công xây dựng x Nhà trạm quản lý F Quan trắc khí tượng thủy hải văn 34 F1 Dựng trạm quan trắc thủy triều, đo x và tính chuyển về cao độ chuẩn (Số 0 Hải đồ hay số 0 Hòn dấu) 35 F2 Thu thập thông tin thời tiết, khí x tượng thủy văn tại khu vực trạm quản lý 36 F3 Ghi chép dữ liệu thủy triều x 37 F4 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật 8
- ký trạm luồng tàu biển) G Phát các tín hiệu khống chế, báo hiệu cảnh giới luồng báo hiệu khí tượng, thủy triều liên lạc với tàu trong khu vực 38 G1 Tổ chức treo, phát các tín hiệu theo x yêu cầu kỹ thuật 39 G2 Tổ chức bảo vệ hệ thống báo hiệu x 40 G3 Duy trì đặc tính, thông số kỹ thuật x của các tín hiệu, biển báo 41 G4 Tổ chức thi công cảnh giới luồng x phục vụ công tác điều tiết, cảnh giới, thi công nạo vét 42 G5 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký trạm luồng tàu biển) H Lập kế hoạch tổ chức công tác tiếp tế và kiểm tra trạm 43 H1 Lập kế hoạch tổ chức công tác tiếp x tế 44 H2 Lập kế hoạch tổ chức công tác x kiểm tra 45 H3 Thực hiện việc tiếp tế theo kế x hoạch 46 H4 Kiểm tra trạm, đèn, luồng theo x kế hoạch 47 H5 Ghi chép vào Nhật ký quản lý của x trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) L Thành lập các loại bản đồ chuyên đề địa hình ven bờ, trên sông và biển 48 L1 Thiết kế lưới khống chế mặt bằng x 49 L2 Thiết kế lưới khống chế độ cao x 50 L3 Đo đạc hiện trường - Công tác x ngoại nghiệp của phần trên cạn 51 L4 Xử lý số liệu đo đạc hiện trường - x Công tác nội nghiệp của phần trên cạn 52 L5 Thiết kế công tác rà quét phát hiện x chướng ngại vật phục vụ thông báo hàng hải 53 L6 Tổ chức đo lưới khống chế mặt x 9
- bằng 54 L7 Tổ chức đo lưới khống chế độ cao x 55 L8 Đo đạc hiện trường - Công tác x ngoại nghiệp của phần dưới nước 56 L9 Xử lý số liệu đo đạc hiện trường - x Công tác nội nghiệp của phần dưới nước 57 L10 Tổ chức rà quét phát hiện chướng x ngại vật phục vụ thông báo hàng hải 58 L11 Định vị phao, tiêu báo hiệu hàng x hải 59 L12 Xuất bản bản vẽ gốc x 60 L13 Thành lập hải đồ điện tử ENC x M Tìm kiếm cứu nạn trên biển 61 M1 Khai thác sử dụng hệ thống x GMDSS phục vụ cho an toàn và tìm kiếm cứu nạn tàu. 62 M2 Điều động phương tiện x 63 M3 Khoanh vùng khu vực x 64 M4 Tìm kiếm cứu người x 65 M5 Vớt dầu tràn ra biển x 66 M6 Trục vớt phương tiện x N Bảo vệ môi trường biển 67 N1 Xử lý chất thải, nước thải hữu cơ x trong vùng nước cảng 68 N2 Xử lý nước thải trong vùng nước x cảng 69 N3 Xử lý rác thải tàu thuyền, cảng x biển trong vùng nước 70 N4 Xử lý dầu cặn máy tàu trong vùng x nước cảng 71 N5 Xử lý hàng hóa đổ vỡ, rơi rớt từ tàu x trong vùng nước cảng 72 N6 Xử lý tràn dầu khu vực ven biển, x bãi tắm O Phát triển nghề nghiệp 73 O1 Học tập các chế độ chính sách lao x động 10
- 74 O2 Cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới x 75 O3 Tham dự hội thảo x 76 O4 Thiết lập mối liên hệ với các bộ x phận liên quan 77 O5 Hướng dẫn người mới vào nghề x 11
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Đấu lắp hoàn chỉnh một bộ thiết bị đèn báo hiệu hàng hải Mã số Công việc: A1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đấu lắp hoàn chỉnh một bộ thiết bị đèn báo hiệu hàng hải để hoạt động được; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Chuẩn bị thiết bị; - Mở đèn; - Đấu dây của đèn vào máy chớp; - Đấu dây của quang trở vào máy chớp; - Đấu dây điện của nguồn vào máy chớp; - Đặt máy chớp vào bên trong đèn; - Đấu dây của máy chớp vào hộp tiết chế; - Đấu dây nguồn vào hộp tiết chế; - Đấu dây nối nguồn vào Accu, nguồn cung cấp điện cho đèn cực âm trước, cực dương sau; - Đấu dây nối từ bảng pin năng lượng mặt trời vào hộp tiết chế; - Cho đèn phát sáng; - Cân chỉnh tim bóng đèn; - Lắp ráp đèn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết bị được chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Đúng theo tiêu chuẩn đấu lắp thiết bị điện; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Đấu dây của đèn, của quang trở, của nguồn vào máy chớp đúng cực; - Đặt máy chớp ở đúng vị trí bên trong đèn; - Đấu dây của máy chớp, của nguồn, dây nối từ bảng pin năng lượng mặt trời vào hộp tiết chế đúng cực; - Đấu cực âm trước, cực dương sau; 12
- - Kiểm tra đặc tính của đèn theo đúng theo yêu cầu kỹ thuật; - Cân chỉnh tim bóng đèn vào đúng tâm thấu kính; - Lắp ráp đèn đúng sơ đồ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Mở được lồng đèn, ốp tích đèn; - Đấu dây của đèn, của quang trở, của nguồn vào máy chớp; - Đấu dây của quang trở vào máy chớp; - Sử dụng đồng hồ đo; - Đặt máy chớp vào bên trong đèn; - Đấu dây của máy chớp, nguồn, dây nối từ bảng pin năng lượng mặt trời vào hộp tiết chế; - Thực hiện được thao tác điều chỉnh tim dây tóc bóng đèn; - Lắp ráp đèn; - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt trên phao hoặc trên đèn biển. 2. Kiến thức - Sơ đồ đấu lắp điện; - Đặc tính của các thiết bị; - Tiêu chuẩn đấu lắp thiết bị điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Quy trình đấu lắp thiết bị; - Phương pháp đo lường điện: Đo điện áp, đo dòng điện. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bóng đèn loại phù hợp với đèn sử dụng trong hàng hải (thường là bóng tim đứng); - Máy chớp; - Tiết chế; - Tấm pin năng lượng mặt trời; - Tuốc nơ vít; 13
- - Kềm bấm dây; - Đồng hồ đo điện; - Đầu nối dây; - Băng keo quấn dây; - Ốc bu lon các loại; - Ốc xiết cọc bình bằng đồng; - Bộ dụng cụ điện ; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Thiết bị đèn: Bóng đèn, ốp tích, lồng đèn ; - Đèn; - Dây điện; - Ốc xiết cọc bình bằng đồng; - Máy chớp; - Bảng pin năng lượng mặt trời; - Nguồn điện cung cấp cho đèn; - Thấu kính. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đấu dây của đèn vào máy chớp, của 1. Theo dõi, kiểm tra việc đấu nối, các quang trở vào máy chớp, của nguồn cực và kiểm tra các đầu nối dây bằng vào máy chớp, của máy chớp vào hộp bút thử điện; tiết chế, nguồn vào hộp tiết chế, nguồn vào Accu, nối từ bảng pin năng lượng mặt trời vào hộp tiết chế đúng cực và không bị mát điện; 2. Bộ thiết bị đèn báo hiệu hàng hải 2. Vận hành bộ thiết bị đèn báo hiệu hoạt động được. hàng hải và đèn sáng. 14
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Cân chỉnh bóng đèn đúng tiêu điểm Mã số Công việc: A2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân chỉnh vị trí tim dây tóc bóng đèn so với tiêu điểm của thấu kính; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Ngắm vị trí tim dây tóc bóng đèn so với tiêu điểm của thấu kính; - Mở lồng đèn; - Điều chỉnh tim dây tóc bóng đèn; - Ngắm lại vị trí tim dây tóc bóng đèn; - Đóng nắp lồng đèn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vị trí tim dây tóc bóng đèn trùng đúng tâm thấu kính; - Mở lồng đèn, đóng nắp lồng đèn phải cẩn thận, nhanh chóng và theo đúng trình tự; - Thực hiện được thao tác điều chỉnh tim dây tóc bóng đ èn; - Xiết chặt các loại khóa, vít bảo vệ của lồng đèn; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Sử dụng được thấu kính; - Tháo khóa, vít bảo vệ của lồng đèn; - Điều chỉnh tim dây tóc bóng đèn bằng cách điều chỉnh ốc giữ đế bóng đ èn; - Sử dụng ống ngắm; - Xiết khóa, vít bảo vệ của lồng đèn. 2. Kiến thức - Đặc tính của thiết bị đèn; 15
- - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đèn; - Thấu kính; - Tuốc nơ vít; - Lồng đèn; - Ống ngắm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính chính xác khi cân chỉnh vị trí 1. Theo dõi việc cân chỉnh và kiểm tra tim dây tóc bóng đèn; vị trí tim dây tóc bóng đèn xem có trùng đúng tiêu điểm của thấu kính không?; 2. Sự thuần thục của thao tác tháo ráp 2. Quan sát quá trình tháo ráp và xem nắp lồng đèn. xét xem tháo ráp có đúng trình tự không?. 16
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Đo chu kỳ chớp, cường độ sáng, tính tầm hiệu lực của đèn Mã số Công việc: A3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đo chu kỳ của đèn, kiểm tra đặc tính ánh sáng của đèn, xác định tầm hiệu lực của đèn; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Bật công tắc, van nhật quang cho đ èn sáng; - Đo chu kỳ của đèn, kiểm tra đặc tính ánh sáng của đèn; - Đo cường độ sáng của đèn; - Xác định tầm hiệu lực của đèn; - Ghi vào Nhật ký trực ca về việc kiểm tra đặc tính của đèn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Bật công tắc, van nhật quang cho đèn sáng phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Kiểm tra đặc tính chớp 2 lần / ngày theo quy định; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Theo dõi hoạt động của đèn 2 lần / ngày theo quy định; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Sử dụng đồng hồ bấm giây; - Đo đặc tính chớp; - Kiểm tra đặc tính chớp; - Sử dụng đồng hồ Luxmeter; - Đo cường độ sáng của đèn; - Kiểm tra cường độ sáng của đèn; 17
- - Tra được bảng giá trị đo Luxmeter để xác định tầm hiệu lực của đèn; - Ghi nhật ký trực ca. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị đèn; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Đo lường điện; - Phương pháp tra bảng giá trị đo Luxmeter. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đèn; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Đồng hồ bấm giây; - Đồng hồ Luxmeter; - Bảng giá trị đo Luxmeter; - Nhật ký trực ca; - Bút. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Kiểm tra đặc tính chớp của đèn theo 1. Xem Nhật ký trực ca về việc kiểm quy định; tra đặc tính của đèn và đối chiếu với quy định (2 lần / ngày); 2. Đo cường độ sáng của đèn theo quy 2. Xem Nhật ký trực ca về việc kiểm định; tra đặc tính của đèn và đối chiếu với quy định (2 lần / ngày); 3. An toàn cho người và thiết bị; 3. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động điện; 4. Tính trung thực và sự đầy đủ thông 4. Xem sổ Nhật ký trực ca và đối chiếu tin khi ghi chép vào Nhật ký trực ca về với việc kiểm tra đặc tính của đèn. việc kiểm tra đặc tính của đèn. 18
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Đo kiểm tra hệ thống nguồn cung cấp điện, dây dẫn Mã số Công việc: A4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đo nguồn điện cung cấp đến bóng đèn, hộp tiết chế, máy chớp ; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Đo nguồn điện cung cấp đến bóng đèn; - Đo nguồn điện cung cấp đến hộp tiết chế; - Đo nguồn điện cung cấp đến máy chớp; - Đo nguồn điện nạp từ bảng pin năng lượng mặt trời vào tiết chế; - Đo nguồn điện cấp từ Accu; - Kiểm tra các đấu nối tiếp hoặc song song của các b ình accu; - Tính dung lượng chung của hệ thống nguồn điện, Accu, máy phát điện ; - Ghi chép thông số kiểm tra vào Nhật ký trực ca. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đo nguồn điện cung cấp đến bóng đèn, đến hộp tiết chế, đến máy chớp, đo nguồn điện nạp từ bảng pin năng lượng mặt trời vào tiết chế, đo nguồn điện cấp từ Accu, Kiểm tra các đấu nối tiếp hoặc song s ong của các bình accu phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Bảo đảm thiết bị đèn hoạt động ổn định; - Ghi chép thông số kiểm tra vào Nhật ký trực ca phải đúng quy định, cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Sử dụng đồng hồ đo điện; - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; 19
- - Tính được dung lượng của hệ thống nguồn điện, Accu, máy phát điện ; - Ghi nhật ký trực ca. 2. Kiến thức - Phương pháp đo lường điện; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Đồng hồ đo điện; - Bút; - Sổ sách; - Máy tính; - Nhật ký trực ca. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đo nguồn điện cung cấp đến bóng 1. Theo dõi việc sử dụng các thiết bị đèn, đến hộp tiết chế, đến máy chớp; đo và đối chiếu với quy chuẩn đo nguồn điện nạp từ bảng pin năng lượng lường điện; mặt trời vào tiết chế; nguồn điện cấp từ Accu đúng yêu cầu kỹ thuật; 2. Sự an toàn khi kiểm tra các đấu nối 2. Theo dõi việc kiểm tra và đối chiếu tiếp hoặc song song của các bình accu; với quy phạm an toàn điện; 3. Tính ổn định của các thiết bị đèn khi 3. Vận hành thiết bị và theo dõi quá hoạt động; trình hoạt động. 4. Tính trung thực và sự đầy đủ thông 4. Xem sổ Nhật ký trực ca và đối chiếu tin khi ghi chép các thông số kiểm tra với việc đo nguồn cung cấp đến bóng vào Nhật ký trực ca. đèn, đến hộp tiết chế, đến máy chớp; nguồn điện nạp từ bảng pin năng lượng mặt trời vào tiết chế; nguồn điện cấp từ Accu. 20
- CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo trì thiết bị báo hiệu hàng hải Mã số Công việc: A5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra dây dẫn đấu nối các thiết bị của đ èn, thay thế vật tư bị hỏng của thiết bị đèn; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Lau chùi bên ngoài thiết bị đèn, lồng đèn; - Kiểm tra dây dẫn đấu nối các thiết bị của đ èn; - Thay thế vật tư bị hỏng của thiết bị đèn; - Lau chùi bảng pin năng lượng mặt trời, máy phát điện, bình accu ; - Kiểm tra cân chỉnh tim bóng đèn; - Kiểm tra xung quanh về điều kiện tầm nhìn của đèn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết bị đèn, lồng đèn, bảng pin năng lượng mặt trời, máy phát điện, bình accu không còn bụi bẩn; - Lau chùi bên ngoài thiết bị đèn, lồng đèn, bảng pin năng lượng mặt trời, máy phát điện, bình accu không làm hỏng linh kiện; - Bề mặt thiết bị đèn, lồng đèn, bảng pin năng lượng mặt trời, máy phát điện, bình accu khô ráo; - Kiểm tra dây dẫn đấu nối các thiết bị của đ èn; thay thế vật tư bị hỏng của thiết bị đèn phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Tầm nhìn của đèn đảm bảo không bị che khuất bởi cây cối hay ch ướng ngại vật; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng được giẻ lau trong vệ sinh công nghiệp; - Đấu nối thành thạo các thiết bị đèn; - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; 21
- - Quan sát hiện trường. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp lắp đặt điện; - Phương pháp đấu dây. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Giẻ lau; - Nước lau kính; - Xà bông; - Thiết bị đèn; - Lồng đèn; -Bộ dụng cụ tháo lắp điện; - Băng keo điện; - Bảng pin năng lượng mặt trời; - Máy phát điện; - Bình accu ; - Thấu kính. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự an toàn khi kiểm tra dây dẫn 1. Theo dõi việc kiểm tra và đối chiếu đấu nối các thiết bị của đèn; với kỹ thuật lắp đặt điện và quy phạm an toàn lao động điện; 2. Sự sạch sẽ của thiết bị đèn, lồng 2. Bảng Pin năng lượng mặt trời, máy đèn, Bảng Pin năng lượng mặt trời, phát điện, bình accu không còn bụi máy phát điện, bình accu ; bẩn; 3. Tim bóng đèn trùng với tiêu điểm 3. Ngắm tim bóng đèn so với tiêu của thấu kính; điểm của thấu kính; 4. Đèn không bị che khuất bởi cây 4. Quan sát xung quanh và nhìn được cối hay chướng ngại vật. đèn. 22
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký quản lý của trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) Mã số Công việc: A6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; - Tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; - Ghi chép nhật ký; - Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Ghi chép nhật ký phải đúng theo từng ca trực, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi chép nhật ký; - Ký tên xác nhận. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Nhật ký quản lý của trạm. 23
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi tổng hợp 1. Xem Nhật ký quản lý của trạm và các thông tin của các hoạt động chính kiểm tra các thông tin trong ngày; trong ngày; 2. Nhật ký quản lý của trạm có chữ ký 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm. của trưởng trạm. 24
- CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo trì hệ thống chống sét nhà trạm Mã số Công việc: B1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu sét xuống hố tiếp địa; đánh giá khả năng thu sét của trạm qua các dữ liệu kiểm tra; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Kiểm tra kim thu sét; - Kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu sét xuống hố tiếp địa; - Kiểm tra các mối giữ dây dẫn sét, bát đỡ dây ; - Đo điện trở đất tại hố tiếp địa; - Đánh giá khả năng thu sét của trạm qua các dữ liệu kiểm tra; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống chống sét; - Sửa chữa khắc phục tạm thời hệ thống chống sét. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra kim thu sét; kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu sét xuống hố tiếp địa; kiểm tra các mối giữ dây dẫn sét, bát đỡ dây ; đánh giá khả năng thu sét của trạm qua các dữ liệu kiểm tra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chống sét cho nhà và công trình; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống chống sét phải c hính xác và nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng đồng hồ đo điện; - Kiểm tra kim thu sét; - Kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu sét xuống hố tiếp địa; - Kiểm tra các mối giữ dây dẫn sét, bát đỡ dây; - Sử dụng đồng hồ đo điện trở đất; - Tổng hợp số liệu; 25
- - Phân tích, đánh giá khả năng thu sét của trạm; - Viết báo cáo; - Sửa chữa được hệ thống chống sét. 2. Kiến thức - Kỹ thuật chống sét cho nhà và công trình; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp kiểm tra kim thu sét; - Phương pháp kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu sét xuống hố tiếp địa; - Phương pháp kiểm tra các mối giữ dây dẫn sét, bát đỡ dây. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đồng hồ đo điện; - Dụng cụ điện; - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Mẫu báo cáo; - Đồng hồ đo điện trở đất. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự hoạt động tốt của hệ thống chống 1. Kiểm tra kim thu sét; dây dẫn sét từ sét của trạm; kim thu sét xuống hố tiếp địa; các mối giữ dây dẫn sét, bát đỡ dây và đối chiếu với quy phạm Kỹ thuật chống sét cho nhà và công trình; đo điện trở đất tại hố tiếp địa đồng thời đối chiếu với việc nhà và công trình không bị sét đánh; 2. Sự đầy đủ và chính xác khi báo cáo 2. Kiểm tra báo cáo và đối chiếu với kết quả kiểm tra hệ thống chống sét. việc kiểm tra lại hệ thống chống sét của trạm. 26
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo trì hệ thống điện, hệ thống nước của nhà trạm Mã số Công việc: B2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện, hệ thống nước của nhà trạm; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Kiểm tra nguồn cấp điện của trạm; - Kiểm tra dây dẫn điện đến các thiết bị sử dụng điện; - Kiểm tra các dây cắm, ổ cắm; - Thay thế các dây dẫn điện bị hỏng, hở, đứt ; - Kiểm tra bể nước của trạm; - Kiểm tra các ống dẫn cấp nước, van khóa ; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống điện (nếu có hư hỏng, sự cố ); - Lập báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống cấp nước (nếu có hư hỏng, sự cố ); - Sửa chữa khắc phục tạm thời hệ thống điện; - Sửa chữa khắc phục tạm thời hệ thống nước. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra nguồn cấp điện của trạm; dây dẫn điện đến các thiết bị sử dụng điện; các dây cắm, ổ cắm; thay thế các dây dẫn điện bị hỏng, hở, đứt phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho người và thiết bị; - Kiểm tra nguồn cấp điện của trạm phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Kiểm tra bể nước của trạm, các ống dẫn cấp nước, van khóa phải đảm bảo không bị rò rỉ nước; - Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho trạm; - Đảm bảo các thiết bị không hư hỏng; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống điện, nước (nếu có hư hỏng, sự cố ) phải chính xác, nhanh chóng; - Sửa chữa khắc phục tạm thời hệ thống điện, hệ thống nước phải đảm bảo không bị rò rỉ và không bị hư hỏng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. 27
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Sử dụng đồng hồ đo điện; - Đấu nối các thiết bị đèn, các thiết bị sử dụng điện; - Quan sát; - Tính toán; - Phát hiện được những chỗ hư hỏng rò rỉ; - Phân tích, đánh giá; - Viết báo cáo; - Sửa chữa đường nước. 2. Kiến thức - Phương pháp đo lường điện; - Đặc tính của các thiết bị điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp lắp đặt điện: Các kiến thức cơ bản về lắp đặt điện; - Phương pháp đấu dây; - Đặc tính của thiết bị nước. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Đồng hồ đo điện; - Bộ dụng cụ tháo lắp điện; - Băng keo điện; - Thiết bị đèn; - Sổ sách; - Bút; - Cao su non; - Keo dán ống nước; - Ống nước các loại; - Van khóa; 28
- - Mẫu báo cáo. - Máy vi tính; - Máy in. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự hoạt động tốt của hệ thống cung 1. Bật nguồn cung cấp điện cho trạm cấp điện cho trạm; và xem xét các thiết bị điện đồng thời đối chiếu với Kỹ thuật lắp đặt điện; 2. Sự hoạt động tốt và không bị rò rỉ 2. Kiểm tra các ống dẫn cấp nước, van của hệ thống cung cấp nước cho trạm; khóa ; 3. Đủ nước sinh hoạt cho trạm; 3. Kiểm tra bể nước của trạm; 4. Sự đầy đủ và chính xác khi báo cáo 4. Kiểm tra báo cáo và đối chiếu với kết quả kiểm tra hệ thống điện, nước việc kiểm tra lại hệ thống điện, nước của trạm. của trạm. 29
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo trì hệ thống thông tin liên lạc của nhà trạm Mã số Công việc: B3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc của nhà trạm; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Kiểm tra máy thông tin; - Kiểm tra dây dẫn điện từ nguồn điện l ên máy thông tin; - Kiểm tra các mối giữ dây dẫn lên Anten thu phát máy thông tin liên l ạc, bát đỡ dây ; - Đánh giá khả năng thu phát của máy thông tin liên lạc của trạm; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra máy thông tin liên lạc; - Sửa chữa khắc phục tạm thời máy thông tin liên lạc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Kiểm tra máy thông tin; dây dẫn điện từ nguồn điện lên máy thông tin; các mối giữ dây dẫn lên Anten thu phát máy thông tin liên l ạc, bát đỡ dây ; khả năng thu phát của máy thông tin liên lạc của trạm phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, chính xác, nhanh chóng và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập báo cáo kết quả kiểm tra máy thông tin liên lạc phải chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng đồng hồ đo điện; - Sử dụng máy thông tin; - Đấu nối các thiết bị; - Tổng hợp số liệu; - Phân tích, đánh giá; - Viết báo cáo. 30
- 2. Kiến thức - Phương pháp đo lường điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp đấu dây; - Đặc tính của các thiết bị thông tin liên lạc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Đồng hồ đo điện ; - Dụng cụ điện; - Băng keo điện; - Dây điện; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu báo cáo; - Máy vi tính; - Máy in. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Phát hiện chính xác những thiết bị 1. Xem báo cáo, kiểm tra các thiết bị hư hỏng và đảm bảo an toàn cho người và đối chiếu với quy phạm an toàn lao và thiết bị; động điện; 2. Hệ thống thông tin liên lạc của trạm 2. Kiểm tra khả năng thu phát của máy hoạt động tốt; thông tin liên lạc của trạm; 3. Sự đầy đủ và chính xác khi báo cáo 3. Kiểm tra báo cáo và đối chiếu với kết quả kiểm tra hệ thống thông tin liên việc kiểm tra lại hệ thống thông tin liên lạc. lạc của trạm. 31
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo trì nhà trạm Mã số Công việc: B4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Bảo trì nhà ở, đường xá phục vụ đi lại của trạm; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Kiểm tra nhà cửa; - Kiểm tra tường, dầm, cột ; - Kiểm tra các bản lề cửa, các cửa đi, cửa sổ; - Kiểm tra hệ thống thoát nước nhà trạm; - Kiểm tra đường xá đi lại từ nơi tiếp tế đến trạm; - Sơn các mốc biên đường khu vực có dốc nguy hiểm dọc đường đi đến trạm; - Đánh giá những hư hỏng tại trạm; - Lập kế hoạch sửa chữa nhà trạm (nếu có); - Lập báo cáo kiểm tra nhà trạm; - Sửa chữa khắc phục tạm thời những h ư hỏng tại nhà trạm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đánh giá được sự sạch sẽ, ngăn nắp của nhà trạm; - Đảm bảo phát hiện toàn bộ những chỗ nứt của tường, dầm, cột ; - Đảm bảo phát hiện toàn bộ những chỗ hư hỏng của hệ thống thoát nước nhà trạm; - Đảm bảo phát hiện toàn bộ những chỗ bị che khuất, khó đi của đường xá đi lại từ nơi tiếp tế đến trạm; - Các mốc biên đường khu vực có dốc nguy hiểm dọc đ ường đi đến trạm phải sơn màu trắng; - Đánh giá những hư hỏng tại trạm và lập kế hoạch sửa chữa nhà trạm (nếu có) phải chính xác và phải bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập báo cáo kiểm tra nhà trạm phải chính xác, nhanh chóng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt sửa chữa; - Sửa chữa khắc phục tạm thời những hư hỏng tại nhà trạm phải cẩn thận, chính xác và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. 32
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát; - Tổng hợp số liệu; - Phân tích, đánh giá; - Viết báo cáo; - Sửa chữa nhà cửa. 2. Kiến thức - Xây dựng công trình; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Chổi quét nhà; - Khăn lau nhà; - Tường, dầm, cột ; - Bản lề cửa; - Cửa đi; - Cửa sổ; - Hệ thống thoát nước; - Đường xá; - Sơn trắng; - Cọ quét sơn; - Dầu; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu báo cáo; - Máy vi tính; - Máy in; - Sơn quét tường; - Cọ lăn tường; - Vôi vữa; 33
- - Vật dụng xây dựng; - Sơn dầu; - Tuốc nơ vít. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính chính xác khi đánh giá nhà 1. Xem xét báo cáo và đối chiếu với trạm; việc quan sát nhà trạm; 2. Tính chính xác khi phát hiện những 2. Xem xét báo cáo và đối chiếu với chỗ hư hỏng của hệ thống thoát nước; việc quan sát hệ thống thoát nước nhà trạm; 3. Tính chính xác khi phát hiện những 3. Xem xét báo cáo và đối chiếu với chỗ bị che khuất, khó đi của đường xá việc quan sát dọc đường đi đến trạm; đi lại từ nơi tiếp tế đến trạm; 4. Sơn màu trắng các mốc biên dọc 4. Quan sát dọc đường đi đến trạm; đường đi đến trạm tại khu vực có dốc nguy hiểm; 5. Tính chính xác khi lập kế hoạch sửa 5. Xem xét kế hoạch và đối chiếu với chữa nhà trạm (nếu có); việc đánh giá nhà trạm; 6. Sự đầy đủ và chính xác khi lập Báo 6. Xem xét báo cáo và đối chiếu với cáo kiểm tra nhà trạm; việc đánh giá nhà trạm; 7. Sự an toàn và đúng theo kế hoạch 7. Theo dõi việc sửa chữa những hư khi sửa chữa khắc phục tạm thời những hỏng tại nhà trạm và đối chiếu với kế hư hỏng tại nhà trạm. hoạch sửa chữa nhà trạm. 34
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký quản lý của trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) Mã số Công việc: B5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; - Tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; - Ghi chép nhật ký; - Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Ghi chép nhật ký phải đúng theo từng ca trực, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi chép nhật ký; - Ký tên xác nhận. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp ghi chép Nhật ký quản lý của trạm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; 35
- - Nhật ký quản lý của trạm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi tổng hợp 1. Xem Nhật ký quản lý của trạm và các thông tin của các hoạt động chính kiểm tra các thông tin trong ngày; trong ngày; 2. Nhật ký quản lý của trạm có chữ ký 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm. của trưởng trạm. 36
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo dưỡng máy phát điện Mã số Công việc: C1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tháo, vệ sinh cổ góp, kiểm tra độ cách điện, b ơm mỡ vòng bi; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tháo nắp bảo vệ; - Vệ sinh; - Kiểm tra độ cách điện; - Bơm mỡ vòng bi; - Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu bôi trơn; - Via máy. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tháo nắp bảo vệ theo đúng trình tự; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Vệ sinh cổ góp sạch sẽ; - Bơm đủ mỡ cho vòng bi; - Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu bôi trơn chính xác; - Via máy đúng quy trình; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tháo lắp thiết bị; - Làm sạch thiết bị; - Sử dụng đồng hồ đo; - Bơm mỡ vòng bi; - Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu bôi trơn; 37
- - Sử dụng thiết bị via máy; - Via máy. 2. Kiến thức - Cấu tạo máy phát; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp vệ sinh thiết bị điện; - Quy trình đo cách điện; - Đặc tính dầu bôi trơn; - Phương pháp phát hiện sự cố máy phát điện. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bộ dụng cụ tháo lắp; - Dầu rửa điện; - Giẻ lau; - Đồng hồ đo điện; - Bơm mỡ; - Thước thăm dầu; - Thiết bị via máy. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự sạch sẽ của cổ góp; 1. Kiểm tra cổ góp; 2. Sự hoạt động tốt của vòng bi; 2. Kiểm tra vòng bi và lượng mỡ bơm vào vòng bi; 3. Mức dầu và chất lượng dầu bôi trơn 3. Kiểm tra bằng thước thăm dầu và đúng theo yêu cầu kỹ thuật; hóa đơn mua bán dầu; 4. Sự ổn định khi máy phát điện hoạt 4. Vận hành máy phát điện và theo động; dõi hoạt động của máy phát điện 5. An toàn cho người, thiết bị. 5. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động điện. 38
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Khởi động máy phát điện Mã số Công việc: C2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khởi động và điều chỉnh tốc độ quay máy phát điện về giá trị định mức, cấp điện cho tải; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Khởi động máy phát điện; - Điều chỉnh tốc độ quay; - Điều chỉnh tần số máy phát điện; - Điều chỉnh điện áp máy phát điện; - Đóng cầu dao điện; - Cấp điện đến các bảng điện phụ và các phụ tải; - Kiểm tra các thông số của máy phát khi nhận tải . II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Khởi động máy phát điện chính xác; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Phải điều chỉnh được vòng quay của động cơ Diesel về vòng quay định mức; - Phải điều chỉnh được tần số về giá trị định mức; - Phải điều chỉnh được điện áp về giá trị định mức; - Đóng cầu dao điện dứt khoát; - Cấp điện đến các bảng điện phụ và các phụ tải chính xác; - Giá trị các thông số điện áp, tần số, công suất phải nằm trong giá trị cho phép; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sử dụng đồng hồ vòng quay; - Vận hành máy phát điện; - Kiểm tra máy phát điện; 39
- - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo tần số; - Điều chỉnh tần số máy phát điện; - Sử dụng đồng hồ đo điện áp; - Đóng cầu dao điện; - Kiểm tra các thông số của máy phát; - Đọc trị số. 2. Kiến thức - Nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel; - Nguyên lý hoạt động của máy phát điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp đo lường điện; - Truyền động điện. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Máy phát điện; - Tay ga; - Đồng hồ vòng quay; - Nút điều chỉnh; - Đồng hồ đo tần số; - Nút điều chỉnh dòng kích từ; - Đồng hồ đo điện áp; - Cầu dao điện; - Aptomat; - Các thiết bị đo điện áp, tần số, công suất. 40
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Vận hành thành thạo máy phát điện; 1. Theo dõi việc vận hành máy phát điện; 2. Điều chỉnh được vòng quay của 2. Theo dõi, kiểm tra việc điều chỉnh động cơ Diesel về vòng quay định vòng quay và đối chiếu với giá trị định mức; mức của thông số đó; 3. Điều chỉnh được tần số máy phát 3. Theo dõi, kiểm tra việc điều chỉnh điện về giá trị định mức; tần số và đối chiếu với giá trị định mức của thông số đó; 4. Điều chỉnh được điện áp máy phát 4. Theo dõi, kiểm tra việc điều chỉnh điện về giá trị định mức; điện áp và đối chiếu với giá trị định mức của thông số đó; 5. Điều chỉnh được giá trị các thông số 5. Theo dõi, kiểm tra việc điều chỉnh điện áp, tần số, công suất nằm trong và đối chiếu với giá trị định mức của giá trị cho phép; các thông số đó; 6. Phương pháp cấp điện đến các bảng 6. Theo dõi việc cấp điện đến các bảng điện phụ và các phụ tải. điện phụ và các phụ tải. 41
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Dừng máy phát điện Mã số Công việc: C3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Ngừng hoạt động của máy phát điện; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Ngắt phụ tải; - Ngắt cầu dao máy phát; - Giảm vòng quay máy phát; - Dừng máy. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Ngắt dần phụ tải; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Ngắt phụ tải, ngắt cầu dao máy phát chính xác; - Ngắt máy phát ra khỏi lưới điện; - Giảm vòng quay máy phát từ từ; - Dừng máy phải đưa tay ga về vị trí STOP và cắt nhiên liệu; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Vận hành máy phát điện; - Kiểm tra máy phát điện; - Ngắt phụ tải; - Ngắt cầu dao; - Giảm vòng quay máy phát. 2. Kiến thức - Khí cụ điện; - Trạm phát điện; 42
- - Truyền động điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Động cơ Diesel. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Máy phát điện; - Aptomat; - Tay ga nhiên liệu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự thành thạo khi vận hành máy 1. Theo dõi quá trình vận hành máy phát điện; phát điện; 2. Giảm từ từ vòng quay máy phát; 2. Theo dõi quá trình ngừng hoạt động của máy phát điện; 3. An toàn cho người, thiết bị. 3. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động điện. 43
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thay thế linh kiện, thiết bị máy bị hư hỏng Mã số Công việc: C4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tháo lắp máy, thay thế các vật tư, linh kiện bị hư hỏng; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tháo máy; - Thay thế các vật tư, linh kiện bị hư hỏng; - Lắp ráp hoàn chỉnh máy; - Vận hành thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tháo máy, lắp ráp máy theo đúng trình tự, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Thay thế các vật tư, linh kiện bị hư hỏng chính xác, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Vận hành thử phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tháo lắp thiết bị; - Vận hành máy phát điện. 2. Kiến thức - Cấu tạo máy phát điện; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bộ dụng cụ tháo lắp; - Các vật tư, linh kiện thay thế. 44
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tháo ráp máy theo đúng trình tự và 1. Theo dõi việc tháo lắp; đầy đủ chi tiết như ban đầu; 2. Các vật tư, linh kiện thay thế đúng 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm và như dự toán và đồng bộ; dự toán; 3. An toàn cho người, thiết bị. 3. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động điện. 45
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký máy Mã số Công việc: C5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Ghi chép lượng nhiên liệu tiêu thụ trong ngày vào nhật ký; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Ghi lượng nhiên liệu tiêu thụ trong ngày; - Ghi lượng nhớt tiêu thụ trong ngày; - Ghi lượng nhiên liệu còn trong kho sau khi dừng máy; - Ghi lượng nhiên liệu có trong kho trước khi vận hành máy; - Ghi các thông tin khác vào các ô theo nội dung nhật ký yêu cầu; - Xác định mức độ tiêu hao thực tế, đánh giá suất tiêu hao. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Ghi lượng nhiên liệu tiêu thụ trong ngày, lượng nhớt tiêu thụ trong ngày, lượng nhiên liệu còn trong kho sau khi dừng máy, lượng nhiên liệu có trong kho trước khi vận hành máy phải đầy đủ thông tin, chính xác và nhanh chóng - Xác định mức độ tiêu hao thực tế, đánh giá suất tiêu hao phải chính xác và nhanh chóng; - Ghi các thông tin khác vào các ô theo n ội dung nhật ký yêu cầu phải đầy đủ, chính xác và nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xác định mức tiêu hao nhiên liệu; - Ghi chép sổ Nhật ký máy; - Phân tích, đánh giá. 2. Kiến thức - Nguyên lý hoạt động của máy phát điện; - Tính chất các loại nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện. 46
- IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ Nhật ký máy; - Bút. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ thông tin và đúng theo 1. So sánh lượng nhiên liệu tiêu thụ thực tế khi ghi vào sổ Nhật ký máy về trong ngày, lượng nhớt tiêu thụ trong lượng nhiên liệu tiêu thụ trong ngày, ngày, lượng nhiên liệu còn trong kho lượng nhớt tiêu thụ trong ngày, lượng sau khi dừng máy, lượng nhiên liệu có nhiên liệu còn trong kho sau khi dừng trong kho trước khi vận hành máy thực máy, lượng nhiên liệu có trong kho tế và ghi chép trong sổ Nhật ký máy; trước khi vận hành; 2. Tính chính xác khi xác định mức độ 2. Kiểm tra sổ Nhật ký máy và đối tiêu hao nhiên liệu thực tế, đánh giá chiếu, so sánh với mức tiêu thụ nhiên suất tiêu hao; liệu lý thuyết; 3. Phải có chữ ký của trưởng trạm. 3. Xem Nhật ký quản lý của trạm. 47
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký quản lý của trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) Mã số Công việc: C6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; - Tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; - Ghi chép nhật ký; - Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Ghi chép nhật ký phải đúng theo từng ca trực, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi chép nhật ký; - Ký tên xác nhận. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp ghi chép Nhật ký quản lý của trạm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Nhật ký quản lý của trạm. 48
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi tổng hợp 1. Xem Nhật ký quản lý của trạm và các thông tin của các hoạt động chính kiểm tra các thông tin trong ngày; trong ngày; 2. Nhật ký quản lý của trạm có chữ ký 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm. của trưởng trạm. 49
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Bảo dưỡng hệ thống báo hiệu Mã số Công việc: D1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thay thế vật tư hỏng của thiết bị đèn, kiểm tra định vị hệ thống phao tiêu báo hiệu hiện hữu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Xác định tuyến đường để chạy tàu (hoặc canô) kiểm tra tổng quan hệ thống báo hiệu; - Bố trí phương tiện; - Cập báo hiệu kiểm tra đặc tính chớp, chu kỳ báo hiệu ; - Thay thế vật tư hỏng của thiết bị đèn; - Kiểm tra định vị hệ thống phao tiêu báo hiệu hiện hữu; - Sơn bảo dưỡng báo hiệu; - Lập báo cáo hiện trường (nếu có) về hoạt động của hệ thống báo hiệu, sự sai lệch của báo hiệu; - Ghi chép tình hình hệ thống báo hiệu vào Nhật ký luồng tàu biển. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định tuyến đường để chạy tàu (hoặc canô) kiểm tra tổng quan hệ thống báo hiệu phải chính xác; - Bố trí đủ phương tiện và phù hợp với tuyến đã xác định; - Cập báo hiệu kiểm tra đặc tính chớp, chu kỳ báo hiệu ; kiểm tra định vị hệ thống phao tiêu báo hiệu hiện hữu phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thay thế vật tư hỏng của thiết bị đèn phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người, thiết bị; - Sơn bảo dưỡng báo hiệu đúng theo tiêu chuẩn màu sắc báo hiệu hàng hải và đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật sơn; - Lập báo cáo hiện trường (nếu có) về hoạt động của hệ thống báo hiệu, sự sai lệch của báo hiệu; ghi chép tình hình hệ thống báo hiệu vào Nhật ký luồng tàu biển phải nhanh chóng, chính xác; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. 50
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Xác định tuyến đường chạy tàu; - Tính toán, sắp xếp phương tiện; - Sử dụng thành thạo đồng hồ bấm giây; - Đo đặc tính chớp; - Đo chu kỳ báo hiệu; - Đấu nối các thiết bị của đèn; - Sử dụng máy định vị cầm tay định vị báo hiệu ; - So sánh tọa độ định vị với tọa độ thiết kế; - Pha màu sơn; - Sơn thiết bị báo hiệu; - Viết báo cáo. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị báo hiệu hàng hải; - Đặc tính của các thiết bị; - Phương pháp đo lường điện; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Máy vi tính; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Đèn; - Đồng hồ bấm giây; - Bộ dụng cụ tháo lắp điện; - Băng keo điện; - Thiết bị đèn; - Máy định vị cầm tay định vị báo hiệu; - Sơn dầu các màu; - Cọ quét sơn; - Dầu; 51
- - Sổ sách; - Bút; - Mẫu báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự hợp lý khi bố trí phương tiện 1. Kiểm tra số lượng và đặc tính kiểm tra tổng quan hệ thống báo hiệu; phương tiện và xem xét sự phù hợp với tuyến đường đã xác định; 2. Tính chính xác khi đánh giá hệ 2. Kiểm tra định vị hệ thống phao tiêu thống phao tiêu báo hiệu hiện hữu; báo hiệu hiện hữu; 3. Màu sắc của các báo hiệu đúng theo 3. Xem xét các báo hiệu và đối chiếu tiêu chuẩn; với tiêu chuẩn màu sắc báo hiệu hàng hải, tiêu chuẩn kỹ thuật sơn; 4. Sự hoạt động tốt của hệ thống báo 4. Kiểm tra đặc tính chớp, chu kỳ báo hiệu; hiệu và đối chiếu với quy định về hệ thống báo hiệu; 5. Hệ thống phao tiêu báo phải nằm 5. Kiểm tra định vị hệ thống phao tiêu đúng vị trí theo bản vẽ, sơ đồ vị trí báo hiệu so với bản vẽ, sơ đồ; thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; 6. Tính trung thực và sự đầy đủ thông 6. Xem sổ Nhật ký luồng tàu biển và tin khi ghi chép Nhật ký luồng tàu đối chiếu với việc kiểm tra tổng quan biển. hệ thống báo hiệu. 52
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thay thế các vật tư bị hư hại Mã số Công việc: D2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đánh giá mức độ hư hại của báo hiệu, thay thế vật tư, phụ kiện bị hư hại; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Đánh giá mức độ hư hại của báo hiệu; - Thống kê các vật tư bị hư hại; - Lập dự toán sửa chữa, thay thế vật tư, linh kiện ; - Thay thế vật tư, phụ kiện bị hư hại; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thay thế vật tư của hệ thống báo hiệu; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đánh giá mức độ hư hại của báo hiệu; thống kê các vật tư bị hư hại; lập dự toán sửa chữa, thay thế vật tư, linh kiện phải cẩn thận, chính xác và phù hợp với thực tế; - Đúng theo quy định hiện hành; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thay thế vật tư của hệ thống báo hiệu, ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển phải chính xác, nhanh chóng và có đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển phải chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Phân tích, đánh giá; - Đánh giá được mức độ hư hại của báo hiệu so với báo hiệu lúc mới mua; - Thống kê các vật tư bị hư hại; 53
- - Tính toán các báo hiệu cần sửa chữa, thay thế; - Hàn các thiết bị; - Tiện vật liệu; - Lập biên bản nghiệm thu; - Ghi chép nhật ký luồng tàu biển. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị báo hiệu hàng hải; - Phương pháp hàn; - Phương pháp tiện; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hệ thống báo hiệu hàng hải; - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Bộ dụng cụ tháo lắp điện; - Băng keo điện; - Thiết bị đèn; - Mẫu biên bản nghiệm thu; - Nhật ký luồng tàu biển. 54
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định đúng những thiết bị bị hư 1. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị hại; đó; 2. Lập dự toán sửa chữa, thay thế vật 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với số tư, linh kiện đúng với đánh giá và liệu thống kê; thống kê các vật tư bị hư hại; 3. Thay thế vật tư, phụ kiện bị hư hại 3. Xem Nhật ký luồng tàu biển và đối đúng theo dự toán và đồng bộ; chiếu với dự toán, số liệu thống kê. 4. Sự đầy đủ các thành phần tham gia 4. Xem biên bản nghiệm thu và chữ ký theo quy định khi lập biên bản nghiệm của các thành phần tham gia; thu sau khi thay thế vật tư của hệ thống báo hiệu; 5. An toàn cho người, thiết bị. 5. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động. 55
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Tổ chức thi công thay phao báo hiệu Mã số Công việc: D3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận chuyển, thay phao báo hiệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Vận chuyển phao ra cảng; - Vận chuyển phao xuống phương tiện thay phao; - Vận chuyển từ cảng đến nơi thay phao; - Nhấc phao đến đoạn xích có vòng đảo chiều; - Bốt xích phao vào phương tiện thay phao; - Tháo maní phao tại vòng đảo chiều; - Đấu ráp phao mới vào vị trí thay phao; - Tháo dây bốt, thả phao xuống nước; - Di chuyển từ vị trí thay phao về cảng; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thả phao; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vận chuyển phao ra cảng, vận chuyển phao xuống phương tiện thay phao, vận chuyển từ cảng đến nơi thay phao phải đảm bảo đúng số lượng phao, đúng chất lượng phao và an toàn; - Nhấc phao đến đoạn xích có vòng đảo chiều; bốt xích phao vào phương tiện thay phao; tháo maní phao tại vòng đảo chiều; đấu ráp phao mới vào vị trí thay phao; tháo dây bốt, thả phao xuống nước phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thả phao phải chính xác, nhanh chóng và có đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát; - Điều khiển phương tiện thay phao; - Nhấc phao đến đoạn xích có vòng đảo chiều; 56
- - Bốt xích phao vào phương tiện thay phao; - Dùng que hàn tháo maní phao tại vòng đảo chiều; - Hàn mắt may mới; - Tháo dây bốt; - Lập biên bản nghiệm thu; - Viết báo cáo. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Luật lệ và nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa; - Phương pháp hàn; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Ô tô; - Phao báo hiệu; - Phương tiện thay phao; - Que hàn; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu biên bản nghiệm thu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính an toàn về số lượng và chất 1. Kiểm tra số lượng và chất lượng lượng phao khi vận chuyển phao; phao; 2. Tháo, ráp phao theo đúng trình tự và 2. Theo dõi việc tháo, ráp phao và đối đúng theo yêu cầu kỹ thuật; chiếu với việc phao hoạt động đúng theo yêu cầu; 3. An toàn cho người, thiết bị; 3. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động; 4. Sự đầy đủ các thành phần tham gia 4. Xem biên bản nghiệm thu và chữ ký theo quy định khi lập biên bản nghiệm của các thành phần tham gia. thu sau khi thả phao. 57
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Tổ chức thi công thả phao báo hiệu Mã số Công việc: D4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổ chức thi công thả phao báo hiệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Vận chuyển phao ra cảng; - Vận chuyển phao xuống phương tiện thả phao; - Vận chuyển từ cảng đến nơi thả phao; - Thả phao xuống nước; - Thả rùa xuống nước; - Di chuyển đến vị trí phao dấu; - Thả rùa; - Thả phao; - Di chuyển từ vị trí thả phao về cảng; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thả phao; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Vận chuyển phao ra cảng, vận chuyển phao xuống phương tiện thả phao, vận chuyển từ cảng đến nơi thả phao phải đảm bảo đúng số lượng phao, chất lượng phao và an toàn; - Thả phao xuống nước phải bốt xích trên boong; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Thả rùa xuống nước một đầu xích phải bốt trên boong; - Thả rùa, thả phao phải cắt dây bốt; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi thả phao chính xác, nhanh chóng và có đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. 58
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát; - Điều khiển phương tiện thả phao; - Thả phao xuống nước; - Thả rùa xuống nước; - Cắt dây bốt; - Lập biên bản nghiệm thu; - Viết báo cáo. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Luật lệ và nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Ô tô; - Phương tiện thả phao; - Phao báo hiệu; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu biên bản nghiệm thu. 59
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính an toàn về số lượng và chất 1. Kiểm tra số lượng và chất lượng lượng phao khi vận chuyển phao; phao; 2. Thi công thả phao theo đúng trình tự 2. Theo dõi việc thi công và đối chiếu và đúng theo yêu cầu kỹ thuật; với việc phao hoạt động đúng theo yêu cầu; 3. An toàn cho người, thiết bị; 3. Quan sát, kiểm tra trực tiếp và đối chiếu với quy phạm an toàn lao động 4. Sự đầy đủ các thành phần tham gia 4. Xem biên bản nghiệm thu và chữ ký theo quy định khi lập biên bản nghiệm của các thành phần tham gia. thu sau khi thả phao. 60
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Tổ chức thi công điều chỉnh phao báo hiệ u Mã số Công việc: D5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Di chuyển điều chỉnh phao báo hiệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Di chuyển từ cảng đến nơi điều chỉnh phao; - Cẩu phao; - Cẩu rùa; - Di chuyển từ vị trí phao cũ đến vị trí thả phao mới ; - Thả rùa; - Thả phao; - Di chuyển từ vị trí điều chỉnh phao về cảng; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi điều chỉnh phao; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Di chuyển từ cảng đến nơi điều chỉnh phao, di chuyển từ vị trí phao cũ đến vị trí thả phao mới, di chuyển từ vị trí điều chỉnh phao về cảng phải đảm bảo an toàn; - Phải cập mạn phương tiện điều chỉnh phao; - Thả rùa, thả phao phải cắt dây bốt; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập biên bản nghiệm thu sau khi điều chỉnh phao chính xác, nhanh chóng và có đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định; - Ghi chép vào Nhật ký luồng tàu biển chính xác, nhanh chóng; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Điều khiển phương tiện điều chỉnh phao; - Điều khiển cẩu; - Cắt dây bốt; - Lập biên bản nghiệm thu; 61
- - Viết báo cáo. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Phương tiện điều chỉnh phao; - Phao báo hiệu; - Cẩu; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu biên bản nghiệm thu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự an toàn khi sử dụng phương tiện 1. Theo dõi việc sử dụng phương tiện; di chuyển điều chỉnh phao báo hiệu; 2. Thi công điều chỉnh phao báo hiệu 2. Theo dõi việc điều chỉnh phao báo theo đúng trình tự và đúng theo yêu hiệu và đối chiếu với việc phao hoạt cầu kỹ thuật; động đúng theo yêu cầu; 3. Sự đầy đủ các thành phần tham gia 3. Xem biên bản nghiệm thu và chữ theo quy định khi lập biên bản nghiệm ký của các thành phần tham gia. thu sau khi điều chỉnh phao báo hiệu. 62
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký quản lý của trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) Mã số Công việc: D6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; - Tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; - Ghi chép nhật ký; - Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Ghi chép nhật ký phải đúng theo từng ca trực, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi chép nhật ký; - Ký tên xác nhận. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp ghi chép Nhật ký quản lý của trạm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Nhật ký quản lý của trạm. 63
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi tổng hợp 1. Xem Nhật ký quản lý của trạm và các thông tin của các hoạt động chính kiểm tra các thông tin trong ngày; trong ngày; 2. Nhật ký quản lý của trạm có chữ ký 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm. của trưởng trạm. 64
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế luồng theo các tiêu chuẩn hiện hành Mã số Công việc: E1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thu thập các thông tin khu vực thiết kế, tính toán thiết kế luồng ; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Thu thập các thông tin về điều kiện khí tượng thủy hải văn khu vực thiết kế; - Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực thiết kế; - Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế khu vực thiết kế; - Phân tích dữ liệu; - Tính toán các góc dạt do sóng, gió, dòng chảy tác dụng lên tàu; - Tính toán điều kiện chạy tàu; - Tính toán mực nước thiết kế; - Tính toán bề rộng luồng tàu; - Tính toán chiều sâu luồng tàu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu thập các thông tin về điều kiện khí tượng thủy hải văn khu vực thiết kế; thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực thiết kế; thông tin về điều kiện kinh tế khu vực thiết kế phải đầy đủ, chính xác, nhanh chóng; - Phân tích dữ liệu chính xác và chọn đúng phương tiện chuẩn thiết kế; - Tính toán các góc dạt do sóng, gió, dòng chảy tác dụng lên tàu; tính toán điều kiện chạy tàu; tính toán mực nước thiết kế; tính toán bề rộng luồng tàu; tính toán chiều sâu luồng tàu phải chính xác, nhanh chóng và đúng theo tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thu thập thông tin; - Phân tích, tổng hợp; - Tính toán các góc dạt do sóng, gió, dòng chảy tác dụng lên tàu; 65
- - Tính toán điều kiện chạy tàu; - Tính toán mực nước thiết kế; - Tính toán bề rộng luồng tàu; - Tính toán chiều sâu luồng tàu. 2. Kiến thức - Thủy lực; - Khí tượng thủy hải văn; - Quy trình thiết kế tuyến luồng theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Radio; - Ti vi; - Điện thoại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ, chính xác và có độ tin 1. Xem xét việc ghi chép các thông cậy cao khi nhận các thông tin về điều tin nhận được và nguồn cung cấp kiện khí tượng thủy hải văn; về điều thông tin; kiện tự nhiên, xã hội; về điều kiện kinh tế khu vực thiết kế qua các kênh; 2. Tính toán các yếu tố để thiết kế luồng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế đã 2. Xem thiết kế luồng lựa chọn Quy lựa chọn và phù hợp với điều kiện khí trình thiết kế kênh biển 115 hoặc tượng thủy văn khu vực thiết kế. Quy trình thiết kế PIANC hoặc Quy trình thiết kế OCDI hoặc các Quy trình thiết kế khác và đối chiếu với quy trình đó. 66
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế phao báo hiệu Mã số Công việc: E2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lựa chọn loại phao thiết kế, tính toán độ ổn định của phao, kiểm tra kết cấu của toàn bộ phao khi đấu lắp hoàn chỉnh; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Lựa chọn loại phao thiết kế; - Tính toán độ ổn định của phao; - Tính toán lực giữ của rùa; - Chọn phao; - Chọn rùa; - Chọn các phụ kiện; - Kiểm tra kết cấu của toàn bộ phao khi đấu lắp hoàn chỉnh; - Thiết kế tổ chức thi công đóng phao; - Lập dự toán; - Kiểm tra, giám sát quá trình đóng phao. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lựa chọn loại phao thiết kế chính xác, nhanh chóng và phù hợp với điều kiện khí tượng thủy văn khu vực thả phao; - Tính toán độ ổn định của phao, tính toán lực giữ của rùa chính xác, nhanh chóng; - Chọn rùa, chọn phao, chọn các phụ kiện phải chính xác, nhanh chóng và phù hợp với việc tính toán; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Kiểm tra kết cấu của toàn bộ phao khi đấu lắp hoàn chỉnh, thiết kế tổ chức thi công đóng phao phải chính xác, nhanh chóng và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Lập dự toán chính xác và đúng theo quy định hiện hành; - Kiểm tra, giám sát quá trình đóng phao phải phù hợp với thiết kế phao; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. 67
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích, đánh giá; - Tính toán độ ổn định của phao; - Tính toán lực giữ của rùa; - Thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; - Kiểm tra, giám sát. 2. Kiến thức - Thủy lực; - Khí tượng thủy hải văn; - Quy trình thiết kế tuyến luồng theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Sơ đồ thiết kế thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Phao; - Rùa; - Các phụ kiện. 68
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp với điều kiện khí tượng 1. Xem xét loại phao thiết kế và đối thủy văn khu vực thả phao khi lựa chiếu với việc tổng hợp, đánh giá điều chọn loại phao thiết kế; kiện khí tượng thủy văn khu vực thả phao; 2. Tính toán các yếu tố để thiết kế 2. Kiểm tra số liệu đã tính toán và đối phao báo hiệu đúng theo tiêu chuẩn chiếu với thiết kế phao báo hiệu; thiết kế đã lựa chọn và phù hợp với điều kiện khí tượng thủy văn khu vực thiết kế; 3. Lập dự toán thiết kế phao báo hiệu 3. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với đúng với lựa chọn và tính toán các yếu các số liệu đã tính toán. tố trên. 69
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế Tiêu, Chập tiêu báo hiệu Mã số Công việc: E3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn loại Chập tiêu, tính toán thiết kế Tiêu, Chập tiêu báo hiệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Chọn loại Chập tiêu; - Tính toán chiều cao Tiêu trước; - Tính toán chiều cao Tiêu sau; - Kiểm tra các thông số Chập tiêu, tính nhạy của Chập; - Tính toán độ ổn định của Tiêu trên nền móng công trình; - Tính toán móng Chập tiêu; - Thiết kế tổ chức thi công xây dựng Tiêu, Chập tiêu ; - Lập dự toán xây dựng Tiêu, Chập tiêu; - Kiểm tra, giám sát việc thi công xây dựng Chập tiêu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn loại Chập tiêu phải chính xác, nhanh chóng và phù hợp với điều kiện tự nhiên tuyến luồng; - Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Tính toán chiều cao Tiêu trước, chiều cao Tiêu sau; kiểm tra các thông số Chập tiêu, tính nhạy của Chập; tính toán độ ổn định của Tiêu trên nền móng công trình; tính toán móng Chập tiêu; thiết kế tổ chức thi công xây dựng Chập tiêu, Tiêu phải chính xác, nhanh chóng; - Lập dự toán xây dựng Tiêu, Chập tiêu đúng theo quy định hiện hành; - Kiểm tra, giám sát việc thi công xây dựng Chập tiêu phù hợp với thiết kế; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân tích, đánh giá; - Tính toán chiều cao Tiêu; - Tính toán độ ổn định của Tiêu; - Tính toán móng Chập tiêu; 70
- - Thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; - Lập dự toán; - Kiểm tra, giám sát. 2. Kiến thức - Thủy lực; - Khí tượng thủy hải văn; - Quy trình thiết kế tuyến luồng theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Sơ đồ thiết kế thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Chập tiêu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính toán các yếu tố để thiết kế 1. Kiểm tra số liệu đã tính toán và đối Tiêu, Chập tiêu báo hiệu đúng theo chiếu với thiết kế Tiêu, Chập tiêu tiêu chuẩn thiết kế đã lựa chọn và phù báo hiệu; hợp với điều kiện khí tượng thủy văn khu vực thiết kế; 2. Lập dự toán thiết kế Tiêu, Chập tiêu 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với báo hiệu đúng với lựa chọn và tính các số liệu đã tính toán; toán các yếu tố trên; 3. Thi công xây dựng Chập tiêu đúng 3. Giám sát việc thi công xây dựng theo Thiết kế. Chập tiêu và đối chiếu với thiết kế Tiêu, Chập tiêu báo hiệu. 71
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải Mã số Công việc: E4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính toán và thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tính tầm hiệu lực của báo hiệu; - Tính toán khoảng cách giữa 2 phao theo phương ngang luồng; - Tính toán khoảng cách giữa 2 phao theo phương dọc luồng; - Tính toán, kiểm tra, xác định số lượng báo hiệu bố trí trên luồng; - Đặt phao, Tiêu, Chập tiêu ; - Thống kê vị trí phao báo hiệu, Tiêu, Chập tiêu ; - Thống kê đặc tính của từng phao, Tiêu, Chập tiêu trên luồng; - Lập dự toán tổng thể hệ thống báo hiệu hàng hải; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; - Kiểm tra khả năng chạy tàu trên luồng sau khi hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tính tầm hiệu lực của báo hiệu; tính toán khoảng cách giữa 2 phao theo phương ngang luồng; tính toán khoảng cách giữa 2 phao theo phương dọc luồng; tính toán, kiểm tra, xác định số lượng báo hiệu bố trí trên luồng; đặt phao, Tiêu, Chập tiêu ; thống kê vị trí phao báo hiệu, Tiêu, Chập tiêu ; thống kê đặc tính của từng phao, tiêu, Chập tiêu trên luồng phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng; - Đặt phao, Tiêu, Chập tiêu vào đúng các vị trí thiết kế và phù hợp điều kiện hành hải trên luồng; - Lập dự toán tổng thể hệ thống báo hiệu hàng hải theo đúng theo quy định hiện hành; - Kiểm tra khả năng chạy tàu trên luồng sau khi hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. 72
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phương pháp tra bảng giá trị đo Luxmeter để xác định tầm hiệu lực của đèn; - Tính toán tầm hiệu lực của báo hiệu; - Tính toán khoảng cách giữa 2 phao theo phương ngang luồng; - Đọc được bản vẽ, sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải; - Tính toán số lượng báo hiệu bố trí trên luồng; - Thống kê vị trí phao báo hiệu, Tiêu, Chập tiêu; - Lập dự toán; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ; - Điều động tàu. 2. Kiến thức - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn điện: An toàn cho người và thiết bị; - Phương pháp điều động tàu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bút; - Sổ sách; - Máy tính; - Máy in; - Loại báo hiệu thiết kế; - Tàu; - Sơ đồ vị trí thiết bị đèn báo hiệu hàng hải. 73
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính toán các yếu tố để thiết kế hệ 1. Kiểm tra số liệu đã tính toán và đối thống báo hiệu hàng hải đúng theo tiêu chiếu với thiết kế hệ thống báo hiệu chuẩn thiết kế đã lựa chọn và phù hợp hàng hải; với điều kiện khí tượng thủy văn khu vực thiết kế; 2. Lập dự toán thiết kế hệ thống báo 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với hiệu hàng hải đúng với lựa chọn và các số liệu đã tính toán; tính toán các yếu tố trên; 3. Đảm bảo an toàn khi tàu chạy trên 3. Kiểm tra khả năng chạy tàu trên luồng. luồng sau khi hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải. 74
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế nạo vét luồng Mã số Công việc: E5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tính tổng khối lượng nạo vét luồng, xác định điều kiện thi công nạo vét luồng và thiết kế tuyến nạo vét; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Dựng mặt cắt ngang luồng; - Tính khối lượng hình học giữa mặt cắt tự nhiên và mặt cắt thiết kế của luồng; - Xác định khối lượng nạo vét hình học của luồng thiết kế; - Xác định khối lượng nạo vét sai số của luồng; - Tính tổng khối lượng nạo vét luồng; - Xác định điều kiện thi công nạo vét luồng; - Chọn phương tiện, thiết bị thi công nạo vét luồng; - Thiết kế tuyến nạo vét, chọn vị trí đổ đất nạo vét ; - Lập dự toán nạo vét công trình tổ chức thi công nạo vét. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Dựng mặt cắt ngang luồng; tính khối lượng hình học giữa mặt cắt tự nhiên và mặt cắt thiết kế của luồng; xác định khối lượng nạo vét hình học của luồng thiết kế; xác định khối lượng nạo vét sai số của luồng; tính tổng khối lượng nạo vét luồng; xác định điều kiện thi công nạo vét luồng phải chính xác, nhanh chóng; - Chọn phương tiện, thiết bị thi công nạo vét luồng phù hợp với luồng thiết kế; - Thiết kế tuyến nạo vét, chọn vị trí đổ đất nạo vét, tổ chức thi công nạo vét phải theo quy định hiện hành và phù hợp với thiết kế luồng; - Lập dự toán nạo vét công trình phải đúng theo quy định hiện hành; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Dựng mặt cắt ngang; - Tính khối lượng hình học giữa mặt cắt tự nhiên và mặt cắt thiết kế của luồng; - Tính khối lượng nạo vét hình học của luồng thiết kế; 75
- - Tính khối lượng nạo vét sai số của luồng; - Tính tổng khối lượng nạo vét luồng; - Tính toán điều kiện thi công nạo vét luồng; - Phân tích, tính toán; - Vẽ thiết kế; - Lập dự toán; - Tổ chức thi công. 2. Kiến thức - Phương pháp vẽ kỹ thuật; - Phương pháp nạo vét luồng; - Phương pháp thiết kế luồng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Giấy vẽ; - Bút chì các loại; - Gôm; - Thước kẻ các loại; - Máy tính; - Máy in; - Sổ sách; - Bút; - Phương tiện, thiết bị thi công nạo vét; - Phương tiện nạo vét. 76
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính toán khối lượng nạo vét để thiết 1. Kiểm tra số liệu đã tính toán và đối kế nạo vét luồng đúng theo tiêu chuẩn chiếu với thiết kế nạo vét luồng; thiết kế đã lựa chọn và phù hợp với điều kiện khí tượng thủy văn khu vực thiết kế; 2. Lập dự toán thiết kế nạo vét luồng 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với đúng với lựa chọn và tính toán khối các số liệu đã tính toán; lượng nạo vét; 3. Thi công nạo vét phù hợp với thiết 3. Giám sát việc thi công và đối chiếu kế luồng và đúng với thiết kế tuyến nạo với thiết kế tuyến nạo vét. vét. 77
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế tổ chức thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải. Mã số Công việc: E6 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế tổ chức thi công đóng mới phao báo hiệu h àng hải; xây dựng mới Tiêu, Chập tiêu; thả phao báo hiệu hàng hải; lắp dựng Tiêu, Chập tiêu trên luồng; điều chỉnh phao báo hiệu hàng hải; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Thiết kế tổ chức thi công đóng mới phao báo hiệu hàng hải; - Thiết kế tổ chức thi công xây dựng mới Tiêu, Chập tiêu; - Đăng kiểm hệ thống báo hiệu hàng hải; - Thiết kế tổ chức thi công thả phao báo hiệu hàng hải; - Thiết kế tổ chức thi công lắp dựng Tiêu, Chập tiêu trên luồng; - Thiết kế tổ chức thi công điều chỉnh phao báo hiệu h àng hải; - Lập dự toán thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết kế tổ chức thi công đóng mới phao báo hiệu hàng hải; thiết kế tổ chức thi công xây dựng mới Tiêu, Chập tiêu; thiết kế tổ chức thi công thả phao báo hiệu hàng hải; thiết kế tổ chức thi công lắp dựng Tiêu, Chập tiêu trên luồng ; thiết kế tổ chức thi công điều chỉnh phao báo hiệu h àng hải phải phù hợp với thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Đăng kiểm hệ thống báo hiệu hàng hải phải đúng theo quy định; - Lập dự toán thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải phải chính xác và đúng theo quy định hiện hành; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải phải đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và đúng theo quy định; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. 78
- III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính toán, phân tích, đánh giá; - Tổ chức và quản lý thi công; - Lập dự toán; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ. 2. Kiến thức - Phương pháp thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; - Phương pháp tổ chức và quản lý thi công; - Đặc tính của các thiết bị; - Các quy định đăng kiểm; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Hệ thống báo hiệu hàng hải; - Mẫu báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Cách thức đánh giá Tiêu chí đánh giá 1. Đăng kiểm hệ thống báo hiệu hàng 1. Đối chiếu với quy định đăng kiểm; hải đúng theo quy định; 2. Thiết kế tổ chức thi công lắp đặt hệ 2. Xem xét thiết kế tổ chức thi công thống báo hiệu hàng hải phù hợp với lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải và thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; đối chiếu với thiết kế hệ thống báo hiệu hàng hải; 3. Lập dự toán thiết kế tổ chức thi 3. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng thiết kế tổ chức thi công lắp đặt hệ hải đúng với lựa chọn và tính toán các thống báo hiệu hàng hải. yếu tố trên 79
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế tổ chức thi công nạo vét luồng Mã số Công việc: E7 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khảo sát lập bình đồ độ sâu trước nạo vét; thiết kế tổ chức theo dõi độ sâu trong suốt quá trình nạo vét; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Bố trí phương tiện nạo vét luồng, thiết kế tuyến nạo vét; - Kiểm tra việc di chuyển nạo vét; - Thiết kế nâng hạ gàu nạo vét, chiều dài dây đối với Xáng cạp; - Tính toán điều kiện đổ đất, cự ly đổ đất; - Thiết kế tổ chức thi công nạo vét; - Khảo sát lập bình đồ độ sâu trước nạo vét; - Thiết kế tổ chức theo dõi độ sâu trong suốt quá trình nạo vét; - Lập dự toán thi công lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế thi công nạo vét luồng hàng hải. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Phải bố trí đủ phương tiện nạo vét tập kết trên luồng và phù hợp với thiết kế luồng; - Thiết kế tuyến nạo vét theo quy định hiện hành và phù hợp với thiết kế luồng; - Việc di chuyển nạo vét, khảo sát lập bình đồ độ sâu trước nạo vét phải đúng tuyến và đủ khối lượng; - Nạo vét đạt được độ sâu thiết kế; - Tính toán điều kiện đổ đất, cự ly đổ đất, phương tiện phải phù hợp với thiết kế; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế thi công nạo vét luồng hàng hải phải chính xác, nhanh chóng, đầy đủ và theo quy định; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Sắp xếp, bố trí phương tiện; 80
- - Tính toán, thiết kế; - Vẽ thiết kế; - Phân tích, đánh giá; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ. 2. Kiến thức - Phương pháp vẽ kỹ thuật; - Phương pháp nạo vét luồng; - Phương pháp thiết kế luồng; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Phương tiện nạo vét luồng; - Giấy vẽ; - Bút chì các loại; - Gôm; - Thước kẻ các loại; - Máy tính; - Máy in; - Sổ sách; - Bút; - Mẫu báo cáo. 81
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ phương tiện nạo vét luồng 1. Kiểm tra phương tiện và đối chiếu phù hợp với thiết kế luồng; với việc phân tích, đánh giá sự phù hợp của số phương tiện đó với thiết kế luồng; 2. Thiết kế nâng hạ gàu nạo vét, chiều 2. Kiểm tra số liệu đã tính toán và dài dây đối với Xáng cạp đảm bảo việc thiết kế; nạo vét đạt được độ sâu thiết kế; 3. Tính chính xác khi tính toán điều 3. Kiểm tra số liệu đã tính toán và kiện đổ đất, cự ly đổ đất; thiết kế; 4. Tính chính xác khi lập bình đồ độ 4. Kiểm tra bình đồ và đánh giá tuyến sâu trước nạo vét; nạo vét, khối lượng nạo vét; 5. Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với các 5. Lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công số liệu đã tính toán. nạo vét luồng đúng với lựa chọn và tính toán các yếu tố. 82
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế tổ chức thi công cảnh giới luồng phục vụ công tác điều tiết, cảnh giới, thi công nạo vét . Mã số Công việc: E8 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thiết kế phương án bố trí báo hiệu, bố trí trạm điều tiết, điều tiết giao thông; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Thiết kế phương án bố trí báo hiệu; - Thiết kế phương án bố trí trạm điều tiết; - Thiết kế phương án điều tiết giao thông, phối hợp giữa các ban ngành ; - Lập dự toán phương án tổ chức điều tiết, cảnh giới; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế tổ chức thi công cảnh giới, điều tiết. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thiết kế phương án bố trí báo hiệu; thiết kế phương án bố trí trạm điều tiết; thiết kế phương án điều tiết giao thông, phối hợp giữa các ban ngành phải cẩn thận, chính xác, nhanh chóng và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập dự toán phương án tổ chức điều tiết, cảnh giới phải đúng theo quy định hiện hành; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế tổ chức thi công cảnh giới, điều tiết phải đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và đúng theo quy định; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính toán, kiểm tra; - Vẽ thiết kế; - Lập dự toán; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ. 83
- 2. Kiến thức - Phương pháp vẽ kỹ thuật; - Phương pháp thiết kế luồng; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bút; - Sổ sách; - Máy vi tính; - Máy in; - Loại báo hiệu thiết kế; - Giấy vẽ; - Bút chì các loại; - Gôm; - Thước kẻ các loại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thiết kế phương án bố trí báo hiệu; 1. Xem thiết kế và đối chiếu với thiết thiết kế phương án bố trí trạm điều tiết; kế luồng; thiết kế phương án điều tiết giao thông, phối hợp giữa các ban ngành đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; 2. Lập dự toán đúng với tính toán và 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với thiết kế tổ chức thi công cảnh giới các số liệu đã tính toán. luồng phục vụ công tác điều tiết, cảnh giới, thi công nạo vét . 84
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế nhà quản lý luồng, đèn Mã số Công việc: E9 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khảo sát, chọn vị trí xây dựng nhà trạm và thiết kế nhà trạm; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Khảo sát mặt bằng phục vụ thiết kế san lấp, chọn vị trí xây dựng nhà trạm ; - Thiết kế kiến trúc nhà trạm; - Thiết kế móng nhà trạm; - Thiết kế kết cấu dầm, cột nhà trạm; - Thiết kế kết cấu sàn bê tông cốt thép, lanh tô, ô văng, sàn mái nhà trạm; - Lập dự toán xây dựng công trình nhà trạm; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế tổ chức thi công xây dựng II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Khảo sát mặt bằng phục vụ thiết kế san lấp, chọn vị trí xây dựng nhà trạm ; thiết kế kiến trúc nhà trạm; thiết kế móng nhà trạm; thiết kế kết cấu dầm, cột nhà trạm; thiết kế kết cấu sàn bê tông cốt thép, lanh tô, ô văng, sàn mái nhà trạm phải chính xác, nhanh chóng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập dự toán xây dựng công trình nhà trạm phải đúng theo quy định hiện hành và chính xác; - Lập hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ bản vẽ thi công thiết kế tổ chức thi công xây dựng phải chính xác, nhanh chóng, đầy đủ và theo quy định; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Tính toán, kiểm tra; - Vẽ thiết kế; - Lập dự toán; - Viết báo cáo; 85
- - Lập hồ sơ. 2. Kiến thức - Phương pháp vẽ kỹ thuật; - Phương pháp thiết kế; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Giấy vẽ; - Bút chì các loại; - Gôm; - Thước kẻ các loại; - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Mẫu báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thiết kế nhà trạm phù hợp với thực 1. Kiểm tra số liệu đã tính toán và tế và phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thiết kế; thuật; 2. Lập dự toán đúng với lựa chọn và 2. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với tính toán, thiết kế nhà trạm; các số liệu đã tính toán; 3. Sự đầy đủ chứng từ khi lập hồ sơ. 3. Kiểm tra hồ sơ và xem xét chứng từ. 86
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thiết kế tổ chức thi công xây dựng nhà trạm quản lý Mã số Công việc: E10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lập phương án và thiết kế tổ chức thi công xây dựng nhà trạm; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Lập phương án vận chuyển vật tư, nhiên liệu, thiết bị phục vụ thi công; - Lập phương án tổ chức nhân sự phục vụ thi công công trình; - Lập tiến độ thi công công trình; - Thiết kế phương án thi công, xây dựng lán trại; - Lập bảng chi phí thi công xây dựng công trình; - Lập phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị; - Lập phương án sử dụng máy móc thiết bị trong công trường; - Lập hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, tổng thể; - Lập hồ sơ quyết toán công trình. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Lập phương án vận chuyển vật tư, nhiên liệu, thiết bị phục vụ thi công; lập phương án tổ chức nhân sự phục vụ thi công công trình; lập tiến độ thi công công trình; thiết kế phương án thi công, xây dựng lán trại; lập bảng chi phí thi công xây dựng công trình; lập phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị; lập phương án sử dụng máy móc thiết bị trong công tr ường phải chính xác, cẩn thận, nhanh chóng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người và thiết bị; - Lập hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, tổng thể phải đúng theo quy định, nhanh chóng, đầy đủ; - Lập hồ sơ quyết toán công trình phải chính xác và đúng theo quy định hiện hành; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Xây dựng phương án; 87
- - Lập tiến độ thi công; - Xây dựng phương án thi công; - Tính toán chi phí xây dựng công trình; - Xây dựng phương án sử dụng máy móc thiết bị; - Xây dựng phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị ; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ. 2. Kiến thức - Phương pháp thiết kế; - Đặc tính của các thiết bị; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Mẫu báo cáo. 88
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp với thực tế và khả thi 1. Xem xét, đánh giá các phương án của các phương án vận chuyển vật tư, và đối chiếu với tình hình thực tế; nhiên liệu, thiết bị phục vụ thi công; phương án tổ chức nhân sự phục vụ thi công công trình; phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị ; phương án sử dụng máy móc thiết bị trong công trường; 2. Tính chính xác khi tính toán chi phí 2. Xem xét kết quả tính toán đồng thi công xây dựng công trình; thời tính toán lại; 3. Thiết kế tổ chức thi công xây dựng 3. Kiểm tra số liệu đã tính toán và nhà trạm theo đúng các phương án đã thiết kế đồng thời đối chiếu với các xây dựng; phương án; 4. Lập dự toán đúng với lựa chọn và 4. Kiểm tra dự toán và đối chiếu với tính toán, thiết kế tổ chức thi công xây các số liệu đã tính toán. dựng nhà trạm. 89
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Dựng trạm quan trắc thủy triều, đo và tính chuyển về cao độ chuẩn (Số 0 Hải đồ hay số 0 Hòn dấu) Mã số Công việc: F1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Dẫn chuyển cao độ, tính toán cao độ số 0 hải đồ; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Chọn vị trí dựng mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan trắc thủy triều; - Dựng mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan trắc thủy triều ; - Dẫn chuyển cao độ; - Tính toán cao độ số 0 hải đồ; - Lập báo cáo cao độ số 0 hải đồ của trạm mia, trạm máy. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chọn vị trí dựng mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan trắc thủy triều c hính xác; - Dựng mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan trắc thủy triều vào vị trí cố định, nhanh chóng và vững chắc; - Dẫn chuyển cao độ về đúng trạm quan trắc hoặc đầu mia thủy chí; - Tính toán cao độ số 0 hải đồ nhanh chóng và chính xác; - Lập báo cáo cao độ số 0 hải đồ của trạm mia, trạm máy đúng theo quy định và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, thận trọng, có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát; - Dựng mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan trắc thủy triều cố định ; - Dẫn chuyển cao độ; - Tính toán cao độ số 0 hải đồ; - Viết báo cáo. 90
- 2. Kiến thức - Khí tượng thủy hải văn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Máy vi tính; - Máy in; - Mia thủy chí hoặc máy quan trắc thủy triều ; - Mẫu báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự cố định và chắc chắn khi dựng 1. Kiểm tra mia thủy chí hoặc máy mia thủy chí hoặc lắp đặt máy quan quan trắc thủy triều; trắc thủy triều; 2. Từ mốc cao độ đã biết độ cao, dẫn 2. Theo dõi việc dẫn chuyển cao độ; chuyển cao độ về đúng trạm quan trắc hoặc đầu mia thủy chí; 3. Tính chính xác khi tính toán cao độ 3. Kiểm tra kết quả tính toán và đối số 0 hải đồ bằng giải tích hoặc đồ giải; chiếu với việc tính toán từ dữ liệu quan trắc ít nhất 1 chu kỳ triều (15 ngày) hoặc tính trực tiếp từ cao độ số 0 hải đồ; 4. Tính chính xác và đầy đủ số liệu cần 4. Kiểm tra báo cáo và đối chiếu với thiết khi lập báo cáo. các số liệu đã tính toán. 91
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Thu thập thông tin thời tiết, khí tượng thủy văn tại khu vực trạm quản lý Mã số Công việc: F2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thu, nhận và ghi chép thông tin dự báo thời tiết; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Thu thập thông tin từ bảng dự báo thời tiết của Quốc gia; - Thu thập thông tin từ bảng dự báo thời tiết của địa phương; - Ghi chép tình hình thời tiết thực tế tại trạm; - Ghi chép tình hình dòng chảy, thủy triều thực tế quan trắc được tại trạm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thu thập thông tin từ bảng dự báo thời tiết của Quốc gia; thu thập thông tin từ bảng dự báo thời tiết của địa phương; ghi chép tình hình thời tiết thực tế tại trạm; ghi chép tình hình dòng chảy, thủy triều thực tế quan trắc đ ược tại trạm phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Nghe, thu thập và ghi chép thông tin. 2. Kiến thức - Khí tượng thủy hải văn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; - Bảng dự báo thời tiết của Quốc gia; - Bảng dự báo thời tiết của địa phương. 92
- V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi nghe và 1. Kiểm tra việc ghi chép tình hình nhận thông tin dự báo thời tiết từ các thời tiết thực tế tại trạm, nguồn cung kênh; cấp thông tin; 2. Tính chính xác khi ghi chép tình 2. Kiểm tra số liệu quan trắc. hình dòng chảy, thủy triều trong quá trình quan trắc thực tế tại trạm. 93
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép dữ liệu thủy triều Mã số Công việc: F3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Quan trắc thủy chí và xử lý số liệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Quan trắc thủy chí; - Ghi chép số đọc và thời gian đọc; - Chuyển dữ liệu thủy triều từ máy quan trắc thủy triều v ào máy thu; - Chuyển dữ liệu thủy triều từ máy thu vào máy tính để xử lý; - Vẽ đường biểu diễn thủy triều. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đọc cao độ thủy triều trên mia 10 - 15 phút/lần; - Ghi chép số đọc và thời gian đọc phải đúng theo quy định, chính xác và đầy đủ; - Chuyển dữ liệu thủy triều từ máy quan trắc thủy triều v ào máy thu; chuyển dữ liệu thủy triều từ máy thu vào máy tính để xử lý phải nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. - Vẽ đường biểu diễn thủy triều nhanh chóng, chính xác; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Quan sát; - Đọc cao độ; - Thu thập và ghi chép thông tin; - Chuyển dữ liệu thủy triều từ máy quan trắc thủy triều vào máy thu; - Chuyển dữ liệu thủy triều từ máy thu vào máy tính; - Xử lý dữ liệu từ máy tính; - Vẽ đường biểu diễn thủy triều. 94
- 2. Kiến thức - Khí tượng thủy hải văn; - Phương pháp vẽ kỹ thuật. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mia thủy chí hoặc máy quan trắc thủy triều ; - Sổ quan trắc; - Máy thu; - Sổ sách; - Bút; - Máy tính; - Máy in; - Giấy vẽ; - Bút chì các loại; - Gôm; - Thước kẻ các loại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính chính xác khi đọc cao độ thủy 1. Kiểm tra việc ghi chép số đọc và triều trên mia và thời gian đọc; thời gian đọc 10 - 15 phút/lần; 2. Sự thành thạo, chính xác khi chuyển 2. Kiểm tra dữ liệu ở máy thu và dữ liệu thủy triều từ máy quan trắc đối chiếu với số liệu thu thập được; thủy triều vào máy thu; 3. Sự thành thạo, chính xác khi chuyển 3. Kiểm tra dữ liệu ở máy thu và dữ liệu thủy triều từ máy thu vào máy đối chiếu với số liệu thu thập được; tính; 4. Vẽ đường biểu diễn thủy triều đúng 4. Kiểm tra đường thủy triều và đối theo các số liệu thu thập được. chiếu với số liệu thu thập được. 95
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Ghi chép vào Nhật ký quản lý của trạm (Nhật ký đèn biển hay Nhật ký trạm luồng tàu biển) Mã số Công việc: F4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; - Tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; - Ghi chép nhật ký; - Tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập hợp các thông tin về các ca trực trong ngày; tập hợp thông tin của các hoạt động chính trong ngày; tổng hợp những ghi chép trong ngày, ghi kết luận trong ngày phải chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Ghi chép nhật ký phải đúng theo từng ca trực, chính xác, nhanh chóng và đầy đủ; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Ghi chép nhật ký; - Ký tên xác nhận. 2. Kiến thức - Khí tượng thủy hải văn; - Phương pháp ghi chép Nhật ký quản lý của trạm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách; - Bút; 96
- - Nhật ký quản lý của trạm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự đầy đủ và chính xác khi tổng hợp 1. Xem Nhật ký quản lý của trạm và các thông tin của các hoạt động chính kiểm tra các thông tin trong ngày; trong ngày; 2. Nhật ký quản lý của trạm có chữ ký 2. Xem Nhật ký quản lý của trạm. của trưởng trạm. 97
- TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Tổ chức treo, phát các tín hiệu Mã số Công việc: G1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Treo và bật đèn của tín hiệu; các bước chính thực hiện công việc gồm: - Treo tín hiệu; - Bật đèn của tín hiệu; - Phân công trực ca; - Ghi chép vào Nhật ký trạm quản lý. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Treo tín hiệu, bật đèn của tín hiệu phải chính xác, nhanh chóng và đúng vào thời điểm quy định, đúng theo yêu cầu kỹ thuật; - Phân công trực ca phải nhanh chóng; - Ghi chép vào Nhật ký trạm quản lý phải chính xác, nhanh chóng và đúng vị trí của từng ca trực; - Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học, cẩn thận và có trách nhiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Phân biệt các tín hiệu; - Bật đèn của tín hiệu; - Phân công, sắp xếp; - Ghi chép nhật ký trạm. 2. Kiến thức - Đặc tính của các tín hiệu; - Luật hàng hải Việt nam; - Phương pháp ghi Nhật ký quản lý của trạm. - IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Tín hiệu; 98